|
Bản dịch này thuộc quyền sở hữu của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Mọi hành vi sao chép, đăng tải lại mà không có sự đồng ý của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là vi phạm pháp luật về Sở hữu trí tuệ.
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT has the copyright on this translation. Copying or reposting it without the consent of
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT is a violation against the Law on Intellectual Property.
X
CÁC NỘI DUNG ĐƯỢC SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Các nội dung của VB này được VB khác thay đổi, hướng dẫn sẽ được làm nổi bật bằng
các màu sắc:
: Sửa đổi, thay thế,
hủy bỏ
Click vào phần bôi vàng để xem chi tiết.
|
|
|
Đang tải văn bản...
Nghị quyết 43-NQ/TW 2019 xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng
Số hiệu:
|
43-NQ/TW
|
|
Loại văn bản:
|
Nghị quyết
|
Nơi ban hành:
|
Ban Chấp hành Trung ương
|
|
Người ký:
|
Nguyễn Phú Trọng
|
Ngày ban hành:
|
24/01/2019
|
|
Ngày hiệu lực:
|
Đã biết
|
Ngày công báo:
|
Đang cập nhật
|
|
Số công báo:
|
Đang cập nhật
|
|
Tình trạng:
|
Đã biết
|
BAN CHẤP HÀNH
TRUNG ƯƠNG
--------
|
ĐẢNG CỘNG SẢN
VIỆT NAM
---------------
|
Số: 43-NQ/TW
|
Hà Nội, ngày 24
tháng 01 năm 2019
|
NGHỊ QUYẾT
CỦA BỘ CHÍNH TRỊ
VỀ XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ĐẾN NĂM
2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045
I- TÌNH HÌNH VÀ NGUYÊN NHÂN
Sau 15 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa IX về xây dựng và
phát triển thành phố Đà Nẵng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,
Đà Nẵng đã có bước phát triển mạnh mẽ, trở thành một thành phố năng động, sáng
tạo, khai thác tốt các tiềm năng, thế mạnh. Kinh tế tăng trưởng tương đối
nhanh, tốc độ tăng giá trị tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) bình quân đạt khoảng
9,8%/năm, GRDP bình quân đầu người tăng 6,6 lần so với năm 2003. Cơ cấu kinh tế
chuyển dịch tích cực, đúng hướng, trong đó ngành Dịch vụ dẫn đầu về tỉ trọng và
tốc độ tăng trưởng; dịch vụ thương mại, thông tin và truyền thông, vận tải,
logistics, tài chính, ngân hàng, giáo dục - đào tạo, y tế đều phát triển với tốc
độ cao; du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, có thương hiệu, có khả
năng cạnh tranh quốc tế. Ngành công nghiệp duy trì mức tăng trưởng khá, công
nghiệp công nghệ cao, công nghệ thông tin được chú trọng phát triển. Nông nghiệp
phát triển theo hướng bền vững, ứng dụng công nghệ cao, thân thiện với môi trường.
Tiềm năng, thế mạnh kinh tế biển ngày càng được phát huy.
Hạ tầng kinh tế - xã hội, diện mạo đô thị thay đổi
nhanh chóng và tương đối hiện đại. Chỉ số cạnh tranh, chỉ số phát triển con người
được nâng lên; duy trì được vị trí tốp đầu về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh
và các chỉ số về cải cách hành chính, hiệu quả quản trị và hành chính công,
phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin. Xây dựng nông thôn mới đạt được nhiều
kết quả tích cực, hoàn thành sớm mục tiêu đề ra. Lĩnh vực văn hóa - xã hội,
giáo dục, đào tạo, y tế, công tác xóa đói, giảm nghèo đạt kết quả tốt; đời sống
vật chất, tinh thần của đại bộ phận nhân dân được nâng lên. Chính trị - xã hội
được duy trì ổn định; quốc phòng, an ninh được củng cố; trật tự, an toàn xã hội
được giữ vững; phát triển kinh tế - xã hội kết hợp chặt chẽ với bảo đảm quốc
phòng, an ninh. Đà Nẵng từng bước khẳng định vai trò là đô thị lớn, đầu tàu, động
lực phát triển, trung tâm kinh tế - xã hội của miền Trung - Tây Nguyên và của cả
nước.
Tổ chức bộ máy cơ quan đảng và các tổ chức trong hệ
thống chính trị từng bước được sắp xếp lại; năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của
Đảng bộ được nâng lên. Các Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI, khóa XII về xây dựng,
chỉnh đốn Đảng được triển khai nghiêm túc, bài bản. Công tác xây dựng chính quyền,
cải cách hành chính đạt nhiều kết quả tích cực. Chất lượng hoạt động của Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội được nâng cao; khối đại đoàn
kết toàn dân được củng cố.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực
hiện Nghị quyết trong thời gian qua còn nhiều hạn chế, yếu kém. Đà Nẵng phát
triển chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế. Quy mô kinh tế của Đà Nẵng có
tăng nhưng còn nhỏ, chỉ chiếm 1,55% GDP của cả nước; tốc độ tăng trưởng có xu
hướng giảm sút so với trước, năng suất lao động chưa cao. Kinh tế tập thể phát
triển chậm; kinh tế tư nhân còn nhiều hạn chế; thu hút đầu tư trực tiếp nước
ngoài mới chủ yếu ở lĩnh vực du lịch, dịch vụ, chưa có nhiều dự án công nghệ
cao, công nghệ nguồn. Công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch còn nhiều bất cập,
chưa theo kịp yêu cầu phát triển, nhất là trong quy hoạch đô thị và sử dụng đất
đai. Ô nhiễm môi trường gia tăng, xử lý chưa hiệu quả. Kết cấu hạ tầng còn thiếu
tính đồng bộ, kết nối; chưa phát huy và thể hiện rõ nét vai trò là đô thị trung
tâm, đầu tàu, động lực dẫn dắt phát triển kinh tế - xã hội miền Trung - Tây
Nguyên. Sự liên kết, hợp tác của thành phố với các địa phương trong vùng và cả
nước chưa thường xuyên, thiếu chủ động, hiệu quả chưa cao. Một số dự án phát
triển kinh tế - xã hội chưa gắn chặt với yêu cầu củng cố quốc phòng, an ninh;
tình hình an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội còn tiềm ẩn nhiều yếu tố
gây mất ổn định; công tác xóa đói, giảm nghèo chưa thực sự bền vững, nguy cơ
tái nghèo cao. Công tác xây dựng Đảng còn nhiều hạn chế, khuyết điểm, nhất là
trong công tác cán bộ, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ; chưa phát huy được
vai trò của tổ chức cơ sở đảng.
