Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 09/2009/TT-BXD hướng dẫn Nghị định 88/2007/NĐ-CP thoát nước đô thị khu công nghiệp

Số hiệu: 09/2009/TT-BXD Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Xây dựng Người ký: Trần Văn Sơn
Ngày ban hành: 21/05/2009 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ XÂY DỰNG
------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------

Số: 09/2009/TT-BXD

Hà Nội, ngày 21 tháng 05 năm 2009

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH CHI TIẾT THỰC HIỆN MỘT SỐ NỘI DUNG CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 88/2007/NĐ-CP NGÀY 28/5/2007 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ THOÁT NƯỚC ĐÔ THỊ VÀ KHU CÔNG NGHIỆP

Căn cứ Nghị định số 17/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 88/2007/NĐ-CP ngày 28/5/2007 của Chính phủ về thoát nước đô thị và khu công nghiệp,
Bộ Xây dựng quy định chi tiết thực hiện một số nội dung của Nghị định số 88/2007/NĐ-CP ngày 28/5/2007 của Chính phủ về thoát nước đô thị và khu công nghiệp (sau đây gọi tắt là Nghị định 88/2007/NĐ-CP) như sau:

Điều 1. áp dụng quy chuẩn nước thải theo quy định tại khoản 2, Điều 6 của Nghị định 88/2007/NĐ-CP

Nước thải khác (không phải nước thải sinh hoạt) xả vào hệ thống thoát nước phải bảo đảm quy chuẩn nước thải xả vào hệ thống thoát nước. Trường hợp không bảo đảm quy chuẩn thì phải được xử lý sơ bộ đạt quy chuẩn trước khi xả vào hệ thống thoát nước. Trong khi Bộ Xây dựng chưa ban hành quy chuẩn nước thải xả vào hệ thống thoát nước thì tạm thời áp dụng cột C tiêu chuẩn môi trường TCVN 5945:2005 nước thải công nghiệp - tiêu chuẩn thải do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.

Điều 2. Việc xác định, giao chủ đầu tư công trình thoát nước theo quy định tại Điều 22 của Nghị định 88/2007/NĐ-CP

1. Đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình thoát nước đang triển khai xây dựng mà việc giao chủ đầu tư chưa phù hợp với quy định tại Điều 22 của Nghị định 88/2007/NĐ-CP thì tiếp tục triển khai thực hiện đến khi hoàn thành và bàn giao cho chủ sở hữu là Uỷ ban nhân dân các đô thị hoặc thực hiện chuyển đổi chủ đầu tư ngay theo quy định tại Điều 22 của Nghị định 88/2007/NĐ-CP. Việc có chuyển đổi chủ đầu tư hay không do Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định tùy theo tình hình thực tế triển khai thực hiện dự án và điều kiện cụ thể của địa phương bảo đảm không ảnh hưởng đến tiến độ, chất lượng công trình xây dựng.

2. Đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình thoát nước đang hoặc đã triển khai các bước chuẩn bị đầu tư nhưng chưa tổ chức chọn thầu xây dựng thì phải xác định lại chủ đầu tư phù hợp với quy định tại Điều 22 của Nghị định 88/2007/NĐ-CP.

3. Trong trường hợp các cam kết Quốc tế mà phía Việt Nam đã ký khác với quy định tại Điều 22 của Nghị định 88/2007/NĐ-CP thì trước khi quyết định chuyển đổi chủ đầu tư, Uỷ ban nhân dân tỉnh phải trao đổi, thống nhất với nhà tài trợ quốc tế. Trường hợp nhà tài trợ không đồng ý thì tiếp tục thực hiện theo cam kết Quốc tế đã ký kết đến khi hoàn thành và bàn giao cho chủ sở hữu là Uỷ ban nhân dân các đô thị.

4. Đối với các thành phố trực thuộc Trung ương, Uỷ ban nhân dân thành phố có thể ủy quyền cho cơ quan chuyên môn trực thuộc làm chủ đầu tư.

5. Các tổ chức được giao làm chủ đầu tư kinh doanh phát triển hạ tầng khu đô thị mới là chủ đầu tư công trình thoát nước trên địa bàn được giao quản lý. Sau khi hoàn thành dự án, các tổ chức này phải chuyển giao quyền sở hữu các công trình thoát nước này cho Uỷ ban nhân dân các đô thị.

Điều 3. Lấy ý kiến thỏa thuận của Bộ Xây dựng theo quy định tại khoản 3, Điều 26 của Nghị định 88/2007/NĐ-CP

Đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình thoát nước có tính chất tập trung, giải quyết một cách cơ bản các vấn đề thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải của các đô thị loại 4 trở lên, trong quá trình thẩm định, cơ quan đầu mối chịu trách nhiệm thẩm định dự án phải gửi văn bản và hồ sơ dự án kèm theo để lấy ý kiến thỏa thuận bằng văn bản của Bộ Xây dựng trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Điều 4. Về hợp đồng quản lý, vận hành theo quy định tại Điều 28 của Nghị định 88/2007/NĐ-CP

1. Uỷ ban nhân dân các đô thị có trách nhiệm chăm lo dịch vụ thoát nước cho cộng đồng và là chủ sở hữu của hệ thống thoát nước nhưng không trực tiếp thực hiện công việc quản lý, vận hành hệ thống thoát nước mà giao cho đơn vị chuyên môn có đủ năng lực thực hiện công việc quản lý, vận hành hệ thống thoát nước đó thông qua hợp đồng quản lý, vận hành. Uỷ ban nhân dân các đô thị chỉ quản lý theo mục tiêu, giám sát, hỗ trợ thực hiện và bảo đảm thanh toán cho nhà thầu quản lý, vận hành.

2. Chủ sở hữu hệ thống thoát nước thuê tổ chức tư vấn hoặc sử dụng cơ quan chuyên môn trực thuộc phối hợp với đơn vị thoát nước lập dự thảo hợp đồng quản lý, vận hành để làm cơ sở thương thảo giữa hai bên.

3. Nội dung cơ bản của hợp đồng quản lý, vận hành thực hiện theo quy định tại Điều 28 của Nghị định 88/2007/NĐ-CP và được hướng dẫn cụ thể tại Phụ lục 1 của Thông tư này. Tuỳ theo tính chất, đặc điểm và quy mô đô thị, tuỳ theo cấu trúc mạng thoát nước đô thị là chung hay riêng cho thoát nước mưa và nước thải, hiện tại đã có trạm xử lý nước thải tập trung hay chưa có, hợp đồng quản lý, vận hành sẽ được cân nhắc, xem xét theo từng trường hợp cụ thể. Trên cơ sở hướng dẫn tại Phụ lục 1 của Thông tư này, các địa phương xây dựng hợp đồng cụ thể phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương mình để áp dụng thực hiện.

Điều 5. Đấu nối hộ thoát nước vào hệ thống thoát nước theo quy định tại Điều 41 của Nghị định 88/2007/NĐ-CP

1. Khi triển khai thực hiện các dự án đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước mới hoặc mở rộng phạm vi bao phủ dịch vụ của hệ thống hiện có, Uỷ ban nhân dân các đô thị ban hành quyết định về việc đấu nối các hộ thoát nước vào hệ thống thoát nước tập trung thuộc phạm vi dự án. Nội dung quyết định phải thể hiện rõ nghĩa vụ và quyền của các bên liên quan, xác định cụ thể vùng dịch vụ đấu nối và quy định khoảng thời gian đấu nối. Quyết định về đấu nối phải được thông báo cho cộng đồng dân cư thuộc phạm vi dự án biết.

2. Đơn vị thoát nước cung cấp các số liệu bằng văn bản về vị trí, cao độ và yêu cầu kỹ thuật của điểm đấu nối hộ thoát nước vào hệ thống thoát nước.

