Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 1396/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Hoàng Trung Hải
Ngày ban hành: 25/09/2012 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1396/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 25 tháng 09 năm 2012

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH CHUNG THÀNH PHỐ NHA TRANG, TỈNH KHÁNH HÒA, ĐẾN NĂM 2025

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật quy hoạch đô thị ngày 17 tháng 6 năm 2009;

Căn cứ Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị;

Xét đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, đến năm 2025 với những nội dung chủ yếu sau:

1. Phạm vi lập quy hoạch:

Phạm vi nghiên cứu điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Nha Trang có tổng diện tích khoảng 26.547 ha, bao gồm: Thành phố Nha Trang hiện nay với tổng diện tích tự nhiên 25.260 ha và khoảng 1.287 ha thuộc 2 xã Diên An và Diên Toàn của huyện Diên Khánh.

2. Tính chất:

- Là một trong những trung tâm du lịch, trung tâm tổ chức sự kiện có ý nghĩa quốc gia và quốc tế.

- Là trung tâm kinh tế, khoa học kỹ thuật, giáo dục đào tạo và y tế của vùng Duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên.

- Là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật của tỉnh Khánh Hòa.

- Có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng.

3. Quy mô dân số:

- Đến năm 2015 dân số toàn thành phố khoảng 560.000 người. Trong đó dân số nội thành khoảng 415.000 người.

- Đến năm 2025 dân số toàn thành phố khoảng 630.000 người. Trong đó dân số nội thành khoảng 560.000 người.

4. Quy mô đất xây dựng đô thị:

Đất xây dựng đô thị đến năm 2025 là 5.500 ha - trung bình 122 m2/người.

5. Định hướng phát triển không gian

a) Hướng phát triển đô thị: về phía Nam và phía Tây, một phần nhỏ lên phía Bắc, dọc theo đường bờ biển.

b) Cấu trúc đô thị và phân khu chức năng:

- Các khu trung tâm:

+ Khu trung tâm hành chính tỉnh Khánh Hòa: Quy hoạch mới tại khu vực đô thị sinh thái phía Nam đường Phong Châu, quy mô khoảng 35 ha;

+ Khu trung tâm hành chính thành phố: Tại vị trí hiện nay;

+ Khu trung tâm văn hóa: Ven biển, dọc đường Trần Phú quy mô khoảng 20 ha và tại khu đô thị sinh thái phía Nam đường Phong Châu, quy mô khoảng 10 ha;

+ Khu trung tâm thể dục - thể thao: Xây dựng mới tại khu vực Núi Đất - Phước Đồng, quy mô diện tích đất khoảng 60 ha;

+ Các khu trung tâm y tế, tng diện tích khoảng 72 ha: Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa; Bệnh viện sản nhi Khánh Hòa; Bệnh viện Quân - Dân y Khánh Hòa; Bệnh viện Quân đội; Bệnh viện Lê Hồng Phong; Bệnh viện Da liễu và Ung bướu; Trung tâm y tế tại khu Vĩnh Hòa - Vĩnh Hải; Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Nha Trang; Bệnh viện kỹ thuật cao Olympic; Bệnh viện mắt Sài Gòn - Nha Trang và các phòng khám khu vực tại các phường Vĩnh Phước, Phương Sài, Tân Lập, Phước Long, Phước Tiến;

+ Các trung tâm giáo dục - đào tạo: Khoảng 110 ha, bạo gồm: Trung tâm giáo dục chuyên nghiệp tại khu vực Hòn Nghê; Trường Đại học Nha Trang, Trường Trung cấp Kinh tế; Trường Chính trị; Trường Đại học Dân tộc; Trường Trung học Kỹ thuật; Trường Cao đẳng Sư phạm...;

+ Các trung tâm thương mại chính: Tại khu vực Chợ Đầm (quy mô khoảng 6 ha) và trong khu trung tâm đô thị hiện hữu; ngoài ra có 2 khu vực trung tâm mới tại khu vực sân bay Nha Trang hiện nay và trong khu đô thị hành chính, sinh thái, phía Nam đường Phong Châu;

+ Các trung tâm đa năng: Là các trục chính đô thị với chức năng sử dụng khuyến khích đa dạng và linh hoạt, đảm bảo phù hợp với mục tiêu phát triển của thành phố, không gây ô nhiễm môi trường.

