Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Chương trình hành động 59/CTR-UBND phát triển du lịch An Giang 2016 2020 định hướng 2025 2017

Số hiệu: 59/CTR-UBND Loại văn bản: Văn bản khác
Nơi ban hành: Tỉnh An Giang Người ký: Nguyễn Thanh Bình
Ngày ban hành: 13/02/2017 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH AN GIANG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 59/CTr-UBND

An Giang, ngày 13 tháng 02 năm 2017

 

CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG

VỀ PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG DU LỊCH TỈNH AN GIANG GIAI ĐOẠN 2016-2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2025

I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH:

- Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng đã nêu "Có chính sách phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển du lịch với hệ thống hạ tầng đồng bộ, hiện đại, sản phẩm đa dạng và có tính chuyên nghiệp cao...".

- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh An Giang lần thứ X xác định: “Phát triển du lịch tỉnh An Giang thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh”;

- Nghị quyết số 11-NQ/TU, ngày 18-01-2013 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về "Đẩy mạnh phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020";

- Căn cứ Quyết định số 1008/QĐ- UBND ngày 01/7/2014 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành du lịch tỉnh An Giang từ năm 2014 đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;

- Căn cứ Nghị quyết số 08-NQ/TW, ngày 16-01-2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Để ngành du lịch thực sự trthành ngành kinh tế mũi nhọn, ngoài tiềm năng, điều kiện sẵn có, cần phải xây dựng một hệ thống hạ tầng phục vụ du lịch hoàn chỉnh bao gồm hạ tầng giao thông, hạ tầng viễn thông và hạ tầng dịch vụ... Do đó, việc ban hành Chương trình phát triển hạ tầng du lịch với hệ thống giải pháp phát triển đồng bộ là hết sức cần thiết cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong giai đoạn hiện nay và cả giai đoạn tiếp theo.

II. THỰC TRẠNG HẠ TẦNG DU LỊCH AN GIANG

1. Tiềm năng

An Giang là tỉnh đầu nguồn sông Cửu Long, có đường biên giới dài gần 100km giáp 2 tỉnh Takeo và Kandal (Campuchia); là tỉnh được thiên nhiên ưu đãi với nhiều danh lam, thắng cảnh, núi non hùng vĩ nhất khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Bên cạnh đó, An Giang là tỉnh đa dân tộc, đa tôn giáo với 4 dân tộc anh em Kinh, Khmer, Chăm, Hoa cùng chung sống lâu đời, cùng tạo ra những giá trị văn hóa dân tộc phong phú, đa dạng thể hiện qua các lễ hội văn hóa dân tộc, các làng nghề thủ công truyền thống, các công trình kiến trúc văn hóa độc đáo; là địa phương có nhiều di tích lịch sử văn hóa và danh thắng; có tín ngưỡng thờ mẫu nổi tiếng khắp cả nước, hằng năm thu hút hàng triệu lượt khách đến chiêm bái, tạ lễ; có vùng Thất Sơn hùng vĩ, huyền bí; có cả di chỉ nền văn hóa Óc Eo - Ba Thê; đặc biệt hơn cả An Giang là quê hương của Cố Chủ tịch Tôn Đức Thắng với Khu Lưu niệm của Bác tọa lạc trên vùng cù lao Ông Hổ xanh ngát ở giữa dòng sông Hậu.

2. Thành tựu

Thời gian qua, được sự quan tâm của cả hệ thống chính trị, du lịch An Giang đã đạt được một số thành tựu nhất định như sau:

- Số lượt khách đến với An Giang năm sau cao hơn năm trước: Năm 2010 là 4,7 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế là 43.000 lượt; năm 2015 là 6,3 triệu lượt, trong đó khách quốc tế là 70.000 lượt; tốc độ tăng trưởng lượt khách bình quân là 6%/năm trong giai đoạn 2010-2015. Năm 2015, giá trị đóng góp trực tiếp của ngành du lịch khoảng 2.997 tỷ, chiếm khoảng 3,6% GRDP của tỉnh.

- Cơ sở dịch vụ phục vụ du khách có bước phát triển khá. Tổng số khách sạn năm 201082 khách sạn, với 2.041 phòng; năm 201596 khách sạn, với 2.609 phòng; số nhà hàng cũng tăng trưởng tốt, năm 2010 40 nhà hàng với sức chứa khoảng 6.120 chỗ, đến năm 2015 đã có 51 nhà hàng với sức chứa khoảng 9.260 chỗ ngồi.

- Các sản phẩm dịch vụ phục vụ du lịch từng bước được quan tâm, đầu tư phát triển như cáp treo Núi Cấm, bãi giữ xe Núi Cấm, công viên văn hóa Núi Sam, bến tàu du lịch Tân Châu... góp phần thu hút sự quan tâm của du khách về An Giang ngày càng nhiều.

