ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH PHÚ YÊN
--------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1928/QĐ-UBND
|
Phú Yên, ngày 27 tháng
11 năm 2014
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT THIẾT
KẾ MẪU (BƯỚC THIẾT KẾ BẢN VẼ THI CÔNG - DỰ TOÁN) NHÀ HỘI TRƯỜNG ĐA NĂNG XÃ
QUY MÔ 150 CHỖ NGỒI VÀ NHÀ VĂN HÓA THÔN QUY MÔ 50 CHỖ NGỒI PHỤC VỤ
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI GIAI ĐOẠN
2013-2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH PHÚ YÊN
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân
dân và Ủy ban nhân dân được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
thông qua ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày
26/11/2003;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản ngày 19/6/2009;
Căn cứ Nghị định số 12/2009/NĐ-CP
ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
Căn cứ Nghị định số 83/2009/NĐ-CP
ngày 15/10/2009 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
Căn cứ Nghị định số 112/2009/NĐ-CP
ngày 14/12/2009 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;
Căn cứ Nghị định số 15/2013/NĐ-CP,
ngày 06/02/2013 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng;
Căn cứ Thông báo số 581/TB-UBND
ngày 05/9/2014 của UBND tỉnh Phú Yên “Chấp thuận đề nghị của Giám
đốc Sở Xây dựng về việc điều chỉnh một số nội dung về áp dụng
thiết kế mẫu (bước thiết kế bản vẽ thi công - dự toán) Nhà văn hóa và khu
tập thể thao xã/thôn phục vụ Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây
dựng nông thôn mới giai đoạn 2013-2020 trên địa bàn Tỉnh”;
Xét đề nghị của Sở Xây dựng (tại Tờ
trình số 86/TTr-SXD ngày 12/11/2014),
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt thiết kế mẫu (bước thiết
kế bản vẽ thi công - dự toán) Nhà hội trường đa năng xã quy mô 150 chỗ
ngồi và Nhà văn hóa thôn quy mô 50 chỗ ngồi phục vụ Chương trình mục
tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2013-2020 trên địa bàn
Tỉnh, với các nội dung chính sau:
1. Tên mẫu thiết kế mẫu:
a) Hội trường đa năng xã quy mô
150 chỗ ngồi (áp dụng cho các xã miền núi);
b) Nhà văn hóa thôn quy mô 50 chỗ
ngồi (áp dụng cho các xã vùng núi cao và xã đặc biệt khó khăn).
2. Giải pháp thiết kế chủ yếu:
2.1. Kiến trúc:
a) Các thông số kỹ thuật chính:
- Hội trường đa năng xã quy mô 150 chỗ ngồi: Nhà cấp
III, cao một tầng, diện tích xây dựng = 331,3m2; mái lợp tôn
có đóng trần bằng thạch cao khung nổi (khu vực hội trường và sân
khấu), mái bằng BTCT (khu vực hành lang và kỹ thuật); chiều cao nền
0,45m, chiều cao trần 4,8m (khu vực hội trường và sân khấu) và 3,3m (khu
vực hành lang và kỹ thuật);
- Nhà văn hóa thôn quy mô 50 chỗ
ngồi: Nhà cấp III, cao một tầng, diện tích xây dựng = 97,6m2;
mái bằng BTCT bên trên lợp tôn màu chống thấm, cách nhiệt và tạo dáng;
chiều cao nền 0,45m, chiều cao tầng 3,6m.
b) Giải pháp hoàn thiện: Nền lát
gạch Ceramic 40x40cm loại có vân chống trượt, tam cấp láng đá mài; cửa đi,
cửa sổ khung sắt kính, cửa khung nhôm kính khu vệ sinh; tường, cột, dầm,
trần trong nhà sơn nước (không bả) tường, cột, dầm, trần ngoài nhà
sơn nước chống thấm (không bả); tường khu vệ sinh ốp gạch Ceramic
25x40cm, nền lát gạch Ceramic 25x25cm.
2.2. Giải pháp nền móng và kết
cấu:
- Nền móng công trình được thiết kế
với cường độ đất nền giả định: R = 1,0 kg/cm2.
- Khung BTCT chịu lực chính, cột
BTCT kết hợp với vì kèo thép đỡ mái (khu vực hội trường và sân
khấu), móng đơn BTCT dưới cột, móng tường bao xây đá chẻ, tường xây gạch, vữa
xây trát tường mác 50, vữa trát các cấu kiện BTCT mác 75, các cấu kiện bằng
BTCT được thiết kế bằng bê tông đá 1x2 có cấp độ bền chịu nén B20.
2.3. Giải pháp hệ thống kỹ
thuật trong công trình:
a) Giải pháp chiếu sáng: Phòng được
thiết kế với diện tích cửa đảm bảo chiếu sáng tự nhiên theo tiêu chuẩn quy
định. Chiếu
sáng nhân tạo được sử dụng đèn huỳnh quang loại tiết kiệm năng lượng và có
hiệu suất. Dây dẫn điện được thiết kế đi ngầm.
b) Giải pháp cấp nước và vệ sinh môi
trường: Nguồn nước cấp cho khu vệ sinh dự kiến lấy từ hệ thống cấp nước
chung cấp lên bể nước mái để cấp nước cho công trình. Nước thải, chất
thải từ khu vệ sinh được xử lý bằng bể tự hoại phù hợp với yêu cầu vệ sinh môi
trường.
c) Hệ thống chống sét: Công trình
được thiết kế chống sét với điện trở nối đất ≤ 10 ôm.
3. Dự toán:
- Khối lượng
công tác xây lắp: Theo dự toán được Sở Xây dựng lập kèm theo.
- Dự toán chi
phí xây dựng: Được lập theo quy định hiện hành tại thời điểm lập, giá vật
tư lấy theo công bố giá tháng 9/2014 của Liên Sở Tài chính - Xây dựng;
- Dự toán xây dựng công trình
khi đầu tư xây dựng:
+ Chi phí xây dựng: Được lập lại
trên cơ sở khối lượng dự toán theo thiết kế mẫu và các chế độ chính sách tại
thời điểm đầu tư xây dựng công trình.
+ Các khoản mục chi phí thiết
bị; bồi thường, hỗ trợ và tái định cư (đối với trường hợp chỉ lập báo cáo kinh
tế - kỹ thuật); quản lý dự án; tư vấn đầu tư xây dựng công trình, chi
phí khác và chi phí dự phòng: Được lập theo quy định quy định hiện hành
tại thời điểm lập dự toán để đầu tư xây dựng công trình. Riêng chi phí lập
báo cáo kinh tế - kỹ thuật được xác định bằng 40% định mức chi phí theo
quy định hiện hành (không bao gồm hệ số điều chỉnh giảm theo quy định
của định mức chi phí đối với trường hợp sử dụng thiết kế mẫu).
4. Phạm vi áp dụng: Thiết kế mẫu (bước thiết
kế bản vẽ thi công - dự toán) nêu trên được áp dụng cho các dự án thuộc
Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn
2013-2020 và các dự án được lồng ghép với các chương trình, dự án khác. Khuyến
khích áp dụng đối với các dự án đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn do các cá nhân,
tổ chức tự nguyện đóng góp.
Điều 2. Các ông (bà): Chánh Văn phòng UBND
Tỉnh; Giám đốc các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Văn hóa Thể
thao Du lịch, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban Chỉ đạo xây dựng nông
thôn mới Tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Giám đốc Kho bạc Nhà
nước Tỉnh và các cơ quan có liên quan trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê
Văn Trúc
|