|
Bản dịch này thuộc quyền sở hữu của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Mọi hành vi sao chép, đăng tải lại mà không có sự đồng ý của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là vi phạm pháp luật về Sở hữu trí tuệ.
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT has the copyright on this translation. Copying or reposting it without the consent of
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT is a violation against the Law on Intellectual Property.
X
CÁC NỘI DUNG ĐƯỢC SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Các nội dung của VB này được VB khác thay đổi, hướng dẫn sẽ được làm nổi bật bằng
các màu sắc:
: Sửa đổi, thay thế,
hủy bỏ
Click vào phần bôi vàng để xem chi tiết.
|
|
|
Đang tải văn bản...
Số hiệu:
|
01/1998/QD-TTg
|
|
Loại văn bản:
|
Quyết định
|
Nơi ban hành:
|
Thủ tướng Chính phủ
|
|
Người ký:
|
Phan Văn Khải
|
Ngày ban hành:
|
05/01/1998
|
|
Ngày hiệu lực:
|
Đã biết
|
Ngày công báo:
|
Đang cập nhật
|
|
Số công báo:
|
Đang cập nhật
|
|
Tình trạng:
|
Đã biết
|
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
********
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số: 01/1998/QĐ-TTg
|
Hà Nội, ngày 05 tháng 1 năm 1998
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN
KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG GIAI ĐOẠN TỪ NAY TỚI NĂM 2010
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật
Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Xét đề nghị của Chủ tịch Hội đồng thẩm định nhà nước về
các dự án đầu tư tại công văn số 6921/HĐTĐ ngày 31 tháng 10 năm 1997,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê
duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Cửu
Long gồm 12 tỉnh (Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, Cần Thơ,
Sóc Trăng, Bến Tre, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau) với những nội dung
chính như sau:
I. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CHỦ YẾU:
1. Về kinh tế:
- Phấn đấu tăng
GDP bình quân đầu người từ nay đến năm 2000 bằng 1,5 lần và đến năm 2010 bằng
3,54 lần so với năm 1994.
- Phát triển
kinh tế đối ngoại phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng bình quân từ nay tới năm 2010
đạt 18%/năm; Kim ngạch xuất khẩu đạt 1.490 triệu USD vào năm 2000, và 8.600 triệu
USD năm 2010.
- Thực hiện tỷ
lệ tích lũy đầu tư từ nội bộ nền kinh tế đạt 11,6% GDP thời kỳ từ nay tới năm
2000; và đạt 15,5% GDP thời kỳ 2001 - 2010.
- Phấn đấu đổi
mới công nghệ và thiết bị, tốc độ đổi mới 15%/năm đối với các thiết bị và công
nghệ hiện có; trang bị công nghệ tiên tiến cho các cơ sở mới; tạo ra sản phẩm công
nông nghiệp và dịch vụ có sức cạnh tranh trên thị trường.
2. Về xã hội:
- Tạo việc làm,
thu hẹp diện lao động thiếu việc làm, phấn đấu tăng tỷ lệ lao động công nghiệp,
xây dựng và dịch vụ đạt 50% lao động của vùng; đến năm 2005 cơ bản xóa được
tình trạng hộ đói; đến năm 2000 điện khí hoá nông thôn 100%, số hộ nông dân được
dùng điện là 90% và 100% số dân nông thôn được cấp nước sạch, hơn 90% số dân có
nhà ở kiên cố và bán kiên cố.
- Phấn đấu phổ
cập giáo dục tiểu học cho trẻ em vào năm 2000, phổ cập phổ thông trung học cơ sở
ở các thành phố, thị xã vào năm 2010; đa dạng hóa các hình thức đào tạo chuyên
nghiệp và dạy nghề, đưa tỷ lệ lao động kỹ thuật đạt 30% vào năm 2010.
- Củng cố phát
triển mạng lưới y tế, chú trọng công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân
dân; bảo đảm tốt các nhu cầu cơ bản cho người dân, chú trọng cải thiện điều kiện
sống cho vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới và hải đảo. Xây dựng xã hội công bằng
văn minh; xây dựng văn hóa cộng đồng lành mạnh, xóa bỏ các tệ nạn xã hội.
- PHấn đấu phát
triển kinh tế - xã hội gắn liền với cải thiện môi trường sinh thái và phát triển
bền vững.
3. Về an ninh
quốc phòng.
Bảo đảm kỷ
cương, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, xây dựng kinh tế phải gắn chặt với củng
cố quốc phòng, bảo đảm an ninh chính trị, giữ gìn chủ quyền quốc gia.
