UBND
TỈNH ĐIỆN BIÊN
SỞ XÂY DỰNG
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------
|
Số:
296/HD-SXD
|
Điện
Biên Phủ, ngày 27 tháng 7 năm 2007
|
HƯỚNG DẪN
QUY ĐỊNH VỀ ĐIỀU KIỆN NĂNG LỰC CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN HOẠT ĐỘNG
XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐIỆN BIÊN
- Căn cứ Luật Xây dựng;
- Căn cứ Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về Quản lý
chất lượng công trình xây dựng;
- Căn cứ Nghị định 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ về Quản lý dự án
đầu tư xây dựng công trình;
- Căn cứ Nghị định số 112/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 của Chính phủ về Sửa đổi, bổ
sung một số điều của Nghị định số 16/2005/NĐ-CP về Quản lý dự án đầu tư xây dựng
công trình;
- Căn cứ Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/6/2007 của Chính phủ về Quản lý chi
phí đầu tư xây dựng công trình;
- Căn cứ Thông tư số 12/2005/TT-BXD ngày 15/7/2005 của Bộ Xây dựng về Hướng dẫn
một số nội dung về Quản lý chất lượng công trình xây dựng và điều kiện năng lực
của tổ chức, cá nhân trong hoạt động xây dựng.
- Căn cứ Thông tư số 02/2007/TT-BXD ngày 12/02/2007 của Bộ Xây dựng về Hướng dẫn
một số nội dung về: Lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình;
giấy phép xây dựng và tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình quy định
tại Nghị định 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 và Nghị định số 112/2006/NĐ-CP ngày
29/9/2006 của Chính phủ;
Sở Xây dựng hướng dẫn chi tiết một số nội dung Quy định về điều kiện năng lực của
tổ chức, cá nhân hoạt động xây dựng trên địa bàn tỉnh Điện Biên như sau:
Phần 1
PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG
I. ĐỐI VỚI TỔ
CHỨC
1. Các Ban quản lý dự án đầu tư
xây dựng công trình.
2. Các tổ chức tư vấn: Lập dự
án, Quản lý dự án, Khảo sát xây dựng, Thiết kế xây dựng công trình; Giám sát
thi công xây dựng công trình; Thẩm tra thiết kế, thiết kế bản vẽ thi công - dự
toán, tổng dự toán công trình; Quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
3. Các tổ chức thi công xây dựng
công trình.
II. ĐỐI VỚI
CÁ NHÂN
1. Các cá nhân khi làm công tác
tư vấn: Giám đốc tư vấn quản lý dự án; Chủ nhiệm lập dự án; Chủ nhiệm khảo sát
xây dựng; Chủ nhiệm thiết kế xây dựng công trình; Chủ trì thiết kế xây dựng
công trình; Chủ trì thẩm tra (đối với tổ chức tư vấn), chủ trì thẩm định (đối với
Ban quản lý dự án của Chủ đầu tư) thiết kế, thiết kế bản vẽ thi công - dự toán,
tổng dự toán công trình; Kỹ sư định giá xây dựng.
2. Các cá nhân làm Giám đốc, Phó
giám đốc và những người phụ trách chuyên môn, nghiệp vụ của Ban quản lý dự án của
Chủ đầu tư.
3. Các cá nhân làm Giám sát thi
công công trình xây dựng (xây dựng và hoàn thiện, lắp đặt thiết bị công trình
và lắp đặt thiết bị công nghệ).
4. Các cá nhân làm Chỉ huy trưởng
công trường xây dựng của các tổ chức thi công xây dựng công trình.
5. Các cá nhân hành nghề độc lập
về thiết kế, khảo sát, giám sát thi công xây dựng công trình, quản lý chi phí đầu
tư xây dựng.
Phần 2
QUY ĐỊNH CHUNG
Các tổ chức, cá nhân khi tham
gia hoạt động xây dựng nêu trên phải có đủ điều kiện, năng lực phù hợp với từng
công việc, loại, cấp công trình, nhóm dự án theo quy định; phải chịu trách nhiệm
trước Chủ đầu tư và pháp luật trước kết quả thực hiện công việc của mình.
I. TỔ CHỨC
1. Năng lực hoạt động xây dựng của
tổ chức được xác định theo cấp bậc trên cơ sở năng lực hành nghề xây dựng của
các cá nhân trong tổ chức, kinh nghiệm hoạt động xây dựng, khả năng tài chính,
thiết bị và khả năng quản lý của tổ chức.
