ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
--------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số: 1495/QĐ-UBND
|
Hà Nội, ngày 18
tháng 03 năm 2014
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ
VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH HỆ THỐNG CÂY XANH, CÔNG VIÊN, VƯỜN HOA VÀ HỒ THÀNH PHỐ
HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày
26/11/2003;
Căn cứ Luật Quy hoạch Đô thị số 30/2009/QH12;
Căn cứ Luật Thủ đô số 25/2012/QH13 ngày
21/11/2012;
Căn cứ Nghị định số 64/2010/NĐ-CP ngày 11/6/2010
của Chính phủ về quản lý cây xanh đô thị;
Nghị định 37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính
phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị;
Nghị định số 64/2010/NĐ-CP ngày 11/6/2010 của
Chính phủ về quản lý cây xanh đô thị;
Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011 của Thủ
tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến
năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050;
Căn cứ Thông tư số 20/2005/TT-BXD ngày
20/12/2005 của Bộ Xây dựng hướng dẫn quản lý cây xanh đô thị; Thông tư số
20/2009/TT-BXD ngày 30/6/2009 về sửa đổi bổ sung Thông tư số 20/2005/TT-BXD
ngày 20/12/2005;
Căn cứ Thông tư số 10/2010/TT-BXD ngày 11/8/2010
của Bộ Xây dựng về quy định hồ sơ của từng loại quy hoạch đô thị;
Quyết định số 2475/QĐ-UBND ngày 04/6/2010 của
UBND Thành phố Hà Nội về việc phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch hệ thống cây
xanh, công viên, vườn hoa và hồ thành phố đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050;
Theo đề nghị của Sở Xây dựng tại Tờ trình số
718/TTr-SXD ngày 25/01/2014 về việc phê duyệt Quy hoạch hệ thống cây xanh, công
viên, vườn hoa và hồ thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch hệ thống cây xanh, công viên, vườn hoa
và hồ thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Viện Quy hoạch
Xây dựng Hà Nội lập với các nội dung chủ yếu sau đây:
1. Tên công trình:
Quy hoạch Hệ thống cây xanh, công viên, vườn hoa và
hồ thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
2. Phạm vi, quy mô nghiên cứu
quy hoạch:
- Phạm vi nghiên cứu: Theo ranh giới hành chính của
TP Hà Nội và phụ cận.
- Quy mô:
+ Diện tích khoảng 3.344 km2
+ Dân số khoảng 9,1 - 10,2 triệu người.
- Phạm vi lập quy hoạch: Khu vực phát triển đô thị
theo định hướng của QHCHN2030 (bao gồm đô thị trung tâm, các đô thị vệ tinh và
thị trấn sinh thái).
- Quy mô:
+ Diện tích khoảng: 947 km2
+ Dân số khoảng 6,2 - 7,5 triệu người.
3. Đối tượng lập quy hoạch:
- Hệ thống cây xanh sử dụng công cộng trong đô thị:
+ Cây xanh trong công viên, vườn hoa
+ Cây xanh đường phố.
- Hệ thống công viên, vườn hoa.
- Hệ thống mặt nước: Sông, hồ trong đô thị.
4. Mục tiêu của quy hoạch:
- Cụ thể hóa định hướng Quy hoạch cây xanh đô thị
trong QHCHN2030.
- Đến năm 2030, phấn đấu đưa Thủ đô Hà Nội trở
thành Thành phố xanh, sạch, cơ bản giải quyết các vấn đề ô nhiễm trong khu vực
nội thành cũ, cải thiện môi trường sinh hoạt của người dân Thủ đô. Duy trì và
phát triển hệ thống cây xanh hiện có trên cơ sở khai thác những lợi thế và tiềm
năng sẵn có.
- Đáp ứng các yêu cầu quản lý nhà nước về xây dựng,
quản lý và sử dụng hệ thống cây xanh, mặt nước trên địa bàn Thành phố.
- Làm cơ sở cho việc triển khai các dự án đầu tư
xây dựng mới và nâng cấp đầu tư chiều sâu cũng như duy trì hệ thống cây xanh, mặt
nước hiện hữu.
5. Quan điểm phát triển:
- Tuân thủ những định hướng của QHCHN2030 về tạo dựng
không gian xanh của vành đai xanh sông Nhuệ, nêm xanh sông Thiếp - đầm Vân Trì,
với tiêu chí cơ bản "Xanh - Văn minh - Văn hiến - Hiện đại", nhằm đạt
mục tiêu: 70% không gian xanh - 30% phát triển đô thị.
- Tối ưu hóa quỹ cây xanh, mặt nước tự nhiên.
- Tích hợp các giải pháp cảnh quan với các giải
pháp môi trường như gắn liền các mặt nước hiện có thành các công viên, mảng
xanh đô thị, kết hợp thoát nước mưa.
- Khu vực nội đô lịch sử: Bảo tồn, duy trì quỹ đất
hiện có, tăng chất lượng (đầu tư chiều sâu), không chuyển đổi (một phần hoặc
toàn bộ) quỹ đất thuộc không gian xanh sang mục đích khác.
- Khu vực nội đô mở rộng và các chuỗi đô thị: Mở rộng
diện tích, tăng chỉ tiêu bình quân đầu người (đầu tư diện rộng, giảm tải cho
khu vực nội đô lịch sử)
- Đa dạng hóa các loại hình công viên - cây xanh.
- Tạo ra một hệ thống tầng bậc các công viên đô thị:
công viên cấp vùng đô thị; Công viên cấp đô thị; Công viên cấp quận; cấp khu vực;
cấp đơn vị ở; vườn hoa nhóm ở; kết hợp công viên và hồ nước thành trung tâm các
đơn vị phát triển.
- Bảo tồn mặt nước hiện có: Thực hiện theo chỉ đạo
của UBND Thành phố về bảo tồn diện tích mặt nước và cải tạo môi trường các hồ ở
nội thành Hà Nội.
- Kết hợp các giải pháp quy hoạch với các giải pháp
tài chính, quản lý và xã hội.
