THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ
********
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
393-TTg
|
Hà
Nội, ngày 10 tháng 6 năm 1996
|
CHỈ THỊ
VỀ QUY HOẠCH DÂN CƯ, TĂNG CƯỜNG CƠ SỞ HẠ TẦNG, SẮP XẾP SẢN
XUẤT Ở VÙNG DÂN TỘC VÀ MIỀN NÚI
Mấy năm gần đây, Đảng và Nhà nước
đã có nhiều chủ trương, chính sách và tập trung chỉ đạo các chương trình, dự án
nhằm phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc và miền núi. Cấp uỷ và chính quyền
các cấp đã tích cực vận động đồng bào thực hiện các chủ trương, chính sách đó,
tạo được bước chuyển biến đáng mừng: Kinh tế có mức tăng trưởng khá; một bộ phận
đồng bào dân tộc vốn quen sản xuất tự cấp tự tục đã biết chuyển đổi cơ cấu cây
trồng, vật nuôi hình thành một số vùng kinh tế hàng hoá, hạn chế nạn đốt phá rừng;
đã xây dựng được một số mô hình sản xuất kinh doanh có hiệu quả, ngày càng có
nhiều hộ làm kinh tế giỏi; cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội được cải thiện; trật tự
xã hội, an ninh quốc phòng được giữ vững... những chuyển biến này đã tạo đà cho
vùng dân tộc và miền núi phát triển với tốc độ cao hơn trong giai đoạn mới.
Tuy nhiên, hiện trạng kinh tế -
xã hội vùng dân tộc và miền núi vẫn ở trình độ phát triển thấp, đời sống đồng
bào còn nhiều khó khăn, dân trí thấp, nhiều nơi đồng báo các dân tộc vẫn còn sống
rải rác, phân tán với tập quán du canh, du cư; một số địa phương chưa thực hiện
đồng bộ việc quy hoạch bố trí dân cư, tăng cường cơ sở hạ tầng và sắp xếp lại sản
xuất nên hiệu quả đầu tư chưa cao.
Để tiếp tục thực hiện Nghị quyết
22-NQTW của Bộ Chính trị, Quyết định 72-HĐBT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng
(nay là Thủ tướng Chính phủ) nhằm đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội
phù hợp với đặc trưng của vùng dân tộc và miền núi, chuẩn bị tiền đề cùng cả nước
bước vào thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá; Thủ tường Chính phủ chỉ thị:
I- QUY HOẠCH
VÀ BỐ TRÍ DÂN CƯ:
Việc quy hoạch và bố trí dân cư
là nhiệm vụ bức thiết có ý nghĩa quyết định đối với việc phát triển kinh tế -
xã hội vùng đồng bào các dân tộc ở miền núi. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì cùng
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Uỷ ban Dân tộc và Miền núi và các Bộ,
ngành liên quan hướng dẫn các tỉnh vùng dân tộc và miền núi đến cuối quý IV năm
1996 phải hoàn thành việc quy hoạch, bố trí dân cư cho 5 đến 15 năm tới. Trên
cơ sở quy hoạch này, từ nay đến năm 2000 phải từng bước xây dựng và thực hiện
các dự án điều chỉnh, ổn định cụm dân cư mới. Trong quá trình quy hoạch và bố
trí các cụm dân cư ở miền núi cần chú trọng các vấn đề sau đây:
1- Phải căn cứ vào quy hoạch tổng
thể phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ 1996-2010 của địa phương, điều kiện tự
nhiên, tính chất đặc điểm của từng vùng, từng dân tộc để bố trí các cụm dân cư
theo phương châm không gây ra những biến động lớn trong đời sống nhân dân, điều
chỉnh dân từng bước để đạt được mục đích, yêu cầu đề ra từ thấp đến cao, từ bộ
phận đến tổng thể. Trước mắt, vận động đồng báo tự nguyện di chuyển từ những điểm
cư trú rải rác vào các làng, bản hợp lý. Phải công bố quy hoạch dân cư đã được
duyệt để đồng bào biết và chủ động định liệu việc xây dựng cơ ngơi, ổn định làm
ăn sinh sống lâu dài.
