Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 297/NQ-HĐND Loại văn bản: Nghị quyết
Nơi ban hành: Tỉnh Sơn La Người ký: Nguyễn Thái Hưng
Ngày ban hành: 31/01/2024 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH SƠN LA

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 297/NQ-HĐND

Sơn La, ngày 31 tháng 01 năm 2024

NGHỊ QUYẾT

VỀ VIỆC THÔNG QUA CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TỈNH SƠN LA ĐẾN NĂM 2030

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA
KHÓA XV, KỲ HỌP CHUYÊN Đ THỨ MƯỜI BY

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyn địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

n cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng ngày 17 tháng 6 năm 2020;

Căn cứ Luật Quy hoạch đô thị ngày 17 tháng 6 năm 2009; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch ngày 20 tháng 11 năm 2018;

Căn cứ Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 24 tháng 01 năm 2022 của Bộ Chính trị về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bn vng đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Nghị quyết s 11-NQ/TW ngày 10 tháng 02 năm 2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;

Căn cứ Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 ngày 25 tháng 5 năm 2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về phân loại đô thị; Nghị quyết số 26/2022/UBTVQH15 ngày 21 tháng 9 năm 2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội v sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết s 1210/2016/UBTVQH13 ngày 25 tháng 5 năm 2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về phân loại đô thị;

Căn cứ Nghị định số 11/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2013 của Chính ph về quản lý đầu tư phát triển đô thị; Nghị định số 35/2023/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng;

Căn cứ Quyết định số 1676/QĐ-TTg ngày 25 tháng 12 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh Sơn La thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Thông tư số 06/2023/TT-BXD ngày 08 tháng 09 năm 2023 của Bộ Xây dựng hướng dẫn một số nội dung về chương trình phát triển đô thị;

Xét Tờ trình số 18/TTr-UBND ngày 27 ngày 01 tháng 2024, Báo cáo số 52/BC-UBND ngày 30 tháng 01 năm 2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh; Báo cáo thẩm tra s 694/BC-KTNS ngày 30 tháng 01 năm 2024 của Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biu Hội đng nhân dân tnh tại Kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Thông qua Chương trình phát triển đô thị tỉnh Sơn La đến năm 2030 (Chi tiết một số nội dung chính của Chương trình tại phụ lục kèm theo).

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Giao UBND tỉnh tổ chức triển khai, thực hiện Nghị quyết.

2. Thường trực HĐND, các Ban của HĐND, các Tổ đại biểu HĐND và đại biểu HĐND tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.

Nghị quyết này đã được HĐND tỉnh Sơn La khóa XV, kỳ họp chuyên đề th mười bảy thông qua ngày 31 tháng 01 năm 2024 và có hiệu lực từ ngày thông qua./.


Nơi nhận:
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ;
- Văn phòng: Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ;
- Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội;
- Ban công tác đại biểu của UBTVQH;
- Các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư; Tài chính; Tư pháp;
- Thường trực: HĐND, UBND, UBMTTQVN tỉnh;
- Ban Thường vụ tỉnh ủy;
- Đoàn ĐBQH tỉnh; đại bi
u HĐND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể t
nh;
- Huyện
y, Thành ủy, HĐND; UBND các huyện, thành phố;
- V
ăn phòng: Tỉnh ủy, Đoàn ĐBQH và HĐND, UBND tỉnh;
- Trung tâm: Thông tin tinh, Lưu trữ lịch sử tỉnh;
- Lưu: VT, KTNS.

CHỦ TỊCH




Nguyễn Thái Hưng

PHỤ LỤC

MỘT SỐ NỘI DUNG CHÍNH CỦA CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TỈNH SƠN LA ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Nghị quyết số: 297/NQ-HĐND ngày 31/01/2024 của HĐND tỉnh Sơn La)

I. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN

1. Quan điểm

- Phù hợp với định hướng của hệ thống đô thị quốc gia, phù hợp với sự phân b của các vùng kinh tế trong tỉnh, phù hợp với cấu trúc chiến lược tổng thể kinh tế xã hội an ninh quốc phòng; nhằm khai thác tối đa các động lực phát triển, đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.

