Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 1481/QĐ-UBND 2020 phê duyệt quy hoạch xây dựng vùng huyện Hoằng Hóa Thanh Hóa

Số hiệu: 1481/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Thanh Hóa Người ký: Nguyễn Đình Xứng
Ngày ban hành: 29/04/2020 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
T
NH THANH HÓA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1481/QĐ-UBND

Thanh Hóa, ngày 29 tháng 04 năm 2020

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH XÂY DỰNG VÙNG HUYỆN HOẰNG HÓA, TỈNH THANH HÓA ĐẾN NĂM 2040, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2070

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA

Căn cứ Luật Tchức Chính quyn địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch ngày 20 tháng 11 năm 2018;

Căn cứ Nghị định số 44/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ về quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng;

Căn cứ Nghị định số 72/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị và Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 6/5/2015 quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng;

Căn cứ Thông tư số 12/2016/TT-BXD ngày 29 tháng 6 năm 2016 của Bộ Xây dựng quy định về hồ sơ của nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng vùng quy hoạch đô thị và quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù và các quy định của pháp luật có liên quan;

Theo đề nghị của Sở Xây dựng tại Báo cáo thẩm định số 2202/SXD-QH ngày 17 tháng 4 năm 2020 về việc quy hoạch xây dựng vùng huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2070 (kèm theo Tờ trình số 37/TTr-UBND 31 tháng 3 năm 2020 của UBND huyện Hoằng Hóa).

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt quy hoạch xây dựng vùng huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2070, với nội dung chính sau:

1. Phạm vi và ranh giới lập quy hoạch

Toàn bộ địa giới hành chính huyện Hoằng Hóa, bao gồm 37 đơn vị hành chính (36 xã và 1 thị trấn), ranh giới nghiên cứu lập quy hoạch cụ thể như sau:

- Phía Bắc giáp huyện Hậu Lộc;

- Phía Nam giáp thành phố Thanh Hóa, thành phố Sầm Sơn;

- Phía Đông giáp biển Đông;

- Phía Tây giáp thành phố Thanh Hóa, huyện Thiệu Hoá.

Khu vực lập quy hoạch có diện tích khoảng 203,8 km2.

2. Quy mô dân số

Dân số toàn huyện hiện trạng năm 2018 là 230.627 người.

- Dự báo đến năm 2030, dân số toàn huyện khoảng 283.918 người, trong đó dân số đô thị khoảng 141.959 người, tỷ lệ đô thị hóa đạt 50%.

- Dự báo đến năm 2040, dân số toàn huyện khoảng 343.389 người, trong đó dân số đô thị khoảng 240.372 người, tỷ lệ đô thị hóa đạt 70%.

3. Quy mô đất đai

Hiện trạng diện tích tự nhiên vùng huyện Hoằng Hóa 20.380,50ha; hiện trạng đất xây dựng đô thị 695ha (thị trấn Bút Sơn và đô thị Hải Tiến). Dự kiến đến năm 2030 đất xây dựng đô thị khoảng 2000-2200ha, đến năm 2040 đất xây dựng đô thị khoảng: 2400-3000ha.

4. Tính chất, chức năng

- Là cửa ngõ quan trọng của vùng trung tâm đô thị thành phố Thanh Hóa - thành phố Sầm Sơn, đảm bảo chức năng hỗ trợ phát triển cho thành phố Thanh Hóa và thành phố Sầm Sơn;

- Là vùng phát triển về kinh tế biển, trong đó thế mạnh là phát triển dịch vụ thương mại, du lịch và thủy sản; phát triển nông nghiệp công nghệ cao.

5. Định hướng phát triển không gian vùng

5.1. Mô hình phát triển không gian vùng

Tranh thủ, tận dụng sự phát triển lan tỏa của 2 vùng phát triển năng động của tỉnh (thành phố Thanh Hóa - thành phố Sầm Sơn; thị xã Bỉm Sơn) để phát triển các đô thị ở khu vực cửa ngõ phía Bắc, Phía Nam, Phía Đông và khu vực trung tâm.

Hình thành các tuyến đường kết nối trung tâm xã trên cơ sở một số đoạn đã có và xây dựng mới một số đoạn để hoàn chỉnh kết nối giao thông toàn huyện.

Ưu tiên kết nối khu vực trung tâm và hướng về phía Đông để phát triển khu vực ven biển, kiểm soát phát triển theo các giai đoạn.

Hình thành tuyến hành lang cây xanh cách ly hai bên tuyến đường sắt cao tốc Bắc Nam (Tây Hoằng Hóa). Cây xanh cảnh quan, bảo tồn môi trường sinh thái khu vực ven sông Bút, sông Cung.

Hình thành 03 tiểu vùng:

- Tiểu vùng 1 (vùng Đồng): Vùng đồng gồm 13 xã (các xã: Hoằng Xuân, Hoằng Phượng, Hoằng Giang, Hoằng Hợp, Hoằng Quý, Hoằng Phú, Hoằng Quỳ, Hoằng Cát, Hoằng Xuyên, Hoằng Sơn, Hoằng Trinh, Hoằng Trung, Hoằng Kim), nằm phía Tây Bắc sông Lạch Trường, xây dựng vùng này trở thành vùng trọng điểm về sản xuất nông nghiệp của huyện (lúa, rau an toàn,...), phát triển tiểu thủ công nghiệp, làng nghề (da giày, may mặc,... ) nông nghiệp an toàn và công nghệ cao, thủy sản, chăn nuôi gia súc.

- Tiểu vùng 2 (vùng trung tâm): Gồm 15 xã (các xã: Hoằng Đạt, Hoằng Hà, Hoằng Đạo, Hoằng Thắng, Hoằng Đồng, Hoằng Đức, Hoằng Thịnh, Hoằng Lộc, Hoằng Thành, Hoằng Trạch, Hoằng Tân, Hoằng Châu, Hoằng Thái, Hoằng Thắng, Hoằng Lưu) và thị trấn Bút Sơn, nằm giữa sông Cung và sông Lạch Trường đây là vùng trung tâm của huyện, hội tụ đủ các yếu tố về điều kiện tự nhiên, giao thông, hạ tầng thuận tiện cho phát triển, giao lưu kinh tế với các vùng lân cận. Xây dựng vùng này thành trung tâm hành chính của huyện. Đẩy mạnh việc mở rộng thị trấn, xây dựng khu thị trấn Bút Sơn, đô thị Thịnh Lộc và hoàn thiện cơ sở hạ tầng. Tập trung phát triển công nghiệp, dịch vụ, thương mại tổng hợp.

- Tiểu vùng 3 (vùng ven biển): Gồm 8 xã (các xã: Hoằng Trường, Hoằng Hải, Hoằng Tiến, Hoằng Thanh, Hoằng Phụ, Hoằng Đông, Hoằng Yến, Hoằng Phong) vùng biển nằm ở phía Đông sông Cung: Phát triển mạnh du lịch nghỉ mát, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí; Là trung tâm dịch vụ thương mại; đánh bắt, nuôi trồng, chế biến thủy - hải sản và dịch vụ hậu cần nghề cá gắn với tiểu thủ công nghiệp, làng nghề.

