Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 101/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành: 22/01/2007 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 101/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 22 tháng 01 năm 2007

 

QUYẾT ĐỊNH

SỐ 101/QĐ-TTG CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG VẬN TẢI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN SAU NĂM 2020

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Xét đề nghị của Bộ Giao thông vận tải (tờ trình số 5131/TTr-BGTVT ngày 22 tháng 8 năm 2005), của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh (văn bản số 7030/UBND-ĐT ngày 01 tháng 11 năm 2005, số 72/UBND-ĐT ngày 05 tháng 01 năm 2007), của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (văn bản số 9688/BKH-KCH&ĐT ngày 29 tháng 12 năm 2006), của Bộ Tài chính (văn bản số 16492/BTC-ĐT ngày 26 tháng 12 năm 2006 và báo cáo thẩm định của Bộ Xây dựng (tờ trình số 44/TTr-BXD ngày 11 tháng 8 năm 2006),

QUYẾT ĐỊNH :

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020 với các nội dung chủ yếu như sau:

1. Phạm vi Quy hoạch:

Bao gồm: thành phố Hồ Chí Minh và các đô thị xung quanh thuộc các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu có bán kính ảnh hưởng từ 30 - 50 km.

2. Mục tiêu Quy hoạch:

Làm cơ sở để xây dựng và từng bước hoàn chỉnh, hiện đại hoá mạng lưới giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, đường hàng không đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020 nhằm đảm bảo cho thành phố phát triển ổn định, cân bằng, bền vững và lâu dài, góp phần đưa thành phố Hồ Chí Minh trở thành một đô thị trung tâm cấp quốc gia, là hạt nhân của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và là trung tâm thương mại - dịch vụ lớn ở khu vực Đông Nam Á.

3. Quan điểm và nội dung Quy hoạch:

a) Quan điểm Quy hoạch:

- Giao thông đô thị thành phố Hồ Chí Minh được lập trên cơ sở quy hoạch sử dụng đất đai và kiến trúc cảnh quan đô thị của thành phố đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

- Giao thông đô thị thành phố Hồ Chí Minh được quy hoạch theo quan điểm “thành phố mở”, nối liền các khu đô thị mới, các đô thị vệ tinh, các khu công nghiệp, các công trình đầu mối giao thông liên vùng (cảng biển, sân bay), gắn kết chặt chẽ với các tỉnh trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, trong vùng đô thị thành phố Hồ Chí Minh để hỗ trợ nhau phát triển đồng bộ, khai thác tốt nhất thế mạnh kinh tế - xã hội tổng hợp của toàn vùng.

- Quy hoạch phát triển phải đảm bảo tính kế thừa và ổn định, hạn chế tối đa giải phóng mặt bằng tại các khu đô thị đã ổn định.

- Tăng quỹ đất để xây dựng hạ tầng giao thông tại các khu đô thị mới, bao gồm giao thông động và giao thông tĩnh để đến năm 2020 quỹ đất đô thị (tính cho khu vực nội thành) cần đạt bình quân 16 - 20%, đến năm 2025 đạt 22 - 24%.

b) Nội dung chính của Quy hoạch:

* Quy hoạch mạng lưới giao thông đường bộ

- Các đường hướng tâm đối ngoại

+ Cải tạo, nâng cấp các quốc lộ hướng tâm hiện tại (Quốc lộ 1, Quốc lộ 1K, Quốc lộ 13, Quốc lộ 22). Riêng quốc lộ 50 đoạn từ Vành đai 2 vào khu vực nội thành được cải tạo, nâng cấp thành đường đô thị và xây dựng mới tuyến song hành.

+ Xây dựng các đường cao tốc có năng lực thông xe lớn: thành phố Hồ Chí Minh - Vũng Tàu, thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây - Đà Lạt, thành phố Hồ Chí Minh - Thủ Dầu Một - Chơn Thành, thành phố Hồ Chí Minh - Mộc Bài, thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương - Cần Thơ, đường cao tốc liên vùng phía Nam thành phố Hồ Chí Minh - Nhơn Trạch.

+ Cải tạo các tỉnh lộ hiện tại để hỗ trợ các quốc lộ hướng tâm. Xây dựng mới trục Tây - Bắc, đoạn Hậu Nghĩa - Khu công nghiệp Vĩnh Lộc; xây dựng tỉnh lộ 25C nối đô thị Nhơn Trạch với Cảng hàng không quốc tế Long Thành; kéo dài đường xuống Cảng Phước An, làm cầu qua sông Thị Vải để nối tuyến đường liên cảng Cái Mép - Thị Vải với đường cao tốc liên vùng phía Nam.

- Các đường vành đai

+ Xây dựng đường vành đai 1 thành đường đô thị cấp I.

+ Xây dựng khép kín đường vành đai 2 theo các điểm khống chế: Ngã ba Gò Dưa - Ngã tư Bình Phước - Ngã tư An Sương - Ngã tư Bình Thái - Đường Kha Vạn Cân - Ngã ba Gò Dưa, quy mô đường đô thị cấp I.

+ Xây dựng đường vành đai 3 theo các điểm khống chế: điểm nối vào đường cao tốc liên vùng phía Nam tại khu vực huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai - khu vực Ngã ba đường Tân Vạn - đường vành đai thành phố Biên Hoà (theo quy hoạch chung thành phố Biên Hoà) - thị trấn Búng, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương - phía Bắc thị trấn Hóc Môn - đường Thanh Niên (dọc kênh An Hạ, gần nông trường Nhị Xuân, nông trường Lê Minh Xuân) - đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương, nối vào điểm đầu đường cao tốc liên vùng phía Nam tại khu vực huyện Bình Chánh.

+ Xây dựng đường vành đai 4 nối các đô thị vệ tinh thành phố Hồ Chí Minh theo các hướng: phía Đông thị trấn Trảng Bom, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai - phía Bắc thị xã Thủ Dầu Một - thị trấn Củ Chi - thị trấn Đức Hoà nối vào đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương tại khu vực thị trấn Bến Lức - quốc lộ 50 - cụm cảng Hiệp Phước.

- Các đường phố chính nội đô

+ Xây dựng mới đại lộ Đông - Tây theo hướng: ngã ba Cát Lái - hầm Thủ Thiêm - đường Bến Chương Dương - Hàm Tử - An Lạc.

