HỘI ĐỒNG NHÂN
DÂN
TỈNH VĨNH LONG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 229/NQ-HĐND
|
Vĩnh Long, ngày
13 tháng 01 năm 2020
|
NGHỊ QUYẾT
VỀ VIỆC THÔNG QUA ĐỒ ÁN ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH CHUNG THÀNH PHỐ
VĨNH LONG ĐẾN NĂM 2035
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH VĨNH LONG
KHÓA IX , KỲ HỌP THỨ 15 (BẤT THƯỜNG)
Căn cứ Luật Tổ chức chính
quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Quy hoạch đô thị
ngày 17 tháng 6 năm 2009;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18
tháng 06 năm 2014;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung
một số điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch ngày 20 tháng 11 năm 2018;
Căn cứ Nghị quyết số
1210/2016/UBTVQH13 ngày 25/05/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về phân loại
đô thị;
Căn cứ Nghị định số
37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản
lý quy hoạch đô thị;
Căn cứ Quyết định số
1824/QĐ-TTg, ngày 25/12/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều
chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Long đến
năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
Căn cứ Thông tư số
12/2016/TT-BXD ngày 29/6/2016 của Bộ Xây dựng quy định về hồ sơ của nhiệm vụ và
đồ án quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch đô thị và quy hoạch xây dựng khu chức
năng đặc thù;
Xét Tờ trình số 01/TTr-UBND
ngày 08/01/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc đề nghị ban hành Nghị quyết
thông qua Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Vĩnh Long đến năm 2035;
Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân; ý kiến thảo luận
của đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1.
Thông qua Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố
Vĩnh Long đến năm 2035
(Có Phụ lục nội dung Đồ án
điều chỉnh Quy hoạch kèm theo)
Điều 2.
Điều khoản thi hành
1. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ
chức triển khai thực hiện Nghị quyết.
2. Giao Thường trực Hội đồng
nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân và
đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
3. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam tỉnh phối hợp với Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội
đồng nhân dân, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân
tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết này được Hội đồng
nhân dân tỉnh Vĩnh Long Khóa IX, Kỳ họp thứ 15 (bất thường) thông qua ngày 13
tháng 01 năm 2020 và có hiệu lực kể từ ngày thông qua./.
PHỤ LỤC
NỘI DUNG ĐỒ ÁN ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH CHUNG THÀNH PHỐ VĨNH
LONG ĐẾN NĂM 2035
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 229/NQ-HĐND ngày 13 tháng 01 năm 2020 của Hội
đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Long)
1. Phạm
vi ranh giới, diện tích khu vực lập quy hoạch
Phạm vi quy hoạch gồm toàn bộ
ranh giới hành chính của thành phố Vĩnh Long và 5 xã của huyện Long Hồ (xã
An Bình, Hòa Ninh, Thanh Đức, Tân Hạnh và Phước Hậu).
Diện tích khu vực quy hoạch
khoảng 112,21 km2 (tương đương 11.221 ha), có mở rộng định hướng
quy hoạch, kết nối về giao thông và du lịch đối với 2 xã Bình Hòa Phước và
Đồng Phú của huyện Long Hồ.
Tứ cận tiếp giáp như sau:
- Phía Bắc giáp sông Tiền và
huyện Long Hồ.
- Phía Nam giáp huyện Long Hồ.
- Phía Đông giáp huyện Long Hồ
và huyện Mang Thít.
- Phía Tây giáp huyện Châu
Thành, tỉnh Đồng Tháp.
2. Tính
chất
Là đô thị loại I trực thuộc
tỉnh, là đô thị vệ tinh độc lập trong vùng trung tâm Đồng bằng sông Cửu Long;
là trung tâm đào tạo cấp vùng.
Là đô thị hạt nhân trung tâm
vùng tỉnh Vĩnh Long, là trung tâm chính trị - hành chính, kinh tế, văn hóa,
khoa học kỹ thuật, giáo dục - đào tạo của tỉnh.
Là một trọng tâm kinh tế của
vùng Đồng bằng sông Cửu Long, có tiềm năng phát triển: thương mại, dịch vụ, du
lịch, công nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao,...
Là một đầu mối giao thông,
giao lưu quan trọng của vùng; có vị trí quan trọng về an ninh và quốc phòng.
3. Mục tiêu
Quy hoạch chung hướng đến xây
dựng và phát triển thành phố Vĩnh Long trở thành đô thị loại II vào năm 2020
và đô thị loại I sau năm 2030.
Quy hoạch chung hướng đến
tăng cường quản lý, thu hút đầu tư; đào tạo nguồn nhân lực; xây dựng hệ thống
kết cấu hạ tầng đồng bộ, có tính kết nối; phát triển bền vững, phòng tránh
thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu.
Quy hoạch chung làm cơ sở để
quản lý quy hoạch và xây dựng chính sách quản lý phát triển đô thị, quản lý
và sử dụng đất đai, lập các đồ án quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết,
triển khai các chương trình phát triển và các dự án đầu tư.
Làm cơ sở để lập các đồ án quy
hoạch chi tiết và đầu tư xây dựng.
4. Dự báo về
dân số, đất đai
a) Dự báo quy mô dân số:
Hiện trạng dân số toàn khu quy
hoạch khoảng 218.700 người (trong đó dân số thường trú khoảng 198.800 người, dân
số tạm trú ngắn hạn quy đổi khoảng 19.900 người).
Đến năm 2025: Dân số toàn đô thị
khoảng 249.000 người, trong đó dân số nội thị là khoảng 174.000 người, chiếm tỷ
lệ khoảng 70% dân số toàn đô thị.
Đến năm 2035: Dân số toàn đô thị
khoảng 301.000 người, trong đó dân số nội thị là khoảng 248.000 người, chiếm tỷ
lệ khoảng 80% dân số toàn đô thị.
b) Dự báo quy mô đất đai:
Đến năm 2025: Diện tích đất xây
dựng đô thị khoảng 3.301 ha, bình quân 190m2/người (nội thị), trong
đó đất dân dụng là 2.190 ha, bình quân 126m2/người (nội thị).
Đến năm 2035: Diện tích đất xây
dựng đô thị khoảng 5.007 ha, bình quân 200m2/người (nội thị), trong
đó đất dân dụng là 3.368 ha, bình quân 135m2/người (nội thị).
5. Định hướng phát triển
Thành phố Vĩnh Long hướng đến
trở thành Thành phố xanh ven sông - Thành phố giao lưu, trở thành trọng điểm
giao lưu doanh nghiệp - con người - thiên nhiên - văn hóa lịch sử địa phương,
phát triển xanh, bền vững bên dòng sông Cổ Chiên với các định hướng:
- Hình thành đô thị nông nghiệp
trên cơ sở phát huy vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và ngành kinh tế nông
nghiệp vốn có của địa phương, hình thành không gian liên kết nông nghiệp -
công nghiệp - đô thị, hướng đến sử dụng chung hạ tầng, rút ngắn khoảng cách,
thúc đẩy liên kết đa ngành, hướng đến phát triển bền vững cho đô thị.