5.2. Xác định các phân vùng kiểm soát, quản lý phát triển

- Vùng phát triển: Bao gồm các khu vực quanh thị trấn Bút Sơn, đô thị Hải Tiến, đô thị Thịnh Lộc (các xã: Hoằng Đồng, Hoằng Thịnh, Hoằng Thái, Hoằng Thành, Hoằng Lộc), đô thị Thanh Ngọc (các xã: Hoằng Ngọc, Hoằng Đông, Hoằng Thanh, Hoằng Phụ), đô thị Phú Quý (các xã: Hoằng Trung, Hoằng Kim, Hoằng Phú, Hoằng Quý) để tập trung phát triển có trọng tâm, tránh phân tán, dàn trải.

- Vùng hạn chế phát triển: Các khu vực dân cư hiện trạng trong đô thị; khu vực dân cư nông thôn. Khu vực này chủ yếu giữ nguyên hiện trạng, phát triển các khu chức năng đặc thù, các điểm dân cư nông thôn theo nhu cầu thực tế để góp phần giữ ổn định đất nông nghiệp, tạo các nêm xanh xung quanh khu vực đô thị để kiểm soát đô thị, giữ gìn môi trường.

- Vùng cấm phát triển: Bao gồm các khu vực núi Sơn Trang, núi Linh Trường, khu vực sinh thái ven sông Cung. Đây là các khu vực có cảnh quan thiên nhiên sông, núi cần được bảo vệ, ngoài ra tại các núi còn có các khu vực đất quân sự.

5.3. Định hướng phân bố và xác định quy mô các không gian phát triển

5.3.1. Trung tâm hành chính cấp huyện:

Ổn định vị trí hiện nay. Tiếp tục nâng cao cơ sở vật chất phù hợp với yêu cầu công việc theo từng giai đoạn.

5.3.2. Công nghiệp:

* Khu công nghiệp: Bổ sung Khu công nghiệp Phú Quý diện tích khoảng 500 ha. Vị trí thuộc địa bàn các xã Hoằng Quỳ; Hoằng Quý; Hoằng Sơn; Hoằng Cát; Hoằng Trinh.

* Cụm công nghiệp: gồm 03 cụm công nghiệp như sau (CCN):

- CCN Bắc Hoằng Hóa: Quy mô 50ha tại xã Hoằng Kim.

- CCN Thắng Thái: Quy mô 30ha tại xã Hoằng Thắng, Hoằng Thái.

- Đề xuất điều chỉnh vị trí CCN Hoằng Đông: Quy mô 30ha tại xã Hoằng Đông, thay thế chức năng CCN Hoằng Phụ.

* Đề xuất bổ sung CCN mới: Bổ sung thêm 01 CCN Hoằng Quỳ tại xã Hoằng Quỳ, quy mô 55 ha; và 01 CCN Phú Quý quy mô 70 ha tại xã Hoằng Quỳ và Hoằng Cát.

Định hướng các ngành nghề ưu tiên thu hút đầu tư:

- Công nghiệp sạch, công nghệ cao, hướng đến công nghiệp 4.0.

- May mặc, da giày (để giải quyết lao động).

- Chế biến rau quả, nông sản, chế biến thủy hải sản (kết hợp phát triển nông nghiệp).

- Cơ khí, sửa chữa, máy móc nông nghiệp.

- Sản xuất thủ công mỹ nghệ.

* Xây dựng các cụm làng nghề tại các xã theo quy hoạch nông thôn mới.

5.3.3. Thương mại, dịch vụ:

- Xây dựng mới khu trung tâm Dịch vụ thương mại hỗn hợp của vùng tại khu vực phía Tây thị trấn Bút Sơn.

- Chuyển chợ Bút Sơn- chợ đầu mối, bến xe thị trấn về phía Bắc khu đô thị mới trên trục cầu Bút Sơn đến Hoằng Vinh gắn kết với khu đô thị mới. Quỹ đất Chợ hiện tại của thị trấn sẽ được đầu tư thành Trung tâm Thương mại - Dịch vụ với hình thức kiến trúc hiện đại, cao tầng, tạo điểm nhấn cho đô thị.

- Xây dựng, mở rộng và phát triển các điểm thương mại tại các trung tâm cụm xã như: Hoằng Giang, Hoằng Hà, Hoằng Tân. Xây dựng các trung tâm thương mại lớn cấp vùng tại các khu vực đầu mối cửa ngõ như: Thị trấn Bút Sơn, đô thị Hải Tiến, đô thị Phú Quý, đô thị Thịnh Lộc, đô thị Thanh Ngọc.

- Hình thành mạng lưới các cửa hàng, điểm mua, tiêu thụ và bán hàng tại các thôn xóm, cụm dân cư; từng bước tạo ra sự chuyển biến trong lưu thông, đáp ứng yêu cầu giao dịch trên địa bàn huyện.

- Thực hiện theo quy hoạch phát triển hệ thống chợ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa theo Quyết định số 4388/QĐ-UBND ngày 9/11/2016 của UBND tỉnh: Tiếp tục duy trì, cải tạo và nâng cấp các chợ hiện có theo quy hoạch của UBND tỉnh Thanh Hóa. Các chợ hạng 2 gồm: Chợ thị trấn Bút Sơn, chợ Quăng (xã Hoằng Lộc), chợ Vực (xã Hoằng Ngọc); cải tạo, mở rộng các chợ hạng 3 hiện có tại các xã (Hoằng Phượng, Hoằng Quý, Hoằng Trung, Hoằng Hợp, (chợ Bút) thị trấn Bút Sơn, Hoằng Đạt, Hoằng Đồng, Hoằng Thắng, Hoằng Trạch, (chợ Rọc và chợ hải sản) Hoằng Châu, Hoằng Thịnh, Hoằng Thái, Hoằng Hải, Hoằng Đông, Hoằng Thanh, Hoằng Phụ. Xây mới chợ hạng 3 tại các xã: Hoằng Tiến, Hoằng Đức, Hoằng Xuyên, Hoằng Tân bố trí một chợ đầu mối nông sản tại xã Hoằng Thịnh. Di rời sang vị trí mới chợ tại các xã Hoằng Giang, Hoằng Xuân, Hoằng Phú, Hoằng Kim, Hoằng Quỳ, Hoằng Cát, Hoằng Hà, Hoằng Lưu, Hoằng Trường. Xóa bỏ các chợ tạm, chợ cóc trên địa bàn, đặc biệt là ở khu vực trung tâm. Bổ sung thêm chợ du lịch kết hợp khu ẩm thực tại khu du lịch Hải Tiến (hạng 2) để phục vụ khu du lịch ven biển; chợ thị trấn Bút Sơn (hạng 3) để đảm bảo bán kính phục vụ.

5.3.4. Khu vực cần bảo tồn:

- Các khu vực núi Sơn Trang, núi Linh Trường, khu vực sinh thái ven sông Cung. Đây là các khu vực có cảnh quan thiên nhiên sông, núi cần được bảo vệ, ngoài ra tại các núi còn có các khu vực đất quân sự.