3. Việc thi công điểm đấu nối phải do đơn vị thoát nước thực hiện hoặc do nhà thầu thực hiện dưới sự giám sát của đơn vị thoát nước. Việc thi công đấu nối phải bảo đảm đúng các quy định theo thiết kế. Sau khi đấu nối xong phải có biên bản nghiệm thu thi công đấu nối.

Điều 6. Miễn trừ đấu nối hộ thoát nước vào hệ thống thoát nước theo quy định tại khoản 1, Điều 45 của Nghị định 88/2007/NĐ-CP

1. Hộ thoát nước nào trong phạm vi phục vụ của hệ thống thoát nước tập trung muốn được miễn trừ đấu nối để xả trực tiếp ra môi trường phải làm đơn gửi cơ quan quản lý nhà nước về môi trường tại địa phương.

2. Cơ quan quản lý nhà nước về môi trường tại địa phương tổ chức kiểm tra chất lượng nước thải, cách thức xả, nếu bảo đảm theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường thì có văn bản chấp thuận gửi cho hộ thoát nước được miễn trừ và đơn vị thoát nước trên địa bàn.

3. Chi phí kiểm tra chất lượng nước thải do hộ thoát nước chịu.

Điều 7. Về hợp đồng dịch vụ thoát nước theo quy định tại Điều 46 của Nghị định 88/2007/NĐ-CP

1. Hợp đồng dịch vụ thoát nước là văn bản được ký kết giữa đơn vị thoát nước và hộ thoát nước, trừ các đối tượng sau:

a) Hộ gia đình sử dụng hệ thống cấp nước tập trung và chỉ xả nước thải sinh hoạt vào hệ thống thoát nước tập trung.

b) Các hộ thoát nước khác sử dụng hệ thống cấp nước tập trung có quy mô và chất lượng nước thải tương tự hộ gia đình.

2. Nội dung hợp đồng dịch vụ thoát nước phải thể hiện được những thông tin cơ bản về hộ thoát nước, về đấu nối để xây dựng cơ sở dữ liệu khách hàng, thuận lợi cho việc quản lý; quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ của hai bên tham gia hợp đồng; các điều kiện chất lượng dịch vụ, phí thoát nước, phương thức thanh toán; các điều kiện về chất lượng nước thải, khối lượng nước thải xả vào hệ thống thoát nước; những quy định của pháp luật về thoát nước có liên quan đến đơn vị thoát nước và hộ thoát nước. Trên cơ sở hướng dẫn tại Phụ lục 2 của Thông tư này, căn cứ điều kiện thực tế, đơn vị thoát nước xây dựng mẫu hợp đồng dịch vụ thoát nước phù hợp để áp dụng trên địa bàn.

3. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu, chủ quản lý, sử dụng các công trình có quy mô lớn, phức tạp thuê đơn vị thoát nước quản lý vận hành hệ thống thoát nước mưa, xử lý nước thải cục bộ trong phạm vi ranh giới do mình quản lý và bổ sung nội dung này vào hợp đồng dịch vụ thoát nước.

Điều 8. Phân biệt và áp dụng phí thoát nước theo Nghị định 88/2007/NĐ-CP và phí bảo vệ môi trường đối với nước thải theo Nghị định 67/2003/NĐ-CP của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải và Nghị định 04/2007/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 67/2007/NĐ-CP

1. Phí thoát nước quy định tại khoản 1, Điều 48 của Nghị định 88/2007/NĐ-CP là phí bảo vệ môi trường đối với nước thải và được áp dụng cho các hộ thoát nước xả nước thải vào hệ thống thoát nước tập trung của đô thị và khu công nghiệp. Các nội dung về phí thoát nước như lập, điều chỉnh, thu và sử dụng nguồn thu từ phí thoát nước được quy định tại các Điều từ 48 đến 58 của Nghị định 88/2007/NĐ-CP.

2. Các hộ thoát nước không xả nước thải vào hệ thống thoát nước tập trung của đô thị và khu công nghiệp mà xả trực tiếp ra môi trường thì áp dụng phí bảo vệ môi trường đối với nước thải theo Nghị định 67/2003/NĐ-CP và Nghị định 04/2007/NĐ-CP .

3. Các hộ thoát nước đã chịu phí thoát nước theo nghị định 88/2007/NĐ-CP thì không phải chịu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải theo Nghị định 67/2003/NĐ-CP và Nghị định 04/2007/NĐ-CP .

Điều 9. Lập và trình phương án phí thoát nước theo quy định tại khoản 1, Điều 55 của Nghị định 88/2007/NĐ-CP

1. Đơn vị thoát nước có trách nhiệm tổ chức lập và trình phương án phí thoát nước căn cứ theo các quy định từ Điều 49 đến 54 của Nghị định 88/2007/NĐ-CP.

2. Thuyết minh phương án phí thoát nước phải thể hiện được các nội dung sau:

a) Đánh giá việc sử dụng nước sạch và thoát nước thải trên địa bàn:

- Sử dụng nước sạch theo các nhóm đối tượng;

- Giá nước sạch và lộ trình tăng giá nước sạch;

- Sử dụng nước sạch từ hệ thống cấp nước tập trung và không qua hệ thống cấp nước tập trung;

- Đánh giá lưu lượng thoát nước thải theo các loại nước thải và hộ thoát nước khác nhau.

b) Đánh giá nhu cầu, khả năng đầu tư phát triển hệ thống thoát nước trên địa bàn.

c) Thuyết minh các chi phí quản lý vận hành trong từng giai đoạn tương ứng với đầu tư phát triển thoát nước và nâng cao chất lượng dịch vụ.

d) Dự kiến nguồn thu từ phí thoát nước theo tỉ lệ phần trăm khác nhau so với giá nước sạch, được tính theo 3 mức thu hồi chi phí như sau:

- Thu hồi đủ chi phí quản lý vận hành;

- Thu hồi đủ chi phí quản lý vận hành và chi phí đầu tư các thiết bị được đầu tư từ nguồn vốn của chủ sở hữu;

- Bù đắp toàn bộ chi phí quản lý vận hành, chi phí đầu tư thiết bị và chi phí xây dựng công trình được đầu tư từ nguồn vốn của chủ sở hữu.

đ) Đánh giá, dự báo mức độ phát triển kinh tế - xã hội, mức sống, mức thu nhập của hộ gia đình trong khu vực thoát nước trong hiện tại và dự báo cho 5 năm tới, bao gồm dự đoán về thay đổi mức sống, tỷ lệ lạm phát trong 1 khoảng thời gian nhất định và khả năng chi trả của người dân từng thời kỳ. Việc đánh giá khả năng chi trả của người dân căn cứ vào:

- Tỷ lệ phần trăm chi trả trên thu nhập bình quân hàng tháng từ 2% đến 3% là phù hợp;

- Nếu tỷ lệ phần trăm chi trả trên thu nhập bình quân hàng tháng cao hơn 3% nhưng được trên 70% cộng đồng chấp thuận thì vẫn có thể áp dụng mức chi trả này.

e) Cân đối giữa chi phí quản lý vận hành, chi phí hoàn trả vốn vay để đầu tư (nếu có) với nguồn thu từ phí thoát nước, khả năng cấp bù từ ngân sách của chủ sở hữu để đề xuất mức phí cụ thể và lộ trình tăng mức phí. Lập bảng tính phí thoát nước đề xuất tương ứng với mức thu hồi chi phí và mức yêu cầu cấp bù từ ngân sách.

f) Lộ trình điều chỉnh phí thoát nước: dự kiến các thời điểm điều chỉnh phí thoát nước căn cứ theo mức độ đầu tư, khả năng nâng cao chất lượng dịch vụ và điều kiện thực tế từng địa phương, phí thoát nước được soát xét và điều chỉnh ít nhất 2 năm một lần.

Điều 10. Hiệu lực thi hành

Thông tư này áp dụng thống nhất trong cả nước và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 14/7/2009. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Xây dựng để nghiên cứu giải quyết./.

