|
Bản dịch này thuộc quyền sở hữu của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Mọi hành vi sao chép, đăng tải lại mà không có sự đồng ý của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là vi phạm pháp luật về Sở hữu trí tuệ.
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT has the copyright on this translation. Copying or reposting it without the consent of
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT is a violation against the Law on Intellectual Property.
X
CÁC NỘI DUNG ĐƯỢC SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Các nội dung của VB này được VB khác thay đổi, hướng dẫn sẽ được làm nổi bật bằng
các màu sắc:
: Sửa đổi, thay thế,
hủy bỏ
Click vào phần bôi vàng để xem chi tiết.
|
|
|
Đang tải văn bản...
Số hiệu:
|
1741/QĐ-BGTVT
|
|
Loại văn bản:
|
Quyết định
|
Nơi ban hành:
|
Bộ Giao thông vận tải
|
|
Người ký:
|
Hồ Nghĩa Dũng
|
Ngày ban hành:
|
03/08/2011
|
|
Ngày hiệu lực:
|
Đã biết
|
Ngày công báo:
|
Đã biết
|
|
Số công báo:
|
Đã biết
|
|
Tình trạng:
|
Đã biết
|
BỘ GIAO THÔNG VẬN
TẢI
--------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số: 1741/QĐ-BGTVT
|
Hà Nội, ngày 03 tháng
8 năm 2011
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH
CHI TIẾT NHÓM CẢNG BIỂN PHÍA BẮC (NHÓM 1) ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26 tháng 11 năm
2003;
Căn cứ Bộ luật Hàng hải Việt Nam ngày 14
tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Nghị định số
51/2008/NĐ-CP ngày 22/4/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày
07/9/2006 về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch phát triển tổng thể
kinh tế - xã hội và Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 về sửa đổi, bổ
sung một số điều của Nghị định 92/2006/NĐ-CP;
Căn cứ Quyết định số 2190/QĐ-TTg ngày
24/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ
thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
Xét tờ trình số 1694/TTr-CHHVN-KHĐT ngày 29/7/2011
của Cục Hàng hải Việt Nam và Biên bản cuộc họp Hội đồng thẩm định tháng 6/2011
về Quy hoạch chi tiết Nhóm cảng biển phía Bắc (Nhóm 1) đến năm 2020, định
hướng đến năm 2030;
Xét đề nghị của Thường trực Hội đồng thẩm
định và Vụ trưởng Vụ Kế hoạch đầu tư,
QUYẾT
ĐỊNH:
Điều
1.
Phê duyệt Quy hoạch chi tiết Nhóm cảng biển phía Bắc (Nhóm
1) đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 với những nội dung chủ yếu sau:
1.
Phạm vi quy hoạch
Nhóm 1 bao gồm các
cảng biển thuộc các tỉnh, thành phố ven biển thuộc khu vực Bắc Bộ: Quảng Ninh,
Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình và thành phố Hải Phòng. Vùng hấp dẫn của cảng
bao gồm toàn bộ các tỉnh phía Bắc và một lượng nhất định hàng quá cảnh Trung
Quốc.
2.
Quan điểm và mục tiêu phát triển
a) Quan điểm phát triển
- Phát triển đáp ứng
nhu cầu vận tải hàng hóa bằng đường biển của khu vực phía Bắc, đặc biệt là vùng
tam giác kinh tế động lực Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Chức năng, vai trò,
quy mô của từng cảng hợp lý và phù hợp với quy hoạch phát triển hệ thống cảng
biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt.
- Phát triển cảng hợp
lý trên cơ sở tận dụng tối đa lợi thế tự nhiên trong khu vực; từng bước cải tạo
nâng cấp điều kiện khai thác cảng biển, luồng tàu phù hợp nhu cầu, năng lực duy
trì, duy tu; phát triển cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng theo hướng tiến ra biển
để có thể tiếp nhận được những tàu lớn, giảm thiểu khó khăn trở ngại về luồng
tàu, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội toàn miền Bắc.
Phát triển cảng đồng
bộ với hệ thống kết cấu hạ tầng cảng biển bao gồm cầu cảng, khu nước, luồng
tàu, hệ thống an toàn hàng hải, mạng kỹ thuật và hạ tầng sau cảng. Đặc biệt chú
trọng đến sự kết nối liên hoàn giữa cảng biển với mạng giao thông quốc gia kết
nối tới cảng (đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, ...) và các đầu mối,
trung tâm dịch vụ logistics ở khu vực; phát triển đồng bộ, hài hòa với quy
hoạch kinh tế - xã hội địa phương và khu vực; gắn kết và đáp ứng nhu cầu của
các quy hoạch ngành có liên quan.
- Tập trung nguồn lực
để phát triển cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng. Đối với các cảng khác, phát triển
trên cơ sở tận dụng tối đa và hợp lý hạ tầng cơ sở sẵn có, đầu tư chiều sâu để
nâng cao năng lực khai thác. Đối với các cảng biển đầu tư xây dựng mới, đặc
biệt là bến cảng container: phải phát triển trên cơ sở đầu tư công nghệ bốc xếp
hiện đại, ứng dụng khoa học công nghệ cao vào quản lý khai thác.
- Phát triển cảng
phải kết hợp chặt chẽ với bảo vệ môi trường, đảm bảo sự phát triển bền vững,
đồng thời đảm bảo về an ninh, quốc phòng. Giảm dần và tiến tới dừng thực hiện
các hoạt động chuyển tải khu vực Vịnh Hạ Long và khu vực lân cận.
b) Mục tiêu, định hướng
phát triển
- Mục tiêu chung: Phát triển cảng biển
phía Bắc (Nhóm 1) một cách đồng bộ, hiệu quả; tập trung nguồn lực phát triển
cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng; phát triển các cảng tổng hợp quốc gia, đầu mối
khu vực (Hải Phòng, Hòn Gai) một cách bền vững, có chiều sâu và hiệu quả, giảm
ùn tắc hàng hóa; làm nền tảng để tạo đà phát triển các đô thị cảng biển, các
khu công nghiệp, khu kinh tế ven biển, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ phát triển
kinh tế toàn khu vực.
- Mục tiêu cụ thể
+ Bảo đảm thông qua cảng lượng hàng các giai
đoạn quy hoạch như sau:
•112 ÷ 125 triệu T/năm vào năm 2015;
•146 ÷ 176 triệu T/năm vào năm 2020;
•320 triệu T/năm vào năm 2030.
+ Tập trung nguồn lực để hoàn thành đầu tư
phát triển cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng tại khu bến Lạch Huyện để có thể tiếp
nhận tàu trọng tải đến 100.000 DWT, tạo cửa ra cho hàng hóa xuất nhập khẩu của
Việt Nam vận tải trên các tuyến biển xa, và thu hút một phần hàng trung chuyển
quốc tế khu vực.
+ Cải tạo, đầu tư có chiều sâu để nâng cao
năng lực khai thác cảng Hải Phòng (khu bến Đình Vũ, khu bến trên sông Cấm),
cảng Hòn Gai (khu bến Cái Lân) và các bến tổng hợp địa phương khác để khai thác
hiệu quả cơ sở hạ tầng hiện có, đáp ứng nhu cầu thông qua hàng hóa vận tải biển
từng khu vực.
3.
Nội dung quy hoạch
a) Quy hoạch chi tiết
các cảng trong nhóm
Nhóm 1 gồm các cảng: Hải
Phòng, Hòn Gai, Cẩm Phả, Hải Hà, Vạn Gia, Mũi Chùa, Vạn Hoa, Diêm Điền, Hải
Thịnh.
