Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 49L/CTN Loại văn bản: Pháp lệnh
Nơi ban hành: Uỷ ban Thường vụ Quốc hội Người ký: Nông Đức Mạnh
Ngày ban hành: 21/05/1996 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 49L/CTN

Hà Nội, ngày 03 tháng 6 năm 1996

LỆNH

CHỦ TỊCH NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Căn cứ vào Điều 103 và Điều 106 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992;
Căn cứ vào Điều 78 của Luật tổ chức Quốc hội:

NAY CÔNG BỐ:

Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính đã được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá IX, thông qua ngày 21 tháng 5 năm 1996.

PHÁP LỆNH

THỦ TỤC GIẢI QUYẾT CÁC VỤ ÁN HÀNH CHÍNH

Để đảm bảo giải quyết các vụ án hành chính kịp thời, đúng pháp luật nhằm bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan Nhà nước và tổ chức, góp phần nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước;
Căn cứ vào Điều 91 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992;
Căn cứ vào Nghị quyết của Quốc hội khoá IX, kỳ họp thứ 8 về công tác xây dựng pháp luật đến hết nhiệm kỳ Quốc hội khoá IX;
Pháp lệnh này quy định thủ tục giải quyết các vụ án hành chính.

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1

Cá nhân, cơ quan nhà nước, tổ chức theo thủ tục do pháp luật quy định có quyền khởi kiện vụ án hành chính để yêu cầu Toà án bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Điều 2

Trước khi khởi kiện để yêu cầu Toà án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, cá nhân, cơ quan nhà nước, tổ chức phải khiếu nại với cơ quan nhà nước, người đã ra quyết định hành chính hoặc có hành vi hành chính mà họ cho là trái pháp luật; trong trường hợp không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại, thì họ có quyền khiếu nại lên cấp trên trực tiếp của cơ quan Nhà nước, người đã ra quyết định hành chính hoặc có hành vi hành chính mà theo quy định của pháp luật có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đó hay khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án có thẩm quyền.

Điều 3

Người khởi kiện vụ án hành chính có thể đồng thời yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại; trong trường hợp này các quy định của pháp luật dân sự, pháp luật tố tụng dân sự cũng được áp dụng để giải quyết yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại.

Trong quá trình giải quyết vụ án hành chính, Toà án tạo điều kiện để các bên có thể thoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ án.

Người khởi kiện vụ án có quyền rút một phần hoặc toàn bộ nội dung đơn kiện.

Bên bị kiện có quyền sửa đổi hoặc huỷ bỏ quyết định hành chính bị khiếu kiện.

Điều 4

1- Quyết định hành chính quy định trong Pháp lệnh này là quyết định bằng văn bản của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, cơ quan Nhà nước địa phương, các Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân các cấp được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể về một vấn đề cụ thể.

2- Hành vi hành chính quy định trong Pháp lệnh này là hành vi thực hiện hoặc không thực hiện công vụ của cán bộ, viên chức nhà nước.

3- Đương sự quy định trong Pháp lệnh này là người khởi kiện, bên bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

Người khởi kiện là cá nhân, cơ quan Nhà nước, tổ chức cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm bởi quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính của cơ quan nhà nước, của Thủ trưởng, cán bộ, viên chức nhà nước nên đã khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án có thẩm quyền.

Bên bị kiện là cơ quan Nhà nước, Thủ trưởng, cán bộ, viên chức nhà nước đã ra quyết định hành chính hoặc có hành vi hành chính mà người khởi kiện cho rằng trái pháp luật, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ, nên đã khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án có thẩm quyền.

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến cá nhân, cơ quan nhà nước, tổ chức do có việc khởi kiện vụ án hành chính của người khởi kiện đối với bên bị kiện mà việc giải quyết vụ án hành chính đó có liên quan đến quyền lợi hoặc nghĩa vụ của họ.

Điều 5

Người khởi kiện phải làm đơn kiện theo quy định tại Điều 30 của Pháp lệnh này; có nghĩa vụ cung cấp bản sao quyết định hành chính, bản sao văn bản trả lời của cơ quan nhà nước hoặc người đã ra quyết định hành chính hay có hành vi hành chính về việc giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính mà người khởi kiện cho là trái pháp luật; cung cấp các chứng cứ khác để bảo vệ quyền lợi của mình.

