ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TUYÊN QUANG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 169/KH-UBND
|
Tuyên Quang, ngày
25 tháng 7 năm 2023
|
KẾ HOẠCH
KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TỈNH TUYÊN QUANG, GIAI ĐOẠN 2021-2025 VÀ NĂM 2023
Căn cứ Nghị định số
27/2022/NĐ-CP ngày 19/4/2022 của Chính phủ Quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực
hiện các chương trình mục tiêu quốc gia;
Căn cứ Quyết định số 263/QĐ-TTg
ngày 22/02/2022 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc
gia xây dựng nông thôn mới, giai đoạn 2021-2025;
Căn cứ Thông tư số
05/2022/TT-BNNPTNT ngày 25/7/2022 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc hướng dẫn
một số nội dung thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới,
giai đoạn 2021-2025 thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và PTNT;
Căn cứ Quyết định số 01/QĐ-BCĐ
ngày 09/6/2022 của Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Tuyên
Quang, giai đoạn 2021-2025 về ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các
Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Tuyên Quang, giai đoạn 2021-2025;
Căn cứ Kế hoạch số 98/KH-UBND
ngày 11/6/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc
gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Tuyên Quang, giai đoạn 2021-2025; Kế hoạch số
84/KH-UBND ngày 17/4/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thực hiện Chương
trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Tuyên Quang năm 2023.
Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế
hoạch kiểm tra thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới
tỉnh Tuyên Quang, giai đoạn 2021-2025 và năm 2023, cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH,
YÊU CẦU
1. Mục đích
- Tổ chức thực hiện kiểm tra, đánh
giá định kỳ và đột xuất công tác lãnh đạo, chỉ đạo và việc chấp hành quy định về
quản lý và việc triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng
nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 và năm 2023 (sau đây viết tắt là Chương
trình) của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện Chương
trình trên địa bàn tỉnh.
- Đánh giá khách quan tiến độ,
kết quả thực hiện nhiệm vụ, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc, tồn tại
trong quá trình tổ chức thực hiện để có những biện pháp chỉ đạo, hướng dẫn, chấn
chỉnh, xử lý, khắc phục, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, thiếu sót, tồn tại
trong quá trình thực hiện Chương trình; đề ra những giải pháp chủ yếu, trách
nhiệm của từng cơ quan, đơn vị, địa phương, tổ chức, cá nhân liên quan trong việc
tổ chức thực hiện Chương trình.
2. Yêu cầu
- Công tác kiểm tra, đánh giá
phải tiến hành thường xuyên, nghiêm túc, đúng quy định, đảm bảo hiệu quả, thiết
thực, tránh hình thức. Nội dung kiểm tra phải bám sát vào định hướng chỉ đạo, mục
tiêu, nhiệm vụ, kế hoạch thực hiện Chương trình của tỉnh. Đánh giá rõ kết quả,
tiến độ thực hiện Chương trình ở huyện, xã; ưu điểm, tồn tại, hạn chế…qua đó định
hướng các nội dung, nhiệm vụ để thực hiện có hiệu quả Chương trình.
- Có sự phối hợp chặt chẽ giữa
các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị là thành viên Ban Chỉ đạo các Chương trình
mục tiêu quốc gia tỉnh có liên quan để công tác kiểm tra, đánh giá Chương trình
có hiệu quả nhằm kịp thời hướng dẫn, giúp các cơ quan thành viên Ban Chỉ đạo
các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh và các địa phương thực hiện tốt nhiệm vụ
theo kế hoạch đề ra.
- Phát huy vai trò chủ động
trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền và các tổ chức chính
trị - xã hội các cấp và sự đồng thuận của người dân trong tổ chức thực hiện
Chương trình.
II. ĐỐI TƯỢNG,
THỜI GIAN
1. Đối tượng kiểm tra
Các sở, ban, ngành, cơ quan cấp
tỉnh phụ trách tiêu chí, chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng
cao, nông thôn mới kiểu mẫu; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố thực hiện
Chương trình xây dựng nông thôn mới; Ban Quản lý thực hiện các Chương trình mục
tiêu quốc gia các xã xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn
mới kiểu mẫu; Ban Phát triển thôn nông thôn mới, thôn nông thôn mới kiểu mẫu;
chủ vườn mẫu nông thôn mới; các tổ chức chủ trì dự án thành phần, nội dung
thành phần, các chương trình chuyên đề.
2. Thời gian kiểm tra
- Đối với công tác kiểm tra: Thực
hiện định kỳ theo kế hoạch; kiểm tra đột xuất theo yêu cầu của cơ quan có thẩm
quyền.
