ỦY
BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
-------------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-------------------
|
Số:
19/2006/QĐ-UBND
|
Đà
Nẵng, ngày 10 tháng 03 năm 2006
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ QUY HOẠCH XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng
nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24 tháng 1 năm 2005 của Chính phủ về Quy
hoạch xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07 tháng 02 năm 2005 của Chính phủ về quản
lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
Căn cứ Quyết định số 39/2005/QĐ-TTg ngày 28 tháng 02 năm 2005 của Thủ tướng
Chính phủ về việc hướng dẫn thi hành Điều 121 của Luật Xây dựng;
Căn cứ Thông tư số 09/2005/TT-BXD ngày 06 tháng 5 năm 2005 của Bộ Xây dựng về
việc hướng dẫn một số nội dung về giấy phép xây dựng;
Căn cứ Thông tư số 15/2005/TT-BXD ngày 19 tháng 8 năm 2005 của Bộ Xây dựng hướng
dẫn lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban
hành kèm theo Quyết định này Quy định về quản lý quy hoạch xây dựng trên địa
bàn thành phố Đà Nẵng.
Điều 2. Giám
đốc Sở Xây dựng chịu trách nhiệm tổ chức triển khai, hướng dẫn và kiểm tra việc
thực hiện Quy định nêu trên.
Điều 3. Quyết
định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số
65/2003/QĐ-UB ngày 02/4/2003 của UBND Thành phố về việc ban hành Quy định về quản
lý quy hoạch xây dựng đô thị trên địa bàn thành phố Đà Nẵng và Quyết định số
171/2003/QĐ-UB ngày 22/12/2003 của UBND thành phố về việc sửa đổi bổ sung Quyết
định số 65/2003/QĐ-UB ngày 02/4/2003.
Các quy định trước đây của UBND
thành phố có nội dung trái với Quyết định này đều không có hiệu lực thi hành.
Điều 4. Chánh
Văn phòng UBND Thành phố; Giám đốc Sở Xây dựng; Thủ trưởng các cơ quan chuyên
môn thuộc UBND thành phố; Chủ tịch UBND các quận, huyện, phường, xã; các chủ đầu
tư; các cơ quan, đơn vị và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết
định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Bộ Xây dựng, Bộ Tư pháp;
- Đoàn Đại biểu Quốc hội TP;
- TVTU, TTHĐND TP;
- Chủ tịch, các PCT UBND TP;
- Sở Tư pháp;
- Các BQL, các đơn vị tư vấn;
- Lưu VT VP UBND TP.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Hoàng Tuấn Anh
|
QUY ĐỊNH
VỀ QUẢN LÝ QUY HOẠCH XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
(Ban hành theo Quyết định số 19/2006/QĐ-UBND ngày 10 tháng 3 năm 2006 của
UBND Thành phố Đà Nẵng)
Chương 1.
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm
vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh:
a) Quy định cụ thể về quản lý kiến
trúc, quy hoạch xây dựng trên địa bàn thành phố.
b) Quy định công tác phối hợp quản
lý giữa các cơ quan có liên quan trong công tác quản lý kiến trúc, quy hoạch
xây dựng trên địa bàn thành phố.
2. Đối tượng áp dụng:
Các tổ chức, cá nhân (trong nước
và nước ngoài) có liên quan đến công tác quản lý kiến trúc, quy hoạch xây dựng
hoặc có nhu cầu sử dụng đất (kể cả mặt nước) để quy hoạch, xây dựng, đầu tư
khai thác hạ tầng kỹ thuật, cảnh quan và môi trường trên địa bàn thành phố.
Điều 2. Ủy
ban nhân dân thành phố Đà Nẵng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về quy hoạch
xây dựng trên địa bàn thành phố theo phân cấp của Chính phủ.
Sở Xây dựng là cơ quan chuyên
môn giúp UBND thành phố thực hiện công tác quản lý nhà nước về quy hoạch xây dựng
trên địa bàn thành phố; chủ trì phối hợp với các Sở, Ban, ngành liên quan giúp
UBND thành phố thực hiện chức năng quản lý nhà nước về quy hoạch xây dựng liên
quan đến các lĩnh vực quản lý khác theo quy định pháp luật và nội dung Quy định
này.
Điều 3. Quy
hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt là cơ sở để quản
lý các hoạt động xây dựng, triển khai các dự án đầu tư và xây dựng công trình.
Mọi tổ chức, cá nhân phải tuân
theo quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Chương 2.
CHỌN ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG
CÔNG TRÌNH VÀ QUY HOẠCH CHI TIẾT XÂY DỰNG
Điều 4. Chọn
địa điểm xây dựng
1. Trước khi tiến hành chọn địa
điểm xây dựng, chủ đầu tư có nhu cầu lập dự án đầu tư xây dựng phải báo cáo Chủ
tịch UBND thành phố xin chủ trương đầu tư và dự kiến địa điểm xây dựng;
2. Trong 15 ngày làm việc kể từ
ngày UBND thành phố có chủ trương đầu tư, Sở Xây dựng chủ trì phối hợp với UBND
quận, huyện và các ngành liên quan để thống nhất địa điểm xây dựng cho dự án,
báo cáo đề xuất với Chủ tịch UBND thành phố xem xét quyết định.
3. Theo yêu cầu của chủ đầu tư về
địa điểm xây dựng, Sở Xây dựng chủ động phối hợp với các ngành và chính quyền địa
phương kiểm tra báo cáo UBND thành phố về yêu cầu xin chọn địa điểm xây dựng của
chủ đầu tư.
Trường hợp không thống nhất được
về địa điểm xây dựng do Sở Xây dựng đề xuất, UBND quận, huyện, các ngành liên
quan phải có văn bản trả lời cho Sở Xây dựng trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể
từ ngày nhận được văn bản đề nghị tham gia ý kiến về địa điểm xây dựng để Sở
Xây dựng tổng hợp báo cáo UBND thành phố xem xét quyết định;
4. Đối với các dự án đầu tư xây
dựng trên diện tích đất hiện trạng có sẵn đang sử dụng (kể cả công trình theo
tuyến), không có nhu cầu mở rộng thêm diện tích đất, UBND thành phố ủy quyền
cho Sở Xây dựng có văn bản thỏa thuận về địa điểm và quy hoạch trước khi phê
duyệt dự án đầu tư.
5. Đối với các dự án triển khai
trong khu công nghiệp, khu chế xuất việc tìm địa điểm hay thỏa thuận địa điểm
do Ban Quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Đà Nẵng thực hiện.
6. Trong thời hạn 06 tháng kể từ
khi có văn bản chọn địa điểm của UBND thành phố Đà Nẵng, nếu chủ đầu chưa tiến
hành các thủ tục xây dựng cơ bản tiếp theo thì văn bản chọn địa điểm không còn
hiệu lực.
Điều 5. Cơ sở
xét chọn địa điểm xây dựng
Việc xét chọn địa điểm xây dựng
phải căn cứ vào Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch xây dựng
của thành phố, thực tế phát triển xây dựng tại khu vực dự kiến triển khai dự án
đầu tư và chỉ đạo của UBND thành phố.
Điều 6. Thời
gian lập nhiệm vụ, quy hoạch chi tiết xây dựng
1. Thời gian lập nhiệm vụ quy hoạch
xây dựng không quá 30 ngày làm việc.
2. Đối với đồ án quy hoạch chi
tiết xây dựng tỉ lệ 1/1.000 đến 1/200, thời gian lập đồ án quy hoạch theo yêu cầu
của dự án và không quá 90 ngày kể từ khi nhiệm vụ quy hoạch xây dựng được phê
duyệt;
3. Đối với đồ án quy hoạch chi tiết
xây dựng tỉ lệ 1/2.000, thời gian lập theo yêu cầu của dự án và không quá 6
tháng kể từ khi nhiệm vụ quy hoạch được phê duyệt;
4. Thời hạn điều chỉnh đồ án quy
hoạch chi tiết xây dựng không quá 40 ngày làm việc kể từ khi có chủ trương của
cấp có thẩm quyền.
