ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HẢI DƯƠNG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1275/QĐ-UBND
|
Hải Dương, ngày
18 tháng 5 năm 2022
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH CHUNG THỊ XÃ KINH
MÔN, TỈNH HẢI DƯƠNG ĐẾN NĂM 2040
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HẢI DƯƠNG
Căn cứ Luật tổ chức chính
quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của
Luật tổ chức Chính phủ và Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11
năm 2019;
Căn cứ Luật Quy hoạch đô thị
ngày 17 tháng 6 năm 2009;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung
một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch ngày 20 tháng 11 năm 2018;
Căn cứ Nghị định số
37/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt
và quản lý quy hoạch đô thị;
Căn cứ Nghị định số
72/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2019 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định
số 37/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2010 và Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06
tháng 5 năm 2015; Thông tư số 12/2016/TT-BXD ngày 29 tháng 6 năm 2016 của Bộ
Xây dựng;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở
Xây dựng Hải Dương tại Tờ trình số 34 /TTr-SXD ngày 29 tháng 4 năm 2022.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch chung thị xã Kinh Môn, tỉnh Hải Dương đến năm
2040 (Hồ sơ do Viện nghiên cứu thiết kế đô thị - Viện quy hoạch đô thị và nông
thôn quốc gia lập, Sở Xây dựng thẩm định trình phê duyệt) với các nội dung
chính sau:
I. Hồ sơ:
1. Tên đồ án quy hoạch:
Điều chỉnh Quy hoạch chung thị xã Kinh Môn, tỉnh Hải Dương đến năm 2040.
2. Cơ quan tổ chức lập
quy hoạch: UBND thị xã Kinh Môn.
3. Đơn vị tư vấn lập quy
hoạch: Viện nghiên cứu thiết kế đô thị - Viện quy hoạch đô thị và nông
thôn quốc gia;
4. Hồ sơ gồm: 12
bản vẽ quy hoạch, thuyết minh tổng hợp, quy định quản lý theo đồ án quy hoạch
chung và các văn bản có liên quan kèm theo.
II. Nội dung
điều chỉnh Quy hoạch chung
1. Vị
trí, quy mô điều chỉnh quy hoạch
1.1. Vị trí: Thị xã Kinh
Môn nằm phía Đông Bắc tỉnh Hải Dương, ranh giới tiếp giáp như sau:
- Phía Bắc: giáp thị xã Đông
Triều, tỉnh Quảng Ninh;
- Phía Đông và Đông Bắc: giáp
huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng;
- Phía Nam và Đông Nam: giáp
huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương và huyện An Dương, thành phố Hải Phòng;
- Phía Tây Nam: giáp huyện Nam
Sách, tỉnh Hải Dương;
- Phía Tây Bắc: giáp thành phố
Chí Linh, tỉnh Hải Dương.
1.2. Quy mô: Nghiên cứu
điều chỉnh quy hoạch trên toàn bộ địa giới hành chính thị xã Kinh Môn, gồm 14
phường và 9 xã, tổng diện tích: 16.533,55ha.
1.3) Dự báo quy mô dân số:
- Dân số hiện trạng năm 2020:
174.662 người.
- Dự báo quy mô dân số đô thị
(bao gồm dân số tự nhiên, cơ học, quy đổi):
+ Đến năm 2025 khoảng 225.000
người.
+ Đến năm 2030 khoảng 255.000
người.
+ Đến năm 2040 khoảng 333.000
người.
2. Nội
dung quy hoạch
2.1. Một
số nội dung điều chỉnh chính so với quy hoạch được duyệt:
- Xác định các tiềm năng, động
lực phát triển đô thị, từ đó định hướng tầm nhìn và chiến lược phát triển, điều
chỉnh dự báo phát triển các ngành lĩnh vực, dự báo dân số từng thời kỳ quy hoạch
cho phù hợp.
- Xác định cấu trúc không gian
đô thị, không gian kinh tế, phân vùng kiểm soát phát triển theo định hướng tầm
nhìn và chiến lược phát triển. Điều chỉnh định hướng phát triển không gian đô
thị; điều chỉnh các khu chức năng đô thị; Hạ tầng công nghiệp, dịch vụ, nông
nghiệp, hạ tầng xã hội.
- Xác định Quy hoạch sử dụng đất
theo từng giai đoạn 10 năm, 20 năm.
- Điều chỉnh định hướng khung
giao thông kết nối liên vùng.
