Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 271/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội Người ký: Vũ Thu Hà
Ngày ban hành: 14/11/2023 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 271/KH-UBND

Hà Nội, ngày 14 tháng 11 năm 2023

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 04/2022/QĐ-TTG NGÀY 18/3/2022 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH TIÊU CHÍ, TRÌNH TỰ, THỦ TỤC XÉT CÔNG NHẬN ĐẠT CHUẨN ĐÔ THỊ VĂN MINH

Thực hiện Quyết định số 04/2022/QĐ-TTg ngày 18/02/2022 của Thủ tướng Chính phủ quy định tiêu chí, trình tự, thủ tục xét công nhận đạt chuẩn đô thị văn minh; Quyết định số 602/QĐ-BVHTTDL ngày 18/3/2022 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành kèm theo Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 04/2022/QĐ-TTg ngày 18/02/2022 của Thủ tướng Chính phủ quy định tiêu chí, trình tự, thủ tục xét công nhận đạt chuẩn đô thị văn minh, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 04/2022/QĐ-TTg ngày 18/02/2022 của Thủ tướng Chính phủ quy định tiêu chí, trình tự, thủ tục xét công nhận đạt chuẩn đô thị văn minh trên địa bàn thành phố Hà Nội, như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích:

- Triển khai kịp thời, thống nhất và hiệu quả quy định về tiêu chí, trình tự, thủ tục xét công nhận đạt chuẩn đô thị văn minh tại Quyết định số 04/2022/QĐ-TTg ngày 18/02/2022 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn thành phố Hà Nội.

- Đề cao vai trò, trách nhiệm của các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể trong việc quan tâm vận động triển khai đồng bộ các tiêu chí đánh giá công nhận đô thị đạt chuẩn văn minh đảm bảo tính thống nhất, minh bạch, phản ánh đúng thực chất, khách quan.

- Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, công chức trong việc phổ biến, tuyên truyền tiêu chí, trình tự, thủ tục xét công nhận đạt chuẩn đô thị văn minh; đồng thời, khuyến khích, vận động Nhân dân tham gia xây dựng cảnh quan đô thị văn minh, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho Nhân dân, góp phần xây dựng Thủ đô văn hóa, văn minh, hiện đại.

2. Yêu cầu:

- Xác định nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong việc triển khai thực hiện Quyết định số 04/2022/QĐ-TTg ngày 18/02/2022 của Thủ tướng Chính phủ. Nội dung thiết thực, gắn với trách nhiệm và phát huy vai trò chủ động tích cực của các cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp ở các cấp.

- Kịp thời đôn đốc, phối hợp với các đơn vị liên quan hướng dẫn và tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn trong quá trình tổ chức thực hiện để bảo đảm tiến độ và hiệu quả trong việc triển khai thực hiện.

- Bảo đảm sự phối hợp thường xuyên giữa các cơ quan, đơn vị và địa phương. Việc tổ chức thực hiện Kế hoạch phải nghiêm túc, thiết thực, tránh hình thức; bảo đảm tính khả thi, hiệu quả nhằm đưa công tác xét công nhận đạt chuẩn đô thị văn minh đi vào thực chất.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM

1. Tuyên truyền, phổ biến, quán triệt nội dung của Quyết định số 04/2022/QĐ-TTg ngày 18/02/2022 của Thủ tướng Chính phủ. Đăng tải các bài viết, chuyên mục hỏi đáp pháp luật tuyên truyền quy định tiêu chí, trình tự, thủ tục xét công nhận đạt chuẩn đô thị văn minh. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền và các tầng lớp Nhân dân trong triển khai, thực hiện phường, thị trấn đạt chuẩn đô thị văn minh; xác định đây là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên và lâu dài của toàn Thành phố. Biên soạn, in ấn tài liệu, tờ rơi, tờ gấp, tuyên truyền cổ động trực quan, phát hành, đăng tải tuyên truyền, phổ biến, quán triệt nội dung của Quyết định số 04/2022/QĐ-TTg ngày 18/02/2022 của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí, trình tự, thủ tục xét công nhận đạt chuẩn đô thị văn minh và các văn bản hướng dẫn có liên quan.

2. Hướng dẫn triển khai thực hiện tiêu chí, trình tự, thủ tục xét công nhận đạt chuẩn đô thị văn minh.

3. Kiểm tra việc thực hiện tiêu chí, trình tự, thủ tục xét công nhận đạt chuẩn đô thị văn minh. Lồng ghép nội dung kiểm tra Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trên địa bàn các quận, huyện, thị xã nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả Phong trào gắn với việc thực hiện tiêu chí, trình tự, thủ tục xét công nhận đạt chuẩn đô thị văn minh.

4. Tổ chức đánh giá sơ kết, tổng kết (02 năm, 05 năm) triển khai thực hiện Quyết định; đồng thời biểu dương, khen thưởng kịp thời những tập thể cá nhân điển hình tiên tiến, khắc phục những mặt hạn chế, đề ra giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả Quyết định số 04/2022/QĐ-TTg ngày 18/02/2022 của Thủ tướng Chính phủ.

5. Chế độ báo cáo

Các cơ quan, đơn vị được phân công xây dựng báo cáo đánh giá kết quả triển khai, thực hiện gửi về Sở Văn hóa và Thể thao trước ngày 20/11 hàng năm, để tổng hợp, báo cáo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban nhân dân Thành phố theo quy định.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Đề nghị Ban Tổ chức Thành ủy, Ban Dân vận Thành ủy

Hướng dẫn triển khai cho các quận, huyện, thị ủy nâng cao chất lượng xây dựng hệ thống chính trị gắn với thực hiện tiêu chí xây dựng phường, thị trấn, quận, thị xã đạt chuẩn đô thị văn minh phù hợp với quy định (theo phụ lục I, II đính kèm).

2. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội và các tổ chức chính trị - xã hội Thành phố

- Phối hợp các Sở, ban, ngành Thành phố hướng dẫn các quận, huyện, thị xã nội dung, quy trình lấy ý kiến sự hài lòng của người dân về kết quả xây dựng đô thị văn minh nhằm khẳng định vai trò của Nhân dân trong xây dựng đô thị văn minh.

- Phối hợp giám sát việc thực hiện Quy định tiêu chí, trình tự, thủ tục xét công nhận đạt chuẩn đô thị văn minh gắn với thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”; hướng dẫn các tổ chức thành viên trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình tham gia giám sát, vận động nguồn lực, hỗ trợ thực hiện tiêu chí đánh giá phường, thị trấn, quận, thị xã thuộc thành phố Hà Nội đạt chuẩn đô thị văn minh.

3. Sở Văn hóa và Thể thao

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan và địa phương tổ chức thực hiện Kế hoạch triển khai Quyết định số 04/2022/QĐ-TTg ngày 18/02/2022 của Thủ tướng Chính phủ; Hướng dẫn triển khai, thực hiện quy định tiêu chí, trình tự, thủ tục xét công nhận đạt chuẩn đô thị văn minh trên địa bàn, đảm bảo việc đánh giá được công bằng, chính xác.

- Chủ trì, phối hợp Sở Nội vụ và các đơn vị liên quan tham mưu thành lập Hội đồng thẩm định xét công nhận, công nhận lại quận, thị xã đạt đô thị văn minh, Tổ giúp việc Hội đồng thẩm định và thực hiện công tác thi đua khen thưởng phường, thị trấn, quận, thị xã đạt chuẩn đô thị văn minh.

- Triển khai thực hiện các hoạt động thông tin, tuyên truyền về Quy định tiêu chí, trình tự, thủ tục xét công nhận đạt chuẩn đô thị văn minh trên địa bàn Thành phố bằng nhiều hình thức như: truyền thông cộng đồng, in ấn tờ rơi, tờ gấp, sổ tay, tài liệu phát hành tới cơ sở....

- Tổ chức Hội nghị tập huấn phổ biến, quán triệt nội dung Quyết định số 04/2022/QĐ-TTg ngày 18/02/2022 của Thủ tướng Chính phủ. Đẩy mạnh công tác tập huấn nghiệp vụ, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho đội ngũ cán bộ làm công tác xét công nhận đô thị văn minh.

- Phối hợp với các đơn vị, địa phương tổ chức đánh giá sơ kết, tổng kết (02 năm, 05 năm) triển khai thực hiện Quyết định số 04/2022/QĐ-TTg .

- Tổ chức lồng ghép các nhiệm vụ, giải pháp của Kế hoạch trong triển khai thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trên địa bàn Thành phố.

- Trong quá trình triển khai thực hiện, chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan rà soát, đề xuất, báo cáo UBND Thành phố và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch những nội dung vượt thẩm quyền, đảm bảo kế hoạch thực hiện hiệu quả, đồng bộ.

- Thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện Kế hoạch và các văn bản chỉ đạo của Trung ương, của Thành phố về xét công nhận đạt chuẩn đô thị văn minh; Là đầu mối tổng hợp, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra tiến độ và kết quả thực hiện, định kỳ tổng hợp, báo cáo (sơ kết, tổng kết) kết quả thực hiện với UBND Thành phố và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

4. Sở Xây dựng

Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan và UBND các quận, huyện, thị xã thực hiện công tác quản lý Nhà nước về trật tự xây dựng; xử lý các vi phạm pháp luật về quy hoạch, kiến trúc, xây dựng đô thị; tham mưu UBND Thành phố quản lý các hoạt động đầu tư xây dựng; phát triển đô thị trong lĩnh vực ngành, đơn vị phụ trách.

5. Sở Nội vụ

Phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao tham mưu Chủ tịch UBND Thành phố ban hành quyết định công nhận và công nhận lại, khen thưởng quận, thị xã đạt chuẩn đô thị văn minh đảm bảo đúng quy định ban hành kèm theo Quyết định số 04/2022/QĐ-TTg và các quy định pháp luật có liên quan. Chỉ đạo, hướng dẫn khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác triển khai, thực hiện Quyết định số 04/2022/QĐ-TTg .

6. Sở Tài chính

Thẩm định dự toán kinh phí, xây dựng kế hoạch phân bổ ngân sách cho các Sở, ban, ngành và địa phương thực hiện nhiệm vụ của Quyết định số 04/2022/QĐ-TTg ngày 18/02/2022 của Thủ tướng Chính phủ.

7. Các Sở, ban, ngành Thành phố

- Các Sở, ban, ngành thành phố căn cứ chức năng, nhiệm vụ quản lý và tiêu chí khung theo Kế hoạch của UBND Thành phố về các tiêu chí xét công nhận đạt chuẩn đô thị văn minh, có văn bản hướng dẫn các quận, huyện, thị xã để triển khai thực hiện đảm bảo đúng quy định hiện hành, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương (theo phụ lục III, IV đính kèm)

- Chịu trách nhiệm thẩm định hồ sơ xét công nhận, công nhận lại quận, thị xã đạt chuẩn đô thị văn minh đối với lĩnh vực phụ trách; Báo cáo kết quả thẩm định về Sở Văn hóa và Thể thao để tổng hợp trình Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét, quyết định xét công nhận, công nhận lại quận, thị xã đạt chuẩn đô thị văn minh.

8. Các cơ quan báo chí thành phố Hà Nội

- Đẩy mạnh tuyên truyền về Quy định tiêu chí, trình tự, thủ tục xét công nhận đạt chuẩn đô thị văn minh trên địa bàn Thành phố bằng nhiều hình thức phù hợp.

