ỦY
BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
******
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
SỐ:
142/2004/QĐ-UB
|
Hà
Nội, ngày 09 tháng 09 năm 2004
|
QUYẾT
ĐỊNH
CỦA UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ VỀ VIỆC BAN HÀNH “QUY ĐỊNH VỀ
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN, ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ CHỢ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ
NỘI”
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng
nhân dân và Ủy ban nhân dân;
Căn cứ Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14/1/2003 của Chính phủ về phát triển và
quản lý chợ;
Căn cứ Quyết định số 559/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình
phát triển chợ đến năm 2010;
Căn cứ Thông tư số 06/2003/TT-BTM ngày 15/8/2003 của Bộ Thương mại hướng dẫn chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Ban Quản lý chợ; Thông tư số
07/2003/TT-BKH ngày 11/9/2003 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn lập các dự án
quy hoạch phát triển và đầu tư xây dựng chợ; Thông tư số 67/2003/TT-BTC ngày
11/7/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế tài chính áp dụng cho Ban Quản lý
chợ, doanh nghiệp kinh doanh khai thác và quản lý chợ;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Thương mại tại Tờ trình số 2010/TTr-STM ngày
12/8/2004,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết
định này “Quy định về quy hoạch phát triển, đầu tư xây dựng và quản lý chợ
trên địa bàn thành phố Hà Nội”.
Điều 2. Quyết định này thay thế
Quyết định số 3569/QĐ-UB ngày 16/9/1997 của UBND Thành phố và có hiệu lực thi
hành sau 15 ngày kể từ ngày ký. Các quy định trước đây của UBND Thành phố về
quy hoạch phát triển, đầu tư xây dựng và quản lý chợ trái với Quy định này đều
bãi bỏ.
Điều 3. Chánh Văn phòng Hội đồng
nhân dân và Ủy ban nhân dân Thành phố, Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành Thành phố
và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các Quận, Huyện chịu trách nhiệm thi hành Quyết định
này.
|
TM-ỦY
BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Thế Quang
|
UỶ
BAN NHÂN DÂN
THÀNH
PHỐ HÀ NỘI
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc
lập - Tự do - Hạnh phúc
|
QUY ĐỊNH
VỀ QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN, ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ CHỢ TRÊN
ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 142/2004/QĐ-UB ngày 9/9/2004 của
UBND Thành phố)
Chương 1:
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi, đối tượng điều chỉnh
1. Quyết định
này quy định về quy hoạch phát triển mạng lưới chợ; đầu tư xây dựng chợ; hoạt động
kinh doanh khai thác và quản lý chợ; hoạt động kinh doanh mua bán hàng hóa tại
chợ và phân công trách nhiệm quản lý chợ trên địa bàn Thành phố Hà Nội, áp dụng
đối với tổ chức và cá nhân tham gia các hoạt động về chợ.
2. Các loại
siêu thị, trung tâm thương mại không thuộc đối tượng điều chỉnh của Quy định
này.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Một số từ ngữ
trong Quy định này được hiểu như sau:
1. Chợ
: Được tổ chức tại một địa điểm theo quy hoạch do Ủy ban nhân dân Thành phố phê
duyệt nhằm đáp ứng các nhu cầu mua, bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ của tổ chức,
cá nhân hoạt động kinh doanh thương mại theo quy định của pháp luật.
2. Chợ đầu mối:
Là chợ chủ yếu tập trung lượng hàng hóa lớn để chế biến, đóng gói, giao dịch
mua bán hàng hóa, tiếp tục phân phối tới các chợ và các kệnh lưu thông khác.
3. Điểm kinh
doanh: Bao gồm quầy hàng, sạp hàng, kiốt, cửa hàng được bố trí cố định trong chợ,
có diện tích quy chuẩn tối thiểu là 3m2/điểm.
