Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 06/2001/QĐ-BCĐCTCLC Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Xây dựng Người ký: Nguyễn Văn Liên
Ngày ban hành: 22/05/2001 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ XÂY DỰNG
BAN CHỈ ĐẠO CUỘC VẬN ĐỘNG ĐẢM BẢO VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH SẢN PHẨM XÂY DỰNG
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 06/2001/QĐ-BCĐCTCLC

Hà Nội, ngày 22 tháng 05 năm 2001

 

QUYẾT ĐỊNH

CỦA TRƯỞNG BAN CHỈ ĐẠO CTCLC VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ VẬN ĐỘNG VÀ CÔNG NHẬN CÔNG TRÌNH SẢN PHẨM BAN HÀNH QUY CHẾ VẬN ĐỘNG VÀ CÔNG NHẬN CÔNG TRÌNH SẢN PHẨM XÂY DỰNG ĐƠN VỊ, CÁ NHÂN ĐẢM BẢO VÀ ĐẠT CHẤT LƯỢNG CAO ỦA NGÀNH XÂY DỰNG TRONG KẾ HOẠCH 5 NĂM 2001-2005

TRƯỞNG BAN CHỈ ĐẠO CTCLC

Căn cứ Nghị định số: 15/CP ngày 4/3/1994 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng.
Căn cứ vào Quyết định số: 1849/QĐ-BXD ngày 26 tháng 12 năm 2000 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc thành lập Ban chỉ đạo cuộc vận động đảm bảo và nâng cao chất lượng công trình sản phẩm xây dựng.
Căn cứ Chỉ thị liên tịch số: 08/2000/BXD-CĐXDVN ngày 26 tháng 12 năm 2000 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng và Chủ tịch Công đoàn Xây dựng Việt Nam về việc tiếp tục đổi mới, phát huy hiệu quả cuộc vận động đảm bảo và nâng cao chất lượng công trình, sản phẩm xây dựng trong kế hoạch 5 năm 2001-2005.
Xét đề nghị của thường trực Ban chỉ đạo cuộc vận động đảm bảo và nâng cao chất lượng công trình sản phẩm xây dựng

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này " Quy chế vận động và công nhận công trình, sản phẩm xây dựng, đơn vị, cá nhân đảm bảo và đạt chất lượng cao của Ngành Xây dựng trong kế hoạch 5 năm 2001-2005".

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký.

Điều 3. Các Ông chánh văn phòng Bộ Xây dựng, Công đoàn Xây dựng Việt Nam, các Sở Xây dựng, các doanh nghiệp xây dựng, sản xuất VLXD, tư vấn thiết kế và các thành viên Ban chỉ đạo cuộc vận động đảm bảo và nâng cao chất lượng công trình, sản phẩm xây dựng chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 


Nơi nhận:
- Như điều 3
- Lưu VP, Cục GĐ

TRƯỞNG BAN CHỈ ĐẠO CUỘC VẬN ĐỘNG
ĐẢM BẢO VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH, SẢN PHẨM XÂY DỰNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Văn Liên

 

 

QUY CHẾ

VẬN ĐỘNG VÀ CÔNG NHẬN CÔNG TRÌNH, SẢN PHẨM XÂY DỰNG ĐƠN VỊ, CÁ NHÂN ĐẢM BẢO VÀ ĐẠT CHẤT LƯỢNG CAO CỦA NGÀNH XÂY DỰNG TRONG KẾ HOẠCH 5 NĂM 2001-2005
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 06/2001/QĐ-BCĐCTCLC ngày 22 tháng 5 năm 2001)

 

Chương 1:

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1.Bản quy chế này quy định:

1.1-Trách nhiệm của Ban chỉ đạo cuộc vận động đảm bảo và nâng cao chất lượng công trình, sản phẩm xây dựng.

1.2-Đối tượng công trình, sản phẩm xây dựng được đăng ký chất lượng cao. Các nguyên tắc và tiêu chuẩn để công nhận công trình, sản phẩm xây dựng, đơn vị, tập thể, cá nhân đảm bảo và đạt chất lượng cao của ngành xây dựng 2001- 2005 và thủ tục trình tự đăng ký.

1.3-Cơ quan thường trực Ban chỉ đạo công trình, sản phẩm xây dựng đạt chất lượng cao là: Cục giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng - Bộ Xây dựng.

Điều 2. Căn cứ ban hành Quy chế:

2.1-Quyết định số 1849/QĐ-BXD của Bộ trưởng Bộ Xây dựng ngày 26 tháng 12 năm 2000 về việc thành lập Ban chỉ đạo cuộc vận động đảm bảo và nâng cao chất lượng công trình, sản phẩm xây dựng.

2.2-Chỉ thị số: 08/2000/CT-BXD-CĐXD ngày 26 tháng 12 năm 2000 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng và Chủ tịch Công đoàn xây dựng Việt nam về việc tiếp tục đổi mới, phát huy hiệu quả cuộc vận động đảm bảo và nâng cao chất lượng công trình, sản phẩm xây dựng trong kế hoạch 5 năm 2001 - 2005.

Điều 3. Trách nhiệm của Ban chỉ đạo công trình chất lượng cao:

3.1- Tổ chức vận động:

- Các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia cuộc vận động đảm bảo và nâng cao chất lượng công trình, sản phẩm xây dựng.

- Các Sở Xây dựng, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế thành lập Ban chỉ đạo chất lượng cao cơ sở, thực hiện kiểm tra trong suốt quá trình sản xuất, xây lắp nhằm tạo ra các sản phẩm, công trình có chất lượng cao.

- Các doanh nghiệp đóng góp, ủng hộ quỹ chất lượng.

3.2- Hướng dẫn nội dung, đánh giá chất lượng các công trình, sản phẩm xây dựng theo đăng ký của các đơn vị.

3.3- Định kỳ 6 tháng báo cáo Bộ trưởng và Chủ tịch Công đoàn xây dựng Việt nam về kết quả thực hiện cuộc vận động đảm bảo và nâng cao chất lượng công trình, sản phẩm xây dựng.

Điều 4. Quy định về quy mô công trình, sản phẩm để công nhận công trình, sản phẩm xây dựng đạt chất lượng cao:

4.1- Đối với các sản phẩm thiết kế: Công trình thiết kế phải có giá trị xây lắp lớn hơn 2 tỷ đồng.