- Phát triển hệ thống đô thị tỉnh Sơn La có trọng điểm, với định hướng hình thành các đô thị lớn gắn với đường vành đai xanh bảo vệ đô thị, làm hạt nhân thúc đẩy các đô thị khác cùng phát triển. Nâng cấp đô thị theo hướng phát triển cả chiều rộng lẫn chiều sâu và gia tăng tiện ích, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và bản sắc đô thị.

- Xây dựng mô hình phát triển đô thị tỉnh Sơn La hướng tới tiêu chí đô thị bền vững thông minh, đô thị xanh thích ứng với biến đổi khí hậu. Thực hiện phát triển đô thị và nông thôn đồng bộ, giải quyết khắc phục các định hướng còn yếu, thiếu của đô thị, tạo sự liên kết giữa các lĩnh vực, đáp ứng các nhu cầu cơ bản về vật chất, tinh thần của nhân dân; phát triển hài hòa giữa đô thị, nông thôn, con người và thiên nhiên; sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đất đai, tiết kiệm năng lượng bảo vệ tốt môi trường, giữ gìn cân bằng sinh thái.

- Xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng xã hội và hạ tầng k thuật phù hợp với điều kiện của đô thị miền núi, theo yêu cầu khai thác, sử dụng và chương trình phát triển của mỗi đô thị.

- Kết hợp chặt chẽ với việc bảo đảm an ninh, quốc phòng và an toàn xã hội; đối với các đô thị dọc hàng lang biên giới phải đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ và giữ vững chủ quyền quốc gia.

2. Mục tiêu phát triển

- Sắp xếp lại hệ thống đô thị, tập trung phát triển các đô thị lớn, tạo sức hút lớn làm đầu kéo phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng tỉnh Sơn La. Đẩy nhanh tốc độ và nâng cao chất lượng đô thị hóa; phát triển đô thị bền vững, thông minh, tăng trưởng xanh, ứng phó biến đổi khí hậu, giàu bản sắc văn hóa.

- Phát triển hệ thống đô thị và nông thôn gắn kết chặt chẽ với phát triển của từng vùng, từng địa phương; có tính chất, chức năng, bản sắc nổi bật; bảo đảm phát triển bền vững. Bổ sung thêm tính chất đô thị, giảm bớt tính chất tổng hợp, gia tăng tính chất chuyên ngành đô thị và phát triển theo cả chiều rộng lẫn chiều sâu.

- Từng bước xây dựng hoàn chỉnh mạng lưới đô thị tỉnh Sơn La có hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đồng bộ, hiện đại, thông minh, có môi trường và chất lượng sống tốt, có nền kiến trúc đô thị tiên tiến, giàu bản sắc; có tính cạnh tranh cao trong phát triển kinh tế - xã hội của vùng Trung du và miền núi phía Bắc và cả nước.

- Làm cơ sở để lập chương trình phát triển của từng đô thị, xây dựng đề án đánh giá phân loại, nâng loại đô thị, thành lập cấp hành chính đô thị.

II. CÁC CHỈ TIÊU CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ

1. Giai đoạn đến năm 2025

1.1. Tỷ lệ đô thị hóa: 20,6%

1.2. Về hệ thống đô thị toàn tỉnh đến năm 2025 gồm 16 đô thị, cụ thể:

- Một đô thị loại II (01): Thành phố Sơn La.

- Hai đô thị loại IV (02): Đô thị Mộc Châu (toàn bộ địa giới hành chính huyện Mộc Châu); thị trấn Hát Lót, huyện Mai Sơn.