Điều 7. Lập
nhiệm vụ quy hoạch chi tiết xây dựng
1. Nội dung nhiệm vụ quy hoạch
chi tiết xây dựng bao gồm:
a) Phạm vi ranh giới, diện tích
khu vực để thiết kế quy hoạch chi tiết kèm theo bản vẽ sơ đồ vị trí, ranh giới
khu vực thiết kế;
b) Danh mục các công trình cần đầu
tư xây dựng bao gồm: các công trình xây dựng mới, các công trình cần chỉnh
trang, cải tạo, bảo tồn, tôn tạo trong khu vực quy hoạch;
c) Các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật
chủ yếu về sử dụng đất, hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật; các yêu cầu về
không gian, kiến trúc, thiết kế đô thị và những yêu cầu khác đối với từng khu vực
thiết kế;
d) Bản vẽ sơ đồ vị trí, ranh giới
khu vực thiết kế trích từ quy hoạch vùng, quy hoạch chung xây dựng hoặc quy hoạch
chi tiết xây dựng 1/2000 tại khu vực.
2. Đối với quy hoạch vùng, quy
hoạch chung xây dựng và quy hoạch chi tiết 1/2.000, chủ đầu tư có trách nhiệm
phối hợp với đơn vị tư vấn lập nhiệm vụ quy hoạch chi tiết xây dựng, gửi UBND
các quận, huyện để lấy ý kiến của nhân dân về các công trình cần chỉnh trang, bảo
tồn, tôn tạo tại khu vực quy hoạch.
3. UBND quận, huyện có trách nhiệm
phối hợp với các chủ đầu tư và đơn vị tư vấn có trách nhiệm tổ chức lấy ý kiến
của nhân dân về nhiệm vụ các quy hoạch xây dựng được nêu tại khoản 2 Điều này.
Hình thức lấy ý kiến là thông qua đại diện tổ dân phố và UBND phường, xã trong
khu vực quy hoạch bằng văn bản hoặc qua các cuộc họp. Thời gian lấy ý kiến
không quá 10 ngày làm việc, kể từ ngày UBND quận, huyện nhận đủ hồ sơ hợp lệ từ
chủ đầu tư.
Điều 8. Lập
đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng
1. Tất cả các dự án đầu tư xây dựng
đều phải có đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng để làm cơ sở cho việc quản lý kiến
trúc và quy hoạch, thực hiện việc cắm mốc thu hồi đất, giao đất xây dựng, kiểm
định áp giá bồi thường thiệt hại và quản lý xây dựng theo quy hoạch.
2. Đồ án quy hoạch chi tiết xây
dựng phải dựa trên cơ sở nhiệm vụ quy hoạch được duyệt, quy hoạch chung xây dựng
của thành phố, các quy hoạch chuyên ngành đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt,
theo quy chuẩn quy phạm và thực tế phát triển đô thị tại khu vực.
3. Trong quá trình lập đồ án quy
hoạch chi tiết xây dựng, tổ chức tư vấn thiết kế quy hoạch phải phối hợp với
UBND các quận, huyện để lấy ý kiến nhân dân trong khu vực quy hoạch về các nội
dung có liên quan đến đồ án quy hoạch xây dựng.
4. Hình thức lấy ý kiến: trưng
bày sơ đồ, bản vẽ các phương án quy hoạch; lấy ý kiến bằng phiếu. Người được lấy
ý kiến có trách nhiệm trả lời trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận
được phiếu lấy ý kiến; sau thời hạn quy định, nếu không trả lời thì coi như đồng
ý.
5. Thành phần hồ sơ của đồ án
quy hoạch chi tiết xây dựng phải tuân thủ các quy định tại Điều 26 Nghị định số
08/2005/NĐ-CP ngày 24 tháng 01 năm 2005 của Chính phủ về Quy hoạch xây dựng (dưới
đây được viết tắt là NĐ 08/CP).
Đối với các đồ án quy hoạch chi
tiết xây dựng có yêu cầu đẩy nhanh tiến độ của UBND thành phố thì thành phần đồ
án quy hoạch trình duyệt ngoài Tờ trình của chủ đầu tư, các văn bản chọn địa điểm
và chủ trương có liên quan, tối thiểu phải đảm bảo các hạng mục sau đây:
a) Bản đồ vị trí giới hạn nghiên
cứu có liên quan đến các dự án quy hoạch kế cận tỷ lệ từ 1/10.000 đến 1/2000
kèm theo nhiệm vụ quy hoạch được duyệt;
b) Bản đồ địa hình tỷ lệ phù hợp
với nhiệm vụ quy hoạch do đơn vị khảo sát có tư cách pháp nhân lập theo hệ tọa
độ và cao độ Nhà nước quy định;
c) Bản vẽ tổng mặt bằng có thể
hiện hiện trạng của khu vực và hệ thống định vị tọa độ, cao độ Nhà nước, các
kích thước định vị cần thiết và khớp nối tọa độ được với các đồ án quy hoạch tại
khu vực;
d) Bản vẽ quy hoạch về giao
thông, thoát nước, cốt nền thiết kế ở các điểm giao lộ và các điểm quan trọng
khác, đồng thời có thể hiện khớp nối với hạ tầng kỹ thuật về giao thông, san nền,
cấp nước, cấp điện, thoát nước tại khu vực, xác định điểm thu nước hợp lý;
đ) Thuyết minh tổng hợp của đồ
án quy hoạch. Trong đó nêu rõ các vấn đề sau:
- Đánh giá hiệu quả đầu tư;
- Phương án tái định cư có nêu
rõ số hộ giải tỏa một phần, số hộ giải tỏa đi hẳn, tính toán việc bố trí tái định
cư thể hiện được tính hợp lý và hiệu quả của đồ án;
- Đối với các dự án mà thời gian
triển khai trên 12 tháng phải thể hiện ranh giới phân kỳ đầu tư bao gồm thời
gian, diện tích, quy mô đầu tư trong từng giai đoạn;
- Đối với khu vực dân cư chỉnh
trang phải thể hiện được phương án chỉnh trang trình bày rõ việc khớp nối hạ tầng
kỹ thuật giữa khu dân cư chỉnh trang và khu vực thực hiện quy hoạch mới về giao
thông, thoát nước, san nền….
- Báo cáo kết quả lấy ý kiến
nhân dân được UBND cấp quận, huyện xác nhận.
- Đối với đồ án điều hỉnh quy hoạch
phải nêu rõ lý do và nội dung điều chỉnh quy hoạch, so sánh ưu khuyết điểm với
quy hoạch đã được duyệt trước đó và mức độ thiệt hại (nếu có) đối với những hạng
mục đã đầu tư do điều chỉnh quy hoạch;
e) Điều lệ quản lý quy hoạch phải
được chủ đầu tư, cơ quan tư vấn ký trình và UBND cấp quận, huyện ký thống nhất
g) 02 đĩa CD ghi đầy đủ các nội
dung của đồ án;
Tất cả các hồ sơ được lập thành
09 bộ có ký và đóng dấu của chủ đầu tư và đơn vị tư vấn, nộp tại cơ quan thẩm định.
Các thành phần hồ sơ còn lại theo quy định phải được bổ sung trong quá trình lập
dự án đầu tư.
h) Thiết kế đô thị sẽ có yêu cầu
cụ thể đối với từng dự án, quy định tại nội dung nhiệm vụ quy hoạch được duyệt.
Điều 9. Thẩm
định và trình duyệt nhiệm vụ, đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng:
1. Sở Xây dựng là cơ quan thẩm định
nhiệm vụ, đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng và lập thủ tục trình UBND thành phố
phê duyệt.
2. Thời hạn thẩm định và trình
duyệt nhiệm vụ, đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng không quá 25 ngày làm việc, kể
từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Đối với đồ án quy hoạch có yêu cầu của UBND thành
phố đẩy nhanh tiến độ thì thời hạn không quá 20 ngày làm việc.
3. Trong trường hợp Sở Xây dựng
xét thấy cần lấy ý kiến của các cơ quan có liên quan đối với nội dung nhiệm vụ
quy hoạch, đồ án quy hoạch xây dựng, Sở Xây dựng phải làm văn bản đề nghị các
cơ quan có ý kiến. Trong thời hạn 05 ngày làm việc từ khi nhận được văn bản đề
nghị có ý kiến của Sở Xây dựng, nếu các đơn vị chưa có ý kiến bằng văn bản gửi
Sở Xây dựng thì xem như cơ quan đó đã có ý kiến thống nhất với nội dung đề nghị
có ý kiến.
4. Văn phòng UBND thành phố kiểm
tra trình Chủ tịch UBND thành phố phê duyệt nhiệm vụ, đồ án quy hoạch chi tiết
xây dựng trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ của cơ
quan thẩm định.
Điều 10.
Phê duyệt nhiệm vụ, đồ án quy hoạch xây dựng:
1. UBND thành phố phê duyệt nhiệm
vụ, đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng trên cơ sở đề xuất của Sở Xây dựng.
