Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 145/2004/QĐ-TTG Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Phan Văn Khải
Ngày ban hành: 13/08/2004 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 145/2004/QĐ-TTG

Hà Nội, ngày 13 tháng 8 năm 2004

 

QUYẾT ĐỊNH

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 145/2004/QĐ-TTG NGÀY 13 THÁNG 8 NĂM 2004 VỀ PHƯƠNG HƯỚNG CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM BẮC BỘ ĐẾN NĂM 2010 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2020

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại Công văn số 7349/BKH-CLPT, ngày 01 tháng 12 năm 2003,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Phương hướng chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm (KTTĐ) Bắc bộ đến 2010 và tầm nhìn đến 2020 thực hiện đối với 8 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, bao gồm: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Tây, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh nhằm phát huy tiềm năng, lợi thế về vị trí địa lý, hệ thống kết cấu hạ tầng để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế- xã hội Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ một cách có hiệu quả và bền vững; đi đầu trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, luôn giữ vai trò đầu tàu đối với cả Vùng Bắc bộ và cả nước trong quá trình thúc đẩy, hỗ trợ các vùng khác, nhất là các vùng khó khăn, cùng phát triển. Đi đầu về hợp tác quốc tế, về thu hút đầu tư nước ngoài, kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế- xã hội với tăng cường, củng cố quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ môi trường.

Điều 2. Những mục tiêu phát triển chủ yếu:

1. Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm giai đoạn 2006-2010 bằng khoảng 1,3 lần, và giai đoạn 2011-2020 khoảng 1,25 lần mức tăng trưởng bình quân chung của cả nước. Tăng tỷ trọng đóng góp trong GDP của cả nước từ 21% năm 2005 lên khoảng 23-24% vào năm 2010 và khoảng 28-29% vào năm 2020.

2. Tăng giá trị xuất khẩu bình quân đầu người/năm từ 447 đô la Mỹ năm 2005 lên 1200 đô la Mỹ năm 2010 và 9200 đô la Mỹ năm 2020.

3. Tăng mức đóng góp của Vùng trong thu ngân sách của cả nước từ 23% năm 2005 lên 26% năm 2010 và 29% năm 2020.

4. Đẩy nhanh tốc độ đổi mới công nghệ đạt bình quân 20-25%/năm, đi đầu trong tiến trình hiện đại hoá, có tỷ lệ công nghệ tiên tiến đạt khoảng 45%. Đưa tỷ lệ lao động qua đào tạo khoảng 55% vào năm 2010.

5. Giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 1,5% năm 2010 và dưới 0,5% năm 2020 và giảm tỷ lệ lao động không có việc làm đến 2010 xuống khoảng 6,5% và tiếp tục kiểm soát ở mức an toàn cho phép là 4%. Đến năm 2010 đảm bảo tỷ lệ 100% dân số thành thị được dùng nước máy; khoảng 90-95% dân số nông thôn sử dụng nước sạch; 100% số hộ gia đình nông thôn có hố xí hợp vệ sinh; nhân dân đi lại dễ dàng và được chăm sóc sức khỏe tốt, được đi học và có học vấn cao hơn.

6. Giảm tỷ lệ tăng dân số tự nhiên xuống 1% vào năm 2010 và xuống dưới 0,8% vào năm 2020. Kiểm soát tăng dân số trung bình (bao gồm cả tác động di dân cơ học) ở mức không vượt quá 1,5%. Bảo đảm kỷ cương, trật tự an toàn xã hội, giữ vững an ninh quốc phòng; bảo đảm bền vững môi trường cả ở đô thị và nông thôn trong vùng.

Điều 3. Nhiệm vụ và các giải pháp phát triển các ngành và lĩnh vực then chốt.

1. Phương hướng mới có tính đột phá.

- Phát triển các ngành kỹ thuật cao, dịch vụ chất lượng cao như: công nghiệp phần mềm, thiết bị tin học, tự động hóa và các sản phẩm nghiên cứu khoa học thành ngành công nghiệp mũi nhọn; sản xuất các thiết bị tự động hoá, rô bốt, sản xuất vật liệu mới, thép chất lượng cao; phát triển các ngành công nghiệp đóng tàu, cơ khí chế tạo.

- Khẩn trương xây dựng và phát triển các ngành công nghiệp bổ trợ mà Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ có lợi thế cạnh tranh để tăng giá trị gia tăng của sản phẩm, tăng sức cạnh tranh và hiệu quả trong hội nhập; các ngành cơ khí chế tạo thiết bị và phụ tùng như các thiết bị cho sản xuất ô tô, xe máy, sản xuất thiết bị điện và linh kiện điện tử, sản xuất động cơ nổ, động cơ điện (nhất là động cơ điện có công suất lớn)…

- Xây dựng khu kinh tế tổng hợp thuộc huyện đảo Vân Đồn (Quảng Ninh), du lịch sinh thái biển chất lượng cao và nuôi trồng gắn với chế biến đặc hải sản.

- Xây dựng mới khu sinh dưỡng công nghiệp (nghiên cứu cải tiến kỹ thuật, công nghệ cho các xí nghiệp công nghiệp) đặt tại Vĩnh Phúc.

- Xây dựng trung tâm đào tạo nghề trình độ cao cho cả Vùng đặt tại Vĩnh Phúc.

- Xây dựng trung tâm đào tạo chất lượng cao và nghiên cứu xây dựng trường Đại học thực hành đa ngành chất lượng cao đặt tại Hưng Yên theo mô hình gắn đào tạo với nhà máy của các khu công nghiệp theo hướng có cổ phần trong cơ sở đào tạo, hỗ trợ thiết bị, cán bộ kỹ thuật đào tạo theo yêu cầu của cả một dây truyền hoàn chỉnh...