6. Các chỉ tiêu đạt được:
Tổng hợp chỉ tiêu
Quy hoạch hệ thống cây xanh, công viên, vườn hoa và hồ thành phố Hà Nội
Khu vực
|
Diện tích
|
Dân số
|
Cây xanh đô thị
|
Cây xanh DVO
|
Diện tích
|
Tỷ lệ
|
Chỉ tiêu
|
Diện tích
|
Chỉ tiêu
|
(km2)
|
(tr.người)
|
(ha)
|
(%)
|
(m2/ng)
|
(ha)
|
(m2/ng)
|
Đô thị trung tâm nam sông Hồng
|
317
|
3,5
|
5367,08
|
16,9
|
15,3
|
763,43
|
2,2
|
Nội đô
|
137
|
1,8
|
710
|
5,2
|
3,9
|
180
|
1
|
Nội đô lịch sử
|
|
0,8
|
|
|
|
|
|
Nội đô mở rộng
|
|
1
|
|
|
|
|
|
Chuỗi đô thị Đông VĐ4
|
180
|
1,7
|
4657,08
|
25,9
|
27,4
|
583,43
|
3,4
|
Vành đai xanh
|
68
|
0,3
|
2405,98
|
|
|
155,73
|
5,2
|
Đô thị
|
112
|
1,1
|
2251,1
|
|
|
427,7
|
3,9
|
Chuỗi đô thị Bắc sông Hồng
|
235
|
2
|
5206
|
22,2
|
26
|
535,5
|
2,7
|
Nêm xanh
|
54
|
0,16
|
2340,31
|
|
|
70,47
|
4,4
|
Đô thị
|
181
|
1,84
|
2865,69
|
|
|
465,03
|
2,5
|
Đô thị vệ tinh
|
351
|
1,7
|
2550
|
7,3
|
15
|
600
|
3,5
|
Thị trấn sinh thái
|
44
|
0,28
|
420
|
9,5
|
15
|
100
|
3,6
|
Tổng cộng
|
947
|
7,48
|
13543,08
|
14,3
|
18,1
|
1998,93
|
2,7
|
- Tổng diện tích đất vườn ươm toàn thành phố khoảng
686ha; đạt chỉ tiêu 0,8m2/ng
- Mạng lưới cây xanh đường phố:
+ Được xác định theo quy hoạch giao thông
+ Trồng cây xanh trên các tuyến đường có vỉa hè rộng
từ 3m trở lên.
+ Quy mô sẽ được cụ thể hóa trong các dự án mở đường.
7. Quy hoạch hệ thống cây xanh
công cộng đô thị:
7.1. Tiêu chí lựa chọn loại cây:
- Cây thân gỗ, sống lâu năm, cây có độ tăng trưởng
trung bình, khi nhỏ sinh trưởng nhanh.
- Cây phải có sức sống cao chịu được các tác động bất
lợi của đô thị.
- Cây có tán đẹp và có hình khối rõ ràng, cây có
hoa và hương thơm.
- Cây ít sâu bệnh hại, không là ký chủ trung gian
cho các loại bệnh hại người hay gia súc, chịu cắt tỉa.
- Cây phải dẻo dai, ít bị gió bão đổ gẫy,
- Bộ rễ và cành không phá hoại các công trình kỹ
thuật hạ tầng như cấp nước, cấp điện, thoát nước thải và hệ thống kỹ thuật khác
- Hoa, quả, nhựa lá cây không gây ô nhiễm, độc hại
và cản trở giao thông.
- Có khả năng chống bụi, chống ồn.
7.2. Lựa chọn các loại cây đô thị:
STT
|
Đặc tính
|
Gợi ý loại cây
|
1
|
Cây ưa sáng, sinh trưởng và phát triển trong môi
trường nhiều ánh nắng
|
Sao đen, phi lao, sấu
|
2
|
Cây chịu bóng, ưa nhiệt độ nóng ẩm, nhiều mưa
|
Ban, Trò Chỉ
|
3
|
Cây có rễ cọc, ăn sâu vào đất, không phá hoại các
công trình HTKT ngầm
|
Sưa
|
4
|
Thân, cành dẻo dai ít gãy, đổ, chịu được gió bão
|
Sấu, long não, ban
|
5
|
Cây có sức sống cao, ít sâu bệnh
|
Muồng hoa đào, muồng hoa khế, lim xẹt
|
6
|
Cây có lá có khả năng hút khí thải, từ tính
|
Ngũ gia bì, đa
|
7
|
Cây có lá có khả năng hút bụi, cản tiếng ồn
|
Tếch, bàng
|
8
|
Cây tán dày có thể chắn sáng, hút khói, thích hợp
trồng ở dải phân cách
|
Trúc đào, nguyệt quế
|
9
|
Cây có khả năng xua đuổi, hạn chế sự phát triển của
các sinh vật có hại
|
Long não
|
10
|
Cây có hoa đẹp
|
Phượng, bằng lăng, muồng hoàng yến
|
- Với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng ở Hà Nội có khoảng
74 loài cây phù hợp. Trong đó có khoảng 35 loài cây bóng mát, 14 loài cây hoa,
6 loài cây trồng viền, 17 loài hoa và 4 loại cỏ khuyến nghị được trồng và vị
trí trồng phù hợp tại Hà Nội.
8. Quy hoạch hệ thống công viên,
vườn hoa, cây xanh và hồ:
8.1. Khu vực nội đô (đô thị lõi):
- Toàn khu vực đô thị lõi có 60 công viên, vườn hoa
đô thị (trong đó có 18 công viên, vườn hoa xây mới; cải tạo, nâng cấp 42 công
viên, vườn hoa hiện có).
Bao gồm 2 khu vực lớn:
a. Khu vực nội đô lịch sử: Giới hạn bởi đường
đê sông Hồng và đường vành đai 2; Bao gồm các quận Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa,
Hai Bà Trưng và một phần quận Tây Hồ.
- Nâng cấp, cải tạo các công viên hiện có.
- Triển khai các dự án đầu tư xây dựng, cải tạo công
viên cây xanh theo các quy hoạch quận, huyện và các dự án đã được phê duyệt,
phù hợp với QHCHN2030 (công viên Đống Đa, công viên Thống Nhất).
- Nâng cấp các công viên chuyên đề sẵn có như công
viên Bách Thảo, vườn thú Hà Nội.
- Cải tạo, chuyển đổi hình thức tổ chức không gian
một số công viên sang hình thức công viên mở, kết hợp với các hoạt động trên mặt
nước, tiếp cận đa hướng để tăng hiệu quả khai thác cũng như tạo cảnh quan đô thị.
- Dành quỹ đất phù hợp sau khi di dời cơ sở công
nghiệp, bệnh viện, trường đại học...cho không gian xanh (ưu tiên chức năng cây
xanh cho các quận Thanh Xuân, Đống Đa).
- Đẩy mạnh các dự án cải tạo chung cư cũ nhằm giải
quyết vấn đề về nhà ở, cải thiện điều kiện sống cho người dân đô thị, đồng thời
có thêm quỹ đất cho cây xanh. Cây xanh trong các dự án cải tạo chung cư cũ đảm
bảo các chỉ tiêu về cây xanh cấp đơn vị ở (chỉ tiêu khoảng 1m2/người;
chiếm khoảng 8-10% quỹ đất khu cải tạo).
b. Khu vực nội đô mở rộng: Nằm về phía Tây
khu vực nội đô lịch sử, giới hạn bởi đường vành đai 2, đường đê sông Hồng, sông
Nhuệ và đường vành đai 3; Bao gồm các quận Cầu Giấy, Thanh Xuân, Hoàng Mai, một
phần quận Tây Hồ, Hà Đông, huyện Thanh Trì và huyện Từ Liêm.
