ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH
BẠC LIÊU
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------
|
Số: 16/2010/QĐ-UBND
|
Bạc Liêu, ngày 04
tháng 11 năm 2010
|
VỀ
VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ XÂY DỰNG ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẠC LIÊU
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
BẠC LIÊU
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy
ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ các Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2009 và số
83/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư
xây dựng công trình;
Theo đề nghị của Sở Xây dựng tại Tờ trình số
99/TTr-SXD ngày 14 tháng 6 năm 2010,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều
1.
Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về quản lý xây
dựng đô thị trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu.
Điều
2.
Giám đốc Sở Xây dựng chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp
với các cơ quan, đơn vị có liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
phổ biến rộng rãi nội dung Quy định này và triển khai thực hiện các bước tiếp
theo đúng quy định hiện hành.
Điều
3.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Xây
dựng; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Thủ trưởng các cơ quan,
đơn vị; các tổ chức, cá nhân có liên quan căn cứ quyết định thi hành.
Quyết định này có
hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 20/2006/QĐ-UBND
ngày 01 tháng 9 năm 2006 của Ủy ban nhân dân tỉnh./.
|
TM. UBND TỈNH
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ
CHỦ TỊCH
Phạm Hoàng Bê
|
VỀ
QUẢN LÝ XÂY DỰNG ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẠC LIÊU
(Ban
hành kèm theo Quyết định số 16/2010/QĐ-UBND ngày 04 tháng 11 năm 2010 của Ủy
ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu)
Chương I
QUY
ĐỊNH CHUNG
Điều
1.
Mục tiêu
1. Tăng cường, nâng
cao công tác quản lý kiến trúc quy hoạch xây dựng đô thị, bảo vệ môi trường,
nâng cao mỹ quan đô thị, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong quá
trình cải tạo, xây dựng đô thị hiện đại.
2. Làm cơ sở pháp lý
cho việc thiết kế cải tạo, sửa chữa, xây dựng mới nhà ở riêng lẻ cho các hộ dân
trong vùng quy định; các cơ quan quản lý hành chính nhà nước chuyên ngành tổ
chức quản lý, xử lý vi phạm hành chính.
3. Tăng cường quản lý
trật tự xây dựng trong đô thị, thực hiện phân cấp quản lý xây dựng công trình
theo Luật Xây dựng.
Điều
2.
Đối tượng và phạm vi áp dụng
1. Các hoạt động xây
dựng trong đô thị trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu.
2. Đối với các công
trình thuộc dự án khu dân cư, khu tái định cư, khu đô thị mới, khu công nghiệp,
khu thương mại và các khu chức năng khác thuộc các quy hoạch xây dựng đã được
phê duyệt thì thực hiện theo Quy định này và quy định về quản lý quy hoạch.
Điều
3.
Giải thích từ ngữ
Trong Quy định này,
các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Hoạt động xây
dựng bao gồm các công tác có liên quan đến xây dựng như: Lập quy hoạch, lập
dự án đầu tư xây dựng, khảo sát, thiết kế, thi công, giám sát thi công, quản lý
dự án, lựa chọn nhà thầu và các hoạt động khác có liên quan;
2. Công trình xây
dựng là sản phẩm được tạo thành bởi sức lao động của con người, vật liệu
xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với đất, có
thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước và phần
trên mặt nước, được xây dựng theo thiết kế. Công trình xây dựng bao gồm công
trình công cộng, nhà ở, công trình công nghiệp, giao thông, thủy lợi, năng lượng
và các công trình khác, kể cả san lấp mặt bằng;