2. UBND thành phố ủy quyền cho
Giám đốc Sở Xây dựng phê duyệt quy hoạch tổng mặt bằng đối với các công trình bảo
đảm đồng thời các điều kiện sau:
a) Công trình xây dựng trên đất
mà chủ đầu tư đang sử dụng hợp pháp;
b) Công trình có quy mô sử dụng
đất không quá 3.000m2.
c) Công trình có tầng cao xây dựng
từ 8 tầng trở xuống.
d) Các trường hợp khác có văn bản
ủy quyền cụ thể của UBND thành phố.
Điều 11.
Lưu trữ hồ sơ đồ án quy hoạch:
1. Đồ án quy hoạch xây dựng sau
khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt, được lưu trữ tại các cơ quan dưới đây
theo quy định:
- Văn phòng UBND thành phố
- Sở Xây dựng
- Sở Tài nguyên và Môi trường
- UBND quận, huyện có liên quan
- UBND phường, xã có liên quan
- Chủ đầu tư, chủ điều hành dự
án có liên quan.
2. Chủ đầu tư hoặc chủ điều hành
dự án có trách nhiệm cung cấp hồ sơ quy hoạch có liên quan cho các đơn vị tại
khoản 1 Điều này trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày đồ án được cơ quan
có thẩm quyền phê duyệt.
Điều 12. Cắm
mốc ranh giới theo đồ án quy hoạch được duyệt:
1. Tất cả các đồ án quy hoạch
xây dựng có nhu cầu sử dụng đất mới hoặc có nhu cầu sử dụng mở rộng thêm đất đều
phải tiến hành công tác cắm mốc ranh giới theo đồ án quy hoạch được duyệt để có
cơ sở thu hồi đất, giao đất, bồi thường thiệt hại và quản lý xây dựng.
2. Chậm nhất là 15 ngày làm việc,
kể từ ngày đồ án quy hoạch xây dựng được phê duyệt, chủ đầu tư phối hợp với cơ
quan khảo sát đo đạc có tư cách pháp nhân thực hiện việc cắm mốc trên thực địa
theo đúng ranh giới và tọa độ của đồ án quy hoạch xây dựng được duyệt, đồng thời
báo cáo UBND các quận, huyện (kèm theo sơ đồ định vị các mốc do đơn vị khảo sát
lập) để UBND các quận, huyện chủ trì phối hợp với chủ đầu tư và các ngành liên
quan tổ chức việc bàn giao mốc quy hoạch trên thực địa.
3. UBND xã, phường có trách nhiệm
chủ trì phối hợp với các chủ đầu tư bảo vệ các mốc giới tại thực địa.
4. Kinh phí phục vụ cho việc cắm
mốc và bảo vệ cột mốc được bố trí trong dự toán vốn quy hoạch xây dựng.
Điều 13.
Công bố đồ án quy hoạch xây dựng:
1. Chậm nhất là 20 ngày, kể từ
ngày đồ án quy hoạch xây dựng được phê duyệt, UBND quận, huyện có trách nhiệm
phối hợp với chủ đầu tư tổ chức việc công bố đồ án quy hoạch xây dựng.
2. Đồ án quy hoạch xây dựng phải
được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng, được niêm yết tại khu vực
xây dựng và tại trụ sở UBND các phường (xã).
Khi công bố đồ án quy hoạch xây
dựng phải công bố những nội dung chính và các yêu cầu xây dựng, quản lý xây dựng
của đồ án quy hoạch xây dựng đã được duyệt;
3. UBND các quận, huyện có trách
nhiệm phối hợp với chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án và các cơ quan chức năng tổ chức
họp dân trong khu vực quy hoạch để phổ biến chủ trương và đồ án quy hoạch được
duyệt cho nhân dân biết, thực hiện.
4. Kinh phí phục vụ cho việc
công bố đồ án quy hoạch xây dựng được bố trí trong dự toán vốn quy hoạch xây dựng.
Chương 3.
XÁC NHẬN QUY HOẠCH, CẤP
CHỨNG CHỈ QUY HOẠCH VÀ CUNG CẤP THÔNG TIN QUY HOẠCH
Điều 14. Mục
đích và phạm vi áp dụng việc xác nhận quy hoạch:
1. Mục đích xác nhận quy hoạch:
Xác nhận quy hoạch nhằm phục vụ
công tác quản lý quy hoạch xây dựng, tránh những vấn đề phát sinh phức tạp
trong công tác giải tỏa đền bù và tái định cư khi thực hiện các dự án quy hoạch
xây dựng.
2. Phạm vi áp dụng việc xác nhận
quy hoạch:
Việc xác nhận quy hoạch được thực
hiện đối với các trường hợp chuyển quyền sử dụng đất; chuyển mục đích sử dụng dất;
tách, nhập, chuyển hộ khẩu theo nhu cầu của các hộ gia đình và cơ quan, đơn vị
trên địa bàn các quận thuộc thành phố Đà Nẵng, trên các trục đường Quốc lộ 1A,
Quốc lộ 14B và các tỉnh lộ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Điều 15.
Các trường hợp phải xác nhận quy hoạch xây dựng trước khi lập thủ tục về nhà, đất
và chuyển dịch hộ khẩu:
1. Chuyển quyền sử dụng đất một
phần thửa đất (dưới đây được gọi là tách thửa);
2. Chuyển mục đích sử dụng đất từ
đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở và đất chưa sử dụng
sang đất ở; Chuyển mục đích từ nhóm đất nông nghiệp sang nhóm đất phi nông nghiệp.
3. Bán nhà thuộc sở hữu Nhà nước
theo Nghị định 61/CP ngày 05/7/1994 của Chính phủ về mua bán và kinh doanh nhà ở
(dưới đây được viết tắt là NĐ 61/CP);
4. Các trường hợp tách, nhập,
chuyển hộ khẩu (dưới đây gọi là chuyển dịch hộ khẩu);
5. Các trường hợp khác theo nhu
cầu của các đơn vị và cá nhân.
Điều 16.
Các trường hợp không cần xác nhận quy hoạch xây dựng khi lập thủ tục về nhà, đất
và chuyển dịch hộ khẩu:
1. Chuyển quyền sử dụng toàn bộ
nhà và đất đã có giấy tờ hợp pháp không kèm theo việc chuyển mục đích sử dụng đất
tại bất cứ vị trí nào trên địa bàn thành phố.
2. Các trường hợp chuyển mục
đích sử dụng đất khác phù hợp với quy hoạch xây dựng được phê duyệt.
Điều 17.
Các trường hợp dưới đây được xác nhận là không ảnh hưởng quy hoạch và được lập
các thủ tục về chuyển quyền sử dụng đất ở, chuyển mục đích sử dụng đất sang đất
ở và các thủ tục có liên quan theo quy định của pháp luật:
1. Các trường hợp tách thửa,
chuyển mục đích sử dụng đất và bán nhà theo Nghị định 61/CP:
a) Đất ở tại các khu vực chưa có
quy hoạch xây dựng và chưa có chủ trương chọn địa điểm để quy hoạch xây dựng.
b) Vị trí nhà, đất nằm trong khu
vực chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng tỉ lệ 1/200, 1/500, 1/1.000 được duyệt
nhưng theo quy hoạch xây dựng tỉ lệ 1/10.000, 1/5.000, 1/2.000 được duyệt thuộc
phạm vi đất ở.
c) Vị trí nhà, đất nằm trong khu
vực đã có quy hoạch chi tiết xây dựng được duyệt tỉ lệ 1/200, 1/500, 1/1.000
thuộc phạm vi đất ở chỉnh trang.
d) Các trường hợp đặc biệt được
sự cho phép của UBND thành phố.
2. Chuyển dịch hộ khẩu:
a) Các khu vực chưa có đồ án quy
hoạch chi tiết xây dựng được duyệt tỉ lệ 1/1.000 đến tỉ lệ 1/200.
b) Các khu vực đã có quy hoạch
chi tiết xây dựng được duyệt tỉ lệ 1/1.000 đến tỉ lệ 1/200 nhưng thuộc đất ở giữ
lại chỉnh trang.
Điều 18.