- Xây mới kết hợp nâng cấp các công viên hiện có.
Hình thành 3 điểm trọng tâm:
- Hồ Tây và phụ cận: Khai thác cảnh quan tự
nhiên sẵn có (mặt nước Hồ Tây, hồ Trúc Bạch, bán đảo Quảng An), các di sản truyền
thống (phủ Tây Hồ, chùa Phổ Linh, chùa Hoàng Ân...), phát triển hình thức chủ yếu
là công viên văn hóa, nghỉ ngơi, yên tĩnh, các hoạt động thể thao nhẹ trên mặt
nước và gắn với du lịch
- Mỹ Đình: Hạt nhân là khu Liên hợp thể thao
Quốc gia, xây dựng mạng lưới công viên, vườn hoa, hồ nước theo hướng công viên
văn hóa nghỉ ngơi, kết hợp rèn luyện thể thao quần chúng, chăm sóc sức khỏe cộng
đồng. Xây mới các công viên phía Nam nghĩa trang Mai Dịch; công viên trong khu
Liên hợp thể thao Quốc gia, công viên CV1...
- Yên Sở: Tận dụng thế mạnh từ diện tích mặt
nước lớn của hồ Yên Sở (khoảng 150ha), quỹ đất phát triển dồi dào, trên cơ sở
các dự án đang triển khai, định hướng; phát triển các hình thức công viên văn
hóa tổng hợp kết hợp vui chơi giải trí.
- Ngoài ra các khu vực khác đa dạng hóa bằng các
hình thức công viên, vườn hoa văn hóa tổng hợp, giao lưu cộng đồng, công viên
chuyên đề.
c. Các giải pháp cụ thể:
* Hệ thống công viên, vườn hoa:
- Khai thác quỹ đất từ việc chuyển đổi mục đích sử
dụng khi di dời các cơ sở công nghiệp ra khỏi nội thành; ưu tiên các công trình
công cộng, công trình hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật, bãi đỗ xe, cây xanh, công
viên, vườn hoa và các dự án phát triển đô thị khác. Trong đó các quận có chỉ
tiêu cây xanh thấp, như Thanh Xuân, Đống Đa, được ưu tiên chức năng cây xanh
khi chuyển đổi sử dụng đất.
- Khai thác từ các dự án cải tạo các chung cư cũ; đạt
chỉ tiêu cây xanh đơn vị ở theo quy hoạch khoảng 1m2/người (tuân thủ
QCXDVN); tương đương 8-10% tổng diện tích đất; tổng diện tích đất các khu chung
cư cũ khoảng 415 ha (với 32 khu chung cư 4-6 tầng và 7 khu chung cư <4 tầng),
dự báo quỹ đất cây xanh đơn vị ở khoảng 40ha.
- Phần còn lại sẽ được cân đối chỉ tiêu cây xanh đô
thị tại các khu vực đô thị mở rộng theo quy hoạch.
* Mạng lưới cây xanh đường phố:
- Đảm bảo nguyên tắc "có đường là có cây
xanh".
- Bảo tồn, chăm sóc các tuyến cây xanh đường phố lâu
năm sẵn có, tạo dấu ấn đặc trưng cho từng tuyến phố (Nguyễn Du, Lò Đúc, Phan
Đình Phùng...)
- Trồng cây trên các tuyến đường mới mở, phủ xanh
các tuyến đường trên cao, đường sắt đô thị bằng cây leo.
- Kết hợp yếu tố thiết kế đô thị với thiết kế cảnh
quan trên các tuyến đường, giải phân cách có mặt cắt ngang lớn.
- Có kế hoạch thay thế các loại cây không phù hợp.
* Mạng lưới sông, hồ:
- Cải tạo, khơi thông dòng chảy và làm sạch nước tại
các sông, hồ trong đô thị.
- Triển khai những dự án, đồ án có liên quan đến việc
khai thác mặt nước sông, hồ Hà Nội.
- Bảo tồn mặt nước: Kè và làm đường xung quanh hồ;
áp dụng các giải pháp kỹ thuật để tạo dáng vẻ tự nhiên cho đường kè, hạn chế ảnh
hưởng đến khả năng tự thấm hút của bờ sông, bờ hồ.
- Tổ chức cây xanh, gắn với mặt nước theo hướng
không gian mở, tiếp cận đa hướng, phục vụ cho các hoạt động, nghỉ ngơi, thư
giãn của người dân đô thị.
8.2. Đô thị lõi mở rộng (bao gồm: Chuỗi đô thị phía
Bắc sông Hồng và chuỗi đô thị phía Đông đường vành đai 4):
a. Khu vực chuỗi đô thị phía Bắc sông Hồng: Có
quy mô khoảng 235km2 và khu vực chuỗi đô thị phía Đông đường vành
đai 4 có quy mô khoảng 180km2, trong mỗi chuỗi đô thị bao gồm 2 khu
vực chức năng cây xanh riêng biệt:
* Hê thống vành đai xanh, nêm xanh: Bao gồm
Vành đai xanh sông Nhuệ với tổng diện tích tự nhiên khoảng 6800ha và Nêm xanh
sông Thiếp - đầm Vân Trì với tổng diện tích khoảng 5400ha
* Cây xanh trong các khu đô thị phát triển mới:
Bao gồm các đô thị thuộc chuỗi phía Bắc sông Hồng và chuỗi đô thị phía Đông đường
vành đai 4.
- Tập trung phát triển mạnh các công viên có quy mô
lớn cấp đô thị và cấp vùng tại các vành đai xanh, nêm xanh.
- Khai thác cảnh quan tự nhiên của các tuyến sông với
các hoạt động gắn với du lịch và các hoạt động dã ngoại.
b. Giải pháp cho Chuỗi đô thị phía Bắc sông Hồng
và Nêm xanh sông Thiếp - đầm Vân Trì:
* Hệ thống công viên, vườn hoa:
Bao gồm các hình thức:
- Công viên văn hóa, nghỉ ngơi, chăm sóc sức khỏe,
nghỉ dưỡng và nghiên cứu khoa học.
- Công viên thể dục thể thao, hỗ trợ cho các đô thị
lân cận, gắn với mặt nước.
- Công viên vui chơi giải trí, quảng trường công cộng,
giao lưu cộng đồng.
- Cây xanh, công viên sinh thái, công viên chuyên đề
gắn với đào tạo, khoa học công nghệ...