Nơi nhận:
- Văn phòng Quốc hội;
- Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Cơ quan TW các đoàn thể;
- Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao;
- Toà án Nhân dân tối cao;
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Công báo, Website Chính phủ;
- Lưu VP, PC, HTKT.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Trần Văn Sơn

PHỤ LỤC 1

HƯỚNG DẪN NỘI DUNG HỢP ĐỒNG QUẢN LÝ, VẬN HÀNH
(Ban hành theo Thông tư số.09/2009/TT-BXD ngày 21 tháng 5 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng)

Phần I. CĂN CỨ PHÁP LÝ

Phần này liệt kê các căn cứ pháp lý có liên quan làm cơ sở cho việc ký kết Hợp đồng quản lý vận hành. Ví dụ như các Luật, Nghị định, các Thông tư, Quyết định...

Phần II. CÁC CHỦ THỂ HỢP ĐỒNG

Phần này liệt kê thông tin chi tiết về các chủ thể hợp đồng (chủ sở hữu hệ thống thoát nước và đơn vị quản lý vận hành hệ thống thoát nước). Ví dụ : đại diện Chủ sở hữu hệ thống thoát nước (gọi tắt là Bên A), đại diện Đơn vị thoát nước (gọi tắt là Bên B), chức vụ, địa chỉ cơ quan, giấy uỷ quyền, số tài khoản, Ngân hàng giao dịch, mã số thuế , điện thoại, fax, email...

Phần III. NỘI DUNG HỢP ĐỒNG

Bên A và Bên B cùng thống nhất ký kết hợp đồng quản lý, vận hành hệ thống thoát nước với các nội dung cơ bản như sau:

Điều 1. Các định nghĩa và giải thích từ ngữ

Định nghĩa, giải thích các thuật ngữ có liên quan được sử dụng trong hợp đồng quản lý, vận hành.

Điều 2. Đối tượng và mục đích của hợp đồng

1. Đối tượng của hợp đồng: Thực hiện quản lý, vận hành hệ thống thoát nước tại…(tên của lưu vực hoặc đô thị).

2. Mục đích của hợp đồng: Quy định quyền hạn và nghĩa vụ của hai bên nhằm bảo đảm duy trì và phát triển hệ thống thoát nước một cách bền vững, đáp ứng các yêu cầu quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định của Nhà nước về thoát nước và xử lý nước thải, nâng cao hiệu quả hoạt động, chất lượng dịch vụ thoát nước.

Điều 3. Thời hạn và hiệu lực hợp đồng

Điều này quy định thời hạn và hiệu lực hợp đồng, ghi rõ ngày ký kết hợp đồng, ngày bắt đầu các hoạt động quản lý vận hành, ngày kết thúc thời hạn hợp đồng (ngày bàn giao).

1. Thời hạn hợp đồng từ 5 năm đến 10 năm do hai bên thỏa thuận. Ngày hợp đồng có hiệu lực do 2 bên ấn định.

2. Việc gia hạn hợp đồng do hai bên thỏa thuận. Việc chấm dứt hợp đồng phải tuân thủ theo pháp luật hiện hành và theo quy định riêng của hợp đồng này.

Điều 4. Phạm vi, địa điểm thực hiện dịch vụ thoát nước

Điều này quy định ranh giới, phạm vi, địa điểm mà đơn vị thoát nước có trách nhiệm cung cấp và phát triển dịch vụ thoát nước. Ví dụ như tên, địa điểm, ranh giới, diện tích vùng dịch vụ, số lượng cụ thể, chính xác về mạng lưới cống, kênh mương thu gom và chuyển tải, hồ điều hoà, các công trình đầu mối (trạm bơm, trạm xử lý nước thải, cửa xả, chảy tràn nước mưa, xử lý và đổ bỏ bùn cặn, tái sử dụng nước thải...).

Điều 5. Nội dung công việc

Phần này mô tả các nội dung công việc mà đơn vị thoát nước phải thực hiện theo hợp đồng. Trong hợp đồng có thể chỉ nêu các nội dung chính, phần mô tả chi tiết có thể chuyển thành phụ lục đính kèm. Tuỳ theo thực tế của từng địa phương mà nội dung công việc có thể là một phần hoặc toàn bộ các nội dung sau:

1. Quản lý hệ thống thoát nước mưa: Quy định trách nhiệm thực hiện quản lý hệ thống thoát nước mưa bao gồm quản lý các công trình từ cửa thu nước mưa, các tuyến cống dẫn nước mưa khu vực, các kênh mương thoát nước chính, hồ điều hoà nước mưa, chống úng ngập, các trạm bơm... các van ngăn triều (nếu có) đến các điểm xả ra môi trường. Cụ thể như sau:

a) Nạo vét các tuyến cống, mương, hố ga đảm bảo duy trì dòng chảy theo thiết kế, ngăn ngừa khắc phục sự cố do các hố ga kỹ thuật gây ra trong những ngày mưa bão;

b) Thường xuyên kiểm tra, bảo trì nắp hố ga, cửa thu nước mưa;

c) Theo dõi, xử lý kịp thời các tình huống ngập lụt, đảm bảo an toàn giao thông trong những ngày mưa bão và ảnh hưởng của nước thuỷ triều;

d) Thiết lập quy trình quản lý hệ thống thoát nước mưa bảo đảm yêu cầu kỹ thuật quản lý, vận hành theo quy định và đề xuất các phương án phát triển mạng lưới theo lưu vực;

e) Những nội dung khác có liên quan.

2. Quản lý hệ thống thoát nước thải: Quy định trách nhiệm thực hiện quản lý hệ thống thoát nước thải bao gồm quản lý các điểm đấu nối, các tuyến cống thu gom, truyền dẫn đến nhà máy xử lý nước thải và từ nhà máy xử lý nước thải đến các điểm xả ra môi trường. Cụ thể như sau:

a) Nạo vét cặn lắng, sửa chữa, xây dựng, làm sạch đường ống, cống, kênh mương thu gom và vận chuyển nước thải, duy trì thoát nước thải thường xuyên. Định kỳ kiểm tra các điểm đấu nối, hố ga và tuyến cống để lập kế hoạch nạo vét, sửa chữa, bảo trì cống và công trình trên mạng lưới thoát nước;

b) Đề xuất các biện pháp thay thế, sửa chữa định kỳ mạng lưới thoát nước thải và các công trình trên mạng lưới;

c) Thiết lập quy trình quản lý hệ thống thoát nước thải bảo đảm yêu cầu kỹ thuật quản lý, vận hành theo quy định và đề xuất các phương án phát triển mạng lưới theo lưu vực.

3. Trường hợp mạng lưới thoát nước chung cho cả nước mưa và nước thải thì nội dung quản lý mạng lưới thoát nước thực hiện chung theo quy định tại cả mục 1 và 2 của điều này.

4. Quản lý hồ điều hoà: Quy định trách nhiệm của đơn vị thoát nước, các đơn vị khác có liên quan đến việc quản lý, khai thác sử dụng các hồ điều hoà. Bao gồm các nội dung cơ bản sau:

a) Định kỳ nạo vét và vệ sinh lòng hồ, bờ hồ nhằm duy trì mực nước ổn định của hồ điều hòa, bảo đảm tốt nhiệm vụ điều hòa nước mưa và các yêu cầu khác;

b) Kiểm tra, giám sát việc khai thác, sử dụng hồ điều hoà theo các quy định của cơ quan có thẩm quyền về sử dụng hồ điều hoà vào các mục đích khác nhau nhằm bảo đảm chức năng điều hoà nước mưa và bảo vệ môi trường;

d) Lập quy trình quản lý, các quy định khai thác, sử dụng hồ điều hòa;

5. Quản lý các công trình đầu mối:

a) Vận hành bảo dưỡng trạm bơm đầu mối, trạm bơm chống úng ngập, các đập điều tiết (nếu có), các tuyến ống áp lực, các điểm xả và nhà máy xử lý nước thải theo quy trình được phê duyệt;

b) Định kỳ kiểm tra, đánh giá chất lượng công trình đầu mối bảo đảm khả năng hoạt động liên tục của hệ thống, đề xuất kế hoạch và biện pháp thay thế, sửa chữa.