4.2- Đối với sản phẩm xây lắp:

Để công nhận đạt huy chương vàng chất lượng cao:

4.2.1-Công trình dân dụng và công nghiệp phải có giá trị xây lắp lớn hơn 2 tỷ đồng.

4.2.2-Công trình giao thông, công trình điện, dầu khí, xi măng ... phải có giá trị xây lắp lơn hơn 10 tỷ đồng.

4.2.3- Công trình thuỷ lợi phải có giá trị lớn hơn 7 tỷ đồng.

Trường hợp giá trị xây lắp thấp hơn công nhận ở mức Bằng chất lượng cao

4.3-Đối với các sản phẩm vật liệu xây dựng và cơ khí xây dựng sản xuất hàng loạt không giới hạn giá thành sản phẩm.

Điều 5. Cấp và hình thức khen thưởng:

5.1- Đối với công trình xây lắp, sản phẩm thiết kế, sản phẩm vật liệu xây dựng, cơ khí xây dựng có 2 cấp:

- Huy chương vàng chất lượng cao

- Bằng chất lượng cao

5.2- Đối với đơn vị, tập thể có 2 cấp:

- Bằng khen của Bộ trưởng và Chủ tịch Công đoàn Xây dựng Việt nam

- Cờ đơn vị đảm bảo chất lượng

5.3- Đối với cá nhân có 2 cấp:

- Bằng khen của Bộ trưởng và Chủ tịch Công đoàn Xây dựng Việt nam

- Huy chương vàng chất lượng cao

5.4- Đối với các Ban quản lý dự án ( Chủ đầu tư ) có 1 cấp:

- Bằng khen của Bộ trưởng và Chủ tịch CĐXDVN.

Điều 6. Thời gian thẩm định, xét duyệt và công nhận:

6.1- Đối với sản phẩm thiết kế và xây lắp mỗi quý một lần

6.2- Đối với sản phẩm vật liệu xây dựng và cơ khí xây dựng hai quý một lần

Chương 2:

ĐIỀU KIỆN - TRÌNH TỰ ĐĂNG KÝ, LẬP HỒ SƠ - THẨM ĐỊNH VÀ XÉT DUYỆT ĐỂ CÔNG NHẬN, SẢN PHẨM XÂY DỰNG ĐƠN VỊ, TẬP THỂ, CÁ NHÂN ĐẢM BẢO VÀ ĐẠT CHẤT LƯỢNG CAO

Điều 7. Điều kiện để đăng ký công trình, sản phẩm xây dựng đạt chất lượng cao:

7.1- Đối với sản phẩm thiết kế:

- Phải do đơn vị là chủ trì thiết kế ( tác giả )

7.2- Đối với dự án có nhiều hạng mục công trình:

- Phải là một hạng mục công trình hoàn chỉnh

7.3- Đối với sản phẩm vật liệu xây dựng và cơ khí xây dựng:

- Là những sản phẩm có số lượng sản xuất lớn

- Nếu là sản phẩm đơn chiếc phải có giá trị lớn

Điều 8. Thủ tục đăng ký công trình, sản phẩm thiết kế, xây dựng chất lượng cao:

-Bản đăng ký các công trình, sản phẩm thiết kế, xây dựng chất lượng cao tham gia cuộc vận động đảm bảo và nâng cao chất lượng công trình, sản phẩm xây dựng đạt chất lượng cao phải có đăng ký và gửi về thường trực Ban chỉ đạo công trình chất lượng cao là Cục giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng - Bộ Xây dựng ( Đ/c: 37 Lê Đại Hành - Hà Nội ), ngay từ khi khởi công xây dựng công trình ( Mẫu đăng ký xem phụ lục số 1).

-Bản đăng ký các sản phẩm cơ khí và vật liệu xây dựng gửi về Vụ khoa học công nghệ - Bộ Xây dựng.

Điều 9. Hồ sơ đề nghị xét duyệt để công nhận công trình, sản phẩm xây dựng, đơn vị, tập thể, cá nhân đảm bảo và đạt chất lượng cao:

A- ĐỐI VỚI CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG:

1- Bản đăng ký chất lượng cao các công trình, sản phẩm xây dựng ( xem mẫu tại phụ lục số 1).

2- Công văn đề nghị xét duyệt công trình, sản phẩm xây dựng đạt chất lượng cao của Ban chỉ đạo chất lượng cao cơ sở.

3- Báo cáo của đơn vị thi công về quy mô và kế hoạch đảm bảo chất lượng của công trình, sản phẩm xây dựng ( xem mầu tại phụ lục số 2).

4- Các biên bản nghiệm thu hoàn thành giai đoạn xây lắp, biên bản nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình hoặc công trình để đưa vào sử dụng và các tài liệu quản lý chất lượng bao gồm:

- Danh mục bản vẽ hoàn công

- Chứng chỉ kỹ thuật và phiếu kiểm tra xác nhận chất lượng vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xấy dựng và máy móc thiết bị sử dụng trong công trình.

- Các tài liệu đo đạc, quan trắc lún, biến dạng của công trình và các công trình lân cận trong thời gian xây dựng.

- Báo cáo kết quả thí nghiệm hiện trường ( gia cố nền, sức chịu tải của cọc móng, điện trở nối đất ...).

- Biên bản thí nghiệm hiệu chỉnh, vận hành thiết bị chạy thử không tải và có tải.

- Biên bản thử các thiết bị thông tin liên lạc, các thiết bị bảo vệ.

- Biên bản thử các thiết bị phòng cháy chữa cháy.

- Biên bản kiểm định môi trường, môi sinh.

5- Bảng tự đánh giá chất lượng công trình theo thang điểm đảm bảo chất lượng và chất lượng cao ( xem Điều 10 - Bản quy chế này).

6- ý kiến đánh giá của Chủ đầu tư về chất lượng công trình hoặc bản cho điểm của Chủ đầu tư (Khách hàng).

7- Anh chụp tổng thể công trình cỡ 18x25 và 3 ảnh chi tiết nội ngoại thất công trình cỡ 10x15.

8- Báo cáo của đơn vị đề nghị khen thưởng ( theo Điều 5 bản Quy chế ).

B- ĐỐI VỚI SẢN PHẨM THIẾT KẾ:

1- Bản đăng ký chất lượng cao

2- Công văn đề nghị xét duyệt sản phẩm thiết kế đạt chất lượng cao của Ban chỉ đạo chất lượng cao cơ sở.