- Các khu vực bảo vệ di tích cấp Quốc gia (chiếm tỷ lệ khoảng 10,7% so với cả tỉnh) bao gồm: Đền thờ Tướng quân Cao Lỗ - xã Hoằng Giang; Nhà thờ Cụ Cao Bá Điển - xã Hoằng Giang; Kiến trúc nghệ thuật Đình Phú Khê - xã Hoằng Phú; Từ Đường dòng họ Lê Trần - xã Hoằng Phú; Từ đường dòng họ Lê Duy - xã Hoằng Phú; Di tích lịch sử- Kiến trúc nghệ thuật Đền thờ Triệu Việt Vương - làng Trinh Hà xã Hoằng Trung; Đền thờ Lê Phụng Hiểu - xã Hoằng Sơn; Khảo Cổ Đồng Cáo Quỳ Chử - thuộc làng Quỳ Chử -xã Hoằng Quỳ; Di tích lịch sử Đền Đồng Cổ: tại Làng Mỹ Đà- xã Hoằng Đức; Mộ và Đền thờ Bùi Khắc Nhất - xã Hoằng Lộc; DTLS văn hóa chùa Thiên Nhiên (Chùa Nhờn); Cụm Di tích lịch sử - Kiến trúc nghệ thuật Bảng Môn Đình- xã Hoằng Lộc; Mộ và đền thờ Lương Đắc Bằng, Lương Hữu Khánh - xã Hoằng Phong; Cụm di tích đình đền thôn Liên Châu và Đình thôn Hoàng, Chung - xã Hoằng Châu; Kiến trúc nghệ thuật Đền thờ Tô Hiến Thành - Tiền thôn xã Hà Lộ xưa, nay là xã Hoằng Tiến; Đền An Lạc (Họ Lê ) - xã Hoằng Hải.

- Các khu vực bảo vệ di tích được xếp hạng cấp tỉnh.

5.3.5. Phân bố không gian phát triển du lịch, bảo vệ cảnh quan môi trường:

- Tập trung phát triển nhanh và bền vững ngành du lịch trong mối gắn kết chặt chẽ với thành phố Sầm Sơn, thành phố Thanh Hóa và các khu du lịch lớn trong và ngoài tỉnh, sản phẩm chủ lực là du lịch biển và các loại hình du lịch khác phụ trợ sớm đưa Hoằng Hóa thực sự là nơi có du lịch nghỉ dưỡng biển hiện đại của tỉnh và khu vực miền Bắc.

- Tổ chức khu du lịch ven biển Hải Tiến với diện tích khoảng 3.041 ha có ranh giới phía Đông Đường ven biển, kéo dài từ xã Hoằng Yến đến Hoằng Châu. Phát triển loại hình du lịch biển với các chức năng: nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, chợ du lịch kết hợp ẩm thực, hội nghị hội thao, thể thao, du lịch cộng đồng...

- Bảo tồn, tôn tạo phát huy giá trị các di tích, đặc biệt là Quốc gia để khai thác phát triển du lịch, xây dựng các công trình kiến trúc mang tính biểu tượng để khơi dậy truyền thống, niềm tự hào, đồng thời là điểm tham quan du lịch.

- Các làng nghề được khôi phục tại khu vực các xã Hoằng Phụ, Hoằng Trường, tổ chức thành khu vực tập trung (thôn Tân Xuân, Xuân Phụ xã Hoằng Phụ) để nâng cao giá trị sản xuất, tạo thành điểm du lịch làng nghề.

- Hình thành 2 tuyến du lịch kết nối các khu vực trong vùng huyện Hoằng Hóa:

+ Tuyến đường bộ: Từ núi Hàm Rồng đi dọc theo vành đai 3 (thành phố Thanh Hóa) - QL 1A - TL 510 - Đại lộ Bắc sông Mã nối với quần thể đô thị du lịch nghỉ dưỡng Hải Tiến.

+ Tuyến đường thủy: Hình thành tuyến du lịch xuôi thuyền theo sông Mã: Thành phố Thanh Hóa - Cảng Hới.

- Hình thành các tuyến du lịch ngoại huyện theo quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Thanh Hóa bao gồm:

+ Tuyến du lịch nội tỉnh: Thành phố Thanh Hóa - Hoằng Hóa - Thọ Xuân (điểm du lịch Tam Kinh và các điểm du lịch phía Tây của tỉnh).

+ Tuyến du lịch ngoại tỉnh: Thanh Hóa - Ninh Bình- Hà Nội; Thanh Hóa - Nghệ An- Các tỉnh miền trung Tây nguyên - Nam bộ.

5.3.6. Các khu sản xuất nông - lâm nghiệp, thủy sản:

* Định hướng phát triển:

- Phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp an toàn, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất trên cơ sở khai thác, phát huy tiềm năng, lợi thế, tăng hiệu quả sử dụng đất và đáp ứng tốt yêu cầu thị trường, nhất là thị trường thành phố Thanh Hóa, thành phố Sầm Sơn, thị xã Bỉm Sơn và hướng tới xuất khẩu.

- Huy động nguồn lực cho phát triển nông nghiệp, thủy sản; kêu gọi doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp; đầu tư cải tạo hệ thống hạ tầng nông nghiệp (công trình thủy lợi, điện khu sản xuất, giao thông nội đồng...); tăng cường chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho các hộ nông dân, ngư dân nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng giá trị sản phẩm/1 ha đất canh tác và hiệu quả khai thác nguồn lợi thủy sản.

- Tập trung hình thành và phát triển vùng sản xuất nông nghiệp, thủy sản tập trung gắn với chế biến, nâng cao giá trị gia tăng, đảm bảo tiêu chuẩn của các sản phẩm, tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi, xây dựng một số thương hiệu cho các sản phẩm nông nghiệp.

- Phát triển nông nghiệp tại các xã phía Tây sông Bút, thủy sản tại các xã Hoằng Ngọc, Hoằng Hải, Hoằng Đông, Hoằng Phong gắn với xây dựng nông thôn mới và có tính đến các biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh.

- Kết hợp phát triển nông nghiệp, các nông trại, các làng nghề với loại hình du lịch cộng đồng, dã ngoại tại các xã Hoằng Trường, Hoằng Phụ, Hoằng Châu, Hoằng Thanh.

* Phân vùng sản xuất nông nghiệp:

a) Vùng I (vùng lúa, rau củ qu):

* Phạm vi, quy mô: Gồm 13 xã phía Tây Bắc con sông Lạch Trường (các xã: Hoằng Xuân, Hoằng Phượng, Hoằng Giang, Hoằng Hợp, Hoằng Quý, Hoằng Phú, Hoằng Quỳ, Hoằng Cát, Hoằng Xuyên, Hoằng Sơn, Hoằng Trinh, Hoằng Trung, Hoằng Kim), vùng có tổng diện tích đất tự nhiên 6.773,06 ha, chiếm 33,23 % tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện. Độ cao của nền địa hình dao động ở 1,5 đến 1,8 m. Phía Tây Bắc là dãy núi Sơn Trang kéo dài từ ngã Ba Bông, thuộc xã Hoằng Xuân đến làng Trung Hòa xã Hoằng Trung.

