ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH BÌNH
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 04/ĐA-UBND
|
Ninh Bình, ngày 28 tháng 6 năm 2013
|
ĐỀ ÁN
QUY HOẠCH MẠNG LƯỚI CƠ SỞ
GIÁO DỤC MẦM NON, GIÁO DỤC PHỔ THÔNG, GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN TỈNH NINH BÌNH GIAI
ĐOẠN 2013-2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
Phần 1.
SỤ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
I. Cơ sở pháp lý
- Luật Giáo dục ngày 14/6/2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
Giáo dục ngày 25/11/2009;
- Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02/8/2006 của Chính phủ quy định chi tiết
và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục; Nghị định số 31/2011/NĐ-CP
ngày 11/5/2011 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
75/2006/NĐ-CP ngày 02/8/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;
Nghị định số 115/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ quy định trách nhiệm
quản lý nhà nước về Giáo dục;
- Thông tư liên tịch số 47/2011/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 19/10/2011 của Bộ trưởng
Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy của Sở Giáo dục và Đào tạo thuộc UBND cấp tỉnh,
Phòng Giáo dục và Đào tạo thuộc UBND cấp huyện; Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT
ngày 30/12/2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành Điều lệ Trường Tiểu
học; Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và
Đào tạo Ban hành Điều lệ trường trung học cơ sở,
trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học;
- Quyết định số 14/2008/QĐ-BGDĐT ngày 07/4/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành Điều lệ trường
mầm non; Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ Phê
duyệt Chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020;
- Nghị quyết số 15/NQ-HĐND ngày 12/8/2011 của HĐND tỉnh Ninh Bình về việc
thông qua Quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế - Xã hội tỉnh Ninh Bình đến năm
2020.
II. Thực trạng mạng lưới cơ sở giáo dục Mầm non, giáo dục Phổ thông, giáo dục Thường xuyên tỉnh Ninh Bình (thời điểm tháng 3 năm 2013)
1. Giáo dục mầm non (GDMN)
- Quy mô, mạng lưới trường lớp: Toàn tỉnh có 150 trường mầm non, gồm 148 trường công lập và
02 trường tư thục; mỗi xã, phường, thị trấn có từ 1-2 trường mầm non công lập.
Có 147 trường có quy mô dưới 20 nhóm lớp theo quy định, 3 trường: Mầm non Xích
Thổ huyện Nho Quan, Mầm non Khánh Nhạc huyện Yên Khánh và Mầm non Yên Nhân huyện Yên
Mô có trên 20 nhóm lớp (Điều lệ trường mầm non quy định trường mầm non có tối
đa 20 nhóm lớp).
- Đội ngũ cán bộ giáo viên: Đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng
(99,8% giáo viên có trình độ đạt chuẩn trở lên, trong đó có 45,4% giáo viên có trình độ trên chuẩn). Kế hoạch hết năm học 2012-2013, toàn tỉnh sẽ tuyển dụng vào biên chế
cho 100% giáo viên dạy hợp đồng dài hạn theo Kế hoạch số 03/KH-BCĐ ngày 10/01/2011
của UBND tỉnh về việc thực hiện phổ cập giáo dục cho trẻ mầm non 5 tuổi giai đoạn
2010-2015, đảm bảo cơ bản đủ giáo viên biên chế phục vụ hoạt động nuôi dạy trẻ
trong các trường Mầm non.
- Cơ sở vật chất trường học: Tỷ lệ trường mầm non đạt chuẩn quốc
gia đạt 60,6%. Số lượng phòng học đủ cho các nhóm lớp, tỷ lệ phòng học kiên cố
đạt 70,6% (tỷ lệ chung các cấp học là 83,5%); điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị,
đồ dùng, đồ chơi đã được đầu tư nhiều để thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục cho trẻ 5 tuổi. Tuy vậy
các lớp học nhỏ tuổi hơn vẫn còn thiếu thiết bị, đồ dùng, đồ chơi phục vụ hoạt
động nuôi dạy trẻ.
- Chất lượng giáo dục: Chất lượng nuôi dạy trẻ trong trường
mầm non được củng cố, tạo điều kiện huy động 57,3% trẻ trong độ tuổi nhà trẻ và
98% trẻ trong độ tuổi mẫu giáo đến lớp; tỷ lệ trẻ được nuôi bán trú tại trường
nhà trẻ 98%, mẫu giáo đạt 97,9%; tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân giảm còn 5,2%
và thể thấp còi còn 6,1%; 100% trường
mầm non trong tỉnh đã được giảng dạy theo chương trình giáo dục mầm non mới.
Bảng thống kê số liệu cơ bản
đối với giáo dục mầm non tỉnh Ninh Bình
TT
|
Đơn vị
|
Số xã
|
Số trường
|
Số nhóm lớp
|
Số cháu đến lớp
|
Giáo viên
|
Số phòng học
|
Tổng số
|
Tỷ lệ cháu/lớp
|
Tổng số
|
Tỷ lệ GV/Iớp
|
1
|
Nho Quan
|
27
|
27
|
279
|
9.239
|
33
|
482
|
1,73
|
280
|
2
|
Gia Viễn
|
21
|
21
|
235
|
6.512
|
28
|
538
|
2,29
|
237
|
3
|
Hoa Lư
|
11
|
11
|
141
|
4.342
|
31
|
321
|
2,28
|
141
|
4
|
TP Ninh Bình
|
14
|
16
|
187
|
6.609
|
35
|
487
|
2,60
|
190
|
5
|
Yên Khánh
|
19
|
20
|
269
|
8.047
|
30
|
579
|
2,15
|
270
|
6
|
Kim Sơn
|
27
|
27
|
299
|
9.942
|
33
|
578
|
1,93
|
301
|
7
|
Yên Mô
|
17
|
18
|
256
|
7.155
|
28
|
510
|
1,99
|
256
|
8
|
TX Tam Điệp
|
9
|
10
|
122
|
3.481
|
29
|
313
|
2,57
|
124
|
|
Cộng
|
145
|
150
|
1.788
|
55.327
|
31
|
3.808
|
2,13
|
1.799
|
2. Giáo dục phổ thông
a) Tiểu học (TH)
- Quy mô, mạng lưới trường lớp: Toàn tỉnh có 150 trường tiểu học công lập, trong đó có 7 xã, thị
trấn có 02 trường (huyện Kim Sơn: xã Kim Mỹ, xã Lai Thành; huyện Gia Viễn: xã
Gia Thịnh; huyện Yên Khánh: Thị trấn Yên Ninh, xã Khánh Trung, xã Khánh Nhạc;
Huyện Yên Mô: Thị trấn Yên Thịnh); phường Tây Sơn và xã Yên Bình của thị xã Tam
Điệp chưa có trường Tiểu học; mỗi xã, phường, thị
trấn còn lại có 01 trường tiểu học. Trường có số lớp nhiều nhất
là tiểu học Lý Tự Trọng thành phố Ninh Bình: 34 lớp; trường có số lớp ít nhất là tiểu học Yên Mật huyện Kim
Sơn: 6 lớp. Mạng lưới trường tiểu học hiện tại cơ bản đáp ứng được yêu cầu dạy
và học, một số xã rộng có 02 trường tiểu học hoặc có 01 trường tiểu học gồm nhiều
điểm trường đã tạo điều kiện thuận lợi cho học
sinh đến trường; hai xã tại Tam Điệp chưa có trường Tiểu học, học sinh vẫn đi học
tại các trường của xã lân cận.