Những hạn chế, yếu kém nêu trên có nguyên nhân
khách quan, nhưng nguyên nhân chủ quan là chủ yếu. Việc quán triệt, triển khai
thực hiện Nghị quyết ở một số ban, bộ, ngành Trung ương và Đà Nẵng chưa được
quan tâm thường xuyên, thiếu quyết liệt. Một số cơ chế, chính sách đặc thù cho
Đà Nẵng chậm được ban hành; một số rào cản, vướng mắc chưa được tháo gỡ kịp thời;
chậm triển khai một số công trình, dự án trọng điểm; nguồn thu ngân sách còn phụ
thuộc nhiều vào đất đai. Ở một số nơi, một số khâu, chất lượng hoạt động của tổ
chức đảng, hệ thống chính trị còn bất cập; công tác quản lý nhà nước trên một số
lĩnh vực, một số giai đoạn còn yếu kém và có khuyết điểm lớn. Chất lượng cán bộ,
nhất là ở cấp cơ sở chưa đáp ứng được yêu cầu. Công tác nghiên cứu, dự báo, tổng
kết thực tiễn chưa được tiến hành thường xuyên, thiếu chủ động...
II- QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU
1. Quan điểm
- Chiến lược và các chính sách phát triển thành phố
Đà Nẵng được đặt trong tổng thể chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả
nước, vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền
Trung - Tây Nguyên; có sự kết nối chặt chẽ với các cục tăng trưởng, các trung
tâm phát triển, các thành phố lớn trong cả nước và khu vực Đông Nam Á, Châu Á -
Thái Bình Dương; dựa trên việc khai thác và sử dụng có hiệu quả mọi tiềm năng,
lợi thế, nhất là về tài nguyên thiên nhiên, tiềm năng kinh tế biển, vị trí địa
kinh tế và địa chiến lược quan trọng của thành phố Đà Nẵng trong vùng và cả nước.
- Xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng phải
trên cơ sở đối mới căn bản mô hình phát triển kinh tế, chú trọng phát triển
theo chiều sâu, kết hợp với phát triển theo chiều rộng một cách hợp lý; phát
huy mạnh mẽ vai trò của các thành phần kinh tế; coi nguồn lực trong nước là nền
tảng và quyết định, nguồn lực nước ngoài là quan trọng. Nhận diện và phát huy tốt
các động lực tăng trưởng mới, nhất là việc xây dựng chính quyền đô thị và phát
triển kinh tế tư nhân, đẩy mạnh và phát huy hiệu quả kết nối, liên kết vùng, ứng
dụng công nghệ cao, đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp.
- Phát triển thành phố Đà Nẵng theo hướng đô thị
sinh thái, hiện đại, thông minh, mang tầm quốc tế và có bản sắc riêng; phát triển
kinh tế nhanh và bền vững, coi việc nâng chất lượng cuộc sống của người dân đạt
ở mức cao là nhiệm vụ trung tâm; tập trung phát triển 3 trụ cột chính: Du lịch,
công nghiệp công nghệ cao và kinh tế biển; bảo đảm quốc phòng, an ninh, chủ quyền
biển, đảo, trật tự, an toàn xã hội.
- Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng
bộ ngang tầm nhiệm vụ; tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý của các cấp chính
quyền; phát huy cao độ truyền thống văn hóa, cách mạng, tinh thần tiên phong,
năng động, sáng tạo, tự lực tự cường của người Đà Nẵng. Chú trọng làm tốt công
tác tư tưởng, tạo sự đồng thuận trong hệ thống chính trị và toàn xã hội, vững
vàng đưa thành phố phát triển đi lên nhanh và mạnh hơn, vững chắc hơn.
2. Mục tiêu
2.1. Mục tiêu đến năm 2030
- Mục tiêu tổng quát
Xây dựng thành phố Đà Nẵng trở thành một trong những
trung tâm kinh tế - xã hội lớn của cả nước và Đông Nam Á với vai trò là trung
tâm về khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, du lịch, thương mại, tài chính,
logistics, công nghiệp công nghệ cao, công nghệ thông tin, công nghiệp hỗ trợ;
là một trong những trung tâm văn hóa - thể thao, giáo dục - đào tạo, y tế chất
lượng cao, khoa học - công nghệ phát triển của đất nước; trung tâm tổ chức các
sự kiện tầm khu vực và quốc tế; thành phố cảng biển, đô thị biển quốc tế với vị
trí là hạt nhân của chuỗi đô thị và cực tăng trưởng của vùng kinh tế trọng điểm
miền Trung - Tây Nguyên; trở thành đô thị sinh thái, hiện đại và thông minh,
thành phố đáng sống, có tổ chức đảng và hệ thống chính trị vững mạnh, chính quyền
tiên phong trong đổi mới và phát triển, người dân có mức sống thuộc nhóm địa
phương dẫn đầu cả nước với chất lượng cuộc sống tốt, thân thiện, hạnh phúc và
sáng tạo; quốc phòng, an ninh và chủ quyền biển, đảo được bảo đảm vững chắc.
- Các chỉ tiêu cụ thể:
+ Giai đoạn 2021 - 2030: Tốc độ tăng bình
quân GRDP trên 12%/năm; dịch vụ 12,5 - 13,5%/năm; công nghiệp 11,5 - 12,5%/năm;
nông nghiệp 4 - 5%/năm. Các lĩnh vực công nghệ cao đóng góp hơn 10% tổng sản phẩm
trên địa bàn của thành phố. Kim ngạch xuất khẩu đạt trên 2% của cả nước. Thu
ngân sách trên địa bàn tăng trên 15%/năm. Tổng vốn đầu tư phát triển xã hội
trên địa bàn bình quân tăng trên 10%/năm. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh
và chỉ số cải cách hành chính xếp hạng trong top 3 của cả nước.