Điều 3. Phân loại chợ
Các chợ trên
địa bàn Thành phố được chia thành 3 loại:
1. Chợ loại
1:
a. Là chợ có
trên 400 điểm kinh doanh, được đầu tư xây dựng kiên cố.
b. Mặt bằng tối
thiểu của chợ là 5.000 m2. Riêng chợ đầu mối mặt bằng tối thiểu là
30.000 m2.
c. Đặt ở
trung tâm thương mại của Thành phố, hoặc là chợ đầu mối của ngành hàng, của khu
vực kinh tế và được tổ chức họp thường xuyên.
d. Có tổ chức
đầy đủ các dịch vụ tại chợ: Trông giữ xe, bốc xếp hàng hóa, kho bảo quản hàng
hóa, dịch vụ đo lường, dịch vụ kiểm tra chất lượng hàng hóa, vệ sinh an toàn thực
phẩm và các dịch vụ khác.
2. Chợ loại
2:
a. Là chợ có
từ 200 đến 400 điểm kinh doanh, được đầu tư xây dựng kiên cố hoặc bán kiên cố.
b. Mặt hàng tối
thiểu của chợ 3.000 m2.
c. Có tổ chức
các dịch vụ: Trông giữ xe, bốc xếp hàng hóa, kho bảo quản hàng hóa, dịch vụ đo
lường, dịch vụ kiểm tra chất lượng hàng hóa, vệ sinh an toàn thực phẩm.
3. Chợ loại
3:
a. Là chợ có
dưới 200 điểm kinh doanh hoặc các chợ chưa được đầu tư xây dựng kiên cố hoặc
bán kiên cố.
b. Chủ yếu phục
vụ nhu cầu mua bán hàng hóa của nhân dân trong xã, phường và địa bàn phụ cận.
Chương 2:
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN VÀ
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CHỢ
Điều 4. Quy hoạch phát triển chợ
Quy hoạch
phát triển chợ
1. Quy hoạch
phát triển chợ trên địa bàn Thành phố là quy hoạch chuyên ngành, là một bộ phận
của quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội từng thời kỳ của Thủ đô Hà Nội do Ủy
ban nhân dân Thành phố phê duyệt.
2. Các nguyên
tắc lập quy hoạch phát triển chợ
a. Quy hoạch
phát triển chợ phải đồng bộ với quy hoạch phát triển ngành thương mại, quy hoạch
tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Thành phố Hà Nội và quy hoạch vùng Thủ đô.
b. Quy hoạch
phát triển chợ phải đồng bộ với quy hoạch dân cư, gắn với địa bàn Quận, Huyện
và thống nhất trên phạm vi toàn Thành phố.
c. Mạng lưới
chợ phải có tính chất, quy mô khác nhau phù hợp với lượng hàng hóa lưu thông,
nhu cầu mua bán tại từng địa bàn, trên toàn Thành phố và nhu cầu lưu thông hàng
hóa trong khu vực.
d. Xây dựng
và bố trí hợp lý các chợ, đặc biệt là chợ đầu mối nông sản, thực phẩm, chợ
chuyên doanh, chợ trời, chợ đêm, chợ du lịch; chú trong chợ nông thôn ở các Huyện,
Xã.
Điều 5: Đầu tư xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo chợ
1. Nguồn vốn
đầu tư xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo chợ bao gồm: Ngân sách Trung ương hỗ trợ,
ngân sách Thành phố và vốn của tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp thuộc các thành
phần kinh tế.
2. Thành phố
khuyến khích các tổ chức, cá nhân và các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh
tế trong nước, nước ngoài đầu tư xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo các loại chợ
trên địa bàn Thành phố.
3. Chủ đầu tư
xây dựng chợ thuộc các thành phần kinh tế được hưởng các chính sách ưu đãi đầu
tư của Chính phủ và các ưu đãi của Thành phố Hà Nội theo quy định hiện hành.
4. Tất cả các
dự án đầu tư xây dựng mới hoặc sửa chữa, cải tạo chợ phải thực hiện theo đúng
quy hoạch đã được phê duyệt.
