|
Bản dịch này thuộc quyền sở hữu của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Mọi hành vi sao chép, đăng tải lại mà không có sự đồng ý của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là vi phạm pháp luật về Sở hữu trí tuệ.
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT has the copyright on this translation. Copying or reposting it without the consent of
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT is a violation against the Law on Intellectual Property.
X
CÁC NỘI DUNG ĐƯỢC SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Các nội dung của VB này được VB khác thay đổi, hướng dẫn sẽ được làm nổi bật bằng
các màu sắc:
: Sửa đổi, thay thế,
hủy bỏ
Click vào phần bôi vàng để xem chi tiết.
|
|
|
Đang tải văn bản...
Số hiệu:
|
10/1998/QĐ-TTg
|
|
Loại văn bản:
|
Quyết định
|
Nơi ban hành:
|
Thủ tướng Chính phủ
|
|
Người ký:
|
Phan Văn Khải
|
Ngày ban hành:
|
23/01/1998
|
|
Ngày hiệu lực:
|
Đã biết
|
Ngày công báo:
|
Đã biết
|
|
Số công báo:
|
Đã biết
|
|
Tình trạng:
|
Đã biết
|
THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ
********
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
10/1998/QĐ-TTg
|
Hà
Nội, ngày 23 tháng 1 năm 1998
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ VIỆT
NAM ĐẾN NĂM 2020
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ
ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Điều lệ Quản lý quy hoạch đô thị ban hành kèm theo Nghị định số 91/CP
ngày 17 tháng 8 năm 1997 của Chính phủ;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Xây dựng (Công văn số 42/BXD-KTQH ngày 16 tháng
8 năm 1996),
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Phê duyệt định hướng Quy hoạch tổng thể phát triển đô thị Việt Nam đến năm 2020
với nội dung chủ yếu sau:
I. VỀ QUAN ĐIỂM
VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN:
1. Về quan điểm:
Nhằm phục vụ mục tiêu đẩy mạnh
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, giữ vững phát triển kinh tế, xã hội,
văn hóa, đảm bảo an ninh, quốc phòng và bảo vệ môi trường sinh thái, việc hình
thành và phát triển các đô thị cả nước đến năm 2020 phải:
- Phù hợp với sự phân bố và
trình độ phát triển của lực lượng sản xuất cả nước, tập trung xây dựng cơ sở
kinh tế kỹ thuật vững chắc làm động lực phát triển cho từng đô thị.
- Bố trí hợp lý các đô thị lớn,
trung bình và nhỏ, tạo ra sự phát triển cân đối giữa các vùng lãnh thổ, kết hợp
đẩy mạnh đô thị hoá nông thôn và xây dựng nông thôn mới.
- Có cơ sở hạ tầng đồng bộ với
trình độ thích hợp hoặc hiện đại, tuỳ thuộc vào yêu cầu khai thác và sử dụng
các khu vực trong đô thị.
- Phát triển ổn định, bền vững và
trường tồn, trên cơ sở tổ chức hợp lý môi sinh và bảo vệ môi trường.
- Kết hợp cải tạo với xây dựng mới;
coi trọng giữ gìn bản sắc văn hoá và truyền thống dân tộc với việc áp dụng các
tiến bộ khoa học, công nghệ mới để tiến lên hiện đại.
- Củng cố an ninh, quốc phòng và
an toàn xã hội.
- Huy động mọi nguồn vốn để cải
tạo và xây dựng đô thị nhưng phải coi trọng việc giữ gìn trật tự kỷ cương, tăng
cường kiểm soát sự phát triển đô thị theo đúng quy hoạch và pháp luật.
2. Về mục tiêu.
Từng bước xây dựng hoàn chỉnh hệ
thống đô thị cả nước, có cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội và kỹ thuật hiện đại,
môi trường đô thị trong sạch, được phân bố và phát triển hợp lý trên địa bàn cả
nước, đảm bảo cho mỗi đô thị, theo vị trí và chức năng của mình, phát huy được
đầy đủ các thế mạnh góp phần thực hiện tốt hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng
xã hội chủ nghĩa và bảo vệ tổ quốc.