+ Đến năm 2030: Hoàn thành xây dựng đô thị
thông minh kết nối đồng bộ với các mạng lưới đô thị thông minh trong nước và
khu vực ASEAN; GRDP bình quân đầu người theo giá hiện hành đạt khoảng 8.700
USD; tỉ trọng tổng sản phẩm trên địa bàn của Đà Nẵng so với cả nước đạt trên
2%; cơ cấu kinh tế: Ngành dịch vụ 62 - 65%, công nghiệp và xây dựng 28 - 30%,
nông nghiệp 1 - 2%; quy mô dân số đạt khoảng 1,5 triệu người; giải quyết việc
làm mới hằng năm trên 3,5 vạn lao động; tỉ lệ lao động qua đào tạo đạt trên
70%; chênh lệch giữa nhóm thu nhập cao nhất và nhóm thu nhập thấp nhất không vượt
quá 5,0 lần; người dân được tiếp cận đầy đủ và công bằng với nước uống và sinh
hoạt an toàn, đặc biệt an toàn trước thiên tai; bảo đảm 100% nước thải nguy hại
được xử lý; độ che phủ rừng đạt khoảng 45%.
2.2. Tầm nhìn đến năm 2045
Thành phố Đà Nẵng trở thành đô thị lớn, sinh thái
và thông minh, là trung tâm khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo và thành phố biển
đáng sống đạt đẳng cấp khu vực Châu Á.
III- NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP
1. Về phát triển kinh tế
- Thực hiện tốt tiến trình đổi mới mô hình tăng trưởng,
nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động và sức cạnh tranh của nền
kinh tế; tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng dịch vụ - công nghiệp -
nông nghiệp. Tập trung đầu tư phát triển mạnh các ngành kinh tế biển gắn với bảo
vệ an ninh, chủ quyền biển, đảo; phát triển hiện đại hóa các ngành dịch vụ, nhất
là dịch vụ biển, du lịch, thương mại, tài chính - ngân hàng, giáo dục - đào tạo,
y tế và chăm sóc sức khỏe chất lượng cao, có khả năng cạnh tranh và kết nối cao
với các trung tâm dịch vụ quốc tế trong khu vực ASEAN và thế giới. Tăng cường
xúc tiến đăng cai tổ chức các sự kiện mang tầm quốc tế và khu vực, đưa Đà Nẵng
trở thành thành phố sự kiện, trung tâm hội nghị quốc tế.
- Có chính sách ưu tiên nguồn lực, chú trọng phát
triển 5 lĩnh vực mũi nhọn của thành phố: (1) Du lịch và dịch vụ chất lượng cao
gắn với bất động sản nghỉ dưỡng; (2) Cảng biển, hàng không gắn với dịch vụ
logistics; (3) Công nghiệp công nghệ cao gắn với xây dựng đô thị sáng tạo, khởi
nghiệp; (4) Công nghiệp công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông gắn với nền
kinh tế số; (5) Sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao và ngư nghiệp.
- Có chính sách phát triển thành phố Đà Nẵng trở
thành một trung tâm kinh tế biển, hình thành chuỗi cung ứng dịch vụ logistics tại
miền Trung với vai trò trung tâm của Đà Nẵng.
- Xây dựng và phát triển khu công nghệ cao của
thành phố trở thành khu đô thị sáng tạo - khoa học - công nghệ đạt đẳng cấp quốc
tế, có sức cạnh tranh cao. Nghiên cứu, xây dựng Trung tâm khởi nghiệp, đổi mới
sáng tạo tầm quốc gia tại thành phố Đà Nẵng với vai trò là hạt nhân khu vực miền
Trung - Tây Nguyên.
- Đẩy mạnh cơ cấu lại ngành Nông nghiệp gắn với xây
dựng nông thôn mới theo hướng phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; đẩy
mạnh phát triển sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn; chú trọng các sản phẩm
có lợi thế cạnh tranh, giá trị kinh tế cao phục vụ đô thị và du lịch. Tăng cường
công tác quản lý, bảo vệ rừng, đất rừng, bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học,
chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng, bảo vệ môi trường, sinh
thái.
- Tập trung tháo gỡ các vướng mắc, khắc phục hậu quả
liên quan đến các vi phạm về quản lý đất đai theo các kết luận của cấp có thẩm
quyền, bảo đảm quyền lợi của các tổ chức và cá nhân, nguồn thu ngân sách nhà nước.
Tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi; chủ động thu hút có chọn lọc các dự
án có vốn đầu tư nước ngoài; đẩy mạnh xã hội hóa, thu hút đầu tư theo hình thức
đối tác công - tư PPP, BOT, BT; có cơ chế huy động và sử dụng có hiệu quả các
nguồn lực đầu tư trong và ngoài nước.
- Chú trọng đầu tư, phát triển kết cấu hạ tầng đồng
bộ, hiện đại, kết nối miền Trung - Tây Nguyên, phát triển hành lang kinh tế
Đông Tây, Tiểu vùng Mê Công. Kết nối hệ thống giao thông thành phố Đà Nẵng với
các tỉnh lân cận, khu vực và quốc tế bằng đường bộ, đường biển, đường sắt và đường
hàng không. Đẩy nhanh tiến độ đầu tư các công trình, dự án động lực, trọng tâm
là: Xây dựng cảng Liên Chiểu, mở rộng và chuyển đổi cảng Tiên Sa, Khu đô thị Đại
học Đà Nẵng, di dời ga đường sắt và phát triển đô thị, dự án phối hợp với tỉnh
Quảng Nam, mở rộng cửa khẩu Đắc Ốc thành cửa khẩu quốc tế, nâng công suất cảng hàng
không quốc tế Đà Nẵng, hành lang kinh tế Đông Tây 2 (Quốc lộ 14D), mở rộng Quốc
lộ 14B, Quốc lộ 14G, khơi thông sông Cổ Cò và hệ thống hạ tầng đường thủy, xây
dựng Khu du lịch quốc gia Sơn Trà. Khuyến khích các doanh nghiệp thuộc mọi
thành phần kinh tế đầu tư, phát triển hạ tầng viễn thông, phổ cập dịch vụ, phát
triển dịch vụ công ích với công nghệ hiện đại, chất lượng cao, cung cấp đa dịch
vụ.
- Thực hiện tốt công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch,
nhất là quy hoạch tổng thể phát triển thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn
đến năm 2045 bảo đảm tính kết nối, liên kết vùng, trong đó thành phố Đà Nẵng là
đô thị hạt nhân của chuỗi các đô thị Huế - Đà Nẵng - Chu Lai Kỳ Hà - Dung Quất
(Vạn Tường) - Quy Nhơn; hình thành vùng đô thị Đà Nẵng, bao gồm Chân Mây (Lăng
Cô) - Đà Nẵng - Điện Bàn - Hội An - Nam Hội An; quy hoạch bán đảo Sơn Trà. Rà
soát lại quy hoạch phát triển không gian đô thị; quy hoạch vùng kinh tế trọng
điểm miền Trung theo hướng xác lập, phát huy vai trò, vị trí trung tâm của Đà Nẵng.
