Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị định 35/2008/NĐ-CP xây dựng, quản lý sử dụng nghĩa trang

Số hiệu: 35/2008/NĐ-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành: 25/03/2008 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

CHÍNH PHỦ
-----

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------

Số: 35/2008/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 25 tháng 03 năm 2008

 

NGHỊ ĐỊNH

VỀ XÂY DỰNG, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG NGHĨA TRANG

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Xây dựng,

NGHỊ ĐỊNH:

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Nghị định này quy định về các hoạt động xây dựng, quản lý và sử dụng nghĩa trang trên lãnh thổ Việt Nam.

Việc xây dựng, quản lý và sử dụng nghĩa trang liệt sĩ, nghĩa trang quốc gia không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này.

2. Nghị định này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có liên quan đến các hoạt động xây dựng, quản lý và sử dụng nghĩa trang trên lãnh thổ Việt Nam.

3. Trong trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia có quy định khác với quy định của Nghị định này thì áp dụng theo quy định của Điều ước quốc tế đó.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Nghĩa trang là nơi táng người chết tập trung theo các hình thức táng khác nhau, thuộc các đối tượng khác nhau và được quản lý, xây dựng theo quy hoạch.

2. Nghĩa trang liệt sỹ là nơi chôn cất phần mộ đồng thời là nơi tưởng niệm, ghi công các liệt sỹ đã hy sinh khi đang làm nhiệm vụ bảo vệ và xây dựng Tổ quốc.

3. Nghĩa trang quốc gia là nơi chôn cất phần mộ đồng thời là nơi tưởng niệm, ghi công các cán bộ lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà nước, các danh nhân văn hóa, các nhà khoa học... có công với đất nước.

4. Phần mộ cá nhân là nơi táng thi hài, hài cốt của một người.

5. Các hình thức táng người chết bao gồm: mai táng, hỏa táng và các hình thức táng khác.

6. Táng là thực hiện việc lưu giữ hài cốt hoặc thi hài của ngươi chết.

7. Mai táng là thực hiện việc lưu giữ hài cốt hoặc thi hài của người chết ở một địa điểm dưới mặt đất.

8. Chôn cất một lần là hình thức mai táng thi hài vĩnh viễn trong đất.

9. Hung táng là hình thức mai táng thi hài trong một khoảng thời gian nhất định sau đó sẽ được cải táng.

10. Cải táng là thực hiện việc chuyển xương cốt từ mộ hung táng sang hình thức táng khác.

11. Cát táng là hình thức mai táng hài cốt sau khi cải táng.

12. Hỏa táng là thực hiện việc thiêu xác người chết hoặc hài cốt ở nhiệt độ cao.

13. Hoạt động xây dựng nghĩa trang bao gồm lập quy hoạch xây dựng, lập dự án đầu lư xây dựng, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng, thi công xây dựng, giám sát thi công xây dựng, quản lý dự án đầu tư xây dựng nghĩa trang, lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng và các hoạt động khác liên quan đến xây dựng nghĩa trang.

14. Quản lý nghĩa trang là việc thực hiện các nội dung theo quy chế quản lý đã được phê duyệt.

15. Quy hoạch xây dựng nghĩa trang là việc tổ chức không gian kiến trúc, phân khu chức năng và hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong nghĩa trang nhằm khai thác, sử dụng có hiệu quả về đất đai và đáp ứng yêu cầu về cảnh quan, bảo vệ môi trường, làm cơ sở pháp lý cho việc đầu tư xây dựng, cải tạo, sử dụng và quản lý nghĩa trang.

16. Cải tạo và mở rộng nghĩa trang là thực hiện việc chỉnh trang, nâng cấp các công trình trong nghĩa trang hiện đang sử dụng và xây dựng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hiện hành đối với diện tích mở rộng nhằm bảo đảm về cảnh quan, môi trường.

17. Đóng cửa nghĩa trang là việc không cho phép tiếp tục thực hiện các hoạt động táng trong nghĩa trang.

18. Di chuyển nghĩa trang là thực hiện việc chuyển thi hài, hài cốt trong nghĩa trang đến một nghĩa trang khác được xây dựng theo quy hoạch.

19. Dịch vụ nghĩa trang bao gồm tổ chức tang lễ, mai táng hoặc hỏa táng thi hài hoặc hài cốt; xây mộ, cải táng, chăm sóc mộ, tu sửa mộ, chăm sóc, bảo quản, lưu giữ tro cốt tại các nhà lưu giữ tro cốt theo nhu cầu và dịch vụ phục vụ việc thăm viếng, tưởng niệm.

20. Người sử dụng dịch vụ nghĩa trang là người đang sống có quan hệ với người được táng trong nghĩa trang hoặc đến thăm viếng, tưởng niệm.

21. Chính quyền địa phương là Ủy ban nhân dân các cấp theo phân cấp quản lý hành chính.

Điều 3. Các nguyên tắc đối với hoạt động xây dựng, quản lý và sử dụng nghĩa trang

1. Tất cả các nghĩa trang đều phải được quy hoạch và xây dựng theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2. Việc táng người chết phải được thực hiện trong các nghĩa trang, trường hợp táng trong các khuôn viên nhà thờ, nhà chùa, thánh thất tôn giáo phải bảo đảm vệ sinh môi trường và được sự chấp thuận của chính quyền địa phương theo phân cấp của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh).

