Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 1029/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Trần Hồng Hà
Ngày ban hành: 24/09/2024 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1029/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 24 tháng 9 năm 2024

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN QUY HOẠCH TỈNH THÁI NGUYÊN THỜI KỲ 2021 - 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Quy hoạch ngày 24 tháng 11 năm 2017; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 11 luật có liên quan đến quy hoạch ngày 15 tháng 6 năm 2018; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch ngày 20 tháng 11 năm 2018;

Căn cứ Nghị quyết số 61/2022/QH15 ngày 16 tháng 6 năm 2022 của Quốc hội về việc tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch và một số giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ lập và nâng cao chất lượng quy hoạch thời kỳ 2021 - 2030;

Căn cứ Nghị quyết số 81/2023/QH15 ngày 09 tháng 01 năm 2023 của Quốc hội về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050;

Căn cứ Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quy hoạch; Nghị định số 58/2023/NĐ-CP ngày 12 tháng 8 năm 2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quy hoạch;

Căn cứ Nghị quyết số 90/NQ-CP ngày 16 tháng 6 năm 2023 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 81/2023/QH15 của Quốc hội về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050;

Căn cứ Quyết định số 369/QĐ-TTg ngày 04 tháng 5 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch vùng Trung du và miền núi phía Bắc thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050;

Căn cứ Quyết định số 222/QĐ-TTg ngày 14 tháng 3 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh Thái Nguyên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050;

Theo đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên tại Tờ trình số 109/TTr-UBND ngày 29 tháng 8 năm 2024 về việc phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Thái Nguyên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Thái Nguyên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên chịu trách nhiệm toàn diện về nội dung tổng hợp, tiếp thu, giải trình ý kiến tham gia của các bộ, cơ quan liên quan và về tính chính xác của số liệu, thông tin nêu trong Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Thái Nguyên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.

Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.


Nơi nhận:

- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND tỉnh Thái Nguyên;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, QHĐP (3) S.Tùng.

KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG




Trần Hồng Hà

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN QUY HOẠCH TỈNH THÁI NGUYÊN THỜI KỲ 2021 - 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050
(Kèm theo Quyết định số: 1029/QĐ-TTg ngày 24 tháng 9 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ)

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

a) Triển khai thực hiện có hiệu quả Quyết định số 222/QĐ-TTg ngày 14 tháng 3 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh Thái Nguyên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (gọi tắt là Quy hoạch tỉnh); xây dựng lộ trình tổ chức triển khai có hiệu quả các chương trình, dự án nhằm hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ quy hoạch đã đề ra.

b) Xác định cụ thể tiến độ và nguồn lực thực hiện các chương trình, dự án để xây dựng các chính sách, giải pháp nhằm thu hút các nguồn lực xã hội trong việc thực hiện quy hoạch; đẩy mạnh phát triển các ngành, lĩnh vực, chương trình, dự án theo quy hoạch đã được phê duyệt.

c) Thiết lập khung kết quả thực hiện theo từng giai đoạn làm cơ sở để rà soát, đánh giá việc thực hiện quy hoạch; xem xét điều chỉnh, bổ sung các nhiệm vụ, giải pháp nhằm đạt được mục tiêu phát triển đã đề ra.

2. Yêu cầu

a) Bảo đảm tính tuân thủ, tính kế thừa các chương trình hành động, kế hoạch thực hiện quy hoạch cấp quốc gia, kế hoạch đầu tư công đã được phê duyệt; bảo đảm tính liên kết, thống nhất, không chồng lấn, mâu thuẫn giữa các nhiệm vụ, chương trình, dự án.

b) Bảo đảm tính khả thi, linh hoạt, phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; bối cảnh hội nhập quốc tế và điều kiện thực tiễn của địa phương.

c) Huy động tối đa các nguồn lực và sự tham gia của các thành phần kinh tế để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, trong đó chú trọng đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là hạ tầng giao thông, đô thị, khu công nghiệp, cụm công nghiệp.

d) Phân bổ nguồn lực có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với khả năng huy động nguồn vốn; kết hợp hài hòa giữa các nguồn lực, trong đó đầu tư công có tính dẫn dắt tăng trưởng nguồn vốn đầu tư xã hội để tạo ra sự phát triển đột phá, thúc đẩy quá trình đổi mới các mô hình phát triển ngành, lĩnh vực theo hướng tạo ra giá trị, hiệu quả cao.

đ) Đề cao tính chủ động, sáng tạo, linh hoạt trong triển khai thực hiện; đẩy mạnh thực hiện phân cấp, phân quyền, xác định rõ trách nhiệm trong thực hiện các lĩnh vực quản lý nhà nước.

II. NỘI DUNG CHỦ YẾU

1. Các chương trình, dự án triển khai thực hiện quy hoạch

a) Về các dự án đầu tư công

- Tập trung triển khai các dự án kết cấu hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng giao thông có tính kết nối vùng, liên vùng; hệ thống hạ tầng điện, cấp nước, thủy lợi, phòng, chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu đồng bộ đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt; phát triển đô thị; đầu tư cơ sở hạ tầng số, hạ tầng thông tin và truyền thông an toàn, hiện đại.

- Quan tâm thực hiện các dự án hạ tầng phát triển du lịch; trùng tu, tôn tạo, phát huy giá trị các di tích quốc gia đặc biệt, di tích quốc gia, di tích cấp tỉnh; đầu tư các thiết chế văn hóa, thể thao quan trọng; tăng cường đầu tư cơ sở vật chất y tế, giáo dục và đào tạo; đầu tư cơ sở bảo trợ xã hội, an sinh xã hội; đầu tư hạ tầng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; hạ tầng, cơ sở vật chất phục vụ phòng cháy chữa cháy, quốc phòng, an ninh.

b) Về các dự án đầu tư sử dụng các nguồn vốn khác ngoài vốn đầu tư công

- Tăng cường huy động các nguồn vốn ngoài ngân sách để đầu tư hoàn thiện hạ tầng kinh tế, xã hội của tỉnh nhằm phát huy tối đa hiệu quả các công trình hạ tầng đầu tư công.

- Thu hút đầu tư phát triển công nghiệp theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên, năng lượng, thân thiện với môi trường; tăng tỷ lệ lấp đầy các khu công nghiệp, cụm công nghiệp hiện hữu và đầu tư xây dựng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp mới, đặc biệt tại khu vực phía Nam của tỉnh. Ưu tiên phát triển một số ngành công nghiệp có tiềm năng, thế mạnh của tỉnh như: Công nghiệp điện, điện tử, chip bán dẫn; công nghiệp chế biến, chế tạo, cơ khí, luyện kim; công nghiệp chế biến nông, lâm sản; công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản; công nghiệp may mặc;...

- Phát triển dịch vụ - đô thị, dịch vụ tài chính - ngân hàng, bưu chính viễn thông, logistics có trọng tâm, trọng điểm; thu hút các nhà đầu tư có tiềm lực tài chính, có năng lực, kinh nghiệm để đầu tư vào các khu du lịch dựa trên các thế mạnh về du lịch nghỉ dưỡng, sinh thái gắn với lịch sử, văn hóa, tâm linh; trong đó, tập trung vào Khu du lịch Hồ Núi Cốc, khu vực sườn đông Tam Đảo, văn hóa trà, Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt An toàn khu (ATK), Khu di tích Lý Nam Đế...

- Đầu tư phát triển nông nghiệp theo hướng hình thành các vùng chuyên canh sản xuất nông nghiệp; thu hút doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, gắn với phát triển du lịch nông nghiệp sinh thái cảnh quan, du lịch trải nghiệm.

- Đẩy mạnh xã hội hóa, thu hút các dự án đầu tư xây dựng các cơ sở giáo dục, giáo dục nghề nghiệp; cơ sở y tế; cơ sở bảo trợ xã hội; cơ sở dịch vụ thể dục thể thao.

c) Danh mục các dự án dự kiến ưu tiên đầu tư và phân kỳ thực hiện đến năm 2030

- Định hướng danh mục các dự án dự kiến ưu tiên đầu tư, phân kỳ đầu tư và nguồn lực thực hiện đến năm 2030 theo các ngành, lĩnh vực.

- Quy mô, diện tích đất sử dụng, cơ cấu tổng mức đầu tư, nguồn vốn thực hiện và các thông tin chi tiết của các dự án đầu tư công và đầu tư sử dụng các nguồn vốn khác ngoài vốn đầu tư công sẽ được tính toán, xác định trong từng giai đoạn cụ thể và trong quá trình triển khai đảm bảo tuân thủ theo quy định của pháp luật có liên quan.

