BỘ
XÂY DỰNG
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số:
01/2002/QĐ-BXD
|
Hà
Nội, ngày 17 tháng 01 năm 2002
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QCXDVN 01:2002 “QUY CHUẨN XÂY DỰNG CÔNG
TRÌNH ĐỂ ĐẢM BẢO NGƯỜI TÀN TẬT TIẾP CẬN SỬ DỤNG”
BỘ TRƯỞNG BỘ XÂY DỰNG
Căn cứ Nghị định số 15/CP ngày
04/03/1994 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ
chức của Bộ Xây dựng;
Căn cứ Biên bản số 2124/BB-HĐ KHKT
ngày 27/11/2001 của Hội đồng Khoa học kỹ thuật chuyên ngành thông qua “Quy chuẩn,
tiêu chuẩn xây dựng công trình đảm bảo sử dụng của người tàn tật”;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ
Khoa học Công nghệ và Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kiến trúc,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Ban hành kèm theo quyết định này 01 Quy chuẩn Xây dựng Việt
Nam: QCXDVN 01: 2002” “Quy chuẩn xây dựng công trình để đảm bảo người tàn tật
tiếp cận sử dụng”.
Điều 2.
Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký
ban hành.
Điều 3.
Các Ông: Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Khoa học
Công nghệ, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kiến trúc và Thủ trưởng các đơn vị có
liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Tổng cục TCĐLCL;
- Lưu VP - Vụ KHCN.
|
BỘ
TRƯỞNG BỘ XÂY DỰNG
GS.TS. Nguyễn Mạnh Kiểm
|
QCXDVN 01: 2002
QUY CHUẨN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
ĐỂ
ĐẢM BẢO NGƯỜI TÀN TẬT TIẾP CẬN SỬ DỤNG
Builing
code of construction accessibility for people with disabilities
Điều 1: Phạm vi áp dụng
1.1. Quy chuẩn
này quy định các yêu cầu được áp dụng khi xây dựng mới các công trình để đảm bảo
những người khó khăn về vận động và khiếm thị tiếp cận sử dụng.
Chú thích:
Những người khó khăn về vận động và khiếm thị sau đây gọi tắt là người tàn tật.
1.2. Trường hợp
cần cải tạo, nâng cấp đối với những công trình có yêu cầu để đảm bảo người tàn
tật tiếp cận sử dụng cũng cần phải tuân theo các quy định trong quy chuẩn này.
1.3. Các quy
định trong quy chuẩn này được sử dụng để thẩm định, cấp phép, phê duyệt và nghiệm
thu các dự án đầu tư xây dựng.
Điều 2: Yêu cầu chung
2.1. Những thể
loại công trình dưới đây phải đảm bảo để người tàn tật tiếp cận sử dụng:
2.1.1. Các
công trình y tế:
- Bệnh viện ;
- Các Trung
tâm chỉnh hình và phục hồi chức năng ;
- Các cơ sở y
tế khám, chữa bệnh ;
- Trung tâm
điều dưỡng ;
2.1.2. Các cơ
quan hành chính các cấp ;
- Trụ sở Uỷ
ban hành chính các cấp ;
- Toà án, Viện
Kiểm soát ;
- Trụ sở của
các cơ quan và tổ chức quản lí nhà nước.
2.1.3. Các
công trình giáo dục ;
- Trường học
phổ thông các cấp ;
- Trường dạy
nghề ;
- Trường đại
học ;
- Trường
trung học chuyên nghiệp.
2.1.4. Các
công trình thể thao:
- Sân vận động,
sân thể thao ;
- Nhà thi đấu
thể thao.
2.1.5. Các
công trình văn hoá:
- Công viên,
các khu vui chơi - giải trí, vườn thú ;
- Nhà hát, rạp
chiếu bóng ;
- Bảo tàng,
triển lãm ;
- Nhà văn
hoá, câu lạc bộ ;
- Thư viện
- Các khu du
lịch, các di tích danh lam thắng cảnh ;
2.1.6. Các
công trình dịch vụ công cộng:
- Khách sạn,
nhà nghỉ, nhà trọ ;
- Ga hàng
không, nhà ga xe lửa, bến xe ôtô, bến cảng vận chuyển hành khách ;
- Cửa hàng ăn
uống ;
- Bưu điện ăn
uống ;
- Bưu điện ;
- Các trung
tâm thương mại, siêu thị, chợ ;
- Ngân hàng.