3. Thiết bị lắp
đặt vào công trình bao gồm thiết bị công trình và thiết bị công nghệ. Thiết
bị công trình là các thiết bị được lắp đặt vào công trình theo thiết kế xây
dựng. Thiết bị công nghệ là các thiết bị nằm trong dây truyền công nghệ được
lắp đặt vào công trình xây dựng theo thiết kế công nghệ;
4. Thi công xây
dựng công trình bao gồm xây dựng và lắp đặt thiết bị đối với các công trình
xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời, tu bổ, phục hồi; phá dỡ công trình;
bảo hành, bảo trì công trình;
5. Hệ thống công
trình kỹ thuật hạ tầng bao gồm hệ thống giao thông đô thị, thông tin liên
lạc, cung cấp năng lượng, chiếu sáng công cộng, cấp nước, thoát nước, xử lý
chất thải, cây xanh - thảm cỏ và các công trình khác;
6. Hệ thống công
trình hạ tầng xã hội bao gồm các công trình y tế, văn hóa, giáo dục, thể
thao, thương mại, dịch vụ công cộng, công viên, mặt nước và các công trình
khác;
7. Chỉ giới đường
đỏ là ranh giới được xác định trên bản đồ quy hoạch và thực địa, để phân
định ranh giới giữa phần đất được xây dựng công trình và phần đất dành cho
đường giao thông hoặc các công trình hạ tầng kỹ thuật, không gian công cộng
khác;
8. Chỉ giới xây
dựng là đường giới hạn được phép xây dựng công trình trên lô đất;
9. Đô thị là
khu vực tập trung dân cư sinh sống có mật độ cao và chủ yếu hoạt động trong
lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp, là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế,
văn hóa hoặc chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội
của quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, một địa phương, bao gồm nội thành, ngoại
thành của thành phố; nội thị, ngoại thị của thành phố, thị trấn;
10. Kiến trúc đô
thị là tổ hợp các vật thể trong đô thị, bao gồm các công trình kiến trúc,
kỹ thuật, nghệ thuật, quảng cáo mà sự tồn tại, hình ảnh, kiểu dáng của chúng
chi phối hoặc ảnh hưởng trực tiếp đến cảnh quan đô thị;
11. Cảnh quan đô
thị là không gian cụ thể có chiều hướng quan sát ở trong đô thị như không
gian trước tổ hợp kiến trúc, quảng trường, đường phố, hè, đường đi bộ, công
viên, thảm thực vật, vườn cây, vườn hoa, đồi, núi, gò đất, đảo, cù lao, triền
đất tự nhiên, dải đất ven bờ biển, mặt hồ, mặt sông, kênh, rạch trong đô thị và
không gian sử dụng chung thuộc đô thị.
Chương II
QUY
ĐỊNH CHI TIẾT
Mục 1. QUẢN LÝ KIẾN
TRÚC ĐÔ THỊ
Điều
4.
Đối với các tuyến đường quy định chỉ giới xây dựng trùng
với chỉ giới đường đỏ
Việc thiết kế, xây
dựng các bộ phận của công trình phải tuân thủ các quy định sau:
1. Bậc thềm, vệt dắt
xe:
a) Đường có vỉa hè
rộng trên 03 mét: Được phép vượt quá chỉ giới đường đỏ 0,30 mét;
b) Đường có vỉa hè
rộng dưới 03 mét: Không được phép vượt quá chỉ giới đường đỏ.
2. Đường ống đứng
thoát nước mưa gắn vào mặt ngoài nhà: Được phép vượt quá chỉ giới đường đỏ
không quá 0,20 mét nhưng phải đảm bảo mỹ quan.
3. Các bậu cửa, gờ
chỉ, bộ phận trang trí: Từ độ cao 1,0 mét trở lên tính từ mặt vỉa hè hoàn chỉnh
được phép vượt quá chỉ giới đường đỏ không quá 0,20 mét.
4. Ban công, ô văng,
sênô, mái đua…: Được phép vươn ra ngoài chỉ giới đường đỏ nhưng phải thỏa mãn
các điều kiện sau:
a) Độ cao phải từ
3,50 mét trở lên so với mặt vỉa hè hoàn chỉnh;
b) Trên phần nhô ra
chỉ được làm ban công không được che chắn tạo thành lô gia hay buồng;
c) Độ vươn ra (Tính
từ chỉ giới đường đỏ tới mép ngoài cùng phần nhô ra) không được lớn hơn mức
vươn tối đa theo quy định dưới đây:
- Lộ giới dưới 7,0
mét, độ vươn tối đa: 0,00 mét;
- Lộ giới từ 7,0 mét
đến 12,0 mét, độ vươn tối đa: 0,90 mét;
- Lộ giới từ 12,0 mét
đến 15,0 mét, độ vươn tối đa: 1,20 mét;
- Lộ giới trên 15,0
mét, độ vươn tối đa: 1,40 mét.