6. Xử lý phế thải, bùn cặn từ hoạt động thoát nước:

Xử lý và vận chuyển các chất bùn cặn từ hoạt động vận hành và bảo dưỡng như: chất thải rắn, chất cặn sau xử lý nước thải, xử lý đất đào hoặc các chất thải xây dựng khác, bảo vệ môi trường theo quy định.

7. Quản lý tài sản:

Nội dung quản lý tài sản nhằm giúp cho chủ sở hữu của hệ thống thoát nước và đơn vị quản lý vận hành hệ thống thoát nước: Đánh giá được tài sản công trình hệ thống thoát nước hiện có của chủ sở hữu, tách bạch với tài sản thuộc sở hữu của đơn vị thoát nước; Xác định khả năng đáp ứng các yêu cầu về tiêu thoát nước và xử lý hiện tại của hệ thống thoát nước; Lập ra chiến lược quản lý, vận hành, bảo vệ, mở rộng và xây dựng mới hệ thống; Dự báo, ước tính các chi phí cần thiết trong việc vận hành bảo dưỡng, nâng cấp, cải tạo đầu tư mới hệ thống thoát nước đáp ứng nhu cầu tiêu thoát nước và xử lý nước thải tương lai; Quản lý các nguy cơ rủi ro trong quá trình vận hành và bảo dưỡng hệ thống thoát nước.

Mục này quy định trách nhiệm của đơn vị thoát nước trong việc quản lý tài sản của chủ sở hữu hệ thống thoát nước, bao gồm các nội dung cơ bản sau:

a) Xác định tài sản của chủ sở hữu hệ thống thoát nước bao gồm hệ thống cống, kênh mương, mạng lưới thu gom chuyển tải, hồ điều hoà, các công trình đầu mối (trạm bơm, nhà máy xử lý...) và các công trình phụ trợ khác;

c) Lập danh mục tài sản của chủ sở hữu hệ thống thoát nước mà đơn vị thoát nước được giao quản lý;

d) Tổ chức bảo vệ tài sản được giao quản lý;

đ) Tổ chức định kỳ kiểm tra, đánh giá chất lượng, giá trị còn lại của tài sản;

e) Lập và thực hiện kế hoạch bảo trì công trình, đầu tư phát triển hệ thống thoát nước, thay thế và mua sắm trang thiết bị mới;

f) Lập báo cáo chủ sở hữu về tình hình tài sản được giao quản lý, có cập nhật bổ sung hàng năm.

Điều 6. Hồ sơ kỹ thuật của hệ thống thoát nước

Điều này quy định danh mục các hồ sơ kỹ thuật của hệ thống thoát nước mà bên A có trách nhiệm cung cấp cho bên B hoặc bên B có trách nhiệm lưu giữ (sau khi thực hiện đầu tư theo uỷ quyền quản lý) như : hồ sơ hiện trạng, hồ sơ quy hoạch phát triển hệ thống thoát nước, hồ sơ thiết kế, xây dựng mạng lưới, các công trình đầu mối, sổ tay quản lý vận hành công trình... và các tài liệu khác có liên quan. Các hồ sơ cụ thể được coi như tài liệu đính kèm của hợp đồng.

Điều 7. Các quy định đầu vào áp dụng đối với hệ thống thoát nước

Điều này quy định các điều kiện về khí tượng thuỷ văn, điều kiện về chất lượng và khối lượng nước thải tính toán áp dụng đối với hệ thống thoát nước nhằm xác định rõ trách nhiệm của đơn vị thoát nước trong điều kiện thông thường và các tình huống bất khả kháng, ngoài tầm kiểm soát. Cụ thể như:

1. Các điều kiện giới hạn về lượng mưa, tần suất mưa, chế độ thuỷ triều... theo tính toán của hệ thống thoát nước để đảm bảo hoạt động bình thường.

2. Các điều kiện giới hạn về chất lượng và khối lượng nước thải xả vào hệ thống thoát nước như: thành phần, mức độ các chất gây ô nhiễm, nhiệt độ, các chất có thể phá huỷ vật liệu đường ống và những công trình khác của hệ thống thoát nước, các chất có khả năng dính bám lên thành ống hoặc làm tắc ống thoát nước, các chất dễ cháy như xăng dầu và các chất khí có thể tạo thành hỗn hợp nổ trong đường ống hoặc công trình xử lý, các chất độc có nồng độ ảnh hưởng xấu tới quá trình xử lý sinh học...

Điều 8. Các quy định đầu ra áp dụng đối với hệ thống thoát nước

Điều này quy định các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật đối với việc vận hành hệ thống, với nước thải sau xử lý xả ra nguồn tiếp nhận cũng như các yêu cầu về bùn, cặn, mùi, ô nhiễm về không khí, tiếng ồn, rung… Tuỳ theo nguồn tiếp nhận và mục đích tái sử dụng nước thải như dùng cho cấp nước sinh hoạt, nông nghiệp, công nghiệp, giao thông, giải trí du lịch…để xác định các quy chuẩn, tiêu chuẩn về nước thải sau xử lý phù hợp theo quy định.

Điều 9. Giám sát hợp đồng

Điều này quy định quyền và cách thức giám sát của bên A đối với bên B, của các cơ quan quản lý nhà nước về chuyên môn và cộng đồng đối với việc thực hiện hợp đồng theo các yêu cầu về chất lượng, khối lượng, các quy chuẩn, tiêu chuẩn, tiến độ, an toàn lao động, vệ sinh môi trường... theo đúng nội dung hợp đồng đã được ký kết.

Điều 10. Phương thức hợp đồng

Tuỳ theo điều kiện cụ thể của từng địa phương, quy mô, tính chất phức tạp của hệ thống để xác định hợp đồng theo phương thức : trọn gói, theo đơn giá hoặc hỗn hợp.

Điều 11. Giá hợp đồng

Điều này quy định các vấn đề liên quan đến giá hợp đồng, tính giá hợp đồng, các trường hợp điều chỉnh và không điều chỉnh giá hợp đồng.

1. Giá hợp đồng: Giá hợp đồng là giá trị mà chủ sở hữu phải thanh toán cho đơn vị thoát nước để thực hiện quản lý vận hành hệ thống thoát nước trong một năm theo nội dung của hợp đồng đã ký.

2. Tính giá hợp đồng: Giá hợp đồng do hai bên thoả thuận, căn cứ theo các hạng mục cơ bản sau:

a) Chi phí cho việc vận hành và bảo dưỡng các tài sản, ví dụ như

- Chi phí cho nhân công ;

- Chi phí cho các tài sản lưu động của bên B;

- Chi phí cho điện, nước, xăng dầu, hóa chất để xử lý nước thải và bùn cặn, nguyên vật liệu cho hoạt động vận hành bảo dưỡng như: mỡ, dầu thô, sơn, vật liệu làm vệ sinh...;

- Chi phí mua các thiết bị cần thiết phục vụ cho hoạt động quản lý văn phòng;

- Chi phí xử lý các chất cặn và chất thải ra từ quá trình xử lý nước thải, bao gồm chi chôn lấp chất thải rắn.

b) Chi phí thuê văn phòng, đất, nhà xưởng và thiết bị văn phòng (theo yêu cầu). Chi phí thuê các thiết bị đặc biệt (nếu cần thiết).

c) Chi phí quản lý chung và các chi phí khác như thuế, bảo hiểm, lợi nhuận doanh nghiệp....

d) Các chi phí hợp lệ khác có liên quan.