Điều 6: Lập dự án quy hoạch và đầu tư xây dựng chợ
Việc lập các
dự án quy hoạch và đầy tư xây dựng chợ thực hiện theo đúng hướng dẫn tại Thông
tư số 07/2003/TT-BKH ngày 11/9/2003 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Chương 3:
KINH DOANH KHAI THÁC VÀ
QUẢN LÝ CHỢ
Điều 7: Kinh doanh khai thác và quản lý chợ
1. Đến năm
2010, các chợ trên địa bàn Thành phố do Ban Quản lý chợ quản lý phải có bộ máy
quản lý chợ phù hợp theo mô hình doanh nghiệp hoặc hợp tác xã kinh doanh và quản
lý chợ.
2. Chợ do Nhà
nước đầu tư xây dựng mới sẽ được giao hoặc tổ chức đấu thầu để lựa chọn doanh
nghiệp kinh doanh khai thác và quản lý chợ theo quy định của pháp luật. Các chợ
đầu mối, và các chợ có vị trí trọng điểm về kinh tế của quận, ở trung tâm huyện
lỵ, UBND Thành phố sẽ xem xét giao doanh nghiệp Nhà nước quản lý hoặc thành lập
công ty cổ phần trong đó Vốn Nhà nước chiếm cổ phần chi phối để đầu tư, kinh
doanh khai thác và quản lý chợ.
3. Trường hợp
chợ được xây dựng bằng vốn góp của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp thuộc các
thành phần kinh tế có hỗ trợ của Nhà nước, UBND Thành phố sẽ căn cứ vào vị trí
trọng điểm về kinh tế của chợ trên địa bàn quận, huyện và căn cứ vào tỷ lệ vốn
góp của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp để quyết định việc thành lập công ty
cổ phần Nhà nước nắm cổ phần chi phối hay không cần nắm cổ phần chi phối hoặc tổ
chức đấu thầu lựa chọn doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh khai thác và quản lý
chợ.
4. Tổ chức,
cá nhân, doanh nghiệp đầu tư xây dựng chợ được quyền tổ chức kinh doanh khai
thác và quản lý chợ dưới hình thức doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
Điều 8: Ban Quản lý chợ
1. Ban Quản
lý chợ là đơn vị sự nghiệp có thu, tự trang trải các chi phí hoạt động; có tư cách
pháp nhân, có con dấu riêng và có tài khoản riêng tại Kho bạc Nhà nước;
2. Việc thành
lập, giải thể và quy định chức năng, nhiệm vụ của Ban Quản lý chợ loại 1 do
UBND Thành phố quyết định. Việc thành lập, giải thể và quy định chức
năng, nhiệm vụ của Ban Quản lý chợ loại 2 và loại 3 do UBND quận, huyện quyết định.
Việc quy định chức năng, nhiệm vụ của Ban Quản lý chợ phải căn cứ các quy định
của Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14/1/2003 của Chính phủ về phát triển và quản
lý chợ và Thông tư 06/2003/TT-BTM ngày 15/8/2003 của Bộ Thương mại về hướng dẫn
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Ban Quản lý chợ.
3. Một Ban Quản
lý chợ có thể quản lý một chợ hoặc nhiều chợ theo quyết định của Ủy ban nhân
dân cấp có thẩm quyền.
Điều 9. Doanh nghiệp kinh doanh khai thác và quản lý chợ
1. Doanh nghiệp
kinh doanh khai thác và quản lý chợ bao gồm: Doanh nghiệp Nhà nước, công ty cổ
phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân, công ty liên doanh với
nước ngoài, hợp tác xã được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp
luật.
2. Doanh nghiệp
kinh doanh khai thác và quản lý chợ chịu trách nhiệm trước pháp luật về toàn bộ
hoạt động của chợ.
