Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 1215/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Yên Bái Người ký: Phạm Duy Cường
Ngày ban hành: 16/09/2013 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH YÊN BÁI
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1215/QĐ-UBND

Yên Bái, ngày 16 tháng 9 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “XÂY DỰNG THỊ XÃ VĂN HOÁ - DU LỊCH NGHĨA LỘ GIAI ĐOẠN 2013 – 2020”

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH YÊN BÁI

Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Nghị quyết Trung ư­ơng 5 (khoá VIII) về “Xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”; Kết luận Hội nghị lần thứ 10 Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII;

Căn cứ Quyết định số 581/QĐ-TTg ngày 6/5/2009 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược phát triển văn hoá Việt Nam đến năm 2020; Quyết định số 2473/QĐ-TTg, ngày 30/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 341/QĐ-UBND ngày 16/3/2011 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Yên Bái về việc phê duyệt dự án quy hoạch tổng thể phát triển sự nghiệp văn hoá nghệ thuật, thể dục thể thao và du lịch tỉnh Yên Bái giai đoạn 2010-2020, tầm nhìn đến 2025.

Căn cứ Nghị quyết số 10/2013/NQ-HĐND, ngày 19/7/2013 của Hội đồng nhân dân tỉnh Yên Bái về việc "Xây dựng thị xã Văn hoá - Du lịch Nghĩa Lộ giai đoạn 2013 – 2020”;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại Tờ trình số 127/TTr- SVHTT&DL, ngày 30/8/2013 về việc đề nghị phê duyệt Đề án “Xây dựng thị xã Văn hoá - Du lịch Nghĩa Lộ giai đoạn 2013 – 2020”,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Đề án “Xây dựng thị xã Văn hoá - Du lịch Nghĩa Lộ giai đoạn 2013 – 2020”.

Điều 2. Giao cho Ủy ban nhân dân thị xã Nghĩa Lộ là đơn vị chủ trì, triển khai thực hiện Đề án. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan chỉ đạo, hướng dẫn thị xã Nghĩa Lộ trong quá trình triển khai thực hiện Đề án, hàng năm tổng hợp báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh tiến độ và kết quả thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Đề án.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các sở: Văn hóa thể thao và Du lịch, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Tài nguyên môi trường, Thông tin và Truyền thông, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thị xã Nghĩa Lộ và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan căn cứ Quyết định thi hành.

Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ./.

 

 

Nơi nhận:
- Bộ văn hóa thể thao và du lịch;
- TT.Tỉnh ủy;
- TT.HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Như điều 3 Quyết định;
- Công báo tỉnh;
- Chánh, Phó VP (t/h) UBND tỉnh;
- Lưu VT-VX.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH




Phạm Duy Cường

 

ĐỀ ÁN

XÂY DỰNG THỊ XÃ VĂN HÓA- DU LỊCH NGHĨA LỘ GIAI ĐOẠN 2013-2020.
( Ban hành kèm theo Quyết định số 1215/QĐ–UBND ngày 16 tháng 09 năm 2013 của UBND tỉnh Yên Bái )

MỞ ĐẦU

ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CHUNG VÀ KẾT QUẢ XÂY DỰNG THỊ XÃ VĂN HÓA GIAI ĐOẠN 2003 – 2012.

I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CHUNG

Thị xã Nghĩa Lộ đ­ược thành lập lại theo Nghị định 31/NĐ-CP ngày 15/5/1995 của Chính phủ. Thị xã nằm cách thành phố Yên Bái 84 km về phía Tây, địa giới tiếp giáp với huyện Văn Chấn và huyện Trạm Tấu, nằm trọn trong cánh đồng Mường Lò, vựa lúa lớn thứ hai của vùng Tây Bắc, với độ cao trung bình 250m so với mặt nước biển, khí hậu ôn hoà, trong lành, rất tốt cho sức khoẻ con người, thuận lợi sản xuất nông nghiệp.

Thị xã có 07 đơn vị hành chính (4 phư­ờng, 3 xã); 100 thôn, bản, tổ dân phố. Tổng diện tích tự nhiên 3.026 ha, dân số có 27.624 người, với 7.250 hộ dân; có 17 dân tộc anh em cùng chung sống, trong đó dân tộc Thái chiếm 48,3%, dân tộc Kinh chiếm 40,9%, dân tộc Mường 4,8%, dân tộc Tày 4,5%, còn lại là các dân tộc khác. Các dân tộc sống lâu đời bên nhau, có tinh thần đoàn kết cao, mỗi dân tộc đều có những nét văn hoá đặc thù và rất đặc sắc.

Thị xã có vị trí thuận lợi, là điểm dừng nghỉ của người tham gia các tuyến giao thông từ Hà Nội đi các tỉnh Tây Bắc; là trung tâm vùng văn hóa Mường Lò, là một đô thị trẻ có dáng vóc đặc trưng của một thị xã miền núi đang trên đà phát triển; nơi thuận tiện cho việc liên kết các điểm du lịch nổi tiếng phía Tây của Tỉnh Yên Bái cũng như các tỉnh bạn: Sơn La; Điện Biên; Lai Châu, Lào Cai... Nghĩa Lộ, một địa danh có nhiều tài nguyên du lịch đang chờ đón sự khai phá của con người: Xứ sở của hoa Ban trắng, của những lễ hội tưng bừng, đậm đà bản sắc, của những món ẩm thực dân tộc với phương pháp chế biến và gia vị độc đáo, vùng đất sinh ra những cô gái Thái, gái Mường duyên dáng, thướt tha trong váy nhung đen cùng áo cỏm bó sát eo thon, vừa giỏi trồng bông, dệt vải, cấy lúa, vừa dịu dàng, tha thiết trong lời khắp giao duyên, vừa uyển chuyển, nhịp nhàng trong những vũ điệu xòe làm đắm say lòng người. Đặc biệt nơi đây được xác định là vùng đất tổ của tộc người Thái đen, còn lưu giữ được nhiều bản sắc đậm đà của phong tục, tập quán, tín ngưỡng tốt đẹp của đồng bào dân tộc Thái. Nghĩa Lộ còn có Di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia gắn liền với Chiến dịch giải phóng Tây Bắc, có Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, chi nhánh thứ 13 của Bảo tàng Hồ Chí Minh.

Năm 2003, thị xã là một trong 7 huyện thị của cả nước vinh dự được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch chọn làm điểm xây dựng đơn vị văn hoá cấp huyện, khu vực miền núi vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Sau 10 năm xây dựng, đến nay mô hình thị xã văn hoá – du lịch bước đầu đã được hình thành.

II. NHỮNG KẾT QUẢ CƠ BẢN ĐẠT ĐƯỢC

1. Về thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế:

Tốc độ tăng tr­ưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2003-2010 là 13,9%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng h­ướng, năm 2012: Tốc độ tăng tr­ưởng kinh tế đạt 15,03%; Cơ cấu kinh tế: Công nghiệp – xây dựng: 18,48%; Thương mại – dịch vụ: 59,82%; Nông – lâm nghiệp: 21,7%. Giá trị thu nhập trên 1 ha đất 2 vụ lúa: 111,6 triệu đồng. Thu cân đối ngân sách đạt: 23,1 tỷ đồng. Thu nhập bình quân đầu người: 16,5 triệu đồng.

2. Về lĩnh vực văn hóa – xã hội:

2.1. Văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao, truyền thanh – truyền hình:

- Công tác quản lý nhà n­ước về văn hoá – thông tin – thể thao đ­ược tăng cường, công tác phát triển sự nghiệp văn hoá, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” đã đạt được nhiều kết quả tích cực, đại đa số nhân dân các dân tộc thị xã chấp hành tốt các quy định về nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội, môi trường sinh thái được bảo vệ, 80% số hộ gia đình, 71% tổ dân phố, thôn, bản và 97% cơ quan, đơn vị đạt danh hiệu văn hoá. (Biểu 1)

- Trong 10 năm qua, thị xã đã khôi phục và truyền dạy 6 điệu xòe cổ dân tộc Thái, các điệu múa dân gian, nhạc cụ dân tộc; mở 6 lớp dạy chữ Thái cổ vùng Mường Lò cho 140 học viên. Tổ chức phục dựng các lễ hội: Rằm tháng Giêng, Tết Xíp xí của đồng bào Thái đen; Xên bản, Xên mường, sinh hoạt “Hạn khuống”; khôi phục, bảo tồn nhà sàn truyền thống, các món ăn dân tộc, nghề dệt thổ cẩm cùng các phong tục, tập quán tốt đẹp.

- Kết quả thực hiện phong trào TDTT đạt khá so với mục tiêu đề ra đóng góp tích cực vào thành tích chung của phong trào TDTT toàn tỉnh. Đặc biệt các môn thể thao dân tộc như­ đẩy gậy, kéo co, bắn nỏ và trò chơi dân gian như ném còn; Tó mắc lẹ ... được quan tâm khuyến khích duy trì và phát triển. (Biểu 2)

- Sóng phát thanh truyền hình đã phủ kín địa bàn dân c­ư, 7/7 xã, ph­ường đều có Đài truyền thanh cơ sở. Hoạt động B­ưu chính – viễn thông phát triển mạnh, chất l­ượng dịch vụ ngày càng được nâng cao đáp ứng nhu cầu của nhân dân. Hiện nay, tỷ lệ hộ dân có phương tiện nghe nhìn chiếm trên 90%; bình quân 48 thuê bao điện thoại/100 người dân.

2.2. Sự nghiệp giáo dục – Đào tạo:

Chất lượng giáo dục ở các cấp học, bậc học được nâng lên. Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn chiếm 98,2%. Giữ vững chất lượng PCGDTH đúng độ tuổi và PCTHCS 7/7 xã phường; đạt phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi. Duy trì, nâng cao chất lượng, nâng hạng và xây dựng mới trường đạt chuẩn quốc gia (10/24 trường).

2.3. Y tế - Dân số, KHH gia đình và trẻ em:

Bệnh viện đa khoa khu vực Nghĩa Lộ được đầu tư xây dựng, bổ sung trang thiết bị mới đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh cho nhân dân. Duy trì 6/7 xã, phường đạt chuẩn quốc gia y tế xã. Trên địa bàn nhiều năm liền không có dịch bệnh lớn xảy ra. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên: 0,88%, đạt điểm mức sinh thay thế. Tỷ lệ trẻ em suy dinh d­ưỡng: 13,6%. Tỷ lệ đối tượng nhiễm HIV/AIDS được quản lý tư vấn, điều trị đạt 75%.

2.4. Các chính sách xã hội và chương trình xóa đói, giảm nghèo:

Triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các chính sách an sinh xã hội; chính sách đầu tư hỗ trợ xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm, xuất khẩu lao động. Hàng năm hỗ trợ tạo việc làm cho trên 1000 người; Tỷ lệ lao động qua đào tạo 44,07%. Tỷ lệ hộ nghèo: 22,06%.

3. Về Du lịch:

Hệ thống khách sạn, nhà hàng; khu di tích lịch sử, văn hóa trên địa bàn đã được đầu tư xây dựng, tôn tạo, nâng cấp, cơ bản đáp ứng nhu cầu khách du lịch và tổ chức các hoạt động lớn của tỉnh, của khu vực. Hiện nay thị xã có 12 cơ sở lưu trú du lịch đảm bảo hoạt động, trong đó có nhiều cơ sở có chất lượng cao như: KS Nghĩa Lộ; KS Mường lò.... Bước đầu đã hình thành sản phẩm du lịch cộng đồng; bình quân mỗi năm đón 30 nghìn lượt khách du lịch trong nước và ngoài nước.

4. Về Quốc phòng – An ninh.

Xây dựng khu vực phòng thủ thị xã vững mạnh, làm chủ. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo giữ vững. Quản lý tốt các hoạt động liên quan đến an ninh chính trị, tư tưởng, văn hoá, an ninh kinh tế, an ninh tôn giáo, dân tộc. 75% tổ dân phố, thôn bản không có người nghiện Ma túy.

