Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 194/SXD-XDCB Loại văn bản: Hướng dẫn
Nơi ban hành: Tỉnh Thừa Thiên Huế Người ký: Nguyễn Việt Tiến
Ngày ban hành: 12/03/2007 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH
THỪA THIÊN HUẾ
SỞ XÂY DỰNG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 194/SXD-XDCB

Huế, ngày 12 tháng 03 năm 2007

 

HƯỚNG DẪN

CÔNG TÁC BẢO TRÌ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ.

Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26/11/2003;

Căn cứ Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng;

Căn cứ Thông tư số 08/2006/TT-BXD ngày 24/11/2006 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn công tác bảo trì công trình xây dựng;

Căn cứ Nghị định số 90/2006/NĐ-CP ngày 06/9/2003 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật nhà ở;

Nhằm giúp cho các chủ sở hữu, chủ quản lý sử dụng các công trình xây dựng nắm rõ hơn về quy trình công tác bảo trì các công trình sau khi tiếp nhận sử dụng khai thác. Sở Xây dựng hướng dẫn một số nội dung cụ thể như sau:

1. Phạm vị áp dụng: Nội dung, trình tự bảo trì áp dụng cho công trình xây dựng thuộc mọi nguồn vốn và mọi hình thức sở hữu nhằm duy trì chất lượng công trình và vận hành khai thác phù hợp với thiết kế trong quá trình sử dụng.

2. Hồ sơ, tài liệu cần có để phục vụ công tác bảo trì:

- Hồ sơ nghiệm thu, hoàn công công trình.

- Sổ theo dõi quá trình sử dụng, vận hành công trình.

- Hồ sơ kiểm tra định kỳ trong quá trình sử dụng khai thác công trình.

3. Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan trong công tác bảo trì:

a) Đơn vị thiết kế: Lập quy trình bảo trì giao cho chủ sở hữu, chủ quản lý sử dụng khi nghiệm thu công trình đưa vào sử dụng.

b) Chủ sở hữu, chủ quản lý sử dụng:

-Tổ chức thực hiện bảo trì theo quy trình do nhà thầu thiết kế lập.

c) UBND Tỉnh: Có trách nhiệm quản lý Nhà nước về công tác bảo trì công trình xây dựng trong phạm vi địa giới hành chính do mình quản lý.

d) Sở Xây dựng: Là cơ quan giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh thống nhất quản lý công tác bảo trì công trình xây dựng trên địa bàn.

- Thực hiện kiểm tra việc tuân thủ quy định về công tác bảo trì công trình xây dựng.

- Riêng các công trình từ cấp III đến cấp đặc biệt (không phân biệt nguồn vốn) trình Uỷ ban nhân dân tỉnh văn bản hướng dẫn công tác bảo trì.

- Giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh tổng hợp báo cáo lên Bộ Xây dựng hàng năm về công tác bảo trì.

e) Các Sở có quản lý công trình xây dựng chuyên ngành có trách nhiệm thực hiện kiểm tra việc tuân thủ các quy định về công tác bảo trì và báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh và Bộ có quản lý công trình xây dựng chuyên ngành (không phân biệt nguồn vốn) trong địa giới hành chính do địa phương quản lý.

f) Sở Văn hoá - Thông tin: Có trách nhiệm chủ trì và phối hợp với Sở Xây dựng hướng dẫn kiểm tra chủ quản lý, sử dụng công trình thực hiện công tác bảo trì các công trình xây dựng được công nhận là di tích lịch sử, văn hoá quốc gia trên địa bàn quản lý theo quy định. Hàng năm có tổng hợp báo cáo lên UBND Tỉnh và Bộ Văn hoá - Thông tin công tác bảo trì các công trình theo quy định.

4. Cấp bảo trì công trình xây dựng:

a) Cấp sữa chữa lớn: Tiến hành khi có hư hỏng hoặc xuống cấp ở nhiều bộ phận công trình nhằm khôi phục chất lượng ban đầu của công trình.

b) Cấp sữa chữa vừa: Tiến hành khi có hư hỏng hoặc xuống cấp ở một số bộ phận công trình nhằm khôi phục chất lượng ban đầu của bộ phận công trình đó.

c) Cấp sữa chữa nhỏ: Tiến hành khi có hư hỏng ở một số chi tiết của bộ phận công trình nhằm khôi phục chất lượng ban đầu của chi tiết đó.

d) Cấp duy tu, bảo dưỡng: Được tiến hành thường xuyên để đề phòng hư hỏng của từng chi tiết, bộ phận công trình.