3- Báo cáo của đơn vị thiết kế về công tác đảm bảo chất lượng sản phẩm thiết kế.

4- Bảng tự đánh giá chất lượng sản phẩm theo thang điểm ( xem tại Điều 11 ).

5- Các tài liệu nghiệm thu sản phẩm thiết kế ( quy định tại Điều 7- Chương 2 - Quy định Quản lý chất lượng công trình xây dựng số: 17/2000/QĐ-BXD ngày 2 tháng 8 năm 2000).

6- Anh chụp tổng thể công trình cỡ 18 x 25 và ảnh chụp chi tiết kiến trúc, chi tiết nội ngoại thất của công trình ( 5 ảnh cỡ 10 x15 ).

7- Báo cáo của đơn vị đề khen thưởng ( theo Điều 5).

C - ĐỐI VỚI SẢN PHẨM VẬT LIỆU XÂY DỰNG CƠ KHÍ VÀ CƠ KHÍ XÂY DỰNG:

1- Bản đăng ký chất lượng sản phẩm

2- Công văn đề nghị xét duyệt sản phẩm đạt chất lượng cao của Ban chỉ đạo chất lượng cao cơ sở.

3- Báo cáo của đơn vị sản sản xuất về mục tiêu và chính sách chất lượng, kế hoach đảm bảo chất lượng sản phẩm ... ( Khuyến khích các đơn vị có chứng chỉ ISO).

4- Bảng tự đánh giá chất lượng sản phẩm theo thang điểm chuẩn ( xem Điều 12 ).

5- Các tài liệu, hồ sơ xác định tính phù hợp về chất lượng của sản phẩm đối với các mức chỉ tiêu chất lượng đăng ký. Các kết quả kiểm tra, thanh tra chất lượng sản phẩm của cơ quan quản lý chất lượng xác định phù hợp với tiêu chuẩn sản xuất và không bị khách hàng khiếu nại về mức không đạt tiêu chuẩn đăng ký.

6- Anh chụp sản phẩm

7- Báo cáo đề nghị khen thưởng ( theo Điều 5).

Điều 10. Yêu cầu và tiêu chuẩn thang điểm đánh giá chất lượng công trình xây dựng:

A- ĐỐI VỚI CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG

1- Yêu cầu đánh giá:

1.1- Công trình xây dựng phải được đăng ký đảm bảo chất lượng ngay từ khi khởi công và đã được đưa vào khai thác sử dụng từ 6 tháng trở lên.

1.2- Quy trình xây dựng phải tuân thủ trình tự quản lý đầu tư và xây dựng, quy định quản lý chất lượng công trình xây dựng hoặc tiêu chuẩn Quốc tế ISO 9000. Nội dung tiêu chuẩn phải được cụ thể hoá áp dụng, phổ biến cho những người trực tiếp làm ra sản phẩm.

1.3- Đơn vị xây lắp phải nghiên cứu kỹ về mặt thiết kế, nhất là những kết cấu quan trọng, các giải pháp công nghệ mới, các yêu cầu kỹ thuật phức tạp, các chi tiết cấu tạo, các khe lún co dãn và các biện pháp chống thấm, phát hiện được các thiếu sót, những chỗ không hợp lý trong thiết kế kịp thời đề nghị bổ xung sửa đổi nhằm đảm bảo chất lượng và tuổi thọ công trình.

1.4- Đối với từng bộ phận, hạng mục công trình phải có biện pháp tổ chức thi công phổ biến cho công nhân để chấp hành và kiểm tra trong quá trình thi công nhằm đảm bảo tuyệt đối trình tự, an toàn, chất lượng vệ sinh môi trường và phòng ngừa sự cố ( thể hiển trong hồ sơ ).

1.5- Thực hiện tốt việc kiểm tra các vật liệu xây dựng, cấu kiện xây dựng và các đầu vào khác để khẳng định đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của thiết kế

1.6- Có hệ thống đảm bảo chất lượng, lập kế hoạch chất luợng cụ thể cho công trình xây dựng.

1.7- Có ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ xây dựng và sáng kiến cải tiến.

1.8- Có hệ thống, biện pháp đảm bảo an toàn lao động. Không có sự cố, tai nạn nghiêm trọng gây chết người trong quá trình thi công xây dựng.

1.9- Chế độ bảo hành tốt, tạo thuận lợi cho sử dụng, xử lý kịp thời những sai sót.

1.10- Thực hiện tốt việc nghiệm thu công tác xây lắp, nghiệm thu giai đoạn xây lắp, nghiệm thu thiết bị chạy thử không tải, nghiệm thu thiết bị chạy thử tổng hợp, nghiệm thu hoàn thành công trình để đưa vào khai thác sử dụng, có văn bản hướng dẫn sử dụng ở những bộ phận công trình cần thiết. Hồ sơ pháp lý và tài liệu quản lý chất lượng đầy đủ theo đúng quy định hiện hành để phục vụ cho nghiệm thu và lưu trữ.

2.Tiêu chuẩn và Thang điểm đánh giá chất lượng cao đối với công trình xây dựng

TT

Tiêu chuẩn-Nội dung-Mức độ đạt yêu cầu

điểm tối thiểu

điểm tối đa

1

Đơn vị có chứng chỉ: ISO 9000; ISO 14000

0

5

2

Có hệ thống đảm bảo chất lượng và kế hoạch chất lượng

công trình xây dựng.

37

45

3

Đơn vị có tổ chức nghiên cứu kỹ thiết kế nhất là những kết

cấu quan trọng, các yêu cầu kỹ thuật phức tạp, phát hiện và

kịp thời đề nghị sửa đổi những chỗ chưa hợp lý trong thiết

kế

15

20

4

Có thiết kế tổ chức biện pháp thi công từng bộ phận, tổng

thể để đảm bảo trình tự an toàn, chất lượng, môi trường và phòng ngừa sự cố.

20

25

5

Thực hiện tốt việc kiểm tra, thí nghiệm có văn bản chứng

chỉ chất lượng vật liệu, cấu kiện và các đầu vào khác theo

yêu cầu của thiết kế.

15

20

6

Tiến độ thi công phù hợp với quy mô đầu tư của công trình,

đảm bảo hợp đồng đã ký kết.