- Đội ngũ cán bộ giáo viên: Giáo viên tiểu học cơ bản đủ về số
lượng, từng bước đáp ứng yêu cầu dạy 2 buổi/ngày,
chất lượng giáo viên đảm bảo (99,9% giáo viên có trình độ đạt chuẩn trở lên,
trong đó có 93,9% giáo viên có trình độ trên chuẩn). Tại một số trường tiểu học có quy mô dưới 10 lớp không
thể bố trí đủ giáo viên dạy các môn năng khiếu như Mỹ thuật, Âm nhạc, Tin học để
dạy 2 buổi/ngày.
- Cơ sở vật chất trường học: Toàn bộ 150 trường tiểu học đã đạt
chuẩn quốc gia mức độ 1, trong đó có 29% trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2; số
lượng phòng học đủ theo nhu cầu, tỷ lệ phòng học kiên cố đạt 85,4%, điều kiện
cơ sở vật chất, thiết bị dạy học tối thiểu cơ bản đủ phục vụ cho hoạt động dạy
học.
- Chất lượng giáo dục: Chất lượng giáo dục toàn diện được
duy trì, đặc biệt là môn Tiếng Việt, Toán, Tiếng Anh có chuyển biến tích cực; tỷ
lệ học sinh học 2 buổi/ngày đạt 90,3%, 100% học sinh từ lớp 3 đến lớp 5 được học
tiếng Anh theo chương trình giáo dục phổ thông, 55,6% học sinh từ lớp 3 đến lớp
5 được học môn tự chọn Tin học.
Bảng thống kê số liệu cơ bản
đối với cấp học Tiểu học tỉnh Ninh Bình
TT
|
Đơn vị
|
Số xã
|
Số trường
|
Số lớp
|
Học sinh
|
Giáo viên
|
Số phòng học
|
Tổng số
|
Tỷ lệ Hs/lớp
|
Tổng số
|
Tỷ lệ Gv/lớp
|
1
|
Nho Quan
|
27
|
27
|
389
|
10.616
|
27
|
538
|
1,38
|
408
|
2
|
Gia Viễn
|
21
|
22
|
285
|
7.769
|
27
|
399
|
1,40
|
299
|
3
|
Hoa Lư
|
11
|
11
|
164
|
4.644
|
28
|
248
|
1,51
|
172
|
4
|
TP Ninh Bình
|
14
|
14
|
276
|
8.767
|
32
|
420
|
1,52
|
290
|
5
|
Yên Khánh
|
19
|
22
|
334
|
8.826
|
26
|
523
|
1,57
|
351
|
6
|
Kim Sơn
|
27
|
29
|
459
|
12.892
|
28
|
630
|
1,37
|
482
|
7
|
Yên Mô
|
17
|
18
|
266
|
7.223
|
27
|
388
|
1,46
|
279
|
8
|
TX Tam Điệp
|
9
|
7
|
142
|
4.236
|
30
|
224
|
1,58
|
149
|
|
Cộng
|
145
|
150
|
2.315
|
64.973
|
28
|
3.370
|
1,46
|
2.430
|
b) Trung học cơ sở (THCS)
- Quy mô, mạng lưới trường lớp: Toàn tỉnh có 142 trường THCS công lập, trong đó thị trấn Yên
Ninh huyện Yên Khánh có 02 trường THCS; phường Tây Sơn và xã Yên Bình của thị
xã Tam Điệp, phường Vân Giang và phường Nam Thành của TP Ninh Bình chưa có trường
THCS; trường THCS xã Yên Phú và THCS thị trấn Yên Thịnh đã sáp nhập thành 01
trường; các xã, phường, thị trấn còn lại có 01 trường THCS. Trường có số lớp
nhiều nhất là THCS Lý Tự Trọng và THCS Trương Hán Siêu TP Ninh Bình với 21 lớp;
trường có số lớp ít nhất là THCS Sơn Thành
huyện Nho Quan, THCS Yên Mật huyện Kim Sơn, THCS Gia Vượng huyện Gia Viễn với 4 lớp. Mạng lưới trường THCS trong
tỉnh cơ bản mới đáp ứng được yêu cầu về mặt địa
lý, về mặt quy mô do có nhiều trường có quá ít học sinh dẫn tới nhiều bất cập.
- Đội ngũ cán bộ giáo viên: Giáo viên THCS thừa về số lượng (định
biên quy định 1,9 giáo viên/lớp nhưng thực tế giáo viên THCS Ninh Bình đạt 2,24
giáo viên/lớp. Tuy thừa về số lượng nhưng giáo viên lại không đồng bộ về cơ cấu
bộ môn, các môn như Văn, Toán thừa nhiều giáo viên; các môn như Công nghệ, Địa,
Sinh, Sử, Nhạc, Họa, Giáo dục công dân thiếu giáo viên tại một số trường dẫn tới
việc phải bố trí giáo viên dạy không
đúng chuyên môn, ảnh hưởng tới chất lượng dạy và học. Hiện có 131/142 trường
THCS có quy mô dưới 15 lớp, 94/142 trường có quy mô dưới 12 lớp, đặc biệt có
14/142 trường có quy mô dưới 8 lớp. Với tỷ lệ 1,9 giáo viên/lớp, các môn học
như Hóa học, Nhạc, Họa, Giáo dục
công dân có định mức 0,07 giáo viên/lớp, như vậy chỉ ở những trường có từ 12 lớp
trở lên mới có điều kiện bố trí 01 giáo viên mỗi môn (bao gồm cả công tác chủ
nhiệm lớp); những trường dưới 12 lớp, đặc biệt đối với những trường có dưới 8 lớp
thường phải bố trí thừa giáo viên các môn trên hoặc bố trí giáo viên dạy trái
chuyên môn. Bên cạnh đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định bố trí tối thiểu 3 lãnh đạo trường và 5-6 nhân viên
phục vụ cho mỗi trường THCS, với số biên chế như trên thì các trường có quy mô nhỏ gây lãng phí biên chế. Tại
các trường quy mô nhỏ, một số bộ môn chỉ có duy nhất 01 giáo viên dẫn tới nhiều
hạn chế trong sinh hoạt chuyên môn, giáo viên không có cơ hội trao đổi và học tập
kinh nghiệm từ đồng nghiệp nhằm nâng cao trình độ và hiệu quả dạy học.