5. Nguồn kinh phí thực hiện bảo trì công trình:

a) Đối với các công trình mà chủ quản lý là các cơ quan hành chính công: Kinh phí bảo trì lấy từ chi phí thường xuyên thuộc ngân sách nhà nước.

b) Đối với các công trình mà chủ quản lý là các cơ quan hành chính sự nghiệp: Kinh phí bảo trì một phần được lấy từ chi phí thường xuyên thuộc ngân sách nhà nước, một phần từ nguồn vốn tự có do hoạt động có thu đem lại.

c) Nhà chung cư: Nguồn kinh phí bảo trì được quy định tại Luật Nhà ở và Nghị định số 90/2006/NĐ-CP ngày 06/9/2006 của Chính phủ.

d) Các công trình dân dụng và công nghiệp khác: Chủ sở hữu, chủ quản lý sử dụng phải tự lo kinh phí thực hiện bảo trì.

e) Các công trình chuyên ngành:

- Công trình giao thông: Nguồn kinh phí bảo trì được quy định tại Nghị định số 168/2003/NĐ-CP ngày 24/12/2003 của Chính phủ.

- Các công trình chuyên ngành khác do Chính phủ và các Bộ có quản lý công trình xây dựng chuyên ngành ban hành quy định cụ thể.

6. Trình tự và tổ chức thực hiện bảo trì công trình:

a) Trình tự thực hiện công tác bảo trì công trình:

a1) Đối với công trình xây dựng mới: Thực hiện theo quy trình bảo trì do nhà thầu thiết kế lập.

a2) Đối với công trình đang sử dụng nhưng chưa có quy trình bảo trì, Chủ đầu tư, chủ quản lý sử dụng phải thuê tổ chức kiểm định chất lượng công trình có đủ điều kiện năng lực kiểm định, đánh giá chất lượng và lập quy trình bảo trì công trình.

a3) Kiểm tra, đánh giá chất lượng công trình theo quy trình sau:

a3.1) Kiểm tra thường xuyên: Do chủ sở hữu, chủ quản lý thực hiện để phát hiện kịp thời dấu hiệu xuống cấp.

a3.2) Kiểm tra định kỳ: Do các tổ chức và chuyên gia chuyên ngành có năng lực phù hợp với loại, cấp công trình thực hiện theo yêu cầu của chủ đầu tư, chủ quản lý sử dụng.

-Thời gian phải kiểm tra định kỳ quy định như sau:

a3.2.1) Không quá 03 năm/1 lần đối với các công trình: Nhà hát, rạp chiếu phim, rạp xiếc, trường học, bệnh viện, sân vận động, nhà thi đấu, siêu thị và các công trình có chức năng tương tự, các công trình chịu tác động môi trường cao.

a3.2.2) Không quá 05 năm/1 lần đối với các công trình: Dân dụng (nhà chung cư cao tầng, khách sạn, công sở, nhà làm việc) và công trình công nghiệp vật liệu xây dựng, công trình hạ tầng đô thị.

a3.2.3) Không quá 01 năm / 1 lần đối với các công trình: Di tích văn hoá đã được xếp hạng cấp quốc gia và thế giới.

a3.3) Kiểm tra đột xuất: Được tiến hành sau khi có sự cố bất thường (Như lũ lụt, hoả hoãn, động đất, va chạm lớn...). Trường hợp có nghi ngờ khả năng khai thác sau khi đã kiểm tra chi tiết mà không xác định rõ nguyên nhân hoặc khi cần khai thác với tải trọng lớn hơn. Công việc này phải do các chuyên gia và các tổ chức có đủ điều kiện năng lực thực hiện.

a4) Công tác giám sát, nghiệm thu, thời gian bảo hành công tác bảo trì:

a4.1) Đối với chủ sở hữu, chủ quản lý sử dụng công trình phải tổ chức giám sát thi công và nghiệm thu công tác bảo trì theo đúng quy định hiện hành. Trong trường hợp chủ sở hữu, chủ quản lý sử dụng không đủ điều kiện, năng lực thực hiện thì phải thuê tổ chức tư vấn có đủ điều kiện năng lực thực hiện giám sát.

a4.2) Đối với công trình nhà ở thì công tác bảo trì thực hiện theo Điều 75, Điều 76, Điều 77, Điều 78, Điều 79, Điều 80, Điều 81 và Điều 82 của Luật Nhà ở.

a4.3) Thời hạn bảo hành công tác thi công bảo trì được tính từ ngày nghiệm thu công tác thi công bảo trì công trình xây dựng được nghiệm thu và đưa vào sử dụng. Trường hợp công trình quá niên hạn sử dụng nhưng có yêu cầu được tiếp tục sử dụng thì cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phải xem xét quyết định cho phép sử dụng trên cơ sở kiểm định đánh giá hiện trạng chất lượng công trình do tổ chức tư vấn có đủ năng lực thực hiện. Người quyết định cho phép tiếp dụng sử dụng công trình xây dựng phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

Thời gian bảo hành công tác thi công bảo trì công trình quy định như sau:

- Thời gian bảo hành công tác bảo trì không ít hơn 6 tháng đối với công trình thực hiện bảo trì cấp duy tu bảo dưỡng và sửa chữa nhỏ.

