HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH NINH THUẬN
-------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 18/NQ-HĐND
|
Ninh Thuận,
ngày
23
tháng 3 năm 2020
|
NGHỊ
QUYẾT
VỀ
QUY HOẠCH CHUNG XÂY DỰNG KHU DU LỊCH VEN BIỂN PHÍA NAM TỈNH NINH THUẬN ĐẾN NĂM
2035
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH NINH
THUẬN
KHÓA X KỲ
HỌP THỨ 12
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Quy hoạch đô thị số
30/2009/QH12;
Căn cứ Luật Xây dựng số
50/2014/QH13;
Căn cứ Luật Quy hoạch số 22/2017/QH14;
Căn cứ Luật số 35/2018/QH14 về sửa đổi,
bổ sung một số điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch;
Căn cứ Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày
06/5/2015 của Chính phủ quy định một số nội dung về quy hoạch xây dựng;
Căn cứ Quyết định số 1222/QĐ-TTg ngày
22/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh
tế - xã hội tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020;
Căn cứ Nghị quyết số 115/NQ-TTg
ngày 31/8/2018 của Thủ tướng về việc thực hiện một số cơ chế, chính sách đặc
thù hỗ trợ tỉnh Ninh Thuận phát triển kinh tế - xã hội, ổn định sản xuất, đời sống
nhân dân giai đoạn 2018 - 2023;
Xét Tờ trình số 15/TTr-UBND ngày 24
tháng 02 năm 2020, Báo cáo bổ sung số 59/BC-UBND ngày 10 tháng 3 năm 2020 của Ủy
ban nhân dân tỉnh về nội dung quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch phía Nam tỉnh
Ninh Thuận đến năm 2035; Báo cáo thẩm tra số 45/BC-HĐND
ngày 19 tháng 3 năm 2020 của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh; ý
kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Ban hành kèm
theo nghị quyết này “Quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch ven biển phía Nam tỉnh
Ninh Thuận đến năm 2035”.
Điều 2. Tổ chức thực
hiện
1. Giao UBND tỉnh:
- Chỉ đạo các sở ngành liên quan, UBND
các huyện, thành phố rà soát các quy hoạch ngành, lĩnh vực còn hiệu lực, quy hoạch
tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện, thành phố có liên quan để điều chỉnh,
bổ sung, đảm bảo tính thống nhất thực hiện nghị quyết;
- Khi quy hoạch tỉnh được cấp thẩm quyền
phê duyệt, UBND tỉnh chỉ đạo việc rà soát, cập nhật điều chỉnh nội dung quy hoạch
cho phù hợp theo quy định của pháp luật;
- Căn cứ nhiệm vụ, quyền hạn tổ chức
triển khai thực hiện nghị quyết này theo quy định của pháp luật; hàng năm báo
cáo tình hình, kết quả triển khai thực hiện nghị quyết cho HĐND tỉnh tại kỳ họp
cuối năm.
2. Thường trực Hội đồng nhân dân, các
Ban của Hội đồng nhân dân, các Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân và các đại
biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân
dân tỉnh Ninh Thuận Khóa X Kỳ họp thứ 12 thông qua ngày 20 tháng 3 năm 2020./.
Nơi nhận:
- UBTVQH;
Chính phủ;
- VPQH;
- VPCP;
- Ban công tác đại biểu-UBTVQH;
- TT.Tỉnh ủy;
- TT.HĐND tỉnh;
- Đoàn ĐBQH tỉnh;
- UBND tỉnh;
- UBMTTQVN tỉnh;
- Đại biểu HĐND tỉnh khóa
X;
- Các Sở, Ban, Ngành và đoàn thể tỉnh;
- VP: Tỉnh ủy,
HĐND, UBND tỉnh;
- TT.HĐND, UBND
các huyện, thành phố;
- Trung tâm Công nghệ và truyền thông;
- Cổng thông tin
điện tử tỉnh;
- Trang TTĐT. HĐND tỉnh;
- Lưu: VT.
|
CHỦ TỊCH
Nguyễn Đức Thanh
|
QUY
HOẠCH CHUNG XÂY DỰNG KHU DU LỊCH VEN BIỂN PHÍA NAM TỈNH NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2035
(Kèm theo Nghị
quyết
số:
18/NQ-HĐND ngày
23 tháng 3 năm
2020 của Hội
đồng nhân
dân tỉnh Ninh Thuận)
1. Lý do và sự
cần thiết lập quy hoạch:
Khu vực ven biển phía Nam của tỉnh
Ninh Thuận có dải bờ biển trải dài, nhiều bãi san hô, hệ động thực vật đa dạng,
tài nguyên biển khá phong
phú, là nơi hội tụ nhiều tiềm năng phát triển đặc sắc về cảnh quan cồn cát, sa
mạc, núi ven biển và trên đất liền, đặc biệt quỹ đất còn tương đối lớn và có tuyến đường ven biển
đi ngang qua, rất có lợi thế để phát triển kết hợp giữa du lịch, đô thị, năng
lượng tái tạo, công nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao...
Trên cơ sở định hướng chỉ đạo của Tỉnh
ủy và nhất là sau khi có chủ trương dừng thực hiện Nhà máy điện hạt nhân Ninh
Thuận 1 và triển khai thực hiện cơ chế, chính sách đặc thù hỗ trợ tỉnh theo Nghị
quyết số 115/NQ-CP ngày 31/8/2018 của Chính phủ, tại khu vực ven biển phía Nam
hiện nay đã có nhiều Nhà đầu tư đến tìm hiểu và đề xuất triển khai thực hiện
các dự án về du lịch, phát triển đô thị, năng lượng tái tạo...ở nhiều quy mô,
tính chất khác nhau. Tuy nhiên, việc xem xét giải quyết các vấn đề này gặp vướng
mắc do tại khu vực chưa có quy hoạch xây dựng và xác lập ranh giới cụ thể các dự
án.
Với mục tiêu nghiên cứu đề xuất các giải
pháp quy hoạch sử dụng đất, không gian cảnh quan cho khu vực ven biển phía Nam
của tỉnh, qua đó khai thác các tiềm năng lợi thế của khu vực trong bối cảnh và yếu
tố phát triển mới, làm cơ sở cho công tác quản lý, kêu gọi đầu tư các dự án, hướng
đến hình thành một
khu vực phát triển
trọng tâm về du lịch của tỉnh dựa trên điều kiện đặc thù tự nhiên của khu vực,
việc nghiên cứu lập quy hoạch Khu du lịch ven biển phía Nam tỉnh Ninh Thuận đến
năm 2035 là hết sức cần thiết.
