Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 77-TTLB/TC/NV Loại văn bản: Thông tư liên tịch
Nơi ban hành: Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính Người ký: Lê Thế Tiệm, Lê Thị Băng Tâm
Ngày ban hành: 30/10/1995 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ NỘI VỤ-BỘ TÀI CHÍNH
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 77-TTLB/TC/NV

Hà Nội , ngày 30 tháng 10 năm 1995

 

THÔNG TƯ LIÊN BỘ

CỦA BỘ TÀI CHÍNH-NỘI VỤ SỐ 77-TTLB/TC-NV NGÀY 30 THÁNG 10 NĂM 1995 HƯỚNG DẪN BỔ SUNG VIỆC THU VÀ SỬ DỤNG TIỀN THU PHẠT ĐỐI VỚI CÁC HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ VÀ TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐÔ THỊ

Căn cứ vào ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ nêu tại Công điện số 5395/LC ngày 26/9/1995 của Văn phòng Chính phủ, để thực hiện tốt Nghị định số 36/CP ngày 29 tháng 5 năm 1995 của Chính phủ về đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị, Liên Bộ Tài chính - Nội vụ hướng dẫn sửa đổi, bổ sung một số điều về thu và sử dụng tiền thu phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực này như sau:

1/ Sửa lại nội dung của điểm 4 - phần I Thông tư Liên bộ số 56 - TTLB/TC-NV ngày 17/7/1995 như sau:

Toàn bộ tiền thu về xử phạt đối với các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị do các lực lượng Trung ương và địa phương xử phạt, đều phải được tập trung vào Ngân sách Nhà nước thông qua hệ thống Kho bạc Nhà nước để bổ sung kinh phí cho công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ và đô thị. Trong đó:

- 30% tập trung vào Ngân sách Trung ương để chi bổ sung kinh phí (chi tập trung ở Trung ương) cho các Bộ, ngành Trung ương như: Bộ Nội vụ, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài chính (Kho bạc Nhà nước Việt Nam, Tổng cục thuế).

- 70% được điều tiết cho Ngân sách địa phương để chi cho các hoạt động giữ gìn trật tự an toàn giao thông và đô thị tại địa bàn tỉnh, thành phố (bao gồm cả các khoản chi trực tiếp cho các lực lượng Trung ương trực tiếp tham gia công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ và đô thị trên địa bàn, như cơ quan nội vụ, giao thông, Kho bạc Nhà nước...).

2/ Khoản thu từ tiền phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông đường bộ và đô thị được sử dụng để chi bổ sung cho việc duy trì và đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ và đô thị. Cụ thể như sau:

a/ Đối với phần kinh phí tập trung ở Trung ương:

- Chi cho việc mua sắm trang, thiết bị cần thiết bổ sung phục vụ trực tiếp cho công tác giữ gìn trật tự an toàn giao thông và thu tiền phạt.

- Chi bổ sung cho việc in ấn quyết định, biên bản xử phạt, biên lai thu tiền phạt và các chứng từ khác có liên quan, chi cho công tác tuyên truyền, in ấn tài liệu...

- Các khoản chi khác liên quan trực tiếp đến việc thực hiện Nghị định 36/CP...

b/ Đối với phần kinh phí để lại cho địa phương:

- Bổ sung kinh phí cho việc sắp xếp lại các chợ trên hè đường vào đúng nơi quy định.

- Bổ sung cho việc xây dựng hệ thống tín hiệu giao thông (đèn báo, hệ thống các biển báo, biển chỉ dẫn...).

- Làm thêm và sửa chữa các hàng rào phân cách luồng đường ở các trục đường cần thiết, làm mới lại các vạch phân chia luồng đường giành cho xe cơ giới, cho người đi bộ, vỉa hè, nơi đỗ xe.

- Hỗ trợ kinh phí trong việc tháo dỡ các lều quán, công trình xây dựng trái phép trên các hè phố, đường giao thông (ngoài phần chi phí cưỡng chế do cá nhân đơn vị vi phạm phải chịu theo quy định của Pháp lệnh xử phạt hành chính).

- Các chi phí liên quan tới việc bảo quản, tạm giữ phương tiện vi phạm hành chính... (bao gồm cả việc thuê kho bãi - nếu có).

- Chi bồi dưỡng cho các lực lượng trực tiếp tham gia giữ gìn trật tự an toàn giao thông đường bộ và đô thị trên địa bàn tỉnh, thành phố theo kế hoạch của Bộ Nội vụ, Bộ Giao thông, Bộ Tài chính và UBND tỉnh, thành phố (bao gồm cả lực lượng công an, giao thông, Kho bạc Nhà nước trực tiếp tham gia trên địa bàn tỉnh, thành phố, lực lượng thanh niên, tổ dân phố được huy động vào việc đảm bảo trật tự an toàn giao thông bộ và đô thị).