- Cơ sở vật chất trường học: Tỷ lệ trường THCS đạt chuẩn Quốc
gia là 63,4%, số lượng phòng học đủ theo nhu
cầu, tỷ lệ phòng học kiên cố đạt 87,3%, điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị dạy
học tối thiểu cơ bản đủ phục vụ cho hoạt động dạy học. Đối với thiết bị dạy học
tối thiểu và các phòng học bộ môn Vật lý, Hóa học, Sinh học, Tin học, Ngoại ngữ,
các trường THCS quy mô nhỏ dưới 12 lớp, đặc biệt là các trường dưới 8 lớp sẽ
không sử dụng hết công suất thiết bị và phòng bộ môn. Các trường có quy mô nhỏ
rất khó khăn về kinh phí trong duy trì hoạt động thường xuyên do ngân sách nhà nước giao cho các trường được tính
theo số lượng biên chế và số lượng
học sinh, bên cạnh đó các trường nhỏ sẽ có nguồn thu từ học phí rất ít, các nguồn
huy động rất khó khăn.
- Chất lượng giáo dục: Về cơ bản chất lượng giáo dục THCS
toàn tỉnh được duy trì ổn định, tuy vậy chất lượng và phong trào giáo dục tại một
số trường THCS quy mô nhỏ có xu hướng đi xuống.
Bảng thống kê số liệu cơ bản đối với cấp học Trung học cơ sở tỉnh Ninh Bình
TT
|
Đơn vị
|
Số xã
|
Trường THCS
|
Số lớp
|
Học sinh
|
Giáo viên
|
Số phòng học
|
Tổng số
|
Trường <8 lớp
|
Trường <12 lớp
|
Trường <15 lớp
|
Tổng số
|
Tỷ lệ Hs/lớp
|
Tổng số
|
Tỷ lệ Gv/lớp
|
1
|
Nho Quan
|
27
|
27
|
6
|
23
|
26
|
237
|
8.011
|
34
|
456
|
1,92
|
246
|
2
|
Gia Viễn
|
21
|
21
|
3
|
15
|
21
|
191
|
5.973
|
31
|
377
|
1,97
|
199
|
3
|
Hoa Lư
|
11
|
11
|
0
|
7
|
11
|
115
|
3.638
|
32
|
272
|
2,37
|
120
|
4
|
TP Ninh Bình
|
14
|
12
|
0
|
7
|
7
|
145
|
5.365
|
37
|
426
|
2,94
|
151
|
5
|
Yên Khánh
|
19
|
20
|
1
|
14
|
19
|
209
|
6.646
|
32
|
482
|
2,31
|
217
|
6
|
Kim Sơn
|
27
|
27
|
3
|
18
|
24
|
275
|
9.390
|
34
|
574
|
2,09
|
286
|
7
|
Yên Mô
|
17
|
17
|
0
|
7
|
17
|
196
|
6.036
|
31
|
420
|
2,14
|
204
|
8
|
TX Tam Điệp
|
9
|
7
|
1
|
3
|
6
|
84
|
2.642
|
31
|
250
|
2,98
|
87
|
|
Cộng
|
145
|
142
|
14
|
94
|
131
|
1.452
|
47.701
|
33
|
3.257
|
2,24
|
1.510
|
c) Trung học phổ thông (THPT)
- Quy mô, mạng lưới trường lớp: Toàn tỉnh có 23 trường THPT công lập (trong đó có 01 trường
THPT chuyên và 01 trường THPT dân tộc nội
trú), 01 trường THPT bán công, 02 trường THPT tư thục, 01 trường THPT dân lập.
Hàng năm tuyển sinh trên 80% số học sinh tốt nghiệp THCS vào học lớp 10 hệ công
lập, hệ ngoài công lập và hệ bổ túc. Mạng
lưới trường THPT trong tỉnh cơ bản đáp ứng
được yêu cầu, tuy vậy Ninh Bình vẫn còn tồn tại trường THPT bán công và dân lập
là chưa phù hợp với quy định của Luật Giáo dục năm 2005.
- Đội ngũ cán bộ giáo viên: Giáo viên THPT đủ về số lượng, chất
lượng giáo viên đảm bảo (99,9% giáo viên có trình độ đạt chuẩn trở lên, trong đó có 11,5% giáo viên có trình độ trên chuẩn), số
lượng giáo viên trẻ được đào tạo cơ bản, có trình độ trên chuẩn tăng trong mấy
năm gần đây đã góp phần đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao hiệu quả dạy học
tại các trường THPT trong tỉnh.
- Cơ sở vật chất trường học: Hiện có 5/24 trường THPT đạt chuẩn
quốc gia; số lượng phòng học đủ theo nhu cầu, tỷ lệ phòng học kiên cố đạt 99%,
điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị dạy học tối thiểu có đủ theo định mức của Bộ
GD&ĐT. Tuy vậy hệ thống phòng học bộ môn, nhà đa năng, phòng chức năng và
các công trình phụ trợ còn thiếu ở hầu hết các trường THPT chưa đạt chuẩn quốc gia, tiến độ xây dựng một số
trường mới và xây dựng trường THPT
đạt chuẩn quốc gia rất chậm do thiếu
kinh phí dẫn tới nhiều khó khăn cho hoạt động giáo dục tại các trường THPT, đồng
thời ảnh hưởng tới một số chỉ tiêu kế hoạch của ngành.
- Chất lượng giáo dục: Chất lượng giáo dục trung học phổ thông, đặc biệt là các trường công
lập được duy trì ổn định và nâng cao, Ninh Bình luôn nằm trong nhóm 10 tỉnh có
điểm trung bình 03 môn thi vào đại học cao nhất toàn quốc. Tuy vậy, tại các trường
THPT dân lập và tư thục, đội ngũ cán bộ giáo viên không ổn định, điều kiện
sách, thiết bị dạy học và cơ sở vật chất không đáp ứng được yêu cầu dẫn tới chất
lượng dạy và học của trường thấp, chỉ tuyển sinh được từ 1-2 lớp/năm, không đạt
chỉ tiêu được giao và không đáp ứng quy mô tối thiểu quy định tại Quyết định số 39/2001/QĐ-BGD&ĐT ngày 28/8/2001 của Bộ
Giáo dục và Đào tạo.