2. Đối với các dự án sử dụng vốn
ngân sách Nhà nước, vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát
triển của Nhà nước thì Nhà thầu thiết kế xây dựng công trình không được tư vấn
giám sát công trình do mình thiết kế; Nhà thầu giám sát thi công xây dựng không
được ký hợp đồng với nhà thầu thi công xây dựng thực hiện kiểm định chất lượng
vật liệu và công trình xây dựng đối với công trình do mình giám sát.
3. Tổ chức tư vấn khi hoạt động
trong lĩnh vực tư vấn nào thì được xếp hạng theo lĩnh vực tư vấn đó. Căn cứ vào
năng lực của mình các tổ chức hoạt động xây dựng tự xếp hạng theo quy định làm
cơ sở cho việc tham gia các hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng.
II. CÁ NHÂN
1. Cá nhân tham gia hoạt động
xây dựng phải có văn bằng, chứng chỉ đào tạo phù hợp với công việc đảm nhận do
các cơ sở đào tạo hợp pháp cấp.
2. Cá nhân đảm nhận chức danh Chủ
nhiệm đồ án thiết kế Quy hoạch xây dựng; Chủ nhiệm thiết kế xây dựng công
trình; Chủ trì các đồ án thiết kế; Chủ nhiệm khảo sát xây dựng; Chủ trì thẩm
tra, thẩm định thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công - dự toán, tổng dự
toán công trình; Giám sát thi công xây dựng và cá nhân hành nghề độc lập thực
hiện các công việc nêu trên phải có chứng chỉ hành nghề theo quy định.
3. Cá nhân đảm nhận chức danh
Giám đốc tư vấn quản lý dự án, Chỉ huy trưởng công trường, Giám sát thi công
xây dựng không được đồng thời đảm nhận quá một công việc theo chức danh trong
cùng một thời gian.
4. Cá nhân đảm nhận chức danh
Giám đốc tư vấn quản lý dự án; Chỉ huy trưởng công trường; Chủ nhiệm đồ án thiết
kế Quy hoạch xây dựng; Chủ nhiệm thiết kế xây dựng công trình; Chủ trì các đồ
án thiết kế; Chủ nhiệm khảo sát xây dựng; Chủ trì thẩm tra, chủ trì thẩm định
thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công - dự toán, tổng dự toán công trình;
Giám sát thi công xây dựng phải có hợp đồng lao động dài hạn với tổ chức tư vấn
theo quy định pháp luật.
III. CHỦ ĐẦU
TƯ
1. Các Chủ đầu tư khi ký kết hợp
đồng trong các lĩnh vực hoạt động xây dựng phải kiểm tra điều kiện năng lực của
tổ chức, cá nhân là đối tác trong hợp đồng, nếu đảm bảo các điều kiện về năng lực
theo quy định mới được thực hiện ký kết hợp đồng.
2. Chủ đầu tư khi thành lập Ban
quản lý dự án hoặc lựa chọn nhà thầu để thực hiện các công việc trong hoạt động
xây dựng phải căn cứ vào các Quy định về điều kiện năng lực và phải chịu trách
nhiệm trước pháp luật về những thiệt hại do không đủ năng lực họat động của Ban
quản lý dự án của mình hoặc các tổ chức, cá nhân hoạt động xây dựng do mình lựa
chọn.
Phần 3
QUY ĐỊNH CỤ THỂ ĐỐI VỚI
TỔ CHỨC VÀ CÁ NHÂN
I. ĐỐI VỚI
CÁ NHÂN
1. Chủ nhiệm lập dự án:
a) Năng lực của Chủ nhiệm lập dự
án được phân thành hai hạng theo loại công trình. Chủ nhiệm lập dự án phải có
trình độ đại học thuộc chuyên ngành phù hợp với tính chất, yêu cầu của dự án và
đáp ứng các điều kiện tương ứng với mỗi hạng dưới đây:
- Hạng 1: Có thời gian
liên tục làm công tác lập dự án tối thiểu 7 năm, đã là Chủ nhiệm lập 1 dự án
nhóm A hoặc hai dự án nhóm B cùng loại hoặc là Chủ nhiệm thiết kế hạng 1 đối với
công trình cùng loại dự án.
