|
Bản dịch này thuộc quyền sở hữu của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Mọi hành vi sao chép, đăng tải lại mà không có sự đồng ý của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là vi phạm pháp luật về Sở hữu trí tuệ.
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT has the copyright on this translation. Copying or reposting it without the consent of
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT is a violation against the Law on Intellectual Property.
X
CÁC NỘI DUNG ĐƯỢC SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Các nội dung của VB này được VB khác thay đổi, hướng dẫn sẽ được làm nổi bật bằng
các màu sắc:
: Sửa đổi, thay thế,
hủy bỏ
Click vào phần bôi vàng để xem chi tiết.
|
|
|
Đang tải văn bản...
Số hiệu:
|
1671/QĐ-UBND
|
|
Loại văn bản:
|
Quyết định
|
Nơi ban hành:
|
Tỉnh Thanh Hóa
|
|
Người ký:
|
Lê Đức Giang
|
Ngày ban hành:
|
24/04/2024
|
|
Ngày hiệu lực:
|
Đã biết
|
Ngày công báo:
|
Đang cập nhật
|
|
Số công báo:
|
Đang cập nhật
|
|
Tình trạng:
|
Đã biết
|
ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1671/QĐ-UBND
|
Thanh Hóa, ngày
24 tháng 4 năm 2024
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN DI DỜI CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT GÂY Ô NHIỄM MÔI
TRƯỜNG RA KHỎI ĐÔ THỊ, KHU DÂN CƯ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA ĐẾN NĂM 2030
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA
Căn cứ Luật Tổ chức chính
quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ
chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường
số 72/2020/QH14 ngày 17/11/2020;
Căn cứ Nghị định số
08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của
Luật Bảo vệ môi trường; Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21/01/2020 của Chính phủ
hướng dẫn Chi tiết Luật chăn nuôi; Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của
Chính phủ về thu tiền đất, thuê mặt nước; Nghị định số 68/2017/NĐ-CP ngày
25/5/2017 của Chính phủ về quản lý, phát triển cụm công nghiệp; Nghị định số
218/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành
Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp;
Căn cứ Chương trình hành động
số 15-CTr/TU ngày 25/5/2021 của Tỉnh ủy Thanh Hóa thực hiện Nghị quyết Đại hội
đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết, Đại hội Đảng bộ tỉnh lần
thứ XIX, nhiệm kỳ 2020-2025;
Căn cứ Kết luận số
2351-KL/TU ngày 18/4/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Đề án Di dời các cơ sở
gây ô nhiễm môi trường ra khỏi đô thị, khu dân cư trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến
năm 2030;
Căn cứ Quyết định số
2999/QĐ-UBND ngày 09/08/2021 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc ban hành Kế hoạch
hành động của UBND tỉnh thực hiện Nghị quyết số 13/NQ-CP ngày 03/02/2021 của
Chính phủ và Chương trình hành động của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh thực hiện
Nghị quyết số 58-NQ/TW ngày 05/08/2020 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển
tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 của UBND tỉnh Thanh Hóa;
Căn cứ Quyết định số
4060/QĐ-UBND ngày 15/10/2021 của UBND tỉnh về việc ban hành Kế hoạch hành động
thực hiện Chương trình hành động của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh thực hiện Nghị
quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh
lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020-2025;
Căn cứ Quyết định 5510/QĐ-UBND
ngày 30 /12/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề cương chi tiết Đề
án Di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường trong khu đô thị, khu dân
cư vào các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu sản xuất tập trung trên địa
bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở
Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 154/TTr-STNMT ngày 30/01/2024 về việc
phê duyệt Đề án “Di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường ra khỏi đô thị,
khu dân cư trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030”.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Phê duyệt Đề án “Di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường ra khỏi đô thị,
khu dân cư trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030” (có Đề án chi tiết kèm
theo).
Điều 2.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Chủ
tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; Giám đốc các Sở, Ban, ngành: Tài nguyên và Môi
trường, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Công Thương, Khoa học và Công
nghệ, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thông tin và Truyền thông, Công an tỉnh;
Điện lực Thanh Hóa; Ban Quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn và các KCN; Trung tâm Xúc
tiến đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành
phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định
này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 2 QĐ;
- Bộ TNMT (để báo cáo);
- Thường trực: Tỉnh ủy, HĐND tỉnh (để b/c);
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh (để b/c);
- Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Thanh Hóa;
- Cổng TTĐT tỉnh, Công báo tỉnh;
- Báo Thanh Hóa, Đài PT-TH tỉnh;
- Lưu: VT, PgNN.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Đức Giang
|
ĐỀ ÁN
DI DỜI CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG RA KHỎI ĐÔ
THỊ, KHU DÂN CƯ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA ĐẾN NĂM 2030
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1671/QĐ-UBND ngày 24/4/2024 của UBND tỉnh
Thanh Hóa)
Phần I
SỰ CẦN THIẾT, CĂN CỨ VÀ PHẠM VI XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
I. SỰ CẦN
THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
Theo số liệu báo cáo của UBND
các huyện, thị xã, thành phố, hiện trên địa bàn toàn tỉnh có 826 cơ sở sản xuất,
kinh doanh (sau đây gọi tắt là cơ sở) đang hoạt động trong đô thị, khu dân cư
gây ô nhiễm môi trường, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường; bao gồm các loại
hình sản xuất: Chăn nuôi gia súc, gia cầm (342 cơ sở); chế biến đá xẻ, đá ốp
lát (190 cở sở); chế biến lâm sản, sản xuất đồ gỗ, mộc dân dụng (109 cơ sở);
thu mua, tái chế phế liệu, giặt bao bì (75 cơ sở); sản xuất bún (26 cơ sở); giết
mổ gia súc, gia cầm (30 cơ sở); gia công cơ khí (19 cơ sở); sản xuất gạch không
nung (14 cơ sở); các loại hình khác: ươm tơ, dệt nhiễu, chế biến thức ăn chăn
nuôi, sửa chữa ô tô, sản xuất bia, kinh doanh than…): 21 cơ sở. Các cơ sở này tập
trung ở 18/27 huyện, thị xã, thành phố (thành phố Thanh Hóa, thành phố Sầm
Sơn; thị xã Nghi Sơn, các huyện: Yên Định, Thọ Xuân, Triệu Sơn , Đ ôn g S ơn ,
Nga Sơn, Hậu Lộc, Hà Trung, Hoằng Hóa, Thiệu Hóa, Bá Thước, Lang Chánh, Thạch
Thành, Quan Sơn, Vĩnh Lộc, Quảng Xương).
Hầu hết các cơ sở hoạt động tự
phát trên đất ở của hộ gia đình, trên đất thuộc quy hoạch khu dân cư, đô thị..,
mặt bằng sản xuất chật hẹp, không đảm bảo khoảng cách an toàn về môi trường, sử
dụng công nghệ lạc hậu, lao động thủ công; chưa có hồ sơ, thủ tục về môi trường;
không đầu tư đầy đủ công trình xử lý chất thải hoặc công trình còn sơ sài,
không đúng tiêu chuẩn, không vận hành thường xuyên, chất thải chưa được thu
gom, xử lý triệt để thải trực tiếp ra môi trường, gây ô nhiễm môi trường, ảnh
hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt của nhân dân xung quanh.
Thời gian qua, Sở Tài nguyên và
Môi trường và UBND các huyện, thị xã, thành phố đã nhận được nhiều đơn thư, phản
ánh của người dân về ô nhiễm môi trường do các cơ sở trên gây ra. Qua kiểm tra,
xác minh cho thấy, hầu hết các cơ sở chưa có hồ sơ, thủ tục về môi trường (Báo
cáo đánh giá tác động môi trường, Đề án BVMT, cam kết BVMT, kế hoạch BVMT);
chất lượng môi trường không khí, tiếng ồn, nước thải trước khi thải ra môi trường
còn nhiều chỉ tiêu vượt quy chuẩn cho phép nhiều lần; việc khắc phục tình trạng
ô nhiễm môi trường tại chỗ của các cơ sở, hộ gia đình sản xuất gặp nhiều khó
khăn, do quỹ đất hạn hẹp, kinh phí hạn chế không đáp ứng được yêu cầu xây dựng
công trình xử lý chất thải, ý thức chấp hành pháp luật về BVMT còn hạn chế,...
Qua việc phản ánh qua đơn thư, đường dây nóng thường xuyên của các hộ dân cho
thấy những bức xúc trong việc các cơ sở gây ô nhiễm môi trường này cần phải được
giải quyết dứt điểm.
Trước thực trạng trên, ngày
25/5/2021, Tỉnh ủy đã ban hành Chương trình hành động số 15-CTr/TU thực hiện
Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết, Đại
hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020-2025, trong đó, giao Ban Cán sự
UBND tỉnh chuẩn bị Đề án “Di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường
trong đô thị, khu dân cư vào các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu sản xuất
tập trung trên địa bàn tỉnh” (nay đã được đổi tên thành Đề án “Di dời
các cơ sở gây ô nhiễm môi trường ra khỏi đô thị, khu dân cư trên địa bàn tỉnh
Thanh Hóa đến năm 2030” theo Kết luận số 2351-KL/TU ngày 18/4/2023 của Ban
Thường vụ Tỉnh ủy).
II. CĂN CỨ
PHÁP LÝ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
2.1. Các văn bản quy phạm
pháp luật và các văn bản chỉ đạo của TW
- Luật Bảo vệ môi trường số
72/2020/QH14 ngày 17/11/2020;
- Luật Luật Đất đai số
45/2013/QH13 ngày 29/12/2013;
- Luật Quy hoạch số
21/2017/QH14 ngày 24/11/2017;
- Nghị quyết số 58-NQ/TW ngày
05/8/2020 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm
2030, tầm nhìn đến năm 2045;
- Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày
16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về nông nghiệp, nông dân,
nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;
- Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày
18/3/2013 của Chính phủ về một số vấn đề cấp bách trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;
- Nghị định số 08/2022/NĐ-CP
ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi
trường;
- Nghị định số 13/2020/NĐ-CP
ngày 21/01/2020 của Chính phủ hướng dẫn Chi tiết Luật chăn nuôi;
- Nghị định số 46/2022/NĐ-CP
ngày 13/7/2022 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định
số 13/2020/NĐ-CP ngày 21/01/2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật Chăn
nuôi;
- Nghị định số 45/2014/NĐ-CP
ngày 15/5/2014 của Chính phủ về thu tiền sử dụng đất;
- Nghị định số 46/2014/NĐ-CP
ngày 15/5/2014 của Chính phủ về thu tiền đất, thuê mặt nước;
- Nghị định số 32/2024/NĐ-CP
ngày 15/3/2024 của Chính phủ về quản lý, phát triển cụm công nghiệp;
- Nghị định số 218/NĐ-CP ngày
26/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Thuế thu
nhập doanh nghiệp;
- Nghị định số 12/2015/NĐ-CP
ngày 12/02/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành luật sửa đổi, bổ sung
một số điều của các luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định
về thuế;
- Thông tư số
18/2023/TT-BNNPTNT ngày 15/12/2023 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc sửa đổi,
bổ sung một số điều của Thông tư số 23/2019/TTBNNPTNT ngày 30/11/2019 của Bộ
trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn một số điều của Luật
Chăn nuôi về hoạt động chăn nuôi;
- QCVN 01:2021/BXD Quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng.
2.2. Các văn bản chỉ đạo của
tỉnh Thanh Hóa
- Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày
18/8/2016 của BCH Đảng bộ tỉnh về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công
tác bảo vệ môi trường đến năm 2020, định hướng đến năm 2025;
- Nghị quyết số
172/2021/NQ-HĐND ngày 11/10/2021 của Hội đồng Nhân dân tỉnh Thanh Hoá về việc
quy định khu vực không được phép chăn nuôi và quyết định vùng nuôi chim yến
trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa;
- Nghị quyết số
185/2021/NQ-HĐND ngày 10/12/2021 của Hội đồng Nhân dân tỉnh Thanh Hoá về việc
ban hành chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân trên địa bàn tỉnh
Thanh Hóa, giai đoạn 2022 - 2025;
- Chương trình hành động số
15-CTr/TU ngày 25/5/2021 của Tỉnh ủy Thanh Hóa thực hiện Nghị quyết Đại hội đại
biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết, Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ
XIX, nhiệm kỳ 2020-2025;
- Kết luận số 2351-KL/TU ngày
18/4/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Di dời các cơ sở gây ô nhiễm môi trường
ra khỏi đô thị, khu dân cư trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030;
- Quyết định số 2999/QĐ-UBND
ngày 09/08/2021 của UBND tỉnh Thanh Hóa về ban hành Kế hoạch hành động của UBND
tỉnh thực hiện Nghị quyết số 13/NQ-CP ngày 03/02/2021 của Chính phủ và Chương
trình hành động của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh thực hiện Nghị quyết số 58-NQ/TW
ngày 05/08/2020 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến
năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 của UBND tỉnh Thanh Hóa;
- Quyết định số 4060/QĐ-UBND
ngày 15/10/2021 của UBND tỉnh về việc ban hành Kế hoạch hành động thực hiện
Chương trình hành động của BCH Đảng bộ tỉnh thực hiện Nghị quyết Đại hội toàn
quốc lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm
kỳ 2020-2025;
- Quyết định số 5510/QĐ-UBND
ngày 30/12/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc phê duyệt đề cương chi tiết Đề
án di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường trong đô thị, khu dân cư
vào các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu sản xuất tập trung trên địa bàn tỉnh
Thanh Hóa.
III. ĐỐI
TƯỢNG, PHẠM VI CỦA ĐỀ ÁN
3.1. Đối tượng: Các cơ sở
sản xuất gây ô nhiễm môi trường.
3.2. Phạm vi:
- Phạm vi thời gian: Giai đoạn
2024 - 2030.
- Phạm vi không gian: trên địa
bàn 27 huyện, thị xã, thành phố, tỉnh Thanh Hóa.
Phần II:
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG CỦA CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT
GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI ĐÔ THỊ, KHU DÂN CƯ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIAI ĐOẠN 2016
- 2023
I. THỰC TRẠNG
MÔI TRƯỜNG CỦA CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI ĐÔ THỊ, KHU DÂN CƯ
- Qua số liệu báo cáo của UBND
các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn toàn tỉnh; số liệu thanh tra, kiểm
tra, xác minh, tổng hợp của Sở Tài nguyên và Môi trường, trên địa bàn toàn tỉnh
có 826 cơ sở sản xuất, kinh doanh (sau đây gọi tắt là cơ sở) đang hoạt động
trong đô thị, khu dân cư gây ô nhiễm môi trường, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.
- Căn cứ số liệu tổng hợp, điều
tra cho thấy, có 700/826 (chiếm 84,74%) cơ sở đang hoạt động trong đô thị, khu
dân cư trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố không đầu tư các công trình
BVMT/đầu tư không đầy đủ các công trình BVMT, chính việc không thực hiện các
yêu cầu về bảo vệ môi trường này dẫn đến chất thải không được thu gom, xử lý/xử
lý triệt để, xảy ra tình trạng ô nhiễm môi trường; nhiều cơ sở, hộ gia đình đã
bị người dân, báo chí phản ánh nhiều lần.
II. KẾT QUẢ
PHÂN LOẠI VỀ CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT[1]:
Căn cứ kết quả tiêu chí phân loại
cơ sở gây ô nhiễm môi trường, sự phù hợp với quy hoạch và tiêu chí về khoảng
cách ATMT, trong 826 cơ sở được tổng hợp trên địa bàn toàn tỉnh có:
(1) 700 cơ sở gây ô nhiễm
(thuộc phạm vi Đề án); Trong đó, có:
- 673 cơ sở gây ô nhiễm
môi trường, không phù hợp với quy hoạch; bao gồm:
+ 394/673 cơ sở gây ô nhiễm môi
trường, không phù hợp với quy hoạch, không đảm bảo khoảng cách ATMT (chiếm
58,54%); trong đó, có 110/394 cơ sở thuộc các phường của đô thị từ loại IV
trở lên (thuộc địa bàn thành phố Thanh Hóa; Sầm Sơn và thị xã Nghi Sơn);
+ 279/673 cơ sở gây ô nhiễm môi
trường, không phù hợp với quy hoạch, đảm bảo khoảng cách an toàn về môi trường
(chiếm 41,45%); trong đó, có 156/279 cơ sở thuộc các phường của đô thị từ loại
IV trở lên (thuộc địa bàn thành phố Thanh Hóa; Sầm Sơn và thị xã Nghi Sơn).
- 07/27 cơ sở gây ô nhiễm
môi trường, phù hợp với quy hoạch, không đảm bảo khoảng cách ATMT.
- 20/27 cơ sở gây ô nhiễm
môi trường, phù hợp với quy hoạch, đảm bảo khoảng cách ATMT.
(2) 126 cơ sở không gây ô
nhiễm môi trường (không thuộc phạm vi Đề án).
Phần III:
MỤC TIÊU, PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ CÁC CƠ SỞ GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG,
NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN ĐẾN NĂM 2030
I. MỤC
TIÊU
1.1. Mục tiêu chung
- Xây dựng kế hoạch tổng thể, từng
bước giải quyết tình trạng gây ô nhiễm môi trường của các cơ sở sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ; phấn đấu đến năm 2030 giải quyết cơ bản nguồn thải từ các cơ sở
gây ô nhiễm trong đô thị và khu dân cư;
- Tạo sự chuyển biến rõ nét
trong việc giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường tồn tại kéo dài;
- Thực hiện mục tiêu xây dựng tỉnh
Thanh Hóa trở thành tỉnh phát triển bền vững, giàu đẹp, văn minh.
1.2. Mục tiêu cụ thể
1.2.1. Đến năm 2025:
- Hoàn thành việc phân loại đối
tượng các cơ sở gây ô nhiễm môi trường trong đô thị, khu dân cư;
- Ban hành xây dựng kế hoạch di
dời/chuyển đổi ngành nghề/giảm quy mô công suất hoặc dừng hoạt động đối với các
cơ sở gây ô nhiễm môi trường;
- Rà soát, điều chỉnh quy hoạch
sử dụng đất để bố trí khu sản xuất tập trung nhằm đảm bảo đủ điều kiện để tiếp
nhận các cơ sở trong kế hoạch di dời.
1.2.2. Đến năm 2030: Thực
hiện kế hoạch di dời đã được ban hành.
- Giai đoạn 2026-2027:
+ Di dời toàn bộ/chuyển đổi
ngành nghề/dừng hoạt động tất cả các cơ sở gây ô nhiễm môi trường; không phù hợp
với quy hoạch, không đảm bảo khoảng cách ATMT thuộc các phường của đô thị từ loại
IV trở lên;
+ Đầu tư đầy đủ, vận hành thường
xuyên các công trình bảo vệ môi trường đối với các cơ sở thuộc trường hợp gây ô
nhiễm môi trường, phù hợp với quy hoạch và đảm bảo khoảng cách an toàn về môi
trường hoặc không đảm bảo khoảng cách ATMT nhưng thuộc loại hình có thể giảm
quy mô, công suất để đảm bảo khoảng cách ATMT.
- Giai đoạn 2028-2030: Xử lý dứt
điểm các cơ sở gây ô nhiễm môi trường còn lại.
II. PHƯƠNG
ÁN XỬ LÝ CƠ SỞ GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
2.1. Di dời: Các cơ sở
thuộc đối tượng bắt buộc phải di dời khi thuộc một trong các tiêu chí sau:
- Cơ sở gây ô nhiễm môi trường,
không phù hợp với quy hoạch;
- Cơ sở gây ô nhiễm môi trường
phù hợp với quy hoạch; không đảm bảo khoảng cách ATMT (trừ cơ sở thuộc thuộc
loại hình có thể giảm quy mô, công suất để đảm bảo khoảng cách ATMT).
2.2. Không bắt buộc di dời: Các
cơ sở thuộc đối tượng không bắt buộc phải di dời khi thuộc các tiêu chí sau:
- Cơ sở gây ô nhiễm môi trường
phù hợp với quy hoạch; không đảm bảo khoảng cách ATMT nhưng thuộc loại hình có
thể giảm quy mô, công suất để đảm bảo khoảng cách ATMT;
- Cơ sở gây ô nhiễm môi trường,
phù hợp với quy hoạch, đảm bảo khoảng cách ATMT.
III. NHIỆM
VỤ
3.1. Giai đoạn 2024 - 2025:
- Rà soát cập nhật số liệu để
đánh giá, phân loại các cơ sở gây ô nhiễm môi trường với các mức độ khác nhau;
- Thông tin, tuyên truyền trong
hệ thống chính trị và doanh nghiệp, hộ gia đình chủ sở hữu cơ sở sản xuất gây ô
nhiễm;
- Chỉ đạo các cơ sở gây ô nhiễm
xây dựng phương án xử lý;
- Tổ chức thẩm định, phê duyệt
các phương án xử lý.
3.2. Giai đoạn 2026 - 2030.
3.2.1. Tổ chức thực hiện các
phương án:
a) Giai đoạn 2026 - 2027:
- Di dời toàn bộ/chuyển đổi ngành
nghề/dừng hoạt động tất cả các cơ sở gây ô nhiễm môi trường; không phù hợp với
quy hoạch, không đảm bảo khoảng cách ATMT thuộc các phường của đô thị từ loại
IV trở lên: 110 cơ sở;
(Chi
tiết tại phụ lục 1 kèm theo).
- Đầu tư đầy đủ, vận hành thường
xuyên các công trình bảo vệ môi trường đối với các cơ sở thuộc trường hợp gây ô
nhiễm môi trường, phù hợp với quy hoạch và đảm bảo khoảng cách an toàn về môi
trường hoặc không đảm bảo khoảng cách ATMT nhưng thuộc loại hình có thể giảm
quy mô, công suất để đảm bảo khoảng cách ATMT: 25 cơ sở.
(Chi
tiết tại phụ lục 2 kèm theo).
b) Giai đoạn 2028 - 2030: Di
dời/chuyển đổi ngành nghề/dừng hoạt động toàn bộ các cơ sở gây ô nhiễm môi trường
còn lại: 565 cơ sở.
(Chi
tiết tại phụ lục 3 kèm theo).
3.2.2. Đánh giá kết quả thực
hiện.
- Tổ chức đánh giá kết quả thực
hiện;
- Xử lý các vấn đề phát sinh
trong từng phương án, theo từng giai đoạn.
VI. GIẢI
PHÁP THỰC HIỆN
4.1. Nhóm
giải pháp về cơ chế chính sách
4.1.1. Nguyên tắc di dời và
hỗ trợ
a) Nguyên tắc di dời
- Việc di dời phải kết hợp đổi
mới máy móc, thiết bị, công nghệ; tiết kiệm năng lượng; đảm bảo vấn đề môi trường,
nhằm tránh việc di dời cơ sở sản xuất gây ô nhiễm từ nơi này đến nơi khác;
- Địa điểm tiếp nhận các cơ sở
di dời là các KCN, CCN, khu sản xuất tập trung cùng địa bàn/địa bàn lân cận, đảm
bảo ngành nghề phù hợp với quy hoạch đã được phê duyệt hoặc các vị trí mới được
cấp có thẩm quyền thống nhất chủ trương thực hiện dự án;
- Việc sử dụng diện tích đất tại
vị trí đã di dời của các cơ sở phải di dời thực hiện theo quy hoạch xây dựng của
địa phương, quy định của pháp luật đất đai và bảo vệ môi trường;
- Các cơ sở thuộc đối tượng phải
di dời theo các quy định hiện hành khác của HĐND, UBND tỉnh thì thực hiện theo
các quy định của HĐND, UBND tỉnh đã ban hành.
b) Nguyên tắc hỗ trợ:
- Mỗi cơ sở di dời, chỉ được
ngân sách nhà nước hỗ trợ 01 lần theo quy định;
- Nếu cùng nội dung hỗ trợ từ
nhiều chính sách khác nhau thì được lựa chọn và chỉ được hưởng một mức hỗ trợ
cao nhất.
4.1.2. Chính sách hỗ trợ
a) Các cơ sở di dời được hưởng
các chính sách hỗ trợ theo quy định của pháp luật hiện hành[2] như sau:
(1) Miễn, giảm tiền thuê đất:
- Miễn tiền thuê đất:
+ Tối đa không quá 03 (ba) năm,
kể từ ngày có quyết định cho thuê đất, thuê mặt nước (trong thời gian xây dựng
cơ bản);
+ 03 (ba) năm (sau thời gian
xây dựng cơ bản) đối với cơ sở sản xuất kinh doanh mới của tổ chức kinh tế thực
hiện di dời theo quy hoạch, di dời do ô nhiễm môi trường (Khoản 3 Điều 19 Nghị
định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ về thu tiền đất, thuê mặt nước).
- Việc giảm tiền thuê đất đối với
các dự án đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn thực hiện theo quy định của Chính
phủ về ưu đãi đầu tư trong nông nghiệp, nông thôn theo quy định (Khoản 3 Điều
20 Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ về thu tiền đất,
thuê mặt nước).
(2) Ưu đãi về thuế:
- Thuế suất ưu đãi: 10% trong
thời hạn 15 năm áp dụng đối với thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu
tư mới thuộc lĩnh vực bảo vệ môi trường, bao gồm: tái chế, tái sử dụng chất thải…
theo quy định (điểm c Khoản 1 Điều 15, Nghị định số 218/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của
Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp).
- Áp dụng thuế suất 10 % đối với
các khoản thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện hoạt động xã hội hóa trong
lĩnh vực môi trường (điểm a Khoản 11 Điều 1 Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày
12/02/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của các luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định về
thuế).
