ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐIỆN BIÊN
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 638/KH-UBND
|
Điện Biên, ngày 19 tháng 03 năm 2018
|
KẾ HOẠCH
PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TĂNG TRƯỞNG XANH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐIỆN BIÊN ĐẾN NĂM
2030
Thực hiện Quyết định số 84/QĐ-TTg ngày 19/01/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch
phát triển đô thị tăng trưởng xanh Việt Nam đến năm 2030.
Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên ban
hành Kế hoạch phát triển đô thị tăng trưởng xanh trên địa bàn tỉnh Điện Biên đến
năm 2030 với nội dung như sau:
I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU
1. Mục tiêu
a) Giai đoạn đến năm 2020:
- Hoàn thành quy hoạch xây dựng vùng
tỉnh; thực hiện việc điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thành phố Điện Biên Phủ
và các đô thị trên địa bàn, lồng ghép mục tiêu phát triển
đô thị tăng trưởng xanh và ứng phó biến đổi khí hậu, nước biển dâng.
- Triển khai thực hiện báo cáo xây dựng
đô thị tăng trưởng xanh hàng năm và theo giai đoạn, thực hiện một số dự án đầu
tư phát triển đô thị tăng trưởng xanh trên địa bàn đô thị.
- Xây dựng Chương trình phát triển đô
thị toàn tỉnh, lồng ghép các mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể về phát triển đô thị
tăng trưởng xanh, ứng phó biến đổi khí hậu và nước biển
dâng.
- Cán bộ chuyên môn thuộc Sở Xây dựng,
UBND thành phố Điện Biên Phủ được đào tạo bồi dưỡng về phát triển đô thị tăng
trưởng xanh, ứng phó biến đổi khí hậu và nước biển dâng.
b) Giai đoạn từ năm 2020 - 2030:
- Hoàn thành việc lồng ghép các mục
tiêu, chỉ tiêu cụ thể về phát triển đô thị tăng trưởng xanh, ứng phó biến đổi
khí hậu trong điều chỉnh quy hoạch chung đô thị được duyệt trước năm 2015 và
các quy hoạch chung đô thị được duyệt mới.
- Thực hiện đào tạo, bồi dưỡng, phát
triển nguồn nhân lực quản lý và chuyên môn xây dựng và phát triển đô thị trong
lĩnh vực xây dựng đô thị tăng trưởng xanh, ứng phó biến đổi khí hậu.
2. Yêu cầu
- Phù hợp với các quan điểm, mục
tiêu, nhiệm vụ của Kế hoạch phát triển đô thị tăng trưởng xanh Việt Nam đến năm
2030.
- Đề ra được bước đi cụ thể, lựa chọn
những chủ đề, nhiệm vụ trọng tâm, phù hợp với điều kiện,
hoàn cảnh thực tiễn của tỉnh và xây dựng những giải pháp tổ chức thực hiện phù
hợp, khả thi để thực hiện các mục tiêu đã đề ra.
- Nâng cao nhận thức về Phát triển đô
thị tăng trưởng xanh cho các cơ quan, công sở, các tổ chức xã hội; lồng ghép
các nội dung của Phát triển đô thị tăng trưởng xanh vào kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội, quy hoạch xây dựng vùng tỉnh, quy hoạch khu đô thị, chương
trình phát triển đô thị toàn tỉnh...
- Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa
các cấp, các ngành, địa phương nhằm khắc phục những hạn chế trong công tác lập,
quản lý, tổ chức thực hiện việc Phát triển đô thị tăng trưởng xanh. Các Sở,
ngành và đơn vị liên quan phối hợp chặt chẽ để tham gia xây dựng các Kế hoạch
hành động cụ thể các chủ đề, nhiệm vụ hành động ưu tiên nhằm tạo bước đột phá
trong phát triển kinh tế đô thị theo hướng tăng trưởng xanh, nâng cao năng lực
chống chịu ứng phó biến đổi khí hậu của hệ thống các đô thị, đóng góp cho cam kết
quốc gia về giảm phát khí thải nhà kính.