- Xây dựng trung tâm y tế chất lượng cao cho cả Vùng dự kiến đặt tại Hà Tây và Hải Dương.

- Xây dựng tổng kho trung chuyển đặt tại tỉnh Hải Dương.

- Xây dựng mới các tuyến đường cao tốc: Hà Nội- Hải Phòng (theo hướng đường 5 lệch về Nam đồng bằng sông Hồng); Nội Bài - Hạ Long - Móng Cái; Hà Nội - Ninh Bình; Láng - Hoà Lạc- Trung Hà; Hà Nội - Việt Trì; Hà Nội - Thái Nguyên.

- Xây dựng mới tuyến đường sắt từ Yên Viên, thành phố Hà Nội đến Phả Lại và thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh; đường sắt nối cảng Hải Phòng với cảng Đình Vũ, thành phố Hải Phòng.

- Nghiên cứu xây dựng cảng nước sâu mới tại Hải Phòng (nếu điều kiện kỹ thuật cho phép).

- Xây dựng đường xe điện ngầm, đường sắt nội đô Hà Nội và nối đường sắt Hà Nội - Hoà Lạc.

2. Định hướng điều chỉnh quy hoạch.

Chuyển dịch nhanh hơn cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa tạo ra các sản phẩm mũi nhọn, gắn với thị trường và tăng sức cạnh tranh. Dự kiến đến năm 2010 tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ của Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ trong GDP khoảng 94-95% và đến năm 2020 đạt khoảng 96-97%. Tăng tỷ trọng lao động làm việc trong lĩnh vực phi nông nghiệp; tăng số việc làm có năng suất cao và tiêu hao ít năng lượng; sử dụng đất có hiệu quả... trên cơ sở phát triển các ngành công nghệ cao và sản xuất các sản phẩm có hàm lượng chất xám cao.

2.1. Về phát triển công nghiệp.

Cơ cấu sản phẩm chủ lực là các sản phẩm giá trị lớn, chứa hàm lượng chất xám cao như kỹ thuật phần mềm, phần cứng, kỹ thuật điện, điện tử, sản xuất thiết bị máy móc, đóng và sửa chữa tàu thủy, sản xuất thép (các sản phẩm thép hợp kim, thép tấm, thép lá, thép hình cỡ lớn, thép có cường độ cao dùng trong cấu kiện bê tông dự ứng lực, thép chế tạo), than, xi măng, vật liệu xây dựng cao cấp, chế biến nông, lâm, thủy sản, lương thực, thực phẩm, dệt, da, may… Đồng thời, phát huy thế mạnh của Vùng phát triển mạnh công nghiệp bổ trợ nhằm nâng cao giá trị các sản phẩm; phát triển sản phẩm mới đi ngay vào công nghệ hiện đại đi đôi với bảo vệ môi trường; phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản.

Đặc biệt quan tâm đến phát triển tiểu thủ công nghiệp, xây dựng các mô hình phát triển bền vững; các làng nghề truyền thống và làng có nghề theo hướng phát triển sản phẩm cho xuất khẩu, coi đây là thế mạnh đặc thù của Vùng.

Chuyển dịch dần công nghiệp lên dọc tuyến hành lang đường 18 và hành lang đường 21 tại những khu vực gò đồi, đất xấu để giảm sử dụng đất tốt dành cho sản xuất nông nghiệp và tránh sự tập trung công nghiệp quá mức vào các đô thị, khu dân cư ở vùng đồng bằng. Tuy nhiên, cũng cần tính đến phát triển công nghiệp sạch ở các tỉnh trong vùng đảm bảo cơ cấu kinh tế phát triển có hiệu quả.

2.2. Về dịch vụ, tập trung phát triển các ngành dịch vụ một cách toàn diện, đặc biệt là các ngành dịch vụ chất lượng cao, trình độ cao trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, thương mại, du lịch, khoa học- công nghệ, viễn thông, vận tải hàng không, vận tải hàng hải; phát triển thị trường bất động sản, thị trường vốn, thị trường chứng khoán; phát huy có hiệu quả các tổ chức tài chính, đào tạo và dịch vụ y tế chất lượng cao.

Xây dựng các trung tâm về dịch vụ khoa học-công nghệ, văn hoá- xã hội, y tế... có tầm cỡ quốc gia, khu vực và quốc tế.

Tiếp tục thúc đẩy vai trò trung tâm thương mại và giao dịch quốc tế của Thủ đô Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh để đảm nhận chức năng dịch vụ thương mại và trung tâm du lịch của cả khu vực phía Bắc và cả nước.

Phát triển dịch vụ vận tải công cộng (xe buýt và xe điện) từ Hà Nội đi các tỉnh (có bán kính khoảng 60 km) để tăng cường liên kết, giao lưu giữa các tỉnh, thành phố.

2.3. Về nông, lâm, thủy sản.

Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa có năng suất, chất lượng cao, tạo nhiều giá trị trên mỗi đơn vị diện tích đất nông lâm nghiệp, phục vụ trực tiếp và chủ yếu cho nhu cầu tiêu dùng ở các đô thị và khu công nghiệp trong vùng và cho xuất khẩu. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ sinh học, công nghệ bảo quản và chế biến sau thu hoạch. Hình thành các vùng sản xuất hàng hóa quanh các đô thị. Đặc biệt chú trọng phát triển nông nghiệp sạch, gắn phát triển nông nghiệp với việc xây dựng nông thôn mới trên cơ sở phát triển công nghiệp chế biến và phát triển kinh tế trang trại hộ gia đình. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đầu tư các vùng nuôi trồng thủy sản tập trung sản xuất hàng hóa chất lượng cao; đẩy mạnh phát triển nuôi trồng hải sản biển đi đôi với việc xây dựng khu bảo tồn biển.