+ Xây dựng mới đường Bắc - Nam đoạn Nguyễn Văn Linh - Khu công nghiệp Hiệp Phước.

+ Cải tạo, nâng cao năng lực thông xe các đường phố chính trong nội đô phù hợp với quy hoạch chung xây dựng đô thị đã được duyệt theo hướng hạn chế giải phóng mặt bằng (giải pháp đi ngầm hoặc đi trên cao), phù hợp với điều kiện cụ thể của từng tuyến đường.

- Hệ thống đường trên cao

Xây dựng 4 tuyến đường trên cao liên thông với nhau để giải quyết giao thông trực tuyến ở các trục có lưu lượng giao thông lớn, bao gồm:

+ Tuyến 1: từ nút giao Cộng Hoà theo đường Cộng Hoà - Bùi Thị Xuân - kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè và tiếp đất tại đường Nguyễn Hữu Cảnh.

+ Tuyến 2: từ điểm giao với tuyến số 1 tại đường Tô Hiến Thành nối dài theo đường Tô Hiến Thành - Lữ Gia - Bình Thới - Lạc Long Quân - đường số 3 - đường vành đai 2.

+ Tuyến 3: từ điểm giao với tuyến số 2 tại đường Tô Hiến Thành theo đường Lê Hồng Phong nối dài - Lê Hồng Phong - Lý Thái Tổ - Nguyễn Văn Cừ - Nguyễn Văn Cừ nối dài - Lê Văn Lương - Nguyễn Văn Linh.

+ Tuyến 4: từ nút giao thông Bình Phước theo quốc lộ 13 vượt sông Sài Gòn - đường Vườn Lài - Nguyễn Xí - Đinh Bộ Lĩnh - Điện Biên Phủ nối vào tuyến số 1.

- Các nút giao thông

Cải tạo, xây dựng mới các nút giao thông chính khác mức hoặc đồng mức, tập trung trên các đường vành đai, các đường hướng tâm, các đường phố chính nội đô.

- Các cầu lớn, hầm vượt sông

+ Sông Nhà Bè: xây dựng mới cầu Bình Khánh trên đường cao tốc liên vùng phía Nam.

+ Sông Lòng Tàu: xây dựng mới cầu Phước Khánh trên đường cao tốc liên vùng phía Nam.

+ Sông Thị Vải: xây dựng mới cầu Phước An trên đường cao tốc liên vùng phía Nam.

+ Sông Đồng Nai: xây dựng mới các cầu từ thượng lưu đến hạ lưu gồm: cầu Thủ Biên (đường vành đai 4), cầu Hoá An II (quốc lộ 1K), cầu Long Thành (đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây), cầu Nhơn Trạch (đường vành đai 3) và cầu Nhơn Trạch (đường sắt Thủ Thiêm - Nhơn Trạch - Cảng hàng không quốc tế Long Thành).

+ Sông Sài Gòn: xây dựng mới các cầu từ thượng lưu đến hạ lưu gồm: cầu Phú Thuận (đường vành đai 4), cầu Bình Gởi (đường vành đai 3), cầu Phú Long (tỉnh lộ 12), cầu Tam Bình (đường sắt vành đai thành phố Hồ Chí Minh), cầu Bình Lợi I (đường trên cao số 2), cầu Bình Lợi II (đường vành đai 1), cầu Bình Lợi III (đường sắt Bắc - Nam), cầu Bình Qưới (bán đảo Thanh Đa), cầu Sài Gòn II (đường Hà Nội), cầu Thủ Thiêm I (đường Ngô Tất Tố), cầu Thủ Thiêm II (Ba Son, đường Tôn Đức Thắng), cầu Thủ Thiêm III (nối quận 4), cầu Thủ Thiêm IV (nối quận 7), cầu Phú Mỹ (đường vành đai 1 - 2); xây dựng mới 2 hầm sang Thủ Thiêm bao gồm hầm cho đường bộ và hầm cho tàu điện ngầm.

+ Kênh Đôi, kênh Tẻ, kênh Chợ Đệm, rạch Ông Lớn, rạch Xóm Củi, rạch Các: xây dựng mới các cầu từ thượng lưu đến hạ lưu, vị trí và quy mô phù hợp với quy hoạch xây dựng đô thị.

- Hệ thống bến - bãi đỗ xe

+ Cải tạo, xây dựng, chuyển chức năng bến bãi hiện có và xây dựng các bến bãi mới để hình thành mạng lưới giao thông tĩnh, đáp ứng nhu cầu phát triển giao thông công cộng và đỗ xe cá nhân trong đô thị. Ưu tiên xây dựng các bãi đỗ xe ngầm và trên cao tại khu đô thị đã ổn định.

+ Xây dựng các bãi trung chuyển hàng hoá tại cửa ngõ ra vào nội đô và dọc vành đai 2.

+ Cải tạo và xây dựng các kho thông quan nội địa, đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hoá của Thành phố.

* Quy hoạch mạng lưới giao thông đường sắt

- Đường sắt quốc gia:

+ Cải tạo, nâng cấp tuyến đường sắt Thống Nhất khu vực thành phố Hồ Chí Minh đoạn Trảng Bom - Bình Triệu, trong đó xây dựng tuyến tránh Biên Hoà về phía Nam và xây dựng mới đoạn đường sắt trên cao Bình Triệu - Hoà Hưng - Tân Kiên.

+ Xây dựng mới tuyến đường sắt thành phố Hồ Chí Minh - Biên Hoà - Vũng Tàu, nối ray với đường sắt Thống Nhất tại ga Biên Hoà mới.

+ Xây dựng tuyến đường sắt thành phố Hồ Chí Minh - Lộc Ninh - Campuchia (đường sắt xuyên Á) nối ray tại ga Dĩ An.

+ Xây dựng mới tuyến đường sắt vành đai phía Tây thành phố từ ga lập tàu An Bình đến ga Tân Kiên - Mỹ Tho - Cần Thơ.

+ Xây dựng mới tuyến đường sắt đôi điện khí hoá cao tốc thành phố Hồ Chí Minh - Nha Trang.

+ Xây dựng mới 2 tuyến đường sắt chuyên dụng nối từ đường sắt quốc gia tới các Cảng Hiệp Phước và Cát Lái.