3. Doanh nghiệp
kinh doanh khai thác và quản lý chợ xây dựng và trình UBND Thành phố (đối với
các chợ loại 1) hoặc Ủy ban nhân dân Quận, Huyện (đối với các chợ loại 2 và loại
3) phê duyệt:
a. Nội quy chợ
(căn cứ Nội quy mẫu do Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành);
b. Phương án
bố trí, sắp xếp ngành hàng kinh doanh, điểm kinh doanh tại chợ đảm bảo các yêu cầu
về an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, văn minh thương mại, phòng chống cháy nổ
..;
c. Phương án
đấu thầu sử dụng điểm kinh doanh tại chợ trong trường hợp tổ chức đấu thầu;
d. Phương án
tổ chức bãi đổ xe (nếu có).
4. Doanh nghiệp
kinh doanh khai thác và quản lý chợ có trách nhiệm ký hợp đồng với tổ chức, cá
nhân sử dụng hoặc thuê điểm kinh doanh trong chợ theo phương án đã được phê duyệt;
tổ chức quản lý hoạt động của chợ; phổ biến các quy định của pháp luật và nghĩa
vụ đối với Nhà nước của thương nhân kinh doanh tại chợ; phối hợp với các cơ
quan chức năng của Nhà nước hướng dẫn, kiểm tra, xử lý các vi phạm theo thẩm
quyền.
5. Doanh nghiệp
kinh doanh khai thác và quản lý chợ có nghĩa vụ tuân thủ các quy định của các
Luật thuế và các quy định khác có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp.
6. Doanh nghiệp
kinh doanh khai thác và quản lý chợ có trách nhiệm tổng hợp tình hình hoạt động
kinh doanh của chợ và định kỳ báo cáo Sở Thương mại hoặc báo cáo đột xuất theo
yêu cầu.
Điều 10. Tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh tại chợ
1. Tổ chức,
cá nhân có thể được thuê hoặc được giao sử dụng điểm kinh doanh tại chợ trong
trường hợp có hợp đồng vốn đầu tư xây dựng chợ hoặc thuê điểm kinh doanh theo
quy định của Ban Quản lý hoặc doanh nghiệp kinh doanh khai thác và quản lý chợ.
2. Tổ chức,
cá nhân có thể được thuê hoặc sử dụng một hoặc nhiều điểm kinh doanh căn cứ hợp
đồng ký kết giữa tổ chức, cá nhân với Ban Quản lý chợ hoặc doanh nghiệp kinh
doanh khai thác và quản lý chợ. Tổ chức, cá nhân có quyền sang nhượng điểm kinh
doanh nếu được sự đồng ý của Ban Quản lý chợ hoặc doanh nghiệp kinh doanh khai
thác và quản lý chợ làm thủ tục sang nhượng theo đúng quy định của pháp luật.
3. Tổ chức,
cá nhân kinh doanh tại chợ phải thực hiện theo phương án bố trí, sắp xếp ngành
hàng của chợ và phải chấp hành Nội quy chợ.
4. Tổ chức,
cá nhân hoạt động kinh doanh tại chợ có nghĩa vụ chấp hành đầy đủ Luật thuế,
các khoản thu, các loại phí theo quy định.
5. Các hành
vi, vi phạm pháp luật tại chợ và vi phạm Nội quy chợ được xử lý theo các quy định
hiện hành.
Điều 11. Các khoản thu, chi từ hoạt động của chợ
Các khoản thu
từ hoạt động chợ và việc quản lý, sử dụng các khoản thu, chi ở chợ thực hiện
theo quy định tại Thông tư số 67/2003/TT-BTC ngày 11/7/2003 của Bộ Tài chính và
các quy định hiện hành của UBND Thành phố.