- Chú trọng công tác quản lý đô thị, tổ chức không
gian đô thị hiện đại, hài hòa với thiên nhiên, bảo tồn và phát triển bản sắc đặc
trưng của đô thị biển - sông - núi, bảo đảm các tiêu chuẩn đô thị hiện đại. Triển
khai thực hiện có hiệu quả Đề án “Xây dựng thành phố thông minh”; Đề án “Xây dựng
Đà Nẵng - Thành phố môi trường”, Chương trình hành động về thích ứng với biến đổi
khí hậu và nước biển dâng. Nghiên cứu mở rộng không gian và phát triển các khu
đô thị mới về hướng Tây và Tây Bắc theo hướng đô thị sinh thái, đô thị xanh; đô
thị hóa gắn với xây dựng nông thôn mới. Phát triển khu trung tâm thành phố theo
hướng mô hình đô thị nén hiện đại.
- Đẩy mạnh hợp tác, liên kết vùng trên cơ sở khai
thác và phát huy các tiềm năng, thế mạnh hạt nhân của thành phố Đà Nẵng và lợi
thế vùng; tạo sự thống nhất trong liên kết, phát triển kinh tế - xã hội giữa
các địa phương miền Trung - Tây Nguyên, nhất là trong việc xây dựng, tổ chức thực
hiện và xúc tiến, huy động nguồn lực triển khai thực hiện kế hoạch và nội dung
liên kết, nâng cao sức cạnh tranh để cùng phát triển.
2. Về phát triển văn hóa, xã hội
- Xây dựng đời sống văn hóa phong phú, bản sắc, có
hệ thống thiết chế văn hóa tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội.
Đẩy mạnh thực thi và nâng cao hiệu quả các chính sách xã hội trên địa bàn, nhất
là các chính sách xã hội giàu tính nhân văn, như Chương trình “5 không”, “3
có”, “4 an”1; hình thành các giá trị, bản sắc
riêng, phù hợp với truyền thống, văn hóa người Đà Nẵng.
- Triển khai đồng bộ các chính sách bảo trợ, an
sinh xã hội, bảo đảm 100% các đối tượng yếu thế được tiếp cận các dịch vụ xã hội
cơ bản; quan tâm vấn đề dân cư, dân số với quy mô, kết cấu phù hợp; quy hoạch lại
mạng lưới cơ sở trợ giúp xã hội. Kiện toàn, nâng cao chất lượng hệ thống y tế,
chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn.
- Có cơ chế, chính sách thu hút, đào tạo, bồi dưỡng
và sử dụng nguồn nhân lực. Xây dựng và triển khai Chương trình phát triển nguồn
nhân lực chất lượng cao đáp ứng các yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần
thứ tư, tập trung vào các lĩnh vực mũi nhọn của thành phố. Rà soát, hoàn thiện
chính sách nhập cư bảo đảm hài hòa, nhân văn, hỗ trợ tích cực cho phát triển
kinh tế - xã hội; nâng cao chất lượng đào tạo của các trường đại học đạt chuẩn
quốc tế; thực hiện liên thông, minh bạch về thị trường lao động.
- Ưu tiên nguồn lực cho phát triển khoa học - công
nghệ đạt trình độ trung bình tiên tiến trong khu vực; chú trọng xây dựng và
phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; tập trung đầu tư phát triển
một số ngành công nghệ cao như: Công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, vật liệu
mới, tự động hóa; ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp. Phát triển thị trường
khoa học - công nghệ theo hướng hội nhập.
3. Về bảo đảm quốc phòng, an
ninh
Tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh; xây dựng
thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân gắn với xây dựng khu vực
phòng thủ cơ bản, liên hoàn, vững chắc trên địa bàn; bảo vệ vững chắc chủ quyền
quốc gia, biển, đảo, chú trọng vai trò của Đà Nẵng đối với Biển Đông; chủ động
ngăn chặn, làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch,
phản động, không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống, giữ vững ổn định
chính trị và bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; tăng cường công
tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao tinh thần yêu nước, huy động sức mạnh tổng
hợp của cả hệ thống chính trị trong đấu tranh phòng, chống tội phạm và tệ nạn
xã hội, xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc; thực hiện tốt nhiệm vụ về quốc
phòng, an ninh của Đà Nẵng đối với khu vực miền Trung và cả nước.
4. Về xây dựng Đảng và hệ thống
chính trị
- Thực hiện tốt công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ
thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Quyết liệt thực hiện nhiệm vụ xây dựng,
chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng và
chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên trong Đảng bộ. Xây dựng đội ngũ cán bộ
lãnh đạo, quản lý các cấp có bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức và năng lực
công tác tốt, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Tập trung làm tốt công tác tư tưởng,
xây dựng đoàn kết nội bộ, phát huy dân chủ, thực hiện nghiêm túc nguyên tắc tập
trung dân chủ trong lãnh đạo, chỉ đạo. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát,
kỷ luật trong Đảng gắn liền với việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII
về xây dựng, chỉnh đốn Đảng.
- Phát huy cao độ sự đồng thuận của xã hội. Đối với
một số mặt nổi cộm, cần tìm mọi cách khắc phục hiệu quả; kịp thời ngăn ngừa, vô
hiệu hóa các phần tử xấu, phản động lợi dụng chống phá; chủ động phát hiện các
vấn đề từ xa, không để xảy ra bị động, bất ngờ.
- Thực hiện quyết liệt việc sắp xếp tinh gọn bộ
máy, tinh giản biên chế, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan
trong hệ thống chính trị. Nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước;
đẩy mạnh cải cách hành chính, công vụ; xây dựng chính quyền điện tử, tăng cường
thực hiện cơ chế một cửa liên thông, kết nối điện tử trong giải quyết các thủ tục
hành chính.
5. Về cơ chế, chính sách đặc
thù
- Bộ Chính trị đồng ý chủ trương cần có cơ chế,
chính sách đặc thù để xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng, tạo động lực
cho phát triển khu vực miền Trung - Tây Nguyên và cả nước. Các cơ chế, chính
sách đặc thù cần được nghiên cứu thấu đáo, cụ thể, bảo đảm tính tương quan,
tương đồng với các thành phố lớn khác trong cả nước; những việc đã rõ, được thực
tế chứng minh là hiệu quả thì làm ngay, việc gì mới, phức tạp nhưng cấp thiết
thì nghiên cứu thực hiện thí điểm.
