UỶ
BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẾN TRE
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
1192/QĐ-UBND
|
Bến
Tre, ngày 24 tháng 5 năm 2010
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ
VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH ĐƯỜNG GOM VÀ ĐẤU NỐI CÁC ĐƯỜNG GIAO THÔNG CÔNG CỘNG
VÀO CÁC TUYẾN QUỐC LỘ ĐI QUA ĐỊA BÀN TỈNH BẾN TRE ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN SAU
NĂM 2020
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng
nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 11/2010/NĐ-CP
ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu
hạ tầng giao thông đường bộ;
Căn cứ Nghị quyết số
32/2007/NQ-CP ngày 29 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ về một số giải pháp cấp bách
nhằm kiềm chế tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông;
Căn cứ Công văn số
273/BGTVT-KHĐT ngày 15 tháng 01 năm 2010 của Bộ Giao thông vận tải về việc thoả
thuận quy hoạch các điểm đấu nối vào quốc lộ trên địa bàn tỉnh Bến Tre;
Căn cứ Quy hoạch đường gom và
đấu nối các đường giao thông công cộng vào các tuyến quốc lộ đi qua địa bàn tỉnh
Bến Tre đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020 do Trung tâm Nghiên cứu phát triển
giao thông vận tải thuộc Viện chiến lược và Phát triển giao thông vận tải lập
tháng 4/2010;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở
Giao thông vận tải tại Tờ trình số 97/TTr-SGTVT ngày 29 tháng 4 năm 2010;
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy
hoạch đường gom và đấu nối các đường giao thông công cộng vào các tuyến quốc lộ
đi qua địa bàn tỉnh Bến Tre đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020, cụ thể như
sau:
1. Mục tiêu quy hoạch:
1.1. Quy hoạch các điểm đấu nối
với quốc lộ 57, quốc lộ 60 đảm bảo an toàn giao thông, phát triển kinh tế - xã
hội, đồng thời đảm bảo tính văn hoá của địa phương.
1.2. Xây dựng hoàn chỉnh hệ
thống các điểm đấu nối với cự ly hợp lý, đảm bảo giao thông trên quốc lộ được
tách biệt với giao thông địa phương; đồng thời bảo đảm giao thông địa phương
kết nối quốc lộ một cách an toàn, thuận lợi, hợp lý.
1.3. Xây dựng hệ thống điều
khiển giao thông tại các nút giao đồng mức như hệ thống biển báo, biển chỉ dẫn,
vạch sơn, các đảo dẫn hướng, hệ thống đèn tín hiệu nhằm hạn chế tối đa các xung
đột giữa dòng giao thông trên các tuyến quốc lộ với dòng giao thông địa phương.
1.4. Xây dựng hệ thống đường gom
dọc các tuyến quốc lộ nhằm hạn chế tối đa các điểm đấu nối trực tiếp của giao
thông địa phương vào quốc lộ.
2. Phương án xây dựng:
2.1. Định hướng chung: tuân thủ
theo Luật Giao thông đường bộ, Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm
2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông
đường bộ; Công văn số 273/BGTVT-KHĐT ngày 15 tháng 01 năm 2010 của Bộ Giao
thông vận tải về việc thoả thuận quy hoạch các điểm đấu nối vào quốc lộ trên
địa bàn tỉnh Bến Tre.
a) Quy hoạch các điểm đấu nối
(chọn phương án 2):
- Đối với các đường giao thông
công cộng hiện trạng và quy hoạch: xem xét giữ lại vị trí các điểm đấu nối của
quốc lộ, đường tỉnh hiện trạng và quy hoạch, đường vào các khu công nghiệp; cho
phép một số tuyến đường huyện, đường xã được đấu nối vào quốc lộ với cự ly phù
hợp theo quy định.
- Đối với cửa hàng xăng dầu: các
cửa hàng xăng dầu hiện có và quy hoạch, sẽ giữ lại một số cửa hàng xăng dầu nằm
ngoài hành lang an toàn bảo vệ đường bộ; các điểm không đạt yêu cầu sẽ được đẩy
lùi ra khỏi hành lang an toàn bảo vệ đường bộ; chỉ đấu nối một số cửa hàng xăng
dầu đảm bảo theo quy định và bố trí đường xe vào và xe ra cửa hàng xăng dầu
(không đấu nối trực diện vào quốc lộ). Các cửa hàng xăng dầu mở mới phải đảm
bảo cự ly và khoảng cách theo quy định hiện hành hoặc xây dựng bên cạnh đường
gom nằm ngoài hành lang an toàn bảo vệ đường bộ.
b) Quy hoạch đường gom: cấp
đường gom quy hoạch là cấp V với 2 làn xe. Trong giai đoạn đầu có thể xây dựng
theo tiêu chuẩn đường cấp VI với 1 làn xe. Tại điểm đấu nối đường gom vào quốc
lộ, đường gom được thiết kế theo tiêu chuẩn nhỏ hơn đường quốc lộ một cấp
đường. Đường gom bố trí trong hành lang an toàn đường bộ đối với các đoạn đường
trong khu vực đông dân cư, do điều kiện địa hình, địa vật khó khăn hoặc không
còn quỹ đất và ngoài hành lang an toàn đường bộ đối với các đoạn ngoài khu vực
dân cư.