5. Mái đón, mái hè
phố: Từng trường hợp cụ thể, xét vị trí, tính chất, đặc thù của công trình mà
cơ quan cấp giấy phép xây dựng sẽ xem xét cụ thể cho phép vượt quá chỉ giới
đường đỏ nhưng không vượt quá quy định dưới đây và phải thỏa mãn các yêu cầu
sau:
a) Không làm ảnh
hưởng đến hoạt động chữa cháy;
b) Ở độ cao cách mặt
vỉa hè tối thiểu từ 3,50 mét trở lên;
c) Độ vươn ra (Tính
từ chỉ giới đường đỏ tới mép ngoài cùng của phần nhô ra) phải nhỏ hơn chiều
rộng vỉa hè ít nhất là 1,0 mét;
d) Được làm bằng vật
liệu có thời gian chịu lửa không dưới 2,0 giờ;
e) Bên trên không
được sử dụng vào bất cứ việc gì khác (Như là ban công, sân thượng, sân bày chậu
cảnh).
6. Mái hiên di động (Mái
bạt, mái dù): Việc lắp đặt mái hiên di động phải đảm bảo khi giương ra phải cao
hơn mặt vỉa hè ít nhất 2,50 mét và cách mép vỉa hè ít nhất 1,0 mét; khi xếp lại
không được cản trở lối ra vào, lối đi lại trên vỉa hè.
7. Các bộ phận khác:
a) Cánh cửa: Từ mặt
vỉa hè lến đến độ cao 2,50 mét, các cánh cửa trong quá trình mở ra, đóng vào
không được có vị trí nào vượt quá chỉ giới đường đỏ. Đối với các đường hẻm công
cộng thì cánh cửa mở ra không được vượt quá mép tường (Bố trí cửa mở vào hoặc
cửa kéo).
b) Mọi bộ phận ngầm
dưới mặt đất của công trình đều không được vượt quá chỉ giới đường đỏ.
Điều
5.
Đối với các tuyến đường quy định chỉ giới xây dựng lùi
vào sau chỉ giới đường đỏ
1. Không có bộ phận
nào của công trình được phép vượt quá chỉ giới đường đỏ.
2. Các bộ phận của
công trình được phép vượt quá chỉ giới xây dựng là:
a) Bậc thềm, vệt dắt
xe, bậu cửa, gờ chỉ, cánh cửa, ô văng, mái đua, mái đón, móng nhà;
b) Riêng mái đua, mái
đón thực hiện theo điểm 5, Điều 4, mục I, chương II của Quy định này;
c) Ban công được nhô
quá chỉ giới xây dựng không quá 1,40 mét.
Điều
6.
Khống chế chiều cao công trình
1. Đối với nhà liên
kế (Mặt tiền xây dựng sát ranh lộ giới): Theo Quy chuẩn xây dựng Việt Nam ban
hành năm 2008 và quy hoạch được duyệt. Về chiều cao sàn công trình:
a) Chiều cao mặt nền
nhà so với mặt vỉa hè đã xây dựng hoàn chỉnh:
- Khu vực xây dựng
không được phép nhô tam cấp ra vỉa hè: + 0,150 mét.
- Khu vực xây dựng
cho phép nhô ra vỉa hè 01 bậc cấp: 0,30 mét.
b) Chiều cao tầng
trệt (Tính từ mặt nền hoàn chỉnh đến mặt sàn lầu 1):
- Trường hợp công
trình không có tầng lửng: 3,90 mét.
- Trường hợp công trình
có tầng lửng: 6,0 mét.
2. Đối với các công
trình đặc thù thực hiện theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
3. Đối với lô đất xây
dựng nhà ở trong các khu ở quy hoạch xây dựng mới có diện tích đất tối thiểu từ
36,0m2, bề rộng và chiều sâu của lô đất ≥ 4,0 mét thì chiều cao của
công trình được thực hiện theo quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị của
khu vực.