5. Về quy hoạch và xây dựng các thiết chế văn hóa:

- Thị xã đã có Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thị xã Nghĩa Lộ thời kỳ 2011 – 2020; Quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 – 2020; Trong đó hạng mục đất dành cho các thiết chế văn hoá thể thao đã được quy hoạch tổng thể và chi tiết gồm: Khu di tích lịch sử Căng – Đồn Nghĩa Lộ 2,5 ha; Sân vận động thị xã 0,96 ha; Nhà tập luyện và thi đấu TDTT 0,396 ha; Khu t­ưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh 2,156 ha; Rạp chiếu bóng ngoài trời 0,397 ha. Khu liên hiệp thể thao; nhà văn hóa thanh thiếu niên; khu vui chơi giải trí; khu du lịch sinh thái đồi pú lo. Nhà văn hóa trung tâm thị xã; nhà văn hóa khu dân cư…

- Hết năm 2012, Thị xã đã xây dựng được 36 nhà văn hoá phục vụ 44 tổ dân phố, làng, bản; 02 nhà sàn văn hoá cấp xã, phường gắn với phát triển du lịch. Một số thiết chế văn hoá như Khu di tích lịch sử Căng – Đồn Nghĩa Lộ, Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhà thi đấu đa năng đã được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, tỉnh Yên Bái và thị xã đầu t­ư tôn tạo, nâng cấp. (Biểu 3).

6. Đánh giá chung:

Qua 10 năm triển khai thực hiện đề án và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Yên Bái đã nhận được sự chỉ đạo, quan tâm giúp đỡ của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch. Sự phối hợp của các cấp các ngành đặc biệt là sự cố gắng của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc thị xã Nghĩa Lộ. Mục tiêu phát triển kinh tế, văn hoá- xã hội, an ninh – quốc phòng của thị xã đến năm 2012 đã đạt được nhiều kết quả quan trọng: Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, cơ cấu chuyển dịch đúng hướng; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt; An ninh – Quốc phòng được giữ vững, ổn định; các chế độ chính sách được quan tâm thực hiện có hiệu quả; tai nạn, tệ nạn xã hội dần đ­ược đẩy lùi, hệ thống chính trị từ thị đến cơ sở được quan tâm củng cố, kiện toàn ngày càng vững mạnh. Đặc biệt là chủ trương xây dựng thị xã Nghĩa Lộ trở thành thị xã văn hoá đã được cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc thị xã nhận thức đúng đắn, sâu sắc, đồng tình ủng hộ và tích cực, gương mẫu thực hiện. Bước đầu thị xã Nghĩa Lộ đã được khách du lịch trong và ngoài nước biết đến, có nhu cầu tìm hiểu khám phá vùng đất này.

7. Khó khăn, hạn chế.

- Tốc độ tăng tr­ưởng kinh tế cao như­ng chư­a vững chắc, chưa tạo được sự đột phá trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của thị xã nhất là khu vực nông nghiệp, nông thôn.

- Việc chỉnh trang đô thị chưa được đầu tư thoả đáng, nếp sống văn minh đô thị chưa được hình thành rõ nét. Tỷ lệ hộ dân được dùng nước sạch, có nhà tiêu hợp vệ sinh khu vực nông nghiệp còn thấp; vấn đề vệ sinh môi trường còn nhiều hạn chế.

- Thiết chế văn hoá thể thao từ thị xã đến cơ sở còn thiếu, chưa đồng bộ, chưa tương xứng. Đến nay mới có 2/7 xã, phường, 44/100 thôn bản, tổ dân phố có nhà văn hóa. Hầu hết các nhà văn hóa được đầu tư vào giai đoạn trước nên chưa đạt chuẩn. Các thiết chế văn hoá, thể thao cấp thị xã như sân vận động, nhà thi đấu TDTT được xây dựng cách đây hàng chục năm, riêng rạp ngoài trời đã được xây dựng trên 30 năm, nên đều đã xuống cấp và không đạt chuẩn. 5/7 Đài TTCS xuống cấp nghiêm trọng. Một số thiết chế quan trọng khác như Nhà văn hoá, Thư viện, Nhà sách ... hiện chưa được đầu tư xây dựng.

- Hoạt động văn học – nghệ thuật chưa mạnh. Phong trào văn hoá – văn nghệ ở cơ sở còn hạn chế; công tác gìn giữ, bảo tồn và đầu tư phát triển các giá trị văn hoá truyền thống chưa đư­ợc quan tâm đúng mức.

- Đội ngũ cán bộ làm công tác văn hoá, thông tin, TDTT, du lịch còn thiếu về số lượng, một số chưa đáp ứng yêu cầu về chất lượng, nhất là ở cơ sở. Công tác xã hội hoá, đầu tư nguồn lực xây dựng phong trào văn hoá thể thao còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu.

- Phát triển Du lịch còn nhiều lúng túng, chưa tương xứng với tiềm năng; chưa tạo được sự liên kết vùng, khu vực; chưa hình thành được thói quen trong nhân dân về việc phát triển Du lịch nâng cao thu nhập; cơ sở hạ tầng phục vụ Du lịch còn hạn chế, các loại hình Du lịch chưa phong phú, nghiệp vụ làm công tác Du lịch còn yếu, thiếu tính chuyên nghiệp.

- Tỷ lệ tr­ường đạt chuẩn quốc gia so với mục tiêu đề ra còn thấp, chất lượng giáo dục toàn diện đối với 3 xã còn hạn chế. Tỷ lệ phân luồng học sinh sau THCS kết quả thấp; người mù chữ trong độ tuổi vẫn còn.

- Cơ sở vật chất và chất lượng khám chữa bệnh ban đầu của các trạm y tế chưa đáp ứng yêu cầu, còn nhiều bất cập, hạn chế.

- Tỷ lệ hộ nghèo và hộ cận nghèo còn cao, đời sống kinh tế của nhân dân khu vực nông nghiệp, đồng bào dân tộc còn nhiều khó khăn. Tình trạng buôn bán chất ma tuý, tệ nạn cờ bạc, số đề, vi phạm luật giao thông vẫn còn tiềm ẩn.

8. Nguyên nhân của hạn chế.

- Xây dựng đơn vị văn hoá cấp thị xã là một mô hình mới đang trong giai đoạn thí điểm trên phạm vi toàn quốc, nên trong công tác lãnh đạo chỉ đạo và tổ chức thực hiện có những khó khăn, lúng túng.

- Việc xây dựng và ban hành chủ trương, cơ chế, chính sách của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch và của tỉnh hỗ trợ đơn vị làm điểm xây dựng thị xã văn hoá chưa thật sự thoả đáng.

- Đề án xây dựng thị xã văn hóa giai đoạn 2003 – 2010 chư­a xác định trọng tâm vào lĩnh vực văn hóa và chưa đề cập đến lĩnh vực du lịch nên quá trình tổ chức thực hiện còn dàn trải; chỉ đạo có lĩnh vực, có việc chưa sâu sát, quyết liệt; chưa có giải pháp cụ thể và cách làm sáng tạo. Chưa khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh của địa phương.

- Sự phối hợp giữa các cấp, các ngành từ tỉnh đến cơ sở chưa thường xuyên, chặt chẽ. Việc phát huy vai trò, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị của thị xã và vai trò chủ thể là người dân trong xây dựng thị xã văn hoá còn nhiều hạn chế. Công tác kiểm tra, sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm chưa kịp thời.

- Nhận thức về vai trò, nhiệm vụ, tầm quan trọng của việc xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở của một bộ phận cán bộ, đảng viên, nhân dân chưa sâu sắc; tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước, thiếu quyết tâm vươn lên còn khá nặng nề.

- Xuất phát điểm về kinh tế của thị xã còn thấp, đồng thời phải thường xuyên giải quyết các khó khăn về đời sống kinh tế, thiên tai, dịch bệnh... đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực hiện các mục tiêu của đề án.

PHẦN THỨ NHẤT

SỰ CẦN THIẾT VÀ NHỮNG CĂN CỨ PHÁP LÝ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN.

Xây dựng thành công thị xã văn hoá Nghĩa Lộ là thiết thực thực hiện Nghị quyết Trung ư­ơng 5 (Khoá VIII) về “Xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”; thực hiện thắng lợi Quyết định số 2627/QĐ-BVHTT ngày 25/8/2003 của Bộ trưởng Bộ Văn hoá – Thông tin về việc chỉ đạo xây dựng thị xã văn hoá ở miền núi và vùng dân tộc thiểu số; Quyết định số 185/QĐ-UBND ngày 11/6/2003 của UBND tỉnh phê duyệt Đề án xây dựng thị xã văn hoá Nghĩa Lộ giai đoạn 2003-2010.

Qua 10 năm triển khai xây dựng Thị xã văn hoá đã có nhiều đổi thay trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội và thu được những kết quả quan trọng. Tuy nhiên, kết thúc giai đoạn thực hiện, một số mục tiêu, chỉ tiêu của Đề án vẫn chưa hoàn thành, mô hình thị xã văn hóa vẫn chưa rõ nét.

Để phát huy kết quả xây dựng thị xã văn hóa đã đạt được trong giai đoạn trước, tiếp tục thực hiện nhiệm vụ xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, gắn với khai thác, phát huy bản sắc văn hóa đặc thù của khu vực Mường Lò phục vụ mục tiêu phát triển du lịch, việc xây dựng đề án thị xã Văn hóa – Du lịch nghĩa lộ giai đoạn 2013 – 2020 là nhiệm vụ cần thiết và tất yếu, là giải pháp hữu hiệu để thực hiện thắng lợi mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII (Nhiệm kỳ 2010 – 2015) về “Xây dựng thị xã Nghĩa Lộ đạt tiêu chuẩn văn hóa, đưa thị xã Nghĩa Lộ trở thành trung tâm văn hoá, thương mại, dịch vụ khu vực phía Tây của tỉnh”.

Rút kinh nghiệm trong quá trình chỉ đạo xây dựng thị xã văn hoá giai đoạn trước đây, phạm vi Đề án “xây dựng thị xã Văn hoá – Du lich Nghĩa Lộ, giai đoạn 2013 – 2020” chỉ tập trung thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu trong lĩnh vực văn hoá – xã hội và Du lịch. Các lĩnh vực khác thực hiện theo nghị quyết, chương trình, đề án, kế hoạch của Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh và thị xã.

II. NHỮNG CĂN CỨ PHÁP LÝ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

Nghị quyết Trung ư­ơng 5 (khoá VIII) về “Xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”; Kết luận Hội nghị lần thứ 10 Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII; Chỉ thị số 41/CT-BVHTT của Bộ trư­ởng Bộ Văn hoá – Thông tin về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị 39/1998/CT-TTg của Chính phủ về công tác văn hoá, thông tin vùng dân tộc thiểu số, miền núi đến 2015;

Nghị định số 92/2007/NĐ-CP, ngày 1/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Du lịch.

Quyết định số 581/QĐ-TTg ngày 6 tháng 5 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược phát triển văn hoá Việt Nam đến năm 2020;

Quyết định số 980- QĐ/TTg, ngày 21 tháng 6 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt quy hoạch xây dựng vùng trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2030.

Quyết định số 2627/QĐ- BVHTT ngày 25/8/2003 của Bộ trưởng Bộ Văn hoá – Thông tin về việc chỉ đạo xây dựng thị xã văn hoá ở miền núi và vùng dân tộc thiểu số;

Quyết định số 185/QĐ-UBND ngày 13/6/2003 của UBND tỉnh Yên Bái về việc phê duyệt “Đề án xây dựng thị xã văn hoá Nghĩa Lộ giai đoạn 2003-2010’’;

Quyết định số 290/QĐ-UBND ngày 30/8/2005 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Yên Bái về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung “Đề án xây dựng thị xã văn hoá Nghĩa Lộ giai đoạn 2003-2010”;

Quyết định số 1364/QĐ-UBND về việc “Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thị xã Nghĩa Lộ thời kỳ 2011-2020”;

Quyết định số 341/QĐ-UBND ngày 16/3/2011 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Yên Bái về việc “Phê duyệt dự án quy hoạch tổng thể phát triển sự nghiệp văn hoá nghệ thuật, thể dục thể thao và du lịch tỉnh Yên Bái giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn đến 2025”;

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Yên Bái lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2010-2015 về việc tiếp tục “Xây dựng thị xã Nghĩa Lộ đạt tiêu chuẩn văn hoá; đưa thị xã Nghĩa Lộ trở thành trung tâm văn hoá – th­ương mại – dịch vụ khu vực phía Tây của tỉnh”;

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thị xã Nghĩa Lộ lần thứ XII nhiệm kỳ 2010-2015 về việc xây dựng thị xã Nghĩa Lộ trở thành thị xã văn hoá phát triển toàn diện, bền vững ở khu vực phía Tây tỉnh Yên Bái.