2.1.7. Nhà ở
chung cư.
2.1.8. Đường
và hè phố.
2.2. Khi lập
quy hoạch chi tiết các khu công cộng ngoài trời như quảng trường thành phố công
viên, khu du lịch... bắt buộc phải tuân theo các quy định trong quy chuẩn này.
Chú thích:
Những khu
vực bên trong công trình dưới đây không cần thiết kế để đảm bảo người tàn tật
tiếp cận sử dụng:
- Những
khu vực được sử dụng vào các mục đích an ninh, an toàn hoặc chống cháy của công
trình.
- Những vị
trí có khoảng không gian hạn chế, lối đi rất hẹp, khoảng cách giữa các thiết bị,
khu vực giao nhận hàng, phân phối thiết bị hoặc đường hầm.
- Những
khu vực thường xuyên có các nhân viên bảo dưỡng, sửa chữa hoặc giám sát các thiết
bị.
2.3. Giải
pháp chấp thuận được đánh giá là đạt yêu cầu khi nhà và công trình được xây dựng
theo đúng quy định trong quy chuẩn này và tiêu chuẩn TCXDVN 264: 2002 - Nhà và
công trình - Nguyên tắc cơ bản xây dựng công trình để đảm bảo người tàn tật tiếp
cận sử dụng.
Điều 3. Thuật ngữ - Định nghĩa
3.1. Trong
quy chuẩn này, các từ và thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:
3.1.1. Công
trình để đảm bảo người tàn tật tiếp cận sử dụng: Là môi trường kiến trúc được tạo
dựng mà người tàn tật có thể đến và sử dụng các không gian chức năng trong công
trình.
3.1.2. Người
tàn tật: Người bị khiếm khuyết một hay nhiều bộ phận cơ thể hoặc chức năng biểu
hiện dưới những dạng tật khác nhau làm suy giảm khả năng hoạt động, khiến các
thao tác sinh hoạt hàng ngày, học tập, lao động gặp nhiều khó khăn.
3.1.3. Tàn tật
vận động: Tình trạng cơ thể do khiếm khuyết, nên giảm khả năng đi lại trong
sinh hoạt, học tập và lao động bình thường mà phụ thuộc một phần hoặc hoàn toàn
vào thiết bị trợ giúp hoặc người khác.
3.1.3.1. Khiếm
khuyết: Sự mất, thiếu hụt hay có sự bất thường trong cấu trúc chức năng giải phẫu,
sinh lí của cơ thể do bệnh tật hoặc do tai nạn gây nên.
3.1.3.2. Giảm
chức năng: Sự mất, giảm một phần chức năng hay nhiều chức năng nào đó của cơ thể
do khiếm khuyết tạo nên: cụt chi gây khó khăn khi đi lại, liệt tay, mù loà.
3.1.4. Ngưòi
dùng xe lăn: Người không thể tự đi lại được mà phải dùng xe lăn.
3.1.5. Người
đi lại khó khăn: Người có khă năng tự đi lại nhờ các thiết bị trợ giúp như nạng,
gậy chống, lồng chống.
3.1.6. Công
trình: Toàn bộ hoặc bất kì bộ phận nào, kết cấu hoặc diện tích khu đất trong đó
có các dịch vụ hoặc những hoạt động được thực hiện.
Chú thích:
Thuật ngữ công trình trong quy chuẩn này được hiểu là bao gồm các công trình
công cộng, nhà ở, đường và hè phố.
3.1.7. Lối
vào công cộng: Lối chính dành cho khách vào trong công trình.
3.1.8. Lối
vào cho các hoạt động dịch vụ: Lối vào chủ yếu sử dụng cho việc giao nhận hàng
hoá hoặc dịch vụ.
3.1.9. Khu vực
hoạt động công cộng: Các không gian bên trong hoặc bên ngoài dành cho các hoạt
động công cộng.
3.1.10. Dấu
hiệu cảnh báo có thể nhận biết: Dấu hiệu đặc trưng của một bề mặt đã tiêu chuẩn
hoá được đặt vào hoặc gắn lên diện tích bề mặt đường đi bộ hoặc lên cấu kiện
khác để báo hiệu cho người khiếm thị về những bất ngờ trên lối đi.
