Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 148/2004/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Phan Văn Khải
Ngày ban hành: 13/08/2004 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 148/2004/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 13 tháng 8 năm 2004

 

QUYẾT ĐỊNH

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 148/2004/QĐ-TTG NGÀY 13 THÁNG 8 NĂM 2004 VỀ PHƯƠNG HƯỚNG CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM MIỀN TRUNG ĐẾN NĂM 2010 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2020

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại Công văn số 7349/BKH-CLPT ngày 01 tháng 12 năm 2003,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Phương hướng chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm (KTTĐ) miền Trung đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 thực hiện đối với 5 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, bao gồm: Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định nhằm phát huy tiềm năng, vị trí địa lý và các lợi thế so sánh của vùng, từng bước phát triển vùng KTTĐ miền Trung thành một trong những vùng phát triển năng động của cả nước, bảo đảm vai trò hạt nhân tăng trưởng và thúc đẩy phát triển khu vực miền Trung và Tây Nguyên.

Điều 2. Mục tiêu phát triển chủ yếu.

1. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm giai đoạn 2006 - 2010 đạt khoảng 1,2 lần, giai đoạn 2011 - 2020 đạt khoảng 1,25 lần tốc độ tăng trưởng bình quân cả nước. Tăng tỷ lệ đóng góp của vùng trong GDP của cả nước từ 5% hiện nay lên khoảng 5,5% vào năm 2010 và 6,5% vào năm 2020.

2. Tăng giá trị xuất khẩu bình quân đầu người/năm từ 149 đô la Mỹ năm 2005 lên 375 đô la Mỹ năm 2010 và 2.530 đô la Mỹ năm 2020.

3. Tăng mức đóng góp của vùng trong thu ngân sách của cả nước từ 4,6% năm 2005 lên 6% năm 2010 và 7% năm 2020.

4. Đẩy nhanh tốc độ đổi mới công nghệ đạt bình quân 20%/năm trong tiến trình hiện đại hoá, nâng cao dần tỷ lệ lao động qua đào tạo đến năm 2010 đạt khoảng 50%.

5. Phấn đấu đến năm 2010 đạt tỷ lệ đô thị hoá của vùng KTTĐ miền Trung là 40%. Giảm và giữ không tăng tỷ lệ lao động không có việc làm xuống 5% và tiếp tục kiểm soát dưới mức an toàn cho phép là 4% đến năm 2020, phấn đấu mỗi năm giải quyết hơn 60 - 70 nghìn chỗ làm việc mới.

6. Giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 15,5% năm 2005 xuống dưới 8,8% năm 2010 và khoảng 2% năm 2020.

7. Đảm bảo an ninh chính trị, trật tự xã hội và môi trường bền vững ở đô thị và nông thôn.

Điều 3. Nhiệm vụ và các giải pháp chủ yếu thúc đẩy phát triển các ngành và lĩnh vực then chốt.

1. Nhiệm vụ mới có tính đột phá.

- Đẩy nhanh tốc độ đầu tư xây dựng các Khu kinh tế mở Chu Lai (tỉnh Quảng Nam), khu kinh tế Dung Quất (tỉnh Quảng Ngãi) và khu khuyến khích phát triển kinh tế - thương mại Chân Mây (tỉnh Thừa Thiên Huế), quy hoạch xây dựng khu kinh tế Nhơn Hội (tỉnh Bình Định) để sau năm 2010 các khu kinh tế này từng bước trở thành những hạt nhân, trung tâm phát triển của vùng.

- Đẩy mạnh vai trò trung tâm thương mại, dịch vụ và giao dịch quốc tế của thành phố Đà Nẵng, Huế, Quy Nhơn để đảm nhận chức năng thương mại, dịch vụ và giao dịch, trung tâm du lịch của cả khu vực miền Trung và Tây Nguyên.

- Hình thành các trung tâm du lịch là: Huế, Đà Nẵng, Quy Nhơn và vùng phụ cận miền Trung và Tây Nguyên.

- Hoàn thành việc xây dựng các công trình lớn về kết cấu hạ tầng để gắn kết khu vực này với các vùng lân cận, góp phần thực hiện chương trình hành lang Đông - Tây của tiểu vùng Mê Kông mở rộng, gắn với nhiệm vụ phát triển khu tam giác biên giới ba nước Việt Nam - Lào - Cămpuchia; trong đó, Đà Nẵng có vai trò là điểm trung tâm của khu vực. Hoàn thành xây dựng đường hầm qua đèo Hải Vân và đường tránh phía Tây qua thành phố Huế; hoàn thành trước năm 2007 tuyến đường cao tốc Đà Nẵng - Chu Lai - Quảng Ngãi, Đà Nẵng - Huế - Quảng Trị (trong đường cao tốc Bắc Nam).

- Hình thành trung tâm đào tạo đa ngành chất lượng cao ở Huế.

Đối với thành phố Đà Nẵng: từng bước đầu tư xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng trở thành thành phố biển - trung tâm của miền Trung có quy mô dân số khoảng 1 triệu người vào năm 2010 và gần 2 triệu người vào năm 2020, với các nhiệm vụ cơ bản như: trung tâm công nghiệp, thương mại, du lịch và dịch vụ của miền Trung; thành phố cảng, đầu mối giao thông quan trọng (cảng biển, sân bay quốc tế, giao thông xuyên Việt, xuyên á) về trung chuyển và vận tải quốc tế của miền Trung, Tây Nguyên và các nước khu vực sông Mê Kông; xây dựng khu sinh dưỡng công nghiệp (nghiên cứu cải tiến kỹ thuật, công nghệ cho các xí nghiệp công nghiệp) trung tâm tài chính, ngân hàng, chứng khoán và bưu chính viễn thông của khu vực miền Trung; một trong những trung tâm văn hoá, giáo dục, đào tạo, trung tâm khoa học công nghệ của miền Trung; một trong những địa bàn giữ vị trí quan trọng về an ninh, quốc phòng khu vực miền Trung, Tây Nguyên và cả nước.

Ngoài Đà Nẵng thực hiện đầu tư phát triển các đô thị khác như xây dựng Huế trở thành thành phố Festival, thành phố Quy Nhơn thành đô thị trung tâm phía Nam của vùng và các đô thị Hội An, Tam Kỳ, Quảng Ngãi theo hướng hình thành các trung tâm đô thị hiện đại, văn minh.

Đối với khu kinh tế mở Chu Lai (tỉnh Quảng Nam): xây dựng và phát triển khu kinh tế mở Chu Lai nhằm thử nghiệm các thể chế, chính sách mới, tạo môi trường đầu tư, phù hợp các thông lệ quốc tế cho các loại hình kinh doanh của các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước, qua đó có thêm kinh nghiệm cho hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực.