Bên bị kiện có nghĩa vụ cung cấp cho Toà án bản sao văn bản quy phạm pháp luật cũng như bản sao các văn bản tài liệu khác mà căn cứ vào đó để ra quyết định hành chính hoặc có hành vi hành chính.

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có quyền tham gia tố tụng với bên người khởi kiện, bên bị kiện hoặc tham gia tố tụng độc lập, có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ để bảo vệ quyền lợi của mình.

Khi cần thiết, Toà án có thể xác minh, thu thập chứng cứ hoặc yêu cầu đương sự, cá nhân, cơ quan nhà nước, tổ chức hữu quan cung cấp tài liệu, chứng cứ nhằm bảo đảm cho việc giải quyết vụ án hành chính được chính xác. Đương sự, cá nhân, cơ quan nhà nước, tổ chức được yêu cầu phải cung cấp đầy đủ và đúng thời hạn theo yêu cầu của Toà án. Trong trường hợp không cung cấp được thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Điều 6

Các đương sự bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong quá trình giải quyết vụ án hành chính.

Đương sự có thể uỷ quyền bằng văn bản cho luật sư hoặc người khác đại diện cho mình tham gia tố tụng. Đương sự tự mình hoặc có thể nhờ luật sư hay người khác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Điều 7

Các vụ án hành chính được xét xử công khai, trừ trường hợp cần giữ bí mật nhà nước hoặc giữ bí mật của đương sự theo yêu cầu chính đáng của họ.

Đối với các vụ án hành chính mà nội dung đã rõ ràng, có đủ chứng cứ được các bên thừa nhận và không có yêu cầu tham gia phiên toà, thì Toà án xét xử mà không cần sự có mặt của các đương sự và những người tham gia tố tụng khác.

Tiếng nói, chữ viết dùng trong quá trình giải quyết vụ án hành chính là tiếng Việt. Người tham gia tố tụng có quyền dùng tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình.

Điều 8

Trong trường hợp nhận thấy bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật là không đúng, thì Thủ tướng Chính phủ có quyền yêu cầu Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao xem xét, giải quyết theo thẩm quyền và trả lời Thủ tướng Chính phủ trong thời hạn ba mươi ngày.

Điều 9

Bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật về vụ án hành chính phải được các cơ quan nhà nước, tổ chức và mọi người tôn trọng.

Cá nhân, cơ quan nhà nước, tổ chức có nghĩa vụ chấp hành bản án, quyết định của Toà án về vụ án hành chính phải nghiêm chỉnh chấp hành. Cơ quan nhà nước được giao nhiệm vụ thi hành bản án, quyết định của Toà á về vụ án hành chính phải nghiêm chỉnh thi hành và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ đó.

Điều 10

Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án hành chính theo quy định của Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân và của Pháp lệnh này.

Chương 2:

THẨM QUYỀN CỦA TOÀ ÁN

Điều 11

Toà án có thẩm quyền giải quyết các vụ án hành chính sau đây:

1- Khiếu kiện quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định áp dụng biện pháp buộc tháo gỡ công trình xây dựng trái phép đối với nhà ở, công trình, vật kiến trúc kiên cố;

2- Khiếu kiện quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính với hình thức giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục, đưa vào cơ sở chữa bệnh, quản chế hành chính;

3- Khiếu kiện quyết định về buộc thôi việc, trừ các quyết định về buộc thôi việc trong Quân đội nhân dân và các quyết định về sa thải theo quy định của Bộ luật lao động;

4- Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính trong việc cấp giấy phép, thu hồi giấy phép trong lĩnh vực về xây dựng cơ bản, hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản lý đất đai;

5- Khiếu kiện quyết định trưng dụng, trưng mua tài sản, quyết định tịch thu tài sản;

6- Khiếu kiện quyết định về thu thuế, truy thu thuế;

7- Khiếu kiện quyết định về thu phí, lệ phí;

8- Khiếu kiện các quyết định hành chính, hành vi hành chính khác theo quy định của pháp luật.

Điều 12

1- Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là Toà án cấp huyện) giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những khiếu kiện hành chính đối với quyết định hành chính của cơ quan nhà nước từ cấp huyện trở xuống trên cùng lãnh thổ và quyết định hành chính, hành vi hành chính của cán bộ, viên chức của cơ quan nhà nước đó.