- Xây dựng chuyên mục, phim, phóng sự, đưa tin, bài...tăng thời lượng tuyên truyền về Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; giới thiệu, nêu gương các điển hình tiên tiến, phê phán những thói hư, tật xấu, hành vi, lối sống không phù hợp với nếp sống văn hóa văn minh đô thị; tuyên truyền các nội dung mang tính định hướng, giáo dục, nhằm nâng cao nhận thức cho người dân trong xây dựng đời sống văn hóa.

9. Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã

- Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Kế hoạch của Thành phố phù hợp gắn với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

- Phối hợp với các ngành chức năng có liên quan, chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn xây dựng kế hoạch triển khai và đăng ký xây dựng đô thị văn minh với UBND quận, huyện, thị xã theo quy định.

- Phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp tổ chức lấy ý kiến người dân về sự hài lòng và đồng ý đề nghị công nhận, công nhận lại đạt chuẩn đô thị văn minh.

- Phân công Tổ giúp việc Hội đồng thẩm định (cấp quận, huyện, thị xã) tiến hành thẩm định đánh giá, tổng hợp báo cáo trình Hội đồng thẩm định đối với việc công nhận, công nhận lại phường, thị trấn đạt chuẩn đô thị văn minh trên địa bàn trình Hội đồng thẩm định.

- Chịu trách nhiệm lập hồ sơ đề nghị công nhận, công nhận lại quận, thị xã đạt chuẩn đô thị văn minh trình Ủy ban nhân dân Thành phố (qua Sở Văn hóa và Thể thao).

- Thực hiện công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy định tiêu chí, trình tự, thủ tục xét công nhận, công nhận lại đạt chuẩn đô thị văn minh của Nhân dân trên địa bàn.

- Đối với các thành phố, thị xã thuộc tỉnh: thực hiện đăng ký thành phố, thị xã đạt chuẩn đô thị văn minh với Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Văn hóa và Thể thao) từ Quý I/2023. Chủ động phối hợp với các Sở, Ban, Ngành, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị xã hội cấp tỉnh đánh giá, thẩm định các tiêu chí, chỉ tiêu xét thị xã, thành phố đạt chuẩn đô thị văn minh gửi về cơ quan thường trực để tổng hợp trình UBND tỉnh xét, công nhận..

* Lưu ý: Đối với các phường, thị trấn đã đạt chuẩn văn minh đô thị theo Thông tư số 02/2013/TTBVHTTDL ngày 24 tháng 01 năm 2013 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết, trình tự, thủ tục xét và công nhận “Phường đạt chuẩn văn minh đô thị”; “Thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị” hết hiệu lực từ ngày 15/4/2022. Sau thời gian trên, từ năm 2023 sẽ triển khai đăng ký xây dựng thực hiện tiêu chí, trình tự, thủ tục xét công nhận đô thị văn minh theo Quyết định số 04/2022/QĐ-TTg ngày 18/02/2022 của Thủ tướng Chính phủ.

V. KINH PHÍ THỰC HIỆN

- Kinh phí thực hiện Kế hoạch được bố trí từ nguồn ngân sách Nhà nước theo quy định của Luật Ngân sách hiện hành.

- Ngân sách bố trí dự toán chi thường xuyên cho Sở Văn hóa và Thể thao (cơ quan thường trực); các Sở, ban, ngành sử dụng dự toán được giao hàng năm để triển khai thực hiện. Đối với UBND các quận, huyện, thị xã thực hiện theo phân cấp ngân sách hiện hành.

Trên đây là Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 04/2022/QĐ-TTg ngày 18/02/2022 của Thủ tướng Chính phủ quy định tiêu chí, trình tự, thủ tục xét công nhận đạt chuẩn đô thị văn minh trên địa bàn thành phố Hà Nội. UBND Thành phố yêu cầu các Sở, ban, ngành, địa phương triển khai thực hiện, định kỳ báo cáo kết quả triển khai thực hiện gửi Sở Văn hóa và Thể thao tổng hợp chung trước ngày 20/11 hàng năm, báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố theo quy định. Trong quá trình triển khai thực hiện, khó khăn, vướng mắc gửi Sở Văn hóa và Thể thao để được kịp thời hướng dẫn, báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét, giải quyết những nội dung vượt thẩm quyền./.


Nơi nhận:
- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
- Thường trực Thành ủy;
- Thường trực HĐND Thành phố;
- Chủ tịch UBND Thành phố;
- Các Phó Chủ tịch UBND Thành phố;
- Các đơn vị có tên trong KH;
- VPUB: CVP, các PCVP;
các phòng: KGVX, TH, TT TTĐT TP;
- Lưu: VT, KGVX.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Vũ Thu Hà

PHỤ LỤC I.

TIÊU CHÍ, TRÌNH TỰ, THỦ TỤC XÉT CÔNG NHẬN, CÔNG NHẬN LẠI PHƯỜNG, THỊ TRẤN ĐẠT CHUẨN ĐÔ THỊ VĂN MINH
(Kèm theo Kế hoạch số 271/KH-UBND, ngày 14 tháng 11 năm 2023 của UBND thành phố Hà Nội)

1. Tiêu chí đánh giá và điều kiện xét công nhận phường, thị trấn đạt chuẩn đô thị văn minh

- Có đăng ký phường, thị trấn đạt chuẩn đô thị văn minh với Ủy ban nhân dân cấp quận, huyện, thị xã.

- Đạt 09 tiêu chí: Quy hoạch đô thị; Giao thông đô thị; Môi trường và an toàn thực phẩm đô thị; An ninh, trật tự đô thị; Thông tin, truyền thông đô thị; Việc làm, thu nhập bình quân, hộ nghèo ở đô thị; Văn hóa, thể thao đô thị; Y tế, giáo dục đô thị; Hệ thống chính trị và trách nhiệm của chính quyền đô thị.