2- Bố trí dân cư phải dựa vào
quy hoạch phát triển hệ thống giao thông, đây là khâu đột phá, đi trước một bước
trong quá trình hình thành các cụm dân cư, các thị trấn, thị tứ, các trung tâm
cụm xã, các vùng kinh tế hàng hoá... Trước mặt ở những nơi đã hình thành cụm
dân cư, đã có được giao thông, trường học, trạm xá thì tiếp tục hỗ trợ để ổn định
lâu dài. ở những nơi đồng bào còn đang sống rải rác, phân tán thì vận động đồng
bào tự nguyện di chuyển vào các làng bản gần đường giao thông hoặc sẽ mở đường
giao thông.
3- Trong năm 1996, Uỷ ban Dân tộc
và Miền núi chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành liên quan hoàn thành việc lập
chương trình có mục tiêu về xây dựng trung tâm cụm xã; chỉ đạo các địa phương
xây dựng một số trung tâm cụm xã thí điểm ở các tỉnh vùng cao biên giới, các
vùng, các cộng đồng dân tộc khác nhau và hoàn thành trong năm 1997 để tổng kết
kinh nghiệm, nhân ra diện rộng. Phấn đấu đến năm 2000 hình thành được 500 trung
tâm cụm xã, triển khai một số mục tiêu chính làm động lực phát triển kinh tế -
xã hội ở các tiểu vùng và làm cơ sở cho việc bố trí, xây dựng các khu dân cư.
4- Bố trị dân cư phải gắn với
quy hoạch phát triển các vùng nguyên liệu, các cơ sở chế biến. Tuỳ theo điều kiện
cụ thể của từng vùng nguyên liệu mà phát triển cây trồng, vật nuôi và công nghiệp
chế biến, công nghiệp khai khoáng, vật liệu xây dựng, ngành nghề truyền thống với
quy mô thích hợp để tạo ra nhiều sản phẩm hàng hoá phục vụ tiêu dùng trong nước
và xuất khẩu.
Việc bố trí dân cư phải gắn với
việc thực hiện chương trình định canh định cư theo các dự án ổn định và phát
triển, chương trình hỗ trợ dân tộc đặc biệt khó khăn, 327/CT, chương trình quốc
gia 06/CP... và các chính sách xã hội. Các chương trình này phải được thực hiện
dứt điểm trên từng địa bàn để sớm tạo ra bước chuyển biến rõ rệt ở từng vùng đồng
bào dân tộc miền núi. Đối với những hộ du canh, du cư, sống rải rác ở những nơi
quá khó khăn, suất đầu tư quá cao thì vận động đồng bào chuyển đến cư trú và
làm ăn sinh sống ở những nơi đã quy hoạch có điều kiện thuận lợi hơn.
Để các cụm dân cư ổn định sản xuất
và đời sống, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải phối hợp với các ngành
và các địa phương đẩy mạnh việc thực hiện giao đất, giao và khoán rừng cho từng
hộ dân khoanh nuôi, bảo vệ và trồng mới; lấy hộ gia đình làm đơn vị kinh tế tự
chủ, xác lập quyền sử dụng đất đai lâu dài cho hộ, dành cho mỗi hộ đất làm nhà ở,
vườn gia đình, rừng gia dụng phù hợp để giải quyết những như cầu cấp thiết của
đời sống.
5- Khi bố trí dân cư ở các vùng
biên giới phải chú trọng gắn với nhiệm vụ an ninh, quốc phòng, rà phá bom mìn,
đưa dân về sinh sống và sản xuất ở khu vực giáp biên giới.
Đối với những vùng quy hoạch xây
dựng các công trình thuỷ điện, thuỷ lợi như vùng lòng hồ sông Đà, Yaly, vùng ngập
nước do xây dựng thuỷ điện Sơn La... cần bố trí dân cư vào những nơi quy hoạch
theo hướng trên đây để ổn định nơi cư trú và sinh sống lâu dài cho đồng bào.