2. Phạm vi lập
quy hoạch:
Khu du lịch ven biển phía Nam tỉnh
Ninh Thuận thuộc địa giới hành chính thành phố Phan Rang - Tháp Chàm (một phần
phường Đạo Long và một phần phường Đông
Hải); huyện Ninh Phước (các xã An hải, Phước Hải, một phần xã Phước Thuận và một
phần Thị trấn Phước Dân); huyện Thuận Nam (xã Phước Dinh, một phần xã Phước
Diêm, một phần xã Phước Nam) và phạm vi nghiên cứu trên biển.
- Phạm vi nghiên cứu trên đất liền là
khoảng 17.750ha và được giới hạn như sau:
Phía Bắc : giáp sông Dinh;
Phía Đông : giáp biển Đông;
Phía Tây : giáp Quốc lộ 1A, núi Phước
Dinh và KCN Cà Ná;
Phía Nam : giáp biển Đông.
- Phạm vi nghiên cứu trên biển là khoảng
15.950 ha, bao gồm:
Chiều dài: Từ phía Nam sông Dinh đến
Mũi Dinh;
Chiều rộng: từ đường bờ trở ra 6 hải
lý.
3. Tính chất khu vực
lập quy hoạch, tầm nhìn - mục tiêu tổng quát:
3.1. Tính chất: Là Khu du lịch
ven biển phía Nam tỉnh Ninh thuận, đáp ứng các nhu cầu đa dạng của du
khách, bao gồm các hoạt động và chức năng như: các khu vực đô thị du lịch và
các khu dân cư nông thôn kết hợp với dịch vụ du lịch sinh thái; Năng lượng kết
hợp với dịch vụ du lịch và/hoặc nông nghiệp; Nông nghiệp gắn với dịch vụ du lịch;
Thương mại - dịch vụ; Du lịch tập trung, dịch vụ du lịch thể dục thể
thao,... nằm tại khu vực ven biển phía Nam của tỉnh Ninh Thuận, trong đó chức
năng du lịch là trọng tâm, mọi hoạt động khác đều phải chú trọng và gắn với bảo
tồn, tôn tạo cảnh
quan, tạo môi trường phát triển du lịch và bổ sung sản phẩm du lịch.
3.2. Tầm nhìn - mục tiêu tổng quát:
Phát triển khu du lịch với các sản phẩm
đa dạng, được phát triển trên cơ sở phát huy tổng thể các tiềm năng và
đa dạng các sản phẩm du lịch gắn với các ngành kinh tế, như dịch vụ thương mại
và du lịch, năng lượng tái tạo, sinh thái nông nghiệp, các giá trị văn hóa, xã
hội...
3.3. Quan điểm:
- Ưu tiên cho mục tiêu phát triển dịch
vụ du lịch ven biển đặc sắc, đặc thù và sản xuất năng lượng tái tạo, nhưng vẫn chú trọng
phát triển hài hòa các ngành kinh tế khác, để đảm bảo phát triển bền vững.
- Định hướng và phân bố không gian
phát triển hợp lý, vừa khai thác tốt các tiềm năng và lợi thế, vừa đảm bảo
cơ hội phát triển cho các khu vực khác nhau trong phạm vi lập quy hoạch, đồng
thời sử dụng tiết kiệm quỹ đất.
- Bảo tồn và tôn tạo các giá trị văn
hóa, cảnh quan thiên nhiên, các cấu trúc xây dựng của các khu dân cư hiện hữu
và kiến trúc, tạo cấu trúc không gian đặc trưng, duy trì và tôn tạo, bổ sung bản sắc
cho từng khu vực.
- Chú trọng cải tạo và nâng cấp các
khu dân cư hiện hữu để khai thác tối đa các tiềm lực sẵn có về hệ thống hạ tầng
kỹ thuật, hạ tầng xã hội, nhà ở và con người, đồng thời tạo ra các không gian
phát triển kinh tế mới.
- Chú trọng việc đảm bảo người dân địa
phương được tham gia và hưởng lợi từ
quá trình phát triển.
4. Các định hướng
phát triển:
4.1. Định hướng bảo tồn và phát triển
cảnh quan thiên nhiên: Toàn khu vực nghiên cứu được phân thành 8 tiểu
vùng đặc trưng: (1) Vùng địa hình tương đối cao và tập trung dân cư ven sông
Dinh; (2) Vùng đất tương đối thấp trũng phía Nam sông Dinh; (3) Vùng sản xuất
nông nghiệp; (4)
Vùng
đồng bằng cồn cát ven biển; (5) Vùng cồn cát động
phía Tây Bắc và phía Tây Mũi Dinh; (6) Vùng cồn cát rộng lớn, tương đối ổn định và dốc
thoải phía Đông Bắc núi Mũi Dinh; (7) Các mạch nước gắn với vùng có cây xanh;
(8) Các khu vực cảnh quan sinh thái núi cần được bảo vệ làm phông nền cảnh quan
chung cho toàn khu vực.
4.2. Định hướng phát triển kinh tế: Tạo được các
động lực kinh tế mạnh, rõ nét, đủ sức cạnh tranh trong dải ven biển Duyên hải
Nam trung bộ, cũng như ở tầm quốc tế, mỗi hoạt động phát triển đều hướng tới sự
hỗ trợ cho phát triển du lịch..
4.3. Định hướng phát triển du lịch: Kết hợp tất cả
các hoạt động sản xuất, như: năng lượng tái tạo, CN -TTCN, nông nghiệp,... theo
hướng cảnh quan, phục vụ du lịch. Tất cả mọi khía cạnh cần thống nhất với nhau
để tạo thành một tổng thể không gian phát triển du lịch. Các loại hình du lịch
bao gồm: Du lịch biển; Du lịch
tham quan, tìm hiểu văn hóa làng
nghề; Du lịch năng lượng; Du lịch khám phá đồi cát; Du lịch thể thao mạo hiểm;
Du lịch sinh thái nông nghiệp.
4.4. Định hướng phát triển Nông - Lâm
- Ngư nghiệp:
Tập trung vào các hoạt động như: Trồng cây ăn quả, hoa màu đặc trưng
trong vùng, đặc biệt là các loại cây như: măng tây, táo, nho, đỗ, dưa hấu...;
Đánh bắt hải sản, sản xuất tôm giống; Trồng rừng cảnh quan trên núi và dọc theo
các hành lang sinh thái gắn với các hồ, sông, khe nước...; Nuôi chim Yến trong nhà
theo các vùng đã được quy hoạch. Hoạt động sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp cần
được kết hợp với dịch vụ du lịch cộng đồng hoặc du lịch sinh thái.