3.1.11. Đường
dốc: Đường đi dốc khi chuyển từ độ cao này sang độ cao khác.
3.1.12. Đường
dốc hè phố: Đoạn dốc chuyển từ lòng đường lên hè phố.
3.1.13. Đường
đi bộ: Đường dành cho người đi bộ.
3.1.14. Đường
xe cơ giới: Đường dành cho xe cơ giới.
3.1.15. Lối
sang đường: Phần đường dành cho người đi bộ cắt ngang đường xe cơ giới.
3.1.16. Độ dốc
ngang: Độ dốc vuông góc với hướng đi.
3.1.18. Không
gian cho một nhóm xe lăn: Khoảng trống thông thuỷ dành cho hai xe lăn trở lên kề
sát nhau.
Điều 4. Yêu cầu thiết kế
4.1. Đường
vào công trình
4.1.1. Một
công trình hoặc bộ phận ít nhất phải có một đường vào để đảm bảo người tàn tật
tiếp cận sử dụng.
Đường vào
công trình cho người tàn tật phải trùng hoặc ở cùng một vị trí với đường bào
chung của công trình.
Đối với công
trình chỉ có một đường vào duy nhất thì không nên đi xuyên qua bếp, phòng kho,
phòng nghỉ, khu vệ sinh hoặc các không gian tương tự.
Chú thích:
1) Đường
vào công trình bao gồm cổng và đường đi đến công trình.
2) Trong một
căn hộ ở cho phép đường vào đi xuyên qua bếp hoặc kho.
4.1.2. Phải
có ít nhất một đường vào cho người tàn tật tại những điểm dừng cho giao thông
công cộng, chỗ đỗ xe và lối đi lên xuống, đường và vỉa hè dẫn tới lối vào công
trình.
4.1.3. Trong
khu đất ít nhất phải có một đường vào cho người tàn tật tới các toà nhà, công
trình, bộ phận công trình.
Chú thích:
Nếu giữa các công trình chỉ có một đường vào duy nhất cho các phương tiện giao
thông thì đường đó cũng phải đảm bảo người tàn tật tiếp cận sử dụng.
4.1.4. Đối với
những công trình có nhiều độ cao khác nhau thì ít nhất phải có một đường đến được
với mỗi một độ cao, kể cả các tần lửng ở nhà và công trình nhiều tầng.
4.1.5. Giải
pháp thiết kế đường vào công trình được đánh giá là đạt yêu cầu lấy theo quy định
trong Tiêu chuẩn TCXDVN 264: 2002 - Nhà và công trình - Nguyên tắc cơ bản xây dựng
công trình để đảm bảo người tàn tật tiếp cận sử dụng.
4.2. Lối vào
4.2.1. Công trình
hoặc bộ phận công trình ít nhất phải có một lối vào đảm bảo người tàn tật tiếp
cận sử dụng.
Chú thích:
Lối vào để lấy hàng hoặc vận chuyển hàng hoá và dịch vụ không phải là lối vào
duy nhất của công trình hay một bộ phận công trình.
4.2.2. Tại
các điểm dừng xe, các bến, bãi để xe, đường và vỉa hè, đường hầm hoặc cầu vượt,
nơi lên xuống các phương tiện giao thông hoặc giao thông theo chiều đứng bên
trong công trình phải thiết kế lối vào cho người tàn tật.
4.2.3. Tại
các lối vào để đảm bảo người tàn tật tiếp cận sử dụng phải có biển báo hoặc biển
chỉ dẫn theo quy ước quốc tế. Biển báo hoặc biển chỉ dẫn phải được bố trí ở nơi
dễ nhìn thấy.
Chú thích:
Đối với công trình mà tất cả lối vào đều đảm bảo người tàn tật tiếp cận sử dụng
thì không cần có biển báo hay biển chỉ dẫn.
4.2.4. Trong
các công trình hay bộ phận công trình ít nhất phải có một cửa ra vào đảm bảo
người tàn tật đến được các phòng và các không gian trong công trình.
4.2.5. Đối với
các công trình công cộng và nhà ở có sử dụng thang máy thì thang máy phải đảm bảo
người tàn tật tiếp cận sử dụng.
Chú thích:
Đối với các công trình không lắp đặt thang máy thì phải ưu tiên bố trí phòng
và các khu vực phục vụ sử dụng của người tàn tật ở tầng trệt.