- Thuế suất 17% trong thời gian
mười năm áp dụng đối với thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới
thuộc ngành nghề sản xuất máy móc, thiết bị phục vụ cho sản xuất nông, lâm,
ngư, diêm nghiệp; sản xuất, tinh chế thức ăn gia súc, gia cầm, thủy sản; phát
triển ngành nghề truyền thống: ươm tơ dệt nhiễu, mộc, hàn…) (Khoản 3 Điều 15,
Nghị định số 218/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng
dẫn thi hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp).
(3) Hỗ trợ cho các cơ sở
chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi trên địa bàn tỉnh được thực
hiện theo quy định tại Điểm 1.6, Khoản 1, Điều 1, Nghị quyết 185/2021/NQHĐND ngày
10/12/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc ban hành chính sách phát triển
nông nghiệp, nông thôn, nông dân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn
2022-2025 với các mức hỗ trợ cụ thể:
- Hỗ trợ 1 lần, thời gian hỗ trợ
03 tháng: 04 triệu đồng/tháng đối với trang trại chăn nuôi quy mô nhỏ; 05 triệu
đồng/tháng đối với trang trại chăn nuôi quy mô vừa; 08 triệu đồng/tháng đối với
trang trại chăn nuôi quy mô lớn.
- Ngoài ra trang trại chăn nuôi
có nhu cầu di dời đến địa điểm mới để tiếp tục chăn nuôi, bên cạnh mức hỗ trợ
nêu trên thì mỗi trang trại chăn nuôi được hỗ trợ thêm một phần chi phí vận
chuyển (di chuyển chuồng trại, vật nuôi, thiết bị chăn nuôi), cụ thể:
+ Di chuyển dưới 30 km (tính từ
địa điểm trang trại chăn nuôi cũ đến địa điểm trang trại mới): hỗ trợ 03 triệu
đồng đối với trang trại chăn nuôi quy mô nhỏ, 04 triệu đồng đối với trang trại
chăn nuôi quy mô vừa và 05 triệu đồng đối với trang trại chăn nuôi quy mô lớn;
+ Di chuyển trên 30 km (tính từ
địa điểm trang trại chăn nuôi cũ đến địa điểm trang trại mới): hỗ trợ 05 triệu
đồng đối với trang trại chăn nuôi quy mô nhỏ, 06 triệu đồng đối với trang trại
chăn nuôi quy mô vừa và 07 triệu đồng đối với trang trại chăn nuôi quy mô lớn.
- Thời điểm nhận hỗ trợ: sau
khi trang trại chăn nuôi ngừng hoạt động chăn nuôi hoặc di dời ra khỏi khu vực
không được phép chăn nuôi theo quy định của pháp luật, có xác nhận của Ủy ban
nhân dân cấp xã.
- Nguồn vốn hỗ trợ: Từ nguồn sự
nghiệp kinh tế hàng năm của ngân sách tỉnh.
4.2. Nhóm
giải pháp thông tin tuyên truyền để nâng cao năng lực và nhận thức
- Tổ chức tuyên truyền, vận động,
thông báo rộng rãi kế hoạch di dời các cơ sở gây ô nhiễm môi trường trên các
phương tiện thông tin đại chúng và tại trụ sở UBND xã, phường, thị trấn để các
cơ sở được biết, có phương án, kế hoạch triển khai thực hiện đảm bảo thời gian
theo quy định;
- Tăng cường công tác tuyên
truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; vận động các
cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc đối tượng phải di dời thực hiện đúng
theo Kế hoạch di dời đã được phê duyệt; các cơ sở thuộc đối tượng giảm quy mô để
đảm bảo khoảng cách phải thực hiện giảm quy mô, đáp ứng khoảng cách theo quy định;
các cơ sở được hoạt động tại chỗ phải đầu tư đầy đủ công trình bảo vệ môi trường
theo quy định;
- Công bố công khai quy hoạch
chi tiết các KCN, CCN, khu sản xuất tập trung trên địa bàn xã và các chính sách
hỗ trợ có liên quan đến công tác di dời để các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân
biết để lựa chọn, thực hiện nhanh tiến độ di dời;
- Đẩy mạnh việc công khai thông
tin về cơ sở gây ô nhiễm môi trường; tạo sức mạnh ép buộc các cơ sở phải di dời,
phải giảm quy mô công suất và phải đầu tư đầy đủ các công trình xử lý chất thải
đáp ứng được yêu cầu về môi trường theo đúng tiến độ;
- Tiếp tục đẩy mạnh biện pháp
tuyên truyền nâng cao ý thức trách nhiệm của các cấp chính quyền, các ngành và
bản thân từng cơ sở gây ô nhiễm môi trường với công tác xử lý ô nhiễm và di dời
trên các phương tiện thông tin đại chúng;
- Xây dựng và thực hiện chương
trình truyền thông tổng thể về Kế hoạch di dời các cơ sở gây ô nhiễm môi trường
ra khỏi khu đô thị, khu dân cư; kịp thời phổ biến các cơ chế, chính sách mới tới
các cơ sở, đồng thời phổ biến, nhân rộng các điển hình thực hiện tốt việc xử lý
ô nhiễm tại chỗ và di dời đúng tiến độ;
- Tăng cường tổ chức các hội
nghị, hội thảo khoa học, chuyên đề nhằm chia sẻ kinh nghiệm, kịp thời tháo gỡ
những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện Kế hoạch di dời;
- Tăng cường tổ chức tập huấn
cho các chủ cơ sở sản xuất thuộc đối tượng phải di dời về quy trình thực hiện
di dời, những quy định về quản lý môi trường tại các KCN, CCN, khu sản xuất tập
trung tiếp nhận cơ sở di dời đến; tư vấn lựa chọn công nghệ xử lý môi trường,
quy trình vận hành, quản lý phù hợp đối với từng cơ sở sản xuất;
- Tuyên truyền, vận động các đối
tượng không có vị trí tiếp nhận di dời tại các KCN, CCN, khu sản xuất tập trung
tự tìm vị trí mới phù hợp với các quy định hiện hành; chuyển đổi ngành nghề phù
hợp hoặc dừng hoạt động, đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường trong đô thị, khu
dân cư;
- Kiên quyết xử lý các trường hợp
cố thủ không chịu di dời theo hạn định bằng hình thức cưỡng chế, ban hành quyết
định đình chỉ hoạt động;
- Kiểm tra, giám sát, đôn đốc
các tổ chức, doanh nghiệp, hộ gia đình thuộc đối tượng được phép tiếp tục hoạt
động tại chỗ hoặc giảm quy mô, công suất để đảm bảo khoảng cách an toàn về môi
trường lập hồ sơ, thủ tục về môi trường trình cấp có thẩm quyền phê duyệt/cấp
phép (nếu thuộc đối tượng) và lắp đặt, vận hành đầy đủ công trình BVMT theo quy
định; kiên quyết xử lý các trường hợp cố thủ không chịu chấp hành trong thời
gian quy định.
4.3. Nhóm
giải pháp về huy động vốn đầu tư hạ tầng kỹ thuật về BVMT cho các KCN, CCN, khu
sản xuất tập trung
- Đối với cơ quan quản lý nhà
nước: Huy động các nguồn vốn đầu tư xây dựng và vận hành công trình hạ tầng bảo
vệ môi trường tại các khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung do Nhà nước đầu
tư trên địa bàn theo quy định của pháp luật; ban hành quy định khuyến khích, tổ
chức thực hiện xã hội hóa đầu tư xây dựng, kinh doanh và vận hành công trình hạ
tầng bảo vệ môi trường tại các khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, các
KCN, CCN;
- Đối với Chủ đầu tư hạ tầng
các KCN, CCN, khu quy hoạch sản xuất tập trung: Tập trung vốn đầu tư hạ tầng kỹ
thuật của các KCN, CCN, khu quy hoạch sản xuất tập trung; sớm đáp ứng được yêu
cầu, đưa các KCN, CCN, khu quy hoạch sản xuất tập trung sớm đi vào hoạt động để
thu hút các cơ sở di dời vào hoạt động ổn định.
4.4. Nhóm
giải pháp về ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ
- Đẩy mạnh công tác cho ý kiến
về công nghệ sử dụng trong các dự án; giới thiệu, quảng bá các công nghệ xử lý
ô nhiễm môi trường; nghiên cứu, lập danh mục công nghệ khuyến khích áp dụng phù
hợp với từng loại hình sản xuất, từng loại chất thải của các cơ sở gây ô nhiễm
môi trường nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình cơ sở lựa chọn công nghệ
xử lý;
- Tăng cường các hoạt động giới
thiệu công nghệ mới tới các cơ sở gây ô nhiễm môi trường thông qua hoạt động
tuyên truyền, các Hội chợ triển lãm; hỗ trợ xúc tiến chuyển giao công nghệ
trong nước và ngoài nước.
4.5. Nhóm
giải pháp về quản lý
- Tăng cường công tác đôn đốc
các cơ sở thuộc đối tượng di dời/giảm quy mô, công suất thực hiện theo đúng tiến
độ; tăng cường đôn đốc, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với các cơ sở
thuộc nhóm phải đầu tư công trình bảo vệ môi trường đảm bảo đúng quy trình kỹ
thuật, đúng quy định về bảo vệ môi trường; yêu cầu dừng hoạt động/chuyển đổi
ngành nghề đối với những cơ sở không thực hiện; trường hợp các cơ sở không thực
hiện theo đúng kế hoạch, cơ quan chức năng có quyền cưỡng chế bằng hình thức
ngưng cung cấp điện sản xuất, ban hành quyết định cấm hoạt động;
- Hằng năm, Sở Tài nguyên và
Môi trường, UBND các huyện, thị xã, thành phố rà soát, bổ sung các cơ sở gây ô
nhiễm môi trường vào danh sách thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch để xác định mức
độ ô nhiễm môi trường; tiến hành xử phạt theo quy định; đồng thời, bổ sung vào
danh sách các cơ sở cần phải thực hiện di dời/giảm quy mô, công suất/đầu tư
công trình bảo vệ môi trường theo kế hoạch đã được ban hành để thực hiện trong
năm tiếp theo;
- Định kỳ tổng hợp, báo cáo tiến
độ di dời, tổng hợp kiến nghị của cơ sở, báo cáo UBND tỉnh tháo gỡ, giải quyết
những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện.
V. KINH
PHÍ DỰ KIẾN THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
5.1. Kinh phí triển khai thực
hiện Đề án:
- Kinh phí triển khai thực hiện
Đề án được sử dụng để thực hiện kế hoạch, phục vụ nhiệm vụ triển khai thực hiện
các nhiệm vụ tuyên truyền, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát,… của các cơ quan chức
năng có liên quan.
- Nguồn kinh phí từ kinh phí sự
nghiệp môi trường tỉnh hàng năm.
5.2. Kinh phí thực hiện hoạt
động di dời của các cơ sở:
Đối với cơ sở gây ô nhiễm môi
trường thuộc phạm vi Đề án, không hỗ trợ kinh phí thực hiện. Tuy nhiên, vẫn được
được hỗ trợ tiền thuê đất, miễn, giảm tiền thuê đất, thuế… theo quy định hiện
hành.
(Kinh phí hỗ trợ về đất đai,
ưu đãi, hỗ trợ về vốn đầu tư; ưu đãi về thuế, phí, lệ phí phụ thuộc vào quy mô,
tính chất từng dự án).
Phần IV:
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Tài
nguyên và Môi trường
- Chủ trì phối hợp với các đơn
vị có liên quan khảo sát, xác định cụ thể các cơ sở gây ô nhiễm môi trường thuộc
các đối tượng phải xử lý (di dời/giảm quy mô, công suất/đầu tư công trình bảo
vệ môi trường) đối với các cơ sở gây ô nhiễm môi trường (là các tổ chức,
doanh nghiệp thuộc thẩm quyền giao đất, cho thuê đất củ a UBND tỉnh) trong
đô thị, khu dân cư trên địa bàn tỉnh;
- Tham mưu cho UBND tỉnh ban
hành kế hoạch triển khai phương án xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường (là
các tổ chức, doanh nghiệp thuộc thẩm quyền giao đất, cho thuê đất của UBND tỉnh)
trong đô thị, khu dân cư trên địa bàn tỉnh;
- Tổ chức công bố công khai
thông tin về các cơ sở thuộc đối tượng di dời/giảm quy mô, công suất/đầu tư
công trình bảo vệ môi trường. Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức
phổ biến, tuyên truyền về nội dung của Kế hoạch triển khai phương án xử lý các
cơ sở gây ô nhiễm môi trường; các bài học kinh nghiệm trong việc chỉ đạo, tổ chức
triển khai thực hiện; những khó khăn, vướng mắc và các giải pháp tháo gỡ;
- Tổng hợp, theo dõi việc thực
hiện di dời các cơ sở gây ô nhiễm môi trường thuộc đối tượng các tổ chức, doanh
nghiệp trên địa bàn tỉnh; định kỳ hằng năm tổng hợp, báo cáo tiến độ di dời, tổng
hợp đề xuất, kiến nghị của cơ sở, báo cáo UBND tỉnh tháo gỡ, giải quyết những
khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện;
- Đôn đốc, kiểm tra, giám sát
việc thực hiện của các cơ sở thuộc đối tượng phải chuyển đổi ngành nghề để phù
hợp với quy hoạch và đảm bảo khoảng cách an toàn môi trường hoặc phải xây dựng
đầy đủ công trình xử lý chất thải và vận hành thường xuyên các công trình bảo vệ
môi trường đáp ứng yêu cầu kỹ thuật hoặc phải dừng sản xuất để đảm bảo môi trường;
- Tăng cường công tác kiểm tra,
giám sát việc chấp hành các quy định về bảo vệ môi trường của các cơ sở sản xuất,
kinh doanh trên địa bàn; xử lý vi phạm theo quy định; xem xét, rà soát, bổ sung
cơ sở gây ô nhiễm môi trường vào danh mục đối tượng phải di dời ra khỏi đô thị,
khu dân cư;
- Chỉ đạo các cơ sở (là các tổ
chức, doanh nghiệp thuộc thẩm quyền giao đất, cho thuê đất của UBND tỉnh) thuộc
đối tượng phải xử lý xây dựng các phương án thực hiện;
- Xem xét, thẩm định phương án
di dời của các cơ sở thuộc đối tượng;
- Hướng dẫn UBND cấp huyện, các
cơ sở thuộc đối tượng đầu tư các công trình bảo vệ môi trường để được phép hoạt
động tại chỗ các hồ sơ, thủ tục về môi trường và các quy trình, công nghệ xử lý
chất thải đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường.
2. Sở Tài
chính
- Tham mưu cho UBND tỉnh bố trí
kinh phí từ nguồn vốn đầu tư công để đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật các khu sản
xuất tập trung; kinh phí sự nghiệp môi trường cho các hoạt động triển khai thực
hiện Đề án;
- Hỗ trợ, chỉ đạo, đề xuất các
nội dung khác có liên quan đến việc di dời các cơ sở vào các KCN, CCN, khu sản
xuất tập trung theo chức năng nhiệm vụ.
3. Sở Kế hoạch
và Đầu tư
- Phối hợp với Sở Tài chính cân
đối vốn, đề xuất xử lý nguồn vốn đầu tư cho các dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật
về BVMT các KCN, CCN, khu sản xuất tập trung. Phối hợp với Ban quản lý KKT Nghi
Sơn và các KCN đề xuất các giải pháp huy động các nguồn vốn khác của nhà nước
cho đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng;
- Hỗ trợ, hướng dẫn các cơ sở
di dời vào các KCN, CCN, khu sản xuất tập trung trong việc cấp đổi, cấp lại giấy
chứng nhận đăng ký doanh nghiệp,…;
- Trên cơ sở đề xuất của Sở Tài
nguyên và Môi trường, UBND cấp huyện, thị xã, thành phố tham mưu đề xuất UBND tỉnh
bố trí các nguồn vốn cho đầu tư phát triển các KCN, CCN, khu sản xuất tập trung
theo quy định của Luật Đầu tư công và các quy định có liên quan;
- Không thực hiện cấp giấy chứng
nhận đầu tư, giấy phép hoạt động cho các cơ sở thuộc đối tượng cần phải di dời
theo đề án được duyệt, có địa điểm nằm trong đô thị, khu dân cư để đảm bảo vệ
sinh môi trường và an toàn phòng chống cháy nổ.
4. Sở Xây
dựng
- Hướng dẫn thủ tục pháp lý về
đầu tư xây dựng cơ sở mới (nếu có) cho các chủ đầu tư;
- Trên cơ sở kết quả rà soát,
đánh giá các cơ sở gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn huyện đảm bảo được tiếp
tục thực hiện đầu tư sản xuất kinh doanh theo quy định do Sở Tài nguyên và Môi
trường cung cấp và cơ sở báo cáo, đề nghị của UBND cấp huyện; Sở Xây dựng hướng
dẫn các địa phương xác định các cơ sở sản xuất không phù hợp với quy hoạch đô
thị đã được phê duyệt để làm cơ sở cho các địa phương rà soát, ban hành kế hoạch
di dời các cơ sở gây ô nhiễm môi trường không phù hợp với quy hoạch đô thị;
- Hướng dẫn UBND các huyện, thị
xã, thành phố khẩn trương rà soát, bổ sung hoàn thiện quy hoạch chung, quy hoạch
phân khu, quy hoạch chi tiết đô thị trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
5. Sở Công
Thương
- Tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo
các ngành chức năng có liên quan sớm thành lập các CCN, khu sản xuất tập trung
theo quy hoạch được duyệt và chỉ đạo UBND cấp huyện, thị xã, thành phố, các đơn
vị có liên quan đẩy nhanh việc đầu tư hoàn chỉnh các CCN, khu sản xuất tập
trung để phục vụ di dời các cơ sở và kêu gọi, thu hút nhà đầu tư;
- Triển khai thực hiện cơ chế,
chính sách ưu đãi thu hút đầu tư, xuất nhập khẩu, thuế, tài chính, lao động và
xây dựng hạ tầng kỹ thuật, giải phóng mặt bằng, di chuyển cơ sở sản xuất, xây dựng
mới CCN trên địa bàn tỉnh;
- Chủ trì, phối hợp với Sở Xây
dựng, Sở Kế hoạch và Đầu tư lập kế hoạch xây dựng hạ tầng kỹ thuật các CCN trên
địa bàn tỉnh trình UBND tỉnh phê duyệt. Tổ chức triển khai kế hoạch xây dựng hạ
tầng kỹ thuật các CCN theo lộ trình đã được phê duyệt;
- Tham mưu, đề xuất UBND tỉnh
ưu tiên nguồn vốn đầu tư công để thành lập một số CCN làng nghề; khẩn trương đầu
tư hạ tầng kỹ thuật đủ điều kiện tiếp nhận các cơ sở gây ô nhiễm môi trường di
dời đến.
6. Sở Khoa
học và Công nghệ
- Hướng dẫn, quản lý hoạt động
chuyển giao công nghệ trên địa bàn cho các cơ sở sản xuất có quy mô nhỏ theo hướng
vận hành đơn giản, ổn định, tiết kiệm chi phí và giảm thiểu ô nhiễm môi trường;
- Hỗ trợ đổi mới công nghệ sản
xuất, nghiên cứu, ứng dụng nguyên liệu, thiết bị, công nghệ, mô hình, phương thức
sản xuất thân thiện với môi trường.
7. Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn
- Phối hợp với các Sở, ngành,
UBND cấp huyện rà soát để đầu tư xây dựng hạ tầng của các cơ sở ngành nghề nông
thôn, làng nghề phù hợp yêu cầu phát triển sản xuất, bảo vệ môi trường, gắn sản
xuất với tiêu thụ, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Quy hoạch không gian hợp lý để
các ngành sản xuất có tác động nhiều đến môi trường như: chăn nuôi, nuôi trồng
thủy sản, chế biến nông sản, giết mổ, xử lý chất thải... đảm bảo cách xa các
khu đô thị, vùng dân cư đông dân.
8. Sở Thông
tin và Truyền thông
- Hướng dẫn Báo Thanh Hóa, Đài
Phát thanh và Truyền hình tỉnh; Đài truyền thanh các huyện, thị xã, thành phố
tăng cường thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định, chính sách về
công tác bảo vệ môi trường; tuyên truyền đậm nét mục đích, yêu cầu và hiệu quả
của việc thực hiện Đề án Di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường trong
khu đô thị, khu dân cư vào các KCN, CCN, khu sản xuất tập trung trên địa bàn tỉnh
tạo sự đồng thuận trong nhân dân, các đối tượng chịu ảnh hưởng của Đề án;
- Phối hợp với Sở Tài nguyên và
Môi trường và các đơn vị có liên quan cung cấp thông tin kịp thời quá trình tổ
chức triển khai thực hiện kế hoạch di dời; hướng dẫn báo chí, hệ thống truyền
thanh cơ sở biểu dương các tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công
tác BVMT nói chung và công tác di dời nói riêng, phản ánh kịp thời những hành
vi vi phạm Luật BVMT.
9. Điện lực
Thanh Hóa
Phối hợp với Sở Tài nguyên và
Môi trường, Công an tỉnh; chỉ đạo đơn vị cấp huyện phối hợp với UBND cấp huyện,
công an huyện,… để tiến hành cắt điện đối với những cơ sở không chấp hành kế hoạch
di dời.
10. Công
an tỉnh
- Phối hợp với Sở Tài nguyên và
Môi trường và chỉ đạo cơ quan chuyên môn cấp huyện tăng cường công tác kiểm
tra, thanh tra các cơ sở sản xuất nằm trong đô thị, khu dân cư để xác định cơ sở
gây ô nhiễm môi trường cần phải xử lý;
- Thực hiện các biện pháp cưỡng
chế đối với các cơ sở không thực hiện phương án di dời theo kế hoạch đã được
phê duyệt.
11. Ban Quản
lý Khu Kinh tế Nghi Sơn và các KCN
- Phối hợp với các đơn vị có
liên quan đẩy mạnh công tác kêu gọi các nhà đầu tư hạ tầng KCN để đẩy nhanh tiến
độ đầu tư hạ tầng các KCN, hoàn thành đầu tư hạ tầng đảm bảo theo quy định trước
khi các nhà đầu tư thứ cấp đi vào hoạt động;
- Chủ trì, phối hợp với các đơn
vị liên quan rà soát, thống kê, tổng hợp số liệu quỹ đất, diện tích đất còn trống,
những thông tin liên quan tại các KCN và thực hiện cung cấp đầy đủ thông tin
cho các đối tượng di dời;
- Chủ trì, phối hợp với Chủ đầu
tư phát triển hạ tầng các KCN công bố công khai quy hoạch được phê duyệt của từng
KCN, tiến độ thực hiện đầu tư kết cấu hạ tầng để thu hút các cơ sở thuộc đối tượng
phải di dời;
- Chủ trì, phối hợp với các đơn
vị liên quan hướng dẫn các thủ tục tiếp nhận di dời của các cơ sở di dời vào KCN;
thực hiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định và các thủ tục pháp
lý liên quan thuộc phạm vi quản lý để nhanh chóng hỗ trợ cho các cơ sở, hộ gia
đình triển khai đầu tư sản xuất tại các KCN trên địa bàn.
12. Trung
tâm Xúc tiến đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh
- Tiếp tục đẩy mạnh công tác
kêu gọi đầu tư, tập trung vào các dự án trọng điểm, ưu tiên và đầu tư xây dựng
hạ tầng kỹ thuật về môi trường các KCN, CCN, khu sản xuất tập trung trên địa
bàn tỉnh; kêu gọi các nhà đầu tư có năng lực tài chính lớn, có kinh nghiệm để
thực hiện đầu tư;
- Đấu mối, quan hệ hợp tác với
các tổ chức tài chính quốc tế, cơ quan ngoại giao nước ngoài; kết nối, hỗ trợ
doanh nghiệp; vận động, quản lý nguồn vốn ODA; tuyên truyền và xây dựng các tài
liệu phục vụ xúc tiến đầu tư,…
13. Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam tỉnh Thanh Hóa
- Tăng cường công tác giám sát
việc thực hiện chính sách pháp luật về BVMT ở các cơ sở sản xuất trong đô thị,
khu dân cư;
- Kịp thời nắm bắt, tổng hợp và
có ý kiến đề xuất, kiến nghị của các tầng lớp nhân dân về công tác xử lý, di dời
các cơ sở gây ô nhiễm môi trường.