- Thời gian bảo hành công tác bảo trì không ít hơn 12 tháng với mọi công trình thực hiện bảo trì sữa chữa vừa, sữa chữa lớn.

a4.4) Kinh phí bảo hành công tác bảo trì công trình thực hiện theo Điều 29 của Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng.

Kinh phí bảo hành công tác bảo trì công trình như sau:

- Công trình Nhóm I, Đặc biệt: Bằng 3% giá trị hợp đồng công tác bảo trì.

- Công trình khác còn lại: Bằng 5% giá trị hợp đồng công tác bảo trì.

b) Tổ chức thực hiện:

b1) Chủ sở hữu, chủ quản lý sử dụng công trình phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật khi sữa chữa công trình có kinh phí dưới 7 tỷ đồng và lập dự án đầu tư khi sữa chữa công trình có kinh phí trên 7 tỷ đồng để trình người có thẩm quyền phê duyệt. Nếu không đủ năng lực, chủ đầu tư, chủ quản lý sử dụng phải thuê tổ chức tư vấn có đủ điều kiện năng lực làm công việc trên. Riêng đối với công trình chỉ thực hiện bảo trì cấp duy tu, bão dưỡng thì chủ sở hữu, chủ quản lý sử dụng lập dự toán phù hợp với nguồn kinh phí bảo trì và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

b2) Đối với công trình có kinh phí bảo trì dưới 1 tỷ đồng thì chủ đầu tư, chủ quản lý sử dụng có thể không thành lập Ban quản lý dự án mà sử dụng bộ máy chuyên môn của mình để quản lý, điều hành dự án hoặc thuê người có chuyên môn, kinh nghiệm để giúp quản lý thực hiện dự án.

b3) Khi thực hiện bảo trì công trình mà không làm thay đổi kiến trúc, kết cấu chịu lực và an toàn của công trình thì chủ sở hữu, chủ quản lý sử dụng không phải xin giấy phép xây dựng.

b4) Công tác bảo trì phải đáp ứng các yêu cầu về an toàn, vệ sinh và môi trường:

- Tuyệt đối đảm an toàn cho các công trình lân cận, cho người thi công, cho người sử dụng và các phương tiện giao thông vận hành trên công trường.

- Lựa chọn các biện pháp và thời gian thi công hợp lý nhằm hạn chế tối đa ảnh hưởng của tiếng ồn, khói, bụi, rung động... do xe, máy và các thiết bị thi công gây ra.

- Tuân thủ các quy định của Luật bảo vệ môi trường; các quy phạm an toàn; an toàn trong thi công; an toàn lao động trong sử dụng máy móc thiết bị thi công.

Sở Xây dựng hướng dẫn một số nội dung về công tác bảo trì công trình xây dựng nhằm giúp các chủ đầu tư, chủ quản lý sử dụng công trình thực hiện đúng những quy định về công tác bảo trì. Quá trình thực hiện nếu có vướng mắc báo về Sở xây dựng để có hướng giải quyết cụ thể ./.

 

 

Nơi nhận:
-TT.HĐND tỉnh (để báo cáo);
-UBND Tỉnh (để báo cáo);
-Giám đốc, Phó g.đốc Sở XD;
-UBND TP, các huỵện;
-Sở Giao thông Vận tải;
-Sở Công nghiệp;
-Sở Nông nghiệp và PTNN;
-SởBưu chính Viễn thông;
-Sở Giáo dục và Đào tạo;
-Sở tài chính;
-Các BQLXD khu vực, chuyên ngành;
-Phân viện KHCNXD Miền Trung;
-Công ty Tư vấn XD TT.Huế;
-Công ty TV XD công trình GT;
-Công ty TVXD Thuỷ Lợi;
-Công ty TVTK Tổng hợp TTH;
-Công ty XL TT.Huế;
-Công ty XD Giao thông;
-Công ty XD Thuỷ lợi;
- Lưu XDCB,VP.

GIÁM ĐỐC




Nguyễn Việt Tiến

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Hướng dẫn 194/SXD-XDCB ngày 12/03/2007 về công tác bảo trì công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế do Sở Xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


4.811

DMCA.com Protection Status
IP: 3.137.174.253
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!