3. Việc táng phải phù hợp với tín ngưỡng, phong tục, tập quán tốt, truyền thống văn hóa và nếp sống văn minh hiện đại.

4. Sử dụng đất đúng mục đích, có hiệu quả và bảo đảm các yêu cầu về cảnh quan, bảo vệ môi trường.

Điều 4. Quy định diện tích đất tối đa cho một phần mộ cá nhân

1. Diện tích sử dụng đất cho mỗi mộ hung táng và chôn cất một lần tối đa không quá 5 m2.

2. Diện tích sử dụng đất cho mỗi mộ cát táng tối đa không quá 3 m2.

Điều 5. Quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng nghĩa trang

1. Hoạt động xây dựng nghĩa trang phải tuân thủ các quy định của pháp luật về quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật.

2. Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành quy chuẩn kỹ thuật về xây dựng nghĩa trang.

Điều 6. Hỗ trợ, ưu đãi đầu tư xây dựng nghĩa trang

1. Nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư xây dựng nghĩa trang theo quy định của pháp luật.

2. Các tổ chức và cá nhân đầu tư xây dựng nghĩa trang được nhà nước:

a) Cấp đất xây dựng nghĩa trang lâu dài và không thu tiền sử dụng đất;

b) Hỗ trợ xây dựng các công trình hạ tầng ngoài hàng rào;

c) Hỗ trợ một phần hoặc toàn bộ kinh phí đền bù, giải phóng mặt bằng tuỳ theo quy mô, hình thức đầu tư, công nghệ được áp dụng và tác động đến môi trường của dự án;

d) Hỗ trợ đầu tư và hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư.

3. Khuyến khích xã hội hoá đầu tư xây dựng nghĩa trang và sử dụng các hình thức táng mới văn minh hiện đại, góp phần thay đổi tập quán cũ, tiết kiệm quỹ đất, bảo vệ môi trường, tuỳ theo tình hình cụ thể và khả năng của mình, chính quyền địa phương có chính sách hỗ trợ chi phí táng cho những người sử dụng địch vụ này.

Điều 7. Chính sách xã hội đối với các đối tượng đặc biệt

1. Người vô gia cư không có thân nhân hoặc có thân nhân nhưng không có điều kiện lo việc táng, khi chết ở địa phương nào thì chính quyền địa phương nơi đó có trách nhiệm lo toàn bộ chi phí táng phù hợp với điều kiện của địa phương.

2. Người không có thân nhân sống ở địa phương nào thì khi chết chính quyền địa phương đó có trách nhiệm tổ chức táng ở nghĩa trang tại địa phương với chi phí được lấy từ tài sản của người chết (nếu có) hoặc từ ngân sách địa phương.

3. Người nước ngoài sinh sống tại Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài có nguyện vọng được táng tại Việt Nam sau khi chết được xem xét, cho phép táng tại các nghĩa trang ở Việt Nam.

4. Đối với các trường hợp chết do thiên tai, dịch bệnh, chính quyền địa phương các cấp có trách nhiệm hỗ trợ, tổ chức táng cho người chết, bảo đảm yêu cầu về an toàn, vệ sinh phòng dịch, không gây ô nhiễm môi trường theo quy định của Bộ Y tế.

5. Đối với các mộ vô chủ hoặc không còn thân nhân chăm sóc, trường hợp hết thời hạn táng theo quy định, đơn vị quản lý nghĩa trang được phép di chuyển mộ tới vị trí khác trong nghĩa trang hoặc tới các nghĩa trang khác theo quy hoạch.

6. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng các chế độ, chính sách xã hội, trình tự, thủ tục và thẩm quyền giải quyết đối với các đối tượng đặc biệt trong việc táng khi chết trình Thủ tướng Chính phủ ban hành.

Điều 8. Các hành vi bị cấm

1. Xây dựng nghĩa trang không theo quy hoạch hoặc không phù hợp với quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2. Xây dựng nghĩa trang không có giấy phép hoặc sai giấy phép theo quy định của pháp luật về xây dựng.

3. Xây dựng mộ, bia mộ và các công trình trong nghĩa trang không theo các quy định về quản lý kiến trúc và quy chế quản lý nghĩa trang.

4. Phá hoại các công trình xây dựng trong nghĩa trang.

5. Cung cấp thông tin không trung thực làm tổn hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong việc cung cấp và sử dụng dịch vụ nghĩa trang.

6. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vụ lợi hoặc can thiệp trái phép vào các hoạt động quản lý, sử dụng nghĩa trang.

7. Lợi dụng chính sách ưu đãi của nhà nước để thực hiện kinh doanh các dịch vụ nghĩa trang trái pháp luật.

8. Thu phí, lệ phí và các khoản tiền liên quan đến hoạt động dịch vụ nghĩa trang trái quy định của pháp luật.

9. Táng người chết ngoài các nghĩa trang đã được xây dựng và quản lý theo quy hoạch.

10. Không chấp hành các quyết định của cơ quan có thẩm quyền về đóng cửa nghĩa trang, di chuyển nghĩa trang và các phần mộ riêng lẻ.