3. Quy định các trường hợp điều chỉnh và không điều chỉnh giá hợp đồng (ví dụ theo sự thay đổi của giá nhân công, nguyên vật liệu, tỷ giá, chỉ số lạm phát, thuế ...và các trường hợp cụ thể khác), trình tự thủ tục tiến hành điều chỉnh và thẩm quyền phê duyệt.

Điều 12. Nghiệm thu thanh toán

Quy định các điều kiện thanh toán, kỳ thanh toán, phương thức thanh toán, xử lý khi chậm thanh toán theo thoả thuận giữa 2 bên.

1. Chủ sở hữu hệ thống thoát nước thanh toán cho đơn vị thoát nước các chi phí quản lý vận hành và bảo dưỡng hệ thống thoát nước đã được hai bên thống nhất thoả thuận theo yêu cầu của hợp đồng.

2. Nội dung, trình tự thủ tục và phương thức thanh toán do hai bên thống nhất thỏa thuận:

- Thanh toán tạm ứng;

- Thanh toán thực hiện theo tiến độ hoàn thành thực tế các hạng mục công việc theo yêu cầu của hợp đồng.

- Thanh toán theo tháng, quý, năm.

3. Quy định mức phạt đối với trường hợp không thanh toán đúng hạn như chịu mức lãi suất đối với số tiền chậm thanh toán theo tỷ lệ lãi suất cơ bản của ngân hàng do hai bên thống nhất thỏa thuận.

4. Quy định khác có liên quan.

Điều 13. Quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan

A. Quyền và nghĩa vụ của bên A

Quy định quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu hệ thống thoát nước theo quy định của nghị định 88/2007/NĐ-CP và văn bản pháp luật có liên quan, tập trung vào các nội dung cụ thể sau:

1. Quyền chấm dứt hợp đồng theo quy định.

2. Quyền giám sát và kiểm tra hệ thống thoát nước và các hạng mục của hệ thống này vào bất cứ thời điểm nào để bảo đảm tính hiệu quả của các hoạt động quản lý, vận hành theo hợp đồng đã ký.

3. Không can thiệp vào các công việc liên quan đến quản lý, vận hành hệ thống thoát nước và hoạt động tài chính của đơn vị thoát nước, bao gồm cả các vấn đề về quản lý nhân sự, phương pháp vận hành hệ thống và các vấn đề cụ thể khác mà không có sự thông báo trước bằng văn bản và không được sự chấp thuận của đơn vị thoát nước.

4. Trong thời hạn hiệu lực của hợp đồng, không bán, cho thuê hoặc nhượng quyền quản lý các tài sản cố định đã giao cho đơn vị thoát nước quản lý khi chưa được sự đồng ý của đơn vị thoát nước.

5. Quy định cụ thể các trường hợp vi phạm, chủ sở hữu hệ thống thoát nước phải bồi thường tổn thất thiệt hại do việc vi phạm gây ra đối với đơn vị thoát nước;

6. Quy định chủ sở hữu hệ thống thoát nước có trách nhiệm lập và cung cấp cho đơn vị thoát nước 1 bản danh mục tài sản ban đầu. Bản danh mục tài sản này bao gồm 1 danh sách đầy đủ tất cả các tài sản hiện hữu và là 1 phần của hợp đồng.

7. Quy định trách nhiệm của chủ sở hữu hệ thống thoát nước trong việc đạt được sự thoả thuận của Uỷ ban nhân dân tỉnh về các nội dung ký kết của hợp đồng quản lý, vận hành và quyết định của Uỷ ban nhân dân tỉnh phê chuẩn mức phí thoát nước hợp lý cho phép đơn vị thoát nước có đủ chi phí bù đắp hoạt động quản lý, vận hành và bảo dưỡng hệ thống thoát nước. Trong trường hợp mức phí thoát nước được phê chuẩn thấp hơn chi phí quản lý, vận hành thì chủ sở hữu có trách nhiệm cấp bù ngân sách.

8. Quy định trách nhiệm phối hợp với đơn vị thoát nước tổ chức và triển khai các chương trình truyền thông, thông tin đại chúng về các vấn đề liên quan đến việc cung cấp dịch vụ thoát nước, tham gia giám sát của cộng đồng.

9. Quy định trách nhiệm của chủ sở hữu hệ thống thoát nước về việc đảm bảo thanh toán đầy đủ, đúng hạn cho đơn vị thoát nước theo nội dung của hợp đồng; các trường hợp cụ thể nếu không thanh toán đúng hạn như đã thỏa thuận thống nhất giữa hai bên và mức bồi thường thiệt hại do việc chậm thanh toán gây ra.

10. Quy định trách nhiệm phê chuẩn đúng thời hạn các kế hoạch đầu tư do đơn vị thoát nước lập trong việc sửa chữa, thay thế, phục hồi và mở rộng hệ thống thoát nước nhằm đáp ứng các yêu cầu nhiệm vụ của hợp đồng quản lý, vận hành.

11. Các quy định về trách nhiệm hỗ trợ của chủ sở hữu trong việc đấu nối các hộ thoát nước vào hệ thống thoát nước và thanh toán các khoản phí thoát nước đến hạn, các chính sách đối với người nghèo trong việc cung cấp dịch vụ thoát nước.

12. Các quyền và nghĩa vụ khác có liên quan.

B. Quyền và nghĩa vụ của bên B

Quy định quyền và nghĩa vụ của đơn vị thoát nước trong việc quản lý, vận hành hệ thống thoát nước theo các quy định của Nghị định 88/2007/NĐ-CP và các quy định riêng của địa phương, tập trung vào các nội dung cụ thể sau:

1. Quyền được tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh theo quy định của pháp luật, được thanh toán đúng và đầy đủ chi phí dịch vụ quản lý, vận hành hệ thống thoát nước theo hợp đồng đã ký kết.

2. Quyền được đề nghị chủ sở hữu, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét bổ sung, điều chỉnh giá hợp đồng theo quy định.

3. Quyền được bồi thường thiệt hại do các bên liên quan gây ra theo quy định của pháp luật.

4. Quyền giám sát xả thải của các hộ thoát nước và kiến nghị xử lý theo quy định đối với những hộ thoát nước vi phạm.

5. Quy định trách nhiệm thực hiện quản lý, vận hành hệ thống thoát nước theo các nội dung công việc được quy định trong hợp đồng

6. Quy định trách nhiệm tổ chức quản lý thực hiện các dự án đầu tư theo uỷ quyền của chủ sở hữu đúng theo các quy định của luật pháp Việt Nam.

7. Quy định trách nhiệm trong việc xây dựng đội ngũ kỹ sư, công nhân viên có trình độ chuyên ngành và kỹ năng cần thiết trong việc quản lý, vận hành và bảo dưỡng hệ thống thoát nước theo yêu cầu của hợp đồng.

8. Quy định trách nhiệm trong việc đổi mới, áp dụng công nghệ khoa học tiên tiến trong xử lý nước thải nhằm nâng cao hiệu quả xử lý, giảm thiểu việc tiêu thụ năng lượng, hoá chất và giảm thiểu lượng bùn cặn sau xử lý...

9. Quy định trách nhiệm xử lý và khắc phục sự cố trong quá trình quản lý, vận hành hệ thống thoát nước theo quy định của hợp đồng.

10. Thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

11. Bồi thường khi gây thiệt hại cho các bên liên quan theo quy định của pháp luật.

12. Quy định trách nhiệm thực hiện các quy định về an toàn lao động như cung cấp đầy đủ các thiết bị bảo hộ lao động và định kỳ kiểm tra sức khoẻ cho công nhân.

13. Quy định trách nhiệm xây dựng và triển khai chương trình kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động của đơn vị và của hệ thống thoát nước.

14. Quy định trách nhiệm báo cáo định kỳ, đột xuất cho bên A về các hoạt động quản lý, vận hành.

15. Quy định trách nhiệm lập và ký kết hợp đồng dịch vụ thoát nước với các hộ thoát nước theo quy định. Dựa trên những thông tin của hợp đồng dịch vụ khách hàng, bên B có trách nhiệm xây dựng cơ sở dữ liệu khách hàng, thường xuyên cập nhật, tổng hợp đánh giá tình hình.