(Chi tiết danh mục các dự án dự kiến ưu tiên đầu tư và phân kỳ thực hiện tại Phụ lục kèm theo)

2. Kế hoạch sử dụng đất

a) Kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021 - 2025: Thực hiện theo các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: Quyết định số 326/QĐ-TTg ngày 09 tháng 3 năm 2022 về phân bổ chỉ tiêu sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, kế hoạch sử dụng đất quốc gia 05 năm 2021 - 2025 và Quyết định số 227/QĐ-TTg ngày 12 tháng 3 năm 2024 về điều chỉnh một số chỉ tiêu sử dụng đất đến năm 2025; Quyết định số 95/QĐ-TTg ngày 16 tháng 11 năm 2023 phê duyệt quy hoạch sử dụng đất an ninh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quyết định số 47/QĐ-TTg ngày 09 tháng 5 năm 2024 phê duyệt quy hoạch sử dụng đất quốc phòng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và các quy định khác có liên quan.

b) Xây dựng kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2026 - 2030: Thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai trên cơ sở nhu cầu phát triển, bảo đảm khả thi, hiệu quả, bền vững và phù hợp với các định hướng sử dụng đất quốc gia, quy hoạch vùng, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030 và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm của cả nước, Quy hoạch tỉnh Thái Nguyên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; bảo đảm sự tuân thủ, tính liên tục, kế thừa, ổn định, thứ bậc.

3. Nguồn lực và việc sử dụng nguồn lực để thực hiện quy hoạch

Nhu cầu vốn đầu tư phát triển toàn xã hội theo kịch bản tăng trưởng 8,5% trong thời kỳ quy hoạch 2021 - 2030 là khoảng 1.100.000 tỷ đồng, trong đó vốn của khu vực Nhà nước sẽ được quyết định tại kế hoạch đầu tư công trung hạn, kế hoạch đầu tư công hằng năm và dự toán ngân sách nhà nước hằng năm theo pháp luật về đầu tư công và pháp luật về ngân sách nhà nước; vốn ODA thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn ODA; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và vốn khu vực ngoài nhà nước phụ thuộc vào khả năng thu hút đầu tư của địa phương; cụ thể:

Đơn vị: Tỷ đồng

Nguồn vốn

Cơ cấu trong tổng vốn giai đoạn 2021 - 2030

Giai đoạn 2021 - 2025

Giai đoạn 2026 - 2030

Tổng cộng

400.000

700.000

Nguồn vốn khu vực nhà nước

72.000

105.000

Nguồn vốn khu vực ngoài nhà nước

180.000

364.000

Nguồn vốn ODA và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

148.000

231.000

III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển

a) Triển khai rà soát, lập, điều chỉnh các quy hoạch đô thị và nông thôn, quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành theo quy định của pháp luật, đảm bảo thống nhất, đồng bộ với Quy hoạch tỉnh đã được phê duyệt.

b) Nghiên cứu, ban hành các đề án, chính sách phát triển các ngành, lĩnh vực, trong đó ưu tiên đầu tư phát triển đi kèm với các chính sách ưu đãi đầu tư để tạo cơ hội, động lực cho khu vực kinh tế tư nhân tham gia đầu tư, tìm kiếm cơ hội kinh doanh.

c) Ban hành kịp thời, đồng bộ, thực hiện có hiệu quả các chính sách phát triển giáo dục, đào tạo, y tế, văn hóa, an sinh xã hội, gắn với tiến bộ, công bằng xã hội.

2. Về thu hút đầu tư phát triển

a) Huy động tổng hợp các nguồn vốn đầu tư phát triển từ ngân sách tỉnh và Trung ương. Xây dựng và thực hiện tốt kế hoạch đầu tư công trung hạn các giai đoạn; sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn vốn đầu tư công, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm vào các ngành, lĩnh vực, các dự án quan trọng, cấp bách, có tính đột phá và sức lan tỏa; ưu tiên các công trình trọng điểm, có tính kết nối, tạo động lực cho phát triển. Đồng thời, tăng cường công tác thẩm định, kiểm tra, giám sát việc thực hiện để đảm bảo việc sử dụng nguồn vốn đầu tư công có hiệu quả.

b) Tập trung thu hút phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ, chế biến nông, lâm sản có lợi thế cạnh tranh của tỉnh; các ngành mũi nhọn như: Công nghiệp điện, điện tử, công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ. Quan tâm đầu tư kết cấu hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào các khu, cụm công nghiệp, khu du lịch như: cấp điện, nước, đường giao thông. Thực hiện tốt công tác giải phóng mặt bằng, tạo điều kiện cho nhà đầu tư triển khai thực hiện dự án đầu tư đúng tiến độ đề ra. Kịp thời giải quyết các kiến nghị của nhà đầu tư theo quy định của pháp luật hiện hành.

c) Tiếp tục thực hiện cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư; nâng cao chất lượng hoạt động xúc tiến đầu tư nhằm tạo môi trường đầu tư hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Nghiên cứu, triển khai các chương trình, đề án hỗ trợ cho khu vực kinh tế tư nhân.

d) Phát triển mạnh các thành phần kinh tế, nhất là kinh tế tư nhân là động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế nhanh, bền vững. Thực hiện đồng bộ các giải pháp để tạo môi trường, điều kiện thuận lợi hỗ trợ đầu tư và sản xuất, kinh doanh của các thành phần kinh tế.

3. Về phát triển nguồn nhân lực

a) Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu từng thời kỳ phát triển của tỉnh, phù hợp xu thế phát triển chung của vùng, cả nước; phát triển Đại học Thái Nguyên thành cơ sở giáo dục đại học trọng điểm vùng; đưa Thái Nguyên trở thành khu vực nghiên cứu - đào tạo, phát triển nhân lực chất lượng cao cho toàn Vùng Trung du và miền núi phía Bắc.

b) Tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và toàn xã hội về định hướng, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp về phát triển nguồn nhân lực, định hướng chuyển dịch cơ cấu lao động và xu thế nghề nghiệp. Xây dựng, đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước có chất lượng, bảo đảm năng lực ở mọi lĩnh vực.

c) Tăng cường cơ sở vật chất cho giáo dục, bảo đảm tỷ lệ chi cho giáo dục trong tổng ngân sách nhà nước, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội và quản lý sử dụng có hiệu quả. Đầu tư có trọng điểm, không dàn trải, ưu tiên cho những vùng đặc biệt khó khăn. Khuyến khích liên kết hợp tác với các tổ chức giáo dục nước ngoài có uy tín. Tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên về kỹ năng, chuyên môn đáp ứng yêu cầu đổi mới. Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, đào tạo và dạy nghề.

d) Phát triển thị trường lao động theo hướng ưu tiên phát triển lao động trong các ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh trong giai đoạn tiếp theo, đặc biệt là các ngành công nghiệp điện, điện tử, chip bán dẫn; công nghiệp chế biến, chế tạo; du lịch, dịch vụ; nông nghiệp công nghệ cao. Đầu tư xây dựng, phát triển hạ tầng, thiết bị và hình thành sàn giao dịch việc làm trực tuyến.

đ) Củng cố chất lượng đào tạo các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; đầu tư cơ sở vật chất cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, tập trung cho các nghề trọng điểm; tăng cường liên kết giữa các cơ sở giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp sử dụng lao động, đẩy mạnh công tác đào tạo nghề theo đơn đặt hàng, theo địa chỉ của doanh nghiệp và nhu cầu phát triển; thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, đào tạo nhân lực chất lượng cao trên cơ sở kết hợp nguồn lực giữa doanh nghiệp và các chính sách ưu đãi nhằm tận dụng nguồn nhân lực sẵn có trên địa bàn.

4. Về phát triển khoa học và công nghệ

a) Thúc đẩy mạnh mẽ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, phát triển kinh tế của địa phương theo chiều sâu để từng bước tạo ra những sản phẩm, hàng hóa có thương hiệu và sức cạnh tranh trên thị trường trong nước, khu vực và thế giới, tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu.

b) Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu - ứng dụng khoa học, công nghệ trong sản xuất, bảo quản, chế biến các sản phẩm nông sản chủ lực, có thế mạnh của tỉnh. Hỗ trợ tạo lập, quản lý và phát triển quyền sở hữu công nghiệp cho các sản phẩm của tỉnh.

c) Đưa khoa học - công nghệ gắn với sản xuất, kinh doanh để nâng cao năng suất, chất lượng, đạt các tiêu chuẩn VietGap, GlobalGap và các quy chuẩn khác nhằm hướng tới mục tiêu xuất khẩu.

d) Quan tâm đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số; phát triển Thái Nguyên thành trung tâm chuyển đổi số của vùng. Huy động và lồng ghép nguồn lực từ các chương trình, đề án có liên quan, nguồn đầu tư của doanh nghiệp, cộng đồng và các nguồn kinh phí hợp pháp khác thông qua các chính sách khuyến khích, thu hút doanh nghiệp công nghệ số để thực hiện chuyển đổi số.