- Hạng 2: Có thời gian
liên tục làm công tác lập dự án tối thiểu 5 năm, đã là Chủ nhiệm lập 1 dự án
nhóm B hoặc hai dự án nhóm C cùng loại hoặc đã là Chủ nhiệm thiết kế hạng 2 trở
lên đối với công trình cùng loại dự án.
- Riêng đối với vùng sâu, vùng
xa những cá nhân có bằng Cao đẳng, Trung cấp thuộc chuyên ngành phù hợp với loại
dự án, có thời gian liên tục làm công tác lập dự án, thiết kế tối thiểu 5 năm
thì được công nhận là Chủ nhiệm lập dự án hạng 2.
b) Phạm vi hoạt động:
- Hạng 1: Được làm Chủ nhiệm lập
dự án đối với dự án quan trọng Quốc gia, dự án nhóm A, B, C cùng loại.
- Hạng 2: Được làm Chủ nhiệm lập
dự án nhóm B, C cùng loại.
- Đối với cá nhân chưa được xếp
hạng được làm Chủ nhiệm lập dự án đối với dự án chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế
- kỹ thuật xây dựng công trình cùng loại.
2. Giám đốc tư vấn quản lý dự
án:
a) Năng lực của Giám đốc tư vấn
quản lý dự án được phân thành 2 hạng theo loại dự án. Giám đốc tư vấn quản lý dự
án phải có trình độ đại học thuộc chuyên ngành xây dựng phù hợp với yêu cầu của
dự án và đáp ứng các điều kiện tương ứng với mỗi hạng dưới đây:
- Giám đốc tư vấn quản lý dự án
hạng 1: Có thời gian liên tục làm công tác thiết kế, thi công xây dựng tối thiểu
7 năm. Đã làm Giám đốc hoặc phó Giám đốc tư vấn quản lý dự án của 1 dự án nhóm
A hoặc 2 dự án nhóm B cùng loại đã là Chỉ huy trưởng công trường hạng 1 hoặc Chủ
nhiệm thiết kế hạng 1.
- Giám đốc tư vấn quản lý dự án
hạng 2: Có thời gian liên tục làm công tác thiết kế, thi công xây dựng tối thiểu
5 năm. Đã là Giám đốc hoặc phó Giám đốc tư vấn quản lý dự án của 1 dự án nhóm B
hoặc 2 dự án nhóm C cùng loại hoặc đã là Chỉ huy trưởng công trường hạng 2 hoặc
Chủ nhiệm thiết kế hạng 2.
- Đối với vùng sâu, vùng xa những
người có trình độ Cao đẳng hoặc Trung cấp thuộc chuyên ngành xây dựng phù hợp với
loại công trình, có kinh nghiệm trong công tác lập dự án hoặc thiết kế hoặc thi
công xây dựng tối thiểu 5 năm được giữ chức danh Giám đốc tư vấn quản lý dự án
hạng 2.
b) Trường hợp Chủ đầu tư thành lập
Ban quản lý dự án thì Giám đốc Ban quản lý dự án phải có năng lực tương ứng với
Giám đốc tư vấn quản lý dự án cùng loại dự án nêu trên.
c) Phạm vi hoạt động:
- Hạng 1: Được quản lý dự án
quan trọng Quốc gia, Dự án nhóm A, B, C.
- Hạng 2: Được quản lý dự án
nhóm B, C.
d) Các phó giám đốc và những người
phụ trách chuyên môn, nghiệp vụ của tổ chức tư vấn quản lý dự án phải có trình
độ đại học (đối với vùng sâu, vùng xa có trình độ Cao đẳng hoặc Trung cấp) thuộc
các chuyên ngành phù hợp và có thời gian làm việc chuyên môn tối thiểu 3 năm.
3. Chủ nhiệm khảo sát xây dựng:
a) Năng lực của Chủ nhiệm khảo
sát xây dựng được phân thành 2 hạng như sau:
- Hạng 1: Có chứng chỉ hành nghề
kỹ sư, đã là Chủ nhiệm khảo sát hạng 2 và đã chủ nhiệm 5 nhiệm vụ khảo sát công
trình cấp II.
- Hạng 2: Có chứng chỉ hành nghề
kỹ sư, đã tham gia 3 nhiệm vụ khảo sát của công trình cấp II hoặc 4 nhiệm vụ khảo
sát của công trình cấp III kể từ khi có chứng chỉ hành nghề kỹ sư.
b) Phạm vi hoạt động:
- Hạng 1: Được làm Chủ nhiệm khảo
sát cùng loại công trình cấp đặc biệt, cấp I, II, III, IV.