Các trường hợp dưới đây được xác nhận là ảnh hưởng quy hoạch và không được hoặc
tạm dừng lập các thủ tục có liên quan:
1. Các trường hợp chuyển quyền sử
dụng đất ở, chuyển mục đích sử dụng sang đất ở và bán nhà theo Nghị định 61/CP:
a) Vị trí nhà, đất nằm trong khu
vực chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng tỉ lệ 1/200, 1/500, 1/1.000 được duyệt
nhưng theo quy hoạch xây dựng tỉ lệ 1/10.000, 1/5.000, 1/2.000 được duyệt không
thuộc phạm vi đất ở (đất quy hoạch công nghiệp, công trình hạ tầng kỹ thuật,
cây xanh, …).
b) Vị trí nhà, đất nằm trong khu
vực đã có quy hoạch chi tiết xây dựng tỉ lệ 1/200, 1/500, 1/1.000 không thuộc
phạm vi đất ở chỉnh trang.
c) Các trường hợp đất chia lô
theo quy hoạch chi tiết xây dựng tỉ lệ 1/1.000 đến 1/200 được duyệt thì không
được tách thửa hoặc phân nhỏ lô đất.
2. Chuyển dịch hộ khẩu:
Các khu vực đã có quy hoạch chi
tiết xây dựng được duyệt tỉ lệ 1/1.000 đến 1/200 nhưng không thuộc đất ở giữ lại
chỉnh trang.
3. Các khu vực đã có chủ trương
chọn địa điểm để lập quy hoạch xây dựng thì tạm dừng việc cho phép tách thửa đất,
chuyển mục đích sử dụng đất, bán nhà thuộc sở hữu Nhà nước, chuyển dịch hộ khẩu.
Các trường hợp này được xác nhận lại sau khi UBND thành phố Đà Nẵng phê duyệt đồ
án quy hoạch chi tiết xây dựng.
Điều 19.
Quy trình và thủ tục xác nhận quy hoạch:
1. Tất cả các trường hợp thuộc
phạm vi phải xác nhận quy hoạch theo điều 15 Quy định này đều phải liên hệ trực
tiếp với Sở Xây dựng kiểm tra xác nhận quy hoạch trước khi lập thủ tục về nhà,
đất, chuyển dịch hộ khẩu tại chính quyền địa phương và các cơ quan liên quan.
2. Giao Sở Xây dựng hướng dẫn hồ
sơ đề nghị xác nhận quy hoạch theo nội dung Đề án cải cách thủ tục hành chính của
Sở Xây dựng đã được Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt.
3. UBND các Phường (xã), các
Phòng Công chứng và các cơ quan có liên quan không được phép thực hiện các thủ
tục về chuyển quyền, chuyển mục đích sử dụng đất (kể cả việc ký chứng, ký chuyển)
khi chưa có giấy xác nhận quy hoạch của Sở Xây dựng trừ các trường hợp được miễn
xác nhận quy hoạch tại điều 16 Quy định này.
4. Thời gian xác nhận quy hoạch
là 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Điều 20. Cấp
chứng chỉ quy hoạch:
1. Chứng chỉ quy hoạch bao gồm
các thông tin về quy hoạch – kiến trúc, cảnh quan – môi trường, hạ tầng kỹ thuật,
tọa độ - cao độ khống chế và các vấn đề khác có liên quan đến quy hoạch xây dựng,
làm cơ sở để chủ đầu tư lập dự án đầu tư và thiết kế xây dựng công trình.
2. Sở Xây dựng là cơ quan cấp chứng
chỉ quy hoạch theo yêu cầu của chủ đầu tư, trừ trường hợp trong các khu công
nghiệp tập trung trên địa bàn thành phố do Ban Quản lý các Khu công nghiệp và
Chế xuất Đà Nẵng cấp.
3. Chứng chỉ quy hoạch được cấp
trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu của chủ đầu tư.
4. Chứng chỉ quy hoạch sau khi
được ban hành, chủ đầu tư có trách nhiệm gửi cho UBND các quận (huyện), phường
(xã) tại khu vực xây dựng để cùng tham gia quản lý.
Điều 21.
Cung cấp thông tin quy hoạch:
1. Ngoài việc xác nhận quy hoạch
và cấp chứng chỉ quy hoạch, các đơn vị và cá nhân có nhu cầu cung cấp các thông
tin khác về quy hoạch, có thể liên hệ với Sở Xây dựng; UBND các quận, huyện;
UBND các phường, xã; các Ban quản lý dự án; các chủ đầu tư hoặc chủ điều hành dự
án để được cung cấp các thông tin có liên quan đến quy hoạch xây dựng.
2. Sở Xây dựng, UBND các quận
(huyện), UBND các phường (xã), các Ban Quản lý dự án và các chủ đầu tư hoặc chủ
điều hành dự án có trách nhiệm cung cấp thông tin về địa điểm xây dựng, chỉ giới
xây dựng, chỉ giới đường đỏ, cốt xây dựng và các thông tin khác có liên quan đến
quy hoạch khi tổ chức, cá nhân có yêu cầu trong phạm vi đồ án quy hoạch, dự án
đầu tư do đơn vị mình quản lý.
Thời gian cung cấp thông tin khi
có yêu cầu bằng văn bản tối đa là 15 ngày làm việc, kể từ ngày có yêu cầu.
Điều 22. Cơ
quan có trách nhiệm xác nhận quy hoạch, cấp chứng chỉ quy hoạch và cung cấp
thông tin phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về thời gian cung cấp thông tin
và độ chính xác của các tài liệu, số liệu cung cấp.
Điều 23. Các
đơn vị và cá nhân có yêu cầu xác nhận quy hoạch, cấp chứng chỉ quy hoạch và
cung cấp thông tin bằng văn bản phải chịu toàn bộ chi phí và lệ phí về tài liệu
thông tin do mình yêu cầu.
Chương 4.
QUẢN LÝ KIẾN TRÚC VÀ CẤP
GIẤY PHÉP XÂY DỰNG
Điều 24. Quản
lý kiến trúc quy hoạch đối với các công trình có yêu cầu cao về kiến trúc quy
hoạch:
1. Các công trình sau đây là những
công trình có yêu cầu cao về kiến trúc quy hoạch:
a) Công trình có quy mô tầng cao
từ 09 tầng trở lên;
b) Công trình có quy mô tầng cao
08 tầng trở xuống nhưng nằm ở mặt tiền các trục đường ven biển, ven sông, các
trục đường chính quy định tại Danh mục phụ lục 1 kèm theo quy định này, các trục
đường quy hoạch có chiều rộng lòng đường từ 15m trở lên và trung tâm các khu đô
thị;
c) Các công trình có yêu cầu cao
về kiến trúc quy hoạch khác do UBND thành phố Đà Nẵng quy định.
2. Thẩm quyền quyết định các giải
pháp kiến trúc quy hoạch.
a) Chủ tịch UBND thành phố phê
duyệt các quy định về kiến trúc quy hoạch chung trên địa bàn thành phố, đồng thời
quyết định giải pháp kiến trúc quy hoạch đối với công trình có quy mô từ 09 tầng
trở lên và các công trình thuộc điểm c khoản 1 Điều này, trên cơ sở đề nghị của
Sở Xây dựng trước khi chủ đầu tư tiến hành lập thiết kế cơ sở trình cơ quan có
thẩm quyền thẩm định.
Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể
từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Văn phòng UBND thành phố có trách nhiệm lập thủ tục
trình Chủ tịch UBND thành phố phê duyệt về giải pháp kiến trúc quy hoạch đối với
các công trình quy định tại mục này.
b) Sở Xây dựng xem xét, có ý kiến
thống nhất bằng văn bản về các giải pháp kiến trúc – quy hoạch đối với các công
trình nêu tại điểm b khoản 1 Điều này trước khi chủ đầu tư tiến hành thiết kế
cơ sở trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định;
c) Công trình nằm trong khu công
nghiệp, khu chế xuất đã có quy hoạch chi tiết được phê duyệt thì do Ban Quản lý
các khu công nghiệp và chế xuất Đà Nẵng quản lý kiến trúc quy hoạch.
d) Công trình nằm trên đất thuê,
đất được giao không thu tiền sử dụng đất trước khi thực hiện các thủ tục theo
các khoản a, b, c mục này cần phải có ý kiến thống nhất về chủ trương của UBND
thành phố.
Điều 25. Quản
lý quy hoạch xây dựng phục vụ công tác cấp phép xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ:
1. Tại các khu vực đã có đồ án
quy hoạch chi tiết tỉ lệ từ 1/1.000 đến 1/200 thì được cấp giấy phép xây dựng
theo Điều lệ quản lý quy hoạch kèm theo đồ án quy hoạch được Chủ tịch UBND
thành phố phê duyệt và chứng chỉ quy hoạch do Sở Xây dựng ban hành.