II. VỀ ĐỊNH
HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ ĐẾN NĂM 2020:
1. Chức năng các đô thị trong hệ
thống đô thị cả nước:
- Các đô thị lớn giữ vai trò
trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá, kinh tế - kỹ thuật, đào tạo và là đầu mối
giao thông, giao lưu trong vùng, cả nước và quốc tế;
- Các đô thị trung bình và nhỏ
giữ chức năng trung tâm kinh tế, văn hoá, dịch vụ của khu vực.
- Các thị tứ làm trung tâm kinh
tế, văn hoá và dịch vụ cho mỗi xã hoặc cụm xã, nhằm đẩy mạnh quá trình đô thị
hoá nông thôn và xây dựng nông thôn mới.
2. Mức tăng trưởng dân số theo dự
báo:
- Hiện trạng: dân số đô thị cả
nước là trên 15 triệu người, chiếm khoảng 20% dân số cả nước;
- Năm 2000, dân số đô thị là 19
triệu người, chiếm 22% dân số cả nước;
- Năm 2010, dân số đô thị là
30,4 triệu người, chiếm 33% dân số cả nước;
- Năm 2020, dân số đô thị là 46
triệu người, chiếm 45% dân số cả nước.
3. Nhu cầu sử dụng đất đô thị:
- Hiện trạng: Diện tích đất đô
thị cả nước là 63.300 ha; chiếm 0,2% diện tích cả nước, bình quân 45m2/người;
- Năm 2000, diện tích đất đô thị
là 114.000 ha, chiếm 0,35% diện tích đất tự nhiên cả nước, bình quân 60m2/người;
- Năm 2010 diện tích đất đô thị
là 243.200 ha, chiếm 0,74% diện tích đất tự nhiên cả nước, bình quân 80m2/người;
- Năm 2020, diện tích đất đô thị
là 460.000 ha, chiếm 1,4 diện tích đất tự nhiên cả nước, bình quân 100m2/người.
4. Về chọn đất phát triển đô thị:
Phát triển chiều sâu, trên cơ sở
sử dụng quỹ đất hiện có chưa sử dụng hoặc sử dụng còm kém hiệu quả trong đô thị;
từng bước mở rộng đô thị ra vùng ven đô và tuỳ theo điều kiện của từng vùng xây
dựng các đô thị vệ tinh hoặc đô thị đối trọng tại các vùng ảnh hưởng các thành
phố lớn; đẩy mạnh việc xây dựng các đô thị mới tại các vùng chưa phát triển, đồng
thời tiến hành đô thị hoá các khu dân cư nông thôn.
5. Về tổ chức không gian hệ thống
đô thị cả nước:
a) Xây dựng và phân bổ hợp lý
các độ thị trung tâm trên các vùng lãnh thổ:
- Mạng lưới đô thị cả nước được
hình thành và phát triển trên cơ sở các đô thị trung tâm, gồm thành phố trung
tâm cấp quốc gia như: Thủ đô Hà Nội, các thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng
và Huế; thành phố trung tâm cấp vùng như: các thành phố Cần Thơ, Biên Hoà, Vũng
Tầu, Nha Trang, Buôn Mê Thuột, Vinh, Nam Định, Hạ Long, Việt Trì, Thái Nguyên
và Hoà Bình; các thành phố, thị xã trung tâm cấp tỉnh, bao gồm 5 thành phố
trung tâm quốc gia, 11 đô thị là trung tâm vùng đã kể trên và các thành phố, thị
xã tỉnh lỵ khác; các đô thị trung tâm cấp huyện, bao gồm các thị trấn huyện lỵ
và các thị xã là vùng trung tâm chuyên ngành của tỉnh và các đô thị trung tâm cấp
tiểu vùng, bao gồm các thị trấn là trung tâm các cụm khu dân cư nông thôn hoặc
là các đô thị vệ tinh trong các vùng ảnh hưởng của đô thị lớn.