- Thời gian đăng ký: 02 năm, đối với công nhận lần đầu; 05 năm, đối với công nhận lại.

- Có từ 90% trở lên người dân hài lòng và đồng ý đề nghị công nhận phường, thị trấn đạt chuẩn đô thị văn minh.

2. Hình thức đăng ký xây dựng phường, thị trấn đạt chuẩn đô thị văn minh

Phường, thị trấn gửi văn bản đăng ký xây dựng phường, thị trấn đạt chuẩn đô thị văn minh đến UBND quận, huyện, thị xã, ghi đầy đủ các nội dung thông tin: Tên đơn vị, địa chỉ, ngày, tháng, năm đăng ký xây dựng, đại diện lãnh đạo đơn vị ký văn bản đăng ký xây dựng đô thị văn minh.

3. Các bước tự đánh giá kết quả thực hiện các tiêu chí phường, thị trấn đạt chuẩn đô thị văn minh

Bước 1: Ủy ban nhân dân phường, thị trấn tổ chức tự đánh giá cụ thể thực tế mức độ đạt từng tiêu chí (theo Bảng đánh giá quy định tại Phụ lục I kèm theo Quyết định số 04/2022/QĐ-TTg ngày 18 tháng 02 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ).

Bước 2: Ủy ban nhân dân phường, thị trấn lập Báo cáo kết quả xây dựng đô thị văn minh và gửi Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cùng cấp để tham gia ý kiến.

Bước 3: Ủy ban nhân dân phường, thị trấn gửi văn bản đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp tổ chức lấy ý kiến của người dân về sự hài lòng và đồng ý đề nghị công nhận và công nhận lại đạt chuẩn đô thị văn minh.

Bước 4: Báo cáo kết quả xây dựng đô thị văn minh của UBND phường, thị trấn phải được thông báo, công bố công khai để lấy ý kiến trong thời hạn 30 ngày.

Bước 5: Hết thời hạn lấy ý kiến, UBND phường, thị trấn phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp tổng hợp ý kiến của người dân hoàn chỉnh Báo cáo kết quả tham gia xây dựng đô thị văn minh.

Bước 6: Ủy ban nhân dân phường, thị trấn lập hồ sơ đề nghị công nhận và công nhận lại đạt chuẩn đô thị văn minh trình Chủ tịch UBND cấp quận, huyện, thị xã.

4. Trình tự, thủ tục công nhận và công nhận lại phường, thị trấn đạt chuẩn đô thị văn minh

Bước 1: Phường hoặc thị trấn nơi đề nghị công nhận và công nhận lại đạt chuẩn đô thị văn minh lập hồ sơ trình Chủ tịch UBND cấp quận, huyện, thị xã bao gồm: Tờ trình đề nghị công nhận và công nhận lại đạt chuẩn đô thị văn minh; Báo cáo kết quả xây dựng đô thị văn minh; Bản tổng hợp của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phường, thị trấn về kết quả lấy ý kiến hài lòng và đồng ý đề nghị công nhận và công nhận lại đạt chuẩn đô thị văn minh của người dân; Báo cáo của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phường, thị trấn và các tổ chức chính trị - xã hội về kết quả tham gia xây dựng đô thị văn minh.

Bước 2: Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kê từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Chủ tịch UBND cấp quận, huyện, thị xã thành lập Hội đồng thẩm định xét, công nhận và công nhận lại phường, thị trấn đạt chuẩn đô thị văn minh. Thành viên của Hội đồng bao gồm: Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND cấp quận, huyện, thị xã là Chủ tịch Hội đồng; Đại diện lãnh đạo Phòng Văn hóa và Thông tin là Phó Chủ tịch Hội đồng; Đại diện lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các phòng Văn hóa và Thông tin, phòng Quản lý đô thị hoặc phòng Kinh tế hạ tầng, các phòng, ngành có liên quan là thành viên Hội đồng.

Bước 3: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày thành lập, Hội đồng tổ chức họp, thảo luận, bỏ phiếu xét, công nhận và công nhận lại phường, thị trấn đạt chuẩn đô thị văn minh. Cuộc họp chỉ được tiến hành khi có từ 70% trở lên số thành viên Hội đồng có mặt.

Bước 4: Cơ quan thường trực Hội đồng thuộc UBND cấp quận, huyện, thị xã hoàn thiện hồ sơ đề nghị xét, công nhận và công nhận lại khi kết quả ý kiến nhất trí của các thành viên Hội đồng dự họp đạt từ 90% trở lên, trình Chủ tịch UBND cấp quận, huyện, thị xã xem xét, quyết định.

Bước 5: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có kết quả thẩm định, Chủ tịch UBND cấp quận, huyện, thị xã ban hành quyết định công nhận và công nhận lại phường, thị trấn đạt chuẩn đô thị văn minh. Trường hợp không công nhận và không công nhận lại phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

5. Công bố kết quả công nhận và công nhận lại phường, thị trấn đạt chuẩn đô thị văn minh

Chủ tịch UBND cấp quận, huyện, thị xã công bố danh sách phường, thị trấn đạt chuẩn đô thị văn minh và công khai trên phương tiện thông tin đại chúng và trang thông tin điện tử của đơn vị. Thời hạn công bố danh sách phường, thị trấn đạt chuẩn đô thị văn minh là không quá 30 ngày, kể từ ngày quyết định công nhận và công nhận lại.

PHỤ LỤC II.