14. UBND
huyện, thị xã, thành phố
- Chủ trì, phối hợp với các đơn
vị có liên quan khảo sát, xác định cụ thể các cơ sở gây ô nhiễm môi trường thuộc
đối tượng phải xử lý (di dời/giảm quy mô, công suất/đầu tư công trình bảo vệ
môi trường); báo cáo Sở Tài nguyên và Môi trường về các cơ sở thuộc đối tượng
là các tổ chức, doanh nghiệp ;
- Ban hành kế hoạch triển khai
phương án xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường (là các hộ gia đình thuộc
thẩm quyền giao đất, cho thuê đất của UBND cấp huyện) trong đô thị, khu dân
cư trên địa bàn tỉnh;
- Rà soát, điều chỉnh quy hoạch/kế
hoạch sử dụng đất, bố trí quỹ đất để thành lập các khu sản xuất tập trung trên
địa bàn các xã; khẩn trương đầu tư đầy đủ hạ tầng kỹ thuật để đảm bảo thu hút,
tiếp nhận các cơ sở có ngành nghề sản xuất đặc trưng (chăn nuôi gia súc, gia cầm;
giết mổ gia súc, gia cầm; chế biến thủy, hải sản; chế biến nông sản;…) di dời đến;
- Tổ chức khảo sát lấy ý kiến,
nguyện vọng, kiến nghị của các cơ sở sản xuất; tuyên truyền, vận động, hướng dẫn,
theo dõi các cơ sở sản xuất di dời theo đúng Kế hoạch di dời được UBND tỉnh phê
duyệt;
- Tổ chức đăng tải thông tin về
các tổ chức, doanh nghiệp, hộ gia đình sản xuất gây ô nhiễm môi trường phải thực
hiện các phương án xử lý trên trang điện tử (hoặc niêm yết tại trụ sở) cho đến
khi được chứng nhận đã hoàn thành phương án xử lý;
- Tuyên truyền, vận động cơ sở
gây ô nhiễm môi trường phải di dời chấp hành các phương án xử lý;
- Tham mưu, báo cáo UBND tỉnh bố
trí nguồn vốn đầu tư công để thành lập và đầu tư hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật tại
các khu sản xuất tập trung đủ điều kiện tiếp nhận các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm
môi trường;
- Kêu gọi đầu tư hạ tầng kỹ thuật
các KCN, CCN, khu sản xuất tập trung từ các nguồn vốn khác không thuộc nguồn vốn
đầu tư ngân sách nhà nước;
- Tăng cường công tác chỉ đạo
các phòng chuyên môn, UBND cấp xã đôn đốc các cơ sở thực hiện kế hoạch; cưỡng
chế đối với các cơ sở không thực hiện theo kế hoạch; tiếp nhận phản ánh, kiến
nghị, đề xuất của cơ sở, báo cáo Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp, báo
cáo UBND tỉnh;
- Chỉ đạo các cơ sở (các tổ chức,
doanh nghiệp thuộc thẩm quyền giao đất, cho thuê đất của UBND cấp huyện) thuộc
đối tượng phải xử lý xây dựng các phương án thực hiện;
- Xem xét, thẩm định phương án
di dời của các cơ sở thuộc đối tượng;
- Tăng cường công tác kiểm tra,
giám sát việc chấp hành các quy định về bảo vệ môi trường của các cơ sở sản xuất,
kinh doanh trên địa bàn; xử lý vi phạm theo quy định; xem xét, rà soát, bổ sung
cở sở gây ô nhiễm môi trường vào danh mục đối tượng phải di dời ra khỏi đô thị,
khu dân cư;
- Hướng dẫn các cơ sở thuộc đối
tượng đầu tư các công trình bảo vệ môi trường để được phép hoạt động tại chỗ
các hồ sơ, thủ tục về môi trường và các quy trình, công nghệ xử lý chất thải
đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường.
15. Các cơ
sở
* Cơ sở thuộc đối tượng phải
di dời:
- Các cơ sở di dời có trách nhiệm
xây dựng phương án di dời, đảm bảo hoàn thành theo đúng thời gian quy định;
- Chấp hành quyết định, quy định
pháp luật, phối hợp với cơ quan chức năng trong công tác triển khai Kế hoạch di
dời của cơ sở;
- Chủ động phối hợp UBND các
huyện, thị xã, thành phố tìm địa điểm di dời đến phù hợp;
- Sử dụng đúng mục đích sử dụng
đất đối với phần diện tích đất đã được di dời đã được cấp có thẩm quyền cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất;
- Trong trường hợp các cơ sở thực
hiện việc di dời, có thể lựa chọn các hình thức chuyển đổi ngành nghề hoặc dừng
hoạt động.
* Cơ sở không thuộc đối tượng
phải di dời:
- Đối với các cơ sở giảm quy
mô, công suất để đảm bảo khoảng cách an toàn về môi trường; đầu tư công trình
BVMT phải khẩn trương giảm quy mô, công suất; hoàn thiện hồ sơ về môi trường và
đầu tư đầy đủ công trình BVMT;
- Đối với các cơ sở lựa chọn
hình thức chuyển đổi ngành nghề/dừng hoạt động phải thực hiện theo đúng thời
gian đã được ban hành theo Kế hoạch di dời./.
PHỤ LỤC 1:
DANH SÁCH CÁC CƠ SỞ, HỘ GIA ĐÌNH THUỘC ĐỐI TƯỢNG PHẢI
DI DỜI/CHUYỂN ĐỔI NGÀNH NGHỀ/DỪNG HOẠT ĐỘNG GIAI ĐOẠN 2026 - 2027
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1671/QĐ-UBND ngày 24/4/2024 của UBND tỉnh
Thanh Hóa)
TT
|
Tên cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
|
Địa chỉ
|
Diện tích đất (m2)
|
Quy mô, công suất
|
Sự phù hợp với quy hoạch (C- Có; K - Không)
|
Đảm bảo khoảng cách (C- Có; K - Không)
|
I
|
Thành phố Thanh Hóa: 40 cơ
sở, hộ gia đình
|
1
|
Công ty TNHH Thảo Anh
|
113 Nguyễn Hiệu, phường Đông
Hương
|
160
|
Sản xuất cơ khí
|
K
|
K
|
2
|
Công ty TNHH ĐT&PTXD Mạnh
Phát
|
Phố 6, phường Quảng Phú
|
589
|
Sản xuất cọc bê tông đúc sẵn
|
K
|
K
|
3
|
Công ty TNHH nhập khẩu gỗ Tiến
Thành
|
Phố 6, phường Quảng Phú
|
400
|
SX, kinh doanh gỗ
|
K
|
K
|
4
|
Xưởng mộc Ngọc Dũng
|
Phố 8, phường Quảng Phú
|
220
|
Sản xuất nội thất, đồ gỗ
|
K
|
K
|
5
|
Công ty TNHH Chính Hưng
|
Phố 6, phường Quảng Phú
|
274,7
|
Sản xuất nội thất gỗ
|
K
|
K
|
6
|
Công ty CP XD&TM Kiên Cường
|
Phố Phúc Cường, phường Quảng
Tâm
|
2000
|
Chế biến lâm sản 8m3/ngày
|
K
|
K
|
7
|
Cơ sở sản xuất đá Thanh Tâm
|
Phố Phù Lưu 1, phường Quảng
Thắng
|
780
|
Sản xuất đá ốp lát 37 tấn/tháng
|
K
|
K
|
8
|
Cơ sở sản xuất đá Xuyến Trình
|
Phố Phù Lưu 1, phường Quảng
Thắng
|
500
|
Sản xuất đá ốp lát 32 tấn/tháng
|
K
|
K
|
9
|
Cơ sở sản xuất đá Dung Dương
|
Phố Phù Lưu 1, phường Quảng
Thắng
|
1000
|
Sản xuất đá ốp lát 24 tấn/tháng
|
K
|
K
|
10
|
Cơ sở sản xuất đá Nguyệt Lễ
|
Phố Phù Lưu 1, phường Quảng
Thắng
|
1250
|
Sản xuất đá ốp lát 53 tấn/tháng
|
K
|
K
|
11
|
Cơ sở sản xuất đá Tiến Hằng
|
Phố Phù Lưu 1, phường Quảng
Thắng
|
2000
|
Sản xuất đá ốp lát 46 tấn/
tháng
|
K
|
K
|
12
|
Cơ sở sản xuất đá Đồng Ngân
|
Phố Phù Lưu 1, phường Quảng
Thắng
|
1000
|
Sản xuất đá ốp lát 24 tấn/tháng
|
K
|
K
|
13
|
Cơ sở sản xuất đá Thành Chiến
|
Phố Phù Lưu 1, phường Quảng
Thắng
|
1000
|
Sản xuất đá ốp lát 32 tấn/tháng
|
K
|
K
|
14
|
Cơ sở sản xuất đá Dũng Thảo
|
Phố Phù Lưu 1, phường Quảng
Thắng
|
1000
|
Sản xuất đá ốp lát
|
K
|
K
|
15
|
Công ty đá Hùng Cường
|
Phố Phù Lưu 1, phường Quảng
Thắng
|
1000
|
Sản xuất đá ốp lát 32 tấn/tháng
|
K
|
K
|
16
|
Nguyễn Quang Niệm
|
Phố Lễ Môn, phường Quảng Hưng
|
2500
|
Chăn nuôi lợn thịt và nái;
quy mô nhỏ, 25 đơn vị vật nuôi
|
K
|
K
|
17
|
Nguyễn Hữu Bảo
|
Ba Tân, phường Đông Hương
|
100
|
Gia công đồ gỗ
|
K
|
K
|
18
|
Nguyễn Văn Bảy
|
Hòa Bình, phường Đông Hương
|
200
|
Gia công đồ gỗ
|
K
|
K
|
19
|
Bùi Tá Hùng
|
Cốc Hạ 2, phường Đông Hương
|
200
|
Gia công đồ gỗ
|
K
|
K
|
20
|
Nguyễn Văn Thọ
|
Cốc Hạ 2, phường Đông Hương
|
200
|
Gia công đồ gỗ
|
K
|
K
|
21
|
Nguyễn Văn Tới
|
Cốc Hạ 2, phường Đông Hương
|
200
|
Gia công đồ gỗ
|
K
|
K
|
22
|
Trịnh Quốc Dũng
|
153 Thành Thái, phường Đông
Thọ
|
80
|
Làm mộc dân dụng
|
K
|
K
|
23
|
Hoàng Ngọc Tuân
|
13/118 Thành Thái, phường
Đông Thọ
|
100
|
Làm mộc dân dụng
|
K
|
K
|
24
|
Nguyễn Trần Hiền
|
18/97 Đông Tác, phường Đông
Thọ
|
80
|
Làm mộc dân dụng
|
K
|
K
|
25
|
Nguyễn Viết Hoạt
|
Phố 6, phường Quảng Phú
|
250
|
Sản xuất mộc dân dụng
|
K
|
K
|
26
|
Nguyễn Thị Hào
|
Phố 6, phường Quảng Phú
|
250
|
Chăn nuôi lợn, làm máy xát
|
K
|
K
|
27
|
Nguyễn Trọng Lợi
|
Phố 8, phường Quảng Phú
|
250
|
Sản xuất giấy vệ sinh, giấy
ăn
|
K
|
K
|
28
|
Nguyễn Bá Phúc
|
Phố Phúc Cường, phường Quảng
Tâm
|
500
|
Chế biến lâm sản
|
K
|
K
|
29
|
Đào Đình Cường
|
Phố Chiến Thắng, phường Quảng
Tâm
|
100
|
Chế biến lâm sản
|
K
|
K
|
30
|
Xưởng cơ khí Gấm Duy
|
Lô C4 MB 3026 phố Cao Sơn,
phường An Hưng
|
90
|
Sữa chữa cơ khí
|
K
|
K
|
31
|
Lê Văn Sinh
|
Phố Quang, phường An Hưng
|
80
|
Sản xuất đá
|
K
|
K
|
32
|
Ngô Sỹ Yến
|
Phố Quang, phường An Hưng
|
1.173
|
Sản xuất đá
|
K
|
K
|
33
|
Lê Văn Thanh
|
Phố Tây Sơn, phường An Hưng
|
708
|
Gạch không nung
|
K
|
K
|
34
|
Lê Thị Lan
|
Phố Quang, phường An Hưng
|
1.109
|
Sản xuất đá
|
K
|
K
|
35
|
Doãn Trọng Chăm
|
Phố Quang, phường An Hưng
|
197
|
Sản xuất đá
|
K
|
K
|
36
|
Nguyễn Văn Luận
|
Phố Quang, phường An Hưng
|
1.858
|
Sản xuất đá
|
K
|
K
|
37
|
Lê Đình Thành
|
Phố Quang, phường An Hưng
|
1.741
|
Sản xuất đá
|
K
|
K
|
38
|
Nguyễn Văn Luận
|
Phố Quang, phường An Hưng
|
344
|
Sản xuất đá
|
K
|
K
|
39
|
Các hộ: Nguyễn Thị Hải, Nguyễn
Thị Loan, Nguyễn Thị Thắm
|
Lô số 54 MBQH 2155, phường
Đông Vệ
|
97,75
|
Giết mổ gia cầm, quy mô 100
con/ngày
|
K
|
K
|
40
|
Đường Đình Công
|
Phố Long Quang, phường Hàm Rồng
|
|
Chăn nuôi trâu, quy mô nhỏ, 27
đơn vị vật nuôi
|
K
|
K
|
II
|
Thành phố Sầm Sơn: 10 cơ sở,
hộ gia đình
|
1
|
Công ty TNHH HG
|
Tổ dân phố Đài Trúc, phường
Quảng Thọ
|
296
|
Xưởng mộc; buôn bán gỗ
|
K
|
K
|
2
|
Công ty CP đầu tư cửa Đông Á
|
Tổ dân phố Khang Thái, phường
Quảng Thọ
|
844
|
Xưởng cơ khí
|
K
|
K
|
3
|
Công ty TNHH Trường Thịnh
|
Tổ dân phố Đồn Trại, phường
Quảng Thọ
|
550
|
Xưởng giấy
|
K
|
K
|
4
|
Đỗ Mạnh Hà
|
Tổ dân phố Đài Trúc, phường
Quảng Thọ
|
200
|
Xưởng làm đồ nhựa
|
K
|
K
|
5
|
Nguyễn Thị Nhạn
|
Tổ dân phố Đài Trúc, phường
Quảng Thọ
|
400
|
Tái chế nhựa
|
K
|
K
|
6
|
Đỗ Văn Thạo
|
Tổ dân phố Đài Trúc, phường
Quảng Thọ
|
250
|
Làm mộc, nhôm kính
|
K
|
K
|
7
|
Lê Văn Nội
|
Tổ dân phố Đài Trúc, phường
Quảng Thọ
|
300
|
Xưởng cơ khí
|
K
|
K
|
8
|
Lê Văn Khang
|
Tổ dân phố Đài Trúc, phường
Quảng Thọ
|
450
|
Xưởng mộc
|
K
|
K
|
9
|
Nguyễn Đình Khánh
|
Tổ dân phố Đài Trúc, phường
Quảng Thọ
|
320
|
Xưởng mộc
|
K
|
K
|
10
|
Lữ Trọng Vang
|
Tổ dân phố Vĩnh Thành, phường
Trung Sơn
|
200
|
Xưởng làm đồ nhựa
|
K
|
K
|
III
|
Thị xã Nghi Sơn: 60 hộ gia
đình
|
1
|
Trần Thị Luyến
|
Tổ dân phố Phú Thịnh, phường
Hải Lĩnh
|
200
|
Chăn nuôi lợn, quy mô nhỏ 14
đơn vị vật nuôi
|
K
|
K
|
2
|
Lê Đăng Lương
|
Tổ dân phố Phú Thịnh, phường
Hải Lĩnh
|
110
|
Chăn nuôi lợn; quy mô nhỏ 10
đơn vị vật nuôi
|
K
|
K
|
3
|
Đỗ Đức Dỵ
|
Tổ dân phố Phú Thịnh, phường
Hải Lĩnh
|
100
|
Chăn nuôi lợn; quy mô nhỏ 10
đơn vị vật nuôi
|
K
|
K
|
4
|
Lê Huy Ly
|
Tổ dân phố Phú Thịnh, phường
Hải Lĩnh
|
120
|
Chăn nuôi lợn; quy mô nhỏ 10
đơn vị vật nuôi
|
K
|
K
|
5
|
Vũ Ngọc Qùy
|
Tổ dân phố Phú Thịnh, phường
Hải Lĩnh
|
200
|
Chăn nuôi lợn; quy mô nhỏ 14
đơn vị vật nuôi
|
K
|
K
|
6
|
Lê Khả Sinh
|
Tổ dân phố Phú Thịnh, phường
Hải Lĩnh
|
150
|
Chăn nuôi lợn; quy mô nhỏ 11
đơn vị vật nuôi
|
K
|
K
|
7
|
Lê Ngọc Đồng
|
Tổ dân phố Phú Thịnh, phường
Hải Lĩnh
|
250
|
Chăn nuôi lợn; quy mô nhỏ 14
đơn vị vật nuôi
|
K
|
K
|
8
|
Lê Sỹ Hòa
|
Tổ dân phố Phú Tây, phường Hải
Lĩnh
|
80
|
Chăn nuôi lợn; quy mô nhỏ 10
đơn vị vật nuôi
|
K
|
K
|
9
|
Đới Ích Vọng
|
Tổ dân phố Phú Tây, phường Hải
Lĩnh
|
100
|
Chăn nuôi lợn; quy mô nhỏ 11
đơn vị vật nuôi
|
K
|
K
|
10
|
Đỗ Đức Vẽ
|
Tổ dân phố Phú Tây, phường Hải
Lĩnh
|
100
|
Chăn nuôi lợn; quy mô nhỏ 10
đơn vị vật nuôi
|
K
|
K
|
11
|
Trần Văn Lĩnh
|
Tổ dân phố Phú Tây, phường Hải
Lĩnh
|
250
|
Chăn nuôi lợn; quy mô nhỏ 16
đơn vị vật nuôi
|
K
|
K
|
12
|
Lê Đăng Thái
|
Tổ dân phố Phú Tây, phường Hải
Lĩnh
|
85
|
Chăn nuôi lợn; quy mô nhỏ 10
đơn vị vật nuôi
|
K
|
K
|
13
|
Mai Văn Tiền
|
Tổ dân phố Hồng Phong, phường
Hải Lĩnh
|
90
|
Chăn nuôi lợn; quy mô nhỏ 10
đơn vị vật nuôi
|
K
|
K
|
14
|
Nguyễn Văn Thu
|
Tổ dân phố Hồng Phong, phường
Hải Lĩnh
|
200
|
Chăn nuôi lợn; quy mô nhỏ 12
đơn vị vật nuôi
|
K
|
K
|
15
|
Lê Bá Hùng
|
Tổ dân phố Hồng Phong, phường
Hải Lĩnh
|
150
|
Chăn nuôi lợn; quy mô nhỏ 10
đơn vị vật nuôi
|
K
|
K
|
16
|
Nguyễn Văn Vinh
|
Tổ dân phố Hồng Phong, phường
Hải Lĩnh
|
200
|
Chăn nuôi lợn; quy mô nhỏ 10
đơn vị vật nuôi
|
K
|
K
|
17
|
Mai Văn Ngợi
|
Tổ dân phố Hồng Phong, phường
Hải Lĩnh
|
300
|
Chăn nuôi lợn; quy mô nhỏ 18
đơn vị vật nuôi
|
K
|
K
|
18
|
Lê Bá Đại
|
Tổ dân phố Hồng Phong, phường
Hải Lĩnh
|
85
|
Chăn nuôi lợn; quy mô nhỏ 10
đơn vị vật nuôi
|
K
|
K
|
19
|
Đỗ Đức Khoa
|
Tổ dân phố Tây Sơn, phường Hải
Lĩnh
|
300
|
Chăn nuôi lợn; quy mô nhỏ 20
đơn vị vật nuôi
|
K
|
K
|
20
|
Nguyễn Văn Khải
|
Tổ dân phố Tây Sơn, phường Hải
Lĩnh
|
200
|
Chăn nuôi lợn; quy mô nhỏ 14
đơn vị vật nuôi
|
K
|
K
|
21
|
Nguyễn Văn Hởi
|
Tổ dân phố Tây Sơn, phường Hải
Lĩnh
|
250
|
Chăn nuôi lợn; quy mô nhỏ 16
đơn vị vật nuôi
|
K
|
K
|
22
|
Nguyễn Kim Long
|
Tổ dân phố Đại Thắng, phường
Hải Lĩnh
|
150
|
Chăn nuôi lợn; quy mô nhỏ 10
đơn vị vật nuôi
|
K
|
K
|
23
|
Lê Ngọc Hưng
|
Tổ dân phố Đại Thắng, phường
Hải Lĩnh
|
100
|
Chăn nuôi lợn; quy mô nhỏ 11
đơn vị vật nuôi
|
K
|
K
|
24
|
Lê Thị Hồng
|
Tổ dân phố Đại Thắng, phường
Hải Lĩnh
|
400
|
Chăn nuôi lợn; quy mô vừa, 30
đơn vị vật nuôi
|
K
|
K
|
25
|
Lê Bá Soạn
|
Tổ dân phố Đại Thắng, phường
Hải Lĩnh
|
140
|
Chăn nuôi lợn; quy mô nhỏ 10
đơn vị vật nuôi
|
K
|
K
|
26
|
Lê Bá Tươi
|
Tổ dân phố Đại Thắng, phường
Hải Lĩnh
|
150
|
Chăn nuôi lợn; quy mô nhỏ 10
đơn vị vật nuôi
|
K
|
K
|
27
|
Lê Bá Tư
|
Tổ dân phố Đại Thắng, phường
Hải Lĩnh
|
280
|
Chăn nuôi lợn; quy mô nhỏ 20
đơn vị vật nuôi
|
K
|
K
|
28
|
Nguyễn Hữu Châu
|
Tổ dân phố Đại Thắng, phường
Hải Lĩnh
|
120
|
Chăn nuôi lợn; quy mô nhỏ 11
đơn vị vật nuôi
|
K
|
K
|
29
|
Nguyễn Văn Trung
|
Tổ dân phố Đại Thắng, phường
Hải Lĩnh
|
90
|
Chăn nuôi lợn; quy mô nhỏ 10
đơn vị vật nuôi
|
K
|
K
|
30
|
Nguyễn Văn Thuấn
|
Tổ dân phố Đại Thắng, phường
Hải Lĩnh
|
110
|
Chăn nuôi lợn; quy mô nhỏ 11
đơn vị vật nuôi
|
K
|
K
|
31
|
Lê Bá Nam
|
Tổ dân phố Đại Thắng, phường
Hải Lĩnh
|
140
|
Chăn nuôi lợn; quy mô nhỏ 14 đơn
vị vật nuôi
|
K
|
K
|
32
|
Nguyễn Văn Tuyền
|
Tổ dân phố Đại Thắng, phường
Hải Lĩnh
|
200
|
Chăn nuôi lợn; quy mô nhỏ 14
đơn vị vật nuôi
|
K
|
K
|
33
|
Nguyễn Văn Đức
|
Tổ dân phố Đại Thắng, phường
Hải Lĩnh
|
100
|
Chăn nuôi lợn; quy mô nhỏ 10
đơn vị vật nuôi
|
K
|
K
|
34
|
Nguyễn Xuân Nguyên
|
Tổ dân phố Đại Thắng, phường
Hải Lĩnh
|
100
|
Chăn nuôi lợn; quy mô nhỏ 10
đơn vị vật nuôi
|
K
|
K
|
35
|
Nguyễn Văn Hùng A
|
Tổ dân phố Đại Thắng, phường
Hải Lĩnh
|
200
|
Chăn nuôi lợn; quy mô nhỏ 14
đơn vị vật nuôi
|
K
|
K
|
36
|
Nguyễn Xuân Tuấn
|
Tổ dân phố Đại Thắng, phường
Hải Lĩnh
|
450
|
Chăn nuôi lợn; quy mô vừa 30
đơn vị vật nuôi
|
K
|
K
|
37
|
Nguyễn Văn Châu
|
Tổ dân phố Đại Thắng, phường
Hải Lĩnh
|
210
|
Chăn nuôi lợn; quy mô nhỏ 14
đơn vị vật nuôi
|
K
|
K
|
38
|
Nguyễn Văn Thắng
|
Tổ dân phố Đại Thắng, phường Hải
Lĩnh
|
100
|
Chăn nuôi lợn; quy mô nhỏ 10
đơn vị vật nuôi
|
K
|
K
|
39
|
Nguyễn Văn Bình
|
Tổ dân phố Đại Thắng, phường