- Chi cho các hoạt động tuyên truyền, phổ biến về tăng cường công tác trật tự an toàn giao thông.

- Các chi phí khác liên quan trực tiếp tới việc thực hiện công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ và đô thị...

c/ Các khoản chi bồi dưỡng cho lực lượng tham gia giữ gìn trật tự an toàn giao thông đường bộ và đô thị được thực hiện theo chế độ hiện hành quy định về làm đêm, làm thêm giờ (theo Thông tư số 10/LĐTBXH - TL ngày 19/4/1995 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội), công tác phí (theo Thông tư số 09/TC-HCVX ngày 17/2/1994 của Bộ Tài chính), vv... nhưng tối đa không quá 200.000đ/người-tháng.

Các khoản chi khác thực hiện theo dự toán được duyệt, đảm bảo tuân thủ các quy định chung về quản lý tài chính hiện hành.

3/ Căn cứ vào các nội dung quy định tại điểm 2 nêu trên, các bộ ngành, các đơn vị được giao nhiệm vụ trên địa bàn tỉnh, thành phố lập dự toán chi gửi Bộ Tài chính, Sở Tài chính xét duyệt và cấp phát kinh phí bổ sung cho đơn vị.

4/ Sở Tài chính Vật giá căn cứ vào số thu được về tiền phạt và nhiệm vụ đã giao cho các đơn vị trên địa bàn tỉnh, thành phố để thực hiện việc xét duyệt, phân bổ và cấp phát kinh phí cho các đơn vị. Khi xét duyệt và cấp phát bổ sung kinh phí từ nguồn thu phạt về vi phạm điều lệ trật tự an toàn giao thông đường bộ và đô thị phải xem xét đảm bảo không chi trùng lắp với kế hoạch đã được duyệt hàng năm, đảm bảo chi đúng mục đích và có hiệu quả nhằm thúc đẩy việc đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ và đô thị.

5/ Kinh phí chi cho công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ và đô thị được quản lý theo quy định về quản lý Ngân sách Nhà nước hiện hành. Cuối năm Sở Tài chính các địa phương thực hiện quyết toán nguồn kinh phí này theo đúng chế độ quyết toán Ngân sách quy định, trong đó có thuyết minh riêng phần thu tiền phạt và chi bổ sung cho công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh, thành phố. Các Bộ, Kho bạc Nhà nước thực hiện việc quyết toán kinh phí này cùng với quyết toán kinh phí NSNN hàng năm.

6/ Sửa lại điểm 3 - phần II Thông tư Liên bộ số 56/TT-LB như sau:

Để bảo đảm việc thi hành quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt có quyền tạm giữ giấy phép lưu hành phương tiện, giấy phép lái xe, giấy tờ cần thiết khác có liên quan hoặc tang vật, phương tiện vi phạm cho đến khi cá nhân, tổ chức vi phạm được ghi vào biên bản hoặc quyết định xử phạt. Trường hợp tạm giữ phương tiện, tang vật phải lập biên bản riêng.

7/ Bổ sung nội dung quy định về địa điểm thu tiền phạt:

Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm hướng dẫn người bị xử phạt đến nộp phạt tại các địa điểm thu tiền phạt thuận lợi nhất. Trong một số trường hợp đặc biệt, người bị xử phạt không thể nộp phạt tại các địa điểm thu tiền trên địa bàn tỉnh, thành phố, người bị xử phạt có thể đề nghị được nộp phạt tại bất kỳ điểm thu phạt nào của Kho bạc Nhà nước (hoặc do KBNN uỷ quyền) trong phạm vi cả nước, nhưng phải đảm bảo đúng quy định trong thời gian tối đa không quá 5 ngày. Kho bạc Nhà nước Trung ương có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra và tổ chức hướng dẫn việc thu tiền phạt.

8/ Bổ sung nội dung quy định về việc thu tiền phạt như sau:

Cơ quan Kho bạc Nhà nước thực hiện thu tiền phạt theo quyết định của người có thẩm quyền xử phạt. Trường hợp có khiếu nại và được cơ quan có thẩm quyền xử phạt giải quyết thì căn cứ vào quyết định giải quyết khiếu nại, cơ quan Kho bạc Nhà nước thu thêm tiền (nếu quyết định giải quyết khiếu nại thay đổi mức tiền phạt cao hơn quyết định xử phạt trươc); phối hợp với cơ quan tài chính trả lại số tiền chênh lệch (nếu quyết định giải quyết khiếu nại thay đổi mức tiền phạt thấp hơn hoặc huỷ bỏ quyết định xử phạt cũ).