Áp dụng các mô hình động lực mới cho phát triển kinh tế, khắc phục những yếu kém và ách tắc trong chính sách và cơ chế quản lý kinh tế hiện hành trong khi chưa có điều kiện thực hiện trên phạm vi cả nước.

Phát triển khu kinh tế mở Chu Lai theo mô hình "khu trong khu" bao gồm các khu vực chủ yếu là: Khu thương mại tự do gắn với một phần cảng Kỳ Hà. Hoạt động của khu này gồm các hoạt động sản xuất hàng xuất khẩu và hàng phục vụ tại chỗ, thương mại hàng hoá, các hoạt động dịch vụ, xúc tiến thương mại; các khu công nghiệp; các khu giải trí đặc biệt, khu vực dành cho du lịch; khu dân cư hành chính.

Đối với khu kinh tế Dung Quất (tỉnh Quảng Ngãi): đã được quy hoạch trên diện tích 10.300 ha, đảm bảo vận hành có hiệu quả tổ hợp lọc hóa dầu, hoàn chỉnh các hạng mục hạ tầng căn bản.

Đẩy nhanh sự hình thành và phát triển khu kinh tế làm động lực thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá miền Trung và cả nước. Xây dựng và phát triển khu kinh tế Dung Quất trở thành một khu kinh tế tổng hợp đa ngành với các chính sách ưu đãi, khuyến khích, ổn định lâu dài, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài yên tâm đầu tư vốn vào phát triển sản xuất kinh doanh trong khung pháp lý hiện hành và ngày càng hoàn thiện. Phát triển công nghiệp lọc dầu - hoá dầu - hoá chất. Từng bước phát triển các ngành công nghiệp cơ khí, đóng sửa chữa tàu biển, luyện cán thép, sản xuất xi măng, sản xuất container...; sản xuất hàng tiêu dùng. Thu hút đầu tư và các doanh nghiệp vào kinh doanh, sản xuất trong các khu công nghiệp Bình Chánh, Bình Đông. Đẩy nhanh các hạng mục trong dự án cảng Dung Quất với 10 bến cảng dầu khí, khu cảng tổng hợp, đê chắn sóng, đê chắn cát. Phát triển hệ thống giao thông liên khu, giao thông liên vùng để phát huy vai trò của cảng Dung Quất. Tổ chức giải phóng mặt bằng, sắp xếp lại các khu dân cư, khu tái định cư. Tập trung đầu tư công trình thuỷ lợi lớn hồ chứa nước, cung ứng nước cho khu công nghiệp Dung Quất. Xây dựng trung tâm thương mại, phát triển du lịch. Phát triển các lĩnh vực xã hội, công cộng: xây dựng bệnh viện 300 giường. Hoàn thành trường đào tạo lao động kỹ thuật 1.000 học viên/năm. Xây dựng trường mẫu giáo, nhà trẻ, trường phổ thông cơ sở, trường trung học phổ thông Vạn Tường. Xây dựng các cơ sở phục vụ cho văn hoá, thể thao. Hình thành và phát triển đô thị Vạn Tường và đô thị Dốc Sỏi. Xây dựng đô thị Vạn Tường có quy mô 12 vạn dân với các chức năng là đô thị công nghiệp, dịch vụ, du lịch. Đô thị Dốc Sỏi giữ vai trò phụ trợ cho cụm công nghiệp phía Tây và là một trong những điểm nút giao thông (đường bộ, đường sắt ra cảng và nhà máy lọc dầu).

Đối với khu khuyến khích phát triển kinh tế - thương mại Chân Mây (tỉnh Thừa Thiên Huế); trước mắt, tập trung phát triển khu vực thương mại Chân Mây có diện tích khoảng 1.000 ha gắn với phát triển cảng Chân Mây theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về khu khuyến khích phát triển kinh tế-thương mại. Trong giai đoạn 2006 - 2010 xây dựng trung tâm thông tin quốc tế, cùng hệ thống dịch vụ như dịch vụ thương mại, du lịch, tài chính, ngân hàng và các ngành nghề khác với trình độ và văn minh thương mại cao. Từng bước phát triển khu công nghiệp Chân Mây và thành phố mới Chân Mây.

Khu kinh tế tổng hợp Nhơn Hội (tỉnh Bình Định): với diện tích khoảng 10 nghìn ha nằm độc lập với đất liền, trong tương lai sẽ phát triển thành khu kinh tế tổng hợp Nhơn Hội, tạo thêm động lực với vị trí hạt nhân làm động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng KTTĐ miền Trung. Diện tích xây dựng khoảng 5.000 ha được quy hoạch như sau: khu công nghiệp tập trung khoảng 1.000 ha với các ngành công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản, công nghiệp vật liệu xây dựng, cơ khí đóng mới và sửa chữa tàu thuyền, hoá dầu, điện tử và vật liệu điện, công nghiệp dệt, da, may mặc xuất khẩu, xây dựng tổng kho trung chuyển... Khu đô thị mới Nhơn Hội với diện tích khoảng 500 ha, dự kiến quy mô dân số vào năm 2010 khoảng 80 nghìn dân. Khu đô thị mới này được xây dựng theo hướng đô thị hiện đại hướng biển. Khu cảng nước sâu và các công trình dịch vụ cảng khoảng 450 ha. Khu du lịch Nhơn Hội được xây dựng khoảng 500 ha. Diện tích còn lại là để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển khu kinh tế tổng hợp.

2. Về điều chỉnh quy hoạch.

a) Về công nghiệp.

- Chuyển đổi cơ cấu sản phẩm công nghiệp theo hướng hình thành những sản phẩm công nghiệp chế biến chủ lực: công nghiệp lọc hóa dầu; công nghiệp chế biến thủy sản; công nghiệp cơ khí, điện tử; công nghiệp hàng tiêu dùng, công nghiệp vật liệu xây dựng... với trình độ công nghệ hiện đại, năng suất và chất lượng cao đảm bảo năng lực cạnh tranh của sản phẩm... Phát triển công nghiệp bổ trợ để nâng cao giá trị quốc gia trong các sản phẩm thế mạnh trong vùng.

- Từ nay đến 2010, tập trung đầu tư hoàn chỉnh và khai thác có hiệu quả các khu công nghiệp đã và đang được triển khai xây dựng với tổng diện tích khoảng 2.200 ha.

b) Về du lịch và các dịch vụ khác.