- Hạ tầng viễn thông phát triển khá đồng bộ, chất lượng dịch vụ ngày càng tốt hơn. Tháng 11 năm 2015, thành phố Châu Đốc đã thí điểm phủ sóng wifi miễn phí tại 3 điểm: Công viên tượng đài cá Basa, công viên chùa Bồ Đề và toàn bộ Khu du lịch Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam. Trên thiết bị điện thoại di động, trong năm 2015 Chi nhánh Viettel An Giang phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch An Giang triển khai dịch vụ Tourist.one, cho phép quản lý thông tin khách du lịch, tạo ra các tiện ích tra cứu du lịch An Giang như đặt vé online, nhắn tin chăm sóc khách hàng và nhiều dịch vụ khác.

- Hạ tầng giao thông cũng được Tỉnh tích cực đầu tư theo hướng hoàn chỉnh các tuyến đường giao thông đến các khu, điểm du lịch như đường tránh Quốc lộ 91 đoạn Châu Đốc - Tịnh Biên; đường tỉnh lộ 943 đi Thoại Sơn; đường tỉnh lộ 941 đi lộ tẻ Tri Tôn, 02 cầu đường tỉnh lộ 948 (cầu Bưng Tiền, cầu Tà Đéc); 07 cầu trên tuyến Quốc lộ 91 thuộc địa bàn thành phố Long Xuyên. Toàn tỉnh có gần 5.507km đường giao thông và 1.639 cây cầu với chiều dài 55,7km. Giao thông đường thủy thông suốt. Hiện nay, An Giang có 01 cảng đón du khách được đầu tư tại thành phố Châu Đốc.

Hệ thống nhà vệ sinh đạt chuẩn cũng từng bước được đầu tư để phục vụ du khách. Trên địa bàn tỉnh có 14 khu, điểm du lịch đón và phục vụ khách, trong đó 8 khu, điểm đã được nâng cấp bổ sung trang thiết bị nhà vệ sinh theo tiêu chí quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, 02 điểm xây dựng mới hệ thống nhà vệ sinh (công viên Mỹ Thới và khu di tích cách mạng Mỹ Khánh), còn lại 4 khu, điểm chưa có nhà vệ sinh đạt chuẩn.

3. Tồn tại

Lượt khách đến An Giang gia tăng qua từng năm. Năm 2015, cả tỉnh đón 6,3 triệu lượt khách; năm 2016, đón khoảng 6,7 triệu lượt khách, nhưng số khách du lịch có lưu trú chỉ chiếm khoảng 10%, phần còn lại chủ yếu là khách hành hương. Điều đó cho thấy du lịch tỉnh đã và đang thiếu nhiều yếu tố hấp dẫn để giữ chân khách lưu trú lại An Giang như:

- Hệ thống nhà hàng, khách sạn, cơ sở lưu trú mang tính nhỏ lẻ, rời rạc, dịch vụ du lịch nghèo nàn, thiếu hẳn những khu vui chơi, giải trí có tầm vóc, các trung tâm mua sắm hiện đại tại địa bàn du lịch. Chưa tạo được những sản phẩm du lịch có tính khác biệt cao trong vùng để thu hút sự chú ý, mua sắm của du khách.

- Ở các khu, điểm du lịch một thời gian dài, tình trạng hệ thống nhà vệ sinh thấp kém, thiếu hẳn hệ thống xử lý rác thải cũng góp phần tạo nên hình ảnh thiếu chuyên nghiệp của tỉnh du lịch.

- Hệ thống các công ty lữ hành trong tỉnh qui mô nhỏ và yếu, hoạt động chưa có tính chuyên nghiệp cao, chưa tham gia mạnh mẽ vào khâu xúc tiến, quảng bá du lịch. Hiệp hội du lịch An Giang ra đời từ năm 2014 nhưng hoạt động rời rạc, thiếu chương trình, thiếu gắn kết, mặc dù đã được kiện toàn củng cố nhiều lần.

- Hệ thống giao thông cầu, đường dù được đầu tư mở rộng, nâng cấp tạo điều kiện thuận lợi đến các khu, điểm du lịch trong tỉnh nhưng do ngân sách có hạn vẫn chưa đáp ứng được lưu lượng giao thông ngày càng tăng, nhất là vào các mùa cao điểm lễ hội của tỉnh

- Nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực du lịch (đội ngũ quản lý, hướng dẫn viên, thuyết minh viên, kỹ thuật viên chế biến, pha chế, nhân viên phục vụ buồng, bàn) chưa được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp.

Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, trong đó Nhà nước giữ vai trò định hướng, kiến tạo cơ chế, khung chính sách để hỗ trợ doanh nghiệp và cộng đồng dân cư - chủ thể làm du lịch. Nhưng thời gian qua, An Giang vẫn chưa phát huy được vai trò chủ thể nên chưa thu hút mạnh mẽ doanh nghiệp, tổ chức đầu tư vào phát triển, đa dạng hóa hạ tầng du lịch của tỉnh.

4. Nguyên nhân

4.1. Nguyên nhân chủ quan

- Chủ trương, chính sách của tỉnh vừa qua ban hành khá đầy đủ nhưng còn dàn trải, thiếu đồng bộ, chưa có trọng tâm, trọng điểm và chưa có tính đột phá để thu hút các thành phần kinh tế tham gia đầu tư, đặc biệt trong lĩnh vực hạ tầng du lịch.

- Vẫn còn số địa phương chưa xem phát triển du lịch và phát triển hạ tầng du lịch là động lực trong tái cơ cấu nền kinh tế của địa phương, nên chưa chủ động có chiến lược đầu tư, khai thác hiệu quả; phần lớn các địa phương còn thụ động, trông chờ vào định hướng chung của tỉnh và nguồn lực phân phổ từ ngân sách tỉnh.

- Ngành chuyên quản chưa phát huy tối đa chức năng tham mưu, đề xuất, định hướng về phát triển du lịch cũng như phát triển hạ tầng du lịch, việc tổ chức qui hoạch các khu, điểm du lịch còn mang tính rời rạc, cục bộ địa phương, chưa xứng tầm với tiềm năng sẵn có của địa phương.

- Khâu tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch, qui hoạch về du lịch trên địa bàn tỉnh thời gian qua thực hiện chưa tốt.

4.2. Nguyên nhân khách quan

- Tình hình kinh tế trong nước nói chung và An Giang nói riêng còn nhiều khó khăn, thách thức, đã có ảnh hưởng nhất định đến việc hỗ trợ, phân bổ vốn đầu tư xây dựng từ nguồn ngân sách Trung ương cho địa phương trong thời gian qua.

- Các mặt hàng chủ lực của An Giang như lúa, cá đã gặp khó khăn liên tục trong thị trường xuất khẩu, tác động trực tiếp đến nguồn thu ngân sách trên địa bàn.

- Công tác quảng bá, xúc tiến du lịch An Giang còn thụ động, đơn điệu, chưa xây dựng được thương hiệu và slogan dành cho du lịch An Giang.

- Nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực du lịch còn mang tính nghiệp dư, tự phát, do vậy thái độ ứng xử, quảng bá và hướng dẫn du lịch chưa được chuyên nghiệp và tạo sự hài lòng cho du khách.

III. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN

1. Dự báo

- Chính phủ xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn của cả nước. Do đó, sắp tới ngành du lịch trong nước sẽ có sự chuyển biến mạnh mẽ.

- Hình ảnh Việt Nam thân thiện, an ninh chính trị của Việt Nam ổn định, danh lam, thắng cảnh của Việt Nam dồi dào và còn mộc mạc, hoang sơ - là điểm đến hấp dẫn của du khách phương Tây và các nước phát triển; trong đó vùng đồng bằng sông Cửu Long được xem là một trong những điểm đến hấp dẫn.

- Du lịch tâm linh ngày càng phát triển, An Giang nổi tiếng với Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam, vùng Thất Sơn huyền bí là một lợi thế nổi trội so với các tỉnh trong vùng và cả nước.

- Tuyến du lịch sông Mekong được bình chọn vào Top 5 các tuyến du lịch trên sông hàng đầu Châu Á.

- Hạ tầng giao thông vùng đồng bằng sông Cửu Long được Chính phủ quan tâm đầu tư giai đoạn 2016-2020; trong đó cầu Vàm Cống sẽ đưa vào sử dụng năm 2017.

2. Quan điểm phát triển

- Xây dựng hạ tầng du lịch để tạo động lực cho ngành du lịch tỉnh trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong cơ cấu kinh tế của tỉnh trong giai đoạn hiện nay và các giai đoạn tiếp theo.

- Xây dựng hạ tầng du lịch phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, có chiến lược, có trọng tâm, trọng điểm.

- Phát huy tiềm năng, thế mạnh về điều kiện tự nhiên, di tích văn hóa, lịch sử để tạo sự khác biệt của ngành du lịch tỉnh; phát triển ngành du lịch của tỉnh An Giang theo hướng “du lịch văn hóa tâm linh” (spiritual and cultural tourism) trọng điểm của cả nước.

- Phát triển du lịch gắn với bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân.