II. NHỮNG NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN CHỦ YẾU:
1. Về phát triển
ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy hải sản:
- Về nông nghiệp:
Phấn đấu nhịp độ tăng trưởng ngành nông nghiệp đạt 5%/năm giai đoạn từ nay tới
năm 2010.
Phấn đấu tăng sản
lượng thóc có chất lượng cao, đặc sản, đến năm 2010 xuất khẩu đạt 3,5 - 4 triệu
tấn gạo/ năm.
Chuyển dịch cơ
cấu nông nghiệp, đưa tỷ trọng chăn nuôi từ 20% hiện nay lên 37% vào năm 2010
phát triển chăn nuôi thành ngành sản xuất chính; xây dựng nền nông nghiệp sinh
thái phát triển bền vững; tăng tỷ suất hàng hóa nông sản, mở rộng thị trường
góp phần phục vụ xuất khẩu. Phát triển nông nghiệp nhằm tạo nguồn nguyên liệu
cho công nghiệp chế biến. Chuyển đổi cây trồng, coi trọng thâm canh phát triển
sản phẩm cây lúa, nghiên cứu chuyển đổi mùa vụ một số loại cây trồng để phòng
tránh thiên tai, lũ lụt. Chú trọng sử dụng quỹ đất và cơ cấu quỹ đất thay đổi
theo hướng đa dạng hóa sản phẩm, các vùng cây chuyên canh có năng suất cao, bảo
đảm chất lượng; đến năm 2010 đất nông nghiệp đạt từ 3,5 - 4 triệu ha. Tập trung
khai thác vùng Đồng Tháp Mười, Tây Sông Hậu và bán đảo Cà Mau.
- Về lâm nghiệp:
thực hiện công tác trồng cây, gây rừng nhằm khôi phục và bảo vệ môi trường sinh
thái, hình thành tuyến phòng thủ dọc biển Đông. Trồng mới và bảo vệ rừng phòng
hộ vùng Bẩy Núi, giữ vững diện tích cây tràm, ổn định diện tích dừa nước, bảo vệ
rừng ngập mặn. Đẩy mạnh trồng cây phân tán, kết hợp chặt giữa phát triển nông
nghiệp, lâm nghiệp, thủy lợi và nuôi trồng thủy sản. Từng bước thực hiện giao đất,
giao và khoán rừng để kết hợp làm vườn và sản xuất lâm, ngư kết hợp giữa nuôi
tôm và trồng rừng.
- Về thủy, hải
sản: phát huy thế mạnh của vùng có bờ biển dài, ngư trường rộng và nhân dân có
kinh nghiệm nuôi trồng và đánh bắt thủy, hải sản. Tăng cường năng lực cho ngành
kinh tế quan trọng, đóng góp 50% gía trị xuất khẩu thủy, hải sản của cả nước. Đầu
tư trang bị hiện đại cho các phương tiện để từng bước đẩy mạnh việc đánh bắt xa
bờ.
Phát triển nuôi
trồng thủy sản có giá trị cao: tôm, cua và các loại đặc sản có giá trị xuất khẩu
cao. Khuyến khích các mô hình sản xuất phù hợp với điều kiện của vùng này để
góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế đáp ứng yêu cầu sản xuất và đời sống nhân
dân.
2. Về phát triển
ngành công nghiệp:
- Phấn đấu nhịp
độ tăng trưởng công nghiệp bình quân thời kỳ từ nay đến năm 2000 đạt 13%/năm;
và thời kỳ 2001 - 2010 đạt 14%/năm.
Chú trọng phát
triển công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm để đến năm 2010 tỷ trọng ngành
công nghiệp đạt trên 60%. Phát triển các ngành may mặc, dệt, da giầy, cơ khí điện
tử, vật liệu xây dựng, hóa chất, chế biến thức ăn gia súc... tạo ra những sản
phẩm có hàm lượng kỹ thuật công nghệ cao đủ sức cạnh tranh trên thị trường.
- Từng bước đổi
mới nhằm tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của vùng.