- Điều chỉnh hệ thống hạ tầng kỹ
thuật cho phù hợp định hướng chung.
2.2. Điều
chỉnh định hướng phát triển không gian đô thị:
Định hướng xây dựng phát triển
thị xã Kinh Môn theo các trụ cột kinh tế - xã hội sau:
- Công nghiệp công nghệ cao gắn
với công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp sạch, công nghiệp đa ngành. Giảm bớt tỷ trọng
công nghiệp nặng, công nghiệp vật liệu xây dựng.
- Nông nghiệp ứng dụng công nghệ
cao, nông nghiệp hữu cơ và phát triển du lịch gắn với sản xuất nông nghiệp.
- Dịch vụ: Dịch vụ vận tải
thông qua phát triển bến bãi, logistic, hệ thống cảng; hệ thống thương mại, dịch
vụ đô thị, dịch vụ thúc đẩy sản xuất, chế biến… Khai thác dịch vụ Du lịch sinh
thái, nghỉ dưỡng chất lượng cao; Du lịch tâm linh nhằm khai thác, phát huy các
tiềm năng, lợi thế của thị xã Kinh Môn.
- Là đô thị dịch vụ công nghiệp
kết hợp đô thị sinh thái, hiện đại.
Trên cơ sở mục tiêu phát triển
đô thị, các định hướng phát triển kinh tế và điều kiện tự nhiên của thị xã Kinh
Môn trong thời gian tới, quy hoạch định hướng phát triển đô thị, không gian,
quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch hạ tầng kỹ thuật thị xã Kinh Môn như sau:
a) Phát triển đô thị
Thực hiện nâng cấp thị xã Kinh
Môn lên đô thị loại III trước năm 2025, đến trước năm 2030 thực hiện thành lập
các phường Thượng Quận, phường Quang Thành, sáp nhập xã Hoành Sơn vào phường
Duy Tân và tiến tới thành lập thành phố Kinh Môn trực thuộc tỉnh Hải Dương.
b) Định hướng phát triển
không gian tổng thể:
Thị xã Kinh Môn chuyển đổi từ
mô hình đô thị một trung tâm sang mô hình đô thị “đa trung tâm mở” gắn với các
khu vực phụ cận. Hệ thống đa trung tâm liên kết chặt chẽ với nhau bằng kết nối
giao thông và hoạt động kinh tế đa dạng. Bảo vệ các di tích lịch sử văn hóa… và
các hệ sinh thái tự nhiên.
Không gian phát triển chủ yếu:
- Phát triển đô thị: phát triển
tập trung tại khu vực phía Đông, khu vực trung tâm và 2 bên dãy núi An Phụ gắn
với các trục giao thông chính, khai thác các lợi thế về cảnh quan sông để phát
triển. Phát triển không gian đô thị sinh thái mật độ thấp ven sông ở khu vực
phía Đông Bắc gồm: Thất Hùng, Duy Tân, Hoành Sơn, Tân Dân. Hạn chế phát triển
đô thị tại khu vực các xã phía Tây dành cho phát triển công nghiệp, nông nghiệp
công nghệ cao.
- Phát triển công nghiệp,
logistic: tập trung thành 5 cụm lớn tại các khu vực Minh Hòa, Thăng Long -
Quang Thành, Thất Hùng, Hiệp Sơn - Phú Thứ, Minh Tân và Long Xuyên. Sắp xếp, bố
trí lại các khu vực cảng than, cảng hàng hóa gắn với các khu vực phát triển
công nghiệp tập trung. Quy hoạch các khu thương mại dịch vụ, logistics tại phường
Thất Hùng, phường Long Xuyên, xã Quang Thành và xã Minh Hòa.
- Phát triển du lịch: gắn liền
với không gian phát triển đô thị, dựa trên trục liên kết kết nối với các không
gian phát triển du lịch liên vùng ở thị xã Kinh Môn với thành phố Chí Linh, thị
xã Đông Triều và thành phố Hải Phòng... Khoanh vùng, bảo tồn và phát triển các
khu vực di tích lịch sử theo quy hoạch được duyệt. Xây dựng trung tâm dịch vụ
du lịch gắn với khu trung tâm hành chính mới. Xây dựng các không gian cảnh
quan, sinh thái, phát triển nông nghiệp kết hợp du lịch.