- Hình thành đô thị du lịch,
trên cơ sở bảo tồn, phát huy tài nguyên vốn có của đô thị để tạo cá tính
riêng đồng thời đa dạng hóa hoạt động du lịch; Xây dựng các trọng điểm du lịch
đáp ứng nhu cầu đa dạng, hướng đến gia tăng lượng khách đến khu quy hoạch.
Tạo mạng lưới liên kết các trọng điểm du lịch để hình thành tuyến tuần
hoàn, tạo thể nghiệm du lịch tiện nghi, đa dạng hóa hoạt động du lịch để
gia tăng chi tiêu của khách du lịch tại khu quy hoạch.
- Hình thành đô thị có môi trường
sống chất lượng cao: Hình thành một đô thị không chỉ sung túc về kinh tế, mà
còn giàu văn hóa, công trình phúc lợi công cộng, đảm bảo an toàn, yên tâm, cư
dân khỏe mạnh.
6. Định hướng
phát triển không gian
a) Quan điểm phát triển không
gian đô thị:
Phát triển không gian đô thị đảm
bảo gắn kết giữa khu vực trung tâm đô thị với các trọng điểm đô thị, các khu
vực sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, khu vực du lịch... trong và ngoài khu
quy hoạch.
Phát triển không gian chú trọng
phát huy đặc điểm tự nhiên của thành phố Vĩnh Long với hệ thống sông ngòi
kênh rạch và cây xanh trù phú, trong đó đặc biệt phát huy các con sông chính
như sông Tiền, sông Cổ Chiên, sông Long Hồ, sông Cái Cá, sông Cái Cam...
Phát triển không gian đô thị đảm
bảo tiết kiệm quỹ đất, đạt hiệu quả tối đa trong đầu tư hệ thống hạ tầng kỹ
thuật và xã hội.
Phát triển không gian đô thị
có chất lượng môi trường sống tốt, đảm bảo hài hòa giữa bảo tồn, cải tạo và
xây dựng mới, đảm bảo quốc phòng - an ninh.
b) Cấu trúc đô thị:
Phát triển đô thị theo cấu
trúc đô thị tập trung.
Khu vực đô thị trung tâm được mở
rộng từ trung tâm hiện hữu (Phường 1) về phía Tây theo hướng Trung tâm hành chính
mới cấp tỉnh (ở Phường 9). Phát triển các cụm đô thị ở vòng ngoài lân cận
với đô thị trung tâm, các cụm đô thị này liền kề với đô thị trung tâm, hình
thành các trục liên kết hướng tâm và vành đai để liên kết các cụm đô thị với
đô thị trung tâm và giữa các cụm đô thị với nhau.
7. Định hướng
phát triển các phân vùng
Phân chia khu quy hoạch thành
4 phân vùng lớn để định hướng phát triển:
a) Vùng lõi đô thị:
Chức năng: Là phân vùng
trung tâm của thành phố, có trung tâm hành chính mới của tỉnh Vĩnh Long (Phường
9) và khu vực đô thị lịch sử (Phường 1), tập trung các cơ sở kinh doanh thương
mại, dịch vụ, văn phòng quan trọng của tỉnh và thành phố. Định hướng tập
trung các chức năng đô thị, hướng đến hình thành đô thị sầm uất, đồng bộ xứng
tầm là bộ mặt của tỉnh Vĩnh Long.
Tổ chức không gian: Định
hướng mật độ cao đối với công trình đô thị và nhà ở, hướng đến sử dụng đất
đai khu vực trung tâm đạt hiệu quả cao. Bố trí hành lang hạn chế phát triển
tại các sông, kênh hiện hữu và đất cây xanh ven sông, đồng thời đảm bảo đất
cây xanh tập trung quy mô lớn để hình thành hệ thống cây xanh, mặt nước
mang đặc trưng của tỉnh Vĩnh Long và tạo môi trường sống tốt với thiên
nhiên trù phú.
Trọng điểm đô thị Trung tâm
hành chính mới của tỉnh Vĩnh Long (khu vực Phường 9): Trung tâm hành chính
tỉnh Vĩnh Long đã được xây dựng hạ tầng và đang triển khai xây dựng công
trình, sẽ là động lực để phát triển đô thị mới tại khu vực Phường 9. Phát
triển thành khu vực hỗn hợp đa chức năng để phát huy vị thế là nơi đặt trung
tâm hành chính của tỉnh và phát triển đô thị; ngoài công trình hành chính
còn bố trí công trình thương mại dịch vụ - văn phòng, hội nghị, văn hóa, công
viên cây xanh, nhà ở, hình thành trọng điểm phức hợp sầm uất, xứng tầm với
vai trò là trọng điểm trung tâm của đô thị cũng như của tỉnh Vĩnh Long.
Trọng điểm trung tâm đô thị
lịch sử (khu vực Phường 1): Trong tương lai Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và các
cơ quan hành chính cấp tỉnh sẽ được di dời đến Trung tâm hành chính mới tại
Phường 9, khu vực này sẽ là trung tâm đô thị lịch sử của thành phố, có các di
tích lịch sử quan trọng như cửa thành Long Hồ, Khám Lớn. Ngoài ra, còn có bảo
tàng, quảng trường ven sông, khu vực Phường 1 cần được phát huy, cải tạo để
giữ vai trò là trung tâm hỗn hợp về thương mại, dịch vụ, du lịch và trung tâm
hành chính của thành phố.
Về dài hạn cải tạo khu vực
quanh bảo tàng, chợ Vĩnh Long, di dời nhà máy nước để hình thành không gian
thương mại dịch vụ, văn phòng, du lịch, thu hút cư dân trong đô thị và du
khách để hình thành trọng điểm đô thị phức hợp sầm uất ven sông, mang đặc
trưng vùng sông nước của thành phố Vĩnh Long.
Khu vực Ủy ban nhân dân tỉnh
Vĩnh Long sau khi di dời sẽ được chuyển đổi công năng thành trụ sở của Ủy ban
nhân dân thành phố Vĩnh Long.
Trục biểu tượng: Tuyến
đường Võ Văn Kiệt là trục trung tâm hướng Đông Tây, xây dựng tuyến nối dài về
phía Đông kết nối 2 trọng điểm đô thị quan trọng là Trung tâm hành chính mới
(Phường 9) và Trung tâm đô thị lịch sử (Phường 1). Trục đường nối 2 trung tâm
quan trọng nhất của lõi đô thị có vai trò quan trọng là trục chính của đô thị,
xây dựng cảnh quan ven đường thành trục biểu tượng của đô thị.
Xây dựng thêm tuyến đường kết nối
từ đường Võ Văn Kiệt về phía Tây, hình thành tuyến giao thông trục chính kết nối
nút giao đường cao tốc với các trọng điểm công nghiệp và đô thị nằm dọc theo
tuyến, có vai trò là trục cửa ngõ của đô thị.
b) Vùng đô thị chuyển tiếp:
Chức năng: đáp ứng sự
gia tăng nhu cầu nhà ở cho dân số gia tăng đến năm 2035, xây dựng nhà ở và các
công trình công cộng đô thị phục vụ cho cư dân. Phân vùng này đáp ứng nhu cầu
nhà ở mật độ thấp, nhiều cây xanh hơn so với khu vực lõi đô thị.