- Đẩy mạnh thu
hút đầu tư trong nước và nước ngoài. Chuẩn bị điều kiện để đầu tư cho các khu
công nghiệp khi có điều kiện: Trà Nóc, Nam Hưng Phú, Vị Thanh, Bến Lức, Đức
Hòa, Cầu Ván, Gò Đen, Lương Hòa, Cần Đước, Năm Căn, Cà Mau, Bạc Liêu, Đại Ngãi,
Đài An, thị xã Trà Vinh, Bắc Mỹ Thuận, Bình Minh, Bắc Cổ Chiên, Diều Gà, Tân
Quy Tây, Trần Quốc Toản, Mỹ Trà, Sông Hậu, Kiền Lương, Ba Hòn, Hòn Chông, Rạch
Giá, Tắc Cẩu, Bến Nhất, Phú Quốc, Vàm Cống, Châu Đốc, Bẩy Núi, Châu Thành (Tiền
Giang), Cai Lậỵ, Gò Công Đông. Từng bước xây dựng các khu công nghiệp theo
phương châm làm dứt điểm từng khu, không giàn trải, để đạt hiệu quả kinh tế
cao.
- Tập trung
phát triển các ngành công nghiệp có khả năng tận dụng nguồn lao động tại chỗ,
và có khả năng bố trí phân tán với những nhà máy có quy mô vừa và nhỏ với công
nghệ tiên tiến nhằm giải quyết việc làm và góp phần công nghiệp hóa nông thôn.
3. Về phát triển
các ngành thương mại và dịch vụ:
- Phấn đấu nhịp
độ tăng trưởng bình quân thời kỳ từ nay tới năm 2000 đạt 11%/năm và thời kỳ
2001 - 2010 đạt 13%/năm.
Phát triển
ngành thương mại và các ngành dịch vụ phải thúc đẩy sự phát triển các ngành
kinh tế tòan vùng nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội đề ra.
- Hình thành
các trung tâm thương mại , siêu thị, mạng lưới chợ.... tạo môi trường thuận lợi
cho sản xuất kinh doanh. Từ nay đến 2010 xây dựng trung tâm thương mại vùng tại
Cần Thơ là đầu mối cho các hoạt động thương mại liên vùng. Đồng thời tiến hành
xây dựng một số trung tâm thương mại thuộc tỉnh như: Tân An, Cao Lãnh, Mỹ Tho,
Long Xuyên, Rạch Gía, Sóc Trăng, Trà Vinh, Vĩnh Long, Bến Tre, Cà Mau, Bạc
Liêu, Hà Tiên, Châu Đốc, Tân Châu và Mộc Hóa...nhằm cung cấp các thông tin
thương mại tổ chức và quản lý xuất nhập khẩu, lưu thông hàng hóa phục vụ sản xuất
và đời sống dân cư.
- Chuyển dịch
cơ cấu ngành dịch vụ theo hướng ưu tiên du lịch dịch vụ tài chính, ngân hàng,
viễn thông, chuyển giao công nghệ, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia
họat động dịch vụ.
- Khai thác lợi
thế về vị trí địa lý để phát triển nhanh các ngành du lịch, miệt vườn, sinh
thái, gắn kết với thành phố Hồ Chí Minh, vùng kinh tế trọng điểm và các tuyến
du lịch liên vùng: Tây Nguyên, Đông Nam Bộ để thu hút khách. Xây dựng đồng bộ kết
cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, khai thác gắn với tôn tạo, bảo tồn thiên
nhiên, duy trì phát triển tài nguyên du lịch, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
4. Về kết cấu hạ
tầng cơ sở:
Phát triển mạng
lưới giao thông: đường thủy, đường bộ, hàng không theo quy hoạch. Chú trọng mạng
lưới giao thông nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, tạo điều kiện
phát triển cho các vùng khó khăn, căn cứ kháng chiến cũ, hải đảo.
Nâng cấp cảng
biển và các cảng nằm dọc sông Tiền, sông Hậu, thường xuyên nạo vét luồng lạch,
đặc biêt là luồng cửa Định An, cửa Tiền, cửa Trần Đề.
Nâng cấp các quốc
lộ của vùng, hoàn chỉnh hệ thống giao thông các tỉnh. Gắn giao thông với hòan
chỉnh hệ thống thủy lợi , cầu cống và các công trình phục vụ thoát lũ, phòng chống
bão lụt. Đi đôi với việc chống nhiễm mặn, thau chua, cần xem trọng việc giữ ngọt.
Xây dựng sân
bay Trà Nóc trở thành sân bay Trung tâm của đồng bằng sông Cửu Long, quản lý và
bảo quản các sân bay khác để khi cần thiết đưa vào sử dụng.
Nâng cấp và xây
dựng mới hệ thống cấp, thoát nước các khu đô thị, các khu công nghiệp, chú trọng
giải quyết nhu cầu nước sạch của dân cư nông thôn.
Xây dựng mới kết
hợp với nâng cấp hệ thống các trường học, bệnh viện, nhà văn hóa nhằm đáp ứng
nhu cầu dân sinh.