Chương 2:

QUY HOẠCH, XÂY DỰNG, CẢI TẠO, ĐÓNG CỬA VÀ DI CHUYỂN NGHĨA TRANG

Điều 9. Quy hoạch địa điểm nghĩa trang

1. Quy hoạch địa điểm nghĩa trang là một nội dung của đồ án quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch chung xây dựng đô thị và quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn; khi phê duyệt các quy hoạch này, cơ quan có thẩm quyền đồng thời phê duyệt quy hoạch địa điểm nghĩa trang.

2. Yêu cầu quy hoạch địa điểm nghĩa trang:

a) Phù hợp với các điều kiện địa hình, điều kiện địa chất, địa chất thủy văn và khả năng khai thác quỹ đất;

b) Phù hợp với tổ chức phân bố dân cư và kết nối công trình hạ tầng kỹ thuật;

c) Đáp ứng nhu cầu táng trước mắt và lâu dài của khu vực lập quy hoạch;

d) Bảo đảm các yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật;

đ) Khuyến khích quy hoạch các nghĩa trang phục vụ cho nhiều địa phương khác nhau và các nghĩa trang có sử dụng hình thức táng mới văn minh, hiện đại nhằm tiết kiệm đất, kinh phí xây dựng và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

3. Nội dung quy hoạch địa điểm nghĩa trang:

a) Xác định phạm vi phục vụ của các nghĩa trang;

b) Xác định nhu cầu táng và lựa chọn các hình thức táng phù hợp với điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội, tín ngưỡng, phong tục và tập quán tốt, văn hoá, văn minh và bảo đảm tiết kiệm đất, hạn chế ô nhiễm môi trường;

c) Xác định các nghĩa trang cần đóng cửa, di chuyển hoặc cải tạo mở rộng để tiếp tục sử dụng;

d) Xác định vị trí và quy mô của các nghĩa trang xây dựng mới;

đ) Dự báo tác động môi trường.

Điều 10. Quy hoạch xây dựng nghĩa trang

1. Các nghĩa trang xây dựng mới hoặc mở rộng đều phải lập quy hoạch xây dựng nghĩa trang.

2. Yêu cầu đối với quy hoạch xây dựng nghĩa trang:

a) Xác định cụ thể vị trí, quy mô, ranh giới của nghĩa trang;

b) Xác định các hình thức táng sử dụng trong nghĩa trang;

c) Xác địa các chỉ tiêu kỹ thuật;

d) Phân khu chức năng, phân lô mộ, nhóm mộ, hàng mộ, khoảng cách giữa các mộ tuân thủ theo quy định đồng thời phải thuận tiện cho việc thực hiện các nghi lễ táng;

đ) Phải có các quy định về kích thước, kiểu dáng các mộ, bia mộ; các yêu cầu đối với thiết kế công trình trong nghĩa trang;

e) Hệ thống hạ tầng kỹ thuật; các công trình nhà hỏa táng, nhà lưu giữ tro cốt (nếu có), các công trình phục vụ, các công trình khác có liên quan phải được quy hoạch xây dựng đồng bộ, bảo đảm vệ sinh môi trường;

g) Đánh giá tác động môi trường.

3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định phân cấp trách nhiệm tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng nghĩa trang trên địa bàn tỉnh theo các quy định của pháp luật về quy hoạch xây dựng.

Điều 11. Xây dựng mới hoặc mở rộng nghĩa trang

1. Xây dựng mới hoặc mở rộng nghĩa trang phải tuân theo quy hoạch xây dựng được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

2. Các công trình hạ tầng kỹ thuật phải được xây dựng đồng bộ.

3. Xây dựng mộ, bia mộ và các công trình khác trong nghĩa trang phải tuân theo các quy định của pháp luật về xây dựng.

4. Kích thước, kiểu dáng các mộ, bia mộ và khoảng cách giữa các mộ, phải tuân thủ theo các quy định của quy hoạch xây dựng được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Điều 12. Cải tạo nghĩa trang

1. Các nghĩa trang được cải tạo khi vẫn còn phù hợp với quy hoạch xây dựng nhưng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và cảnh quan, môi trường chưa phù hợp với các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hiện hành.

2. Nội dung cải tạo nghĩa trang:

a) Xác lập ranh giới nghĩa trang theo quy hoạch đã được phê duyệt (nếu chưa có);

b) Trồng cây xanh bao quanh, cây xanh trong nghĩa trang;

c) Cải tạo, chỉnh trang, nâng cấp các công trình hạ tầng kỹ thuật trong nghĩa trang;

d) Đối với diện tích đất chưa sử dụng phải phân khu vực táng rõ ràng, phân lô mộ, nhóm mộ, hàng mộ, quy định về diện tích, kích thước và kiến trúc mộ.