Phát triển rừng nguyên liệu, đặc biệt rừng nguyên liệu gỗ trụ mỏ, vùng rừng ngập mặn ven biển. Hướng vào khai thác có hiệu quả vùng đồi, hình thành các khu rừng ven biển, bảo tồn danh thắng và các vườn rừng quốc gia. Phát triển mạnh cây xanh trong các đô thị, trong các khu công nghiệp.

Ưu tiên đầu tư các vùng nuôi trồng thủy sản tập trung sản xuất hàng hóa chất lượng cao tại các tỉnh trong Vùng; đẩy mạnh phát triển nuôi hải sản biển đi đôi với việc xây dựng khu bảo tàng biển. Kết hợp kinh tế biển và ven bờ theo hướng phát triển cả đánh bắt, nuôi trồng, chế biến thủy hải sản và trồng rừng ven biển. Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm dịch vụ, chế biến xuất khẩu thủy sản của cả miền Bắc.

2.4. Về phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội đảm bảo tính đồng bộ và đi trước một bước.

a) Hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế.

Tiếp tục phát triển đồng bộ và hiện đại hóa hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển, đường sông và đường hàng không; đặc biệt là xây dựng cảng nước sâu, mạng lưới đường cao tốc; hệ thống giao thông nội đô Hà Nội, hệ thống cấp, thoát nước cho các thành phố.

Phát triển mới các tuyến đường cao tốc: Hà Nội - Hải Phòng (theo hướng đường 5 lệch về Nam đồng bằng sông Hồng); Nội Bài - Hạ Long - Móng Cái; Hà Nội - Ninh Bình; Láng - Hoà Lạc - Trung Hà; Hà Nội - Việt Trì; Hà Nội - Thái Nguyên. Hoàn thành việc xây dựng và nâng cấp đường vành đai III Hà Nội, cả cầu Thanh Trì, quốc lộ 5, 10, 18, 21, 21B, 39, cầu Yên Lệnh, đoạn đường Hồ Chí Minh qua tỉnh Hà Tây, triển khai xây dựng đường vành đai IV Hà Nội và xây dựng mới các cầu qua sông Hồng khu vực Hà Nội như Thượng Cát, Nhật Tân, Long Biên (đường sắt), Mễ Sở... Tiếp tục nâng cấp một số trục đường nối từ các tuyến đường cao tốc, các thành phố, thị xã ra các cảng, cửa khẩu biên giới, các khu công nghiệp.

Xây dựng mới tuyến đường sắt từ Yên Viên, thành phố Hà Nội đến Phả Lại, thành phố Hạ Long và cảng Cái Lân, tỉnh Quảng Ninh; đường sắt nối cảng Hải Phòng với cảng Đình Vũ, thành phố Hải Phòng.

Tiếp tục đầu tư cải tạo luồng vào cảng Hải Phòng để cho tàu 10.000 DWT ra vào được; xây dựng một số bến mới tại cảng Hải Phòng để tiếp nhận tàu chở container. Tiếp tục xây dựng cảng Cái Lân giai đoạn II, đầu tư trang thiết bị bốc xếp đạt năng lực thông qua 6,5 - 8 triệu tấn/năm vào năm 2010 (7 bến), có thể tiếp nhận tàu 30.000-50.000 DWT.

Cải tạo, nâng cấp cụm cảng chuyên dùng khu vực Quảng Ninh như Cửa Ông, Mũi Chùa, Vạn Gia, cảng du lịch Hòn Gai, cảng chuyển tải Hòn Nét, Con Ong,...đạt tổng công suất 6-7 triệu tấn/năm. Cải tạo sông Hồng, bao gồm cả việc cải tạo cửa lạch Giang và cửa Đáy, xây dựng cảng container tại Phù Đổng - Gia Lâm, cảng Khuyến Lương - Hà Nội, cải tạo nâng cấp tuyến đường sông Quảng Ninh - Hải Phòng - Ninh Bình.

Xây dựng sân bay quốc tế tại Miếu Môn (Hà Tây). Đồng thời khai thác có hiệu quả 3 sân bay hiện có (Nội Bài, Cát Bi và Gia Lâm). Nâng công suất sân bay Nội Bài lên 6 triệu hành khách/năm vào năm 2005; từ 8 -10 triệu khách vào năm 2010. Nâng cấp, hiện đại hóa sân bay Cát Bi.

Hiện đại hoá, nâng cấp đường sắt hiện có, trước tiên là tuyến Hà Nội - Hải Phòng, làm đường sắt hai chiều theo tiêu chuẩn quốc tế. Sớm hình thành hệ thống đường sắt nhẹ phục vụ giao thông đô thị và kết nối các vùng, trong đó ưu tiên: tuyến đường sắt nhẹ từ Hà Đông, tỉnh Hà Tây đến Ngã tư Sở, Nguyễn Chí Thanh, Ngọc Khánh, thành phố Hà Nội; lâu dài phát triển đến Hoà Lạc, tỉnh Hà Tây, phía Đông nối đến thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương... Xây dựng mới tuyến đường sắt từ Yên Viên, thành phố Hà Nội đến Phả Lại, Hạ Long, Cái Lân, tỉnh Quảng Ninh; đường sắt nối cảng Hải Phòng với cảng Đình Vũ, thành phố Hải Phòng.

Hiện đại hóa mạng lưới chuyển tải điện, mạng viễn thông.

Hoàn chỉnh hệ thống cấp thoát nước, xây dựng hệ thống cấp nước sạch đáp ứng nhu cầu cho Hà Nội, Hải Phòng, Hạ Long và các khu du lịch, khu công nghiệp, các đô thị mới, khu kinh tế tổng hợp Vân Đồn. Cải tạo hệ thống thoát nước, xử lý nước thải, giải quyết dứt điểm tình trạng ngập úng tại các đô thị, đặc biệt là Hà Nội.