+ Xây dựng mới các ga trong khu đầu mối đường sắt thành phố Hồ Chí Minh, bao gồm: ga Lập Tầu và bãi hàng An Bình, ga Bình Thắng (nối ray xuống cảng Cát Lái), ga Gò Vấp, ga khách kỹ thuật Bình Triệu, ga khách Hoà Hưng và các trạm khách cho tàu ngoại ô trên đoạn đường sắt trên cao Bình Triệu - Hoà Hưng - Tân Kiên cũng như trên các đoạn Tân Kiên - Mỹ Tho, Bình Triệu - Biên Hoà. Xây dựng mới ga Thủ Thiêm cho tuyến đường sắt cao tốc thành phố Hồ Chí Minh - Nha Trang. Xây dựng mới các ga trên tuyến đường sắt vành đai bao gồm các ga: Tân Thới Hiệp, Vĩnh Lộc, Bình Hưng Hoà, ga khách kỹ thuật Tân Kiên, ga hàng hoá và cảng cạn (ICD) Tân Kiên, ga Long Định (nối ray xuống Cảng Hiệp Phước).

- Đường sắt đô thị:

Quy hoạch kết hợp sử dụng các tuyến đường sắt quốc gia hướng tâm cho chạy tàu ngoại ô và xây dựng 2 tuyến đường sắt nhẹ: Trảng Bàng - Tân Thới Hiệp, Thủ Thiêm - Nhơn Trạch - Cảng hàng không quốc tế Long Thành.

* Quy hoạch hệ thống tàu điện ngầm (Metro)

Xây dựng 6 tuyến xuyên tâm và vành khuyên nối các trung tâm chính của thành phố, bao gồm:

- Tuyến số 1: Bến Thành - Suối Tiên;

- Tuyến số 2: Bến xe Tây Ninh - Trường Chinh - Tam Lương - Cách Mạng Tháng Tám - Bến Thành - Thủ Thiêm;

- Tuyến số 3: Quốc lộ 13 - Bến xe Miền Đông - Xô Viết Nghệ Tĩnh - Nguyễn Thị Minh Khai - Trần Phú - Hùng Vương - Hồng Bàng - Cây Gõ;

- Tuyến số 4: Cầu Bến Cát - đường Thống Nhất - đường 26/3 (dự kiến) - Nguyễn Oanh - Nguyễn Kiệm - Phan Đình Phùng - Hai Bà Trưng - Bến Thành - Nguyễn Thái Học - Khánh Hội - Lê Văn Lương - Nguyễn Văn Linh;

- Tuyến số 5: Bến xe Cần Giuộc mới - Quốc lộ 50 - Tùng Thiện Vương - Lý Thường Kiệt - Hoàng Văn Thụ - Phan Đăng Lưu - Bạch Đằng - Điện Biên Phủ - cầu Sài Gòn;

- Tuyến số 6: Bà Quẹo - Âu Cơ - Luỹ Bán Bích - Tân Hoá - Vòng xoay Phú Lâm;

- Quy hoạch 7 đề pô cho 6 tuyến Metro nêu trên.

* Quy hoạch xe điện trên mặt đất (LRT) hoặc monoray

Xây dựng 3 tuyến xe điện chạy trên mặt đất (monoray), bao gồm:

- Tuyến 1: Sài Gòn - Chợ Lớn - Bến xe Miền Tây;

- Tuyến 2: Nguyễn Văn Linh từ quốc lộ 50 (quận 8) - quận 2;

- Tuyến 3: Ngã sáu Gò Vấp - Công viên phần mềm Quang Trung - ga Tân Thới Hiệp;

- Xây dựng 3 đề pô cho các tuyến xe điện (monoray) nêu trên.

* Quy hoạch mạng lưới giao thông đường thuỷ

- Tuyến - Luồng

+ Luồng tàu biển:

Luồng sông Lòng Tàu: đến năm 2010 cải tạo các đoạn cong, rẽ gấp và hệ thống điều khiển giao thông hàng hải (VTS) để đảm bảo an toàn chạy tàu.

Luồng sông Soài Rạp: giai đoạn đến năm 2020 luồng này sẽ được sử dụng từ luồng sông Lòng Tàu và sẽ được khai thác như một luồng lưu thông hai chiều có lợi dụng thuỷ triều. Luồng lưu thông hàng hải thượng nguồn sông Soài Rạp sẽ được phát triển để tiếp nhận tàu container với trọng tải tới 20.000 DWT tại cảng tổng hợp mới ở Hiệp Phước.

+ Luồng tàu sông:

Cải tạo, nâng cấp các tuyến đi liên tỉnh:

Thành phố Hồ Chí Minh - Cà Mau đạt tiêu chuẩn sông cấp III;

Thành phố Hồ Chí Minh - Kiên Lương (qua Rạch Sỏi) đạt tiêu chuẩn sông cấp III;

Thành phố Hồ Chí Minh - Đồng Tháp Mười (qua Tứ giác Long Xuyên) đạt tiêu chuẩn sông cấp III;

Thành phố Hồ Chí Minh - Mộc Hoá đạt tiêu chuẩn sông cấp III;

Thành phố Hồ Chí Minh - Bến Súc đạt tiêu chuẩn sông cấp III;

Tuyến nối tắt giữa sông Sài Gòn và sông Đồng Nai đạt tiêu chuẩn sông cấp IV;

Tuyến nối tắt sông Thị Vải - Vũng Tàu đi đồng bằng sông Cửu Long đạt tiêu chuẩn sông cấp III;

+ Cải tạo, nâng cấp các tuyến vận tải thuỷ nội đô:

Tuyến vành đai 1: sông Sài Gòn - rạch Bến Cát - rạch Chợ Mới - rạch Nước Lên - kênh Đôi - kênh Tẻ - sông Sài Gòn đạt tiêu chuẩn kênh cấp IV - V;

Tuyến vành đai 2: sông Sài Gòn - rạch Tra - kênh Xáng - kênh Cầu An Hạ - sông Chợ Đệm - kênh Đôi - kênh Tẻ - sông Sài Gòn đạt tiêu chuẩn kênh cấp IV.