- Thực hiện phân cấp, phân quyền gắn với trách nhiệm
địa phương, người đứng đầu trên một số lĩnh vực quản lý về quy hoạch, đất đai,
đô thị, đầu tư, tài chính - ngân sách, tổ chức, nhân sự và tiền lương...;
nghiên cứu cơ chế điều tiết hợp lý giữa ngân sách Trung ương và ngân sách địa
phương; có cơ chế đặc thù để thu hút các nhà đầu tư chiến lược.
- Đồng ý chủ trương thực hiện thí điểm xây dựng mô
hình cơ quan quản lý cảng thống nhất tại Đà Nẵng theo hướng tiên tiến, hiệu quả,
phù hợp với thông lệ quốc tế; xây dựng và thực hiện Đề án thí điểm mô hình
chính quyền đô thị phù hợp với yêu cầu phát triển của thành phố và quy định của
pháp luật.
IV- TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Đảng đoàn Quốc hội lãnh đạo, chỉ đạo việc
nghiên cứu, xây dựng các văn bản pháp luật có liên quan đến lĩnh vực quản lý
nhà nước, việc cho phép thành phố Đà Nẵng thực hiện thí điểm một số cơ chế,
chính sách đặc thù bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ tạo cơ sở pháp lý cho việc
thực hiện và giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
2. Ban cán sự đảng Chính phủ chỉ đạo các bộ,
ngành, cơ quan liên quan xem xét, xử lý các kiến nghị, đề xuất của thành phố Đà
Nẵng; ban hành cơ chế, chính sách đặc thù cụ thể cho thành phố Đà Nẵng theo thẩm
quyền. Kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong quá trình khắc phục những
vi phạm theo kết luận của cơ quan có thẩm quyền, nhất là trên lĩnh vực đất đai.
3. Đảng bộ và nhân dân thành phố Đà Nẵng chủ
động trong triển khai thực hiện Nghị quyết; phát huy cao độ sự đồng thuận của
xã hội, vai trò lãnh đạo của tổ chức đảng, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị
nhằm đưa Nghị quyết đi ngay vào cuộc sống. Thành ủy Đà Nẵng chỉ đạo chuẩn bị đề
án kiến nghị về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù để trình Chính phủ, Quốc hội
theo quy định của pháp luật.
4. Các ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn,
đảng ủy trực thuộc Trung ương thường xuyên quan tâm, phối hợp, hỗ trợ và tạo điều
kiện thuận lợi để thành phố Đà Nẵng phát triển theo tinh thần Nghị quyết này.
5. Các tỉnh ủy, thành ủy trong cả nước, nhất
là các tỉnh ủy, thành ủy khu vực miền Trung - Tây Nguyên cần tích cực xây dựng
và củng cố mối quan hệ liên kết, hợp tác với thành phố Đà Nẵng, tạo không gian
kinh tế thống nhất để thúc đẩy phát triển Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung -
Tây Nguyên.
6. Ban Kinh tế Trung ương chủ trì, phối hợp
với các cơ quan liên quan thường xuyên theo dõi, giám sát, kiểm tra, đôn đốc việc
triển khai thực hiện Nghị quyết; định kỳ sơ kết, tổng kết, báo cáo Bộ Chính trị,
Ban Bí thư.
Nơi nhận:
- Các tỉnh ủy, thành ủy,
- Các ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng ủy trực thuộc Trung ương,
- Các đảng ủy đơn vị sự nghiệp Trung ương,
- Các đồng chí Ủy viên
Ban Chấp hành Trung ương,
- Lưu Văn phòng Trung ương Đảng.
|
T/M BỘ CHÍNH TRỊ
TỔNG BÍ THƯ
Nguyễn Phú Trọng
|
1 5 không: Không có hộ đặc biệt
nghèo, không có học sinh bỏ học, không có người lang thang xin ăn, không có giết
người để cướp của, không có người nghiện ma túy trong cộng đồng; 3 có:
Có nhà ở, có việc làm, có nếp sống văn hóa, văn minh đô thị; 4 an: An
ninh trật tự, an toàn giao thông, an toàn vệ sinh thực phẩm, an sinh xã hội.
Nghị quyết 43-NQ/TW năm 2019 về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
THE CENTRAL STEERING COMMITTEE
--------
|
THE COMMUNIST
PARTY OF VIETNAM
---------------
|
No. 43-NQ/TW
|
Hanoi, January
24, 2019
|
POLITBURO’S RESOLUTION ON
DEVELOPMENT OF DA NANG CITY BY 2030 WITH VISION TOWARDS 2045 I- SITUATION REVIEW AND CAUSES After 15 years of implementing the 9th
Politburo’s Resolution No. 33-NQ/TW on development of Da Nang in the era of
national industrialization and modernization, Da Nang has taken great leaps
forward and became a dynamic and innovative city capable of utilizing its
potentials and advantages. Its economy experiences relatively fast growth with
the average regional gross domestic product ("RGDP") reaching
9.8%/year and RGDP per capita increasing 6.6 times compared to 2003. The
economic structure is shifting towards a more positive and suitable direction
where the service sector takes the lead in proportion and growth rate;
commercial, information and telecommunications, transportation, logistics,
financial, banking, educational - training and healthcare services all achieve
great progress; tourism becomes a leading and internationally competitive
economic sector. The industry sector maintains a fast growth, and high
technology and information technology industries are prioritized. Agriculture
aims for sustainability and eco-friendliness with the application of high
technology. Potentials and advantages of having an ocean-based economy are more
and more utilized. Socio-economic infrastructure and urban appearance
have undergone fast change and modernization. The competitiveness index and
human development index have increased; provincial-level competitiveness index
and indexes related to administrative reform, public management and
administration performance and IT application maintain their leading positions.