15

20

7

Có ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ và sáng kiến cải

tiến

20

25

8

Thực hiện tốt chế độ bảo hành công trình, phối hợp tốt, phát

hiện nhanh, sử lý kịp thời, tạo thuận lợi cho sử dụng.

15

20

9

Có biện pháp, hệ thống đảm bảo an toàn lao động, không có sự cố nghiêm trọng gây tai nạn chết người trong quá trình thi công xây lắp.

20

25

10

Hồ s ơ pháp lý và tài liệu quản lý chất lượng đầy đủ, đúng

quy định để tiến hành nghiệm thu và lưu trữ.

15

20

 

Tổng cộng

150

200

 

Sau khi đã được Ban chỉ đạo chất lượng cao cơ sở đánh giá:

1- Nếu đạt 150 - 164 điểm, công trình sẽ do địa phương, cơ sở xem xét khen thưởng

2- Nếu đạt từ 165 - 184 điểm, yêu cầu Tiểu ban thiết kế và xây lắp kiểm tra và đề nghị Bộ, Công đoàn xây dựng Việt Nam công nhận là công trình đạt Bằng chất lượng cao.

3- Nếu đạt từ 185 - 200 yêu cầu Tiểu ban kiểm tra và đề nghị Bộ, Công doàn xây dựng Việt Nam công nhận là công trình đạt ở mức Huy chương vàng chất lượng xây dựng.

B- ĐỐI VỚI CÁ NHÂN:

1- Chủ nhiệm công trình được tặng bằng khen về chất lượng nếu công trình được công nhận đạt Huy chương vàng chất lượng cao, còn các cá nhân khác phải là người tham gia ít nhất 2 công trình chất lượng cao, có sáng kiến cải tiến được Ban chỉ đạo chất lượng cao cơ sở đề nghị.

2- Được tặng Huy chương vàng người xây dựng công trình, sản phẩm chất lượng cao phải có 3 bằng khen chất lưọng cao và được Ban chỉ đạo chất lượng cao cơ sở đề nghị.

C - ĐỐI VỚI TẬP THỂ:

1- Những tập thể như tổ, đội... được cấp bằng khen về chất lượng nếu tham gia ít nhất 2 công trình được công nhận đạt Huy chương vàng chất lượng cao và được Ban chỉ đạo chất lượng cao cơ sở đề nghị.

2- Doanh nghiệp được nhận cờ đảm bảo chất lượng phải có tối thiểu 3 công trình được công nhận đạt Huy chương vàng và được Ban chỉ đạo chất lượng cao cơ sở đề nghị.

Điều 11: Yêu cầu và Tiêu chuẩn - thang điểm đánh giá chất lượng sản phẩm thiết kế:

A- ĐỐI VỚI SẢN PHẨM THIẾT KẾ

1. Yêu cầu đánh giá:

1.1- Sản phẩm phải có đăng ký đảm bảo chất lượng và Doanh nghiệp phải làm trọn gói từ khâu lập dự án đầu tư đến thiết kế bản vẽ thi công.

1.2- Đơn vị phải xây dựng, duy trì một hệ thống đảm bảo chất lượng, phải kiểm soát được quá trình thiết kế. làm ra sản phẩm của mình.

1.3- Công trình là sản phẩm được Bộ Xây dựng và Công đoàn xây dựng Việt nam công nhận là công trình đạt chất lượng cao.

1.4- Hồ sơ thiết kế công trình đầy đủ, rõ ràng theo đúng các quy định của Nhà Nước. Thiết kế thực hiện theo đúng trình tự quản lý đầu tư và xây dựng, có quyết định phê duyệt đầu tư của cấp có thẩm quyền, có thẩm định thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán theo đúng quy định của Nhà Nước.

1.5- Có sáng tạo trong các giải pháp thiết kế, tạo hình khối đẹp, hiện đại phù hợp với công năng sử dụng.

1.6- Kiến trúc của công trình phù hợp với quy hoạch được duyệt và cảnh quan môi trường.

1.7- Có ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong các giải pháp thiết kế.

1.8- Không có thay đổi lớn trong quá trình thi công làm vượt quá 5% dự toán công trình được duyệt.

1.9- Sản phẩm được khách hàng nghiệm thu theo đúng các quy dịnh hiện hành

1.10- Công trình được khách hàng đánh giá cao về chất lượng thiết kế.

2.Tiêu chuẩn và thang điểm đánh giá chất lượng cao đối với sản phẩm thiết kế

TT

nội dung

Điểm chấm

1

Đơn vị có chứng chỉ ISO 9000

5

2

Đơn vị có hệ thống đảm bảo chất lượng sản phẩm, kiểm soát được quá

trình thiết kế

40

3

Công trình đã được xây dựng và được công nhận đạt chất lượng cao cấp

Ngành

30

4

Hồ sơ thiết kế công trình đầy đủ, rõ ràng theo dúng các quy định hiện

hành

20

5

Có sáng tạo trong các giải pháp thiết kế, tạo hình khối đẹp, hiện đại phù

hợp với công năng sử dụng

25

6

Kiến trúc của công trình phù hợp với quy hoạch được duyệt và hài hoà với cảnh quan môi trường.

20

7

Sản phẩm thiết kế được nghiệm thu theo đúng quy định

10

8

Có ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ

20

9

Không có thay đổi lớn về thiết kế trong quá trình thi công làm vượt quá 5% tổng dự toán được duyệt

20

10

Công trình được khách hàng đánh giá cao về chất lượng thiết kế

10

 

Tổng cộng

200

Sau khi đã được Ban chỉ đạo chất lượng cao cơ sở đánh giá:

- Nếu đạt 150-164 điểm, công trình do địa phương, cơ sở xem xét khen thưởng.

- Nếu đạt 165-184 điểm, yêu cầu Tiểu ban thiết kế và xây lắp kiểm tra, đề nghị Bộ, Công đoàn xây dựng Việt Nam công nhận đạt: Bằng chất lượng cao.

- Nếu đạt 185-200 điểm, yêu cầu Tiểu ban thiết kế và xây lắp kiểm tra, đề nghị Bộ,

Công đoàn xây dựng Việt Nam công nhận: Huy chương vàng chất lượng xây dựng.