Bảng thống kê số liệu cơ bản
đối với cấp học THPT tỉnh Ninh Bình
TT
|
Đơn vị
|
Quy mô trường THPT
|
Số lớp
|
Học sinh
|
% HS lớp 9 tuyển vào lớp
10
|
Giáo viên
|
Số phòng học
|
Tổng số
|
Công lập
|
Ngoài công lập
|
Bổ túc
|
Tổng số
|
Tỷ lệ Hs/lớp
|
Tổng số
|
Tỷ lệ Gv/lớp
|
1
|
Nho Quan
|
5
|
4
|
0
|
1
|
112
|
4.724
|
42,2
|
77,3%
|
246
|
2,24
|
112
|
2
|
Gia Viễn
|
4
|
3
|
0
|
1
|
92
|
3.936
|
42,8
|
79,9
|
200
|
2,25
|
90
|
3
|
Hoa Lư và N.Bình
|
9
|
4
|
3
|
2
|
178
|
7.343
|
41,3
|
92,2
|
407
|
2,31
|
180
|
4
|
Yên Khánh
|
5
|
3
|
1
|
1
|
110
|
4.747
|
43,2
|
82,2
|
245
|
2,25
|
112
|
5
|
Kim Sơn
|
5
|
4
|
0
|
1
|
126
|
5.418
|
43,0
|
72,8
|
272
|
2,19
|
130
|
6
|
Yên Mô
|
4
|
3
|
0
|
1
|
102
|
4.428
|
43,4
|
84,0
|
223
|
2,25
|
97
|
7
|
T.Điệp
|
3
|
2
|
0
|
1
|
46
|
1.994
|
43,3
|
95,0
|
104
|
2,27
|
47
|
|
Cộng
|
35
|
23
|
4
|
8
|
766
|
32.590
|
42,5
|
82,4
|
1.697
|
2,25
|
768
|
Bảng thống kê quy mô các trường
THPT ngoài công lập tỉnh Ninh Bình
TT
|
Trường THPT
|
Tổng cộng
|
Lớp 10
|
Lớp 11
|
Lớp 12
|
Lớp
|
HS
|
Lớp
|
HS
|
Lớp
|
HS
|
Lớp
|
HS
|
1
|
Bán công Ninh Bình
|
18
|
843
|
6
|
270
|
6
|
270
|
6
|
303
|
2
|
Nguyễn Công Trứ (dân lập)
|
11
|
507
|
3
|
126
|
4
|
180
|
4
|
201
|
3
|
Yên Khánh C (tư thục)
|
5
|
200
|
1
|
45
|
2
|
69
|
2
|
86
|
4
|
Trương Hán Siêu (tư thục)
|
3
|
96
|
1
|
22
|
1
|
41
|
1
|
33
|
|
Cộng
|
37
|
1646
|
11
|
463
|
13
|
560
|
13
|
623
|
3. Giáo dục Thường xuyên (GDTX): Toàn tỉnh có 01 trung tâm
GDTX cấp tỉnh và 07 trung tâm GDTX cấp huyện, 01 trung tâm tin học và ngoại ngữ,
01 trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng
nghiệp và dạy nghề, 145 trung tâm học tập cộng đồng. Các trung tâm GDTX ngoài
việc dạy hệ bổ túc THPT còn tham gia các hoạt động giáo dục thường xuyên như hướng
nghiệp, dạy nghề cho học sinh, xóa mù chữ, giáo dục cho mọi người. Mạng lưới cơ
sở giáo dục thường xuyên trong tỉnh cơ bản đáp ứng được yêu cầu.
III. Dự báo dân số và quy mô học sinh giai đoạn 2013-2030: Giai đoạn 1999-2009, kết
quả của việc thực hiện chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình, số lượng học sinh các cấp
học giảm rất lớn (học sinh Tiểu học giảm 46% và học sinh THCS giảm 45%). Giai
đoạn 2009-2012, dân số trong độ tuổi đi học Mầm non,
Phổ thông (từ 0-17 tuổi) đã ổn định; mặt
khác dự báo dân số giai đoạn 2013-2020 và nội suy dân số đến năm 2030 cho thấy dân số trong độ tuổi đi
học Mầm non, Phổ thông toàn tỉnh cũng ổn định,
dân số mỗi độ tuổi dao động từ
12.500-13.500 người. Quy mô dân số giai đoạn 2013-2030 ổn định kéo theo số lượng học sinh
các cấp học ổn định.
Bảng Dự báo dân số giai đoạn
2013-2030
TT
|
Độ tuổi
|
Dự báo dân số giai đoạn
2012-2020
|
Dự báo năm 2030
|
Năm 2012
|
Năm 2013
|
Năm 2014
|
Năm 2015
|
Năm 2016
|
Năm 2017
|
Năm 2018
|
Năm 2019
|
Năm 2020
|
Trung bình
|
|
Tổng Dân
số 0-17 tuổi
|
220.275
|
220.057
|
221.559
|
220.861
|
222.824
|
228.632
|
229.200
|
229.268
|
228.988
|
224.629
|
230.133
|
I
|
Dân số 0-5 tuổi
(Mầm non)
|
69.235
|
69.228
|
69.300
|
68.123
|
68.246
|
68.369
|
68.492
|
68.615
|
68.738
|
68.705
|
69.151
|
1
|
Dân Số 0-2 tuổi
(Nhà trẻ)
|
31.360
|
31.200
|
31.100
|
30.023
|
30.077
|
30.131
|
30.185
|
30.239
|
30.293
|
30.348
|
30.475
|
2
|
Dân số 3-5 tuổi (Mẫu giáo)
|
37.875
|
38.028
|
38.200
|
38.100
|
38.169
|
38.238
|
38.307
|
38.376
|
38.445
|
38.514
|
38.676
|
|
Riêng 5 tuổi (Lớp 5 tuổi)
|
12.479
|
13.114
|
12.264
|
13.810
|
17.550
|
13.870
|
12.513
|
12.575
|
12.638
|
13.424
|
12.739
|
II
|
Dân số 6-10 tuổi (Tiểu học)
|
65.103
|
65.718
|
65.289
|
65.024
|
65.559
|
69.356
|
70.749
|
70.147
|
70.459
|
67.489
|
70.811
|
|
Riêng 6 tuổi (Lớp 1)
|
13.761
|
12.479
|
13.114
|
12.264
|
13.810
|
17.550
|
13.870
|
12.513
|
12.575
|
13.548
|
12.827
|
III
|
Dân số 11- 14 tuổi (THCS)
|
47.797
|
48.113
|
50.216
|
50.115
|
51.315
|
53.214
|
52.148
|
52.735
|
51.721
|
50.819
|
51.980
|
|
Riêng 14 tuổi (Lớp 9)
|
11.549
|
11.444
|
12.629
|
12.079
|
11.865
|
13.543
|
12.528
|
13.276
|
13.761
|
12.519
|
12.935
|
IV
|
Dân số
15 - 17 tuổi (THPT)
|
38.140
|
36.998
|
36.754
|
37.599
|
37.704
|
37.693
|
37.811
|
37.771
|
38.070
|
37.616
|
38.260
|
Bảng Dự báo quy mô học sinh
các cấp học giai đoạn 2013-2030
Cấp học
|
Dự báo quy mô học sinh các năm học giai đoạn
2012-2020
|
2012 2013
|
2013 2014
|
2014 2015
|
2015 2016
|
2016 2017
|
2017 2018
|
2018 2019
|
2019 2020
|
2020 2021
|
Trung bình
|
Tổng cộng
|
198.489
|
199.042
|
200.772
|
200.387
|
202.690
|
208.853
|
209.389
|
209.451
|
209.111
|
204.243
|
Mầm non
|
54.922
|
55.100
|
55.360
|
54.647
|
54.756
|
54.866
|
54.976
|
55.086
|
55.196
|
54.990
|
Nhà trẻ
|
17.924
|
17.900
|
18.010
|
17.400
|
17.435
|
17.470
|
17.505
|
17.540
|
17.575
|
17.640
|
Mẫu
giáo
|
36.998
|
37.200
|
37.350
|
37.247
|
37.321
|
37.396
|
37.471
|
37.546
|
37.621
|
37.350
|
Riêng 5 tuổi
|
12.479
|
13.114
|
12.264
|
13.810
|
17.550
|
13.870
|
12.513
|
12.575
|
12.638
|
13.424