2- Toà án nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là Toà án cấp tỉnh) giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những khiếu kiện hành chính đối với:

a) Quyết định hành chính của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và quyết định hành chính, hành vi hành chính của Thủ trưởng các cơ quan đó mà người khởi kiện có nơi cư trú, nơi làm việc hoặc trụ sở trên cùng một lãnh thổ;

b) Quyết định hành chính của cơ quan nhà nước cấp tỉnh trên cùng lãnh thổ và quyết định hành chính, hành vi hành chính của cán bộ, viên chức của cơ quan nhà nước đó;

c) Quyết định hành chính của các đơn vị chức năng của cơ quan nhà nước quy định tại điểm a khoản 2 Điều này và quyết định hành chính, hành vi hành chính của cán bộ, viên chức của các đơn vị chức năng đó mà người khởi kiện có nơi cư trú, nơi làm việc hoặc trụ sở trên cũng lãnh thổ.

Trong trường hợp cần thiết, Toà án cấp tỉnh có thể lấy lên để giải quyết vụ án hành chính thuộc thẩm quyền của Toà án cấp huyện đối với khiếu kiện quyết định hành chính của Uỷ ban nhân dân, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện có liên quan đến nhiều đối tượng, phức tạp hoặc trong trường hợp các Thẩm phán của Toà án cấp huyện đó đều thuộc trường hợp phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi.

3- Toà án nhân dân tối cao giải quyết theo thủ tục sơ thẩm đồng thời chung thẩm những khiếu kiện hành chính thuộc thẩm quyền của Toà án cấp tỉnh mà Toà án nhân dân tối cao lấy lên để giải quyết đối với khiếu kiện quyết định hành chính của cơ quan nhà nước quy định tại điểm a khoản 2 Điều này và quyết định hành chính, hành vi hành chính của Thủ trưởng các cơ quan đó liên quan đến nhiều tỉnh, phức tạp hoặc trong trường hợp khó xác định được thẩm quyền của Toà án cấp tỉnh nào; khiếu kiện quyết định hành chính của Uỷ ban nhân dân, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh liên quan đến nhiều đối tượng, phức tạp hoặc trong trường hợp các Thẩm phán của Toà án cấp tỉnh đó đều thuộc trường hợp phải từ chối tiến hành tố tung hoặc bị thay đổi.

Điều 13

1- Trong trường hợp không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của cơ quan nhà nước, người đã ra quyết định hành chính hoặc có hành vi hành chính, cá nhân, cơ quan nhà nước, tổ chức chỉ có quyền hoặc khiếu nại lên cấp trên trực tiếp của cơ quan nhà nước, người đã ra quyết định hành chính hay có hành vi hành chính hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án có thẩm quyền. Trong trường hợp vừa có đơn khiếu nại lên cấp trên trực tiếp, vừa có đơn khởi kiện vụ án hành chính, thì phân biệt thẩm quyền như sau:

a) Nếu chỉ có một người vừa khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án có thẩm quyền, vừa khiếu nại lên cấp trên trực tiếp của cơ quan nhà nước, người đã ra quyết định hành chính hoặc có hành vi hành chính, thì việc giải quyết thuộc thẩm quyền của Toà án. Cơ quan đã thụ lỵ việc giải quyết khiếu nại phải chuyển toàn bộ hồ sơ giải quyết khiếu nại cho Toà án có thẩm quyền.

b) Nếu có nhiều người, trong đó có người khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án có thẩm quyền, có người khiếu nại lên cấp trên trực tiếp của cơ quan nhà nước, người đã ra quyết định hành chính hoặc có hành vi hành chính, thì việc giải quyết thuộc thẩm quyền của cấp trên trực tiếp đó. Toà án đã thụ lý vụ án hành chính phải chuyển hồ sơ vụ án cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại ngay sau khi phát hiện việc giải quyết vụ án không thuộc thẩm quyền của mình.

2- Toà án đã thụ lý vụ án hành chính phải chuyển hồ sơ vụ án cho Toà án nhân dân có thẩm quyền ngay sau khi phát hiện việc giải quyết vụ án không thuộc thẩm quyền của mình. Tranh chấp về thẩm quyền giải quyết vụ án hành chính giữa các Toà án do Toà án cấp trên trực tiếp giải quyết.