TIÊU CHÍ, TRÌNH TỰ, THỦ TỤC XÉT CÔNG NHẬN, CÔNG NHẬN LẠI QUẬN, THỊ XÃ ĐẠT CHUẨN ĐÔ THỊ VĂN MINH
(Kèm theo Kế hoạch số 271/KH-UBND ngày 14 tháng 11 năm 2023 của UBND thành phố Hà Nội)

1. Tiêu chí đánh giá và điều kiện xét công nhận và công nhận lại đối với quận, thị xã đạt chuẩn đô thị văn minh

- Có đăng ký quận, thị xã đạt chuẩn đô thị văn minh với UBND Thành phố.

- Đạt 09 tiêu chí: Quy hoạch đô thị; Giao thông đô thị; Môi trường và an toàn thực phẩm đô thị; An ninh, trật tự đô thị; Thông tin, truyền thông đô thị; Việc làm, thu nhập bình quân, hộ nghèo ở đô thị; Văn hóa, thể thao đô thị; Y tế, giáo dục đô thị; Hệ thống chính trị và trách nhiệm của chính quyền đô thị.

- Thời gian đăng ký: 02 năm, đối với công nhận lần đầu; 05 năm, đối với công nhận lại.

- Có 100% phường, thị trấn trực thuộc được công nhận và công nhận lại đạt chuẩn đô thị văn minh.

- Có 100% xã trực thuộc (nếu có) được công nhận và công nhận lại đạt chuẩn nông thôn mới.

2. Hình thức đăng ký xây dựng quận, thị xã đạt chuẩn đô thị văn minh

Quận, thị xã gửi văn bản đăng ký xây dựng quận, thị xã đạt chuẩn đô thị văn minh đến UBND Thành phố, ghi đầy đủ các nội dung thông tin: Tên đơn vị, địa chỉ, ngày, tháng, năm đăng ký xây dựng, đại diện lãnh đạo đơn vị ký văn bản đăng ký xây dựng đô thị văn minh.

3. Các bước tự đánh giá kết quả thực hiện các tiêu chí quận, thị xã đạt chuẩn đô thị văn minh

Bước 1: UBND quận, thị xã tổ chức tự đánh giá cụ thể thực tế mức độ đạt từng tiêu chí (theo Bảng đánh giá quy định tại Phụ lục II kèm theo Quyết định số 04/2022/QĐ-TTg ngày 18 tháng 02 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ).

Bước 2: UBND quận, thị xã lập Báo cáo kết quả xây dựng đô thị văn minh và gửi Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp để tham gia ý kiến.

Bước 3: UBND quận, thị xã gửi văn bản đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp tổ chức lấy ý kiến của người dân về sự hài lòng và đồng ý đề nghị công nhận và công nhận lại đạt chuẩn đô thị văn minh (kèm theo Bảng đánh giá Báo cáo kết quả xây dựng đô thị văn minh sau khi đã tiếp thu ý kiến của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp).

Bước 4: Báo cáo kết quả xây dựng đô thị văn minh của UBND quận, thị xã phải được thông báo, công bố công khai để lấy ý kiến trong thời hạn 30 ngày.

Bước 5: Hết thời hạn lấy ý kiến, UBND quận, thị xã phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp tổng hợp ý kiến của người dân về sự hài lòng và đồng ý đề nghị công nhận và công nhận lại đạt chuẩn đô thị văn minh; tham gia hoàn chỉnh Báo cáo kết quả tham gia xây dựng đô thị văn minh của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận, thị xã, thành phố thuộc cấp tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội.

Bước 6: UBND quận, thị xã lập hồ sơ đề nghị công nhận và công nhận lại đạt chuẩn đô thị văn minh trình Chủ tịch UBND Thành phố.

4. Trình tự, thủ tục công nhận và công nhận lại quận, thị xã đạt chuẩn đô thị văn minh

Bước 1: UBND cấp quận, thị xã nơi đề nghị công nhận và công nhận lại đạt chuẩn đô thị văn minh lập hồ sơ bao gồm: Tờ trình đề nghị công nhận và công nhận lại đạt chuẩn đô thị văn minh; Báo cáo kết quả xây dựng đô thị văn minh; Báo cáo của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận, thị xã về kết quả lấy ý kiến hài lòng và đồng ý đề nghị công nhận, công nhận lại đạt chuẩn đô thị văn minh của người dân; Báo cáo của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận, thị xã và các tổ chức chính trị - xã hội về kết quả tham gia xây dựng đô thị văn minh; Báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định.

Bước 2: Sở Văn hóa và Thể thao tổng hợp, thẩm định tính hợp lệ, đầy đủ của hồ sơ đề nghị công nhận, công nhận lại của quận, thị xã đạt chuẩn đô thị văn minh; chủ trì phối hợp các sở, ngành, đơn vị có liên quan tổ chức thẩm định đánh giá, báo cáo trình Hội đồng thẩm định.

Bước 3: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Chủ tịch UBND Thành phố thành lập Hội đồng thẩm định xét, công nhận và công nhận lại quận, thị xã đạt chuẩn đô thị văn minh. Thành viên của Hội đồng bao gồm: Chủ tịch UBND Thành phố hoặc Phó Chủ tịch là Chủ tịch Hội đồng; Đại diện lãnh đạo Sở Văn hóa và Thể thao, lãnh đạo Sở Xây dựng là Phó Chủ tịch Hội đồng; Đại diện lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố, sở, ban, ngành có liên quan là thành viên Hội đồng.

Bước 4: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày thành lập, Hội đồng tổ chức họp, thảo luận, bỏ phiếu xét, công nhận và công nhận lại cấp quận, thị xã đạt chuẩn đô thị văn minh. Cuộc họp chỉ được tiến hành khi có từ 70% trở lên số thành viên Hội đồng có mặt.

Bước 5: Cơ quan thường trực Hội đồng thuộc UBND Thành phố hoàn thiện hồ sơ đề nghị xét, công nhận và công nhận lại khi kết quả ý kiến nhất trí của các thành viên Hội đồng dự họp đạt từ 90% trở lên, trình Chủ tịch UBND Thành phố xem xét, quyết định.