Về bưu chính viễn
thông: hiện đại hóa bưu chính viễn thông theo hướng tự động hóa, số hoá, đồng bộ
hóa mạng lưới thông tin liên lạc phù hợp với yêu cầu thông tin trong nước và
giao lưu quốc tế.
Về mạng lưới điện:
đầu tư xây dựng mới, kết hợp với cải tạo mở rộng nhà máy nhiệt điện Trà Nóc,
hoàn chỉnh mạng đường dây 220 KV, và 110 KV, mở rộng các trạm biến áp hiện có,
xây dựng các trạm phân phối nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất và đời sống.
Coi trọng mục tiêu điện khí hóa nông thôn và phục vụ công nghiệp hóa.
Về mạng lưới đô
thị và không gian hành lang lãnh thổ: xây dựng mới kết hợp với cải tạo nhằm
hình thành mạng lưới đô thị các cấp, phấn đấu đưa tỉ lệ đô thị hóa vùng này đến
năm 2000 đạt 19%; và đến 2010 đạt 30%. Phát triển 3 khu vực đô thị: khu tứ giác
trung tâm (thành phố Cần Thơ, Long Xuyên, Vĩnh Long và Cao lãnh); tổ chức không
gian hành lang Đông - Nam (thành phố Mỹ Tho, Tân An, Thủ Thừa, Bến Lức...) và
hành lang đô thị Tây - Bắc ven Vịnh Tây. Chú trọng tổ chức phát triển các điểm
dân cư khu vực nông thôn, đặc biệt là đô thị hóa nông thôn; tạo điều kiện phát
triển cho vùng biên giới,vùng ven biển hải đảo, vùng ngập lũ, khắc phục tình trạng
chênh lệch giữa các vùng.
5. Về văn hóa,
giáo dục, y tế và xã hội:
- Phát triển và
nâng cao chất lượng, hiệu quả của hệ thống giáo dục và đào tạo để nâng cao dân
trí, đáp ứng nguồn nhân lực cho nhu cầu công nghiệp hóa và hiện đại hóa vùng và
cả nước.
- Cải tạo, nâng
cấp và xây dựng mới cở sở; củng cố và phát triển hệ thống các bệnh viện đa khoa
phục vụ công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu, phòng chống dịch, khám chữa bệnh
cho nhân dân, thực hiện có hiệu qủa chương trình dân số, kế hoạch hóa gia đình.
Từng bước xã hội hóa công tác y tế phục vụ chống các bệnh nhiễm khuẩn, phổ biến
dinh dưỡng hợp lý, cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường sống và lao động.
Tiếp tục đổi mới,
nâng cao hiệu quả công tác văn hóa, truyền thanh, truyền hình, thể dục thể thao
đạt trình độ tiên tiến xứng đáng với vai trò là nguồn động lực phát triển.
Nghiên cứu vận dụng khoa học công nghệ tiên tiến, hiện đại hóa nền tảng và động
lực cho kinh tế - xã hội của vùng phát triển. Lồng ghép có hiệu quả các chương
trình quốc gia và các chương trình mục tiêu, thực hiện mục tiêu xóa đói, giảm
nghèo đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc còn nhiều khó khăn.
III. NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU:
Để thực hiện
quy hoạch, cần phải có hệ thống giải pháp đồng bộ nhằm huy động được mọi nguồn
lực trong và ngòai nước phục vụ cho công cuộc phát triển kinh tế xã hội của
vùng đồng bằng sông Cửu Long. Trên địa bàn từng tỉnh, ủy ban nhân dân phải cụ
thể hóa phương hướng phát triển kinh tế - xã hôi của quy hoạch bằng các kế hoạch
dài hạn trung hạn, ngắn hạn, bằng các chương trình và dự án đầu tư cụ thể nhằm
điều hành và quản lý phát triển theo định hướng đã đề ra.
Về thu hút đầu
tư, huy động vốn, phát triển nguồn nhân lực, nghiên cứu ứng dụng khoa học, công
nghệ và môi trường, mở rộng thị trường phuc vụ sản xuất và dân sinh phải được
các địa phương các bộ, ngành liên quan đề xuất với Chính phủ thông qua các
chính sách và giải pháp nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội.
Ưu tiên xây dựng
cơ sở hạ tầng kỹ thuật, thực hiện đầu tư tập trung nhằm đạt hiệu quả thiết thực,
tạo động lực phát triển cho vùng.
Thực hiện chính
sách khuyến khích kinh tế cao đối với những ngành, tạo ra sản phẩm có sức cạnh
tranh trên thị trường và hướng về xuất khẩu.