4. Đối với khu phố
cũ, trường hợp lô đất là bộ phận cấu thành của cả dãy phố có diện tích tối
thiểu 25,0m2, bề rộng và chiều sâu của lô đất ≥ 2,5 mét thì tùy từng
trường hợp cụ thể mà cơ quan cấp giấy phép xây dựng xem xét, quyết định về tầng
cao của công trình, sao cho phù hợp, hài hòa với cảnh quan không gian kiến trúc
của khu vực.
Điều
7.
Vệ sinh đô thị
1. Thải nước:
a) Nước mưa và các
loại nước thải không được xả trực tiếp lên mặt vỉa hè, đường phố mà phải thải
theo hệ thống ống, cống ngầm từ nhà chảy vào hệ thống thoát nước đô thị.
b) Nước thải khu vệ
sinh (Xí, tiểu) phải xử lý qua bể tự hoại, xây dựng đúng tiêu chuẩn kỹ thuật
trước khi đấu nối vào cống thoát nước đô thị.
c) Không được tự ý
đục hệ thống cống chung đô thị để đấu nối bừa bãi. Việc đấu nối vào mạng thoát
nước công cộng phải hợp đồng với Trung tâm dịch vụ quản lý đô thị thực hiện.
2. Thải khói, khí:
a) Không được xả
khói, khí gây ô nhiễm cho cư dân xung quanh. Miệng xả ống khói, ống thông hơi
không được hướng ra đường phố, nhà xung quanh và phải cao hơn chiều cao công
trình lân cận tối thiểu 1,0 mét.
b) Khí thải công
nghiệp phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra về nồng độ bụi và các
tạp chất khác, nếu đạt yêu cầu quy định mới được phép thải vào không khí.
3. Đặt máy lạnh (Máy
điều hòa nhiệt độ):
Nếu đặt ở mặt chính (Mặt
tiền), sát chỉ giới đường đỏ thì phải ở độ cao trên 2,70 mét, không được xả
nước ngưng tụ trực tiếp trên mặt vỉa hè, đường phố.
4. Chống chói và lóa
mắt:
Mặt tiền công trình,
biển quảng cáo không được lắp dựng, sử dụng các loại vật liệu có độ phản quang
lớn hơn 70%.
Điều
8.
Mỹ quan đô thị
1. Kiến trúc chắp vá
và vật liệu tạm:
a) Không được xây
dựng các công trình kiến trúc bằng vật liệu thô sơ (Tranh, tre, nứa, lá…) trong
khu đô thị, trừ trường hợp có yêu cầu đặc biệt về kiến trúc và được phép của cơ
quan quản lý xây dựng địa phương (Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây
dựng).
b) Không được xây
thêm các kiến trúc chắp vá, bám vào kiến trúc chính, tường rào; làm kiến trúc
tạm trên sân thượng, ban công.
2. Trang trí mặt
ngoài công trình:
a) Mặt ngoài công
trình (Mặt tiền, mặt bên) không được sơn quét các màu đen, màu tối sậm (Các màu
cơ bản quá đậm) và các chi tiết, hình vẽ phản mỹ thuật.
b) Nghiêm cấm việc
vẽ, kẻ các thông tin tuyên truyền, quảng cáo lên các mảng tường khu vực công
cộng, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép
xây dựng, cấp phép quảng cáo.
3. Sân phơi quần áo:
Dọc các đường phố
chính, ở mặt tiền các ngôi nhà không được bố trí sân phơi quần áo.
4. Sân vườn và hàng
rào:
a) Sân vườn: Khoảng
lùi để tạo sân vườn trước nhà (Giáp với chỉ giới đường đỏ) không được nhỏ hơn
3,0 mét.
b) Hàng rào: Hàng rào
phải có hình thức kiến trúc thoáng nhẹ, mỹ quan, thống nhất theo quy định của
từng khu vực và tuân thủ các yêu cầu sau:
- Chiều cao tối đa
của tường rào là 2,60 mét tính từ mặt vỉa hè hoàn chỉnh (Đối với khu vực có quy
hoạch xây dựng vỉa hè) hoặc tính từ mặt sân vườn (Đối với khu vực không có quy
hoạch xây dựng vỉa hè);
- Phần tường rào
trông ra đường phố và hẻm từ độ cao 0,60 mét trở lên phải thiết kế thông
thoáng, phần thông thoáng này tối thiểu chiếm 60% mặt phẳng đứng của tường rào.