16. Bên B có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho các hộ thoát nước nước có liên quan biết trong trường hợp ngừng dịch vụ thoát nước để sửa chữa, cải tạo và nâng cấp dịch vụ thoát nước. Nội dung thông báo phải nêu rõ lý do, thời gian tạm ngừng dịch vụ thoát nước đồng thời phải có phương án thoát nước tạm thời đối với các hộ thoát nước và giảm thiêu ô nhiễm môi trường.

17. Quy định trách nhiệm lập phương án phí thoát nước hoặc điều chỉnh phí thoát nước phù hợp từng giai doạn cụ thể để báo cáo bên A trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

18. Quy định trách nhiệm liên quan đến nhà thầu phụ như cung cấp danh sách các tổ chức, cá nhân đề xuất làm nhà thầu phụ để thực hiện công việc liên quan đến quản lý, vận hành và bảo dưỡng hệ thống thoát nước theo yêu cầu của hợp đồng.

19. Các quyền và nghĩa vụ khác có liên quan.

Điều 14. Sửa đổi hợp đồng

Điều này quy định các trường hợp cơ bản mà hợp đồng có thể sẽ được sửa đổi, ví dụ như do thay đổi các cơ sở pháp lý, các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, phạm vi công việc... và quy định các nguyên tắc, trình tự thủ tục, thẩm quyền phê duyệt sửa đổi hợp đồng.

Điều 15. Chấm dứt hợp đồng

Điều này quy định các trường hợp chấm dứt hợp đồng, các điều kiện, trình tự thủ tục chấm dứt hợp đồng bao gồm các vấn đề cơ bản sau:

1. Các trường hợp chấm dứt hợp đồng:

a) Hết thời hạn của hợp đồng đã thỏa thuận hoặc hết thời kỳ gia hạn của hợp đồng đã thỏa thuận mà một trong hai bên không muốn tiếp tục kéo dài hợp đồng.

b) Một trong các bên vi phạm các điều khoản cam kết của hợp đồng:

- Bên B không có đủ trang thiết bị hoặc nhân lực để vận hành, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của hợp đồng theo đúng các quy định;

- Bên B tuyên bố hoặc bị vỡ nợ, phá sản hoặc không thể hoàn thành được trách nhiệm của mình theo hợp đồng;

- Bên B ngừng các hoạt động quản lý của mình hoặc không thể vận hành toàn bộ hoặc phần lớn hệ thống theo đúng hợp đồng;

- Bên A không hoàn thành nghĩa vụ cung cấp ngân sách đầu tư cần thiết và hậu quả là bên B không thể hoàn thành các nghĩa vụ của mình theo hợp đồng đã ký;

- Bên A không hoàn thành nghĩa vụ thanh toán của mình.

c) Các trường hợp bất khả kháng theo quy định.

2. Các quy định về trình tự thủ tục chấm dứt hợp đồng.

Điều 16. Giải quyết tranh chấp hợp đồng

Điều này quy định cách thức giải quyết tranh chấp hợp đồng, ví dụ như:

1. Giải quyết tranh chấp trên nguyên tắc hoà giải giữa hai bên.

2. Giải quyết tranh chấp thông qua các cơ quan quản lý nhà nước về chuyên môn.

3. Giải quyết tranh chấp thông qua Toà án trong trường hợp cả hai cách giải quyết trên không thực hiện được.

Điều 17. Nhà thầu phụ

1. Quy định về lựa chọn nhà thầu phụ

a) Nhà thầu phụ được sự đồng ý của chủ sở hữu;

b) Nhà thầu phụ không cần sự đồng ý của chủ sở hữu;

c) Việc lựa chọn nhà thầu phụ không làm thay đổi quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu và đơn vị quản lý, vận hành hệ thống thoát nước đã được hai bên ký kết.

2. Bên B gửi cho bên A một danh sách các tổ chức, cá nhân đề xuất làm nhà thầu phụ để thực hiện công việc liên quan đến quản lý vận hành và bảo dưỡng hệ thống thoát nước theo yêu của hợp đồng. Bên A sẽ xem xét thỏa thuận tính pháp lý và năng lực nhà thầu phụ do bên B đề xuất.

Điều 18. Bảo hiểm hợp đồng

Quy định trách nhiệm bảo hiểm hợp đồng của các bên. Ngay khi hợp đồng có hiệu lực, tuỳ theo nội dung công việc của hợp đồng và sự thỏa thuận giữa 2 bên, mỗi bên có trách nhiệm ký kết hợp đồng bảo hiểm với doanh nghiệp bảo hiểm và đóng phí bảo hiểm theo thời hạn và phương thức do các bên thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm. Các hợp đồng bảo hiểm bao gồm hợp đồng về bảo hiểm con người, bảo hiểm tài sản và bảo hiểm trách nhiệm dân sự.

Điều 19. Bảo lãnh hợp đồng

Quy định trách nhiệm của bên B đối với việc bảo lãnh hợp đồng. Sau khi hợp đồng được ký kết, Bên B có trách nhiệm bảo lãnh thực hiện hợp đồng thông qua một ngân hàng do 2 bên thoả thuận, bảo đảm cam kết thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của mình theo nội dung hợp đồng đã ký với bên A.

Điều 20. Luật áp dụng

Quy định Luật áp dụng đối với hợp đồng.

Quy định việc quản lý, vận hành và bảo dưỡng hệ thống thoát nước tuân theo các quy định của Nghị định 88/2007/NĐ-CP , các quy định pháp luật liên quan và theo các điều kiện cụ thể của hợp đồng.

Điều 21: Trường hợp bất khả kháng

Quy định các trường hợp bất khả kháng bao gồm các hành động, sự kiện hoặc hoàn cảnh ngoài sự kiểm soát của các bên có liên quan như:

1. Chiến tranh (được báo trước hoặc xảy ra bất ngờ), hành động khủng bố, nổi loạn.

2. Cháy, nổ, bão lụt, động đất, núi lửa, và các thiên tai bất thường khác.

3. Đình công, bãi công.

4. Sự cố ngừng cấp điện kéo dài.

5. Các nguyên nhân khác.

Điều 22. Các điều khoản khác

Tuỳ theo hoàn cảnh cụ thể của từng địa phương để quy định các điều kiện khác có liên quan của hợp đồng.

Các tài liệu đính kèm

Đơn vị thoát nước
(Ký tên, đóng dấu
ghi rõ họ tên
)

Chủ sở hữu hệ thống thoát nước
(Ký tên, đóng dấu và ghi rõ họ tên)

PHỤ LỤC 2

HƯÓNG DẪN NỘI DUNG HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ THOÁT NƯỚC
(Ban hành theo Thông tư số 09/2009/TT-BXD ngày 21 tháng 05 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng)

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------

TRANG BÌA

BIỂU TƯỢNG ĐƠN VỊ THOÁT NƯỚC (NẾU CÓ)

HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ THOÁT NƯỚC

Số........./...........

Hộ thoát nước...............................................................................................

..................................................................................................................................

Địa chỉ..................................................................................................................

..................................................................................................................................

MÃ SỐ KHÁCH HÀNG

Địa chỉ đơn vị thoát nước

Phần I. CĂN CỨ PHÁP LÝ

Phần này liệt kê các căn cứ pháp lý có liên quan làm cơ sở cho việc ký kết hợp đồng dịch vụ thoát nước. Ví dụ như các Luật, Nghị định, các Thông tư, Quyết định...

Phần II. CÁC CHỦ THỂ HỢP ĐỒNG

Phần này liệt kê thông tin chi tiết về các chủ thể hợp đồng (đơn vị thoát nước và hộ thoát nước). Ví dụ : đại diện đơn vị thoát nước (gọi tắt là Bên A), đại diện hộ thoát nước (gọi tắt là Bên B), chức vụ, địa chỉ cơ quan, giấy uỷ quyền, số tài khoản, Ngân hàng giao dịch, mã số thuế , điện thoại, fax, email...