- Các trục phát triển đô thị:

+ Trục đô thị ven biển: Bao gồm không gian công viên kết hợp dịch vụ du lịch ven biển và dải công trình phía Tây đường Trần Phú và phía Tây đường Phạm Văn Đồng;

+ Trục đô thị dọc theo sông Cái: Khu vực cửa sông từ cầu Đường sắt ra đến biển: Tạo các không gian công cộng, quảng trường ven sông, các bến cập thuyền. Khu vực phía Tây Đường sắt: Không tổ chức đường giao thông chính đô thị chạy dọc sông, các tuyến đường dọc sông là đường khu vực, đảm bảo liên kết hoạt động của các khu chức năng với các không gian công cộng, quảng trường sát bờ sông;

+ Trục đô thị chạy dọc khu đô thị sinh thái phía Nam đường Phong Châu: Bao gồm các trung tâm đô thị gắn với cảnh quan sinh thái ven mặt nước;

+ Các trc đô thị dọc theo các tuyến đường hướng biển. Khuyến khích xây dựng tập trung, cao tầng dọc theo các tuyến đường này.

- Các khu chức năng gồm:

+ Khu đô thị ven biển: Quy mô đất xây dựng đô thị 2.740 ha, quy mô dân số dự báo là 245.000 người, chiều cao xây dựng tối đa 40 tầng, mật độ xây dựng khoảng 40%, ưu tiên cho các hoạt động du lịch - dịch vụ;

+ Khu đô thị sinh thái phía Nam đường Phong Châu: Phát triển thành khu đô thị sinh thái, công viên sinh thái công cộng, kết hợp dịch vụ du lịch và khu đô thị hành chính mới của Tỉnh. Quy mô đất xây dựng đô thị 350 ha, quy mô dân số dự báo là 14.000 người; không khống chế tầng cao xây dựng đối với các khu đất xây dựng khu trung tâm thương mại, trong các khu vực còn lại tầng cao tối đa 15 tầng. Mật độ xây dựng khoảng 15%;

+ Khu đô thị tiếp giáp với phía Tây khu đô thị ven biển (khu vực Hòn Nghê, khu Đất Lành - phía Tây Nam núi Giáng Hương và khu Phước Đồng, Sông Lô): Đất xây dựng đô thị khoảng 1.250 ha, là khu đô thị mới và các khu dân cư hiện hữu cải tạo, đa chức năng. Quy mô dân số 98.000 người; mật độ xây dựng khoảng 35%; tầng cao tối đa 15 tầng;

+ Khu đô thị phía Bắc đường 23 tháng 10: Đất xây dựng đô thị khoảng 100 ha, xây dựng khu đô thị du lịch sinh thái sông - nước gắn kết với các cấu tc làng xóm hiện hữu được cải tạo nâng cấp, quy mô dân số đô thị khoảng 5.000 người; mật độ xây dựng khoảng 20%; tầng cao tối đa trong các khu chức năng phát triển mới là 15 tầng, trong các khu vực làng xóm hiện hữu là 6 tầng;

+ Khu đô thị phía Nam đường 23 tháng 10 và các khu vực giáp thị trấn Diên Khánh: Nâng cấp, cải tạo các cấu trúc làng xóm hiện hữu, giữ tối đa các không gian sinh thái nông nghiệp, bổ sung một số chức năng đô thị mới tại những vị trí dọc trục đường mới nối từ đường Cao Bá Quát (Nha Trang) đến Cầu Lùng (Diên Khánh); diện tích đất xây dựng các khu chức năng đô thị khoảng 275 ha; quy mô dân số đô thị khoảng 19.000 người; mật độ xây dựng gộp khoảng 30%; tầng cao tối đa trong các khu chức năng phát triển mới là 15 tầng, trong các khu vực làng xóm hiện hữu là 6 tầng;