- Đầu tư phát triển hạ tầng du lịch vừa đảm bảo khai thác lợi thế vùng giáp biên vừa đảm bảo an ninh, quốc phòng vùng biên giới.

- Đổi mới mạnh mẽ phương thức kêu gọi đầu tư trong phát triển hạ tầng du lịch; trong đó chú trọng áp dụng hình thức xã hội hóa như PPP, BOT, BT trong đầu tư hạ tầng du lịch.

3. Mục tiêu:

a) Giai đoạn 2016-2020: Mục tiêu của giai đoạn này là "vừa thu hút, vừa giữ chân du khách" với các chỉ tiêu cụ thể sau:

- Đưa ngành du lịch tỉnh An Giang trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, tỷ trọng đóng góp trực tiếp của ngành du lịch trong GRDP của tỉnh là 8,8% vào năm 2020.

- Tốc độ tăng trưởng số lượt khách bình quân là 10%/năm. Đến năm 2020, ngành du lịch của tỉnh đón 10,1 triệu lượt khách, trong đó tỷ trọng khách lưu trú chiếm 20%, số ngày lưu trú bình quân là 2,5 ngày.

- Đến 2020, có ít nhất 01 khu du lịch văn hóa tâm linh hỗn hợp quy mô lớn; có nhà hàng, khách sạn đạt chuẩn 3 - 4 sao; có các khu vui chơi, giải trí quy mô vừa; có các trung tâm mua sắm hiện đại; có hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin, viễn thông hiện đại; có mạng wifi được phủ sóng tại các khu, điểm du lịch trung tâm; khai thác tốt tuyến du lịch kết nối nội vùng, ngoại vùng và tuyến du lịch xuyên biên giới Viet Nam - Campuchia - Thailand - Lào.

b) Giai đoạn 2021-2025: Mục tiêu của giai đoạn này là "giữ chân du khách" với các chỉ tiêu cụ thể sau:

- Tăng tỷ lệ đóng góp trực tiếp của ngành du lịch trong GRDP của tỉnh lên 15,3% vào năm 2025.

- Tốc độ tăng trưởng số lượt khách bình quân 5%/năm, đón 12,9 triệu lượt khách vào năm 2025; tăng tỷ trọng khách lưu trú lên 30%/tổng lượt khách vào năm 2025 với số ngày lưu trú bình quân là 3,0 ngày.

- Đến 2025, có thêm ít nhất 01 khu du lịch văn hóa tâm linh hỗn hợp quy mô lớn; có nhà hàng, khách sạn đạt chuẩn 5 sao; có các khu vui chơi, giải trí quy mô lớn tại các khu du lịch trọng điểm và các thành phố lớn như Long Xuyên, Châu Đốc.

IV NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP:

1. Nhiệm vụ:

1.1. Tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông (đường bộ và đường thủy), đảm bảo các tuyến đường đến các khu, điểm du lịch trọng điểm của tỉnh được thông thoáng; đảm bảo các Khu du lịch đều đầu tư xây dựng bãi đổ xe theo qui định; ưu tiên đầu tư xây dựng cầu tàu, hệ thống thuyền du lịch phục vụ du khách tham quan các tour đường thủy, tuyến vùng cù lao;

1.2. Thu hút đầu tư nhanh vào lĩnh vực xây dựng nhà hàng, khách sạn (đạt chuẩn từ 4 sao trở lên), trung tâm thương mại, trung tâm hội nghị, khu vui chơi, giải trí tại các trung tâm, thành phố lớn của tỉnh;

1.3. Đầu tư, nâng cấp chỉnh trang đô thị, tôn tạo cảnh quan, xây dựng hình ảnh môi trường Xanh - Sạch - Đẹp tại thành phố Long Xuyên và thành phố Châu Đốc; phát huy cảnh quan tự nhiên sông nước tại thành phố Long Xuyên, nâng cấp xây dựng công viên văn minh, hiện đại, sạch, đẹp thu hút du khách đến tham quan, chụp ảnh.

1.4. Nâng cấp, tu bổ, bảo tồn các công trình văn hóa tiêu biểu, di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh và cấp quốc gia như đồi Tức Dụp, Khu nhà mồ Ba Chúc, nhà thờ, tiểu thánh đường, chùa Khmer, các đình, chùa, trước hết phục vụ cho việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của địa phương, sau là để phục vụ khai thác du lịch văn hóa, du lịch tâm linh.