9/ Kho bạc Nhà nước có thể thực hiện việc uỷ quyền thu tiền phạt cho một số đơn vị như bưu điện, thuế, ngân hàng nhưng phải đảm bảo nguyên tắc nộp kịp thời số thu về tiền phạt vào KBNN. Biên lai thu tiền thực hiện thống nhất như quy định tại thông tư Liên bộ số 56 - TTLB/TC - NV ngày 17/7/1995. Tiền thanh toán phí uỷ nhiệm thu được trích từ tổng số thu tiền phạt và nằm trong dự toán của KBNN tỉnh, thành phố được Sở Tài chính duyệt.

10/ Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày ký, riêng việc quản lý và sử dụng tiền phạt quy định tại các điểm 1, 2, 3, 4, 5 của Thông tư này áp dụng từ 1/8/1995. Một số nội dung quy định tại Thông tư 56- TTLB/TC-NV ngày 17/7/1995 của Liên BộTài chính - Nội vụ không còn phù hợp với Thông tư này đều được bãi bỏ.  

Lê Thế Tiệm

(Đã ký)

Lê Thị Băng Tâm

(Đã ký)

 

THE MINISTRY OF FINANCE -
THE MINISTRY OF HOME AFFAIR
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
---------

No: 77-TTLB/TC/NV

Hanoi, October 30, 1995

 

INTER-MINISTERIAL CIRCULAR

PROVIDING SUPPLEMENTARY GUIDANCE ON THE COLLECTION AND USE OF THE FINES AGAINST ADMINISTRATIVE VIOLATIONS IN THE DOMAIN OF TRAFFIC ORDER AND SAFETY ON LAND ROADS AND IN URBAN AREAS

Pursuant to the guiding opinion of the Prime Minister set out in Official Dispatch No.5395-LC of September 26, 1995 of the Office of the Government, and in order to well implement Decree No.36-CP of May 29, 1995 of the Government on ensuring traffic order and safety on land roads and in urban areas, the Ministry of Finance and the Ministry of the Interior provide the following guidance to supplement and amend a number of articles concerning the collection and use of the fines against administrative violations in this domain:

1. To change the content of Point 4, Section I of the Inter-Ministerial Circular No.56-TTLB/TC/NV of July 17, 1995 as follows:

The whole amount of fines against violations of traffic order and safety on land roads and in urban areas collected by the central and local forces shall be concentrated into the State Budget through the system of State Treasuries in order to supplement the expenditures on ensuring traffic order and safety on land roads and in urban areas. The remittances break down as follows:

- 30% shall be remitted to the Central Budget to supplement the expenditures (at the central level) by the ministries and other central agencies like the Ministry of the Interior, the Ministry of Communication and Transport, the Ministry of Finance (the Vietnam State Treasury and the General Taxation Department).

- 70% shall be remitted to the local budget to be spent on activities of maintaining traffic order and safety on land roads and in urban areas within the territory of the province or city (including the expenditures for the central forces directly engaged in ensuring traffic order and safety on land roads and in urban areas within their territories such as the Interior Service, the Communication Service, the local State Treasury...)

2. Part of the fines against administrative violations in the domain of traffic order and safety on land roads and in urban areas shall be used to supplement the expenditures on maintaining and ensuring traffic order and safety. More concretely:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- To spend on the purchase of necessary supplementary equipment for the maintenance of traffic order and safety and for the collection of fines.

- To make additional expenditures on the construction and upgrading of the check points and the places for the temporary detention of the means of violation, for the collection of fines at important traffic junctions (if any).

- To make additional expenditures on the printing of the decisions, records and receipts of fines and other related papers, on the educational work and the printing of documents...

- Other expenditures directly related to the execution of Decree No.36-CP.

b/ With regard to the remittances to the locality:

- To supplement the expenditures on the relocation of the curbside markets to the right places.

- To supplement the expenditures on the construction of the traffic signs (lights and warning and guiding signs...)

- To build more divide lines or repair the existing ones on the necessary roads, build new divide lines for motorized vehicles, pedestrians, street pavements and parking lots.

- To cover part of the cost for the dismantlement of makeshift shops and other illegal constructions on street pavements and along the roads (aside from the cost of the forcible enforcement of the order to be borne by the offending individual or unit as prescribed in the Ordinance on Sanctions Against Administrative Violations).