+ Khu vực vịnh Nha Trang được kiểm soát theo các khu chức năng, gồm: Khu vực bảo vệ, tôn tạo cảnh quan thiên nhiên hoang sơ ở phía Đông Vịnh; các khu vực phục hồi và bảo tồn rừng; các khu vực tập trung phát triển du lịch, dịch vụ dạng cấu trúc đô thị mở; các khu vực phát triển các resort cao cấp và các dịch vụ du lịch khép kín. Tổng diện tích đất xây dựng các khu chức năng trên các đảo là khoảng 385 ha; quy mô dân số 9.500 người; mật độ xây dựng khoảng 5%; tầng cao tối đa 5 tầng;

+ Khu vực phía Bắc sông Cái, nằm hai bên quốc lộ 1A: Khu dự trữ phát triển;

+ Phát triển khu vực ngoại thành đạt tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Duy trì và nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, kết hợp với các hoạt động du lịch sinh thái.

6. Quy hoạch sử dụng đất các khu chức năng đến năm 2025:

a) Đất xây dựng đô thị:

Đất xây dựng đô thị đến năm 2025 trong vùng lõi đô thị là 5.500 ha, bao gồm: Đất các đơn vị ở: 2.350 ha. Đất công trình công cộng cấp đô thị và vùng: 150 ha. Đất cây xanh, thể dục thể thao cấp đô thị và vùng: 450 ha. Đất cơ quan, trường chuyên nghiệp: 250 ha. Đất công nghiệp, công nghệ cao, tiểu thủ công nghiệp: 430 ha. Đất dịch vụ du lịch, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp khác: 960 ha. Đất tôn giáo, di tích, danh thắng: 60 ha. Đất giao thông chính đô thị và giao thông đối ngoại: 850 ha.

b) Đất khác: Đất khác trong khu vực định hướng quy hoạch nội thành là khoảng 12.133 ha, bao gồm: Đất quốc phòng, an ninh, đất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thy sản, đất thủy lợi và truyền dẫn; năng lượng, nghĩa trang, nghĩa địa, sông suối và mặt nước...

7. Thiết kế đô thị

a) Nguyên tắc chung:

- Tập trung phát triển đô thị du lịch vươn lên tầm quốc tế.

- Tạo bản sắc đô thị từ đặc điểm cảnh quan thiên nhiên, bao gồm: Hệ thống mặt nước biển - vịnh - sông, khu vực đồng trũng, núi - đảo, đồng bằng ven biển, các khu vực sinh thái nông nghiệp.

- Phát triển cấu trúc đô thị phù hợp với điều kiện văn hóa xã hội: Nâng cấp, cải tạo và khai thác các khu đô thị hiện hữu; tăng cường khả năng giao lưu và sức hấp dẫn của đô thị du lịch, thông qua hệ thống không gian công cộng, quảng trường.

b) Bố cục không gian kiến trúc - cảnh quan:

- Các vùng cảnh quan:

+ Khu vực sinh thái đầm trũng phía Nam đường Phong Châu: Bố trí khu đô thị hành chính về phía Bắc, gần đường Phong Châu; các khu chức năng đô thị tập trung thành các đảo trong khu đồng trũng, đan xen các không gian cây xanh, mặt nước công cộng; cải tạo khu vực đìa tôm thành các mặt nước lớn.

+ Khu đô thị du lịch dọc bờ Nam sông Cái: Khu vực từ cửa sông Cái đến đường sắt quốc gia: Quy hoạch các tuyến phố kết hp với các bến thuyền, quảng trường nhỏ ven sông và dải cây xanh bóng mát dọc bờ sông; thiết kế lại khu vực cảng cá, tạo quảng trường, tchức liên thông với Chợ Đầm. Khu vực dọc theo sông Cái, từ phía Tây đường sắt: Tôn tạo cảnh quan, nâng cấp các khu nhà vườn hiện hữu thành các khu đô thị du lịch; tạo các hồ điều hòa ở hai bên sông Cái; hình thành các công trình nằm đan xen trong các khoảng cây xanh sinh thái, mặt nước; mô hình xây dựng trong từng khu vực không quá 15 tầng.