- Tăng cường đầu tư và quảng bá phát triển du lịch. Phát huy lợi thế về điều kiện tự nhiên, sinh thái, các điểm giàu tính lịch sử, văn hóa để phát triển du lịch thành một trong những ngành kinh tế chủ lực. Sớm hình thành các khu du lịch tổng hợp giải trí thể thao biển Cảnh Dương - Hải Vân - Non Nước làm trọng điểm phát triển du lịch trong khu vực góp phần hình thành trung tâm dịch vụ lớn của khu vực và cả nước. Phối hợp giữa các tỉnh trong vùng nhằm hình thành một mạng lưới không gian du lịch trong vùng du lịch miền Trung và cả nước, gắn du lịch trong vùng với các tuyến du lịch của hành lang Đông - Tây và của cả nước.

- Đẩy mạnh vai trò trung tâm thương mại và giao dịch quốc tế của thành phố Đà Nẵng, Huế, Quy Nhơn để đảm nhận chức năng dịch vụ thương mại của cả khu vực miền Trung và Tây Nguyên và là cửa ngõ cho phát triển hành lang Đông - Tây.

- Phát triển các dịch vụ chất lượng cao như tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, y tế, giáo dục... để vùng KTTĐ miền Trung trở thành một trong những trung tâm dịch vụ lớn của cả nước và quốc tế.

c) Về nông, lâm, thuỷ sản.

- Tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp và thủy sản theo hướng tăng cường khả năng phòng tránh thiên tai, phát triển nông nghiệp bền vững, phát triển nông nghiệp kết hợp với lâm nghiệp vườn đồi tạo cảnh quan, môi trường cho du lịch.

- Bố trí lại cơ cấu cây trồng, vật nuôi cho phù hợp tự nhiên, địa hình để nâng cao hiệu quả trên đơn vị diện tích canh tác, tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa nông sản.

- Rà soát quy hoạch và đầu tư khai thác tiềm năng đất đai, nước ngầm một cách hợp lý trong xây dựng các vùng nuôi trồng thủy sản trên vùng đất cát ven biển, bảo đảm phát triển sản xuất bền vững gắn với bảo vệ môi trường. Nâng cao năng lực đánh bắt xa bờ, phát triển nuôi trồng thủy sản ở vùng có điều kiện phục vụ nhu cầu sản xuất, đời sống và xuất khẩu.

d) Phát triển kết cấu hạ tầng.

Đẩy mạnh đầu tư kết cấu hạ tầng theo hướng hình thành bộ khung kết cấu hạ tầng để phát triển kinh tế - xã hội, sớm hoàn thành xây dựng các công trình đường bộ, cảng biển.

- Giao thông đường bộ, đảm bảo thông suốt, thuận lợi trong mọi tình huống, gắn kết vùng KTTĐ miền Trung với các vùng, các địa phương trong cả nước, giữa các tỉnh trong vùng; đường nối liền các cảng biển, sân bay, đô thị ven biển với các huyện phía Tây và với đường Hồ Chí Minh. Đảm bảo kết nối giao thông đường bộ giữa vùng KTTĐ miền Trung với các quốc gia trong khu vực trong chương trình phát triển tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng (GMS).

Nâng cấp đường 19 và các tuyến đường ngang từ đường 19 nối với các khu công nghiệp, các vùng nông nghiệp và khu dịch vụ. Trước mắt, cải tạo nâng cấp đoạn Km 5 + 500 đến Km 11 (ngã ba Ông Thọ - thị trấn Tuy Phước) thành đường cấp III đồng bằng. Xây dựng hoàn chỉnh trước năm 2007 tuyến đường ngang nối từ đường Hồ Chí Minh xuống quốc lộ 1A, qua Trà My (Quảng Nam), xuống Tam Kỳ và qua Trà Bồng (Quảng Ngãi) xuống khu kinh tế Dung Quất. Xây dựng hoàn chỉnh trước năm 2010 tuyến đường ven biển từ Đà Nẵng qua Hội An, khu kinh tế mở Chu Lai, khu kinh tế Dung Quất đến Sa Huỳnh (Quảng Ngãi) để vừa phát triển kinh tế - xã hội vùng dọc ven biển, vừa gắn với quốc phòng - an ninh, đồng thời nâng cao đời sống người dân. Hoàn thành Dự án xây dựng đường hầm qua đèo Hải Vân vào năm 2005 và hoàn chỉnh hệ thống giao thông đường bộ trước năm 2007. Tiếp tục xây dựng mạng lưới đường nông thôn liên huyện, liên xã, liên thôn xóm bằng nhiều nguồn vốn ngân sách kết hợp với huy động trong dân. Phấn đấu đến năm 2005, 100% số huyện có đường bê tông trải nhựa đến trung tâm huyện lỵ; đến năm 2008, 100% xã miền núi có đường ô tô đến trung tâm xã.

- Đường sắt: nâng cấp và đưa các đoạn đường sắt Thống Nhất chạy qua các thị xã, thành phố ra bên ngoài song song với các đường bộ. Xây dựng các cầu vượt, cầu dân sinh ở các đoạn có đường bộ cắt ngang đường sắt. Đầu tư, hiện đại hóa hệ thống ga đường sắt trên địa bàn. Đầu tư các tuyến đường sắt chuyên dụng gắn các cảng biển với hệ thống đường sắt quốc gia.

- Cảng biển: phát triển hệ thống cảng biển cùng với hệ thống hạ tầng khác trong vùng KTTĐ miền Trung. Cải tạo nâng cấp cảng Tiên Sa, đưa năng lực thông qua lên 4 triệu tấn/năm vào năm 2010. Từ nay đến 2010, xây dựng mới cảng nước sâu Liên Chiểu (giai đoạn I) có công suất 2 triệu tấn/năm và tiếp tục giai đoạn II nâng công suất lên 8,5 triệu tấn/năm cho thời kỳ tiếp theo. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các cảng Dung Quất, Kỳ Hà, Quy Nhơn sớm đi vào khai thác ở quy mô lớn vào năm 2005 là điều kiện quan trọng để đảm bảo phát triển khu kinh tế Dung Quất, Khu kinh tế mở Chu Lai, khu kinh tế Nhơn Hội. Cảng Quy Nhơn (Bình Định) công suất hiện tại đạt trên 2,5 triệu tấn. Dự kiến đến năm 2010 tăng thêm bến bảo đảm lượng hàng thông qua khoảng 4 triệu tấn/năm. Phấn đấu đến 2010 hoàn chỉnh xây dựng các cảng này đảm bảo cho sự phát triển mạnh của các khu kinh tế trong giai đoạn tiếp theo. Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện cảng Chân Mây, Quy Nhơn đảm bảo phát triển thành công khu khuyến khích phát triển thương mại Chân Mây, khu kinh tế Nhơn Hội là những hạt nhân quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của Thừa Thiên Huế, Bình Định nói riêng và toàn vùng nói chung.