- Cảng Hải Phòng: Là
cảng tổng hợp quốc gia, cửa ngõ quốc tế (loại IA), gồm các khu bến cảng Lạch
Huyện, khu bến cảng Đình Vũ (gồm cả Nam Đình Vũ), khu bến cảng trên sông Cấm và
khu bến cảng Yên Hưng - Đầm nhà Mạc. Cụ thể như sau:
+ Khu bến cảng Lạch Huyện: Khu bến có quy mô tiếp
nhận tàu container có trọng tải tới 100.000 DWT. Bố trí các bến tổng hợp cho tàu
hàng tổng hợp trọng tải trên 50.000 DWT. Năng lực thông qua dự kiến vào năm
2015 đạt khoảng từ 12,1 - 13,8 triệu tấn/năm và năm 2020 đạt khoảng từ 28,2 - 34,8
triệu tấn/năm, và dự kiến đạt xấp xỉ 120 triệu tấn/năm vào năm 2030.
+ Khu bến cảng Đình Vũ (gồm cả Nam Đình Vũ): Tiếp
tục đầu tư xây dựng các bến tổng hợp, container và các bến chuyên dụng theo quy
hoạch cho cỡ tàu đến 20.000 DWT không đầy tải, lợi dụng thủy triều ra vào làm
hàng. Năng lực thông qua dự kiến vào năm 2015 đạt đến 19,1 triệu tấn/năm, vào năm
2020 đạt khoảng 31 triệu tấn/năm, và dự kiến đạt khoảng 42 triệu tấn/năm vào năm
2030.
+ Khu bến cảng trên sông Cấm: Hạn chế phát triển
mở rộng các bến khu vực trên sông Cấm, đặc biệt khu vực nội thành thành phố Hải
Phòng sẽ từng bước chuyển đổi công năng các bến theo quy hoạch của thành phố. Các
bến khu sông Cấm chỉ đầu tư chiều sâu để duy trì khai thác hiệu quả cho tàu có trọng
tải đến 10.000 DWT. Năng lực thông qua dự kiến vào năm 2015 đạt khoảng 23,6 triệu
tấn/năm, vào năm 2020 đạt khoảng 20 triệu tấn và giảm dần đến năm 2030 dự kiến đạt
khoảng 18 triệu tấn/năm.
+ Khu bến cảng Yên Hưng (sông Chanh, Đầm nhà
Mạc): gồm các bến tổng hợp, chuyên dụng tại khu Yên Hưng dọc sông Chanh cho tàu
có trọng tải đến 50.000 DWT giảm tải và tại khu vực Đầm nhà Mạc cho tàu trọng
tải đến 10.000 DWT; Các bến tổng hợp chủ yếu tập trung bên phía bờ phải sông
Chanh, các bến chuyên dụng chủ yếu tập trung bên bờ trái của sông Chanh và khu
vực Đầm nhà Mạc; khu bến xăng dầu cho tàu có trọng tải đến 40.000 DWT dự kiến là
vị trí di dời của bến cảng dầu B12 tại Hòn Gai. Năng lực thông qua dự kiến vào năm
2015 đạt khoảng 5,3 triệu tấn/năm, đến năm 2020 đạt khoảng 12 triệu tấn/năm, và
đến năm 2030 dự kiến đạt khoảng 25 triệu tấn/năm.
+ Khu bến cảng Diêm Điền: Là cảng tổng hợp
địa phương (loại II), khai thác với cỡ tàu từ 1.000 - 3.000 DWT, thông qua
lượng hàng dự kiến khoảng 0,25 triệu tấn/ năm vào năm 2015 và khoảng 0,5 triệu
tấn/ năm vào năm 2020.
+ Khu bến cảng Hải Thịnh: Là cảng tổng hợp
địa phương (loại II), khai thác với cỡ tàu từ 1.000 - 3.000 DWT, thông qua
lượng hàng dự kiến khoảng 0,25 triệu tấn/ năm vào năm 2015 và khoảng 0,5 triệu
tấn/ năm vào năm 2020.
+ Bến cảng Nam Đồ Sơn: khu cảng tiềm năng,
chuyên phục vụ quốc phòng - an ninh.
- Cảng Hòn Gai: Là cảng tổng hợp quốc
gia, đầu mối khu vực (loại I), gồm khu bến chính Cái Lân và các bến chuyên dụng
của các nhà máy xi măng Thăng Long, xi măng Hạ Long, nhiệt điện Thăng Long, bến
dầu B12, bến tàu khách Hòn Gai. Phát triển cảng Hòn Gai cần đặc biệt lưu ý đến
môi trường vịnh Hạ Long. Cụ thể như sau:
+ Khu bến cảng Cái Lân: Tiếp tục xây dựng các
bến tổng hợp, container một cách hợp lý, nối tiếp các bến hiện có cho tàu có trọng
tải đến 50.000 DWT để phát huy lợi thế của khu bến tổng hợp hiện có. Năng lực thông
qua dự kiến vào năm 2015 đạt khoảng 11 triệu tấn/năm, đến năm 2020 đạt khoảng
14 -16 triệu tấn/năm.
+ Các bến cảng chuyên dùng: Tiếp tục duy trì và
xây dựng theo dự án đã được duyệt với các bến cảng chuyên dùng của Nhà máy xi măng
Thăng Long, Nhiệt điện Thăng Long, Xi măng Hạ Long cho cỡ tàu lớn nhất đến
15.000 DWT. Hạn chế tối đa phát triển các bến chuyên dụng khác trong vùng vịnh Cái
Lân để đảm bảo bền vững cho môi trường di sản thế giới vịnh Hạ Long.
+ Từng bước di dời bến dầu B12: đến năm 2015 di
dời các bến xăng dầu đầu tiên và kết thúc việc di dời trước năm 2020.
+ Bến tàu khách Hòn Gai: Là nơi đón nhận tầu khách
du lịch Bắc - Nam, tàu khách quốc tế với cỡ tàu đến 100.000 GRT. Số bến tàu sẽ phát
triển theo yêu cầu thực tế.
- Cảng Cẩm Phả: Là
cảng chuyên dùng, có bến tổng hợp. Cụ thể như sau:
+ Bến cảng chuyên dùng cho than: Tiếp tục duy
trì và phát huy khai thác đối với khu bến than Cửa Ông cho tàu có trọng tải đến
70.000 DWT (bao gồm cả khu chuyển tải Hòn Nét). Lượng hàng thông qua dự kiến đến
năm 2015 là khoảng 23 triệu tấn/năm, và đến 2020 dự kiến khoảng 28 triệu tấn/năm.
+ Bến cảng tổng hợp Cẩm Phả: Nếu đáp ứng yêu
cầu về bảo vệ môi trường, có thể nghiên cứu khả năng phát triển các bến tổng hợp
tại khu vực hòn Con Ong cho tàu từ 30.000 DWT - 50.000 DWT.
-
Cảng Hải Hà: Là cảng chuyên dùng, có bến tổng hợp;
cảng tiềm năng, dự kiến phát triển cho tàu có trọng tải từ 30.000 - 80.000 DWT
đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa phục vụ các cơ sở công nghiệp tại khu kinh
tế Hải Hà. Phát triển theo nhu cầu và năng lực đầu tư của các nhà đầu tư khu
kinh tế.
- Các cảng tổng
hợp địa phương: Phát triển chủ yếu trên cơ sở hạ tầng sẵn có, đầu tư chiều
sâu về con người và thiết bị để khai thác hiệu quả. Cụ thể như sau:
+ Cảng Vạn Gia: Là cảng tổng
hợp địa phương (loại II), gồm bến chuyển tải bằng phao neo cho cỡ tàu từ 5.000 - 10.000 DWT. Năng
lực thông qua dự kiến đạt 1 triệu tấn/ năm.
+ Cảng Mũi Chùa, Vạn Hoa: Là cảng tổng hợp địa
phương (loại II). Bến cảng Mũi Chùa khai thác với cỡ tàu từ 1.000 - 3.000 DWT. Lượng
hàng thông qua dự kiến vào năm 2015 là khoảng 0,25 triệu tấn/ năm, đến năm 2020
là khoảng 0,5 triệu tấn/ năm. Bến cảng Vạn Hoa trước mắt chưa phát triển.