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- To remunerate the forces directly taking part in the maintenance of traffic order and safety on land roads and in urban areas within the territory of province or city under the plan of the Ministry of the Interior, the Ministry of Communication and Transport, the Ministry of Finance and the People's Committee of the province or city (including the police, the transport service, the State Treasury directly taking part in the work within the territory of the province or city, the youth force, the street population representative group which are mobilized to preserve traffic order and safety).

- Expenditures on activities in education and in the popularization of the policy on strengthening traffic order and safety.

- Other expenditures directly related to the maintenance of traffic order and safety on land roads and in urban areas...

c/ Remunerations for the forces taking part in the maintenance of traffic order and safety on land roads and in urban areas in accordance with the current regime concerning night work and overtime work (in accordance with Circular No.10-LDTBXH/TL of April 19, 1995 issued by the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs), and on duty allowances (in accordance with Circular No.09-TC/HCVX of February 17, 1994 of the Ministry of Finance), etc., but such remuneration shall not exceed 200,000 VND per person per month.

The other expenditures have to comply with the ratified expenditure plan and ensure conformity with the current common regulations on financial management.

3. Basing themselves on the stipulations in Point 2 mentioned above, the Ministries, branches and units assigned with the tasks on the territory of the province or city shall draw up an expenditure plan and send it to the Ministry of Finance and the Finance Service for approval and allocation of supplementary expenditures to the unit.

4. The Finance and Pricing Service shall base itself on the amount of fines collected and the tasks assigned to the units on the territory of the province or city to approve, allocate and disburse the expenditures to the units. When approving and disbursing the supplementary expenditures derived from the fines on violations of traffic order and safety on land roads and in urban areas, steps must be taken to ensure non duplication of the expenditures already approved for the whole year, and also the right and efficient expenditures aimed at ensuring traffic order and safety on land roads and in urban areas.

5. The expenditures on ensuring traffic order and safety on land roads and in urban areas must be managed as stipulated in the current regulations on State budget management. At the year end, the Finance Service in the localities must account for these expenditures in conformity with the regime of budget accounting, including a separate section set aside to account for the collection of fines and the supplementary expenditure for the maintenance of traffic order and safety in the territory of the province or city. The Ministries and the State Treasury must conduct accounting of these expenditures along with the accounting of the annual State budget.

6. Change Point 3 - Part II of the Inter-Ministerial Circular No.56-TT/LB as follows:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



7. Supplement to the regulations on the place to collect the fine:

The person with competence to fine has the responsibility to guide the fined person to pay the fine at the most convenient place for the collection of the fine. In some specific cases when the fined person cannot pay the fine at the place of fine collection on the territory of the province or city, he/she may ask to pay the fine at any place of fine collection of the State Treasury (or a place authorized by the State Treasury) in the whole country, but must pay the fine within five days at the latest. The Central State Treasury shall have to monitor, control and guide the collection of fines.

8. Supplement to the regulations on the collection of fines:

The State Treasury shall collect the fine as decided by the person with competence to hand the fine. In case of complaint and if the agency with competence to hand the fine revises the decision, the State Treasury agency shall base itself on the settlement of the complaint to collect more money (if the complaint settling decision increases the earlier amount of fine). It shall coordinate with the finance agency to return the difference to the fined person (if the complaint settlement decision reduces the fine) or return the whole fine if the earlier decision is canceled.

9. The State Treasury may assign the collection of fines to a number of units like the postal, tax and banking services, but it must ensure the principle of timely remittance of the fines thus collected to the State Treasury. The receipts of fine collection shall be made in accordance with the uniform form stipulated in the Inter-Ministerial Circular No.56-TTLB/TC/NV of July 17, 1995. The assignment cost shall be deducted from the total fines collected and forms part of the cost estimate of the State Treasury of the province or city already approved by the Finance Service.

10. This Circular takes effect from the date of its signing. But the management and use of the fines stipulated in Points 1, 2, 3, 4 and 5 of this Circular shall apply from August 1st, 1995. Those stipulations set out in the Inter-Ministerial Circular No.56-TTLB/TC/NV of July 17, 1995 of the Ministry of Finance and the Ministry of the Interior which no longer conform with this Circular are now annulled.

 

FOR THE MINISTER OF HOME AFFAIR
VICE MINISTER




Le The Tiem

FOR THE MINISTER OF FINANCE
VICE MINISTER




Le Thi Bang Tam

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư liên bộ 77-TTLB/TC/NV ngày 30/10/1995 bổ sung việc thu và sử dụng tiền thu phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị do Bộ Tài chính - Bộ Nội vụ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


5.716

DMCA.com Protection Status
IP: 3.145.143.239
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!