- Hệ thống cảng biển

+ Không mở rộng phát triển thêm các cảng trên toàn đoạn sông Sài Gòn và có kế hoạch di dời các cảng phù hợp với Quy hoạch chi tiết Nhóm cảng biển khu vực thành phố Hồ Chí Minh - Đồng Nai - Bà Rịa - Vũng Tàu (Nhóm số 5). Công tác di dời phải được tiến hành theo lộ trình hợp lý, có chính sách phù hợp để phương án di dời mang tính khả thi cao đồng thời không gây ách tắc, lãng phí và hạn chế ảnh hưởng xấu đối với sản xuất kinh doanh và an ninh - quốc phòng. Các cảng cần di dời trước năm 2010 bao gồm: Tân cảng Sài Gòn, nhà máy đóng tàu Ba Son, khu Cảng Nhà Rồng và Khánh Hội thuộc Cảng Sài Gòn, Cảng Tân Thuận Đông, Cảng rau quả. Sau năm 2010 từng bước nghiên cứu di dời các cảng còn lại nằm trong phạm vi cần di dời.

+ Đầu tư xây dựng phát triển khu Cảng Cát Lái, khu Hiệp Phước để phục vụ di chuyển các cảng trong nội thành và đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hoá của khu vực, các khu công nghiệp, khu chế xuất sau cảng, các nhà máy, cơ sở sản xuất ven sông Đồng Nai, sông Nhà Bè, sông Soài Rạp.

+ Khu Cảng Nhà Bè chủ yếu phục vụ cho nhu cầu nhập xăng, dầu của thành phố Hồ Chí Minh và các vùng phụ cận. Xây dựng Cảng tổng hợp Nhà Bè phục vụ việc di chuyển các cảng trong nội thành và phục vụ khu công nghiệp Hiệp Phước.

+ Xây dựng bến tàu khách tại trung tâm khu bến Nhà Rồng - Khánh Hội.

+ Nghiên cứu xây dựng bến ca nô, tàu khách tại Cần Giờ phục vụ du lịch và khai thác tuyến Vũng Tàu - Cần Giờ - thành phố Hồ Chí Minh. Việc xây dựng phải gắn liền với bảo tồn khu rừng sinh thái ngập mặn ở huyện Cần Giờ và hành lang ven sông Lòng Tàu - Nhà Bè.

- Hệ thống cảng sông

+ Xây dựng mới Cảng Phú Định trên địa bàn phường 16, quận 8.

+ Xây dựng mới Cảng sông Nhơn Đức (nằm tại ngã ba rạch Bà Lào và rạch Dơi) trên địa bàn huyện Nhà Bè nhằm đáp ứng nhu cầu trung chuyển hàng hoá đường sông từ đồng bằng sông Cửu Long về qua cụm Cảng biển Hiệp Phước.

+ Quy hoạch bến tàu khách trên sông Sài Gòn gần rạch Thị Nghè.

* Quy hoạch hệ thống cảng hàng không

Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất đến năm 2020 sẽ trở thành điểm trung chuyển hàng không của khu vực và thế giới; cải tạo, nâng cấp để đến năm 2010 đạt công suất 9 triệu hành khách/năm, năm 2020 đạt công suất 20 triệu hành khách/năm.

Lập dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành, tỉnh Đồng Nai để có thể triển khai xây dựng sau năm 2010.

4. Các dự án ưu tiên giai đoạn đến năm 2010

Giai đoạn từ nay đến năm 2010 tập trung đầu tư thực hiện các dự án sau:

- Cải tạo, nâng cấp một số trục hướng tâm: quốc lộ 1K, tỉnh lộ 43, tỉnh lộ 12, tỉnh lộ 10, đường Rừng Sác, đường trục Bắc - Nam từ khu cảng biển Hiệp Phước tới đường Nguyễn Văn Linh, quốc lộ 50 từ thành phố Hồ Chí Minh đi Gò Công; xây dựng mới tuyến song hành đoạn từ vành đai 2 đến cầu Ông Thìn.

- Xây dựng đường cao tốc hướng tâm: ngoài đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương đã được khởi công, cần khẩn trương đầu tư xây dựng đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây. Các tuyến cao tốc khác cần tiếp tục nghiên cứu để đầu tư theo phương thức BOT, BT, BTO.

- Xây dựng khép kín đường vành đai 2, đường vành đai 1 đoạn Tân Sơn Nhất - Bình Lợi - nút Kha Vạn Cân và đoạn nối từ vành đai 1 đến vành đai 2 (nút Kha Vạn Cân - nút Linh Xuân), đường vành đai 3 đoạn Xa lộ Hà Nội - Quốc lộ 22.

- Xây dựng tuyến đường bộ trên cao số 1: từ nút giao Cộng Hòa theo đường Cộng Hòa - Bùi Thị Xuân dọc kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè và tiếp đất tại đường Nguyễn Hữu Cảnh.

- Cải tạo, mở rộng một số đường phố chính và các nút giao thông cùng mức, khác mức trong khu vực nội đô để giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông.

- Xây dựng các bến xe Miền Đông, Sông Tắc, Miền Tây, Xuyên Á mới, các nhà ga hành khách đi xe buýt và các bến bãi cho xe buýt, tắc xi; các bãi đậu xe (ngầm, nổi, trên cao) trong các quận nội thành. Xây dựng các bến xe tải tiếp chuyển hàng hoá ở cửa ngõ ra vào Thành phố, các kho thông quan nội địa Linh Xuân, Long Trường và Tân Kiên.

- Huy động các nguồn vốn để khởi công xây dựng 1 hoặc 2 trong số 4 đoạn tuyến metro ưu tiên (tuyến số 1 Bến Thành - Suối Tiên, tuyến số 2 Tham Lương - Bến Thành, tuyến số 3 bến xe Miền Đông - vòng xoay Phú Lâm, tuyến số 4 Ngã Sáu - Gò Vấp - Khánh Hội).

- Xây dựng thí điểm tuyến xe điện chạy trên mặt đất Sài Gòn - Chợ Lớn - bến xe Miền Tây (dọc theo đại lộ Đông - Tây).

- Cải tạo 2 luồng tàu biển: luồng sông Lòng Tàu, luồng sông Soài Rạp; xây dựng mới cụm Cảng Hiệp Phước, Cảng tổng hợp Nhà Bè, Cảng Cát Lái; cải tạo, nâng cấp các luồng tàu sông đi qua các tỉnh lân cận Thành phố và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long; cải tạo, nâng cấp 2 tuyến vận tải thuỷ nội đô vành đai 1, vành đai 2; xây dựng cảng sông Phú Định và Nhơn Đức.