Bước 6: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có kết quả thẩm định, Chủ tịch UBND Thành phố ban hành quyết định công nhận và công nhận lại quận, thị xã đạt chuẩn đô thị văn minh. Trường hợp không công nhận và không công nhận lại phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

5. Công bố kết quả công nhận và công nhận lại quận, thị xã đạt chuẩn đô thị văn minh

Chủ tịch UBND Thành phố công bố danh sách quận, thị xã đạt chuẩn đô thị văn minh và công khai trên phương tiện thông tin đại chúng và trang thông tin điện tử của Thành phố. Thời hạn công bố danh sách quận, thị xã đạt chuẩn đô thị văn minh là không quá 30 ngày, kể từ ngày quyết định công nhận và công nhận lại.

PHỤ LỤC III

BẢNG BẢNG ĐÁNH GIÁ TIÊU CHÍ PHƯỜNG, THỊ TRẤN ĐẠT CHUẨN ĐÔ THỊ VĂN MINH
(Kèm theo Kế hoạch số 271/KH-UBND ngày 14/11/2023 của UBND thành phố Hà Nội)

STT

Tên tiêu chí

Nội dung tiêu chí

Tiêu chuẩn đạt chuẩn

Đơn vị hướng dẫn

1

Quy hoạch đô thị

1. Quy hoạch chung đô thị phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt và công bố công khai tại địa bàn.

Đạt

Sở Quy hoạch - Kiến trúc

2. Công trình công cộng xây mới đúng quy hoạch; có kiến trúc hài hòa, đảm bảo quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng hiện hành.

Đạt

Sở Quy hoạch - Kiến trúc, Sở Xây dựng

3. Trụ sở Ủy ban nhân dân phường, thị trấn, nhà văn hóa, trường học, trạm y tế được xây mới hoặc cải tạo, nâng cấp đảm bảo tiêu chuẩn, quy chuẩn được quản lý và sử dụng đúng mục đích.

Đạt

Sở Xây dựng

4. Số hộ có nhà xây kiên cố phù hợp với kiến trúc chung của đô thị.

70%

Sở Xây dựng

5. Quản lý, khai thác, sử dụng hiệu quả các công trình công cộng trên địa bàn, phục vụ lợi ích công cộng; không có trường hợp lấn chiếm, sử dụng trái phép đất công và công trình công cộng.

Đạt

Sở Xây dựng

6. Tổ dân phố trong phường, thị trấn vận động nhân dân thường xuyên tham gia bảo vệ cơ sở hạ tầng đô thị và giữ gìn vệ sinh môi trường.

Đạt

Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường

7. Không có nhà tạm, nhà dột nát.

Đạt

Sở Xây dựng

2

Giao thông đô thị

1. Các tuyến đường trên địa bàn phường, thị trấn được rải nhựa hoặc bê tông hóa theo quy hoạch; các tuyến phố chính đều có vỉa hè, điện chiếu sáng, cây xanh, cây bóng mát.

Đạt

Sở Giao thông Vận tải, Sở Xây dựng

2. Hệ thống điều khiển giao thông, đèn tín hiệu, biển chỉ dẫn được lắp đặt đầy đủ theo quy định.

Đạt

Sở Giao thông Vận tải

3. Hành lang an toàn giao thông đảm bảo mỹ quan đô thị; không có hiện tượng lấn chiếm lòng đường, vỉa hè kinh doanh, buôn bán, vi phạm trật tự an toàn giao thông.

Đạt

Sở Giao thông Vận tải

4. Hệ thống đường điện trên địa bàn phường, thị trấn an toàn theo quy định.

Đạt

Sở Công thương

5. Số hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn.

Đạt

Sở Công thương

6. Tỷ lệ đường phố chính được chiếu sáng.

90%

Sở Xây dựng

7. Tỷ lệ đường khu nhà ở, ngõ phố được chiếu sáng.

70%

Sở Xây dựng

3

Môi trường và an toàn thực phẩm đô thị

1. Trồng cây xanh công cộng tại các đường phố, khu vui chơi; các hộ gia đình trồng hoa, cây xanh trong khuôn viên gia đình, trên địa bàn khu dân cư.

Đạt

Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Xây dựng

2. Doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, hộ sản xuất kinh doanh cá thể, hộ dân trên địa bàn phải đạt các tiêu chuẩn vệ sinh môi trường theo quy định; chất thải, nước thải, rác thải được thu gom, xử lý đúng quy định.

Đạt

Sở Tài nguyên và Môi trường

3. Số hộ gia đình sử dụng nước sạch theo quy định.

100%

Sở Xây dựng

4. Số hộ gia đình có nhà tiêu, nhà tắm, bể chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh và đảm bảo 3 sạch.

100%

Sở Xây dựng

5. Hộ gia đình và cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm tuân thủ các quy định về đảm bảo an toàn thực phẩm.

100%

Sở Y tế

6. Không để xảy ra tình trạng ngộ độc thực phẩm lớn (≥30 người mắc) trên địa bàn quản lý.

Đạt

Sở Y tế

4

An ninh, trật tự đô thị

1. Không để xảy ra hoạt động chống đảng, chống chính quyền, phá hoại khối đại đoàn kết.

Đạt

Công an Thành phố

2. Không để xảy ra các hoạt động phá hoại các mục tiêu, công trình trọng điểm về kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc gia.

Đạt

Công an Thành phố

3. Không để xảy ra hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo trái pháp luật; hoạt động lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo, dân tộc, tranh chấp, khiếu kiện phức tạp về an ninh trật tự.