PHẦN THỨ HAI

NỘI DUNG CỦA ĐỀ ÁN GIAI ĐOẠN 2013-2020

I. MỤC TIÊU TỔNG QUÁT

Xây dựng thị xã phát triển toàn diện, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, tập trung nâng cao đời sống văn hoá, bảo tồn, giữ gìn, phát huy truyền thống, bản sắc văn hoá tốt đẹp của đồng bào các dân tộc thiểu số, giữ gìn, bảo vệ môi trường sinh thái gắn với đẩy mạnh phát triển du lịch.

Đến năm 2020 đạt bộ tiêu chí thị xã Văn hóa – Du lịch do UBND tỉnh ban hành. Xây dựng thị xã Nghĩa Lộ trở thành trung tâm Văn hoá – Thương mại – Dịch vụ - Du lịch, góp phần xây dựng trung tâm trục động lực phía Tây tỉnh Yên Bái. Hướng tới xây dựng Nghĩa Lộ trở thành đô thị loại 3 vào năm 2030.

II. MỤC TIÊU CỤ THỂ

Căn cứ vào Bộ tiêu chí do UBND tỉnh ban hành, Đề án xác định 31 chỉ tiêu cơ bản thuộc lĩnh vực văn hóa – xã hội để tổ chức thực hiện theo lộ trình cụ thể.

A. GIAI ĐOẠN 2013-2015.

* Nhóm các chỉ tiêu về văn hóa.

1. Tỷ lệ gia đình văn hoá: 80%

2. Tỷ lệ thôn, bản, tổ dân phố văn hoá: 70%

3. Tỷ lệ cơ quan, đơn vị đạt chuẩn văn hoá: 85%

4. Tỷ lệ tổ, thôn bản có đội văn nghệ quần chúng: 100%

5. Tỷ lệ xã, phường có Trung tâm văn hóa-thể thao đạt chuẩn: 70%.

6. Tỷ lệ thôn, bản, tổ dân phố có nhà văn hóa: 65%.

7. Tỷ lệ dân số tham gia các hoạt động văn hóa – thể thao: 40%.

8. Tỷ lệ xã, phường có đài truyền thanh hoạt động hiệu quả: 95%.

9. Tỷ lệ hộ gia đình được xem các chương trình truyền hình của Trung ương và địa phương: 100%.

10. Xây dựng, bảo tồn làng, bản văn hóa truyền thống (cấp thị), gắn với phát triển du lịch: 03 bản.

11. Tỷ lệ xã đạt chuẩn văn hoá nông thôn mới và phường đạt chuẩn văn minh đô thị: 40%

12. Xây dựng nhà văn hoá trung tâm, kết hợp thư viện, hiệu sách nhân dân thị xã.

13. Xây dựng khu vui chơi giải trí Nghĩa Lộ (Khu vực Hồ tuổi trẻ).

14. Tiếp tục cải tạo, nâng cấp Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh.

15. Tiếp tục cải tạo, nâng cấp sân vận động, rạp ngoài trời của thị xã.

16. Xây dựng mới 4 cụm panô cổ động trực quan trục Quốc lộ 32.

17. Tiếp tục xây dựng Khu di tích lịch sử văn hoá Căng và Đồn Nghĩa Lộ.

18. Xây dựng và triển khai thực hiện các đề án về bảo tồn văn hoá vật thể và phi vật thể của đồng bào các dân tộc thiểu số giai đoạn 2013 – 2020.

* Nhóm các chỉ tiêu về du lịch:

1. Đón và phục vụ 40 nghìn lượt khách du lịch vào năm 2015.

2. Năm 2015 tỷ trọng ngành du lịch chiếm 5% GDP của thị xã.

3. Năm 2015 số cơ sở lưu trú du lịch đạt chuẩn: 20 cơ sở.

* Nhóm các chỉ tiêu thuộc lĩnh vực giáo dục – đào tạo:

1. Duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập THCS.

2. Số trường học mầm non và phổ thông đạt chuẩn quốc gia: 17 trường (65%).

* Nhóm các chỉ tiêu thuộc lĩnh vực xã hội khác:

1. Tỷ lệ hộ nghèo giảm 4%/năm.

2. Tỷ lệ lao động qua đào tạo 55%.

3. Có 75% tổ dân phố thôn bản không tệ nạn ma tuý.

4. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm còn 12%.

5. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên duy trì ổn định 0,86%

6. Tỷ lệ hộ gia đình được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 95% trở lên.

7. Tỷ lệ hộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh đạt 90%.

8. Số xã, phường đạt bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã: 4 xã, phường trở lên.

B. GIAI ĐOẠN 2016-2020.

* Nhóm các chỉ tiêu về văn hóa.

1. Tỷ lệ gia đình văn hoá: 85%

2. Tỷ lệ thôn, bản, tổ dân phố văn hoá: 75%

3. Tỷ lệ cơ quan, đơn vị đạt chuẩn văn hoá: 85%

4. Tỷ lệ tổ, thôn bản có đội văn nghệ quần chúng: 100%

5. Số xã, phường có nhà văn hóa: 07 đơn vị.

6. Tỷ lệ xã, phường có Trung tâm văn hóa-thể thao đạt chuẩn: 100%.

7. Tỷ lệ thôn, bản, tổ dân phố có nhà văn hóa: 90%.

8. Tỷ lệ dân số tham gia các hoạt động văn hóa – thể thao: 50%.

9. Tỷ lệ xã, phường có đài truyền thanh hoạt động hiệu quả: 100%.

10. Tỷ lệ hộ gia đình được xem các chương trình truyền hình của Trung ương và địa phương: 100%.

11. Xây dựng, bảo tồn làng, bản văn hóa truyền thống (cấp thị) gắn với phát triển du lịch: 05 bản.

12. Tỷ lệ xã đạt chuẩn văn hoá nông thôn mới và phường đạt chuẩn văn minh đô thị: 80%

13. Hoàn thành xây dựng nhà văn hoá trung tâm kết hợp thư viện, hiệu sách nhân dân thị xã.

14. Hoàn thành xây dựng Khu vui chơi, giải trí Nghĩa Lộ.

15. Tiếp tục xây dựng Khu di tích lịch sử văn hoá Căng và Đồn Nghĩa Lộ.

16. Xây dựng và triển khai thực hiện các đề án về bảo tồn văn hoá vật thể và phi vật thể của đồng bào các dân tộc thiểu số giai đoạn 2013 – 2020.

* Nhóm các chỉ tiêu về du lịch:

1. Đón và phục vụ 60 nghìn lượt khách du lịch vào năm 2020.

2. Năm 2020 tỷ trọng ngành du lịch chiếm 7% GDP của thị xã.

3. Năm 2020 số cơ sở lưu trú du lịch đạt chuẩn: 40 cơ sở.

* Nhóm các chỉ tiêu thuộc lĩnh vực giáo dục – đào tạo:

1. Duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập THCS; đẩy mạnh thực hiện phổ cập bậc trung học.

2. Số trường học mầm non và phổ thông đạt chuẩn quốc gia: 21 trường.

* Nhóm các chỉ tiêu thuộc lĩnh vực xã hội khác:

1. Tỷ lệ hộ nghèo giảm 3%/năm.

2. Tỷ lệ lao động qua đào tạo: 60%.

3. Có 80% tổ dân phố thôn bản không tệ nạn ma tuý.

4. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm còn 10%.

5. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên duy trì ổn định: 0,86%

6. Tỷ lệ hộ gia đình được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 100%.

7. Tỷ lệ hộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh đạt 95%.

8. Số xã, phường đạt bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã: 7/7 xã, phường.

III. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

A – CÔNG TÁC LÃNH ĐẠO, CHỈ ĐẠO

1. Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh đối với nhiệm vụ xây dựng thị xã Văn hóa – Du lịch Nghĩa Lộ.

2. Kiện toàn Ban chỉ đạo xây dựng thị xã Văn hoá – Du lịch cấp tỉnh và thị xã; xây dựng chương trình công tác, phân công trách nhiệm; duy trì tốt chế độ kiểm tra đôn đốc, sơ kết, tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm một cách kịp thời.

3. Chỉ đạo xây dựng, tổ chức thực hiện các chương trình, đề án, dự án để cụ thể hoá mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp lớn, trọng tâm, then chốt đã xác định trong đề án tổng thể về xây dựng thị xã Văn hoá – Du lịch.

4. Chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, người dân trong toàn tỉnh đối với việc xây dựng thị xã Văn hóa – Du lịch.

5. Thị xã Nghĩa Lộ đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân về phát triển văn hoá và mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng thị xã Văn hoá – Du lịch, khắc phục hiệu quả tư tưởng trông chờ, ỷ lại trong một bộ phận cán bộ, nhân dân về việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ về xây dựng con người văn hóa, môi trường văn hoá, thiết chế văn hoá, bảo vệ môi trường.

6. Tăng cường nguồn lực đầu tư trực tiếp từ ngân sách tỉnh, thị xã và lồng ghép các chương trình, dự án để triển khai xây dựng các thiết chế văn hoá, thể thao trọng điểm; đào tạo nguồn nhân lực; khôi phục, bảo tồn nét văn hóa đặc thù... đã được nêu trong Đề án.

7. Thường xuyên đảm bảo sự lãnh đạo, chỉ đạo và hỗ trợ của các Bộ, ngành Trung ương. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa nhằm thu hút các nguồn lực phục vụ cho việc thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu đã xác định trong Đề án.

B – CÁC NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CỤ THỂ.

1. Xây dựng con người văn hóa:

- Tiếp tục giữ vững kết quả phổ cập giáo dục các bậc học; chú trọng công tác xóa mù chữ cho người trong độ tuổi, từng bước nâng cao trình độ dân trí; đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực.

- Xây dựng con ng­ười Nghĩa Lộ theo 5 đức tính của con người Việt Nam trong giai đoạn cách mạng mới, vừa mang nét văn minh đô thị nhưng vẫn giữ được bản sắc văn hoá, cốt cách, tâm hồn của người Nghĩa Lộ - Mường Lò. Mỗi người dân có lối sống lành mạnh, nếp sống văn minh, cần kiệm, trung thực, nhân nghĩa, thân thiện, tôn trọng kỷ cương phép nước, quy ước của cộng đồng, có ý thức bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái; có thái độ chân thành, tôn trọng, thân thiện, mến khách.

- Mỗi cán bộ công chức các cơ quan, đơn vị thực hiện giao tiếp, ứng xử văn minh lịch sự với đồng chí đồng nghiệp, với khách đến giao dịch công việc. Thực hiện việc đeo thẻ công chức. Chấp hành nghiêm các quy định về uống r­ượu bia; hút thuốc lá. Lao động chăm chỉ với lương tâm nghề nghiệp, có kỹ thuật, sáng tạo, năng suất, chất lượng cao; hài hòa giữa lợi ích của bản thân, gia đình, tập thể và xã hội. Thường xuyên học tập, nâng cao hiểu biết, trình độ chuyên môn, trình độ thẩm mỹ và thể lực. Hàng tháng có đánh giá, xếp loại cán bộ công chức, viên chức.

- Thực hiện có hiệu quả Chỉ thị 03-CT/TW của Bộ chính trị về “Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.

2. Xây dựng đời sống văn hoá tinh thần lành mạnh, phong phú:

2.1. Nâng cao chất lượng, hiệu quả phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”.

- Xoá bỏ phong tục, luật tục, tập quán lạc hậu, phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp, tạo điều kiện để người dân tiếp cận với khoa học kỹ thuật, áp dụng vào phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần.

- Thực hiện nếp sống văn minh trong việc c­ưới, việc tang, lễ hội đảm bảo trang trọng, lành mạnh, tiết kiệm, giữ gìn vệ sinh, phù hợp với phong tục tập quán của địa phương.

- Xây dựng nếp sống văn minh công sở theo phương châm “Dân chủ, đoàn kết; kỷ luật nghiêm minh; nhiệm vụ hoàn thành; cơ quan sạch đẹp”.

- Xây dựng nếp sống văn minh nơi công cộng; văn hóa giao thông, có ý thức giữ gìn bảo vệ các công trình của Nhà n­ước. Duy trì thực hiện tốt việc giữ gìn vệ sinh môi tr­ường xanh- sạch- đẹp.

- Nâng cao chất lượng gia đình văn hoá, tổ dân phố, thôn bản, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, xã phường văn hoá theo tiêu chí của UBND tỉnh Yên Bái và Bộ Văn hoá – Thể thao và Du lịch.