- Sân bay: đầu tư phục hồi và nâng cấp sân bay Chu Lai giai đoạn I phục vụ khoảng 0,5 triệu lượt hành khách và khoảng 500 tấn hàng hóa/năm đáp ứng nhu cầu giao thương cho phát triển của các khu kinh tế mở Chu Lai và khu kinh tế Dung Quất. Hướng lâu dài xây dựng thành sân bay quốc tế trung chuyển của vùng và khu vực. Tiếp tục đầu tư xây dựng, nâng cấp và mở rộng sân bay Đà Nẵng để thực sự xứng đáng là sân bay quốc tế của miền Trung. Nâng cấp và khai thác có hiệu quả các sân bay đang hoạt động thường xuyên như sân bay Đà Nẵng, Phú Bài, Phù Cát.

- Bưu chính - viễn thông: đẩy mạnh hơn nữa việc xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng thông tin của khu vực có công nghệ hiện đại, thông lượng lớn, tốc độ và chất lượng cao, hoạt động hiệu quả, an toàn tạo điều kiện đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội cũng như an ninh quốc phòng của khu vực. Mật độ điện thoại bình quân từ 5,64 máy/100 dân hiện nay (năm 2002) lên 20 - 22 máy/100 dân vào năm 2010. Hệ thống truyền dẫn tiếp tục được cáp quang hoá và ngầm hoá các tuyến còn lại, giảm tối đa dây cáp đồng.

- Cấp điện: trong giai đoạn từ nay đến năm 2010 tiếp tục đầu tư nâng cấp hệ thống truyền tải điện, đảm bảo cung cấp đủ năng lượng điện cho các hoạt động kinh tế - xã hội của vùng. Xây dựng và nâng cao chất lượng của mạng 220 KV trên địa bàn bao gồm cả đường dây và hệ thống các trạm biến áp. Đầu tư xây dựng các tuyến trục 220 KV Đà Nẵng - Dung Quất, Đà Nẵng - Thành Mỹ. Xây dựng đường dây 500 KV Đà Nẵng - Dung Quất - Plâyku. Triển khai đầu tư xây dựng thuỷ điện Dakring 100 MW; thuỷ điện Dakre 30 MW, thuỷ điện Nước Trong 10 MW. Triển khai xây dựng một số nhà máy thuỷ điện độc lập nằm trên thượng nguồn sông Trà Khúc. Cải tạo và mở rộng mạng lưới điện phân phối trong vùng.

- Cấp, thoát nước và thuỷ lợi: từ nay đến 2010 hoàn thành dứt điểm các dự án cấp nước đô thị. Chuẩn bị giai đoạn II các dự án thoát nước ở Đà Nẵng, Huế, Quy Nhơn và thị xã Quảng Ngãi. Hoàn thành đúng tiến độ các dự án cấp nước cho các khu công nghiệp, khu kinh tế. Kiểm soát chặt chẽ việc đầu tư xây dựng các công trình thoát nước công nghiệp và xử lý nước thải công nghiệp ở các khu công nghiệp, khu kinh tế.

Trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, chú trọng phát triển thuỷ lợi, xây dựng các hồ chứa lớn, vừa và nhỏ, gắn với bố trí lại cơ cấu mùa vụ, cây trồng, khắc phục cơ bản hạn hán về mùa khô. Hoàn thành các dự án khôi phục hệ thống thuỷ lợi chống lũ; phát triển các công trình thuỷ lợi kết hợp với phòng tránh lũ như hồ Tả Trạch (Thừa Thiên Huế); A Vương, Phú Ninh (Quảng Nam); Nước Trong, Thạch Nham, mở rộng thêm hồ Chóp Vung, Núi Ngang và chống ngập úng ở lưu vực sông Thoa (Quảng Ngãi); hồ Định Bình (Bình Định)... Ngoài ra, tiếp tục nghiên cứu giải quyết hạn hán ở vùng sông Hương 12.000 ha; vùng Quế Sơn (Quảng Nam) 3.000 ha; vùng Đức Phổ (Quảng Ngãi) 2.000 ha; Bắc Bình Định 2.000 ha, Nam Bình Định 8.000 ha.

- Bảo vệ môi trường: xây dựng chính sách và biện pháp đồng bộ để giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường một cách chủ động và có hiệu quả. Thành lập quĩ hỗ trợ ngăn ngừa và giảm thiểu ô nhiễm. Xây dựng quy chế và kiểm tra nghiêm ngặt bảo vệ môi trường và giữ gìn cảnh quan thiên nhiên. Đặc biệt chú ý bảo vệ môi trường khu công nghiệp, đô thị; bảo vệ môi trường ven biển. Chú trọng tới việc phòng tránh, giảm nhẹ thiên tai.

đ) Phát triển lĩnh vực văn hoá - xã hội và y tế.

Phát huy giá trị các hoạt động văn hoá truyền thống trong vùng, tiếp tục đầu tư nhằm bảo vệ các di tích lịch sử, văn hoá và cách mạng, trước hết là những di sản văn hoá thế giới như Huế, Hội An, Mỹ Sơn. Xây dựng Huế trở thành thành phố Festival, mang bản sắc lễ hội truyền thống, gắn với sinh hoạt văn hoá cộng đồng của Việt Nam và tạo điều kiện hội nhập với các dân tộc trên thế giới. Nâng cấp các nhà văn hoá khu vực, phục vụ nhu cầu văn hoá ngày càng nâng cao của cộng đồng.

Thực hiện các chương trình chăm sóc sức khoẻ ban đầu; thực hiện có hiệu quả các mục tiêu của chương trình quốc gia về phòng, chống bệnh xã hội và bệnh dịch nguy hiểm.

Tăng cường trang, thiết bị kỹ thuật cho hệ thống phòng bệnh, khám chữa bệnh từ cấp xã, phường đến tuyến tỉnh theo hướng chăm sóc y tế ở cấp xã, huyện và từng bước chuyên sâu y tế cấp tỉnh. Mở rộng đào tạo cán bộ y tế và có chính sách khuyến khích bác sĩ và cán bộ về cơ sở (tuyến xã).

3. Cơ chế, chính sách phát triển.

a) Về đầu tư: thực hiện tốt các cơ chế, chính sách ưu tiên đã ban hành và áp dụng cho các khu kinh tế mở Chu Lai (ban hành theo Quyết định số 108/2003/QĐ-TTg ngày 05 tháng 6 năm 2003); áp dụng thêm những chính sách ưu đãi cho khu kinh tế Dung Quất và khu kinh tế Nhơn Hội. Áp dụng các cơ chế, chính sách ưu tiên cho khu khuyến khích phát triển kinh tế - thương mại Chân Mây. Nghiên cứu những chính sách cụ thể về quản lý đất đai (đảm bảo sử dụng hợp lý) cho việc đổi đất lấy hạ tầng. Nghiên cứu vận dụng và hoàn thiện hệ thống chính sách tài chính nhằm xúc tiến và thu hút đầu tư cho phát triển các khu công nghiệp trên cơ sở Quy chế quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất ban hành theo Nghị định số 36/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 1997 của Chính phủ.

b) Cơ chế, chính sách phát triển doanh nghiệp.