Điều 13. Đóng cửa nghĩa trang

1. Các nghĩa trang phải được đóng cửa khi không còn diện tích sử dụng, không có điều kiện mở rộng và không gây ô nhiễm môi trường hoặc gây ô nhiễm môi trường vượt quá tiêu chuẩn cho phép mà có khả năng khắc phục.

2. Các nhiệm vụ phải thực hiện khi đóng cửa nghĩa trang:

a) Việc đóng cửa nghĩa trang do cơ quan có thẩm quyền quyết định và được thông báo công khai;

b) Khắc phục ô nhiễm môi trường trước khi đóng cửa nghĩa trang (nếu có);

c) Cải tạo, chỉnh trang lại hệ thống hạ tầng kỹ thuật, mộ chí và các công trình trong nghĩa trang, trồng cây xanh, thảm cỏ trong và xung quanh nghĩa trang;

d) Các nghĩa trang trong đô thị hoặc trong khu dân cư nông thôn phải có tường rào hoặc hàng rào cây xanh bao quanh với chiều cao đủ bảo đảm cho dân cư xung quanh không bị ảnh hưởng.

đ) Đối với nghĩa trang nằm bên đường quốc lộ phải trồng cây xanh ngăn cách bảo đảm không ảnh hưởng tới mỹ quan, người tham gia giao thông.

Điều 14. Di chuyển nghĩa trang và các phần mộ riêng lẻ

1. Các nghĩa trang và các phần mộ riêng lẻ phải di chuyển khi:

a) Gây ô nhiễm môi trường, cảnh quan nghiêm trọng mà không có khả năng khắc phục, ảnh hưởng đến môi trường sống của cộng đồng, không phù hợp với quy hoạch xây dựng được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;

b) Phục vụ các dự án phát triển đô thị, công nghiệp và các công trình công cộng theo quy hoạch được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

2. Các nhiệm vụ phải thực hiện khi di chuyển nghĩa trang và các phần mộ riêng lẻ:

a) Thông báo về việc di chuyển nghĩa trang và các phần mộ riêng lẻ;

b) Tiến hành công tác di chuyển vào các nghĩa trang được xây dựng và quản lý theo quy hoạch;

c) Trong quá trình di chuyển phải bảo đảm các yêu cầu về vệ sinh môi trường;

d) Thực hiện các chính sách về giải tỏa, đền bù theo quy định của pháp luật.

Điều 15. Trách nhiệm cải tạo, đóng cửa, di chuyển nghĩa trang và các phần mộ riêng lẻ

1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp dưới, các cơ quan, tổ chức và cá nhân liên quan thực hiện việc cải tạo, đóng cửa, di chuyển các nghĩa trang và các phần mộ riêng lẻ trên địa bàn do mình quản lý.

2. Các nghĩa trang, phần mộ riêng lẻ nằm trong khu đất giải tỏa phải di chuyển để thực hiện các dự án phát triển đô thị, công nghiệp và các công trình công cộng thì chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng và di chuyển được tính trong tổng mức đầu tư của các dự án này.

Chương 3:

QUẢN LÝ, SỬ DỤNG NGHĨA TRANG

Điều 16. Xác định đơn vị quản lý nghĩa trang

1. Ủy ban nhân dân các cấp theo phân cấp quản lý nghĩa trang của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm xác định và giao đơn vị quản lý đối với các nghĩa trang thuộc quyền quản lý được đầu tư xây dựng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước.

2. Các tổ chức, cá nhân trực tiếp quản lý hoặc thuê quản lý nghĩa trang do mình đầu tư xây dựng.

Điều 17. Nội dung quản lý nghĩa trang

1. Đối với nghĩa trang đã đóng cửa:

a) Định kỳ chăm sóc, bảo quản, gìn giữ phần mộ, tro cốt tại các nhà lưu giữ, duy tu bảo dưỡng các công trình trong nghĩa trang;

b) Bảo đảm các quy định về vệ sinh môi trường trong nghĩa trang;

c) Lập và lưu trữ hồ sơ nghĩa trang;

d) Quy định, chỉ dẫn khách thăm viếng, tưởng niệm và quản lý các hoạt động trong nghĩa trang.

2. Đối với nghĩa trang đang sử dụng:

a) Tuân theo các quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Quản lý sử dụng đất, xây dựng phần mộ, bia mộ và các công trình trong nghĩa trang tuân theo quy hoạch xây dựng, quy chế quản lý nghĩa trang được người có thẩm quyền phê duyệt;

c) Giám sát quản lý hoặc trực tiếp cung cấp các dịch vụ nghĩa trang.

Điều 18. Lập và lưu trữ hồ sơ nghĩa trang

1. Nội dung của hồ sơ nghĩa trang:

a) Sơ đồ vị trí các khu chức năng, lô mộ, nhóm mộ, hàng mộ và phần mộ; sơ đồ vị trí các ô lưu giữ tro cốt tại nhà lưu giữ tro cốt;

b) Tất cá các phần mộ trong nghĩa trang, các ô lưu giữ tro cốt tại nhà lưu giữ tro cốt đều phải được đánh số;

c) Có sổ theo dõi hoạt động táng trong nghĩa trang, lưu giữ tro cốt tại nhà lưu giữ tro cốt theo thời gian và lưu trữ các thông tin cơ bản của người được táng, lưu giữ tro cốt và thân nhân.