Đạt

Công an Thành phố

4. Không để xảy ra hoạt động kích động, xúi giục, cưỡng ép, dụ dỗ, mua chuộc, lôi kéo người khác tập trung đông người khiếu nại, gây rối an ninh, trật tự công cộng hoặc lợi dụng việc khiếu nại để tuyên truyền chống nhà nước; xuyên tạc, vu khống, đe dọa, xúc phạm uy tín, danh dự của cơ quan, tổ chức, người có trách nhiệm được phân công giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Đạt

Công an Thành phố

5. Thực hiện tốt công tác phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Tỷ lệ tội phạm, vi phạm pháp luật, tai nạn giao thông không tăng so với năm trước; không có vụ việc về cháy, nổ, tai nạn giao thông từ nghiêm trọng trở lên (trừ trường hợp bất khả kháng), không có đối tượng tham gia đua xe và không để xảy ra tình trạng đua xe trái phép trên địa bàn.

Đạt

Công an Thành phố

6. Phường, thị trấn đạt tiêu chuẩn an toàn về an ninh, trật tự.

Đạt

Công an Thành phố

5

Thông tin, truyền thông đô thị

1. Phường, thị trấn có đài truyền thanh và hệ thống truyền thanh và loa truyền thanh thông minh đến các tổ dân phố.

Đạt

Sở Thông tin và Truyền thông

2. Phường, thị trấn được trang bị sử dụng công nghệ viễn thông, Internet bằng các nội dung về phường, thị trấn có mạng nội bộ (LAN) bảo đảm an toàn an ninh mạng; cán bộ, công chức phường, thị trấn được trang bị máy tính và có kết nối Internet băng rộng.

Đạt

Sở Thông tin và Truyền thông

3. Phường, thị trấn ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, điều hành bằng các nội dung cụ thể hơn về ứng dụng hệ thống một cửa điện tử, sử dụng các phần mềm dùng chung và ứng dụng chữ ký số trong quản lý điều hành tại phường, thị trấn.

Đạt

Văn phòng UBND Thành phố

4. Các hộ gia đình có thiết bị nghe nhìn thông minh, có thuê bao Internet băng rộng và tỷ lệ người dân sử dụng điện thoại di động thông minh.

100%

Sở Thông tin và Truyền thông

5. Có kênh giao tiếp chính thức trên mạng xã hội của Việt Nam (Zalo, Mocha, Lotus, Gapo,...).

Đạt

Sở Thông tin và Truyền thông

6

Việc làm, thu nhập bình quân, hộ nghèo đô thị

1. Tỷ lệ người có việc làm trên dân số trong độ tuổi lao động có khả năng tham gia lao động từ 90% trở lên (đối với phường), 80% trở lên (đối với thị trấn).

Đạt

Sở lao động, Thương binh và Xã hội

2. Thu nhập bình quân đầu người bằng hoặc cao hơn thu nhập bình quân đầu người của toàn tỉnh, thành phố.

Đạt

Sở lao động, Thương binh và Xã hội

3. Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều thấp hơn so với quy định chung của địa phương.

Đạt

Sở lao động, Thương binh và Xã hội

7

Văn hóa, thể thao đô thị

1. Có Trung tâm Văn hóa - Thể thao hoặc Nhà văn hóa có cơ sở vật chất, trang thiết bị bảo đảm, được quản lý sử dụng đúng mục đích.

Đạt

Sở Văn hóa và Thể thao

2. 90% tổ dân phố thuộc phường; 80% tổ dân phố thuộc thị trấn có điểm sinh hoạt văn hóa, thể thao, hoạt động thường xuyên, hiệu quả.

Đạt

Sở Văn hóa và Thể thao

3. Số hộ gia đình thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội và nếp sống văn minh đô thị theo các quy định của trung ương, địa phương và quy ước của tổ dân phố.

90%

Sở Văn hóa và Thể thao

4. Các đội văn nghệ, thể thao, các câu lạc bộ ở phường, thị trấn và các tổ dân phố thường xuyên hoạt động.

Đạt

Sở Văn hóa và Thể thao

5. Có tủ sách pháp luật đảm bảo các đầu sách, thường xuyên được bổ sung, cập nhật các loại sách, báo, tài liệu tuyên truyền các quy định của pháp luật.

Đạt

Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Tư pháp

8

Y tế, giáo dục đô thị

1. Phường, thị trấn đạt tiêu chí quốc gia về y tế.

Đạt

Sở Y tế

2. Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế.

90%

Bảo hiểm Xã hội TP

3. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thế thấp còi (chiều cao theo tuổi) ≤15%.

Đạt

Sở Y tế

4. Tỷ lệ trường học các cấp (mầm non, tiểu học, trung học cơ sở hoặc trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là trung học cơ sở) đạt tiêu chuẩn cơ sở vật chất theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và có ít nhất 60% trở lên số trường học trên địa bàn được công nhận đạt chuẩn quốc gia.

Đạt

Sở Giáo dục và Đào tạo

5. Phổ cập đối với giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi; phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi; phổ cập giáo dục trung học cơ sở.

100%

Sở Giáo dục và Đào tạo

6. Đạt tỷ lệ phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi; phổ cập giáo dục tiểu học; phổ cập giáo dục trung học cơ sở; xóa mù chữ theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Sở Giáo dục và Đào tạo

7. 70% số học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở được tiếp tục học trung học (phổ thông, bổ túc trung cấp). Tỷ lệ học sinh đỗ vào các trường dạy nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học đạt 80% trở lên đối với phường, 70% trở lên đối với thị trấn.

Sở Giáo dục và Đào tạo

8. Tỷ lệ lao động có việc làm qua đào tạo đạt >50% đối với phường; >40% đối với thị trấn.

Đạt

Cục Thống kê Thành phố, Sở LĐTB&XH

9

Hệ thống chính trị và trách nhiệm của chính quyền đô thị

1. Cán bộ, công chức làm việc tại phường, thị trấn đạt chuẩn theo quy định.

Đạt

Sở Nội vụ

2. Hàng năm tổ chức Đảng đạt trong sạch, vững mạnh; Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội đạt từ loại khá trở lên.