Phần III. NỘI DUNG HỢP ĐỒNG

Bên A và bên B cùng thống nhất ký kết hợp đồng dịch vụ thoát nước với các nội dung cơ bản như sau:

Điều 1. Đối tượng của hợp đồng

Quy định đối tượng của hợp đồng: thoát nước và cung cấp dịch vụ thoát nước bảo đảm điều kiện chất lượng dịch vụ cam kết.

Điều 2. Điểm đấu nối

Quy định vị trí, quy cách các điểm đấu nối thoát nước mưa và nước thải.

Điều 3. Khối lượng nước thải

Quy định khối lượng nước thải bình quân và khối lượng nước thải max trong ngày sử dụng nhiều nhất.

Điều 4. Chất lượng nước thải

Quy định cụ thể về quy chuẩn, tiêu chuẩn nước thải áp dụng; Các giới hạn tối đa cho phép của nước thải ra về nhiệt độ, các thành phần hoá học, hàm lượng cặn v.v...

Điều 5. Chất lượng dịch vụ

Quy định điều kiện chất lượng dịch vụ cung cấp theo tiêu chuẩn và các thoả thuận riêng (nếu có).

Điều 6. Quyền và nghĩa vụ của Bên A

Quy định các quyền và nghĩa vụ của Bên A đã được quy định tại Nghị định và pháp luật có liên quan.

Điều 7. Quyền và nghĩa vụ của Bên B

Quy định các quyền và nghĩa vụ của Bên B đã được quy định tại Nghị định và pháp luật có liên quan.

Điều 8. Phí thoát nước, chi phí dịch vụ khác

Quy định về mức phí thoát nước, nguyên tắc áp dụng mức phí khi có quyết định điều chỉnh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Điều 9. Sửa đổi hợp đồng

Quy định các trường hợp sửa đổi hợp đồng theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.

Điều 10. Chấm dứt hợp đồng

Quy định các trường hợp chấm dứt hợp đồng, giải quyết những vướng mắc của hai bên khi chấm dứt hợp đồng.

Điều 11. Giải quyết tranh chấp và vi phạm hợp đồng

Quy định giải quyết tranh chấp và vi phạm hợp đồng theo các quy định của Nghị định và pháp luật có liên quan.

Điều 12. Các thoả thuận khác (nếu có)

Điều 13. Điều khoản chung

Quy định hiệu lực của hợp đồng và các phụ lục hợp đồng. Các cam kết thực hiện hợp đồng.

Bên cung cấp dịch vụ
(Ký tên, đóng dấu và
ghi rõ họ tên, chức vụ)

Khách hàng sử dụng dịch vụ
(Ký tên, đóng dấu và
ghi rõ họ tên, chức vụ)

PHỤ LỤC

HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ THOÁT NƯỚC
(Kèm theo và là một phần không tách rời của hợp đồng dịch vụ thoát nước)

Phần 1. THÔNG TIN VỀ KHÁCH HÀNG

1. Thông tin về hộ thoát nước

- Địa chỉ khách hàng:

- Địa chỉ sử dụng dịch vụ:

- Diện tích đất:

- Diện tích sàn công trình:

- Mục đích sử dụng công trình:

- Nước sạch sử dụng từ hệ thống cấp nước tập trung:

- Mức sử dụng nước sạch bình quân:

2. Thông tin về các điểm đấu nối

a) Điểm đấu nối 1:

- Vị trí:

- Kích thước đường cống loại vật liệu:

- Lưu lượng xả bình quân:

- Lưu lượng xả max:

- Loại nước thải:

- Sơ đồ mặt bằng:

b) Điểm đấu nối 2:

c) Điểm đấu nối 3:

Ngày......tháng.......năm.........
Người thực hiện
(Ký ghi rõ họ tên)

Phần 2. CÁC QUY ĐỊNH KHI THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ THOÁT NƯỚC

Căn cứ theo Nghị định số 88/2007/NĐ-CP , Quy định (quy chế) của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ban hành về hoạt động thoát nước trên địa bàn tỉnh, phần này quy định cụ thể, chi tiết một số vấn đề sau:

- Các hành vi bị cấm, xử lý vi phạm

- Quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan

- Điểm đấu nối

- Thỏa thuận đấu nối

- Miễn trừ đấu nối

- Tạm ngừng, ngừng dịch vụ thoát nước

- Chấm dứt hợp đồng

- Sai sót, bồi thường thiệt hại

- Xác định khối lượng nước thải thu phí

- Xác định hàm lượng chất gây ô nhiễm thu phí

- Thanh toán phí thoát nước

- Bảo vệ hệ thống thoát nước

- Tranh chấp, xử lý vi phạm hợp đồng

- Giải quyết khiếu nại, tố cáo

- Các quy định khác

Phần 3. THÔNG TIN ĐỂ GIAO DỊCH VỚI ĐƠN VỊ THOÁT NƯỚC

Địa chỉ, số điện thoại liên hệ của các đơn vị, bộ phận hoặc người có trách nhiệm của đơn vị thoát nước để khách hàng sử dụng dịch vụ liên hệ cho các mục đích:

- Tư vấn, giải đáp thông tin

- Thông báo sự cố, hư hỏng tắc nghẽn cống, ô nhiễm môi trường...

- Khiếu nại, tố cáo, giải quyết vi phạm

- Giải đáp về hoá đơn, thanh toán phí thoát nước

- Các vấn đề khác có liên quan

THE MINISTRY OF CONTRUCTION
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
---------

No. 09/2009/TT-BXD

Hanoi, May 21,2009

 

CIRCULAR

DETAILING SOME PROVISIONS OF THE GOVERNMENT'S DECREE NO. 88/2007/ND-CP OF MAY 28, 2007, ON URBAN AND INDUSTRIAL-PARK WATER DRAINAGE

THE MINISTER OF CONSTRUCTION

Pursuant to the Government's Decree No. 17/ 2008/ND-CP of February 4, 2008, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Construction-Pursuant to the Government's Decree No. 88/ 2007/ND-CP of May 28, 2007, on urban and industrial-park water drainage;
The Ministry of Construction details some provisions of the Governments Decree No. 88/ 2007/ND-CP of May 28, 2007, on urban and industrial-park water drainage (below referred to as Decree No. 88/2007/ND-CP) as follows:

Article 1. Application of wastewater standards under Clause 2, Article 6 of Decree No. 88/2007/ND-CP

Other wastewater (other than daily-life wastewater) discharged into water drainage systems must meet the standards of wastewater discharged into water drainage systems. In case of failure to meet standards, wastewater must be preliminarily treated up to standards before being discharged into waster drainage systems. Pending the promulgation of standards on wastewater discharged into water drainage systems by the Ministry of Construction, column C of Vietnam’s standard TCVN 5945: 2005 on industrial wastewater - discharge standard promulgated by the Ministry of Natural Resources and Environment, shall temporarily apply.

Article 2. Identification and designation of investors of water drainage works under Article 22 of Decree No. 88/2007/ND-CP

1. Ongoing investment projects on the construction of water drainage works for which the designation of investors is incompliant with Article 22 of Decree No. 88/2007/ND-CP may be either further implemented until completion and hand over to their owners being People's Committees of urban centers or transferred to other investors under Article 22 of Decree No. 88/2007/ND-CP. Provincial-level People's Committees will decide on whether the projects will be transferred to other investors on the basis of the practical implementation of the projects and specific local conditions so as to ensure work construction schedule and quality.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. In case international commitments made by Vietnam are different from Article 22 of Decree No. 88/2007/ND-CP, before making decision on the transfer of the projects to other investors, provincial-level People's Committees shall consult and reach agreement with international donors. If donors disagree with the transfer of the projects, the projects will be further implemented under international commitments until completion and hand over to their owners being People's Committees of urban centers.