5. Cơ chế, chính sách và giải pháp thực hiện

a) Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu cơ chế, chính sách và các hình thức huy động các nguồn vốn để khuyến khích các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước tham gia xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông vận tải thành phố theo quy hoạch được duyệt bằng các hình thức BOT, BTO, BT, liên doanh theo quy định của pháp luật. Trong đó có phương án huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu đầu tư trong nước, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định;

b) Đối với các dự án giao thông do Trung ương quản lý trên địa bàn thành phố, có ý nghĩa quyết định cho phát triển giao thông thành phố và toàn vùng nhưng chưa đủ điều kiện thực hiện đầu tư, cho phép Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, Ủy ban nhân dân các tỉnh có liên quan nghiên cứu cơ chế tài chính trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định để thực hiện việc giải phóng mặt bằng, thu hồi đất và giao cho chính quyền địa phương tạm thời quản lý để đảm bảo quỹ đất phát triển giao thông theo quy hoạch;

c) Cho phép Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh được huy động mọi nguồn lực để phát triển đường sắt đô thị thành một trong những loại hình giao thông công cộng chủ lực ở thành phố Hồ Chí Minh;

d) Các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng, vận hành đường sắt đô thị được hưởng các chính sách ưu đãi phát triển đường sắt đô thị theo quy định của pháp luật.

Điều 2. Quản lý Quy hoạch

Quản lý chặt chẽ quỹ đất giành cho giao thông nhằm đảm bảo tính khả thi của Quy hoạch là yêu cầu cấp bách trong điều kiện đô thị hoá nhanh chóng tại thành phố Hồ Chí Minh.

- Sau khi Quy hoạch được duyệt, Bộ Giao thông vận tải phối hợp với Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh và Ủy ban nhân dân các tỉnh có liên quan công bố rộng rãi quy hoạch, xác định chỉ giới đất giành cho giao thông và bàn giao cho chính quyền sở tại quản lý nhằm tránh tình trạng chồng lấn trong cấp phép xây dựng.

- Đối với mạng lưới tàu điện ngầm (metro), ngoài việc quản lý chỉ giới trên mặt đất, Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh cần chỉ đạo các Sở, Ban, ngành và chính quyền sở tại có liên quan quản lý chặt chẽ việc quy hoạch và cấp phép xây dựng các nhà cao tầng, các công trình có móng sâu chiếm dụng lòng đất ngầm dọc hành lang tuyến metro, xác định và quản lý chặt chẽ quỹ đất dành cho đề pô metro.

- Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân các địa phương có liên quan cần thường xuyên chỉ đạo kiểm tra, thanh tra việc quản lý, sử dụng quỹ đất giành cho giao thông, đảm bảo việc sử dụng đất đúng mục đích, đúng quy hoạch. Trường hợp phát hiện vi phạm phải kiên quyết thu hồi nhằm đảm bảo quỹ đất cho phát triển giao thông.

Điều 3. Tổ chức thực hiện

1. Trách nhiệm của Bộ Giao thông vận tải:

- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh và Ủy ban nhân dân các tỉnh có liên quan thống nhất phân công trách nhiệm và lập kế hoạch thực hiện các dự án phát triển giao thông vận tải quốc gia trên địa bàn theo từng kế hoạch 5 năm, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt để thực hiện;

- Căn cứ vào Quy hoạch được duyệt, chỉ đạo các Cục chuyên ngành quản lý và thực hiện các dự án giao thông vận tải quốc gia khu vực thành phố Hồ Chí Minh phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội;

- Trong trường hợp cần bổ sung, điều chỉnh quy hoạch, Bộ Giao thông vận tải phối hợp với Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh và Ủy ban nhân dân các tỉnh có liên quan trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

2. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh và Ủy ban nhân dân các tỉnh liên quan:

- Tiến hành rà soát điều chỉnh các quy hoạch, các dự án trên địa bàn địa phương cho phù hợp với nội dung của Quy hoạch này;

- Phối hợp với Bộ Giao thông vận tải, Bộ Xây dựng và các Bộ, ngành liên quan triển khai lập Quy hoạch chi tiết phát triển hệ thống giao thông vận tải trên địa bàn, quyết định quy mô các công trình xây dựng theo quy hoạch;

- Phối hợp với các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Giao thông vận tải và các ngành liên quan xác định các nguồn vốn đầu tư và xây dựng các cơ chế, chính sách phù hợp để đảm bảo tính khả thi của Quy hoạch được duyệt.

Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Điều 5. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh: Bình Dương, Đồng Nai, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các PTT Chính phủ;
- VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
- Các Bộ: Giao thông vận tải, Công an, Nội vụ,
 Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Quốc phòng,
 Thương mại, Lao động - Thương binh và Xã hội,
 Công nghiệp, Thủy sản, Khoa học và Công nghệ,
 Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
 Tài nguyên và Môi trường;
- Văn phòng Trung ương;
- Ban Kinh tế Trung ương;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- UBND các tỉnh, TP Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu,
 Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh,
 Long An, Tiền Giang;
- VPCP: BTCN, các PCN, Website Chính phủ,
 Người phát ngôn của Thủ tướng Chính phủ,
 các Vụ: KTTH, TH, NN, QHQT, NC, V.IV,
 DK, KG, ĐP, TTBC, Công báo;
- Lưu: Văn thư, CN (5b).

THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

 

THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No: 101/QD-TTg

Hanoi, January 22, 2007

 

DECISION

APPROVING THE PLANNING ON DEVELOPMENT OF COMMUNICATIONS AND TRANSPORT IN HO CHI MINH CITY UP TO 2020 AND AN AFTER-2020 VISION

THE PRIME MINISTER

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
At the proposals of the Transport Ministry (in Report No. 5131/TTr-BGTVT of August 22, 2005), of the People’s Committee of Ho Chi Minh City (in Documents No. 7030/UBND-DT of November 1, 2005 and No. 72/UBND-DT of January 5, 2007), of the Planning and Investment Ministry (in Document No. 9688/BKH-KCN&DT of December 29, 2006), and of the Finance Ministry (in Document No. 16492/BTC-DT of December 26, 2006), and the evaluation report of the Construction Ministry (in Report No. 44/TTr-BXD of August 11, 2006),

DECIDES:

Article 1.- To approve the planning on development of communications and transport in Ho Chi Minh City up to 2020 and an after-2020 vision with the following principal contents:

1. Scope of the planning:

This planning covers Ho Chi Minh City and satellite towns in Binh Duong, Dong Nai, Long An, Tay Ninh and Ba Ria - Vung Tau provinces with an influence radius of between 30 and 50 km.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



This planning will serve as a basis for building and incremental improvement and modernization of the road, railway, waterway and airway networks up to 2020 with an after-2020 vision, in order to ensure the stable, balanced, sustainable and long-term development of Ho Chi Minh City, contributing to turning it into a national-level urban center, the core of the southern key economic region and a major commercial and service center in the Southeast Asian region.