B- ĐỐI VỚI CÁ NHÂN

1. Chủ trì thiết kế được tặng bằng khen về chất lượng nếu thiết kế được công nhận đạt Huy chương vàng, còn các cá nhân khác phải tham gia ít nhất 2 sản phẩm đạt chất lượng cao cấp Ngành và được ban chỉ đạo chất lượng cao cơ sở đề nghị.

2. Được tặng Huy chương người thiết kế công trình, sản phẩm xây dựng đạt chất lượng cao phải có 3 bằng khen chất lượng.

C- ĐỐI VỚI TẬP THỂ

1. Tập thể tác giả bao gồm: các Kiến trúc sư, kỹ sư ..... được cấp bằng khen về chất lượng thiết kế nếu có được 2 sản phẩm thiết kế đạt chất lượng cao cấp Ngành.

2. Doanh nghiệp tư vấn thiết kế được nhận cờ đơn vị đảm bảo chất lượng thiết kế trong năm nếu có đưọc 3 sản phẩm thiết kế đạt chất lượng cao cấp Ngành và trong 3 năm liền không có sự cố công trình do nguyên nhân thiết kế.

Điều 12. Yêu cầu và tiêu chuẩn-thang điểm đánh giá chất lượng sản phẩm cơ khí và vật liệu xây dựng:

A- ĐỐI VỚI SẢN PHẨM

1. Yêu cầu đánh giá:

Sản phẩm cơ khí và vật liệu xây dựng thuộc các thành phần kinh tế trong Ngành xây dựng đều được quyền đăng ký thi đua sản xuất chất lượng cao hưởng ứng cuộc vận động đảm bảo và nâng cao chất lượng công trình, sản phẩm xây dựng do Bộ Xây dựng và Công đoàn xây dựng Việt nam phát động trong giai đoàn 2001-2005.

Sản phẩm đạt chất lượng cao Ngành xây dựng là sản phẩm các yêu cầu sau:

1.1- Sản phẩm được đăng ký hoặc tự công bố theo các tiêu chuẩn hiện hành

1.2- Sản phẩm được triển khai sản xuất theo hệ quản lý chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn Việt nam và Quốc tế - ISO 9000.

1.3- Sản phẩm có đầy đủ hồ sơ xác định tính phù hợp về chất lượng của sản phẩm đối với các mức chỉ tiêu chất lượng đăng ký.

1.4- Sản phẩm có các chỉ tiêu kinh tế ưu việt ( sử dụng định mức vật tư trong sản xuất, hạ giá thành .v.v...). so với năm trước đăng ký.

1.5-Các kết quả kiểm tra, thanh tra chất lượng sản phẩm của các cơ quan quản lý chất lượng xác định tính phù hợp với tiêu chuẩn sản xuất và không bị khách hàng khiếu nại về mức chất lượng.

Sản phẩm thoả mãn các yêu cầu trên sẽ được Bộ cấp chứng chỉ công nhận là sản phẩm đạt chất lượng cao của Ngành xây dựng Việt nam trong năm: 2001.......2005.

Ban chỉ đạo đảm bảo và nâng cao chất lượng công trình, sản phẩm của cơ sở căn cứ vào thang điểm quy định của bản tiêu chuẩn này sẽ tự xét đánh giá và đề nghị công nhận sản phẩm đạt chất lượng cao. Nếu đề nghị công nhận ở cấp Bộ và Công đoàn xây dựng Việt Nam. Tiểu ban chất lượng các sản phẩm cơ khí và vật liệu xây dựng của Ban chỉ đạo (gọi tắt là Tiểu ban vật liệu) sẽ tiến hành thẩm tra đánh giá và báo cáo đề nghị Bộ công nhận sản phẩm đạt chất lượng cao cấp Ngành.

2- Tiêu chuẩn - thang điểm để xét đánh giá công nhận và cấp chứng nhận cho sản phẩm đạt chất lượng cao

TT

Nội dung

Điểm chấm

1

Tiêu chuẩn 1: Cơ sở có đăng ký chất lượng hoặc tự công bố CLSP ( 10

điểm là cao nhất )

10

1.1

-Cơ sở đã hoàn thành tiêu chuẩn 1

10

1.2

-Cơ sở đã hoàn thành tiêu chuẩn 1

5

1.3

-Cơ sở chưa tiến hành đăng ký, chưa công bố CLSP

0

2

Tiêu chuẩn 2: Quản lý chất lượng theo ISO 9000-ISO 14000

( 80 điểm là cao nhất)

80

 2.1

-Cơ sở có xây dựng mục tiêu và chính sách chất lượng cho giai đoạn

2001-2005

10

2.2

-Cơ sở đang soạn thảo xây dựng mục tiêu và chính sách chất lượng cho

giai đoạn 2001-2005

5

2.3

-Cơ sở chưa xây dựng mục tiêu và chính sách chất lượng

0

2.4

-Cơ sở đã xây dựng đầy đủ hệ thống hồ sơ văn bản quản lý kỹ thuật sản

xuất, bao gồm:

+ Kế hoạch mức chất lượng và số lượng

+ Hồ sơ tiêu chuẩn, quy trình kỹ thuật

+ Hồ sơ định mức kỹ thuật sản xuất

+ Hồ sơ phương pháp kiểm tra, nghiệm thu

+ Hồ sơ an toàn và vệ sinh môi truờng sản xuất và thường xuyên soát

xét hoàn hiện văn bản, hồ sơ

20

2.3

-Cơ sở đã xây dựng đầy đủ song chưa thường xuyên soát xét hoàn thiện

văn bản

15-18

2.4

-Cơ sở xây dựng gần đầy đủ các loại hồ sơ trên ( làm thiếu, phải bổ

xung .v.v... ).

10

2.5

-Cơ sở thiếu nghiêm trọng các hồ sơ

0

2.6

-Cơ sở đã xây dựng tổ chức hệ thống, tổ chức quản lý chất lượng kiểm

tra toàn bộ quy trình sản xuất gồm:

+ Kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu đầu vào

+ Kiểm tra chất lượng quá trình sản xuất ( các công đoạn ).

+ Kiểm tra nghiệm thu, xuất xưởng ( Hệ KCS, hệ thống hoạt động tốt,

có hiệu quả cao ).