4.2.6. Đối với
những công trình lịch sử do yêu cầu bảo tồn không thể thiết kế lối vào cho người
tàn tật thì có thể thiết kế các thang nâng di động hoặc cố định.
4.2.7. Yêu cầu
thiết kế lối vào, biển báo, thang máy hoặc thâng nâng tại các lối vào công
trình được đánh giá đạt yêu cầu khi lấy theo quy định trong tiêu chuẩn TCXDVN
264 - 2002 - Nhà và công trình - Nguyên tắc cơ bản xây dựng công trình để đảm bảo
người tàn tật tiếp cận sử dụng.
4.3. Bãi để
xe và điểm chờ xe.
4.3.1. Trong
bãi để xe công cộng và bãi để xe trong các công trình công cộng phải có chỗ để
xe của người tàn tật. Yêu cầu về số lượng chỗ để xe của người tàn tật lấy theo
quy định trong bảng 1.
Chú thích:
Chỗ để xe của người tàn tật bao gồm chỗ để xe ôtô, xe máy, xe đạp, xe lăn.
4.3.2. Đối với
nhà ở chung cư có bãi để xe công cộng cần dành ít nhất 2% chỗ để xe cho người
tàn tật.
Bảng
1: Số lượng chỗ để xe cho người tàn tật sử dụng trong một bãi để xe
Tổng
số chỗ để xe
|
Số
lượng tối thiểu
|
Trên
5 đến 30
|
1
|
31
- 60
|
2
|
61
- 100
|
3
|
Trên
100
|
3
+ 1 chỗ mỗi 100 xe
|
Chú thích:
Nếu bãi để xe có không quá 5 chỗ thì không cần thiết kế chỗ để xe của người
tàn tật.
4.3.3. Vị trí
chỗ để xe của người tàn tật phải được bố trí gần lối vào công trình. Đối với
các bãi để xe công cộng thì chỗ để xe của người tàn tật phải gần với đường dành
cho ngươì đi bộ.
Nếu các công
trình có nhiều điểm đỗ, nhiều lối vào, thì vị trí chỗ để xe của người tàn tật
phải được đặt phân tán và gần những lối vào mà người tàn tật có thể đến được.
Chú thích:
Nếu chỗ để xe có nhiều cao độ khác nhau, thì vị trí để xe của người tàn tật
phải đặt ở cùng cao độ với lối vào mà người tàn tật đến được.
4.3.4. Tại
các điểm chờ xe trên các tuyển giao thông nội thị phải đảm bảo để ngưòi tàn tật
tiếp cận sử dụng.
Chú thích:
1) Điểm chờ
xe là vị trí dừng xe để đón khách lên xuống trên các tuyến giao thông nội thị
2) Ngoài
các điểm chờ xe được quy định trên các tuyến giao thông nội thị thì tại các cơ
sở y tế khám, chữa bệnh phải bố trí ít nhất một điểm chờ xe.
4.3.5. Kích
thước khoảng không gian chỗ để xe và điểm chờ xe của người tàn tật được đánh
giá là đạt yêu cầu khi lấy theo quy định trong tiêu chuẩn TCXDVN 264: 2002 -
Nhà và công trình - Nguyên tắc cơ bản xây dựng công trình để đảm bảo người tàn
tật tiếp cận sử dụng.
4.4. Các
không gian công cộng trong công trình
4.4.1. Khu vệ
sinh, phòng tắm
4.4.1.1.
Trong khu vệ sinh của các công trình như quy định ở điều 2.1 phải có ít nhất một
phòng vệ sinh đảm bảo người tàn tật tiếp cận sử dụng.
4.4.1.2. Tỉ lệ
phòng vệ sinh cho người tàn tật không nhỏ hơn 5% tổng số phòng vệ sinh. Tại các
khu vực dành cho người tàn tật phải có biển báo theo quy ước quốc tế.
Chú thích:
1) Có thể
bố trí một phòng vệ sinh chung cho cả nam và nữ là người tàn tật đối với các
công trình cải tạo hoặc khi người tàn tật cần có người giúp đỡ.
2) Trong
khu vệ sinh có thể bố trí kết hợp chậu rửa, chậu xí và tắm hương sen hoặc tắm
có bồn.