* Định hướng phát triển vùng: Khu vực có điều kiện địa hình trũng và vàn thấp, thuận lợi cho phát triển cánh đồng lúa (vùng lúa chất lượng hiệu quả cao, vùng lúa giống), vùng rau màu (vùng rau an toàn tập trung), trang trại tập trung và các mô hình vườn ao chuồng (VAC) trồng trọt kết hợp chăn nuôi và thả cá.

- Trồng trọt: Phát triển sản xuất trồng trọt theo hướng sản xuất hàng hoá, tập trung; xây dựng và nhân rộng mô hình cánh đồng mẫu lớn trong sản xuất nông nghiệp. Chuyển đổi mạnh cơ cấu cây trồng kém hiệu quả sang cây trồng khác như cây rau, cây ăn quả... Hình thành các vùng sản xuất tập trung chuyên canh theo hướng hàng hóa, trên cơ sở phát huy lợi thế sản phẩm và lợi thế vùng. Ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nhằm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm; Vùng có thế mạnh phát triển cây lúa chất lượng cao, cây rau màu...

- Thủy sản: Vùng có diện tích nuôi trồng thủy sản chiếm tỷ lệ thấp. Nuôi trồng thủy sản trên địa bàn phần lớn nuôi trồng các ao đầm, hồ nhỏ nên năng suất không cao, chủ yếu là cá nước ngọt.

- Lâm nghiệp: Tổ chức quản lý, bảo vệ diện tích rừng hiện có, phát triển, sử dụng hợp lý tài nguyên rừng. Hiện đại hoá công tác quản lý rừng trên bản đồ và ngoài thực địa trên cơ sở ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin, ảnh viễn thám, góp phần bảo tồn đa dạng sinh học, bảo đảm duy trì sự cân bằng về môi trường đất, môi trường nước và khí hậu, bảo đảm cho sự phát triển bền vững về kinh tế xã hội và an ninh rừng. Diện tích rừng và đất lâm nghiệp tập trung ở các xã: Xã Hoằng Xuân, xã Hoằng Xuân, xã Hoằng Trung, xã Hoằng Trinh, xã Hoằng Sơn.

b) Vùng II (vùng lúa màu và nuôi trồng thủy sản):

* Phạm vi, quy mô: Gồm 15 xã (các xã: Hoằng Đạt, Hoằng Hà, Hoằng Đạo, Hoằng Thắng, Hoằng Đồng, Hoằng Đức, Hoằng Thịnh, Hoằng Lộc, Hoằng Thành, Hoằng Trạch, Hoằng Tân, Hoằng Châu, Hoằng Thái, Hoằng Thắng, Hoằng Lưu) và thị trấn Bút Sơn nằm giữa sông Cung và sông Lạch Trường, vùng có tổng diện tích đất tự nhiên 8891,05 ha, chiếm 43,62% tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện.

* Định hướng phát triển của vùng:

Đây là vùng được bao bọc bởi sông Cung ở phía Đông và sông Lạch Trường ở phía Tây và phía Bắc, sông Mã ở phía Nam. Trong vùng hình thành một dải cát dài từ Hoằng Lộc kéo xuống tận phía Bắc giáo sông Lạch Trường thích hợp với cây lúa và các loại cây màu như: lạc, ngô, ớt … và phát triển nuôi trồng thủy sản phía đông nam của vùng giáp cửa ngõ sông Cung và sông Mã (gồm các xã Hoằng Châu, Hoằng Lưu, Hoằng Phong ...);

- Trồng trọt: Phát triển sản xuất trồng trọt theo hướng sản xuất hàng hoá, tập trung; Chuyển đổi mạnh cơ cấu cây trồng kém hiệu quả sang cây trồng khác có hiệu quả cao; Hình thành các vùng sản xuất tập trung chuyên canh, Vùng có thế mạnh phát triển các loại cây lúa và cây màu trồng chủ yếu như: ngô, lạc, ớt, rau các loại.

- Thủy sản: Vùng có tiềm năng phát triển nuôi trồng thủy sản các vùng nội, ngoại đê sông Mã, sông Cung, chủ yếu ở các xã Hoằng Lưu, Hoằng Phong, Hoằng Châu. Tổng diện tích nuôi trồng của vùng đạt khoảng 1.967,66ha (trong đó diện tích nuôi nước lợ tập trung khoảng 1.527,40ha), các loại con nuôi chính như tôm thẻ chân trắng, tôm sú, cua, cá nước lợ, nước ngọt các loại và nuôi kết hợp trồng rau câu trên diện tích nuôi tôm nước lợ.

c) Vùng III (vùng nuôi trồng, khai thác thủy sản): Gồm 8 xã Hoằng Trường, Hoằng Yến, Hoằng Hải, Hoằng Đông, Hoằng Tiến, Hoằng Thanh, Hoằng Phụ, Hoằng Phong, vùng có tổng diện tích đất tự nhiên 5032,0 ha, chiếm 24,69% tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện.

* Định hướng phát triển của vùng:

Địa hình vùng này không đồng đều được hình thành bởi dòng hải lưu xuôi ngược dọc bờ biển, bởi phù sa sông Mã ... chủ yếu phát triển các loại cây màu, vùng còn có hai cửa ngõ sông Mã và sông Lạch Trường, nên thuận lợi cho nuôi trồng và khai thác thủy hải sản, ngoài ra do vị trí giáp biển đông và có dãy núi tại xã Hoằng Trường đến Hoằng Yến nên thích hợp phát triển các khu đô thị ven biển kết hợp du lịch sinh thái và phát triển nông nghiệp sinh thái.

- Thủy sản: Vùng có tiềm năng phát triển nuôi trồng và khai thác thủy sản, các loại con nuôi chính như tôm thẻ chân trắng, tôm sú, cua, cá nước lợ, ngao tập trung các xã như: Hoằng Phụ, Hoằng Yến, Hoằng Đông, Hoằng Ngọc, Hoằng Hải. Ngoài ra vùng có thế mạnh khai thác thức hải sản.

- Lâm nghiệp: Tổ chức quản lý, bảo vệ và phát triển diện tích rừng hiện có, nâng cấp rừng trồng, trồng rừng mới, bảo vệ môi trường sinh thái, cảnh quan, điều tiết nguồn nước, bảo vệ đất, giảm thiểu các thiên tai lũ lụt, xói mòn, bảo tồn đa dạng sinh học. Lưu giữ các nguồn gen động thực vật, tổ chức nghiên cứu khoa học, và các dịch vụ du lịch sinh thái.

5.4. Tổ chức hệ thống đô thị và nông thôn

5.4.1. Hệ thống đô thị

a) Định hướng đến năm 2030: Huyện Hoằng Hóa tập trung phát triển đô thị trên địa bàn huyện theo các tiêu chí đô thị loại IV, trong đó ưu tiên phát triển 05 đô thị, dự báo dân số đô thị toàn huyện là 145.000 người, tỷ lệ đô thị hóa đạt 50% nhu cầu đất xây dựng đô thị 2000-2200ha, bao gồm:

* Đến năm 2025: Hình thành 04 đô thị.

- Thị trấn Bút Sơn:

+ Phạm vi ranh giới: bao gồm toàn bộ diện tích tự nhiên thị trấn Bút Sơn hiện tại, mở rộng thêm xã Hoằng Đức, tổng diện tích: 1458ha.