3. Planning viewpoints and contents:

a/ Planning viewpoints:

- The urban traffic in Ho Chi Minh City is based on its land use planning and urban landscape architecture planning up to 2020 which have been approved by the Prime Minister.

- The urban traffic in Ho Chi Minh City is planned under the viewpoints on an "open city," linking new urban centers, satellite towns, industrial parks and inter-regional key traffic works (seaports and airports) and closely linked with the provinces in the southern key economic region and the urban area of Ho Chi Minh City, so that they can assist one another in their comprehensive development and the best tapping of general socio-economic advantages of the whole region.

- The development planning must ensure the planning continuity and stability, minimizing ground clearance in stable urban centers.

- More land should be reserved for building traffic infrastructures for both dynamic and static traffic in new urban centers, with a view to achieving the target that the urban land area for traffic (in the inner city) reaches 16-20% by 2020 and 22-24% by 2025.

b/ Principal contents of the planning:

* Planning on the road network

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



+ To renovate and upgrade the existing radial national highways (national highways No. 1, 1K, 13 and 22). Particularly, national highway 50’s section from belt road 2 to the inner city will be renovated and upgraded into an urban road together with a bypass road.

+ To build expressways with a large vehicle clearance capacity: Ho Chi Minh City - Vung Tau, Ho Chi Minh City - Long Thanh - Dau Giay - Da Lat, Ho Chi Minh City - Thu Dau Mot - Chon Thanh, Ho Chi Minh City - Moc Bai, Ho Chi Minh City - Trung Luong - Can Tho, and an inter-regional expressway from the southern area of Ho Chi Minh City to Nhon Trach.

+ To renovate the existing provincial roads to support radial national highways. To build a new section of the West-North trunk road from Hau Nghia - Vinh Loc industrial park; to build provincial road 25C linking Nhon Trach town with Long Thanh international airport; to extend the road to Phuoc An port and build a bridge spanning Thi Vai river to link the Cai Mep - Thi Vai inter-port road with the southern inter-regional expressway.

- Belt roads

+ To build belt road 1 into a grade-I urban road.

+ To build in a full circle belt road 2 running through the following points: Go Dua T-junction - Binh Phuoc crossroads - An Suong crossroads - Binh Thai crossroads - Kha Van Can road - Go Dua T-junction. This road will be a grade-I urban road.

+ To build belt road 3 running through the following points: The point of connection to the southern inter-regional expressway in Nhon Trach district, Dong Nai province - Tan Van road T-junction - the belt road of Bien Hoa city (under the master plan of Bien Hoa city) - Bung township of Thuan An district, Binh Duong province - the north of Hoc Mon township - Thanh Nien road (along An Ha canal, near Nhi Xuan and Le Minh Xuan agricultural farms) - Ho Chi Minh City - Trung Luong expressway and finally connected to the starting point of the southern inter-regional expressway in Binh Chanh district.

+ To build belt road 4 linking satellite towns of Ho Chi Minh City in the following directions: East of Trang Bom township, Trang Bom district, Dong Nai province - north of Thu Dau Mot town - Cu Chi township - Duc Hoa township connected to Ho Chi Minh City - Trung Luong expressway in Ben Luc township - national highway 50 - Hiep Phuoc port cluster.

- Thoroughfares in the inner city

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



+ To build a new section of the North-South expressway from Nguyen Van Linh road to Hiep Phuoc industrial park.

+ To renovate and raise the vehicle clearance capacity of the thoroughfares in the inner city in line with the approved urban construction general planning in the direction of limiting the ground clearance (building underground pathways or overhead roads) and suiting specific conditions of each road.

- The system of overhead roads

To build 4 interconnected overhead roads for direct traffic in axial routes with a large traffic flow, including:

+ Overhead road 1: From Cong Hoa crossroads, it stretches over Cong Hoa road - Bui Thi Xuan - Nhieu Loc - Thi Nghe canal and lands on Nguyen Huu Canh road.

+ Overhead road 2: From its crossroads with overhead road 1 on expanded To Hien Thanh road, it stretches over To Hien Thanh road - Lu Gia - Binh Thoi - Lac Long Quan - Road No. 3 - belt road 2.

+ Overhead road 3: From its crossroads with overhead road 2 on To Hien Thanh road, it stretches over expanded Le Hong Phong road - Le Hong Phong - Ly Thai To - Nguyen Van Cu - expanded Nguyen Van Cu - Le Van Luong - Nguyen Van Linh.

+ Overhead road 4: From Binh Phuoc traffic hub, it stretches along national highway 13 over Sai Gon river - Vuon Lai - Nguyen Xi - Dinh Bo Linh - Dien Bien Phu roads before connecting to overhead road 1.

- Crossroads:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Big bridges and cross-river tunnels

+ Nha Be river: To build new bridge of Binh Khanh on the southern inter-regional expressway.

+ Long Tau river: To build new bridge of Phuoc Khanh on the southern inter-regional expressway.

+ Thi Vai river: To build new bridge of Phuoc An on the southern inter-regional expressway.

+ Dong Nai river: To build new bridges from upstream to downstream, including Thu Bien bridge (on belt road 4), Hoa An II bridge (on national highway 1K), Long Thanh bridge (Ho Chi Minh City - Long Thanh - Dau Giay expressway), Nhon Trach bridge (belt road 3) and Nhon Trach bridge (on Thu Thiem - Nhon Trach - Long Thanh international airport railway).

+ Sai Gon river: To build new bridges from upstream to downstream, including Phu Thuan bridge (on belt road 4), Binh Goi bridge (on belt road 3), Phu Long bridge (on provincial road 12), Tam Binh bridge (on the belt railway of Ho Chi Minh City), Binh Loi I bridge (on overhead road 2), Binh Loi II bridge (on belt road 1), Binh Loi III bridge (on the North-South railway), Binh Quoi bridge (on Thanh Da peninsula), Sai Gon II bridge (on Ha Noi road), Thu Thiem I bridge (on Ngo Tat To road), Thu Thiem II bridge (at Ba Son on Ton Duc Thang road), Thu Thiem III bridge (linking with District 4), Thu Thiem IV bridge (linking with District 7), Phu My bridge (on belt roads 1 and 2); and to build 2 new tunnels to Thu Thiem, including an underground road and a metro.