1.5. Xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin, viễn thông hiện đại trong phát triển du lịch

Công nghệ thông tin và viễn thông được xem là công cụ, nền tảng hỗ trợ đắc lực trong phát triển du lịch thông qua ứng dụng công nghệ GIS trong xây dựng cơ sở dữ liệu du lịch của tỉnh, các phần mềm quản lý, cung cấp các dịch vụ tài chính, thanh toán trực tuyến qua điện thoại; xây dựng, quảng bá hình ảnh du lịch qua website và các tiện ích khác... Đảm bảo mọi du khách đến An Giang đều có thể tiếp cận hệ thống thông tin chỉ dẫn rõ ràng, cụ thể liên quan đến tất cả hoạt động du lịch của tỉnh.

1.6. Đẩy mạnh thu hút đầu tư tại các khu, điểm du lịch được qui hoạch của tỉnh, chủ yếu tập trung vào 4 khu trọng điểm, có lợi thế cạnh tranh cao trong vùng: Khu Du lịch Núi Sam - Miếu Bà Chúa Xứ (Châu Đốc), Khu Du lịch Núi Cấm - rừng tràm Trà Sư (Tịnh Biên), Khu du lịch Mỹ Hòa Hưng - cồn Phó Ba (TP. Long Xuyên) và Khu di tích Văn hóa Óc Eo - Ba Thê (Thoại Sơn). Trong đó, xây dựng các loại hình du lịch, sản phẩm chủ lực của từng khu, chú trọng khai thác khu nghỉ dưỡng kết hợp trị liệu bằng thảo dược tại Khu du lịch Núi cấm; mở rộng không gian, tổ chức lại kinh doanh và đa dạng hóa loại hình dịch vụ phục vụ du khách tại rừng tràm Trà Sư; tiếp tục triển khai công viên văn hóa Núi Sam, đồng thời kêu gọi đầu tư xây dựng các trung tâm thương mại, nhà hàng, khách sạn, resort, chợ đặc sản, siêu thị, trung tâm mua sắm hiện đại tại Châu Đốc để khai thác lượt khách đến cúng và trả lễ Bà Chúa Xứ hàng năm; xây dựng khu du lịch nhà vườn kết hợp du lịch sinh thái vùng sông nước tại cù lao ông Hổ - cồn Phó Ba; tiếp tục triển khai qui hoạch Khu di tích Óc Eo - Ba Thê tại huyện Thoại Sơn.

1.7. Về xây dựng nguồn nhân lực phục vụ du lịch: An Giang với qui mô dân số 2,2 triệu dân, trong độ tuổi lao động chiếm 70%, đó là nguồn lao động dồi dào phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, trong đó có du lịch. Do vậy, cần có chiến lược đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, có kỹ năng nghề, đặc biệt có trình độ ngoại ngữ để đáp ứng mục tiêu phát triển du lịch tỉnh An Giang là ngành kinh tế trọng điểm.

- Tổ chức đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho du lịch, đặc biệt là đào tạo đội ngũ hướng dẫn viên, thuyết minh viên am hiểu về di tích lịch sử văn hóa địa phương, cả về nội dung lịch sử và văn hóa lễ hội; đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý di tích tại xã, phường, thị trấn; tiếp tục đào tạo các loại hình văn hóa nghệ thuật có nguy cơ bị mai một, thất truyền để góp phần giữ gìn di sản văn hóa phi vật thể phục vụ du lịch.

- Tổ chức các lớp tập huấn về du lịch và tuyên truyền Luật Di sản văn hóa cho mọi đối tượng, cụ thể: Hướng dẫn viên, thuyết minh viên tại điểm, Ban quản lý di tích, cộng đồng địa phương và những doanh nghiệp kinh doanh du lịch để họ hiểu vai trò của mình trong việc bảo vệ, bảo tồn di tích, hiểu được sự hài hòa giữa việc khai thác di tích với phát triển du lịch.

2. Giải pháp thực hiện:

2.1. Giải pháp về cơ chế, chính sách:

a) Thuê tư vấn nước ngoài xây dựng quy hoạch, chiến lược phát triển đối với các địa bàn du lịch trọng điểm của tỉnh.

Qui hoạch chiến lược phát triển du lịch và hạ tầng du lịch An Giang cần được xây dựng trên cơ sở đồng bộ với qui hoạch kinh tế xã hội của địa phương, của vùng, đồng thời tạo nên bước đột phá, có tính hiện đại, chủ động hội nhập và hợp tác quốc tế, là công cụ quản lý nhà nước về chuyên ngành, đồng thời đáp ứng yêu cầu là ngành kinh tế mũi nhọn trong cơ cấu kinh tế của tỉnh giai đoạn hiện nay. Do vậy, cần mời các tập đoàn, đơn vị tư vấn có kinh nghiệm, uy tín hàng đầu thế giới tham gia xây dựng, vì nó sẽ là cơ sở, nền tảng để tiến hành xúc tiến đầu tư hạ tầng theo chiến lược, lộ trình các chuyên gia đề ra, sau cùng sẽ là chiến lược xúc tiến quảng bá hình ảnh của An Giang đến mọi miền trong nước và thế giới.

