ỦY
BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số:
23/2011/CT-UBND
|
TP.
Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 7 năm 2011
|
CHỈ THỊ
VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
SẢN PHẨM, HÀNG HÓA VẬT LIỆU XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Nhằm chấn chỉnh và tăng cường
công tác quản lý chất lượng đối với sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng trên
địa bàn thành phố Hồ Chí Minh theo quy định của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng
hóa đã được Quốc Hội thông qua ngày 21 tháng 11 năm 2007 và các văn bản quy
phạm pháp luật Nhà nước có liên quan, Ủy ban nhân dân thành phố yêu cầu các Sở
- ban - ngành, Ủy ban nhân dân các quận - huyện, các tổ chức, cá nhân hoạt động
trong lĩnh vực xây dựng và vật liệu xây dựng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
thực hiện nghiêm các nội dung sau đây:
1. Các tổ chức, cá
nhân hoạt động trong lĩnh vực vật liệu xây dựng:
a) Các tổ chức, cá nhân hoạt
động chế biến, gia công, sản xuất và nhập khẩu sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây
dựng:
- Tuân thủ các quy định pháp
luật về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
- Thực hiện công bố tiêu
chuẩn áp dụng, nội dung của tiêu chuẩn công bố áp dụng không được trái với yêu
cầu của quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền ban hành.
- Đối với các loại sản phẩm,
hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn thuộc nhóm 2 (theo danh
mục của Bộ Xây dựng quy định tại Thông tư số 11/2009/TT-BXD ngày 18 tháng 6 năm
2009 quy định công tác quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa kính xây dựng,
Thông tư số 01/2010/TT-BXD ngày 08 tháng 01 năm 2010 quy định công tác quản lý
chất lượng clanhke xi măng poóc lăng thương phẩm, Thông tư số 14/2010/TT-BXD
ngày 20 tháng 8 năm 2010 quy định về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa vật
liệu xây dựng gạch ốp lát) phải chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy và đăng ký
bản công bố hợp quy tại Sở Xây dựng (nơi tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất
hoặc nhập khẩu) trước khi đưa sản phẩm, hàng hóa lưu thông trên thị trường.
- Thực hiện đầy đủ các quy
định về ghi nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật hiện hành, gắn dấu hợp
quy (đối với sản phẩm, hàng hóa nhóm 2), chịu trách nhiệm về xuất xứ và chất
lượng sản phẩm, hàng hóa do tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc nhập khẩu.
b) Các tổ chức, cá nhân hoạt
động xuất khẩu hàng hóa vật liệu xây dựng:
Tuân thủ theo quy định tại
Điều 32 của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và các quy định khác liên quan
đến quản lý chất lượng hàng hóa xuất khẩu.
c) Các tổ chức, cá nhân kinh
doanh hàng hóa vật liệu xây dựng:
- Tuân thủ các quy định của
pháp luật về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
- Chỉ kinh doanh các sản
phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng của các nhà sản xuất, nhập khẩu đã công bố
tiêu chuẩn áp dụng; công bố hợp quy, chứng nhận hợp quy và gắn nhãn hợp quy
(đối với sản phẩm, hàng hóa nhóm 2); có nhãn hàng hóa theo quy định của pháp
luật về nhãn hàng hóa; có xuất xứ hàng hóa rõ ràng.
2. Các tổ chức, cá
nhân hoạt động trong lĩnh vực xây dựng:
a) Chủ đầu tư:
- Kiểm tra và giám sát chất lượng
sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng trước khi sử dụng, lắp đặt vào công trình
xây dựng theo quy định pháp luật về quản lý chất lượng công trình xây dựng và
quy định tại Điều 14 Thông tư số 27/2009/TT-BXD ngày 31 tháng 7 năm 2009 của Bộ
Xây dựng hướng dẫn một số nội dung về Quản lý chất lượng công trình xây dựng.
- Lựa chọn phòng thí nghiệm
được Bộ Xây dựng công nhận khi tiến hành thí nghiệm vật liệu xây dựng.
b) Các nhà thầu tham gia xây
dựng:
Vật liệu xây dựng tập kết tại
hiện trường ngoài việc kiểm tra sự phù hợp theo yêu cầu của thiết kế, quy
chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng cho công trình còn phải kiểm tra nhãn hàng
hóa, xuất xứ hàng hóa; chỉ sử dụng các sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng của
các nhà sản xuất, nhập khẩu tuân thủ đầy đủ các quy định về quản lý chất lượng;
bảo quản các sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng theo quy định.