- Mười ba đô thị loại V (13): Thị trấn Sông Mã, huyện Sông Mã (MR); Thị trấn Phù Yên, huyện Phù Yên (MR); Thị trấn Ít Ong, huyện Mường La; Thị trấn Thuận Châu, huyện Thuận Châu (MR); Thị trấn Yên Châu, huyện Yên Châu (MR); Thị trấn Bắc Yên, huyện Bắc Yên; đô thị Sốp Cộp, huyện Sốp Cộp; Đô thị Quỳnh Nhai, huyện Quỳnh Nhai (MR); Đô thị Vân Hồ, huyện Vân Hồ; Đô thị Gia Phù, huyện Phù Yên; Đô thị Phiêng Khoài, huyện Yên Châu; Đô thị Tông Lạnh, huyện Thuận Châu; Đô thị Chiềng Khương, huyện Sông Mã.

(Danh mục, lộ trình và kế hoạch thực hiện phân loại đô thị, thành lập, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính đô thị tại Biểu 01 kèm theo)

1.3. Tỷ lệ đất xây dựng đô thị trên tổng diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh: 0,002%.

1.4. Các chỉ tiêu thống kê phát triển đô thị phấn đu đáp ứng nhu cầu thực tế phát triển đô thị

- Quy mô dân s đô thị: 287.782 người;

- Quy mô đất dân dụng đô thị: 2.734,7 ha;

- Quy mô đất đơn vị ở trung bình: 1.582,8 ha;

- Tỷ lệ dân số đô thị được sử dụng nước sạch: 94%;

- Tỷ lệ hộ gia đình nông thôn được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn: 50%;

- Tỷ lệ chất thải rắn ở đô thị được thu gom: 92,5%;

- Tỷ lệ chất thải rắn nông thôn được thu gom: 88%;

- Tỷ lệ nước thải sinh hoạt của các đô thị được thu gom và xử lý: 20 - 25%;

- Tỷ lệ hộ dân được sử dụng điện: 100%.

2. Giai đoạn 2026 - 2030

2.1. Tỷ lệ đô thị hóa: 25,8%

2.2. Về hệ thống đô thị toàn tỉnh có 17 đô thị, cụ thể:

- Một (01) đô thị loại II: Thành phố Sơn La (MR);

- Sáu (06) đô thị loại IV: Đô thị Mộc Châu; Thị trấn Sông Mã, huyện Sông Mã; Thị trấn Hát Lót, huyện Mai Sơn (MR); Thị trấn Phù Yên, huyện Phù Yên; thị trấn Ít Ong, huyện Mường La; Thị trấn Thuận Châu, huyện Thuận Châu;

- Mười (10) đô thị loại V: Thị trấn Quỳnh Nhai, huyện Quỳnh Nhai; thị trấn Bắc Yên, huyện Bắc Yên (MR); Thị trấn Sốp Cộp, huyện Sốp Cộp; Thị trấn Yên Châu, huyện Yên Châu; Thị trấn Vân Hồ, huyện Vân Hồ; Đô thị Phiêng Khoài, huyện Yên Châu; Đô thị Gia Phù, huyện Phù Yên; Đô thị Tông Lạnh, huyện Thuận Châu; Đô thị Chiềng Khương, huyện Sông Mã; đô thị Ngọc Chiến, huyện Mường La.

(Danh mục, lộ trình và kế hoạch thực hiện phân loại đô thị, thành lập, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính đô thị tại Biu 01 kèm theo)

2.3. Tỷ lệ đất xây dựng đô thị trên tổng diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh: 0,0026%.

2.4. Các chỉ tiêu thống kê phát triển đô thị phấn đấu đáp ứng nhu cầu thực tế phát triển đô thị

- Quy mô dân số đô thị: 376.619 người;

- Quy mô đất dân dụng đô thị: 3.578,5 ha;

- Quy mô đất đơn vị ở trung bình: 2.071,7 ha;

- Tỷ lệ dân số đô thị được sử dụng nước sạch: 96%;

- Tỷ lệ hộ gia đình nông thôn được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn: 60%;

- Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt đô thị được thu gom xử lý: 98%;

- Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt nông thôn được thu gom: 93%;

- Tỷ lệ nước thải sinh hoạt của các đô thị được thu gom và xử lý: Tỷ lệ nước thải đô thị được xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn theo quy định đạt > 50% đối với đô thị loại II trở lên, >20% đối với đô thị còn lại;

- Tỷ lệ hộ dân được sử dụng điện: 100%.

III. CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐỀ ÁN TRỌNG TÂM ĐỂ TỪNG BƯỚC THỰC HIỆN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ĐÔ THỊ

Tiếp tục triển khai thực hiện các đề án phát triển đô thị ứng phó biến đi khí hậu; đô thị thông minh, tăng trưởng xanh (nội dung cụ thể về thời gian, nguồn lực, đơn vị chủ trì thực hiện, kết quả cụ thể của các đề án sẽ được cụ thể khi trin khai lập, phê duyệt và thực hiện từng dự án cụ thể). (Có biểu 02 kèm theo).

IV. NGUỒN LỰC VÀ VIỆC SỬ DỤNG NGUỒN LỰC, DANH MỤC THỨ TỰ ƯU TIÊN CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ CÔNG VÀ CÁC NGUỒN VỐN KHÁC NGOÀI VỐN ĐẦU TƯ CÔNG

1. Các nguồn lực và việc sử dụng nguồn lực, nguồn vốn đầu tư công và các nguồn vốn khác ngoài vốn đầu tư công

1.1. Nguồn ngân sách nhà nước

- Là nguồn vốn có vai trò hết sức quan trọng để đầu tư các công trình thiết yếu, cấp bách, các công trình phục vụ lợi ích cộng đồng mà khu vực tư nhân không đầu tư. Do nguồn vốn ngân sách còn hạn hẹp nên phải đẩy mạnh huy động các nguồn thu vào ngân sách nhà nước để đầu tư phát triển.

- Tiếp tục thực hiện giải pháp tăng nguồn thu, rà soát lại các nguồn thu trên địa bàn, tập trung khai thác các nguồn thu mới, đặc biệt là thu từ các dự án phát triển quỹ đất, khu đô thị, nhà ở thương mại... để góp phần tăng thu ngân sách. Tăng cường nguồn lực hỗ trợ từ ngân sách Trung ương đối với những dự án trọng điểm để tập trung đầu tư phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

- Tiếp tục thực hiện hiệu quả cơ cấu lại đầu tư công theo hướng giảm đầu tư công trong cơ cấu vn đầu tư toàn xã hội, trong đó tập trung vốn vào các ngành, lĩnh vực then chốt của nền kinh tế, các công trình, dự án trọng điểm, có sức lan tỏa, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội, tạo điều kiện để thu hút nguồn vốn khu vực tư nhân trong và ngoài nước, bảo đảm phát triển hài hòa giữa các vùng, miền trong tỉnh và các tỉnh lân cận. Kiểm soát chặt chẽ các nguồn vốn vay để đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội.

1.2. Nguồn vốn nước ngoài

- Từ các nhà đầu tư chiến lược, đầu tư vào các ngành công nghiệp đặc biệt là những dự án trọng điểm: điện khí, công nghiệp chế biến, chế tạo, ngành dịch vụ logistics và du lịch.

- Thu hút mạnh và có cải tiến mạnh mẽ trong thực hiện các dự án ODA; phối hợp tốt với các bộ, ngành Trung ương đẩy mạnh vận động các đi tác, các nhà tài trợ tiếp tục cung cấp ODA để phát triển kết cấu hạ tầng, nhất là các công trình lớn về giao thông, cấp thoát nước, nước sạch vệ sinh môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu.

1.3. Nguồn lực ngoài Nhà nước

- Tiếp tục thu hút tối đa nguồn lực đầu tư, đa dạng hóa các hình thức huy động và sử dụng nguồn lực, nhất là các nguồn lực đầu tư ngoài nhà nước; nguồn lực từ khu vực tư nhân và các thành phần kinh tế khác để xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội theo hình thức đối tác công tư (PPP).