đ) Tăng cường quản lý an ninh mạng, bảo mật thông tin và an toàn dữ liệu; phòng chống hiệu quả các hoạt động phá hoại, thâm nhập hệ thống quản lý, điều hành chính quyền điện tử; tham gia chia sẻ dữ liệu quản lý công dân trong một số lĩnh vực công trực tuyến như: Định danh điện tử, lưu trữ và truy xuất thông tin người dân.

5. Về bảo đảm an sinh xã hội

a) Chú trọng và tập trung phát triển kinh tế - xã hội toàn diện, nhanh, bền vững, gắn với đảm bảo an sinh xã hội; quan tâm đầu tư vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn; hỗ trợ, tạo điều kiện để đồng bào dân tộc thiểu số tiếp cận bình đẳng nguồn lực, cơ hội phát triển và hưởng thụ đầy đủ, công bằng các dịch vụ xã hội cơ bản. Tăng cường số lượng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ là người dân tộc thiểu số.

b) Tiếp tục hoàn thiện hạ tầng giao thông kết nối khu vực khó khăn với các trung tâm đô thị, hành lang kinh tế. Triển khai có hiệu quả các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn.

c) Thực hiện tốt công tác đào tạo, đào tạo nghề, giải quyết việc làm, nhằm giúp cho nhóm yếu thế, nhóm dễ bị tổn thương và nhóm người nghèo ổn định cuộc sống, thoát nghèo và bảo đảm thực hiện giảm nghèo bền vững.

d) Triển khai hiệu quả các chính sách đối với người có công, tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp. Nâng cao hiệu quả công tác trợ giúp xã hội, bảo trợ xã hội, thực hiện tốt các chính sách trợ giúp thường xuyên và đột xuất đối với các đối tượng yếu thế.

6. Về bảo vệ môi trường

a) Tăng cường công tác quản lý nhà nước về môi trường. Tổ chức triển khai công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường đến từng tổ chức kinh tế, xã hội và công dân, nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của toàn xã hội. Nâng cao chất lượng đánh giá tác động môi trường cho các dự án đầu tư.

b) Xây dựng quy chế quản lý chất thải, ô nhiễm; nghiên cứu áp dụng các công nghệ xử lý chất thải theo tiêu chuẩn quốc tế; tổ chức tốt hoạt động quản lý môi trường trong các khu, cụm công nghiệp, làng nghề.

c) Khai thác hợp lý và quản lý, sử dụng có hiệu quả tài nguyên đất, bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên nước, khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm tài nguyên khoáng sản, bảo vệ và phát triển rừng.

d) Thực hiện hiệu quả các chương trình, dự án về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu. Tập trung thu hút, tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án thuộc lĩnh vực năng lượng tái tạo, hydrogen xanh; dự án công nghệ cao, thân thiện với môi trường; các mô hình kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn.

đ) Tận dụng các điểm mạnh về rừng và không gian sinh thái đặc thù của địa phương để thực hiện phân tích, nhận dạng và phát triển các dự án có tiềm năng phát hành tín chỉ các-bon theo các tiêu chuẩn.

e) Chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng chống và giảm nhẹ ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh; quản lý, khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả và bền vững tài nguyên; bảo đảm chất lượng môi trường sống, bảo vệ đa dạng sinh học và hệ sinh thái; thành lập và vận hành hành lang đa dạng sinh học Kim Hỷ - Thần Sa - Phượng Hoàng (Thái Nguyên). Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát; kịp thời xử lý nghiêm vi phạm về quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.

7. Bảo đảm nguồn lực tài chính

a) Nâng cao hiệu lực, hiệu quả điều hành thu, chi ngân sách và đầu tư công. Huy động, quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Trung ương, địa phương và các nguồn vốn huy động khác để đầu tư các dự án trọng điểm về kết cấu hạ tầng kỹ thuật và kết cấu hạ tầng xã hội. Cơ cấu lại chi ngân sách, tăng tỷ trọng chi đầu tư, giảm tỷ trọng chi thường xuyên.

b) Thực hiện hiệu quả các giải pháp tăng thu ngân sách, phát triển nguồn thu ổn định, bền vững. Kiểm soát chặt chẽ chi ngân sách nhà nước; sử dụng ngân sách tiết kiệm, hiệu quả, đúng quy định.

8. Về bảo đảm quốc phòng, an ninh

a) Triển khai đồng bộ các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội gắn với củng cố, tăng cường thế trận khu vực phòng thủ; quản lý, sử dụng đất quốc phòng; quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự trên địa bàn tỉnh; phát huy hiệu quả thế trận quốc phòng toàn dân và an ninh Nhân dân; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Thực hiện hiệu quả các quy hoạch trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh theo quy định.

b) Xây dựng lực lượng vũ trang chính quy, tinh nhuệ, vững mạnh, toàn diện, có sức mạnh tổng hợp và trình độ khả năng sẵn sàng chiến đấu cao, không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống, không để phát sinh điểm nóng về an ninh trật tự; xử lý kịp thời, hiệu quả các tình huống, bảo đảm giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.

c) Xây dựng lực lượng Công an nhân dân thật sự trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của lực lượng công an ở tất cả các cấp, trước mắt là tập trung quy hoạch, xây dựng trụ sở, nơi làm việc bảo đảm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của lực lượng công an xã, thị trấn.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm hướng dẫn Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên trong quá trình thực hiện Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Thái Nguyên; trường hợp cần thiết, phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên nghiên cứu, xây dựng hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành một số cơ chế, chính sách phù hợp nhằm huy động, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để thực hiện thành công các mục tiêu trong Quy hoạch tỉnh.

2. Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên:

a) Chịu trách nhiệm toàn diện trước pháp luật và trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về: (i) Tính chính xác của các nội dung, thông tin, số liệu trong hồ sơ trình phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Thái Nguyên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; (ii) nội dung tiếp thu, giải trình ý kiến tham gia của các bộ, cơ quan liên quan trong quá trình xây dựng và hoàn thiện Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Thái Nguyên; (iii) thực hiện nghiêm túc và đầy đủ các cam kết nêu tại Tờ trình số 109/TTr-UBND ngày 29 tháng 8 năm 2024; (iv) tuyệt đối không hợp thức hóa các sai phạm trước đây liên quan đến các dự án trong danh mục các dự án dự kiến ưu tiên đầu tư; (v) đối với các dự án đang xử lý theo kết luận thanh tra, kiểm tra, điều tra, kiểm toán, thi hành bản án thuộc danh mục các dự án dự kiến ưu tiên đầu tư (nếu có), chỉ được triển khai sau khi đã thực hiện đầy đủ các nội dung theo các kết luận thanh tra, kiểm tra, điều tra, kiểm toán, bản án và được cấp có thẩm quyền chấp thuận, bảo đảm phù hợp với các quy định hiện hành.

b) Tổ chức công bố, tuyên truyền, phổ biến thông tin rộng rãi tới Nhân dân, các cơ quan, tổ chức liên quan, nhà đầu tư trong nước và nước ngoài và chỉ đạo tổ chức thực hiện Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Thái Nguyên, tạo đồng thuận và điều kiện thuận lợi để triển khai các dự án phát triển đã được xác định trong Quy hoạch tỉnh Thái Nguyên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

c) Nghiên cứu, xây dựng và ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành cơ chế, chính sách, giải pháp để triển khai thực hiện các nhiệm vụ đã được xác định trong Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh.

d) Định kỳ báo cáo đánh giá thực hiện Quy hoạch tỉnh, Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh, báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo quy định của Luật Quy hoạch. Chủ động rà soát, kịp thời trình Thủ tướng Chính phủ xem xét việc điều chỉnh Quy hoạch tỉnh phù hợp với tình hình thực tiễn và điều kiện thực tế tại địa phương theo quy định hiện hành.