Tổ chức không gian: Vùng
đô thị chuyển tiếp được hợp thành bởi các đô thị mới với các kênh rạch bao
quanh. Kết nối cây xanh ven các kênh rạch bao bọc khu đô thị mới bên trong đô
thị, hình thành trung tâm đô thị mới có tính công cộng cao, giàu cây xanh mặt
nước.
Xây dựng các tuyến đường vành
đai và hướng tâm cho các khu đô thị đảm bảo liên kết trong khu đô thị và liên
kết các khu đô thị mới nhau.
Liên kết với lõi đô thị: Bố
trí đường giao thông trục chính liên kết trung tâm các khu đô thị mới với lõi
đô thị giúp tăng cường liên kết về giao thông, hạ tầng và các hoạt động kinh
tế trên toàn đô thị.
Trong phân vùng đô thị chuyển
tiếp, giữ lại đất cây xanh ven sông, kênh rạch và một số khu vực đất nông
nghiệp để tạo cảnh quan xanh cho đô thị, đồng thời khu vực đất nông nghiệp
này để dự trữ phát triển cho đô thị trong tương lai xa khi dân số đô thị gia
tăng.
Bố trí các trọng điểm sản xuất
công nghiệp, dịch vụ du lịch, kho vận (logistic),... là các trọng điểm kinh tế
đô thị quan trọng đóng góp cho sự phát triển của đô thị.
Hình thành trọng điểm sản xuất
mới: Phát huy vị trí thuận lợi về giao thông liên vùng của khu vực phía Tây
để hình thành trọng điểm sản xuất mới, tăng cường liên kết nông nghiệp -
công nghiệp - đô thị.
Di dời Cụm công nghiệp thành phố
Vĩnh Long về vị trí giáp Quốc lộ 80 và Hương lộ 18, diện tích khoảng 50ha, vị
trí Cụm công nghiệp thành phố Vĩnh Long hiện tại chuyển thành đất đô thị.
c) Vùng ngoại thành:
Chức năng: Là khu vực nhằm
bảo vệ môi trường nhiều cây xanh của khu quy hoạch, và đóng vai trò kết nối đô
thị và nông thôn.
Tổ chức không gian:
Không phát triển đô thị tập trung có mật độ cao hoặc quy mô lớn tại phân
vùng ngoại thành, trừ các khu nhà ở quy mô nhỏ phục vụ nhu cầu nhà ở tại các
khu vực hiện hữu.
Từng bước cải tạo, xây dựng
các trung tâm xã theo quy hoạch nông thôn mới (công trình hành chính, trường
học, y tế, chợ,…), bổ sung công trình hạ tầng kỹ thuật như cấp nước, cấp điện,
xử lý rác thải. Cải tạo, xây mới đường giao thông kết nối với trung tâm xã
và tạo thuận lợi cho vận tải hàng hóa nông nghiệp.
d) Vùng cù lao An Bình:
Chức năng: Là trọng
điểm du lịch đậm chất đồng bằng sông Cửu Long với thiên nhiên phong phú, xây
dựng với mật độ thấp, chú trọng bảo tồn cảnh quan vốn có.
Tổ chức không gian: Phát
triển du lịch thông qua đa dạng hóa các hoạt động, tăng cường kết nối các trọng
điểm.
Xác định không gian phát triển
và không gian bảo tồn: Một phần khu vực tiếp giáp với sông Tiền và sông Cổ Chiên
phát triển du lịch trên cơ sở tăng cường kết nối với trung tâm thành phố
Vĩnh Long, các khu vực ven sông còn lại và khu vực phía trong là không gian bảo
tồn cảnh quan và chức năng sản xuất nông nghiệp vốn có của khu vực cù lao.
Xã An Bình là khu vực cửa ngõ
của cù lao với các trọng điểm du lịch, đô thị sinh thái ở ven sông Tiền và
sông Cổ Chiên, với các phân khu:
- Khu hỗn hợp du lịch: Là khu vực
xây dựng tuyến cáp treo, là cửa ngõ mới của cù lao An Bình, xây dựng công
trình thương mại dịch vụ, vui chơi giải trí, lưu trú hình thành không gian
du lịch sầm uất của cù lao.
- Khu du lịch nghỉ dưỡng: Phát
huy vị trí đẹp tại ngã ba sông và gần tuyến cáp treo để phát triển du lịch
nghỉ dưỡng.
- Khu đô thị sinh thái: Phát
triển nhà ở sinh thái phục vụ nhu cầu cư dân địa phương và nhu cầu nhà ở
nghỉ dưỡng cuối tuần cho cư dân các đô thị khác.
- Khu đô thị trang trại nông
nghiệp: đáp ứng nhu cầu nhà ở kết hợp sản xuất nông nghiệp, du lịch trang
trại, đầu mối gia công, nghiên cứu sản phẩm nông nghiệp cho khu vực cù lao,
góp phần phát triển và tạo thương hiệu cho nông sản cù lao An Bình.
Hình thành mạng lưới du lịch
trên toàn đô thị: Kết nối các trọng điểm du lịch phân tán để du khách có
thể tham quan nhiều địa điểm đặc sắc của thành phố Vĩnh Long và tỉnh Vĩnh
Long: các di tích lịch sử, các trọng điểm du lịch đô thị, du lịch sinh thái,…
Xây dựng trọng điểm trạm dừng
nghỉ kết hợp dịch vụ du lịch tại khu vực nút giao đường cao tốc, là nơi quảng
bá sản phẩm nông nghiệp và du lịch của tỉnh Vĩnh Long, đồng thời là công
trình cửa ngõ của tỉnh.