- Xây dựng gia đình hòa thuận, no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, thực hiện kế hoạch hóa gia đình, đoàn kết xóm giềng, thực hiện tốt nghĩa vụ công dân. Hàng năm đ­ưa ra bình xét công khai, dân chủ, nhằm biểu dương những gia đình phấn đấu tốt, lựa chọn gia đình tiêu biểu đề nghị các cấp khen thưởng.

- Tăng cư­ờng kiểm tra, rà soát, củng cố nâng cao chất lượng các tổ dân phố, thôn bản, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp văn hóa đã được công nhận. Phát triển nhân rộng mô hình tổ dân phố, thôn bản văn hóa điển hình tiên tiến. Các tổ dân phố, thôn bản có hương ước, quy ước, có nhà văn hóa, khu thể thao và các trang thiết bị chuyên dùng để tổ chức hoạt động văn hóa, thể thao thường xuyên, có hiệu quả.

- Tập trung các nguồn lực để xây dựng ¾ phường đạt chuẩn văn minh đô thị, 3/3 xã đạt chuẩn văn hoá nông thôn mới. Trong đó tập trung giải quyết những vấn đề nổi cộm như­: xóa đói giảm nghèo, đẩy lùi các tệ nạn xã hội nhất là tệ nạn ma túy, mại dâm, HIV/AIDS; xây dựng thiết chế văn hóa – thông tin – thể thao đồng bộ, nâng cao chất lượng vệ sinh môi trường.

2.2. Nâng cao chất lượng các hoạt động văn hoá – thông tin – thể thao.

- Tăng c­ường công tác thông tin tuyên truyền cổ động, duy trì 100% xã, phường có Đài truyền thanh, các tổ dân phố, thôn bản có loa truyền thanh hoạt động thường xuyên, 100% hộ dân được nghe đài và đ­ược xem truyền hình Trung ương, tỉnh và địa phương.

- Quy hoạch cụm cổ động trực quan ở thị xã và các xã, ph­ường. Xây dựng cổng chào ở các tổ dân phố, thôn, bản.

- Củng cố và nâng cao chất l­ượng hoạt động của đội thông tin lưu động thị xã; xây dựng chư­ơng trình tuyên truyền, giao lưu, phổ biến kiến thức kinh tế- xã hội bằng các loại hình nghệ thuật, lồng ghép các chuyên đề mang tính sân khấu hóa thông tin, phục vụ kịp thời nhân dân các dân tộc trên địa bàn thị xã.

- Tiếp tục xây dựng các đội văn nghệ quần chúng ở các xã phường, cơ quan, đơn vị, trường học, qua đó bồi dưỡng và phát hiện nhân tài, phấn đấu đạt thành tích cao trong các cuộc thi, hội diễn văn nghệ do tỉnh tổ chức.

- Đẩy mạnh phong trào thể dục, thể thao, rèn luyện thân thể theo g­ương Bác Hồ vĩ đại trong từng gia đình, tổ dân phố, thôn bản, cơ quan, đơn vị trường học. Hàng năm, tại thị xã và cơ sở tổ chức giải thi đấu các môn thể thao hiện đại và dân tộc nhân ngày lễ, tết. Tham gia đầy đủ các giải của tỉnh và phấn đấu đạt thành tích cao.

- Tiếp tục phát triển quy mô và nâng cao chất l­ượng dịch vụ Bưu chính- Viễn thông; phát huy hiệu quả hoạt động của Trung tâm viễn thông Miền Tây, Bưu điện thị xã, các điểm bưu điện văn hóa xã đảm bảo phục vụ thông tin, liên lạc và nhu cầu tìm hiểu kiến thức của nhân dân qua sách, báo, tạp chí, mạng internet.

- Mở rộng các đối t­ượng nhân dân đến thư viện đọc sách báo, nghiên cứu tài liệu, tham gia các cuộc thi tìm hiểu qua sách báo để tạo dựng văn hóa đọc trong quần chúng nhân dân.

- Xây dựng tủ sách văn hóa, pháp luật tại nhà văn hóa tổ dân phố, thôn bản, cơ quan, đơn vị trường học theo phương thức luân chuyển sách phục vụ bạn đọc.

2.3. Bảo tồn, khai thác, phát huy hiệu quả các giá trị văn hoá truyền thống giàu bản sắc của đồng bào các dân tộc vùng Mường Lò – Nghĩa Lộ.

- Tiếp tục thực hiện một số đề án, dự án nghiên cứu về các giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp của các dân tộc Mường Lò – Nghĩa Lộ, từ đó có biện pháp bảo tồn, khai thác, phát huy hiệu quả để vừa giữ gìn các giá trị văn hoá tốt đẹp vừa phục vụ có hiệu quả cho phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

- Bảo tồn những nét hay, nét đẹp trong văn hoá giao tiếp, ứng xử của người Mường Lò – Nghĩa Lộ (Đón khách, chào khách, bố trí chỗ ngồi trên nhà sàn, mời rượu, buộc chỉ cổ tay...).

- Bảo tồn tiếng nói, chữ viết, trang phục các dân tộc: Khuyến khích dùng tiếng nói, trang phục truyền thống dân tộc trong giao tiếp, sinh hoạt, nhất là trong sinh hoạt hàng ngày của các gia đình và khi tham gia các lễ hội, các hoạt động văn hoá. Tiếp tục mở các lớp học tiếng và chữ Thái cổ cho cán bộ và nhân dân bằng nhiều hình thức, nhất là đối với thế hệ trẻ và học sinh trong các nhà trường. Nghiên cứu quy định việc sử dụng trang phục dân tộc truyền thống trong lễ hội, trường học và công sở đối với cán bộ, công chức.

- Bảo tồn và phát triển vốn dân ca, dân vũ, trò chơi dân gian của đồng bào các dân tộc như: Múa xòe, nhảy sạp, ném còn, bắn nỏ, đẩy gậy, kéo co, tó mắc lẹ... Chú trọng truyền dạy 6 điệu xòe cổ, khắp Thái, các trò chơi dân gian, các môn thể thao dân tộc trong sinh hoạt cộng đồng, trong các lễ hội. Duy trì, nâng cao chất lượng và xây dựng các đội văn nghệ quần chúng, CLB văn học nghệ thuật, CLB văn hóa dân gian; đưa các bài múa dân gian vào các trường học…

- Khôi phục và bảo tồn các lễ hội truyền thống: Rằm tháng Giêng, Tết xíp xí, Xên bản, Xên m­ường, hàng năm có kế hoạch tổ chức các hoạt động biểu diễn văn hóa, văn nghệ, thi đấu thể thao, tổ chức hội thi: ẩm thực, trình diễn trang phục các dân tộc.

Khôi phục, bảo tồn và đưa hội “Hạn khuống” trở thành hình thức sinh hoạt văn hóa đặc sắc, thường xuyên; Có hình thức tổ chức thi giữa các đội, các đơn vị xã, phường để thu hút khách du lịch và lưu truyền những nét hay, nét đẹp trong văn hóa dân tộc Thái (Nghiên cứu, thiết kế sàn, sân hạn khuống bằng vật liệu có thể sử dụng lâu dài, luân chuyển được; mua sắm một số dụng cụ sinh hoạt của đồng bào Thái để trang trí trên sàn, sân...).

- Bảo tồn và phát triển những món ăn truyền thống của các dân tộc như­: Mọk, rêu đá, thịt sấy, gỏi cá, cơm lam, bánh chưng đen, xôi ngũ sắc, rau rừng nộm... Kết hợp giữa thưởng thức văn hoá ẩm thực truyền thống với việc tổ chức các lễ hội, trò chơi dân gian, hoạt động du lịch.

- Bảo tồn và phát triển các ngành nghề truyền thống như­ thêu, đan, dệt thổ cẩm, chế tác nhạc cụ dân tộc, chế biến các món ẩm thực... Khuyến khích mở rộng sản xuất, tìm đầu ra cho nghề dệt thổ cẩm; phát triển làng nghề gắn với phát triển du lịch.

- Tiếp tục xây dựng quy hoạch, khuyến khích nhân dân bảo tồn nhà sàn, làng bản dân tộc Thái, Mường gắn với phát triển du lịch. Thị xã lựa chọn, xây dựng mô hình bảo tồn làng bản văn hoá dân tộc Thái ở xã Nghĩa An, Nghĩa Lợi, phư­ờng Trung Tâm, dân tộc Mường ở xã Nghĩa Phúc. Mỗi xã, phường lựa chọn 1-2 thôn, bản, tổ dân phố để xây dựng làng văn hóa, tổ dân phố văn hóa tiêu biểu.

- Bảo vệ, phát triển cây Hoa Ban trắng và cây bản địa trên các trục đường giao thông, khu di tích lịch sử - văn hoá, trường học, công sở, nhà văn hoá và các khu rừng phong cảnh của thị xã.

- Bảo vệ và chỉnh trang không gian cánh đồng Mường Lò. Quy hoạch chi tiết một số khu dân cư theo các tuyến đường tạo nên khu đô thị mới; đồng thời có cơ chế chính sách hỗ trợ các hộ dân phải di dời tái định cư để trả lại không gian thoáng đãng cho cánh đồng Mường Lò.

Quy hoạch và tổ chức sản xuất nông nghiệp trên cánh đồng Mường Lò theo hướng vừa tạo ra các sản phẩm hàng hóa chất lượng cao, vừa tạo cảnh quan đẹp để thu hút khách du lịch đến tham quan.

Phát triển đô thị hài hoà với không gian cánh đồng Mường Lò, vừa đáp ứng yêu cầu phát triển văn hóa – du lịch, vừa giữ được nét đặc thù về cảnh quan môi trường của thị xã miền núi trong quá trình đô thị hoá. Phát triển không gian đô thị theo hướng “Làng trong phố”; “Phố trong làng”.

- Thị xã Nghĩa Lộ phối hợp với huyện Trạm Tấu, huyện Văn Chấn làm tốt công tác trồng và bảo vệ rừng đầu nguồn để giữ được lưu lượng nước và môi trường trong lành cho các con suối chảy qua địa bàn thị xã (Nặm Thia; Nặm Đông; suối Đôi...); làm “Sống” lại dòng “Nặm Xia” huyền thoại với lưu lượng nước đủ lớn, dòng chảy ôn hòa và xây dựng các “Bến tắm” phục vụ người dân và khách du lịch; giữ được cảnh quan môi trường sinh thái, khai thác các nguồn lợi từ suối như: Rêu đá, cá xỉnh... Chỉ đạo các nhà máy thủy điện xả nước phải theo quy định, không làm ảnh hưởng lớn đến dòng chảy và cuộc sống của dân cư.

3. Khai thác các giá trị văn hoá, bảo vệ môi trường sinh thái, đẩy mạnh phát triển du lịch.

3.1. Xác định hướng phát triển du lịch của thị xã:

- Hướng phát triển du lịch của thị xã là du lịch tìm hiểu bản sắc văn hoá và du lịch sinh thái, khuyến khích phát triển hình thức du lịch cộng đồng; du lịch hội nghị, hội thảo.

- Tập trung xây dựng hệ thống cơ sở lưu trú đạt tiêu chuẩn và nâng cao chất lượng dịch vụ. Xây dựng các tua du lịch ngắn ngày và dài ngày đáp ứng nhu cầu của khách. Tăng cường các tua du lịch liên kết với các điểm du lịch của huyện bạn, tỉnh bạn trong khu vực như: Văn chấn, Trạm tấu, Mù Cang Chải; Lào Cai, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Hòa Bình...

- Phấn đấu hàng năm tăng nhanh số lượng khách, doanh thu từ hoạt động du lịch, từng bước nâng cao mức đóng góp từ du lịch vào tỷ trọng GDP của thị xã (phấn đấu cao hơn mức bình quân chung của tỉnh), đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của thị xã.

3.2. Giữ gìn, tôn tạo, nâng cấp, xây mới hệ thống các điểm du lịch:

- Giữ gìn, tôn tạo, nâng cấp Khu di tích lịch sử - văn hóa Căng & Đồn Nghĩa Lộ, Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, khu làng nghề văn hoá xã Nghĩa An, phát triển các điểm du lịch cộng đồng tại Nghĩa An, Nghĩa Lợi.