5. Vạt góc các giao
lộ:
a) Khu vực nội ô
thành phố Bạc Liêu:
Đối với khu vực nội ô
thành phố Bạc Liêu, góc vát giữa các tuyến đường giao nhau là 2,0 mét. Riêng
khu vực trung tâm thành phố Bạc Liêu (Giới hạn từ đường Hai Bà Trưng đến đường
Điện Biên Phủ và đường Mai Thanh Thế đến đường Ninh Bình) giữ nguyên hiện
trạng, không thực hiện vạt góc.
b) Đối với các khu
vực còn lại, để đảm bảo tầm nhìn an toàn khi lưu thông trên đường phố, tại các ngả
đường giao nhau, các công trình phải được cắt vạt theo quy chuẩn xây dựng Việt
Nam năm 2008.
Điều
9.
Quan hệ các công trình bên cạnh
1. Công trình không
được vượt ranh giới sử dụng đất:
a) Không bộ phận nào
của công trình kể cả thiết bị, đường ống, phần ngầm dưới đất (Móng, đường ống)
được vượt quá ranh đất sử dụng (Trừ trường hợp có sự thỏa thuận bằng văn bản
của người có quyền sử dụng đất liền kề).
b) Không được xả nước
mưa, nước thải các loại (Kể cả nước ngưng tụ của máy lạnh), khí, bụi, khí thải
sang nhà bên cạnh.
2. Cửa sổ, cửa thông
hơi, ban công:
a) Từ tầng 02 (Lầu 1)
trở lên, trên các bức tường cách ranh giới đất với công trình bên cạnh dưới 2,0
mét không được mở cửa đi, cửa sổ, lỗ thông hơi. Chỉ được mở cửa đi, cửa sổ, lỗ
thông hơi trên các bức tường cách ranh giới đất với nhà bên cạnh ít nhất 2,0
mét. Khi mở cửa phải có biện pháp tránh tia nhìn trực tiếp vào nội thất nhà bên
cạnh (Chắn tầm nhìn hoặc bố trí so le cửa sổ giữa hai nhà).
b) Mép ngoài cùng của
ban công nhìn sang nhà bên cạnh phải cách ranh giới đất giữa hai nhà ít nhất là
2,0 mét.
c) Trường hợp được
người có quyền sử dụng lô đất liền kề chấp thuận thì trên bức tường xây cách
ranh giới đất dưới 2,0 mét có thể mở các lỗ cửa nhưng phải có các biện pháp
ngăn ngừa cháy lan giữa hai nhà khi có hỏa hoạn. Các lỗ cửa này phải là cửa cố
định (Chớp lật hoặc lắp kính chết) có mép dưới cao hơn mặt sàn ít nhất 2,0 mét.
Khi thỏa thuận bị hủy bỏ, việc bít lại các lỗ cửa này là đương nhiên, không
phải xét xử.
d) Đối với các bức
tường giáp với khu đất công cộng (Công viên, bãi đỗ xe) cơ quan quản lý xây
dựng có thể cho phép mở một số cửa sổ cố định hoặc lắp đặt các chi tiết trang
trí kiến trúc.
Mục 2. CÔNG TRÌNH HẠ
TẦNG KỸ THUẬT
Điều
10.