Hải Lĩnh
|
145
|
Chăn nuôi lợn; quy mô nhỏ
11,6 đơn vị vật nuôi
|
K
|
K
|
40
|
Hoàng Đình Chung
|
Tổ dân phố Đại Thắng, phường
Hải Lĩnh
|
450
|
Chăn nuôi lợn; quy mô vừa 30
đơn vị vật nuôi
|
K
|
K
|
41
|
Nguyễn Văn Ngọc
|
Tổ dân phố Đại Thắng, phường
Hải Lĩnh
|
100
|
Chăn nuôi lợn; quy mô nhỏ 10
đơn vị vật nuôi
|
K
|
K
|
42
|
Nguyễn Xuân Hòa
|
Tổ dân phố Đại Thắng, phường
Hải Lĩnh
|
100
|
Chăn nuôi lợn; quy mô nhỏ 11 đơn
vị vật nuôi
|
K
|
K
|
43
|
Lê Văn Ngãi
|
Tổ dân phố 1, phường Hải An
|
400
|
Chăn nuôi lợn; quy mô nhỏ 12
đơn vị vật nuôi
|
K
|
K
|
44
|
Lê Đình Kiệm
|
Tổ dân phố 3, phường Hải An
|
450
|
Chăn nuôi lợn; quy mô nhỏ 10
đơn vị vật nuôi
|
K
|
K
|
45
|
Lê Văn Trung
|
Tổ dân phố 4, phường Hải An
|
300
|
Chăn nuôi lợn; quy mô nhỏ 10
đơn vị vật nuôi
|
K
|
K
|
46
|
Lê Văn Huy
|
Tổ dân phố 5, phường Hải An
|
250
|
Chăn nuôi lợn; quy mô nhỏ 10
đơn vị vật nuôi
|
K
|
K
|
47
|
Nguyễn Trọng Ninh
|
Tổ dân phố 3, phường Hải An
|
200
|
Chăn nuôi lợn; quy mô nhỏ 10
đơn vị vật nuôi
|
K
|
K
|
48
|
Lê Văn Hiền
|
Tổ dân phố 4, phường Hải An
|
500
|
Chăn nuôi vịt; quy mô nhỏ 15
đơn vị vật nuôi
|
K
|
K
|
49
|
Lâm Ngọc Quyền
|
Tổ dân phố 3, phường Hải An
|
200
|
Chăn nuôi vịt; quy mô nhỏ
10,5 đơn vị vật nuôi
|
K
|
K
|
50
|
Lê Văn Tùng
|
Tổ dân phố 4, phường Hải An
|
350
|
Chăn nuôi lợn; quy mô nhỏ 15
đơn vị vật nuôi
|
K
|
K
|
51
|
Nguyễn Viết Hiếu
|
Tổ dân phố Tiền Phong, phường
Tân Dân
|
150
|
Chăn nuôi lợn; quy mô nhỏ 10
đơn vị vật nuôi
|
K
|
K
|
52
|
Nguyễn Đức Hải
|
Tổ dân phố Tiền Phong, phường
Tân Dân
|
150
|
Chăn nuôi lợn; quy mô nhỏ 10
đơn vị vật nuôi
|
K
|
K
|
53
|
Bùi Khắc Đông
|
Tổ dân phố Minh Sơn, phường
Tân Dân
|
150
|
Chăn nuôi lợn; quy mô nhỏ 10
đơn vị vật nuôi
|
K
|
K
|
54
|
Bùi Khắc Quế
|
Tổ dân phố Minh Sơn, phường
Tân Dân
|
150
|
Chăn nuôi lợn; quy mô nhỏ 10 đơn
vị vật nuôi
|
K
|
K
|
55
|
Phan Văn Hải
|
Tổ dân phố Minh Sơn, phường
Tân Dân
|
150
|
Chăn nuôi lợn; quy mô nhỏ 10
đơn vị vật nuôi
|
K
|
K
|
56
|
Vũ Bá Đua
|
Tổ dân phố Hồ Thịnh, phường
Tân Dân
|
150
|
Chăn nuôi lợn; quy mô nhỏ 10
đơn vị vật nuôi
|
K
|
K
|
57
|
Hoàng Văn Tuấn
|
Tổ dân phố Hòa Bình, phường Hải
Châu
|
400
|
Làm sứa; 100 tấn/năm
|
K
|
K
|
58
|
Trần Văn Viên
|
Tổ dân phố Liên Hải, phường Hải
Châu
|
400
|
Làm sứa; 100 tấn/năm
|
K
|
K
|
59
|
Nguyễn Thị Duyên
|
Tổ dân phố Liên Hải, phường Hải
Châu
|
750
|
Hấp cá; 200 tấn/năm
|
K
|
K
|
60
|
Phạm Văn Huệ
|
Tổ dân phố Đông Thắng, phường
Hải Châu
|
1000
|
Hấp cá; 200 tấn/năm
|
K
|
K
|
|
Tổng cộng: 110 cơ sở, hộ
gia đình
|
PHỤ LỤC 2:
DANH SÁCH CÁC CƠ SỞ, HỘ GIA ĐÌNH THUỘC ĐỐI TƯỢNG PHẢI
GIẢM QUY MÔ CÔNG SUẤT ĐỂ ĐẢM BẢO KHOẢNG CÁCH ATMT, ĐẦU TƯ ĐẦY ĐỦ, VẬN HÀNH THƯỜNG
XUYÊN CÁC CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG GIAI ĐOẠN 2026 - 2027
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1671/QĐ-UBND ngày 24/ 4/2024 của UBND tỉnh
Thanh Hóa)
TT
|
Tên cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
|
Địa chỉ
|
Diện tích đất (m2)
|
Quy mô, công suất
|
Sự phù hợp với quy hoạch (C- Có; K - Không)
|
Đảm bảo khoảng cách (C- Có; K - Không)
|
I
|
Thành phố Thanh Hóa: 16 cơ
sở, hộ gia đình
|
1
|
Nhà máy xeo giấy của Công ty
CP Nam Cảnh
|
Phố 3, phường Quảng Hưng
|
8.600
|
Sản xuất giấy: 700 tấn/năm
|
C
|
C
|
2
|
Công ty than Thanh Hóa
|
Phố 3, phường Quảng Hưng
|
26.500
|
Kinh doanh than: 18.000 tấn/năm
|
C
|
C
|
3
|
Tổng Công ty cổ phần Đầu tư
Hà Thanh - Công ty cổ phần
|
Quốc lộ 45, Phường Quảng Thịnh
|
11.702
|
Gạch không nung 8,0 triệu viên/năm;
Gạch trerrazzo (gạch lát vĩa hè) 336.000 viên/năm; Bê tông thương phẩm 50.00
m3/năm; Ống cống + cọc bê tông 100.000 m/năm
|
C
|
C
|
4
|
Nguyễn Văn Thảo
|
CCN Vức, phường An Hưng
|
13.911,80
|
Sản xuất đá
|
C
|
C
|
5
|
Mai Văn Thành
|
CCN Vức, phường An Hưng
|
4.562,00
|
Sản xuất đá
|
C
|
C
|
6
|
Hoàng Văn Chung
|
CCN Vức, phường An Hưng
|
1.489,00
|
Sản xuất đá
|
C
|
C
|
7
|
Trần Văn Tuấn
|
CCN Vức, phường An Hưng
|
2.500,00
|
Sản xuất đá
|
C
|
C
|
8
|
Nguyễn Thừa Tho
|
CCN Vức, phường An Hưng
|
2.019,20
|
Sản xuất đá
|
C
|
C
|
9
|
Nguyễn Văn Bắc
|
CCN Vức, phường An Hưng
|
1.071,50
|
Sản xuất đá
|
C
|
C
|
10
|
Nguyễn Thị Oanh
|
CCN Vức, phường An Hưng
|
3.193,50
|
Sản xuất đá
|
C
|
C
|
11
|
Nguyễn Văn Chinh
|
CCN Vức, phường An Hưng
|
2.039,30
|
Sản xuất đá
|
C
|
C
|
12
|
Hoàng Văn Cảnh
|
Khu Đồng Chiền, phường An
Hưng
|
893,5
|
Sản xuất đá
|
C
|
C
|
13
|
Hoàng Thị Nhâm
|
CCN Vức, phường An Hưng
|
1.000,00
|
Sản xuất đá
|
C
|
C
|
14
|
Nguyễn Duy Cường
|
CCN Vức, phường An Hưng
|
2.338,60
|
Sản xuất đá
|
C
|
C
|
15
|
Doãn Trọng Đạo
|
CCN Vức, phường An Hưng
|
2.212,10
|
Sản xuất đá
|
C
|
C
|
16
|
Cao Trọng Thiện
|
CCN Vức, phường An Hưng
|
4.197,90
|
Sản xuất đá
|
C
|
C
|
II
|
Huyện Hậu Lộc: 01 cơ sở
|
|
1
|
Công ty TNHH TM Minh Hải Đức
|
Thôn Ngọc Trì, xã Đại Lộc
|
2400
|
Đập giặt bao bì, Cống suất:
780 tấn/năm bột giấy, 480 tấn/năm bao bì
|
C
|
C
|
III
|
Huyện Thiệu Hóa: 01 cơ sở
|
1
|
Công ty may Vạn Hà
|
Tiểu khu 2, thị trấn Thiệu
Hóa
|
47.287
|
May Mặc
|
C
|
C
|
IV
|
Huyện Đông Sơn: 01 cơ sở
|
1
|
Trang trại lợn nhà Tâm Niệm
|
Thôn 3, xã Đông Minh
|
1.000
|
Chăn nuôi gia súc, gia cầm;
công suất trung bình dưới 300 đơn vị vật nuôi
|
C
|
C
|
V
|
Huyện Quan Sơn: 04 cơ sở
|
1
|
Lê Đức Thiện
|
Bản Na Nghịu, xã Sơn Điện
|
2800
|
Tăm mành
|
C
|
C
|
2
|
Lương Văn Thiềng
|
Bản Chung Sơn, xã Sơn Thủy
|
4500
|
Sơ chế tăm đũa
|
C
|
C
|
3
|
Vũ Văn Đam
|
Bản Chung Sơn, xã Sơn Thủy
|
2288
|
Sơ chế tăm đũa
|
C
|
C
|
4
|
Nguyễn Đức Phú
|
Bản Chung Sơn, xã Sơn Thủy
|
3500
|
Sơ chế tăm đũa
|
C
|
C
|
VI
|
Huyện Thạch Thành: 01 cơ sở
|
1
|
Trang trại chăn nuôi gà Hà
Văn Hùng
|
Thôn Thiểm Niêm, xã Ngọc Trạo,
huyện Thạch Thành
|
15.000
|
Chăn nuôi gà, quy mô vừa 75
đơn vị vật nuôi
|
C
|
C
|
VIII
|
Huyện Vĩnh Lộc: 01 cơ sở
|
1
|
Vũ Thị Nhu
|
Thôn Bổng Phồn, xã Vĩnh Hòa
|
5.357
|
Chăn nuôi lợn; quy mô nhỏ 25
đơn vị vật nuôi
|
C
|
K
|
Tổng số: 25 cơ sở.
Trong đó, có 24 cơ sở
phù hợp với quy hoạch, đảm bảo khoảng cách ATMT; 01 cơ sở (hộ chăn nuôi bà Vũ
Thị Nhu) phù hợp quy hoạch, không đảm bảo khoảng cách ATMT
nhưng có thể giảm quy mô, công suất để đảm bảo khoảng cách ATMT.
|
PHỤ LỤC 3:
DANH SÁCH CÁC CƠ SỞ, HỘ GIA ĐÌNH THUỘC ĐỐI TƯỢNG PHẢI
DI DỜI/CHUYỂN ĐỔI NGÀNH NGHỀ/DỪNG HOẠT ĐỘNG GIAI ĐOẠN 2028 - 2030
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1671/QĐ-UBND ngày 24/4/2024 của UBND tỉnh
Thanh Hóa)
TT
|
Tên cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
|
Địa chỉ
|
Diện tích đất (m2)
|
Quy mô, công suất
|
Sự phù hợp với quy hoạch (C- Có; K - Không)
|
Đảm bảo khoảng cách (C- Có; K - Không)
|
I
|
Thành
phố Thanh Hóa: 118 cơ sở, hộ gia đình
|
I.1
|
Doanh nghiệp: 22 cơ sở
|
|
|
|
|
|
1
|
Công ty CP Minh Đức (giấy
Hoàng Đông)
|
Quan Nội 3, phường Long Anh
|
5.000
|
Sản xuất giấy; 1000 tấn
SP/năm
|
K
|
C
|
2
|
Cty TM&XD An Phú Hưng
|
Phố Phù Lưu 1, phường Quảng
Thắng
|
1000
|
Sản xuất đá ốp lát: 111 tấn/tháng
|
K
|
C
|
3
|
Công ty TNHHMột thành viên
Tân Thành 9
|
Núi Vức, Đa Sỹ, xã Đông Vinh
|
116.418,30
|
Khai thác đá, sản xuất vật liệu
xây dựng, bê tông thương phẩm
|
K
|
C
|
4
|
Công ty TNHH Hải Lộc Thắng
|
Núi Vức, Đa Sỹ, xã Đông Vinh
|
29.350,00
|
Khai thác đá, sản xuất vật liệu
xây dựng
|
K
|
C
|
5
|
Công ty TNHH SXVLXD Thành
Phát
|
Núi Vức, Đa Sỹ, xã Đông Vinh
|
39.929,00
|
Khai thác đá, sản xuất vật liệu
xây dựng
|
K
|
C
|
6
|
Hợp tác xã SXVLXD Đông Vinh
|
Núi Vức, Đa Sỹ, xã Đông Vinh
|
36.198,00
|
Khai thác đá, sản xuất vật liệu
xây dựng
|
K
|
C
|
7
|
Công ty TNHH TM và SX Hùng Đạt
|
CCN Vức, Phường An Hưng
|
5.300
|
Sản xuất nội thất
|
K
|
C
|
8
|
Công ty TNHH Anh Tuấn
|
CCN Vức, Phường An Hưng
|
3.000
|
Sản xuất đá
|
K
|
C
|
9
|
Công ty TNHH Bình Hoài An
|
CCN Vức, Phường An Hưng
|
800
|
Sản xuất đá
|
K
|
C
|
10
|
Công ty TNHH Bình Hoài An
|
CCN Vức, Phường An Hưng
|
2.000
|
Sản xuất đá
|
K
|
C
|
11
|
Công ty TNHH Bình Hoài An
|
CCN Vức, Phường An Hưng
|
4.000
|
Sản xuất đá
|
K
|
C
|
12
|
Tổng Công ty công trình giao
thông 1
|
CCN Vức, Phường An Hưng
|
9.069,80
|
Sản xuất đá
|
K
|
C
|
13
|
Công ty TNHH SX và TM Mai
Hoàng Sơn
|
Khu Đồng Chiền, Phường An
Hưng
|
2.450
|
Sản xuất đá
|
K
|
C
|
14
|
Công ty TNHH Tiến Bình
|
CCN Vức, Phường An Hưng
|
2.091
|
Sản xuất đá
|
K
|
C
|
15
|
Công ty khoáng sản Sơn Hà
|
CCN Vức, Phường An Hưng
|
5.375
|
Sản xuất đá
|
K
|
C
|
16
|
Công ty Mạnh Trang
|
CCN Vức, Phường An Hưng
|
7.738,60
|
Sản xuất đá
|
K
|
C
|
17
|
Công ty TNHH Tự Lập
|
Núi Vức, Đa Sỹ, xã Đông Vinh,
TP Thanh Hóa
|
5611,8
|
Chế biến đá xẻ, đá mài
|
K
|
K
|
18
|
Trại giam Thanh Phong
|
Núi Vức, Đa Sỹ, xã Đông Vinh,
TP Thanh Hóa
|
16137,9
|
Khai thác đá, đào tạo nghề
cho phạm nhân
|
K
|
K
|
19
|
Doanh nghiệp Trần Hoàn
|
Núi Vức, Đa Sỹ, xã Đông Vinh,
TP Thanh Hóa
|
14985,4
|
Chế biến đá xẻ, đá mài
|
K
|
K
|
20
|
Công ty cổ phần đầu tư và xây
dựng HUD4
|
Núi Vức, Đa Sỹ, xã Đông Vinh,
TP Thanh Hóa
|
7787,9
|
Bê tông thương phẩm
|
K
|
K
|
21
|
Xí Nghiệp SXKD bê tông đúc sẵn
công nghệ rung ép 289
|
Núi Vức, Đa Sỹ, xã Đông Vinh,
TP Thanh Hóa
|
38527,9
|
Bê tông thương phẩm
|
K
|
K
|
22
|
Công ty sản xuất VLXD Đông Vinh
(xí nghiệp gạch Đông Vinh)
|
Thôn Văn Khê, xã Đông Vinh,
TP Thanh Hóa
|
63818,2
|
Sản xuất gạch 2 lỗ
|
K
|
K
|
I.2
|
Hộ gia đình: 96 hộ gia
đình
|
1
|
Lê Huy Dũng
|
SN 25/80 Cao Bá Quát
|
100
|
Chăn nuôi lợn, quy mô nông hộ
1,44 đơn vị vật nuôi
|
K
|
C
|
2
|
DN An -Thành - Huệ
|
Núi Vức, Đa Sỹ, xã Đông Vinh
|
1270,4
|
Chế biến đá xẻ, đá mài
|
K
|
C
|
3
|
Trần Văn Hưởng
|
Núi Vức, Đa Sỹ, xã Đông Vinh
|
1.417,50
|
Chế biến đá xẻ, đá mài
|
K
|
C
|
4
|
Hộ ông Anh - Liên
|
Núi Vức, Đa Sỹ, xã Đông Vinh
|
1.638,90
|
Chế biến đá xẻ, đá mài
|
K
|
C
|
5
|
Hoàng Ngọc Năm
|
Núi Vức, Đa Sỹ, xã Đông Vinh
|
613,9
|
Chế biến đá xẻ, đá mài
|
K
|
C
|
6
|
Nguyễn Thị Hoa - Bảy
|
Núi Vức, Đa Sỹ, xã Đông Vinh
|
976,1
|
Chế biến đá xẻ, đá mài
|
K
|
C
|
7
|
Nguyễn Thị Phương - Hưng
|
Núi Vức, Đa Sỹ, xã Đông Vinh
|
863,7
|
Chế biến đá xẻ, đá mài
|
K
|
C
|
8
|
Nguyễn Thị Hồng - Thơm
|
Núi Vức, Đa Sỹ, xã Đông Vinh
|
2.321,90
|
Chế biến đá xẻ, đá mài
|
K
|
C
|
9
|
Lê Thị Lan - Lâm
|
Núi Vức, Đa Sỹ, xã Đông Vinh
|
1.271,40
|
Chế biến đá xẻ, đá mài
|
K
|
C
|
10
|
Lê Thị Hồng Chinh
|
Núi Vức, Đa Sỹ, xã Đông Vinh
|
41.250,50
|
Chế biến đá xẻ, đá mài
|
K
|
C
|
11
|
Lê Thị Thanh Tâm - Tiến
|
Núi Vức, Đa Sỹ, xã Đông Vinh
|
1.329,60
|
Xay đá 1x2
|
K
|
C
|
12
|
Nguyễn Văn Thắng -Bình
|
Núi Vức, Đa Sỹ, xã Đông Vinh
|
1.963,20
|
Chế biến đá xẻ, đá mài
|
K
|
C
|
13
|
Nguyễn Văn Thiết
|
Núi Vức, Đa Sỹ, xã Đông Vinh,
TP Thanh Hóa
|
3132,5
|
Chế biến đá xẻ, đá mài
|
K
|
K
|
14
|
Nguyễn Văn Xuân
|
Núi Vức, Đa Sỹ, xã Đông Vinh,
TP Thanh Hóa
|
3990,6
|
Chế biến đá xẻ, đá mài
|
K
|
K
|
15
|
Tống Văn Chiến
|
Núi Vức, Đa Sỹ, xã Đông Vinh,
TP Thanh Hóa
|
1.722,00
|
Chế biến đá xẻ, đá mài
|
K
|
K
|
16
|
Nguyễn Thọ Thủy
|
Núi Vức, Đa Sỹ, xã Đông Vinh,
TP Thanh Hóa
|
1.270,40
|
Làm gạch ép thủy lực
|
K
|
K
|
17
|
Nguyễn Văn Lực - Châm
|
Núi Vức, Đa Sỹ, xã Đông Vinh,
TP Thanh Hóa
|
403,1
|
Xay đá 1x2
|
K
|
K
|
18
|
Hộ ông Giang- Hải
|
Núi Vức, Đa Sỹ, xã Đông Vinh,
TP Thanh Hóa
|
793,6
|
Xay đá 1x2
|
K
|
K
|
19
|
Nguyễn Thọ Nhuận
|
Núi Vức, Đa Sỹ, xã Đông Vinh,
TP Thanh Hóa
|
1.252,30
|
Xay đá 1x2
|
K
|
K
|
20
|
Nguyễn Văn Chính
|
CCN Vức, phường An Hưng
|
1.865,10
|
Sản xuất đá
|
K
|
C
|
21
|
Nguyễn Văn Việt
|
CCN Vức, phường An Hưng
|
3.083,20
|
Sản xuất đá
|
K
|
C
|
22
|
Trần Đình Tuấn
|
CCN Vức, phường An Hưng
|
2.059,60
|
Sản xuất đá
|
K
|
C
|
23
|
Võ Văn Tuân
|
CCN Vức, phường An Hưng
|
993,4
|
Sản xuất đá
|
K
|
C
|
24
|
Nguyễn Duy Đức
|
CCN Vức, phường An Hưng
|
1.922,30
|
Sản xuất đá
|
K
|
C
|
25
|
Nguyễn Đình Thành
|
Khu Đồng Chiền, phường An
Hưng
|
908,5
|
Sản xuất đá
|
K
|
C
|
26
|
Nguyễn Văn Nhiên
|
CCN Vức, phường An Hưng
|
2.347,20
|
Sản xuất đá
|
K
|
C
|
27
|
Nguyễn Duy Trường
|
CCN Vức, phường An Hưng
|
1.568,70
|
Sản xuất đá
|
K
|
C
|
28
|
Cao Trọng Thắng
|
CCN Vức, phường An Hưng
|
1270
|
Sản xuất đá
|
K
|
C
|
29
|
Trần Văn Hùng
|
Khu Đồng Chiền, phường An
Hưng
|
328
|
Sản xuất đá
|
K
|
C
|
30
|
Đồng Phạm Diệp
|
CCN Vức, phường An Hưng
|
2.038,90
|
Sản xuất đá
|
K
|
C
|
31
|
Nguyễn Hồng Đàm
|
Đường Lê Lai, phố 1, phường
Quảng Hưng
|
200
|
Thu mua phế liệu
|
K
|
C
|
32
|
Lê Hữu Trung
|
Đường Hàm Tử, phố 2, phường Quảng
Hưng
|
200
|
Thu mua phế liệu
|
K
|
C
|
33
|
Nguyễn Bá Vân
|
Đường Nguyễn Thị Định, phố 2
phường Quảng Hưng
|
150
|
Thu mua phế liệu
|
K
|
C
|
34
|
Hoàng Thị Tuyết
|
Đường bạch Đằng, Phố 5, phường
Quảng Hưng
|
200
|
Thu mua phế liệu
|
K
|
C
|
35
|
Nguyễn Hoàng Bình
|
Phố 4, phường Quảng Hưng
|
100
|
Thu mua phế liệu
|
K
|
C
|
36
|
Nguyễn Ngọc Sáng
|
Phố 4, phường Quảng Hưng
|
200
|
Thu mua phế liệu
|
K
|
C
|
37
|
Hộ ông Lê Đình Lai
|
Vệ Yên 2, phường Quảng Thắng
|
100
|
Chăn nuôi trâu, quy mô nông hộ
7 đơn vị vật nuôi
|
K
|
C
|
38
|
Hộ ông Lê Đình Lai
|
91 Vệ Yên, phường Quảng Thắng
|
40
|
Chăn nuôi lợn, quy mô nông hộ
2,72 đơn vị vật nuôi
|
K
|
C
|
39
|
Hộ bà Lê Thị Hồng
|
18/78 Đỗ Đại, phường Quảng Thắng
|
40
|
Chăn nuôi lợn, quy mô nông hộ
1,28 đơn vị vật nuôi
|
K
|
C
|
40
|
Hộ ông Phí Văn Oanh
|
Phố Vệ Yên 1, phường Quảng Thắng
|
15
|
Chăn nuôi bò, quy mô nông hộ
5,6 đơn vị vật nuôi
|
K
|
C
|
41
|
Hộ bà Lê Thị Nhung
|
Phố Vệ Yên 1, phường Quảng Thắng
|
30
|
Giết mổ gia súc
|
K
|
C
|
42
|
Hộ ông Lê Đình Tới
|
Phố Vệ Yên 2, phường Quảng Thắng
|
100
|
Chăn nuôi trâu, quy mô nông hộ
7,7 đơn vị vật nuôi
|
K
|
C
|
43
|
Hộ bà Nguyễn Thị Thúy
|
Phố Vệ Yên 3, phường Quảng Thắng
|
76,5
|
Thu mua phế liệu
|
K
|
C
|
44
|
Nguyễn Trọng Khanh
|
Tổ dân phố Bào Ngoại, phường
Đông Hương
|
40
|
Chăn nuôi lợn, quy mô nông hộ
2,032 đơn vị vật nuôi
|
K
|
C
|
45
|
Lê Văn Tuấn
|
417 Nguyễn Tĩnh, phường Đông Hương
|
70
|
Thu mua phế liệu 100kg/ ngày
|
K
|
C
|
46
|
Nguyễn Đắc Minh
|
321 Nguyễn Tĩnh, phường Đông
Hương
|
50
|
Thu mua phế liệu 60kg/ ngày
|
K
|
C
|
47
|
Lê Xuân Hiệp
|
673 Hàm Nghi, phường Đông
Hương
|
80
|
Thu mua phế liệu 60kg/ ngày
|
K
|
C
|
48
|
Lê Ngọc Cường
|
56 Nguyễn Tĩnh, phường Đông
Hương
|
500
|
Sản xuất bún
|
K
|
C
|
49
|
Nguyễn Văn Giang
|
10-11/99 Nguyễn Tĩnh, phường
Đông Hương
|
20
|
Sản xuất bún
|
K
|
C
|
50
|
Lê Ngọc Ánh
|
56 Nguyễn Tĩnh, phường Đông
Hương
|
30
|
Sản xuất bún
|
K
|
C
|
51
|
Đỗ Thị Dụng
|
06/273 Hàm Nghi, phường Đông Hương
|
35
|
Sản xuất bún
|
K
|