Đẩy mạnh cải cách hành chính tạo điều kiện thông thoáng nhằm hỗ trợ sự phát triển của các doanh nghiệp trên địa bàn; tạo dựng môi trường sản xuất kinh doanh rõ ràng, thống nhất, cạnh tranh bình đẳng không phân biệt thành phần kinh tế. Tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương lần thứ 3 về sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả của các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn. Đẩy mạnh công tác xúc tiến doanh nghiệp vừa và nhỏ theo tinh thần Nghị định số 90/2001/NĐ-CP ngày 23 tháng 11 năm 2001 của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nghiên cứu quy hoạch và hỗ trợ đầu tư hình thành những cụm công nghiệp tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ có điều kiện sử dụng đất và hạ tầng kỹ thuật tập trung nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

c) Chính sách phát triển khoa học công nghệ.

Sắp xếp và củng cố (đầu tư chiều sâu) hệ thống các trường Đại học, các cơ sở nghiên cứu khoa học trên địa bàn theo hướng cơ cấu lại hệ thống ngành nghề đào tạo, nghiên cứu. Hình thành những tổ chức kết nối giữa các trường đào tạo, các trung tâm nghiên cứu với các hoạt động kinh tế trên địa bàn, đặc biệt là trong nghiên cứu chuyển giao công nghệ. Gắn các hoạt động nghiên cứu với các hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn. Phối hợp với các cơ sở nghiên cứu khoa học công nghệ, đào tạo ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh trong việc nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ.

Điều 4. Phát triển nguồn nhân lực.

1. Đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao.

Đầu tư theo các bước đi thích hợp để các đại học vùng ở Đà Nẵng, Huế trở thành cơ sở đào tạo đa ngành, trung tâm nghiên cứu khoa học hướng vào phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của khu vực miền Trung. Từng bước nâng cấp các trường đại học của vùng theo quy hoạch mạng lưới các trường đại học đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Xây dựng trường Đại học Phạm Văn Đồng (Quảng Ngãi) vào năm 2010.

2. Đào tạo lực lượng lao động lành nghề.

Phấn đấu đến năm 2005, tỷ lệ số lao động trong độ tuổi được đào tạo nghề và hướng nghiệp là 13 - 15% và đến năm 2010 đạt 18 - 20%. Mở rộng quy mô và chất lượng giáo dục chuyên nghiệp theo 2 hướng: mở rộng quy mô ngành nghề phổ cập để đáp ứng nhu cầu học nghề trong xã hội; đào tạo chất lượng cán bộ kỹ thuật có trình độ cao, đào tạo công nhân lành nghề bậc cao trong các trường trọng điểm; kết hợp chặt chẽ giữa phổ thông và chuyên nghiệp, dạy nghề để đào tạo đội ngũ công nhân lành nghề. Tiến hành quy hoạch, sắp xếp hệ thống mạng lưới trường trung học chuyên nghiệp, dạy nghề trên địa bàn phù hợp với yêu cầu cơ cấu nhân lực và phát triển kinh tế vùng. Xây dựng một số trung tâm dạy nghề kỹ thuật cao nhằm đào tạo công nhân kỹ thuật cho các khu công nghiệp. Trước mắt, xây dựng trường dạy nghề Dung Quất, trường dạy nghề kỹ thuật cao do Chính phủ Hàn Quốc tài trợ tại Quảng Ngãi.

Điều 5. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân thuộc các tỉnh, thành phố vùng KTTĐ miền Trung có trách nhiệm kiểm tra, theo dõi thực hiện phương hướng chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội vùng KTTĐ miền Trung một cách chặt chẽ, xây dựng kế hoạch 5 năm, hàng năm, chương trình và dự án đầu tư phát triển phù hợp.

Ban Điều phối phát triển các vùng KTTĐ chỉ đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư kết hợp các Bộ, ngành có liên quan, Uỷ ban nhân dân các địa phương tiến hành rà soát lại quy hoạch phát triển trên toàn địa bàn một cách thiết thực và có hiệu lực cao. Trước hết, tập trung sức rà soát lại quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của cả vùng KTTĐ, đặc biệt là rà soát quy hoạch phát triển đô thị, các hành lang kinh tế, các khu công nghiệp, hệ thống cảng biển...

Rà soát quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh nhằm điều chỉnh quy hoạch phù hợp với tình hình phát triển mới. Sau khi tiến hành rà soát các quy hoạch tổng thể, các ngành, các địa phương cần triển khai sớm các quy hoạch chi tiết, đảm bảo thông báo kịp thời các quy hoạch các cấp và mọi người dân.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương liên quan triển khai các chương trình, dự án đầu tư trọng điểm.

Các Bộ, ngành Trung ương có trách nhiệm phối hợp, giúp đỡ các tỉnh, thành phố thuộc vùng KTTĐ miền Trung trong quá trình rà soát, tổ chức thực hiện các chương trình và dự án đã đề ra, đảm bảo sự thống nhất giữa quy hoạch từng tỉnh, thành phố với quy hoạch vùng và cả nước.

Điều 6. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo và thay thế Quyết định số 1018/1997/QĐ-TTg ngày 29 tháng 11 năm 1997 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm miền Trung giai đoạn từ nay đến năm 2010.

Điều 7. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố thuộc vùng KTTĐ miền Trung và các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

Phan Văn Khải

(Đã ký)

 

THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT
-----------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
--------------

No. 148/2004/QD-TTg

Hanoi, August 13, 2004

 

DECISION

ON MAJOR ORIENTATIONS FOR SOCIO-ECONOMIC DEVELOPMENT OF THE CENTRAL VIETNAM KEY ECONOMIC REGION TILL 2010, WITH A VISION TO 2020

THE PRIME MINISTER

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
At the proposal of the Minister of Planning and Investment in Official Dispatch No. 7349/BKH-CLPT of December 1, 2003,

DECIDES:

Article 1.- To approve the major orientations for socio-economic development of the Central Vietnam key economic region till 2010, with a vision to 2020, to be materialized in 5 provinces and centrally-run cities, including Da Nang city, Thua Thien Hue, Quang Nam, Quang Ngai and Binh Dinh provinces, in order to bring into play the region's potentials, geographical position and comparative advantages, step by step develop the Central Vietnam key economic region into one of the country's dynamically developing regions, and ensure its role as the growth nucleus and booster of development of Central Vietnam and the Central Highlands.