4.5. Định hướng phát triển công nghiệp: Hoạt động sản
xuất công nghiệp chính trong khu vực là sản xuất năng lượng tái tạo như: Điện gió
(trên đất liền và trên biển);
Điện mặt trời - khuyến khích kết hợp với nông nghiệp sinh thái và/hoặc dịch vụ,
để tăng hiệu quả sử dụng quỹ đất; Chế biến và lưu trữ nông sản.
Các khu vực định hướng phát triển điện
gió, điện mặt trời cần đan xen dịch vụ hoặc/và sản xuất nông nghiệp, cần tạo điều kiện
để người dân có
thể tiếp tục sản xuất đan xen với hoạt động sản xuất năng lượng tái tạo.
4.6. Định hướng bảo tồn và phát triển
bản sắc, văn hóa, di tích: Phát huy giá trị của các di tích, không gian
lịch sử, văn hóa, đặc biệt là văn hóa Chăm, để tạo ra bản sắc riêng, lấy vấn đề bản sắc,
văn minh để hỗ trợ cho
phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường, để tạo ra bản sắc riêng. Bảo tồn, tôn
tạo các di tích, danh thắng, cảnh quan để đóng góp cho phát triển kinh tế xã hội
của địa phương.
5. Dự báo quy mô dân
số và lao động:
5.1. Dự báo quy mô dân số: Tỷ lệ tăng
dân số tự nhiên tiếp tục duy trì
ở mức 1%/năm. Dân số tăng cơ học ở mức cao dưới tác động của các
hoạt động kinh tế thuận lợi, đặc biệt là kinh tế biển, du lịch - dịch vụ, tốc độ tăng
đạt trung
bình
3,5%/năm trong giai đoạn 2018-2025 trung bình 4,5%/năm trong giai đoạn từ
2026-2035. Quy mô dân số toàn đô thị (bao gồm dân số quy đổi) đến năm 2025 là
100.000 người và đến năm 2035 là khoảng 155.000 người.
Khu vực
|
Dự báo dân
số (bao gồm dân số quy đổi) (người)
|
2025
|
2035
|
Tổng
|
100.000
|
155.000
|
Khu I
|
28.800
|
40.800
|
Khu II
|
30.600
|
40.000
|
Khu III
|
21.500
|
36.400
|
Khu IV
|
5.900
|
9.600
|
Khu V
|
3.800
|
14.300
|
Khu VI
|
1.300
|
1.500
|
Khu VII
|
3.000
|
6.500
|
Khu VIII
|
5.100
|
5.900
|
5.2. Dự báo lao động đô thị: Dân số trong
tuổi lao động đến năm 2025 là 65.000 người và đến năm 2035 là khoảng 109.000
người.
6. Định hướng phát
triển không gian:
6.1. Định hướng
phát triển không gian trên đất liền:
Gồm 08 khu vực trên đất liền. Cụ thể:
a) Khu I: Khu vực ven phía Nam sông
Dinh (Khu đô thị phúc họp và dịch vụ du lịch ven phía Nam Sông Dinh):
- Vị trí: thuộc phường Đạo Long, Phường
Đông Hải, TP. Phan Rang - Tháp Chàm và thuộc một phần xã An Hải, xã Phước Thuận,
thị trấn Phước Dân huyện Ninh Phước.
- Diện tích: 944 ha.
- Định hướng quy hoạch: Quy hoạch phát
triển khu vực phía Nam sông Dinh gắn với bản sắc cảnh quan đặc trưng của vùng ven
sông, có vai trò hỗ trợ thoát lũ, chứa lũ, gồm các chức năng như: khu đô thị hiện trạng
chỉnh trang và phát triển mới, khu du lịch nghỉ dưỡng, sân golf...
Duy trì hệ thống sông suối và các hành lang hỗ trợ thoát lũ kết hợp công viên
sinh thái hai bên các sông.
b) Khu II: Khu vực sinh thái nông nghiệp:
- Vị trí: thuộc một phần xã An Hải,
Phước Hải, Phước Nam và thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước.
- Diện tích: 3.097 ha.
- Định hướng quy hoạch:
+ Quy hoạch hệ thống mạch xanh nông
nghiệp kết hợp với thủy lợi, đảm bảo mạch thoát nước và hỗ trợ trữ nước, gắn với
nông nghiệp sinh thái.
+ Công nhận các diện tích đất ở trong
đất canh tác nông nghiệp, nơi người dân đang sinh sống, nhưng không cho phép mở
rộng diện tích đất ở. Thực hiện các giải pháp hỗ trợ, khuyến khích người dân dịch
chuyển nơi ở vào các khu dân cư tập trung hiện hữu hoặc phát triển mới.
+ Tại xã An Hải, khu vực dọc tỉnh lộ
710 được định hướng quy hoạch là vùng nuôi chim Yến (tổng diện tích khoảng
247,4ha) có thể kết hợp canh tác nông nghiệp để tạo ra nguồn thức ăn dồi dào
cho chim Yến (thức ăn của
chim Yến thường là
các lại côn trùng).
+ Gìn giữ và phát huy cảnh quan của
các đầm sen hiện có tại khu vực làng Mỹ Nghiệp, kết hợp quy hoạch phát triển dịch
vụ du lịch sinh thái.
+ Tổ chức hệ thống không gian mở, cấu
trúc xanh trong khu vực.
c) Khu III - Đô thị du lịch ven biển:
- Vị trí: thuộc một phần xã An Hải và
xã Phước Dinh, huyện Ninh Phước.
- Diện tích: 1.715 ha.
- Định hướng quy hoạch:
+ Quy hoạch các khu đô thị du lịch với
cấu trúc đô thị mở, chất lượng cao, tiếp giáp ven biển.
+ Tổ chức chuỗi không gian mở công cộng
ven biển (công viên, quảng trường, đường dạo, đường đi xe đạp, điểm dừng chân,
cắm trại), đan xen hợp lý với các tiện ích công cộng.
+ Nâng cấp, cải tạo, chỉnh trang các
khu dân cư hiện hữu, đặc biệt là các làng chài ven biển theo cấu
trúc hiện trạng.
+ Mở rộng không gian công cộng ven biển
và tổ chức các dãy phố dịch vụ ven biển tiếp cận trực tiếp với dải không gian
này.
+ Quy hoạch duy trì và mở rộng khu
nuôi tôm giống An Hải với quy mô khoảng 200ha.