- Hạng 2: Được làm Chủ nhiệm khảo
sát cùnh loại công trình cấp II, III, IV.
c) Đối với khảo sát địa hình,
các Chủ nhiệm khảo sát được làm Chủ nhiệm khảo sát các loại quy mô.
4. Chủ nhiệm thiết kế xây dựng
công trình:
a) Chủ nhiệm thiết kế xây dựng
công trình được phân thành 2 hạng như sau:
- Hạng 1: Có chứng chỉ hành nghề
kiến trúc sư, kỹ sư phù hợp với công việc đảm nhận. Đã là Chủ nhiệm thiết kế ít
nhất 1 công trình cấp đặc biệt hoặc cấp I hoặc 2 công trình cấp II cùng loại hoặc
đã là Chủ trì thiết kế một lĩnh vực chuyên môn chính của 3 công trình cấp đặc
biệt hoặc cấp I cùng loại.
- Hạng 2: Có chứng chỉ hành nghề
kiến trúc sư, kỹ sư phù hợp với công việc đảm nhận. Đã là Chủ nhiệm thiết kế ít
nhất 1 công trình cấp II, hoặc 2 công trình cấp III cùng loại hoặc đã là Chủ
trì thiết kế 1 lĩnh vực chuyên môn chính của 3 công trình cấp II cùng loại.
b) Phạm vi hoạt động:
- Hạng 1: Được làm Chủ nhiệm thiết
kế công trình cùng loại cấp đặc biệt, cấp I, II, III, IV và làm Chủ nhiệm lập dự
án nhóm A, B, C cùng loại.
- Hạng 2: Được làm chủ nhiệm thiết
kế công trình cùng loại cấp II, III, IV và được làm Chủ nhiệm lập dự án nhóm B,
C cùng loại.
5. Chủ trì thiết kế xây dựng
công trình:
a) Chủ trì thiết kế xây dựng
công trình được phân thành 2 hạng như sau:
- Hạng 1: Có chứng chỉ hành nghề
kiến trúc sư, kỹ sư phù hợp với công việc đảm nhận. Đã làm Chủ trì thiết kế
chuyên môn của ít nhất 1 công trình cấp đặc biệt hoặc cấp I hoặc 2 công trình cấp
II cùng loại.
- Hạng 2: Có chứng chỉ hành nghề
kiến trúc sư, kỹ sư phù hợp với công việc đảm nhận. Đã làm Chủ trì thiết kế
chuyên môn của ít nhất 1 công trình cấp II hoặc 2 công trình cấp III cùng loại
hoặc đã tham gia thiết kế 5 công trình cùng loại.
- Riêng đối với vùng sâu, vùng
xa, những cá nhân có trình độ cao đẳng, trung cấp thuộc chuyên ngành phù hợp với
loại công trình, có thời gian liên tục làm công tác thiết kế tối thiểu 5 năm
thì được làm Chủ trì thiết kế công trình cấp III, IV (trừ các công trình quy định
tại điều 28 của Nghị định 209/2005/NĐ-CP Quản lý chất lượng công trình xây dựng).
b) Phạm vi hoạt động:
- Hạng 1: Được làm Chủ trì thiết
kế cùng lĩnh vực chuyên môn công trình cấp đặc biệt, cấp I, II, III, IV.
- Hạng 2: Được làm Chủ trì thiết
kế cùng lĩnh vực chuyên môn công trình cấp II, III, IV.
6. Chỉ huy trưởng công trường:
a) Năng lực của Chỉ huy trưởng
công trường được phân thành 2 hạng. Chỉ huy trưởng công trường phải có bằng đại
học trở lên thuộc chuyên ngành phù hợp với loại công trình và đáp ứng các điều
kiện tương ứng với mỗi hạng dưới đây :
- Hạng 1: Có thời gian làm công
tác thi công xây dựng tối thiểu 7 năm. Đã là Chỉ huy trưởng công trường của
công trình cấp đặc biệt hoặc cấp I hoặc 2 công trình cấp II cùng loại.
- Hạng 2: Có thời gian liên tục
làm công tác thi công xây dựng tối thiểu 5 năm. Đã là Chỉ huy trưởng công trường
của công trình cấp II hoặc 2 công trình cấp III cùng loại.