2.2. Kết quả dự kiến đạt được
sau khi quy hoạch đến năm 2020:
a) Đối với các điểm đấu nối vào
các tuyến quốc lộ:
- Trên quốc lộ 57: tổng số điểm
đấu nối là 55 điểm, trong đó nút giao hình xuyến có 1 điểm, nút giao đồng mức
kênh hoá có 24 điểm, còn lại nút giao đồng mức giản đơn có 30 điểm.
- Trên quốc lộ 60: tổng số điểm
đấu nối là 12 điểm, trong đó nút giao hình xuyến có 3 điểm, nút giao đồng mức
kênh hoá có 6 điểm, còn lại nút giao đồng mức giản đơn có 3 điểm.
b) Đối với quy hoạch đường gom:
- Trên quốc lộ 57: quy hoạch hệ
thống đường gom dọc quốc lộ 57 từ cầu Đập Ông Chói tại km 7+563 đến km 103+320
với tổng chiều dài 163,3km, đạt cấp V đồng bằng, mặt rộng 6,0m, nền rộng 7,5m;
còn tuyến tránh quốc lộ 57 dự kiến có chiều dài 16,1km, dự kiến đường gom nằm
bên ngoài hành lang an toàn giao thông xây dựng đạt cấp V đồng bằng, mặt rộng
6,0m, nền rộng 7,5m.
- Trên quốc lộ 60: quy hoạch hệ
thống đường gom dọc theo tuyến quốc lộ 60 với tổng chiều dài 55,5km xây dựng
đạt cấp V đồng bằng, mặt rộng 6,0m, nền rộng 7,5m.
c) Đối với quy hoạch đấu nối các
cửa hàng xăng dầu:
- Trên quốc lộ 57: tổng số có 35
cửa hàng xăng dầu, trong đó có 16 cửa hàng xăng dầu đấu nối trực tiếp vào quốc
lộ, 19 cửa hàng xăng dầu đấu nối vào đường gom.
- Trên quốc lộ 60: chỉ có 1 cửa
hàng xăng dầu.
3. Thời gian thực hiện quy
hoạch: từ ngày Quyết định có hiệu lực đến hết năm 2020.
4. Chủ đầu tư của dự án quy
hoạch: Sở Giao thông vận tải tỉnh Bến Tre.
5. Tổng vốn đầu tư: 1.179,8 tỷ
đồng, phân kỳ đầu tư như sau:
5.1. Giai đoạn I (2009-2015):
750,1 tỷ đồng (trong đó kinh phí xây dựng là 194 tỷ đồng; đền bù giải phóng mặt
bằng là 556,1 tỷ đồng).
5.1. Giai đoạn II (2016-2020):
429,7 tỷ đồng (trong đó kinh phí xây dựng là 193,3 tỷ đồng; đền bù giải phóng
mặt bằng là 236,4 tỷ đồng).
6. Nguồn vốn đầu tư: bao gồm các
nguồn vốn: ngân sách Nhà nước (Trung ương, tỉnh, huyện, thành phố, xã, phường,
thị trấn), huy động nhân dân đóng góp, vốn hỗ trợ của các tổ chức kinh tế - xã
hội trong và ngoài nước và các nguồn vốn khác.
7. Hiệu quả đầu tư: quản lý, xây
dựng kết cấu hạ tầng giao thông đúng quy định, đảm bảo khả năng kết nối từ các
cụm dân cư, khu công nghiệp, cửa hàng xăng dầu vào các tuyến quốc lộ đi qua địa
bàn tỉnh; góp phần kiềm chế tai nạn, ùn tắc giao thông; đảm bảo an toàn giao
thông, phát triển kinh tế - xã hội, văn hoá địa phương.
Điều 2. Phân giao nhiệm vụ
1. Giao cho Sở Giao thông vận tải:
1.1. Chịu trách nhiệm quản lý và
tổ chức thực hiện Quy hoạch đường gom và đấu nối các đường giao thông công cộng
vào các tuyến quốc lộ đi qua địa bàn tỉnh Bến Tre đến năm 2020 và tầm nhìn sau
năm 2020.
1.2. Tuỳ theo nguồn vốn ngân sách,
khả năng huy động đóng góp của nhân dân và các tổ chức kinh tế - xã hội, cùng
các nguồn vốn khác, Sở Giao thông vận tải cùng Uỷ ban nhân dân các huyện, thành
phố tiến hành đầu tư từng bước, từng công trình theo mức độ ưu tiên đầu tư trên
cơ sở được sự đồng ý của Uỷ ban nhân dân tỉnh.
1.3. Thực hiện quản lý đầu tư và
xây dựng: tuân thủ theo các quy định hiện hành.
2. Các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài
Chính, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
Công Thương, Kho bạc Nhà nước tỉnh, sở, ngành liên quan và Uỷ ban nhân dân các
huyện, thành phố căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao để chủ trì và phối hợp
thực hiện những việc liên quan đến quy hoạch được duyệt.
Điều 3. Các ông (bà)
Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thành
phố; Giám đốc các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Giao thông vận tải, Xây
dựng, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công
Thương, Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh, Thủ trưởng các sở, ban ngành và các tổ
chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực kể từ
ngày ký./.
|
TM.
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH
Nguyễn Thái Xây
|