15

2.7

-Cơ sở có tổ chức hệ thống theo dõi quản lý chất lượng, kiểm tra quá

trình sản xuất, hiệu quả hạn chế

10-13

2.8

-Hệ thống quản lý, chưa hình thành tổ chức rõ rệt, chưa đủ khả năng

quản lý kiểm tra, hiệu quả thấp

5

2.9

-Không có bộ máy quản lý kiểm tra chất lượng

0

2.10

-Cơ sở có phòng thí nghiệm được Ngành đánh giá công nhận ( Hồ sơ

phòng thí nghiệm, khẳ năng thiết bị, nghĩa vụ kiểm định, trình độ thí

nghiệm viên ....).

20

2.11

-Cơ sở có phòng thí nghiệm chưa được Ngành đánh giá công nhận song

hoạt động phục vụ sản xuất tốt

18

2.12

-Cơ sở không có phòng thí nghiệm song hoạt động gửi mẫu kiêm tra

 đáp ứng tiêu chuẩn quy định

15

2.13

-Cơ sở có trang thiết bị thí nghiệm kiểm tra một số chỉ tiêu cần thiết

(chưa có phòng thí nghiệm ).

10

2.14

-Cơ sở không có phòng thí nghiệm, hoạt động gửi mẫu kiểm tra chưa

đáp ứng được tiêu chuẩn quy định

5

2.15

-Cơ sở không có phòng thí nghiệm, hoạt động gửi mẫu không đáp ứng

tiêu chuẩn quy định

0

2.16

-Sản phẩm của cơ sở có ghi nhãn, phân biệt dấu hiệu CLSP của mình

với sản phẩm cùng loại của đơn vị khác

5

2.17

-Sản phẩm không có ghi nhãn, không có dấu hiệu để phân biệt.

0

2.18

-Cơ sở có chương trình đào tạo, huấn luyện thường xuyên về công tác

quản lý chất lượng

10

2.19

-Cơ sở có xây dựng chương trình, nhưng thực hiện chưa đầy đủ.

5

2.20

-Cơ sở không có chương trình đào tạo, huấn luyện

0

3

Tiêu chuẩn 3: Chất lượng sản phẩm ( 80 điểm là cao nhất ):

 

3.1

-Cơ sở có 100% sản phẩm hoặc lô sản phẩm sản xuất đạt mức chất

lượng sản phẩm đăng ký

80

3.2

-Cơ sở có lớn hơn 95% số sản phẩm hoặc lô sản phẩm sản xuất đạt mức

CLSP đăng ký sản xuất

75-78

3.3

-Cơ sở có lớn hơn 90% số sản phẩm hoặc lô sản phẩm xuất xưởng đạt

mức CLSP đăng ký sản xuất

70

3.4

-Cơ sở có lớn hơn 80% số sản phẩm hoặc lô sản phẩm xuất xưởng đạt

mức CLSP đăng ký sản xuất.

60

4

Tiêu chuẩn 4: Quản lý vật tư ( 20 điểm là cao nhất ):

 

4.1

-Cơ sở sản xuất đạt các chỉ tiêu định mức vật tư tiêu hao cho sản xuất.

20

4.2

-Các chỉ tiêu định mức tiêu hao vật tư chủ yếu đạt

15-18

4.3

-Đạt một số định mức

10

5

Tiêu chuẩn 5: ý kiến khách hàng ( 10 điểm là cao nhất ):

 

5.1

-Các kết luận thanh tra, kiểm tra và ý kiến khách hàng đều công nhận

sản phẩm phù hợp với mức tiêu chuẩn đăng ký.

10

5.2

-Các kết luận về cơ bản xác nhận CLSP đạt phù hợp tiêu chuẩn đăng

ký. Song còn dao động hoặc có sai phạm nhỏ.`

5-8

5.3

-Có sai phạm tranh chấp về CLSP và bị kết luận là vi phạm mức chất

lượng đăng ký sản xuất.

0

Sau khi được Ban chỉ đạo chất lượng cao cơ sở đánh giá:

- Nếu đạt 150-164 điểm, sản phẩm do địa phương, đơn vị cơ sở xem xét khen thưởng.

- Nếu đạt 165-184 điểm, yêu cầu Tiểu ban vật liệu xây dựng kiểm tra và đề nghị Bộ, Công đoàn xây dựng Việt Nam công nhận sản phẩm đạt: Bằng chất lượng cao.

- Nếu đạt 185-200 điểm, yêu cầu Tiêu ban vật liệu xây dựng kiểm tra và đề nghị Bộ, Công đoàn xây dựng Việt Nam công nhận sản phẩm đạt: Huy chương vàng chất lượng.

B- ĐỐI VỚI CÁ NHÂN

Cá nhân đảm bảo thoả mãn các tiêu chuẩn sau sẽ được công nhận là cá nhân sản xuất chất lượng cao, được Bộ và Công đoàn XDVN công nhận tặng Bằng khen:

1- Tích cực tham gia sản xuất sản phẩm đạt Huy chương vàng chất lượng cao hoặc có nhiều đóng góp cho phong trào thi đua chất lượng cao của đơn vị.

2- Trong năm không có vi phạm kỹ thuật trong quy trình sản xuất sản phẩm

3- Đảm bảo năng suất và tiết kiệm nguyên vật liệu so với định mức quy định.

4- Đảm bảo an toàn trong sản xuất.

C- ĐỐI VỚI TẬP THỂ

1- Đối với tổ, đội, phân xưởng sản xuất được Bộ và Công đoàn XDVN công nhận tặng Bằng khen:

1.1- Tích cực tham gia sản xuất sản phẩm đạt Huy chương vàng chất lượng cao

1.2- Phải có trên 30% số cá nhân hoặc trên 1/3 số tổ thuộc đội phân xưởng đạt danh hiệu sản xuất chất lượng cao.

1.3- Tập thể phải đảm bảo năng suất kế hoạch và tiết kiệm nguyên vật liệu so với định mức vật tư quy định.

1.4- Tập thể tham gia thực hiện tốt quy trình công nghệ và công tác quản lý CLSP theo Hệ chất lượng quy định.

1.5- Đảm bảo an toàn trong sản xuất.

2- Đối với Xí nghiệp, Nhà máy, Công ty được Bộ và Công đoàn XDVN công nhận và được tặng cờ đảm bảo chất lượng:

2.1- Có sản phẩm đạt Huy chương vàng chất lượng cao Ngành liên tục 2 năm.

2.2- Có phong trào thi đua sản xuất đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Đơn vị có 1/3 số đội, phân xưởng được công nhận sản xuất chất lượng cao cấp cơ sở, có sơ kết, tổng kết hàng năm về chất lượng.

