ỦY
BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
10/2015/QĐ-UBND
|
Hà
Nội, ngày 27 tháng 04
năm 2015
|
QUYẾT ĐỊNH
SỬA ĐỔI,
BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA QUYẾT ĐỊNH SỐ 207/2006/QĐ-UBND NGÀY 27/11/2006 CỦA ỦY
BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI BAN HÀNH KÈM THEO QUY CHẾ ĐẶT TÊN, ĐỔI TÊN ĐƯỜNG,
PHỐ VÀ CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày
26/11/2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy
phạm pháp luật của HĐND và UBND ngày
03/12/2004;
Căn cứ Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 của Chính phủ về việc ban hành
Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng;
Căn cứ Nghị định số 13/2008/NĐ-CP ngày 4/12/2008 của Chính phủ về việc
Quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy
ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
Căn cứ Thông tư số
36/2006/TT-BVHTT ngày 20/3/2006 của Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể
thao và Du lịch) hướng dẫn thực hiện một số điều của Quy chế đặt tên, đổi tên
đường, phố và công trình công cộng ban hành kèm theo Nghị định số 91/2005/NĐ-CP
ngày 11/7/2005 của Chính phủ;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Văn
hóa, Thể thao và Du lịch tại Tờ trình số 1039/TTr-SVHTTDL ngày 15/4/2015 về việc
đề nghị Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố
và công trình công cộng trên địa bàn Thành phố Hà Nội ban
hành kèm theo Quyết định số 207/2006/QĐ-UBND
ngày 27/11/2006 của Ủy ban nhân dân Thành
phố Hà Nội,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Sửa
đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình
công cộng trên địa bàn Thành phố Hà Nội ban hành kèm theo Quyết định số 207/2006/QĐ-UBND ngày 27/11/2006
của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội như
sau:
1. Đổi tên gọi “Sở Văn hóa và
Thông tin” thành “Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch”; “Sở Giao thông Công chính”
thành “Sở Giao thông Vận tải”; “Sở Tài nguyên Môi trường và Nhà đất” thành “Sở Tài
nguyên và Môi trường”.
2. Sửa đổi, bổ sung Khoản 2 Điều 3 như
sau:
“2. Đường là lối đi lại được xác định
trong quy hoạch có quy mô lớn về chiều dài, chiều rộng, gồm các trục chính trên
địa bàn đô thị, các tuyến đường vành đai, đường liên tỉnh, liên quận, huyện, thị
xã, hoặc lối đi liên thôn, liên xã có dân cư sinh sống ổn
định”.
3. Sửa đổi, bổ sung Điều 6 như sau:
“Điều 6. Không chọn tên địa
danh, danh nhân để đặt tên cho ngõ, ngách. Tên ngõ được đặt theo số nhà mặt đường,
phố và có số nhà nhỏ hơn nằm kề ngay trước đầu ngõ. Tên
ngách được đặt theo tên số nhà trong ngõ và có số nhà nhỏ hơn nằm kề ngay trước
đầu ngách. Trường hợp những ngõ gắn với địa danh có ý nghĩa lịch sử - văn hóa đặc
biệt thì xem xét đặc cách riêng”.
4. Sửa đổi, bổ sung Khoản 1,
2, 3 Điều 7 như sau:
“1. Tên địa danh được chọn để đặt tên đường, phố và công trình công cộng phải là những địa danh nổi tiếng có ý nghĩa và giá trị tiêu biểu về lịch sử - văn hóa của đất nước
hoặc của Hà Nội, địa danh đã quen dùng từ xa xưa, ăn sâu trong tiềm thức của nhân dân, tên địa phương kết nghĩa hoặc có mối quan hệ đặc
biệt.
Đối với các tuyến đường, phố nội bộ
trong khu đô thị và các làng, xã cũ đã chuyển thành phường, tên đặt có thể gồm 2
bộ phận: sử dụng địa danh của khu vực đó và số thứ tự (số Ả rập) theo hướng từ
Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây, từ Đông Bắc sang Tây Nam, từ Đông Nam sang Tây
Bắc; số lẻ tính từ đầu tuyến bên trái và số chẵn tính từ đầu tuyến bên phải.