- Phát triển nông nghiệp: Quy
hoạch phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ và du lịch gắn với
nông nghiệp tại các xã, phường: Lê Ninh, Bạch Đằng, Hoành Sơn, Thất Hùng, Tân
Dân, Phú Thứ, Thượng Quận.
c) Định hướng phát triển các
khu chức năng đô thị:
- Quy hoạch hệ thống trung tâm
hành chính công cộng:
+ Trước mắt duy trì vị trí khu
trung tâm hành chính, công cộng hiện trạng; quy hoạch khu trung tâm hành chính
mới dự kiến tại một trong hai khu vực: phường An Sinh, Phạm Thái và xã Thượng
Quận (Vị trí cụ thể sẽ được tính toán lựa chọn ở các bước đề xuất đầu tư cho
phù hợp nhu cầu sử dụng).
+ Trụ sở cơ quan hành chính,
chính trị phường, xã: ổn định vị trí trụ sở hiện có, từng bước hiện đại hóa và
chỉnh trang kiến trúc cảnh quan, thực hiện quản lý xây dựng theo quy hoạch
chung xã, quy hoạch phân khu phường.
- Quy hoạch không gian cây
xanh, mặt nước:
+ Khai thác các khu vực đồi núi
tạo không gian xanh, không gian công cộng, không gian phục vụ du lịch. Quy hoạch
vành đai xanh cách ly các khu khai thác mỏ, nhà máy nhiệt điện, công nghiệp.
Hoàn nguyên các khu vực khai khoáng, trồng cây xanh cải tạo cảnh quan môi trường.
+ Quy hoạch công viên trung tâm
thị xã tại khu vực Trung tâm mới và 03 công viên chuyên đề trên cơ sở khai thác
cảnh quan núi, sông tự nhiên tại khu vực các xã, phường: Thất Hùng, Long Xuyên,
Hiến Thành, Tân Dân, Phú Thứ, Quang Thành và Phạm Thái.
+ Hình thành hệ cây xanh sinh
thái, hoa, cây cảnh gắn với dịch vụ, du lịch dọc theo hai bên dãy núi An Phụ.
- Quy hoạch định hướng phát triển
hệ thống Y tế, giáo dục đào tạo, văn hóa thể thao, vui chơi giải trí:
+ Quy hoạch trung tâm đào tạo mới
khu vực Thượng Quận gắn với Trung tâm nghiên cứu, thực nghiệm, ứng dụng.
+ Trung tâm y tế: Cải tạo giữ
nguyên các Trung tâm y tế, trạm y tế hiện có; quy hoạch bổ sung quỹ đất y tế tại
khu vực phía Nam (tại phường An Phụ).
+ Trung tâm văn hóa - thể thao
thị xã: phát triển khu mới gắn với trung tâm hành chính mới và trung tâm du lịch,
hình thành 02 khu trung tâm văn hóa thể thao tại phường Phạm Thái và xã Quang
Thành. Hoàn thiện khu liên hợp thể thao tại phường Hiệp An. Quy hoạch đất trung
tâm dịch vụ thể dục thể thao (sân golf) tại xã Hiệp Hòa.
- Quy hoạch định hướng phát triển
thương mại, du lịch:
+ Phát triển các tổ hợp dịch vụ
thương mại, trung tâm mua sắm tại các khu vực cửa ngõ, trung tâm các khu vực đô
thị. Bố trí 01 chợ chuyên kinh doanh các sản phẩm nông sản địa phương.
+ Dịch vụ du lịch: Xây dựng hệ
thống các cơ sở hạ tầng du lịch như khách sạn, nhà hàng, trung tâm thương mại,
triển lãm, giao thông, bến tàu…. hiện đại, đồng bộ đáp ứng nhu cầu phát triển.
Đẩy mạnh phát triển du lịch sinh thái, du lịch tâm linh theo chuỗi kết nối. Tiếp
tục đẩy mạnh phát triển du lịch khu di tích Quốc gia đặc biệt An Phụ - Kính Chủ
- Nhẫm Dương, kết hợp với du lịch nông nghiệp trải nghiệm.
- Quy hoạch, định hướng phát
triển đất đơn vị ở:
+ Cải tạo không gian các khu vực
đô thị hiện hữu, hạn chế phát triển cao tầng. Hình thành các khu đô thị phát
triển mới gồm: khu đô thị dịch vụ thương mại - phân khu trung tâm, đô thị mới
sinh thái phát triển dân cư mật độ thấp kết hợp không gian xanh sinh thái và
khu đô thị công nghiệp phía Tây, Tây Bắc; phát triển đô thị kết hợp không gian
xanh, giảm thiểu tác động môi trường từ khu vực công nghiệp.