(Danh mục chi tiết về quy mô, chức năng
từng cảng trong nhóm; vị trí, phạm vi các trung tâm logistics được nêu cụ thể
tại Phụ lục và hồ sơ quy hoạch kèm theo Quyết định này).
b) Quy hoạch phát triển luồng
vào cảng
- Luồng vào cảng Hải
Phòng:
+ Đoạn luồng Lạch Huyện: Giai đoạn 2015: đảm
bảo cho tàu container 50.000 DWT đầy tải và tàu 100.000 DWT giảm tải. Giai đoạn
2020 nghiên cứu nạo vét cho tàu đến 100.000 DWT.
+ Đoạn luồng Hà Nam - Bạch Đằng: Duy trì cho
tàu 10.000 DWT đầy tải, tàu trên 10.000 DWT giảm tải. Nghiên cứu khả năng nâng
cấp luồng phù hợp với năng lực nạo vét duy tu và hiệu quả đầu tư.
+ Đoạn luồng trên Sông Cấm (đến khu bến Hoàng
Diệu): Duy trì luồng đảm bảo tàu 10.000 DWT lợi dụng mực nước ra vào cảng;
+ Đoạn luồng trên sông Chanh (tiếp nối đoạn
luồng Lạch Huyện đến khu bến Yên Hưng): Giai đoạn 2015 đảm bảo cho tàu tổng hợp
30.000 DWT lợi dụng thủy triều ra vào cảng; Nghiên cứu khả năng nâng cấp luồng
cho tàu 30.000 DWT giai đoạn đến 2020
- Luồng vào cảng
Hòn Gai
+ Đoạn luồng Lạch Miều - Đầu Trâu - Hòn Một duy
trì khai thác ở độ sâu tự nhiên.
+ Đoạn luồng từ Hòn Một vào bến Cái Lân: cho tàu
trọng tải đến 50.000 DWT hành hải;
- Luồng vào cảng Cẩm
Phả:
Duy trì điều kiện khai thác hiện hữu cho tàu trọng tải đến 60.000 DWT hành hải.
Phát triển luồng các giai đoạn sau theo yêu cầu cụ thể của cảng trên cơ sở
tuyến luồng hiện có.
- Luồng vào các
cảng tổng hợp địa phương: Tiếp tục tiến hành nạo vét duy tu hàng năm để
duy trì hoạt động của luồng, đảm bảo điều kiện khai thác các bến cảng một cách
phù hợp. Đối với luồng vào cảng Diêm Điền,
cảng Hải Thịnh cần tiến hành nghiên cứu khả năng chỉnh trị ổn định luồng tàu
làm cơ sở xem xét nâng cấp luồng phù hợp.
c) Các dự án ưu tiên
giai đoạn đến năm 2015
- Luồng tàu:
Hoàn thành đầu tư cơ sở
hạ tầng cảng (luồng tàu, đê chắn sóng, ...) của cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng
tại Lạch Huyện.
- Bến tổng hợp,
container
+ Đầu tư xây dựng 02 bến
khởi động cho tàu container trọng tải đến 100.000 DWT tại Lạch Huyện.
+ Đầu tư tiếp 03
bến (số 2, 3, 4) khu bến tổng hợp Cái Lân tiếp nhận tàu có trọng tải đến 50.000
DWT bằng nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp.
+ Các bến tổng
hợp, container khu cảng Đình Vũ, Nam Đình Vũ.
- Bến chuyên dùng
+ Bến chuyên dùng
hàng lỏng đầu mối khu vực phía Bắc tại khu vực sông Chanh, làm cơ sở từng bước
di dời bến B12.
+ Các bến cảng
chuyên dùng dịch vụ hàng hải, các bến hàng lỏng, hàng rời khu vực Đình Vũ, Nam
Đình Vũ
- Cơ sở hạ tầng
kết nối cảng
Xây dựng tuyến đường Tân
Vũ - Lạch Huyện, nối cảng Lạch Huyện với đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng.
4.
Các chính sách, cơ chế và giải pháp thực hiện
- Đẩy mạnh xã hội hóa
việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cảng biển bằng các hình thức PPP, BOT,
BT.... Tăng cường xúc tiến đầu tư, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho
mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước tham gia đầu tư phát triển cảng biển
bằng các hình thức theo quy định.
- Nguồn vốn ngân sách
tập trung đầu tư cho các hạng mục cơ sở hạ tầng công cộng (luồng tàu, đê chắn
sóng dùng chung) kết nối với cảng biển quan trọng. Các hạng mục cơ sở hạ tầng
bến cảng chủ yếu đầu tư bằng nguồn huy động hợp pháp của doanh nghiệp. Các
cảng, bến cảng do nhà đầu tư đề xuất, kể cả các bến cảng tổng hợp thì toàn bộ
hạ tầng bến cảng và hạ tầng kết nối cảng sẽ được đầu tư bằng nguồn vốn tự huy
động của Nhà đầu tư.
- Nghiên cứu, thực hiện
thí điểm việc cho phép đối tác nước ngoài tự đầu tư trang thiết bị bốc xếp và
thuê khai thác kết cấu hạ tầng cảng được đầu tư bằng vốn trong nước (có gắn với
việc chuyển giao công nghệ tiên tiến).
- Tiếp tục đẩy mạnh cải
cách hành chính trong quản lý đầu tư và hoạt động khai thác bến cảng theo hướng
đơn giản hóa và hội nhập quốc tế. Tăng cường
công tác quản lý Nhà nước trong quá trình thực hiện Quy hoạch phát triển cảng
biển trong nhóm, trong đó chú trọng phối hợp gắn kết đồng bộ với Quy hoạch phát
triển mạng lưới giao thông khu vực, Quy hoạch xây dựng và Quy hoạch chung phát
triển kinh tế - xã hội của địa phương, vùng lãnh thổ có cảng.
- Khuyến khích xây dựng
bến, khu bến phục vụ chung tại các khu kinh tế, công nghiệp để nâng cao hiệu
quả đầu tư và sử dụng tài nguyên đường bờ làm cảng. Dành quỹ đất thích hợp phía
sau cảng để xây dựng trung tâm phân phối hàng hóa với chức năng đầu mối
logistics.
- Tiếp tục đẩy mạnh cải
cách hành chính trong quản lý đầu tư và hoạt động khai thác cảng theo hướng đơn
giản hóa, hiện đại hóa; nghiên cứu áp dụng thí điểm mô hình “cơ quan quản lý
cảng” ở các cảng có điều kiện; tạo điều kiện bố trí cơ sở làm việc của cảng vụ
hàng hải, các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại các khu cảng mới để đảm
bảo việc quản lý nhà nước tại các cảng được kịp thời; khuyến khích các nhà đầu
tư thuộc khu kinh tế, khu công nghiệp tham gia đầu tư cơ sở hạ tầng cảng biển
và cơ sở hạ tầng kết nối cảng.
Điều
2. Quản lý và tổ chức thực hiện quy hoạch
1. Cục Hàng hải
Việt Nam
- Phối hợp với Ủy ban nhân dân các tỉnh,
thành phố và các cơ quan liên quan công bố và quản lý thực hiện quy hoạch
được duyệt.
- Báo cáo Bộ Giao thông vận tải xem xét,
quyết định việc bổ sung, điều chỉnh quy mô, chức năng các cảng, bến cảng.
- Đối với các cảng, bến cảng tiềm năng: căn
cứ nhu cầu thực tế, theo đề xuất của Nhà đầu tư và Ủy ban nhân dân các tỉnh,
thành phố, Cục Hàng hải Việt Nam tổng hợp, báo cáo Bộ Giao thông vận tải xem
xét, quyết định.