8. Định hướng
quy hoạch sử dụng đất
Định hướng quy mô sử dụng đất
như sau:
|
Giai đoạn
|
Hiện trạng 2018
|
Giai đoạn 2025
|
Giai đoạn 2035
|
Tổng dân số (người)
|
|
218.721
|
|
249.000
|
|
301.000
|
Dân số nội thị
|
|
119.118
|
|
174.000
|
|
248.000
|
Dân số ngoại thị
|
|
99.603
|
|
75.000
|
|
53.000
|
Stt
|
Loại đất
|
Diện tích (ha)
|
Tỷ lệ (%)
|
Diện tích (ha)
|
Tỷ lệ (%)
|
Diện tích (ha)
|
Tỷ lệ (%)
|
|
Tổng
|
11.221,00
|
100,00
|
11.221,00
|
100,00
|
11.221,00
|
100,00
|
A
|
Khu vực nội thị
|
1.980,11
|
17,64
|
3.738,02
|
33,32
|
5.526,50
|
49,25
|
1
|
Đất xây dựng đô thị
|
707,96
|
6,30
|
3.301,56
|
29,43
|
5.007,01
|
44,62
|
|
Đất dân dụng
|
573,53
|
5,10
|
2.190,27
|
19,53
|
3.368,64
|
30,02
|
|
Đất ngoài dân dụng
|
134,43
|
1,20
|
1.111,29
|
9,9
|
1.638,37
|
14,6
|
2
|
Đất khác
|
1.272,15
|
11,34
|
436,46
|
3,89
|
519,49
|
4,63
|
B
|
Khu vực ngoại thị
|
9.240,89
|
2,36
|
7.482,98
|
66,68
|
5.694,50
|
50,75
|
1
|
Đất xây dựng nông thôn
|
1.097,02
|
9,78
|
992,77
|
8,84
|
825,84
|
7,36
|
|
Đất xây dựng khu dân cư nông
thôn
|
901,08
|
8,03
|
616,48
|
5,49
|
504,31
|
4,49
|
|
Đất xây dựng ngoài khu dân cư
nông thôn
|
195,94
|
1,75
|
376,29
|
3,35
|
321,53
|
2,87
|
2
|
Đất khác
|
8.143,87
|
72,58
|
6.490,21
|
57,84
|
4.868,66
|
43,39
|
9. Định hướng
hệ thống cơ sở hạ tầng xã hội
a) Hệ thống các công trình y tế:
Công trình y tế cấp tỉnh:
Xây mới bệnh viện chuyên khoa: Bệnh viện Sản - Nhi quy mô 200 giường. Nâng cấp
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Long lên quy mô 1200 giường, Bệnh viện Y dược cổ
truyền tỉnh Vĩnh Long quy mô 200 giường.
Các bệnh viện cấp thành phố:
Nâng cấp Bệnh viện đa khoa thành phố Vĩnh Long với quy mô 200 giường.
Các bệnh viện tư nhân: Bệnh
viện Đa khoa Xuyên Á Vĩnh Long quy mô 200 giường, Bệnh viện Đa khoa Triều An -
Loan Trâm quy mô 500 giường.
Mạng lưới y tế cơ sở: Tiếp
tục củng cố và phát triển mạng lưới y tế cơ sở về mọi mặt. Tăng cường liên kết
giữa hệ thống y tế cấp cơ sở và các bệnh viện đa khoa tuyến trên. Các trung tâm
y tế phường, xã tại vị trí hiện tại, cải tạo nâng cấp theo nhu cầu phát
triển đô thị. Bố trí bổ sung công trình y tế cơ sở tại trung tâm công cộng
các khu đô thị mới khi triển khai xây dựng.
b) Hệ thống các công trình
giáo dục đào tạo:
Bố trí 04 trường Trung học phổ
thông mới tại các khu vực phát triển đô thị mới, diện tích mỗi trường khoảng
2,5 ha, đáp ứng nhu cầu dân cư gia tăng trong tương lai đồng thời giảm tải cho
các trường Trung học phổ thông hiện hữu. Cải tạo, nâng cấp các trường đại học,
cao đẳng hiện hữu theo nhu cầu sử dụng.
c) Hệ thống các công trình văn
hóa-thể dục thể thao-công viên, cây xanh:
Công trình văn hóa thể thao
cấp tỉnh:
- Khu vực trung tâm Phường 1:
Tái phát triển khu vực trung tâm ven sông Cổ Chiên, với công trình bảo tàng,
thương mại dịch vụ, quảng trường ven sông, …trở thành không gian bảo tồn, sáng
tạo và giao lưu văn hóa của cư dân đô thị và du khách, trở thành một trọng
điểm văn hóa quan trọng của đô thị cũng như của tỉnh.
- Xây dựng mới thư viện cấp
tỉnh.
- Trung tâm hội nghị, triển
lãm cấp tỉnh: Bố trí xây dựng ở Trung tâm hành chính mới tại Phường 9, khi triển
khai dự án là nơi tổ chức các hội nghị, triển lãm quan trọng của tỉnh và khu
vực.
- Trung tâm thể thao cấp
tỉnh: Từng bước cải tạo, nâng cấp tại vị trí hiện trạng ở Phường 2, đáp ứng
các sự kiện thể thao của đô thị, tỉnh và quốc gia.
Công trình văn hóa thể thao
cấp thành phố: Cải tạo các công trình văn hóa thể thao cấp đô thị hiện hữu
đáp ứng nhu cầu của cư dân và dân số gia tăng trong tương lai. Tại các khu vực
phát triển đô thị mới, bố trí công trình văn hóa thể thao tại khu vực định
hướng bố trí đất công cộng, công viên cây xanh của từng đô thị mới.
Di tích văn hóa lịch sử:
Tiếp tục bảo tồn các công trình di tích văn hóa lịch sử và phát huy vào phát
triển du lịch. Thực hiện các dự án trùng tu, tôn tạo như: khu di tích Văn Thánh
Miếu tại Phường 4 và di tích Khám Lớn tại Phường 1.
Hệ thống công viên, cây xanh:
Bố trí các công viên trong đô thị làm nơi nghỉ ngơi, giải trí, thể dục thể
thao của cư dân. Kết nối công viên với mạng lưới cây xanh, mặt nước, cây
xanh trong đô thị để hình thành mạng lưới đi bộ, xe đạp, luyện tập thể
thao giúp tăng cường sức khỏe cho cư dân, đồng thời tạo cảnh quan trong đô thị.
d) Hệ thống các công trình
thương mại dịch vụ:
Trung tâm thương mại dịch vụ
cấp đô thị:
- Trung tâm thương mại dịch vụ
khu vực Phường 1: Tái phát triển khu vực ven sông Cổ Chiên tại trung tâm phường
1 trở thành khu trung tâm phức hợp thương mại, dịch vụ, du lịch.
- Trung tâm thương mại dịch vụ
tại khu vực đô thị trung tâm hành chính: Xây dựng trung tâm thương mại dịch vụ
cấp đô thị.
- Trung tâm thương mại Tân Hữu:
Xây dựng trung tâm thương mại cấp đô thị phát huy vị trí giao giữa 2 đường trục
chính là Đinh Tiên Hoàng và Quốc lộ 53 tại vị trí bến xe hiện hữu và xây dựng
mới bến xe tỉnh tại vị trí mới theo quy hoạch Phường 8 được duyệt.
- Trung tâm thương mại Phường
4: Là khu vực đã được đầu tư trung tâm thương mại Vincom.
- Xây dựng các trung tâm thương
mại dịch vụ Bắc Mỹ Thuận, trung tâm thương mại dịch vụ Long Châu, trung tâm hội
nghị triển lãm.
Trung tâm thương mại dịch vụ
các khu ở: Bố trí các trung tâm thương mại dịch vụ tại trung tâm các khu
dân cư, khu đô thị mới để phục vụ nhu cầu hàng ngày của cư dân. Cải tạo các
chợ hiện hữu tại các phường xã đảm bảo thuận tiện trong mua sắm và vệ sinh
môi trường.
đ) Hệ thống công trình hành
chính:
Trung tâm hành chính cấp
tỉnh: Trung tâm hành chính mới đã được quy hoạch và đang tiến hành xây
dựng hạ tầng tại Phường 9, di chuyển Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long và
các Sở ban ngành liên quan đến đây.