Chương 3:

NGƯỜI TIẾN HÀNH TỐ TỤNG

Điều 14

Những người tiến hành tố tụng hành chính gồm Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên, Thư ký Toà án.

Điều 15

1- Hội đồng xét xử sơ thẩm gồm một Thẩm phán và hai Hội thẩm.

2- Hội đồng xét xử sở thẩm đồng thời chung thẩm của Toà hành chính Toà án nhân dân tối cao gồm ba Thẩm phán và hai Hội thẩm.

3- Hội đồng xét xử phúc thẩm gồm ba Thẩm phán.

4- Hội đồng xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm của Toà hành chính Toà án nhân dân tối cao gồm ba Thẩm phán.

5- Uỷ ban Thẩm phán, Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao, Uỷ ban Thẩm phán Toà án cấp tỉnh khi xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm phải có ít nhất 2/3 (hai phần ba) tổng số thành viên tham gia.

6- Hội đồng xét xử quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 điều này quyết định theo đa số. Quyết định của Uỷ ban Thẩm phán và Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao, Uỷ ban Thẩm phán Toà án cấp tỉnh phải được quá nửa tổng số thành viên biểu quyết tán thành.

Điều 16

1- Thẩm phán, Hội thẩm phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi, nếu:

a) Đồng thời là đương sự, người đại diện hoặc người bảo vệ quyền lợi của đương sự, người thân thích của đương sự, người làm chứng trong vụ án;

b) Đã tham gia vào việc ra quyết định hành chính bị khiếu kiện;

c) Đã tham gia xét xử cùng một vụ án với tư cách là Thẩm phán, Hội thẩm, trừ các thành viên của Uỷ ban Thẩm phán, Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao, Uỷ ban Thẩm phán Toà án cấp tỉnh, thì được tham gia xét xử nhiều lần cùng một vụ án theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm;

d) Trong một Hội đồng xét xử mà Thẩm phán, Hội thẩm là người thân thích với nhau;

e) Có người thân thích đã tham gia tố tụng cùng một vụ án ở cấp xét xử khác;

g) Có căn cứ cho thấy có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ.

2- Kiểm sát viên, Thư ký Toà án phải từ chối tham gia tố tụng hoặc bị thay đổi nếu:

a) Đã tham gia tố tụng cùng một vụ án ở cấp xét xử khác;

b) Có căn cứ quy định tại các điểm a, e và g khoản 1 Điều này.

Điều 17

1- Trước khi mở phiên toà, việc thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Toà án do Chánh án Toà án quyết định; việc thay đổi Kiểm sát viên do Viện trưởng Viện kiểm sát quyết định; nếu Kiểm sát viên bị thay đổi là Viện trưởng Viện kiểm sát, thì Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp quyết định.

2- Tại phiên toà, việc thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký phiên toà, do Hội đồng xét xử quyết định sau khi nghe ý kiến của người bị yêu cầu thay đổi.

Nếu tại phiên toà có đề nghị thay đổi Kiểm sát viên mà Hội đồng xét xử thấy lý do của việc đề nghị thay đổi là chính đáng, thì ra quyết định hoãn phiên toà.

Trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày hoãn phiên toà, Chánh án Toà án, Viện trưởng Viện kiểm sát cử người khác thay thế.

Điều 18

Trong quá trình giải quyết vụ án hành chính, Viện kiểm sát có quyền tham gia tố tụng từ bất cứ giai đoạn nào khi xét thấy cần thiết. Đối với các quyết định hành chính, hành vị hành chính liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người có nhược điểm về thể chất, tâm thần, nếu không có ai khởi kiện, thì Viện kiểm sát có quyền khởi tố vụ án hành chính và có trách nhiệm cung cấp chứng cứ.

Chương 4:

NGƯỜI THAM GIA TỐ TỤNG

Điều 19

1- Những người tham gia tố tụng hành chính gồm đương sự, người đại diện do đương sự uỷ quyền, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch.

2- Đương sự là cá nhân thì tự mình hoặc có thể uỷ quyền bằng văn bản cho người khác thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng của mình trong quá trình giải quyết vụ án hành chính.

3- Đương sự là pháp nhân thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng thông qua người đại diện theo pháp luật hoặc theo uỷ quyền.