Trên cơ sở quy
hoạch đã được phê duyệt, các tỉnh trong vùng phải rà soát lại quy hoạch tổng thể
của từng địa phương, các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế để sắp xếp
thứ tự ưu tiên hợp lý thể hiện bằng các kế hoạch hàng năm và dự án cụ thể.
Điều 2. Các Bộ,
cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân các tỉnh, trong
vùng đồng bằng sông Cửu Long có trách nhiệm tổ chức, kiểm tra, theo dõi thực hiện
Quy hoạch một cách chặt chẽ, xây dựng kế hoạch 5 năm, hàng năm và các chương
trình, dự án phù hợp với quy hoạch.
Các Bộ, ngành
trung ương có trách nhiệm phối hợp giúp đỡ các tỉnh, thuộc vùng đồng bằng sông
Cửu Long trong qúa trình soát xét, tổ chức thực hiện các dự án đề ra, đảm bảo sự
thống nhất giữa quy hoạch từng tỉnh, với quy hoạch vùng và cả nước.
Trong quá trình
thực hiện Quy hoạch Bộ Kế hoạch và Đầu tư kết hợp với các Bộ, ngành có liên
quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long tiến hành tổng kết
đánh giá, rút kinh nghiệm để có bổ sung điều chỉnh kịp thời.
Điều 3. Quyết
định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh
thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long và các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ,
cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Decision No. 01/1998/QD-TTg of the Prime Minister of Government, ratifying the master plan for socio-economic development of the Mekong river delta region from now till the year 2010
THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT
-----
|
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
----------
|
No. 01/1998/QD-TTg
|
Hanoi, January 05, 1998
|
DECISION RATIFYING THE
MASTER PLAN FOR SOCIO-ECONOMIC DEVELOPMENT OF THE MEKONG RIVER DELTA REGION
FROM NOW TILL THE YEAR 2010 THE PRIME MINISTER Pursuant
to the Law on Organization of the Government of September 30, 1992;
At the proposal of the Chairman of the State Council for Evaluation of
Investment Projects at Official Dispatch No.6921-HDBT of October 31, 1997, DECIDES: Article 1.-
To ratify the master plan for socio-economic development of the Mekong river
delta region encompassing 12 provinces (Long An, Tien Giang, Dong Thap, Vinh
Long, Tra Vinh, Can Tho, Soc Trang, Ben Tre, An Giang, Kien Giang, Bac Lieu and
Ca Mau) with the following principal contents: I. THE
MAJOR DEVELOPMENT OBJECTIVES: 1. On the economic plane: ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. - To develop the external economy, striving to
achieve an average annual growth rate of 18% for the period from now to the
year 2010; to achieve an export value of 1,490 million USD by the year 2000 and
8,600 million USD by the year 2010. - To attain a domestic accumulation rate of
11.6% of the GDP for the period from now to the year 2000 and 15.5% for the
2001-2010 period. - To strive to renew the technologies and
equipment with an annual renewal rate of 15% for the existing equipment and
technologies; to equip new establishments with advanced technologies; to turn
out industrial and agricultural products and services with high competitiveness
on the market. 2. On the social plane: - To create jobs, to reduce the unemloyment
rate, to strive to increase the rate of industrial, construction and service
labor to 50% of the total work force of the region; to basically eliminate
hunger by the year 2005; by the year 2000, to complete the rural
electrification, to supply electricity to 90% of the peasant households and
clean water to 100% of the rural population, more than 90% of population to
live in solid or half-solid houses. - To strive to achieve the universalization of
the primary education for children by the year 2000 and junior-high school education
in cities and provincial towns by the year 2010; to diversify the forms of
professional and vocational training so as to raise the percentage of technical
laborers to 30% by the year 2010. - To consolidate and develop the medical
network, to pay attention to the primary health-care for the people; to well
meet the essential needs of the people, to attach importance to improving the
living conditions of the people in deep-lying, remote and border areas and
islands. To build an equitable and civilized society; to build a healthy
community culture and to get rid of social evils. - To combine the socio-economic development with
the improvement of ecological environment and sustainable development. 3. On the plane of national security and
defense: ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. II. THE
MAJOR DEVELOPMENT TASKS: 1. Regarding the development of agriculture,
forestry and fishery: - Regarding agriculture: To strive to achieve an
annual agricultural growth rate of 5% for the period from now to the year 2010. To strive to increase the output of high-quality
and speciality paddy, so as to be able to annually export 3.5-4 million tons of