+ Khu vực sân bay Nha Trang hiện nay: Đường băng chính hiện hữu thành trục giao thông theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, với chuỗi quảng trường, được bố trí các công trình có khối tích công trình tương đối lớn, không hạn chế chiều cao. Tại điểm cuối phía Đông của trục giáp đường Trần Phú là quảng trường kết hợp hội chợ, triển lãm ngoài trời. Điểm cuối phía Tây của trục giáp đường Lê Hồng Phong, bố trí vườn hoa công cộng.

+ Khu đô thị bờ Bắc sông Cái (phường Vĩnh Thọ, Vĩnh Phước): Thiết kế dải đô thị đa năng tập trung dọc theo chân núi phía Nam Hòn Sạn, chỉ san gạt cục bộ tạo mặt bằng xây dựng. Khu vực ven sông Cái: Kết hợp từng đoạn có kè cứng làm bến tàu và cây xanh. Khu vực Hòn Chồng thành điểm du lịch.

+ Khu đô thị phía Bắc núi Sạn - Nam núi Cô Tiên (phường Vĩnh Hòa và Vĩnh Hải): Tổ chức trục trung tâm hướng biển có kiến trúc đa dạng, tạo điểm nhấn. Dải đô thị dọc triền núi Hòn Sạn và núi Cô Tiên có cốt nền khác nhau theo triền núi.

+ Khu vực phường Phước Tiến: Hợp khối các lô đất nhỏ thành những lô đất lớn để xây dựng công trình có khối tích lớn. Đường Ngô Gia Tự và đường Hồng Bàng dành cho các dự án cải tạo, tạo bản sắc và có giá trị dịch vụ.

+ Khu trung tâm đô thị hiện hữu (các phường Phước Sài, Phương Sơn, Vạn Thắng và Lộc Thọ): Phát triển hai trục thương mại, dịch vụ mới dọc theo đường Lê Thánh Tôn và Phan Chu Trinh. Cho phép xây dựng cao tầng ở khu vực này. Kết nối Chợ Đầm với các trục phố chính lân cận, với khu vực ven sông Cái. Di chuyển các công trình hành chính về phía Tây, ưu tiên các không gian ven Vịnh cho hoạt động du lịch, dịch vụ.

+ Khu đô thị Nam sân bay - Bắc sông Quán Trường (phường Phước Long, Vĩnh Trường): Phân cấp và cải tạo đường giao thông hợp lý.  Tổ chức tuyến đường và kè ven sông, kết hợp với quảng trường cho các hoạt động dịch vụ du lịch ven sông. Hình thành khu trung tâm phục vụ khu vực Nam sân bay.

+ Khu vực Nam Nha Trang: Tạo khu trung tâm có mật độ và chất lượng đô thị cao. Kết nối không gian hai bên đường, đảm bảo giao thông trên đại lộ Nguyễn Tất Thành.

+ Khu vực Tây Nha Trang: Xây dựng đan xen các khu chức năng đô thị theo cấu trúc sinh thái sông - nước gắn với cải tạo làng xóm hiện hữu, phát triển du lịch sinh thái nông nghiệp; là đô thị đa năng với trọng tâm là đô thị du lịch.

+ Dải đô thị và công viên dọc bờ biển Nha Trang: Tổ chức giao thông trục đường Trần Phú - Phạm Văn Đồng phục vụ du lịch. Gắn kết chức năng và kiến trúc cảnh quan phần bờ biển phía Đông với các khu đô thị phía Tây đường Trần Phú và đường Phạm Văn Đồng. Có thể bố trí một số hạng mục dịch vụ du lịch, giải trí tại khu vực này.

+ Khu vực vịnh Nha Trang:

. Bảo vệ, tôn tạo cảnh quan thiển nhiên phía Đông Vịnh: Vùng mặt nước trong khu vực bảo tồn, hạn chế hoạt động du lịch, giữ an toàn rạn san hô. Khu vực Đầm Bấy, Bích Đầm không tăng mật độ xây dựng và có biện pháp bảo vệ môi trường. Vùng rừng trong khu vực được bảo tồn và phục hồi, trừ một số công trình công cộng về bảo tồn biển và một số công trình tiện ích phục vụ du  lịch. Khu vực Đầm Bấy: Phục hồi rừng ngập mặn kết hp du lịch sinh thái, cho phép dự án dịch vụ du lịch sinh thái có mật độ xây dựng 5%. Khu vực Đm Tre: Khu bảo tồn sinh cảnh tạo điều kin môi trường cho các khu vực bãi rùa đẻ, các khu vực có san hô,...