New rural development achieves many positive results and accomplishes its
targets early. Socio-cultural, educational, training, healthcare, poverty
eradication and alleviation works deliver good performance; material and
spiritual life of the majority of workers are improved. Socio-political
situation is stable; national defense and security are consolidated;
socio-economic development is closely connected with national defense and
security. Da Nang is gradually asserting its status as a metropolis, a trailblazer,
a driving force for development and a socio-economic center of the Central -
Central Highlands region and the whole country. Organizational structure of organizations of the
Communist Party and the political system is gradually modified; leadership capabilities
and strength of Party Committees are improved. The Resolutions No. 04-NQ/TW of
the 11th and 12th Central Steering Committees are
strictly and properly implemented. Government strengthening and administrative
reform achieve many positive results. Performance of the Vietnamese Fatherland
Front and socio-political organizations has improved; the block of great
national solidarity is consolidated. However, beside the achievements, implementation of
the Resolution in the past years leaves much to be desired. Da Nang has yet to
reach its full potential or utilize all advantages. Its economy experiences
growth but such growth only accounts for 1.55% of GDP; growth rate appears to
have slowed down and productivity is low. The public sector makes sluggish progress
while the private sector encounters many difficulties; new foreign investment
mostly focuses on tourism and the service sector and projects on high
technology and source technologies are limited. Planning and planning
management face many problems and are yet to catch up with development
requirements, especially urban planning and land management. Environmental
pollution is on the rise and its solutions are unreliable. Infrastructure lacks
consistency and connection, unable to support Da Nang’s role as the leading
metropolis and driving force for socio-economic development of the Central -
Central Highlands region. Cooperation between Da Nang and other localities is
not regular, proactive or efficient. A number of socio-economic development
projects are not connected to national defense and security; there are latent
dangers to political security, public order and social safety; poverty
eradication and alleviation are not yet sustainable with high risk of relapse
into poverty. Strengthening of the Communist Party is unsatisfactory,
especially matters related to official planning and implementation of
democratic centralism; and the roles of organizations of the Communist Party at
grassroots level are still limited. While these difficulties may be contributed to
objective factors, the subjective ones are the major causes. Implementation of
the Resolution in a number of Central and Da Nang’s regulatory bodies lacks
frequent and intensive attention. Some specific mechanisms and policies for Da
Nang are not promptly promulgated; difficulties are not addressed on time; many
key construction works and projects are delayed; and budget revenues rely
heavily on land. Performance of organizations of the Communist Party and the
political system at some levels or in some procedures is unsatisfactory while
state management is inadequate. A number of officials, especially those at
grassroots level, lack appropriate qualifications… ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 1. Viewpoints - Da Nang’s development
strategy and policies must be a part of the socio-economic development
strategies for the whole country, key economic zone of the Central region,
North Central Coast and Central Coast - Central Highlands; closely connected to
growth poles, developed centers and major cities of Vietnam, Southeast Asia and
Asia-Pacific; and based on utilization of all potentials and advantages,
especially those related to natural resources, ocean-based economic potentials
and Da Nang’s important geo-economic and geo-strategic position in the region
and the country. - Da Nang’s development must
be based on fundamental renovation of the economic development model with a
focus on reasonable intensive and extensive development; boost the roles of
economic sectors; regard domestic resources as the decisive foundation and
foreign resources as important factors. New drivers for growth must be
identified and utilized, especially urban government strengthening and private
sector development, while promoting and employing interregional connection,
high-tech application, innovation and entrepreneurship. - Developing Da Nang in the
direction of an ecological, modern and smart metropolis of international
standards and distinctive color; striving for fast and sustainable economic
development and regarding improvement of citizen's quality of life as the main
duty; focusing on development of the 3 major pillars: Tourism, high-tech
industries and ocean-based economy; ensuring national defense, sea and island
security and sovereignty, public order and social safety. - Improving leadership
capabilities and strength of Party Committees to a level appropriate for their
assigned duties; increasing management efficiency of competent authorities at
all levels; promoting the culture, the revolutionary tradition and the pioneering,
dynamic and innovative spirits of Da Nang citizens. Aiming towards faster,
stronger and more sustainable development. 2. Targets 2.1. By 2030 - General targets Da Nang will have become a major socio-economic
center of the country and Southeast Asia, holding the role of a center
for entrepreneurship, innovation, tourism, commerce, finance, logistics,
high-tech, IT and ancillary industries; a leading cultural - sports, education
- training, high-quality medical and scientific - technological center of the
country; a host of regional and international events; an international port
city and coastal metropolis that is the nucleus and growth pole of the key
economic zone of the Central - Central Highlands region; an ecological, modern
and smart urban zone and a worth-living, friendly, happy and innovative city
with strong organizations of the Communist Party and political system, its
government taking the lead in innovation and development, unparalleled living
standards and quality of life, consolidated national defense and sea and island
security and sovereignty. ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 + 2021 - 2030 period: Average growth rate is
expected to reach more than 12%/year for RGDP; 12.5 – 13.5%/year for the
service sector; 11.5 - 12.5%/year for the industry sector and 4 - 5%/year for
the agriculture sector. High-tech fields will contribute more than 10% to RGDP.