2. Tại các khu vực chưa có đồ án
quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/1.000 đến 1/200 nhưng theo quy hoạch xây dựng tỉ lệ
từ 1/10.000 đến 1/2.000 được duyệt là đất ở, thì được cấp giấy phép xây dựng
theo quy chuẩn, quy phạm, thực tế xây dựng tại thực địa và các quy định khác có
liên quan.
3. Tại các khu vực đã có quy hoạch
chung xây dựng tỉ lệ 1/10.000, 1/5.000 được duyệt (chưa có quy định chi tiết tỉ
lệ 1/2000 đến 1/200), vị trí nhà ở riêng lẻ không nằm trong khu vực quy hoạch
khu dân cư (đất quy hoạch công trình công cộng, công nghiệp, kho tàng, công
trình hạ tầng kỹ thuật, cây xanh …) thì quản lý cấp giấy phép xây dựng theo các
quy định sau:
a) Không được phép xây dựng nhà ở
mới;
b) Được phép sửa chữa, cải tạo
nguyên trạng công trình;
c) Chỉ được phép nâng tầng đến
quy mô công trình không quá 2 tầng, mái lợp vật liệu nhẹ, tổng diện tích xây dựng
nâng tầng không vượt quá 50m2.
4. Tại các khu vực đã có chủ
trương chọn địa điểm của UBND thành phố Đà Nẵng để quy hoạch chi tiết xây dựng
thì tạm dừng việc cấp giấy phép để xây dựng mới công trình, chỉ được phép cải tạo
nguyên trạng công trình, không nâng cấp mở rộng diện tích xây dựng. Sau khi
UBND thành phố Đà Nẵng phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng, các cơ quan cấp
giấy phép xây dựng căn cứ quy hoạch chi tiết được duyệt thực hiện việc cấp giấy
phép xây dựng theo khoản 1 và 6 Điều này.
5. Các lô đất ở có diện tích xây
dựng tối thiểu là 30m2 trở lên sau khi đã trừ khoảng lùi theo quy định
và kích thước mỗi cạnh khu đất xây dựng phải lớn hơn hoặc bằng 3m mới được phép
xây dựng nhà ở trừ các trường hợp được nêu tại điều 26 Quy định này (đối với mặt
tiền các trục đường chính theo Mục lục 2 kèm theo quy định này thì diện tích
xây dựng tối thiểu là 40m2).
6. Tại các khu vực theo quy hoạch
chi tiết xây dựng tỉ lệ từ 1/2.000 đến 1/200 thuộc diện giải tỏa nhưng chưa triển
khai giải tỏa đền bù thì được cấp giấy phép xây dựng cải tạo công trình nguyên
trạng hoặc chỉ được cấp giấy phép xây dựng tạm nâng tầng đến quy mô công trình
không quá 2 tầng, mái lợp vật liệu nhẹ, tổng diện tích xây dựng nâng tầng giấy
phép xây dựng tạm không vượt quá 50m2.
Khi đề nghị cấp giấy phép xây dựng
tạm, chủ công trình phải có cam kết tự phá dỡ công trình được xây dựng theo giấy
phép tạm khi Nhà nước thực hiện giải phóng mặt bằng. Cam kết trên phải được
UBND phường (xã), cơ quan quản lý xây dựng cấp quận (huyện) và chủ đầu tư dự án
có liên quan kiểm định và xác nhận giá trị công trình hiện trạng.
7. Thời hạn sử dụng công trình
được cấp phép xây dựng tạm được tính theo tiến độ thực hiện từng đồ án quy hoạch
xây dựng do UBND thành phố quyết định trên cơ sở đề xuất của chủ đầu tư và Sở Kế
hoạch và đầu tư.
Hết thời hạn sử dụng công trình
được cấp giấy phép xây dựng tạm, nếu chủ đầu tư có nhu cầu giải phóng mặt bằng
để thực hiện quy hoạch thì chủ công trình được cấp giấy phép xây dựng tạm phải
tự phá dỡ và chỉ được đền bù phần công trình hiện trạng đã được kiểm định trước
khi cấp giấy phép xây dựng tạm theo quy định.
Trong thời hạn sử dụng công
trình được cấp giấy phép xây dựng tạm, nếu chủ đầu tư giải phóng mặt bằng trước
thời hạn để thực hiện quy hoạch thì chủ công trình được cấp giấy phép xây dựng
tạm phải chấp hành và được đền bù phần công trình được cấp giấy phép xây dựng tạm
theo quy định.
Điều 26. Quản
lý kiến trúc xây dựng đối với công trình có diện tích đất xây dựng nhỏ đã tồn tại
trước khi Quy định này có hiệu lực thi hành:
1. Các trường hợp dưới đây chỉ
được phép cải tạo nguyên trạng không được phép nâng tầng và khi giải tỏa đền bù
thì được giải quyết đi hẳn:
a) Diện tích đất xây dựng (không
tính diện tích trong khoảng lùi bắt buộc) nhỏ hơn 15m2.
b) Diện tích xây dựng từ 15m2
đến 40m2 (không tính diện tích trong khoảng lùi bắt buộc), chiều rộng
mặt tiền nhỏ hơn 3m hoặc chiều sâu so với chỉ giới xây dựng nhỏ hơn 3m.
2. Các trường hợp có diện tích đất
xây dựng (không tính phần diện tích đất nằm trong khoảng lùi bắt buộc) từ 15m2
đến nhỏ hơn 40m2 có chiều rộng mặt tiền từ 3m trở lên và chiều sâu
so với chỉ giới xây dựng từ 3m trở lên, phù hợp với các quy định về kiến trúc cảnh
quan tại khu vực thì được phép xây dựng không quá 2 tầng.
Điều 27. Quản
lý quy hoạch xây dựng đối với công trình không phải là nhà ở riêng lẻ:
Việc xây dựng các công trình không
phải là nhà ở riêng lẻ phải tuân theo quy hoạch chung xây dựng tỉ lệ 1/10.000,
1/5.000 và các quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/2.000 đến tỉ lệ 1/200 đã được cấp có
thẩm quyền phê duyệt và các quy định của Luật xây dựng. Các công trình có yêu cầu
cao về quản lý kiến trúc - quy hoạch thực hiện theo nội dung Điều 24 quy định
này.
Điều 28. Cấp
giấy phép xây dựng công trình:
Trước khi khởi công xây dựng
công trình chủ đầu tư phải có giấy phép xây dựng, trừ trường hợp các công trình
xây dựng sau đây:
1. Công trình thuộc bí mật nhà
nước được xác định bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
2. Công trình xây dựng theo lệnh
khẩn cấp được xác định bằng lệnh của các cấp có thẩm quyền.
3. Công trình tạm phục vụ thi
công xây dựng công trình chính, bao gồm công trình tạm của chủ đầu tư và công
trình tạm của nhà thầu nằm trong sơ đồ tổng mặt bằng công trình xây dựng đã được
duyệt. Công trình xây dựng tạm phục vụ thi công phải được tháo dỡ sau khi công
trình chính được xây dựng xong.
4. Công trình nhà ở riêng lẻ thuộc
các tuyến đường có lòng đường nhỏ hơn 7,5m tại các dự án đã có quy hoạch chi tiết
xây dựng tỉ lệ 1/1.000 đến tỉ lệ 1/200 được duyệt kèm theo điều lệ quản lý hoặc
chứng chỉ quy hoạch được cơ quan có thẩm quyền ban hành. Trường hợp này, các chủ
đầu tư hoặc các chủ điều hành dự án có trách nhiệm hướng dẫn và bàn giao mốc giới
cho các hộ nhân dân xây dựng theo đúng điều lệ quản lý xây dựng và chứng chỉ
quy hoạch.
6. Các công trình sửa chữa, cải
tạo, lắp đặt thiết bị bên trong không làm thay đổi kiến trúc, kết cấu chịu lực
và an toàn công trình.
7. Công trình đã được cơ quan có
thẩm quyền thẩm định thiết kế cơ sở quy định tại Điều 9 của NĐ 16/CP.
Điều 29. Hồ
sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng:
1. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép
xây dựng được quy định tại Điều 18 và Điều 19 NĐ 16/CP và Luật Xây dựng. Sở Xây
dựng có trách nhiệm hướng dẫn cụ thể về thành phần hồ sơ và quy trình cấp phép
xây dựng theo quy định.