4.4.1.3. Các
công trình công cộng như các cơ sở y tế, trụ sở cơ quan, nhà thi đấu thể thao,
sân vận động, bể bơi, khách sạn, nhà nghỉ, nhà trọ khi thiết kế phòng tắm phải đảm
bảo người tàn tật tiếp cận sử dụng.
Phòng tắm phải
được bố trí ở chỗ ra vào thuận lợi. Trong khu vực phòng tắm phải đảm bảo khoảng
không gian thông thuỷ để di chuyển xe lăn.
4.4.1.4. Giải
pháp thiết kế khu vệ sinh và phòng tắm được đánh giá là đạt yêu cầu khi lấy
theo quy định trong tiêu chuẩn TCXDVN 264: 2002 - Nhà và công trình - Nguyên tắc
cơ bản xây dựng công trình để đảm bảo người tàn tật tiếp cận sử dụng.
4.4.2. Nơi
giao tiếp
4.4.2.1. Tại
các khu vực như nơi ngồi chờ, chỗ xếp hàng để làm thủ tục đăng kí hay thanh
toán, nơi đổi tiền, khu vực vui chơi giải trí, khu vực có điện thoại công cộng,
dịch vụ ăn uống, hoặc tại các bề mặt làm việc trong các công trình dịch vụ công
cộng phải đảm bảo người tàn tật tiếp cận sử dụng.
4.4.2.2. Nếu
khu vực dịch vụ có nhiều chức năng khác nhau thì phải có ít nhất 1 chỗ giao tiếp
dành cho người với mỗi một loại dịch vụ. Các điểm giao tiếp bố trí cho người
tàn tật phải đặt phân tán trong mọi không gian của công trình hoặc bộ phận công
trình.
Chú thích:
Đối với những khu vực dịch vụ hoặc mua bán có diện tích sử dụng nhỏ hơn 450
m2 thỉ chỉ cần có một chỗ giao tiếp dành cho người tàn tật.
4.4.2.3. Tại
các nơi giao tiếp dành cho người tàn tật phải có các biển báo được kí hiệu theo
quy ước quốc tế.
4.4.2.4. Giải
pháp thiết kế nơi giao tiếp được đánh giá là đạt yêu cầu khi lấy theo quy định
trong trong tiêu chuẩn TCXDVN 264: 2002 - Nhà và công trình - Nguyên tắc cơ bản
xây dựng công trình để đảm bảo người tàn tật tiếp cận sử dụng.
4.4.3. Chỗ ngồi
4.4.3.1.
Trong các cửa hàng, cửa hiệu, nhà ăn, bưu điện, nhà ga, quầy giao tiếp, và nơi
làm việc cần phải bố trí chỗ ngồi cho người tàn tật. Số chỗ ngồi không nhỏ hơn
5% tổng số chỗ ngồi trong công trình nhưng không ít hơn 1.
4.4.3.2. Đối
với rạp chiếu bòng, nhà hát, sân vận động, nhà thi đấu, phòng họp, hội trường
thì số lượng chỗ dành cho người tàn tật đi xe lăn lấy theo quy định trong bảng
2.
Chú thích:
Vị trí chỗ cho người tàn tật đi xe lăn được bố trí xe kẽ với các hàng ghế.
Bảng
2: Số chỗ dành cho xe lăn
Số
lượng chỗ ngồi trong một khu vực hội họp
|
Số
lượng chỗ dành cho xe lăn không nhỏ hơn
|
5
đến 30
|
1
|
31
- 50
|
2
|
51
- 100
|
3
|
101
- 300
|
5
|
301
- 500
|
6
|
Trên
500
|
6
+ 1 cho mỗi một lần thêm 200 chỗ ngồi
|
4.4.3.3. Vị trí
chỗ dành cho người tàn tật phải ở gần lối vào và đặt phân tán trong mọi không
gian của công trình.
4.4.3.4. Vị
trí chỗ cho các cụm xe lăn phải được phân cách tối thiểu theo năm hàng ghế ngồi
hoặc theo mười chỗ ngồi xen kẽ. Vị trí dành cho xe lăn không được đứng riêng rẽ
với hàng ghế hoặc hai chỗ ngồi xen kẽ.