+ Dân số hiện trạng: 18.382 người, dự báo đến năm 2030 dân số khoảng 30.000 người.

+ Tính chất: Là thị trấn huyện lỵ, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của huyện.

- Đô thị Hải Tiến:

+ Phạm vi ranh giới: bao gồm toàn bộ diện tích tự nhiên các xã Hoằng Tiến, Hoằng Hải, Hoằng Trường và một phần các xã Hoằng Thanh, Hoằng Phụ, Hoằng Phong với tổng diện tích 2.600ha.

+ Dân số hiện trạng: 28.000 người, dự báo đến năm 2030 dân số khoảng 60.000 người.

+ Tính chất: Là đô thị loại V, một trong những trọng điểm du lịch biển tỉnh Thanh Hóa với các loại hình du lịch nghỉ mát, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí; Là trung tâm dịch vụ thương mại, đánh bắt, nuôi trồng, chế biến thủy - hải sản và dịch vụ hậu cần nghề cá gắn với tiểu thủ công nghiệp, làng nghề.

- Đô thị Phú Quý:

+ Phạm vi ranh giới: thuộc diện tích tự nhiên các xã: Hoằng Trung, Hoằng Kim, Hoằng Phú, Hoằng Quý với tổng diện tích 1536 ha.

+ Tính chất: Là đô thị loại V, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của xã Hoằng Trung, xã Hoằng Kim, Hoằng Phú, Hoằng Quý cũng như của huyện Hoằng Hóa.

Là đô thị có tính chất chức năng tổng hợp (công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ, giáo dục) và là đầu mối giao thông của xã Hoằng Trung, Hoằng Kim, Hoằng Phú, Hoằng Quý cũng như của huyện Hoằng Hóa.

- Đô thị Thịnh Lộc:

+ Phạm vi ranh giới: thuộc diện tích tự nhiên các xã: Hoằng Đồng, Hoằng Thịnh, Hoằng Thái, Hoằng Thành, Hoằng Lộc với tổng diện tích 1.527 ha;

+ Dân số hiện trạng (năm 2018): 24.723 người, dự báo đến năm 2035 dân số khoảng 30.000 người.

+ Tính chất: Là đô thị có tính chất chức năng tổng hợp về nhiều mặt như hành chính - chính trị, kinh tế (công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ, giáo dục) và là đầu mối giao thông khu vực của huyện Hoằng Hóa.

* Từ năm 2025 - 2030: Hình thành 01 đô thị.

- Đô thị Thanh Ngọc:

+ Phạm vi ranh giới: thuộc diện tích tự nhiên các xã: Hoằng Ngọc, Hoằng Đông, Hoằng Phụ, Hoằng Thanh với tổng diện tích 2.253 ha.

+ Dân số hiện trạng (năm 2018): 28.495 người, dự báo đến năm 2035 dân số khoảng 35.000 người

+ Tính chất: Là đô thị phát triển Du lịch, Dịch vụ thương mại, hậu cần nghề cá, sửa chữa tàu thuyền và chế biến, nuôi trồng thủy hải sản.

Định hướng đến năm 2030, toàn huyện đạt tiêu chí đô thị loại IV.

b) Định hướng đến năm 2040:

Tiếp tục tập trung phát triển các đô thị trên địa bàn huyện. Dự báo dân số đô thị toàn huyện là 240.372 người, tỷ lệ đô thị hóa đạt 70%. Toàn huyện đạt tiêu chí đô thị loại III.

c) Định hướng sau năm 2040, tầm nhìn đến năm 2070:

Nâng cao các tiêu chí đô thị loại III, phấn đấu xây dựng huyện Hoằng Hóa trở thành thị xã.

5.4.2. Định hướng phát triển nông thôn

Phát triển dân cư nông thôn theo Chương trình phát triển nông thôn mới với mục tiêu chung là xây dựng kết cấu hạ tầng xã hội từng bước hiện đại; xây dựng các trung tâm xã, các điểm dân cư mới tạo động lực mới phát triển kinh tế xã hội cho khu vực nông thôn.

Huy động nguồn lực cho phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp, thủy sản (công trình thủy lợi, điện khu sản xuất, giao thông nội đồng ...); kêu gọi doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp; tăng cường chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho các hộ nông dân, nâng cao hiệu quả sản xuất.

5.5. Hệ thống công trình hạ tầng xã hội

- Hệ thống công trình giáo dục cấp vùng: Mạng lưới giáo dục phổ thông trung học cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu và bán kính phục vụ. Định hướng của tỉnh về đề án sắp xếp các trung học trường phổ thông công lập trên địa bàn tỉnh theo hướng tinh gọn bộ máy, đảm bảo khoảng cách hợp lý giữa các trường. Vì vậy đề xuất giữ nguyên hệ thống các trường trung học phổ thông, dành quỹ đất tại các đô thị phát triển mô hình trường liên cấp đáp ứng với sự phát triển dân số theo từng giai đoạn.

- Hệ thống công trình Y tế: Trên cơ sở tính toán các chỉ tiêu theo quy mô dân số và theo tiêu chuẩn hiện hành, đến năm 2030 Bệnh viện đa khoa huyện Hoằng Hóa cần có 425 giường bệnh, đến năm 2040, hệ thống bệnh viện đa khoa cần có 1375 giường bệnh.

- Định hướng đến năm 2040:

+ Nâng cấp mở rộng Bệnh viện đa khoa huyện Hoằng Hóa đạt quy mô 300 - 400 giường bệnh.

+ Xây dựng mới thêm bệnh viện đa khoa ở đô thị Hải Tiến với quy mô 300 - 400 giường bệnh.

+ Xây dựng mới thêm bệnh viện đa khoa ở đô thị Thịnh Lộc với quy mô 300 - 400 giường bệnh.

- Hệ thống công trình Văn hóa - thể thao: Giữ nguyên trung tâm văn hóa thể thao huyện tại thị trấn Bút Sơn. Định hướng đến năm 2040, bố trí thêm cụm các công trình văn hóa, thể thao cấp đô thị tại các khu vực xã Hoằng Đức (thị trấn Bút Sơn mở rộng) và đô thị Hải Tiến, dọc theo các trục trung tâm đô thị.

6. Định hướng phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật vùng

6.1. Định hướng phát triển giao thông

Từng bước xây dựng hệ thống giao thông vận tải huyện Hoằng Hóa phát triển đồng bộ cả về kết cấu hạ tầng và vận tải nhằm có một mạng lưới giao thông hợp lý, đáp ứng được nhu cầu vận tải với chất lượng ngày càng cao, giá thành hợp lý, đảm bảo kết nối quốc gia, tỉnh, các cụm kinh tế xã hội, các xã, thị trấn, khu du lịch, các điểm du lịch, khu, cụm công nghiệp, đô thị trên địa bàn huyện Hoằng Hóa.

Trên cơ sở hệ thống giao thông hiện có, tổ chức mạng lưới giao thông với 04 trục Bắc Nam và 04 trục Đông Tây, gồm:

- 04 trục giao thông Bắc - Nam: Quốc lộ 1A đoạn thành phố Thanh Hóa - thị xã Bỉm Sơn; Tuyến Đường ven biển KKT Nghi Sơn - Ninh Bình; Quốc lộ 10 (mới) KKT Nghi Sơn - Ninh Bình; Quốc lộ 10 (cũ) thành phố Thanh Hóa - Ninh Bình.