+ Bảo tồn và phát triển khu vực rừng
dương thành công viên công cộng, tổ chức các tuyến đường dạo, đường đi xe đạp,
các khu vực cắm trại và bố trí một số điểm dịch vụ phục vụ.
+ Phát triển công nghiệp điện gió, điện
mặt trời, nông nghiệp sạch, dịch vụ du lịch đặc thù tại khu vực dự kiến xây dựng
dự án nhà máy điện hạt nhân 1 trước đây, không xây dựng các công trình kiên cố và không
bố trí dân cư sinh sống cố định tại khu
vực này.
+ Nạo vét mở rộng luồng nước vào Vịnh
Sơn Hải, tạo điều kiện cho tàu thuyền có thể vào neo đậu trong vịnh, khai thác
không gian quanh mặt nước vịnh.
+ Cải tạo, nâng cấp và mở rộng các khu
dân cư hiện hữu
tại khu vực Vĩnh
Trường,
Sơn Hải. Bổ sung không gian công cộng, tạo mặt tiền ven biển phục vụ giao lưu
công cộng và hoạt động dịch vụ ven biển.
+ Bảo tồn và phát triển hệ sinh thái
san hô chết cho hoạt động giải trí, như một công viên sinh thái mở công cộng.
d) Khu IV và Khu VI - Khu vực cồn cát
quy mô lớn, dốc thoải và khá ổn định:
- Vị trí: thuộc một phần xã An Hải, Phước Hải,
Phước Nam, Phước Dinh, huyện Ninh Phước.
- Diện tích: 4.734ha (trong đó khu IV là
2.578ha và khu VI là 2.156ha).
- Định hướng quy hoạch:
+ Phát triển Khu vực Đồi cát Nam Cương
thành công viên sinh thái tự nhiên và công cộng, đảm bảo mọi người dân đều có
thể dễ dàng tiếp cận.
+ Phát triển trung tâm nghiên cứu năng
lượng tái tạo cấp quốc gia, kết hợp tổ chức những điểm tham quan trong khu vực trong để
người dân cũng như khách du lịch có thể tham quan, học hỏi.
e) Khu V - Khu vực phát triển đa chức
năng dọc theo hành lang sinh thái và mạch nước nằm giữa 2 vùng cồn cát dốc thoải
lớn phía Tây đường ven biển:
- Vị trí: thuộc xã Phước Nam, Phước Hải,
Phước Dinh, huyện Ninh Phước.
- Diện tích: 2.216 ha
- Định hướng quy hoạch: Định hướng
phát triển khu vực xây dựng tập trung đa chức năng về phía Tây hồ Bầu Ngứ và phía
Nam núi Mavieck bao gồm:
+ Đất đa chức năng phát triển mới mật
độ linh hoạt có thể bao gồm đất ở, dịch vụ.
+ Quy hoạch trung tâm Đô thị trên cơ sở
tái phát triển và tái định cư tại chỗ.
+ Khu vực quanh Hồ Bầu Ngứ đang triển
khai dự án điện mặt trời cần kết hợp đan xen các hoạt động dịch vụ vào khu vực
này và về lâu dài, cần chuyển đổi khu vực này thành các khu chức năng đô thị để khai thác cảnh
quan hồ.
+ Không gian này gắn liền với
hành lang sinh thái và mạch nước nên tạo không gian giao lưu cộng cộng và thúc
đẩy kinh tế dịch vụ đô thị.
+ Giai đoạn trước mắt vẫn duy trì các
dự án khai thác vật liệu xây dựng để phục vụ việc cung ứng vật liệu xây dựng
cho các công trình phục vụ du lịch
theo định hướng phát triển chung; trong trường hợp cần thiết khai
thác dự án mới thì phải xác định giai đoạn ngắn hạn (<10 năm). Trong tương
lai sẽ ngừng khai thác để tránh ảnh hưởng môi trường và cảnh quan du lịch.
g) Khu VII - Khu vực phát triển
đô thị và công nghiệp năng lượng nằm phía Đông Bắc núi Mũi Dinh:
- Vị trí: thuộc xã Phước Dinh và xã
Phước Nam, huyện Ninh Phước.
- Diện tích:
1.637ha.
- Định hướng quy hoạch:
+ Duy trì hành lang cây xanh sinh thái
công cộng gắn với khe nước theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, kết nối ra đến khu vực
ven biển.
+ Đề xuất phát triển mới khu vực đô thị
hoặc các chức năng xây dựng, xung quanh hồ, khai thác cảnh quan mặt nước.
+ Hoàn thiện mạng lưới giao thông, gắn
kết không gian đô thị mới và các không gian khác trong khu vực.
+ Thiết kế đường đi xe đạp, dạo bộ, tại
những nơi chuyển tiếp không gian tự nhiên và nhân tạo. Bảo tồn và phát triển quỹ
đất đồi núi, có thể xen cấy những điểm du lịch hấp dẫn, bám theo địa hình tự
nhiên.
+ Quanh khu vực hồ Núi Một, giai đoạn
trước mắt tiếp tục thực hiện dự án phát triển điện mặt trời, nhưng cần kết hợp
với sản xuất nông nghiệp và dịch vụ. Về lâu dài cần tăng tỷ trọng đất hoặc chuyển
hẳn sang sử dụng cho các chức năng đô thị và du lịch, tại khu vực này.
+ Khu vực phát triển điện gió và điện
mặt trời, phải đan xen dịch vụ hoặc/và sản xuất nông nghiệp.
h) Khu VIII: Khu cồn cát động phía Bắc
Mũi Dinh và dải ven biển phía Nam Mũi Dinh:
- Vị trí: thuộc xã Phước Dinh và xã
Phước Diêm, huyện Ninh Phước.
- Diện tích: 3.407ha.
- Định hướng quy hoạch:
+ Phát triển các khu dịch vụ du lịch tập trung
khai thác cảnh quan của các khu vực thung lũng nhỏ tựa núi, hướng biển và cảnh quan
núi ven biển; Tổ chức các
điểm dịch vụ du lịch, du lịch trải nghiệm để tăng tính trải nghiệm như: cáp treo,
zipline, trượt khám phá, tuy nhiên cần lưu ý đảm bảo không gây mất ổn định kết
cấu núi, không gây trượt lở đất - nguy hiểm cho các khu vực lân cận.
+ Duy trì đường tiếp cận công cộng,
không gian công cộng gắn với dịch vụ cộng đồng tại khu vực bãi tắm phía Tây Nam
Mũi Dinh và khu vực Hải đăng Mũi Dinh.