4. For centrally run cities, the People's Committees may authorize their attached specialized agencies to act as investors.

5. Organizations assigned to act as investors in commercially operating and developing infrastructure of new urban centers are investors of water drainage works in areas assigned to them for management. After projects are completed, these organizations shall transfer the ownership of water drainage works to People's Committees of urban centers.

Article 3. Seeking the Ministry of Construction's consent under Clause 3. Article 26 of Decree No. 88/2007/ND-CP

For investment projects on the construction of concentrated water drainage works which will basically solve the problems of rainwater drainage and wastewater collection and treatment of urban centers of grade 4 or higher, in the process of project appraisal, agencies in charge of project appraisal shall send an official letter, enclosed with project dossiers, to the Ministry of Construction to obtain its written consent before the projects are submitted to competent authorities for approval.

Article 4. Management and operation contracts under Article 28 of Decree No. 88/ 2007/ND-CP

1. People's Committees of urban centers shall take care of water drainage services for the community and are owners of water drainage systems. However, they do not directly manage and operate water drainage systems but assign these to capable specialized units under management and operation contracts. They shall only manage works according to set targets, supervise and support the implementation and make payment to. management and operation contractors.

2. Owners of water drainage systems may hire consultancy organizations or assign their subordinate specialized agencies to coordinate with water drainage units in drafting management and operation contracts as a basis for negotiation between the two parties.

3. The principal details of a management and operation contract are specified in Article 28 of Decree No. 88/2007/ND-CP and guided in Appendix I to this Circular (not printed herein). Management and operation contracts shall be considered on a case-by-case basis, depending on the nature, characteristics and size of urban centers and the structure of the water drainage network and the availability or unavailability of a common system for both rainwater and wastewater or separate systems for rainwater and wastewater and a concentrated wastewater treatment station. On the basis of the guidance in Appendix 1 to this Circular, local administrations shall elaborate specific contracts suitable to their local conditions for application.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. When implementing an investment project on the construction of a new water drainage system or expansion of the service area of an existing system. People's Committees of urban centers shall issue a decision on the connection of water drainage households to the concentrated water drainage system under the project. The decision must specify the obligations and rights of involved parties, the connection service area and time for connection. It must be publicized among the community in the area under the project.

2. Water drainage units shall supply written data on the positions, elevation and technical requirements of points for connection of water drainage households to water drainage systems.

3. The construction of connection points must be carried out by water drainage units or by contractors under the supervision of water drainage units according to set designs. After connection is completed, a written record on the take-over test of connection points is required.

Article 6. Exemption from connection of water drainage households to water drainage systems under Article 41 of Decree No. 88/2007/ND-CP

1. Water drainage households located in the service area of a concentrated water drainage system that wish to be exempt from connection to the water drainage system and discharge waste­water directly into the environment must send a written request to the local state management agency in charge of environmental protection.

2. The local state management agency in charge of environmental protection shall inspect the wastewater quality and discharging method, if considering that all requirements set by the environmental protection law are satisfied, it shall send its written approval to the water drainage household exempt from connection and the relevant water drainage unit.

3. Expenses for wastewater quality inspection are paid by water drainage households.

Article 7. Water drainage service contracts under Article 46 of Decree No. 88/2007/ND-CP

1. Water drainage service contracts are documents concluded betweXen water drainage units and water drainage households, excluding the following entities:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b/ Other water drainage households using a concentrated water supply system and having the volume and quality of wastewater similar to family households.

2. Water drainage service contracts must contain basic information on water drainage household and connection so as to serve the building of a customer database and facilitate management, specify the rights and obligations of two contracting parties and service quality conditions, water drainage charges and method of payment, conditions on the quality and volume of wastewater discharged into the water drainage system; and laws and regulations on water drainage related to the water drainage unit and water drainage households. Following the guidance in Appendix 2 to this Circular (not printed herein) and practical conditions, water drainage units shall elaborate model water drainage service contracts for application in their localities.

3. Organizations and individuals that are owners, managers and users of large-sized and complex works are encouraged to hire water drainage units to manage and operate their private-use rainwater drainage and wastewater treatment systems within areas under their management and supplement this content to water drainage service contracts.

Article 8. Differentiation between and application of water drainage charges under Decree No. 88/2007/ND-CP and environmental protection charges for wastewater under the Government's Decree No. 67/2003/ND-CP on environmental protection charges for wastewater and Decree No. 04/2007/ND-CP amending and supplementing a number of articles of Decree No. 67/2007/ND-CP

1. Water drainage charges specified in Clause 1, Article 48 of Decree No. 88/2007/ND-CP are environmental protection charges for wastewater and applicable to households discharging wastewater into concentrated water drainage systems of urban centers or industrial parks. Other contents related to water drainage charges such as elaboration, adjustment, collection and use of water drainage charges comply with the provisions of Articles 48 thru 58 of Decree No. 88/2007/ND-CP.

2. Water drainage households that do not discharge wastewater into concentrated water drainage systems of urban centers or industrial parks but discharge wastewater directly into the environment shall pay environmental protection charges for wastewater under Decree No. 67/ 2003/ND-CP and Decree No. 04/2007/ND-CP

3. Water drainage households paying water drainage charges under Decree No. 88/2007/ND-CP are not liable to environmental protection charges for wastewater under Decree No. 67/ 2003/ND-CP and Decree No. 04/2007/ND-CP.

Article 9. Elaboration and submission of water drainage charge schemes under in Clause 1. Article 55 of Decree No. 88/2007/ND-CP

1. Water drainage units shall formulate and submit water drainage charge schemes under Articles 49 thru 54 of Decree No. 88/2007/ND-CP.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a/ Assessment of the use of clean water and drainage of wastewater in the area:

- The use of clean water by group of customers:

- The prices of clean water and the price increase roadmap of clean water:

- The use of clean water from the concentrated water supply system and clean water not through this system;

- ssessment of wastewater drainage volumes by kind of wastewater and group of water drainage households.

b/ Assessment of needs and investment capacity for the development of the water drainage system in the area.

c/ Explanations about management and operation expenses in each period corresponding to investment in the development of water drainage and improvement of service quality.

d/ Estimated amounts of collected water drainage charges calculated at different percentages of clean water prices according to the following three levels of cost recovery:

- Recovery of management and operation costs;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Recovery of all management and operation costs, equipment costs and construction costs paid with owners' capital.

dd/ Evaluation of and forecasts about the socio­economic development, living standards and income levels of households in the water drainage area at present and in the next five years, including forecasts about changes in living standards and inflation rates within a given period of time and payment capacity of people in each period. The assessment of people's payment capacity must be based on:

- The proportion of water drainage charge to monthly income, which should be between 2-3%;

- If the proportion of water drainage charge to monthly income is higher than 3% but it is approved by over 70% of the community, it may still apply.

e/ The balance between management and operation costs and costs for repayment of loans borrowed for investment (if any) and proceeds from water drainage charges and the owners' ability to pay additional funds, which will be used as a basis to propose specific charge rates and a roadmap for their gradual increase. To formulate a table of calculation of water drainage charges corresponding to the levels of cost recovery and additional funding need.

g/ The roadmap for adjustment of water drainage charges: On the basis of investment levels, possibility of improving service quality and practical conditions in each locality, water drainage charges will be reconsidered and adjusted at least once every two years.

Article 10. Effect

This Circular applies uniformly nationwide and takes effect on July 14, 2009. Any problems arising in the process of implementation should be reported to the Ministry of Construction for study and settlement.

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

FOR THE MINISTER OF CONSTRUCTION
VICE MINISTER




Tran Van Son

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Circular No. 09/2009/TT-BXD of May 21,2009, detailing some provisions of the Government's Decree No. 88/2007/ND-CP of May 28, 2007, on urban and industrial-park water drainage.

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


2.881

DMCA.com Protection Status
IP: 18.97.14.80
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!