b) Ban hành cơ chế, chính sách ưu đãi đặc thù đối với doanh nghiệp, tổ chức đầu tư trong lĩnh vực hạ tầng du lịch:

Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào hạ tầng du lịch của tỉnh theo các hình thức BOT, PPP, BT hoặc hình thức đổi đất lấy hạ tầng, trong đó có cơ chế áp dụng linh hoạt theo từng loại công trình kêu gọi đầu tư; nghiên cứu, ban hành các chính sách ưu đãi đặc biệt về thuế, tiền thuê đất... để thu hút đầu tư hạ tầng du lịch, đặc biệt tại các khu, điểm du lịch trọng tâm của tỉnh.

c) Đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh.

Tập trung cải thiện, nâng cao chất lượng điều hành của bộ máy chính quyền; xây dựng môi trường kinh doanh thông thoáng, minh bạch, hấp dẫn, tạo thuận lợi hơn cho các thành phần kinh tế tham gia đầu tư kinh doanh. Tập trung thực hiện tốt cơ chế một cửa, một cửa liên thông, tạo mọi thuận lợi và giảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính, chi phí cho doanh nghiệp, người dân; thực hiện nguyên tắc thời gian trả kết quả từng loại thủ tục hành chính trên tất cả các lĩnh vực phải giảm ít nhất 20% so với thời gian quy định của Trung ương, của tỉnh.

2.2. Giải pháp về đầu tư hạ tầng du lịch:

a) Nhóm giải pháp về hạ tầng giao thông:

Hạ tầng giao thông là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu để thu hút và nâng cao mức độ hài lòng của khách du lịch. Với hiện trạng cơ sở hạ tầng đường bộ yếu kém, nhỏ hẹp đang là một rào cản và thách thức rất lớn đối với phát triển du lịch của địa phương. Do vậy, cần đẩy nhanh tiến độ dự án nâng cấp các tuyến đường bộ (tỉnh lộ) quan trọng, các tuyến giao thông nối liền khu, điểm du lịch; có kế hoạch khai thác các tuyến đường thủy để đón khách quốc tế từ Campuchia; đầu tư xây dựng cảng du lịch, trạm dừng chân để phục vụ trung chuyển khách; cải thiện cơ sở hạ tầng, chất lượng dịch vụ vận chuyển hành khách trong tỉnh. Bố trí đầy đủ các biển báo, chỉ dẫn ở các khu vực (cả tiếng Việt lẫn tiếng Anh).

b) Nhóm giải pháp về hạ tầng dịch vụ du lịch (bao gồm các cơ sở lưu trú, khu nghỉ dưỡng, khu ăn uống, khu vui chơi giải trí, trung tâm mua sắm, nâng cấp các điểm, khu du lịch)

Nâng cao chất lượng phục vụ theo hướng chuyên nghiệp tại các cơ sở lưu trú sẵn có của tỉnh; có chính sách ưu đãi đặc thù thu hút các nhà đầu tư qui mô lớn quan tâm đầu tư nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi giải trí đạt chuẩn 3 sao trở lên; đặc biệt ưu tiên đầu tư tại 4 khu du lịch trọng điểm của tỉnh; phát huy sản vật vùng thượng nguồn sông Mekong để tạo ra các món ẩm thực tươi, sạch, hấp dẫn, khác biệt để phục vụ trong cơ sở cung cấp dịch vụ ăn uống.

c) Nhóm giải pháp về phát triển hạ tầng công nghệ thông tin và viễn thông:

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, kinh doanh và quảng bá, xúc tiến du lịch. Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư xây dựng các ứng dụng trực tuyến phục vụ du khách tìm hiểu thông tin về thị trường du lịch An Giang, đảm bảo các tiện ích cho du khách thông qua internet. Bên cạnh đó, các ứng dụng này cũng như giúp các công ty du lịch tìm hiểu về xu hướng du lịch của khách; góp phần tăng cường mối liên kết vùng, trong nước và thế giới.

2.3. Giải pháp về tài chính:

a) Đa dạng hóa nguồn vốn thực hiện đầu tư phát triển hạ tầng du lịch.

Xây dựng hệ thống hạ tầng du lịch hoàn chỉnh đòi hỏi nguồn vốn tổng hợp từ nhiều nguồn lực xã hội như: Vốn Trung ương, vốn địa phương, vốn trái phiếu Chính phủ, vốn vay nước ngoài, vốn kêu gọi đầu tư từ các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp. Trong đó, nguồn vốn ngân sách nhà nước chỉ đóng vai trò kiến tạo và đầu tư vào các hạ tầng thiết yếu.