. Các khu vực phục hồi và bảo tồn rừng ở phía Tây đảo Hòn Tre, trên Hòn Tằm và trên Hòn Trí Nguyên, là các khu vực nằm ngoài khu vực quy hoạch xây dựng các khu đô thị. Cấm tuyệt đối hoạt động khai thác, đốt than và xây dựng, trừ một số công trình quốc phòng và một số công trình quản lý công cộng thiết yếu khác.

. Tập trung phát triển mật độ cao: Khu vực Tây Nam đảo Hòn Tre, Hòn Tằm, Hòn Trí Nguyên, hướng tới hình thức đô thị du lịch đảo biển, có không gian công cộng cho du lịch cộng đồng, trở thành các trung tâm dịch vụ du lịch trên vịnh.

. Khu vực Bắc đảo Hòn Tre, từ khu vực phía Tây đảo đến phía Tây đầm Tre: Phát triển các resort cao cấp và các dịch vụ du lịch khép kín.

- Các điểm nhấn cảnh quan và không gian mở:

+ Các công trình điểm nhấn về chiều cao tại khu trung tâm ven biển, khu đô thị mới tại khu sân bay Nha Trang, khu đô thị sinh thái Đồng Bò,...

+ Các đỉnh núi ven nội thành và trong đô thị; tổ chức các trục đô thị tạo tầm nhìn với cảnh quan núi. Tổ chức cảnh quan đô thị hướng sông, hướng biển hoặc hướng xuống khu vực đồng trũng.

8. Quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật

a) Giao thông:

- Giao thông đối ngoại:

+ Đường bộ: Quốc lộ 1A với mặt cắt từ 4 - 6 làn xe, xây dựng đường gom hai bên khi đi qua khu dân cư.

+ Đường sắt: Cải tạo, nâng cấp tuyến đường sắt Thống Nhất qua Nha Trang, ga Nha Trang trở thành ga hành khách, xây dựng ga hàng hóa mới ngoài khu vực trung tâm thành phố.

+ Đường thủy: Xây dựng cảng Nha Trang thành cảng hành khách và tổ hợp dịch vụ với chất lượng đảm bảo đón khách quốc tế theo quy hoạch cảng biển được duyệt; tổ chức các khu vực đậu tàu cá nhân tại cảng Nha Trang, khu vực cửa sông Quán Trường, dọc theo sông Cái; tổ chức các bến thuyền dọc theo sông Cái, sông Quán Trường và dọc bờ biển phía Bắc sông Cái.

+ Đường hàng không: Sử dụng cảng hàng không quốc tế Cam Ranh được quy hoạch vi quy mô 4 triệu lượt hành khách/năm. Sân bay Nha Trang được chuyển đổi mục đích sử dụng đất sang đất đô thị.

- Giao thông nội thị:

+ Nâng cấp, cải tạo các tuyến đường chính kết nối các tuyến đường đối ngoại và khu vực ngoại thành với khu vực trung tâm.

+ Tiếp tục hoàn thiện và xây dựng mới các tuyến đường trục chính và đường khu vực, kết nối liên hoàn và đồng bộ các khu vực phát triển mới và các khu vực hiện trạng, phù hp với tính chất đô thị du lịch.

- Các công trình giao thông:

+ Bến xe đối ngoại: Bến xe phía Bắc (bến xe hiện hữu) vị trí tại đường Hai tháng tư - Điện Biên Phủ (phường Vĩnh Hòa); bến xe phía Nam: Xây dựng mới tại xã Diên Toàn (huyện Diên Khánh), gần nút giao thông quốc lộ 1A và đường Nha Trang - Diên Khánh - Lâm Đồng.