- Các đô thị trung tâm các cấp
được phân bố hợp lý trên 10 vùng đô thị hoá đặc trưng của các nước là: vùng
kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và đồng bằng sông Hồng; vùng kinh tế trọng điểm Nam Bộ
và Đông Nam bộ; vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và Trung Trung Bộ; vùng đồng
bằng sông Cửu Long; vùng Nam Trung Bộ (Bình Định - Phú Yên, Ninh Thuận, Bình
Thuận); vùng Tây Nguyên; vùng Bắc trung bộ (Thanh Hoá - Nghệ An - Hà Tĩnh);
vùng Cao Bằng - Lạng Sơn - Hà Bắc - Bắc Thái; vùng Lào Cai, Yên Bái - Hà Giang
- Tuyên Quang - Vĩnh Phú và vùng Tây Bắc.
- Các đô thị trung tâm lớn như:
Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng v.v... phải được tổ chức
thành các chùm đô thị, có vành đai xanh bảo vệ để hạn chế tối đa sự tập trung
dân số, cơ sở kinh tế và phá vỡ cân bằng sinh thái, tránh sự hình thành các
siêu đô thị.
b. Về quy hoạch sử dụng đất đai.
Quy hoạch xây dựng các đô thị,
phải đảm bảo các khu chức năng và cơ sở hạ tầng có quan hệ gắn bó với nhau, nhằm
thoả mãn các nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng cao của nhân dân.
c. Về kiến trúc đô thị.
Hình thành bộ mặt kiến trúc, góp
phần tạo nên hình ảnh đô thị hiện đại, văn minh tương xứng với tầm vóc đất nước
của thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá; trên cơ sở đó thực hiện đồng thời
hai nhiệm vụ trọng tâm là kế thừa, bảo vệ, tôn tạo và giữ gìn các di sản lịch sử,
văn hoá và các công trình kiến trúc có giá trị, đồng thời phát triển nền văn
hoá kiến trúc đô thị mới, hiện đại, đậm đà bản sắc dân tộc.
6. Về phát triển cơ sở hạ tầng kỹ
thuật:
a. Ưu tiên phát triển, hiện đại
hoá cơ sở hạ tầng liên các đô thị và khu dân cư nông thôn trên địa bàn cả nước
và các vùng kinh tế trọng điểm, tạo tiền đề hình thành, phát triển các đô thị
và đô thị hoá nông thôn, đảm bảo liên hệ mật thiết với các nước trong khu vực
và trên thế giới và sự giao lưu thông thoáng trong mọi thời tiết, trên các tuyến
giao thông huyết mạch, tuyến xương sống và các tuyến nhánh nối các đô thị với
các vùng và với các trung tâm miền núi.
Trong từng vùng lãnh thổ phải
cân đối việc cấp điện, nước, giao thông, thông tin liên lạc tuỳ theo yêu cầu và
mức độ phát triển đô thị.
b. Cải tạo và xây dựng cơ sở hạ
tầng kỹ thuật trong các đô thị như: giao thông, cấp điện, cấp nước, thoát nước
bẩn và thông tin liên lạc theo hướng đồng bộ, với trình độ và chất lượng thích
hợp hoặc hiện đại tuỳ theo yêu cầu và mức độ phát triển của từng khu đô thị,
đáp ứng tối đa nhu cầu sản xuất và đời sống xã hội.