2. Đơn vị quản lý nghĩa trang có trách nhiệm lập và lưu trữ hồ sơ nghĩa trang đồng thời cung cấp thông tin cho tổ chức và cá nhân khi có yêu cầu theo quy định của pháp luật.

Điều 19. Chi phí quản lý nghĩa trang

1. Đối với các nghĩa trang được đầu tư xây dựng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước thì chi phí quản lý được lấy từ nguồn thu dịch vụ nghĩa trang và nguồn vốn ngân sách địa phương theo quy định của pháp luật.

2. Đối với các nghĩa trang do các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng, chi phí quản lý được lấy từ nguồn thu dịch vụ nghĩa trang.

Điều 20. Giá dịch vụ nghĩa trang

1. Giá dịch vụ nghĩa trang phải được tính đúng, tính đủ, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của từng địa phương và phải được niêm yết công khai.

2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định giá dịch vụ nghĩa trang do đơn vị quản lý nghĩa trang cung cấp đối với các nghĩa trang được đầu tư xây dựng từ nguồn vốn ngân sách trên địa bàn tỉnh.

3. Tổ chức, cá nhân tự quyết định giá dịch vụ nghĩa trang do mình cung cấp trên cơ sở phương án khai thác kinh doanh được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chấp thuận đối với các nghĩa trang do mình đầu tư xây dựng.

Điều 21. Quy chế quản lý nghĩa trang

1. Các nghĩa trang đều phải có quy chế quản lý.

2. Nội dung cơ bản của quy chế quản lý nghĩa trang bao gồm:

a) Các quy định về ranh giới, quy mô nghĩa trang và các khu chức năng trong nghĩa trang;

b) Các quy định về xây dựng, cải tạo, chỉnh trang, duy tu, bảo dưỡng các công trình xây dựng, các phần mộ trong nghĩa trang;

c) Các quy định về bảo vệ nghĩa trang và bảo vệ môi trường;

d) Các quy định về hoạt động táng, lưu giữ tro cốt trong nghĩa trang;

đ) Các quy định về hoạt động lễ nghi, tín ngưỡng và các hoạt động khác có liên quan;

e) Các hành vi vi phạm và quy định xử phạt;

g) Trách nhiệm của đơn vị quản lý và người sử dụng nghĩa trang.

3. Thẩm quyền phê duyệt quy chế quản lý nghĩa trang:

a) Ủy ban nhân dân các cấp theo phân cấp quản lý nghĩa trang phê duyệt quy chế quản lý nghĩa trang đối với các nghĩa trang do mình quản lý được đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước.

b) Tổ chức, cá nhân phê duyệt quy chế quản lý nghĩa trang do mình đầu tư xây dựng sau khi có thỏa thuận của Ủy ban nhân dân theo phân cấp quản lý nghĩa trang của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và sau khi ban hành phải gửi cho Ủy ban nhân dân theo phân cấp quản lý nghĩa trang để quản lý, giám sát, kiểm tra việc thực hiện.

Điều 22. Trách nhiệm của đơn vị quản lý nghĩa trang

1. Quản lý nghĩa trang theo quy chế được người có thẩm quyền phê duyệt.

2. Cung cấp các dịch vụ nghĩa trang cho người sử dụng, bảo đảm chất lượng dịch vụ theo quy định.

3. Thực hiện các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.

Điều 23. Trách nhiệm của người sử dụng dịch vụ nghĩa trang

1. Tuân thủ các quy định của nghĩa trang và các quy định của pháp luật có liên quan.

2. Thực hiện các trách nhiệm theo thỏa thuận với đơn vị quản lý nghĩa trang.

Chương 4:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 24. Tổ chức thực hiện

1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm quy định phân cấp quản lý về nghĩa trang cho các cơ quan chuyên môn, Ủy ban nhân dân các cấp thuộc phạm vi quản lý trên địa bàn tỉnh; chỉ đạo tổ chức lập quy hoạch địa điểm, quy hoạch xây dựng nghĩa trang; chỉ đạo lập kế hoạch, tổ chức xây dựng mới, cải tạo, đóng cửa và di chuyển nghĩa trang trên địa bàn tỉnh theo các quy định của Nghị định này để từng bước khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, thiếu mỹ quan, sử dụng đất không hiệu quả và dần tạo lập thói quen táng văn minh, hiện đại và phù hợp với phong tục, tập quán tốt, nét đẹp văn hoá của người dân địa phương.

2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức thực hiện Nghị định này.

3. Bộ trưởng Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan có trách nhiệm hướng dẫn, theo dõi và kiểm tra việc thực hiện Nghị định này.

Điều 25. Hiệu lực thi hành

Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo./.