- Hàng năm phối hợp với
chính quyền địa phương và các cơ quan liên quan, tổ chức kiểm tra tình hình
thực hiện quy hoạch phát triển cảng biển, tổng hợp đề xuất xử lý các dự án
không tuân thủ quy hoạch, báo cáo Bộ Giao thông vận tải.
- Giao Cục Hàng hải Việt Nam nghiên cứu cơ
chế tổng thể, đồng bộ về quản lý, khai thác cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng kết
hợp phát triển cơ sở hạ tầng, dịch vụ hàng hải, logistics, tài chính, ngân hàng
và các dịch vụ khác liên quan để đảm bảo vai trò cảng cửa ngõ quốc tế, đủ sức
cạnh tranh với các cảng khác trong khu vực.
2.
Các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
- Chỉ đạo các Nhà đầu tư
lập dự án xây dựng mới, cải tạo và nâng cấp cảng biển, luồng hàng hải phù hợp
với quy hoạch được duyệt và theo đúng các quy định hiện hành về quản lý đầu tư
xây dựng.
- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố căn cứ
quy hoạch được duyệt, quản lý chặt chẽ và sử dụng đúng mục đích đối với quỹ đất
xây dựng cảng; bố trí quỹ đất để phát triển đồng bộ cảng và hạ tầng kết nối với
cảng, khu dịch vụ hậu cảng, dịch vụ logistic, dịch vụ hàng hải đảm bảo điều
kiện hoạt động thuận lợi cho các cảng biển; phối hợp với Bộ Giao thông vận tải
trong việc tổ chức giao thông hài hòa, đảm bảo không có sự xung đột giữa giao
thông kết nối cảng với giao thông đô thị.
- Việc cập nhật các khu bến cảng, bến cảng
chưa được chi tiết hoá trong quy hoạch này:
+ Đối với khu bến cảng, bến cảng nhiều
chủng loại hàng hóa, nhiều nhà đầu tư: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo cơ quan
chức năng lập quy hoạch chi tiết và gửi Cục Hàng hải Việt Nam thẩm định, báo
cáo Bộ Giao thông vận tải xem xét, phê duyệt.
+ Đối với các khu bến
cảng, bến cảng khác: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo Nhà đầu tư hoặc cơ quan
chức năng lập quy hoạch chi tiết và gửi Bộ Giao thông vận tải, Cục Hàng hải
Việt Nam để nghiên cứu, cập nhật vào quy hoạch chi tiết Nhóm cảng và thực hiện
công tác quản lý quy hoạch.
Điều 3. Quyết
định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
Điều 4. Chánh
Văn phòng, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng các Vụ, Cục trưởng Cục Hàng hải Việt
Nam, Thủ trưởng các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành
quyết định này./.
Nơi nhận:
-
Như điều 4;
- Thủ tướng Chính phủ (để b/c);
- PTT. Hoàng Trung Hải (để b/c);
- Bộ trưởng, các Thứ trưởng;
- Văn phòng Chính phủ;
-
Các Bộ: KH&ĐT, Xây dựng, Tài chính, Công thương, Quốc phòng, Công an,
TN&MT, NN&PTNT;
-
Ủy ban nhân dân TP Hải Phòng;
- Ủy ban nhân dân các Tỉnh: Quảng Ninh, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình;
-
Các Tập đoàn, Tổng Công ty 91;
- Các Tổng cục, Cục, Vụ thuộc Bộ GTVT;
- Công báo, Website Chính phủ;
- Website Bộ GTVT;
- Lưu VT, KHĐT (5)
|
BỘ TRƯỞNG
Hồ Nghĩa Dũng
|
DANH MỤC
CẢNG
BIỂN, BẾN CẢNG KHU VỰC PHÍA BẮC (NHÓM 1) GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2020
(Kèm Quyết định số 1741/QĐ-BGTVT ngày 03 tháng 8 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ
Giao thông vận tải)
STT
|
Tên cảng
|
Hiện trạng
|
Công năng, phân
loại
|
Quy hoạch phát
triển
|
Ghi chú
|
Số cầu bến/chiều
dài (m)
|
Cỡ tàu (103
DWT)
|
Diện tích chiếm đất
(ha)
|
Đến năm 2015
|
Đến năm 2020
|
Công suất (TrT/
năm)
|
Cỡ tàu (103
DWT)
|
Số cầu bến/ chiều
dài (m)
|
Diện tích đất (ha)
|
Công suất (TrT/năm)
|
Cỡ tàu (103
DWT)
|
Số cầu bến/ chiều
dài (m)
|
Diện tích đất (ha)
|
I
|
Cảng Hải Phòng (Cảng tổng hợp quốc gia, cửa
ngõ quốc tế - Loại IA)
|
1
|
Khu bến cảng trên sông Cấm
|
Đang HĐ
|
5 ÷ 10
|
|
TH, Cont, CD
|
23,6
|
5 ÷ 10
|
-
|
132,5
|
20,6
|
5 ÷ 10
|
-
|
122,5
|
Không phát triển mở rộng, từng bước chuyển
đổi công năng
|
1.1
|
Bến Tổng hợp
|
16/2141
|
5 ÷ 10
|
-
|
TH
|
-
|
5 ÷ 10
|
16/2141
|
-
|
-
|
5 ÷ 10
|
12/1497
|
-
|
|
Hoàng Diệu (4-11)
|
8/1304
|
1 ÷ 10
|
-
|
TH
|
-
|
1 ÷ 10
|
8/1304
|
-
|
-
|
1 ÷ 10
|
4/652
|
-
|
|
Vật Cách
|
6/485
|
2 ÷ 3
|
-
|
TH
|
-
|
2 ÷ 3
|
6/485
|
-
|
-
|
2 ÷ 3
|
6/485
|
-
|
|
Cửa Cấm
|
2/352
|
5 ÷ 7
|
-
|
TH
|
-
|
5 ÷ 7
|
2/352
|
-
|
-
|
5 ÷ 7
|
2/352
|
-
|
1.2
|
Bến Containner
|
13/2165
|
5 ÷ 10 (1.000 TEU)
|
-
|
Cont.
|
-
|
5 ÷ 10 (1.000 TEU)
|
13/2165
|
-
|
-
|
5 ÷ 10 (1.000 TEU)
|
13/2165
|
-
|
|
Hoàng Diệu (1-3)
|
3/413
|
1 ÷ 10
|
-
|
Cont.
|
-
|
1 ÷ 10
|
3/413
|
-
|
-
|
1 ÷ 10
|
3/413
|
-
|
|
Chùa Vẽ
|
5/848
|
5 ÷ 10
|
-
|
Cont.
|
-
|
5 ÷ 10
|
5/848
|
-
|
-
|
5 ÷ 10
|
5/848
|
-
|
|
Đoạn Xá
|
1/220
|
5 ÷ 10
|
-
|
Cont.
|
-
|
5 ÷ 10
|
1/220
|
-
|
-
|
5 ÷ 10
|
1/220
|
-
|
|
Transvina
|
1/169
|
5 ÷ 12
|
-
|
Cont.
|
-
|
5 ÷ 12
|
1/169
|
-
|
-
|
5 ÷ 12
|
1/169
|
-
|
|
Green Port
|
2/371
|
5 ÷ 10
|
-
|
Cont.
|
-
|
5 ÷ 10
|
2/371
|
-
|
-
|
5 ÷ 10
|
2/371
|
-
|
|
Nam Hải (Lê Chân)
|
1/144
|
5 ÷ 10
|
-
|
Cont.