đ) Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên chủ động đề xuất, báo cáo cấp có thẩm quyền và đồng gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, xử lý theo quy định./

PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC DỰ ÁN DỰ KIẾN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ VÀ PHÂN KỲ THỰC HIỆN ĐẾN NĂM 2030
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1029/QĐ-TTg ngày 24 tháng 9 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ)

TT

Danh mục dự án

Địa điểm

Phân kỳ đầu tư

Nguồn vốn dự kiến

2021 - 2025

2026 - 2030

I

LĨNH VỰC GIAO THÔNG

1

Tuyến đường liên kết, kết nối các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Giang, Vĩnh Phúc

Tỉnh Thái Nguyên, tỉnh Bắc Giang, tỉnh Vĩnh Phúc

x

Vốn ngân sách nhà nước

2

Cải tạo, nâng cấp đường ĐT266 đoạn từ Ngã tư Sông Công (giao Quốc lộ 3 cũ) đến Ngã tư Điềm Thụy (giao Quốc lộ 37)

Thành phố Phổ Yên, huyện Phú Bình

x

Vốn ngân sách nhà nước

3

Tuyến đường vành đai V qua địa bàn tỉnh Thái Nguyên (đoạn từ huyện Phú Bình nối với tỉnh Bắc Giang)

Huyện Phú Bình

x

Vốn ngân sách nhà nước

4

Đường nối QL3 mới Hà Nội - Thái Nguyên đến Khu công nghiệp Yên Bình, từ Km 3+516,9 đến Km 5+434,18 và ĐT261 - giai đoạn 2

Thành phố Phổ Yên

x

Vốn ngân sách nhà nước

5

Đường vành đai I (Đoạn Bờ Đậu Phú Lương - Hóa Thượng Đồng Hỷ)

Huyện Phú Lương, huyện Đồng Hỷ, thành phố Thái Nguyên

x

x

Vốn ngân sách hhà nước

6

Đường kết nối ĐT265 (xã Bình Long, huyện Võ Nhai) đi Bắc Giang

Huyện Võ Nhai

x

x

Vốn ngân sách nhà nước

7

Xây dựng Cầu An Long và Đường kết nối tỉnh lộ ĐT270 với tỉnh lộ ĐT261 huyện Đại Từ

Huyện Đại Từ

x

x

Vốn ngân sách nhà nước

8

Đầu tư nâng cấp, mở rộng tuyến đường từ Km31 (Quốc lộ 3) đến Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt ATK Định Hóa (Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh)

Huyện Phú Lương, huyện Định Hóa

x

Vốn ngân sách nhà nước

9

Đường vành đai II

Huyện Đồng Hỷ, Phú Bình, Đại Từ, Phú Lương, Võ Nhai, thành phố Phổ Yên

x

Vốn ngân sách nhà nước

10

Đường vành đai 1 (đoạn từ đường vành đai 5 Hà Nội đến ĐT267)

Xã Tân Quang (thành phố Sông Công); xã Thịnh Đức; phường Thịnh Đán (thành phố Thái Nguyên)

x

Vốn ngân sách nhà nước

11

Đường Hồ Núi Cốc

Huyện Đại Từ, thành phố Phổ Yên, thành phố Thái Nguyên

x

Vốn ngân sách nhà nước

12

Tuyến đường liên kết, kết nối tỉnh Thái Nguyên - Tuyên Quang, đoạn từ Ngã ba Khuôn Ngàn, Quốc lộ 37 đến giáp ranh địa phận tỉnh Tuyên Quang

Huyện Đại Từ

x

x

Vốn ngân sách nhà nước

13

Cảng cạn

Thành phố Phổ Yên, huyện Phú Bình

x

x

Vốn ngoài ngân sách

II

LĨNH VỰC VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH

1

Cải tạo, sửa chữa Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh (ATK Định Hóa), xã Phú Đình, huyện Định Hóa

Huyện Định Hóa

x

Vốn ngân sách nhà nước

2

Tu bổ di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia Đình Xuân La, xã Xuân Phương, huyện Phú Bình

Huyện Phú Bình

x

Vốn ngân sách nhà nước

3

Xây dựng sân vận động tỉnh Thái Nguyên

Thành phố Thái Nguyên

x

Vốn ngân sách nhà nước

4

Xây dựng, mở rộng, tôn tạo di tích Nơi thành lập cơ sở Đảng đầu tiên của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên năm 1936, xã La Bằng huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên

Huyện Đại Từ

x

Vốn ngân sách nhà nước

5

Xây dựng cơ sở vật chất, huấn luyện và thi đấu môn đua thuyền

Huyện Đại Từ

x

Vốn ngân sách nhà nước

6

Xây dựng Trung tâm thể dục thể thao và Trường phổ thông năng khiếu thể dục thể thao

Thành phố Thái Nguyên

x

x

Vốn ngân sách nhà nước

7

Xây dựng Sân vận động huyện Đại Từ

Huyện Đại Từ

x

Vốn ngân sách nhà nước

8

Quần thể văn hóa thể thao công viên cây xanh thành phố Phổ Yên

Thành phố Phổ Yên

x

Vốn ngân sách nhà nước

9

Khu liên hợp Thể thao

Thành phố Thái Nguyên

x

x

Vốn ngân sách nhà nước

10

Thực hiện Tu bổ, tôn tạo các di tích trong Quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích lịch sử quốc gia đặc biệt An toàn khu (ATK) Định Hóa

Huyện Định Hóa

x

x

Vốn ngân sách nhà nước; vốn ngoài ngân sách

11

Tu bổ, tôn tạo di tích Đền thờ Lý Nam Đế

Thành phố Phổ Yên

x

Vốn ngân sách nhà nước; vốn ngoài ngân sách

III

LĨNH VỰC Y TẾ

1

Xây dựng Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Thái Nguyên

Thành phố Thái Nguyên

x

Vốn ngân sách nhà nước

2

Xây dựng, mở rộng nâng cấp Bệnh viện A Thái Nguyên

Thành phố Thái Nguyên

x

Vốn ngân sách nhà nước

3

Nâng cấp Bệnh viện Tâm thần Thái Nguyên

Thành phố Thái Nguyên

x

Vốn ngân sách nhà nước

4

Khoa khám chữa bệnh, Bệnh viện Mắt Thái Nguyên

Thành phố Thái Nguyên

x

Vốn ngân sách nhà nước

5

Xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp, mở rộng các cơ sở y tế công lập

Các huyện, thành phố

x

x

Vốn ngân sách nhà nước

6

Bệnh viện chuyên khoa tư nhân điều dưỡng và phục hồi chức năng, thành phố Thái Nguyên

Thành phố Thái Nguyên

x

x

Vốn ngoài ngân sách

7

Bệnh viện đa khoa tại huyện Phú Bình

Huyện Phú Bình

x

x

Vốn ngoài ngân sách

IV

LĨNH VỰC GIÁO DỤC, ĐÀO TẠO VÀ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP

1

Trường THPT Tức Tranh, huyện Phú Lương

Huyện Phú Lương

x

Vốn ngân sách nhà nước

2

Trường phổ thông dân tộc nội trú Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên (giai đoạn 2)

Huyện Định Hóa

x

Vốn ngân sách nhà nước

3

Hoàn thiện cơ sở vật chất Trường Trung cấp nghề dân tộc nội trú tỉnh Thái Nguyên

Thành phố Phổ Yên

x

Vốn ngân sách nhà nước

4

Trường THPT Sông Công 2

Thành phố Sông Công

x

Vốn ngân sách nhà nước

5

Trường THPT Đồng Hỷ

Huyện Đồng Hỷ

x

vốn ngân sách nhà nước

6

Trường THPT Lý Nam Đế

Thành phố Phổ Yên

x

Vốn ngân sách nhà nước

7

Trường học liên cấp tại xã Quyết Thắng, thành phố Thái Nguyên

Thành phố Thái Nguyên

x

x

Vốn ngoài ngân sách

8

Trường học liên cấp tại phường Tân Lập, thành phố Thái Nguyên

Thành phố Thái Nguyên

x

x

Vốn ngoài ngân sách

9

Trường học liên cấp tại xã Thượng Đình và xã Nga My, huyện Phú Bình

Huyện Phú Bình

x

x

Vốn ngoài ngân sách

V

LĨNH VỰC LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

1

Nâng cấp, cải tạo cơ sở cai nghiện đa chức năng tỉnh Thái Nguyên

Huyện Phú Bình

x

Vốn ngân sách nhà nước

2

Cải tạo, nâng cấp mở rộng Trung tâm điều dưỡng người có công và người cao tuổi tỉnh Thái Nguyên

Huyện Đại Từ

x

x

Vốn ngân sách nhà nước

3

Nâng cấp mở rộng Trung tâm Điều dưỡng và Phục hồi chức năng Tâm thần kinh Thái Nguyên

Thành phố Thái Nguyên

x

Vốn ngân sách nhà nước

4

Nâng cấp, cải tạo cơ sở trợ giúp xã hội

Thành phố Thái Nguyên

x

Vốn ngân sách nhà nước

5

Nâng cấp, mở rộng Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Hợp tác và phát triển nguồn nhân lực Thái Nguyên.