C
|
52
|
Lê Minh Sinh
|
293 Hàm Nghi, phường Đông
Hương
|
30
|
Sản xuất bún
|
K
|
C
|
53
|
Lê Xuân Minh
|
03/37 Nguyễn Tĩnh, phường
Đông Hương
|
50
|
Sản xuất bún
|
K
|
C
|
54
|
Nguyễn Thế Ánh
|
29/61 Nguyễn Tĩnh, phường
Đông Hương
|
30
|
Sản xuất bún
|
K
|
C
|
55
|
Lê Thị Lan
|
21/61 Nguyễn Tĩnh, phường
Đông Hương
|
30
|
Sản xuất bún
|
K
|
C
|
56
|
Lê Ngọc Hoằng
|
06/37 Nguyễn Tĩnh, phường
Đông Hương
|
30
|
Sản xuất bún
|
K
|
C
|
57
|
Phạm Thế Lâm
|
52/365 Hàm Nghi, phường Đông
Hương
|
50
|
Sản xuất bún
|
K
|
C
|
58
|
Bún phở Liên Dung
|
Hòa Bình, phường Đông Hương
|
35
|
Sản xuất bún
|
K
|
C
|
59
|
Bún Duy Thanh
|
90 Nguyễn Tĩnh, phường Đông
Hương
|
30
|
Sản xuất bún
|
K
|
C
|
60
|
Nguyễn Thị Giang
|
159 Hàm Nghi, phường Đông
Hương
|
30
|
Sản xuất bún
|
K
|
C
|
61
|
Bún Dung Hồng
|
Quang Trung, phường Đông
Hương
|
40
|
Sản xuất bún
|
K
|
C
|
62
|
Ngô Sỹ Huấn
|
56 Nguyễn Tĩnh, phường Đông
Hương
|
50
|
Sản xuất bún
|
K
|
C
|
63
|
Dương Thị Hà
|
Phố Ba Tân (MB217), phường
Đông Hương
|
50
|
Sản xuất bún
|
K
|
C
|
64
|
Đinh Thái Sơn
|
20/152 Lê Lai, phường Đông
Hương
|
50
|
Sản xuất bún
|
K
|
C
|
65
|
Nguyễn Doãn Cương
|
Phố 6, phường Quảng Phú
|
386
|
Chăn nuôi lợn; quy mô nông hộ
4 đơn vị vật nuôi
|
K
|
C
|
66
|
Nguyễn Trọng Long
|
Phố 6, phường Quảng Phú
|
377
|
Sửa chữa máy phát điện
|
K
|
C
|
67
|
Nguyễn Xuân Hồng
|
Phố 9, phường Quảng Phú
|
288
|
Chăn nuôi lợn, quy mô nông hộ:
2 đơn vị vật nuôi
|
K
|
C
|
68
|
Nguyễn Văn Tuyên
|
Phố 9, phường Quảng Phú
|
508
|
Chăn nuôi lợn; quy mô nông hộ:
1,8 đơn vị vật nuôi
|
K
|
C
|
69
|
Nguyễn Viết Sáu
|
Phố 9, phường Quảng Phú
|
966
|
Chăn nuôi lợn, quy mô nông hộ:
2 đơn vị vật nuôi
|
K
|
C
|
70
|
Lê Chí Anh
|
Ái Sơn 2, phường Đông Hải
|
|
Chăn nuôi bò thịt; quy mô nhỏ:
10 đơn vị vật nuôi
|
K
|
C
|
71
|
Nguyễn Doãn Bình
|
Ái Sơn 2, phường Đông Hải
|
50
|
Chăn nuôi lợn, quy mô nông hộ:
5 đơn vị vật nuôi
|
K
|
C
|
72
|
Đỗ Ngọc Cảnh
|
Phố Phúc Cường, phường Quảng
Tâm
|
100
|
Thu mua phế liệu 300kg/ngày
|
K
|
C
|
73
|
Nguyễn Văn Nam
|
Phố Phúc Cường, phường Quảng
Tâm
|
300
|
Kinh doanh cát, đá 20m3ngày
|
K
|
C
|
74
|
Lê Thế Nam
|
Phố Môi, phường Quảng Tâm
|
100
|
Thu mua phế liệu 300kg/ngày
|
K
|
C
|
75
|
Nguyễn Văn Tùng
|
Phố Môi, phường Quảng Tâm
|
60
|
Thu mua phế liệu 300kg/ngày
|
K
|
C
|
76
|
Gara Long ô tô
|
SN 40, 42 phố Cao Sơn, phường
An Hưng
|
80
|
Sữa chữa ô tô
|
K
|
C
|
77
|
Nguyễn Văn Khoa
|
SN17 Cao sơn, phường An Hưng
|
90
|
Thu mua phế liệu
|
K
|
C
|
78
|
ĐàoVăn Hiền
|
Phố Thắng Sơn, phường An Hưng
|
100
|
Chăn nuôi bò, quy mô nông hộ,
quy mô <10 đơn vị vật nuôi
|
K
|
C
|
79
|
Lê Đình Hào
|
Phố Nam Sơn, phường An Hưng
|
60
|
Chăn nuôi bò, quy mô nông hộ
quy mô <10 đơn vị vật nuôi
|
K
|
C
|
80
|
Nguyễn Hữu Thọ
|
Phố Nam Sơn, phường An Hưng
|
2500
|
Chăn nuôi bò, quy mô nông hộ quy
mô <10 đơn vị vật nuôi
|
K
|
C
|
81
|
Phan Ngọc Hải
|
Khu Đồng Chiền, phường An
Hưng
|
660
|
Sản xuất đá
|
K
|
C
|
82
|
Nguyễn Thị Mai
|
Khu Đồng Chiền, phường An
Hưng
|
3.400,00
|
Sản xuất đá
|
K
|
C
|
83
|
Nguyễn Thị Tình
|
Khu Đồng Chiền, phường An
Hưng
|
1.400,00
|
Sản xuất đá
|
K
|
C
|
84
|
Hồ Thị Huệ
|
Khu Đồng Chiền, phường An
Hưng
|
610
|
Sản xuất đá
|
K
|
C
|
85
|
Nguyễn Thị Hạnh
|
Khu Đồng Chiền, phường An
Hưng
|
800
|
Sản xuất đá
|
K
|
C
|
86
|
Nguyễn Văn Tuấn
|
Khu Đồng Chiền, phường An
Hưng
|
430
|
Sản xuất đá
|
K
|
C
|
87
|
Nguyễn Thị Hương
|
Khu Đồng Chiền, phường An
Hưng
|
345
|
Sản xuất đá
|
K
|
C
|
88
|
Nguyễn Thị Sang
|
Khu Đồng Chiền, phường An
Hưng
|
689
|
Sản xuất đá
|
K
|
C
|
89
|
Nguyễn Thị Hồ
|
Khu Đồng Chiền, phường An
Hưng
|
834
|
Sản xuất đá
|
K
|
C
|
90
|
Nguyễn Văn Hòa
|
Khu Đồng Chiền, phường An
Hưng
|
1.220,00
|
Sản xuất đá
|
K
|
C
|
91
|
Thiều Trung Kiên
|
Khu Đồng Chiền, phường An
Hưng
|
3.600,00
|
Sản xuất đá
|
K
|
C
|
92
|
Nguyễn Ngọc Vĩnh
|
Khu Đồng Chiền, phường An
Hưng
|
1.000,00
|
Sản xuất đá
|
K
|
C
|
93
|
Nguyễn Thị Hồng Lý
|
Khu Đồng Miên, phường An Hưng
|
10.000,00
|
Sản xuất đá
|
K
|
C
|
94
|
Nguyễn Văn Sơn
|
Khu Đồng Miên, phường An Hưng
|
850,3
|
Sản xuất đá
|
K
|
C
|
95
|
Lê Văn Minh
|
Khu Đồng Miên, phường An Hưng
|
1.200,00
|
Sản xuất đá
|
K
|
C
|
96
|
Nguyễn Thị Hương
|
Khu Đồng Miên, phường An Hưng
|
500
|
Sản xuất đá
|
K
|
C
|
II
|
Huyện
Thọ Xuân: 04 cơ sở
|
II.1
|
Doanh nghiệp: 01
|
1
|
Công ty TNHH Chế biến nông sản,
lâm sản Tâm Việt
|
Khu 2, thị trấn Lam Sơn
|
100
|
Chế biến nông sản, lâm sản;
1.000 kg/ngày
|
K
|
K
|
II.2
|
Hộ gia đình: 03
|
|
|
|
|
|
1
|
Trịnh Văn Ngọc
|
Liên Phô, xã Xuân Hồng
|
9.200
|
Chăn nuôi lợn; quy mô nông hộ,
6 đơn vị vật nuôi
|
K
|
K
|
2
|
Nguyễn Văn Khánh
|
Lộc Thịnh, xã Xuân Hồng
|
8.400
|
Chăn nuôi nuôi vịt, quy mô nhỏ
15 đơn vị vật nuôi.
|
K
|
K
|
3
|
Lý Công Thành
|
Phúc Cường, xã Xuân Hỗng
|
1.380
|
Chăn nuôi nuôi Vịt, quy mô nhỏ
20 đơn vị vật nuôi.
|
K
|
C
|
III
|
Huyện
Bá Thước: 25 cơ sở, hộ gia đình
|
III.1
|
Doanh nghiệp: Không có
|
III.2
|
Hộ gia đình: 25
|
1
|
Vi Văn Châng
|
Thôn Cao, xã Lũng Cao
|
45
|
Chăn nuôi lợn; quy mô nông hộ,
6 đơn vị vật nuôi
|
K
|
C
|
2
|
Hà Văn Chức
|
Thôn Cao, xã Lũng Cao
|
30
|
Chăn nuôi lợn; quy mô nông hộ,
6 đơn vị vật nuôi
|
K
|
C
|
3
|
Vi Trọng Đại
|
Thôn Cao, xã Lũng Cao
|
35
|
Chăn nuôi lợn; quy mô nông hộ,
6 đơn vị vật nuôi
|
K
|
C
|
4
|
Hà Văn Tăng
|
Thôn Cao, xã Lũng Cao
|
35
|
Chăn nuôi lợn; quy mô nông hộ,
6 đơn vị vật nuôi
|
K
|
C
|
5
|
Hà Văn Tùng
|
Thôn Hin , xã Lũng Cao
|
65
|
Chăn nuôi lợn; quy mô nông hộ,
8 đơn vị vật nuôi
|
K
|
C
|
6
|
Hà Văn Yên
|
Thôn Bố, xã Lũng Cao
|
60
|
Chăn nuôi lợn; quy mô nông hộ,
8 đơn vị vật nuôi
|
K
|
C
|
7
|
Ngân Văn Thêm
|
Thôn Bố, xã Lũng Cao
|
30
|
Chăn nuôi lợn; quy mô nông hộ,
6 đơn vị vật nuôi
|
K
|
C
|
8
|
Hà Thị Bức
|
Thôn Nủa, xã Lũng Cao
|
30
|
Chăn nuôi lợn; quy mô nông hộ,
6 đơn vị vật nuôi
|
K
|
C
|
9
|
Hà Văn Tiễn
|
Thôn Trình, xã Lũng Cao
|
55
|
Chăn nuôi lợn; quy mô nông hộ,
8 đơn vị vật nuôi
|
K
|
C
|
10
|
Hà Văn Huy
|
Thôn Trình, xã Lũng Cao
|
35
|
Chăn nuôi lợn; quy mô nông hộ,
6 đơn vị vật nuôi
|
K
|
C
|
11
|
Hộ kinh doanh Lê Văn Thân
|
Thôn Khà, xã Kỳ Tân
|
200
|
Sản suất kinh doanh đá xẻ
lăng mộ
|
K
|
K
|
12
|
Nguyễn Hồng Hà
|
Thôn Muỗng Do, xã Điền Trung
|
1500
|
Chăn nuôi lợn; quy mô nhỏ, 14
đơn vị vật nuôi
|
K
|
K
|
13
|
Nguyễn Hồng hợp
|
Thôn Muỗng Do, xã Điền Trung
|
800
|
Chăn nuôi lợn; quy mô nhỏ, 12
đơn vị vật nuôi
|
K
|
K
|
14
|
Bùi Văn Lịch
|
Thôn Trúc, xã Điền Trung
|
20000
|
Chăn nuôi lợn; quy mô nhỏ, 20
đơn vị vật nuôi
|
K
|
C
|
15
|
Tào Khắc Mạnh
|
Thôn Xịa, xã Điền Trung
|
1600
|
Chăn nuôi lợn; quy mô nhỏ, 14
đơn vị vật nuôi
|
K
|
K
|
16
|
Nguyễn Văn Phượng
|
Thôn Xịa, xã Điền Trung
|
1200
|
Chăn nuôi lợn; quy mô nhỏ, 12
đơn vị vật nuôi
|
K
|
K
|
17
|
Nguyễn Văn Mạnh
|
Thôn Xịa, xã Điền Trung
|
3300
|
Chăn nuôi lợn; quy mô nhỏ, 16
đơn vị vật nuôi
|
K
|
K
|
18
|
Nguyễn Văn Lợi
|
Thôn Xịa, xã Điền Trung
|
800
|
Chăn nuôi lợn; quy mô nhỏ, 12
đơn vị vật nuôi
|
K
|
K
|
19
|
Lê Văn Hạnh
|
Thôn Xịa, xã Điền Trung
|
1400
|
Chăn nuôi lợn; quy mô nhỏ, 14
đơn vị vật nuôi
|
K
|
K
|
20
|
Tào Văn Hùng
|
Thôn Xịa, xã Điền Trung
|
1200
|
Chăn nuôi lợn; quy mô nhỏ, 12
đơn vị vật nuôi
|
K
|
K
|
21
|
Lê Thị Dung
|
Thôn Xịa, xã Điền Trung
|
2100
|
Chăn nuôi lợn; quy mô nhỏ, 14
đơn vị vật nuôi
|
K
|
K
|
22
|
Nguyễn Thị Thao
|
Thôn Trúc, xã Điền Trung
|
1200
|
Chăn nuôi lợn; quy mô nhỏ, 13
đơn vị vật nuôi
|
K
|
K
|
23
|
Nguyễn Văn Thái
|
Thôn Xịa, xã Điền Trung
|
800
|
Chăn nuôi lợn; quy mô nhỏ, 13
đơn vị vật nuôi
|
K
|
K
|
24
|
Nguyễn Thị Vinh
|
Thôn Muỗng Do, xã Điền Trung
|
300
|
Chăn nuôi lợn; quy mô nhỏ, 12
đơn vị vật nuôi
|
K
|
K
|
25
|
Lê Quang Tư
|
Thôn Muỗng Do, xã Điền Trung
|
2000
|
Chăn nuôi lợn; quy mô nhỏ, 14
đơn vị vật nuôi
|
K
|
C
|
IV
|
Thiệu
Hóa: 62 cơ sở, hộ gia đình
|
IV.1
|
Doanh nghiệp: không có
|
IV.2
|
Hộ gia đình: 62
|
|
|
|
|
|
1
|
Đỗ Văn Luân - xưởng mộc
|
Nam Bằng 1, xã Thiệu Hợp
|
200
|
Sản xuất đồ gỗ; làm theo đơn
hàng
|
K
|
K
|
2
|
Lê Tăng Tá - xưởng mộc
|
Thôn Quản Xá, xã Thiệu Hợp
|
200
|
Sản xuất đồ gỗ; làm theo đơn
hàng
|
K
|
K
|
3
|
Trịnh Đình Thắng - xưởng mộc
|
Thôn Trấn Long, xã Thiệu Hợp
|
200
|
Sản xuất đồ gỗ; làm theo đơn
hàng
|
K
|
K
|
4
|
Đỗ Văn Lý
|
Thôn Nam Bằng 1, xã Thiệu Hợp
|
50
|
Sản xuất đồ gỗ; làm theo đơn
hàng
|
K
|
K
|
5
|
Lê Xuân Hào
|
Thôn Nam Bằng 2, xã Thiệu Hợp
|
193,8
|
Chăn nuôi lợn; quy mô nông hộ,
5 đơn vị vật nuôi
|
K
|
C
|
6
|
Nguyễn Thị Ngoan - thu mua phế
liệu
|
Thôn Quy Xá, xã Thiệu Vận.
|
100
|
Thu mua phế liệu; 4 tấn/4
tháng/lần
|
K
|
C
|
7
|
Nguyễn Bá Thắng - thu mua phế
liệu
|
Thôn Quy Xá, xã Thiệu Vận
|
200
|
Thu mua phế liệu; 5 tấn/
tháng
|
K
|
C
|
8
|
Nguyễn Viết Dũng - thu mua phế
liệu
|
Thôn Quy Xá, xã Thiệu Vận
|
200
|
Thu mua phế liệu; 6 tấn/tháng
|
K
|
C
|
9
|
Nguyễn Viết Thành - thu mua
phế liệu
|
Thôn Quy Xá, xã Thiệu Vận
|
150
|
Thu mua phế liệu; 10-20 tấn
/tháng
|
K
|
C
|
10
|
Nguyễn Công Tính - thu mua phế
liệu
|
Thôn 2, xã Thiệu Vận
|
100
|
Thu mua phế liệu; 2 tấn/tháng
|
K
|
C
|
11
|
Lê Đình Hoàn
|
Thôn 4, xã Thiệu Vận
|
200
|
Sản xuất gạch không nung;
5000 viên/tháng
|
K
|
K
|
12
|
Nguyễn Bá Sỹ
|
Thôn 4, xã Thiệu Vận
|
50
|
Sản xuất gạch không nung;
6000 viên/tháng
|
K
|
K
|
13
|
Thiều Đình Năm (máy móc cơ
khí)
|
Thôn 2, xã Thiệu Vận
|
200
|
Cơ khí; 10 sản phẩm/tháng
|
K
|
K
|
14
|
Cơ sở sửa chữa ô tô Thiều
Quang Thuận
|
Thôn 4, xã Thiệu Vận
|
300
|
Sữa chữa ô tô; 2 xe/ngày
|
K
|
C
|
15
|
Bùi Công Kiên
|
Thôn 5, xã Thiệu Viên
|
450
|
Chăn nuôi lợn; quy mô nông hộ
6 đơn vị vật nuôi
|
K
|
C
|
16
|
Nguyễn Quốc Việt
|
Thôn 3, xã Thiệu Viên
|
500
|
Chăn nuôi lợn; quy mô nhỏ, 10
đơn vị vật nuôi
|
K
|
K
|
17
|
Hoàng Viết Thủy
|
Tiểu khu 11, thị trấn Thiệu
Hóa
|
150
|
Ươm tơ; 5 tấn /năm
|
K
|
K
|
18
|
Lê Văn Đại
|
Tiểu khu 11, thị trấn Thiệu
Hóa
|
150
|
Ươm tơ; 5 tấn /năm
|
K
|
K
|
19
|
Lê Văn Nghiên
|
Tiểu khu 11, thị trấn Thiệu
Hóa
|
150
|
Ươm tơ; 5 tấn /năm
|
K
|
K
|
20
|
Hoàng Văn Ánh
|
Tiểu khu 11, thị trấn Thiệu
Hóa
|
150
|
Ươm tơ; 5 tấn /năm
|
K
|
K
|
21
|
Lê Văn Trường
|
Tiểu khu 11, thị trấn Thiệu
Hóa
|
150
|
Ươm tơ; 5 tấn /năm
|
K
|
K
|
22
|
Nguyễn Văn Dũng
|
Tiểu khu 13, thị trấn Thiệu
Hóa
|
150
|
Sản xuất đồ gỗ; 200sp/năm
|
K
|
K
|
23
|
Phạm Văn Sinh
|
Tiểu khu 13, thị trấn Thiệu
Hóa
|
150
|
Sản xuất đồ gỗ; 200sp/năm
|
K
|
K
|
24
|
Lê Văn Hà
|
Tiểu khu 13, thị trấn Thiệu
Hóa
|
150
|
Sản xuất đồ gỗ; 200sp/năm
|
K
|
K
|
25
|
Lê Văn Phóng
|
Tiểu khu 13, thị trấn Thiệu
Hóa
|
150
|
Sản xuất đồ gỗ; 200sp/năm
|
K
|
K
|
26
|
Lê Sỹ Mừng
|
Tiểu khu 8, thị trấn Thiệu
Hóa
|
150
|
Sản xuất đồ gỗ; 200sp/năm
|
K
|
K
|
27
|
Nguyễn Hữu Hoàn
|
Tiểu khu 8, thị trấn Thiệu
Hóa
|
150
|
Sản xuất đồ gỗ; 200sp/năm
|
K
|
K
|
28
|
Hoàng Văn Khôi
|
Tiểu khu 11, thị trấn Thiệu
Hóa
|
150
|
Sản xuất đồ gỗ; 200sp/năm
|
K
|
K
|
29
|
Hoàng Viết Thiêm
|
Tiểu khu 11, thị trấn Thiệu
Hóa
|
150
|
Sản xuất đồ gỗ; 200sp/năm
|
K
|
K
|
30
|
Lê Văn Thủy
|
Tiểu khu 11, thị trấn Thiệu
Hóa
|
150
|
Sản xuất đồ gỗ; 200sp/năm
|
K
|
K
|
31
|
Lê Đình Toát
|
Tiểu khu 12, thị trấn Thiệu
Hóa
|
150
|
Sản xuất đồ gỗ; 200sp/năm
|
K
|
K
|
32
|
Lê Đình Thủy
|
Tiểu khu 12, thị trấn Thiệu
Hóa
|
150
|
Sản xuất đồ gỗ; 200sp/năm
|
K
|
K
|
33
|
Lê Văn Hiển
|
Tiểu khu Ba chè, thị trấn Thiệu
Hóa
|
150
|
Sản xuất đồ gỗ; 200sp/năm
|
K
|
K
|
34
|
Trương Khắc Tâm
|
Tiểu khu 9, thị trấn Thiệu
Hóa
|
150
|
Sản xuất đồ gỗ; 200sp/năm
|
K
|
K
|
35
|
Đồ gỗ Mạnh Duy
|
Tiểu khu 1, thị trấn Thiệu
Hóa
|
150
|
Sản xuất đồ gỗ; 200sp/năm
|
K
|
K
|
36
|
Phạm Văn Sơn
|
Tiểu khu 3, thị trấn Thiệu
Hóa
|
150
|
Sản xuất đồ gỗ; 200sp/năm
|
K
|
K
|
37
|
Tô Ngọc Hoan
|
Tiểu khu 2, thị trấn Thiệu
Hóa
|
150
|
Sản xuất đồ gỗ; 200sp/năm
|
K
|
K
|
38
|
Nguyễn Văn Thành
|
Tiểu khu 1, thị trấn Thiệu
Hóa
|
150
|
Sản xuất đồ gỗ; 200sp/năm
|
K
|
K
|
39
|
Nguyễn Hồng Trường
|
Tiểu khu 2, thị trấn Thiệu
Hóa
|
150
|
Sản xuất đồ gỗ; 200sp/năm
|
K
|
K
|
40
|
Hoàng Văn Long
|
Tiểu khu 3, thị trấn Thiệu
Hóa
|
150
|
Sản xuất đồ gỗ; 200sp/năm
|
K
|
K
|
41
|
Hoàng Văn Hùng
|
Tiểu khu 3, thị trấn Thiệu
Hóa
|
150
|
Sản xuất đồ gỗ; 200sp/năm
|
K
|
K
|
42
|
Ngọ Văn Viên
|
Tiểu khu 3, thị trấn Thiệu
Hóa
|
150
|
Sản xuất đồ gỗ; 200sp/năm
|
K
|
K
|
43
|
Đào Thiện Ty
|
Tiểu khu 2, thị trấn Thiệu
Hóa
|
150
|
Sản xuất đồ gỗ; 200sp/năm
|
K
|
K
|
44
|
Lê Duy Nghĩa
|
Tiểu khu 1, thị trấn Thiệu
Hóa
|
150
|
Sản xuất đồ gỗ; 200sp/năm
|
K
|
K
|
45
|
Nguyễn Văn Lân
|
Tiểu khu 5, thị trấn Thiệu
Hóa
|
150
|
Sản xuất đồ gỗ; 200sp/năm
|
K
|
K
|
46
|
Nguyễn Giang Nam
|
Tiểu khu 6, thị trấn Thiệu
Hóa
|
150
|
Sản xuất đồ gỗ; 200sp/năm
|
K
|
K
|
47
|
Nguyễn Quán Chung
|
Tiểu khu 5, thị trấn Thiệu
Hóa
|
100
|
Giết mổ; 2 con/ngày
|
K
|
C
|
48
|
Hoàng Văn Giang
|
Tiểu khu 4, thị trấn Thiệu
Hóa
|
100
|
Giết mổ; 2 con/ngày
|
K
|
C
|
49
|
Lê Thị Miêu
|
Tiểu khu 7, thị trấn Thiệu
Hóa
|
100
|
Giết mổ; 5 con/ngày
|
K
|
C
|
50
|
Nguyễn Văn Quý
|
Tiểu khu 7, thị trấn Thiệu
Hóa
|
100
|
Giết mổ; 2 con/ngày
|
K
|
C
|
51
|
Lê Văn Hưng
|
Tiểu khu 7, thị trấn Thiệu
Hóa
|
100
|
Giết mổ; 2 con/ngày
|
K
|
C
|
52
|
Nguyễn Hữu Thực
|
Tiểu khu 7, thị trấn Thiệu
Hóa
|
100
|
Giết mổ; 2 con/ngày
|
K
|
C
|
53
|
Trần Đình Chiến
|
Tiểu khu 7, thị trấn Thiệu
Hóa
|
100
|
Giết mổ; 2 con/ngày
|
K
|
C
|
54
|
Hoàng Huy Đức
|
Tiểu khu 7, thị trấn Thiệu
Hóa
|
100
|
Giết mổ; 2 con/ngày
|
K
|
C
|
55
|
Nguyễn Hữu Chính
|
Tiểu khu 7, thị trấn Thiệu
Hóa
|
100
|
Giết mổ; 3 con/ngày
|
K
|
C
|
56
|
Trần Thị Loan
|
Tiểu khu 7, thị trấn Thiệu
Hóa
|
100
|
Giết mổ; 2 con/ngày
|
K
|
C
|
57
|
Nguyễn Hữu Hưng
|
Tiểu khu 8, thị trấn Thiệu
Hóa
|
100
|
Giết mổ; 3 con/ngày
|
K
|
C
|
58
|
Ng Hữu Hưng
|
Nhân Cao 1, xã Thiệu Quang
|
6000
|
Chăn nuôi lợn; quy mô nông hộ,
5 đơn vị vật nuôi
|
K
|
C
|
59
|
Vũ ĐìnhThanh
|
Nhân Cao 2, xã Thiệu Quang
|
2000
|
Chăn nuôi lợn; quy mô nông hộ,
03 đơn vị vật nuôi
|
K
|
C
|
60
|
Nguyễn Hữu Thành
|
Nhân Cao 2, xã Thiệu Quang
|
500
|
Chăn nuôi lợn; quy mô nông hộ,
07 đơn vị vật nuôi
|
K
|
C
|
61
|
Đỗ Viết Bốn
|
Chí Cường 2, xã Thiệu Quang
|
300
|
Sản xuất đồ gỗ; 04 bộ/tháng
|
K
|
K
|
62
|
Nguyễn Văn Đức
|
Chí Cường 2, xã Thiệu Quang
|
600
|
Sản xuất gạch không nung;
80000 viên/tháng
|
K
|
K
|
V
|
Huyện
Yên Định: 34 hộ gia đình
|
V.1
|
Doanh nghiệp: không có
|
V.2
|
Hộ gia đình: 34 hộ gia
đình
|
1
|
Trịnh Thị Mỳ
|
Thôn Tân Lộc 1, xã Yên Thọ
|
280
|
Chăn nuôi lợn; quy mô nhỏ, 15
đơn vị vật nuôi.