Điều 20

1- Người khởi kiện có quyền rút một phần hoặc toàn bộ nội dung đơn kiện. Bên bị kiện có quyền sửa đổi hoặc huỷ bỏ quyết định hành chính, khắc phục hành vi hành chính bị khiếu kiện, có quyền phản bác yêu cầu của người khởi kiện hoặc đề xuất yêu cầu có liên quan đến yêu cầu của người khởi kiện. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có thể có yêu cầu độc lập hoặc cùng tham gia tố tụng với bên đương sự khác.

2- Các đương sự có quyền:

a) Đưa ra tài liệu, chứng cứ; được đọc, sao chép và xem các tài liệu, chứng cứ do đương sự khác cung cấp;

b) Yêu cầu Toà án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;

c) Tham gia phiên toà;

d) Yêu cầu thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm, Kiểm sát viên, Thư ký Toà án, người giám định, người phiên dịch nếu có lý do quy định tại các Điều 16 và 27 của Pháp lệnh này;

đ) Thoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ án hành chính, nếu thoả thuận đó không trái pháp luật;

e) Tranh luận tại phiên toà;

g) Kháng cáo bản án, quyết định của Toà án;

h) Yêu cầu người có thẩm quyền kháng nghị bản án, quyết định của Toà án theo trình tự giám đốc thẩm, tái thẩm.

3- Các đương sự có nghĩa vụ:

a) Cung cấp đầy đủ, kịp thời các tài liệu, chứng cứ có liên quan theo yêu cầu của Toà án;

b) Có mặt theo giấy triệu tập của Toà án;

c) Chấp hành nghiêm chỉnh nội quy phiên toà.

Điều 21

1- Đương sự từ đủ 18 tuổi trở lên có quyền tự mình thực hiện quyền, nghĩa vụ của đương sự trong tố tụng hành chính.

2- Đương sự là người chưa thành niên, người có nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần thực hiện quyền, nghĩa vụ của đương sự trong tố tụng thông qua người đại điện.

Điều 22

1- Đương sự có thể uỷ quyền cho bất kỳ người nào đại diện cho mình tham gia tố tụng, trừ những người sau đây không được tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện do đương sự uỷ quyền:

a) Không có quốc tịch Việt Nam, không cư trú ở Việt Nam, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác đối với đương sự có quốc tịch nước ngoài, người không có quốc tịch hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài;

b) Chưa đủ 18 tuổi;

c) Bị bệnh tâm thần;

d) Đã bị khởi tố về hình sự hoặc bị kết án, nhưng chưa được xoá án;

đ) Cán bộ Toà án, Viện kiểm sát;

e) Người giám định, người phiên dịch, người làm chứng trong vụ án;

g) Người thân thích với Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Toà án, Kiểm sát viên đang tham gia giải quyết vụ án.

2- Người được uỷ quyền chỉ được thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng của đương sự trong phạm vi được uỷ quyền.

3- Việc uỷ quyền tham gia tố tụng phải làm thành văn bản và được chứng thực hợp pháp.

Điều 23

1- Đương sự tự mình hoặc có thể nhờ luật sư hay người khác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

2- Một người có thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho nhiều đương sự trong cùng một vụ án, nếu quyền lợi của những người đó không đối lập nhau.

3- Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có quyền:

a) Tham gia tố tụng từ khi khởi kiện;

b) Đề nghị thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm, Kiểm sát viên, Thư ký Toà án, người giám định, người phiên dịch theo quy định tại các điều 16 và 27 của Pháp lệnh này;

c) Cung cấp tài liệu, chứng cứ, đề đạt yêu cầu, đọc hồ sơ vụ án, sao chép những điểm cần thiết trong hồ sơ vụ án, tham gia phiên toà.

4- Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có nghĩa vụ sử dụng các quyền tố tụng theo quy định của pháp luật để góp phần làm sáng tỏ sự thật của vụ án.

Điều 24

1- Người biết những tình tiết liên quan đến vụ án hành chính có thể tự mình hoặc được Toà án, Viện kiểm sát triệu tập đến làm chứng.

2- Người làm chứng phải có mặt theo giấy triệu tập của Toà án, Viện kiểm sát; có nghĩa vụ trình bày trung thực tất cả những gì mình biết về vụ án và phải chịu trách nhiệm về lời trình bày của mình.