- Đối với công tác đánh giá:
Đánh giá hằng năm; đánh giá giữa kỳ, đánh giá kết thúc giai đoạn 5 năm, đánh
giá tác động; đánh giá đột xuất theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
III. NỘI
DUNG, TRÌNH TỰ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ
1. Nội dung, trình tự kiểm
tra thực hiện Chương trình
- Nội dung kiểm tra Chương
trình thực hiện theo quy định tại Điều 30 Chương VII, Nghị định số
27/2022/NĐ-CP ngày 19/4/2022 của Chính phủ Quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực
hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia.
- Trình tự kiểm tra Chương
trình thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 22 Tiểu mục 1 Mục 5 Chương II,
Thông tư số 05/2022/TT-BNNPTNT ngày 25/7/2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn về hướng dẫn một số nội dung thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia
xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.
2. Nội dung, trình tự đánh
giá thực hiện Chương trình
- Nội dung đánh giá Chương
trình thực hiện theo quy định tại Điều 31 Chương VII, Nghị định số
27/2022/NĐ-CP ngày 19/4/2022 của Chính phủ Quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực
hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia.
- Trình tự đánh giá Chương
trình thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 23 Tiểu mục 1 Mục 5 Chương II,
Thông tư số 05/2022/TT-BNNPTNT ngày 25/7/2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn về hướng dẫn một số nội dung thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia
xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.
IV. CHẾ ĐỘ
BÁO CÁO
- Ủy ban nhân dân các huyện,
thành phố và các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị liên quan báo cáo kết quả tổ
chức thực hiện kế hoạch này về Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban Chỉ đạo các Chương
trình mục tiêu quốc gia tỉnh (qua Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc
gia xây dựng nông thôn mới tỉnh để tổng hợp), báo cáo 06 tháng đầu năm (trước
ngày 15 tháng 6 hằng năm); báo cáo năm (trước ngày 15 tháng 12 hằng năm);
báo cáo đột xuất theo yêu cầu. Mẫu báo cáo theo dõi thực hiện Chương trình mục
tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại Phụ lục kèm theo Thông tư số
05/2022/TT-BNNPTNT ngày 25/7/2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về
hướng dẫn một số nội dung thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng
nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.
- Văn phòng Điều phối Chương
trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh tổng hợp kết quả thực hiện
của các đơn vị và Ủy ban nhân dân huyện, thành phố gửi báo cáo bằng văn bản cho
Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh, Văn phòng Điều phối Chương
trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới Trung ương, đồng gửi Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn để báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn và các cơ quan có liên quan định kỳ và đột xuất theo
quy định.
V. KINH PHÍ
THỰC HIỆN
- Kinh phí thực hiện kế hoạch
được đảm bảo từ nguồn kinh phí sự nghiệp Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng
nông thôn mới hàng năm thực hiện Nội dung 01, Nội dung thành phần số 11 Chương
trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 ban hành kèm
theo Quyết định số 263/QĐ- TTg ngày 22/02/2022 của Thủ tướng Chính phủ theo
phân cấp quản lý ngân sách hiện hành và các nguồn vốn hợp pháp khác (nếu có).
- Việc quản lý, sử dụng, thanh
toán, quyết toán nguồn kinh phí thực hiện kế hoạch theo quy định của Luật Ngân
sách nhà nước, Luật Kế toán, các văn bản hướng dẫn của các Bộ, ngành Trung
ương, Điều 45 Thông tư số 53/2022/TT-BTC ngày 12/8/2022 của Bộ Tài chính về quy
định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách trung ương thực
hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025
và theo hướng dẫn của Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Tài chính.
VI. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
1. Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Là cơ quan thường trực của
Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh (lĩnh vực xây dựng nông
thôn mới), chịu trách nhiệm tham mưu chỉ đạo triển khai thực hiện Kế hoạch này.
- Chủ trì, phối hợp với các sở,
ban, ngành, cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức kiểm tra, đánh giá thực hiện
Chương trình; tổng hợp, báo cáo tình hình triển khai và kết quả thực hiện
Chương trình với Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
và các cơ quan có liên quan định kỳ và đột xuất theo quy định.
2. Văn
phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh
- Là cơ quan thường trực tham
mưu, giúp việc của Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh về thực
hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh,
chịu trách nhiệm tham mưu xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá Chương trình hằng
năm, giữa kỳ, kết thúc giai đoạn và đột xuất theo quy định tại khoản 1, khoản 2
Mục III Kế hoạch này.