Xây dựng các công trình bảo vệ môi trường, khi xây dựng các nhà máy, các khu công nghiệp phải xây dựng đồng thời các công trình xử lý chất thải đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường. Nghiên cứu xây dựng các khu vực chứa chất thải, các nhà máy xử lý chất thải cho các đô thị.

b) Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng xã hội.

Xây dựng các trung tâm hoạt động văn hóa để khôi phục và phát huy giá trị của các hoạt động văn hóa truyền thống và đưa các hoạt động này vào nền nếp. Giữ vững trật tự an toàn xã hội, xây dựng tâm lý tăng trưởng trong toàn xã hội; giảm thiểu các tệ nạn xã hội và tai nạn giao thông.

Đầu tư nâng cấp Tháp truyền hình Trung ương để nâng cao chất lượng các chương trình phát sóng phát thanh, truyền hình.

Phát triển các cơ sở, trang thiết bị và các dịch vụ y tế đáp ứng nhu cầu đa dạng không chỉ của người dân trong vùng mà cả những người nước ngoài đang làm việc trong các liên doanh và khách du lịch. Xây dựng trung tâm y tế chất lượng cao, đảm bảo trang thiết bị chữa bệnh tiên tiến và hiện đại, tránh tập trung vào Hà Nội.

Phát triển, từng bước nâng cao năng lực của các cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ sự nghiệp giáo dục nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội đất nước.

Xây dựng môi trường kinh tế- xã hội- tự nhiên an toàn, lành mạnh cho trẻ em.

c) Phát triển hệ thống đô thị và các khu công nghiệp tập trung, khu công nghệ cao.

- Đối với Hà Nội: phát triển xứng đáng là trái tim của cả nước, trung tâm chính trị, trung tâm lớn về văn hoá, khoa học giáo dục, kinh tế và dịch vụ quốc tế. Tiếp tục thực hiện tốt Nghị Quyết 15- NQ/TW ngày 15 tháng 12 năm 2000 của Bộ Chính trị, Pháp lệnh Thủ đô Hà Nội (số 29/2000/PL-UBTVQH10 ngày 28 tháng 12 năm 2000 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội) để Hà Nội đạt trình độ hiện đại; tập trung đầu tư chiều sâu nội thành. Đưa công nghiệp, đặc biệt các ngành sản xuất công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm ra xa nội thành (khi chuyển ra ngoại thành có biện pháp đồng bộ bảo vệ môi trường) gắn với việc hình thành các khu đô thị vệ tinh, khu đô thị mới như các khu Bắc Thăng Long, Nam Thăng Long, Bồ Đề (Gia Lâm), Yên Viên, Linh Đàm.... gắn kết với các đô thị tiếp giáp như Hoà Lạc, Xuân Mai, Hà Đông, Sơn Tây, Hưng Yên, Phố Nối, Mê Linh, Vĩnh Yên, Bắc Ninh, Phủ Lý tạo thành chùm đô thị hạt nhân.

- Đối với Hải Phòng: thực hiện tốt Nghị quyết số 32-NQ/TW ngày 05 tháng 08 năm 2003 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước. Quy mô dân số nội thị vào năm 2010 có thể lên đến 75-90 vạn người. Xây dựng đô thị mới phía Bắc sông Cấm, thuộc huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng.

Phát triển mạnh kết cấu hạ tầng, công nghiệp và dịch vụ để có thể phát huy chức năng của đô thị loại 1 đối với toàn vùng.

- Đối với Hạ Long: quy mô dân số nội thị vào năm 2010 lên đến khoảng 39-40 vạn người. Phát triển mở rộng chủ yếu về phía Hòn Gai - Cẩm Phả. Phát triển mạnh kết cấu hạ tầng, dịch vụ du lịch, công nghiệp để có thể phát huy chức năng của đô thị loại 2 đối với tỉnh Quảng Ninh và toàn vùng.

- Đẩy nhanh phát triển chuỗi đô thị Miếu Môn, Xuân Mai, Hòa Lạc, Sơn Tây.

- Đối với phát triển các khu công nghiệp tập trung, khu công nghệ cao: đẩy nhanh việc xây dựng theo quy hoạch và đưa vào hoạt động khu công nghệ cao Hoà Lạc. Trước mắt, tập trung sức tạo mặt bằng thuận lợi và có chính sách thông thoáng hơn nữa, thu hút đầu tư trong và ngoài nước để lấp đầy các khu công nghiệp hiện có. Chấm dứt tình trạng xây dựng các khu công nghiệp, các nhà máy dọc theo các quốc lộ lớn; rà soát lại quy hoạch xây dựng các khu công nghiệp của toàn Vùng nhằm bảo đảm sự phát triển bền vững, cân đối. Quy hoạch xây dựng đồng bộ khu dân cư và các công trình hạ tầng xã hội phục vụ khu công nghiệp. Chuẩn bị điều kiện để phát triển một số khu công nghiệp hoặc cụm, liên cụm công nghiệp dọc trục quốc lộ 18 với các ngành chủ yếu là công nghiệp nặng; công nghiệp chế biến nông, thủy sản; công nghiệp chế biến thực phẩm; công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.

- Đối với các thành phố, thị xã khác với quy mô dân số khoảng 15-20 vạn người và là đô thị tỉnh lỵ, trung tâm kinh tế, văn hóa và chính trị của từng tỉnh hay các thị xã là các trung tâm kinh tế của một khu vực cũng sẽ được phát triển gắn với hệ thống đô thị chung của cả vùng. Đồng thời dọc theo các trục quốc lộ và tại các vùng sản xuất hàng hóa tập trung đông dân, các thị trấn, thị tứ cũng sẽ được nâng cấp và hình thành thêm theo quy hoạch thống nhất.