|
-
|
5 ÷ 10
|
1/144
|
-
|
-
|
5 ÷ 10
|
1/144
|
-
|
1.3
|
Các bến dịch vụ, chuyên dùng khác
|
-
|
1 ÷ 10
|
-
|
CD
|
-
|
1 ÷ 10
|
-
|
-
|
-
|
1 ÷ 10
|
-
|
-
|
|
2
|
Khu bến cảng Đình Vũ (Gồm cả Nam Đình
Vũ)
|
Đang HĐ
|
10 ÷ 20
|
|
TH, Cont, CD
|
19,1
|
10 ÷ 20
|
18 bến
|
-
|
30,8
|
10 ÷ 20
|
22 bến
|
-
|
|
2.1
|
Bến Tổng hợp
|
5/996
|
10 ÷ 20
|
56
|
TH
|
8,0
|
10 ÷ 20
|
10/2035
|
112
|
9,0
|
10 ÷ 20
|
10/2035
|
112
|
|
2.2
|
Bến Container
|
|
|
Cont.
|
10,1
|
10 ÷ 20 (1.000 ÷
2.000 TEU)
|
4/895
|
46
|
16,8
|
10 ÷ 20 (1.000 ÷
2.000 TEU)
|
7/1555
|
71
|
|
2.3
|
Bến chuyên dùng hàng lỏng, rời
|
3 bến
|
5 ÷ 10
|
-
|
CD
|
1,0
|
10 ÷ 20
|
4 bến
|
-
|
5,0
|
10 ÷ 20
|
5 bến
|
-
|
|
3
|
Khu bến cảng Yên Hưng, Đầm nhà Mạc
|
Chưa XD
|
|
|
CD, TH
|
5,3
|
30 ÷ 50
|
3 ÷ 4 bến
|
-
|
12,0
|
30 ÷ 50
|
9 ÷ 11 bến
|
-
|
|
3.2
|
Bến xăng dầu
|
Chưa XD
|
|
|
CD
|
2,0
|
30 ÷ 50
|
1 ÷ 2 bến
|
-
|
7,0
|
30 ÷ 50
|
4 ÷ 6 bến
|
-
|
Dần thay thế bến
B12
|
3.3
|
Bến Tổng hợp
|
Chưa XD
|
|
|
TH
|
1,5 ÷ 3,25
|
30 ÷ 50
|
2 ÷ 3/450
|
22,5
|
4,5 ÷ 5,0
|
30 ÷ 50
|
5/1125
|
56,5
|
|
4
|
Khu bến cảng Lạch Huyện
|
Chưa XD
|
|
|
Cont, TH
|
12,1 ÷ 13,8
|
50 ÷ 100
|
2 bến
|
45
|
28.2 ÷ 34.8
|
50 ÷ 100
|
8 bến
|
143
|
Khu bến chính cảng
Hải Phòng
|
4.1
|
Bến Tổng hợp
|
Chưa XD
|
|
|
TH
|
|
|
|
|
4,0 ÷ 5,0
|
50
|
3/750
|
30
|
4.2
|
Bến Container
|
Chưa XD
|
|
|
Cont.
|
12,1 ÷ 13,8
|
50 ÷ 100 (4.000 ÷
8.000 TEU)
|
2/750
|
45
|
24,2 ÷ 29,8
|
50 ÷ 100 (4.000 ÷
8.000 TEU)
|
5/1875
|
113
|
5
|
Khu bến cảng Diêm Điền
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
5.1
|
Bến cảng tổng hợp Diêm Điền
|
3/149
|
1
|
2.55
|
TH địa phương loại
2
|
0,25
|
1 ÷ 3
|
3/149
|
2,55
|
0,5
|
1 ÷ 3
|
3/149
|
2,55
|
|
5.2
|
Các bến chuyên dụng khác
|
-
|
-
|
-
|
Chuyên dụng
|
-
|
1 ÷ 3
|
-
|
-
|
-
|
1 ÷ 3
|
-
|
-
|
|
5.3
|
Bến cảng trung tâm Nhiệt điện Thái Bình
|
Đang XD
|
1 ÷ 2
|
|
CD của nhà máy
|
-
|
1 ÷ 2
|
-
|
-
|
-
|
1 ÷ 2
|
-
|
-
|
Quy mô theo yêu cầu của nhà máy
|
6
|
Khu bến cảng Hải Thịnh
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
6.1
|
Bến cảng tổng hợp Thịnh Long
|
2/200
|
1
|
3.5
|
TH địa phương loại
2
|
0,25
|
1 ÷ 3
|
2/200
|
3,5
|
0,5
|
1 ÷ 3
|
2/200
|
3,5
|
|
6.2
|
Bến Cảng trung tâm Nhiệt điện Nam Định
|
Chưa XD
|
-
|
-
|
CD của nhà máy
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
Quy mô theo yêu cầu của nhà máy
|
7
|
Khu bến Nam Đồ Sơn
|
Chưa XD
|
-
|
-
|
CD phục vụ quốc
phòng an ninh
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
Tiềm năng
|
II
|
Cảng Hòn Gai (Cảng tổng hợp quốc gia, đầu
mối hku vực- Loại I)
|
1
|
Khu vực cảng Cái Lân
|
Đang HĐ
|
20 ÷ 50
|
15.47
|
TH, Cont.
|
9,55÷ 11,0
|
20 ÷ 50
|
8 bến
|
65
|
14,0 ÷ 15,8
|
20 ÷ 50
|
9 bến
|
75
|
|
1.1
|
Bến tổng hợp
|
3/616
|
20 ÷ 45
|
11.26
|
TH
|
4,6÷ 5,0
|
20 ÷ 50
|
6/1180
|
45
|
4,6 ÷ 5,0
|
20 ÷ 50
|
6/1180
|
45
|
|
1.2
|
Bến Container
|
1/230
|
20 ÷ 50 (3.000 ÷
4.000 TEU)
|
4.21
|
Cont.
|
4,95÷ 6,0
|
20 ÷ 50 (3.000 ÷
4.000 TEU)
|
2/460
|
20
|
9,4 ÷ 10,8
|
20 ÷ 50 (3.000 ÷
4.000 TEU)
|
3/690
|
30
|
|
2
|
Các bến cảng chuyên dùng
|
Đang HĐ
|
|
|
CD
|
13,0
|
1 ÷ 15
|
15 bến
|
|
10,0
|
1 ÷ 15
|
|
|
|
2.1
|
Xi măng Thăng Long
|
3 bến
|
1 ÷ 15
|
-
|
CD
|
-
|
1 ÷ 15
|
3 bến
|
-
|
-
|
1 ÷ 15
|
3 bến
|
|
|
2.2
|
Nhiệt điện Thăng Long
|
Chưa XD
|
|
|
CD
|
-
|
1
|
5 bến
|
-
|
-
|
1
|
5 bến
|
|
|
2.3
|
Xi măng Hạ Long
|
2 bến
|
1 ÷ 15
|
-
|
CD
|
-
|
1 ÷ 15
|
3 bến
|
-
|
-
|
1 ÷ 15
|
3 bến
|
|
|
2.4
|
Xăng dầu B12
|
2 bến
|
10 ÷ 40
|
-
|
CD
|
5,0
|
10 ÷ 40
|
3 bến
|
-
|
(Di dời trước năm
2020)
|
2.5
|
Bến khách Hòn Gai
|
1 bến
|
100.000 GRT
|
-
|
Khách du lịch quốc
tế, Bắc-Nam
|
50 vạn khách/năm
|
10 vạn GRT
|
1 bến
|
-
|
95 vạn khách/ năm
|
10 vạn GRT
|
1 bến
|
-
|
|
III
|
Cảng Cẩm Phả
|
1
|
Bến cảng chuyên dùng
|
Đang HĐ
|
0.3 ÷ 70
|
|
CD
|
26,0
|
0.3 ÷ 70
|
6 bến
|
-
|
32,0
|
0.3 ÷ 70
|
6 bến
|
-
|
|
1.1
|
Bến than Cửa Ông
|
3 bến
|
10 ÷ 70
|
22.8
|
CD
|
23,0
|
10 ÷ 70
|
3 bến
|
-
|
28,0
|
10 ÷ 70
|
3 bến
|
-
|
|
1.2
|
Bến Xi măng Cẩm Phả
|
3 bến
|
0.3 ÷ 15
|
-
|
CD
|
3,0
|
0.3 ÷ 15
|
3 bến
|
-
|
4,0
|
0.3 ÷ 15
|
3 bến
|
-
|
|
2
|
Bến cảng tổng hợp Cẩm Phả
|
Chưa XD
|
|
|
TH
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
Nghiên cứu phù hợp yêu cầu bảo vệ môi
trường
|
IV
|
Cảng Hải Hà
|
Chưa XD
|
-
|
-
|
CD có bến TH
|
-
|
30 ÷ 50
|
-
|
-
|
-
|
30 ÷ 80
|
-
|
-
|
Tiềm năng, phát triển đáp ứng nhu cầu Khu
kinh tế Hải Hà và nhu cầu, năng lực của Nhà đầu tư.