Kêu gọi đầu tư của tư nhân trong và ngoài nước đầu tư các khu du lịch văn hóa tâm linh hỗn hợp quy mô lớn.

Các công trình dịch vụ quy mô lớn, kỹ thuật cao đòi hỏi các thành phần kinh tế cùng tham gia đầu tư. Nguồn vốn ODA có tác động tích cực giúp phát triển mạnh kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội khi nguồn vốn của ngân sách còn hạn hẹp và thực lực của khu vực kinh tế tư nhân chưa đủ mạnh. Do vậy, cần xây dựng các dự án kêu gọi đầu tư cụ thể, bố trí theo thứ tự ưu tiên để có chiến lược tiếp cận từng loại nguồn vốn, đồng thời khai thác và sử dụng nguồn vốn có hiệu quả.

b) Thành lập Quỹ Hỗ trợ phát triển du lịch của tỉnh

- Thành lập Quỹ Hỗ trợ phát triển du lịch của tỉnh để đẩy mạnh xúc tiến quảng bá; đầu tư phát triển sản phẩm; đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch...

- Nguồn hình thành Quỹ bao gồm: Ngân sách cấp ban đầu, nguồn thu phí tham quan du lịch; đóng góp của các doanh nghiệp du lịch, các chủ thể hưởng lợi từ du lịch, tổ chức, cá nhân và các nguồn khác theo quy định của pháp luật.

2.4. Giải pháp về xúc tiến, quảng bá, xây dựng thương hiệu và slogan cho du lịch An Giang

Để phát triển được ngành du lịch An Giang thành ngành kinh tế mũi nhọn, công tác xúc tiến, quảng bá xây dựng thương hiệu du lịch An Giang cần quan tâm đầu tư và đổi mới hơn thông qua ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng website du lịch An Giang, tuyên truyền quảng bá rộng rãi về các tiềm năng, điều kiện tự nhiên, sự khác biệt vùng miền, những địa danh, thắng cảnh, văn hóa ẩm thực miền sông nước nhằm thu hút du khách. Trong nước, tăng cường xúc tiến quảng bá du lịch đến các tỉnh thuộc khu vực Đông Nam Bộ, miền Trung và miền Bắc; ngoài nước tập trung liên kết phát triển tour xuyên biên giới An Giang - Campuchia - Thái Lan - Lào, các nước châu Á (tập trung thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc) và thế giới.

Thiết lập hệ thống văn phòng đại diện du lịch An Giang tại các thành phố lớn như TP.Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng và quốc gia giáp biên như Campuchia.

2.5. Giải pháp về môi trường và đảm bảo an ninh, trật tự tại các khu-điểm du lịch: Xây dựng môi trường du lịch an toàn, văn minh, thân thiện cho du khách

- Thành lập Trung tâm hỗ trợ du khách, hỗ trợ cộng đồng và kiện toàn bộ máy Ban quản lý các khu, điểm du lịch trọng tâm của tỉnh; đồng thời xây dựng đường dây nóng để hỗ trợ du khách.

- Phát động phong trào “Mỗi người dân là một hướng dẫn viên du lịch” tại các khu, điểm du lịch của tỉnh, có thái độ ứng xử văn minh với khách du lịch, tuyên truyền vận động nhân dân chung tay giữ gìn vệ sinh môi trường du lịch xanh - sạch - đẹp, an ninh trật tự tại nơi công cộng, các điểm, khu di tích, khu du lịch;

- Thường xuyên kiểm tra, ngăn chặn và xử lý kiên quyết các đối tượng bán hàng đeo bám, chèo kéo, gây phiền hà cho du khách; đồng thời cung cấp thông tin và khuyến cáo đối với người dân, du khách về những vấn đề cần lưu ý tại mỗi điểm đến.

2.6. Giải pháp về xây dựng nguồn nhân lực phục vụ du lịch chuyên nghiệp, chất lượng cao để đáp ứng sự hài lòng và thu hút du khách: Thực hiện theo Chương trình phát triển nguồn nhân lực tỉnh An Giang giai đoạn 2016- 2020 của Ban Chấp hành Tỉnh ủy.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Để triển khai thực hiện Chương trình hành động về phát triển hạ tầng du lịch An Giang, Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang phân công các ngành, các cấp thực hiện các nhóm giải pháp sau:

1. Nhóm giải pháp về thuê tư vấn nước ngoài xây dựng qui hoạch, chiến lược phát triển du lịch tỉnh An Giang: Giao Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan triển khai thực hiện; qui hoạch Chiến lược phát triển du lịch tỉnh trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt trong quí II/2017

2. Nhóm giải pháp về phát triển hạ tầng giao thông: Giao Sở Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với các ngành chức năng liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thị, thành có liên quan, căn cứ vào qui hoạch chiến lược phát triển du lịch của tỉnh, xây dựng Kế hoạch thực hiện, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt trong Quý II năm 2017.