2. Đối với nhà ở riêng lẻ có tổng
diện tích xây dựng sàn lớn hơn 250m2, từ 3 tầng trở lên hoặc nhà ở
trong các khu di sản văn hóa, di tích lịch sử thì chủ đầu tư phải phối hợp với
tổ chức, hoặc cá nhân có đủ năng lực hoạt động thiết kế xây dựng hoặc năng lực
hành nghề thiết kế xây dựng thực hiện lập hồ sơ thiết kế theo quy định của Luật
Xây dựng.
3. Đối với các công trình có yêu
cầu cao về kiến trúc – quy hoạch nêu tại Điều 23 Quy định này phải kèm theo văn
bản thống nhất các giải pháp kiến trúc, quy hoạch công trình của Chủ tịch UBND
thành phố hoặc của Sở Xây dựng.
Điều 30.
Gia hạn giấy phép xây dựng:
1. Trong thời hạn 12 tháng kể từ
ngày được cấp giấy phép xây dựng mà công trình chưa khởi công thì chủ đầu tư đề
nghị gia hạn giấy phép xây dựng.
2. Thời hạn xét cấp gia hạn giấy
phép xây dựng không quá 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Điều 31. Thẩm
quyền cấp giấy phép xây dựng:
1. Giám đốc Sở Xây dựng cấp giấy
phép xây dựng đối với các công trình công cộng dịch vụ, công trình tôn giáo,
công trình di tích lịch sử, công trình văn hóa; những công trình nhà ở riêng lẻ
trên các tuyến đường quy hoạch có chiều rộng lòng đường lớn hơn 10,5m thuộc các
dự án quy hoạch xây dựng và các tuyến, trục đường chính trên địa bàn thành phố
Đà Nẵng (danh sách các tuyến đường chính xem tại Phụ lục 2 kèm theo Quy định
này).
2. Giám đốc Sở Giao thông Công
chính cấp giấy phép xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật theo tuyến phù hợp với
quy hoạch xây dựng được phê duyệt.
3. UBND các quận cấp giấy phép
xây dựng nhà ở riêng lẻ trong đô thị, các đường quy hoạch có lòng đường từ 7,5m
đến 10,5m thuộc địa giới hành chính do mình quản lý, trừ các trường hợp được
quy định tại khoản 1 điều này.
4. UBND huyện Hòa Vang cấp giấy
phép xây dựng nhà ở riêng lẻ tại các khu vực thị tứ, thị trấn, trung tâm các cụm
xã, mặt tiền tỉnh lộ 601 và 604, mặt tiền các huyện lộ và các khu vực dự kiến
quy hoạch các Khu công nghiệp và khu du lịch, các đường quy hoạch có lòng đường
rộng từ 7,5m đến 10,5m trên địa bàn huyện Hòa Vang, trừ các trường hợp được quy
định tại khoản 1 điều này.
5. UBND cấp xã cấp giấy phép xây
dựng nhà ở riêng lẻ tại những điểm dân cư nông thôn đã có quy hoạch xây dựng được
duyệt, những điểm dân cư theo quy định của UBND huyện Hòa Vang quy định phải cấp
giấy phép xây dựng thuộc địa giới hành chính do mình quản lý, trừ các trường hợp
được quy định tại khoản 1 và khoản 4 điều này.
6. UBND huyện Hòa Vang có trách
nhiệm phối hợp với Sở Xây dựng đề xuất phân vùng, xác định ranh giới các khu vực
cần giấy phép xây dựng và các khu vực phân cấp cho UBND cấp xã cấp phép xây dựng
theo khoản 5 điều này.
7. Ban Quản lý các KCN và CX có
trách nhiệm trực tiếp quản lý và hướng dẫn cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước
có công trình xây dựng trong KCN, KCX thực hiện theo thỏa thuận tổng mặt bằng
và các giải pháp kiến trúc đã được Ban Quản lý các KCN và CX Đà Nẵng chấp thuận.
Điều 32.
Trách nhiệm của cơ quan cấp giấy phép xây dựng:
1. Niêm yết công khai điều kiện,
trình tự và các thủ tục cấp giấy phép xây dựng tại trụ sở cơ quan cấp giấy phép
xây dựng.
2. Cung cấp bằng văn bản thông
tin liên quan đến cấp giấy phép xây dựng khi có yêu cầu của người đề nghị cấp
giấy phép xây dựng, thời hạn cung cấp thông tin chậm nhất là 7 ngày làm việc, kể
từ khi được yêu cầu.
3. Khi cần làm rõ thông tin liên
quan đến các cơ quan khác để phục vụ việc cấp giấy phép xây dựng mà không thuộc
trách nhiệm của người đề nghị cấp giấy phép xây dựng, thì cơ quan cấp giấy phép
xây dựng có trách nhiệm lấy ý kiến các cơ quan có liên quan để làm rõ và xử lý.
Trong thời hạn 07 ngày làm việc
kể từ khi nhận được công văn, các cơ quan được hỏi ý kiến có trách nhiệm trả lời
bằng văn bản cho cơ quan cấp giấy phép xây dựng. Quá thời hạn trên nếu cơ quan
được hỏi ý kiến không có văn bản trả lời thì xem như cơ quan đó đã đồng ý và phải
chịu trách nhiệm về mọi hậu quả xảy ra do việc không trả lời hoặc trả lời chậm
trễ.
4. Giấy phép
xây dựng được cấp trong thời hạn không quá 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ
hồ sơ hợp lệ. Đối với nhà ở riêng lẻ thì thời hạn cấp giấy phép xây dựng không
quá 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trường hợp nhà ở riêng lẻ
trong diện giải tỏa và diện có nguy cơ sập đổ là 12 ngày làm việc kể từ ngày nhận
đủ hồ sơ hợp lệ.
5. Trong thời gian thụ lý hồ sơ
cấp giấy phép xây dựng, cơ quan cấp giấy phép xây dựng có quyền đình chỉ xây dựng
và trả lại hồ sơ xin phép xây dựng nếu phát hiện chủ đầu tư khởi công xây dựng
trước khi được cấp giấy phép xây dựng và chỉ tiếp tục việc xem xét cấp giấy
phép xây dựng sau khi đã xử lý vi phạm theo quy định.
6. Cơ quan cấp giấy phép xây dựng
có quyền đình chỉ xây dựng nếu phát hiện việc xây dựng sau giấy phép xây dựng.
Trường hợp đã có quyết định đình chỉ xây dựng mà người được cấp giấy phép xây dựng
vẫn tiếp tục vi phạm thì cơ quan cấp giấy phép xây dựng có quyền ban hành văn bản
thu hồi giấy phép xây dựng hoặc hủy bỏ giá trị giấy phép xây dựng, đồng thời
thông báo cho các Sở chức năng, các cơ quan quản lý khai thác hạ tầng điện và
nước, UBND các quận (huyện), UBND các phường (xã) và các đơn vị có thẩm quyền
liên quan để các cơ quan này có trách nhiệm thực hiện việc không cung cấp hay
đình chỉ cung cấp các dịch vụ điện, nước, các hoạt động kinh doanh, các dịch vụ
khác và xử lý vi phạm đối với công trình xây sai giấy phép xây dựng theo quy định
của Luật Xây dựng.
7. Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy
phép xây dựng phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do việc cấp giấy phép
sai hoặc cấp giấy phép chậm theo quy định của pháp luật. Trường hợp do cấp giấy
phép chậm mà người đề nghị cấp phép xây dựng khởi công công trình thì cơ quan
có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng phải bồi thường thiệt hại những nội dung
trong hồ sơ đề nghị cấp phép xây dựng đã thi công không phù hợp với quy hoạch,
bị buộc phải dỡ bỏ theo quy định của pháp luật.
Điều 33.
Quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư đề nghị cấp giấy phép xây dựng:
1. Chủ đầu tư có các quyền sau
đây:
a) Yêu cầu cơ quan cấp giấy phép
xây dựng giải thích, hướng dẫn và thực hiện đúng các quy định về cấp giấy phép
xây dựng;
b) Khiếu nại, tố cáo những hành
vi vi phạm pháp luật trong việc cấp giấy phép xây dựng;
c) Được khởi công xây dựng công
trình theo hồ sơ xin phép xây dựng nếu sau thời gian quy định tại khoản 4 Điều
32 của Quy định này mà cơ quan cấp giấy phép xây dựng không có ý kiến trả lời bằng
văn bản khi đã đủ điều kiện để khởi công xây dựng công trình quy định tại Điều
72 của Luật Xây dựng.