Các tỉnh, thành phố chú trọng xây dựng và phát triển các cụm công nghiệp nhỏ, vừa, các làng nghề truyền thống ở khu vực nông thôn, chú trọng xử lý, bảo vệ môi trường sinh thái.

3. Cơ chế chính sách.

Cải tiến cơ chế, tìm kiếm giải pháp thu hút thêm nguồn vốn cho phát triển Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ. Có biện pháp khuyến khích toàn xã hội và các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài đầu tư cho sản xuất kinh doanh hướng vào mục tiêu tăng trưởng kinh tế gắn với các mục tiêu xã hội, phát huy được tiềm năng, lợi thế của Vùng. Quản lý tốt hơn thị trường nhà và đất để nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tạo vốn từ quỹ đất; góp phần giảm chi phí đầu vào cho các nhà sản xuất.

Thực hiện tốt Nghị quyết Trung ương 3, nâng cao hiệu quả đổi mới doanh nghiệp nhà nước để các doanh nghiệp nhà nước phát huy hiệu quả trong phát triển kinh tế của Vùng. Tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp thành lập mới; khuyến khích các thành phần kinh tế ngoài Nhà nước đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng.

Thực hiện nhanh việc cải cách hành chính đối với khu vực quản lý hành chính Nhà nước.

Nhanh chóng hoàn thiện cơ chế phân cấp quản lý tài chính và ngân sách giữa Trung ương và địa phương, giữa các cơ quan chức năng trong quản lý tài chính, đảm bảo tính thống nhất của hệ thống tài chính quốc gia, bảo đảm vai trò chủ đạo của Trung ương, đồng thời nâng cao tính chủ động điều hành tài chính của các địa phương trong vùng và các ngành trong phạm vi trách nhiệm được giao.

Tăng cường công khai tài chính, ngân sách các cấp; tiếp tục đổi mới chính sách ưu đãi, hỗ trợ tài chính cho việc thực hiện các chính sách xã hội, giải quyết việc làm cho người lao động.

Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tích cực đầu tư phát triển, thực hiện đổi mới cơ cấu đầu tư theo hướng: Khuyến khích có được 50-55% đầu tư xã hội cho phát triển sản xuất kinh doanh, dành 9-10% đầu tư xã hội cho phát triển nguồn nhân lực, 35-36% vốn đầu tư giao thông vận tải cho phát triển đường loại I, II và đường cao tốc.

Điều 4. Đào tạo nguồn nhân lực.

Đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt nguồn nhân lực chất lượng cao, thực hiện mạnh mẽ xã hội hóa giáo dục.

Nghiên cứu xây dựng Trung tâm dạy nghề trình độ cao cho cả Vùng.

Sắp xếp lại hệ thống các cơ sở đào tạo (đại học, cao đẳng và dạy nghề) ở Hà Nội, Hải Phòng gắn với Vùng đồng bằng sông Hồng, Trung du - Miền núi và khu vực. Từ nay đến 2010, mỗi năm cần đào tạo hàng nghìn doanh nhân giỏi và khoảng 30 - 35 vạn lao động kỹ thuật lành nghề cho các ngành kinh tế quốc dân và xuất khẩu); đội ngũ cán bộ hoạch định chính sách có trình độ cao; có chính sách sử dụng nhân tài.

Điều 5. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố thuộc vùng KTTĐ Bắc Bộ có trách nhiệm kiểm tra, theo dõi thực hiện phương hướng chủ yếu phát triển kinh tế-xã hội vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ một cách chặt chẽ, xây dựng kế hoạch 5 năm, hàng năm, chương trình và dự án đầu tư phát triển phù hợp.

Ban Điều phối phát triển các vùng KTTĐ chỉ đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư kết hợp các Bộ, ngành có liên quan, Uỷ ban nhân dân các địa phương tiến hành rà soát lại quy hoạch phát triển trên toàn địa bàn một cách thiết thực và có hiệu lực cao. Trước hết, tập trung sức rà soát lại quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của cả vùng KTTĐ, đặc biệt là rà soát quy hoạch đối với phát triển đô thị, các hành lang kinh tế, các khu công nghiệp, hệ thống cảng biển... Rà soát quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh nhằm điều chỉnh quy hoạch phù hợp với tình hình phát triển mới. Sau khi tiến hành rà soát các quy hoạch tổng thể, các ngành, các địa phương cần triển khai sớm các quy hoạch chi tiết, đảm bảo thông báo kịp thời các quy hoạch tới các cấp và người dân.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương liên quan triển khai các chương trình, dự án đầu tư trọng điểm.

Các Bộ, ngành Trung ương có trách nhiệm phối hợp, giúp đỡ các tỉnh, thành phố thuộc vùng KTTĐ Bắc Bộ trong quá trình rà soát, tổ chức thực hiện các chương trình và dự án đã đề ra, đảm bảo sự thống nhất giữa quy hoạch từng tỉnh, thành phố với quy hoạch Vùng và cả nước.

Điều 6. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo và thay thế Quyết định số 747/TTg ngày 11 tháng 9 năm 1997 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ thời kỳ 1996 - 2010.