3. Các tổ chức thí
nghiệm vật liệu xây dựng:
a) Phòng thí nghiệm phải đăng
ký hoạt động và được Bộ Xây dựng công nhận, duy trì thường xuyên hệ thống quản
lý chất lượng thí nghiệm, đảm bảo tính khách quan và tính chính xác của các
phép thử theo tiêu chuẩn đã đăng ký. Cơ sở quản lý phòng thí nghiệm phải hoàn
toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về tổ chức và quản lý hoạt động của phòng
thí nghiệm chuyên ngành xây dựng được công nhận theo quy định tại Quyết định số
11/2008/QĐ-BXD ngày 01 tháng 7 năm 2008 của Bộ Xây dựng về việc ban hành Quy
chế công nhận và quản lý hoạt động phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng.
b) Nghiêm cấm dùng thiết bị
chưa kiểm định hoặc hết hạn kiểm định (hoặc hiệu chuẩn) để thí nghiệm và cấp
các kết quả thí nghiệm không có mẫu.
c) Cơ sở quản lý phòng thí
nghiệm được công nhận phải gửi bản sao quyết định công nhận và thông báo bằng
văn bản cho Sở Xây dựng (tại địa phương nơi đặt phòng thí nghiệm) trước khi
tiến hành hoạt động.
d) Trước khi tiến hành các
hoạt động khảo sát, lấy mẫu, thí nghiệm cho các dự án cụ thể, cơ sở quản lý thí
nghiệm phải thông báo bằng văn bản cho Sở Xây dựng (tại địa phương nơi thực
hiện dự án) với nội dung: tên và địa chỉ phòng thí nghiệm; địa chỉ nơi thực
hiện dự án; danh mục các chỉ tiêu thí nghiệm cho dự án; danh sách cán bộ, nhân
viên thí nghiệm tại hiện trường.
4. Các tổ chức chứng
nhận hợp quy:
a) Phải tuân thủ các yêu cầu
theo quy định tại Điều 19, Điều 20 của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa; Điều
5 Thông tư số 21/2010/TT-BXD ngày 16 tháng 11 năm 2010 của Bộ Xây dựng hướng
dẫn chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy đối với sản phẩm, hàng hóa vật liệu
xây dựng và Điều 12, Điều 14 Quyết định số 24/2007/QĐ-BKHCN ngày 28 tháng 9 năm
2007 của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc ban hành “Quy định về chứng nhận hợp
chuẩn, chứng nhận hợp quy và công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy”.
b) Cung cấp kết quả chứng
nhận hợp quy, kết quả thử nghiệm (nếu thực hiện thử nghiệm) cho đối tượng được
đánh giá sự phù hợp tương ứng.
c) Báo cáo định kỳ 6 tháng,
hàng năm về tình hình chứng nhận hợp quy, danh mục sản phẩm, hàng hóa vật liệu
xây dựng đã được chứng nhận hợp quy; thông báo kịp thời cho Sở Xây dựng về các
sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng có kết quả không phù hợp với quy chuẩn kỹ
thuật hoặc tiêu chuẩn kỹ thuật bắt buộc áp dụng khi chưa được chuyển thành các
quy chuẩn kỹ thuật. Báo cáo kịp thời cho Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Xây dựng
và thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng về việc thu hồi
giấy chứng nhận hợp quy và quyền sử dụng dấu hợp quy đối với các tổ chức, cá
nhân có sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng đã được chứng nhận hợp quy nhưng
vi phạm các quy định về chứng nhận hợp quy.
5. Các cơ quan quản lý
nhà nước:
a) Giao
Sở Xây dựng:
- Phổ biến các văn bản quy
phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực vật liệu xây dựng cho các đối tượng có
liên quan, đặc biệt là về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây
dựng.
- Chủ trì, phối hợp với các
Sở, ban, ngành, đơn vị đã được phân công trong Quyết định số 05/2011/QĐ-UBND
ngày 25 tháng 01 năm 2011 của Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Quy chế phối
hợp trong công tác quản lý nhà nước về vật liệu xây dựng trên địa bàn thành phố
Hồ Chí Minh, tăng cường kiểm tra các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực
vật liệu xây dựng.
- Tổ chức kiểm tra việc chấp
hành quy định pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa của các tổ chức, cá
nhân khi đưa sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng lưu thông trên thị trường và
sử dụng trong các công trình xây dựng.