- Xây mới khu Du lịch sinh thái đồi Pú Lo (Theo quy hoạch); Nghiên cứu các điểm du lịch tại khu vực rừng Nậm đông xã Nghĩa An, khu di tích “Nghĩa Lộ Đồi” để phát triển tua du lịch leo núi gắn với tìm hiểu lịch sử, truyền thống; Khôi phục đền thờ Cầm Hánh (Nhân vật lịch sử người dân tộc Thái, cầm quân đánh giặc Cờ vàng). Bảo vệ, tôn tạo cảnh quan và môi trường nước Ngòi Thia phục vụ cho du lịch sinh thái và du lịch cộng đồng.

- Hình thành các điểm, làng du lịch văn hóa, ẩm thực tại các xã phường gắn với tìm hiểu bản sắc, phong tục tập quán truyền thống con người địa phương.

- Quy hoạch, mời gọi đầu tư, xây dựng từ 1 đến 2 “Nhà văn hóa cộng đồng” tại đó tổ chức kinh doanh phục vụ khách du lịch có nhu cầu tìm hiểu, tham quan, thưởng thức văn hóa Mường Lò. “Nhà văn hóa cộng đồng” xây dựng theo hướng có vị trí ở xa trung tâm thị xã (Tạo tua du lịch, tăng thời gian lưu giữ khách) được thiết kế bằng vật liệu hợp lý theo mô hình nhà sàn (Có sân khấu ca nhạc hiện đại, có nơi đốt lửa; nơi tổ chức trò chơi; có nơi trưng bày, giới thiệu các sản phẩm truyền thống; dạy viết và tặng chữ Thái cổ; có nghệ nhân; già làng, trưởng bản tham gia hướng dẫn khách du lịch về văn hóa đặc thù của vùng Mường Lò; thưởng thức văn hóa ẩm thực của đồng bào các dân tộc...) tại đó, khách du lịch được giao lưu, tìm hiểu, tham gia các hoạt động văn hóa, thưởng thức các món ẩm thực, qua đó giới thiệu phong tục tập quán, những nét văn hóa đặc thù, các món ẩm thực đặc sắc,...

3.3. Hướng dẫn, giúp đỡ xây dựng các tua tuyến, sản xuất các sản phẩm truyền thống, có lợi thế phục vụ cho du lịch:

- Xây dựng, phát triển các điểm du lịch cộng đồng, đón và phục vụ khách du lịch tìm hiểu bản sắc văn hóa tại gia đình (Home Stay).

- Xây dựng các chương trình văn nghệ đậm đà bản sắc phục vụ nhu cầu thưởng thức, tìm hiểu bản sắc văn hóa dân gian của khách: Các bài khắp giao duyên, các bài hát trong các nghi lễ: Mừng nhà mới, chúc tết; cưới vợ; đầy cữ...các điệu múa dân tộc: Múa chuông (Xe then); Múa quạt (Xe vi); Múa Nón (Xe cúp); Múa khăn (Xe khăn ); đặc biệt là 6 điệu xòe cổ; trích đoạn lễ hội dân gian như: cúng bản, (Xên bản); Cúng mường (Xên mường); Cúng rừng (Xên đông); cúng vía (Xên khuôn); cúng nhà (Xên hươn); lễ hội Hoa Ban; Hội hạn khuống,...

- Tổ chức cho các nghệ nhân hướng dẫn cho thế hệ trẻ biết cách chế tác và sử dụng các nhạc cụ dân tộc như: Khèn bè; pí thiu; pí pặp; pí ló; tính tẩu; tằng pẳng; solo (nhị); trống, chiêng, mác hính và các đồ dùng gia đình truyền thống người Thái như: chăn, Đệm...

- Tổ chức các lớp hướng dẫn để lưu truyền, nâng cấp cách chế biến và thưởng thức các món ẩm thực của đồng bào dân tộc Thái như:

Kăm khảu (Các món ăn từ lúa, gạo và các loại lương thực khác): Đặc trưng là xôi nếp ngũ sắc bằng màu cây lá tự nhiên; các loại bánh chưng đen, cẩm...

Kăm kìn (Các món ăn làm từ rau, củ, quả, từ thủy, hải sản và từ thịt động vật): Đặc trưng là rau thập cẩm xôi, nộm (Phắc nửng chụp); cá nướng (pa pỉng tộp); Thịt sấy (Nhứa giảng); Thịt gói lá nướng (Nhứa pho); trứng kiến; rêu đá; các món ăn mọk, nộm, chế biến từ côn trùng; Méng cánh khủa, Mánh tắc tèn khủa nó xổm (Bọ xít rang, cào cào xào măng chua...)

Kăm cắp (Các gia vị và món ghém): Đặc trưng là hạt sẻn; hạt dổi; ớt; hành; tỏi và các lá non ăn ghém...

Kăm chẳm (Các món chấm): Đặc trưng là chẳm chéo; mắm cá; các loại nước chấm chua...

Kăm nặm (Đồ uống): Đặc trưng là rượu cần (Lẩu hay); rượu cất bằng gạo nếp truyền thống; rượu sơn tra...

- Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ như: Đan tre, mây: Cóong khẩu, ớp, bung; rọ cá...; Chế tác gỗ: Bàn ghế, tủ, giường; tượng; khung cửi; mô hình nhà sàn người Thái....

- Sản xuất hàng thổ cẩm, thêu, đan: Dệt vải; thêu; Khăn xòe, áo cỏm, túi thổ cẩm, đệm bông lau, bông gạo...

- Xây dựng Chợ văn hóa Mường Lò tạo điểm tham quan, giao lưu, mua sắm cho khách du lịch.

- Xây dựng và liên kết xây dựng các tua du lịch thăm quan danh thắng Quốc gia ruộng bậc thang Mù Cang Chải; rừng thông Trạm tấu; thăm rừng chè cổ thụ, thưởng thức khí hậu ôn đới vùng Suối giàng; tắm suối nước nóng bản Bon, bản Hốc (Huyện Văn Chấn); thăm nơi tâm linh của người Thái đen (Đông quai hà, Nặm tốc tát), khu di tích lịch sử Khu ủy- Bộ Tư lệnh Quân khu Tây Bắc (xã Phù Nham) cùng các Di tích lịch sử - văn hóa Căng – Đồn Nghĩa Lộ; Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh; khu làng văn hóa cộng đồng gắn với tuyến du lịch Sơn La, Lai Châu, Hòa Bình, Sa pa, Điện Biên...

3.4. Đào tạo nguồn nhân lực cho hoạt động du lịch của địa phương về các lĩnh vực:

- Đào tạo thuyết minh viên, hướng dẫn viên du lịch: Biết giao tiếp bằng tiếng Anh; thông thạo tiếng phổ thông và biết nói tiếng Thái; am hiểu về bản sắc văn hóa các dân tộc trên địa bàn, lịch sử, truyền thống của địa phương. Đặt hàng với Trường cao đẳng Văn hóa nghệ thuật du lịch tỉnh và các cơ sở đào tạo để tổ chức đào tạo nghề hướng dẫn viên du lịch cho con em các hộ gia đình làm du lịch cộng đồng của thị xã bằng nguồn kinh phí thực hiện Đề án 1956 của Chính phủ.

- Xây dựng đội văn nghệ của các xã, phường phục vụ du lịch: Xây dựng 15 - 20 đội văn nghệ nòng cốt, bao gồm các nghệ nhân, các diễn viên có năng khiếu về múa, hát, sử dụng nhạc cụ dân tộc, khéo léo trong giao tiếp, ứng xử; được trang bị kiến thức cơ bản về văn hóa, về lịch sử truyền thống địa phương.

- Trước mắt đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn cho đội ngũ cán bộ văn hóa kiến thức, kỹ năng về du lịch; hỗ trợ các xã phường thành lập và duy trì hoạt động của các đội văn nghệ nòng cốt phục vụ khách du lịch (truyền dạy các điệu múa, điệu khắp dân gian; đạo diễn dàn dựng các tác phẩm múa mới; sáng tác các ca khúc về quê hương Nghĩa Lộ - Mường lò...).

- Huy động sự vào cuộc của các nghệ nhân dân gian, các nhà sưu tầm văn hóa Mường lò, đặc biệt là văn hóa Thái để phục vụ công tác nghiên cứu, giới thiệu, quảng bá lịch sử, truyền thống, văn hóa của người Thái Mường Lò.

3.5. Hợp tác chặt chẽ với các địa phương trong và ngoài tỉnh xây dựng các tua, tuyến du lịch:

- Hợp tác với Huyện Văn Chấn: Xây dựng tua du lịch đến Suối Giàng (Thăm quan cây chè cổ thụ hàng trăm năm tuổi, làng văn hóa người Mông...), thăm quan các cơ sở chế tác đá; thăm quan Di tích lịch sử - văn hóa đèo Lũng Lô; Thăm thành cổ Viềng Công nơi ghi dấu chiến tích lịch sử đấu tranh giữ nước của đồng bào các dân tộc thiểu số; tắm Suối nước nóng bản Bon, bản Hốc; thăm quan “Đông quai hà”; “Nặm tốc tát” (Theo tín ngưỡng người Thái đen: Khi người Thái đen qua đời thì gia đình phải làm lễ hỏa thiêu thân xác và lễ cúng đưa hồn người Thái về Mường Trời; đường lên trời phải qua “Đông Quai Ha” (Rừng ma trâu); qua “Nặm Tốc Tát” (Thác nước dẫn đường hồn lên trời).

- Hợp tác với Huyện Mù Cang Chải: Xây dựng tua du lịch thăm danh thắng Quốc gia ruộng bậc thang, đèo Khau phạ; thăm quan các cơ sở chế tác các công cụ lao động; Hội giã bánh dày; hội thêu váy của đồng bào Mông...

- Hợp tác với Huyện Trạm Tấu: Xây dựng tua du lịch thăm quan rừng thông, tắm suối nước nóng, nghe thổi Khèn Mông...

- Hợp tác quốc tế với tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), tỉnh Viên Chăn (CHDCND Lào), Tỉnh ValDermar (CH Pháp)... để hợp tác văn hóa phát triển du lịch.

3.6. Quảng bá, tuyên truyền về thị xã văn hóa du lịch thông qua nhiều hình thức:

* Hình thức:

- Biển quảng cáo tấm lớn, tờ rơi, tập gấp, banner, phóng sự quảng bá, giới thiệu trên Cổng thông tin điện tử của Tỉnh, trang Web của các công ty lữ hành du lịch trong và ngoài tỉnh.

- Tham gia tổ chức các hoạt động nằm trong chương trình hợp tác 8 tỉnh thuộc vòng cung Tây Bắc; Chương trình khám phá các điểm du lịch trên địa bàn tỉnh “Về miền non xanh nước biếc”... từng bước đưa Nghĩa Lộ trở thành điểm đến hấp dẫn trên bản đồ du lịch của miền Tây Bắc.

- Phối hợp với các đơn vị bạn trong và ngoài tỉnh cộng tác, giúp đỡ tuyên truyền, quảng bá và giới thiệu khách đến với Nghĩa Lộ qua các hình thức như thăm quan, tìm hiểu, hội nghị, hội thảo, giao lưu, gặp mặt...

- Hàng năm tổ chức tuần Văn hóa – du lịch Mường Lò và Hội chợ Thương mại – Du lịch miền Tây Yên Bái.

* Nội dung:

- Tập trung nêu bật được nét đặc trưng về vị trí địa lý (Không gian cánh đồng Mường lò; Hoa ban; Kiến trúc tiêu biểu đặc trưng văn hóa bản làng truyền thống người Thái vùng Mường Lò);

- Địa danh lịch sử (Khu Di tích lịch sử - văn hóa: Căng – Đồn Nghĩa Lộ - nơi ghi dấu chiến thắng Nghĩa Lộ 18/10/1952, mở đầu cho chiến dịch giải phóng Tây bắc, giải phóng Điện Biên Phủ; Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh – chi nhánh thứ 13 của Bảo tàng Hồ Chí Minh...);

- Bản sắc văn hóa đặc thù của địa phương (Nơi đất tổ của người Thái đen; các phong tục, tập quán, tín ngưỡng; lễ hội; các làn điệu dân ca, dân vũ của đồng bào dân tộc Thái, Mường...)

3.7. Công tác bảo vệ môi trường:

- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua giữ gìn vệ sinh môi trường “Sạch nhà, sạch ngõ, sạch đường”; nâng cao chất lượng vệ sinh môi trường khu vực nông nghiệp, nông thôn, tạo môi trường cảnh quan xanh – sạch – đẹp.