+ Bãi đỗ xe: Bãi đỗ xe công cộng được bố trí tại các khu vực trung tâm đô thị. Quy mô đảm bảo tiêu chuẩn và nhu cầu về bãi đỗ xe.

+ Cầu, cống: Xây dựng các công trình cầu cống phù hợp với cấp, tải trọng của từng tuyến đường.

- Tổ chức giao thông công cộng:

+ Các thành phần cơ bản của hệ thống giao thông công cộng thành phố Nha Trang là: Hệ thống xe buýt trung chuyển và hệ thống hỗ trợ với các loại xe nhỏ như: taxi, xe máy, xích lô..,.

+ Hình dạng mạng lưới tuyến xe buýt:

. Theo hướng tuyến: Hướng Bắc - Nam: Từ Hòn Sạn, đèo Rù Rì đi về hướng cầu Bình Tân, cầu Đá và ngược lại; Hướng Tây - Nam: Từ thành Diên Khánh đi Bình Tân, khu du lịch Sông Lô, kéo dài đến sân bay Cam Ranh và ngược lại; hướng Đông - Tây: từ Trần Phú đi Lê Hồng Phong, khu Tây Lê Hồng Phong, Tây Nha Trang và ngược lại.

. Theo hình dạng tuyến: Tuyến dọc theo đường trục chính theo hướng Bắc-Nam; tuyến xuyên tâm; tuyến zíc zắc nối liền các tuyến dọc trục; tuyến thông qua; tuyến tự do.

+ Tổ chức các tuyến xe buýt theo các giai đoạn như sau:

. Giai đoạn đến 2015: cần 8-10 tuyến xe buýt, trong đó mở mới thêm 3-5 tuyến mới.

. Giai đoạn đến 2020: Duy trì 10 tuyến trên, kết hợp với kéo dài lộ trình, mở thêm 6 tuyến.

. Giai đoạn 3 đến 2025: Duy trì 16 tuyến trên kết hợp với kéo dài lộ trình, mở thêm 6 tuyến.

b) Quy hoạch san nền:

Cao độ xây dựng các khu vực xây dựng mới khống chế 3,0 m. Đường giao thông qua khu vực căn cứ cao độ nền xây dựng hiện trạng, để xác định cao độ đường, đảm bảo kết nối cũng như hoạt động của các khu chức năng. Các công trình trong khu vực hiện trạng, khi cải tạo xây dựng đảm bảo cao độ nền xây dựng 3,0 m. Cao độ đường giao thông qua các khu vực hiện trạng được nâng cao theo nhiều giai đoạn, tiến tới đạt cao độ 3,0 m.

- Đối với khu vực nội thành cũ: Các công trình xây dựng xen cấy phải tuân thủ cao độ quy hoạch và đảm bảo việc thoát nước chung.

- Đối với khu vực xây dựng mới có nền bằng phẳng, hoặc thấp trũng: San đắp nền phù hợp với cao độ xây dựng từng khu vực, tạo độ dốc đảm bảo thoát nước mặt tự chảy vào hệ thống cống thoát nước chung.

- Đối với khu vực ven đồi núi: Chỉ san nền cục bộ phục vụ xây dựng công trình; tôn tạo và trồng thêm cây xanh tại các sườn dốc, đồi, núi, tăng độ che phủ và chống xói, trượt, lở núi.

c) Quy hoạch thoát nước mưa:

- Trong khu trung tâm nội thị cũ: Cải tạo, nâng cấp hệ thống thoát nước, sử dụng cống bao tách riêng nước bẩn đưa về trạm xử lý đạt tiêu chuẩn vệ sinh mới xả ra môi trường chung.

- Các khu vực chức năng đô thị xây mới: Xây dựng hệ thống cống thoát nước riêng.

- Khu vực ven núi: đón nước từ sườn núi, thoát ra các trục tiêu chính của đô thị, sau đó ra sông hoặc ra biển.

- Hướng thoát nước mưa chính của thành phố thoát ra sông Cái và sông Quán Trường.

- Khu vực bờ biển: giữ nguyên 5 cửa xả chính ra biển, cải tạo thu gom nước thải đưa về trạm xử lý.