Trung tâm hành chính Thành
phố Vĩnh Long: Bố trí tại khu vực Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long hiện hữu
sau khi Ủy ban nhân tỉnh di dời.
Trung tâm hành chính cấp phường
xã: Sử dụng công trình hành chính hiện tại, cải tạo, nâng cấp hoặc di dời
theo nhu cầu phát triển đô thị.
e) Định hướng thiết kế đô thị:
Bố cục tổng thể không gian kiến
trúc cảnh quan:
- Các vùng kiến trúc cảnh quan:
Vùng cảnh quan đô thị trung tâm, vùng cảnh quan đô thị chuyển tiếp, vùng cảnh
quan du lịch sinh thái, vùng cảnh quan nông nghiệp, vùng cảnh quan công nghiệp.
- Các trục cảnh quan chính:
+ Trục biểu tượng: Tuyến đường
Võ Văn Kiệt.
+ Trục giao thông chính: Các
tuyến giao thông trục chính hướng tâm.
+ Trục sông: Sông Tiền, sông Cổ
Chiên, sông Long Hồ, sông Cái Cá, sông Cái Cam,...
- Các trọng điểm chính:
+ Trọng điểm đô thị trung tâm:
Đô thị trung tâm Phường 1, đô thị trung tâm hành chính mới tại Phường 9.
+ Trọng điểm trung tâm hành
chính tỉnh, trung tâm hành chính thành phố.
+ Trọng điểm thương mại dịch
vụ tại các trục đường chính.
+ Trọng điểm dịch vụ du lịch.
+ Trọng điểm trung tâm các khu
đô thị mới.
+ Các cửa ngõ đô thị.
- Khu đô thị trung tâm hành
chính mới và trục đường Võ Văn Kiệt
+ Trục đường Võ Văn Kiệt - trục
biểu tượng của đô thị: Không gian đường trục chính cần đảm bảo chức năng giao
thông đồng thời tạo được chức năng không gian cho các hoạt động của cư dân đô
thị. Hình thành trục cảnh quan mang phong cách hiện đại, nhiều cây xanh để
trở thành biểu tượng của sự phát triển của thành phố Vĩnh Long.
+ Khu đô thị trung tâm hành
chính mới: Hình thành trọng điểm đô thị mới mang tính chất trung tâm, thúc
đẩy sự phát triển của thành phố Vĩnh Long. Xây dựng khu đô thị trung tâm hành
chính mới với cảnh quan hiện đại, đồng bộ, nhiều cây xanh và mặt nước, xứng
tầm là khu đô thị tạo bộ mặt mới cho thành phố và tỉnh Vĩnh Long. Bố trí
công viên trung tâm quy mô lớn có hồ nước lớn dẫn nước từ các kênh rạch hiện
trạng vào, hình thành mạng lưới cây xanh mặt nước kết nối với mạng lưới
cây xanh mặt nước hiện hữu của đô thị. Tại khu trung tâm thương mại dịch vụ
bố trí công trình hướng ra hồ và không gian mở ven hồ làm nơi tổ chức các sự
kiện quan trọng của đô thị và của vùng. Khu vực nhà ở bố trí chủ yếu là công
trình thấp tầng, nhiều loại hình nhà ở đáp ứng nhu cầu của cư dân, chú trọng
bố trí các trục cây xanh kết nối với công viên.
- Khu vực đô thị lịch sử (Phường
1): Tái phát triển khu vực trung tâm Phường 1 sau khi trung tâm hành chính
tỉnh chuyển đi, hình thành một trung tâm đa chức năng về lịch sử, văn hóa,
du lịch, thương mại dịch vụ xứng tầm với vị trí trung tâm lịch sử của thành
Long Hồ. Xây dựng khu vực tái phát triển thành một thể thống nhất với không
gian mở về phía sông Cổ Chiên để tăng cường liên kết giữa các công trình và
phát huy sông Cổ Chiên. Bố trí diện tích cho chức năng thương mại dịch vụ, văn
phòng, khách sạn, nhà ở (kết hợp cửa hàng, chung cư) để thu hút doanh nghiệp
tư nhân tham gia dự án tái phát triển, hình thành trọng điểm đô thị trung
tâm sầm uất, thu hút cư dân, khách du lịch.
- Đô thị mới vùng chuyển tiếp:
Là các khu đô thị có chức năng chủ yếu là nhà ở, đáp ứng nhu cầu nhà ở khi dân
số gia tăng trong tương lai, đồng thời đáp ứng nhu cầu nhà ở có đất rộng, nhiều
cây xanh cho cư dân. Xây dựng khu đô thị Cồn Chim thành đô thị cửa ngõ kết nối
với Cù lao An Bình, với công trình thương mại dịch vụ, du lịch, ga cáp
treo ở ven sông phát huy cảnh quan sông Cổ Chiên vào du lịch.
- Đô thị sinh thái du lịch An
Bình: Khu vực ven sông Cổ Chiên thuộc xã An Bình được định hướng là khu vực
phát triển đô thị sinh thái và du lịch, phát huy cảnh quan sông Cổ Chiên và vị
trí cửa ngõ kết nối với khu vực đô thị của thành phố Vĩnh Long bằng phà An Bình
và tuyến cáp treo được định hướng xây dựng trong tương lai. Khu vực phà An
Bình bố trí chợ đầu mối nông sản, đô thị sinh thái phục vụ du lịch trong giai
đoạn đầu. Khu vực cáp treo bố trí trọng điểm thương mại dịch vụ - du lịch
phát huy vị trí cửa ngõ. Khu vực phía Tây phát huy vị trí ngã ba sông và tầm
nhìn đẹp ra cầu Mỹ Thuận, gần ga cáp treo để xây dựng khu du lịch nghỉ dưỡng.
Khu vực giữa ga cáp treo và phà An Bình bố trí đô thị sinh thái trang trại
nông nghiệp, phát triển nông nghiệp kết hợp với du lịch nông nghiệp.
- Trục cảnh quan sông Cổ Chiên:
Hình thành trục cảnh quan sông Cổ Chiên đặc trưng của Thành phố Vĩnh Long. Bố
trí nhiều trọng điểm cảnh quan để hình thành trục cảnh quan mang nhiều đặc
trưng đa dạng của đô thị, như cảnh quan đô thị trung tâm, đô thị sinh thái, cảnh
quan thương mại - dịch vụ - du lịch, công viên cây xanh, cảng đường thủy, ga
cáp treo... Kết nối các trọng điểm cảnh quan ven sông bằng các tuyến giao
thông đường bộ, đường thủy, đường đi bộ ven sông, công viên, cây xanh ven sông,
phà qua sông, cáp treo,... hình thành vùng du lịch ven sông được kết nối thành
một thể thống nhất.
- Các cửa ngõ: Bố trí các công
trình điểm nhấn tại cửa ngõ của đô thị như công trình nhà cao tầng tại
các đô thị mới, công trình cổng, tượng đài biểu tượng tại cửa ngõ, công
trình giao thông như cầu, nút giao,…
10. Định
hướng phát triển hạ tầng kỹ thuật
a) Quy hoạch chuẩn bị kỹ thuật:
San nền: Khu vực dân cư
hiện trạng giữ nguyên cao độ nền xây dựng. Khu vực phát triển đô thị mới Hxd
≥ 2,43m, khu vực phát triển công nghiệp Hxd ≥ 2,73m (theo hệ
cao độ Nhà nước năm 2008).