3- Người yêu cầu Toà án triệu tập người làm chứng phải nộp tiền tạm ứng chi phí cho người làm chứng. Người thua kiện phải chịu chi phí cho người làm chứng, nếu việc làm chứng có ý nghĩa cho việc giải quyết vụ án. Nếu việc làm chứng không có ý nghĩa cho việc giải quyết vụ án, thì người yêu cầu triệu tập người làm chứng phải chịu chi phí cho người làm chứng.

Điều 25

1- Khi cần thiết, Toà án, Viện kiểm sát tự mình hoặc theo yêu cầu của đương sự trưng cầu giám định. Người giám định phải có mặt theo giấy triệu tập của Toà án, Viện kiểm sát.

2- Người giám định có quyền tìm hiểu tài liệu của vụ án liên quan đến đối tượng phải giám định.

Người giám định có nghĩa vụ giám định một cách khách quan, trung thực đối tượng được yêu cầu giám định.

3- Người yêu cầu trưng cầu giám định hoặc Toà án, Viện kiểm sát tự mình trưng cầu giám định phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định. Người thưa kiện phải chịu chi phí giám định, nếu kết quả giám định có ý nghĩa cho việc giải quyết vụ án; nếu kết quả giám định không có ý nghĩa cho việc giải quyết vụ án thì người yêu cầu trưng cầu giám định, Toà án, Viện kiểm sát tự mình trưng cầu giám định phải chịu chi phí giám định.

Điều 26

1- Trong trường hợp có người tham gia tố tụng không sử dụng được tiếng Việt thì Toà án có trách nhiệm cử người phiên dịch.

2- Người phiên dịch phải có mặt theo giấy triệu tập của Toà án và phiên dịch trung thực.

3- Người thưa kiện phải chịu chi phí phiên dịch.

Điều 27

Người giám định, người phiên dịch phải từ chối tham gia tố tụng hoặc bị thay đổi, nếu có căn cứ quy định tại các điểm a, e và g khoản 1 Điều 16 của Pháp lệnh này. Việc thay đổi người giám định, người phiên dịch trước khi mở phiên toà do Chánh án Toà án quyết định; tại phiên toà do Hội đồng xét xử quyết định sau khi nghe ý kiến của người bị yêu cầu thay đổi.

1- Nếu đương sự là cá nhân đã chết mà quyền, nghĩa vụ của người đó được thừa kế, thì người thừa kế được tham gia tố tụng.

2- Nếu đương sự là pháp nhân bị sáp nhập, phân chia, giải thể, thì cá nhân, pháp nhân kế thừa quyền, nghĩa vụ của pháp nhân cũ thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng của pháp nhân đó.

3- Việc kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng có thể được Toà án chấp nhận ở bất cứ giai đoạn nào trong quá trình giải quyết vụ án hành chính.

Chương 5:

ÁN PHÍ

Điều 29

1- Người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí sơ thẩm, trừ trường hợp được nộp tiền tạm ứng án phí. Viện kiểm sát khởi tố vụ án hành chính không phải nộp tiền tạm ứng án phí sơ thẩm.

2- Người kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm phải nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm, trừ trường hợp được miễn nộp tiền tạm ứng án phí. Viện kiểm sát kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm không phải nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm.

3- Các đương sự phải chịu án phí tuỳ theo mức độ lỗi của họ trong quan hệ pháp luật mà Toà án giải quyết, trừ trường hợp được miễn án phí.

4- Chính phủ phối hợp với Toà án nhân dân tối cao quy định về án phí.

Chương 6:

KHỞI KIỆN, THỤ LÝ VỤ ÁN

Điều 30

1- Người khởi kiện phải làm đơn yêu cầu Toà án có thẩm quyền giải quyết vụ án hành chính trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được văn bản trả lời của người hoặc cơ quan nhà nước đã ra quyết định hành chính hay có hành vi hành chính về việc giải quyết khiếu nại.

2- Trong trường hợp do trở ngại khách quan mà không khởi kiện được trong thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này, thì thời gian bị trở ngại khách quan không tính vào thời hiệu khởi kiện.