Hình thành 7 khu vực đặc thù:
- Quang Minh - Chi Đông: Thuộc địa phận
thị trấn Quang Minh và thị trấn Chi Đông (huyện Mê Linh), nằm giáp phía Nam
sông Cà Lồ, bao xung quanh khu công nghiệp Quang Minh, chức năng chính của khu
vực này là các công viên sinh thái nông nghiệp, duy trì nghề trồng hoa, cây cảnh,
khuyến khích người dân gìn giữ vườn cây ăn quả gia đình.
- Văn Khê - Mê Linh: Tiếp giáp với đê
tả ngạn sông Hồng và tuyến đường vành đai 4, được xác định chức năng chính là
công viên thể dục thể thao (phù hợp với QHCHN2030) bố trí một Tổ hợp TDTT đa
năng, quy mô khoảng 120ha, bao gồm các hạng mục sân vận động trung tâm, khu thi
đấu trong nhà, khu thi đấu ngoài trời, trung tâm văn hóa đa năng và các hoạt động
thể thao quần chúng...có thể sẵn sàng là điểm thi đấu phục vụ Asiad. Các khu vực
lân cận, do có địa hình trũng thấp, nên chủ yếu khai thác hình thức công viên
sinh thái, hồ nước, khu dự trữ sinh quyển, tạo môi trường tự nhiên cho các loài
chim cư trú.
- Vân Trì - Sơn Du: Nằm ở trung tâm
khu đô thị Mê Linh - Đông Anh, là nêm xanh kết nối sông Hồng với sông Cà Lồ,
trên cơ sở khai thác yếu tố cảnh quan tự nhiên của đầm Vân Trì - sông Thiếp và
đầm Sơn Du - sông Cà Lồ. Chức năng chủ yếu là công viên sinh thái dã ngoại, kết
hợp với du lịch.
- Cổ Loa - Việt Hùng: Là khu vực gắn
với quần thể di tích Quốc gia thành Cổ Loa, các hình thức công viên chủ yếu là
công viên văn hóa, sinh thái, dã ngoại và vui chơi giải trí.
+ Bao bọc xung quanh khu di tích Cổ Loa là loại
hình cây xanh sinh thái nông nghiệp, khu vườn ươm.
+ Ở vòng ngoài, phía Tây và Tây Nam khu di tích Cổ
Loa, thuộc xã Vĩnh Ngọc, Cổ Loa, Đông Hội, Mai Lâm (huyện Đông Anh), hình thức
công viên cây xanh là các công viên văn hóa có kết hợp các hoạt động giải trí
có tính giáo dục gắn với truyền thuyết về thành Cổ Loa, nền văn hóa lúa nước của
đồng bằng Bắc bộ, các không gian lễ hội, vườn tượng, quảng trường danh nhân...
(công viên văn hóa Kim Quy có quy mô khoảng 50ha, công viên văn hóa Nam Cổ Loa
quy mô khoảng 120ha).
+ Phía Đông, giáp với tỉnh Bắc Ninh, thuộc địa bàn
xã Việt Hùng (huyện Đông Anh) có tuyến đường vành đai 3 đi qua, bố trí một công
viên vui chơi giải trí cảm giác mạnh (mô hình Disneyland) quy mô khoảng 95ha
(trong đó có 77ha mặt nước), trong tổng thể công viên sinh thái khoảng 220ha,
phục vụ các hoạt động cắm trại, dã ngoại, kết hợp với vùng trồng hoa gắn với du
lịch.
- Xuân Canh - Đông Hội: Theo định hướng
của QHCHN2030 là Trung tâm thể thao Asiad, các hình thức công viên, cây xanh
trong khu vực này chủ yếu mang tính chất phục vụ hoạt động văn hóa thể thao
chuyên nghiệp và quần chúng, gắn với trục không gian Cổ Loa - Hồ Tây, kết nối với
trúc cảnh quan sông Hồng, tạo thành hệ thống cây xanh, mặt nước liên hoàn và
khép kín.
- Yên Thường - Ninh Hiệp: Nằm trên địa
bàn huyện Gia Lâm, chạy dọc theo tuyến đường vành đai 3, là khoảng đệm giữa khu
vực phát triển đô thị của Hà Nội với vùng nông nghiệp thuộc tỉnh Bắc Ninh, hình
thức cây xanh chủ đạo trong khu vực này là các vườn ươm, khu vực cây xanh phục
vụ nghiên cứu, đào tạo...xen kẽ một vài công viên tổng hợp đa chức năng phục vụ
cho khu vực.
- Trâu Quỳ - Đa Tốn: Thuộc huyện Gia
Lâm, tiếp giáp với tỉnh Hưng Yên, chức năng chính là công viên sinh thái kết hợp
nghiên cứu khoa học, nghiên cứu bảo tồn, phát triển quỹ gen, ứng dụng công nghệ
sinh học...
- Các khu vực phát triển đô thị còn lại thuộc chuỗi
đô thị phía Bắc sông Hồng: Tập trung phát triển công viên, vườn hoa theo tầng bậc,
từ công viên văn hóa tổng hợp cấp đô thị gắn với quảng trường, giao lưu cộng đồng
đến các vườn hoa khu ở, đơn vị ở.
- Tổng diện tích đất cây xanh đô thị (thuộc chuỗi
đô thị phía Bắc sông Hồng) khoảng: 5206 ha (trong đó có 1781,16ha diện tích mặt
nước), đạt chỉ tiêu: 17,1 m2/ng (chỉ tiêu sau khi tính quy đổi diện
tích mặt nước đạt khoảng 25,65m2/ng).
Trong đó:
+ Tổng diện tích đất cây xanh đô thị thuộc Nêm xanh
sông Thiếp - đầm Vân Trì khoảng 2340,31 ha.
+ Diện tích đất cây xanh trong các đô thị thuộc chuỗi
đô thị phía Bắc sông Hồng (các phân khu đô thị từ N1 đến N11) khoảng 2865,69 ha
(trong đó 889.37ha mặt nước).
+ Cây xanh đơn vị ở: khoảng 465,03ha; đạt chỉ tiêu
2,3 m2/ng
+ Tổng diện tích đất cây xanh vườn ươm khoảng 341
ha; đạt chỉ tiêu 1,7m2/ng.
* Mạng lưới cây xanh đường phố:
- Xác định một số trục, tuyến cây xanh điển hình
trong khu vực để trồng các loại cây thống nhất mang tính đặc trưng tiêu biểu, tạo
ấn tượng đối với du khách và chính bản thân cư dân trong khu vực. Các tuyến cụ
thể bao gồm:
+ Đối với các tuyến đường có mặt cắt ngang lớn
(>50m) có từ 1 đến 3 dải phân cách, điển hình như tuyến đường Nhật Tân - Nội
Bài, tuyến đường 5 kéo dài, đường trục Mê Linh (đi qua trung tâm huyện Mê Linh
có mặt cắt ngang 100m), đường Bắc Thăng Long - Nội Bài, đường vành đai 3, vành
đai 4, trồng các loại cây có tán rộng khoảng từ 15-20m để tăng độ che phủ (loại
cây trồng phải là loại cây phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, tuân thủ
các quy định đối với cây xanh sử dụng trong đô thị như đa búp đỏ, muồng, mỡ...),
khuyến khích trồng trên cả các dải phân cách có đủ chiều rộng.