|
Tiểu học
|
64.973
|
65.587
|
65.158
|
64.894
|
65.428
|
69.217
|
70.608
|
70.007
|
70.318
|
67.354
|
Lớp 1
|
13.761
|
12.479
|
13.114
|
12.264
|
13.810
|
17.550
|
13.870
|
12.513
|
12.575
|
13.548
|
Lớp 2
|
13.276
|
13.761
|
12.479
|
13.114
|
12.264
|
13.810
|
17.550
|
13.870
|
12.513
|
13.626
|
Lớp 3
|
12.528
|
13.276
|
13.761
|
12.479
|
13.114
|
12.264
|
13.810
|
17.550
|
13.870
|
13.628
|
Lớp 4
|
13.543
|
12.528
|
13.276
|
13.761
|
12.479
|
13.114
|
12.264
|
13.810
|
17.550
|
13.592
|
Lớp 5
|
11.865
|
13.543
|
12.528
|
13.276
|
13.761
|
12.479
|
13.114
|
12.264
|
13.810
|
12.960
|
THCS
|
47.701
|
48.017
|
50.116
|
50.015
|
51.212
|
53.108
|
52.044
|
52.630
|
51.618
|
50.718
|
Lớp 6
|
12.079
|
11.865
|
13.543
|
12.528
|
13.276
|
13.761
|
12.479
|
13.114
|
12.264
|
12.768
|
Lớp 7
|
12.629
|
12.079
|
11.865
|
13.543
|
12.528
|
13.276
|
13.761
|
12.479
|
13.114
|
12.808
|
Lớp 8
|
11.444
|
12.629
|
12.079
|
11.865
|
13.543
|
12.528
|
13.276
|
13.761
|
12.479
|
12.623
|
Lớp 9
|
11.549
|
11.444
|
12.629
|
12.079
|
11.865
|
13.543
|
12.528
|
13.276
|
13.761
|
12.519
|
THPT và bổ túc THPT
|
30.893
|
30.338
|
30.138
|
30.831
|
31.294
|
31.662
|
31.761
|
31.728
|
31.979
|
31.180
|
Lớp 10
|
10.042
|
10.094
|
10.002
|
10.735
|
10.557
|
10.370
|
10.834
|
10.524
|
10.621
|
10.420
|
Lớp 11
|
10.202
|
10.042
|
10.094
|
10.002
|
10.735
|
10.557
|
10.370
|
10.834
|
10.524
|
10.373
|
Lớp 12
|
10.649
|
10.202
|
10.042
|
10.094
|
10.002
|
10.735
|
10.557
|
10.370
|
10.834
|
10.387
|
Từ căn cứ pháp lý, thực trạng mạng
lưới cơ sở
giáo
dục Mầm non, giáo dục Phổ thông, giáo dục Thường xuyên và dự báo dân số, quy mô học sinh các cấp học giai
đoạn 2013-2030, việc quy hoạch lại mạng lưới trường lớp là rất cần thiết nhằm
thực hiện đúng quy định của pháp luật, từng bước khắc phục những bất cập; tạo
điều kiện cho ngành Giáo dục ổn định và phát triển, đáp ứng yêu cầu công nghiệp
hóa, hiện đại hóa trong giai đoạn mới.
Phần 2.
NỘI DUNG QUY HOẠCH
I. Quan điểm, mục tiêu của Quy hoạch
1. Quan điểm Quy hoạch
Xây dựng
Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục Mầm non, giáo dục Phổ thông, giáo dục Thường xuyên tỉnh
Ninh Bình phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, thực hiện đúng quan điểm
chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo; phù hợp với chiến lược phát
triển giáo dục Việt Nam giai đoạn 2011-2020, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển đô
thị, quy hoạch xây dựng nông thôn mới của tỉnh Ninh Bình trong từng giai đoạn
trung và dài hạn, tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho người học, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy và học của các cơ sở giáo dục Mầm
non, giáo dục Phổ thông, giáo dục Thường
xuyên trên địa bàn tỉnh.
2. Mục tiêu chung
- Đáp ứng được nhu cầu học tập của nhân dân tỉnh Ninh Bình;
- Phân bổ hợp lý mạng lưới cơ sở giáo dục ở các địa phương, các vùng miền, trong đó ưu tiên vùng sâu, vùng
xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng bãi ngang ven biển.
- Đảm bảo bán kính phục vụ tối đa của các cơ sở giáo dục phù hợp với mỗi lứa
tuổi, mỗi cấp học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Đảm bảo các cơ sở giáo dục có quy mô phù hợp, đủ diện tích sử dụng theo
quy định chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Tạo điều kiện xã hội hóa giáo dục trong việc xây dựng các trường chất lượng
cao ở các cấp học tại các khu vực đông dân cư và có điều kiện kinh tế phát triển.
- Góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đào tạo nguồn nhân lực
cho xã hội, phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
3. Mục tiêu cụ thể
- Giáo dục mầm non: Duy trì phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi; đến
năm 2020, có ít nhất 60% trẻ trong độ tuổi nhà trẻ và 98% trẻ trong độ tuổi mẫu giáo được chăm sóc, giáo dục tại
các cơ sở giáo dục mầm non, trong đó trẻ 5 tuổi đạt 100%; giảm tỷ lệ trẻ suy
dinh dưỡng trong các cơ sở giáo dục mầm non xuống dưới 5%.
- Giáo dục phổ thông: Nâng cao chất lượng giáo dục toàn
diện, đặc biệt là chất lượng giáo dục văn hóa, đạo đức, kỹ năng sống, pháp luật,
ngoại ngữ, tin học. Giữ vững và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học
đúng độ tuổi và chất lượng phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Đến năm 2020, tỷ lệ đi học đúng độ tuổi
ở tiểu học là 99,5%, THCS là 98%; 80% số học sinh tốt nghiệp THCS vào học lớp
10 các hệ; có 100% học sinh tiểu
học, 50% học sinh trung học cơ sở được học 2 buổi/ngày.
- Giáo dục thường xuyên: Phát triển giáo dục thường xuyên tạo
cơ hội cho mọi người có thể học tập suốt đời, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh
của mình. Củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động của các trung tâm học tập cộng đồng và trung tâm giáo dục thường
xuyên. Huy động trên 99% số người mù chữ trong độ tuổi từ 15-35 tuổi ra học lớp xóa mù chữ.