+ Phát triển các khu dân cư, điểm
dân cư tại khu vực các xã ngoại thị nhằm cung cấp quỹ đất ở mới và cải tạo, chỉnh
trang cảnh quan kiến trúc.
+ Các khu ở được đầu tư theo hướng
đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật, kiến trúc đô thị, phù hợp với định hướng phát triển
đô thị dịch vụ, sinh thái, gắn với cảnh quan tự nhiên của thị xã Kinh Môn.
- Quy hoạch đất hỗn hợp: được
quy hoạch với mục đích tạo sự linh hoạt cho các chức năng sử dụng đất, tạo điều
kiện thu hút đầu tư các dự án phát triển kinh tế - xã hội cho thị xã, cụ thể
như sau:
+ Đất hỗn hợp tại phân khu 1 và
phân khu 2, có các chức năng: đất ở (chiếm tối đa 30% diện tích lô đất), công cộng,
trụ sở, văn phòng cho thuê, dịch vụ thương mại, khách sạn, vui chơi giải
trí,...).
+ Đất hỗn hợp tại các phân khu,
khu vực còn lại: bố trí các chức năng công cộng, trụ sở, văn phòng cho thuê, dịch
vụ thương mại, khách sạn, vui chơi giải trí....
- Quy hoạch, định hướng phát
triển công nghiệp:
+ Quy hoạch quỹ đất công nghiệp
mới, tập trung tại các khu vực: phía Đông giáp cầu Triều phường Thất Hùng, xã Bạch
Đằng và xã Minh Hoà; mở rộng diện tích đất công nghiệp tại khu vực phường Quang
Thành.
+ Duy trì các Cụm công nghiệp
hiện có; từng bước đóng cửa, di dời các cơ sở sản xuất công nghiệp, cơ sở khai
thác sản xuất vật liệu trong khu vực nội thị, thực hiện hoàn nguyên hồi phục
môi trường để cải tạo môi trường, cảnh quan. Điều chỉnh một phần quỹ đất công
nghiệp hiện trạng tại khu vực phường Duy Tân, Phạm Mệnh thành đất hỗn hợp và đất
cây xanh.
+ Đối với các khu vực khai thác
mỏ hiện hữu, đang khai thác hoặc đã được cấp phép khai thác, cho phép thực hiện
hết thời hạn được cấp phép hoặc khi có yêu cầu thu hồi của cấp có thẩm quyền.
Sau khi thực hiện hết thời hạn được cấp phép khai thác hoặc dừng khai thác theo
yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền, Nhà đầu tư có trách nhiệm thực hiện đóng cửa
mỏ, hồi phục môi trường theo quy định, bàn giao quỹ đất cho nhà nước để thực hiện
theo quy hoạch chung đô thị, quy hoạch xây dựng được phê duyệt.
- Định hướng phát triển nông
nghiệp:
+ Phát triển nông nghiệp sạch:
Hình thành các vùng nông nghiệp đô thị, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại
phường Hiến Thành, phường Thái Thịnh, xã Minh Hòa. Tiếp tục duy trì và mở rộng
diện tích cây vụ Đông, đặc biệt là cây hành, tỏi. Hình thành các vùng chuyên
canh sản xuất.
+ Phát triển vùng chăn nuôi tại
Quang Thành, Minh Hòa; nuôi trồng thủy sản tại Minh Hòa, Tân Dân, Phú Thứ.
+ Bố trí 01 khu trung tâm
nghiên cứu phát triển nông nghiệp chất lượng cao tại xã Bạch Đằng.
- Định hướng phát triển các khu
vực nông thôn:
+ Rà soát các xã nông thôn mới
theo tiêu chí mới, từng bước đầu tư xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn
mới kiểu mẫu; gắn liền xây dựng nông thôn với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại
hóa. Tái cấu trúc khu dân cư hiện hữu và hình thành các điểm dân cư mới phù hợp
với định hướng phát triển đô thị của thị xã và nhu cầu phát triển.