- Đầu tư nâng cấp Nhà máy nước, đảm bảo nguồn nước sạch cung cấp cho 100% hộ dân trên địa bàn và các khu vực lân cận.

- Triển khai thực hiện Dự án đầu tư xây dựng công trình hệ thống xử lý rác thải, nước thải thị xã Nghĩa Lộ; Xử lý các điểm tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật. Sau năm 2015, di chuyển nhà máy sắn ra xa khu dân cư, tránh làm ảnh hưởng, ô nhiễm dòng nước suối Thia và môi trường không khí.

- Cải tạo và chuyển địa điểm nghĩa trang nhân dân đến khu vực Bản Tân, bản Ten phường Pú Trạng; quy hoạch các nghĩa trang của đồng bào Thái. Mời gọi đầu tư xây dựng “Đài hỏa thiêu” phục vụ nhu cầu “Điện táng”, “Hỏa táng” người chết của một bộ phận nhân dân và gìn giữ phong tục “Đốt xác” của tộc người Thái đen, góp phần thực hiện nếp sống văn minh và bảo vệ môi trường Thị xã.

3.8. Đảm bảo môi trường xã hội lành mạnh phục vụ phát triển du lịch:

- Phát huy tính tự quản của cộng đồng trong đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; đẩy mạnh công tác đấu tranh phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội.

- Thực hiện các thủ tục hành chính thông thoáng, thuận tiện trong việc quản lý khách du lịch.

- Đảm bảo môi trường thân thiện, an toàn; không để xảy ra các hành vi làm ảnh hưởng xấu đến hình ảnh thị xã văn hóa – du lịch (ép giá, tăng giá, đeo bám, chèo kéo khách; các cơ sở lưu trú, dịch vụ bắt chẹt khách du lịch; người ăn xin, người tâm thần lang thang…).

4. Xây dựng các thiết chế văn hóa – thể thao.

4.1. Cấp thị xã:

- Cải tạo, nâng cấp và khai thác có hiệu quả các công trình: Khu tư­ởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, Khu di tích lịch sử văn hóa Căng – Đồn Nghĩa Lộ nhằm đẩy mạnh giáo dục chính trị tư­ tưởng, truyền thống lịch sử cách mạng gắn với phát triển du lịch

- Tiếp tục cải tạo, nâng cấp và khai thác có hiệu quả các thiết chế văn hóa, thể thao như­: Nhà luyện tập và thi đấu TDTT, sân vận động, rạp chiếu bóng ngoài trời.

- Đầu t­ư xây dựng mới Khu liên hiệp văn hoá- thể thao thuộc phư­ờng Tân An; xây dựng th­ư viện, hiệu sách nhân dân thị xã, trung tâm hoạt động thanh thiếu nhi Miền Tây (Khi có nguồn vốn theo NQ HĐND tỉnh).

- Tiếp tục hiện đại hoá mạng l­ưới thông tin liên lạc, phát thanh- truyền hình, phát triển quy mô và nâng cao chất l­ượng dịch vụ bưu chính- viễn thông. Xây dựng phòng họp trực tuyến tại UBND thị xã.

- Quy hoạch và xây dựng mới 4 cụm cổ động trực quan tại xã Nghĩa Phúc, Nghĩa An, Nghĩa Lợi và ph­ường Tân An.

- Nâng cao chất l­ượng, hiệu quả hoạt động của Trung tâm Văn hóa- Thông tin- Thể thao và Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bổ sung đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên ngành; đầu tư mới các trang thiết bị chuyên dùng và kinh phí phục vụ cho hoạt động của các đơn vị.

4.2. Cấp xã, ph­ường:

- Hoàn thành việc quy hoạch đất dành cho các thiết chế văn hóa- thể thao xã, ph­ường. Đối với nhà văn hoá với diện tích sử dụng từ 500m2 trở lên, gồm phòng sinh hoạt đa năng có sân khấu 200 chỗ ngồi trở lên; khu thể thao từ 3000m2 trở lên. Trang thiết bị đồng bộ, phư­ơng tiện kỹ thuật chuyên dùng (theo tiêu chuẩn của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch).

- Xây dựng mới 5 trung tâm văn hóa – thể thao xã ph­ường; cải tạo, nâng cấp trung tâm văn hoá – thể thao ph­ường Tân An và xã Nghĩa An. Trang bị đầy đủ các trang thiết bị cho các trung tâm văn hóa- thể thao hoạt động (Tăng âm, loa đài, nhạc cụ, dụng cụ thể thao...). Xây dựng v­ườn hoa cây cảnh, điểm vui chơi cho người dân...

- Cải tạo, nâng cấp đài truyền thanh cơ sở 7/7 xã, phư­ờng; 3 điểm bư­u điện văn hóa xã; xây dựng phòng đọc sách kiêm phòng truyền thống; phát triển hệ thống thông tin liên lạc.

- Đảm bảo kinh phí, tổ chức bộ máy, xây dựng quy chế hoạt động, quy định quản lý, khai thác sử dụng các thiết chế văn hoá, thông tin, thể thao xã, ph­ường.

4.3. Khu dân c­ư:

- Quy hoạch quỹ đất cho nhà văn hoá – khu thể thao thôn, bản, tổ dân phố: Đối với nhà văn hoá thôn, bản có diện tích sử dụng từ 300m2 trở lên, có từ 80 chỗ ngồi trở lên, có trang thiết bị đồng bộ, phư­ơng tiện kỹ thuật chuyên dùng. Khu thể thao thôn, bản diện tích từ 1.500m2 trở lên, có khuôn viên để sinh hoạt văn hoá ngoài trời (Theo tiêu chuẩn của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch).

- Xây dựng nhà văn hóa – khu thể thao­ theo kiến trúc truyền thống địa phương (khuyến khích kiến trúc nhà sàn truyền thống đối với các thôn bản trong khu vực nông nghiệp), đầu tư đủ các trang thiết bị chuyên dùng và cơ sở vật chất phục vụ sinh hoạt của nhân dân.

- Xây dựng cổng chào tổ dân phố, thôn, bản văn hóa, cụm cổ động nhỏ, pa nô khẩu hiệu tuyên truyền trên các trục đ­ường.

- Củng cố, nâng cao chất l­ượng hoạt động của các đội văn nghệ, câu lạc bộ thể thao, nhóm sở thích...

5. Xây dựng, tổ chức bộ máy và đào tạo nguồn nhân lực văn hoá.

5.1. Cấp thị xã:

- Phòng văn hóa và thông tin: Kiện toàn, bổ sung cán bộ có trình độ đại học chuyên ngành văn hóa, thông tin, thể thao, du lịch đảm bảo đủ năng lực tham mư­u cho UBND Thị xã về xây dựng quy hoạch, kế hoạch quản lý Nhà nước về văn hóa, thông tin, thể thao, du lịch trên địa bàn.

- Trung tâm văn hóa, thông tin và thể thao thị xã: Bố trí cán bộ trẻ có năng lực, trình độ để nâng cao năng lực tổ chức thực hiện các hoạt động nghiệp vụ tại cơ sở.

- Đài TT – TH thị xã và Đài TT cơ sở: Tiếp tục kiện toàn, củng cố, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, phóng viên, biên tập viên để nâng cao chất lư­ợng hoạt động công tác thông tin, tuyên truyền.

- Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh: Tiếp tục kiện toàn, củng cố, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ tuyên truyền đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị được giao.

- Tiếp tục kiện toàn, nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban chỉ đạo xây dựng Thị xã văn hóa – du lịch; BCĐ “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” để tham mưu trực tiếp giúp cấp ủy, chính quyền lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh tiến độ thực hiện Đề án.

5.2. Cấp xã, ph­ường:

- Lựa chọn cán bộ có khả năng tổ chức tốt các hoạt động văn hóa, thông tin, câu lạc bộ, thể dục thể thao, tủ sách th­ư viện, phòng truyền thống và xây dựng nếp sống văn hóa để phụ trách nhà văn hóa xã, phư­ờng.

- Kiện toàn, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ phụ trách đài truyền thanh cơ sở, cán bộ phụ trách điểm bưu điện văn hoá xã...

5.3. Tổ dân phố, thôn, bản:

- Lựa chọn và bố trí cán bộ kiêm nhiệm, quản lý nhà văn hóa – khu thể thao để tổ chức các hoạt động tuyên truyền, văn hóa- văn nghệ, TDTT.

- Cán bộ quản lý nhà văn hóa – khu thể thao được bồi dưỡng chuyên môn về công tác văn hóa- thông tin.

6. Các lĩnh vực văn hóa xã hội khác.

6.1. Lĩnh vực giáo dục và đào tạo:

- Nâng cao chất lượng dạy và học đối với tất cả các cấp học, bậc học. Duy trì, giữ vững, nâng hạng kết quả phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và trung học cơ sở; đẩy mạnh nhiệm vụ phổ cập giáo dục bậc trung học. Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chủ trương xã hội hoá giáo dục, đẩy mạnh hoạt động khuyến học – khuyến tài, xây dựng xã hội học tập

- Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực theo Nghị quyết 25-NQ/TU của Tỉnh về “Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH Tỉnh Yên Bái giai đoạn 2011 – 2020”. Xây dựng thị xã Nghĩa lộ là một trong các trung tâm đào tạo nghề của Tỉnh. (Chương trình hành động số 19-CTHĐ/TU, ngày 26/02/2013 của Thị ủy Nghĩa Lộ về thực hiện nghị quyết số 25-NQ/TU, ngày 22 tháng 12 năm 2011 của Ban chấp hành Đảng bộ Tỉnh về “Phát triển nguồn nhân lực phục vụ CNH, HĐH Tỉnh Yên Bái giai đoạn 2011 – 2020”).

6.2. Lĩnh vực y tế, dân số:

- Tập trung chỉ đạo thực hiện tốt công tác y tế dự phòng, đặc biệt là các chương trình y tế quốc gia. Đẩy mạnh thực hiện đồng bộ các giải pháp xây dựng xã, phư­ờng đạt bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã, tạo sự chuyển biến mạnh về cơ sở vật chất thiết bị trạm y tế và công tác vệ sinh môi trường khu vực nông nghiệp, nông thôn.

- Nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh cho nhân dân. Thực hiện tốt công tác dân số - kế hoạch hoá gia đình; duy trì tỷ lệ tăng dân số tự nhiên ổn định ở mức sinh thay thế. Nâng cao chất lượng công tác DS – KHHGĐ, giảm tỷ lệ mất cân bằng giới tính khi sinh; chăm sóc người cao tuổi dựa vào cộng đồng.

6.3. Lĩnh vực xã hội khác:

Triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp xoá đói giảm nghèo, quan tâm bồi d­ưỡng kiến thức sản xuất, hỗ trợ vay vốn, tạo việc làm, giúp đỡ xoá nhà dột nát, đẩy mạnh công tác đào tạo nghề, đặc biệt là đào tạo nghề cho lao động nông thôn, gắn với tư vấn, hỗ trợ giới thiệu việc làm. Thực hiện đúng, đủ, kịp thời các chính sách xã hội theo quy định.

7. Đảm bảo quốc phòng – an ninh, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh.

- Giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở, không để xảy ra các điểm nóng, các vụ việc phức tạp, khiếu kiện trái pháp luật xảy ra trên địa bàn. Phát huy hiệu quả hoạt động của các tổ hòa giải ở cơ sở. Đẩy mạnh đấu tranh trấn áp tội phạm, tăng cường tính tự quản cộng đồng trong việc bảo vệ ANTT, nâng cao cảnh giác cách mạng, phòng chống tệ nạn xã hội. Thực hiện có hiệu quả đề án tổ dân phố, thôn bản không tệ nạn ma tuý, đảm bảo trật tự ATGT.

- Thực hiện tốt công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công chức đạt chuẩn về trình độ chuyên môn nghiệp vụ; xây dựng Đảng bộ, chính quyền, các đoàn thể thị xã và các xã phường vững mạnh.

- Tuyên truyền và tạo điều kiện cho các tầng lớp nhân dân tham gia giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước, tham gia xây dựng Đảng, chính quyền và các đoàn thể vững mạnh.

- Tăng c­ường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, nhằm góp phần xây dựng ý thức sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật trong cán bộ, nhân dân.

8. Đẩy mạnh huy động các nguồn lực thực hiện Đề án.

- Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và nhân dân về nhiệm vụ, mục tiêu xây dựng thị xã văn hóa – du lịch.