II. NHIỆM VỤ CHỦ YẾU
1. Rà soát, điều
chỉnh quy hoạch đô thị và chương trình phát triển đô thị theo hướng tăng trưởng
xanh và ứng phó với biến đổi khí hậu:
a) Đánh giá thực trạng phát triển đô
thị theo hướng tăng trưởng xanh.
b) Rà soát, điều chỉnh quy hoạch đô
thị, quy hoạch giao thông đô thị, chương trình phát triển đô thị, lồng ghép mục
tiêu phát triển đô thị tăng trưởng xanh và ứng phó biến đổi khí hậu, nước biển
dâng.
c) Lồng ghép phát triển đô thị tăng
trưởng xanh trong quy hoạch xây dựng vùng tỉnh.
d) Rà soát, điều chỉnh các định hướng,
chiến lược và quy hoạch phát triển hệ thống đô thị lồng ghép mục tiêu tăng trưởng
xanh, ứng phó biến đổi khí hậu và nước biển dâng.
2. Lập kế hoạch
huy động nguồn lực, ứng dụng khoa học công nghệ và đầu tư xây dựng phát triển
đô thị tăng trưởng xanh hàng năm và theo giai đoạn, gồm 5 nội dung ưu tiên:
a) Đầu tư phát triển hệ thống đô thị
theo các chương trình mục tiêu, nâng cao hiệu quả kết nối đô thị - nông thôn.
b) Đầu tư hạ tầng kỹ thuật giao thông
xanh, xử lý rác thải, nước thải đô thị.
c) Đầu tư xây dựng, cải tạo các khu
dân cư thu nhập thấp.
d) Xây dựng kế hoạch
và đầu tư xây dựng không gian công cộng đô thị, xanh hóa cảnh quan đô thị.
đ) Xây dựng kế hoạch ứng dụng công
nghệ thông tin, công nghệ công trình xanh vào quá trình quy hoạch, thiết kế,
thi công công trình.
3. Quản lý phát
triển đô thị tăng trưởng xanh, gồm 5 nội dung ưu tiên:
a) Hoàn thiện các văn bản quy phạm
pháp luật và ban hành cơ chế chính sách thúc đẩy phát triển đô thị tăng trưởng
xanh, ứng phó biến đổi khí hậu và nước biển dâng.
b) Kiểm tra đánh giá việc thực hiện
phát triển đô thị tăng trưởng xanh.
c) Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực
phục vụ phát triển đô thị tăng trưởng xanh.
d) Tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận
thức về phát triển đô thị tăng trưởng xanh.
đ) Đẩy mạnh trao đổi kinh nghiệm, kết
nối mạng lưới, đối thoại chính sách về phát triển đô thị tăng trưởng xanh, ứng
phó biến đổi khí hậu.
4. Danh mục một số
dự án ưu tiên triển khai
- Chương trình đô thị miền núi phía Bắc
- thành phố Điện Biên Phủ.
- Hạ tầng khung khu đa chức năng dọc
trục đường 60m.
- Cải tạo, nâng cấp hạ tầng đường Võ
Nguyên Giáp, thành phố Điện Biên Phủ.
- Các hạng mục công trình Khu trung
tâm chính trị - hành chính của tỉnh tại phường Noong Bua, thành phố Điện Biên
Phủ.
- Công viên nghĩa trang Điện Biên.
- Nhà máy xử lý rác thải Điện Biên.
- Xây dựng thí điểm khu nhà ở xã hội
cho cán bộ công chức trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ.
- Các dự án khu đô thị mới, khu nhà ở
trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ, huyện Điện Biên.
- Xây dựng các nhà máy nước tại thị
trấn Mường Ảng, trung tâm huyện Nậm Pồ.
- Khu đô thị mới Nam Thanh Trường.
- Đường Thanh Minh - Đồi Độc Lập và
khu dân cư (đường vành đai phía Bắc), thành phố Điện Biên Phủ.
- Khu tái định cư các hộ dân đường
15m từ cầu A1 xuống cầu C4 thành phố
Điện Biên Phủ.
- Khối trụ sở là việc của các Sở,
ban, ngành tỉnh Điện Biên tại phường Noong Bua, thành phố Điện Biên Phủ.
- Chợ thị trấn Tuần Giáo huyện Tuần
Giáo.
- Chợ Mường Thanh.
- Cải tạo nâng cấp, đầu tư mới hệ thống
kè, công viên, cảnh quan hai bờ sông Nậm Rốm, thành phố Điện
Biên Phủ.