+ Làng xóm đô thị hóa: Tổ chức,
sắp xếp phân bố các khu dân cư nông thôn xã Bạch Đằng, Lê Ninh, Hiệp Hòa, Minh
Hòa hoà nhập với không gian đô thị. Nâng cấp và phát triển hạ tầng làng xóm kết
nối liên thông với hệ thống hạ tầng chung của thị xã.
d) Cơ cấu sử dụng đất
Bảng
cơ cấu sử dụng đất theo các giai đoạn
TT
|
Chỉ tiêu sử dụng đất
|
Hiện trạng năm 2020 (ha)
|
QH đến năm 2030 (ha)
|
QH đến năm 2040 (ha)
|
|
Tổng diện tích đất tự
nhiên
|
16.533,55
|
16.533,55
|
16.533,55
|
|
- Đất xây dựng đô thị
|
4.147,29
|
6.515,70
|
7.695,73
|
|
- Đất khác
|
11.443,83
|
9.083,61
|
7.812,96
|
|
- Đất ở làng xóm
|
941,33
|
934,24
|
1.024,86
|
A
|
Tổng diện tích đất xây dựng
đô thị
|
4.148,39
|
6.515,70
|
7.695,73
|
I
|
Đất dân dụng
|
2.042,13
|
3.173,03
|
3.551,53
|
1
|
Đất các đơn vị ở
|
1.919,40
|
2.546,58
|
2.761,07
|
|
+ Đất ở hiện trạng cải tạo
|
1.919,40
|
2.205,82
|
2.205,82
|
|
+ Đất ở mới
|
|
340,76
|
555,25
|
2
|
Đất CTCC đô thị
|
40,05
|
124,30
|
157,39
|
3
|
Đất cây xanh đô thị
|
2,93
|
148,83
|
193,27
|
4
|
Đất giao thông đô thị
|
79,75
|
353,32
|
439,80
|
II
|
Đất ngoài dân dụng
|
2.106,26
|
3.342,67
|
4.144,20
|
1
|
Đất cơ quan, hành chính sự
nghiệp
|
6,69
|
7,64
|
7,64
|
2
|
Đất trung tâm chuyên ngành,
đào tạo
|
2,26
|
12,01
|
12,01
|
3
|
Đất xây dựng hỗn hợp
|
0,00
|
301,80
|
460,32
|
4
|
Đất dịch vụ thương mại
|
26,88
|
125,60
|
124,59
|
5
|
Đất giao thông đối ngoại, ngoại
thị
|
28,60
|
261,43
|
403,25
|
6
|
Đất dịch vụ du lịch
|
0,00
|
21,65
|
21,65
|
7
|
Đất cây xanh cảnh quan
|
133,36
|
520,60
|
854,02
|
8
|
Đất quân sự
|
38,01
|
67,96
|
67,96
|
9
|
Đất công trình đầu mối, kho
tàng bến bãi
|
899,51
|
431,18
|
453,59
|
10
|
Đất nghĩa trang, nghĩa địa
|
139,53
|
159,36
|
159,36
|
11
|
Đất tôn giáo, di tích lịch sử,
văn hoá
|
105,07
|
105,07
|
105,07
|
12
|
Đất CN-TTCN
|
726,34
|
1.137,93
|
1.255,07
|
13
|
Đất cây xanh thể dục thể thao
(sân golf)
|
|
92,00
|
92,00
|
14
|
Đất cây xanh chuyên đề
|
|
98,44
|
127,67
|
B
|
Đất khác
|
11.443,83
|
9.083,61
|
8.283,50
|
1
|
Đất sản xuất nông nghiệp, thủy
lợi
|
8.849,51
|
6.661,25
|
5.018,10
|
2
|
Đất lâm nghiệp
|
1.237,82
|
1.236,76
|
1.236,76
|
3
|
Đất sông, suối và mặt nước
chuyên dùng
|
1.117,17
|
1.106,08
|
1.162,47
|
4
|
Đất cây xanh cách ly
|
0,00
|
79,52
|
79,52
|
5
|
Đất dự trữ phát triển
|
0,00
|
|
786,65
|
6
|
Đất khai thác mỏ
|
239,33
|
|
470,54
|
C
|
Đất xây dựng khu dân cư
nông thôn
|
941,33
|
934,24
|
1.024,86
|
e) Kiểm soát tầng cao xây dựng:
Công trình nhà ở riêng lẻ: tối đa
05 tầng (không bao gồm tầng tum); Công trình hỗn hợp, thương mại dịch vụ, chung
cư…: từ 9 tầng đến 25 tầng (không bao gồm tầng hầm, tum) quy định theo phân khu
khu vực được xây dựng. Tùy theo tính chất, vị trí, tầng cao và nhu cầu sử dụng
của công trình, được phép bố trí tầng hầm, số tầng hầm được tính toán theo nhu
cầu sử dụng cho phù hợp.