+ For Doi, Te, Cho Dem, Ong Lon, Xom Cui and Cac canals: To build new bridges from upstream to downstream in locations and of sizes according to the urban construction planning.

- The system of car terminals and parking lots:

+ To renovate and convert functions of the existing terminals and parking lots and build new ones in order to form a network of static traffic facilities meeting the demand for development of mass transit and private car parking in urban areas. To prioritize the building of underground and overhead parking lots in stable urban centers.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



+ To renovate and build warehouses for domestic customs clearance to meet the city’s cargo transport demand.

* Planning on the railway transport network

- National railways:

+ To renovate and upgrade Thong Nhat railway in Ho Chi Minh City from Trang Bom - Binh Trieu, and build Bien Hoa bypass railway to the south of the city and Binh Trieu - Hoa Hung - Tan Kien overhead railway.

+ To build a new railway from Ho Chi Minh City - Bien Hoa - Vung Tau, with a railway track connected to Thong Nhat railway at new Bien Hoa station.

+ To build Ho Chi Minh City - Loc Ninh - Cambodia railway (Trans-Asia railway), with a railway track connected to Thong Nhat railway at Di An station.

+ To build a new belt railway to the west of the city from An Binh station to Tan Kien station, My Tho, Can Tho province.

+ To build Ho Chi Minh City - Nha Trang electrified double-track express railway.

+ To build two new special-use railways linking the national railway with Hiep Phuoc and Cat Lai ports.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Urban railways:

To plan the combined use of national radial railways for suburban trains and build 2 light railways of Trang Bang - Tan Thoi Hiep and Thu Thiem - Nhon Trach - Long Thanh international airport.

* Planning on the metro system

To build 6 radial and loop subway lines linking major centers of the city, including:

- Line 1: Ben Thanh - Suoi Tien;

- Line 2: Tay Ninh car terminal - Truong Chinh - Tam Luong - Cach Mang Thang Tam - Ben Thanh - Thu Thiem;

- Line 3: National highway 13 - the car terminal for the eastern region - Xo Viet Nghe Tinh - Nguyen Thi Minh Khai - Tran Phu - Hung Vuong - Hong Bang - Cay Go;

- Line 4: Ben Cat bridge - Thong Nhat road - March 26 road (planned) - Nguyen Oanh - Nguyen Kiem - Phan Dinh Phung - Hai Ba Trung - Ben Thanh - Nguyen Thai Hoc - Khanh Hoi - Le Van Luong - Nguyen Van Linh;

- Line 5: New Can Giuoc car terminal - national highway 50 - Tung Thien Vuong - Ly Thuong Kiet - Hoang Van Thu - Phan Dang Luu - Bach Dang - Dien Bien Phu - Sai Gon bridge;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- To plan the building of 7 depots for the above 6 subways.

* Planning on light rail tramway or monoray tramway lines

To build 3 monoray tramway lines, including:

- Line 1: Sai Gon - Cho Lon - Mien Tay (western region) car terminal;

- Line 2: Nguyen Van Linh from national highway 50 (District 8) to District 2;

- Line 3: Six-direction road junction Go Vap - Quang Trung software park - Tan Thoi Hiep station;

- To build 3 depots for the above monoray tramway lines.

* Planning on waterway transport network

- Routes - channels:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Long Tau river channel: By 2010 to renovate curves, bends on the channel and the vessel traffic system (VTS) to ensure the safety of vessel navigation.

Soai Rap river channel: By 2020 this channel will be used from Long Tau channel and exploited as a two-way navigable channel taking advantage of tide. The navigable channel in upstream Soai Rap river will be developed to receive container ships of a tonnage of up to 20,000 DWT at a new general port in Hiep Phuoc.

+ Channels for river ships:

To renovate and upgrade inter-provincial channels:

Ho Chi Minh City - Ca Mau channel into a grade-III river channel;

Ho Chi Minh City - Kien Luong channel (through Rach Soi) into a grade-III river channel;

Ho Chi Minh City - Dong Thap Muoi channel (through Long Xuyen quadrangle) into a grade-III river channel;

Ho Chi Minh City - Moc Hoa channel into a grade-III river channel;

Ho Chi Minh City - Ben Suc into a grade-III river channel;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The short-cut channel linking Thi Vai river - Vung Tau to the Mekong River delta will be of grade-III river channel;

+ To renovate and upgrade the waterway transport channels in the inner city:

Belt waterway channel 1: To upgrade the Sai Gon river - Ben Cat canal - Cho Moi canal - Nuoc Len canal - Doi canal - Te canal - Sai Gon river channel into a grade-IV or grade-V canal;

Belt waterway channel 2: To upgrade the Sai Gon river - Tra canal - Xang canal - Cau An Ha canal - Cho Dem river - Doi canal - Te canal - Sai Gon river channel into a grade-IV canal.

- The system of seaports

+ Not to expand and build more ports on the whole Sai Gon river and to work out a plan on relocation of existing ports in line with the detailed planning on the seaport group of Ho Chi Minh City - Dong Nai - Ba Ria Ố Vung Tau (group 5). The relocation of ports must be carried out according to a reasonable roadmap and with an appropriate policy so as to make relocation plans highly feasible, cause no congestion and waste, and limit adverse impacts on production, business, security and defense. Ports that need to be relocated before 2010 include: Sai Gon new port, Ba Son shipyard, Nha Rong and Khanh Hoi port facilities of Sai Gon Port, Tan Thuan Dong port and the vegetable and fruit port. After 2010, to step by step study the relocation of the remaining ports subject to relocation.

+ To invest in building Cat Lai and Hiep Phuoc ports to serve the relocation of existing ports in the inner city and meet the goods export and import demand of the region, industrial parks, after-port export processing zones, factories and production establishments along Dong Nai, Nha Be and Soai Rap rivers.

+ Nha Be port facility will serve mainly the import of petrol and oil for Ho Chi Minh City and its vicinity. To build Nha Be general port to serve the relocation of the ports in the inner city and Hiep Phuoc industrial park.

+ To build a passenger ship landing at the center of Nha Rong - Khanh Hoi landing facility.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- The system of river ports

+ To build new Phu Dinh port in Ward 16, District 8.