Huy động trên 95% trẻ khuyết tật đi học các lớp phổ cập.
II. Nội dung Quy hoạch
1. Giáo dục mầm non
- Mỗi xã, phường, thị trấn có ít nhất 01 trường mầm non công lập. Thành lập
thêm trường mầm non tại các xã, phường, thị trấn có diện tích rộng, địa hình phức
tạp, dân số đông; các khu công nghiệp, khu đô thị mới tập trung đông dân cư.
Khuyến khích thành lập trường mầm non tư thục chất lượng cao; thành lập các
nhóm trẻ gia đình ở những khu vực có nhu cầu.
- Quy mô trường mầm non không quá 20 nhóm lớp/trường, số trẻ từ 20 đến 25
trẻ/nhóm lớp đối với nhà trẻ và từ 25 đến
30 trẻ/nhóm lớp đối với
mẫu giáo. Diện
tích sử dụng đất bình quân trong trường mầm non tối thiểu 12m2 cho một
trẻ đối với khu vực nông thôn và miền núi; 8m2 cho một trẻ đối với khu vực thành phố và thị xã; đối với trường xây mới
khuyến khích thực hiện theo tiêu chuẩn xây dựng tối thiểu là 15m cho một trẻ.
- Mỗi huyện, thị xã, thành phố lựa chọn ít nhất 01 trường mầm non công lập
để xây dựng mô hình trường trọng điểm chất lượng cao.
2. Giáo dục phổ thông
2.1. Tiểu học
- Mỗi xã, phường, thị trấn có ít nhất 01 trường tiểu học công lập. Những
xã, phường, thị trấn có 02 trường tiểu học với quy mô mỗi trường nhỏ hơn 10 lớp
thì sáp nhập thành 01 trường có nhiều điểm trường. Khuyến khích thành lập trường
tiểu học tư thục chất lượng cao.
- Quy mô trường tiểu học không quá 30 lớp/trường, số học sinh không quá 30
học sinh/lớp. Diện tích sử dụng đất bình quân trong trường tiểu học tối thiểu 10m2 cho một học sinh đối
với khu vực nông thôn và miền núi; 6m2 cho một học sinh đối với khu
vực thành phố và thị xã; đối với trường
xây mới khuyến khích thực hiện theo tiêu chuẩn xây dựng tối thiểu là 15m2
cho một học sinh.
- Mỗi huyện, thị xã, thành phố lựa chọn ít nhất 01 trường tiểu học công lập
để xây dựng mô hình trường trọng điểm chất lượng cao.
2.2. Trung học cơ sở
- Mỗi xã, phường, thị trấn hoặc
liên xã, phường, thị trấn có 01 trường trung học cơ sở công lập. Đối với xã,
phường, thị trấn có trường trung học cơ sở quy mô nhỏ hơn 12 lớp thì căn cứ vào
tình hình cụ thể tiến hành sáp nhập với trường trung học cơ sở của xã, phường,
thị trấn liền kề đảm bảo phù hợp với điều kiện của địa phương. Khuyến khích
thành lập trường trung học cơ sở tư thục chất lượng cao.
- Quy mô trường trung học cơ sở không quá 45 lớp/trường, số học sinh không
quá 35 học sinh/lớp. Diện tích sử dụng đất bình quân trong trường trung học cơ sở tối thiểu 10m2 cho một học
sinh đối với khu vực nông thôn và miền núi; 6m2 cho một học sinh đối
với khu vực thành phố và thị xã; đối với trường xây mới khuyến khích thực hiện
theo tiêu chuẩn xây dựng tối
thiểu là 15m2
cho một học sinh.
- Mỗi huyện, thị xã, thành phố lựa
chọn ít nhất 01 trường trung học cơ sở công lập để xây dựng mô hình trường trọng
điểm chất lượng cao.
2.3. Trung học phổ thông
- Duy trì 23 trường trung học phổ thông công lập, trong đó có 01 trường trung học phổ thông chuyên,
01 trường trung học phổ thông dân tộc nội trú của tỉnh). Chuyển đổi trường
trung học phổ thông bán công Ninh Bình
thành trường trung học phổ thông công lập. Giải thể những trường trung học phổ
thông ngoài công lập khi hết năm học 2014-2015 không hoàn thành việc chuyển đổi thành trường tư thục hoặc không
tuyển sinh đủ 3 lớp/khối theo quy định tại Quyết định số 39/2001/QĐ-BGD&ĐT
ngày 28/8/2001 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Khuyến khích thành lập trường trung học phổ thông tư thục chất lượng cao.
- Quy mô trường trung học phổ thông không lớn hơn 45 lớp/trường, số học sinh không lớn hơn 40 học sinh/lớp. Diện tích sử dụng
đất bình quân trong trường trung học phổ thông tối thiểu 10m2 cho một
học sinh đối với khu vực nông thôn và miền núi; 6m2 cho một học sinh
đối với khu vực thành phố và thị xã; đối với trường xây mới khuyến khích thực
hiện theo tiêu chuẩn xây dựng tối thiểu là 15m2 cho một học sinh.
2.4. Trường phổ thông đặc thù
- Khuyến khích thành lập trường
Trung học phổ thông hoặc trường phổ thông có nhiều cấp học theo mô hình tư thục chất lượng cao, cho phép
tuyển sinh toàn tỉnh.
- Thành lập trường phổ thông năng khiếu văn hóa nghệ thuật và thể thao cấp tỉnh, địa điểm đặt tại
thành phố Ninh Bình.
3. Giáo dục Thường xuyên:
- Duy trì, nâng cao chất lượng hoạt động của 01 trung tâm giáo dục thường
xuyên cấp tỉnh tại thành phố Ninh Bình, 07 trung tâm giáo dục thường xuyên cấp
huyện tại các huyện, thị xã còn lại, 01 trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp dạy nghề, 01 trung tâm
tin học và ngoại ngữ hiện có.
- Mỗi xã, phường, thị trấn duy trì 01 trung tâm học tập cộng đồng hoạt động
thường xuyên.
III. Giải pháp thực hiện Quy hoạch
1. Xác định quỹ đất thực hiện Quy hoạch: Việc thực hiện Quy hoạch
yêu cầu xây dựng mới và mở rộng diện tích một số trường học, các địa phương căn
cứ vào nội dung Quy hoạch và Kế hoạch thực hiện Quy hoạch để ưu tiên bố trí quỹ
đất dành cho xây mới, mở rộng trường học, đảm bảo thuận tiện cho người học và đủ
diện tích theo yêu cầu; khuyến khích mở rộng diện tích đất để đạt 15m2/học
sinh.
2. Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên
- Xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên giai đoạn 2013-2020 và những năm tiếp
theo ở từng bậc học, cấp học theo hướng chuẩn hóa, đảm bảo đủ về số lượng, đồng
bộ về cơ cấu. Tiếp tục đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo để đến
năm 2020, 100% giáo viên mầm non và phổ thông đạt chuẩn trình độ đào tạo, trong đó 65% giáo viên mầm non, 100% giáo viên tiểu
học, 88% giáo viên THCS và 17% giáo viên THPT đạt trình độ trên chuẩn.