* Chi tiết theo hồ sơ, quy định
quản lý kèm theo.
2.3. Định
hướng quy hoạch hệ thống kỹ thuật hạ tầng:
a) San nền:
Giữ nguyên cao độ khu vực dân
cư đô thị hiện trạng; cao độ san nền khu vực quy hoạch xây dựng mới đảm bảo phù
hợp, khớp nối với cao độ hiện trạng theo từng khu vực. Tại các khu vực đồi núi,
tôn trọng tối đa cao độ nền tự nhiên, độ dốc địa hình tự nhiên, đảm bảo không
gây ngập úng cục bộ, thoát nước mặt thuận lợi.
b) Định hướng phát triển hệ
thống giao thông:
- Hệ thống giao thông đối ngoại
gồm: QL17B; Đường trục Bắc - Nam tỉnh; Đường nối QL5 với QL18; tuyến nối đường
Vành đai V Thủ đô với huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng.
- Đường giao thông đô thị: quy
hoạch các đường liên khu vực (Mặt cắt: 28m, 25m và 20,5m) đường chính khu vực
(Mặt cắt: 25m và 20,5m). Điều chỉnh bỏ và bổ sung một số tuyến so với quy hoạch
chung được duyệt. Điều chỉnh quy mô mặt cắt một số tuyến đường trong đô thị để
tăng năng lực vận tải, đảm bảo an toàn giao thông.
- Quy hoạch, cải tạo mở rộng
quy mô các tuyến đường trên mặt đê sông chính tối thiểu rộng 7,5m.
- Điều chỉnh quy hoạch 03 bến
xe khách kết hợp kho tàng, bãi đỗ xe tại phường Duy Tân, Hiệp Sơn và xã Lạc
Long.
- Quy hoạch mới một số cầu kết
nối sang thành phố Chí Linh và thành phố Hải Phòng.
- Đường thủy: nạo vét tuyến
sông qua Kinh Môn từ Quảng Ninh đi Phả Lại.
c) Thoát nước mặt:
- Hướng thoát nước chính: Thoát
về phía các trạm bơm tiêu được phân bổ đều trên địa bàn thị xã. Gồm 4 lưu vực
chính bao gồm:
+ Lưu vực 1: thoát về các trạm
bơm tiêu Quan Bến, Kênh Than, An Phụ, Thôn Nội, Cống Vịt rồi đổ ra sông Kinh
Môn.
+ Lưu vực 2: thoát về các trạm
bơm Trạm Lỗ, Quảng Trí, Phạm Mệnh rồi đổ ra sông Kinh Thầy.
+ Lưu vực 3: thoát về trạm bơm
Vụng Chủ rồi đổ ra sông Kinh Thầy.
+ Lưu vực 4: Hướng thoát về
phía trạm bơm Thượng Chiểu rồi đổ ra sông Kinh Thầy phía Đông.
- Hệ thống thoát nước: Đối với
các khu vực cũ, tiếp tục sử dụng hệ thống thoát nước chung, thoát nước nửa
riêng, từng bước chuyển thành hệ thống thoát nước riêng hoàn toàn. Đối với các
khu vực phát triển mới, sử dụng hệ thống thoát nước riêng hoàn toàn. Từng bước
tiến hành nạo vét, kè kênh mương, cải tạo hồ, đập để nâng cao năng lực thoát nước.
d) Thoát nước thải:
- Từng bước tách riêng nước thải
và nước mưa tại các khu vực dân cư cũ. Nước thải sinh hoạt được thu gom về 11
trạm xử lý nước thải.
- Nước thải công nghiệp, y tế
được thu gom xử lý đảm bảo theo quy định trước khi xả vào nguồn tiếp nhận.
e) Cấp điện:
- Tổng nhu cầu cấp điện đến năm
2040 khoảng 511MVA.
- Nguồn điện cấp cho Thị
xã Kinh Môn được lấy từ mạng điện lưới cấp điện chung của tỉnh Hải Dương. Giữ
nguyên trạm 220kV Hải Dương 2, nâng công suất các trạm 110kV Hòa Phát, Nhị Chiểu,
Kinh Môn 2; xây dựng bổ sung các trạm 35kV÷220kV và hệ thống đường dây theo quy
hoạch cấp điện của tỉnh, thị xã.