+ Các tuyến đường có đường sắt đô thị trên cao đi
qua, cầu vượt đường bộ, cầu cho người đi bộ qua đường, chú trọng trồng các loại
cây leo tại các cột trụ, nhưng phải đảm bảo an toàn.
+ Riêng tuyến đường trục Mê Linh (có mặt cắt ngang
khoảng 100m) trên các dải phân cách của đường (có chiều rộng từ 7-9m) bố trí
các chậu cây hoa di động theo các chủ đề, màu sắc nhất quán, để tạo ấn tượng
cho tuyến đường đi qua khu vực trồng hoa truyền thống.
- Đối với các khu vực dân cư làng xóm hiện có, căn
cứ trên cơ sở quỹ đất, khả năng mở đường để tạo các tuyến xanh kết nối các công
viên trong Nêm xanh, do mặt cắt ngang của các tuyến đường trong làng nhỏ nên có
thể sử dụng giải pháp bố trí cây leo trên các dàn hoa, dàn cây, trên các trụ
đèn, cột trang trí... Khuyến khích người dân bảo tồn các vườn cây gia đình lâu
năm, hạn chế chia nhỏ đất ở, giảm mật độ xây dựng và mật độ cư trú. Khuyến
khích người dân phát triển hình thức "vườn thẳng đứng" là các chậu
cây nhỏ bám trên các bức tường, tạo nên những hành lang xanh trong các ngõ xóm.
* Mạng lưới sông hồ:
- Các giải pháp cụ thể đối với hệ thống sông, hồ
trong khu vực Nêm xanh:
+ Mở rộng mặt cắt của tuyến sông Thiếp, tổ chức các
tuyến đường hai bên sông với mục đích quản lý, đảm bảo dòng chảy liên tục,
tránh tình trạng lấn chiếm lòng sông, khai thác mặt nước tùy tiện như hiện nay.
+ Đào thêm hồ vừa tạo cảnh quan (gắn với công viên
cây xanh), vừa tham gia điều hòa thoát nước, hỗ trợ cho các khu đô thị xung
quanh.
+ Khai thác quỹ đất 2 bên các sông, xung quanh hồ bằng
việc tổ chức các không gian mở, vườn hoa, vườn dạo, trồng cây xanh tạo cảnh quan
cho khu vực. Hạn chế tối đa giải pháp kè cứng các dòng chảy, mặt nước, giữ dáng
vẻ tự nhiên cho không gian mặt nước và không gian cây xanh, để tạo sự hòa nhập
với thiên nhiên, mang lại môi trường sống có chất lượng cho cư dân đô thị.
+ Khai thác không gian mặt nước lớn cho các hoạt động
thể thao, du lịch trên mặt nước, kết hợp với quảng trường, nơi giao lưu cộng đồng.
- Tổng diện tích mặt nước trong Nêm xanh sông Thiếp
- đầm Vân Trì khoảng 891,79ha (đạt tỷ lệ khoảng 16% diện tích đất đô thị của
Chuỗi đô thị Bắc sông Hồng).
- Tổng diện tích mặt nước thuộc các đô thị trong
Chuỗi đô thị phía Bắc sông Hồng khoảng 889,37 ha (đạt tỷ lệ khoảng 5%)
- Tỷ lệ mặt nước trên toàn Chuỗi đô thị phía Bắc
sông Hồng đạt khoảng 7,5%
c. Giải pháp cho Chuỗi đô thị phía Đông đường
vành đai 4 và Vành đai xanh sông Nhuệ.
* Hệ thống công viên, vườn hoa:
- Bao gồm các chức năng chính:
+ Công viên đô thị (gắn với mặt nước)
+ Thể dục thể thao
+ Vui chơi giải trí
+ Đường dạo, quảng trường.
+ Cây xanh sinh thái và vùng nông nghiệp tập trung.
- Hình thành 5 khu vực đặc thù:
- Liên Mạc - Hồng Hà: Thuộc địa phận
huyện Từ Liêm và huyện Đan Phượng, khu vực này chạy dài dọc theo tuyến đê hữu
ngạn sông Hồng, tận dụng các quỹ đất ven khu vực làng xóm hiện hữu để phát triển
các khu vườn ươm cây và công viên rừng.
- Phú Diễn - Minh Khai: Thuộc địa bàn
xã Phú Diễn và xã Minh Khai (huyện Từ Liêm), gắn với khu Công nghệ cao sinh học,
mở rộng, phát triển các công viên bảo tàng thực vật, khu vực nghiên cứu của Viện
Công nghệ sinh học, các khu vực cây xanh theo vùng miền gắn với khu cây xanh
duy trì, lưu giữ các giống cây ăn quả đặc sản của địa phương (cam Canh, bưởi Diễn....).
- Hồ Tây - Ba Vì: Trung tâm là trục Hồ
Tây - Ba Vì với các hình thức công viên văn hóa lễ hội, quảng trường, tượng
đài, không gian mở. Công viên văn hóa lễ hội trong khu vực này kết nối với trục
Hồ Tây - Ba Vì (gồm nhiều công viên nhỏ sắp xếp theo từng chủ đề như sân khấu
múa rối nước, sân khấu biểu diễn ngoài trời, quảng trường trung tâm, tượng đài
và nhóm tượng đài, các không gian sinh hoạt văn hóa cộng đồng...).
- Tây Mỗ - Đại Mỗ: Thuộc xã Tây Mỗ và
Đại Mỗ (Từ Liêm) xây dựng một số khu công viên vui chơi giải trí, kết hợp thể dục
thể thao gắn với cảnh quan sông Nhuệ và sông Cầu Ngà.
- Đại Áng - Thanh Thủy: Phần lớn thuộc
địa bàn huyện Thanh Trì, là khu vực quy mô diện tích lớn, nền đất thấp, dễ ngập
nước, hình thức công viên, cây xanh phù hợp cho khu vực này là các công viên có
diện tích mặt nước, gắn với các hoạt động du lịch dã ngoại, khám phá, du lịch
sinh thái, cắm trại, bơi thuyền ... Bố trí một công viên sinh thái quy mô khoảng
330ha, công viên tổng hợp, thể dục thể thao kết hợp vui chơi giải trí quy mô
khoảng 250ha.