- 04 trục Đông - Tây: Tuyến Đại lộ Bắc Sông Mã; tuyến đường tỉnh lộ 510; tuyến Đường Thịnh - Đông, tuyến thị trấn Bút Sơn đi Hải Tiến.

6.1.1. Đường thủy

a) Cng, đường thủy:

Tên cảng

Tên sông

Vị trí, địa điểm

Quy hoạch

Ghi chú

Loại cng bến

Công suất (tấn/năm)

Cỡ tàu

Cng thủy nội địa

 

 

 

 

 

 

Cng Lạch Trường

Sông Tào

Xã Hong Trường

Cảng kết hợp Bến du lịch

150

300

 

Bến thủy nội địa

 

 

 

 

 

 

Bến Hoằng Giang

Sông

Hong Giang

Bến Hàng hoá

50

300

 

Bến Bút Sơn

Sông Tào

Thị trấn Bút Sơn

Bến Hàng hoá

50

300

XD mới

Bến Hong Phụ

Kênh Choán

Hong Phụ

Bến ng hoá

50

100

 

Bến Hi Tiến

Bin Hi Tiến

Xã Hoằng Tiến

Bến du lịch

 

 

Đang XD

b) 5 tuyến du lịch:

+ Tuyến 1: Hải Tiến - Đảo Nẹ - Cảng cá Hòa Lộc - Cảng cá Hoằng Trường;

+ Tuyến 2: Hải Tiến - Âu sông Đơ (thành phố Sầm Sơn);

+ Tuyến 3: Hải Tiến - Cảng cá Lạch Trường - Cảng cá, rừng ngập mặn Hoà Lộc (Hậu Lộc) - Phủ Máng (Hoằng Yến);

+ Tuyến 4: Hải Tiến - Cảng cá (Hoằng Phụ) - Cảng Hới (cửa Lạch Hới) - rừng ngập mặn (Hoằng Châu) - Thiền viện Trúc Lâm (phường Hàm Rồng, thành phố Thanh Hóa);

+ Tuyến 5: Hải Tiến - Hòn Bò, bia chiến thắng trận đầu của Hải quân và nhân dân Việt Nam (Hoằng Trường).

6.1.2. Giao thông Đường bộ

- Quốc lộ: Có tuyến QL1A chạy qua, nâng cấp QL10 đạt cấp III (cải tạo đoạn QL1A đi ngã tư Gòng thành đường đô thị quy mô 32m) mở mới 3 tuyến: Đường VĐ3 của Thành phố Thanh Hóa; QL10 (cầu Thắm- cầu Ghép); đường ven biển từ Hoằng Yến đến Hoằng Châu.

- Đường tỉnh: Nâng cấp 3 tuyến ĐT 509; 510B, 510 đạt cấp III; xây dựng mới 1 tuyến (theo QH của tỉnh): Đường Nghĩa Trang-Thiệu Long

- Đường huyện: Nâng cấp các tuyến chính đạt cấp IV; đầu tư xây dựng và nâng cấp quản lý mới 37 tuyến. Trong đó tập trung vào 20 tuyến chính của huyện đạt tối thiểu cấp IV bao gồm:

+ Tuyến đường Thịnh Đông (Hoằng Thịnh - Hoằng Phụ);

+ Tuyến đường ven kè biển (Hoằng Thanh - Hoằng Trường);

+ Tuyến từ QL. 1A đi Hoằng Hải chiều dài 13km;

+ Tuyến từ cầu Bút Sơn đi Hoằng Thịnh (đoạn QL10 đi đường Thịnh Đông) chiều dài 4,0km;

+ Tuyến QL1A đi Ngã tư Gòng (2,6 km);

+ Đường ven biển 22m (Hoằng Trường - Hoằng Phụ);

+ Đường Hoằng Hải - Hoằng Hà - Hoằng Đạo;

+ Đường Cầu Bút Sơn - Thị trấn Bút Sơn (Hoằng Đức - Thị trấn Bút Sơn);

+ Tuyến Hoằng Sơn - Hoằng Trinh - Hoằng Kim;

+ Tuyến Hoằng Đạo - Hoằng Thành - Hoằng Tân (Hoằng Thắng - Hoằng Tân);

+ Đường tránh TL 509 (Ngã 3 Hoằng Kim, Hoằng Trinh, Hoằng Sơn - Cầu Phủ);

+ Tuyến Hoằng Xuân - Hoằng Hợp - Hoằng Cát theo bờ kênh Nam (Hoằng Xuân - Đường Quỳ Xuyên);

+ Đường từ thị trấn Bút Sơn - Hoằng Trường đi đê hữu Sông Lạch Trường;

+ Đường nối ĐT510 đến QL1A (Thị trấn Bút Sơn - Hoằng Đức);

+ Đường nối ĐT510 với Hoằng Ngọc (Thị trấn Bút Sơn - Cầu Choán mới):

+ Đường nối từ Đường Hoằng Thắng - Hoằng Lưu đến ĐT510 đi Hoằng Ngọc (Hoằng Lưu - Hoằng Ngọc);

+ Đường từ Hoằng Đạo - Hoằng Thành đến Đường vào cụm công nghiệp Nam Gòng;

+ Đường từ ngã tư Hoằng Yến - Hoằng Trường đến đài chiến thắng Hoằng Trường;

+ Đường nối Đường Thị trấn Bút Sơn - Hoằng Lưu - Hoằng Đạo đến đường ven biển;

* Đường Hoằng Lộc - Hoằng Lưu kéo dài đến Đường ven biển;

+ Đường nối Hoằng Thắng - Hoằng Lưu với đường Hoằng Lộc - Hoằng Lưu:

+ Đường Hoằng Phú - Hoằng Giang (QL1A- Hoằng Giang);

+ Đường Hong Trung - Hoằng Quỳ (song song QL1A).

+ Đường Hoằng Quý - Hoằng Xuyên.

6.1.3. Đường sắt

- Hiện trạng có tuyến đường sắt Bắc - Nam chạy song song với QL 1A;

- Quy hoạch giao thông đường sắt cao tốc đi qua các xã Hoằng Trung, Hoằng Xuân, Hoằng Phượng, Hoằng Giang.

6.1.4. Bến xe khách:

- Bến xe tại thị trấn Bút Sơn: Quy mô Bến xe loại 4.

- Bến, bãi đỗ xe tại đô thị Hải Tiến: gồm 2 vị trí tại bãi đỗ xe hiện nay trên đường 22m - Khu du lịch sinh thái Hải Tiến và bến xe quy hoạch trên trục Tỉnh lộ 510 kéo dài.

- Bến, bãi đỗ xe đô thị Phú Quý: vị trí tại ngã tư QL1A với Đường Kim Trinh - Sơn, quy mô loại 4.

- Bến xe đô thị Thịnh Lộc: vị trí tại ngã tư QL10 với Đường Thịnh Đông;

- Bến xe đô thị Thanh Ngọc: vị trí tại ngã tư TL510 với tuyến đường ven biển.