- Đối với vùng sâu, vùng xa, những
người có trình độ Cao đẳng hoặc Trung cấp thuộc chuyên ngành xây dựng phù hợp với
loại công trình, có kinh nghiệm thi công tối thiểu 5 năm được giữ chức danh Chỉ
huy trưởng công trường hạng 2.
b) Phạm vi hoạt động:
- Hạng 1: Được làm Chỉ huy trưởng
công trường cấp đặc biệt, cấp I, II, III, IV cùng loại.
- Hạng 2: Được làm Chỉ huy trưởng
công trường từ cấp II, III, IV cùng loại.
7. Cá nhân hành nghề độc lập thiết
kế, khảo sát, quản lý chi phí đầu tư xây dựng, giám sát thi công xây dựng:
a) Điều kiện đối với cá nhân
hành nghề độc lập thiết kế, khảo sát, quản lý chi phí đầu tư xây dựng, giám sát
thi công xây dựng công trình như sau:
- Có chứng chỉ hành nghề phù hợp
với lĩnh vực hành nghề.
- Có đăng ký hoạt động hành nghề
theo quy định của pháp luật.
b) Phạm vi hoạt động:
- Cá nhân hành nghề độc lập khảo
sát xây dựng chỉ được tư vấn cho Chủ đầu tư về việc lập nhiệm vụ khảo sát, thẩm
định để phê duyệt kết qủa từng loại khảo sát phù hợp với chứng chỉ.
- Cá nhân hành nghề độc lập thiết
kế xây dựng công trình được thiết kế các công trình cấp IV cùng loại và nhà ở
riêng lẻ.
- Cá nhân hành nghề độc lập giám
sát thi công xây dựng độc lập được giám sát thi công xây dựng công trình cấp IV
cùng loại và nhà ở riêng lẻ.
c) Cá nhân hành nghề độc lập khi
hoạt động xây dựng phải thực hiện theo các quy định khác của pháp luật.
II. ĐỐI VỚI
TỔ CHỨC
1. Ban quản lý dự án:
Khi Chủ đầu tư được giao trực tiếp
quản lý dự án thì phải thành lập Ban quản lý dự án để quản lý thực hiện dự án đầu
tư xây dựng. Ban quản lý dự án phải có đủ điều kiện năng lực tương ứng với tổ
chức tư vấn quản lý dự án (quy định tại mục 3 phần này).
- Giám đốc, các phó giám đốc và
những người phụ trách về kỹ thuật, kinh tế, tài chính phải có trình độ đại học
thuộc chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực phụ trách và có kinh nghiệm làm việc
chuyên môn tối thiểu 3 năm. Riêng đối với các dự án nhóm C ở vùng sâu, vùng xa
thì các chức danh nêu trên có thể giao cho những người có trình độ cao đẳng hoặc
trung cấp thuộc các chuyên ngành phù hợp.
2. Tổ chức tư vấn lập dự án:
a) Năng lực của tổ chức lập dự
án được phân thành 2 hạng theo loại dự án như sau:
- Hạng 1: Có ít nhất 20 người là
kiến trúc sư, kỹ sư, kỹ sư kinh tế phù hợp với yêu cầu của dự án. Trong đó có
người có đủ điều kiện làm Chủ nhiệm lập dự án hạng 1 hoặc Chủ nhiệm thiết kế hạng
1 công trình cùng loại.
- Hạng 2: Có ít nhất 10 người kiến
trúc sư, kỹ sư, kỹ sư kinh tế phù hợp với yêu cầu của dự án. Trong đó có người
đủ điều kiện làm Chủ nhiệm lập dự án hạng 2 hoặc Chủ nhiệm thiết kế hạng 2 công
trình cùng loại.
b) Phạm vi hoạt động:
- Hạng 1: Được lập dự án quan trọng
Quốc gia, dự án nhóm A, B, C cùng loại.
- Hạng 2: Được lập dự án nhóm B,
C cùng loại.
- Đối với tổ chức chưa đủ điều
kiện để xếp hạng chỉ được lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật của công trình cùng loại.