3. Nhóm giải pháp về phát triển hạ tầng công nghệ thông tin và viễn thông: Giao Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các ngành chức năng liên quan, các doanh nghiệp viễn thông trên địa bàn, xây dựng Kế hoạch thực hiện Chương trình này, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt trong Quý I năm 2017.

4. Nhóm giải pháp kêu gọi đầu tư hạ tầng dịch vụ: Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Công thương, Sở Xây dựng và đơn vị chức năngliên quan, xây dựng Kế hoạch thực hiện, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt trong Quý II năm 2017.

5. Nhóm giải pháp về tuyên truyền, xúc tiến, quảng bá, xây dựng thương hiệu du lịch và giải pháp đào tạo nguồn nhân lực du lịch: Giao Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Báo An Giang, Đài Phát thanh Truyền hình An Giang và các đơn vị có liên quan, xây dựng Kế hoạch thực hiện, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt trong quí I/2017 đối với giải pháp đào tạo nguồn nhân lực; và quí II/2017 đối với giải pháp xúc tiến, quảng bá du lịch.

6. Nhóm giải pháp về môi trường và đảm bảo an ninh, trật tự tại các khu, điểm du lịch: Giao Công an tỉnh chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thị, thành xây dựng Kế hoạch thực hiện, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt trong Quý I/2017.

7. Các đơn vị Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính chịu trách nhiệm tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh cân đối ngân sách, bố trí kinh phí thực hiện Chương trình này; Sở Tài chính chịu trách nhiệm tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thành lập Quỹ Hỗ trợ phát triển du lịch của tỉnh, trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định thành lập trong Quý II năm 2017.

8. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức đoàn thể phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh và các Sở, ngành có liên quan tuyên truyền, vận động trong nhân dân thực chương trình này.

9. Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan, căn cứ Chương trình hành động về phát triển hạ tầng du lịch của tỉnh kết hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của địa phương xây dựng kế hoạch thực hiện trong cả nhiệm kỳ, cụ thể hóa nhiệm vụ trong kế hoạch hàng năm.

10. Thủ trưởng các sở ban ngành tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố tập trung chỉ đạo, tăng cường kiểm tra đôn đốc việc triển khai thực hiện Chương trình hành động này; định kỳ 06 tháng, 01 năm có báo cáo đánh giá gửi về Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh

Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các sở, ban ngành, địa phương phản ánh kịp thời về Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH





Nguyễn Thanh Bình

 

PHỤ LỤC

ƯỚC TÍNH GIÁ TRỊ ĐÓNG GÓP TRỰC TIẾP CỦA NGÂN DU LỊCH TỈNH AN GIANG ĐẾN NĂM 2025 (1)

Năm

Lượt khách đến An Giang
(triệu lượt)

Chi tiêu bình quân/khách (đồng/khách)

Giá trị đóng góp trực tiếp của ngành du lịch AG (triệu đồng)

GDP theo giá hiện hành (triệu đồng)
(3)

Tỷ lệ đóng góp trực tiếp trong GDP (%)

Tổng số

Khách hành hương

Khách du lịch

Khách hành hương

Khách du lịch

2015

6,3 (2)

5,7

0,6(2)

350.000 (2)

650.000

2.394.000

67.400.000

3,6

2016

6,93

6,2

0,69

420.000

720.000

3.118.500

75.488.000

4,1

2020

10,1

8,1

2,03

870.912

1.670.912

10.459.853

118.781.829

8,8

2025

12,9

9,1

3,9

2.167.108

3.167.108

31.947.626

209.334.169

15,3

* Ghi chú:

(1) Giá trị đóng góp của ngành du lịch được tính theo giá trị đóng góp trực tiếp và được tính theo phương pháp chi tiêu; chưa tính phần chi đầu tư của Nhà nước và tư nhân cho ngành du lịch.

(2) Theo số liệu khảo sát của Ban Tuyên giáo tỉnh ủy AG.

(3) GDP theo giá hiện hành được ước tính dựa trên tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân là 7%/năm và lạm phát 5%/năm.

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Chương trình hành động 59/CTR-UBND ngày 13/02/2017 về phát triển hạ tầng du lịch tỉnh An Giang giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


2.484

DMCA.com Protection Status
IP: 35.170.81.33
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!