7. Về bảo vệ môi trường, cảnh
quan thiên nhiên, giữ gìn cân bằng sinh thái đô thị:
- Xây dựng và duy trì bộ khung bảo
vệ thiên nhiên gồm rừng tự nhiên, hệ thống vườn quốc gia, cây xanh mặt nước
v.v... trên địa bàn cả nước, trong từng vùng và trong mỗi đô thị;
- Khai thác và sử dụng hợp lý
các tài nguyên thiên nhiên quỹ đất, nước, khoáng sản, rừng v.v... vào mục đích
cải tạo và xây dựng đô thị; - Quy hoạch phân vùng chức năng hợp lý, đảm bảo đáp
ứng các nhu cầu về chỗ ở, chỗ làm việc, đi lại, nghỉ ngơi giải trí cho cá nhân
và toàn xã hội;
- Có biện pháp xử lý, tái sử dụng
các chất thải sinh hoạt và sản xuất bằng các công nghệ, kỹ thuật thích hợp.
III. VỀ NỘI
DUNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CÁC ĐÔ THỊ GIAI ĐOẠN ĐẦU ĐẾN NĂM 2005:
1. Các chương trình và dự án đầu
tư cải tạo, xây dựng đô thị đợt đầu, hướng ưu tiên vào các lĩnh vực chủ yếu
sau:
a. Đầu tư phát triển kết cấu hạ
tầng sản xuất, phát triển các khu công nghiệp và trung tâm thu hút lao động đảm
bảo tăng trưởng kinh tế đô thị, ổn định, tạo cơ sở chuyển dịch cơ cấu kinh tế
theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tăng thu ngân sách và tạo ra việc làm
cho người lao động.
b. Đầu tư phát triển, hiện đại
hoá kết cấu hạ tầng kỹ thuật và xã hội, tạo môi trường thu hút đầu tư, cải thiện
điều kiện sinh hoạt của nhân dân và thúc đẩy quá trình nhất thể hoá đô thị,
nông thôn;
c. Đầu tư cải thiện một bước về
vệ sinh môi trường, giữ gìn giá trị văn hoá lịch sử của mỗi đô thị, bảo vệ môi
trường, cân bằng sinh thái đô thị và xây dựng các đô thị xanh, sạch, đẹp;
d. Đầu tư các đô thị theo đúng
quy hoạch, kế hoạch và pháp luật đề ra.
2. Các chính sách, cơ chế và biện
pháp phát triển các đô thị:
Trên cơ sở nắm vững chủ trương
phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự
quản lý của Nhà nước, trước mắt tập trung triển khai các chính sách, cơ chế và
biện pháp phát triển đô thị sau:
a. Tăng cường hiệu lực bộ máy quản
lý đô thị, đổi mới cơ chế và chính sách phát triển đô thị trong các lĩnh vực quản
lý hành chính Nhà nước, quản lý quy hoạch; quản lý nhà, đất; quản lý đầu tư và
xây dựng; quản lý khai thác sử dụng công trình đô thị, tạo ra sự chuyển biến cơ
bản đối với hệ thống đô thị cả nước;
b. Xây dựng chính sách và các giải
pháp tạo vốn, trên cơ sở sử dụng hiệu quả nguồn vốn Nhà nước, các nguồn vốn
trong nước và nước ngoài vào mục đích phát triển cơ sở hạ tầng đô thị. Nghiên cứu
cơ chế tạo các nguồn thu và việc hình thành quỹ phát triển cơ sở hạ tầng đô thị;
c. Tiếp tục hoàn chỉnh và đổi mới
chính sách về nhà và đất đô thị để ổn định đời sống và tạo nguồn lực phát triển
đô thị;
d. Xây dựng hoàn chỉnh chính
sách về quy hoạch và kiến trúc đô thị từng bước hình thành nền kiến trúc đô thị
hiện đại, đậm đà bản sắc dân tộc, đồng thời tăng cường việc cải tạo, xây dựng
các đô thị, để các đô thị phát triển có trật tự, kỷ cương, theo đúng quy hoạch
và pháp luật;
e. Tăng cường chính sách quản lý
môi trường đô thị, đảm bảo cho các đô thị phát triển ổn định, bền vững và trường
tồn trong điều kiện đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Có biện pháp đẩy mạnh
và duy trì phong trào giữ gìn đô thị xanh, sạch, đẹp tại các đô thị.