- Các sông trong đô thị được khơi thông dòng chảy, cống hóa hoặc kè bờ, kết hợp với các giải pháp tạo cảnh quan. Sông Cái được nối thông với sông Quán Trường ở phía Tây và nối thông với sông Bà Vệ ở khu vực gần sông Kim Bồng, giúp thoát lũ cho sông Cái và bổ sung dòng chảy cho các sông này.

d) Quy hoạch cấp nước:

Nguồn nước: Sông Cái tại Võ Cạnh và Xuân Phong; hồ Suối Dầu; hồ Sông Chò.

- Công trình đầu mối:

+ Giai đoạn đầu: Nhà máy nước Võ Cạnh: Nâng công suất từ 58.000 m3/ngày đêm lên 98.000 m3/ngày đêm; nhà máy nước Xuân Phong giữ nguyên công suất 15.000 m3/ngày đêm; xây dựng mới nhà máy nước hồ Suối Dầu công suất 20.000 m3/ngày đêm.

+ Giai đoạn dài hạn: Nhà máy nước Võ Cạnh giữ nguyên công suất 98.000 m3/ngày đêm; nhà máy nước Xuân Phong nâng công suất lên thành 20.000 m3/ngày đêm; nhà máy nước hồ Suối Dầu nâng công suất lên thành 40.000 m3/ngày đêm; xây dựng mới nhà máy nước Sơn Thạnh (nguồn nước hồ Sông Chò) công suất 50.000 m3/ngày đêm.

đ) Quy hoạch cấp điện:

- Nguồn điện: Dành quỹ đất xây dựng tuyến 500KV và trạm 500KV Nha Trang tại khu vực Đắc Lộc; xây mới trạm 110KV trung tâm thành phố Nha Trang và trạm 110KV Tây Nha Trang. Mở rộng và nâng công suất các trạm biến áp 110KV hiện có (Mã Vòng, Đồng Đến, Bình Tân) theo khả năng phụ tải thực tế từng trạm.

- Lưới điện: Ngầm hóa lưới điện trung thế, hạ thế tại khu vực trung tâm thành phố.

e) Quy hoạch thu gom và xử lý nước thải:

- Hệ thống thoát nước hỗn hợp: Khu vực nội thị sử dụng hệ thống thoát nước nửa riêng, xây dựng tuyến cống bao thu gom nước thải đưa về trạm xử lý tập trung; khu vực phát triển mới sử dụng hệ thống thoát nước riêng.

- Hệ thống thoát nước thải:

+ Lưu vực 1: Lưu vực phía Bắc sông Cái, hệ thống thoát nước hỗn họp. Trạm xử lý nước thải tập trung được quy hoạch tại xã Vĩnh Ngọc, phía Tây Hòn Sạn.

+ Lưu vực 2: Lưu vực phía Nam sông Cái (khu trung tâm thành phố cũ), hệ thng thoát nước hỗn hợp. Trạm xử lý nước thải tập trung được quy hoạch phía Nam khu vực Đồng Bò.

+ Lưu vực 3: Lưu vực phía Tây Nha Trang, hệ thống thoát nước riêng. Trạm xử lý nước thải được bố trí tại khu cây xanh phía Nam.

+ Các khu công nghiệp: Sử dụng hệ thống thoát nước riêng.

g) Quy hoạch thu gom và xử lý chất thải rắn: Chất thải rắn sinh hoạt phân loại tại nguồn và được thu gom tập trung về khu xử lý chất thải rắn Lương Hòa hiện nay của thành phố.

h) Quy hoạch nghĩa trang: Xây dựng nghĩa trang tại khu vực Suối Hiệp - Suối Cát (huyện Cam Lâm, Diên Khánh) phục vụ vùng liên huyện Cam Lâm, Diên Khánh, Nha Trang. Tổng diện tích nghĩa trang khoảng hơn 200 ha. Hình thức táng: Hỗn hp.

9. Quy hoạch xây dựng đợt đầu

a) Quy hoạch xây dựng đợt đầu đến năm 2015:

- Tập trung cải tạo, nâng cấp các khu đô thị hiện hữu và hoàn thiện các khu vực đã giao đất thực hiện dự án.