Đối các khu vực xây dựng trong
đê và các khu vực cải tạo, cốt xây dựng căn cứ vào điều kiện địa hình tránh
đào đắp lớn và bảo đảm không ngập úng. Cốt đê hiện trạng với cao trình khoảng
2,23m- 2,63m sẽ dần nâng cấp cải tạo Hđê = 2,93m. Kết hợp với việc
cải tạo xây dựng hệ thống trạm bơm tiêu thoát nước và cống triều tự đóng mở.
Giải pháp thoát nước mưa: Đối
với khu vực đô thị: Hệ thống thoát nước mặt riêng hoàn chỉnh với chế độ tự
chảy. Đối với khu vực nông thôn thì sử dụng hệ thống thoát nước chung. Khu vực
phát triển xây dựng: Thiết kế hệ thống thoát nước mặt riêng hoàn chỉnh với
chế độ tự chảy.
Hướng thoát nước chính: Với
đặc thù địa hình của thành phố Vĩnh Long nhiều sông, kênh, rạch tự nhiên,
hướng dốc chủ yếu thoát về hệ thống kênh, rạch rồi đổ ra các sông chính. Hệ
thống thoát nước được phân ra làm 6 lưu vực thoát nước chính, đảm bảo thoát
nhanh nước mặt đặc biệt trong mùa mưa lũ. Mỗi lưu vực thoát nước được bảo vệ
bằng các tuyến đê bao.
b) Quy hoạch giao thông:
Giao thông đối ngoại:
- Đường bộ:
+ Đường cao tốc thành phố
Hồ Chí Minh - Mỹ Thuận - Cần Thơ đang được chuẩn bị xây dựng, đi qua khu quy
hoạch phía Tây thành phố.
+ Các trục giao thông đường bộ
đối ngoại gồm: Các đường Quốc lộ (QL), Đường tỉnh (ĐT) hiện trạng: QL1,
QL53, QL57, QL80, ĐT902; Bổ sung các tuyến đường tránh kết nối QL53, QL57 với
QL1 để giảm giao thông đường dài đi qua đô thị trong tương lai; Bổ sung tuyến
đường kết nối thị trấn Long Hồ với QL1; Bổ sung tuyến đường nối từ đường Võ
Văn Kiệt ra đường cao tốc.
- Đường sắt: Tuyến đường
sắt đi qua thành phố Vĩnh Long thuộc phân đoạn của tuyến đường sắt Hồ Chí
Minh - Mỹ Tho - Cần Thơ - Cà Mau (chiều dài toàn tuyến khoảng 320km), khổ đường
1,435m. Ga đường sắt cao tốc được bố trí tại xã Tân Hòa.
- Đường thủy:
+ Giao thông đường thủy phục vụ
vận tải: Mạng lưới đường thủy tuân thủ theo Quy hoạch phát triển mạng
lưới giao thông tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 với
các tuyến trên sông Tiền, sông Cổ Chiên, sông Cái Cam…đồng thời đảm bảo đồng bộ
về quy hoạch luồng tuyến và quy hoạch cảng, bến, đồng bộ giữa cầu vượt sông
và kích thước thông thuyền của giao thông đường thủy. Định hướng di dời cảng
Vĩnh Thái về vị trí cạnh phà Mỹ Thuận cũ.
+ Giao thông đường thủy phục vụ
du lịch: Xây dựng cảng du lịch quốc tế tại sông Cổ Chiên, nằm tại phường 9 và
khu vực phát triển du lịch ở xã An Bình. Bố trí hệ thống giao thông đường thủy
kết nối liên hoàn với hệ thống cáp treo, đường cây xanh, đường xe đạp,…giúp
tăng cường kết nối các trọng điểm ven sông, hình thành tuyến du lịch mới cho
các trọng điểm chính dọc sông Cổ Chiên như: Cồn Chim, Cồn Giông, công viên ven
sông Cổ Chiên.
Giao thông đối nội:
- Đường trục chính đô thị:
Các tuyến đường tránh, đường quốc lộ… có hướng tuyến đi qua khu thành phố và kết
nối với các trục đường giao thông đối ngoại, đường cao tốc.
- Đường chính đô thị:
Hương lộ 18, Hương lộ 15 và các đường kết nối với đường cấp trên, liên kết giữa
các phường trong đô thị, liên kết với các tuyến đường giao thông đối ngoại.
- Đường liên khu vực: Là
đường bao ngoài khu vực, kết nối với đường cấp trên, liên kết giữa các khu vực
trong đô thị.
- Đường khu vực: Các đường
nội bộ khu vực.
Giao thông công cộng:
- Giao thông công cộng:
Bố trí các tuyến xe buýt chính là các tuyến hướng tâm đi vào trung tâm đô thị,
và các tuyến xe buýt vành đai phụ trợ kết nối các trọng điểm đô thị.
- Bến xe buýt: Xây dựng
mới bến xe liên tỉnh tại phường 8, cải tạo bến xe buýt thành phố Vĩnh Long
tại phường 1.
- Bãi đỗ xe: Các công
trình công cộng, thương mại dịch vụ, du lịch,... phải bố trí bãi đỗ xe với
quy mô phù hợp với quy chuẩn xây dựng.
Giao thông khác:
- Mạng lưới đường xe đạp:
Bố trí các tuyến đường cho người đi xe đạp trong đô thị, ưu tiên bố trí trong
mạng lưới nước và cây xanh.
- Tuyến cáp treo: Xây dựng
tuyến cáp treo nối khu vực Cồn Chim (khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, nhà ở
cao cấp) và cù lao An Bình.
c) Quy hoạch cấp nước:
Tổng nhu cầu dùng nước các
giai đoạn: Giai đoạn ngắn hạn đến năm 2025 khoảng 57.100m3/ngày
đêm, giai đoạn dài hạn đến năm 2035 khoảng 84.000m3/ngày đêm.
Giải pháp cấp nước:
- Nâng công suất nhà máy nước
Trường An đến 40.000m3/ngày đêm.
- Nâng công suất nhà máy nước
Cầu Vồng đến 10.000m3/ngày đêm.
- Nhà máy nước Hưng Đạo Vương
(xây mới) chuyển sang khu vực ven sông Phường 5 quy mô 2,5ha với công suất
40.000m3/ngày đêm.
- Xây dựng mới nhà máy nước mặt
công suất 9.000m3/ngày đêm, phục vụ nhu cầu sinh hoạt và du lịch
xã An Bình và xã Hòa Ninh.
- Mạng lưới ống cấp nước:
xây dựng hệ thống đường ống cấp nước chính kết nối hệ thống mạng lưới từ các
nhà máy nước, các tuyến ống truyền tải, phân phối cung cấp nước cho các khu
dân cư và khu công nghiệp phù hợp với từng giai đoạn phát triển.
d) Quy hoạch cấp điện:
Nhu cầu: Dùng điện sinh
hoạt, thương mại, dịch vụ, du lịch và công nghiệp cho toàn thành phố đến năm
2025 khoảng 137.08MVA; năm 2035 khoảng 228.31 MVA.