|
K
|
K
|
2
|
Nguyễn Xuân Thanh
|
Thôn Tân Lộc 1, xã Yên Thọ
|
100
|
Chăn nuôi lợn, bò; quy mô
nông hộ, 6 đơn vị vật nuôi.
|
K
|
C
|
3
|
Trịnh Văn Hoan
|
Thôn Tân Lộc 1, xã Yên Thọ
|
50
|
Chăn nuôi lợn; quy mô nông hộ,
04 đơn vị vật nuôi
|
K
|
C
|
4
|
Nguyễn Văn Hà
|
Thôn Sét, xã Định Hải
|
Khoảng 60m2
|
Sản xuất đá mỹ nghệ
|
K
|
K
|
5
|
Mai Văn Đoài
|
Thôn Sét, xã Định Hải
|
Khoảng 60m2
|
Sản xuất đá mỹ nghệ
|
K
|
K
|
6
|
Trương Văn Chung
|
Thôn Sét, xã Định Hải
|
Khoảng 60m2
|
Sản xuất đá mỹ nghệ
|
K
|
K
|
7
|
Trương Văn Hóa
|
Thôn Sét, xã Định Hải
|
Khoảng 60m2
|
Sản xuất đá mỹ nghệ
|
K
|
K
|
8
|
Trần Văn Sơn
|
Thôn Sét, xã Định Hải
|
Khoảng 60m2
|
Sản xuất đá mỹ nghệ
|
K
|
K
|
9
|
Nguyễn Văn Mạnh
|
Thôn Sét, xã Định Hải
|
Khoảng 60m2
|
Sản xuất đá mỹ nghệ
|
K
|
K
|
10
|
Phạm Văn Thiều
|
Thôn Sét, xã Định Hải
|
Khoảng 60m2
|
Sản xuất đá mỹ nghệ
|
K
|
K
|
11
|
Nguyễn Văn Liêm
|
Thôn Sét, xã Định Hải
|
Khoảng 60m2
|
Sản xuất đá mỹ nghệ
|
K
|
K
|
12
|
Lê Văn Tâm
|
Thôn Sét, xã Định Hải
|
Khoảng 60m2
|
Sản xuất đá mỹ nghệ
|
K
|
K
|
13
|
Nguyễn Văn Mạnh (Hạnh)
|
Thôn Sét, xã Định Hải
|
Khoảng 60m2
|
Sản xuất đá mỹ nghệ
|
K
|
K
|
14
|
Phạm Văn Hòa
|
Thôn Sét, xã Định Hải
|
100m2
|
Chăn nuôi lợn, quy mô nhỏ, 10
đơn vị vật nuôi
|
K
|
K
|
15
|
Nguyễn Văn Tố
|
Phố Kiểu, xã Yên Trường
|
320
|
Chăn nuôi lợn, quy mô nhỏ, 25
đơn vị vật nuôi
|
K
|
K
|
16
|
Nguyễn Văn Thịnh
|
Phố Kiểu, xã Yên Trường
|
280
|
Chăn nuôi lợn, quy mô nông hộ,
7 đơn vị vật nuôi
|
K
|
K
|
17
|
Hoàng Văn Tuấn
|
Phố Kiểu, xã Yên Trường
|
100
|
Chăn nuôi lợn, quy mô nông hộ,
5 đơn vị vật nuôi
|
K
|
K
|
18
|
Trịnh Xuân Cảnh
|
Phố Kiểu, xã Yên Trường
|
225
|
Chăn nuôi bò thịt, quy mô nhỏ,
15 đơn vị vật nuôi
|
K
|
K
|
19
|
Trịnh Gia Thỏa
|
Thôn Lựu Khê, xã Yên Trường
|
600
|
Chăn nuôi lợn, quy mô vừa, 95
đơn vị vật nuôi
|
K
|
K
|
20
|
Nguyễn Văn Phúc
|
Thôn Lựu Khê, xã Yên Trường
|
300
|
Chăn nuôi lợn, quy mô vừa, 60
đơn vị vật nuôi
|
K
|
K
|
21
|
Lê Văn Hùng
|
Thôn Duyên Thượng 2, xã Định
Liên
|
120
|
Xẻ gỗ
|
K
|
K
|
22
|
Lê Trí Tùng (Lê Trí Lý)
|
Thôn Duyên Thượng 2, xã Định
Liên
|
500
|
Xẻ gỗ
|
K
|
K
|
23
|
Lê Văn Tuấn
|
Thôn Duyên Thượng 2, xã Định
Liên
|
30
|
Giết mổ bò (1-2 con/ngày)
|
K
|
C
|
24
|
Nguyễn Thị Xuân
|
Khu 1, thị trấn Quán Lào
|
100
|
Thu mua phế liệu
|
K
|
C
|
25
|
Trịnh Văn Thu
|
Khu 3, thị trấn Quán Lào
|
80
|
Sản xuất đồ gỗ
|
K
|
K
|
26
|
Lê Minh Đức
|
Khu 4, thị trấn Quán Lào
|
200
|
Sản xuất gỗ
|
K
|
K
|
27
|
Trịnh Văn Phòng
|
Khu phố Thành Phú, thị trấn
Quán Lào
|
200
|
Sản xuất gỗ
|
K
|
K
|
28
|
Trần Doãn Thụ
|
Khu phố Thành Phú, thị trấn
Quán Lào
|
150
|
Sản xuất gỗ
|
K
|
K
|
29
|
Trịnh Văn Toàn
|
Khu phố Thành Phú, thị trấn
Quán Lào
|
100
|
Sản xuất gỗ
|
K
|
K
|
30
|
Lưu Quang Trường
|
Khu phố Thành Phú, thị trấn
Quán Lào
|
250
|
Sản xuất gỗ
|
K
|
K
|
31
|
Dương Viết Hạnh
|
Khu phố Thành Phú, thị trấn
Quán Lào
|
100
|
Sản xuất gỗ
|
K
|
K
|
32
|
Lê Văn Sơn
|
Khu phố Thành Phú, thị trấn
Quán Lào
|
100
|
Chăn nuôi lợn, quy mô nông hộ,
5 đơn vị vật nuôi
|
K
|
C
|
33
|
Lê Văn Tuấn
|
Thôn Hanh Cát 2 xã Yên Lạc
|
50
|
Chăn nuôi lợn, quy mô nông hộ,
5 đơn vị vật nuôi
|
K
|
C
|
34
|
Nguyễn Thị Hạnh
|
Thôn Khả Phú xã Yên Trung
|
40
|
Chăn nuôi lợn, quy mô nông hộ,
5 đơn vị vật nuôi
|
K
|
C
|
VI
|
Huyện
Triệu Sơn: 35 hộ gia đình
|
VI.1
|
Doanh nghiệp: Không có
|
VI.2
|
Hộ gia đình: 35 hộ gia
đình
|
1
|
Lê Văn Sơn
|
Thôn Thái Sơn, xã Thái Hoà
|
500
|
Giặt rửa bao bì
|
K
|
C
|
2
|
Lê Bá Đức
|
Thôn Thái Yên, xã Thái Hoà
|
1000
|
Giặt rửa bao bì, tái chế hạt
nhựa
|
K
|
K
|
3
|
Thiều Đình Trưởng
|
Thôn Thái Yên, xã Thái Hoà
|
3000
|
Giặt rửa bao bì, nấu hạt nhựa
|
K
|
C
|
4
|
Thiều Đình Lý
|
Thôn Thái Yên, xã Thái Hoà
|
1500
|
Giặt rửa bao bì
|
K
|
C
|
5
|
Nguyễn Công Chính
|
Thôn Thái Yên, xã Thái Hoà
|
1500
|
Giặt rửa bao bì
|
K
|
C
|
6
|
Thiều Đình Nghĩa
|
Thôn Thái Yên, xã Thái Hoà
|
1500
|
Giặt rửa bao bì
|
K
|
C
|
7
|
Lê Thúc Lan
|
Thôn Thái Yên, xã Thái Hoà
|
3000
|
Giặt rửa bao bì
|
K
|
C
|
8
|
Phùng Viết Thành
|
Thôn Thái Lai, xã Thái Hoà
|
3000
|
Giặt bao bì
|
K
|
C
|
9
|
Lê Đình Qúy
|
Tổ dân phố 6, thị trấn Nưa
|
5000
|
Giặt rửa bao bì, nấu hạt nhựa
|
K
|
C
|
10
|
Lê Đình Đức
|
Tổ dân phố 6, thị trấn Nưa
|
5000
|
Sản xuất bìa cát tông
|
K
|
C
|
11
|
Lê Thị Hòa
|
Tổ dân phố 6, thị trấn Nưa
|
1000
|
Sản xuất viên than nén
|
K
|
C
|
12
|
Lê Doãn Đoàn
|
Thôn Thái Lâm, xã Thái Hoà
|
400
|
Giặt rửa bao bì
|
K
|
C
|
13
|
Vũ Trọng Vinh
|
Thôn Thái Sơn, xã Thái Hoà
|
3000
|
Giặt rửa bao bì
|
K
|
C
|
14
|
Phùng Thị Mai
|
Thôn Thái Lai, xã Thái Hoà
|
500
|
Giặt rửa bao bì
|
K
|
C
|
15
|
Lê Văn Thiện
|
Thôn Thái Lai, xã Thái Hoà
|
1000
|
Giặt rửa bao bì
|
K
|
C
|
16
|
Lê Thúc Vũ
|
Thôn Thái Phong, xã Thái Hoà
|
1000
|
Giặt rửa bao bì
|
K
|
C
|
17
|
Lê Thế Dũng
|
Thôn Thái Phong, xã Thái Hoà
|
1200
|
Giặt rửa bao bì
|
K
|
C
|
18
|
Lê Đức Lập
|
Thôn Thái Lai, xã Thái Hoà
|
500
|
Giặt rửa bao bì
|
K
|
C
|
19
|
Lê Doãn Long
|
Thôn Thái Lai, xã Thái Hoà
|
800
|
Giặt rửa bao bì
|
K
|
C
|
20
|
Lê Bá Khang
|
Thôn Thái Lai, xã Thái Hoà
|
800
|
Giặt rửa bao bì
|
K
|
C
|
21
|
Lê Đình Du
|
Thôn Thái Nhân, xã Thái Hoà
|
500
|
Giặt rửa bao bì
|
K
|
C
|
22
|
Lê Đình Cầm
|
Thôn Thái Phong, xã Thái Hoà
|
500
|
Giặt rửa bao bì
|
K
|
C
|
23
|
Lê Thị Hải
|
Thôn Thái Lâm, xã Thái Hoà
|
600
|
Giặt rửa bao bì
|
K
|
C
|
24
|
Lê Văn Phượng
|
Thôn Thái Lâm, xã Thái Hoà
|
800
|
Giặt rửa bao bì
|
K
|
C
|
25
|
Thiều Đình Thuận
|
Thôn Thái Yên, xã Thái Hoà
|
500
|
Giặt rửa bao bì
|
K
|
C
|
26
|
Nguyễn Đức Cường
|
Thôn Thái Phong, xã Thái Hoà
|
1200
|
Giặt bao bì
|
K
|
C
|
27
|
Lê Thúc Thọ
|
Thôn Thái Phong, xã Thái Hoà
|
400
|
Giặ bao bì
|
K
|
C
|
28
|
Vũ Trọng Cảnh
|
Thôn Thái Sơn, xã Thái Hoà
|
700
|
Giặt bao bì
|
K
|
C
|
29
|
Nguyễn Công Nam
|
Thôn Thái Lâm, xã Thái Hoà
|
600
|
Giặt bao bì
|
K
|
C
|
30
|
Hoàng Minh Văn
|
Thôn Thái Yên, xã Thái Hoà
|
200
|
Tái chế
|
K
|
C
|
31
|
Hà Văn Dục
|
Thôn Thái Sơn, xã Thái Hoà
|
700
|
Thu mua
|
K
|
C
|
32
|
Lê Doãn Cường
|
Thôn Thái Sơn, xã Thái Hoà
|
2000
|
Giặt bao bì
|
K
|
C
|
33
|
Lê Doãn Lọc
|
Thôn Thái Lai, xã Thái Hoà
|
400
|
Giặt bao bì
|
K
|
C
|
34
|
Lê Đình Dương
|
Thôn Thái Yên, xã Thái Hoà
|
200
|
Nấu tái chế
|
K
|
C
|
35
|
Lê Thọ Long
|
Thôn 5, xã Dân Lý
|
900
|
Giặt bao bì
|
K
|
C
|
VII
|
Huyện
Đông Sơn: 12 cơ sở, hộ gia đình
|
VII.1
|
Doanh nghiệp: 12 cơ sở
|
1
|
Công ty TNHH sản xuất và chăn
nuôi Quang Dũng
|
Thôn Thành Vinh, Xã Đông
Quang
|
63.125
|
Chăn nuôi gia súc, gia cầm. quy
mô vừa, dưới 300 đơn vị vật nuôi
|
K
|
C
|
2
|
Công ty TNHH sản xuất và chăn
nuôi Dũng Vinh
|
Thôn Minh Thành, Xã Đông
Quang
|
54.163
|
Chăn nuôi gia súc, gia cầm.
quy mô vừa, dưới 300 đơn vị vật nuôi
|
K
|
C
|
3
|
Cơ sở SXKD đá ốp lát Nguyễn
Hoàng Năng
|
Thôn 3 Thịnh Tri, Xã Đông
Quang
|
3.480
|
Sản xuất kinh doanh đá ốp lát
|
K
|
C
|
4
|
Cơ sở SXKD đá ốp lát Lê Quang
Lộc
|
Thôn 3 Thịnh Tri, Xã Đông
Quang
|
2.245
|
Sản xuất kinh doanh đá ốp lát
|
K
|
C
|
5
|
Cơ sở SXKD đá ốp lát Nguyễn
Xuân Nghĩa
|
Thôn 3 Thịnh Tri, Xã Đông
Quang
|
1.920
|
Sản xuất kinh doanh đá ốp lát
|
K
|
C
|
6
|
Cơ sở SXKD đá ốp lát Nguyễn
Hoàng Thơi
|
Thôn 3 Thịnh Tri, Xã Đông
Quang
|
1.200
|
Sản xuất kinh doanh đá ốp lát
|
K
|
C
|
7
|
Cơ sở SXKD đá ốp lát Nguyễn
Hoàng Đức
|
Thôn 3 Thịnh Tri, Xã Đông
Quang
|
1.520
|
Sản xuất kinh doanh đá ốp lát
|
K
|
C
|
8
|
Cơ sở SXKD đá ốp lát Nguyễn
Viết Bình
|
Thôn 3 Thịnh Tri, Xã Đông
Quang
|
1.715
|
Sản xuất kinh doanh đá ốp lát
|
K
|
C
|
9
|
Cơ sở SXKD đá ốp lát Lê Duy
Dung
|
Thôn 3 Thịnh Tri, Xã Đông
Quang
|
1.715
|
Sản xuất kinh doanh đá ốp lát
|
K
|
C
|
10
|
Cơ sở SXKD nhựa Lê Duy Sử
|
Thôn Hoàng Học, Đông Hoàng
|
1000
|
Ép nhựa
|
K
|
C
|
11
|
Cơ sở SXKD nhựa Lê Văn Tuấn
|
Thôn Học Thượng, Đông Hoàng
|
1000
|
Ép nhựa
|
K
|
C
|
12
|
Lê Thị Truyền
|
Thôn Hoàng Thịnh, xã Đông Phú
|
5326,6
|
Chăn nuôi gia súc, gia cầm. quy
mô vừa, dưới 300 đơn vị vật nuôi
|
K
|
C
|
VII.2
|
Hộ gia đình: 0
|
|
|
|
|
|
VIII
|
TX
Nghi Sơn: 70 hộ gia đình
|
VIII.1
|
Doanh nghiệp: Không có
|
VIII.2
|
Hộ gia đình: 70 hộ gia
đình
|
|
|
|
|
|
1
|
Nguyễn Ngọc Hoàng
|
Tổ dân phố Đại Thắng, phường Hải
Lĩnh
|
600
|
Chăn nuôi lợn; quy mô vừa, 46
đơn vị vật nuôi
|
K
|
C
|
2
|
Lê Trọng Thành
|
Thôn Trung Sơn, xã Phú Sơn
|
500
|
Chăn nuôi lợn; quy mô vừa, 38
đơn vị vật nuôi
|
K
|
C
|
3
|
Nguyễn Trọng Hạnh
|
Thôn Nam Sơn, xã Phú Sơn
|
1000
|
Chăn nuôi lợn; quy mô nhỏ, 20
đơn vị vật nuôi
|
K
|
C
|
4
|
Lê Văn Nê
|
Thôn Trung Sơn, xã Phú Sơn
|
1215
|
Chăn nuôi lợn; quy mô vừa, 34
đơn vị vật nuôi
|
K
|
C
|
5
|
Lê Huy Tuân
|
Thôn Trung Sơn, xã Phú Sơn
|
1350
|
Chăn nuôi lợn; quy mô vừa, 34
đơn vị vật nuôi
|
K
|
C
|
6
|
Lê Huy Tiến
|
Thôn Trung Sơn, xã Phú Sơn
|
1620
|
Chăn nuôi lợn; quy mô vừa, 36
đơn vị vật nuôi
|
K
|
C
|
7
|
Vũ Xuân Sơn
|
Thôn Trung Sơn, xã Phú Sơn
|
1250
|
Chăn nuôi lợn; quy mô nhỏ, 18
đơn vị vật nuôi
|
K
|
C
|
8
|
Vũ Bá Mai
|
Thôn Trung Sơn, xã Phú Sơn
|
1000
|
Chăn nuôi lợn; quy mô nhỏ, 20
đơn vị vật nuôi
|
K
|
C
|
9
|
Hồ Ngọc Toản
|
Thôn Nam Sơn, xã Phú Sơn
|
2000
|
Chăn nuôi lợn; quy mô vừa, 30
đơn vị vật nuôi
|
K
|
C
|
10
|
Nguyễn Ngọc Khoa
|
Thôn Tây Sơn, xã Phú Sơn
|
1100
|
Chăn nuôi lợn; quy mô vừa, 40
đơn vị vật nuôi
|
K
|
C
|
11
|
Phạm Văn Hợi
|
Thôn Tây Sơn, xã Phú Sơn
|
2200
|
Chăn nuôi lợn; quy mô vừa, 43
đơn vị vật nuôi
|
K
|
C
|
12
|
Nguyễn Khắc Duẩn
|
Thôn Trung Sơn, xã Phú Sơn
|
1000
|
Chăn nuôi lợn; quy mô nhỏ, 20
đơn vị vật nuôi
|
K
|
C
|
13
|
Nguyễn Lập Hiếu
|
Thôn Trung Sơn, xã Phú Sơn
|
1500
|
Chăn nuôi lợn; quy mô nông hộ,
8 đơn vị vật nuôi
|
K
|
C
|
14
|
Hồ Kim Nhung
|
Thôn Đông Sơn, xã Phú Sơn
|
1500
|
Chăn nuôi lợn; quy mô vừa, 40
đơn vị vật nuôi
|
K
|
C
|
15
|
Nguyễn Đức Chính
|
Thôn Bắc Sơn, xã Phú Sơn
|
1300
|
Chăn nuôi lợn; quy mô nhỏ, 23
đơn vị vật nuôi
|
K
|
C
|
16
|
Nguyễn Văn Triều
|
Thôn Trung Sơn, xã Phú Sơn
|
1200
|
Chăn nuôi lợn; quy mô nhỏ, 19
đơn vị vật nuôi
|
K
|
C
|
17
|
Nguyễn Văn Nam (Hà)
|
Thôn Trung Sơn, xã Phú Sơn
|
1500
|
Chăn nuôi lợn; quy mô nhỏ, 25
đơn vị vật nuôi
|
K
|
C
|
18
|
Nguyễn Văn Thắng
|
Thôn Trung Sơn, xã Phú Sơn
|
220
|
Chăn nuôi lợn; quy mô vừa, 40
đơn vị vật nuôi
|
K
|
C
|
19
|
Nguyễn Văn Na
|
Thôn Trung Sơn, xã Phú Sơn
|
1000
|
Chăn nuôi lợn; quy mô nhỏ, 26
đơn vị vật nuôi
|
K
|
C
|
20
|
Lê Huy Lai
|
Thôn Trung Sơn, xã Phú Sơn
|
1500
|
Chăn nuôi lợn; quy mô nhỏ, 17
đơn vị vật nuôi
|
K
|
C
|
21
|
Lê Ngọc Nam
|
Thôn Trung Sơn, xã Phú Sơn
|
1400
|
Chăn nuôi lợn; quy mô nhỏ, 24
đơn vị vật nuôi
|
K
|
C
|
22
|
Nguyễn Văn Cối
|
Thôn Đông Sơn, xã Phú Sơn
|
900
|
Chăn nuôi lợn; quy mô nhỏ, 20
đơn vị vật nuôi
|
K
|
C
|
23
|
Hồ Ngọc Tuấn
|
Thôn Nam Sơn, xã Phú Sơn
|
2000
|
Chăn nuôi lợn; quy mô vừa, 40
đơn vị vật nuôi
|
K
|
C
|
24
|
Nguyễn Văn Vỹ
|
Thôn Nam Sơn, xã Phú Sơn
|
1300
|
Chăn nuôi lợn; quy mô nhỏ, 16
đơn vị vật nuôi
|
K
|
C
|
25
|
Đỗ Đức Minh
|
Thôn Nam Sơn, xã Phú Sơn
|
1200
|
Chăn nuôi lợn; quy mô nhỏ, 14
đơn vị vật nuôi
|
K
|
C
|
26
|
Nguyễn Thị Sáu
|
Tổ dân phố Đại Thủy, phường
Trúc Lâm
|
600
|
Chăn nuôi lợn; quy mô vừa, 90
đơn vị vật nuôi
|
K
|
C
|
27
|
Vũ Bá Thành
|
Thôn Thịnh Hùng, xã Phú Lâm
|
300
|
Chăn nuôi lợn; quy mô nhỏ, 23
đơn vị vật nuôi
|
K
|
C
|
28
|
Nguyễn Hữu Diện
|
Thôn 8, xã Tân Trường
|
130
|
Chăn nuôi lợn; quy mô nhỏ, 12
đơn vị vật nuôi
|
K
|
C
|
29
|
Hoàng Văn Trung
|
Thôn 8, xã Tân Trường
|
1000
|
Chăn nuôi lợn; quy mô nhỏ, 20
đơn vị vật nuôi
|
K
|
C
|
30
|
Đỗ Viết Quang
|
Thôn 8, xã Tân Trường
|
1200
|
Chăn nuôi lợn; quy mô nhỏ, 20
đơn vị vật nuôi
|
K
|
C
|
31
|
Lê Vinh Bảy
|
Thôn 8, xã Tân Trường
|
700
|
Chăn nuôi lợn; quy mô nhỏ, 11
đơn vị vật nuôi
|
K
|
C
|
32
|
Đỗ Đức Nhật
|
Thôn Phú Thịnh, xã Phú Lâm
|
200
|
Chăn nuôi lợn; quy mô nhỏ 16
đơn vị vật nuôi
|
K
|
K
|
33
|
Lê Duy Nghĩa
|
Thôn Đại Đồng, xã Phú Lâm
|
300
|
Chăn nuôi lợn; quy mô nhỏ 16 đơn
vị vật nuôi
|
K
|
K
|
34
|
Nguyễn Xuân Nghĩa
|
Thôn Đại Đồng, xã Phú Lâm
|
100
|
Chăn nuôi lợn; quy mô nhỏ 17
đơn vị vật nuôi
|
K
|
K
|
35
|
Trần Lê Khải
|
Thôn Phú Thịnh, xã Phú Lâm
|
200
|
Chăn nuôi lợn; quy mô vừa 30
đơn vị vật nuôi
|
K
|
K
|
36
|
Hồ Ngọc Tuyển
|
Thôn Phú Thịnh, xã Phú Lâm
|
300
|
Chăn nuôi lợn; quy mô nhỏ 24
đơn vị vật nuôi
|
K
|
K
|
37
|
Bùi Thị Hoà