+ To build new Nhon Duc river port (at the T-junction of Ba Lao canal and Doi canal) in Nha Be district in order to meet the demand for riverway cargo transshipment from the Mekong River delta through Hiep Phuoc seaport cluster.

+ To plan a passenger ship landing on Sai Gon river near Thi Nghe canal.

* Planning on the system of airports

By 2020, Tan Son Nhat international airport will become an aerobridge of the region and the world; it will be renovated and upgraded to reach a capacity of 9 million passengers/year by 2010 and 20 million passengers/year by 2020.

To formulate a project on investment in building of Long Thanh international airport in Dong Nai province, which will be constructed after 2010.

4. Priority projects in the period from now to 2010

From now to 2010, investment will be concentrated on the following projects:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Building of radial expressways: In addition to Ho Chi Minh City - Trung Luong expressway currently under construction, it is necessary to expeditiously invest in building Ho Chi Minh City - Long Thanh - Dau Giay expressway. Other expressways must be further studied for investment in BOT, BT or BTO form.

- Building of belt road 2 in a full circuit and belt road 1 from Tan Son Nhat - Binh Loi - Kha Van Can crossroads and a section linking belt road 1 with belt road 2 (Kha Van Can crossroads - Linh Xuan crossroads), belt road 3 from Ha Noi road to national highway 22.

- Building of overhead road 1 which will stretch from Cong Hoa crossroads over Cong Hoa - Bui Thi Xuan road along Nhieu Loc - Thi Nghe canal and land on Nguyen Huu Canh road.

- Renovation and expansion of a number of thoroughfares, level crossings and grade junctions in the inner city to help settle the traffic congestion.

- Building of new Mien Dong, Song Tac, Mien Tay and Xuyen A car terminals, bus stations and terminals and parking lots for buses and taxis; building of (underground, ground and overhead) car parks in the inner districts. Building of terminals for trucks at the gateways of the city and Linh Xuan, Long Truong and Tan Kien domestic customs clearance warehouses.

- Mobilization of capital sources for construction of one or two of the four priority subway lines (subway line 1 of Ben Thanh - Suoi Tien, subway line 2 of Tham Luong - Ben Thanh, subway line 3 of Mien Dong car terminal - Phu Lam roundabout and subway line 4 of Nga Sau - Go Vap - Khanh Hoi).

- Building of a pilot monoray tramway line of Sai Gon - Cho Lon - Mien Tay car terminal (along the East - West avenue).

- Renovation of 2 channels for sea-going ships: Long Tau and Soai Rap river channels; building of new Hiep Phuoc port cluster, Nha Be general port and Cat Lai port; renovation and upgrading of channels for river ship navigation through the neighboring provinces of the city and the Mekong River delta provinces; renovation and upgrading of 2 channels for waterway transport in the inner city (belt channels 1 and 2); building of Phu Dinh and Nhon Duc river ports.

5. Implementation mechanisms, policies and solutions

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ For centrally managed transport projects in the city, which are decisive to the city’s and the whole region’s communications and transport development but in which investment has not yet been made due to lack of conditions, the Transport Ministry is permitted to assume the prime responsibility for, and coordinate with the People’s Committees of Ho Chi Minh City and the concerned provinces in, studying and proposing financial mechanisms to the Prime Minister for consideration and decision for performance of ground clearance, recovery and assignment of land to local administrations for temporary management so as to reserve the land area for transport development under the planning;

c/ To permit the People’s Committee of Ho Chi Minh City to mobilize all resources to develop urban railways into one of key modes of mass transit in Ho Chi Minh City;

d/ Organizations and individuals that invest in building and operating urban railways are entitled to preferential policies for urban railway development provided for by law.

Article 2.- Planning management

It is an urgent requirement to tightly manage the land area reserved for traffic in order to ensure the feasibility of the planning in the context of rapid urbanization in Ho Chi Minh City.

- After the planning is approved, the Transport Ministry shall coordinate with the People’s Committees of Ho Chi Minh City and the concerned provinces in publicizing the planning and zoning off land areas reserved for traffic and hand over them to local administrations for management in order to avoid overlapping in construction licensing.

- For the metro network, apart from managing its landmarks on the ground, the People’s Committee of Ho Chi Minh City shall direct concerned local services, branches and administrations in tightly managing construction planning and licensing for high-rises and works with deep foundations occupying underground spaces along planned subway lines, and reserving and tightly managing the land area for subway depots.

- The Transport Ministry and the People’s Committees of the concerned localities shall regularly direct the inspection of the management and use of the land area reserved for traffic, ensuring the use of land for proper purposes and in line with the planning. When detecting a violation, it shall resolutely recover the encroached land to ensure the sufficient land area for transport development.

Article 3.- Organization of implementation

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- To assume the prime responsibility for, and coordinate with ministries, branches and People’s Committees of Ho Chi Minh City and concerned provinces in, assigning responsibilities and working out plans on implementation of national communications and transport development projects in their respective localities under each five-year plan, then submitting them to the Prime Minister for approval;

- To base itself on the approved planning to direct specialized departments in managing and implementing national communication and transport projects in Ho Chi Minh City according to the socio-economic development requirements;

- In case of necessity to supplement or adjust the planning, to coordinate with the People’s Committees of Ho Chi Minh City and concerned provinces in proposing planning supplements or adjustments to the Prime Minister for consideration and decision.

2. Responsibilities of the People’s Committees of Ho Chi Minh City and concerned provinces:

- To review and adjust their own plannings and projects in their respective localities to make them compatible with this planning;

- To coordinate with the Transport Ministry, the Construction Ministry and concerned ministries and branches in elaborating detailed plannings on development of transport systems in their respective localities, deciding on sizes of construction works under planning;

- To coordinate with the Planning and Investment Ministry, the Finance Ministry, the Transport Ministry and the concerned branches in identifying investment capital sources and formulating appropriate mechanisms and policies to ensure the feasibility of the approved planning.

Article 4.- This Decision takes effect 15 days after its publication in "CONG BAO."

Article 5.- Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies and the presidents of the People’s Committees of Ho Chi Minh City, and Binh Duong, Dong Nai, Tay Ninh, Long An, Tien Giang and Ba Ria - Vung Tau provinces shall implement this Decision.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

THE PRIME MINISTER




Nguyen Tan Dung

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 101/QĐ-TTg ngày 22/01/2007 Phê duyệt Quy hoạch phát triển Giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


13.478

DMCA.com Protection Status
IP: 3.133.121.160
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!