Điều 7. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố thuộc vùng KTTĐ Bắc Bộ và các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng các cơ quan trực thuộc Chính phủ có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

Phan Văn Khải

(Đã ký)

 

THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT
---------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
--------------

No. 145/2004/QD-TTg

Hanoi, August 13, 2004

 

DECISION

ON MAJOR ORIENTATIONS FOR SOCIO-ECONOMIC DEVELOPMENT OF THE NORTHERN KEY ECONOMIC REGION TILL 2010, WITH A VISION TO 2020

THE PRIME MINISTER

Pursuant to the Law on Organization of the Government of December 25, 2001;
At the proposal of the Minister of Planning and Investment in Official Dispatch No. 7349/BKH-CLPT of December 1, 2003,

DECIDES:

Article 1.- To approve major orientations for socio-economic development of the northern key economic region (NKER) till 2010, with a vision to 2020, to be executed in 8 provinces and centrally-run cities, including Hanoi, Hai Phong, Quang Ninh, Hai Duong, Hung Yen, Ha Tay, Vinh Phuc and Bac Ninh, aiming to bring into play their potentials and advantages in geographical position and infrastructure in order to speed up socio-economic development of the NKER in an efficient and sustainable manner, which shall take the lead in the national industrialization and modernization as well as in the whole northern region and country in promoting and supporting other regions, especially those meeting with difficulties, to develop; take the lead in international cooperation and foreign investment attraction, closely combining socio-economic development with the enhancement and consolidation of national defense, security, social order and safety, and environmental protection.

Article 2.- Major development objectives:

1. To strive to attain an annual average GDP growth rate of 1.3 times the average national GDP growth rate in the 2006-2010 period and 1.25 times in the 2011-2020 period. To raise the region's contribution to the national GDP from 21% in 2005 to around 23-24% by 2010 and 28-29% by 2020.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. To raise the region's contribution to the national budget revenues from 23% in 2005 to 26% by 2010 and 29% by 2020.

4. To speed up technological renewal at an average rate of 20-25%/year, to take the lead in the modernization process, to reach the advanced technology rate of around 45%. To raise the percentage of trained laborers to around 55% by 2010.

5. To reduce the percentage of poor households to 1.5% by 2010 and under 0.5% by 2020, to reduce the unemployment rate to around 6.5% by 2010, and to continue controlling it at the permitted safety rate of 4%. To ensure that by 2010, 100% of urban population have access to tap water; around 90-95% of rural population use clean water; 100% of rural households have sanitary latrines; people can easily travel, enjoy good healthcare, go to school and raise their educational level.

6. To reduce the natural population growth rate to 1% by 2010 and under 0.8% by 2020. To control the average population growth (including mechanical migration impacts) at a rate not exceeding 1.5%. To ensure social discipline, order and safety, to maintain security and national defense; to ensure environmental sustainability in both urban and rural areas in the region.

Article 3.- Tasks and solutions to development of pivotal branches and sectors

1. New orientations of breakthrough nature

- To develop hi-tech branches and high-quality services such as software industry, informatics and automation equipment, and scientific research products into spearhead industries; to produce automatic equipment, robots, new materials and high-quality steel; to develop shipbuilding and machine-tool engineering industries.

- To expeditiously build and develop supporting industries which the NKER has competitive advantages in order to increase the added value of products and raise the competitiveness and efficiency in integration; mechanical industries of manufacturing equipment and accessories such as equipment for manufacturing automobiles, motorcycles, electric equipment and electronic components, motor engines and electric engines (especially high-capacity electric engines), etc.

To build a general economic zone in Van Don island district (Quang Ninh province), with high-quality marine eco-tourism and rearing in association with processing of sea specialties.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- To build a high-level job-training center for the whole region, to be located in Vinh Phuc province.

- To build a high-quality training center and study the construction of a high-quality multi-discipline university, to be located in Hung Yen province, after the model of associating training with industrial parks' factories along the direction that the latter have shares in training institutions, provide equipment supports and technical personnel for training, as required by a complete chain …

- To build high-quality medical centers for the whole region, to be located in Ha Tay and Hai Duong provinces.

- To build a general entrepụt, to be located in Hai Duong province.

- To build new expressways: Hanoi - Hai Phong (along the direction of Highway No. 5 being diverted south of the Red River delta); Noi Bai - Ha Long - Mong Cai; Hanoi - Ninh Binh; Lang - Hoa Lac - Trung Ha; Hanoi - Viet Tri; and Hanoi - Thai Nguyen.

- To build a new railway from Yen Vien, Hanoi city, to Pha Lai and Ha Long city, Quang Ninh province; and a railway connecting Hai Phong port with Dinh Vu port, Hai Phong city.

- To study for the construction of a new deep-water port in Hai Phong (if technical conditions permit).

- To build a subway and Hanoi-inner railway, and to connect Hanoi - Hoa Lac railway.

2. Planning adjustment orientations

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2.1. Regarding industrial development

The principal products are structured to include high-value products with high gray-matter contents such as software and hardware techniques, electric and electronic techniques, equipment and machinery manufacture, ship building and repair, steel manufacture (alloy steel, plate steel, rolled steel, large-size profiled steel, high-intensity steel products used in prestressed concrete structures and manufactured steel), coal, cement, high-quality construction materials, processed agricultural, forestry and aquatic products, food, foodstuff, textiles, leather, garments, etc. At the same time, to bring into play the strengths of the support industry development region in order to raise the value of products; to develop new products with modern technologies in parallel with environmental protection; to develop agricultural, forestry and aquatic processing industries.

To pay special attention to development of cottage industry and handicrafts; to build up sustainable development models as well as traditional-craft villages and craft villages along the direction of developing export products, regarding this a specific advantage of the region.

To gradually relocate industrial establish-ments to hilly and poor-soil areas along the corridors of Highway No. 18 and Highway No. 21 in order to reduce the use of fertile land, which should be used for agricultural production, and avoid excessive industrial concentration in urban centers and residential quarters in delta areas. However, it is also necessary to take into account the development of clean industries in the region's provinces to ensure economic structure for efficient development.

2.2. Regarding services: To concentrate efforts on comprehensive development of services, especially high-quality and high-grade services in the domains of finance, banking, trade, tourism, science-technology, telecommunications, air transport and maritime transport; to develop the real estate, capital and securities markets; to efficiently bring into play financial and training institutions as well as high-quality health services.

To build scientific-technological, socio-cultural and health service centers of national, regional and international caliber.