Export turnover will account for over 2% that of the whole country. State
budget revenues will increase over 15%/year. Total capital for investment in
social development will increase over 10%/year on average. Provincial-level
competitiveness index and administrative reform index rank among the country’s
top 3. + By 2030: Da Nang will have become a smart
city that is a part of the national and ASEAN smart city networks; RGDP per
capita according to current price is expected to be 8,700 USD; proportion of
RGDP to NGDP will reach over 2%; regarding the economic structure, the service
sector accounts for 62 - 65%, industry and construction 28 - 30% and
agriculture 1 - 2%; population will stand at about 1.5 million; 35,000
new jobs will be created; more than 70% of workers will have undergone
training; income of the highest-earning will be less than 5,0 times that of the
lowest-earning; citizens will have full and equal access to water safe for
drinking and daily life, natural disaster safety is guaranteed; 100% of toxic
wastewater will undergo treatment; and forest cover is expected to reach 45%. 2.2. Vision towards 2045 Da Nang will have become an ecological and smart
metropolis, a center of innovation and entrepreneurship and a coastal city
worth living in Asia. III- DUTIES AND SOLUTIONS 1. Economic
development - Effectively renovating the
growth model and improving the growth quality, productivity and ability to compete
of the economy; bringing about further change to the economic structure towards
the service - industry - agriculture direction. Prioritizing investment in
ocean-based economy sectors together with protection of sea and island security
and sovereignty; modernizing services, especially ocean-based, tourism,
commercial, financial - banking, education - training, medical and healthcare
services of high quality, capable of competing and connecting with
international service centers in ASEAN and around the globe. Hosting more
international and regional events to highlight Da Nang’s status as a host to
international events and conferences. - Implementing resource
prioritization policies, focusing on development of the 5 leading fields: (1)
Tourism and high quality services together with vacation real estate; (2)
Harbors and airports together with logistics services; (3) High-tech industries
together with development of a metropolis of innovation and entrepreneurship;
(4) IT, electronics and telecommunications together with the digital economy;
and (5) High-tech agricultural and aquaculture products. - Implementing policies on
developing Da Nang into an ocean-based economic center, and forming a logistics
supply chain in the Central region with Da Nang at the heart. ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 - Further restructuring the
agriculture sector in connection with new rural development by incorporating
high technology into agriculture; increasing centralized and large-scale manufacturing;
focusing on products with high competitive advantages and economic value of
service to Da Nang and tourism. Improving forest and forest land management and
protection, nature and biodiversity conservation, active response to climate
change and sea level rise, and environmental and ecological protection. - Concentrating on resolving
difficulties and actions against land management violations concluded by
competent authorities, ensuring the interests of organizations and individuals
and state budget revenues. Facilitating investment and business; actively
selecting and attracting foreign-funded projects; promoting privatization,
encouraging PPP, BOT and BT investment; implementing mechanisms for
mobilization and utilization of domestic and foreign
investment. - Focusing on investment in
and development of uniform and modern infrastructure that connects the Central
- Central Highlands region and contributes to the development of the East-West and
Greater Mekong Subregion Economic corridors. Connecting Da Nang’s road,
waterway, railway and airway systems with those of adjacent provinces, regions
and foreign countries. Shortening investment schedule for key
construction works and projects such as Lien Chieu harbor’s construction,
expansion and transformation of Tien Sa harbor and Da Nang’s university
metropolis, railway station relocation and urban development, joint project
with Quang Nam, upgrading Dac Oc border checkpoint into an international one,
increasing capacity of Da Nang International Airport and East-West 2 Economic
corridor (National Highway 14D), expansion of National Highways 14B and 14G,
unclogging Co Co river and expanding waterway infrastructure systems, and
construction of Son Tra national tourism area. Encouraging enterprises of all
types of ownership to invest in and develop telecommunications infrastructure,
incorporating modern and high-quality technologies into public services. - Effectively carrying out
planning and planning management, especially overall planning for Da Nang's
development by 2030 with vision towards 2045 in a manner that ensures regional
connection where Da Nang is the nucleus of the chain consisting of Hue - Da
Nang - Chu Lai Ky Ha - Dung Quat (Van Tuong) - Quy Nhon; forming an urban area
surrounding Da Nang, including Chan May (Lang Co) - Da Nang - Dien Ban - Hoi An
- Nam Hoi An; and planning for Son Tra peninsula. Reviewing planning for urban
space development and for the key economic zone of the Central region with Da
Nang as the center. - Focusing on urban
management, organizing urban space in a modern manner that also harmonizes with
nature, preserves and enhances the characteristics of a metropolis encompassing
seas, rivers and mountains, and meets modern urban standards. Efficiently
implementing the scheme for building a smart city, the scheme for building Da
Nang into an eco-friendly city and the response to climate change and sea level
rise program. Conducting researches on expansion and development of new
ecological and green urban zones in the West and North West directions;
urbanization coupling with new rural development. Developing Da Nang’s central
area following the compact city model. - Promoting interregional
cooperation on the basis of utilization of Da Nang’s potentials and strengths
and regional advantages; creating consistency in socio-economic development of
and connection between localities of the Central - Central Highlands region,
especially in development, implementation, promotion and mobilization of
resources for the plans and contents of such connection, which increases the
ability to compete for the purpose of co-development. 2. Cultural
and social development - Building a lifestyle that is
rich in culture based on a system of cultural institutions appropriate to
socio-economic development. Increasing implementation and efficiency of local
social policies, especially humanitarian social policies such as the “5 No’s”,
“3 Have’s” and “4 S’s” programs; nurturing distinctive values and culture that
capture the traditions and way of life of Da Nang citizens. - Consistently implementing
social protection and security policies, ensuring 100% of the vulnerable
segments have access to basic social services; ensuring that residential and
population size and structure remain appropriate; re-planning the network of
social support facilities. Strengthening and improving quality of local
healthcare systems. ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 - Prioritizing resources for
regional mid-level scientific-technological development; focusing on
development of an innovative entrepreneurship ecosystem and investment in a
number of high-tech industries such as IT, biological technology, new materials
and automation; and applying high technology to agriculture. Developing the
scientific-technological market towards integration. 3. National
defense and security Consolidating national defense and security power;
formulating all-people national defense posture and the people's security
posture in close connection with construction of local defense zones in an
interconnected, firm, comprehensive and all-inclusive pattern; rigorously
protecting sovereignty over territory, seas and islands with a focus on Da
Nang’s position in the South China Sea; actively preventing and defeating all
plots and anti-demolition activities of hostile forces and reactionaries,
preparing for any unanticipated event, maintaining political stability,
national security, public order and social safety; promoting education on
patriotism, calling forth the united force of the entire political system to
prevent and fight against crime and social evils, and building secure defense
zones; fulfilling Da Nang’s duties of national defense and security to the
Central region and the whole country. 4. Strengthening
of the Communist Party and political system - Effectively forming a
transparent and reliable Communist Party and political system. Fiercely
fulfilling the duties of consolidating the Communist Party, improving
leadership and strength of organizations of the Communist Party and
qualifications of officials and members of the Communist Party in Party
Committees. Consolidating political qualifications, moral standards and
competence of officials at all levels. Fostering solidarity and democracy and
practicing democratic centralism. Increasing inspection, supervision and
penalties in the Communist Party according to the Resolution No. 04-NQ/TW of
the 12th Central Steering Committee. - Utilizing social approval.
Devising effective solutions for difficulties; promptly preventing and
controlling hostile entities and reactionaries; actively detecting abnormality
and preparing for any unanticipated event. - Urgently simplifying and
downsizing the apparatus of the Communist Party and improve the performance of
bodies of the political system. Improving state management; increasing
administrative reform; forming an e-government, implementing the interlinked
single-window system for administrative procedures. 5. Specific
mechanisms and policies - The Politburo concurred with
the need for specific mechanisms and policies for Da Nang's development and
generation of the driving force for development of the Central - Central
Highlands region and the whole country. These specific mechanisms and policies
need to be formulated in a manner that ensures compatibility and consistency
with other metropolises; verified solutions shall be carried out with urgency,
while new and complicated issues that require immediate attention shall be
studied and undergo pilot implementation. ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 - The Politburo approved
the pilot implementation of the model of unified harbor management in Da Nang
that aims for progressiveness, efficiency and conformity with international
practice; and the formulation and implementation of the pilot scheme for the
urban management model that meets Da Nang’s development requirements and
regulations of the law. IV- IMPLEMENTATION 1. The
supervisory communist organization of the National Assembly shall direct the
formulation of legislative documents related to state management, and grant of
permission for pilot implementation of a number of specific mechanisms and
policies in Da Nang to ensure consistency, constituting legal grounds for the
implementation of this Resolution and supervision of such implementation. 2. The
Government’s Party Civil Affairs Committee shall direct relevant ministries and
regulatory bodies to consider and process Da Nang’s propositions; and to
promulgate mechanisms and policies peculiar to Da Nang within its competence.