3. Tổ chức tư vấn quản lý dự án:
Nhà thầu tư vấn phải thành lập một
tổ chức để trực tiếp thực hiện nhiệm vụ quản lý dự án theo hợp đồng đã ký với
Chủ đầu tư. Cơ cấu, thành phần của tổ chức này gồm có Giám đốc tư vấn quản lý dự
án, các phó giám đốc và các bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với nhiệm vụ,
quyền hạn theo hợp đồng mà Nhà thầu tư vấn đã ký với Chủ đầu tư.
a) Năng lực của tổ chức tư vấn
quản lý dự án được phân thành 2 hạng như sau:
- Hạng 1: Có Giám đốc tư vấn quản
lý dự án hạng 1 phù hợp với loại dự án. Có tối thiểu 30 kiến trúc sư, kỹ sư, kỹ
sư kinh tế phù hợp với yêu cầu của dự án trong đó có ít nhất 3 kỹ sư kinh tế.
Đã thực hiện quản lý ít nhất 1 dự án nhóm A hoặc 2 dự án nhóm B cùng loại.
- Hạng 2: Có Giám đốc tư vấn quản
lý dự án hạng 2 phù hợp với loại dự án. Có tối thiểu 20 kiến trúc sư, kỹ sư, kỹ
sư kinh tế phù hợp với yêu cầu của dự án trong đó có ít nhất 2 kỹ sư kinh tế.
Đã thực hiện quản lý ít nhất 1 dự án nhóm B hoặc 2 dự án nhóm C cùng loại.
b) Phạm vi hoạt động:
- Hạng 1: Được quản lý dự án
quan trọng Quốc gia, dự án nhóm A, B, C.
- Hạng 2: Được quản lý dự án
nhóm B, C.
- Các tổ chức quản lý dự án chưa
đủ điều kiện xếp hạng, nếu đã thực hiện quản lý dự án ít nhất 5 dự án thuộc loại
chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình thì được quản lý
dự án mhóm C.
4. Tổ chức tư vấn khảo sát xây dựng:
a) Năng lực của tổ chức khảo sát
xây dựng được phân thành 2 hạng như sau :
- Hạng 1: Có ít nhất 20 người là
kỹ sư phù hợp với yêu cầu của nhiệm vụ khảo sát, trong đó có người có đủ điều
kiện làm chủ nhiệm khảo sát hạng 1. Có đủ thiết bị phù hợp với từng loại khảo
sát và phòng thí nghiệm hợp chuẩn. Đã thực hiện ít nhất 1 nhiệm vụ khảo sát
cùng loại của công trình cấp đặc biệt, hoặc cấp I hoặc 2 nhiệm vụ khảo sát cùng
loại của công trình cấp II.
- Hạng 2: Có ít nhất 10 người là
kỹ sư phù hợp với yêu cầu của nhiệm vụ khảo sát trong đó có người có đủ điều kiện
làm Chủ nhiệm khảo sát hạng 2. Có đủ thiết bị khảo sát để thực hiện từng loại
khảo sát. Đã thực hiện ít nhất 1 nhiệm vụ khảo sát cùng loại của công trình cấp
II hoặc 2 nhiệm vụ khảo sát cùng loại của công trình cấp III.
b) Phạm vi hoạt động:
- Hạng 1: Được thực hiện nhiệm vụ
khảo sát cùng loại công trình cấp đặc biệt, cấp I, II, III, IV.
- Hạng 2: Được thực hiện nhiệm vụ
khảo sát cùng loại công trình cấp II, III, IV.
- Đối với tổ chức khảo sát xây dựng
chưa đủ điều kiện để xếp hạng, nếu đã thực hiện ít nhất 5 nhiệm vụ khảo sát xây
dựng của công trình cấp IV thì được thực hiện nhiệm vụ khảo sát xây dựng cùng
loại của công trình cấp III.
5. Tổ chức tư vấn thiết kế xây dựng
công trình:
a) Năng lực của tổ chức tư vấn
thiết kế xây dựng được phân thành 2 hạng theo loại công trình như sau:
- Hạng 1: Có ít nhất 20 người là
kiến trúc sư, kỹ sư thuộc các chuyên ngành phù hợp trong đó có người có đủ điều
kiện làm Chủ nhiệm thiết kế xây dựng công trình hạng 1. Có đủ Chủ trì thiết kế
hạng 1 về các bộ môn thuộc công trình cùng loại. Đã thiết kế ít nhất 1 công
trình cấp đặc biệt hoặc cấp I hoặc 2 công trình cấp II cùng loại.