- Sắp xếp, bố trí hợp lý, tùng bước thực hiện các biện pháp giải quyết
giáo viên dôi dư. Thực hiện tốt công tác tuyển dụng, điều động giáo viên và
tăng cường công tác quản lý viên chức theo quy định. Thực hiện nghiêm Nghị định
số 115/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ quy định trách nhiệm quản lý
nhà nước về Giáo dục;
- Thực hiện tốt các chính sách ưu đãi về vật chất và tinh thần, từng bước nâng cao chế độ,
chính sách đối với cán bộ quản lý và giáo viên theo quy định.
3. Kinh phí, cơ chế tài chính đầu tư cơ sở vật chất, sách, thiết bị dạy
học
- Tiếp tục đầu tư kinh phí từ ngân sách nhà nước phù hợp với khả năng huy
động các nguồn lực và cơ chế, chính sách của Trung ương, của tỉnh để xây dựng mạng
lưới trường, lớp học theo hướng kiên cố hóa, đạt chuẩn quốc gia thông qua việc lồng ghép
các nguồn vốn thuộc chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục và đào tạo,
chương trình kiên cố hóa trường lớp học, vốn chương trình xây dựng nông thôn mới,
vốn ngân sách sự nghiệp giáo dục của tỉnh, vốn đầu tư phát triển của các địa
phương, vốn vay và xã hội hóa. Ước tính tổng kinh phí thực hiện Đề án giai đoạn 2013-2030 là 1.760 tỷ
đồng, kinh phí khi thực hiện sẽ được điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện thực
tế và thời điểm thực hiện (chi tiết theo Biểu số 10 và Biểu số 11).
- Cơ chế tài chính:
+ Đối với các trường học trực thuộc cấp huyện (mầm
non, tiểu học, trung học cơ sở) thực hiện Quy hoạch: Ngân sách tỉnh hỗ trợ
50% kinh phí, 50% còn lại do địa phương bố trí. Dự kiến tổng kinh phí xây mới 1 trường THCS sau sáp nhập là 20 tỷ
đồng; mở rộng trường học 10 tỷ đồng.
+ Đối với
các trường học trực thuộc cấp tỉnh (trung học phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên, trường phổ thông đặc thù): Ngân sách cân đối tại
tỉnh bố trí 100% kinh phí thực hiện quy hoạch. (Riêng kinh phí xây dựng trường
THPT chuyên tỉnh Ninh Bình thực hiện theo Đề án đã được phê duyệt tại Quyết định
số 1073/QĐ-UBND ngày 13/12/2010 của UBND tỉnh Ninh Bình).
4. Thực hiện tốt việc xã hội hóa giáo dục
- Thực hiện theo Nghị quyết số 03/2012/NQ-HĐND ngày 17/4/2012 của Hội đồng
Nhân dân tỉnh Ninh Bình về việc ban hành Quy định chính sách ưu đãi về sử dụng
đất đối với hoạt động xã hội hóa trong
các lĩnh vực giáo dục và đào tạo, dạy nghề,
y tế, văn hóa, thể dục thể thao, môi trường
trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, giai đoạn 2012-2016.
- Khuyến khích thực hiện các hoạt động xã hội hóa giáo dục trong hoạt động
giáo dục theo quy định, đặc biệt là việc đầu tư xây dựng các trường tư thục (ở
giáo dục mầm non) và tư thục chất lượng cao (ở giáo dục phổ thông) tại các địa phương có nhu cầu;
Đẩy mạnh công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập; quan tâm đến giáo dục vùng sâu, vùng xa và vùng khó
khăn.
- Xây dựng cơ chế huy động xã hội hóa đầu tư cơ sở vật chất, trường lớp đối
với trường trọng điểm, trường chất lượng cao ở các cấp học, bậc học trên địa
bàn.
5. Lộ trình thực hiện
5.1. Giai đoạn 2013-2016
a) Nhiệm vụ
- Ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch
toàn tỉnh và Kế hoạch thực hiện Quy hoạch phù hợp với điều kiện thực tế của các
địa phương.
- Chuyển đổi trường THPT bán công Ninh Bình thành trường THPT công lập;
chuyển đổi hoặc giải thể các trường THPT dân lập, tư thục không đảm bảo điều kiện
quy định.
- Xây dựng mô hình trường trọng điểm chất lượng
cao (tại mỗi huyện, thị xã, thành phố có ít nhất 01 trường ở mỗi cấp học mầm
non, tiểu học, THCS).
- Căn cứ vào điều kiện thực tế, cụ thể của từng địa phương để tiến hành
sáp nhập các trường THCS quy mô nhỏ dưới 5 lớp (6 trường sáp nhập thành 3 trường)
nhằm đáp ứng được các yêu cầu theo quy định và phục vụ việc học tập tốt nhất
cho người học. Xây dựng mới hoặc xây dựng bổ sung cơ sở vật chất cho các trường
THCS sau sáp nhập. (Chi tiết theo Biểu số 01 đến Biểu số 08).
b) Kinh phí
Dự kiến nhu cầu kinh phí do cấp tỉnh cân đối hỗ trợ
là 30.000 triệu đồng, bố trí chủ yếu để hỗ trợ bổ sung cơ sở vật chất hoặc xây
dựng mới 3 trường trung học cơ sở liên xã sau khi thực hiện sáp nhập các trường
có quy mô dưới 5 lớp (chi tiết theo Biểu số 10).
5.2. Giai đoạn 2017-2021
a) Nhiệm vụ
- Hoàn thành xây mới trường trung học phổ thông chuyên tỉnh (giai đoạn 1).
- Căn cứ vào điều kiện thực tế, cụ thể của từng địa phương để tiến hành
sáp nhập các trường THCS quy mô nhỏ dưới 8 lớp (12 trường sáp nhập thành 6 trường)
nhằm đáp ứng được các yêu cầu theo quy
định và phục vụ việc học tập tốt nhất cho người học; tiếp tục xây dựng mới hoặc
xây dựng bổ sung cơ sở vật chất cho các trường THCS sau sáp nhập. (Chi tiết
theo Biểu số 01 đến Biểu số 08).
b) Kinh phí
Dự kiến nhu cầu kinh phí do cấp tỉnh cân đối hỗ trợ
là 460.000 triệu đồng, trong đó 400.000 triệu đồng xây dựng trường trung học phổ thông chuyên tỉnh (giai đoạn 1) và
60.000 triệu đồng hỗ trợ bổ sung cơ sở vật chất hoặc xây
mới 6 trường trung học cơ sở liên xã sau khi thực hiện việc sáp nhập các trường
có quy mô dưới 8 lớp (chi tiết theo Biểu số 10).