- Các khu vực phát triển đô thị còn lại thuộc chuỗi
đô thị phía Đông đường vành đai 4: Tập trung phát triển công viên, vườn hoa đa
chức năng theo hình thức không gian mở để phục vụ cho dân cư các khu vực lân cận
- Tổng diện tích đất cây xanh đô thị (thuộc chuỗi
đô thị phía Đông đường vành đai 4) khoảng 4657.08 ha (trong đó có 1386,7ha mặt
nước) đạt chỉ tiêu khoảng 18m2/ng (chỉ tiêu sau khi tính quy đổi diện
tích mặt nước đạt khoảng 26,16m2/ng).
Trong đó:
+ Diện tích đất cây xanh đô thị thuộc vành đai xanh
sông Nhuệ khoảng 2405,98ha (bao gồm cả 815 ha mặt nước).
Thống kê các thành phần đất cây xanh thuộc vành
đai xanh sông Nhuệ
STT
|
Loại đất
|
D. tích
|
Tỷ lệ
|
Ghi chú
|
1
|
Công viên trung tâm, vườn hoa, quảng trường,
không gian mở
|
198.64
|
6.8
|
Quảng trường, không gian mở, các trục kết nối
sông Hồng, sông Nhuệ.
|
3
|
Công viên văn hóa TDTT, đa chức năng
|
591.11
|
8,2
|
|
4
|
Công viên sinh thái
|
455.42
|
9,4
|
Cắm trại, dã ngoại, hoạt động trên mặt nước gắn với
du lịch
|
5
|
Công viên chuyên đề
|
353
|
2
|
Vườn thực vật (bảo tàng thực vật, nghiên cứu công
nghệ sinh học, cây xanh theo vùng miền...)
|
6
|
Công viên sinh thái nông nghiệp
|
565.37
|
1,6
|
Vườn đặc sản (Cam Canh, bưởi Diễn, hoa Tây Tựu),
khu nông nghiệp công nghệ cao.
|
7
|
Vườn ươm, cây xanh nghiên cứu
|
140,44
|
9,8
|
Khai thác hạn chế
|
+ Dự báo diện tích đất cây xanh trong các đô thị
thuộc chuỗi đô thị phía Đông vành đai 4 (thuộc các phân khu đô thị từ S1 đến
S5) khoảng 2251,1 ha (trong đó có 571,7 ha diện tích mặt nước)
+ Diện tích đất cây xanh đơn vị ở khoảng 427,7ha; đạt
chỉ tiêu 2,5m2/ng
+ Diện tích đất cây xanh vườn ươm khoảng 345 ha; đạt
chỉ tiêu 0,98m2/ng.
* Mạng lưới cây xanh đường phố:
- Xác định các tuyến xanh điển hình tại khu vực chuỗi
đô thị phía Đông vành đai 4 cụ thể như sau:
+ Trục Hồ Tây - Ba Vì có không gian chính các công
trình công cộng, thương mại, tài chính lớn, kết hợp với công viên, quảng trường
gắn với đi bộ. Cây xanh đường phố phải có tác dụng tương tác, bổ trợ cho hệ thống
cây xanh trong công viên và cây xanh trong các công trình. Đây cũng là khu vực
điểm nhấn chủ đạo của chuỗi đô thị phía Đông đường vành đai 4, khuyến nghị trồng
các loại cây có bóng mát, hoa đẹp, tốc độ sinh trưởng nhanh, chắc chắn, chịu được
gió mạnh, ít rụng lá trơ cành như Phượng, Vàng Anh, Bằng Lăng, Long Não, Lim Xẹt...
+ Trục Đại lộ Thăng Long, đường 3,5, đường vành đai
4 áp dụng các giải pháp đối với các tuyến đường có mặt cắt ngang >50m (như
Chuỗi đô thị phía Bắc sông Hồng).
+ Các trục hướng tâm chính khác đã tồn tại hệ thống
cây xanh đường phố như Quốc lộ 6, đường 32 tiếp tục duy trì cây xanh đường phố
theo chủng loại hiện có và bổ sung thêm cây tại các đoạn mới mở theo quy hoạch.
* Mạng lưới sông hồ:
- Cải tạo chất lượng môi trường và làm sống lại
hình ảnh sông Nhuệ; Hình thành khu vực sinh thái mang đến sự phát triển bền vững
cho đô thị; Tạo lập các tuyến xanh liên kết các điểm, diện và mảng xanh có khả
năng khai thác trong khu vực, liên kết xâu chuỗi các cụm dân cư hiện có, cải tạo,
chỉnh trang theo hướng sinh thái, kết hợp các di tích trong khu vực, tạo nên một
tuyến du lịch sinh thái, văn hóa kết nối văn hóa truyền thống Xứ Đoài, mang con
người đến với thiên nhiên.
- Tổ chức lại các tuyến sông, bố trí bến thuyền,
khôi phục giao thông đường thủy.
- Tổng diện tích mặt nước trong Vành đai xanh sông
Nhuệ khoảng 815ha (đạt tỷ lệ khoảng 12% diện tích đất đô thị phía Đông vành đai
4).
- Tổng diện tích mặt nước thuộc các đô thị trong
Chuỗi đô thị phía Đông đường vành đai 4 khoảng 571,7 ha (đạt tỷ lệ khoảng 5%)
- Tỷ lệ mặt nước trên toàn Chuỗi đô thị phía Đông
đường vành đai 4 đạt khoảng 7,6%
8.3. Trục cảnh quan sông Hồng:
- Phía Nam sông Hồng: tạo lập đô thị hiện hữu trên
cơ sở bảo tồn có bổ sung các không gian công viên cây xanh, hoạt động công cộng
văn hóa giải trí thân thiện với môi trường.
- Phía Bắc sông Hồng: Hình thành đô thị gắn với mặt
nước, hiện đại, phát triển bền vững mang tính đặc thù, biểu trưng cho thời đại.
Tạo lập hình ảnh Thủ đô hai bên sông gắn với các trung tâm văn hóa, thương mại,
tài chính, vui chơi giải trí, thể dục thể thao, công trình biểu tượng của Thủ
đô và các không gian lịch sử, bảo tồn, cảnh quan, du lịch như Hồ Tây, Cổ Loa,
Bát tràng...
8.4. Các đô thị vệ tinh, đô thị sinh thái và các thị
trấn, thị tứ:
- Tận dụng tối đa cảnh quan thiên nhiên sẵn có, hạn
chế can thiệp mạnh đến địa hình tự nhiên.