Chương 4:
PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM QUẢN
LÝ CHỢ VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 12. Trách nhiệm của Sở Thương mại
1. Chủ trì,
phối hợp với Sở Quy hoạch – Kiến trúc, Sở Kế hoạch và Đầu tư, các Sở Ngành liên
quan và UBND Quận, Huyện nghiên cứu lập quy hoạch, kế hoạch hoặc điều chỉnh, bổ
sung phát triển mạng lưới chợ phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế
xã hội của Thành phố, khu vực, đáp ứng nhu cầu sản xuất, lưu thông hàng hóa và
tiêu dùng của nhân dân, trình UBND Thành phố xem xét, phê duyệt.
2. Tổ chức quản
lý quy hoạch chợ theo thẩm quyền. Lập kế hoạch xóa bỏ các tự điểm buôn bán
không theo quy hoạch trình UBND Thành phố xem xét, chỉ đạo.
3. Phối hợp với
Sở Nội vụ, Ủy ban nhân dân các Quận, Huyện tổ chức điều tra và phân loại tất cả
các chợ theo quy định tại Điều 3 Quy định này.
4. Xây dựng Nội
quy mẫu về chợ theo hướng dẫn của Bộ Thương mại, thẩm định Nội quy chợ, phương
án bố trí sắp xếp ngành hàng kinh doanh, điểm kinh doanh chợ loại 1, trình UBND
Thành phố xem xét, phê duyệt.
5. Phối hợp với
Sở Nội vụ lập phương án và kế hoạch tổ chức thực hiện việc chuyển giao tất cả
các chợ sang mô hình doanh nghiệp kinh doanh khai thác và quản lý chợ trong thời
hạn theo quy định tại Khoản 1 Điều 7 Quy định này, trình UBND Thành phố xem
xét, quyết định.
6. Phối hợp với
Sở Nọi vụ và Ủy ban nhân dân các Quận, Huyện quyết định thành lập, giải thể Ban
Quản lý chợ loại 1, loại 2, loại 3 theo phân cấp được quy định tại Điều 8, khoản
2.
7. Tham gia Hội
đồng tư vấn xét duyệt luận chứng kinh tế, kỹ thuật các dự án đầu tư xây dựng mới,
sửa chữa, cải tạo các chợ.
8. Hướng dẫn
và kiểm tra các Ban Quản lý chợ, các doanh nghiệp trong họat động đầu tư, kinh
doanh khai thác và quản lý chợ thực hiện đúng các quy định pháp luật.
9. Theo dõi,
tổng hợp và đánh giá kết quả hoạt động của chợ; sơ kết, tổng kết rất kinh nghiệm
về quy hoạch và kế hoạch phát triển chợ, về công tác tổ chức và quản lý chợ; bồi
dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ nhân viên làm công tác quản lý chợ.
Điều 13. Trách nhiệm của Sở Kế hoạch và Đầu tư
1. Trình UBND
Thành phố chấp thuận chủ trương triển khai các dự án đầu tư xây dựng chợ.
2. Phối hợp với
Sở Thương mại, Sở Quy hoạch – Kiến trúc, các Sở, Ngành liên quan và UBND các Quận,
Huyện nghiên cứu xây dựng quy hoạch điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển mạng
lưới chợ trên địa bàn Thành phố. Hướng dẫn Ủy ban nhân dân Quận, Huyện, các chủ
đầu tư thực hiện đúng các quy định của pháp luật về quản lý đầu tư và xây dựng
chợ.
3. Chủ trì Hội
đồng tư vấn thẩm định các dự án đầu tư xây dựng, cải tạo chợ thuộc thẩm quyền;
trình UBND Thành phố xem xét, phê duyệt hoặc xem xét phê duyệt dự án theo ủy
quyền.
4. Chủ trì,
phối hợp Sở Tài chính, Sở Thương mại xem xét bố trí kế hoạch vốn đầu tư xây dựng,
hỗ trợ vốn đầu tư xây dựng mới, xây dựng lại chợ; trình UBND Thành phố xem xét,
quyết định.