4.4.3.5. Vị
trí chỗ dành cho người tàn tật đi xe lăn phải đảm bảo tầm nhìn ở tại bất kì một
vị trí nào
4.4.3.6. Các
hoạt động dịch vụ và các phương tiện đặt ở những khu vực hoạt động công cộng cần
bố trí đảm bảo người tàn tật tiếp cận sử dụng
4.4.3.7. Giải
pháp thiết kế chỗ ngồi cho người tàn tật được đánh giá là đạt yêu cần khi lấy
theo quy định trong tiêu chuẩn TCXDVN 264: 2002 - Nhà và công trình - Nguyên tắc
cơ bản xây dựng công trình để đảm bảo người tàn tật tiếp cận sử dụng.
4.4.4. Các
phòng chăm sóc bệnh nhân trong các công trình y tế.
4.4.4.1. Đối
với những cơ sở y tế khám, chữa bệnh, bệnh viện phải thiết kế đảm bảo người tàn
tật tiếp cận sử dụng. Tỉ lệ các phòng chăm sóc bệnh nhân đảm bảo người tàn tật
tiếp cận sử dụng được lấy như sau:
- Bệnh viện:
không nhỏ hơn 10% tổng số phòng bệnh
- Trung tâm
chỉnh hình và phục hồi chức năng: 100% buồng phòng
- Trung tâm
điều dưỡng: 50% số buồng phòng
- Bệnh viện dành
cho trẻ em: 5% tổng số phòng bệnh
4.4.4.2. Giải
pháp thiết kế các phòng chăm sóc bệnh nhân được đánh giá là đạt yêu cầu khi lấy
theo quy định trong tiêu chuẩn TCXDVN 264: 2002 - Nhà và công trình - Nguyên tắc
cơ bản xây dựng công trình để đảm bảo người tàn tật tiếp cận sử dụng.
4.4.5. Các buồng
phòng trong khách sạn, nhà nghỉ, nhà trọ.
4.4.5.1. Đối
với khách sạn, nhà nghỉ, nhà trọ dưới 100 phòng thì phải có ít nhất 1 phòng đảm
bảo người tàn tật tiếp cận sử dụng. Nếu cứ có thêm 100 phòng thì phải có thêm 1
phòng nữa dành cho người tàn tật. Nếu không có thang máy, các phòng dành cho
người tàn tật phải bố trí ở dưới tầng trệt và được đặt phân tán trong công
trình.
4.4.5.2. Giải
pháp thiết kế các buồng phòng trong khách sạn, nhà nghỉ, nhà trọ được đánh giá là
đạt yêu cầu khi lấy theo quy định trong tiêu chuẩn TCXDVN 264: 2002 - Nhà và
công trình - Nguyên tắc cơ bản xây dựng công trình để đảm bảo người tàn tật tiếp
cận sử dụng.
4.5. Nhà ở
chung cư.
4.5.1. Trong
các khu nhà ở chung cư ít nhất phải có một đường ra vào cho người tàn tật (nhất
là đối với người tàn tật đi xe lăn) đến được các không gian bên ngoài và bên
trong công trình.
Các công
trình dịch vụ công cộng trong khu nhà ở chung cư cũng phải đảm bảo người tàn tật
tiếp cận sử dụng.
4.5.2. Số lượng
căn hộ ở để đảm bảo người tàn tật tiếp cận sử dụng trong một khu chung cư không
nhỏ hơn 5% tổng số căn hộ.
Chú thích:
1) Nếu
trong một toà nhà không đặt thang máy, thì căn hộ ở dành cho người tàn tật phải
bố trí ở tầng trệt.
2) Nếu
trong toà nhà có nhiều tầng mà thang máy chỉ đến được một tầng thì các căn hộ tại
tầng đó phải đảm bảo người tàn tật tiếp cận sử dụng.
3) Đối với
các toà nhà mà căn hộ dành cho người tàn tật bố trí ở tầng trệt thì phải tính đến
điều kiện, chống ngập lụt vào mùa mưa lũ.
4.5.3. Giải
pháp thiết kế các không gian bên ngoài nhà như đường vào, lối vào, và các không
gian kiến trúc bên trong nhà như cửa ra vào, hành lang, chiều nghỉ, khu vệ
sinh, phòng tắm, phòng ngủ, bếp.. được đánh giá là đạt yêu cầu khi lấy theo quy
định trong tiêu chuẩn TCXDVN 264: 2002 - Nhà và công trình - Nguyên tắc cơ bản
xây dựng công trình để đảm bảo người tàn tật tiếp cận sử dụng.