Nguồn và lưới điện:
- Nguồn 220KV: Trạm 220KV
Vĩnh Long 2, nâng công suất lên thành 2x250MVA.
- Nguồn 110KV: Đến năm 2025
nâng công suất trạm Khu đô thị (KĐT) Vĩnh Long lên 2x40MVA, xây dựng thêm
trạm 110KV Vĩnh Long 2 công suất 40MVA. Đến năm 2035 nâng công suất trạm
110KV Vĩnh Long lên 2x63MVA, trạm KĐT Vĩnh Long lên 2x63MVA, trạm Vĩnh
Long 2 lên (40+25)MVA.
- Lưới điện truyền tải: Giữ
nguyên hướng tuyến của các tuyến điện 220KV hiện có. Các tuyến điện hiện
trạng 110KV TP. Vĩnh Long được giữ nguyên hướng tuyến. Xây dựng tuyến đường
dây mạch kép từ trạm 220KV Vĩnh Long 2 cấp điện cho trạm 110KV KĐT Vĩnh
Long, tiết diện AC-240mm2. Đấu nối tuyến điện hiện trạng từ trạm 110
Vĩnh Long đi Vũng Liêm để cấp điện cho 110KV Vĩnh Long 2 xây mới.
- Lưới điện phân phối: Xây dựng
mới hệ thống cáp trung áp đi ngầm trong khu vực nội thị đông dân cư với tiết
diện là XLPE 240-300mm2. Khu vực dân cư ít ở ngoại thị xây dựng đường
trung áp đi nổi với tiết diện đường trục AC 185-240mm2.
- Lưới điện hạ thế: Trong thời
gian đầu cho phép thì sử dụng đường dây nổi, dùng cáp vặn xoắn hoặc cáp bọc
nhựa. Trong tương lai, từng bước ngầm hóa lưới điện.
đ) Quy hoạch thoát nước thải,
quản lý chất thải rắn và nghĩa trang:
Hệ thống thoát nước thải: Tiêu
chuẩn thoát nước với tỷ lệ thu gom nước thải đạt 100%. Lưu lượng nước thải
sinh hoạt cho toàn thành phố đến năm 2025 khoảng 31.500m3/ngày đêm,
đến năm 2035 khoảng 44.500m3/ngày đêm.
Giải pháp thoát nước thải:
- Khu vực đô thị:
+ Đối với khu đô thị mới
nước thải sẽ được thu gom bằng hệ thống thoát nước thải riêng. Sau khi xử lý
lần cuối cùng tại trạm xử lý nước thải tập trung thì nước sẽ được xả ra hệ
thống sông gần nhất.
+ Đối với khu vực đô thị hiện
hữu: Đối với đường có mặt cắt hè đường rộng sẽ xây dựng đường ống thoát nước
thải riêng, dẫn đến hệ thống thoát nước thải chung và được thu gom về nơi xử
lý; Đối với đường có mặt cắt hẹp khác (chiều rộng đường hẹp, không có vỉa hè)
thì sử dụng hệ thống thoát nước tập trung hiện có. Toàn bộ nước thải được
thoát chung với hệ thống thoát nước mưa, sau đó thu gom vào tuyến cống cống
bao dọc theo các kênh, mương dẫn nước thải từ hệ thống thoát nước hỗn hợp của
thành phố tới trạm xử lý nước thải của khu vực.
+ Trong tương lai, cần hướng
tới việc xây dựng hệ thống thoát nước thải riêng theo từng giai đoạn kết hợp
đồng bộ với công tác tái phát triển khu vực nội thị Vĩnh Long để giảm lượng
nước thải chảy ra sông khi trời mưa.
+ Bố trí 3 trạm xử lý nước thải
sinh hoạt tập trung, đảm bảo đáp ứng yêu cầu xử lý cho toàn đô thị, Tổng công
suất các trạm xử lý khoảng 44.500m3/ngày đêm.
+ Mạng lưới đường cống bao tự
chảy được xây dựng bằng bê tông cốt thép đường kính từ D300-600 mm.
- Khu vực nông thôn: Chủ yếu sử
dụng hệ thống thoát nước chung và tùy theo địa hình và quy mô để áp dụng biện
pháp thích hợp:
+ Khu vực nông thôn gần với
khu đô thị hiện hữu hoặc đô thị mới: Xây dựng mạng lưới thoát nước thải đồng
bộ với phát triển đô thị và kết nối với hệ thống xử lý nước thải lân cận.
+ Khu vực dân cư nông thôn xa
khu đô thị hiện hữu hoặc đô thị mới: Từng khu vực, từng hộ xử lý qua cơ sở xử
lý quy mô nhỏ và xả ra sông ngoài hoặc kênh nước lân cận.
- Khu công nghiệp: Sử dụng hệ
thống thoát nước thải riêng và có trạm xử lý nước thải tập trung:
+ Nước thải công nghiệp được
thu gom và xử lý bằng hệ thống riêng rồi đưa về trạm xử lý tập trung của khu
công nghiệp.
+ Mỗi khu công nghiệp, cụm công
nghiệp đặt tối thiểu một trạm xử lý nước thải công nghiệp tập trung đảm bảo
100% nước thải từ các hoạt động công nghiệp được xử lý thích hợp trước khi xả
ra nguồn tiếp nhận.
+ Tổng nhu cầu xử lý nước thải
cho 04 khu vực phát triển công nghiệp tập trung và các khu vực tiểu thủ công
nghiệp của địa phương là 5.500m3/ngày đêm.
+ Nước thải công nghiệp làm
sạch đạt tiêu chuẩn loại A theo QCVN40-2011/BTNMT trước khi xả ra môi trường.
Quản lý chất thải rắn:
- Tiêu chuẩn rác thải 1.3
kg/người-ngày, tỷ lệ thu gom là 100%, chỉ tiêu chất thải rắn công nghiệp là
0,5 tấn/ngày.
- Dự báo khối lượng rác thải
sinh hoạt năm 2025 là 313,83 tấn/ngày, đến năm 2035 là 378,45tấn/ngày. Dự báo
khối lượng rác công nghiệp năm 2035 là 88,47 tấn/ngày.
- Rác thải sinh hoạt được tập
trung trong các thùng rác đặt tại các góc đường trong khu dân cư, khu thương
mại, dịch vụ du lịch, tại các bến xe,… tiếp tục vận chuyển về khu liên hợp xử
lý chất thải rắn tại huyện Long Hồ để xử lý.
Nghĩa trang:
- Các nghĩa trang hiện trạng
trên địa bàn thành phố chủ yếu nằm rải rác trong các phường, xã gây mất mỹ
quan, ô nhiễm môi trường và trong tương lai không thể đáp ứng được nhu cầu
mai táng của nhân dân. Các nghĩa trang này sẽ từng bước đóng cửa và trồng cây
xanh cách ly. Xây dựng nghĩa trang có quy mô tập trung và công viên nghĩa
trang trong đó có nhiều loại hình táng để phục vụ lâu dài.