To continue promoting the role of Hanoi capital, Hai Phong and Quang Ninh as international trade and transaction centers in order to assume the function of a trade service and tourist center of the northern region and the whole country as well.

To develop mass transit services (buses and tramcars) from Hanoi to other provinces (with a radius of around 60 km) in order to enhance linkage and exchange among provinces and cities.

2.3. Regarding agriculture, forestry and fisheries

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



To develop raw-material forests, especially pit-props raw-material forests and coastal submerged forests. To efficiently exploit hilly areas, create coastal forest zones, conserve national landscapes and forest gardens. To strongly develop greeneries in urban centers and industrial parks.

Priority shall be given to investment in concentrated aquaculture areas where high-quality commodities are produced in the region's provinces; to step up the development of marine culture in parallel with the building of marine museum zones. To combine sea and coastal economies along the direction of developing aquatic- and sea-product fishing, culturing and processing as well as coastal afforestation. To build Hai Phong into a fisheries service, processing and export center of the whole northern region.

2.4. Regarding development of economic and social infrastructure systems, ensuring their synchronism and short-cut development

a/ Economic infrastructure system:

To continue to synchronously develop and modernize the road, railway, seaway, riverway and airway transport systems; especially to build deep-water ports and expressway networks, inner-Hanoi traffic system, as well as water supply and drainage systems for cities.

To develop the following new expressways: Hanoi - Hai Phong (along the direction of National Highway No. 5 being diverted to southern Red River delta); Noi Bai - Ha Long - Mong Cai; Hanoi - Ninh Binh; Lang - Hoa Lac - Trung Ha; Hanoi - Viet Tri and Hanoi - Thai Nguyen. To complete the building and upgrading of Hanoi belt-road III, the whole Thanh Tri bridge, National Highways No. 5, 10, 18, 21, 21B and 39, Yen Lenh bridge, Ho Chi Minh Road's section running through Ha Tay province; to build Hanoi belt-road IV and build in Hanoi new bridges spanning Red River such as Thuong Cat, Nhat Tan, Long Bien (railways), Me So… To continue to upgrade a number of road axes connecting expressways, cities and towns to ports, border gates and industrial parks.

To build a new railway from Yen Vien, Hanoi city, to Pha Lai, Ha Long city and Cai Lan port, Quang Ninh province; a railway connecting Hai Phong port with Dinh Vu port, Hai Phong city.

To continue to invest in renovating channels leading into Hai Phong port so that 10,000 DWT ships can enter and leave; to build a number of new wharves at Hai Phong port for receiving container-carriers. To continue to build Cai Lan port, phase II, to invest loading and unloading equipment with the handling capacity of 6.5-8 million tons/year by 2010 (7 wharves), which may receive 30,000-50,000 DWT ships.

To renovate and upgrade Quang Ninh's special-use port cluster, including Cua Ong, Mui Chua, Van Gia, Hon Gai tourist port, Hon Net and Con Ong transshipment ports with the total capacity of 6-7 million tons/year. To renovate Red River, including the renovation of Giang and Day river mouths, to build a container port in Phu Dong, Gia Lam, and Khuyen Luong port, Hanoi; to renovate and upgrade Quang Ninh - Hai Phong - Ninh Binh riverway route.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



To modernize and upgrade existing railways, first of all Hanoi - Hai Phong rail line, to build international-standard two-way railways. To soon form light railway system in service of urban traffic and region connection, with priority given to a light railway from Ha Dong, Ha Tay province, to Nga Tu So, Nguyen Chi Thanh and Ngoc Khanh, Hanoi city; in the long term, to develop it to Hoa Lac, Ha Tay province, linking to Hai Duong city, Hai Duong province, to the east… To build a new railway from Yen Vien, Hanoi city, to Pha Lai, Ha Long and Cai Lan, Quang Ninh province; a railway connecting Hai Phong port with Dinh Vu port, Hai Phong city.

To modernize electric transmission and telecommunications networks.

To perfect water supply and drainage systems; to build clean water supply systems meeting the demands of Hanoi, Hai Phong, Ha Long as well as tourist zones, industrial parks, new urban centers, and Van Don general economic zone. To renovate water drainage and waste-water treatment systems, to definitively settle water-logging in urban centers, especially in Hanoi.

To build environmental protection works; when building factories or industrial parks, waste treatment works must be built simultaneously to ensure that they do not cause environmental pollution. To study for building waste dumping sites and waste treatment factories for urban centers.

b/ To develop social infrastructure systems

To build cultural-activity centers in order to restore and bring into play the value of traditional cultural activities and put these activities into order. To maintain social order and safety, to build up growth psychology in the entire society; to minimize social evils and traffic accidents.

To invest in upgrading the central television tower in order to raise the quality of radio and television broadcast programs.

To develop medical establishments, equipment and services to meet various demands of not only population in the region but also foreigners working in joint ventures and tourists. To build high-quality medical centers, ensuring advanced and modern medical equipment, avoiding the concentration in Hanoi.

To develop and step by step raise the capacity of material and technical foundations in service of education cause to raise people's intellectual level, train human resources and foster talents in service of the national socio-economic development.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c/ To develop the system of urban centers as well as industrial parks and hi-tech parks

- For Hanoi: To develop it to be worthy of the country's heart, a big international political, cultural, scientific and educational, economic and service center. To further well implement the Politburo's Resolution No. 15-NQ/TW of December 15, 2000, the National Assembly Standing Committee's Ordinance on Hanoi Capital (No. 29/2000/PL-UBTVQH10 of December 28, 2000) so that Hanoi can become a modern city; to concentrate intensive investment in inner city. To relocate industries, especially polluting industries, far from inner city (with synchronous measures for environmental protection), in association with the formation of satellite towns and new urban quarters such as Bac Thang Long, Nam Thang Long, Bo De (Gia Lam), Yen Vien, Linh Dam etc, closely linking to adjacent urban centers such as Hoa Lac, Xuan Mai, Ha Dong, Son Tay, Hung Yen, Pho Noi, Me Linh, Vinh Yen, Bac Ninh and Phu Ly, forming a cluster of satellite urban centers.