- Từng bước hạ ngầm đường dây
điện hiện có, thay thế và xây dựng mới hệ thống điện chiếu sáng thông minh, tiết
kiệm năng lượng.
f) Cấp nước:
Tổng nhu cầu cấp nước đến năm
2040 khoảng 132.607m3/ng.đ. Thực hiện đầu tư nâng công suất các cấp nước sạch
hiện có và từng bước cải tạo hệ thống đường ống cấp nước để giảm tỷ lệ thất
thoát nước. Xây dựng hệ thống quản lý cấp nước thông minh.
g) Thông tin liên lạc:
- Xây dựng hạ tầng viễn
thông băng rộng dung lượng lớn, tốc độ cao, công nghệ hiện đại, hạ tầng IoT được
tích hợp, ứng dụng rộng rãi trong các hạ tầng giao thông, điện, nước, đô thị,
đáp ứng nhu cầu điện toán đám mây, đảm bảo phục vụ cho Chính phủ số, phát triển
kinh tế số-xã hội số và đô thị thông minh. Hệ thống hạ tầng viễn thông, thông
tin liên lạc đáp ứng 100% nhu cầu về dịch vụ viễn thông của người dân. Thực hiện
hoàn thiện Đề án Xây dựng Chính quyền điện tử và Đô thị thông minh tỉnh Hải
Dương giai đoạn 2020 - 2025, định hướng đến năm 2030 được phê duyệt trên địa
bàn thị xã Kinh Môn.
- Từng bước hạ ngầm hệ thống viễn
thông, thông tin liên lạc hiện có để cải tạo, nâng cao cảnh quan kiến trúc đô
thị.
h) Chất thải rắn, nghĩa
trang:
- Chất thải rắn: Thực hiện theo
Đề án thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Hải Dương giai
đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 được duyệt.
- Nghĩa trang: Giữ nguyên hiện
trạng, cải tạo mở rộng các nghĩa trang hiện có tùy theo từng khu vực. Xây dựng
01 khu nghĩa trang tập trung tại phường Hiệp Sơn (phía Bắc dãy núi An Phụ). Quy
hoạch 01 nhà tang lễ trong khu nghĩa trang mới.
2.4. Đánh
giá môi trường chiến lược:
- Đề ra mục tiêu đảm bảo phát
triển kinh tế xã hội gắn với bảo vệ môi trường; Đánh giá xu hướng diễn biến môi
trường khi thực hiện quy hoạch với các tác động tích cực tạo ra bởi việc hình
thành và phát triển đô thị và một số tác động tiêu cực; Đảm bảo mục tiêu đánh
giá, bảo vệ môi trường để phát triển bền vững trong quá trình công nghiệp hóa,
đô thị hóa tại thị xã Kinh Môn.
- Định hướng các giải pháp quản
lý, bảo vệ môi trường, các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu đảm bảo tối
thiểu hóa mức rủi ro, các giải pháp trong quản lý bảo vệ môi trường.
2.5. Các
chương trình, dự án ưu tiên thực hiện:
- Về phát triển đô thị: Lập
chương trình phát triển đô thị giai đoạn đến năm 2030, định hướng đến năm 2040;
Lập đề án phân loại đô thị theo tiêu chí đô thị loại III và Đề án thành lập
thành phố Kinh Môn; lập quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết phục vụ công tác
chuẩn bị đầu tư xây dựng đô thị; Lập quy hoạch và triển khai các dự án khu đô
thị mới, đô thị sinh thái nghỉ dưỡng, khu nhà ở xã hội, tái định cư... tập
trung tại các khu vực An Lưu, Hiệp An, Hiệp Sơn, Thái Thịnh, An Phụ, Phú Thứ,
Minh Tân, Thượng Quận, Phạm Thái, Hiến Thành, Tân Dân, Thất Hùng, Long Xuyên;
các dự án dân cư khớp nối, cải tạo chỉnh trang đô thị cũ; lập, thực hiện các dự
án Nhà văn hóa trung tâm thị xã, công trình hành chính công cộng, công viên cây
xanh, thiết chế văn hóa xã hội, hạ tầng kỹ thuật (giao thông, cấp điện, thoát
nước, xử lý nước thải, nhà tang lễ, nghĩa trang...) đảm bảo theo các tiêu chí
đô thị loại III; Triển khai thực hiện: Đề án Xây dựng Chính quyền điện tử và Đô
thị thông minh, Đề án xây dựng và phát triển đô thị xanh, thông minh, hiện đại
tỉnh Hải Dương giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2035 trên địa bàn thị
xã...; Xây dựng và ban hành các quy chế quản lý kiến trúc đô thị.