Quy định về khoảng cách tối thiểu giữa các công trình
ngầm
Việc thiết kế và xây
dựng phải đảm bảo khoảng cách tối thiểu giữa các đường ống kỹ thuật trong mạng
lưới ngầm đã được quy định trong Quy chuẩn quy hoạch xây dựng Việt Nam. Cụ thể
như sau:
Đơn vị: Mét
Loại đường ống
|
Cấp nước
|
Thoát nước
|
Cống thoát nước
|
Cáp điện
|
Cáp thông tin
|
Cột điện, điện
thoại
|
Bó vỉa hè phố
|
Móng cầu vượt, hào
tuynen
|
Khoảng cách theo
chiều ngang
|
Ống cấp nước
|
0, 50
|
1,0
|
0,50
|
0,50
|
0,50
|
1,50
|
2,0
|
5,0
|
Cống TN thải
|
1, 0
|
0,40
|
0,40
|
0,50
|
0,50
|
3,0
|
1,50
|
3,0
|
Cống TN mưa
|
0, 50
|
0,40
|
0,40
|
0,50
|
0,50
|
0,50
|
1,50
|
0,60
|
Cáp điện
|
0, 50
|
0,50
|
0,50
|
0,10
|
0,50
|
0,50
|
1,50
|
0,60
|
Cáp thông tin
|
0, 50
|
0,50
|
0,50
|
0,50
|
-
|
1,50
|
1,50
|
2,0
|
Tuynel, hào kỹ
thuật
|
1, 50
|
1,0
|
1,0
|
2,0
|
1,0
|
|
|
|
Khoảng cách theo
chiều đứng
|
Ống cấp nước
|
-
|
1, 0
|
0,50
|
0,50
|
0,50
|
|
|
|
Cống TN thải
|
1, 0
|
-
|
0,40
|
0,50
|
0,50
|
|
|
|
Cống TN mưa
|
0,50
|
0,40
|
-
|
0,50
|
0,50
|
|
|
|
Cáp điện
|
0,50
|
0,50
|
0,50
|
0,10
|
0,50
|
|
|
|
Cáp thông tin
|
0,50
|
0,50
|
0,50
|
0,50
|
-
|
|
|
|
Điều
11.
Quy định về hành lang bảo vệ lưới điện cao áp
1. Phạm vi hành lang
bảo vệ trạm điện hay đường dây (Ký hiệu là b) được tính từ phần mang điện hay
dây ngoài cùng (Khi không có gió) về mỗi phía được xác định như sau:
a) Trạm điện không
tường rào, trạm điện trên cột, đường dây trên không với điện áp từ 01 đến 22
kV: b = 1,0 mét với dây bọc, b = 2,0 mét đối với dây trần;
b) Trạm điện không
tường rào, trạm điện trên cột, đường dây trên không với điện áp 22 kV: b = 2,0
mét; 35 kV: b = 3,0 mét;
c) Trạm điện không
tường rào, trạm điện trên cột, đường dây trên không với điện áp 66 kV và 110
kV: b = 4,0 mét;
d) Trạm điện không
tường rào, trạm điện trên cột, đường dây trên không với điện áp 220 kV: b = 6,0
mét.
2. Trường hợp nhà ở,
công trình xây dựng trong hành lang bảo vệ đường dây dẫn điện trên không và
phải được sự thỏa thuận của cơ quan quản lý điện và điều kiện để nhà ở, công
trình được tồn tại trong hành lang bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp đến
220 kV là:
a) Mái lợp và tường
bao phải làm bằng vật liệu không cháy;
b) Mái lợp, khung nhà
và tường bao bằng kim loại phải nối đất theo quy định về kỹ thuật nối đất.
c) Không gây cản trở
đường ra vào để kiểm tra, bảo dưỡng, thay thế các bộ phận công trình lưới điện
cao áp;
d) Khoảng cách từ bất
kỳ bộ phận nào của nhà ở, công trình đến dây dẫn gần nhất khi dây ở trạng thái
tĩnh không được nhỏ hơn khoảng cách quy định sau:
- 3,0 mét đối với
điện áp đến 35 kV;
- 4,0 mét đối với
điện áp 66 kV - 110 kV;
- 6,0 mét đối với
điện áp đến 220 kV.
3. Trường hợp bố trí
cây xanh trong hành lang bảo vệ an toàn của đường dây dẫn điện trên không,
khoảng cách được quy định như sau:
a) Đối với đường dây
dẫn điện có điện áp đến 35 kV trong thành phố, thị trấn thì khoảng cách bất kỳ
của cây đến dây dẫn ở trạng thái tĩnh không nhỏ hơn khoảng cách quy định sau:
- 0,70 mét đối với
điện áp đến 35 kV dùng cho dây bọc;
- 1,50 mét đối với
điện áp đến 35 kV dùng cho dây trần.
b) Đối với đường dây
dẫn điện có điện áp từ 66 kV đến 500 kV trong thành phố, thị trấn thì cây không
được cao hơn dây dẫn thấp nhất, trừ trường hợp đặc biệt phải có biện pháp kỹ
thuật đảm bảo an toàn và được Ủy ban nhân dân tỉnh cho phép. Khoảng cách bất kỳ
của cây đến dây dẫn điện ở trạng thái tĩnh không nhỏ hơn khoảng cách quy định
sau:
- 2,0 mét đối với
điện áp 66 kV - 110 kV;
- 3,0 mét đối với
điện áp 220 kV;
- 4,50 mét đối với
điện áp 500 kV.