Thành phố Thái Nguyên

x

Vốn ngân sách nhà nước

VI

LĨNH VỰC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

1

Xây dựng trại thực nghiệm của Trung tâm phát triển Khoa học và Công nghệ

Thành phố Thái Nguyên

x

Vốn ngân sách nhà nước

2

Nhóm các dự án nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản xuất nông lâm nghiệp

Các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh

x

x

Vốn ngân sách nhà nước

3

Hỗ trợ xây dựng mô hình nông nghiệp cận đô thị; mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; hỗ trợ xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm đặc thù của tỉnh (chè, rau, hoa quả, quế, ...)

Các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh

x

x

Vốn ngân sách nhà nước

VII

TRỤ SỞ KHỐI CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

1

Trụ sở tiếp công dân tỉnh Thái Nguyên

Thành phố Thái Nguyên

x

Vốn ngân sách nhà nước

2

Trụ sở Đảng ủy khối các cơ quan tỉnh và một số cơ quan

Thành phố Thái Nguyên

x

Vốn ngân sách nhà nước

3

Trụ sở làm việc khối các cơ quan tỉnh Thái Nguyên

Thành phố Thái Nguyên

x

Vốn ngân sách nhà nước

4

Trường Chính trị tỉnh

Thành phố Thái Nguyên

X

X

Vốn ngân sách nhà nước

VIII

LĨNH VỰC THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

1

Xây dựng hệ thống thông tin các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Thành phố Thái Nguyên

x

Vốn ngân sách nhà nước

2

Phát triển thông tin cơ sở giai đoạn

2021 -2025

Các huyện, thành phố

x

Vốn ngân sách nhà nước

3

Xây dựng nền tảng tích hợp dữ liệu, điều hành tập trung và phát triển hệ thống chuyên ngành y tế tỉnh Thái Nguyên

Sở Y tế và các đơn vị có liên quan

x

Vốn ngân sách nhà nước

4

Đầu tư hiện đại hóa kỹ thuật, công nghệ phục vụ nhiệm vụ chính trị, sự nghiệp Phát thanh - Truyền hình tỉnh Thái Nguyên

Thành phố Thái Nguyên

x

Vốn ngân sách nhà nước

5

Khu công nghệ thông tin tập trung Yên Bình

Thành phố Phổ Yên và huyện Phú Bình

x

x

Vốn ngoài ngân sách

IX

LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP - HẠ TẦNG NÔNG NGHIỆP

1

Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Thái Nguyên

Thành phố Phổ Yên

x

Vốn ngân sách nhà nước; vốn ngoài ngân sách

2

Cải tạo, nâng cấp các hồ đập trên địa bàn tỉnh

Các huyện Phú Bình; Phú Lương; Định Hóa; Đại Từ; Võ Nhai; Đồng Hỷ; thành phố Phổ Yên; thành phố Sông Công

x

x

Vốn ngân sách nhà nước

3

Bảo vệ và phát triển rừng sản xuất, phòng hộ, đặc dụng và nâng cao năng lực Phòng cháy chữa cháy rừng tỉnh Thái Nguyên

Các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh

x

Vốn ngân sách nhà nước

4

Bố trí ổn định dân cư tại chỗ vùng thiên tai có nguy cơ sạt lở và lũ ống, lũ quét thuộc 06 xã: Na Mao, Đức Lương, Hoàng Nông, Khôi Kỳ, Tân Linh và Ký Phú, huyện Đại Từ

Huyện Đại Từ

x

Vốn ngân sách nhà nước

5

Phát triển cơ sở hạ tầng thích ứng với biến đổi khí hậu để hỗ trợ sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số các tỉnh miền núi, trung du Bắc Bộ - Tỉnh Thái Nguyên

Huyện Đại Từ, huyện Đồng Hỷ, huyện Võ Nhai, huyện Định Hóa và huyện Phú Lương

x

x

Vốn ngân sách nhà nước

6

Cấp nước sinh hoạt tập trung nông thôn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên và các dự án cấp nước sinh hoạt nông thôn thuộc Chương trình MTQG phát triển KTXH vùng đồng bào DTTS, miền núi

Các xã trên địa bàn tỉnh

x

x

Vốn ngân sách nhà nước

7

Khu tái định cư xã Vạn Thọ, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên thuộc Dự án: Đầu tư tổng thể bố trí ổn định dân cư vùng bán ngập hồ Núi Cốc, tỉnh Thái Nguyên

Huyện Đại Từ

x

Vốn ngân sách nhà nước

8

Khu tái định cư vùng thiên tai có nguy cơ lũ ống, lũ quét xã Thần Sa, huyện Võ Nhai

Huyện Võ Nhai

x

Vốn ngân sách nhà nước

9

Khu tái định cư vùng thiên tai có nguy cơ sạt lở núi, có nguy cơ lũ ống, lũ quét xã Văn Lăng, huyện Đồng Hỷ

Huyện Đồng Hỷ

x

Vốn ngân sách nhà nước

10

Xây dựng Khu tái định cư tập trung để di chuyển khẩn cấp cho 12 hộ dân bị ảnh hưởng do thiên tai xã Quân Chu, huyện Đại Từ

Huyện Đại Từ

x

Vốn ngân sách nhà nước

11

Bố trí ổn định dân cư vùng thiên tai có nguy cơ sạt lở đất, nguy cơ lũ ống, lũ quét và vùng đặc biệt khó khăn

Huyện Võ Nhai, huyện Đồng Hỷ, huyện Định Hóa và huyện Phú Lương

x

x

Vốn ngân sách nhà nước

12

Sửa chữa, nâng cấp Hệ thống thủy lợi Thác Huống, tỉnh Bắc Giang - Thái Nguyên

Thành phố Thái Nguyên

x

x

Vốn ngân sách nhà nước

13

Dự án thành phần: Xây dựng kè sông Công đoạn qua Thị trấn Hùng Sơn, kè suối Điệp, huyện Đại Từ thuộc dự án Xử lý sạt lở cấp bách sông, suối một số tỉnh Miền núi phía Bắc.

Huyện Đại Từ

x

x

Vốn ngân sách nhà nước

14

Sửa chữa cấp bách đảm bảo an toàn hồ, đập chứa nước Hồ Núi Cốc: Sửa chữa đập chính, đập phụ, tràn xả lũ; cầu Đá Mài, kè chống sạt lở hai bên bờ sông Công, nạo vét cục bộ lòng dẫn sông Công hạ du hồ Núi Cốc.

Thành phố Thái Nguyên, thành phố Phổ Yên và thành phố Sông Công

x

x

Vốn ngân sách nhà nước

15

Tu bổ xung yếu hệ thống đê điều tỉnh Thái Nguyên

Thành phố Thái Nguyên, thành phố Phổ Yên

x

x

Vốn ngân sách nhà nước

16

Xây dựng khu tái định cư vùng thiên tai có nguy cơ sạt lở, lũ ống, lũ quét, ngập úng và khu rừng đặc dụng

Huyện Võ Nhai và huyện Định Hóa

x

x

Vốn ngân sách nhà nước

17

Các dự án bố trí ổn định dân cư vùng thiên tai có nguy cơ sạt lở đất, nguy cơ lũ ống, lũ quét và vùng đặc biệt khó khăn

Huyện Võ Nhai, huyện Đồng Hỷ, huyện Định Hóa và huyện Phú Lương

x

x

Vốn ngân sách nhà nước

18

Dự án cấp nước sinh hoạt tập trung nông thôn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Các xã trên địa bàn tỉnh

x

x

Vốn ngân sách nhà nước

19

Di dời nâng cấp cơ sở sản xuất giống gia súc, gia cầm tỉnh Thái Nguyên

Huyện Phú Lương

x

Vốn ngân sách nhà nước

20

Phục hồi và quản lý rừng bền vững tại miền Trung và miền Bắc Việt Nam (gọi tắt là Dự án KfW9.2) tỉnh Thái Nguyên