- For Hai Phong: To well implement the Politburo's Resolution No. 32-NQ/TW of August 5, 2003 on building and developing Hai Phong city in the national industrialization and modernization period. The population size of inner city may reach 750-900 thousand people by 2010. To build a new urban center in the north of Cam river, Thuy Nguyen rural district, Hai Phong city.

To strongly develop infrastructures, industries and services in order to bring into play the function of a class-1 urban center for the whole region.

- For Ha Long: The population size of inner city shall reach 390-400 thousand people by 2010. To expand mainly towards Hon Gai - Cam Pha. To strongly develop infrastructure, tourist and industrial services in order to bring into play the function of a class-2 urban center for Quang Ninh province and the whole region.

- To step up the development of the chain of Mieu Mon, Xuan Mai, Hoa Lac and Son Tay urban centers.

- For the development of industrial parks and hi-tech parks: To speed up the construction under plannings and put Hoa Lac Hi-Tech Park into operation. In the immediate future, to concentrate efforts on creating convenient grounds and apply open and flexible policies to attract domestic and foreign investment in order to fill up the existing industrial parks. To put an end to the construction of industrial parks and factories along big highways; to review plannings on construction of industrial parks of the whole region in order to ensure the sustainable and balanced development. To plan the synchronous construction of population quarters and social infrastructure works in service of industrial parks. To prepare conditions for developing a number of industrial parks or industrial clusters or inter-clusters along National Highway No. 18 with major industries being heavy industry; agricultural and fishery product processing industries; food processing industry; and consumer goods producing industry.

- For other cities and towns with a population size of around between 150 and 200 thousand people each, which are capitals, economic, cultural or political centers or towns of provinces or economic centers of a region, they shall also be developed in association with the whole region's urban system. At the same time, those areas along national highways' axes and in densely-populated commodity production areas, and townships shall also be upgraded and formed more under the uniform plannings.

The provinces and cities shall attach importance to construction and development of small- and medium-sized industrial clusters as well as traditional craft villages in rural areas, and to ecological environment protection.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



To improve mechanisms and seek solutions to attracting more capital sources for development of the NKER. To take measures to encourage the entire society as well as domestic and foreign investors to invest in production and business activities, aiming to attain economic growth targets in association with social targets, bring into play the region's potentials and advantages. To better manage the housing and land market in order to raise the land-use efficiency and create capital from land funds, contributing to reducing input costs for producers.

To well implement the Resolution of the Party Central Committee's third plenum, to raise the efficiency of renewal of State enterprises so that they can bring into play their efficiency in the region's economic development. To enhance supports for newly-set up enterprises; to encourage non-State economic sectors to invest in infrastructure development.

To speed up the administrative reform in the State administrative management sector.

To quickly perfect the mechanism of financial and budget management decentralization between the central and local levels and among functional agencies in financial management, ensuring the uniformity of the national financial system and the central level's pivotal role, and at the same time to raise the active role in financial administration of localities in the region and branches within the ambit of their assigned responsibilities.

To enhance financial and budget publicity at all levels; to continue to renew financial preferential and support policies for implementation of social policies and creation of jobs for laborers.

To encourage all economic sectors to actively invest in development and renew investment structure along the direction of encouraging the reservation of 50-55% of social investment for production/business development, 9-10% of social investment for human resource development, and 35-36% of transport investment capital for development of class-I and -II roads as well as expressways.

Article 4.- Humane resource training

To step up the training of human resources, especially high-quality human resources, to strongly socialize education.

To study for the building of a high-level job-training center for the whole region.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 5.- The ministries, the ministerial-level agencies, the Government-attached agencies and the People's Committees of the provinces and cities in the NKER shall have to examine and closely monitor the implementation of major orientations for socio-economic development of the NKER, and draw up 5-year and annual plans as well as appropriate development investment programs and projects.

The Coordinating Committee for development of key economic regions shall direct the Ministry of Planning and Investment to coordinate with the concerned ministries and branches as well as the local People's Committees in reviewing the development plannings in the whole region for practical and efficient implementation. In the immediate future, to concentrate efforts on reviewing the general planning on socio-economic development of the whole NKER, especially plannings on development of urban centers, economic corridors, industrial parks and seaport systems etc; reviewing the provincial socio-economic development plannings in order to adjust them to suit the new development situation. After reviewing the general plannings, the concerned branches and localities should soon implement detailed plannings, and promptly notify various levels and people thereof.

The Ministry of Planning and Investment shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the concerned ministries, branches and localities in, implementing key investment programs and projects.

The ministries and central branches shall have to coordinate with and assist the provinces and cities in the NKER in reviewing, and organizing the implementation of, the set programs and projects, ensuring that the planning of each province or city shall be in line with the plannings of the region and the country.

Article 6.- This Decision takes effect 15 days after its publication in the Official Gazette and replaces the Prime Minister's Decision No. 747/TTg of September 11, 1997 approving the general planning on socio-economic development of the northern key economic region in the 1996-2010 period.

Article 7.- The presidents of the People's Committees of the provinces and cities in the NKER, the ministers, the heads of the concerned ministerial-level agencies and the heads of the concerned Government-attached agencies shall have to implement this Decision.

 

 

PRIME MINISTER




Phan Van Khai

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 145/2004/QĐ-TTg về phương hướng chủ yếu phát triển kinh tế-xã hội vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


6.935

DMCA.com Protection Status
IP: 18.225.195.153
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!