- Hạng 2: Có ít nhất 10 người là
kiến trúc sư, kỹ sư thuộc các chuyên ngành phù hợp, trong đó có người có đủ điều
kiện làm chủ nhiệm thiết kế xây dựng công trình hạng 2. Có đủ Chủ trì thiết kế
hạng 2 về các bộ môn thuộc công trình cùng loại. Đã thiết kế ít nhất 1 công
trình cấp II hoặc 2 công trình cấp III cùng loại.
b) Phạm vi hoạt động:
- Hạng 1: Được thiết kế công
trình cấp đặc biệt, cấp I, II, III, IV cùng loại. Lập dự án quan trọng Quốc
gia, dự án nhóm A, B, C cùng loại.
- Hạng 2: Được thiết kế công
trình cấp II, III, IV cùng loại. Lập dự án nhóm B, C cùng loại.
- Đối với tổ chức chưa đủ điều
kiện để xếp hạng, nếu đã thiết kế ít nhất 5 công trình cấp IV thì được thiết kế
công trình cấp III.
6. Tổ chức tư vấn thẩm tra thiết
kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công - dự toán, tổng dự toán công trình:
Tổ chức tư vấn thẩm tra phải có
đủ điều kiện năng lực thiết kế đối với loại và cấp với công trình nhận thẩm
tra. (Phải có đủ điều kiện năng lực như quy định đối với tổ chức tư vấn thiết kế
xây dựng công trình, chỉ được thẩm tra thiết kế, thiết kế bản vẽ thi công - dự
toán, tổng dự toán theo cấp công trình tương ứng với năng lực quy định tại mục
5 nêu trên).
Người chủ trì thẩm tra thiết kế
kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công - dự toán, tổng dự toán công trình phải có
điều kiện năng lực như của người chủ trì thiết kế công trình mà Chủ đầu tư yêu
cầu thẩm tra.
7. Tổ chức tư vấn quản lý chi
phí đầu tư xây dựng:
Năng lực: Tổ chức hoạt động tư vấn
quản lý chi phí đầu tư xây dựng phải có ít nhất 3 người có chứng chỉ kỹ sư định
giá xây dựng và được phân thành 2 hạng như sau:
- Hạng 1: Có ít nhất 5 kỹ sư định
giá xây dựng hạng 1;
- Hạng 2: Có ít nhất 3 kỹ sư định
giá xây dựng hạng 2 hoặc 1 kỹ sư định giá xây dựng hạng 1.
8. Tổ chức tư vấn giám sát thi
công xây dựng công trình:
a) Năng lực của tổ chức giám sát
thi công công trình được phân thành 2 hạng theo loại công trình như sau:
- Hạng 1: Có ít nhất 20 người có
chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình thuộc các chuyên
ngành phù hợp. Đã giám sát thi công xây dựng ít nhất 1 công trình cấp đặc biệt
hoặc cấp I hoặc 2 công trình cấp II cùng loại.
- Hạng 2: Có ít nhất 10 người có
chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình thuộc các chuyên
ngành phù hợp. Đã giám sát thi công xây dựng ít nhất 1 công trình cấp II hoặc 2
công trình cấp III cùng loại.
b) Phạm vi hoạt động:
- Hạng 1: Được giám sát thi công
xây dựng công trình cấp đặc biệt, cấp I, II, III, IV cùng loại.
- Hạng 2: Được giám sát thi công
xây dựng công trình từ cấp II, III, IV cùng loại.
- Đối với tổ chức tư vấn giám
sát thi công xây dựng công trình chưa đủ điều kiện để xếp hạng, nếu đã giám sát
thi công ít nhất 5 công trình cấp IV thì được giám sát thi công công trình cấp
III cùng loại.
9. Tổ chức thi công xây dựng
công trình:
a) Năng lực của tổ chức thi công
xây dựng công trình được phân thành 2 hạng theo loại công trình như sau:
- Hạng 1: Có Chỉ huy trưởng công
trường hạng 1 cùng loại công trình. Có đủ kiến trúc sư, kỹ sư thuộc chuyên ngành
phù hợp với loại công trình thi công xây dựng. Có đủ công nhân kỹ thuật có chứng
chỉ đào tạo phù hợp với công việc đảm nhận. Có thiết bị thi công chủ yếu để thi
công xây dựng công trình. Đã thi công xây dựng ít nhất 1 công trình cấp đặc biệt,
cấp I hoặc 2 công trình cấp II cùng loại.