|
V
|
Cảng Vạn Gia (các bến thủy nội địa dọc sông
Ka Long, Dân Tiến là vệ tinh)
|
1 bến phao neo
|
5 ÷ 10
|
-
|
TH địa phương loại
2
|
1,0
|
5 ÷ 10
|
1 bến phao neo
|
-
|
1,0
|
5 ÷ 10
|
1 bến phao neo
|
-
|
|
VI
|
Cảng Mũi Chùa, Vạn Hoa
|
1/54
|
1 ÷ 3
|
1
|
TH địa phương loại
2
|
0,25
|
1 ÷ 3
|
1/100
|
3,5
|
0,5
|
1 ÷ 3
|
2/200
|
5,5
|
|
* Ghi chú:
- Khu chuyển tải Bến Gót thuộc cảng Hải Phòng
vẫn hoạt động theo QĐ 885/QĐ-TTg;
- Khu chuyển tải tại vịnh Lan Hạ, Hòn Gai là
tạm thời cho đến khi hình thành các bến đầu tiên tại Lạch Huyện;
- Viết tắt: +TH: tổng hợp; + Cont: Container;
+ CD: Chuyên dùng; + HĐ: Hoạt động; + XD: Xây dựng.
Quyết định 1741/QĐ-BGTVT năm 2011 phê duyệt Quy hoạch chi tiết Nhóm cảng biển phía Bắc (Nhóm 1) đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
THE
MINISTRY OF TRANSPORT
-------
|
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
---------
|
No.
1741/QD-BGTVT
|
Hanoi,
August 03, 2011
|
DECISION APPROVING THE DETAILED MASTER PLAN ON THE SEAPORT GROUP IN
NORTH VIETNAM (GROUP 1) THROUGH 2020, WITH ORIENTATIONS TOWARD 2030 THE MINISTER OF TRANSPORT Pursuant to the November 26,
2003 Construction Law; Pursuant to the June 14, 2005 Maritime Code of Vietnam; Pursuant to the Government’s
Decree No. 51/2008/ND-CP of April 22, 2008, defining the functions, tasks,
powers and organizational structure of the Ministry of Transport; Pursuant to the Government’s
Decree No. 92/2006/ND-CP of September 7, 2006, on elaboration, appraisal,
approval and management of socio- economic development master plans, and Decree
No. 04/2008/ND-CP of January 11, 2008, amending and supplementing a number of
articles of Decree No. 92/2006/ND-CP; Pursuant to the Prime
Minister’s Decision No. 2190/QD-TTg of December 24, 2009, approving the master
plan on development of Vietnam’s seaport system through 2020, with orientations
toward 2030; Pursuant to Report No.
1694/TTr-CHHVN-KHDT of July 29, 2011, of the Vietnam Maritime Administration,
and the minutes of the meeting of the Appraisal Council in June 2011, on the
detailed master plan on the seaport group in North Vietnam (Group 1) through
2020, with orientations toward 2030; ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 DECIDES: Article 1.
To approve the detailed master plan on the seaport group in North Vietnam
(Group 1) through 2020, with orientations toward 2030, with the following
principal contents: 1. Scope of
the master plan Group 1 consists of seaports in coastal provinces and a city in
the northern region, including Quang Ninh, Thai Binh, Nam Dinh and Ninh Binh
provinces and Hai Phong city. These seaports’ zone of attraction embraces all
the northern provinces plus a certain volume of cargo transiting China. 2.
Development viewpoints and objectives a/ Development viewpoints: - To develop seaports to meet
the cargo shipping need of the northern region, especially the dynamic economic
triangle of Hanoi - Haiphong - Quang Ninh. The functions, role and size of each
seaport must be rational and in line with the Prime Minister-approved master
plan on development of Vietnam’s seaport system through 2020, with orientations
toward 2030. - To develop seaports rationally
on the basis of fully utilizing natural advantages of the region; to gradually
renew and upgrade facilities for exploiting seaports and navigable channels to
suit the maintenance and regular repair need and capability; to develop the
international gateway seaport of Haiphong seaward to be able to accommodate
large-tonnage ships, mitigate difficulties in navigable channels, and create a
motive force for the socio-economic development in the whole northern region. - To develop seaports with
complete infrastructure facilities including piers, water zones, navigable
channels, maritime safety system, technical networks and behind-port
infrastructure facilities. To pay special attention to linking seaports and the
national transport system (roads, railways, internal waterways, etc.) and
logistics service centers in the region; to develop seaports in synchrony and
harmony with local and regional socio- economic development master plans; to
incorporate and satisfy requirements of related sectors’ master plans. - To concentrate resources on
developing the international gateway seaport of Haiphong. To develop other
seaports on the basis of rationally exploiting to the utmost existing
infrastructure and making in-depth investments in order to raise their
operating capacity. To develop newly built seaports, especially container
wharves, on the basis of investing in modern loading/unloading technologies and
applying sciences and high technologies to their management and operation. - To closely combine seaport
development with environmental protection, assuring sustainable development as
well as security and national defense. ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 b/ Development objectives and
orientations - General objectives: To develop
seaports in the North Vietnam (Group 1) in a synchronous and effective manner;
to concentrate resources on developing the international gateway seaport of
Haiphong; to develop the national and regional major general seaports (Hai Phong
and Hon Gai) in a sustainable, intensive and effective manner in order to
reduce cargo congestion and generate a momentum for development of seaport
urban centers and coastal industrial parks and economic zones, contributing to
vigorously promoting economic development of the whole region. - Specific targets: + To ensure a port throughput in
the planning periods as follows: . 112 ÷ 125 million tons/year by
2015; . 146 ÷ 176 million tons/year by
2020; . 320 million tons/year by 2030. + To rally resources to complete
investment in developing Haiphong international gateway seaport in Lach Huyen
wharf area to be able to accommodate ships of up to 100,000 DWT, thereby
facilitating the transportation of Vietnam’s imports and exports on long-range
shipping routes and attracting international cargoes shipped through the
region. + To renovate, and make
intensive investment in raising the capacity of Haiphong seaport (Dinh Vu wharf
area and Cam river wharf area), Hon Gai seaport (Cai Lan wharf area) and other
local general wharves in order to effectively exploit existing infrastructure
works, meeting the need for handling seaborne cargoes in each area. ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 a/ Detailed planning of seaports
in the group Group 1 consists of Haiphong,
Hon Gai, Cam Pha, Hai Ha, Van Gia, Mui Chua, Van Hoa, Diem Dien and Hai Thinh
seaports. - Haiphong seaport: This is a
national and international gateway general seaport (class IA), which consists
of Lach Huyen wharf area, Dinh Vu wharf area (including also South Dinh Vu
area), Cam river wharf area and Yen Hung - Mac house lagoon wharf area,
specifically as follows: + Lach Huyen wharf area: The
wharf area can accommodate container ships of up to 100,000 DWT. General
wharves will be located for general cargo ships of over 50,000 DWT. The
projected cargo throughput by 2015, 2020 and 2030 will reach around 12.1 -
13.8, 28.2 - 34.8 and nearly 120 million tons/year, respectively. + Dinh Vu wharf area (including
also South Dinh Vu area): To continue investing in building general, container
and special-use wharves under planning for ships of up to 20,000 DWT which are
not fully loaded to enter the area on high tide for cargo handling. The
projected cargo throughput by 2015, 2020 and 2030 will reach 19.1, around 31
and around 42 million tons/year, respectively. + The Cam river wharf area: To
limit the expansion of wharves in this area, especially those within the inner
city of Haiphong city which will have their utilities transformed under the
city’s planning. Wharves in this area will receive only intensive investments
to maintain their effective operation to accommodate ships of up to 10,000 DWT.