2. Chủ đầu tư có các nghĩa vụ
sau đây:
a) Nộp đầy đủ hồ sơ và lệ phí cấp
giấy phép xây dựng.
b) Chịu trách nhiệm về tính
trung thực của hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng;
c) Thông báo ngày khởi công xây
dựng bằng văn bản cho UBND cấp xã, phường nơi xây dựng công trình trong thời hạn
7 ngày làm việc trước khi khởi công xây dựng công trình;
d) Thực hiện đúng nội dung của
giấy phép xây dựng; khi có sự điều chỉnh, thay đổi thiết kế phải được sự chấp
thuận của cơ quan cấp giấy phép xây dựng.
3. Các chủ đầu tư cùng với đơn vị
tư vấn và đơn vị thi công phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về độ bền vững và an
toàn công trình. Đồng thời chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu xâm phạm các
quyền hợp pháp của các chủ sở hữu liền kề.
Điều 34. Định
vị đế móng công trình:
1. Cơ quan cấp giấy phép xây dựng
có trách nhiệm tổ chức việc triển khai định vị đế móng công trình theo quy cách
và quy định tại giấy phép xây dựng trước khi chủ đầu tư triển khai xây dựng;
2. Ban Quản lý các KCN và CX có
trách nhiệm định vị đế móng đối với các hạng mục công trình xây dựng trong KCN,
KCX, phù hợp với tổng mặt bằng đã được Ban Quản lý các KCN và CX chấp thuận.
Chương 5.
PHỐI HỢP GIỮA LĨNH VỰC
QUẢN LÝ QUY HOẠCH XÂY DỰNG VỚI CÁC LĨNH VỰC KHÁC
Điều 35.
Trách nhiệm phối hợp với các sở chuyên ngành trong công tác thẩm định thiết kế
cơ sở:
1. Các Sở chuyên ngành chịu
trách nhiệm về việc thẩm định thiết kế cơ sở công trình hạ tầng phù hợp với quy
hoạch xây dựng tại khu vực;
2. Các Sở chuyên ngành khi thẩm
định thiết kế cơ sở nếu cần cung cấp các thông tin liên quan đến quy hoạch thì
gửi các thông tin chính của thiết kế cơ sở (kèm theo đĩa CD) cho Sở Xây dựng có
cơ sở cung cấp các thông tin quy hoạch có liên quan đến thiết kế cơ sở đó;
3. Sở Xây dựng có trách nhiệm trả
lời bằng văn bản về các thông tin quy hoạch có liên quan trong thời hạn 5 ngày
làm việc đối với các dự án nhóm C và 7 ngày làm việc đối với dự án nhóm B kề từ
khi nhận đủ các yêu cầu tại mục 2 điều này của các Sở chuyên ngành.
4. Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ
trì phối hợp với Sở Xây dựng, UBND quận, huyện và các đơn vị có liên quan đề xuất
tiến độ thực hiện các đồ án quy hoạch xây dựng trên địa bàn thành phố, báo cáo
UBND thành phố xem xét quyết định để phục vụ công tác quản lý quy hoạch xây dựng
theo quy định.
Điều 36. Nguyên
tắc phối hợp đối với lĩnh vực Tài nguyên và Môi trường:
1. Việc quản lý đất đai trên địa
bàn thành phố phải tuân theo quy hoạch chung xây dựng, quy hoạch chi tiết được
cấp có thẩm quyền phê duyệt và các quy định của pháp luật có liên quan.
2. Việc xác nhận quy hoạch có
liên quan đến công tác quản lý đất đai được thực hiện theo đúng Quy định này.
3. Việc khai thác tài nguyên đất,
nước, khoáng sản và các loại tài nguyên khác ảnh hưởng trực tiếp đến cảnh quan
đô thị phải được Sở Xây dựng thống nhất bằng văn bản trước khi trình UBND thành
phố phê duyệt vị trí, quy mô, phạm vi khai thác.
Điều 37.
Nguyên tắc phối hợp trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy:
1. Tất cả các dự án đầu tư xây dựng
mới hoặc cải tạo mở rộng đều phải có giải pháp, thiết kế về PCCC phù hợp với
quy hoạch chung xây dựng, quy hoạch chi tiết của khu vực và được cơ quan quản
lý Nhà nước về PCCC thẩm định, phê duyệt.
2. Các chủ đầu tư khi tiến hành
xây dựng, lắp đặt mạng lưới PCCC theo quy hoạch được duyệt phải phối hợp với cơ
quan quản lý Nhà nước về PCCC để kiểm tra việc bàn giao trên thực địa theo đúng
quy định trước khi đưa vào sử dụng.
Điều 38.
Nguyên tắc phối hợp đối với quy hoạch phát triển các khu công nghiệp tập trung
(do Ban Quản lý các KCN và CX quản lý):
1. Các đồ án quy hoạch khu công
nghiệp bao gồm đồ án quy hoạch mới, đồ án quy hoạch điều chỉnh mở rộng đều phải
có ý kiến tham gia bằng văn bản của Sở Xây dựng và các ngành chức năng có liên
quan trước khi trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
2. Các dự án đầu tư xây dựng
trong các khu công nghiệp có yêu cầu cao về kiến trúc – quy hoạch hoặc có liên
quan đến các khu quy hoạch đô thị kế cận, Ban Quản lý các KCN và CX phải thống
nhất với Sở Xây dựng về các giải pháp quy hoạch kiến trúc cụ thể. Trường hợp
không thống nhất được thì mỗi bên có văn bản báo cáo trình UBND thành phố xem
xét quyết định.
3. Sở Xây dựng có trách nhiệm
cung cấp thông tin cho Ban Quản lý các KCN và CX về dự kiến quy hoạch của thành
phố nằm trong khu vực kế cận các khu công nghiệp.
4. Các nhà đầu tư phải thỏa thuận
điểm đấu nối kỹ thuật (cổng ngõ, điện, nước, nước thải…) với Ban Quản lý các
KCN và CX trước khi trình hồ sơ thỏa thuận tổng mặt bằng. Nhà đầu tư phải trình
văn bản thỏa thuận và bản vẽ tổng mặt bằng cho Ban Quản lý các KCN và CX để được
định vị công trình trước khi khởi công xây dựng công trình.
Điều 39.
Nguyên tắc phối hợp đối với các công trình quốc phòng – an ninh:
Tất cả các công trình quốc phòng
– an ninh đều phải được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng hoặc thẩm
định thiết kế cơ sở theo quy định trước khi khởi công xây dựng, trừ các công
trình thuộc bí mật Nhà nước được xác định bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền
theo quy định tại Thông tư số 09/2005/TT-BXD ngày 06 tháng 5 năm 2005 của Bộ
Xây dựng về việc hướng dẫn một số nội dung về giấy phép xây dựng.
Bộ chỉ huy quân sự thành phố có
trách nhiệm chủ trì phối hợp với các ngành liên quan dự thảo quy chế phối hợp
giữa kinh tế và quốc phòng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Điều 40.
Nguyên tắc phối hợp đối với lĩnh vực quản lý đồng bộ hạ tầng kỹ thuật đô thị:
Giao Sở Xây dựng chủ trì cùng
các ngành có liên quan soạn thảo quy chế phối hợp hoạt động giữa Sở Xây dựng và
các ngành có liên quan trong lĩnh vực quản lý đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật
đô thị, trình UBND thành phố ban hành.
Điều 41.
Nguyên tắc phối hợp với hoạt động của Hội đồng Kiến trúc quy hoạch thành phố:
1. Hội đồng Kiến trúc quy hoạch
là tổ chức tư vấn do UBND thành phố thành lập theo chủ trương của Chính phủ và
Bộ Xây dựng, có chức năng tư vấn nghề nghiệp và giúp UBND thành phố trong các
lĩnh vực sau:
a) Tư vấn kiến trúc – quy hoạch
các đồ án quy hoạch chung xây dựng, quy hoạch chi tiết trên địa bàn thành phố,
các công trình có yêu cầu cao về kiến trúc – quy hoạch.
b) Tư vấn về chính sách, giải
pháp quản lý và phát triển đô thị trong lĩnh vực kiến trúc quy hoạch.
2. Hội đồng Kiến trúc quy hoạch
thuộc sự điều hành của Giám đốc Sở Xây dựng là Chủ tịch Hội đồng và hoạt động
theo quy chế do Bộ Xây dựng quy định. Kinh phí hoạt động của Hội đồng do UBND
thành phố cấp hàng năm theo đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng.
Chương 6.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 42.
Khen thưởng và xử lý vi phạm
1. Tổ chức, cá nhân có thành
tích xuất sắc trong việc thực hiện quy định này và các văn bản pháp luật về quản
lý quy hoạch xây dựng được UBND thành phố khen thưởng theo quy định.