- Công bố công khai trên
trang thông tin điện tử của Sở Xây dựng danh mục các sản phẩm, hàng hóa vật
liệu xây dựng đã được công bố hợp quy, công bố sự phù hợp với tiêu chuẩn đã
được áp dụng theo quy định của Quyết định số 30/2007/QĐ-BKHCN ngày 28 tháng 12
năm 2007 của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc công bố phù hợp với tiêu chuẩn
bắt buộc áp dụng chưa được chuyển thành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia theo thời
hạn quy định tại Nghị định số 127/2007/NĐ-CP , công bố hợp chuẩn; danh mục các
sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng có chất lượng không phù hợp với quy chuẩn
kỹ thuật (hoặc tiêu chuẩn kỹ thuật bắt buộc áp dụng khi chưa được chuyển thành
các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia); danh sách các tổ chức, cá nhân vi phạm các
quy định về chứng nhận hợp quy.
- Chỉ công bố giá vật liệu
xây dựng của các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực vật liệu xây dựng
đáp ứng quy định tại Khoản 1 của Chỉ thị này.
b) Các Sở, ban, ngành, đơn vị
được phân công quản lý Nhà nước về chất lượng các công trình xây dựng:
Các Sở - ban - ngành, đơn vị
được phân công nhiệm vụ quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng,
chất lượng đối với sản phẩm hàng hóa đặc thù được quy định tại Điều 4, Điều 5
Quyết định số 15/2008/QĐ-UBND ngày 12 tháng 3 năm 2008 của Ủy ban nhân dân
thành phố ban hành Quy định về trách nhiệm quản lý chất lượng công trình xây
dựng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và tại Khoản 3.1 Chỉ thị số
19/2009/CT-UBND ngày 05 tháng 11 năm 2009 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc
phân công trách nhiệm quản lý Nhà nước về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và
chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, phải tăng
cường hướng dẫn, kiểm tra việc chấp hành công tác quản lý chất lượng vật liệu
xây dựng sử dụng trong các công trình xây dựng do đơn vị quản lý.
c) Chi Cục Quản lý thị trường
- Sở Công Thương:
Tăng cường kiểm tra, kiểm
soát thị trường, không để các sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng nhập lậu,
nhái nhãn hiệu hoặc không thực hiện đầy đủ các quy định về quản lý chất lượng
theo Khoản 1 của Chỉ thị này lưu thông trên thị trường.
d) Cục Hải quan thành phố:
Tăng cường kiểm soát hàng hóa
vật liệu xây dựng nhập khẩu, đặc biệt là chất lượng hàng hóa vật liệu xây dựng
có khả năng gây mất an toàn (nhóm 2) theo quy định.
e) Ủy ban nhân dân các quận -
huyện:
- Tuyên truyền các văn bản
pháp luật liên quan đến công tác quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa cho các
tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực xây dựng và vật liệu xây dựng trên
địa bàn.
- Chỉ đạo các đơn vị trực
thuộc, Thanh tra Xây dựng, Đội Quản lý thị trường tăng cường kiểm tra, xử lý
đối với các loại sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng lưu thông trên thị trường
và sử dụng trong các công trình xây dựng chưa thực hiện đầy đủ các quy định về
quản lý chất lượng theo Khoản 1 và 2 của Chỉ thị này.
6. Các Hội, Hiệp Hội
xây dựng và vật liệu xây dựng thành phố:
- Thường xuyên cập nhật,
tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật về vật liệu xây dựng. Đặc biệt,
quy định về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng, nhằm giúp
các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng và vật liệu xây dựng nắm rõ
và thực hiện đầy đủ các quy định này.
- Vận động các doanh nghiệp
hoạt động trong Hội, Hiệp Hội nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của pháp luật
về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng.
7. Tổ chức thực hiện:
a) Thủ trưởng các Sở, ban,
ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận -huyện, phường - xã, thị trấn và các
đơn vị có liên quan nêu trên có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện Chỉ
thị này.
b) Trong quá trình thực hiện,
nếu có vướng mắc, các đơn vị có văn bản gửi Sở Xây dựng để được hướng dẫn hoặc
tổng hợp trình Bộ Xây dựng và Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, giải quyết.
8. Điều khoản thi hành:
Chỉ thị này có hiệu lực sau
10 ngày, kể từ ngày ký./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH THƯỜNG TRỰC
Nguyễn Thành Tài
|