The projected cargo throughput by 2015, 2020 and 2030 will reach around 23.6,
20 and 18 million tons/year, respectively. + Yen Hung wharf area (Chanh
river and Mac house lagoon): This area consists of general and special-use
wharves in Yen Hung area along Chanh river for ships of up to 50,000 DWT and in
Mac house lagoon area for ships of up to 10,000 DWT; general wharves will mainly
be located on the right bank of Chanh river while special-use wharves will
mainly be built on the left bank of Chanh river and Mac house lagoon area; the
petrol and oil wharf area for ships of up to 40,000 DWT is planned for oil
terminal B12 relocated from Hon Gai. The projected cargo throughput by 2015,
2020 and 2030 will reach around 5.3, 12 and 25 million tons/year, respectively. + Diem Dien wharf area: This
area is a local general seaport (class II) which can accommodate ships of
between 1,000 - 3,000 DWT and will have a cargo throughput of around 0.25 and
0.5 million tons/year by 2015 and 2020 respectively. + Hai Thinh wharf area: This
area is a local general seaport (class II) which can accommodate ships of
between 1,000 - 3,000 DWT and will have a cargo throughput of around 0.25 and
0.5 million tons/year by 2015 and 2020 respectively. ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 - Hon Gai seaport: This is a
national general and regional key seaport (class I), which consists of the main
wharf area of Cai Lan and special-use wharves of Thang Long and Ha Long cement
plants and Thang Long thermal power project, oil terminal B12 and the Hon Gai
passenger ship landing. The Hon Gai seaport development must pay special
attention to the environment of Ha Long Bay. These are specifically as follows: + Cai Lan wharf area: To
continue building general and container wharves in a rational manner in
addition to the existing wharves to accommodate ships of up to 50,000 DWT so as
to bring into full play the advantages of the existing general wharf area. The
projected cargo throughput by 2015 and 2020 will reach around 11 and 14-16
million tons/year, respectively. + Special-use wharves: To
continue maintaining and building under approved projects special-use wharves
of Thang Long and Ha Long cement plants and Thang Long thermal power project
for ships of up to 15,000 DWT. To limit to the utmost the development of other
special-use wharves in Cai Lan bay area in order to protect the Ha Long Bay
world heritage. + To step by step relocate oil
terminal B12 during the 2015-20 period. + The Hon Gai passenger ship
landing: This is a place accommodating North-South tourist passenger ships and
international passenger ships of up to 100,000 GRT. The number of landing
stages will increase to meet practical needs. - Cam Pha seaport: This is a
special-use seaport having general wharves, specifically as follows: + Special-use wharves for coal:
To continue maintaining and increase the operating capacity of Cua Ong coal
wharf area for ships of up to 70,000 DWT (including also Hon Net transshipment
area). The cargo throughput at these wharves by 2015 and 2020 will be around 23
and 28 million tons/year, respectively. + Cam Pha general wharves: If
the environmental protection requirements are satisfied, the development of
general wharves in Con Ong islet for ships of between 30,000 - 50,000 DWT may
be studied. - Hai Ha seaport: This is a
special-use seaport having general wharves capable of accommodating ships of
between 30,000 - 80,000 DWT to meet the cargo transportation needs of
industrial establishments in Hai Ha economic zone. To develop this seaport
according to the needs and investment capability of investors in the economic
zone. ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 + Van Gia seaport: This is a local
general seaport (class II), consisting of moored transshipment wharves for
ships of between 5,000 - 10,000 DWT. The cargo throughput at this seaport will
reach 1 million tons/year. + Mui Chua and Van Hoa seaports:
These are local general seaports (class II). Mui Chua seaport will
accommodate ships of between 1,000 - 3,000 DWT. The cargo throughput at
this seaport by 2015 and 2020 will be around 0.25 and 0.5 million tons/year,
respectively. Van Hoa seaport will not be developed in the near future. (The detailed list of sizes and
functions of seaports in the group; positions and scopes of logistics centers
are specified in the Appendix and the master plan dossier attached to this
Decision, not printed herein). b/ Planning of development of
access channels - Access channels of Haiphong
seaport: + Lach Huyen channel section: By
2015, to accommodate fully loaded ships of 50,000 DWT and partially loaded
ships of 100,000 DWT. By 2020, to consider dredging the channel section for
ships of up to 100,000 DWT. + Ha Nam - Bach Dang channel
section: To maintain the capacity of this channel section to accommodate fully
loaded ships of 10,000 DWT and partially loaded ships of over 10,000 DWT. To
study the possibility of upgrading the channel suitable to the dredging and
maintai-ning capability and investment efficiency. ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 + The channel section on Chanh
river (from Lach Huyen channel section to Yen Hung wharf area): By 2015 to
accommodate general cargo ships of 30,000 DWT to enter or leave the seaport on
high tide; by 2020, to study the possibility of upgrading the channel for ships
of 30,000 DWT. - Access channels of Hon Gai
seaport: + Lach Mieu - Dau Trau - Hon Mot
channel section: To maintain the operation of the channel at its natural depth. + Hon Mot - Cai Lan wharf
channel section: For ships of up to 50,000 DWT in ocean voyages; - Access channels of Cam Pha
seaport: To maintain existing operation conditions for ships of up to 60,000
DWT in ocean voyages. To develop the channel on the basis of existing channel
sections in subsequent periods to meet specific requirements of the seaport. - Access channels of local
general seaports: To continue annual dredging and maintenance of these channels
to maintain their operation and ensure appropriate conditions for operating
these seaports. To study the possibility of regulating and stabilizing access
channels of Diem Dien and Hai Thinh seaports before considering appropriate
upgrading of these channels. c/ Priority projects through
2015 - Navigable channels: To complete investing in port
infrastructure works (navigable channels, breakwaters, etc.) of Hai Phong
international gateway seaport in Lach Huyen. ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 + To build two departure wharves
for container ships of up to 100,000 DWT in Lach Huyen. + To continue investing with
capital of enterprises in three wharves (2, 3 and 4) in Cai Lan general wharf
area to accommodate ships of up to 50,000 DWT. + General and container wharves
in Dinh Vu and South Dinh Vu wharf areas. - Special-use wharves: + The major special-use wharf
for liquid goods in the northern region will be located in Chanh river area for
step-by-step relocation of oil terminal B12. + Special-use wharves for
maritime services, liquid and bulky goods will be located in Dinh Vu and South
Dinh Vu areas. - Port-linking infrastructure: To build Tan Vu - Lach Huyen
road linking Lach Huyen seaport with Hanoi - Haiphong expressway. 4. Policies,
mechanisms and solutions for implementation ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 - To concentrate state budget
funds on public infrastructure facilities (navigable channels and breakwaters
for common use) connected to important seaports. Wharf infrastructure
facilities will be built with funds lawfully mobilized from enterprises. All
infrastructure and port-linking infrastructure facilities of seaports and
wharves recommended by investors, including general wharves, will be built with
capital raised by these investors themselves. - To study and permit on a pilot
basis foreign partners to invest in loading and unloading equipment and hire other
entities to operate port infrastructure facilities invested with domestic
capital (associated with transfer of advanced technologies). - To further step up the
administrative reform in the management of investment and operation of wharves
toward simplicity and compliance with international standards. To enhance the
state management in the course of implementation of the master plan on
development of seaports in the group, paying attention to the master plan’s
consistency and harmonious integration with regional transport network
development master plans, construction master plans and socio-economic
development general plans of localities and territorial areas having seaports. - To step up the building of
wharves and wharf areas for common use in economic zones and industrial parks
so as to promote the investment effectiveness and use of natural resources in
the coastline for building seaports. To reserve appropriate land areas behind
seaports for building goods distribution centers with logistic functions. - To further step up the
administrative reform in the management of investment and operation of seaports
toward simplicity and modernity; to study and apply on a pilot basis the model
of “port management office” at seaports where conditions permit; to facilitate
the location of working offices of maritime port authorities and specialized
state management agencies in new port areas in order to ensure prompt state
management at seaports; and to encourage investors in economic zones and
industrial parks to invest in seaport infrastructure and port-linking
infrastructure facilities. Article 2.