|
Thôn Văn Sơn, xã Phú Lâm
|
500
|
Chăn nuôi lợn; quy mô vừa 30
đơn vị vật nuôi
|
K
|
K
|
38
|
Lê Thị Hằng
|
Thôn Trường Sơn, xã Phú Lâm
|
100
|
Chăn nuôi lợn; quy mô nhỏ 12 đơn
vị vật nuôi
|
K
|
K
|
39
|
Hoàng Văn Chính
|
Thôn Văn Sơn, xã Phú Lâm
|
600
|
Chăn nuôi lợn; quy mô nhỏ 24
đơn vị vật nuôi
|
K
|
K
|
40
|
Lê Văn Cường
|
Thôn Hợp Nhất, xã Phú Lâm
|
200
|
Chăn nuôi lợn; quy mô nhỏ 11
đơn vị vật nuôi
|
K
|
K
|
41
|
Nguyễn Văn Qúy
|
Thôn Thanh Tân, xã Phú Lâm
|
200
|
Chăn nuôi lợn; quy mô nhỏ 12
đơn vị vật nuôi
|
K
|
K
|
42
|
Lê Tăng Trưởng
|
Thôn Trường Sơn, xã Phú Lâm
|
200
|
Chăn nuôi lợn; quy mô nhỏ 16
đơn vị vật nuôi
|
K
|
K
|
43
|
Lê Văn Tiến
|
Thôn Hợp Nhất, xã Phú Lâm
|
200
|
Chăn nuôi lợn; quy mô nhỏ 18
đơn vị vật nuôi
|
K
|
K
|
44
|
Lê Văn Lâm
|
Thôn Hợp Nhất, xã Phú Lâm
|
150
|
Chăn nuôi lợn; quy mô nhỏ 11
đơn vị vật nuôi
|
K
|
K
|
45
|
Lê Văn Phong
|
Thôn Hợp Nhất, xã Phú Lâm
|
100
|
Chăn nuôi lợn; quy mô nhỏ 11
đơn vị vật nuôi
|
K
|
K
|
46
|
Nguyễn Trọng Thìn
|
Thôn 6, xã Tân Trường
|
2000
|
Chăn nuôi bò; quy mô nhỏ 14
đơn vị vật nuôi
|
K
|
K
|
47
|
Nguyễn Văn Toán
|
Thôn 6, xã Tân Trường
|
500
|
Chăn nuôi lợn; quy mô nhỏ 12
đơn vị vật nuôi
|
K
|
K
|
48
|
Đỗ Đình Lâm
|
Thôn Lâm Quảng, xã Tân Trường
|
700
|
Chăn nuôi lợn; quy mô nhỏ 20 đơn
vị vật nuôi
|
K
|
K
|
49
|
Lê Thanh Hoài
|
Thôn Lâm Quảng, xã Tân Trường
|
300
|
Chăn nuôi lợn; quy mô nhỏ 12
đơn vị vật nuôi
|
K
|
K
|
50
|
Phạm Viết Lương
|
Thôn 8, xã Tân Trường
|
1000
|
Chăn nuôi lợn; quy mô nhỏ 12
đơn vị vật nuôi
|
K
|
K
|
51
|
Lê Vinh Tám
|
Thôn 8, xã Tân Trường
|
200
|
Chăn nuôi lợn; quy mô nhỏ 10
đơn vị vật nuôi
|
K
|
K
|
52
|
Phạm Huy Thắng
|
Thôn 8, xã Tân Trường
|
4000
|
Chăn nuôi lợn; quy mô nhỏ 12
đơn vị vật nuôi
|
K
|
K
|
53
|
Mai Thanh Hạc
|
Thôn 8, xã Tân Trường
|
400
|
Chăn nuôi lợn; quy mô nhỏ 12 đơn
vị vật nuôi
|
K
|
K
|
54
|
Đường Xuân Hải
|
Thôn Tân Phúc, xã Tân Trường
|
300
|
Chăn nuôi lợn; quy mô nhỏ 13
đơn vị vật nuôi
|
K
|
K
|
55
|
Đường Xuân Phan
|
Thôn Tân Phúc, xã Tân Trường
|
400
|
Chăn nuôi lợn; quy mô nhỏ
10,6 đơn vị vật nuôi
|
K
|
K
|
56
|
Đường Xuân Tùng
|
Thôn Tân Phúc, xã Tân Trường
|
400
|
Chăn nuôi lợn; quy mô nhỏ 11
đơn vị vật nuôi
|
K
|
K
|
57
|
Nguyễn Xuân Thành
|
Thôn Tân Phúc, xã Tân Trường
|
1000
|
Chăn nuôi lợn; quy mô nhỏ 12
đơn vị vật nuôi
|
K
|
K
|
58
|
Nguyễn Văn Hướng
|
Thôn Tân Phúc, xã Tân Trường
|
400
|
Chăn nuôi lợn; quy mô nhỏ 12
đơn vị vật nuôi
|
K
|
K
|
59
|
Nguyễn Đức Thơm
|
Thôn Tân Phúc, xã Tân Trường
|
300
|
Chăn nuôi lợn; quy mô nhỏ 11
đơn vị vật nuôi
|
K
|
K
|
60
|
Nguyễn Văn Ngà
|
Thôn Tân Phúc, xã Tân Trường
|
1000
|
Chăn nuôi lợn; quy mô nhỏ 14
đơn vị vật nuôi
|
K
|
K
|
61
|
Lê Duy Dũng
|
Thôn Tân Phúc, xã Tân Trường
|
600
|
Chăn nuôi lợn; quy mô nhỏ 13
đơn vị vật nuôi
|
K
|
K
|
62
|
Nguyễn Thế Ân
|
Thôn Tân Phúc, xã Tân Trường
|
3000
|
Chăn nuôi lợn; quy mô nhỏ
13,6 đơn vị vật nuôi
|
K
|
K
|
63
|
Vũ Đình Hùng
|
Thôn Tân Phúc, xã Tân Trường
|
400
|
Chăn nuôi lợn; quy mô nhỏ 12
đơn vị vật nuôi
|
K
|
K
|
64
|
Hoàng Thị Hải
|
Thôn Liên Sơn, xã Các Sơn
|
60
|
Chăn nuôi lợn; quy mô nhỏ 10
đơn vị vật nuôi
|
K
|
K
|
65
|
Nguyễn Văn Thành
|
Thôn Liên Sơn, xã Các Sơn
|
60
|
Chăn nuôi lợn; quy mô nhỏ 12
đơn vị vật nuôi
|
K
|
K
|
66
|
Nguyễn Xuân Lý
|
Thôn Đông, xã Các Sơn
|
60
|
Chăn nuôi lợn; quy mô nhỏ 10
đơn vị vật nuôi
|
K
|
K
|
67
|
Nguyễn Văn Thanh
|
Thôn Song, xã Các Sơn
|
100
|
Chăn nuôi lợn; quy mô nhỏ 11
đơn vị vật nuôi
|
K
|
K
|
68
|
Lê Quang Thiết
|
Thôn Song, xã Các Sơn
|
80
|
Chăn nuôi lợn; quy mô nhỏ 12
đơn vị vật nuôi
|
K
|
K
|
69
|
Lê Thế Thanh
|
Thôn Trường Sơn, xã Các Sơn
|
100
|
Chăn nuôi lợn; quy mô nhỏ 16
đơn vị vật nuôi
|
K
|
K
|
70
|
Hồ Thị Dội
|
Thôn Quế Lam, xã Các Sơn
|
120
|
Chăn nuôi lợn; quy mô nhỏ 12
đơn vị vật nuôi
|
K
|
K
|
IX
|
Huyện
Quan Sơn: 15 hộ gia đình
|
IX.1
|
Doanh nghiệp: không có
|
IX.1
|
Hộ gia đình: 15
|
|
|
|
|
|
1
|
Đỗ Văn Hòa
|
Bản Bun, xã Sơn Điện
|
1000
|
Tăm mành
|
K
|
C
|
2
|
Nguyễn Trọng Quyết
|
Bản Bun, xã Sơn Điện
|
800
|
Tăm mành
|
K
|
C
|
3
|
Lộc Văn Quyết
|
Bản Na Nghịu, xã Sơn Điện
|
600
|
Tăm mành
|
K
|
C
|
4
|
Trần Văn Duẩn
|
Bản Na Nghịu, xã Sơn Điện
|
1600
|
Tăm mành
|
K
|
C
|
5
|
Nguyễn Thành Đô
|
Bản Na Nghịu, xã Sơn Điện
|
800
|
Tăm mành
|
K
|
C
|
6
|
Phạm Bá Tú
|
Bản Na Nghịu, xã Sơn Điện
|
3500
|
Tăm mành
|
K
|
C
|
7
|
Phạm Bá Khin
|
Bản Na Nghịu, xã Sơn Điện
|
400
|
Tăm mành
|
K
|
C
|
8
|
Nguyễn Thất Tùng
|
Bản Na Lộc, xã Sơn Điện
|
1.000
|
Tăm mành
|
K
|
C
|
9
|
Lương Đình Nhất
|
Bản Na Nghịu, xã Sơn Điện
|
500
|
Tăm mành
|
K
|
C
|
10
|
Đỗ Văn Thịnh
|
Bản Na Nghịu, xã Sơn Điện
|
800
|
Tăm mành
|
K
|
C
|
11
|
Phạm Đình Nam
|
Bản Bun, xã Sơn Điện
|
1.600
|
Tăm mành
|
K
|
C
|
12
|
Lò Văn Toán
|
Bản Ngàm, xã Sơn Điện
|
800
|
Tăm mành
|
K
|
C
|
13
|
Lương Văn Dăm
|
Bản Na Lộc, xã Sơn Điện
|
600
|
Tăm mành
|
K
|
C
|
14
|
Trần Văn Dũng
|
Bản Chiềng, xã Mường Mìn
|
600
|
Sơ chế tăm đũa
|
K
|
C
|
15
|
Phạm Bá Nghĩa
|
Bản Chiềng, xã Mường Mìn
|
400
|
Sơ chế tăm đũa
|
K
|
C
|
X
|
TP
Sầm Sơn: 21 cơ sở, hộ gia đình
|
X.1
|
Doanh nghiệp: 2
|
1
|
Công ty TNHH & TM Diệp
Anh
|
Tổ dân phố Khang Thái, phường
Quảng Thọ
|
132
|
Thu mua, tái chế phế liệu
|
K
|
C
|
2
|
Cơ sở bột cá doanh nghiệp Duy
Hải
|
Tổ dân phố Phúc Đức, phường Quảng
Tiến, TP Sầm Sơn
|
214
|
Chế biến bột cá
|
C
|
K
|
X.2
|
Hộ gia đình: 19
|
|
|
|
|
|
1
|
Lê Văn Dinh
|
Tổ dân phố Khang Thái, phường
Quảng Thọ
|
150
|
Chăn nuôi quy mô nông hộ, dưới
10 đơn vị vật nuôi
|
K
|
C
|
2
|
Nguyễn Văn Chiến
|
Tổ dân phố Đồn Trại, phường
Quảng Thọ
|
100
|
Chăn nuôi dưới 10 đơn vị vật
nuôi
|
K
|
C
|
3
|
Lê Văn Trược
|
Tổ dân phố Đồn Trại, phường
Quảng Thọ
|
80
|
Chăn nuôi dưới 10 đơn vị vật
nuôi
|
K
|
C
|
4
|
Hộ ông Hồ Đắc Hiếu
|
Khu phố Long Sơn, phường Bắc
Sơn
|
193
|
Giết mổ gia súc quy mô dưới
10 con/ngày
|
K
|
C
|
5
|
Hộ ông Cao Duy Tiến
|
Khu phố Long Sơn, phường Bắc
Sơn
|
100
|
Giết mổ gia súc quy mô dưới
10 con/ngày
|
K
|
C
|
6
|
Lê Thị Mỹ Hương
|
Tổ dân phố Trung Kỳ, phường
Trung Sơn
|
100
|
Chăn nuôi dưới 10 đơn vị vật
nuôi
|
K
|
C
|
7
|
Lê Văn Kỳ
|
Tổ dân phố Đồn Trại, phường
Quảng Thọ
|
150.0
|
Thu mua phế liệu
|
K
|
C
|
8
|
Lê Đình Sơn
|
Tổ dân phố Đồn Trại, phường
Quảng Thọ
|
200
|
Xưởng sửa chữa xe ô tô
|
K
|
C
|
9
|
Đỗ Văn Đông
|
Tổ dân phố Đồn Trại, phường
Quảng Thọ
|
200
|
Xưởng sửa chữa xe ô tô
|
K
|
C
|
10
|
Nguyễn Thị Lài
|
Tổ dân phố Đồn Trại, phường
Quảng Thọ
|
200
|
Thu mua phế liệu
|
K
|
C
|
11
|
Lê Văn Thiện
|
Tổ dân phố Đồn Trại, phường
Quảng Thọ
|
200
|
Thu mua phế liệu
|
K
|
C
|
12
|
Nguyễn Thị Nhung
|
Tổ dân phố Đồn Trại, phường
Quảng Thọ
|
150
|
Thu mua phế liệu
|
K
|
C
|
13
|
Hoàng Thị Oanh
|
Tổ dân phố Đồn Trại, phường
Quảng Thọ
|
132
|
Buôn bán hải sản
|
K
|
C
|
14
|
Lê Thị Mai
|
Tổ dân phố Đồn Trại, phường
Quảng Thọ
|
200
|
Thu mua phế liệu
|
K
|
C
|
15
|
Vũ Xuân Dương
|
Tổ dân phố Đồn Trại, phường
Quảng Thọ
|
150
|
Thu mua phế liệu
|
K
|
C
|
16
|
Lê Minh Dinh
|
Tổ dân phố Đồn Trại, phường
Quảng Thọ
|
264
|
Xưởng sửa chữa xe ô tô
|
K
|
C
|
17
|
Trịnh Thị Huệ
|
Tổ dân phố Xuân Phú, phường
Trung Sơn
|
200
|
Thu mua phế liệu
|
K
|
C
|
18
|
Lê Thị Thành
|
Tổ dân phố Vĩnh Thành, phường
Trung Sơn
|
200
|
Thu mua phế liệu
|
K
|
C
|
19
|
Lê Trung Đức
|
Tổ dân phố Vĩnh Thành, phường
Trung Sơn
|
200
|
Thu mua phế liệu
|
K
|
C
|
XI
|
Hà
Trung: 9 hộ gia đình
|
|
|
|
|
|
XI.1
|
Doanh nghiệp: Không có
|
XI.2
|
Hộ gia đình: 9
|
|
|
|
|
|
1
|
Tô Đình Thông
|
Thông Đông Yên, xã Hải Hà
|
45
|
Sản xuất bún
|
K
|
C
|
2
|
Trịnh Thanh Dãn
|
Thông Đông Yên, xã Hải Hà
|
50
|
Sản xuất bún
|
K
|
C
|
3
|
Trịnh Thanh Đản
|
Thông Đông Yên, xã Hải Hà
|
40
|
Sản xuất bún
|
K
|
C
|
4
|
Nguyễn Văn Đồng
|
Thông Đông Yên, xã Hải Hà
|
45
|
Sản xuất bún
|
K
|
C
|
5
|
Phùng Quang Thành
|
Thông Đông Yên, xã Hải Hà
|
40
|
Sản xuất bún
|
K
|
C
|
6
|
Nguyễn Công Khanh
|
Thông Đông Yên, xã Hải Hà
|
50
|
Sản xuất bún
|
K
|
C
|
7
|
Trịnh Thanh Đàm
|
Thông Đông Yên, xã Hải Hà
|
50
|
Sản xuất bún
|
K
|
C
|
8
|
Nguyền Văn Truyền
|
Thông Đông Yên, xã Hải Hà
|
55
|
Sản xuất bún
|
K
|
C
|
9
|
Tô Văn Hữu
|
Thông Đông Yên, xã Hải Hà
|
50
|
Sản xuất bún
|
K
|
C
|
XII
|
Huyện
Nga Sơn: 18 hộ gia đình
|
XII.1
|
Doanh nghiệp: không có
|
XII.2
|
Hộ gia đình: 18
|
|
|
|
|
|
1
|
Mai Duy Hưng
|
Thôn Yên Ninh, Nga Yên
|
800
|
Chăn nuôi lợn; quy mô nhỏ, 20
đơn vị vật nuôi
|
K
|
K
|
2
|
Phạm Trí Nguyên
|
Thôn Yên Ninh, Nga Yên
|
400
|
Chăn nuôi lợn; quy mô nông hộ,
8 đơn vị vật nuôi
|
K
|
C
|
3
|
Nguyễn Ngọc Chung
|
Thôn Yên Ninh, Nga Yên
|
250
|
Chăn nuôi lợn; quy mô nhỏ, 10
đơn vị vật nuôi
|
K
|
K
|
4
|
Mai Danh Loan
|
Thôn Yên Ninh, Nga Yên
|
300
|
Chăn nuôi lợn; quy mô nhỏ, 8
đơn vị vật nuôi
|
K
|
C
|
5
|
Nguyễn Văn Tý
|
Thôn 4, Nga Tân
|
60
|
Chăn nuôi lợn; quy mô nhỏ, 10
đơn vị vật nuôi
|
K
|
K
|
6
|
Hoả Văn Nam
|
Thôn 6, Nga Tân
|
60
|
Chăn nuôi lợn; quy mô nông hộ,
8 đơn vị vật nuôi
|
K
|
C
|
7
|
Đỗ Văn Dũng
|
Thôn Hưng Đạo, xã Nga Thủy
|
80
|
Chăn nuôi lợn; quy mô nhỏ, 10
đơn vị vật nuôi
|
K
|
K
|
8
|
Phạm Thị Chế
|
Thôn Đô Lương, xã Nga Thủy
|
70
|
Chăn nuôi lợn; quy mô nông hộ,
8 đơn vị vật nuôi
|
K
|
C
|
9
|
Lã Viết Phượng
|
Thôn Đô Lương, xã Nga Thủy
|
60
|
Chăn nuôi lợn; quy mô nhỏ, 8
đơn vị vật nuôi
|
K
|
C
|
10
|
Trần Văn Đỗ
|
Thôn Đô Lương, xã Nga Thủy
|
20
|
Chăn nuôi lợn; quy mô nông hộ,
8 đơn vị vật nuôi
|
K
|
C
|
11
|
Ngô Văn Cường
|
Thôn Lê Lợi, xã Nga Thủy
|
100
|
Chăn nuôi lợn; quy mô nhỏ, 10
đơn vị vật nuôi
|
K
|
K
|
12
|
Ngô Thực Hiện
|
Thôn Lê Lợi, xã Nga Thủy
|
120
|
Chăn nuôi lợn; quy mô nhỏ, 12
đơn vị vật nuôi
|
K
|
K
|
13
|
Trần Văn Miến
|
Thôn Lê Lợi, xã Nga Thủy
|
150
|
Chăn nuôi lợn; quy mô nhỏ, 14
đơn vị vật nuôi
|
K
|
K
|
14
|
Trần Văn Kiếng
|
Thôn Lê Lợi, xã Nga Thủy
|
60
|
Chăn nuôi lợn; quy mô nông hộ,
8 đơn vị vật nuôi
|
K
|
C
|
15
|
Nguyễn Hữu Tăng
|
Tiểu khu Bách Lợi, thị trấn
Nga Sơn
|
100
|
Chăn nuôi lợn; quy mô nhỏ, 10
đơn vị vật nuôi
|
K
|
K
|
16
|
Đào Văn Hiền
|
Tiểu khu Bách Lợi, thị trấn
Nga Sơn
|
75
|
Chăn nuôi lợn; quy mô nhỏ, 10
đơn vị vật nuôi
|
K
|
K
|
17
|
Đỗ Văn Mười
|
Tiểu khu Bách Lợi, thị trấn
Nga Sơn
|
55
|
Chăn nuôi lợn; quy mô nhỏ, 10
đơn vị vật nuôi
|
K
|
K
|
18
|
Nguyễn Văn Tùng
|
Tiểu khu Thắng Thịnh, thị trấn
Nga Sơn
|
1000
|
Chăn nuôi lợn; quy mô nhỏ, 10
đơn vị vật nuôi
|
K
|
K
|
XIII
|
Huyện
Thạch Thành: 12 hộ gia đình
|
XIII.1
|
Doanh nghiệp: không có
|
XIII.2
|
Hộ gia đình: 12
|
|
|
|
|
|
1
|
Hộ Bùi Khắc Năm
|
Thôn Minh Lộc, xã Thành Minh
|
500
|
Chăn nuôi lợn; quy mô nhỏ, 20
đơn vị vật nuôi
|
K
|
K
|
2
|
Hộ Nguyễn Đình Anh
|
Thôn Minh Hải, xã Thành Minh
|
300
|
Chăn nuôi lợn; quy mô nhỏ, 20
đơn vị vật nuôi
|
K
|
K
|
3
|
Hộ Phạm Văn Chí
|
Thôn Mỹ Đàm, xã Thành Minh
|
300
|
Chăn nuôi lợn; quy mô nhỏ, 18
đơn vị vật nuôi
|
K
|
K
|
4
|
Hộ Nguyễn Văn Tùng
|
Thôn Thượng Quang, xã Thành
Minh
|
200
|
Chăn nuôi lợn; quy mô nhỏ, 16
đơn vị vật nuôi
|
K
|
K
|
5
|
Hộ Nguyễn Tuấn Lợi
|
Thôn Thượng Quang, xã Thành
Minh
|
200
|
Chăn nuôi lợn; quy mô nhỏ, 20
đơn vị vật nuôi
|
K
|
K
|
6
|
Hộ Bùi Văn Kiên
|
Thôn Tượng Phong, xã Thạch Tượng
|
500
|
Chăn nuôi lợn; quy mô vừa, 50
đơn vị vật nuôi,
|
K
|
C
|
7
|
Hộ Quách Văn Duẩn
|
Thôn Tượng Sơn, xã Thạch Tượng
|
400
|
Chăn nuôi lợn, lợn nái, quy
mô vừa, 40 đơn vị vật nuôi,
|
K
|
C
|
8
|
Phạm Thanh Thường
|
Thôn 1, xã Thạch Long
|
300
|
Chăn nuôi lợn; quy mô nhỏ, 13
đơn vị vật nuôi
|
K
|
K
|
9
|
Nguyễn Đăng Tuyến
|
Thôn 2, xã Thạch Long
|
300
|
Chăn nuôi lợn; quy mô nhỏ, 14
đơn vị vật nuôi
|
K
|
K
|
10
|
Phạm Thị Tuyến
|
Thôn 3, xã Thạch Long
|
400
|
Chăn nuôi lợn; quy mô nhỏ, 12
đơn vị vật nuôi
|
K
|
K
|
11
|
Lê Đức Thơ
|
Thôn 4, xã Thạch Long
|
300
|
Chăn nuôi lợn; quy mô nhỏ, 10
đơn vị vật nuôi
|
K
|
K
|
12
|
Trang Trại Đinh Tiến Cường
|
Thôn Ngọc Trạo, xã Ngọc Trạo
|
7219
|
Chăn nuôi lợn, quy mô vừa, 40
đơn vị vật nuôi.
|
K
|
K
|
XIV
|
Huyện
Hoằng Hóa: 03 cơ sở
|
XIV.1
|
Doanh nghiệp: 03
|
1
|
Trang trại chăn nuôi lợn của
ông Nguyễn Đức Kiên
|
Thôn Cẩm Lũ, xã Hoằng Sơn
|
22.620,00
|
Chăn nuôi lợn; quy mô lớn 300
đơn vị vật nuôi
|
K
|
C
|
2
|
Trang trại chăn nuôi lợn của ông
Nguyễn Văn Khánh
|
Thôn 2, xã Hoằng Thái
|
13.252,0 0
|
Chăn nuôi lợn; quy mô vừa 40
đơn vị vật nuôi.