5.3. Giai đoạn 2022-2030
a) Nhiệm vụ
- Hoàn thành xây dựng trường trung học phổ thông chuyên tỉnh (giai đoạn
2).
- Xây dựng cơ sở vật chất và thành lập trường phổ thông năng khiếu văn hóa
nghệ thuật và thể thao tỉnh.
- Xây dựng, mở rộng các trường học để đảm bảo diện tích đạt chuẩn theo quy
định tại Điều lệ trường học các cấp do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
- Căn cứ vào điều kiện thực tế cụ thể của từng địa phương để tiến hành sáp
nhập các trường THCS quy mô nhỏ dưới 12 lớp nhằm đáp ứng được các yêu cầu theo quy định và phục vụ việc học tập
tốt nhất cho người học; tiếp tục xây dựng mới hoặc xây dựng bổ sung cơ sở vật
chất cho các trường THCS sau sáp nhập.
b) Kinh phí
Dự kiến nhu cầu kinh phí cấp tỉnh cân đối hỗ trợ là
1.270.000 triệu đồng, trong đó có 430.000 triệu đồng hỗ trợ bổ sung cơ sở vật
chất hoặc xây dựng 43 trường trung học cơ sở liên xã sau khi sáp nhập (trường
nhỏ hơn 12 lớp); 440.000 triệu đồng hỗ trợ mở rộng 88 trường học; 400.000 triệu
đồng xây mới trường phổ
thông năng khiếu
văn hóa nghệ thuật và thể thao (chi tiết theo Biểu số 11).
Phần 3.
TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
I. Trách nhiệm của các cấp, các ngành
1. UBND tỉnh Ninh Bình: Xây dựng Kế hoạch thực hiện Quy hoạch
của tỉnh theo từng năm, từng giai đoạn; chỉ đạo Sở Giáo
dục và Đào tạo, các sở, ban, ngành có liên quan và UBND các huyện, thành phố,
thị xã tổ chức thực hiện; báo cáo Tỉnh ủy, HĐND tỉnh về kết quả triển khai tổ
chức thực hiện Quy hoạch theo định kỳ hoặc đột xuất.
2. Sở Giáo dục và Đào tạo: Là cơ quan thường trực, tham mưu
cho UBND tỉnh xây dựng Kế hoạch thực hiện Quy hoạch, phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn,
chỉ đạo UBND các huyện, thị xã, thành
phố xây dựng Kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện Quy hoạch tại các địa
phương đảm bảo đúng quan điểm chỉ đạo,
phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội thực tế tại các địa phương. Chủ trì, phối
hợp với Sở Nội vụ tham mưu cho UBND tỉnh chuyển đổi trường THPT bán công Ninh
Bình sang trường THPT công lập; giải
thể hoặc chuyển đổi các trường THPT dân lập sang trường THPT tư thục. Kiểm tra,
giám sát, đánh giá kết quả việc triển khai, tổ chức thực hiện Quy hoạch tại các
địa phương và báo cáo Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, Bộ GD&ĐT.
3. Sở Nội vụ: Chủ trì, phối hợp với Sở GD&ĐT chỉ đạo, hướng dẫn
UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện các thủ tục sáp nhập, thành lập trường;
quản lý biên chế, giải quyết vấn đề biên chế sau sáp nhập. Phối hợp với Sở
GD&ĐT tham mưu cho UBND tỉnh
chuyển đổi trường THPT bán công Ninh Bình sang trường THPT công lập; giải thể
hoặc chuyển đổi các trường THPT dân lập
sang trường THPT tư thục.
4. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính,
Sở GD&ĐT cân đối và bố trí nguồn vốn đầu tư từ nguồn ngân sách cân đối cấp
tỉnh hỗ trợ cho các địa phương để
triển khai thực hiện Quy hoạch.
5. Sở Tài chính: Phối hợp với Sở KH&ĐT, Sở GD&ĐT cân đối và bố
trí nguồn vốn đầu tư từ nguồn ngân sách cân đối cấp tỉnh cấp hỗ trợ cho các địa phương để triển khai
thực hiện Quy hoạch.
6. Sở Tài nguyên và Môi trường: Chủ trì phối hợp với các Sở, ban, ngành của tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn UBND các huyện, thị xã
và các cơ quan liên quan quy hoạch, xác định vị trí, diện tích và bố trí đất để
mở rộng và xây dựng trường học mới theo Quy hoạch.
7. Sở Xây dựng: Phối hợp với các Sở, ban, ngành của tỉnh chỉ đạo, hướng
dẫn UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan quy hoạch tổng thể mặt bằng xây dựng; hướng dẫn,
kiểm tra công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng các cơ sở giáo dục;
thiết kế xây dựng và mở rộng trường học đảm bảo các tiêu chuẩn quy định.
8. Sở Thông tin và truyền thông: Chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục
và đào tạo và các cơ quan, đơn vị liên quan tăng cường công tác thông tin,
tuyên truyền, tạo sự đồng thuận trong nhân dân khi thực hiện các nội dung quy
hoạch và tích cực tham gia xã hội hóa giáo dục.
9. UBND các huyện, thị xã, thành phố: Căn cứ vào Quy hoạch, điều
kiện thực tế của địa phương để xây dựng Quy hoạch, kế hoạch thực hiện tại địa
phương mình trình HĐND huyện, thành phố, thị xã phê duyệt để tổ chức triển khai thực hiện. Huy động các nguồn
lực, tăng cường xã hội hóa đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho giáo dục; sắp xếp đội
ngũ cán bộ giáo viên; có cơ chế quản lý hiệu quả các trường liên xã sau sáp nhập.
II. Kiểm tra, đôn đốc thực hiện Quy hoạch và điều chỉnh Quy
hoạch
1. Kiểm tra, đôn đốc thực hiện Quy hoạch
Sở Giáo dục và Đào tạo là cơ quan thường trực tham
mưu và giúp UBND tỉnh đôn đốc kiểm tra các cấp, các ngành ở địa phương triển
khai tổ chức thực hiện Quy hoạch và báo cáo kịp thời theo định kỳ hoặc đột xuất UBND tỉnh về tình hình thực hiện
Quy hoạch để có biện pháp chỉ đạo giải quyết kịp thời.
2. Điều chỉnh Quy hoạch
Trong quá trình triển khai tổ chức thực hiện Quy hoạch
nếu có khó khăn, vướng mắc các tổ chức và cá nhân phản ánh kịp thời về Sở Giáo
dục và Đào tạo để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh
xem xét đề nghị HĐND tỉnh sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
Nơi nhận:
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch
UBND tỉnh;
- Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh;
- Văn phòng Tỉnh ủy;
- Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND
tỉnh;
- Chánh, phó văn phòng UBND tỉnh;
- Các Sở: GD&ĐT, Nội vụ,
Tài chính, Tư pháp, Xây dựng, KH&ĐT, Tài nguyên và Môi trường;
- UBND các huyện, thành phố,
thị xã;
- Lưu VT, VP2, VP5, VP6.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Văn Dung
|