- Ưu tiên thu hút các nguồn lực của xã hội phát triển các vùng kinh tế trọng điểm, các đô thị, các ngành mũi nhọn và công trình trọng điểm của Tỉnh, các dự án lớn mang tính liên kết vùng. Sử dụng hợp lý nguồn vốn Nhà nước trong việc tham gia các dự án PPP nhm đảm bảo độ tin cậy, chia sẻ rủi ro trong đầu tư phát triển và kinh doanh các công trình dự án PPP.

- Đầu tư vào các hoạt động du lịch, thương mại, dịch vụ, phát triển các khu đô thị, sản xuất nông nghiệp nông thôn. Tạo điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư sớm xây dựng và đưa vào khai thác các dự án lớn, đóng góp cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh: các nhà máy trong khu kinh tế, khu công nghiệp; dự án du lịch nghỉ dưỡng sinh thái; sân golf; các dự án cơ sở lưu trú, trung tâm thương mại, khu vui chơi giải trí, nhà ở thương mại...

- Tiếp tục nghiên cứu, đổi mới, triển khai có hiệu quả phương thức “Nhà nước và Nhân dân cùng làm” để thực hiện chương trình kiên cố hoá kênh mương, bê tông hoá đường giao thông nông thôn, thực hiện xã hội hoá các hoạt động giáo dục, đào tạo, y tế, văn hóa và thể dục thể thao. Thực hiện tốt việc lồng ghép các nguồn vn để vừa tạo sức mạnh tổng hợp, vừa nâng cao hiệu quả sử dụng vn.

2. Dự kiến nhu cầu kinh phí, nguồn vốn

Dự kiến nhu cầu kinh phí thực hiện khoảng 431.997 tỷ đồng (Bn trăm ba mươi mốt nghìn chín trăm chín bảy tỷ đồng). Trong đó:

2.1. Giai đoạn đến năm 2025, dự kiến khoảng 191.997 tỷ đồng, gồm:

- Nguồn ngân sách Trung ương khoảng: 22.430 tỷ đồng;

- Nguồn ngân sách địa phương khoảng: 87.126 tỷ đồng;

- Nguồn vốn hợp pháp khác khoảng khoảng: 82.441 tỷ đồng.

2.2. Giai đoạn đến năm 2030, dự kiến khoảng 240.000 tỷ đồng, gồm:

- Nguồn ngân sách Trung ương: khoảng 32.500 tỷ đồng;

- Nguồn ngân sách địa phương khoảng: 105.000 tỷ đồng;

- Nguồn vốn hợp pháp khác khoảng khoảng: 102.500 tỷ đồng.

(Tổng mức đầu tư của các dự án/nhóm dự án sẽ được tính toán và xác định cụ thể trong từng giai đoạn tùy vào khả năng huy động nguồn vn).

3. Danh mục các dự án ưu tiên đầu tư, thu hút đầu tư (Chi tiết tại Biểu 03,04,05 kèm theo).

V. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Về phát triển nguồn lực

1.1. Đổi mới và nâng cao chất lượng chất lượng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được lập ở cấp tỉnh và cấp huyện, đáp ứng yêu cầu thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững; bảo đảm quốc phòng, an ninh; bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu. Nội dung quy hoạch sử dụng đất phải kết hợp giữa chỉ tiêu các loại đất gắn với không gian, phân vùng sử dụng đất, hệ sinh thái tự nhiên, thể hiện được thông tin đến từng thửa đất. Việc xác định chỉ tiêu sử dụng đất phải phù hợp với nhu cầu sử dụng đất, tránh lãng phí trong phân bổ, quản lý và sử dụng đất.

1.2. Thực hiện đúng các quy định về giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất

Thực hiện việc giao đất, cho thuê đất chủ yếu thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất. Quy định cụ thể về đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất; hạn chế và quy định chặt chẽ các trường hợp giao đất, cho thuê đất không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất; bảo đảm công khai, minh bạch.