Điều 2.
Căn cứ vào định hướng quy hoạch tổng thể phát triển đô thị đã được phê duyệt, Bộ
Xây dựng, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiến hành
rà soát lại quy hoạch chung các đô thị, lập quy hoạch chi tiết các khu vực xây
dựng giai đoạn 1 đến năm 2005 để trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy
định hiện hành; tổ chức triển khai việc lập, thực hiện các dự án đầu tư để phát
triển đồng bộ các đô thị phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội,
quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp và kết cấu hạ tầng thời kỳ 1996 -
2010 và các quy hoạch ngành đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Điều 3.
Bộ trưởng Bộ Xây dựng có trách nhiệm chỉ đạo Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức quản lý xây dựng các đô thị theo quy hoạch
được duyệt, đảm bảo gìn giữ trật tự kỷ cương và đưa công tác quản lý xây dựng
đô thị vào nề nếp.
Điều 4.
Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ
quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định 10/1998/QĐ-TTg phê duyệt định hướng quy hoạch tổng thể phát triển đô thị Việt Nam đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
THE PRIME
MINISTER OF GOVERNMENT
-----
|
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
----------
|
No. 10/1998/QD-TTg
|
Hanoi, January
23, 1998
|
DECISION TO APPROVE THE
ORIENTATIONS OF THE MASTER PLAN FOR THE DEVELOPMENT OF VIETNAM'S URBAN CENTERS
TILL 2020. THE PRIME MINISTER Pursuant
to the Law on Organization of the Government of September 30, 1992;
Pursuant to the Regulation on the Management of Urban Planning issued together
with Decree No. 91-CP of August 17, 1997 of the Government;
At the proposal of the Minister of Construction (Official Dispatch No.
42/BXD-KTQH of August 16, 1996), DECIDES: Article 1.-
To approve the orientations of the master plan for the development of Vietnam's
urban centers till 2020 with the following principal contents: I.
REGARDING THE DEVELOPMENT CONCEPTS AND GOALS: 1. Regarding the concepts: ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. - Comply with the distribution and development
level of the production forces throughout the country, concentrate on building
a solid economic and technical base serving as a motive force for the
development of each urban center. - Rationally arrange large, medium and small
urban centers, creating a balanced development among the different territorial
regions and combine the acceleration of rural urbanization with the
construction of new rural areas. - Have an integrated infrastructure of a
suitable or modern level, depending on the requirements of the exploitation and
utilization of various areas within each urban center. - Ensure a stable and sustainable development on
the basis of a rational organization of the living environment and
environmental protection. - Combine the renovation of existing
constructions with the building of new ones; combine the preservation of the national
cultural identity and traditions with the application of new scientific and
technological advances to modernize the country. - Consolidate security, defense and social
safety. - Tap all sources of capital for upgrading and
building urban centers while importance must be attached to maintaining order
and discipline and intensifying control of the urban development in accordance
with the master plan and law. 2. Regarding the goals: To gradually construct and perfect the national
urban network that has modern economic, social and technical infrastructure, a
clean urban environment and is rationally arranged and developed nationwide,
ensuring that each urban center shall, depending on its location and functions,
bring into full play its strengths and contribute to well implementing the two
strategic tasks of building socialism and safeguarding the Fatherland. ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. 1. Functions of urban centers in the national
urban network: - Large urban centers shall play the role of
economic, political, cultural, eco-technical and training centers and act as
junctions of regional, national and international communications and exchange. - Medium and small centers shall assume the
functions of economic, cultural and service hubs of regions. - Townships shall be economic, cultural and
service centers for communes or clusters of communes in order to step up the
process of rural urbanization and building of new rural areas. 2. Forecasts of population growth rates: - At present: the country's urban population now
stands at over 15 million, making up about 20% of the national population; - By 2000, the urban population shall be 19
million, accounting for 22% of the national population; - By 2010, the urban population shall be 30.4
million, accounting for 33% of the national population; - By 2020, the urban population shall be 46
million, accounting for 45 % of the national population. ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. - At present: The country's total urban land