 

 

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

 

THE GOVERNMENT

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence Freedom Happiness

 

No. 35/2008/ND-CP

Hanoi, March 25, 2008

 

DECREE

ON CONSTRUCTION, MANAGEMENT AND USE OF CEMETERIES

THE GOVERNMENT

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the November 26, 2003 Land Law;
Pursuant to the November 26, 2003 Construction Law;
Pursuant to the November 29, 2005 Law on Environmental Protection;
At the proposal of the Minister of Construction,

DECREES:

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.- Governing scope and subjects of application

1. This Decree provides for the construction, management and use of cemeteries in the Vietnamese territory.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. This Decree applies to domestic and foreign organizations and individuals involved in the construction, management and use of cemeteries in the Vietnamese territory.

3. Where a treaty which Vietnam has signed or acceded to contains provisions different from those of this Decree, the provisions of that treaty prevails.

Article 2.- Interpretation of terms

In this Decree, the terms below are construed as follows:

1. Cemeteries are places where dead persons are classified and concentratedly interred in various forms, which are managed and constructed under plannings.

2. Fallen heroes' cemeteries are places where fallen heroes are buried, commemorated and accredited for their merits and sacrifices while performing the tasks of national defense and construction.

3. National cemeteries are places where dead high-ranking Party and State leaders, cultural figures, scientists... with great services to the country are buried, commemorated and accredited.

4. Individual graves are places where corpses or remains of individuals are interred.

5. Forms of interment include burial, cremation and others.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



7. Burial means the keeping of dead persons' corpses or remains at underground places.

8. One-time burial means a form of burying corpses indefinitely underground.

9. First burial means the burial of corpses for a given period of time before exhumation.

10. Exhumation means the transfer of dead persons' bones from the first-burial form into other interment form.

11. Second burial means the burial of bones after exhumation.

12. Cremation means the burning of dead persons' corpses or remains at high temperatures.

13. Cemetery construction activities cover elaboration of construction planning, construction investment projects, construction surveys, structural design, construction, construction supervision, cemetery construction investment project management, selection of construction contractors, and other activities related to cemetery construction.

14. Cemetery management means the realization of contents prescribed in the approved management regulations.

15. Cemetery construction planning means the organization of architectural space, functional zones and technical infrastructures in cemeteries in order to efficiently use the land and meet the requirements of landscape, environmental protection, which serves as a legal ground for investment in the construction, renovation, use and management of cemeteries.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



17. Cemetery closure means the disallowance of continued interment activities in the cemeteries.

18. Cemetery relocation means the removal of corpses and remains in cemeteries to new ones built under plannings.

19. Cemetery services cover organization of funerals, burial or cremation of corpses or remains; grave building, second burial, grave tending, repair, ash tending, preservation and storage at ash storehouses at requests, and provision of services of visit and commemoration.

20. Cemetery service users are living persons who have relations with persons interred in cemeteries or who come for visits or commemoration.

21. Local administrations mean People's Committees at various levels with administrative management decentralization.

Article 3.- Principles for construction, management and use of cemeteries

1. All cemeteries must be planned and constructed under plannings approved by competent authorities.

2. The interment of dead persons must be carried out in cemeteries. If it is conducted in premises of churches, pagodas or religious shrines, environmental hygiene must be ensured and approval of local administrations under decentralization by People's Committees of provinces or centrally run cities (below referred to as provincial-level People's Committees for short) is required.

3. The interment must comply with fine beliefs, customs, practices, cultural traditions and modem and civilized lifestyle.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 4.- Provision on maximum land area for an individual grave

1. The land area used for each first-burial grave or one-time burial grave must not exceed 5 m2.

2. The land area used for each second-time burial grave must not exceed 3 m2.

Article 5.- Cemetery construction regulations and standards

1. The construction of cemeteries must comply with the law on standards and technical regulations.

2. The Minister of Construction shall promulgate technical regulations on construction of cemeteries.

Article 6.- Support and investment incentives for construction of cemeteries

1. The State encourages organizations and individuals to invest in the construction of cemeteries according to law.

2. Organizations and individuals investing in cemetery construction are given by the State:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ Supports in the construction of infrastructures outside the fences;

c/ Partial or full supports in funds for compensation and ground clearance, depending on the scale, investment form, applied technologies and environmental impacts of their projects;

d/ Investment supports and incentives as provided for by the investment law.

3. It is encouraged to socialize investment in cemetery construction and to use modern and civilized interment forms, contributing to the change of old habits, land fund saving and environmental protection; depending on the practical situation and their capabilities, local administrations shall adopt policies to provide supports in internment costs for users of this service.

Article 7.- Social policies towards special subjects

1. When homeless persons without relatives or with relatives who have no conditions to take care of the internment die in any localities, administrations of such localities shall pay all interment costs according to local conditions.

2. When sans-relative persons living in any localities die, the administrations of such localities shall organize the interment at local cemeteries with costs taken from the deceased's property (if any) or local budget.

3. Foreigners living in Vietnam and overseas Vietnamese, who wish to be interred in Vietnam after their death, will be considered and permitted for interment at cemeteries in Vietnam.

4. For those who die of natural calamities or epidemics, local administrations of all levels shall support and organize interment for the dead, meeting safety and anti-epidemic hygiene requirements without causing environmental pollution according to the Health Ministry's regulations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



6. The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned ministries and branches in, elaborating regulations, social policies, order, handling procedures and competence applicable to special subjects in the interment thereof and submit them to the Prime Minister for promulgation.