3- Đơn kiện phải có các nội dung chính sau đây:

a) Ngày, tháng, năm làm đơn;

b) Toà án được yêu cầu giải quyết vụ án hành chính;

c) Tên, địa chỉ của người khởi kiện, bên bị kiện;

d) Nội dung quyết định hành chính hay tóm tắt diễn biến của hành vi hành chính;

đ) Nội dung văn bản trả lời của người hoặc cơ quan nhà nước về việc giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính mà người khởi kiện cho là trái pháp luật;

e) Cam đoan không khiếu nại lên cấp trên trực tiếp của cơ quan nhà nước, người đã ra quyết định hành chính hoặc có hành vi hành chính;

g) Các yêu cầu đề nghị Toà án giải quyết.

4- Đơn kiện phải do người khởi kiện hoặc đại diện của người khởi kiện ký. Kèm theo đơn kiện phải có các tài liệu chứng minh cho yêu cầu của người khởi kiện.

Điều 31

Toà án trả lại đơn kiện trong những trường hợp sau đây:

1- Người khởi kiện không có quyền khởi kiện;

2- Thời hiệu khởi kiện đã hết mà không có lý do chính đáng;

3- Chưa có trả lời của người hoặc cơ quan nhà nước đã ra quyết định hành chính hay có hành vi hành chính về việc giải quyết khiếu nại;

4- Đã có quyết định giải quyết khiếu nại theo thủ tục hành chính do pháp luật quy định;

5- Sự việc đã được giải quyết bằng bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án;

6- Việc được khởi kiện không thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án.

Điều 32

1- Nếu Toà án xét thấy vụ án hành chính thuộc thẩm quyền của mình, thì thông báo cho người khởi kiện biết để họ nộp tiền tạm ứng án phí. Trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày nộp đơn, người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí, trừ trường hợp được miễn nộp tiền tạm ứng án phí.

2- Toà án thụ lý vụ án vào ngày nguyên đơn xuất trình biên lai nộp tiền tạm ứng án phí. Trong trường hợp người khởi kiện được miễn nộp tiền tạm ứng án phí, thì Toà án thụ lý vụ án vào ngày nhận được đơn kiện.

Điều 33

1- Sau khi Toà án đã thụ lý vụ án, đương sự có quyền làm đơn yêu cầu Toà án ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời để bảo vệ lợi ích cấp thiết của đương sự, bảo đảm việc thi hành án; đương sự phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về yêu cầu của mình, nếu có lỗi trong việc gây thiệt hại thì phải bồi thường.

2- Trong quá trình giải quyết vụ án, Toà án tự mình hoặc theo yêu cầu bằng văn bản của Viện kiểm sát có thể ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời và phải chịu trách nhiệm về quyết định đó. Nếu do áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trái pháp luật mà gây thiệt hại, thì phải bồi thường.

Việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có thể được tiến hành ở bất cứ giai đoạn nào trong quá trình giải quyết vụ án.

3- Yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải được Toà án xem xét trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu; nếu có đủ căn cứ pháp luật và xét thấy cần thiết chấp nhận yêu cầu, thì Toà án ra ngay quyết định áp dụng biện phép khẩn cấp tạm thời.

4- Trong quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải ghi rõ thời hạn có hiệu lực của quyết định, nhưng không được quá thời hạn giải quyết vụ án theo quy định của pháp luật.

Điều 34

Các biện pháp khẩn cấp tạm thời gồm có:

1- Tạm đình chỉ việc thi hành quyết định hành chính bị khiếu kiện;

2- Cấm hoặc buộc đương sự, tổ chức, cá nhân khác thực hiện những hành vi nhất định nếu xét thấy cần thiết cho việc giải quyết vụ án hành chính hoặc để bảo đảm cho việc thi hành án.

Điều 35

1- Biện pháp khẩn cấp tạm thời có thể bị thay đổi hoặc huỷ bỏ.

2- Việc thay đổi hoặc huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời trước khi mở phiên toà do Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án quyết định; tại phiên toà do Hội đồng xét xử quyết định.

Điều 36

1- Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời được thi hành ngay mặc dù có khiếu nại hoặc kiến nghị.

2- Các đương sự có quyền khiếu nại, Viện kiểm sát có quyền kiến nghị với Chánh án Toà án đang giải quyết vụ án hành chính về quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.

Trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại, kiến nghị, Chánh án Toà án đang giải quyết vụ án phải xem xét và trả lời.