- Xác định tính chiến lược đối với việc phát triển thành phố thông qua các dự án chiến lược.

b) Các chương trình và dự án ưu tiên đầu tư:

- Xây dựng các đơn nguyên của trạm xử lý nước thải và hệ thống thoát nước thải theo dự báo phát triển của từng giai đoạn;

- Xây dựng công viên sinh thái công cộng và các khu chức năng đô thị tại khu vực Đồng Bò;

- Cải tạo khu vực Chợ Đầm đến Sông Cái;

- Các dự án hoàn thiện công viên ven biển tạo nhiều không gian quảng trường với cây xanh;

- Các dự án cải tạo các khu chức năng thuộc phường Phước Tiến;

- Các dự án chuyển đi chức năng trong khu đô thị trung tâm;

- Khôi phục rừng ngập mặn tại khu vực Đầm Bấy;

- Phát triển khu bảo tồn sinh cảnh tại Đầm Tre;

- Cải tạo, nâng cấp cảng Nha Trang, xây dựng tổ hp công trình dịch vụ gn với cảng;

- Kết hợp với các dự án nâng cấp, phát triển đô thị để hoàn thiện hệ thống thoát nước mưa;

10. Đánh giá môi trường chiến lược

a) Đối tượng tác động và các biện pháp giảm thiểu

- Môi trường xã hội: Các tác động lớn đến xã hội theo hướng tích cực, tăng cường chất lưng sống. Các tác động tiêu cực thông qua dự báo việc di chuyển một bộ phận người dân, đào tạo nghề,...

- Môi trường nước: Các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường nước về chất thải và chất thải rắn sinh hoạt; xây dựng các phương án giảm thiểu; phân loại chất thải rắn tại nguồn, thu gom; thu gom và xử lý riêng nước thải và chất thải công nghiệp, y tế.

- Môi trường không khí và tiếng ồn: Các tác động đến môi trường không khí và tiếng ồn trong giai đoạn thi công; tại các trục và đầu mối giao thông chính; từ các khu vực công nghiệp.

- Môi trường đất: Tác động tiêu cực đối với việc thay đổi mặt che phủ, chế độ thoát nước,...

- Hệ sinh thái: Bảo vệ hệ sinh thái vịnh Nha Trang; bảo tồn, phục hồi rừng, rừng ngập mặn; bảo tồn sinh cảnh, điều kiện môi trường cho các khu vực san hô, cỏ biển, các bãi rùa đẻ,...

b) Chương trình quan trắc và giám sát chất lượng môi trường

Quan trắc tác động môi trường tập trung vào các khu công nghiệp, khu đô thị hoá tập trung.

Điều 2. Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa

1. Ban hành Quy định quản lý theo đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Nha Trang được duyệt; lập, ban hành Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc toàn đô thị.

2. Công bố công khai đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Nha Trang được duyệt.

3. Tổ chức rà soát việc lập, điều chỉnh, phê duyệt các quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết, thiết kế đô thị, để cụ thể hoá Điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Nha Trang, làm cơ sở triển khai các dự án đầu tư.

4. Quản lý chặt chẽ quỹ đất xây dựng, đảm bảo khai thác hiệu quả quỹ đất phát triển thành phố; quản lý và sử dụng đất theo đúng các quy định của pháp luật về đất đai.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Bộ trưởng Bộ Xây dựng, y ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ: Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Giao thông vận tải, Công Thương, Tài nguyên và Môi trường, Thông tin và Truyền thông, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Tnh ủy, HĐND, UBND tnh Khánh Hòa;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, Cổng TTĐT, các Vụ: KTTH, NC, ĐP;
- Lưu: Văn thư, KTN (3b).

KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG




Hoàng Trung Hải

 

Decision No. 1396/QD-TTg of September 25, 2012, on approving adjustment of the master plan of Nha Trang city, Khanh Hoa province, till 2025
Văn bản này đang cập nhật Nội dung => Bạn vui lòng "Tải về" để xem.

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 1396/QĐ-TTg ngày 25/09/2012 phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, đến năm 2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


13.093

DMCA.com Protection Status
IP: 13.59.218.147
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!