2. Tên danh nhân bao gồm cả danh nhân
nước ngoài được chọn đặt tên đường, phố và công trình công cộng ở Hà Nội phải
là người tiêu biểu trong những người nổi tiếng, có đức, có tài, có nhiều thành
tựu và đóng góp to lớn trong các lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, khoa học kỹ thuật
và trong sự nghiệp xây dựng bảo vệ Tổ quốc và Thành phố được
nhân dân suy tôn và thừa nhận;
Danh nhân thuộc lĩnh vực này được chọn
đặt tên phải là, người đã mất trước thời điểm xét đặt tên đường, phố ít nhất 10
năm (trừ những trường hợp rất đặc biệt).
3. Những danh nhân còn có ý kiến đánh
giá khác nhau hoặc chưa rõ ràng về mặt lịch sử thì chưa
xem xét đặt tên cho đường, phố và công trình công cộng. Không đặt tên cho đường,
phố hoặc công trình công cộng bằng các tên gọi khác nhau của một danh nhân trên
cùng một địa bàn thành phố. Trường hợp tên trùng nhau của các quận, huyện, thị
xã trên địa bàn do lịch sử để lại thì được giữ nguyên tên
gọi đường, phố đã có và được viết kèm thêm tên quận, huyện, thị xã.”
5. Sửa đổi, bổ sung Khoản 7
Điều 12 như sau:
“Sau khi có Nghị quyết của HĐND Thành
phố và Quyết định của UBND Thành phố, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách
nhiệm phối hợp với UBND các quận, huyện,
thị xã, các cơ quan thông tin đại chúng tổ chức
tuyên truyền để nhân dân được biết về các đường, phố và công trình công cộng mới
được đặt tên hoặc sửa đổi tên”.
6. Sửa đổi, bổ sung Điều 13
như sau:
“Điều 13.
Trách nhiệm của các cơ quan liên quan:
1. UBND các quận, huyện, thị
xã có trách nhiệm:
- Hàng năm cung cấp danh mục đường,
phố nằm trong quy hoạch đô thị theo thứ tự ưu tiên, tình trạng đường, phố, công
trình công cộng mới đã hình thành, có đầy đủ thông tin về kích thước, đặc điểm kiến trúc và bản đồ kèm theo; Phối hợp khảo
sát các tuyến đường, phố và công trình công cộng dự kiến đặt tên với đoàn khảo
sát liên ngành của Thành phố.
- Chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn họp xin ý kiến nhân dân địa phương
và có văn bản thống nhất đồng trình đề nghị đặt tên đường, phố và công trình
công cộng.
- Chủ trì phối hợp với Sở Văn hóa, Thể
thao và Du lịch và các cơ quan thông tin tuyên truyền của Thành phố, các đơn vị
liên quan tổ chức tuyên truyền, giới thiệu
độ dài đường, phố; ý nghĩa tên các đường, phố mới được đặt tên.
- Tổ chức thực hiện công tác đánh số,
gắn biển số nhà, biển chỉ dẫn công trình công cộng trên địa bàn đối với các đường,
phố đủ điều kiện đánh số nhà theo quy định, chậm nhất không quá 6 tháng sau khi
có Quyết định của UBND Thành phố về đặt
tên, đổi tên đường, phố.
2. Sở Quy hoạch - Kiến trúc phối hợp
với Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị
xã cung cấp danh mục đường, phố và công trình công cộng năm trong quy hoạch xây
dựng, quy hoạch đô thị có đầy đủ thông tin về kích thước và bản đồ quy hoạch
kèm theo.
3. Sở Giao thông Vận tải tổ chức gắn
biển tên đường, phố và công trình công cộng chậm nhất không quá 01 tháng sau
khi có Quyết định của UBND Thành phố về
việc đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn Thành phố
Hà Nội.
4. Sở Xây dựng có trách nhiệm hướng dẫn,
đôn đốc UBND các quận, huyện, thị xã tổ chức
đánh số, gắn biển số nhà theo quy định.”
Điều 2.
Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Điều 3.
Chánh Văn phòng UBND Thành phố, Giám đốc
các Sở, Ngành, Chủ tịch UBND quận, huyện, thị xã và các
đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Bộ VHTT&DL;
- Cục Kiểm tra VB Bộ TP;
- TT TU, TT HĐND TP;
- Đ/c Chủ tịch và các PCT UBND TP;
- UBND quận, huyện, thị xã;
- Website Chính phủ;
- TT Tin học và Công báo TP;
- Cổng Giao tiếp điện tử HN
- VP UB: các Đ/c CPVP, các phòng CV, TH;
- Lưu: VT, VXh.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Hồng Sơn
|