- Tham mưu cho Ban Chỉ đạo các
Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh nội dung, trình tự tổ chức kiểm tra, đánh
giá thực hiện Chương trình, đồng thời chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành,
cơ quan, đơn vị liên quan thường xuyên tổ chức kiểm tra việc thực hiện Chương
trình định kỳ và đột xuất; Tham mưu tổng hợp chung kết quả kiểm tra, đánh giá
thực hiện Chương trình trên địa bàn tỉnh báo cáo Ban Chỉ đạo các Chương trình mục
tiêu quốc gia tỉnh, Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng
nông thôn mới Trung ương, đồng gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để
báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ
quan có liên quan định kỳ và đột xuất theo quy định.
- Tổng hợp dự toán kinh phí tổ
chức kiểm tra, đánh giá Chương trình hàng năm của các sở, ban, ngành, cơ quan,
đơn vị có liên quan và Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng
nông thôn mới tỉnh gửi Sở Tài chính thẩm định, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê
duyệt để tổ chức thực hiện.
3. Các Sở,
ban, ngành, cơ quan, đơn vị cấp tỉnh (chủ dự án, chủ nội dung
thành phần cấp tỉnh)
- Chủ trì, phối hợp với các sở,
ban, ngành có liên quan hướng dẫn Ủy ban nhân dân huyện, thành phố, Ủy ban nhân
dân xã, chủ dự án, chủ nội dung thành phần cấp huyện, chủ đầu tư triển khai
công tác kiểm tra, đánh giá theo chức năng và phạm vi quản lý. Tổ chức kiểm
tra, đánh giá thực hiện Chương trình theo phạm vi quản lý.
- Tổng hợp, báo cáo kết quả kiểm
tra, đánh giá thực hiện dự án, nội dung thành phần, chỉ tiêu, tiêu chí do sở,
ban, ngành, cơ quan, đơn vị chủ trì quản lý gửi báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh,
Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh (qua Văn phòng Điều phối
Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh tổng hợp chung) và
các Bộ, ban, ngành có liên quan theo chức năng và phạm vi quản lý.
4. Ủy ban
nhân dân các huyện, thành phố, Uỷ ban nhân dân các xã, các chủ trì dự án, chủ
trì nội dung thành phần
- Xây dựng kế hoạch, tổ chức kiểm
tra, đánh giá thực hiện Chương trình trên địa bàn và lĩnh vực quản lý giai đoạn
2021-2025 và năm 2023 theo quy định tại Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày
19/4/2022 của Chính phủ Quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các Chương
trình mục tiêu quốc gia và Thông tư số 05/2022/TT-BNNPTNT ngày 25/7/2022 của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hướng dẫn một số nội dung thực hiện
Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.
- Ủy ban nhân dân các xã, các
chủ dự án, chủ nội dung thành phần tổng hợp kết quả kiểm tra, đánh giá thực hiện
Chương trình gửi báo cáo Ủy ban nhân dân huyện, thành phố. Ủy ban nhân dân huyện,
thành phố tổng hợp chung kết quả kiểm tra, đánh giá thực hiện Chương trình trên
địa bàn huyện, thành phố gửi báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban Chỉ đạo các
Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh (qua Văn phòng Điều phối Chương trình mục
tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh tổng hợp chung) và các sở, ban, ngành
có liên quan theo chức năng và phạm vi quản lý.
Trên đây là Kế hoạch kiểm tra,
đánh giá thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh
Tuyên Quang giai đoạn 2021-2025 và năm 2023. Các sở, ban, ngành có lãnh đạo là
thành viên Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh, Ủy ban nhân dân
các huyện, thành phố, Ủy ban nhân dân các xã trên địa bàn tỉnh và các cơ quan,
đơn vị có liên quan nghiêm túc triển khai thực hiện. Trong quá trình tổ chức thực
hiện nếu có khó khăn, vướng mắc các cơ quan, đơn vị báo cáo bằng văn bản gửi Ủy
ban nhân dân tỉnh (qua Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng
nông thôn mới tỉnh tổng hợp) để giải quyết/.
Nơi nhận:
- Văn phòng Điều phối NTM Trung ương;
(Báo cáo)
- Thường trực Tỉnh ủy; (Báo cáo)
- Thường trực HĐND tỉnh; (Báo cáo)
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành có lãnh đạo là thành viên BCĐ các CTMTQG tỉnh;
- UBND huyện, thành phố;
- UBND các xã trên địa bàn tỉnh;
- Chánh VP, các Phó Chánh VP UBND tỉnh;
- Văn phòng Điều phối NTM tỉnh;
- Cổng TTĐT tỉnh;
- Lưu: VT, KT.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Thế Giang
|