Huyện Võ Nhai, huyện Định Hóa, huyện Đại Từ, thành phố Thái Nguyên, thành phố Phổ Yên

x

Vốn ngân sách nhà nước

21

Xây dựng các hồ chứa trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh

x

x

Vốn ngân sách nhà nước

22

Xây dựng các tuyến đê Hữu Cầu, Tả Cầu; Tả, Hữu Mo Linh và đê bao Kim Sơn

Thành phố Thái Nguyên và thành phố Phổ Yên

X

Vốn ngân sách nhà nước

23

Xây dựng Tràn Thác Huống 2

Thành phố Thái Nguyên

x

Vốn ngân sách nhà nước

24

Nạo vét lòng sông cầu đoạn qua thành phố Thái Nguyên

Thành phố Thái Nguyên

x

Vốn ngân sách nhà nước

25

Hệ thống công trình thoát lũ hạ du hồ Núi Cốc trên sông Công

Thành phố Phổ Yên và thành phố Thái Nguyên

x

Vốn ngân sách nhà nước

26

Xây dựng hồ Nghinh Tường

Huyện Võ Nhai

x

Vốn ngân sách nhà nước

27

Trang trại nuôi lợn, gà công nghệ cao, huyện Phú Lương

Huyện Phú Lương

x

x

Vốn ngoài ngân sách

28

Khu sản xuất dược liệu kết hợp du lịch sinh thái, huyện Võ Nhai

Huyện Võ Nhai

x

x

Vốn ngoài ngân sách

29

Khu chăn nuôi lợn, gà công nghệ cao kết hợp sản xuất phân vi sinh và trồng cây nông nghiệp, lâm nghiệp tập trung, huyện Võ Nhai

Huyện Võ Nhai

x

x

Vốn ngoài ngân sách

30

Vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao gắn với bảo tồn dược liệu và dịch vụ du lịch cộng đồng xóm Là Đông, huyện Võ Nhai

Huyện Võ Nhai

x

x

Vốn ngoài ngân sách

31

Tổ hợp Chăn nuôi công nghệ cao, huyện Định Hóa

Huyện Định Hóa

x

x

Vốn ngoài ngân sách

32

Chuỗi sản xuất Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, huyện Đại Từ

Huyện Đại Từ

x

x

Vốn ngoài ngân sách

33

Tổ hợp chăn nuôi và chế biến nông sản tập trung, huyện Đại Từ

Huyện Đại Từ

x

x

Vốn ngoài ngân sách

34

Khu sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, huyện Đại Từ

Huyện Đại Từ

x

x

Vốn ngoài ngân sách

35

Sản xuất nông nghiệp công nghệ cao tại xã Tân Đức, huyện Phú Bình

Huyện Phú Bình

x

x

Vốn ngoài ngân sách

36

Sản xuất nông nghiệp công nghệ cao tại xã Úc Kỳ, huyện Phú Bình

Huyện Phú Bình

x

x

Vốn ngoài ngân sách

37

Khu Trang trại chăn nuôi tập trung kết hợp sinh thái, huyện Phú Bình

Huyện Phú Bình

x

x

Vốn ngoài ngân sách

X

LĨNH VỰC AN NINH, QUỐC PHÒNG

1

Ban Chỉ huy quân sự thành phố Phổ Yên (GĐ3)

Thành phố Phổ Yên

x

Vốn ngân sách nhà nước

2

Di chuyển Đại đội kho C29

Huyện Phú Lương

x

x

Vốn ngân sách nhà nước

3

Rà phá bom mìn, vật liệu nổ còn sót lại sau chiến tranh trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Thành phố Thái Nguyên, thành phố Sông Công, thành phố Phổ Yên, huyện Đại Từ

x

x

Vốn ngân sách nhà nước

4

Trụ sở Phòng cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an tỉnh

Thành phố Thái Nguyên

x

Vốn ngân sách nhà nước

5

Trụ sở công an huyện Định Hóa và huyện Võ Nhai

Huyện Võ Nhai, huyện Định Hóa

x

x

Vốn ngân sách nhà nước

6

Cải tạo, sửa chữa Khu căn cứ chiến đấu 1

Huyện Phú Lương

x

x

Vốn ngân sách nhà nước

7

Cải tạo, nâng cấp cơ quan Bộ CHQS tỉnh

Thành phố Thái Nguyên

x

x

Vốn ngân sách nhà nước

8

Cải tạo, sửa chữa 9 Ban CHQS các huyện, thành phố

Các huyện, thành phố

x

x

Vốn ngân sách nhà nước

9

Cải tạo, sửa chữa Trung tâm huấn luyện dự bị động viên tỉnh Thái Nguyên

Huyện Đại Từ

x

Vốn ngân sách nhà nước

10

Trụ sở, doanh trại, trung tâm huấn luyện và bồi dưỡng nghiệp vụ Công an tỉnh

Thành phố Thái Nguyên

x

Vốn ngân sách nhà nước

11

Bến thủy Công an nhân dân

Thành phố Thái Nguyên

x

Vốn ngân sách nhà nước

12

Trụ sở đồn Công an và đội Cảnh sát chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Khu công nghiệp Sông Công II

Thành phố Sông Công

x

Vốn ngân sách nhà nước

13

Trụ sở Đội Cảnh sát chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn các huyện thành phố