rice by the year 2010. To restructure the agriculture, raising the
husbandry ratio of from 20% at present to 37% by the year 2010, and developing
husbandry into a main production line; to build an agriculture with the
sustainable ecological development; to increase the ratio of commercial farm
products, to expand the market in service of export. To develop agriculture in
order to create sources of materials for the processing industry. To
restructure the cultivation, attaching importance to intensive rice farming and
development of rice plant products, to study the possible alteration of several
crops so as to avoid natural calamities and floods. To pay attention to the use
of land fund and alterable land fund along the direction of diversifying
products and building areas for specialized cultivation of high-yield and
quality crops; to achieve a total agricultural land area of 3.5 to 4 million
hectares. To concentrate on the exploitation of Dong Thap Muoi (Plain of Reeds)
and western Hau river regions as well as Ca Mau peninsula. - Regarding forestry: to step up the tree
planting and afforestation so as to restore and protect the ecological
environment, to form a protective line along the East Sea coast. To plant and
protect the protective forests in Bay Nui region, to maintain the cajuput
acreage, to stabilize the nipa acreage, to protect forests submerged by saline
water. To step up the planting of scattered trees, to closely combine the
development of agriculture, forestry, irrigation with aquaculture. To step by
step assign land, assign and contract forests to households so as to combine
horticulture with forestry and fishery, shrimp farming with afforestation. - Regarding the aquatic and marine resources: to
bring into full play the advantages of a region endowed with a long sea coast,
large fishing grounds and local people having experiences in aquaculture and
fishing. To raise the capability of such an important economic sector that
contributes 50% of the gross export value of aquatic and marine products of the
whole country. To equip the fishing boats with modern facilities so as to
gradually develop off-shore fishing. To develop the farming of aquatic products of
high value: shrimps, crabs and special products of high export value. To
encourage the production models suitable to the conditions of the region, so as
to contribute to the economic restructure, meeting the requirements of
production and people's life. 2. Regarding the industrial development: ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. To attach importance to the development of food
and foodstuff processing industry so as to increase the industrial proportion
in the economic structure up to above 60% by the year 2010. To develop the
apparel, textile, leather and shoe making, electronic engineering, construction
materials, chemicals, animal feed processing industries... to manufacture
products with high technical and technological contents, being capable of
competing on the market. - To undertake a gradual renovation conducive to
the economic restructure in the region. - To step up the mobilization of foreign and
domestic investment. To prepare necessary conditions for the investment in the
following industrial zones: Tra Noc, Nam Hung Phu, Vi Thanh, Ben Luc, Duc Hoa,
Cau Van, Go Den, Luong Hoa, Can Duoc, Nam Can, Ca Mau, Bac Lieu, Dai Ngai, Dai
An, Tra Vinh provincial township, North My Thuan, Binh Minh, North Co Chien,
Dieu Ga, Western Tan Quy, Tran Quoc Toan, My Tra, Song Hau, Kien Luong, Ba Hon,
Hon Chong, Rach Gia, Tac Cau, Ben Nhat, Phu Quoc, Vam Cong, Chau Doc, Bay Nui,
Chau Thanh (Tien Giang province), Cai Lay, Eastern Go Cong. To step by step
build the industrial zones under the guidelines of completing zone by zone and
avoiding scattered investment so as to ensure high economic efficiency. - To concentrate on the development of those
industries capable of intensively employing the labor force available in the
region and spreading their medium- and small-scale plants equipped with
advanced technologies to scattered locations, so as to create more jobs and
contribute to the rural industrialization. 3. Regarding the trade and service development: - To strive to achieve an average annual growth
rate of 11% for the period from now to the year 2000 and 13% for the 2001-2010
period. The development of commerce and services must
help promote the development of other economic sectors in the whole region, so
as to achieve the set socio-economic objectives. - To build trade centers, department stores,
network of markets... thus creating a favorable environment for production and
business. For the period from now to the year 2010, to build the region's trade
center in Can Tho province acting as a hub for inter-regional trade activities.