Article 8.- Prohibited acts

1. Building cemeteries not under plannings or not in line with plannings approved by competent authorities.

2. Building cemeteries without permits or in contravention of permits as provided for by the construction law.

3. Building graves, gravestones or works, in cemeteries in contravention of regulations on architectural management and cemetery management

4. Destroying constructions in cemeteries.

5. Supplying untruthful information, thus harming lawful rights and interests of organizations or individuals in the provision and use of cemetery services.

6. Abusing positions or powers to seek personal benefits or illegally intervening in activities of cemetery management and use.

7. Taking advantage of the State's incentive policies to illegally conduct cemetery service business.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



9. Interring dead persons outside cemeteries constructed and managed under plannings.

10. Failing to abide by competent bodies' decisions on closure of cemeteries, relocation of cemeteries and individual graves.

Chapter II

CEMETERY PLANNING, CONSTRUCTION, RENOVATION, CLOSURE AND RELOCATION

Article 9.- Cemetery location planning

1. Cemetery location planning constitutes a content of regional construction planning schemes, urban construction general plannings and rural population area construction plannings. When approving these plannings, competent bodies shall simultaneously approve cemetery location plannings.

2. Requirements on cemetery location plannings:

a/ Being compatible with topographical, geological, hydro-geological conditions and land-fund exploitation capabilities;

b/ Being compatible with population distribution and technical infrastructure connections;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



d/ Satisfying environmental protection requirements as prescribed by law;

e/ Encouraging the planning of cemeteries in service of many localities and cemeteries with the application of civilized and modern interment forms in order to save land, construction fund and minimize the environmental pollution.

3. Contents of cemetery location plannings:

a/ Determining the service scope of cemeteries;

b/ Pinpointing the interment demands and selecting civilized interment forms suitable to natural conditions, socio-economic conditions, beliefs, fine customs and practices, culture, which ensure land-saving and limit environmental pollution;

c/ Identifying cemeteries which need to be closed, relocated or expanded for further use;

d/ Identifying locations and sizes of to-be-built cemeteries;

e/ Forecasting environmental impacts.

Article 10.- Cemetery construction planning

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Requirements on cemetery construction plannings:

a/ Specifying locations, sizes and boundaries of cemeteries;

b/ Identifying forms of interment in cemeteries;

c/ Identifying technical specifications;

d/ Functional zones, grave zones, grave groups, grave rows, grave intervals comply with regulations and must be convenient for practice of interment rites;

e/ Having provisions on sizes, designs of graves and gravestones, as well as requirements on architecture of works in cemeteries;

f/ Technical infrastructure systems, crematories, ash storehouses (if any); service facilities and other relevant works must be planned for synchronous construction, ensuring environmental sanitation;

g/ Assessing environmental impacts.

3. Provincial-level People's Committees shall stipulate the decentralization of responsibility for elaboration, appraisal and approval of cemetery construction plannings in their respective provinces according to the law on construction planning.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. The construction or expansion of cemeteries must comply with construction plannings approved by competent bodies.

2. Technical infrastructure works must be constructed synchronously.

3. The building of graves, gravestones and other works in cemeteries must comply with the construction law.

4. Sizes, designs of graves and gravestones and intervals between graves must comply with construction plannings approved by competent bodies.

Article 12.- Cemetery renovation

1. Cemeteries are renovated when they are still in line with the construction plannings but their technical infrastructure works, landscapes and environment are yet compatible with current standards and technical regulations.

2. Cemetery renovation contents:

a/ Establishing the cemetery boundaries according to approved plannings (in case of absence thereof);

b/ Planting trees around and in cemeteries;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



d/ Clearly identifying Interment zones, grave zones, grave groups, grave rows in unused land areas; stipulating the grave areas, sizes and architecture.

Article 13.- Cemetery closure

1. Cemeteries must be closed when no more land is left for use, there are no conditions for expansion without causing environmental pollution, or when environmental pollution exceeds the permitted extent, which can be addressed.

2. Tasks to be performed upon cemetery closure:

a/ Deciding on and publicizing the cemetery closure by competent bodies;

b/ Addressing environmental pollution (if any) before closing the cemeteries;

c/ Renovating, embellishing technical infrastructure systems, gravestones and works in cemeteries; planting trees, lawn in and around cemeteries.

d/ Building walls or tree fences around cemeteries in urban areas or rural residential areas, which are high enough to ensure that inhabitants in surroundings of the cemeteries are not affected;

e/ For cemeteries lying by national highways, planting separation trees without affecting landscapes and traffic participants.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Cemeteries and individual graves shall be removed when:

a/Causing serious environmental pollution or ugly looks, which cannot be remedied, thus affecting the living environment of communities and being not in line with construction plannings approved by competent bodies;

b/ Serving urban, industrial development projects and public facilities under plannings approved by competent bodies.