Article 2.- Major development objectives

1. To attain an annual GDP growth rate of 1.2 times and 1.25 times the national average GDP growth rate in the 2006-2010 and 2011-2020 periods respectively. To increase the region's contribution to the national GDP from the current 5% to around 5.5% by 2010 and 6.5% by 2020.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. To raise the percentage of the region's contribution to the national budget revenues from 4.6% in 2005 to 6% by 2010 and 7% by 2020.

4. To speed up the technological renewal at an average rate of 20%/year in the modernization process, and to gradually raise the percentage of trained laborers to around 50% by 2010.

5. To strive for the urbanization rate of 40% by 2010 in the Central Vietnam key economic region. To reduce the unemployment rate to 5% and continue controlling it below the permitted safety rate of 4% by 2020, striving to create more than 60-70 thousand jobs a year.

6. To reduce the percentage of poor households from 15.5% in 2005 to under 8.8% by 2010 and around 2% by 2020.

7. To ensure the political security, social order and sustainable environment in urban and rural areas.

Article 3.- Tasks and major solutions to promote the development of key branches and fields

1. New breakthrough tasks

- To speed up investment in the construction of Chu Lai open economic zone (Quang Nam province), Dung Quat economic zone (Quang Ngai province) and Chan May economic-commercial development promotion zone (Thua Thien Hue province), and to plan the construction of Nhon Hoi economic zone (Binh Dinh province), so that these economic zones can gradually become the region's development nuclei and centers after 2010.

- To promote the role of Da Nang, Hue and Quy Nhon cities as commercial, service and international transaction centers to assume the commercial, service and transaction functions as well as the role of a tourist center of the whole Central Vietnam and the Central Highlands.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- To complete the construction of large infrastructure works to link the region to its vicinities, thus contributing to the execution of the East-West corridor program of the greater Mekong sub-region for developing the border triangle of Vietnam, Laos and Cambodia; in which Da Nang city shall play the role as the region's central point. To complete the construction of Hai Van mountain pass tunnel and the western bypass running through Hue city; to complete before 2007 two expressways of Da Nang - Chu Lai - Quang Ngai and Da Nang - Hue - Quang Tri (in the North-South Highway).

- To form a high-quality multi-branch training center in Hue city.

For Da Nang city: To step by step invest in the construction and development of Da Nang city into a seaside city - the center of the Central Vietnam with the population of around 1 million by 2010 and around 2 million by 2020, and assigned with such basic tasks as: playing the role as an industrial, commercial, tourist and service center of the Central Vietnam; a port city and an important traffic hub (seaports, international airports, trans-Vietnam and trans-Asia transport) for transit and international transport in Central Vietnam, the Central Highlands and countries in the Mekong river basin; building the industrial nursery (research into technical and technological innovations for industrial enterprises), and a financial, banking, securities, post and telecommunications center of Central Vietnam; becoming one of the cultural, educational, training, scientific and technological centers of Central Vietnam, and one of the geographical areas of security and defense importance of Central Vietnam, the Central Highlands and the whole country.

Besides Da Nang city, investment shall also be made in the development of other urban centers, such as Hue city into a festival city, Quy Nhon city into the central urban center to the south of the region, and Hoi An, Tam Ky and Quang Ngai urban areas into modern and civilized urban centers.

For Chu Lai open economic zone (Quang Nam province): To build and develop it in order to experiment the new institutions and policies, create an investment environment compatible with the international practices for various business forms of domestic and foreign economic organizations, thereby gathering more experience for international and regional economic integration.

To apply new motive force models to the economic development, remedy weaknesses and remove obstacles in the current economic management policies and mechanisms before conditions allow the nationwide application thereof.

To develop Chu Lai open economic zone after the model of "zone in zone", including the following main sub-zones: The free trade zone associated to a part of Ky Ha port, with activities of production of export goods and goods for on-spot service, commodity commerce, service and trade promotion activities; industrial parks, special entertainment areas, tourist areas, administrative-population quarters.

For Dung Quat economic zone (Quang Ngai province): To ensure the efficient operation of the oil refinery and petrochemical complex and completion of basic infrastructure works on the planned land area of 10,300 hectares.

To step up the formation and development of this economic zone to serve as a motive force for the industrialization and modernization of Central Vietnam and the whole country. To build and develop Dung Quat economic zone into a multi-branch general economic zone enjoying the preferential and incentive policies in a stable and long-term manner, create favorable conditions for domestic and foreign investors to invest their capital in production and business development within the current legal framework, which shall be further and further improved. To develop oil refinery - petrochemical - chemical industries. To step by step develop industries of mechanical engineering, sea-going ship building and repair, steel milling, cement production, container production, etc., as well as the consumer goods production. To attract investment and enterprises into business and production activities in Binh Chanh and Binh Dong industrial parks. To speed up the completion of work items in Dung Quat port project with 10 petroleum ports, combined port, wave-breaking and sand-shielding dikes. To develop the inter-zonal and inter-regional traffic systems so as to bring into full play the role of Dung Quat port. To organize the ground clearance and re-arrangement of population and resettlement quarters. To concentrate investment in large irrigation works and water reservoirs so as to supply water for Dung Quat industrial park. To build the trade center and develop tourism. To develop social and public-service domains: to build a 300-bed hospital, complete the building of a school for training of technical workers which can enroll 1,000 students a year. To build kindergartens, crốches, junior-high schools and Van Tuong senior high-school. To build establishments in service of cultural and sport activities. To form and develop Van Tuong urban center into an industrial, service and tourist urban center with a population of 120,000 and Doc Soi urban center into an auxiliary quarter of the western industrial cluster and one of the traffic hubs (for roads and railways to the port and oil refinery).

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



For Nhon Hoi general economic zone (Binh Dinh province): To develop in the future Nhon Hoi general economic zone on a land area of around 10,000 hectares isolated from inland, thus creating more motive force for promoting socio-economic development of the Central Vietnam key economic region. Its construction ground area of around 5,000 hectares shall be planned as follows: An industrial park shall be built on an area of 1,000 hectares for industries of processing agricultural, forest and aquatic products, producing construction materials, ship-building and repairing, petrochemistry, electronics and electrical materials, textile, leather and garment for export, as well as a general entrepot. To build Nhon Hoi new urban center with a land area of around 500 hectares and a population of around 80,000 by 2010 into a sea-front modern city. A deep-water port and port service works shall occupy an area of around 450 hectares. Nhon Hoi tourist resort shall be built on an area of 500 hectares. The remaining area shall be reserved for construction of infrastructure works in service of development of the general economic zone.