- Bến, bãi đỗ xe xã Hoằng Phụ: Bố trí bến, bãi đỗ xe mới trên Đường Phong Phụ (đại lộ Bắc sông Mã kéo dài).

6.2. Định hướng chuẩn bị kỹ thuật

* San nền:

- Tận dụng đến mức cao nhất địa hình tự nhiên và hệ thống cây xanh hiện có, hạn chế khối lượng đào đắp và hạn chế chiều cao đất đắp. Nền đất xây dựng đô thị và các khu dân cư phải đảm bảo không bị úng ngập, có tính toán đến hiện tượng biến đổi khí hậu. Cao độ các công trình xây dựng xen cấy phải đảm bảo hài hòa với các công trình đã xây dựng ổn định.

- Khu vực các xã có địa hình đồi núi phức tạp cần tôn trọng địa hình tự nhiên, chỉ san nền cục bộ tại vị trí xây dựng, khắc phục lũ quét, sạt lở đất.

* Thủy lợi, thoát nước mặt: Vùng huyện Hoằng Hóa thoát nước theo khu vực tiêu úng chính là các vùng tiêu kẹp giữa sông Lạch Trường và sông Lèn và vùng tiêu kẹp giữa sông Lạch Trường và sông Mã.

Tổng thể toàn huyện được chia làm 4 tiêu vùng tiêu úng:

- Tiểu vùng 1 (tiêu ra sông Trà Giang): Phía Bắc huyện Hoằng Hóa thuộc vùng tiêu kẹp giữa hệ thống kênh tiêu sông Lạch Trường và sông Bút. Khu vực thoát nước cho toàn bộ các xã phía Bắc sông Bút.

- Tiểu vùng 2: Gồm hệ thống kênh tiêu sông Bút Thoát nước cho toàn bộ khu vực thị trấn Bút Sơn và các xã dọc sông Bút.

- Tiểu vùng 3: Gồm hệ thống kênh tiêu sông Cung, đảm nhiệm vụ thoát nước cho toàn bộ các xã ven biển, và các xã dọc sông Cung.

- Tiểu vùng 4: Gồm hệ thống kênh tiêu sông Mã, đảm nhiệm cho khu vực phía Tây Nam huyện, hướng thoát chính theo hệ thống kênh tiêu Tam Tổng, thoát ra sông Mã theo hệ thống cống ngang dưới đê sông Mã.

Trong quá trình xây dựng, phát triển đô thị cần giữ tối đa và tăng diện tích bề mặt các hệ thống ao, hồ sẵn có trên địa bàn huyện làm hệ thống điều hòa mặt một cách tự nhiên.

6.3. Định hướng cấp nước

Tổng nhu cầu cấp nước sinh hoạt - công nghiệp huyện Hoằng Hóa đến năm 2030 là 51.136 m3/ngày.đêm và đến năm 2040 là 69.438m3/ngày.đêm.

Căn cứ các quy hoạch và dự án cấp nước đã có trên địa bàn huyện Hoằng Hóa, có bảng thống kê các quy hoạch cấp nước đến năm 2040 như sau:

STT

Dự án, quy hoạch

Công suất thiết kế (m3/ngđ)

Địa điểm

1

Nhà máy nước thị trấn Bút Sơn

25.000

TT. Bút Sơn

1

Nhà máy nước Hoằng Tiến (Hải Tiến)

20.000

Xã Hong Tiến

3

Nhà máy nước xã Hoằng Xuân

6.500

Xã Hoằng Xuân

4

Nhà máy nước Thịnh Lộc

10.000

Xã Hoằng Thái

5

Nhà máy nước Hoằng Đồng

10.000

Hong Đồng

- Mạng lưới cấp nước: Sử dụng đường ống cấp nước HPDE, được quy hoạch ngầm dọc theo các trục Đường giao thông.

6.4. Định hướng cấp điện

Tổng công suất trạm đến 2030 là 143MW và 182 MW đến năm 2040. Nguồn điện cấp cho huyện Hoằng Hóa được lấy trạm biến áp 110KV Hoằng Hóa, Công suất hiện tại 40MVA, dự kiến sau năm 2025 nâng công suất lên 2x40MVA. Ngoài ra Theo quy hoạch phát triển Điện lực Thanh Hóa giai đoạn 2016 - 2025 có xét đến 2035 (Quyết định số 1477/QĐ-BCT ngày 26/4/2017 của Bộ Công thương) Hoằng Hóa sẽ xây dựng thêm trạm biến áp 1I0KV Hoằng Hóa 2, công suất ban đầu 40MVA, về sau mở rộng công suất lên 2x63 MVA.

6.5. Định hướng thoát nước thải, quản lý chất thải rắn và nghĩa trang

6.5.1. Định hướng thoát nước thải:

- Đối với khu vực đô thị đã có quy hoạch chung được phê duyệt: Thực hiện đầu tư xây dựng nhà máy xử lý nước thải theo các quy hoạch được duyệt.

- Đối với các đô thị đang thực hiện lập quy hoạch chung xây dựng hoặc chưa lập quy hoạch chung xây dựng: Các nhà máy xử lý nước thải sẽ được xác định khi lập quy hoạch chung đô thị.

- Đối với khu vực nông thôn: Các trung tâm xã, cụm xã, điểm dân cư nông thôn quy hoạch hệ thống thoát nước chung; nước thải được xử lý cục bộ trước khi thoát vào hệ thống thoát nước chung.

6.5.2. Định hướng quy hoạch chất thải rắn:

Định hướng quy hoạch chất thải rắn thực hiện theo Điều chỉnh quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025 được chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt tại Quyết định số 3407/QĐ-UBND ngày 08/9/2016. Cụ thể như sau:

* Rác thải sinh hoạt: Rác thải sinh hoạt của toàn huyện được thu gom và vận chuyển đến nhà máy xử lý rác thải tập trung tại các xã: Hoằng Đức, Hoằng Xuân, Hoằng Sơn, Hoằng Xuyên, Hoằng Thái, Hoằng Châu.

* Rác thải y tế trong các cơ sở Y tế và trung tâm khám chữa bệnh trên địa bàn huyện được thu gom và vận chuyển xử lý tại bệnh viện đa khoa Hậu Lộc (Quyết định số: 3407/QD-UBND ngày 08/9/2016).

* Rác thải công nghiệp: Rác thải công nghiệp thông thường được thu gom vận chuyển tới nhà máy xử lý rác thải tập trung tại xã: Hoằng Đức, Hoằng Thái, Hoằng Xuân. Các loại rác thải từ công việc khai khoáng như đá, cát ... được tận dụng làm vật liệu san lấp ...

- Rác thải nông nghiệp: Rác thải từ các trang trại chăn nuôi tập trung được tái chế tại chỗ làm phân hữu cơ, làm Bioga sử dụng thắp sáng, đun nấu, chạy máy phát điện ....

6.5.3. Định hướng quy hoạch nghĩa trang:

- Theo quy hoạch chung đô thị, quy hoạch chung xây dựng xã, bố trí xây dựng 01 nghĩa trang tập trung: Nghĩa Trang xã Hoằng Ngọc (15ha).