II- XÂY DỰNG
CƠ SỞ HẠ TẦNG ĐÁP ỨNG YÊU CẦU PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
1- Nâng cấp và xây dựng các tuyền
đường giao thông là nhiệm vụ hàng đầu trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng ở miền
núi. Phấn đấu đến năm 2000 các tuyến đường trục chính lên miền núi được nhựa
hoá, các tuyến đường từ tỉnh đến huyện có thể đi lại thông suốt cả bốn mùa, có
đường ô-tô đến các trung tâm cụm xã. Nguồn vồn đầu tư làm được giao thông do
ngân sách Nhà nước cấp và sự đóng góp của nhân dân, ưu tiên đầu tư nâng cấp và
xây dựng các tuyền đường dọc biên giới và đường đến các huyện vùng sâu, vùng
xa. Đường giao thông từ trung tâm cụm xã đến các xã, bản làng do dân làm là
chính, Nhà nước hỗ trợ một phần vật tư như xi măng, sắt thép, thuốc nổ, cáp làm
cầu treo dân sinh... Bộ Giao thông vận tải nghiên cứu đề suất biện pháp quản lý
và xây dựng hệ thống đường ra biên giới, các tuyến đường phục vụ an ninh, quốc
phòng.
2- Đến năm 2000 hoàn thành việc
kéo lưới điện quốc gia đến các tỉnh lỵ, các huyện lỵ, các trung tâm cụm xã đã
xây dựng và 60% số xã có điện. Đối với những nơi xa xôi hẻo lánh không kéo được
điện lưới thì phải phát triển mạnh thuỷ điện nhỏ, cực nhỏ và các nguồn năng lượng
khác để đồng bào vùng dân tộc và miền núi được dùng điện trong sản xuất và sinh
hoạt.
3- Khẩn trương xây dựng các công
trình thuỷ lợi lớn, các hồ chứa nước để tưới tiêu cho các vùng cây công nghiệp;
chuẩn bị xây dựng một số công trình thuỷ điện gắn với phát triển kinh tế, bảo vệ
môi trường sinh thái, cân bằng nguồn nước và chống lũ.
4- Kết hợp giải quyết nước sản
xuất với nước sinh hoạt, tiếp tục đưa chương trình nước sạch vào phục vụ đồng
bào vùng dân tộc và miền núi, ưu tiên giải quyết nước sạch ở khu vực III và phần
khó khăn của khu vực II. Phấn đấu đến năm 2000 có 60% số dân vùng dân tộc và miền
núi được dùng nước sách, bảo đảm đủ nước sinh hoạt cho các đồn biên phòng.
5- Từ nay đến năm 2000 phải cơ bản
hoàn thành việc xây dựng các trường phổ thông dân tộc nội trú ở tỉnh, huyện và
trường bán trú ở xã; các huyện đều có trung tâm y tế, phòng khám đa khoa ở
trung tâm cụm xã; thôn, bản có túi thuốc chữa bệnh, các huyện và trung tâm cụm
xã đều có trạm phát hình và phát thanh; các xã, các đồn biên phòng có thể liên
lạc bằng điện thoại... để đồng bào được hưởng các dịch vụ văn hoá, phúc lợi xã
hội.
III- SẮP XẾP
LẠI SẢN XUẤT:
Cùng với việc quy hoạch, bố trí
các cụm dân cư, tăng cường cơ sở hạ tầng ở miền núi phải phối hợp chặt chẽ với
việc sắp xếp lại sản xuất.
1- Từng địa phương phải khai
thác mọi tiềm năng, thế mạnh của địa phương mình để phát triển kinh tế - xã hội
với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, có hiệu quả và bền vững:
- Từng tỉnh trong khi quan tâm
đây đủ đến bình diện chung, phải chú ý các vùng, các khu vực giàu tiềm năng và
có lợi thế, nhưng ngành mũi nhọn, các mặt hàng chủ lực để kết hợp với các nguồn
lực khác ở trong nước, ngoài nước thúc đẩy sự phát triển chung.
- Những tỉnh vùng dân tộc và miền
núi có thế mạnh về nông, lâm, công nghiệp, du lịch dịch vụ, có vùng sản xuất
hàng hoá lớn phải huy động nguồn lực của các khu vực này hỗ trợ cho những huyện,
xã ở khu vực khó khăn.
- Đối với những tỉnh vùng cao có
nhiều khó khăn, sau khi đã khai thác tối đa các nguồn lực của địa phương, Trung
ương sẽ xem xét hỗ trợ để ưu tiên phát triển các mục tiêu kinh tế, xã hội, tạo
điều kiện để những địa phương này vượt qua tình trạng nghèo khó, chuẩn bị tiền
đề phát triển nhanh hơn vào sau năm 2000.
2- Đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu
kinh tế vùng dân tộc và miền núi theo hướng phát triển mạnh kinh tế hàng hoá,
tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ và giảm đần tỷ trọng nông, lâm nghiệp
trong cơ cấu GDP. Từng khu vực phải có phương hướng, mục tiêu và giải pháp sắp
xếp lại sản xuất cho phù hợp.
a) Đối với khu vực I và phần tạm
thời ổn định của khu vực II: Tiếp tục mở rộng diện tích canh tác một cách hợp
lý, thực hiện thâm canh, áp dụng tiến bộ khoa học và công nghê, tăng năng suất
và sản lượng cây trồng, vật nuôi gắn với chế biến và tiêu thụ, hình thành những
vùng sản xuất hàng hoá. Phát triển mạnh công nghiệp chế biến, khai khoáng, vật
liệu xây dựng, du lịch, dịch vụ, ngành nghề truyền thống, hình thành các khu động
lực, những khu vệ tinh gia công cho các khu công nghiệp. Có chính sách khuyến
khích và bảo hiểm sản xuất, cho vay ưu đãi đối với một số loại sản phẩm.
Chú trọng phát triển nguồn nhân
lực, nâng cao dân trí, phát triển khoa học và công nghệ, cải thiện môi trường
sinh thái để bảo đảm tăng trưởng bền vững.
b) Đối với khu vực III và phần
khó khăn của khu vực II
Mục tiêu là đến năm 2000 không
còn du canh, du cư, giảm số hộ nghèo xuống dưới 30%, không còn đói giáp hạt từ
các năm 1997, 1998. Việc ổn định đời sống đồng bào ở khu vực này chủ yếu dựa
vào phát triển nông nghiệp, từng bước hình thành các vùng sản xuất hàng hoá từ
cây trồng, vật nuôi, gắn với chế biến và tiêu thụ. Phát triển các ngành nghề
công nghiệp sơ chế quy mô vừa và nhỏ, khai thác các mỏ nhỏ, phát triển các
ngành nghề tiểu, thủ công nghiệp. Nguồn vốn đầu tư vào khu vực này chủ yếu là từ
ngân sách, cho vay ưu đãi để ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển
sản xuất, nâng cao dân trí, xây dựng trung tâm cụm xã và các chương trình, dự
án xã hội như xoá đói giảm nghèo, văn hoá, y tế, giáo dục...
IV- TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
Việc quy hoạch bố trí các cụm
dân cư, xây dựng cơ sơ hạ tầng và sắp xếp lại sản xuất ở vùng đồng bào dân tộc
và miền núi là công việc do nhà nước và nhân dân cùng làm. Uỷ ban nhân dân các
tỉnh vùng đồng bào dân tộc miền núi có trách nhiệm chủ trì lập quy hoạch xây dựng
các dự án và tổ chức thực hiện.
1- Về trách nhiệm của các Bộ,
ngành Trung ương:
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách
nhiệm:
+ Giúp các địa phương miền núi
phối hợp quy hoạch các cụm dân cư với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế -
xã hội của từng địa phương; cùng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Uỷ ban
Dân tộc và Miền núi tổ chức thẩm định quy hoạch các cụm dân cư vùng dân tộc miền
núi.
+ Phối hợp với các Bộ, ngành
liên quan ưu tiên đầu tư và hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc và
miền núi các nguồn vốn ngân sách trung ương, địa phương, vốn nước ngoài, vốn của
các thành phần kinh tế, vốn tín dụng và các quỹ hỗ trợ phát triển, tập trung vốn
để hoàn thành dứt điểm các chương trình dự án trọng điểm ở từng vùng, từng khu
vực; giành khoản kinh phí cho việc điều tra, nghiên cứu lập quy hoạch, hình
thành một số dự án để gọi vốn đầu tư trong và ngoài nước.
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn cùng Tổng cục Địa chính nghiên cứu đề xuất biện pháp xử lý các vấn đề
liên quan đến ruộng đất phát sinh trong quá trình sắp xếp dân cư, bố trí lại sản
xuất.
- Bộ Giao thông vận tải, Bộ Xây
dựng, Bộ Khoa học, công nghệ và môi trường giúp các tỉnh miền núi về các giải
pháp xây dựng cơ sở, hạ tầng đảm bảm đẹp về cảnh quan và giữ vệ sinh môi trường.