+ Sử dụng đồi cát động để có thể bảo tồn
được cảnh quan mà vẫn thu được giá trị kinh tế; có thể tổ chức các hoạt động
như: cắm trại, ngắm cảnh, thể thao trên cát (đua xe thể thao địa hình, trượt
cát...)
+ Hải đăng nằm trên núi Mũi Dinh cách
mặt nước biển gần 180m là nơi có thể bao quát cảnh đẹp từ trên cao, cần được
duy trì là điểm đến công cộng, là một trong những sản phẩm du lịch nổi tiếng và
có bản sắc của Ninh Thuận.
6.2. Định hướng
phát triển không gian trên biển:
Vùng biển phía Nam tỉnh Ninh Thuận là
có tốc độ gió trung bình từ 8 m/s đến trên 10 m/s và độ sâu nước tương đối
nông, là điều kiện lý tưởng cho phát triển NLG ngoài khơi. Quy hoạch sẽ là cơ sở
cho việc xây dựng: (i) quy hoạch phát triển điện lực tỉnh, (ii) quy hoạch phát
triển điện lực quốc gia (các Tổng sơ đồ) và (iii) quy hoạch đấu nối từ các dự
án điện gió vào lưới điện quốc gia.
• Tiềm năng NLG lý thuyết:
Tiềm năng gió lý thuyết vùng biển tỉnh
Ninh Thuận được đánh giá từ đường mực nước triều thấp trung bình nhiều năm đến
đường 12 hải lý (cách bờ khoảng
22 km).
• Tiềm năng kỹ thuật:
- Trong vùng 3 hải lý, công suất lắp đặt
của các tua bin gió vào khoảng từ 902 MW đến 3745 MW, tùy thuộc vào từng loại
tuabin.
- Trong vùng 6 hải lý, công suất lắp đặt
của các tua bin gió vào khoảng từ 1663 MW đến 7701 MW, tùy thuộc vào từng loại
tua.
- Trong vùng 12 hải lý, công suất lắp
đặt của các tua bin gió vào khoảng từ 3287 MW đến 16449 MW, tùy thuộc vào từng
loại tua.
• Tiềm năng kinh tế:
Gồm 3 vùng quy hoạch phát triển. Tổng
diện tích của cả ba vùng vào khoảng 67,2 km2, trong đó vùng 1 (phía bắc) khoảng
13,7 km, vùng 2 khoảng 34,8 km2 và vùng 3 khoảng 18,5 km2. Hình dưới đây thể hiện vùng được
lựa chọn quy hoạch phát triển
NLG biển phía Nam tỉnh Ninh Thuận:
- Trong vùng 1 hải lý, công suất lắp đặt
của các tua bin gió vào khoảng từ 54 MW đến 229 MW, tùy thuộc vào từng loại
tua.
- Trong vùng 2 hải lý, công suất lắp đặt
của các tua bin gió vào khoảng từ 116 MW đến 539 MW, tùy thuộc vào từng loại
tua.
- Trong vùng 3 hải lý, công suất lắp đặt
của các tua bin gió vào khoảng từ 68 MW đến 301 MW, tùy thuộc vào từng loại
tua.
Tổng công suất lắp đặt của các tua bin
gió vào khoảng từ 238 MW đến 1068 MW, tùy thuộc vào từng loại tua.
7. Định hướng kế hoạch
sử dụng đất:
Tổng diện tích khu vực nghiên cứu lập
quy hoạch phần đất liền là 17.750,82ha.
Tổng diện tích đất xây dựng đến năm 2035
được dự báo là khoảng 3.654,28ha - trung bình 236m2/người; mật độ cư
trú là 4.242người/km2 đất xây dựng.
(Đính kèm phụ
lục Bảng tổng hợp định hướng kế hoạch sử dụng đất).
8. Định hướng phát
triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật:
8.1. Định hướng
phát triển giao thông:
- Điều chỉnh một số tuyến đường so với
Quy hoạch chung xây dựng vùng tỉnh Ninh thuận đến năm 2020, tầm nhìn đến năm
2030 và Quy hoạch giao thông đã duyệt trước đây.
- Quy hoạch giao thông đường bộ:
+ Xây dựng tuyến đường tỉnh 709 kéo dài kết nối
tuyến QL1 với đường tỉnh 710. Quy mô bề rộng đường:
Đoạn qua đô thị rộng 30m: Lòng đường
18m; Hè đường 2x6m.
Đoạn ngoài đô thị nền đường 20m, lòng
đường 18m.
- Xây dựng đường tỉnh 710 kết nối đường
ven biển phía Đông, phía Bắc kết nối sang thành phố Phan Rang Tháp Chàm theo
như Quy hoạch vùng tỉnh Ninh Thuận. Quy mô bề rộng đường:
Đoạn qua đô thị rộng
30m: Lòng đường 18m; Hè đường 2x6m.
Đoạn ngoài đô thị nền đường 20m, lòng
đường 18m.
- Xây dựng các tuyến đường Huyện lộ hướng
Đông-Tây, Bắc- Nam với bề rộng đường 17m-25m.
- Xây dựng hệ thống đường khu vực tại
các khu vực phát triển đô thị, tạo điều kiện thuận lợi cho lưu thông nội khu và
xung quanh.
* Quy hoạch bến thủy nội địa:
Ngoài khu vực phía Nam ngoài ranh giới
còn có Cảng Cà Ná dự kiến mở rộng thêm với công suất 500.000-700.000 tấn/ năm
và ngoài các bến thủy nội địa đã duyệt theo Quyết định 1475/QĐ-UBND ngày
06/09/2018 về phê duyệt điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển ngành giao
thông vận tải tỉnh Ninh Thuận
giai đoạn 2011-2020, quy hoạch thêm bến thủy nội địa tại Vịnh Sơn Hải.
* Giao thông công cộng: Khu vực nghiên
cứu hiện nay có 2 tuyến bus đang hoạt động là: Tuyến 03: Lộ trình Phan Rang -
Cà Ná và Tuyến 04: Lộ trình Phan Rang - Sơn Hải. Đề xuất xây dựng thêm hệ thống
tuyến xe buýt theo hướng sau:
- Tuyến 12: Phan Rang - Làng nghề thổ
cẩm Chăm Mỹ Nghiệp.
- Tuyển 13: Phan Rang - Lữ Thiện - Bầu
Ngứ- khu vực phát triển mới phía Nam Phước Dinh- Hồ Núi Một- Ecopark.
- Tuyến 14: Phan Rang - ĐT
710- Thôn Sơn Hải.