- Về công nghiệp: Đầu tư xây dựng
các cụm công nghiệp mới theo quy hoạch tại các xã, phường: An Phụ, Thăng Long,
Thất Hùng, Lê Linh, Minh Hòa và Quang Thành.
- Về thương mại, du lịch nghỉ
dưỡng, thể thao: Đầu tư xây dựng khu thương mại - logistics tại xã Minh Hòa,
các khu thương mại dịch vụ khác; đầu tư khai thác tiềm năng du lịch khu di tích
Quốc gia đặc biệt An Phụ, Kính Chủ, Nhẫm Dương. Thực hiện đầu tư xây dựng sân
golf tại xã Hiệp Hòa.
- Về nông nghiệp: Thực hiện đầu
tư các dự án khai thác sản phẩm nông nghiệp đặc trưng (hành, tỏi, sắn dây, nếp
cái hoa vàng...), chất lượng cao, ứng dụng công nghệ cao.
* Nội dung và các chỉ tiêu
quy hoạch theo hồ sơ quy hoạch trình kèm.
* Các nội dung khác không điều
chỉnh, được giữ nguyên theo Quyết định số 4971/QĐ-UBND ngày 29 tháng 12 năm
2018 và Quyết định số 51/QĐ- UBND ngày 08 tháng 01 năm 2021 của UBND tỉnh.
III. Quy định
quản lý xây dựng theo đồ án quy hoạch
Nội dung chi tiết tại Quy định
quản lý theo đồ án Điều chỉnh quy hoạch chung thị xã Kinh Môn, tỉnh Hải Dương đến
năm 2040 do Viện nghiên cứu thiết kế đô thị - Viện quy hoạch đô thị và nông
thôn quốc gia lập, Sở Xây dựng thẩm định kèm theo.
IV. Nội dung
liên quan
- Phương án tổ chức không gian
kiến trúc cảnh quan trong Đồ án quy hoạch có tính chất định hướng. Cảnh quan,
kiến trúc của từng khu vực, dự án cụ thể sẽ được xem xét trong bước lập quy hoạch
phân khu, quy hoạch chi tiết hoặc dự án theo quy định.
- Giao UBND thị xã Kinh Môn thực
hiện một số nội dung sau:
+ Tổ chức Lập quy chế quản lý
kiến trúc đô thị, trình thẩm định phê duyệt theo quy định.
+ Chỉ đạo tổ chức lập, điều chỉnh
quy hoạch và thẩm định, phê duyệt, quản lý các đồ án quy hoạch phân khu, quy hoạch
chung xây dựng các xã, quy hoạch chi tiết xây dựng theo quy định làm cơ sở quản
lý xây dựng, thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn. Giám sát việc thực hiện
xây dựng theo quy hoạch được phê duyệt.
+ Rà soát, đánh giá, xây dựng kế
hoạch thực hiện các chương trình, dự án đầu tư xây dựng, ưu tiên bố trí vốn đầu
tư xây dựng các khu công viên cây xanh, công cộng, thiết chế văn hóa xã hội, hạ
tầng đầu kỹ thuật đầu mối theo quy hoạch.
Điều 2. Giao
cho UBND thị xã Kinh Môn phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức công bố công
khai quy hoạch; chỉ đạo tổ chức lập, phê duyệt hồ sơ cắm mốc giới và tổ chức
triển khai cắm mốc giới theo quy định; quản lý chặt chẽ việc đầu tư xây dựng
theo quy hoạch trên địa bàn thị xã đảm bảo theo đúng quy định.
Điều 3. Chánh
Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các sở: Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính,
Tài nguyên và Môi trường, Giao thông vận tải; Nông nghiệp và phát triển nông
thôn, Công Thương, Văn hóa thể thao và du lịch, Y tế, Giáo dục và đào tạo,
Thông tin và Truyền thông; Cục Thống kê tỉnh; Ban quản lý các Khu công nghiệp tỉnh;
Kho bạc nhà nước tỉnh; Chủ tịch UBND thị xã Kinh Môn và Thủ trưởng các cơ quan,
đơn vị liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Thường trực Tỉnh ủy (để b/c)
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Viện nghiên cứu thiết kế đô thị Viện quy hoạch đô thị và nông thôn quốc
gia;
- Lãnh đạo VP UBND tỉnh;
- Lưu: VT, KTN, Minh (12b).
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
CHỦ TỊCH
Triệu Thế Hùng
|