5. Chủ trì,
phối hợp với các Sở Tài chính, Thương mại xây dựng cơ chế đầu tư nguồn vốn Nhà
nước trong xây dựng, cải tạo chợ; trình UBND Thành phố xem xét, phê duyệt.
Điều 14. Trách nhiệm của Sở Tài chính
1. Chủ trì,
phối hợp với UBND Quận, Huyện hướng dẫn các Ban Quản lý chợ, doanh nghiệp kinh
doanh khai thác và quản lý chợ thực hiện công tác quản ký tài chính theo quy định
của pháp luật và hướng dẫn của Bộ Tài chính.
2. Chủ trì,
phối hợp với Sở Thương mại, Sở Kế hoạch và Đầu tư trình UBND Thành phố ban hành
Quy chế và hướng dẫn thực hiện Quy chế giao, đấu thầu doanh nghiệp kinh doanh
khai thác, quản lý chợ.
3. Chủ trì,
phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Thương mại xem xét bố trí kế hoạch vốn hoặc
hỗ trợ vốn đầu tư sửa chữa, cải tại chợ bằng nguồn vốn sự nghiệp có tính chất
xây dựng cơ bản.
Điều 15. Trách nhiệm của Sở Nội vụ
1. Ban hành
văn bản hướng dẫn về tổ chức bộ máy và biên chế của Ban Quản lý chợ, chế độ,
chính sách đối với cán bộ, công nhân viên làm việc tại các Ban Quản lý chợ theo
phân cấp.
2. Chủ trì,
phối hợp với Sở Thương mại trình UBND Thành phố quyết định thành lập, giải thể
Ban Quản lý chợ loại 1; phối hợp với Sở Thương mại hướng dẫn UBND các Quận, Huyện
trong việc thành lập, giải thể Ban Quản lý chợ loại 2, loại 3.
3. Thực hiện
các chính sách, chế độ đối với những cán bộ thuộc biên chế Nhà nước ở Ban Quản
lý chợ khi chuyển giao sang doanh nghiệp kinh doanh khai thác và quản lý chợ.
Điều 16. Trách nhiệm của UBND Quyện, Huyện
- Thực hiện
chức năng quản lý Nhà nước đối với Ban Quản lý hoặc các doanh nghiệp kinh doanh
khai thác và quản lý chợ trên địa bàn theo phân cấp.
- Lập kế hoạch
ngắn hạn, dài hạn các dự án đầu tư xây dựng, cải tạo chợ theo quy hoạch của
Thành phố.
- Chỉ đạo và
quản lý hoạt động của các chợ trên địa bànm đảm bảo thực hiện các chủ trương,
chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của Thành phố về kinh
doanh thương mại – dịch vụ, thu chi tài chính, văn minh đô thị, trật tự an toàn
xã hội, vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống cháy nổ và
các quy định khác.
- Quyết định
thành lập, giải thể, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức của Ban
Quản lý chợ loại 2, loại 3.
- Phê duyệt Nội
quy chợ loại 2, loại 3.
- Xử lý theo
thẩm quyền các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động của chợ.
- Định kỳ sơ
kết, tổng kết, đánh giá các hoạt động của chợ trên địa bàn; đề xuất, kiến nghị
với UBND Thành phố những giải pháp trong việc tổ chức kinh doanh khai thác và
quản lý chợ.
Điều 17. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân Phường, Xã, Thị trấn.
1. Phối hợp với
cơ quan chức năng của Thành phố, Quận, Huyện kiểm tra, xử lý theo thẩm quyền
các hành vi vi phạm pháp luật tại các chợ trên địa bàn.
2. Quản lý
các chợ loại 3 khi được Ủy ban nhân dân Quận, Huyện phân cấp.
Chương 5:
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 18. Sở Thương mại
có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các Sở, Ngành liên quan, Ủy ban nhân dân
các Quận, Huyện triển khai thực hiện quy định này.
Trong quá
trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dan
Thành phố xem xét, điều chỉnh.