- Các công trình hạ tầng kỹ thuật tại
các đô thị trên địa bàn.
III. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1. Phân công
nhiệm vụ
1.1. Sở Xây dựng
- Rà soát, điều chỉnh quy hoạch đô thị,
quy hoạch giao thông đô thị, các chương trình phát triển đô thị, lồng ghép các
mục tiêu phát triển đô thị tăng trưởng xanh và ứng phó biến đổi khí hậu, nước
biển dâng: Rà soát, điều chỉnh quy hoạch chung đô thị đã được duyệt trước năm
2015, lồng ghép các mục tiêu phát triển đô thị tăng trưởng xanh và ứng phó biến đổi khí hậu, nước biển dâng; Rà soát, điều chỉnh quy hoạch đô thị theo hướng lấy giao thông công cộng làm chủ đạo,
quy hoạch ở các đầu mối giao thông quan trọng.
- Thực hiện công tác lồng ghép phát
triển đô thị tăng trưởng xanh trong quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Điện Biên.
- Chủ trì trong kiểm tra đánh giá việc
thực hiện phát triển đô thị tăng trưởng xanh: Tổ chức thực hiện đánh giá và lập
báo cáo hàng năm và theo giai đoạn theo các chỉ tiêu xây dựng đô thị tăng trưởng
xanh; Lập, bổ sung, cập nhật cơ sở dữ liệu phát triển đô thị, làm cơ sở để
ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý.
1.2. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Lập kế hoạch huy động nguồn lực, ứng
dụng khoa học công nghệ và đầu tư xây dựng phát triển đô thị tăng trưởng xanh
hàng năm và theo giai đoạn:
- Đầu tư hạ tầng kỹ thuật giao thông
xanh, xử lý rác thải, nước thải đô thị: Đầu tư xây dựng hình thành hệ thống
giao thông công cộng xanh, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý giao
thông công cộng đô thị; Đầu tư cải tạo các bãi chôn lấp, xử lý rác thải đô thị;
Đầu tư các nhà máy xử lý nước thải tập trung cho đô thị, nâng cao năng lực
thoát nước đô thị, kết hợp xanh hóa cảnh quan đô thị.
- Đầu tư xây dựng, cải tạo các khu
dân cư thu nhập thấp: Xây dựng kế hoạch, đầu tư cải tạo, chỉnh trang các khu
thu nhập thấp, khu ở không chính thức ven sông, kênh trong nội thị.
- Xây dựng kế hoạch và đầu tư xây dựng
không gian công cộng đô thị, xanh hóa cảnh quan đô thị: Đầu tư xây dựng các hồ
điều hòa, khu vực trũng thành nới chứa nước định kỳ, cải tạo hệ
thống kênh, rạch, sông suối, ao hồ trong đô thị trên cơ sở tôn trọng khung
thiên nhiên, kết hợp bộ lọc sinh thái tăng cường năng lực thoát nước cho đô thị;
Xây dựng không gian xanh công cộng đô thị gắn với mặt nước tự nhiên, hồ, sông;
cải tạo thái thiết các không gian công cộng lịch sử trong đô thị.
1.3. Sở Thông tin và Truyền thông
- Tham mưu chỉ đạo, hướng dẫn các cơ
quan thông tấn, báo chí, cơ quan có ấn phẩm báo chí trên địa bàn tỉnh thực hiện
công tác thông tin, truyền thông phổ biến nâng cao nhận thức
cộng đồng về phát triển đô thị xanh trên địa bàn.
- Hướng dẫn triển khai các giải pháp
phát triển hạ tầng kỹ thuật thông tin và truyền thông thân
thiện với môi trường, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong phát triển đô
thị xanh trên địa bàn tỉnh.
1.4. UBND huyện, thị xã, thành phố
- Thực hiện việc đánh giá thực trạng
phát triển đô thị theo hướng tăng trưởng xanh: Đánh giá mô hình tăng trưởng
kinh tế đô thị, sự phù hợp và khả thi giữa giải pháp quy hoạch đô thị và nguồn
lực thực hiện; Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình phát triển đô thị thành
phố Điện Biên phủ (UBND thành phố Điện Biên Phủ thực hiện nội dung này); Đánh
giá thực trạng đầu tư và danh mục ưu tiên đầu tư phát triển đô thị.