- Đặt người dân ở vị trí trung tâm, vừa là chủ thể sáng tạo, vừa là người thực hiện vừa là người hưởng thụ một cách đầy đủ và trọn vẹn các thành quả về kinh tế và văn hoá, đặc biệt là về văn hoá, từ đó có cơ chế và chính sách huy động sức dân, kinh nghiệm của dân, kỹ năng của dân và sự nhiệt tình đóng góp của dân trong việc xây dựng thị xã văn hoá – du lịch.

- Quan tâm, động viên khuyến khích các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân trong thị xã, trong và ngoài tỉnh, các tổ chức quốc tế đầu tư vào lĩnh vực văn hoá – du lịch của thị xã.

- Đẩy mạnh huy động các nguồn lực theo chủ trương xã hội hoá, “Nhà nước và nhân dân cùng làm” để xây dựng, quản lý, sử dụng hiệu quả các thiết chế văn hoá thể thao cơ sở, cụm dân cư.

- Ưu tiên bố trí từ ngân sách tỉnh, thị xã và các nguồn lực từ các chương trình mục tiêu quốc gia cho phát triển kinh tế - xã hội tại thị xã Nghĩa Lộ.

C – CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH ĐẶC THÙ ĐỂ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN.

1. Đối với việc bảo tồn, khai thác, phát huy các giá trị văn hoá truyền thống các dân tộc vùng Mường Lò – Nghĩa Lộ.

- Hàng năm ưu tiên dành nguồn kinh phí nghiên cứu khoa học xã hội nhân văn và khuyến khích các nhà khoa học, người nghiên cứu văn hoá dân tộc thiểu số thực hiện một số đề án, dự án nghiên cứu về các giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp của các dân tộc Mường Lò – Nghĩa Lộ, biện pháp bảo tồn, khai thác, phát huy để giữ gìn và phục vụ có hiệu quả cho phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

- Quy hoạch, bảo tồn làng bản truyền thống: Hỗ trợ quy hoạch100 triệu đồng/làng, bản; hỗ trợ làm nhà mới theo kiến trúc truyền thống (nhà sàn): 30 triệu đồng/nhà; hỗ trợ sửa nhà theo kiến trúc truyền thống (nhà sàn): 10 triệu đồng/nhà.

- Gìn giữ tiếng nói chữ viết dân tộc Thái: Hỗ trợ kinh phí mở các lớp học tiếng và chữ thái cổ: 20 triệu đồng/lớp;

- Khôi phục bảo tồn lễ hội truyền thống: Hỗ trợ kinh phí tổ chức các lễ hội 20 triệu đồng/lễ hội.

- Gìn giữ, bảo tồn các món ăn truyền thống dân tộc Mường Lò: Hỗ trợ kinh phí mở các lớp truyền dạy làm các món ăn truyền thống dân tộc 5 triệu đồng/lớp; Tổ chức các hội thi làm các món ăn truyền thống gắn với các hoạt động lễ hội, du lịch 60 triệu đồng/hội thi.

- Gìn giữ, bảo tồn, phát triển các ngành nghề truyền thống: Hỗ trợ kinh phí cho mở các lớp dạy nghề 20 triệu đồng/lớp.

- Gìn giữ, bảo tồn các làn điệu dân ca dân vũ, nhạc cụ dân tộc: Hỗ trợ kinh phí cho hoạt động sưu tầm, biên soạn, xây dựng chương trình 10 triệu đồng/hoạt động, gìn giữ các làn điệu dân ca dân vũ truyền thống 20 triệu đồng/lớp.

- Hỗ trợ hoạt động của các câu lạc bộ văn hóa dân gian, nâng cao chất lượng các đội văn nghệ cơ sở 5 triệu đồng/ Câu lạc bộ, đội văn nghệ/năm.

2. Đối với việc phát triển du lịch.

- Hỗ trợ một lần cho các hộ gia đình làm du lịch cộng đồng 20 triệu đồng/hộ (Làm nhà sàn đón khách Du lịch).

- Đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác du lịch: Hỗ trợ kính phí mở các lớp đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch cho các hộ gia đình làm du lịch 20 triệu đồng/lớp.

- Phát triển doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch: Hỗ trợ cho doanh nghiệp thường xuyên cung cấp dịch vụ du lịch lữ hành hình thành nên các tua, tuyến du lịch có tính liên kết vùng trên địa bàn thị xã: 50 triệu đồng/doanh nghiệp.

- Hỗ trợ công tác tuyên truyền quảng bá về thị xã văn hóa du lịch: 100 triệu đồng/năm.

- Hỗ trợ kinh phí đầu tư các dự án chỉnh trang đô thị: 8 tỷ đồng/năm

3. Đối với việc xây dựng các thiết chế văn hóa – thể thao du lịch:

* Các thiết chế văn hóa thể thao cấp thị xã :

- Đầu tư 100% kinh phí khôi phục, bảo tồn và xây dựng mới các thiết chế văn hóa thể thao của thị xã.

- Hàng năm, ngân sách tỉnh hỗ trợ 80% kinh phí đầu tư các dự án chỉnh trang đô thị, nâng cao chất lượng vệ sinh môi trường khu vực nông nghiệp nông thôn.

* Các thiết chế văn hóa thể thao cơ sở :

- Xây dựng nhà văn hóa cấp xã, phường : Ngân sách nhà nước hỗ trợ 80% (Tương ứng 400 triệu đồng/nhà), nhân dân đóng góp 20%.

- Xây dựng khu thể thao xã, phường : Ngân sách nhà nước hỗ trợ 80% (Tương ứng 800 triệu đồng/khu), nhân dân đóng góp 20%.

- Hỗ trợ xây dựng nhà văn hóa tổ, thôn, bản :

+ Đối với khu vực nông nghiệp, nông thôn : Ngân sách nhà nước hỗ trợ 70% (Tương ứng với 105 triệu đồng/nhà) nhân dân đóng góp 30%.

+ Đối với khu vực nội thị : Ngân sách nhà nước hỗ trợ 60% (Tương ứng với 90 triệu đồng/nhà) nhân dân đóng góp 40%.

- Hỗ trợ các trang thiết bị phục vụ cho hoạt động của nhà văn hóa khu dân cư theo cơ chế : Ngân sách nhà nước hỗ trợ 60% (Tương ứng 24 triệu đồng/nhà) ; nhân dân đóng góp 40%.

4. Xây dựng tổ chức bộ máy và đào tạo nguồn nhân lực văn hoá:

- Ưu tiên tuyển dụng cán bộ văn hóa là người dân tộc địa phương ; có chính sách đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa – du lịch của thị xã.

- Có cơ chế chính sách thu hút nhân tài trên lĩnh vực văn hóa, du lịch : Chuyên gia, nghệ nhân, nhà nghiên cứu sưu tầm, những người làm công tác văn học nghệ thuật...

- Ưu tiên tuyển dụng cán bộ văn hóa là người dân tộc địa phương ; có chính sách đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa – du lịch của thị xã.

- Có cơ chế chính sách thu hút nhân tài trên lĩnh vực văn hóa, du lịch : Chuyên gia, nghệ nhân, nhà nghiên cứu sưu tầm, những người làm công tác văn học nghệ thuật...

IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN.

Đẩy mạnh thu hút, phát huy các nguồn lực và lồng ghép các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội để xây dựng thị xã văn hoá – du lịch. Trong đó kinh phí cho phát triển văn hoá, thông tin, thể thao và môi trường như sau:

1. Dự kiến tổng kinh phí: 116,095 tỷ đồng trong đó:

- Nguồn vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ thông qua CTMTQG về Văn hóa, chương trình hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng du lịch cho tỉnh Yên Bái: 49,872 tỷ đồng

- Nguồn vốn ngân sách tỉnh: 39,29 tỷ đồng

- Nguồn vốn ngân sách thị xã: 14,875 tỷ đồng

- Nguồn vốn hỗ trợ của các tập đoàn, vốn huy động xã hội hóa: 12,058 tỷ đồng.

2. Chia theo từng giai đoạn thực hiện như sau:

2.1. Giai đoạn 2013-2015: Tổng kinh phí thực hiện là 27,865 tỷ đồng, trong đó:

- Nguồn vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ có mục tiêu, Chương trình mục tiêu quốc gia: 11,472 tỷ đồng;

- Nguồn vốn ngân sách tỉnh là: 10,41 tỷ đồng;

- Nguồn vốn ngân sách thị xã là 3,725 tỷ đồng.

- Nguồn vốn xã hội hóa: 2,258 tỷ đồng;

2.2. Giai đoạn 2016-2020: Tổng kinh phí thực hiện là 88,23 tỷ đồng, trong đó:

- Nguồn vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ có mục tiêu, Chương trình mục tiêu quốc gia: 38,4 tỷ đồng;

- Nguồn vốn ngân sách tỉnh là: 28,88 tỷ đồng;

- Nguồn vốn ngân sách thị xã là 11,15 tỷ đồng.

- Nguồn vốn xã hội hóa: 9,8 tỷ đồng.

(Biểu 5)

PHẦN THỨ BA

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

- Là cơ quan Thường trực giúp Ủy ban nhân dân tỉnh hướng dẫn, theo dõi, chỉ đạo thực hiện đề án.

- Đề xuất, bố trí nguồn lực từ chương trình mục tiêu Quốc gia về văn hóa và chương trình hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng du lịch để hỗ trợ đầu tư cho thị xã Nghĩa Lộ hàng năm.

- Phối hợp với Thị xã Nghĩa Lộ và các ngành thành viên Ban chỉ đạo tỉnh thực hiện công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả của Đề án, tổng hợp báo cáo tỉnh và Trung ương kết quả thực hiện theo quy định.

2. Uỷ ban nhân dân Thị xã Nghĩa Lộ.

- Là cơ quan chủ trì quản lý, triển khai thực hiện đề án xây dựng thị xã Văn hóa – Du lịch Nghĩa Lộ giai đoạn 2013-2020.

- Căn cứ vào mục tiêu Đề án, cụ thể hoá thành các kế hoạch chuyên ngành hàng năm. Cân đối ngân sách địa ph­ương; huy động các nguồn lực đầu tư để thực hiện Đề án.

- Phối hợp với Sở Kế hoạch – Đầu tư, Sở Tài chính để cân đối và bố trí nguồn vốn thực hiện các nội dung trong Đề án đảm bảo yêu cầu.

- Phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể; các huyện có liên quan để triển khai thực hiện các nội dung của Đề án.

- Chủ động phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong quá trình triển khai thực hiện Đề án.

- Kiện toàn Ban chỉ đạo xây dựng thị xã Văn hoá – Du lịch Nghĩa Lộ. Tăng cường chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, định kỳ sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm và định kỳ báo cáo tỉnh việc thực hiện Đề án.

4. Sở Kế hoạch và Đầu tư và Sở Tài chính.

Chủ trì thu hút các nguồn vốn, cân đối vốn, xây dựng kế hoạch và bố trí kinh phí đầu tư theo lộ trình để thực hiện Đề án xây dựng thị xã Văn hóa – Du lịch Nghĩa Lộ giai đoạn 2013 – 2020.

6. Sở Xây dựng.

Phối hợp với thị xã Nghĩa Lộ nghiên cứu hoàn thiện quy hoạch không gian của Thị xã văn hóa. Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch bố trí quy hoạch chi tiết xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao thuộc phạm vi của Đề án.

7. Sở Tài nguyên và Môi trường.

Phối hợp với thị xã Nghĩa Lộ lồng ghép các Chương trình dự án, ưu tiên trong việc đầu tư xử lý tốt vấn đề vệ sinh môi trường và các nội dung có liên quan của Đề án.

8. Sở Y tế.

Phối hợp với thị xã Nghĩa Lộ lồng ghép các Chương trình dự án, ưu tiên đầu tư cho các nội dung về Y tế có liên quan của Đề án.

9. Sở Giáo dục và đào tạo.

Phối hợp với thị xã Nghĩa Lộ lồng ghép các Chương trình dự án, ưu tiên đầu tư cho các nội dung về Giáo dục và đào tạo có liên quan của Đề án.

10. Sở Thông tin và Truyền Thông.

- Chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng trên địa bàn tỉnh thực hiện tốt công tác tuyên truyền sâu rộng về việc xây dựng thị xã Văn hóa – Du lịch Nghĩa Lộ.