8.2. Định hướng
chuẩn bị kỹ thuật:
- San nền: Lựa chọn cao độ xây dựng
cho từng vùng như sau:
+ Khu vực dân cư, dự kiến xây dựng mới
phía Nam sông Dinh từ đập ngăn mặn đến cầu Đạo Long 1 cao độ nền xây dựng tối
thiểu từ 4,8m-6,6m.
+ Khu vực dân cư, dự kiến xây dựng mới
từ cầu Đạo Long 1 đến cầu Đạo Long 2, cao độ nền xây dựng từ 6,6m-8,9m.
+ Khu vực hạ lưu nam sông Dinh Hxd ≥ 4,5m.
+ Khu vực ven biển Hxd ≥ 2,6m
- Quy hoạch thoát nước mưa: Khu vực
chia làm 5 lưu vực thoát nước chính:
Lưu vực 1: khu vực đồng bằng phía
Nam sông Dinh, thoát về sông Lu, sông Quao rồi thoát ra sông Dinh.
Lưu vực 2 : khu vực giáp biển xã An Hải,
thoát ra biển.
Lưu vực 3: khu vực núi Mavieck thoát về
phía suối Cò kè, suối Cạn rồi thoát ra biển.
Lưu vực 4: Khu vực Vịnh Sơn hải, thoát
ra hệ thống suối, hồ Núi Một, Vịnh Sơn Hải rồi ra biển.
Lưu vực 5: Sườn núi và các thung lũng
phía Nam thoát ra biển.
8.3. Định hướng
cấp nước:
- Dự báo nhu cầu nước:
STT
|
Hạng mục
|
Quy mô người
|
Tiêu chuẩn
lít/ng.ngđ
|
Nhu cầu
m3/ngđ
|
1
|
Nước sinh hoạt
|
155.000
|
120
|
18.600
|
2
|
Nước công cộng, dịch vụ
|
|
15%
|
2.790
|
3
|
Nước tưới cây rửa đường
|
|
10%
|
1.860
|
|
Cộng
|
|
|
23.250
|
4
|
Nước dự phòng rò rỉ
|
|
20%
|
4.650
|
|
Cộng
|
|
|
27.900
|
5
|
Nước bản thân nhà máy
|
|
5%
|
1.395
|
|
Cộng
|
|
|
29.295
|
6
|
Nước tưới sân golf 36 lỗ (dự án
chỉ được thực hiện khi đảm bảo các điều kiện theo quy định hiện hành)
|
|
5.000 m3
cho sân gôn 18 lỗ
|
10.000
|
|
Tổng
|
|
|
39.295
|
|
Làm tròn
|
|
|
40.000
|
Tổng nhu cầu dùng nước toàn khu vực đến
năm 2035 khoảng 40.000 m3/ngđ.
- Nguồn nước: Sử dụng nguồn nước sông
Dinh tại vị trí thượng lưu đập Nha Trinh - Lâm Cấm.
8.4. Định hướng
cấp điện:
- Tổng nhu cầu phụ tải khu vực qua các
giai đoạn:
+ Giai đoạn đến năm 2025: 26,5MW tương
đương với 29,5 MVA.
+ Giai đoạn dài hạn 2035: 54,9 MW tương
đương với 61 MVA.
- Nguồn điện: Nguồn điện cấp cho Khu vực
đô thị ven biển phía Nam Ninh Thuận là hệ thống điện quốc gia thông qua các trạm
nguồn sau:
+ Trạm 110/22KV Ninh Phước - công suất
2x25MVA (Trạm hiện có).
+ Trạm 110/22KV Tháp Chàm -
công suất 2x40MVA (Trạm hiện có).
+ Trạm 110/22KV Ninh Thuận 1 - công suất
1x25MVA (Trạm
hiện có), giai đoạn dài hạn nâng công suất trạm thành 25+40MVA.
+ Trạm 110/22kV Thuận Nam - công suất
1X40MVA, đang được đầu tư
xây dựng.
8.5. Định hướng
thoát nước thải - quản lý chất thải rắn và nghĩa trang:
* Thoát nước thải:
- Nước thải sinh hoạt: Dự báo nhu cầu
dùng nước:
STT
|
Hạng mục
|
Quy mô người
|
Tiêu chuẩn
lít/ng.ngđ
|
Nhu cầu
m3/ngđ
|
1
|
Nước sinh hoạt
|
155.000
|
120
|
18.600
|
2
|
Nước công cộng, dịch vụ
|
|
15%
|
2.790
|
|
Tổng
|
|
|
21.390
|
- Xây dựng trạm xử lý tại các điểm đô
thị tập trung, nước thải sau xử lý cần đảm bảo quy chuẩn môi trường hiện
hành, có thải tái sử dụng làm nguồn nước cho tưới cây, rửa đường.
- Dự kiến xây dựng 11 trạm xử lý nước
thải sinh hoạt trong phạm vi khu vực nghiên cứu. Nước thải sau xử lý phải đạt
QCVN 08-MT/2015/BTNMT và dự kiến làm nguồn cung cấp cho tưới cây, rửa đường.
* Quản lý chất thải rắn (CTR):
Bảng tính khối lượng chất thải rắn
phát sinh:
Thành phần
|
Quy mô
|
Tiêu chuẩn
|
Khối lượng
(tấn/ngđ)
|
CTR Sinh hoạt
|
155.000
|
0,9kg/ng.ngđ
|
139,5
|
CTR công cộng, dịch vụ
|
|
15%
|
20,9
|
Tổng
|
|
|
160,4
|
CTR sau khi thu gom sẽ được đưa về khu xử lý
tại thôn Kiền Kiền, xã Lợi Hải, huyện Thuận Bắc tỉnh Ninh Thuận.
Quy mô khu xử lý 20ha, bao gồm các hạng mục: Phân loại, tái chế, chế biến phân
vi sinh, chôn lấp hợp vệ sinh...Hiện khu xử lý đang xin chủ trương mở rộng diện
tích.
* Quản lý nghĩa trang: nhu cầu đất
nghĩa trang:
Thành phần
|
Quy mô
|
Tiêu chuẩn
|
Diện tích
(ha)
|
Đất nghĩa trang
|
155.000
|
0,06ha/1.000 người
|
9,3
|
- Khu vực Ninh Phước: Theo quy hoạch
nghĩa trang toàn tỉnh xác định khu vực Ninh Phước sẽ sử dụng nghĩa trang Chung
Mỹ (nghĩa trang cấp huyện) tại thị trấn Phước Dân, quy mô hiện trạng 20ha, dự
kiến mở rộng lên 30ha.