Điều
12.
Quy định về vỉa hè
1. Vỉa hè mỗi bên
đường phải có chiều rộng tối thiểu như quy định dưới đây (Trừ trường hợp có quy
định khác).
a) Đường phố chính:
6,0 mét.
b) Đường liên khu
vực: 4,50 mét.
c) Các loại đường
khác (Đường khu vực, phân khu vực, nhánh): 3,0 mét.
2. Cấu tạo của vỉa hè
và bó vỉa:
a) Bó vỉa: Phải có
chiều cao vừa phải đảm bảo xe gắn máy chạy lên dễ dàng và được thực hiện theo
mẫu thiết kế sau:
b) Bề mặt vỉa hè: Lót
bằng các loại gạch xi măng không trét ron. Hạn chế tối đa việc bêtông hóa vỉa
hè bằng vữa xi măng, bêtông.
Điều
13.
Quy định về thứ tự bố trí các tuyến kỹ thuật theo bề
ngang của vỉa hè
Tùy theo bề rộng của
vỉa hè và loại đường, các tuyến hạ tầng kỹ thuật được bố trí theo thứ tự tính
từ chỉ giới đường đỏ đến bó vỉa như sau:
1. Đường ống cấp
nước;
2. Cống thoát nước
thải;
3. Cống thoát nước
mưa;
4. Cáp điện;
5. Cáp thông tin liên
lạc;
6. Tuynel, hào kỹ
thuật (Nếu có);
7. Cây xanh;
8. Trụ điện.
Điều
14.
Quy định về hệ thống cấp nước, nhà máy và trạm cấp nước
1. Hệ thống cấp nước
đô thị ngoài yêu cầu theo chuyên ngành về chất lượng, áp lực, lưu lượng nước
cấp cho các nhu cầu trong đô thị còn phải đáp ứng yêu cầu về chữa cháy. Cụ thể
như sau: Trên mạng ống cấp nước đô thị, dọc theo các đường phố phải bố trí các
họng lấy nước chữa cháy (Trụ nổi hoặc họng ngầm dưới mặt đất), đảm bảo các
khoảng cách dưới đây:
a) Tại khu vực có mật
độ dân cư cao: 100 mét;
b) Tại các khu vực
còn lại: 150 mét;
c) Khoảng cách tối
thiểu giữa họng và tường các nhà: 5 mét;
d) Khoảng cách tối đa
giữa họng và bó vỉa (Nằm trên vỉa hè): 2,50 mét.
e) Họng nước chữa
cháy phải được bố trí ở nơi thuận tiện cho việc lấy nước chữa cháy: Ở ngã ba,
ngã tư đường.
2. Trong phạm vi 30
mét kể từ chân tường các công trình xử lý nước phải xây tường rào bảo vệ bao
quanh khu vực xử lý nước. Bên trong tường rào không được xây dựng nhà ở, công
trình vui chơi, sinh hoạt, vệ sinh, không được bón phân cho cây trồng và không
được chăn nuôi súc vật.
3. Trong phạm vi 25,0
mét xung quanh giếng khoan không được xây dựng; đào hố phân, rác, hố vôi, chăn
nuôi gia súc, đổ rác.
Điều
15.
Quy định về khoảng cách ly vệ sinh của bãi rác, nghĩa
trang
Khoảng cách ly tối
thiểu giữa bãi rác, nghĩa trang đô thị đến các công trình dân dụng, công nghiệp
là:
1. Bãi rác đô thị:
a) Chôn lấp rác (Có
hoặc không có xử lý cơ học): 2000 mét.
b) Nhà máy xử lý rác,
đốt rác: 1000 mét.
2. Nghĩa trang đô
thị: 2000 mét.
Điều
16.