2. Tổ chức, cá nhân có hành vi
vi phạm quy định về quản lý quy hoạch xây dựng thì tùy theo tính chất, mức độ
vi phạm mà bị xử lý theo quy định.
Điều 43. Giám
đốc Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với thủ trưởng các cơ quan có liên quan và Chủ
tịch UBND quận, huyện tổ chức triển khai, hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra việc thực
hiện Quy định này, định kỳ hằng năm tổng hợp báo cáo UBND thành phố.
Điều 44. Các
cá nhân, cơ quan, đơn vị có liên quan có trách nhiệm triển khai thực hiện
nghiêm túc Quy định này. Trong quá trình triển khai, nếu có vướng mắc, cần phản
ánh về Sở Xây dựng để nghiên cứu, tổng hợp trình UBND thành phố xem xét sửa đổi,
bổ sung cho phù hợp./.
PHỤ LỤC I
DANH SÁCH CÁC TRỤC ĐƯỜNG CHÍNH CÓ YÊU CẦU CAO VỀ KIẾN
TRÚC
(Kèm theo Quyết định số 19/2006/QĐ-UBND ngày 10 tháng 3 năm 2006 của UBND
thành phố Đà Nẵng ban hành Quy định về quản lý quy hoạch xây dựng trên địa bàn
thành phố)
1. Cách Mạng tháng 8 – 2/9 (Viện
Cổ Chàm đi Ngã tư Hòa Cầm)
2. Trần Hưng Đạo (Nại Hiên – Non
Nước)
3. Quốc lộ 1A
4. Lê Duẩn
5. Phạm Văn Đồng
7. Nguyễn Văn Linh
8. Lê Đình Lý
9. Hàm Nghi
10. Bạch Đằng
11. Trần Phú
12. Đường ven biển Sơn Trà – Điện
Ngọc
13. Ngô Quyền
14. Ngũ Hành Sơn
15. Lê Văn Hiến
16. Phan Chu Trinh
17. Lê Lợi
18. Trường Sa
19. Nguyễn Tri Phương
20. Điện Biên Phủ
21. Lý Thái Tổ
22. Hùng Vương
23. Hồ Xuân Hương
24. Nguyễn Văn Trỗi – Nguyễn Văn
Thoại – Duy Tân
25. Trưng Nữ Vương
26. Triệu Nữ Vương nối dài
27. Đống Đa
28. Ông Ích Khiêm
29. Quang Trung
30. Đường từ chân cầu Thuận Phước
ra đường Sơn Trà – Điện Ngọc
31. Nguyễn Tất Thành
32. Các trục đường quy hoạch có
chiều rộng lòng đường từ 15m trở lên.
PHỤ LỤC II
DANH SÁCH CÁC TRỤC ĐƯỜNG CHÍNH PHÂN CẤP GIAO CHO SỞ XÂY
DỰNG QUẢN LÝ CẤP GIẤY PHÉP XÂY DỰNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 19/2006/QĐ-UBND ngày 10 tháng 3 năm 2006 của
UBND thành phố Đà Nẵng)
STT
|
Tên
đường
|
I
|
QUẬN HẢI CHÂU:
|
|
Bạch Đằng
|
|
Cao Thắng
|
|
Cách mạng Tháng Tám
|
|
Duy Tân
|
|
Đống Đa
|
|
Hải Phòng
|
|
Hoàng Diệu
|
|
Hoàng Văn Thụ
|
|
Hùng Vương
|
|
Lê Duẩn
|
|
Lê Đình Dương
|
|
Lê Đình Thám
|
|
Lê Hồng Phong
|
|
Lê Lợi
|
|
Lý Thường Kiệt
|
|
Lý Tự Trọng
|
|
Đường 2 Tháng 9
|
|
Đường 3 Tháng 2
|
|
Ngô Gia Tự (đoạn HV-HP)
|
|
Ngô Gia Tự (đoạn HV-TBT)
|
|
Nguyễn Chí Thanh
|
|
Nguyễn Du
|
|
Nguyễn Tất Thành
|
|
Nguyễn Thái Học
|
|
Nguyễn Thị Minh Khai
|
|
Nguyễn Tri Phương nối dài
|
|
Nguyễn Tri Phương
|
|
Nguyễn Văn Linh
|
|
Núi Thành
|
|
Ông Ích Khiêm
|
|
Pasteur
|
|
Phạm Hồng Thái
|
|
Phạm Phú Thứ
|
|
Phan Bội Châu
|
|
Phan Châu Trinh
|
|
Phan Đăng Lưu
|
|
Phan Đình Phùng
|
|
Quang Trung
|
|
Thái Phiên
|
|
Tiểu La
|
|
Trần Phú
|
|
Trần Bình Trọng
|
|
Trần Quốc Toản
|
|
Trần Quý Cáp
|
|
Triệu Nữ Vương
|
|
Trưng Nữ Vương
|
|
Yên Bái
|
II
|
QUẬN THANH KHÊ:
|
|
Dũng Sỹ Thanh Khê
|
|
Điện Biên Phủ
|
|
Hà Huy Tập
|
|
Hải Phòng
|
|
Hàm Nghi
|
|
Hoàng Hoa Thám
|
|
Hùng Vương
|
|
Huỳnh Ngọc Huệ
|
|
Kỳ Đồng
|
|
Lê Đình Lý
|
|
Lê Độ
|
|
Lê Độ nối dài
|
|
Lý Thái Tổ
|
|
Nguyễn Phước Nguyên
|
|
Nguyễn Tất Thành
|
|
Nguyễn Tri Phương
|
|
Nguyễn Văn Linh
|
|
Ông Ích Khiêm
|
|
Trần Cao Vân
|
|
Trường Chinh
|
|
Võ Văn Tần
|
III
|
QUẬN LIÊN CHIỂU:
|
|
Âu Cơ
|
|
Hoàng Văn Thái
|
|
Đường Hoàng Văn Thái nối dài
ra đến đường Nam hầm Hải Vân
|
|
Đường Nam hầm Hải Vân
|
|
Ngô Thì Nhậm
|
|
Nguyễn Chánh
|
|
Nguyễn Huy Tưởng
|
|
Nguyễn Lương Bằng
|
|
Nguyễn Tất Thành
|
|
Nguyễn Văn Cừ
|
|
Phạm Như Xương
|
|
Phan Văn Định
|
|
Tôn Đức Thắng
|
|
Tỉnh lộ 602
|
IV
|
QUẬN SƠN TRÀ:
|
|
Lê Hữu Trác
|
|
Ngô Quyền
|
|
Nguyễn Công Trứ
|
|
Nguyễn Duy Hiệu
|
|
Nguyễn Trung Trực
|
|
Nguyễn Phan Vinh
|
|
Nguyễn Văn Thoại
|
|
Phạm Văn Đồng
|
|
Trần Hưng Đạo
|
|
Trương Định
|
|
Yết Kiêu
|
V
|
QUẬN NGŨ HÀNH SƠN:
|
|
Bà Huyện Thanh Quan
|
|
Chế Lan Viên
|
|
Hồ Xuân Hương
|
|
Huyền Trân Công Chúa
|
|
Lê Văn Hiến
|
|
Mai Đăng Chơn
|
|
Ngũ Hành Sơn
|
|
Nguyễn Duy Trinh
|
|
Nguyễn Văn Thoại
|
|
Phan Tứ
|
|
Sư Vạn Hạnh
|
|
Trần Đại Nghĩa
|
|
Trần Hưng Đạo nối dài
|
VI
|
QUẬN CẢM LỆ:
|
|
Cách Mạng Tháng 8
|
|
Đỗ Thúc Tịnh
|
|
Lê Trọng Tấn
|
|
Đường Nam cầu Cẩm Lệ
|
|
Nguyễn Công Hoan
|
|
Nguyễn Huy Tưởng
|
|
Ông Ích Đường
|
|
Quốc lộ 1A
|
|
Quốc lộ 14B
|
|
Tôn Đản
|
|
Trường Chinh
|
|
Đường Ven sông Túy Loan
|
VII
|
HUYỆN HÒA VANG:
|
|
Đường Hoàng Văn Thái nối dài
ra đến đường Nam hầm Hải Vân
|
|
Đường Nam cầu Cẩm Lệ
|
|
Đường Nam hầm Hải Vân
|
|
Quốc lộ 1A
|
|
Quốc lộ 14B
|
|
Trường Chinh
|
|
Đường Ven sông Túy Loan
|
|
Tỉnh lộ 602
|
|
Tỉnh lộ 605
|