4.6. Lối
thoát nạn
4.6.1. Trong
các công trình phải đảm bảo an toàn thoát hiểm cho người tàn tật khi có sự cố.
Yêu cầu thiết kế hệ thống phòng cháy, chống cháy được lấy theo quy định trong
TCVN 2622 - 1995 "Phòng cháy, chống cháy cho
nhà và công trình - Yêu cầu thiết kế". Trên lối thoát nạn phải có bảng
thông báo về sự trợ giúp người tàn tật và có biển chỉ dẫn hướng thoát nạn.
4.6.2. Đường
thoát nạn nên bố trí trên cùng một tầng hoặc cùng một độ cao. Đầu đường thoát nạn
phải có cầu thang bộ.
Trên đường
thoát nạn không được có sự thay đổi độ cao.
4.6.3. Yêu cầu
thiết kế về đường thoát nạn được đánh giá là đạt yêu cầu khi lấy theo quy định
trong tiêu chuẩn TCXDVN 264: 2002 - Nhà và công trình - Nguyên tắc cơ bản xây dựng
công trình để đảm bảo người tàn tật tiếp cận sử dụng.
4.7. Đường và
hè phố
4.7.1. Khi
thiết kế, xây dựng mới hoặc cải tạo đường và hè phố cần đảm bảo để người tàn tật
tiếp cận sử dụng, đặc biệt là những người đi xe lăn, người đi lại khó khăn phải
có những thiết bị trợ giúp như nạng, gậy chống, lồng chống và người khiếm thị.
4.7.2. Tại
các lối sang đường, lối lên xuống hè phố và đường đi bộ phải bố trí vệt dốc, đường
dốc cho xe lăn của người tàn tật.
4.7.3. Các đường
trục chính của đường dạo trong công viên và tại các khu du lịch, điểm di tích
danh lam thắng cảnh phải đảm bảo để cho xe lăn đi được
4.7.4. Tại các
nút giao thông phải lắp đặt các biển báo, biển chỉ dẫn và tín hiệu đèn giao
thông để chỉ dẫn cho người tàn tật khi đi qua đường. Ngoài các tín hiện đèn
giao thông nên có thêm các tín hiệu bằng âm thânh hoặc chữ nổi Brain để cho người
khiếm thị sử dụng.
4.7.5. Đường
và hè phố phải được chiếu sáng để đảm bảo người tàn tật đi lại an toàn.
4.7.6. Tiêu
chuẩn thiết kế đường và hè phố được đánh giá là đạt yêu cầu khi lấy theo quy định
trong tiêu chuẩn TCXDVN 264: 2002 - Nhà và công trình - Nguyên tắc cơ bản xây dựng
công trình để đảm bảo người tàn tật tiếp cận sử dụng.
4.8. Biển
báo, tín hiệu
4.8.1. Biển
báo được bố trí cố định ở các vị trí bên ngoài và bên trong công trình. Đối với
biển báo dành cho người khiếm thị phải tạo cảm giác nhận biết khi tiếp xúc bằng
chữ viết hoặc các kí tự chữ nổi Brain.
4.8.2. Biển
báo và tín hiệu được lắp đặt tại các vị trí sau:
- Bãi để xe,
điểm chờ xe ;
- Đường vào
công trình, lối vào ;
- Khu vệ sinh
;
- Các khu vực
hoạt động công cộng như: khu vực hội họp ; lối thoát nạn dẫn ra cầu thang ; lối
ra và tại thang máy.
4.8.3. Biển
chỉ hướng cho người tàn tật phải theo quy ước quốc tế và được bố trí gần lối ra
vào. Các vị trí đặt biển chỉ hướng được quy định như sau:
- Lối vào
công trình ;
- Khu vực
phòng vệ sinh ;
- Lối vào
thang máy ;
4.8.4. Biển
báo cho người tàn tật theo quy ước quốc tế được đánh giá khi lấy theo quy định
trong tiêu chuẩn TCXDVN 264: 2002 - Nhà và công trình - Nguyên tắc cơ bản xây dựng
công trình để đảm bảo người tàn tật tiếp cận sử dụng.