Các Bộ, ngành Trung ương khác
theo chức năng của mình phối hợp với các ngành và các địa phương nghiên cứu
trình Thủ tướng Chính phủ trong quý IV năm 1996 điều chỉnh một số chế độ chính
sách hiện còn chưa được hợp lý, hoặc chưa hoàn thiện như: Đưa tiến bộ khoa học
kỹ thuật vào miền núi; đổi mới phương pháp dạy học, dạy nghề cho con em đồng
bào dân tộc trong các trường phổ thông dân tộc nội trú để có được đội ngũ cán bộ
đáp ứng yêu cầu trước mắt và là nguồn đào tạo cán bộ lâu dài phục vụ vùng dân tộc
và miền núi; tổ chức và hoạt động của màng lưới y tế ở vùng dân tộc và miền
núi; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá truyền thống của đồng bào dân tộc, có
chương trình phát thanh truyền hình bằng tiếng dân tộc, lắp máy thu thanh giản
đơn, áp dụng chính sách trợ giá mặt hàng này để bán giá rẻ cho đồng bào vùng đặc
biệt khó khăn; khuyến khích các đơn vị an ninh, quốc phòng ở biên giới, vùng
cao hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào các dân tộc và miền núi;
chế độ nghỉ hưu, chế độ tiền lương và các loại phụ cấp đối với cán bộ xã, trưởng
thôn, bản, già làng; công nhân viên chức công tác ở miền núi v.v...
2- Chính quyền các cấp vùng dân
tộc và miền núi có trách nhiệm chỉ đạo việc bố trí dân cư, xây dựng cơ sở hạ tầng
và sắp xếp sản xuất, ở địa phương mình, trong đó cần chú ý:
a) Phối hợp với các Bộ, ngành
liên quan:
- Xây dựng và thực hiện từng dự
án kinh tế - xã hội tổng hợp dứt điểm trên từng tiểu vùng, trước mắt tạo ra những
mô hình và nhân ra diện rộng để sớm thay đổi bộ mặt kinh tế - xã hội miền núi.
- Động viên các doanh nghiệp hoạt
động ở vùng dân tộc và miền núi hỗ trợ việc xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng,
phát triển giáo dục, y tế, văn hoá xã hội...
- Vận động, khuyến khích các địa
phương miền xuôi kết nghĩa, liên doanh với các địa phương, các đơn vị ở vùng
dân tộc và miền núi... để hỗ trợ các địa phương thuộc vùng này khắc phục khó
khăn.
b) Trong quá trình bố trí dân
cư, xây dựng hạ tầng, sắp xếp sản xuất cần giao cho địa phương những phần việc
mà đồng bào địa phương có thể đảm nhiệm để vừa góp phần tạo việc làm, tăng thu
nhập cho đồng bào vừa nâng cao ý thức trách nhiệm của đồng bào trong quá trình
quản lý và khai thác công trình sau này.
3- Tăng cường công tác kiểm tra,
thanh tra việc thực hiện các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội
vùng dân tộc và miền núi, nhất là trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản, thực
hiện các chương trình dự án nhằm bảo đảm sử dụng các nguồn lực đầu tư có hiệu
quả cao, không bị thất thoát.
4- Mỗi Bộ, ngành ở Trung ương phải
phân công một đồng chí lãnh đạo và một số cán bộ chuyên lo công tác dân tộc và
miền núi. Các cấp tỉnh, huyện vùng dân tộc và miền núi phải phân công cho từng
đồng chí lãnh đạo, từng ngành chịu trách nhiệm chỉ đạo những địa bàn xung yếu,
tăng cường cán bộ chỉ đạo các cơ sở yếu kém. Uỷ ban Dân tộc Miền núi chủ động
phối hợp với Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ và các địa phương hoàn thành trong
quý III năm 1996 việc kiện toàn tổ chức bộ máy về công tác dân tộc và miền núi
từ Trung ương đến tỉnh, huyện.
Quy hoạch và bố trí các cụm dân
cư, tăng cường hạ tầng cơ sở và sắp xếp lại sản xuất ổn vùng đồng bào dân tộc
miền núi là nhiệm vụ chiến lược quan trọng, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Uỷ ban
Dân tộc và Miền núi phối hợp với các Bộ, ngành, các địa phương khẩn trương tổ
chức thực hiện Chỉ thị này.