|
K
|
K
|
3
|
Trang trại chăn nuôi lợn tập
trung của Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển chăn nuôi Hoằng Hóa
|
Tổ dân phố Phú Vinh Tây, thị
trấn Bút Sơn
|
54.051,3 0
|
Chăn nuôi lợn; quy mô lớn
1.000 đơn vị vật nuôi
|
K
|
K
|
XIV.2
|
Hộ gia đình: không có
|
|
|
|
|
|
XV
|
Huyện
Quảng Xương: 01 hộ gia đình
|
XV.1
|
Doanh nghiệp: Không có
|
XV.2
|
Hộ gia đình: 01
|
|
|
|
|
|
1
|
Lê Thanh Tùng
|
Thôn Tiền Thịnh, xã Quảng Đức,
huyện Quảng Xương
|
10970,6
|
Chăn nuôi lợn; quy mô lớn 480
đơn vị vật nuôi
|
K
|
C
|
XVI
|
Huyện
Vĩnh Lộc: 125 cơ sở
|
XVI.1
|
Doanh nghiệp: Không có
|
|
|
|
|
|
XVI.2
|
Hộ gia đình: 125
|
|
|
|
|
|
1
|
Trịnh Huy Khanh
|
Thôn 6, xã Vĩnh Thịnh
|
200
|
Chế tác đá
|
K
|
K
|
2
|
Hoàng Hữu Thái
|
Thôn 3, xã Vĩnh Thịnh
|
200
|
Chế tác đá
|
K
|
K
|
3
|
Phạm Hùng Đức
|
Xóm 9, xã Minh Tân
|
400
|
Chế tác đá
|
K
|
K
|
4
|
Hùng Khiển
|
Thôn 10, xã Vĩnh Thịnh
|
200
|
Chế tác đá
|
K
|
K
|
5
|
Nguyễn Văn Hân
|
Thôn 6, xã Vĩnh Thịnh
|
200
|
Chế tác đá
|
K
|
K
|
6
|
Nguyễn Văn Thanh
|
Thôn 3, xã Vĩnh Thịnh
|
400
|
Chế tác đá
|
K
|
K
|
7
|
Hoàng Hữu Lợi
|
Thôn 2, xã Vĩnh Thịnh
|
200
|
Chế tác đá
|
K
|
K
|
8
|
Lê Văn Bài
|
Thôn 3, xã Vĩnh Thịnh
|
200
|
Chế tác đá
|
K
|
K
|
9
|
Nguyễn Trọng Võ
|
Thôn 6, xã Vĩnh Thịnh
|
400
|
Chế tác đá
|
K
|
K
|
10
|
Phạm Thị Bảy
|
Thôn 7, xã Vĩnh Thịnh
|
400
|
Chế tác đá
|
K
|
K
|
11
|
Lê Văn Hiền
|
Thôn 2, xã Vĩnh Thịnh
|
200
|
Chế tác đá
|
K
|
K
|
12
|
Trần Trọng Hiếu
|
Thôn 1, xã Vĩnh Thịnh
|
400
|
Chế tác đá
|
K
|
K
|
13
|
Thành Đạt
|
Thôn 1, xã Vĩnh Thịnh
|
400
|
Chế tác đá
|
K
|
K
|
14
|
Ngô Xuân Bình
|
thôn 9, xã Minh Tân
|
200
|
Chế tác đá
|
K
|
K
|
15
|
Hoàng Văn Thanh
|
Thôn 8, xã Vĩnh Thịnh
|
200
|
Chế tác đá
|
K
|
K
|
16
|
Trần Thị Trang (Chiều)
|
Xóm 9, xã Minh Tân
|
200
|
Chế tác đá
|
K
|
K
|
17
|
Nguyễn Văn Tảo
|
Thôn 4, xã Vĩnh Thịnh
|
200
|
Chế tác đá
|
K
|
K
|
18
|
Phạm Văn Đông
|
Xóm 8, xã Minh Tân
|
400
|
Chế tác đá
|
K
|
K
|
19
|
Đỗ Văn Năm
|
Thôn 3, xã Vĩnh Thịnh
|
200
|
Chế tác đá
|
K
|
K
|
20
|
Trịnh Văn Quỳnh
|
Thôn 13, xã Vĩnh Thịnh
|
200
|
Chế tác đá
|
K
|
K
|
21
|
Tống Văn Đức
|
Thôn 4, xã Vĩnh Thịnh
|
200
|
Chế tác đá
|
K
|
K
|
22
|
Hoàng Huân
|
Xóm 9, xã Minh Tân
|
200
|
Chế tác đá
|
K
|
K
|
23
|
Trần Văn Nghĩa
|
Thôn 2, xã Vĩnh Thịnh
|
200
|
Chế tác đá
|
K
|
K
|
24
|
Lê Mạnh Hồng
|
Xóm 8, xã Minh Tân
|
200
|
Chế tác đá
|
K
|
K
|
25
|
Vũ Minh Phượng
|
Xóm 8, xã Minh Tân
|
200
|
Chế tác đá
|
K
|
K
|
26
|
Hoàng Văn Thực
|
Thôn 1, xã Vĩnh Thịnh
|
200
|
Chế tác đá
|
K
|
K
|
27
|
Nguyễn Văn Hùng
|
Thôn 9, xã Vĩnh Thịnh
|
400
|
Chế tác đá
|
K
|
K
|
28
|
Hoàng Văn Thuận
|
Xóm 8, xã Minh Tân
|
400
|
Chế tác đá
|
K
|
K
|
29
|
Nguyễn Văn Thú
|
Xóm 8, xã Minh Tân
|
200
|
Chế tác đá
|
K
|
K
|
30
|
Nguyễn Hai Tám
|
Thôn 3, xã Vĩnh Thịnh
|
200
|
Chế tác đá
|
K
|
K
|
31
|
Đỗ Văn Thường
|
Thôn 9, xã Vĩnh Thịnh
|
200
|
Chế tác đá
|
K
|
K
|
32
|
Nguyễn Văn Thành
|
Thôn 1, xã Vĩnh Thịnh
|
200
|
Chế tác đá
|
K
|
K
|
33
|
Lê Đình Luyện
|
Xóm 8, xã Minh Tân
|
200
|
Chế tác đá
|
K
|
K
|
34
|
Trịnh Đan Phượng
|
Thôn 3, xã Vĩnh Thịnh
|
200
|
Chế tác đá
|
K
|
K
|
35
|
Nguyễn Văn Toàn
|
Thôn 8, xã Vĩnh Thịnh
|
200
|
Chế tác đá
|
K
|
K
|
36
|
Trần Đình Nhân
|
Thôn 7, xã Vĩnh Thịnh
|
400
|
Chế tác đá
|
K
|
K
|
37
|
Hoàng Văn Sơn
|
Thôn 1, xã Vĩnh Thịnh
|
400
|
Chế tác đá
|
K
|
K
|
38
|
Trần Văn Hiến
|
Thôn 7, xã Vĩnh Thịnh
|
200
|
Chế tác đá
|
K
|
K
|
39
|
Trần Văn Toán
|
Thôn 1, xã Vĩnh Thịnh
|
200
|
Chế tác đá
|
K
|
K
|
40
|
Hà Văn Quyền
|
Thôn 2, xã Vĩnh Thịnh
|
200
|
Chế tác đá
|
K
|
K
|
41
|
Trịnh Văn Hùng
|
Thôn 2, xã Vĩnh Thịnh
|
200
|
Chế tác đá
|
K
|
K
|
42
|
Nguyễn Văn Cường
|
Thôn 6, xã Vĩnh Thịnh
|
200
|
Chế tác đá
|
K
|
K
|
43
|
Lê Văn Tám
|
Thôn 2, xã Vĩnh Thịnh
|
200
|
Chế tác đá
|
K
|
K
|
44
|
Lâm Văn Sinh
|
Xóm 6, xã Minh Tân
|
200
|
Chế tác đá
|
K
|
K
|
45
|
Trịnh Văn Tân
|
Thôn 6, xã Vĩnh Thịnh
|
200
|
Chế tác đá
|
K
|
K
|
46
|
Trần Văn Lai
|
Thôn 1, xã Vĩnh Thịnh
|
200
|
Chế tác đá
|
K
|
K
|
47
|
Trần Công Thường
|
Thôn 13, xã Vĩnh Thịnh
|
200
|
Chế tác đá
|
K
|
K
|
48
|
Hoàng Hữu Mạnh
|
Thôn 3, xã Vĩnh Thịnh
|
200
|
Chế tác đá
|
K
|
K
|
49
|
Hoàng Văn Nghĩa
|
Thôn 14, xã Vĩnh Thịnh
|
200
|
Chế tác đá
|
K
|
K
|
50
|
Nguyễn Văn Thu
|
Thôn 4, xã Vĩnh Thịnh
|
200
|
Chế tác đá
|
K
|
K
|
51
|
Nguyễn Văn Thường
|
Thôn 1, xã Vĩnh Thịnh
|
200
|
Chế tác đá
|
K
|
K
|
52
|
Nguyễn Văn Thơ
|
Thôn 1, xã Vĩnh Thịnh
|
200
|
Chế tác đá
|
K
|
K
|
53
|
Nguyễn Văn Hân
|
Thôn 6, xã Vĩnh Thịnh
|
400
|
Chế tác đá
|
K
|
K
|
54
|
Nguyễn Văn Hữu
|
Thôn 9, xã Vĩnh Thịnh
|
400
|
Chế tác đá
|
K
|
K
|
55
|
Trần Đăng Nam
|
Thôn 7, xã Vĩnh Thịnh
|
200
|
Chế tác đá
|
K
|
K
|
56
|
Trần Công Bách
|
Thôn 10, xã Vĩnh Thịnh
|
200
|
Chế tác đá
|
K
|
K
|
57
|
Trần Đăng Đạt
|
Thôn 7, xã Vĩnh Thịnh
|
200
|
Chế tác đá
|
K
|
K
|
58
|
Nguyễn Văn Dũng
|
Thôn 11, xã Vĩnh Thịnh
|
200
|
Chế tác đá
|
K
|
K
|
59
|
Hoàng Văn Thụ
|
Thôn 1, xã Vĩnh Thịnh
|
200
|
Chế tác đá
|
K
|
K
|
60
|
Hoàng Văn Dũng
|
Thôn 14, xã Vĩnh Thịnh
|
200
|
Chế tác đá
|
K
|
K
|
61
|
Hoàng Văn Chiến
|
Thôn 2, xã Vĩnh Thịnh
|
200
|
Chế tác đá
|
K
|
K
|
62
|
Đỗ Văn Sỹ
|
Thôn 3, xã Vĩnh Thịnh
|
200
|
Chế tác đá
|
K
|
K
|
63
|
Trần Đăng Thái
|
Thôn 3, xã Vĩnh Thịnh
|
200
|
Chế tác đá
|
K
|
K
|
64
|
Hoàng Văn Khanh
|
Thôn 5, xã Vĩnh Thịnh
|
200
|
Chế tác đá
|
K
|
K
|
65
|
Trịnh Văn Thắng
|
Thôn 5, xã Vĩnh Thịnh
|
200
|
Chế tác đá
|
K
|
K
|
66
|
Hoàng Văn Phương
|
Xóm 8, xã Minh Tân
|
200
|
Chế tác đá
|
K
|
K
|
67
|
Trần Văn Đông
|
Thôn 10, xã Vĩnh Thịnh
|
200
|
Chế tác đá
|
K
|
K
|
68
|
Lê Đình Vĩnh
|
Thôn 14, xã Vĩnh Thịnh
|
200
|
Chế tác đá
|
K
|
K
|
69
|
Nguyễn Văn Thắng
|
Thôn 5, xã Vĩnh Thịnh
|
200
|
Chế tác đá
|
K
|
K
|
70
|
Nguyễn Thanh Tú
|
Thôn 9, xã Vĩnh Thịnh
|
200
|
Chế tác đá
|
K
|
K
|
71
|
Hoàng Hữu Thìn
|
Thôn 14, xã Vĩnh Thịnh
|
200
|
Chế tác đá
|
K
|
K
|
72
|
Trịnh Văn Tuấn
|
Thôn 14, xã Vĩnh Thịnh
|
200
|
Chế tác đá
|
K
|
K
|
73
|
Hồng Vĩnh An
|
thôn 9, xã Minh Tân
|
200
|
Chế tác đá
|
K
|
K
|
74
|
Hoàng Văn Khang
|
Thôn 4, xã Vĩnh Thịnh
|
200
|
Chế tác đá
|
K
|
K
|
75
|
Hoàng Văn Kiên
|
Thôn 7, xã Vĩnh Thịnh
|
200
|
Chế tác đá
|
K
|
K
|
76
|
Hoàng Văn Phú
|
Thôn 3, xã Vĩnh Thịnh
|
200
|
Chế tác đá
|
K
|
K
|
77
|
Hoàng Đức Thắng
|
Thôn 8, xã Vĩnh Thịnh
|
200
|
Chế tác đá
|
K
|
K
|
78
|
Trần Đăng Hải
|
Thôn 7, xã Vĩnh Thịnh
|
200
|
Chế tác đá
|
K
|
K
|
79
|
Nguyễn Văn Tấn
|
Thôn 7, xã Vĩnh Thịnh
|
200
|
Chế tác đá
|
K
|
K
|
80
|
Trịnh Văn Hoàng
|
Thôn 14, xã Vĩnh Thịnh
|
200
|
Chế tác đá
|
K
|
K
|
81
|
Trịnh Văn Thơ
|
Thôn 2, xã Vĩnh Thịnh
|
200
|
Chế tác đá
|
K
|
K
|
82
|
Nguyễn Văn Bình
|
Thôn 4, xã Vĩnh Thịnh
|
200
|
Chế tác đá
|
K
|
K
|
83
|
Phạm Ngọc Cương
|
Thôn Phúc Khang, xã Vĩnh Phúc
|
20
|
Lò mổ gia súc, 25con/ tháng
|
K
|
K
|
84
|
Lại Văn Điệp
|
Thôn Cổ Điệp, xã Vĩnh Phúc
|
15
|
Lò mổ gia súc, 25con/ tháng
|
K
|
K
|
85
|
Lê Văn Tự
|
Thôn Cổ Điệp, xã Vĩnh Phúc
|
20
|
Lò mổ gia súc, 20 con lợn/tháng
|
K
|
K
|
86
|
Phạm Văn Hùng
|
Thôn Bái Xuân, xã Vĩnh Phúc
|
25
|
Lò mổ gia cầm, 30 con gia cầm/ngày
|
K
|
K
|
87
|
Vũ Xuân Mạnh
|
Thôn Bái Xuân, xã Vĩnh Phúc
|
15
|
Lò mổ gia cầm, 25 con gia cầm/ngày
|
K
|
K
|
88
|
Vũ Văn Dũng
|
Thôn Đồng Minh, xã Vĩnh Phúc
|
100
|
Gia công cơ khí
|
K
|
K
|
89
|
Trịnh Đình Trung
|
Thôn Đồng Minh, xã Vĩnh Phúc
|
150
|
Gia công cơ khí
|
K
|
K
|
90
|
Vũ Duy Sơn
|
Thôn Đồng Minh, xã Vĩnh Phúc
|
120
|
Gia công cơ khí
|
K
|
K
|
91
|
Vũ Ngọc Phan
|
Thôn Đồng Minh, xã Vĩnh Phúc
|
120
|
Gia công cơ khí
|
K
|
K
|
92
|
Nguyễn Trường Sơn
|
Thôn Đồng Minh, xã Vĩnh Phúc
|
100
|
Gia công cơ khí
|
K
|
K
|
93
|
Lê Văn Phương
|
Thôn Đồng Minh, xã Vĩnh Phúc
|
80
|
Gia công cơ khí
|
K
|
K
|
94
|
Trịnh Văn Sơn
|
Thôn Tân Phúc, xã Vĩnh Phúc
|
80
|
Gia công cơ khí
|
K
|
K
|
95
|
Trịnh Đình Tuyên
|
Thôn Bái Xuân, xã Vĩnh Phúc
|
100
|
Sản xuất đồ gỗ
|
K
|
K
|
96
|
Trịnh Văn Thiên
|
Thôn Đồng Minh, xã Vĩnh Phúc
|
60
|
Sản xuất đồ gỗ
|
K
|
K
|
97
|
Trịnh Văn Căn
|
Thôn Đồng Minh, xã Vĩnh Phúc
|
80
|
Sản xuất đồ gỗ
|
K
|
K
|
98
|
Phạm Văn Thắng
|
Thôn Cổ Điệp, xã Vĩnh Phúc
|
80
|
Sản xuất đồ gỗ
|
K
|
K
|
99
|
Lưu Đình Chung
|
Thôn Phúc Khang, xã Vĩnh Phúc
|
120
|
Sản xuất đồ gỗ
|
K
|
K
|
100
|
Hà Văn Tùng
|
Thôn Văn Hanh, xã Vĩnh Phúc.
|
150
|
Sản xuất đồ gỗ
|
K
|
K
|
101
|
Dương Văn Mạnh
|
Thôn Tân Phúc, xã Vĩnh Phúc
|
100
|
Sản xuất đồ gỗ
|
K
|
K
|
102
|
Nguyễn Văn Phương
|
Thôn Tân Phúc, xã Vĩnh Phúc
|
100
|
Sản xuất đồ gỗ
|
K
|
K
|
103
|
Nguyễn Văn Ba
|
Thôn Tân Phúc, xã Vĩnh Phúc
|
120
|
Sản xuất đồ gỗ
|
K
|
K
|
104
|
Hoàng Văn Thỏa
|
Thôn Tân Phúc, xã Vĩnh Phúc
|
120
|
Sản xuất đồ gỗ
|
K
|
K
|
105
|
Phạm Văn Nguyên
|
Thôn Tân Phúc, xã Vĩnh Phúc
|
110
|
Sản xuất đồ gỗ
|
K
|
K
|
106
|
Nguyễn Văn Thuật
|
Thôn Văn Hanh, xã Vĩnh Phúc.
|
250
|
Sản xuất gạch không nung
|
K
|
K
|
107
|
Nguyễn Xuân Hưng
|
Thôn Quán Hạt, xã Vĩnh Phúc
|
250
|
Sản xuất gạch không nung
|
K
|
K
|
108
|
Trịnh Văn Thiện
|
Thôn Quán Hạt, xã Vĩnh Phúc
|
250
|
Sản xuất gạch không nung
|
K
|
K
|
109
|
Trần Văn Dũng
|
Khu phố Thành Nhân, thị trấn
Vĩnh Lộc
|
200
|
Sản xuất đồ gỗ
|
K
|
K
|
110
|
Ngô Tân Vinh
|
Khu 1, thị trấn Vĩnh Lộc
|
200
|
Sản xuất đồ gỗ
|
K
|
K
|
111
|
Lê Văn Thắng
|
Khu 2, thị trấn Vĩnh Lộc
|
200
|
Sản xuất đồ gỗ
|
K
|
K
|
112
|
Mai Văn Quân
|
Khu 1, thị trấn Vĩnh Lộc
|
700
|
Sản xuất, KD đồ gỗ
|
K
|
K
|
113
|
Dương Thành Vinh
|
Khu 1, thị trấn Vĩnh Lộc
|
500
|
Sản xuất đồ gỗ, KD đồ gỗ
|
K
|
K
|
114
|
Nguyễn Văn Dương
|
Khu 1, thị trấn Vĩnh Lộc
|
2600
|
Sản xuất đồ gỗ
|
K
|
K
|
115
|
Nguyễn Văn Long
|
Khu 3, thị trấn Vĩnh Lộc
|
120
|
Thu gom phế liệu
|
K
|
K
|
116
|
Bùi Văn Trung
|
Khu 1, thị trấn Vĩnh Lộc
|
120
|
Thu gom phế liệu
|
K
|
K
|
117
|
Lưu Sỹ Thắng
|
Khu 3, thị trấn Vĩnh Lộc
|
200
|
Thu gom phế liệu
|
K
|
K
|
118
|
Nguyễn Văn Thắm
|
Khu phố Hà Lương, thị trấn
Vĩnh Lộc
|
40
|
Giết mổ trâu bò
|
K
|
K
|
119
|
Hoàng Thị Hồng
|
Khu 1, thị trấn Vĩnh Lộc
|
40
|
Giết mổ trâu bò
|
K
|
K
|
120
|
Hoàng Đức Anh
|
Khu 1, thị trấn Vĩnh Lộc
|
40
|
Giết mổ trâu bò
|
K
|
K
|
121
|
Nguyễn Văn Anh
|
Khu 1, thị trấn Vĩnh Lộc
|
40
|
Giết mổ trâu bò
|
K
|
K
|
122
|
Vũ Văn Thông
|
Thôn Phi Bình, xã Ninh Khang
|
30
|
Thu mua
|
K
|
K
|
123
|
Lê Văn Lộc
|
Thôn Kỳ Ngãi, xã Ninh Khang
|
40
|
Thu mua
|
K
|
K
|
124
|
Vũ Văn Bình
|
Thôn Thọ Vực, xã Ninh Khang
|
40
|
Thu mua
|
K
|
K
|
125
|
Đặng Văn Tiến
|
Thôn Thọ Vực, xã Ninh Khang
|
40
|
Chăn nuôi lợn; quy mô nông hộ
4 đơn vị vật nuôi
|
K
|
K
|
XVII
|
Hậu
Lộc: 01 cơ sở
|
XVII.1
|
Doanh nghiệp: 01
|
|
|
|
|
|
1
|
Công ty TNHH phát triển nông
nghiệp Thành Phú
|
Thôn Hoa Phú, xã Hoa Lộc, huyện
Hậu Lộc
|
1200
|
Chế biến thức ăn chăn nuôi,
Công suất: 900 tấn/năm
|
C
|
K
|
XVII.2
|
Hộ gia đình: Không
có
|
|
|
|
|
|
XVIII
|
Thị
xã Bỉm Sơn: Không có
|
XIX
|
Lang
Chánh: Không có
|
XX
|
Ngọc
Lặc: Không có
|
XXI
|
Nông
Cống: Không có
|
XXII
|
Thường
Xuân: Không có
|
XXIII
|
Cẩm
Thủy: Không có
|
XXIV
|
Mường
Lát: Không có
|
XXV
|
Quan
Hóa: Không có
|
XXVI
|
Huyện
Như Xuân: Không có
|
XXVII
|
Huyện
Như Thanh: Không có
|
|
Tổng cộng: 565 cơ sở, hộ
gia đình
|
|
|
|
|
|
|
|
|
[1] Số liệu các cơ
sơ gây ô nhiễm môi trường này là số liệu tại thời điểm xây dựng Đề án, có thể
thay đổi khi triển khai thực hiện Đề án.
[2] Trường hợp
chính sách hỗ trợ nêu trong Quyết định đã hết hiệu lực, các cơ sở áp dụng các
chính sách hỗ trợ mới theo các quy định hiện hành tại thời điểm thực hiện di dời.
Quyết định 1671/QĐ-UBND năm 2024 phê duyệt Đề án Di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường ra khỏi đô thị, khu dân cư trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030
Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh
Quyết định 1671/QĐ-UBND ngày 24/04/2024 phê duyệt Đề án Di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường ra khỏi đô thị, khu dân cư trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030
393
|
NỘI DUNG SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Văn bản bị thay thế
Văn bản thay thế
Chú thích
Chú thích:
Rà chuột vào nội dụng văn bản để sử dụng.
<Nội dung> = Nội dung hai
văn bản đều có;
<Nội dung> =
Nội dung văn bản cũ có, văn bản mới không có;
<Nội dung> = Nội dung văn
bản cũ không có, văn bản mới có;
<Nội dung> = Nội dung được sửa đổi, bổ
sung.
Click trái để xem cụ thể từng nội dung cần so sánh
và cố định bảng so sánh.
Click phải để xem những nội dung sửa đổi, bổ sung.
Double click để xem tất cả nội dung không có thay
thế tương ứng.
Tắt so sánh [X] để
trở về trạng thái rà chuột ban đầu.
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
FILE ATTACHED TO DOCUMENT
|
|
|
Địa chỉ:
|
17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
|
Điện thoại:
|
(028) 3930 3279 (06 lines)
|
E-mail:
|
inf[email protected]
|
Mã số thuế:
|
0315459414
|
|
|
TP. HCM, ngày 31/05/2021
Thưa Quý khách,
Đúng 14 tháng trước, ngày 31/3/2020, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã bật Thông báo này, và nay 31/5/2021 xin bật lại.
Hơn 1 năm qua, dù nhiều khó khăn, chúng ta cũng đã đánh thắng Covid 19 trong 3 trận đầu. Trận 4 này, với chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, chắc chắn chúng ta lại thắng.
Là sản phẩm online, nên 250 nhân sự chúng tôi vừa làm việc tại trụ sở, vừa làm việc từ xa qua Internet ngay từ đầu tháng 5/2021.
Sứ mệnh của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là:
sử dụng công nghệ cao để tổ chức lại hệ thống văn bản pháp luật,
và kết nối cộng đồng Dân Luật Việt Nam,
nhằm:
Giúp công chúng “…loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu…”,
và cùng công chúng xây dựng, thụ hưởng một xã hội pháp quyền trong tương lai gần;
Chúng tôi cam kết dịch vụ sẽ được cung ứng bình thường trong mọi tình huống.
THÔNG BÁO
về Lưu trữ, Sử dụng Thông tin Khách hàng
Kính gửi: Quý Thành viên,
Nghị định 13/2023/NĐ-CP về Bảo vệ dữ liệu cá nhân (hiệu lực từ ngày 01/07/2023) yêu cầu xác nhận sự đồng ý của thành viên khi thu thập, lưu trữ, sử dụng thông tin mà quý khách đã cung cấp trong quá trình đăng ký, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Quý Thành viên xác nhận giúp THƯ VIỆN PHÁP LUẬT được tiếp tục lưu trữ, sử dụng những thông tin mà Quý Thành viên đã, đang và sẽ cung cấp khi tiếp tục sử dụng dịch vụ.
Thực hiện Nghị định 13/2023/NĐ-CP, chúng tôi cập nhật Quy chế và Thỏa thuận Bảo về Dữ liệu cá nhân bên dưới.
Trân trọng cảm ơn Quý Thành viên.
Tôi đã đọc và đồng ý Quy chế và Thỏa thuận Bảo vệ Dữ liệu cá nhân
Tiếp tục sử dụng
Cảm ơn đã dùng ThuVienPhapLuat.vn
- Bạn vừa bị Đăng xuất khỏi Tài khoản .
-
Hiện tại có đủ người dùng cùng lúc,
nên khi người thứ vào thì bạn bị Đăng xuất.
- Có phải do Tài khoản của bạn bị lộ mật khẩu
nên nhiều người khác vào dùng?
- Hỗ trợ: (028) 3930.3279 _ 0906.229966
- Xin lỗi Quý khách vì sự bất tiện này!
Tài khoản hiện đã đủ người
dùng cùng thời điểm.
Quý khách Đăng nhập vào thì sẽ
có 1 người khác bị Đăng xuất.
Tài khoản của Quý Khách đẵ đăng nhập quá nhiều lần trên nhiều thiết bị khác nhau, Quý Khách có thể vào đây để xem chi tiết lịch sử đăng nhập
Có thể tài khoản của bạn đã bị rò rỉ mật khẩu và mất bảo mật, xin vui lòng đổi mật khẩu tại đây để tiếp tục sử dụng
|
|