- Xây dựng Kế hoạch ứng dụng công nghệ
thông tin, công nghệ xanh vào quá trình quy hoạch, thiết kế, thi công công
trình: Xây dựng kế hoạch nghiên cứu, phát triển, sử dụng vật liệu công nghệ xây
dựng xanh, thân thiện môi trường trong xây dựng công trình kiến trúc đô thị; Triển khai thực hiện đề án áp dụng công nghệ quản lý
thông tin trong hoạt động xây dựng và quản lý vận hành
công trình tại đô thị; Xây dựng kế hoạch ứng dụng, phát triển các phương pháp
quy hoạch, kiến trúc, thi công công trình xanh.
- Nghiên cứu, lồng ghép các mục tiêu,
chỉ tiêu cụ thể về phát triển đô thị tăng trưởng xanh, ứng phó với biến đổi khí
hậu trong Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
- Gửi báo cáo xây dựng đô thị tăng
trưởng xanh đến UBND tỉnh; Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Xây dựng để làm cơ sở triển
khai các hoạt động theo quy định.
- Thực hiện các nhiệm vụ cụ thể quy định tại Khoản 2 Điều 8 Thông tư số
01/2018/TT-BXD ngày 05/01/2018 của Bộ Xây dựng Quy định về chỉ tiêu xây dựng đô
thị tăng trưởng xanh.
1.5. Các Sở, ngành và đơn vị liên
quan
Các Sở, ngành và đơn vị liên quan
theo chức năng nhiệm vụ phối hợp với Sở Xây dựng, Sở Kế hoạch và Đầu tư và UBND
các huyện, thị xã và thành phố tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ theo Kế
hoạch phát triển đô thị tăng trưởng xanh.
2. Kinh phí thực
hiện
- Kinh phí thực hiện Kế hoạch được bố
trí trong dự toán chi phí ngân sách thực hiện hàng năm theo phân cấp ngân sách
nhà nước hiện hành và được huy động từ các nguồn vốn tài trợ quốc tế và trong
nước, vốn vay ODA, vốn doanh nghiệp, vốn ngân sách nhà nước
và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác theo quy định của
pháp luật.
- Sở Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư
cân đối, bố trí kinh phí từ nguồn chi đầu tư phát triển và nguồn chi sự nghiệp
để thực hiện có hiệu quả Kế hoạch; hướng dẫn các Sở, ngành, UBND các huyện, thị
xã, thành phố sử dụng kinh phí cho mục tiêu phát triển bền vững đúng mục đích
và hiệu quả.
- Các Sở, ngành, UBND các huyện, thị
xã, thành phố chủ động đề xuất các Bộ, ngành Trung ương huy động nguồn lực thực
hiện từ các tổ chức quốc tế. Đề xuất lồng ghép các chương trình mục tiêu, huy động
các nguồn tài trợ, viện trợ các tổ chức, doanh nghiệp trong nước và Quốc tế, tạo cơ sở pháp lý khuyến khích các tổ chức tài chính, doanh nghiệp tư
nhân đầu tư nguồn lực phát triển đô thị tăng trưởng xanh theo kế hoạch đề ra.
3. Giám sát
đánh giá
- Các Sở, ngành, UBND các huyện, thị
xã, thành phố chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra việc triển khai thực hiện Kế hoạch, định
kỳ hàng năm báo cáo kết quả thực hiện các nhiệm vụ được giao, gửi Sở Xây dựng trước
ngày 10 tháng 10 hằng năm để tổng hợp, tham mưu cho UBND tỉnh báo cáo kết
quả thực hiện công tác phát triển đô thị tăng trưởng xanh gửi Bộ Xây dựng theo
yêu cầu.
- Sở Xây dựng chủ trì theo dõi, kiểm
tra, đôn đốc và tổng hợp kết quả triển khai thực hiện các nhiệm vụ, chương
trình trong Kế hoạch hành động.
Trong quá trình triển khai thực hiện
Kế hoạch, nếu có khó khăn, vướng mắc có văn bản đề xuất qua Sở Xây dựng tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.
Nơi nhận:
- Bộ Xây dựng;
- Các Sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Lưu: VT, TH.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
CHỦ TỊCH
Mùa A Sơn
|