- Đối với các nghĩa trang hiện có đảm bảo khoảng cách an toàn vệ sinh môi trường từng bước cải tạo, mở rộng diện tích, xây dựng hoàn thiện hạ tầng theo các quy định hiện hành về chỉ tiêu đất nghĩa trang, vệ sinh môi trường.

7. Giải pháp quản lý và bảo vệ môi trường

Phát triển kinh tế, xã hội, đô thị hóa phải đi đôi với bảo vệ môi trường nhằm mục tiêu phát triển bền vững. Trên cơ sở đó xây dựng các giải pháp, kế hoạch bảo vệ môi trường, bao gồm:

- Xây dựng chương trình quan trắc, bố trí các điểm quan trắc môi trường nước tại các vị trí nguồn tiếp nhận nước thải, vùng nước biển ven bờ, môi trường đất, không khí tại các khu vực trọng điểm.

- Kiểm soát môi trường tại các khu, cụm công nghiệp, các khu du lịch, các dự án khi triển khai phải đảm bảo đầy đủ các giải pháp bảo vệ môi trường theo quy định, tăng cường giám sát kiểm tra định kỳ.

- Xây dựng, cải tạo, nâng cấp hệ thống công viên cây xanh tại các đô thị, khu công nghiệp, các khu dân cư lớn, hướng đến đảm bảo chỉ tiêu cây xanh theo quy định.

8. Các chương trình, dự án ưu tiên đầu tư và nguồn lực thực hiện

8.1. Các chương trình, dự án ưu tiên đầu tư

a) Các dự án phát triển hạ tầng kỹ thuật diện rộng:

* Các dự án ưu tiên đầu tư giai đoạn 2020-2030

- Tập trung thu hút đầu tư vào các dự án du lịch ven biển, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư triển khai sớm đưa dự án vào hoạt động tạo động lực chính để phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu.

- Xây dựng các tuyến đường QL10, đường ven biển theo kế hoạch của tỉnh.

- Tập trung xây dựng hoàn chỉnh các tuyến Đường vành đai theo hướng phân gian đoạn. Giai đoạn 1 nâng cấp các tuyến Đường hiện có và xây dựng các đoạn còn lại để hoàn chỉnh kết nối toàn tuyến với quy mô mặt cắt vừa phải, giai đoạn sau nâng cấp quy mô theo quy hoạch.

- Xây dựng một số hạ tầng kỹ thuật cơ bản như hệ thống cấp nước, cấp điện.

- Kêu gọi, thu hút đầu tư vào các Khu, cụm công nghiệp, phấn đấu tỷ lệ lấp đầy 03 cụm CN theo quy hoạch của tỉnh (Cụm Công nghiệp Bắc Hoằng Hóa, CNN Thắng - Thái, CNN Hoằng Đông,) đạt trên 50%.

- Hoàn thành nâng cấp, thành lập 05 đô thị và quy hoạch các điểm trung tâm xã.

* Các dự án ưu tiên đầu tư giai đoạn 2030-2040

- Phát triển nông nghiệp theo hướng quy mô lớn, tập trung.

- Xây dựng và phát triển các khu vực đô thị, các khu dân cư đô thị sinh thái.

- Xây dựng hoàn chỉnh hệ thống hạ tầng kỹ thuật.

- Kêu gọi đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp còn lại, nâng cao tỷ lệ lấp đầy ở các khu, cụm công nghiệp.

- Xây dựng hệ thống hạ tầng xã hội, các khu vui chơi... nâng cao tỷ trọng dịch vụ, thương mại trong nền kinh tế.

b) Các dự án phát triển hạ tầng cơ sở kinh tế - xã hội:

- Hạ tầng khu công nghiệp: Ưu tiên dự án phát triển hạ tầng kỹ thuật Khu công nghiệp Phú Quý; các cụm công nghiệp Bắc Hoằng Hóa, Thắng Thái, Hoằng Đông.

- Hạ tầng khu đô thị, khu dân cư mới, khu tái định cư tại các khu vực phát triển đô thị và các điểm dân cư nông thôn.

- Hệ thống công trình dịch vụ, thương mại: xây dựng các chợ dân sinh theo quy hoạch; các trung tâm thương mại và siêu thị tại các khu vực đô thị và đầu mối giao thông.

- Hệ thống công trình giáo dục - đào tạo: Ưu tiên thu hút các cơ sở dạy nghề, đào tạo nhân lực; nâng cấp trường trung học phổ thông đảm bảo tiêu chuẩn.

- Hệ thống công trình văn hóa - thể thao; Ưu tiên xây dựng các thiết chế văn hóa tổng hợp, trung tâm thể dục - thể thao cấp huyện, sân vận động, vv... đảm bảo tiêu chuẩn phát triển Nông thôn mới bền vững giai đoạn 2021-2025 và đảm bảo tiêu chuẩn đô thị giai đoạn sau.

- Hệ thống công trình y tế: Ưu tiên nâng cấp, xây mới Bệnh viện đa khoa chất lượng cao gắn với các đầu mối giao thông.

- Hệ thống các công trình di tích lịch sử, tôn giáo, tín ngưỡng trên địa bàn.

8.2. Nguồn lực thực hiện

- Các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, hạ tầng xã hội sử dụng nguồn vốn nhà nước và huy động nguồn vốn xã hội hóa.

- Các dự án xây dựng hạ tầng khu, cụm công nghiệp, khu du lịch sử dụng nguồn vốn tư nhân trên cơ sở kêu gọi các nhà đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. UBND huyện Hoằng Hóa

- Phối hợp với đơn vị tư vấn hoàn chỉnh hồ sơ để đóng dấu, lưu trữ theo quy định.

- Phối hợp với Sở Xây dựng và các đơn vị liên quan tổ chức công bố rộng rãi nội dung quy hoạch được duyệt trong thời gian 15 kể từ ngày quy hoạch được phê duyệt.

- Tổ chức bàn giao hồ sơ, tài liệu quy hoạch cho địa phương, các đơn vị liên quan làm cơ sở để quản lý và tổ chức thực hiện theo quy hoạch được duyệt.

- Tổ chức, chỉ đạo chính quyền địa phương quản lý chặt chẽ, thực hiện đầu tư quỹ đất theo quy hoạch được duyệt.

- Lập chương trình, dự án ưu tiên đầu tư hàng năm và dài hạn, xác định các biện pháp thực hiện quy hoạch xây dựng trên cơ sở huy động mọi nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước bằng các cơ chế chính sách theo quy định hiện hành của Nhà nước.

2. Sở Xây dựng và các ngành chức năng liên quan theo chức năng nhiệm vụ của mình có trách nhiệm hướng dẫn, quản lý thực hiện theo quy hoạch và các quy định hiện hành của pháp luật.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính; Chủ tịch UBND huyện Hoằng Hóa; Viện trưởng Viện Quy hoạch - Kiến trúc Thanh Hóa và Thủ trưởng các ngành, các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như điều 3 Quyết định:
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh:
- Lưu: VT, CN.
H1
.(2020)QĐPD QH vung huyen Hoằng Hóa

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Nguyễn Đình Xứng

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 1481/QĐ-UBND ngày 29/04/2020 về phê duyệt quy hoạch xây dựng vùng huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2070

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


4.527

DMCA.com Protection Status
IP: 18.191.171.10
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!