Ngoài ra: Tiếp tục sử dụng nghĩa trang
Phước Lập phục vụ cho nhu cầu của đồng bào Chăm Bà Ni.
- Khu vực Thuận Nam: Theo quy hoạch
nghĩa trang toàn tỉnh xác định khu vực Thuận Nam sẽ sử dụng nghĩa trang chung của
huyện (nghĩa trang phục vụ tái định cư nhà máy điện hạt nhân NT1), quy mô hiện
trạng 10ha, dự kiến mở
rộng lên 30ha. Tương lai, cần khuyến khích người dân sử dụng hình thức hỏa táng
để hạn chế diện tích chiếm đất.
8.6. Định hướng
phát triển hệ thống thông tin liên lạc: Thực hiện Quy hoạch
hạ tầng viễn thông thụ động tỉnh Ninh Thuận.
9. Các dự án ưu tiên
đầu tư:
Giai đoạn trước mắt, cần triển khai
các dự án dự kiến kêu gọi đầu tư gồm: Các dự án chỉnh trang, nâng cấp chất lượng
của các đô thị hiện hữu; Các dự án quan trọng trong việc thực hiện các chiến lược
phát triển đô thị; Các dự án có khả năng thúc đẩy sự hình thành và phát triển của
các dự án khác trong đô thị.
TT
|
Loại dự án
|
Ký hiệu
|
Diện tích
(ha)
|
1
|
Phát triển năng lượng gió, năng lượng
mặt trời, nông nghiệp công nghệ cao, dịch vụ du lịch sinh thái đặc thù, dịch
vụ thể dục thể thao
|
Các dự án từ
1 đến 18
(TB
200ha/DA)
|
3.630
|
2
|
Phát triển đô thị du lịch mới ven biển
|
Các dự án từ
19 đến 34
(TB 65ha/DA)
|
750
|
3
|
Phát triển đô thị du lịch mới ven
sông Dinh
|
Các dự án từ
35 đến 40
(TB
45ha/DA)
|
290
|
4
|
Phát triển đô thị du lịch mới
|
Các dự án từ
41 đến 50
(TB 40ha/DA)
|
350
|
5
|
Cải tạo chỉnh trang khu dân cư hiện
hữu
|
Các dự án từ
51 đến 59
(TB 50ha/DA)
|
500
|
6
|
Nông nghiệp sinh thái vườn
|
Có thể tổ
chức theo xã
|
2.200
|
7
|
Dự án bảo tồn cảnh quan đồi cát và rừng
dương
|
Các dự án từ
60 đến 61
|
210
|
8
|
Phát triển năng lượng tái tạo (năng
lượng gió, năng lượng mặt trời...), nông nghiệp công nghệ cao, dịch vụ du lịch
sinh thái đặc thù, dịch vụ thể dục thể thao tại khu vực đã dừng dự án điện hạt
nhân
|
Các dự án từ
62 đến 65
|
310
|
(Đính kèm Phụ lục Bảng đồ
các dự án kêu gọi đầu tư).
10. Dự báo nhu cầu vốn
đầu tư:
- Các dự án về hạ tầng kỹ thuật ưu
tiên đầu tư trong giai đoạn đến năm 2025 khoảng 1040 tỷ đồng.
- Tổng nhu cầu vốn đầu tư khoảng
9.621,7 tỷ đồng:
+ Nhu cầu vốn đầu tư công trình hạ tầng
xã hội khoảng 1.710,0 tỷ đồng;
+ Nhu cầu vốn đầu tư công trình hạ tầng
kỹ thuật khoảng 5.691,3 tỷ đồng;
+ Chi phí khác 30% khoảng 2.220,4 tỷ đồng”.
11. Đánh giá môi trường
chiến lược:
* Các giải pháp kiểm soát và bảo vệ
môi trường:
- Giảm thiểu ô nhiễm đối với môi
trường không khí và tiếng ồn;
- Giảm thiểu ô nhiễm đối với môi trường
nước;
- Giảm thiểu ô nhiễm do chất thải rắn;
- Giảm thiểu ô nhiễm đối với môi trường
đất.
* Đánh giá tác động đến môi trường khi
thực hiện đồ án quy hoạch:
- Tác động của đồ án đến môi trường nước;
- Tác động của dự án đến môi trường đất;
- Tác động đến môi trường không khí;
- Tác động đến môi trường tiếng ồn;
- Tác động đến cảnh quan đô thị;
- Tác động đến môi trường sức khoẻ cộng
đồng;
- Tác động tới kinh tế xã hội;
+ Tác động đến môi trường văn hóa,
giáo dục;
+ Tác động đến tâm lý, tín ngưỡng cộng
đồng;
+ Các tác động tích cực chính tạo ra bởi
việc phát triển đô thị;
+ Các tác động tiêu cực.
* Phân vùng môi trường: quy hoạch được
chia thành các khu vực môi trường chính như sau:
KV1: Khu vực đất dân cư hiện trạng, đa
chức năng, trung tâm đô thị, dịch vụ du lịch: Nguy cơ gây ảnh hưởng môi trường
do rác thải, nước thải;
KV2: Khu vực công nghiệp, tiểu thủ
công nghiệp: Nguy cơ gây ảnh hưởng môi trường do rác thải, nước thải, khí thải;
KV3: Khu vực đất nông nghiệp: Nguy cơ
gây ảnh hưởng môi trường do phân bón và hóa chất bảo vệ thực vật;
KV4: Khu vực đất nuôi trồng thủy sản:
Nguy cơ gây ảnh hưởng môi trường do dư thừa thức ăn chăn nuôi và hóa chất bảo vệ
vật nuôi;
KV5: Khu vực du lịch nghỉ dưỡng, khu
phức hợp thể dục thể
thao: Nguy cơ gây ảnh hưởng môi trường do rác thải, nước thải khu dịch vụ sân
gôn; Nguy cơ ảnh hưởng môi trường nước do dư thừa phân bón, thuốc bảo vệ có khu thể dục
thể thao;
KV6: Khu vực phát triển năng lượng tái
tạo (điện gió, điện mặt trời): Nguy cơ gây ảnh hưởng môi trường do tiếng ồn từ
tuabin điện gió; Nguy cơ ảnh hưởng môi trường do pin thải khi hết thời gian sử
dụng;
KV7: Khu vực nghĩa trang: Nguy cơ ô
nhiễm nguồn nước;
KV8: Khu vực đất quân sự, tôn giáo : cần
bảo vệ;
KV9: Khu vực cây xanh, mặt nước: Tạo cảnh
quan, cải thiện vi khí hậu; Nước thải cần được xử lý trước khi xả ra môi trường;
KV10: Khu vực bến bãi: Nguy cơ ô nhiễm
không khí, tiếng
ồn.