Management and organization of implementation of the master plan 1. The Vietnam Maritime
Administration shall: - Coordinate with
provincial-level People’s Committees and related agencies in publicizing and
managing the implementation of the approved master plan. - Report to the Ministry of
Transport for consideration and decision on addition and adjustment of
functions and sizes of seaports and wharves. ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 - Annually coordinate with local
administrations and related agencies in inspecting the implementation of the
master plan, reviewing and proposing measures to handle projects implemented
not under the master plan, and reporting to the Ministry of Transport. - Assign the Vietnam Maritime
Administration to study a general and comprehensive mechanism for management
and operation of Haiphong international gateway seaport in combination with
development of infrastructure and provision of maritime, logistic, financial,
banking and other related services so that the seaport can properly operate as
an international gateway and fairly compete with other regional seaports. 2. Ministries, sectors and
provincial-level People’s Committees shall: - Direct investors in
formulating projects to build, renovate and upgrade seaports and navigable
channels in line with the approved master plan and in accordance with current
regulations on construction investment management. - Provincial-level People’s
Committees shall base themselves on the approved master plan to closely manage
and use for proper purposes land areas reserved for building seaports; arrange
land areas for synchronous development of seaports and infrastructure
facilities linked with seaports, service areas behind seaports, logistic and
maritime service areas in order to assure favorable conditions for seaport
operation; and coordinate with the Ministry of Transport in organizing
harmonious traffic, ensuring that port-linking traffic does not conflict with
urban traffic. - Regarding the updating of
wharf areas and wharves not yet specified in this master plan: + For wharf areas and wharves
for different types of cargoes and built by different investors:
Provincial-level People’s Committees shall direct functional agencies in
working out and submitting detailed master plans to the Vietnam Maritime
Administration for appraisal and reporting to the Ministry of Transport for
consideration and approval. + For other wharf areas and
wharves: Provincial-level People’s Committees shall direct investors or
functional agencies in working out and submitting detailed master plans to the
Ministry of Transport and the Vietnam Maritime Administration for study and
updating in the detailed master plan on the seaport group, and manage these
master plans. Article 3.
This Decision takes effect on the date of its signing. ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 MINISTER
OF TRANSPORT
Ho Nghia Dung
Quyết định 1741/QĐ-BGTVT ngày 03/08/2011 phê duyệt Quy hoạch chi tiết Nhóm cảng biển phía Bắc (Nhóm 1) đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
6.398
|
NỘI DUNG SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Văn bản bị thay thế
Văn bản thay thế
Chú thích
Chú thích:
Rà chuột vào nội dụng văn bản để sử dụng.
<Nội dung> = Nội dung hai
văn bản đều có;
<Nội dung> =
Nội dung văn bản cũ có, văn bản mới không có;
<Nội dung> = Nội dung văn
bản cũ không có, văn bản mới có;
<Nội dung> = Nội dung được sửa đổi, bổ
sung.
Click trái để xem cụ thể từng nội dung cần so sánh
và cố định bảng so sánh.
Click phải để xem những nội dung sửa đổi, bổ sung.
Double click để xem tất cả nội dung không có thay
thế tương ứng.
Tắt so sánh [X] để
trở về trạng thái rà chuột ban đầu.
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
FILE ATTACHED TO DOCUMENT
|
|
|
Địa chỉ:
|
17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
|
Điện thoại:
|
(028) 3930 3279 (06 lines)
|
E-mail:
|
inf[email protected]
|
Mã số thuế:
|
0315459414
|
|
|
TP. HCM, ngày 31/05/2021
Thưa Quý khách,
Đúng 14 tháng trước, ngày 31/3/2020, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã bật Thông báo này, và nay 31/5/2021 xin bật lại.
Hơn 1 năm qua, dù nhiều khó khăn, chúng ta cũng đã đánh thắng Covid 19 trong 3 trận đầu. Trận 4 này, với chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, chắc chắn chúng ta lại thắng.
Là sản phẩm online, nên 250 nhân sự chúng tôi vừa làm việc tại trụ sở, vừa làm việc từ xa qua Internet ngay từ đầu tháng 5/2021.
Sứ mệnh của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là:
sử dụng công nghệ cao để tổ chức lại hệ thống văn bản pháp luật,
và kết nối cộng đồng Dân Luật Việt Nam,
nhằm:
Giúp công chúng “…loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu…”,
và cùng công chúng xây dựng, thụ hưởng một xã hội pháp quyền trong tương lai gần;
Chúng tôi cam kết dịch vụ sẽ được cung ứng bình thường trong mọi tình huống.
THÔNG BÁO
về Lưu trữ, Sử dụng Thông tin Khách hàng
Kính gửi: Quý Thành viên,
Nghị định 13/2023/NĐ-CP về Bảo vệ dữ liệu cá nhân (hiệu lực từ ngày 01/07/2023) yêu cầu xác nhận sự đồng ý của thành viên khi thu thập, lưu trữ, sử dụng thông tin mà quý khách đã cung cấp trong quá trình đăng ký, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Quý Thành viên xác nhận giúp THƯ VIỆN PHÁP LUẬT được tiếp tục lưu trữ, sử dụng những thông tin mà Quý Thành viên đã, đang và sẽ cung cấp khi tiếp tục sử dụng dịch vụ.
Thực hiện Nghị định 13/2023/NĐ-CP, chúng tôi cập nhật Quy chế và Thỏa thuận Bảo về Dữ liệu cá nhân bên dưới.
Trân trọng cảm ơn Quý Thành viên.
Tôi đã đọc và đồng ý Quy chế và Thỏa thuận Bảo vệ Dữ liệu cá nhân
Tiếp tục sử dụng
Cảm ơn đã dùng ThuVienPhapLuat.vn
- Bạn vừa bị Đăng xuất khỏi Tài khoản .
-
Hiện tại có đủ người dùng cùng lúc,
nên khi người thứ vào thì bạn bị Đăng xuất.
- Có phải do Tài khoản của bạn bị lộ mật khẩu
nên nhiều người khác vào dùng?
- Hỗ trợ: (028) 3930.3279 _ 0906.229966
- Xin lỗi Quý khách vì sự bất tiện này!
Tài khoản hiện đã đủ người
dùng cùng thời điểm.
Quý khách Đăng nhập vào thì sẽ
có 1 người khác bị Đăng xuất.
Tài khoản của Quý Khách đẵ đăng nhập quá nhiều lần trên nhiều thiết bị khác nhau, Quý Khách có thể vào đây để xem chi tiết lịch sử đăng nhập
Có thể tài khoản của bạn đã bị rò rỉ mật khẩu và mất bảo mật, xin vui lòng đổi mật khẩu tại đây để tiếp tục sử dụng
|
|