2.3- Không có tai nạn lao động nghiêm trọng trong sản xuất.

Chương 3:

TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BAN CHỈ ĐẠO

Điều 13. Tổ chức của Ban chỉ đạo:

- Ban chỉ đạo cuộc vận động đảm bảo và nâng cao chất lượng công trình, sản phẩm xây dựng thực hiện nhiệm vụ theo Quyết định số: 1849/QĐ-BXD của Bộ trưởng Bộ Xây dựng ngày 26 tháng 12 năm 2000 - có trách nhiệm tiếp tục phát huy và nâng cao và nâng cao hiệu quả cuộc vận động. Tổng kết cuộc vậnđộng vào năm 2005. Để thực hiện nhiệm vụ, giúp việc Ban chỉ đạo chất lượng cao có các bộ phận sau:

1- Tiểu ban thiết kế và xây lắp

2- Tiểu ban Vật liệu xây dựng

3- Tổ thư ký

4-

1- Tiểu ban thiết kế và xây lắp:

-Chịu trách nhiệm hướng dẫn nội dung, theo dõi và đánh giá các công trình, sản phẩm thiết kế đã đăng ký chất lượng cao.

-Báo cáo định kỳ 6 tháng và báo cáo tổng kết năm về tình hình và kết quả cuộc vận động, lập các chương trình hành động tiếp theo để không ngừng phát huy hiệu quả cuộc vận động.

-Thành phần tiểu ban thiết kế và xây lắp:

+ Trưởng tiểu ban : 01 Uỷ viên BCĐ - Phó Cục trưởng Cục GĐNN về chất lượng công trình xây dựng.

+ Đại diện CĐXDVN: 01 Uỷ viên BCĐ - Thành viên.

+ Thư ký: 01 Thư ký BCĐ - Chuyên viên Cục GĐNN về chất lượng công trĩnh xây dựng.

+ Các chuyên gia chuyên ngành tham gia kiểm tra và đánh giá khi cần thiết ( Tuỳ theo quy mô và đặc điểm công trình do Trưởng tiểu ban quyết định).

2- Tiểu ban Vật liệu xây dựng:

- Chịu trách nhiệm hướng dẫn nội dung, theo dõi và đánh giá các sản phẩm vật liệu xây dựng đã đăng ký chất lượng cao.

-Báo cáo định kỳ 6 tháng và báo cáo tổng kết năm về tình hình và kết quả cuộc vận động, lập chương trình hành động tiếp theo.

-Thành phần Tiểu ban Vật liệu xây dựng gồm:

+ Trưởng tiểu ban: 01 Uỷ viên Ban chỉ đạo - Phó Vụ trưởng vụ KHCN

+ Đại diện CĐXDVN: 01 Thư ký BCĐ- 01 chuyên viên - Thành viên

+ Đại diện Vụ VLXD: 01 Thư ký BCĐ- 01 chuyên viên - Thành viên

+ Thư ký: 01 Thư ký BCĐ- 01 chuyên viên Vụ KHCN.

+ Các chuyên gia chuyên ngành tham gia kiểm tra và đánh giá khi cần thiết

(Tuỳ theo quy mô và đặc điểm của sản phẩm do Trưởng Tiểu ban quyết định).

3- Tổ thư ký:

-Chịu trách nhiệm tiếp nhận các hồ sơ về công trình, sản phẩm xây dựng đăng ký chất lượng cao do các đơn vị, tổ chức đã đăng ký gửi về.

-Lập kế hoạch cho các Tiểu ban họp, kiểm tra chất lượng công trình, sản phẩm xây dựng có đăng ký chất lượng cao

-Lưu giữ các văn bản hồ sơ về công trình, sản phẩm chất lượng cao

-Thông báo kết quả cuộc vận động cho các đơn vị

-Trực thường trực Ban chỉ đạo.

Điều 14. Kinh phí hoạt động chất lượng:

- Kinh phí hoạt động chất lượng do các doanh nghiệp tự nguyện đóng góp trên cơ sở vận động của Ban chỉ đạo và được quản lý tập trung tại tài khoản của Công đoàn XDVN, thực hiện thu chi sử dụng theo Quy chế số: 1708/1998/QC- BCĐCTCLC ngày 12 tháng 9 năm 1998 của Trưởng ban chỉ đạo về sử dụng quỹ vận động chất lượng.

Điều 15. Chế độ họp:

- Sáu tháng một lần Ban chỉ đạo sẽ họp để nghe các Tiểu ban báo cáo sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm kết quả cuộc vận động và đề ra các chương trình tiếp theo của cuộc vận động.

Điều 16. Hoạt động của các Tiểu ban:

1- Tiểu ban thiết kế và xây lắp:

- Căn cứ vào số lượng các sản phẩm thiết kế và xây lắp đã được đăng ký. Tiểu ban tổ chức kiểm tra, lập biên bản, báo cáo ra quyết định thông qua thường trực Ban chỉ đạo báo cáo, trình trưởng Ban chỉ đạo phê duyệt.

2- Tiểu ban Vật liệu xây dựng:

- Căn cứ vào số lượng các sản phẩm vật liệu xây dựng đã đăng ký. Tiểu ban tổ chức kiểm tra các sản phẩm vật liệu xây dựng, lập biên bản, báo cáo thông qua thường trực Ban chỉ đạo, trình Trưởng ban chỉ đạo phê duyệt.

Điều 17. Phê duyệt - công nhận:

Trưởng ban chỉ đạo chỉ quyết định công nhận công trình, sản phẩm xây dựng, đơn vị, tập thể, cá nhân đạt chất lượng cao của Ngành xây dựng theo trình tự sau:

1.Báo cáo của Trưởng tiểu ban gồm:

-Hồ sơ đăng ký công trình, sản phẩm xây dựng của đơn vị.

-Biên bản kiểm tra công trình, sản phẩm xây dựng của Tiểu ban

-Dự thảo quyết định công nhận chất lượng các công trình, sản phẩm xây dựng các đơn vị, tập thể, cá nhân được bằng khen về chất lượng xây dựng.

2.Họp thường trực Ban chỉ đạo xem xét

3.Thường trực Ban chỉ đạo làm tờ trình đề nghị để Trưởng ban chỉ đạo xem xét và phê duyệt.