Đạt

Ban Tổ chức Thành ủy, Ban Dân vận Thành ủy

3. Thủ tục hành chính phục vụ người dân, doanh nghiệp đơn giản, thuận tiện, tiến bộ đáp ứng được nhu cầu của người dân trên địa bàn.

Đạt

Văn phòng UBND Thành phố, Sở Thông tin và Truyền thông

4. Triển khai dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân, doanh nghiệp theo đúng quy định.

Đạt

Văn phòng UBND Thành phố, Sở Thông tin và Truyền thông

5. Phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật theo quy định.

Đạt

Sở Tư pháp

PHỤ LỤC IV

BẢNG ĐÁNH GIÁ TIÊU CHÍ QUẬN, THỊ XÃ ĐẠT CHUẨN ĐÔ THỊ VĂN MINH
(Kèm theo Kế hoạch số 271/KH-UBND ngày 14/11/2023 UBND thành phố Hà Nội)

STT

Tên tiêu chí

Nội dung tiêu chí

Tiêu chuẩn đạt chuẩn

Đơn vị hướng dẫn

1

Quy hoạch đô thị

1. Có quy hoạch chung, quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết của quận, thị xã, thành phố được cấp có thẩm quyền phê duyệt và công bố công khai đúng quy định.

Đạt

Sở Quy hoạch - Kiến trúc, UBND các quận, thị xã

2. Có đủ công trình hạ tầng kỹ thuật thiết yếu hoặc hạ tầng xã hội thiết yếu được xây dựng theo quy hoạch xây dựng đối với quận (hoặc thị xã, thành phố).

Đạt

Sở Xây dựng

2

Giao thông đô thị

Hệ thống giao thông trên địa bàn quận thị xã, thành phố đảm bảo kết nối thông suốt giữa các phường, xã, thị trấn trên địa bàn và không bị ngập úng theo quy định.

Đạt

Sở Giao thông Vận tải, Sở Xây dựng

3

Môi trường đô thị

1. Có hệ thống thu gom, phân loại, xử lý rác thải trên địa bàn đảm bảo yêu cầu vệ sinh môi trường.

Đạt

Sở Tài nguyên và Môi trường

2. Tỷ lệ hộ gia đình thực hiện phân loại rác thải tại nguồn.

>= 90%

Sở Tài nguyên và Môi trường

3. Tỷ lệ các Khu dân cư trên địa bàn sạch, đẹp.

>= 80%

Sở Tài nguyên và Môi trường

4

An ninh, trật tự đô thị

1. Cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở giáo dục trên địa bàn đạt tiêu chuẩn an toàn về an ninh, trật tự.

Đạt

Công an Thành phố

2. Có hệ thống camera giám sát, bảo đảm an ninh, trật tự được lắp đặt ở các tuyến đường chính.

Đạt

Công an Thành phố

5

Thông tin, truyền thông đô thị

1. Hạ tầng công nghệ thông tin truyền thống: có mạng nội bộ LAN và mạng diện rộng kết nối với các phòng chuyên môn và các xã, phường, thị trấn trực thuộc được bảo đảm an toàn an ninh mạng; tỷ lệ cán bộ, công chức được trang bị máy tính và có kết nối Internet băng rộng.

Đạt

Sở Thông tin và Truyền thông

2. Ứng dụng hệ thống một cửa điện tử, sử dụng các phần mềm dùng chung và ứng dụng chữ ký số trong quản lý điều hành.

Đạt

Sở Thông tin và Truyền thông

3. Cổng thông tin điện tử cung cấp đầy đủ thông tin theo quy định.

Đạt

Sở Thông tin và Truyền thông

6

Việc làm, Thu nhập bình quân, hộ nghèo ở đô thị

1. Thu nhập bình quân đầu người cao hơn thu nhập bình quân đầu người của toàn tỉnh, thành phố.

Đạt

Cục Thống kê TP

2. Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều thấp hơn so với quy định chung của địa phương.

Đạt

Sở Lao động, Thương binh và Xã hội

7

Văn hóa, thể thao đô thị

Có trung tâm văn hóa, thể thao quận, thị xã, thành phố; có nhiều hoạt động văn hóa, thể thao hiệu quả.

Đạt

Sở Văn hóa và Thể thao

8

Y tế, giáo dục đô thị

1. Trung tâm y tế quận (thị xã, thành phố) đạt chuẩn theo quy định.

Đạt

Sở Y tế

2. Các trường trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 trở lên.

100%

Sở Giáo dục và Đào tạo

9

Hệ thống chính trị và trách nhiệm của chính quyền đô thị

1. Hàng năm tổ chức Đảng đạt trong sạch, vững mạnh; Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội đạt từ loại khá trở lên.

Đạt

Ban Tổ chức Thành ủy, Ban Dân vận Thành ủy

2. Thủ tục hành chính phục vụ người dân, thuận tiện, đáp ứng được nhu cầu của người dân trên địa bàn.

Đạt

Văn phòng UBND Thành phố, Sở Thông tin và Truyền thông

3. Có dịch vụ công trực tuyến từ cấp độ 3 trở lên.

Đạt

Văn phòng UBND Thành phố

4. Quận (thị xã, thành phố) đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.

Đạt

Sở Tư pháp

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 271/KH-UBND ngày 14/11/2023 triển khai thực hiện Quyết định 04/2022/QĐ-TTg quy định tiêu chí, trình tự, thủ tục xét công nhận đạt chuẩn đô thị văn minh do Thành phố Hà Nội ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.145

DMCA.com Protection Status
IP: 95.108.213.128
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!