Các huyện, thành phố

x

Vốn ngân sách nhà nước

14

Trụ sở đồn công an trên địa bàn các huyện, thành phố

Các huyện, thành phố

x

Vốn ngân sách nhà nước

15

Trụ sở Trạm kiểm soát giao thông

Quốc lộ 3 cầu Đa Phúc

Thành phố Phổ Yên

x

Vốn ngân sách nhà nước

16

Các trụ sở Trạm cảnh sát giao thông đường bộ

Các huyện, thành phố

x

Vốn ngân sách nhà nước

17

Mở rộng Công an huyện Đồng Hỷ mới

Huyện Đồng Hỷ

x

Vốn ngân sách nhà nước

18

Hầm họp Công an tại khu căn cứ chiến đấu

Huyện Đồng Hỷ

x

Vốn ngân sách nhà nước

19

Nhà khách, nghỉ dưỡng, điều dưỡng Bộ Công an tại Hồ Núi Cốc

Huyện Đại Từ

x

Vốn ngân sách nhà nước

20

Cụm công an khu vực

Huyện Đại Từ, huyện Phú Lương; huyện Định Hóa

x

Vốn ngân sách nhà nước

XI

LĨNH VỰC CÔNG NGHIỆP

1

Hạ tầng khu công nghiệp

1.1

Hạ tầng KCN Sông Công II giai đoạn 2

Thành phố Sông Công

x

x

Vốn ngoài ngân sách

1.2

Hạ tầng Khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ Phú Bình

Huyện Phú Bình

x

x

Vốn ngoài ngân sách

1.3

Hạ tầng Khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ Tây Phổ Yên

Thành phố Phổ Yên

x

x

Vốn ngoài ngân sách

1.4

Hạ tầng KCN Yên Bình 2

Thành phố Phổ Yên và huyện Phú Bình

x

x

Vốn ngoài ngân sách

1.5

Hạ tầng KCN Yên Bình 3

Huyện Phú Bình

x

x

Vốn ngoài ngân sách

1.6

Hạ tầng KCN Thượng Đình

Huyện Phú Bình

x

x

Vốn ngoài ngân sách

1.7

Mở rộng KCN Nam Phổ Yên

Thành phố Phổ Yên

x

x

Vốn ngoài ngân sách

2

Hạ tầng cụm công nghiệp

2.1

Hạ tầng CCN Sơn Cẩm 2

Thành phố Thái Nguyên

x

x

Vốn ngoài ngân sách

2.2

Hạ tầng CCN Tích Lương

Thành phố Thái Nguyên

x

x

Vốn ngoài ngân sách

2.3

Hạ tầng CCN Đức Hòa

Thành phố Thái Nguyên

x

x

Vốn ngoài ngân sách

2.4

Hạ tầng CCN Hòa Bắc

Thành phố Thái Nguyên

x

x

Vốn ngoài ngân sách

2.5

Hạ tầng CCN Lương Sơn 2

Thành phố Sông Công

x

x

Vốn ngoài ngân sách

2.6

Hạ tầng CCN Minh Đức 1

Thành phố Phổ Yên

x

x

Vốn ngoài ngân sách

2.7

Hạ tầng CCN Hà Châu 2

Huyện Phú Bình

x

x

Vốn ngoài ngân sách

2.8

Hạ tầng CCN Lương Phú - Tân Đức

Huyện Phú Bình

x

x

Vốn ngoài ngân sách

2.9

Hạ tầng CCN Tân Đức

Huyện Phú Bình

x

x

Vốn ngoài ngân sách

2.10

Hạ tầng CCN Hà Thượng

Huyện Đại Từ

x

x

Vốn ngoài ngân sách

2.11

Hạ tầng CCN Quân Chu

Huyện Đại Từ

x

x

Vốn ngoài ngân sách

2.12

Hạ tầng CCN Cát Nê - Ký Phú

Huyện Đại Từ

x

x

Vốn ngoài ngân sách

2.13

Hạ tầng CCN Yên Ninh

Huyện Phú Lương

x

x

Vốn ngoài ngân sách

2.14

Hạ tầng CCN Bá Sơn

Huyện Phú Lương

x

x

Vốn ngoài ngân sách

2.15

Hạ tầng CCN Cầu Bình

Huyện Phú Lương

x

x

Vốn ngoài ngân sách

2.16

Hạ tầng CCN Cổ Lũng

Huyện Phú Lương

x

x

Vốn ngoài ngân sách

2.17

Hạ tầng CCN Kim Sơn

Huyện Định Hóa

x

x

Vốn ngoài ngân sách

2.18

Hạ tầng CCN Nam Hòa

Huyện Đồng Hỷ

x

x

Vốn ngoài ngân sách

2.19

Hạ tầng CCN Minh Tiến

Huyện Đồng Hỷ

x

x

Vốn ngoài ngân sách

2.20

Hạ tầng CCN Hà Châu 1

Huyện Phú Bình

x

x

Vốn ngoài ngân sách

XII

LĨNH VỰC HẠ TẦNG KHU ĐÔ THỊ, KHU DÂN CƯ

1

Khu đô thị mới, phố đi bộ trung tâm thành phố Thái Nguyên

Thành phố Thái Nguyên

x

x

Vốn ngân sách nhà nước; vốn ngoài ngân sách

2

Khu đô thị Nam Sông Cầu

Thành phố Thái Nguyên

x

x

Vốn ngoài ngân sách

3

Khu đô thị mới Linh Sơn - Huống Thượng

Thành phố Thái Nguyên

x

x

Vốn ngoài ngân sách

4

Khu đô thị mới Tích Lương

Thành phố Thái Nguyên

x

x

Vốn ngoài ngân sách

5

Khu đô thị mới Cao Ngạn

Thành phố Thái Nguyên

x

x

Vốn ngoài ngân sách

6

Khu dân cư Đồng Xe, xã Sơn Cẩm

Thành phố Thái Nguyên

x

x

Vốn ngoài ngân sách

7

Khu đô thị Hương Sơn, phường Hương Sơn

Thành phố Thái Nguyên

x

x

Vốn ngoài ngân sách

8

Khu dân cư Nam Tiến (khu số 4)

Thành phố Phổ Yên

x

x

Vốn ngoài ngân sách

9

Khu đô thị Đông Cao (khu số 1)

Thành phố Phổ Yên

x

x

Vốn ngoài ngân sách

10

Khu đô thị Hồng Tiến (khu nhà ở đường 47m)

Thành phố Phổ Yên

x

x

Vốn ngoài ngân sách

11

Khu đô thị Nam Thái (phần diện tích 49,58ha)

Thành phố Phổ Yên

x

x

Vốn ngoài ngân sách

12

Khu đô thị Nam Thái (phần diện tích 48,89ha)

Thành phố Phổ Yên

x

x

Vốn ngoài ngân sách

13

Khu đô thị Nam Tiến (khu số 5)

Thành phố Phổ Yên

x

x

Vốn ngoài ngân sách

14

Khu đô thị Vạn Xuân 2

Thành phố Phổ Yên

x

x

Vốn ngoài ngân sách

15

Khu đô thị Tiên Phong (khu số 1)

Thành phố Phổ Yên

x

x

Vốn ngoài ngân sách

16

Khu đô thị Đông Cao - Tân Phú

Thành phố Phổ Yên

x

x

Vốn ngoài ngân sách

17

Khu đô thị Vạn Xuân 1

Thành phố Phổ Yên

x

x

Vốn ngoài ngân sách

18

Khu đô thị Đắc Sơn (khu số 1)

Thành phố Phổ Yên

x

x

Vốn ngoài ngân sách

19

Khu đô thị, khu nhà vườn sinh thái nghỉ dưỡng Nam Tiến

Thành phố Phổ Yên

x

x

Vốn ngoài ngân sách

20

Khu đô thị sinh thái thể thao Hồ Ghềnh Chè

Thành phố Sông Công

x

x

Vốn ngoài ngân sách

21

Khu đô thị sinh thái thể thao phường Châu Sơn

Thành phố Sông Công

x

x

Vốn ngoài ngân sách

22

Khu đô thị số 1 phường Cải Đan (khu A)

Thành phố Sông Công

x

x

Vốn ngoài ngân sách

23

Khu đô thị Tân Sơn

Thành phố Sông Công

x

x

Vốn ngoài ngân sách

24

Khu dân cư nông thôn mới xóm Bãi Bằng

Huyện Đại Từ

x

x

Vốn ngoài ngân sách

25

Khu dân cư nông thôn mới xóm Gốc Mít

Huyện Đại Từ

x

x

Vốn ngoài ngân sách

26

Trung tâm đô thị, hành chính tổng hợp xã Kha Sơn

Huyện Phú Bình

x

x

Vốn ngoài ngân sách

27

Khu đô thị sinh thái Seoul Park City Thái Nguyên thuộc đô thị mới Điềm Thụy

Huyện Phú Bình

x

x

Vốn ngoài ngân sách

28

Khu đô thị Đồng Đầm, xã Điềm Thụy

Huyện Phú Bình

x

x

Vốn ngoài ngân sách

29

Khu dân cư Phương Độ, xã Xuân Phương

Huyện Phú Bình

x

x

Vốn ngoài ngân sách

30

Khu đô thị dịch vụ Phú Bình (trong Quy hoạch Khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ Phú Bình)

Huyện Phú Bình

x

x

Vốn ngoài ngân sách

31

Khu đô thị dịch vụ Tây Phổ Yên (Trong quy hoạch Khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ Tây Phổ Yên)

Thành phố Phổ Yên

x

x

Vốn ngoài ngân sách

32

Tổ hợp văn hóa đa năng và đô thị sinh thái

Huyện Phú Lương

x

x

Vốn ngoài ngân sách

33

Khu đô thị sinh thái phía Tây Bắc xã Phúc Xuân

Thành phố Thái Nguyên

x

x

Vốn ngoài ngân sách

34

Khu đô thị sinh thái phía Tây Nam xã Phúc Xuân

Thành phố Thái Nguyên

x

x

Vốn ngoài ngân sách

35

Khu đô thị, Tổ hợp dịch vụ, du lịch sinh thái nghỉ dưỡng và vui chơi giải trí cao cấp

Thành phố Thái Nguyên

x

x

Vốn ngoài ngân sách

36

Khu đô thị sinh thái Núi Cốc Escape

Thành phố Thái Nguyên

x

x

Vốn ngoài ngân sách

37

Khu Tổ hợp thể thao và du lịch nghỉ dưỡng Thái Nguyên, thành phố Thái Nguyên

Thành phố Thái Nguyên

x

x

Vốn ngoài ngân sách

38

Khu đô thị, văn hóa thể thao Nam Núi Cốc, xã Phúc Trìu, thành phố Thái Nguyên

Thành phố Thái Nguyên

x

x

Vốn ngoài ngân sách

39

Khu đô thị sinh thái và thể dục thể thao tại thị trấn Quân Chu và xã Cát Nê, huyện Đại Từ

Huyện Đại Từ

x

x

Vốn ngoài ngân sách

40

Khu đô thị Nam Thái 2, thành phố Phổ Yên

Thành phố Phổ Yên

x

x

Vốn ngoài ngân sách

41

Khu đô thị, văn hóa thể thao Nam Núi Cốc, xã Phúc Tân, thành phố Phổ Yên

Thành phố Phổ Yên

x

x

Vốn ngoài ngân sách

42

Khu đô thị sinh thái - thể thao Vạn Phái, thành phố Phổ Yên

Thành phố Phổ Yên

x

x

Vốn ngoài ngân sách

43

Khu dân cư sinh thái, vui chơi giải trí hồ Kim Đĩnh, huyện Phú Bình

Huyện Phú Bình

x

x

Vốn ngoài ngân sách

XIII

LĨNH VỰC DỊCH VỤ

1

Sân gôn tại Khu vực hồ Suối Lạnh

Thành phố Phổ Yên

x

Vốn ngoài ngân sách

2

Khu thể thao sân gôn Tân Thái

Huyện Đại Từ

x

Vốn ngoài ngân sách

3

Sân gôn Hồ Núi Cốc, thành phố Thái Nguyên

Thành phố Thái Nguyên

x

x

Vốn ngoài ngân sách

4

Khu thể thao sân gôn tại thị trấn Quân Chu và xã Cát Nê, huyện Đại Từ

Huyện Đại Từ

x

x

Vốn ngoài ngân sách

5

Sân gôn và học viện gôn Phú Bình

Huyện Phú Bình

x

x

Vốn ngoài ngân sách

6

Sân gôn Quân Chu

Huyện Đại Từ

x

x

Vốn ngoài ngân sách

7

Sân gôn tại Khu đô thị sinh thái thể thao phường Châu Sơn

Thành phố Sông Công

x

x

Vốn ngoài ngân sách

8

Sân gôn tại Khu đô thị sinh thái thể thao hồ Ghềnh Chè

Thành phố Sông Công

x

x

Vốn ngoài ngân sách

9

Sân gôn tại Khu Tổ hợp thể thao và du lịch nghỉ dưỡng Thái Nguyên

Thành phố Thái Nguyên

x

x

Vốn ngoài ngân sách

10

Sân gôn tại Khu đô thị, văn hóa thể thao Nam Núi Cốc, xã Phúc Trìu, thành phố Thái Nguyên