PHỤ LỤC
BẢNG
TỔNG ĐỊNH HƯỚNG KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
(Kèm
theo Quy hoạch chung xây dựng Khu du
lịch phía
Nam
tỉnh Ninh
Thuận
đến năm 2035)
TT
|
Hạng mục
|
Kế hoạch sử
dụng đất đến năm 2025
|
Kế hoạch sử
dụng đất đến năm 2035
|
Diện tích đất
(ha)
|
Tỷ lệ (%)
|
Chỉ tiêu (m2/người)
|
Diện tích đất
(ha)
|
Tỷ lệ (%)
|
Chỉ tiêu
(m2/người)
|
|
Tổng diện
tích khu vực quy hoạch trên đất liền
|
17.750,82
|
100,0
|
1.775
|
17.750,82
|
100,0
|
1.145
|
|
I. Đất xây dựng
|
2.428,72
|
13,7
|
|
3.654,28
|
20,6
|
|
|
II. Đất khác
|
15.322,10
|
86,3
|
|
14.096,54
|
79,4
|
|
I
|
Đất xây dựng
|
2.428,72
|
100,0
|
243
|
3.654,28
|
100,0
|
236
|
1.1
|
Đất các khu đô thị du lịch đa chức
năng
|
882,56
|
36,3
|
88
|
1.604,44
|
43,9
|
104
|
-
|
Đất khu dân cư hiện
trạng
|
511,07
|
21,0
|
|
511,07
|
14,0
|
|
-
|
Đất khu đô thị du lịch
đa chức năng phát triển mới mật độ linh hoạt
|
274,28
|
11,3
|
|
848,84
|
23,2
|
|
-
|
Đất khu đô thị du lịch
đa chức năng khuyến khích phát triển dịch vụ và mật độ cao, yêu cầu dạng cấu
trúc đô thị mở
|
97,20
|
4,0
|
|
228,58
|
6,3
|
|
-
|
Đất đô thị du lịch
đa chức năng phát triển trên
cơ sở thu hồi quỹ đất để tái phát triển và tái định cư tại chỗ
|
0,00
|
0,0
|
|
15,95
|
0,4
|
|
|
- Đất đơn vị ở trong các khu đa chức năng
|
437,69
|
|
44
|
772,75
|
|
50
|
|
- Đất công trình công cộng và hành
chính ngoài đơn vị ở
|
20,00
|
|
|
31,00
|
|
|
|
- Đất ngoài đơn vị ở khác trong các
khu đa chức năng
|
444,87
|
|
|
831,69
|
|
|
1.2
|
Đất công trình công cộng đặc thù
|
0,86
|
0,04
|
|
0,86
|
0,02
|
|
1.3
|
Đất trung tâm y tế
|
0,98
|
0,04
|
|
0,98
|
0,03
|
|
1.4
|
Đất cây xanh công cộng trong các khu
đô thị
|
390,75
|
16,1
|
39
|
390,75
|
10,7
|
25
|
1.5
|
Đất dịch vụ du lịch
|
506,03
|
20,8
|
|
759,56
|
20,8
|
|
1.6
|
Đất khu phức hợp đô thị, du lịch
sinh thái, dịch vụ thể dục thể thao
|
267,23
|
11,0
|
|
267,23
|
7,3
|
|
1.7
|
Đất công nghiệp sạch hoặc dịch vụ
thương mại
|
0,00
|
0,0
|
|
105,67
|
2,9
|
|
1.8
|
Đất công nghiệp, TTCN, kho tàng, bến
bãi
|
99,10
|
4,1
|
|
99,10
|
2,7
|
|
1.9
|
Đất giao thông khu vực xây dựng
|
281,21
|
11,6
|
28
|
425,70
|
11,6
|
27
|
|
Trong đó: Bãi đỗ xe
|
12,89
|
|
|
12,89
|
|
|
II
|
Đất khác
|
15.322,10
|
100,0
|
|
14.096,54
|
100,0
|
|
2.1
|
Đất nông nghiệp sinh thái vườn, có
thể kết hợp nhà ở (đất ở) gắn với vườn nhưng không cho phép gia tăng mật độ xây dựng
so với hiện trạng
|
1.911,35
|
12,5
|
|
1.911,35
|
13,6
|
|
2.3
|
Đất giao thông ngoài khu vực xây dựng
|
228,35
|
1,5
|
|
326,22
|
2,3
|
|
2.4
|
Đất tôn giáo
|
9,51
|
0,1
|
|
9,51
|
0,1
|
|
2.5
|
Đất quốc phòng
|
30,73
|
0,2
|
|
30,73
|
0,2
|
|
2.6
|
Đất dự trữ phát triển
|
2.212,62
|
14,4
|
|
987,06
|
7,0
|
|
2.7
|
Đất phát triển năng lượng gió, điện
mặt trời, nông nghiệp công nghệ cao, dịch vụ du lịch sinh thái đặc thù,
dịch vụ thể dục thể thao,
trung tâm nghiên cứu năng
lượng quốc gia
|
2.396,07
|
15,6
|
|
4.320,58
|
30,6
|
|
2.8
|
Đất phát triển năng lượng gió, điện
mặt trời, nông nghiệp công nghệ cao, dịch vụ du lịch sinh thái đặc thù, dịch
vụ thể dục thể thao tại khu vực đã dừng dự án điện hạt nhân
|
287,42
|
1,9
|
|
287,42
|
2,0
|
|
2.9
|
Đất trung tâm giống thủy sản
|
200,06
|
1,3
|
|
200,06
|
1,4
|
|
2.10
|
Đất cây xanh mặt nước - công viên
sinh thái công cộng đô thị (đảm bảo mạch thoát nước)
|
2.304,91
|
15,0
|
|
1.505,20
|
10,7
|
|
2.11
|
Đất nông nghiệp - cần duy trì để
đảm bảo mạch thoát nước
|
730,37
|
4,8
|
|
510,37
|
3,6
|
|
2.12
|
Đất cây xanh sinh thái núi
|
4.288,09
|
28,0
|
|
3.285,42
|
23,3
|
|
2.13
|
Bãi cát
|
286,93
|
1,9
|
|
286,93
|
2,0
|
|
2.14
|
Đất nghĩa trang, nghĩa địa
|
26,83
|
0,2
|
|
26,83
|
0,2
|
|
2.15
|
Đất có mặt nước
|
408,85
|
2,7
|
|
408,85
|
2,9
|
|