area covers 63,000 hectares, accounting for 0.2% of its total area, 45 m2 per
head on average; - By 2000, the total urban land area shall reach
114,000 hectares, representing 0.35% of the country's natural land area, 60 m2
per head on average; - By 2010, the total urban land area shall reach
243,200 hectares, representing 0.74% of the country's natural land area, 80 m2
per head on average; - By 2020, the total urban land area shall reach
460,000 hectares, representing 1.4% of the country's natural land area, 100 m2
per head on average. 4. Regarding the selection of land for urban
development: To ensure in-depth development on the basis of
using the existing land fund which has not been used or has been used
ineffectively in urban centers; to gradually expand urban centers to their
outskirts and build, depending on the conditions of each area, satellite cities
or parallel cities in affluent areas of big cities; to speed up the building of
new urban centers in undeveloped areas and at the same time urbanize rural
population areas. 5. Regarding the territorial distribution of the
national urban network: a/ Building and rationally distributing central
cities in different territorial areas: - The national urban network which is formed and
developed on the basis of central cities, including five national-level central
cities of national grade such as Hanoi capital, Ho Chi Minh city, the cities of
Hai Phong, Da Nang and Hue; and 11 central cities of regional grade such as the
cities of Can Tho, Bien Hoa, Vung Tau, Nha Trang, Buon Ma Thuot, Vinh, Nam
Dinh, Ha Long, Viet Tri, Thai Nguyen and Hoa Binh; and other provincial cities
and towns; the district-level central townships, including district townships
and provincial towns which are specialized central areas of the provinces and sub-regional
central cities, and district townships which are centers of rural population
clusters or satellite cities in the affluent areas of big cities. ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. - The large central cities such as Hanoi, Ho Chi
Minh city, Hai Phong, Hue, Da Nang, etc., must be organized into city clusters
protected with the green belts to minimize the over-concentration of
population, economic establishments and the ecological imbalance and to avoid
the formation of super cities. b/ Regarding the land use planning: The urban construction planning must ensure that
functional quarters and infrastructure are closely inter-related to satisfy the
people's increasing material and spiritual demands. c/ Regarding urban architecture: To formulate typical architectural physiognomy,
contributing to the image of modern and civilized cities compatible with the
country's status in the period of industrialization and modernization; on this
basis, to perform simultaneously two key tasks of inheriting, protecting,
renovating and preserving historic and cultural heritage as well as valuable
architectural works while developing the culture of new and modern urban
architecture characterized by national identity. 6. Regarding technical infrastructure
development: a/ To give priority to the development and
modernization of infrastructures that link cities with rural population areas
on the national scale as well as in key economic regions, creating a premise
for the formation and development of cities and rural urbanization and ensuring
close relations with the countries in the region and in the world and the
smooth and uninterrupted communications under any weather condition on important
and backbone routes as well as branch roads linking cities to various regions
and mountainous centers. The power and water supply, traffic, information
and communications must be balanced in each territorial region according to the
urban development requirements and level. b/ To renovate and build the technical
infrastructure in cities such as traffic, power and water supply, waste water
drainage, information and communications in a comprehensive manner and to
suitable or modern level and quality, depending on the development requirements
and level of each city, satisfying to the utmost the demands of production and
social life. ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. - To build and maintain the nature protection
network including natural forests, the system of national gardens, trees and
water surface, etc., all over the country, in each region and each city; - To rationally exploit and use natural
resources, land funds, water, minerals, forests, etc., for urban renovation and
construction; - To draw a rational plan on functional regions,
ensuring the satisfaction of individuals' and the entire society's needs of
accommodation, working places, travel, rest and recreation; - To take measures to treat and re-use wastes
discharged from everyday life and production activities with the application of
appropriate technologies and techniques. III.