Quyết định của Trưởng ban chỉ đạo là cơ sở để Bộ trưởng và Chủ tịch Công đoàn xây dựng Việt Nam ký các giấy chứng nhận, bằng khen công nhận công trình, sản phẩm xây dựng, đơn vị, tập thể, cá nhân đảm bảo và đạt chất lượng cao của Ngành xây dựng.

Điều 18. Điều khoản thi hành:

-Những công trình, sản phẩm xây dựng đã đăng ký trước ngày 1 tháng 1 năm 2001 và hoàn thành trong năm 2001 áp dụng theo Hướng dẫn số: 1001/BXD-CĐXD ngày 5 tháng 8 năm 1996 của Trưởng ban chỉ đạo cuộc vận động đảm bảo và nâng cao chất lượng công trình, sản phẩm xây dựng và số: 162/GĐ ngày 4 tháng 12 năm 1997 của thường trực Ban chỉ đạo.

-Trong quá trình thực hiện nếu có vấn đề gì chưa hợp lý xin đóng góp ý kiến về Ban chỉ đạo để nghiên cứu, bổ xung, sửa đổi cho phù hợp.

 

PHỤ LỤC 1

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

* Tên đơn vị đăng ký: nam

...................................

*Địa chỉ :

 Hà Nội, ngày tháng năm 2001

...................................

*Điện thoại:

...................................

ĐĂNG KÝ CHẤT LƯỢNG CAO CÔNG TRÌNH, SẢN PHẨM XÂY DỰNG VIỆT NAM

(Theo Quy chế vận động và công nhận công trình, sản phẩm xây dựng đạt chất lượng cao của Ngành xây dựng 2001-200 5 ).

 

Tên công trình, sản phẩm xây dựng : ..............................................................

...........................................................................................................................

Đơn vị đăng ký công trình, sản phẩm xây dựng chất lượng cao :

...........................................................................................................................

Đơn vị Chủ đầu tư : ...........................................................................................

...........................................................................................................................

Ngày khởi công xây dựng : ...............................................................................

Ngày hoàn thành công trình : ...........................................................................

Giá trị dự toán xây lắp : ....................................................................................

Ngày đề nghị phúc tra để xét duyệt công nhận chất lượng cao ( dự kiến ) :.....

...........................................................................................................................

 Thủ trưởng đơn vị

  Trưởng ban chỉ đạo cuộc vận động

 đảm bảo chất lượng công trình

  sản phẩm xây dựng của cơ sở

 ( Giám đốc công ty )

Nơi nhận:

-Cục Giám định Nhà nước

về chất lượng CTXD - BXD

( 37 Lê Đại Hành - Hà Nội )

-Vụ KHCN-BXD (Đối với sản

phẩm CK và VLXD ).

- Lưu đơn vị đăng ký

 

PHỤ LỤC 2

Đơn vị báo cáo:

Số: …...........ngày tháng năm

BÁO CÁO TÓM TẮT VỀ QUY MÔ VÀ KẾ HOẠCH ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG CỦA CÔNG TRÌNH

1. Công trình:

2. Hạng mục:

3. Tổng kinh phí quyết toán:

4. Nguồn vốn:

5. Quy mô công trình:

6. Tiến độ thi công:

7. Thời gian khởi công:

8. Thời gian hoàn thành:

9. Chủ đầu tư: Hình thức quản lý dự án:

10. Tổ chức thiết kế:

11. Tổ chức tư vấn giám sát:

12. Tổ chức thi công: Phương thức giao nhận thầu:

12.1- Hệ thống đảm bảo chất lượng công trình.

12.2- Kế hoạch đảm bảo chất lượng công trình và các chỉ dẫn thực hiện.

12.3- Lực lượng quản lý chất lượng tại công trình và trình độ tay nghề công nhân

12.4- Trang thiết bị tại công trình:

- Chứng chỉ máy móc thiết bị công nghệ

- cơ quan cấp chứng chỉ

12.5- Chất lượng vật liệu xây dựng đưa vào công trình, có chứng chỉ kỹ thuật xuất xưởng, phiếu kiểm tra chất lượng.

12.6- Chứng chỉ các vật liệu, thiết bị kỹ thuật điện nước, thông tin, báo cháy, chữa cháy.

12.7- Tài liệu thí nghiệm, kiểm định chất lượng sản phẩm xây dựng theo quy định trong quá trình xây dựng công trình.

12.8- Danh mục các tiêu chuẩn thi công, nghiệm thu sử dụng cho công trình

12.9- Các tài liệu giám sát kỹ thuật:

- Của Chủ đầu tư

- Của tổ chức tư vấn xây dựng giám sát

- Của tổ chức thiết kế

12.10- Tổ chức quan trắc, đo đạc biến dạng công trình trong thời gian xây dựng:

- Đo lún, đo biến dạng, mực nước ngầm ...

12.11- Công tác nghiệm thu:

- Nghiệm thu công tác xây lắp, nghiệm thu giai đoạn xây lắp, nghiệm thu thiết bị chạy thử không tải, nghiệm thu thiết bị chạy thử tổng hợp, nghiệm thu hoàn thành công trình để đưa vào khai thác sử dụng.

- Hồ sơ pháp lý và tài liệu quản lý chất lượng đầy đủ theo đúng quy định hiện hành để phục vụ cho nghiệm thu và lưu trữ.

12.12- Sáng kiến cải tiến kỹ thuật và ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ

12.13- An toàn lao động

12.14- Tín nhiệm khách hàng

12.15- Đánh giá chung về chất lượng công trình:

- Chất lượng công trình so với thiết kế được duyệt

- Chất lượng chạy thử công nghệ

- Điều kiện đảm bảo an toàn và vệ sinh môi trường

- Cơ sở hạ tầng phục vụ công trình: cấp điện, nước, giao thông.

13- Kết luận:

Giám đốc công ty

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 06/2001/QĐ-BCĐCTCLC ban hành quy chế vận động và công nhận công trình sản phẩm ban hành quy chế vận động và công nhận công trình sản phẩm xây dựng đơn vị, cá nhân đảm bảo và đạt chất lượng cao của ngành xây dựng trong kế hoạch 5 ngày 22/05/2001 - 2005 do Trưởng Ban Chỉ đạo cuộc vận động đảm bảo và nâng cao chất lượng công trình sản phẩm xây dựng ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


4.355

DMCA.com Protection Status
IP: 18.119.165.105
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!