1.3. Quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng

- Quy định cụ thể việc khai thác hiệu quả qu đất tại các công trình kết cấu hạ tầng theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và chính sách ưu tiên cho người có đất ở bị thu hồi đất được giao đất hoặc mua nhà trên diện tích đất đã thu hồi mở rộng theo quy định của pháp luật.

- Quy định cơ chế góp quyền sử dụng đất, điều chỉnh lại đất đai đối với các dự án phát triển, chỉnh trang đô thị và khu dân cư nông thôn. Kiên quyết thu hồi đất của tổ chức, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp sử dụng đất không đúng mục đích, nhất là tại các vị trí có lợi thế, khả năng sinh lợi cao, ngăn chặn thất thoát vốn, tài sản nhà nước.

1.4. Hoàn thiện các quy định pháp luật có liên quan đến thị trường bất động sản, trong đó có thị trường quyền sử dụng đất

Đẩy mạnh thương mại hoá quyền sử dụng đất. Xây dựng hệ thống thông tin thị trường bất động sản gắn với thông tin đất đai

1.5. Đẩy mạnh cải cách hành chính, chuyển đổi số và nâng cao năng lực quản lý nhà nước về đất đai

Đẩy mạnh chuyển đổi số trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất; bố trí nguồn lực hợp lý để xây dựng, hoàn thiện đúng tiến độ hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia; bảo đảm quản lý, vận hành, kết nối và chia sẻ thông tin tập trung, thống nhất từ Trung ương đến địa phương.

Tập trung nguồn lực đầu tư cho công tác điều tra, đánh giá tài nguyên đất; thống kê, kiểm kê đất đai; giám sát sử dụng đất; bảo vệ, cải tạo và phục hồi chất lượng đất nhằm quản lý chặt chẽ về s lượng, chất lượng đất phục vụ cho lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, làm cơ sở sử dụng đất bền vững.

1.6. Thu điều tiết từ giá trị sử dụng đất phát sinh từ công tác thành lập đơn vị hành chính đô thị, quy hoạch đô thị, đề án nâng cấp, phân loại đô thị.

2. Xây dựng chế, chính sách hỗ trợ phát triển đô thị

2.1. Về cải cách thủ tục hành chính

Thực hiện cải cách hành chính đối với các thủ tục cho thuê đất, cấp phép đầu tư, cấp phép xây dựng nhằm cắt giảm thời gian, chi phí cho các doanh nghiệp có nhu cầu đầu tư, phát triển đô thị tại địa phương. Tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các loại hình dịch vụ như kinh doanh bất động sản, xúc tiến thương mại... Tổ chức kiểm tra, rà soát các quy định của pháp luật trên các lĩnh vực đất đai, quy hoạch, đầu tư xây dựng và các chính sách khác liên quan đến đời sng dân cư đô thị để kịp thời kiến nghị Trung ương rà soát, điều chỉnh đồng bộ, đảm bảo môi trường pháp lý thuận lợi cho công tác quản lý và phát triển đô thị bền vững.

2.2. Đào tạo nguồn nhân lực phát triển đô thị

- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, nhân lực số, phục vụ các nhóm ngành có tiềm năng, lợi thế như: du lịch, dịch vụ, công nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao để đưa Sơn La nhanh chóng trở thành một trong những trung tâm du lịch của vùng Trung du và miền núi phía Bắc nói riêng và cả nước nói chung.

- Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất và năng lực chuyên môn tốt để đáp ứng yêu cầu về đổi mới phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới. Thường xuyên bồi dưỡng nghiệp vụ, kiến thức quản lý Nhà nước, kỹ năng, tác phong cho đội ngũ cán bộ, công chức quản lý./.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị quyết 297/NQ-HĐND ngày 31/01/2024 thông qua Chương trình phát triển đô thị tỉnh Sơn La đến năm 2030

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


792

DMCA.com Protection Status
IP: 13.58.23.213
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!