REGARDING THE CONTENTS OF URBAN DEVELOPMENT INVESTMENT IN THE FIRST PHASE TILL
2005: 1. The programs and investment projects on urban
renovation and construction shall concentrate on the following prioritized
major fields: a/ Investing in the development of the
production infrastructure, industrial parks and labor-intensive centers
ensuring the stable economic growth in urban centers, creating conditions for
the economic restructuring along the direction of industrialization and
modernization, raising budget revenues and generating jobs for laborers. b/ Investing in the development and
modernization of the technical and social infrastructure, creating an
attractive environment for investment, improving the people's living conditions
and accelerating the process of narrowing the gaps between urban and rural
areas; c/ Investing in the improvement of the
environmental sanitation, the preservation of the historical and cultural
values of each city, the environmental protection, the balancing of the urban
ecology in cities and the construction of green, clean and beautiful cities; ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. 2. Urban development policies, mechanisms and
measures: On the basis of firmly grasping the policy on
the development of a multi-sector economy operating under the State-regulated
market mechanism, in the immediate future to focus on the implementation of the
following urban development policies, mechanisms and measures: a/ Strengthening the effect of the urban
management apparatus, renewing the urban development policies and mechanisms in
various State administrative management fields, the management of the master
plan, the management of land and houses, the investment and construction
management; the management of the exploitation and utilization of urban
projects, creating a substantial change in the national urban network; b/ Formulating policies on and solutions to the
capital generation on the basis of effectively using the source of State
capital, domestic and foreign sources of capital for urban infrastructure
development. Studying a mechanism to generate revenues and the formulation of
urban infrastructure development funds; c/ Continuing to perfect and renew policies on
urban housing and land so as to stabilize the people's life and create
resources for urban development; d/ Elaborating and perfecting policies on urban
planning and architecture, gradually formulating a modern urban architecture
strong with national identity and, at the same time, intensifying the
renovation and construction of urban centers to ensure their orderly and
planned development in accordance with the master plan and laws. e/ Strengthening the policy on urban
environmental management to ensure the stable and sustainable development of
urban centers in the context of accelerated industrialization and modernization.
Taking measures to promote and maintain the movement of preserving green, clean
and beautiful cities in urban centers. Article 2.-
Basing themselves on the orientations for the urban development master plan
already approved, the Ministry of Construction, the People's Committees of the
provinces and cities directly under the Central Government shall conduct a
review of the general planning of cities, draw up detailed planning of areas to
be constructed for the first phase till 2005 and submit them to the competent
levels for approval in accordance with current regulations; organize the
formulation and implementation of investment projects for a comprehensive urban
development in line with the socio-economic development master plan, the
industrial and infrastructural development master plan for the period 1996-2010
and the general plannings for various branches already approved by the Prime
Minister. Article
3.- The Minister of Construction shall have to direct the presidents of the
People's Committees of the provinces and cities directly under the Central
Government to organize the management of the construction of urban centers
according to the approved master plan, maintaining order and discipline and put
the urban construction management into order. ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. The ministers, the heads of the
ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the
Government and the presidents of the People's Committees of the provinces and
cities directly under the Central Government shall have to implement this
Decision. THE PRIME MINISTER OF
GOVERNMENT
Phan Van Khai
Quyết định 10/1998/QĐ-TTg ngày 23/01/1998 phê duyệt định hướng quy hoạch tổng thể phát triển đô thị Việt Nam đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
9.454
|
NỘI DUNG SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Văn bản bị thay thế
Văn bản thay thế
Chú thích
Chú thích:
Rà chuột vào nội dụng văn bản để sử dụng.
<Nội dung> = Nội dung hai
văn bản đều có;
<Nội dung> =
Nội dung văn bản cũ có, văn bản mới không có;
<Nội dung> = Nội dung văn
bản cũ không có, văn bản mới có;
<Nội dung> = Nội dung được sửa đổi, bổ
sung.