Quy định về trạm xăng trong đô thị
Trạm xăng trong đô
thị phải đảm bảo các yêu cầu sau:
a) Không làm ảnh
hưởng tới an toàn giao thông:
- Phải cách lộ giới (Chỉ
giới đường đỏ) ít nhất 7 mét (Tính từ mép ngoài hình chiếu bằng của công trình
trạm xăng).
- Đối với các trạm
xăng nằm gần các giao lộ (Tính đến giao lộ với đường khu vực trở lên), khoảng
cách từ lối vào trạm xăng tới chỉ giới đường đỏ gần nhất của tuyến đường giao
cắt với tuyến đường qua mặt tiền của công trình trạm xăng cần đảm bảo ít nhất
là 50 mét.
- Cách ngoài phạm vi
bảo vệ dọc cầu và đường dẫn lên cầu tối thiểu 50 mét.
- Cách điểm có tầm
nhìn bị cản trở ít nhất 50 mét.
b) Đảm bảo an toàn về
phòng cháy, bảo vệ cảnh quan:
- Phải cách nơi tụ
họp đông người (Như trường học, chợ) ít nhất 100 mét.
- Cách các trạm xăng
khác ít nhất 300 mét.
- Cách các danh lam
thắng cảnh ít nhất 100 mét.
Điều
17.
Quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị
1. Sở Xây dựng là cơ
quan chuyên môn giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thống nhất quản lý hệ thống hạ tầng
kỹ thuật đô thị trên địa bàn tỉnh, cụ thể thực hiện:
a) Tổ chức lập và
trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị.
b) Cấp giấy phép cho
việc duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa, cải tạo đường và hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô
thị loại 3, loại 4.
c) Quản lý hệ thống
mốc giới, tim tuyến, cao độ xây dựng các đường thuộc nội thị đô thị loại 3,
loại 4.
2. Ủy ban nhân dân
các huyện, thành phố Bạc Liêu là cơ quan được giao quản lý các vấn đề còn lại
gồm:
a) Cấp giấy phép cho
việc duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa, cải tạo hệ thống đường nội thị (Trừ thành phố
Bạc Liêu).
b) Cấp giấy phép cho
việc duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa, cải tạo đường và hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô
thị loại 5.
c) Cấp giấy phép cho
việc duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa, cải tạo và nâng cấp đường hẻm trong đô thị.
d) Quản lý hệ thống
mốc giới, tim tuyến, cao độ xây dựng các đường thuộc nội thị đô thị loại 5.
3. Cơ quan nhà nước
có chức năng là cơ quan trực tiếp quản lý, duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa và cải
tạo hệ thống cấp thoát nước đô thị.
Điều
18.
Trình tự, thủ tục cấp phép xây dựng các công trình hạ
tầng kỹ thuật đô thị
Việc cấp phép xây
dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị được thực hiện theo quy định về thủ
tục cấp giấy phép xây dựng.
Chương III
XỬ
LÝ VI PHẠM
Điều
19.
Việc xử lý vi phạm hành chính và trách nhiệm bồi thường
thiệt hại được thực hiện theo quy định pháp luật hiện hành.
Chương IV
TỔ
CHỨC THỰC HIỆN
Điều
20.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Bạc Liêu,
Sở Xây dựng căn cứ chức năng nhiệm vụ, tiến hành rà soát các khu vực chưa có
quy hoạch chi tiết xây dựng hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng đã được phê duyệt
nhưng chưa lập quy định về quản lý quy hoạch, có kế hoạch triển khai lập quy
hoạch, bổ sung quy định về quản lý quy hoạch làm cơ sở thực hiện và kiểm tra,
giám sát việc thực hiện Quy định này.
Đối với các khu vực
có yêu cầu cao về kiến trúc như Trung tâm hành chính, các khu dân cư tập trung
mật độ cao thì tiến hành lập thiết kế đô thị để quản lý trong việc cải tạo, xây
dựng mới công trình. Các khu vực khác thì từng bước triển khai lập thiết kế đô
thị để việc xây dựng dần đi vào nề nếp, nâng cao cảnh quan kiến trúc đô thị.
Điều
21.
Trong quá trình thực hiện nếu có vấn đề phát sinh, vướng
mắc đề nghị phản ánh về Sở Xây dựng để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh
xem xét, điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp./.