Additionally, it shall promptly resolve any difficulty that arises during the
action against a violation concluded by a competent authority, especially for
matters concerning land. 3. Da
Nang’s Party Committee and citizens shall proactively implement this
Resolution; utilize social approval, leadership of organizations of the
Communist Party and participation of the whole political system to incorporate
this Resolution into daily life. Da Nang’s Party Executive Committee shall
direct the preparation of propositions for pilot implementation of specific
mechanisms and policies and propose such propositions to the Government and the
National Assembly as prescribed by law. 4. The
Party Central Committee’s Commission, Party Civil Affairs Committees,
supervisory communist organizations and Party Executive Committees under Party
Central Committee shall regularly review and facilitate Da Nang’s development
towards the targets of this Resolution. 5. Party
Executive Committees of provinces and cities, especially those of the Central -
Central Highlands region, shall actively nurture and strengthen their provinces
and cities’ connection and cooperation with Da Nang to form a unified economic
space for the development of the key economic zone of the Central - Central
Highlands region. 6. The
Central Economic Commission shall take charge and cooperate with relevant
authorities in regularly supervising, inspecting and expediting the
implementation of this Resolution; and periodically submit preliminary and
summary reports to the Politburo and Secretariat of the Communist Party. ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 ON BEHALF OF
THE POLITBURO
THE GENERAL SECRETARY
Nguyen Phu Trong
Nghị quyết 43-NQ/TW ngày 24/01/2019 về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
16.578
|
NỘI DUNG SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Văn bản bị thay thế
Văn bản thay thế
Chú thích
Chú thích:
Rà chuột vào nội dụng văn bản để sử dụng.
<Nội dung> = Nội dung hai
văn bản đều có;
<Nội dung> =
Nội dung văn bản cũ có, văn bản mới không có;
<Nội dung> = Nội dung văn
bản cũ không có, văn bản mới có;
<Nội dung> = Nội dung được sửa đổi, bổ
sung.
Click trái để xem cụ thể từng nội dung cần so sánh
và cố định bảng so sánh.
Click phải để xem những nội dung sửa đổi, bổ sung.
Double click để xem tất cả nội dung không có thay
thế tương ứng.
Tắt so sánh [X] để
trở về trạng thái rà chuột ban đầu.
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
FILE ATTACHED TO DOCUMENT
|
|
|
Địa chỉ:
|
17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
|
Điện thoại:
|
(028) 3930 3279 (06 lines)
|
E-mail:
|
inf[email protected]
|
Mã số thuế:
|
0315459414
|
|
|
TP. HCM, ngày 31/05/2021
Thưa Quý khách,
Đúng 14 tháng trước, ngày 31/3/2020, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã bật Thông báo này, và nay 31/5/2021 xin bật lại.
Hơn 1 năm qua, dù nhiều khó khăn, chúng ta cũng đã đánh thắng Covid 19 trong 3 trận đầu. Trận 4 này, với chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, chắc chắn chúng ta lại thắng.
Là sản phẩm online, nên 250 nhân sự chúng tôi vừa làm việc tại trụ sở, vừa làm việc từ xa qua Internet ngay từ đầu tháng 5/2021.
Sứ mệnh của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là:
sử dụng công nghệ cao để tổ chức lại hệ thống văn bản pháp luật,
và kết nối cộng đồng Dân Luật Việt Nam,
nhằm:
Giúp công chúng “…loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu…”,
và cùng công chúng xây dựng, thụ hưởng một xã hội pháp quyền trong tương lai gần;
Chúng tôi cam kết dịch vụ sẽ được cung ứng bình thường trong mọi tình huống.
THÔNG BÁO
về Lưu trữ, Sử dụng Thông tin Khách hàng
Kính gửi: Quý Thành viên,
Nghị định 13/2023/NĐ-CP về Bảo vệ dữ liệu cá nhân (hiệu lực từ ngày 01/07/2023) yêu cầu xác nhận sự đồng ý của thành viên khi thu thập, lưu trữ, sử dụng thông tin mà quý khách đã cung cấp trong quá trình đăng ký, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Quý Thành viên xác nhận giúp THƯ VIỆN PHÁP LUẬT được tiếp tục lưu trữ, sử dụng những thông tin mà Quý Thành viên đã, đang và sẽ cung cấp khi tiếp tục sử dụng dịch vụ.
Thực hiện Nghị định 13/2023/NĐ-CP, chúng tôi cập nhật Quy chế và Thỏa thuận Bảo về Dữ liệu cá nhân bên dưới.
Trân trọng cảm ơn Quý Thành viên.
Tôi đã đọc và đồng ý Quy chế và Thỏa thuận Bảo vệ Dữ liệu cá nhân
Tiếp tục sử dụng
Cảm ơn đã dùng ThuVienPhapLuat.vn
- Bạn vừa bị Đăng xuất khỏi Tài khoản .
-
Hiện tại có đủ người dùng cùng lúc,
nên khi người thứ vào thì bạn bị Đăng xuất.
- Có phải do Tài khoản của bạn bị lộ mật khẩu
nên nhiều người khác vào dùng?
- Hỗ trợ: (028) 3930.3279 _ 0906.229966
- Xin lỗi Quý khách vì sự bất tiện này!
Tài khoản hiện đã đủ người
dùng cùng thời điểm.
Quý khách Đăng nhập vào thì sẽ
có 1 người khác bị Đăng xuất.
Tài khoản của Quý Khách đẵ đăng nhập quá nhiều lần trên nhiều thiết bị khác nhau, Quý Khách có thể vào đây để xem chi tiết lịch sử đăng nhập
Có thể tài khoản của bạn đã bị rò rỉ mật khẩu và mất bảo mật, xin vui lòng đổi mật khẩu tại đây để tiếp tục sử dụng
|
|