2. On the planning adjustment

a/ Regarding industry

- To restructure industrial products along the direction of forming key products of processing industries: petrochemical industry; aquatic product processing industry; mechanical and electronic industries; consumer goods industry; construction material industry, etc., with modern technologies, high productivity and quality, thus ensuring the competitiveness of such products. To develop supporting industries to raise the national value in the regional products with competitive edges.

- From now till 2010, to concentrate on investing in the completion and efficient operation of industrial parks which have been under construction on a total land area of around 2,200 hectares.

b/ Regarding tourism and other services

- To increase investment in, popularize and develop tourism. To bring into play advantages of natural conditions, ecology and spots rich in historical and cultural values, so as to develop tourism into one of the region's key economic sectors. To form as soon as possible general tourist resorts combined with entertainment and marine sports in Canh Duong - Hai Van - Non Nuoc areas as key points for tourist development in the region, thus contributing to the formation of a large service center of the region and the whole country. To coordinate with the regional provinces in forming a network of tourist spaces in Central Vietnam and the whole country, linking tourist activities in the region with the tourist routes of the East-West corridor and the whole country.

- To enhance the role of Da Nang, Hue and Quy Nhon cities as commercial and international transaction centers which can provide commercial services for both Central Vietnam and the Central Highlands and being the gateway for the development of the East-West corridor.

- To develop high-quality services such as financial, banking, insurance, healthcare and educational services, so as to make the Central Vietnam key economic region one of major national and international service centers.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- To continue stepping up the restructuring of agriculture and fisheries along the direction of raising the capability to ward off natural calamities, sustainably develop agriculture, develop agriculture in combination with horticulture and hill forestry, in order to create landscapes and environment for tourist purposes.

- To restructure crops and husbandry to suit natural conditions and terrains, so as to raise the efficiency on cultivated acreage unit and the competitiveness of farm produce.

- To revise the planning on, and invest in, rational exploitation of land and ground water resources in building of aquaculture areas in coastal sandy land, thus ensuring the sustainable development of production associated with the environmental protection. To raise the offshore-fishing capacity and develop aquaculture in areas where conditions permit so as to satisfy production, daily life and export demands.

d/ Regarding the infrastructure development

To intensify the investment in infrastructure along the direction of forming the infrastructure framework for socio-economic development, and complete as soon as possible the building of roads and seaports.

- Regarding road traffic: To ensure the uninterrupted and convenient traffic in all circumstances, linking the Central Vietnam key economic region with other regions and localities throughout the country, and among the regional provinces; to build roads linking seaports, airports and seaside urban centers with the western districts and Ho Chi Minh road. To ensure the road connections between the Central Vietnam key economic region and the regional countries within the program on development of the greater Mekong sub-region (GMS).

To upgrade Road No. 19 and cross road sections linking Road No. 19 to industrial parks, agricultural areas and tourist resorts. For the immediate future, to renovate and upgrade the section from km 5 + 500 to km 11 (Ong Tho T-junction to Tuy Phuoc district township) into a grade-III delta road. To build and complete before 2007 the cross road section linking Ho Chi Minh road to National Highway 1A, running through Tra My (Quang Nam province), heading to Tam Ky and running through Tra Bong (Quang Ngai province) to Dung Quat economic zone. To build and complete before 2010 the seaside road from Da Nang city, running through Hoi An town, Chu Lai open economic zone, Dung Quat economic zone to Sa Huynh (Quang Ngai province) for the socio-economic development along the coastline in combination with defense and security as well as the improvement of people’s life. To complete the project on building Hai Van mountain pass tunnel by 2005 and perfect the road system before 2007. To continue building the network of inter-district, inter-commune and inter-village rural roads with various State budget sources in combination with capital mobilized from the population. To strive for 100% of districts having asphalted concrete roads linking to district capital centers by 2005; and 100% of mountain communes having motor roads to commune centers by 2008.

- Regarding railway: To upgrade and relocate Thong Nhat railway sections running through provincial capitals and cities to their outskirts in parallel with roads. To build flyovers and bridges for local people’s travel in areas where exist roads crossing railways. To invest and modernize the system of railway stations in the region. To invest in special-use railways linking seaports to the national railway system.

- Regarding seaports: To develop the seaport system together with other infrastructure systems in the Central Vietnam key economic region. To renovate and upgrade Tien Sa port, raising its cargo-handling capacity to 4 million tons/year by 2010. From now till 2010, to build new Lien Chieu deep-water port (phase I) with the handling capacity of 2 million tons/year and raise its capacity to 8.5 million tons/year in phase II for the subsequent period. To accelerate the construction of Dung Quat, Ky Ha and Quy Nhon ports, in order to put them into large-scale operation by 2005, which constitutes an important condition for ensuring the development of Dung Quat economic zone, Chu Lai open economic zone and Nhon Hoi economic zone. Quy Nhon port (Binh Dinh province), which has the current handling capacity of over 2.5 million tons/year, is expected to have more wharves to handle around 4 million tons of cargoes a year by 2010. To strive to complete by 2010 the construction of these ports with a view to guaranteeing the vigorous development of the said economic zones in the subsequent period. To continue building and improving Chan May and Quy Nhon ports to ensure the successful development of Chan May commercial development promotion zone and Nhon Hoi economic zone into important centers, pushing forward the socio-economic development of Thua Thien Hue and Binh Dinh provinces in particular and the whole region in general.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Regarding post and telecommunications: To further step up the building and development of the region's information infrastructure furnished with modern technologies, having a large capacity, high speed and quality, and efficiently and safely operating, thus creating conditions for stepping up the application and development of information technology in service of the socio-economic development as well as defense and security of the region. To raise the number of telephone sets for every 100 people from current 5.64 (2002) to 20-22 by 2010. The transmission system shall continue to be laid underground with more optic-fiber cable and less copper cable lines.

- Regarding electricity supply: In the period from now till 2010, to continue investing in the upgrading of the electricity transmission system, ensuring the sufficient supply of electric power for the region's socio-economic activities. To build and raise the quality of the 220 kV network in the region, including transmission lines and the system of transformer stations. To invest in the building of 220 kV axial transmission lines of Da Nang - Dung Quat and Da Nang - Thanh My. To build the 500 kV transmission line of Da Nang - Dung Quat - Pleiku. To start the investment in the construction of Dakring 100 MW hydroelectric power plant, Dakre 30 MW hydroelectric power plant and Nuoc Trong 10 MW hydroelectric power plant. To commence the construction of a number of independent hydroelectric power plants upstream Tra Khuc river. To renovate and expand the regional electricity supply network.