- Phối hợp với thị xã Nghĩa Lộ và các ngành có liên quan triển khai thực hiện tốt các nội dung của Đề án.

11. Đề nghị ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể.

Triển khai thực hiện tốt cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư­”.

12. Ủy ban nhân dân huyện Văn Chấn.

Phối hợp với thị xã Nghĩa Lộ phát triển cơ sở hạ tầng và các dịch vụ du lịch, liên kết tua tuyến du lịch, tổ chức tuyên truyền quảng bá và giới thiệu khách đến với thị xã Nghĩa lộ.

13. Ủy ban nhân dân huyện Mù Cang Chải.

Khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương thu hút khách du lịch đến với địa bàn. Phối hợp với thị xã Nghĩa lộ liên kết tua tuyến du lịch, tổ chức tuyên truyền quảng bá và giới thiệu khách đến với Nghĩa Lộ.

14. Ủy ban nhân dân huyện Trạm Tấu.

Phát triển các dịch vụ du lịch, khai thác các tiềm năng thế mạnh của địa phương phục vụ thu hút khách du lịch đến với địa bàn. Phối hợp với thị xã Nghĩa lộ liên kết tua tuyến du lịch, tổ chức tuyên truyền quảng bá và giới thiệu khách đến với Nghĩa lộ.

15. Các sở, ban, ngành của tỉnh.

- Theo chức năng, nhiệm vụ và điều kiện thực tế, thường xuyên phối hợp, giúp đỡ thị xã Nghĩa Lộ trong quá trình triển khai thực hiện, đảm bảo thực hiện tốt các nội dung của Đề án.

- Phối hợp, cộng tác với thị xã Nghĩa Lộ, giúp đỡ tuyên truyền, quảng bá và giới thiệu khách đến với Nghĩa Lộ qua các hình thức như thăm quan, tìm hiểu, hội nghị, hội thảo, giao lưu, gặp mặt.

 

Biểu 1

Kết quả thực hiện các mục tiêu chủ yếu về phát triển sự nghiệp văn hoá và xây dựng đời sống văn hoá giai đoạn 2003-2010 và 2011-2012.

TT

Nội dung

ĐVT

Mục tiêu 2010

Thực hiện 2010

Tỷ lệ (%) TH/MT

TH 2011-2012

1

Số xã, ph­ường đăng ký XD văn hoá

Xã, f

7/7

7/7

100

7/7

2

Số xã, ph­ường ra mắt XD văn hoá

Xã, f

7/7

6/7

85,7

6/7

3

Số xã, ph­ường đạt TCVH và được công nhận

Xã, f

4/7

0/7

0

0/7

4

Tỷ lệ hộ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hoá

%

90

85

94

80

5

Tỷ lệ TDP, TB XD quy ước VH

%

100

100

100

100

6

Tỷ lệ TDP, TB ra mắt đăng ký XD TDP, TB VH

%

100

100

100

100

7

Số TDP, TB đạt tiêu chuẩn cấp thị

đv

80/121

70/100

106

71/100

9

Tỷ lệ cơ quan, đơn vị đạt tiêu chuẩn nếp sống VH

%

100

97

97

97

10

Số xã, ph­ường có nhà văn hoá

Xã, f

7/7

2/7

28,5

2/7

11

Số máy điện thoại (cố định)/100 dân

Máy

10

20

200

20

12

Số hộ có ph­ương tiện nghe nhìn

%

100

95

95

95

13

TDP, TB có hoạt động thể thao

%

100

100

100

100

14

TDP, TB có tủ sách

đv

80/121

35/100

54

35/100

15

Cơ quan, đ.vị có từ 5 loại báo, tạp chí/tháng trở lên

%

100

100

100

100

16

TDP, TB có từ 3 loại báo, tạp chí trở lên

%

50/121

41/100

100

41/100

17

Số tổ, TB có đội văn nghệ

%

100

100

100

100

18

Số c.trình biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp phục vụ nhân dân/năm

Lần

20

10

50

10

19

Số buổi chiếu phim nhựa

Lần

45-60

4-5

8,6

4-5

20

Bình quân đầu sách/người/năm

Sách

4-5

2-3

55,6

2-3

Biểu 2

Kết quả thực hiện các mục tiêu chủ yếu về phát triển sự nghiệp TDTT giai đoạn 2003 -2010 và 2011-2012.

TT

Nội dung

ĐVT

Mục tiêu 2010

Thực hiện 2010

Tỷ lệ (%) TH/MT

TH 2011-2012

I

Các nội dung chính

 

 

 

 

 

1

Số ngư­ời luyện tập th­ường xuyên

Ng­ười

12.000

6.750

56,2

6.960

2

Số ng­ười đạt tiêu chuẩn RLTT

Ng­ười

10.000

4.860

48,6

4.900

3

Số tr­ường đảm bảo GDTC có tổ chức

Trường

22/22

16/26

61,5

16/26

4

Số tr­ường thực hiện ngoại khoá TDTT tốt

Trường

14/22

16/26

96,6

16/26

5

Số CLB TDTT

CLB

50

49

98

49

6

Số đội TDTT (Tính cả cấp xã)

Đội

120

100

101

100

7

Số giải tổ chức tại địa phương

Lần

10

10

100

10

8

Số lần tham gia cấp tỉnh

Lần

8

6

75

6

9

Số gia đình thể thao

G. đình

1.200

1.122

93,5

1.140

10

Số học viên lớp HDV tại địa phương

Ngư­ời

200

150

75,0

150

II

Các nội dung khác

 

 

 

 

 

1

Số sân cầu lông quy chuẩn

Sân

65

40

61,5

40

2

Số sân bóng đá cơ sở

Sân

17

10

58,8

10

3

Số sân bóng chuyền

Sân

25

12

48

12

4

Số sân bóng bàn

Bàn

16

13

81,2

13

5

Số sân quần vợt

Sân

2

2

100

2

6

Số VĐV bóng chuyền

VĐV

250

250

100

250

7

Số VĐV cầu lông

VĐV

400

400

100

400

8

Số VĐV bóng bàn

VĐV

160

160

100

160

9

Số VĐV bóng đá

VĐV

450

450

100

450

10

Số VĐV bắn nỏ

VĐV

140

140

100

140

11

Số VĐV đẩy gậy

VĐV

120

120

100

120

12

Số CB. TDTT cấp phòng, thị xã

CB

4

3

75

3

13

Số CB. TDTT kiêm nhiệm cấp xã, phường

CB

7

5

71,4

7

Biểu 3

Kết quả thực hiện vốn đầu t­ư xây dựng các thiết chế văn hoá và trang thiết bị chuyên dùng ngành văn hoá, thông tin giai đoạn 2003-2010 và 2011-2012.

TT

Danh mục đầu t­ư

Mục tiêu đầu tư­ đến 2010 (Tr.đồng)

Giá trị thực hiện đến hết 2010 (tr.đ)

TH 2011-2012

Ghi chú

I

Cấp thị xã

27.200

 

 

 

1

Sửa chữa, nâng cấp khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh

1.000

1.534

-

 

2

Tôn tạo khu di tích lịch sử Căng, Đồn Nghĩa Lộ

17.000

6.452

-

 

3

Xây dựng nhà văn hoá trung tâm

3.000

 

 

Chưa thực hiện

4

Xây dựng th­ư viện thị xã

500

 

 

Chư­a thực hiện

5

Xây dựng hiệu sách nhân dân

350

 

 

Chưa thực hiện

6

Nâng cấp rạp ngoài trời

800

 

 

Chưa thực hiện

7

Xây dựng nâng cấp 6 cụm cổ động

120

XD 03 cụm

-

 

8

Xe ô tô chuyên dùng ngành VHTT

400

Đã cấp 01 xe

-

 

9

Nhà văn hoá thiếu nhi

4.000

 

 

Ch­ưa thực hiện

10

100 biển, tên tổ, thôn, bản văn hoá

30

Các tổ tự đầu tư­

Các tổ tự đầu tư­

Đạt 70% số biển

II

Cấp xã ph­ường

6.965

 

 

 

1

Nhà văn hoá 4 phư­ờng

2.000

01 nhà

-

 

2

Nhà văn hoá 3 xã

1.050

01 nhà

-

 

3

Thiết bị cho 7 nhà văn hoá

315

>300

-

Bộ VH-TT&DL cấp

4

60 nhà văn hoá khu dân c­ư

3.600

1.300

1.500

36 nhà

 

Tổng cộng

34.165

 

 

 

Biểu 4

Các chỉ tiêu chủ yếu và nhu cầu đầu t­ư xây dựng các thiết chế văn hoá giai đoạn 2013 - 2020.

STT

CHỈ TIÊU

ĐVT

GĐ 2013 - 2015

GĐ 2016 - 2020

 

* Nhóm các chỉ tiêu về văn hóa

 

 

 

1

Tỷ lệ gia đình văn hoá

%

80

85

2

Tỷ lệ tổ dân phố, thôn bản văn hoá

%

70

75

3

Tỷ lệ cơ quan, đơn vị đạt chuẩn văn hoá

%

85

85

4

Tỷ lệ tổ, thôn bản có đội văn nghệ quần chúng

%

100

100

5

Tỷ lệ xã, phường có Trung tâmVH-TT đạt chuẩn

%

70

100

6

Tỷ lệ thôn, bản, tổ dân phố có nhà văn hóa

%

65

90

7

Tỷ lệ dân số tham gia các hoạt động văn hóa - thể thao.

%

40

50

8

Tỷ lệ xã phường có đài truyền thanh hoạt động hiệu quả.

%

95

100

9

Tỷ lệ hộ gia đình được xem các chương trình truyền hình của Trung ương và địa phương.

%

100

100

10

Xây dựng, bảo tồn làng, bản văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch.

Làng, bản

3

5

11

Tỷ lệ xã đạt chuẩn văn hoá nông thôn mới và phường đạt chuẩn văn minh đô thị.

%

40

80

12

Xây dựng nhà văn hoá trung tâm kết hợp thư viện, hiệu sách nhân dân thị xã.

Công trình

x

x

13

Xây dựng khu vui chơi giải trí Nghĩa Lộ

Công trình

x

x

14

Tiếp tục cải tạo, nâng cấp Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Công trình

x

 

15

Tiếp tục cải tạo, nâng cấp sân vận động, rạp ngoài trời của thị xã.

Công trình

x

 

16

Xây dựng mới 4 cụm panô cổ động trực quan trục Quốc lộ 32.

Cụm

x

 

17

Tiếp tục xây dựng Khu di tích lịch sử văn hoá Căng và Đồn Nghĩa Lộ.

Công trình

x

x

18

Xây dựng và triển khai thực hiện các đề án về bảo tồn văn hoá vật thể và phi vật thể của đồng bào các dân tộc thiểu số giai đoạn 2013 - 2020.

Đề án

x

x

 

* Nhóm các chỉ tiêu về du lịch.

 

 

 

19

Đón và phục vụ khách du lịch.

Nghìn lượt

40

60

20

Tỷ trọng ngành du lịch

%/GDP

5

7

21

Số lượng cơ sở lưu trú du lịch đạt chuẩn.

Cơ sở

20

40

 

* Nhóm các chỉ tiêu thuộc lĩnh vực giáo dục - đào tạo:

 

 

 

22

Duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập THCS; đẩy mạnh thực hiện phổ cập bậc trung học.

PCGD

x

x

23

Số trường học mầm non và phổ thông đạt chuẩn quốc gia.

Trường

17

21

 

* Nhóm các chỉ tiêu thuộc lĩnh vực xã hội khác:

 

 

 

24

Tỷ lệ hộ nghèo giảm/năm

%/năm

4

3

25

Tỷ lệ lao động qua đào tạo

%

55

60

26

Tỷ lệ tổ dân phố, thôn bản không tệ nạn ma tuý.

%

75

80

27

Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng

%

12

10

28

Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên duy trì ổn định

%

0,86

0,86

29

Tỷ lệ hộ gia đình được sử dụng nước hợp vệ sinh

%

95

100

30

Tỷ lệ hộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh

%

90

95

31

Số xã, phường đạt bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã.

Xã, phường

4

7

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 1215/QĐ-UBND ngày 16/09/2013 phê duyệt Đề án “Xây dựng thị xã Văn hoá - Du lịch Nghĩa Lộ giai đoạn 2013 – 2020” do tỉnh Yên Bái ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


6.387

DMCA.com Protection Status
IP: 13.58.161.115
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!