At the same time, to build a number of provincial trade centers in Tan An, Cao
Lanh, My Tho, Long Xuyen, Rach Gia, Soc Trang, Tra Vinh, Vinh Long, Ben Tre, Ca
Mau, Bac Lieu, Ha Tien, Chau Doc, Tan Chau and Moc Hoa, to provide commercial
information on organization and management of export and import, circulation of
goods in service of the production and people's life. - To restructure the service sectors along the
direction of giving priority to tourism as well as financial, banking,
telecommunications and technological transfer services, encouraging all
economic sectors to take part in service activities. ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. 4. Regarding the development of infrastructure: To develop the communication network: waterways,
land roads and airways as planned. To attach importance to the communication
networks in rural, deep-lying, remote and border areas, to create favorable
conditions for the development of areas meeting with difficulties, former
resistance bases, islands. To upgrade sea ports and river ports situated
along Tien and Hau rivers, regularly dredge navigation routes, especially those
in Dinh An, Tien and Tran De estuaries. To upgrade the national highways' sections in
the region, to improve the intra-provincial communication systems. To combine
communication with the improvement of the irrigation, bridge and drainage
systems and works in service of flood drainage, storm and flood prevention and
fight. Together with the prevention of saline water infiltration and washing
away saline water from soil, it is necessary to keep land conditioned by fresh
water. To build Tra Noc airport into the central
airport of the Mekong river delta region, to manage and maintain other airports
for use when necessary. To upgrade or newly build water supply and
drainage systems in urban areas, industrial zones, to satisfy clean water
demand of the rural population. To combine the construction with the upgrading
of systems of schools, hospitals and cultural houses to meet the needs of the
people. Regarding post and telecommunications: To
modernize the post and telecommunications sector with automatic and digital
equipment, to synchronize the information and communications network
commensurate with the domestic information and international communications
demand. Regarding the electricity grid: To invest in the
construction of new projects in combination with the renovation and expansion
of Tra Noc thermo-electric power plant, to improve the networks of 220 KV and
110 KV transmission lines, to expand the existing transformer stations, to
build distribution stations to meet the requirements of production development
and life. To attach importance to the rural electrification in service of
industrialization. ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. 5. Regarding culture, education, healthcare and
social welfare: - To develop and raise the quality and
efficiency of the education and training system so as to elevate the people's
intellectual level and develop human resources to meet the requirements of the
regional as well as national industrialization and modernization. - To renovate and upgrade the existing medical
establishments and build new ones; to consolidate and develop the system of
general hospitals in service of the primary healthcare, the epidemic prevention
and fight and the medical examination and treatment for people, to efficiently
carry out the population control and family planning program. To step by step
socialize the healthcare in service of the fight against septic diseases, the
universalization of rational nutrition and the improvement of the hygienic
conditions for the living and working environments. To continue improving and raising the efficiency
of radio and television broadcasting, cultural, sports and physical training
activities. To conduct research and apply advanced and modern sciences and
technologies as the foundation and driving force for the socio-economic
development in the region. To efficiently integrate the national programs and
target programs, to achieve the objective of hunger eradication and poverty
alleviation, especially in deep-lying areas, remote areas and areas inhabited
by people of ethnic minorities and meeting with numerous difficulties. III.
MAJOR SOLUTIONS: To implement the master plan, there should be a
series of synchronous measures so as to mobilize resources inside and outside
the country for the socio-economic development of the Mekong delta region. The
People's Committee of each province shall have to concretize the socio-economic
development orientations set forth in the master plan into long-term,
medium-term and short-term plans, specific programs and investment projects,
aimed at controlling and managing the development process along the set orientations.
The concerned localities, ministries and
branches shall have to propose to the Government for approval policies and
solutions regarding the investment attraction, capital mobilization, human
resource development, application of scientific, technological and
environmental protection measures, market expansion in service of production
and people's life in order to achieve the socio-economic objectives. Priority shall be given to the construction of
technical infrastructure and intensive investment in order to achieve practical
efficiency and create motive forces for the development of the region. To adopt a policy of high economic incentives
towards those sectors that turn out products of high competitiveness on the
market and products for export. ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. Article 2.-
The ministries, the ministerial-level agencies, the agencies attached to the
Government and the People's Committees of provinces in the Mekong river delta
region shall have to organize and oversee the implementation of the master plan
and work out five-year and annual plans, programs and projects in conformity
with the master plan. The ministries and branches at the central level
shall have to coordinate with and support the provinces in the Mekong river
delta region in revising and organizing the implementation of the set projects
with a view to ensuring the consistency between the planning of each province
and the planning of the region and the whole country. In the course of implementation of the planning,
the Ministry of Planning and Investment shall coordinate with the concerned
ministries and branches and the People's Committees of the Mekong delta
provinces in making review, evaluation and drawing experience so as to devise
timely adjustments and supplements. Article 3.-
This Decision takes effect 15 after its signing. The presidents of the People's
Committees of the provinces in the Mekong river delta region and the concerned
ministers, the heads of the ministerial-level agencies and the heads of the
agencies attached to the Government shall have to implement this Decision. THE PRIME
MINISTER OF GOVERNMENT
Phan Van Khai
Decision No. 01/1998/QD-TTg of the Prime Minister of Government, ratifying the master plan for socio-economic development of the Mekong river delta region from now till the year 2010
1.478
|
NỘI DUNG SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Văn bản bị thay thế
Văn bản thay thế
Chú thích
Chú thích:
Rà chuột vào nội dụng văn bản để sử dụng.