- Regarding the water supply, drainage and irrigation: From now till 2010, to definitely complete the urban water supply projects. To prepare for stage II of the water drainage projects in Da Nang, Hue and Quy Nhon cities and Quang Ngai provincial capital. To complete as scheduled the projects on supply of water for industrial parks and economic zones. To closely control the investment in the construction of industrial water drainage and industrial waste water treatment works in industrial parks and economic zones.

In the period from now till 2020, to attach importance to the irrigation development and construction of large-, medium- and small-sized reservoirs, in association with the farming season and crop restructuring, thus substantially relieving drought in dry season. To complete the projects on restoration of the anti-flood irrigation system; develop irrigation-cum-flood prevention works, such as Ta Trach lake (Thua Thien Hue); A Vuong and Phu Ninh lakes (Quang Nam); Nuoc Trong and Thach Nham lakes, expand Chop Vung and Nui Ngang lakes and combat water flooding and inundation in Thoa river basin (Quang Ngai); Binh Dinh lake (Binh Dinh), etc., Besides, to continue researches to relieve drought in an area of 12,000 hectares in Huong river basin; 3,000 hectares in Que Son (Quang Nam); 2,000 hectares in Duc Pho (Quang Ngai); 2,000 hectares in northern Binh Dinh province; and 8,000 hectares in southern Binh Dinh province.

- Regarding the environmental protection: To formulate synchronous policies and measures to solve the environmental pollution problems in an active and effective manner. To set up a support fund for pollution prevention and reduction. To formulate the regulation on and stringently inspect the environmental protection and preservation of natural landscapes. To pay special attention to the protection of industrial parks and urban environment; to protect the coastal environment. To attach importance to the prevention and reduction of natural calamities.

e/ Regarding socio-cultural and healthcare development

To promote the values of traditional cultural activities in the region, continue investing in the protection of historical, cultural and revolutionary relics, first of all the world cultural heritages of Hue, Hoi An and My Son. To build Hue city into a festival city characterized with the traditional festival identity and Vietnam's community cultural activities, and create conditions for integration with the nations in the world. To upgrade local cultural houses to serve the community's increasing cultural demands.

To implement the primary healthcare programs; to achieve objectives of the national program on social and dangerous disease and epidemic prevention and combat.

To supply more technical equipment for the system of disease prevention and medical examination and treatment establishments from communes and wards to provinces along the direction of providing primary healthcare at commune and district levels and step by step specializing medical activities at provincial level. To expand the training of medical workers and adopt policies to encourage medical doctors and workers to work in grassroots establishments (commune level).

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ Regarding investment: To well materialize the preferential mechanisms and policies already promulgated and applied to Chu Lai open economic zone (promulgated together with Decision No. 108/2003/QD-TTg of June 5, 2003); and apply more preferential policies to Dung Quat and Nhon Hoi economic zones. To apply preferential mechanisms and policies to Chan May economic-commercial development promotion zone. To study specific policies on land management (for ensuring the rational land use) to serve the exchange of land for infrastructure. To study for application and improvement of the system of financial policies in order to promote and attract investment for development of industrial parks in compliance with the Regulation on management of industrial parks and export-processing zones, promulgated together with the Government's Decree No. 36/ND-CP of April 24, 1997.

b/ Regarding mechanisms and policies for development of enterprises

To step up the administrative reform in order to create favorable conditions in support of the development of enterprises in the region; to create a transparent and uniform production and business environment, and an equal footing for competition among all economic sectors. To continue implementing the Resolution of the 3rd plenum of the Party Central Committee on the reorganization, renewal and raising of efficiency of State enterprises in the region. To step up the promotion of medium- and small-sized enterprises under the Government's Decree No. 90/2001/ND-CP of November 23, 2001 on assistance for development of medium- and small-sized enterprises. To study the planning on, and provide investment support for, formation of industrial clusters, thus creating conditions for medium- and small-sized enterprises to use land and concentrated technical infrastructure for raising their production and business efficiency.

c/ Regarding the scientific and technological development policies

To reorganize and consolidate (with intensive investments) the system of universities and scientific research institutes in the region along the direction of restructuring the system of training and researching domains. To form organizations linking training schools and researching centers with economic activities in the region, especially in technology research and transfer. To combine researching activities with operations of enterprises in the region. To coordinate with the scientific and technological research or training establishments in Hanoi city and Ho Chi Minh city in the scientific and technological research and application.

Article 4.- Human resource development

1. Training of high-grade human resource

To invest through appropriate steps in the regional universities in Da Nang and Hue to make them multi-branch training establishments and scientific research centers in service of socio-economic development of Central Vietnam. To step by step upgrade the regional universities according to the planning on the network of universities already approved by the Prime Minister. To build Pham Van Dong University (Quang Ngai) by 2010.

2. Training of skilled laborers

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 5.- The ministries, the ministerial-level agencies, the Government-attached agencies and the People's Committees of the provinces and cities in the Central Vietnam key economic region shall have to closely inspect and monitor the realization of the major orientations for socio-economic development of the Central Vietnam key economic region, and work out 5-year and annual plans, appropriate development investment programs and projects.

The coordinating committee for development of key economic regions shall direct the Ministry of Planning and Investment in coordinating with the concerned ministries and branches and the local People's Committees in revising the development planning of the whole region to make it practical and highly effective. For the immediate future, to concentrate efforts on reviewing the overall planning on socio-economic development of the whole key economic region, particularly the plannings on development of urban centers, economic corridors, industrial parks, the system of seaports, etc.

To review the socio-economic development plannings of the regional provinces in order to readjust them to suit the new development situation. After reviewing the overall planning, the branches and localities shall have to organize as soon as possible the implementation of the detailed plannings, and promptly notify them to all levels and people.

The Ministry of Planning and Investment shall assume the prime responsibility for and coordinate with the concerned ministries, branches and localities, in organizing the implementation of key investment programs and projects.

The ministries and central-level branches shall have to coordinate with, and render supports to, the provinces and cities in the Central Vietnam key economic region in reviewing and organizing the implementation of the already set programs and projects, thus ensuring the conformity of the planning of each province or city with the plannings of the region and the whole country.

Article 6.- This Decision takes effect 15 days after its publication in the Official Gazette and replaces the Prime Minister's Decision No. 1018/1997/QD-TTg of November 29, 1997 approving the overall planning on socio-economic development of the Central Vietnam key economic region in the period from now till 2010.

Article 7.- The presidents of the People's Committees of the provinces and centrally-run cities in the Central Vietnam key economic region and the ministers and the heads of the ministerial-level agencies and the Government-attached agencies shall have to implement this Decision.

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 148/2004/QĐ-TTg ngày 13/08/2004 về phương hướng chủ yếu phát triển kinh tế-xã hội vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


8.241

DMCA.com Protection Status
IP: 3.149.242.223
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!