2. Tasks to be performed upon removal of cemeteries and individual graves:

a/ Notifying the removal of cemeteries and individual graves;

b/ Conducting the removal into cemeteries constructed and managed under plannings;

c/ Meeting environmental sanitation requirements in the course of removal;

d/ Implementing policies on ground clearance and compensation according to law

Article 15.- Responsibilities for renovation, closure and removal of cemeteries and individual graves

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. For cemeteries and individual graves lying within to-be-cleared land areas, which must be removed for execution of urban, industrial development projects and public facilities, ground clearance and compensation and removal costs are included in the total investment of these projects.

Chapter III

CEMETERY MANAGEMENT AND USE

Article 16.- Identifying cemetery management units

1. People's Committees at different levels shall, according to the cemetery management decentralization by provincial-level People's Committees, identify and assign units to manage cemeteries under their respective management, which are constructed with state budget investment.

2. Organizations and individuals shall directly manage or hire others to manage cemeteries constructed with their investment.

Article 17.- Cemetery management contents

1. For closed cemeteries:

a/ Periodically tending, preserving and keeping graves, bone ashes in storehouses, maintaining works in cemeteries;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c/ Compiling and archiving files on cemeteries;

d/ Providing for, directing visitors or commemorators, and managing activities in cemeteries.

2. For cemeteries currently in use:

a/ Complying with the provisions of Clause 1 of this Article;

b/ Managing land use, construction of graves, gravestones and works in cemeteries in compliance with construction plannings, cemetery management regulations approved by competent persons;

c/ Supervising the management of, or directly providing, cemetery services.

Article 18.- Compilation and archival of cemetery files

1. Contents of cemetery files:

a/ Diagrams on locations of functional zones, grave zones, grave groups, grave rows and graves; diagrams on locations of ash storage compartments in ash storehouses;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c/ Having books to chronically monitor interment activities in cemeteries, ash storage in ash storehouses and archiving basic information on persons interred, with ash storage and their relatives.

2. Cemetery management units shall compile and archive cemetery files and. at the same time, supply information to organizations and individuals at their requests in accordance with law.

Article 19.- Cemetery management costs

1. For cemeteries constructed with state budget investment, cemetery management costs are taken from cemetery service charge revenue and local budget as provided for by law.

2. For cemeteries constructed by organizations or individuals with their own investment, cemetery management costs are taken from collected cemetery service charges.

Article 20.- Cemetery service charge rates

1. Cemetery service charge rates must be accurately and fully calculated, suitable to local socio-economic conditions, and publicly notified.

2. Provincial-level People's Committee shall set charge rates of services provided by cemetery management units, for cemeteries constructed with state budget investment in their respective provinces.

3. Organizations and individuals shall set by themselves charge rates of cemetery services they provide, based on business schemes approved by provincial-level People's Committees, for cemeteries constructed with their own investment.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. All cemeteries shall be managed according to their respective regulations.

2. Basic contents of cemetery management regulations cover:

a/ Provisions on cemetery boundaries, sizes and functional zones therein;

b/ Provisions on construction, renovation, embellishment and maintenance of construction works and graves in cemeteries;

c/ Provisions on cemetery and environmental protection;

d/ Provisions on burial and keeping of bone ashes in cemeteries;

e/ Provisions on ritual, belief and other relevant activities;

f/ Violations and sanctions;

g/ Responsibilities of cemetery management units and cemetery users.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ People's Committees at different levels shall, according to cemetery management decentralization, approve the cemetery management regulations, for cemeteries under their respective management and invested with the state budget.

b/ Organizations and individuals shall approve the regulations on management of cemeteries constructed with their own investment after reaching agreement with People's Committees under cemetery management decentralization by provincial-level People's Committees and send their promulgated regulations to the People's Committees with cemetery management decentralization for implementation management, supervision and inspection.

Article 22.- Responsibilities of cemetery management units

1. To manage cemeteries according to regulations approved by competent persons.

2. To provide cemetery services to users with the prescribed service quality.

3. To fulfill other responsibilities prescribed by law.

Article 23.- Responsibilities of cemetery service users

1. To comply with cemetery regulations and relevant legal provisions.

2. To perform the responsibilities agreed with cemetery management units.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 24.- Organization of implementation

1. Provincial-level People's Committees shall provide cemetery management decentralization for professional bodies and People's Committees of different levels under their respective management in the provinces; direct the elaboration of location plannings, cemetery construction plannings; direct the elaboration of plans on, and organize the construction, renovation, closure and relocation of cemeteries in the provinces according to the provisions of this Decree in order to step by step address environmental pollution, ugly landscapes and inefficient land use and gradually establish a habit of civilized and modern interment suitable to fine customs and practices and cultural identities of local inhabitants.

2. Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies and presidents of People's Committees at different levels shall, within the ambit of their respective tasks and powers, organize the implementation of this Decree.

3. The Minister of Construction shall assume the prime responsibility for, and coordinate with relevant ministries and branches in, guiding, monitoring and inspecting the implementation of this Decree.

Article 25.- Implementation effect

This Decree takes effect 15 days after its publication in "CONG BAO."

 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER




Nguyen Tan Dung

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị định 35/2008/NĐ-CP ngày 25/03/2008 về việc xây dựng, quản lý và sử dụng nghĩa trang

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


38.636

DMCA.com Protection Status
IP: 3.143.7.112
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!