- Chỉ tiêu tính toán đất cây xanh đô thị: 15m2/ng
- Chỉ tiêu đất cây xanh đơn vị ở dự kiến gấp 1,5 lần
Quy chuẩn hiện hành (3m2/ng)
Dự báo quỹ đất
cây xanh, công viên đô thị khu vực các đô thị vệ tinh và thị trấn sinh thái
STT
|
Đô thị vệ tinh
|
Dân số
|
Tổng diện tích
|
Diện tích đất
cây xanh đô thị
|
Tỷ lệ
|
Chỉ tiêu
|
(103
ng)
|
(ha)
|
(ha)
|
(%)
|
(m2/ng)
|
1
|
Sóc Sơn
|
350
|
5500
|
525
|
9,5
|
15
|
2
|
Sơn Tây
|
200
|
4000
|
300
|
7,5
|
15
|
3
|
Hòa Lạc
|
700
|
18000
|
1050
|
5,8
|
15
|
4
|
Xuân Mai
|
300
|
4500
|
450
|
10,0
|
15
|
5
|
Phú Xuyên
|
150
|
3000
|
225
|
7,5
|
15
|
|
Tổng cộng
|
1720
|
35000
|
2550
|
7,3
|
15
|
9. Chương trình, dự án đầu tư xây
dựng và phân kỳ đầu tư:
a. Các chương trình, dự án:
- Đưa quy hoạch cây xanh đô thị trở thành một phần
của quy hoạch đô thị.
- Xã hội hóa việc xây dựng mới các công viên chuyên
đề hoặc lựa chọn, cải tạo công viên hiện có theo hướng công viên chuyên đề.
- Quản lý chặt chẽ quỹ đất thuộc vành đai xanh, nêm
xanh, triển khai các dự án thành phần thuộc vành đai xanh, nêm xanh phù hợp với
quy hoạch phân khu được duyệt.
- Lập kế hoạch thay thế các loại cây xanh không phù
hợp.
- Lập kế hoạch bảo vệ cây cổ thụ, cây di sản tại Hà
Nội.
b. Kinh phí đầu tư:
- Quy hoạch dự báo tổng kinh phí đầu tư cho quỹ đất
cây xanh đô thị trên toàn thành phố. Đối với cây xanh trong các đơn vị ở, kinh
phí đầu tư sẽ được xác định theo các dự án cụ thể.
Tổng hợp kinh phí
đầu tư xây dựng hệ thống cây xanh đô thị
Khu vực
|
Diện tích
(ha)
|
Thành tiền (tỷ đồng)
|
TP Trung tâm
|
10.344.21
|
211.004
|
Nội đô (phần dự kiến xây mới)
|
687,11
|
13.742
|
Chuỗi đô thị phía Bắc sông Hồng
|
5.206
|
104.120
|
Nêm xanh
|
2.340,31
|
46.806,2
|
Phân khu đô thị
|
2.865.69
|
57.313,8
|
Chuỗi đô thị phía đông đường vành đai 4
|
4.657,08
|
93.142
|
Vành đai xanh
|
2.405,98
|
48.120
|
Phân khu đô thị
|
2.251,1
|
45.022
|
Đô thị vệ tinh
|
2550
|
51.000
|
Thị trấn sinh thái
|
420
|
8.400
|
Tổng cộng
|
13.520,19
|
270.404
|
c. Phân kỳ đầu tư:
* Giai đoạn 1 - đến năm 2030: THÀNH PHỐ XANH
- SẠCH
- Cải tạo nâng cấp các công viên và hệ thống mặt nước
hiện có.
- Tổ chức không gian đi bộ.
- Trồng cây trên các tuyến đường mới, dây leo trên
trụ đèn, tường chắn, cầu vượt, bãi đỗ xe... chỉnh trang cây xanh đường phố hiện
có, chú trọng yếu tố thẩm mỹ; hoàn thành việc thay thế các loài cây không phù hợp
điều kiện phát triển trong đô thị
- Tăng cường thêm không gian mở gắn với mặt nước.
- Triển khai ngay quỹ đất vườn ươm theo các chương
trình chuyên ngành đảm bảo cung cấp nguồn cây trưởng thành cho các dự án phát
triển đô thị.
Tổng hợp kinh phí
đầu tư xây dựng đợt đầu
Khu vực
|
Nguồn vốn (tỷ đồng)
|
Ngân sách
|
Xã hội hóa
|
Tổng cộng
|
Nội đô (phần dự kiến xây mới)
|
5.278
|
8.463
|
13.741
|
Chuỗi đô thị phía Bắc sông Hồng
|
7.400
|
9.740
|
17.140
|
Chuỗi đô thị phía Đông đường vành đai 4
|
10.800
|
9.500
|
20.300
|
Tổng
|
23.478
|
27.703
|
51.181
|
Tỷ lệ
|
45,9
|
54,1
|
100
|
* Giai đoạn 2 - đến năm 2050:
- Hoàn chỉnh hệ thống vành đai xanh, nêm xanh sông
Nhuệ, sông Thiếp - đầm Vân Trì.
- Tăng cường mạng lưới cây xanh tại các đô thị vệ tinh,
thị trấn sinh thái, gắn với cảnh quan mặt nước sông Đáy, sông Tích, rừng tự
nhiên...
10. Dự kiến nguồn vốn thực hiện:
- Nguồn vốn ngân sách.
- Nguồn vốn từ các nhà đầu tư trong, ngoài nước
(BOT, BTO, BT, PPP).
11. Giải pháp chủ yếu:
11.1. Các chương trình hành động:
- Cải thiện dần tình trạng phân bố mảng xanh không
đồng đều bằng các chương trình chỉnh trang đô thị: cải tạo kênh, mương, mở rộng
đường giao thông, cải tạo khu dân cư cũ, di dời các cơ sở công nghiệp để ưu
tiên một phần quỹ đất cho công viên, cây xanh.
- Phát triển thêm diện tích mảng xanh công cộng
theo phương châm: có đường có cây, có đất có công viên vườn hoa.
- Tăng cường công tác chăm sóc, cải tạo hệ thống
cây xanh hiện hữu, đảm bảo yêu cầu mỹ quan và sự an toàn đối với sinh hoạt đô thị.
- Giải tỏa, di dời các công trình sử dụng sai mục
đích trong công viên, trả lại diện tích mảng xanh công cộng. Khuyến khích tạo
công viên không gian mở.
- Thực hiện chủ trương xã hội hóa trong hoạt động
phát triển công viên, cây xanh
- Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị chuyên
ngành, chuẩn bị quỹ đất vườn ươm cây xanh nhằm phục vụ nhu cầu tăng trưởng.
- Nâng cao ý thức cộng đồng bảo vệ hệ thống cây
xanh đô thị thông qua các hoạt động giáo dục, tuyên truyền vận động toàn xã hội.
- Chuẩn hóa phương pháp quản lý để có thể áp dụng
cho nhiều lĩnh vực.
11.2. Giải pháp về huy động vốn đầu tư:
- Ưu tiên bố trí vốn ngân sách hàng năm cho việc
quy hoạch, thiết kế, chỉnh trang và bảo dưỡng hệ thống cây xanh mặt nước.
- Ngoài nguồn vốn ngân sách cố định, cần xây dựng
cơ chế chuyên biệt để tạo dựng và đa dạng hóa các nguồn quỹ và nguồn lực đầu tư
phát triển.