- Xây dựng nghĩa trang tập
trung với quy mô 20 ha thuộc địa phận xã Tân Hòa, trong đó có nhiều loại
hình táng để phục vụ lâu dài. Các nghĩa trang tại khu vực các xã thực hiện
theo quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới được phê duyệt.
e) Thông tin liên lạc:
Nâng cấp mở rộng hệ thống
chuyển mạch, truyền dẫn toàn thành phố, triển khai đồng bộ mạng cáp ngầm
theo hệ thống công trình ngầm đô thị. Xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng
viễn thông có công nghệ hiện đại, có độ bao phủ rộng khắp, dung lượng lớn,
cung cấp đa dịch vụ với chất lượng tốt và có hiệu quả.
g) Đánh giá môi trường chiến lược:
- Trong giai đoạn triển khai
thực hiện quy hoạch, các dự án thuộc quy hoạch đều phải lập báo cáo ĐTM (đánh
giá môi trường chiến lược) chi tiết để trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt,
trong đó đặc biệt chú ý đến các dự án lớn như các khu công nghiệp và khu đô thị,
dự án du lịch sinh thái, các dự án cơ sở hạ tầng chính (giao thông, khu xử lý
rác, cấp thoát nước).
- Về các giải pháp kỹ thuật để
ứng phó với tình hình biến đổi khí hậu:
+ Xây dựng kế hoạch ứng phó biến
đổi khí hậu.
+ Cần thực hiện đúng các quan điểm
quy hoạch dành nhiều diện tích cho cây xanh và mặt nước giúp tăng khả năng
thoát nước của các đô thị và tăng cường khả năng điều hòa vi khí hậu.
+ Thực hiện đồng bộ hệ thống
thoát nước đô thị, đảm bảo các tuyến cống có độ dốc phù hợp.
- Các giải pháp kỹ thuật ưu
tiên để bảo vệ môi trường:
+ Đối với các khu quy họach xử
lý chất thải, ưu tiên các dự án đầu tư có công nghệ xử lý tiên tiến, có thể
phân loại, tái chế rác, phân hủy rác hữu cơ, lò đốt chất thải nguy hại, chỉ
chôn lấp những phần rác còn lại không thể xử lý. Hạn chế tỷ lệ chôn lấp
< 15%. Bãi chôn lấp phải đạt tiêu chuẩn quy định về vệ sinh môi trường, có
hệ thống thu gom xử lý nước rỉ rác. Lò đốt rác phải có hệ thống xử lý khí thải,
chế độ vận hành phải đảm bảo không phát sinh dioxin và furan.
+ Bắt buộc phải xử lý nước thải
đạt tiêu chuẩn trước khi xả ra nguồn tiếp nhận, cụ thể như sau: Nước thải
đô thị, nước thải từ các khu, cụm công nghiệp phải được xử lý đạt tiêu chuẩn
loại A về môi trường trước ra thoát ra sông, rạch.
+ Khuyến khích phát triển hệ
thống giao thông công cộng nội thị và đối ngoại để giảm thiểu tình trạng ô
nhiễm do giao thông.
11. Các
chương trình, dự án ưu tiên đầu tư
a) Các dự án đô thị:
Khu đô thị Trung tâm hành chính
(tại Phường 9 và xã Trường An).
Khu đô thị sinh thái, dịch vụ
thương mại, vui chơi giải trí và du lịch Cồn Chim (tại xã Tân Ngãi và xã
Trường An).
Khu đô thị nông nghiệp sinh
thái An Bình (tại xã An Bình, huyện Long Hồ).
Khu đô thị mới phường 2, phường
3 (dọc bờ sông Cái Cá).
Hoàn thiện khu đô thị mới tại
Phường 5.
b) Các dự án hạ tầng kỹ thuật
và xã hội ưu tiên đầu tư:
- Đường giao thông: Tập trung
đầu tư xây dựng đường trục chính Thành phố và đường trục chính của các khu đô
thị dự kiến phát triển trong giai đoạn đầu: Đường nối từ đường Võ Văn Kiệt
đi qua đường cao tốc nối với QL80, đường nối đường Võ Văn Kiệt và đường Mậu
Thân, đường trục chính các các khu đô thị dự kiến phát triển trong giai đoạn
đầu, hoàn thiện các tuyến đường bờ kè sông theo dự án chống sạt lở bờ sông: Cổ
Chiên, Long Hồ, Cái Cá, Cái Cam.
- Các công trình công cộng:
Xây dựng công trình trung tâm hành chính mới, xây dựng công trình công cộng
các khu đô thị mới dự kiến phát triển trong giai đoạn đầu.
- Các dự án hạ tầng kỹ thuật
khác:
+ Trị thủy, thoát nước mưa:
Xây dựng các tuyến ống thoát nước, hệ thống kênh tiêu trục chính tại các đô
thị mới, xây dựng, nâng cấp, cải tạo hệ thống đê bao và trạm bơm tiêu thoát
nước mưa.
+ Cấp nước: Xây dựng mới nhà
máy nước Hưng Đạo Vương, nâng công suất nhà máy nước Cầu Vồng và Trường An,
xây dựng mới các tuyến ống dẫn nước cho các khu đô thị mới.
+ Cấp điện: Nâng công suất
trạm 110KV Vĩnh Long từ 2x40MVA lên công suất (2x63)MVA, xây dựng mới trạm
110KV Khu đô thị Vĩnh Long công suất 2x63MVA, xây dựng mới trạm 110KV Vĩnh
Long 2 công suất 40+25MVA, xây dựng mới các tuyến đường dây điện trung áp cấp
cho các khu vực phát triển mới.
+ Thông tin liên lạc: Tại các
khu vực phát triển mới, xây dựng các tuyến cáp thông tin liên lạc trọng yếu
và các trạm BTS (trạm thu, phát sóng).
+ Thoát nước thải, xử lý chất
thải rắn, nghĩa trang: Xây dựng tuyến thoát nước thải cho khu vực, xây dựng
trạm xử lý nước thải sinh hoạt tại các khu đô thị mới và các khu vực phát
triển du lịch, quản lý thu gom, phân loại rác thải tại nguồn, xây dựng
nghĩa trang tập trung tại khu vực phía Tây của thành phố.
12. Nguồn
lực thực hiện:
Nguồn vốn đầu tư từ Trung
ương.
Các nguồn viện trợ, đầu tư của
các tổ chức trong và ngoài nước, các nguồn vốn hợp tác khác.
Nguồn vốn địa phương: Phát huy
tối đa nội lực của địa phương, khuyến khích nguồn vốn đầu tư từ nhiều thành
phần kinh tế; đẩy mạnh xã hội hóa trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, văn
hóa - thể thao,... Khai thác tốt hệ thống hạ tầng đô thị hiện hữu, đẩy mạnh
khai thác quỹ đất, tài sản công, tài nguyên của địa phương và các nguồn khác
để tạo vốn xây dựng hệ thống hạ tầng./.