<Nội dung> = Nội dung hai
văn bản đều có;
<Nội dung> =
Nội dung văn bản cũ có, văn bản mới không có;
<Nội dung> = Nội dung văn
bản cũ không có, văn bản mới có;
<Nội dung> = Nội dung được sửa đổi, bổ
sung.
Click trái để xem cụ thể từng nội dung cần so sánh
và cố định bảng so sánh.
Click phải để xem những nội dung sửa đổi, bổ sung.
Double click để xem tất cả nội dung không có thay
thế tương ứng.
Tắt so sánh [X] để
trở về trạng thái rà chuột ban đầu.
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
FILE ATTACHED TO DOCUMENT
|
|
|
Địa chỉ:
|
17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
|
Điện thoại:
|
(028) 3930 3279 (06 lines)
|
E-mail:
|
inf[email protected]
|
Mã số thuế:
|
0315459414
|
|
|
TP. HCM, ngày 31/05/2021
Thưa Quý khách,
Đúng 14 tháng trước, ngày 31/3/2020, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã bật Thông báo này, và nay 31/5/2021 xin bật lại.
Hơn 1 năm qua, dù nhiều khó khăn, chúng ta cũng đã đánh thắng Covid 19 trong 3 trận đầu. Trận 4 này, với chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, chắc chắn chúng ta lại thắng.
Là sản phẩm online, nên 250 nhân sự chúng tôi vừa làm việc tại trụ sở, vừa làm việc từ xa qua Internet ngay từ đầu tháng 5/2021.
Sứ mệnh của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là:
sử dụng công nghệ cao để tổ chức lại hệ thống văn bản pháp luật,
và kết nối cộng đồng Dân Luật Việt Nam,
nhằm:
Giúp công chúng “…loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu…”,
và cùng công chúng xây dựng, thụ hưởng một xã hội pháp quyền trong tương lai gần;
Chúng tôi cam kết dịch vụ sẽ được cung ứng bình thường trong mọi tình huống.
THÔNG BÁO
về Lưu trữ, Sử dụng Thông tin Khách hàng
Kính gửi: Quý Thành viên,
Nghị định 13/2023/NĐ-CP về Bảo vệ dữ liệu cá nhân (hiệu lực từ ngày 01/07/2023) yêu cầu xác nhận sự đồng ý của thành viên khi thu thập, lưu trữ, sử dụng thông tin mà quý khách đã cung cấp trong quá trình đăng ký, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Quý Thành viên xác nhận giúp THƯ VIỆN PHÁP LUẬT được tiếp tục lưu trữ, sử dụng những thông tin mà Quý Thành viên đã, đang và sẽ cung cấp khi tiếp tục sử dụng dịch vụ.
Thực hiện Nghị định 13/2023/NĐ-CP, chúng tôi cập nhật Quy chế và Thỏa thuận Bảo về Dữ liệu cá nhân bên dưới.
Trân trọng cảm ơn Quý Thành viên.
Tôi đã đọc và đồng ý Quy chế và Thỏa thuận Bảo vệ Dữ liệu cá nhân
Tiếp tục sử dụng
Cảm ơn đã dùng ThuVienPhapLuat.vn
- Bạn vừa bị Đăng xuất khỏi Tài khoản .
-
Hiện tại có đủ người dùng cùng lúc,
nên khi người thứ vào thì bạn bị Đăng xuất.
- Có phải do Tài khoản của bạn bị lộ mật khẩu
nên nhiều người khác vào dùng?
- Hỗ trợ: (028) 3930.3279 _ 0906.229966
- Xin lỗi Quý khách vì sự bất tiện này!
Tài khoản hiện đã đủ người
dùng cùng thời điểm.
Quý khách Đăng nhập vào thì sẽ
có 1 người khác bị Đăng xuất.
Tài khoản của Quý Khách đẵ đăng nhập quá nhiều lần trên nhiều thiết bị khác nhau, Quý Khách có thể vào đây để xem chi tiết lịch sử đăng nhập
Có thể tài khoản của bạn đã bị rò rỉ mật khẩu và mất bảo mật, xin vui lòng đổi mật khẩu tại đây để tiếp tục sử dụng
|
|