Click trái để xem cụ thể từng nội dung cần so sánh
và cố định bảng so sánh.
Click phải để xem những nội dung sửa đổi, bổ sung.
Double click để xem tất cả nội dung không có thay
thế tương ứng.
Tắt so sánh [X] để
trở về trạng thái rà chuột ban đầu.
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
FILE ATTACHED TO DOCUMENT
|
|
|
Địa chỉ:
|
17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
|
Điện thoại:
|
(028) 3930 3279 (06 lines)
|
E-mail:
|
inf[email protected]
|
Mã số thuế:
|
0315459414
|
|
|
TP. HCM, ngày 31/05/2021
Thưa Quý khách,
Đúng 14 tháng trước, ngày 31/3/2020, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã bật Thông báo này, và nay 31/5/2021 xin bật lại.
Hơn 1 năm qua, dù nhiều khó khăn, chúng ta cũng đã đánh thắng Covid 19 trong 3 trận đầu. Trận 4 này, với chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, chắc chắn chúng ta lại thắng.
Là sản phẩm online, nên 250 nhân sự chúng tôi vừa làm việc tại trụ sở, vừa làm việc từ xa qua Internet ngay từ đầu tháng 5/2021.
Sứ mệnh của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là:
sử dụng công nghệ cao để tổ chức lại hệ thống văn bản pháp luật,
và kết nối cộng đồng Dân Luật Việt Nam,
nhằm:
Giúp công chúng “…loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu…”,
và cùng công chúng xây dựng, thụ hưởng một xã hội pháp quyền trong tương lai gần;
Chúng tôi cam kết dịch vụ sẽ được cung ứng bình thường trong mọi tình huống.
THÔNG BÁO
về Lưu trữ, Sử dụng Thông tin Khách hàng
Kính gửi: Quý Thành viên,
Nghị định 13/2023/NĐ-CP về Bảo vệ dữ liệu cá nhân (hiệu lực từ ngày 01/07/2023) yêu cầu xác nhận sự đồng ý của thành viên khi thu thập, lưu trữ, sử dụng thông tin mà quý khách đã cung cấp trong quá trình đăng ký, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Quý Thành viên xác nhận giúp THƯ VIỆN PHÁP LUẬT được tiếp tục lưu trữ, sử dụng những thông tin mà Quý Thành viên đã, đang và sẽ cung cấp khi tiếp tục sử dụng dịch vụ.
Thực hiện Nghị định 13/2023/NĐ-CP, chúng tôi cập nhật Quy chế và Thỏa thuận Bảo về Dữ liệu cá nhân bên dưới.
Trân trọng cảm ơn Quý Thành viên.
Tôi đã đọc và đồng ý Quy chế và Thỏa thuận Bảo vệ Dữ liệu cá nhân
Tiếp tục sử dụng
Cảm ơn đã dùng ThuVienPhapLuat.vn
- Bạn vừa bị Đăng xuất khỏi Tài khoản .
-
Hiện tại có đủ người dùng cùng lúc,
nên khi người thứ vào thì bạn bị Đăng xuất.
- Có phải do Tài khoản của bạn bị lộ mật khẩu
nên nhiều người khác vào dùng?
- Hỗ trợ: (028) 3930.3279 _ 0906.229966
- Xin lỗi Quý khách vì sự bất tiện này!
Tài khoản hiện đã đủ người
dùng cùng thời điểm.
Quý khách Đăng nhập vào thì sẽ
có 1 người khác bị Đăng xuất.
Tài khoản của Quý Khách đẵ đăng nhập quá nhiều lần trên nhiều thiết bị khác nhau, Quý Khách có thể vào đây để xem chi tiết lịch sử đăng nhập
Có thể tài khoản của bạn đã bị rò rỉ mật khẩu và mất bảo mật, xin vui lòng đổi mật khẩu tại đây để tiếp tục sử dụng
|
|