Thành phố Thái Nguyên

x

x

Vốn ngoài ngân sách

11

Sân gôn tại Khu đô thị, văn hóa thể thao Nam Núi Cốc, xã Phúc Tân, thành phố Phổ Yên

Thành phố Phổ Yên

x

x

Vốn ngoài ngân sách

12

Sân gôn tại Khu đô thị sinh thái - thể thao Vạn Phái

Thành phố Phổ Yên

x

x

Vốn ngoài ngân sách

13

Sân gôn tại Khu Bảo tồn giữ gìn bản sắc văn hóa các dân tộc kết hợp du lịch văn hóa thể thao, huyện Đồng Hỷ

Huyện Đồng Hỷ

x

x

Vốn ngoài ngân sách

14

Trường đua ngựa, tổ hợp thương mại dịch vụ Núi Văn Núi Võ

Huyện Đại Từ

x

x

Vốn ngoài ngân sách

15

Khu du lịch nghỉ dưỡng quốc tế 5 sao Hồ Núi Cốc, thành phố Thái Nguyên

Thành phố Thái Nguyên

x

x

Vốn ngoài ngân sách

16

Công viên giải trí gắn liền với dịch vụ du lịch trải nghiệm có trách nhiệm và bảo tồn thiên nhiên Eco Valley, thành phố Thái Nguyên

Thành phố Thái Nguyên

x

x

Vốn ngoài ngân sách

17

Khu giáo dục trải nghiệm và sản xuất nông nghiệp hữu cơ Eco Valley, thành phố Thái Nguyên

Thành phố Thái Nguyên

x

x

Vốn ngoài ngân sách

18

Khu du lịch nghỉ dưỡng Eco Valley

Thành phố Thái Nguyên

x

x

Vốn ngoài ngân sách

19

Khu du lịch cộng đồng, sinh thái, thương mại dịch vụ Khuân Tát - Thác Bảy Tầng, xã Phú Đình, huyện Định Hóa

Huyện Định Hóa

x

x

Vốn ngoài ngân sách

20

Tổ hợp du lịch sinh thái, thương mại dịch vụ, nghỉ dưỡng Thâm Bây, huyện Định Hóa

Huyện Định Hóa

x

x

Vốn ngoài ngân sách

21

Vùng bảo tồn kết hợp khu du lịch sinh thái và trải nghiệm dưới tán rừng đồi Khà Què, huyện Định Hóa

Huyện Định Hóa

x

x

Vốn ngoài ngân sách

22

Khu du lịch sinh thái Bảo Linh, huyện Định Hóa

Huyện Định Hóa

x

x

Vốn ngoài ngân sách

23

Khu đô thị nghỉ dưỡng kết hợp khu sinh thái và dịch vụ hỗn hợp Phượng Hoàng, huyện Võ Nhai

Huyện Võ Nhai

x

x

Vốn ngoài ngân sách

24

Khu đô thị sinh thái Hồ Trại Gạo, huyện Phú Bình

Huyện Phú Bình

x

x

Vốn ngoài ngân sách

25

Làng sinh thái Núi Cốc Escape, thành phố Phổ Yên

Thành phố Phổ Yên

x

x

Vốn ngoài ngân sách

26

Khu du lịch trải nghiệm Núi Cốc Escape, thành phố Phổ Yên

Thành phố Phổ Yên

x

x

Vốn ngoài ngân sách

27

Chợ đầu mối Điềm Thụy, huyện Phú Bình

Huyện Phú Bình

x

x

Vốn ngoài ngân sách

28

Chợ đầu mối Linh Sơn, thành phố Thái Nguyên

Thành phố Thái Nguyên

x

x

Vốn ngoài ngân sách

29

Chợ vùng Việt Bắc và Trung tâm hội chợ triển lãm, thành phố Thái Nguyên

Thành phố Thái Nguyên

x

x

Vốn ngoài ngân sách

XIV

LĨNH VỰC MÔI TRƯỜNG

1

Nhà máy xử lý rác thải

1.1

Khu liên hợp xử lý môi trường Phú Bình

Huyện Phú Bình

x

x

Vốn ngoài ngân sách

1.2

Lò đốt rác thải công nghệ cao tại xã Tân Khánh và xã Bảo Lý, huyện Phú Bình

Huyện Phú Bình

x

x

Vốn ngoài ngân sách

1.3

Nhà máy xử lý rác thải huyện Đồng Hỷ

Huyện Đồng Hỷ

x

x

Vốn ngoài ngân sách

1.4

Nhà máy xử lý rác thải số 1 huyện Đại Từ

Huyện Đại Từ

x

x

Vốn ngoài ngân sách

2

Nhà máy nước sạch

2.1

Đầu tư nâng công suất Nhà máy nước Tích Lương, thành phố Thái Nguyên

Thành phố Thái Nguyên

x

x

Vốn ngoài ngân sách

2.2

Nhà máy nước Nam Núi Cốc, thành phố Thái Nguyên

Thành phố Thái Nguyên

x

x

Vốn ngoài ngân sách

2.3

Đầu tư nâng công suất Nhà máy nước Sông Công

Thành phố Sông Công

x

x

Vốn ngoài ngân sách

2.4

Đầu tư Nhà máy nước Phú Bình

Huyện Phú Bình

x

x

Vốn ngoài ngân sách

2.5

Đầu tư nâng công suất Nhà máy nước Yên Bình

Thành phố Phổ Yên

x

x

Vốn ngoài ngân sách

2.6

Đầu tư Nhà máy nước Sông Công 2

Thành phố Sông Công

x

x

Vốn ngoài ngân sách

2.7

Đầu tư nâng công suất Nhà máy nước Đại Từ

Huyện Đại Từ

x

x

Vốn ngoài ngân sách

2.8

Nhà máy nước Bình Thuận, huyện Đại Từ

Huyện Đại Từ

x

x

Vốn ngoài ngân sách

3

Nghĩa trang

3.1

Công viên nghĩa trang tâm linh tại xã Minh Đức, thành phố Phổ Yên

Thành phố Phổ Yên

x

x

Vốn ngoài ngân sách

3.2

Công viên nghĩa trang tại xã Tân Thành, huyện Phú Bình

Huyện Phú Bình

x

x

Vốn ngoài ngân sách

3.3

Nghĩa trang Vĩnh Hằng tại thị trấn Hùng Sơn, huyện Đại Từ

Huyện Đại Từ

x

x

Vốn ngoài ngân sách

Ghi chú:

1. Trong quá trình nghiên cứu triển khai các dự án cụ thể, cơ quan có thẩm quyền chấp thuận hoặc quyết định chủ trương đầu tư chịu trách nhiệm toàn diện trước pháp luật về việc xác định vị trí, diện tích, quy mô đầu tư, cơ cấu nguồn vốn, công suất dự án, phân kỳ đầu tư dự án, bảo đảm phù hợp với yêu cầu thực tiễn phát triển của Tỉnh trong từng giai đoạn và theo đúng các quy định pháp luật hiện hành có liên quan.

Việc chấp thuận hoặc quyết định chủ trương đầu tư và triển khai các dự án đầu tư trên địa bàn phải bảo đảm thực hiện đầy đủ, đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền và các quy định pháp luật hiện hành có liên quan; đồng thời, người quyết định chủ trương đầu tư phải chịu trách nhiệm toàn diện trước pháp luật về quyết định của mình.

2. Đối với các dự án không thuộc danh mục các dự án dự kiến ưu tiên đầu tư, thực hiện phê duyệt và triển khai đầu tư bảo đảm phù hợp các quy hoạch, kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt, điều kiện thực tiễn, khả năng huy động, bố trí các nguồn lực và theo đúng quy định của pháp luật hiện hành./.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 1029/QĐ-TTg ngày 24/09/2024 về Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Thái Nguyên thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


236

DMCA.com Protection Status
IP: 3.16.207.177
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!