11.3. Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực:
- Xây dựng bộ máy quản lý đồng bộ ở các cấp có đầy
đủ năng lực, kiến thức và kỹ năng quản lý hệ thống công viên cây xanh.
- Tổ chức đào tạo và huấn luyện nhân lực ở các cấp
quản lý từ cấp thành phố đến cơ sở nhằm nâng cao nhận thức, kiến thức và kỹ
năng để xây dựng và quản lý hạ tầng xanh.
- Học tập và tiếp thu kinh nghiệm quốc tế trong việc
xây dựng chính sách, chiến lược, hành động và quản lý hệ thống công viên cây
xanh.
- Có chính sách hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực tại
các địa phương.
- Đối với cộng đồng dân cư trong thành phố, cần xây
dựng ý thức bảo vệ môi trường để mỗi người đều có thể đóng góp tích cực vào
công cuộc xây dựng và quản lý hệ thống công viên cây xanh của nơi mình cư trú.
11.4. Giải pháp về khoa học công nghệ, môi trường:
- Bổ sung và áp dụng các công nghệ khoa học tiên tiến
hiện đại và phù hợp với điều kiện thực tế của Hà Nội.
- Áp dụng triệt để vào thiết kế và quy hoạch các đường
phố mới, dự án đô thị mới, dự án cải tạo.
- Cần xây dựng thành một chương trình hành động tổng
thể, liên ngành: giao thông, môi trường, hạ tầng, thiết kế đô thị và cảnh quan
11.5. Giải pháp quản lý nhà nước theo ngành và lãnh
thổ:
- Phân cấp một cách cụ thể quản lý hệ thống công
viên cây xanh mặt nước từ cấp vùng, thành phố, quận và phường.
- Mỗi cấp quản lý phải có bộ máy quản lý có đủ
trình độ kiến thức và kỹ năng quản lý.
- Tạo sự kết nối chặt chẽ giữa bộ máy quản lý theo ngành
và lãnh thổ.
11.6. Giải pháp về cơ chế, chính sách:
- Xây dựng chương trình tổng thể chính sách và hành
động đa ngành hướng đến mục tiêu cải thiện chất lượng môi trường và hướng đến một
nền kinh tế bền vững lâu dài.
- Xây dựng chính sách cụ thể để đa dạng hóa các nguồn
quỹ
- Xây dựng chính sách quản lý chặt chẽ đối với các
dự án phát triển xây dựng.
- Có sự minh bạch và mang tính giáo dục cao.
Điều 2. Tổ chức thực hiện quy
hoạch
1. Sở Xây dựng
- Phối hợp với các Sở, Ban, ngành, địa phương, tổ
chức công bố công khai Quy hoạch, tổ chức tuyên truyền vận động để các đơn vị,
cá nhân liên quan để mọi người biết, hiểu và thực hiện đúng quy hoạch.
- Chủ trì phối hợp với các Sở, ban, ngành, UBND các
quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố trong việc xây dựng và kế hoạch 5
năm và hàng năm; chương trình, đề án và tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả
các dự án đầu tư theo quy hoạch theo đúng quy hoạch
- Phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND các quận,
huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố tổ chức giám sát, kiểm tra việc quản lý, sử
dụng và đầu tư xây dựng hệ thống cây xanh, công viên, vườn hoa và hồ.
- Nghiên cứu, kiến nghị với UBND Thành phố ban hành
các cơ chế, quy chế phù hợp các quy định của Nhà nước để thực hiện quy hoạch.
- Tham mưu cho UBND Thành phố điều chỉnh quy hoạch
kịp thời khi không phù hợp.
2. Sở Quy hoạch - Kiến trúc
- Chủ trì, hướng dẫn lập, thẩm định các quy hoạch
chi tiết công viên, vườn hoa theo đồ án quy hoạch hệ thống cây xanh, công viên,
vườn hoa và hồ thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được phê
duyệt.
- Kiểm soát quỹ đất chuyển đổi từ việc di dời các
cơ sở công nghiệp, đào tạo, các dự án cải tạo, xây dựng lại khu ở cũ để đảm bảo
thực hiện đúng theo định hướng của quy hoạch này.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Xây dựng kế hoạch tài chính phù hợp với kế hoạch đầu
tư phát triển hệ thống cây xanh, công viên, vườn hoa và hồ cho từng giai đoạn;
xây dựng cơ chế, chính sách để huy động các nguồn vốn triển khai quy hoạch này.
Trong đó khuyến khích sử dụng tối đa các nguồn lực khác ngoài vốn ngân sách
tham gia đầu tư xây dựng công viên, cây xanh, vườn hoa và hồ nước trên địa bàn
thành phố.
4. Sở Tài nguyên và Môi trường
Chủ trì phối hợp với UBND các quận, huyện, thị xã lập
kế hoạch sử dụng đất cho các dự án xây dựng công viên, cây xanh hồ nước trên địa
bàn thành phố theo quy hoạch được phê duyệt.
5. Sở Tài chính
Xác định tỷ lệ ngân sách hàng năm đảm bảo thực hiện
quy hoạch; hoàn thiện cơ chế tài chính, khuyến khích các tổ chức, thành phần
kinh tế xã hội tham gia đầu tư.
6. UBND các quận, huyện, phường,
xã
- Căn cứ theo mục tiêu, định hướng, chỉ tiêu quy hoạch
đề ra, chỉ đạo đơn vị mình thực hiện tốt quy hoạch và thực hiện các kế hoạch
phát triển phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
- Tăng cường kiểm tra và giám sát việc thực hiện
quy hoạch công viên cây xanh và mặt nước tại địa bàn quản lý theo phân cấp.
7. Các sở, ban ngành của Thành
phố:
Các sở, ban, ngành của Thành phố căn cứ theo chức
năng nhiệm vụ được UBND Thành phố giao tổ chức triển khai thực hiện Quy hoạch hệ
thống cây xanh, công viên, vườn hoa và hồ thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm
nhìn đến năm 2050.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Chánh Văn phòng UBND Thành phố, Giám đốc các Sở: Quy
hoạch - Kiến trúc, Kế hoạch và Đầu tư, Giao thông Vận tải, Xây dựng, Tài nguyên
và Môi trường, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giáo dục và Đào
tạo, Y tế, Công thương; Chủ tịch UBND các quận, huyện; Giám đốc, Thủ trưởng các
Sở, Ngành, các tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết
định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- TT TU, TT HĐND TP;
- Đ/c Chủ tịch UBND TP;
- Các đ/c PCT UBND TP;
- Các Báo: KTĐT, HNM, ANTĐ, Đài PT&TH Hà Nội;
- VPUB: PCVP, các phòng CV, TH;
- Cổng giao tiếp điện tử HN;
- Lưu: VT, QHXDGT
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Văn Khôi
|