- Hạng 2: Có Chỉ huy trưởng công
trường hạng 2 trở lên cùng loại công trình. Có đủ kiến trúc sư, kỹ sư thuộc
chuyên ngành phù hợp với loại công trình thi công xây dựng. Có đủ công nhân kỹ
thuật có chứng chỉ đào tạo phù hợp với công việc đảm nhận. Có thiết bị thi công
chủ yếu để thi công xây dựng công trình. Đã thi công xây dựng ít nhất 1 công
trình cấp II hoặc 2 công trình cấp III cùng loại.
b) Phạm vi hoạt động:
- Hạng 1: Được thi công xây dựng
công trình cấp đặc biệt, cấp I, II, III, IV cùng loại.
- Hạng 2: Được thi công xây dựng
công trình từ cấp II, III, IV cùng loại.
- Đối với tổ chức thi công xây dựng
công trình chưa đủ điều kiện để xếp hạng, nếu đã thi công cải tạo, sửa chữa 3
công trình thì được thi công công trình cấp IV và tiếp sau đó nếu đã thi công
xây dựng ít nhất 5 công trình cấp IV thì được thi công xây dựng công trình cấp
III cùng loại.
Phần 4
BÁO CÁO, KIỂM TRA VÀ XỬ
LÝ VI PHẠM
I. CHẾ ĐỘ
BÁO CÁO
1. Vào ngày 15 tháng 12 hàng năm
các tổ chức hoạt động tư vấn xây dựng; Các tổ chức hoạt động thi công xây dựng
công trình; Các Ban quản lý dự án trên địa bàn tỉnh có trách nhiệm báo cáo về
điều kiện năng lực và tình hình hoạt động trong năm về Sở Xây dựng.
2. Sở Xây dựng vào tháng 12 hàng
năm có trách nhiệm tổng hợp tình hình hoạt động xây dựng trên địa bàn báo cáo
UBND tỉnh và Bộ Xây dựng.
II. HƯỚNG DẪN,
KIỂM TRA VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
1. Hướng dẫn: Sở Xây dựng trực
tiếp và phối hợp với các Ban, Ngành; UBND các huyện, thị xã thành phố, các
Phòng Hạ tầng kinh tế các huyện; phòng Quản lý đô thị các thị xã, thành phố tiến
hành hướng dẫn, kiểm tra và xử lý vi phạm việc thực hiện các Quy định về Điều
kiện năng lực của tổ chức, cá nhân trong hoạt động xây dựng trên địa bàn theo
quy định hiện hành.
2. Kiểm tra: Việc kiểm tra được
tiến hành định kỳ và không quá một lần trong năm đối với một tổ chức, cá nhân.
Kế hoạch và nội dung kiểm tra phải được thông báo trước 15 ngày cho tổ chức, cá
nhân được kiểm tra. Kiểm tra đột xuất khi cơ quan quản lý Nhà nước về xây dựng
nhận được các nguồn thông tin các tổ chức, cá nhân hoạt động xây dựng vi phạm
các quy định về xây dựng và các vấn đề khác liên quan đến hoạt động xây dựng.
3. Xử lý vi phạm: Tổ chức, cá
nhân vi phạm các quy định của pháp luật về điều kiện năng lực trong quá trình
hoạt động xây dựng, Sở Xây dựng, các Ban, ngành, UBND các huyện thị xã, thành
phố theo chức năng nhiệm vụ và quyền hạn tùy theo mức độ vi phạm sẽ sử lý hoặc
kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý hành chính, đình chỉ hoạt động, thu hồi chứng
chỉ hành nghề..... theo quy định hiện hành.
Trên đây là Hướng dẫn Quy định về
điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân hoạt động xây dựng trên địa bàn tỉnh Điện
Biên. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các đơn vị phản ánh
bằng văn bản về Sở Xây dựng để xem xét, giải quyết./.
Nơi nhận:
- UBND tỉnh (báo cáo);
- Các Sở, Ban, Ngành trên địa bàn tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Các Chủ đầu tư trên địa bàn tỉnh;
- Các phòng Hạ tầng kinh tế huyện;
- Các phòng Quản lý đô thị thị xã, thành phố;
- Các Ban QLDA trên địa bàn tỉnh;
- Các Doanh nghiệp hoạt động XD trên địa bàn tỉnh;
- Các tổ chức tư vấn trên địa bàn tỉnh;
- Các phòng ban Sở; Lãnh đạo Sở;
- Lưu VP
|
GIÁM
ĐỐC
Hoàng Văn Minh
|