Chương 7:

CHUẨN BỊ XÉT XỬ

Điều 37

1- Trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày thụ lý vụ án, Toà án phải thông báo cho bên bị kiện và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan biết nội dung đơn kiện.

Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được thông báo, bên bị kiện và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan phải gửi cho Toà án ý kiến của mình bằng văn bản về đơn kiện và các tài liệu khác có liên quan đến việc giải quyết vụ án; hết thời hạn này mà không nhận được ý kiến bằng văn bản thì Toà án tiếp tục giải quyết vụ án theo thủ tục chung.

2- Trong thời hạn sáu mươi ngày, kể từ ngày thụ lý vụ án, Thẩm phán được phân công làm Chủ toạ phiên toà phải ra một trong các quyết định sau đây:

a) Đưa vụ án ra xét xử;

b) Tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án;

c) Đình chỉ việc giải quyết vụ án.

Đối với các vụ án phức tạp, thời hạn nói trên không quá chín mươi ngày.

3- Trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Toà án phải mở phiên toà; trong trường hợp có lý do chính đáng, thời hạn đó không quá ba mươi ngày.

4- Ngay sau khi ra quyết định đưa vụ án ra xét xử, Toà án phải gửi hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát cùng cấp nghiên cứu trong thời hạn mười lăm ngày, nếu Viện kiểm sát tham gia phiên toà sơ thẩm.

Điều 38

1- Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, nếu xét thấy cần thiết, Toà án có thể tự mình hoặc uỷ thác cho Toà án khác tiến hành xác minh, thu thập chứng cứ để làm rõ các tình tiết của vụ án. Toà án được uỷ thác có nhiệm vụ thực hiện ngay việc uỷ thác và thông báo kết quả cho Toà án đã uỷ thác.

2- Việc xác minh, thu thập chứng cứ bao gồm:

a) Yêu cầu các đương sự cung cấp, bổ sung chứng cứ hoặc trình bày về những vấn đề cần thiết;

b) Yêu cầu cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân hữu quan cung cấp bằng chứng có ý nghĩa cho việc giải quyết vụ án;

c) Yêu cầu người làm chứng trình bày về những vấn đề cần thiết;

d) Xác minh tại chỗ;

đ) Trưng cầu giám định và tiến hành một số biện pháp cần thiết khác.

Điều 39

Quyết định đưa vụ án ra xét xử phải có nội dung sau đây:

1- Ngày, tháng, năm, địa điểm mở phiên toà;

2- Việc xét xử được tiến hành công khai hay xét xử kín với sự có mặt hay không có mặt các đương sự và những người tham gia tố tụng khác;

3- Tên của các đương sự, những người tham gia tố tụng khác;

4- Nội dung việc khởi kiện;

5- Họ, tên của Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký phiên toà; họ, tên của Kiểm sát viên nếu Viện kiểm sát tham gia phiên toà.

Điều 40

1- Toà án quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án trong các trường hợp sau đây:

a) Đương sự là cá nhân đã chết, pháp nhân đã giải thể mà chưa có cá nhân, pháp nhân kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng;

b) Đã hết thời hạn chuẩn bị xét xử mà một trong các đương sự không thể có mặt vì lý do chính đáng, trừ trường hợp có thể xét xử vắng mặt các đương sự;

c) Cần đợi kết quả giải quyết vụ án hình sự, vụ án dân sự, vụ án kinh tế, vụ án lao động, vụ án hành chính khác có liên quan.

2- Toà án tiếp tục giải quyết vụ án khi lý do của việc tạm đình chỉ không còn.

3- Quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án có thể bị kháng cáo, kháng nghị.

Điều 41

1- Toà án quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án trong các trường hợp sau đây:

a) Đương sự là cá nhân đã chết mà quyền, nghĩa vụ của họ không được thừa kế; pháp nhân đã giải thể mà không có cá nhân, pháp nhân kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng;

b) Nguyên đơn rút đơn kiện;

c) Nguyên đơn đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng;

d) Thời hạn khởi kiện đã hết trước ngày Toà án thụ lý đơn khởi kiện;

đ) Sự việc đã được giải quyết bằng bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án hoặc của cơ quan có thẩm quyền khác;

e) Sự việc không thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án.

2- Quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án có thể bị kháng cáo, kháng nghị, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.

Điều 42

Khi có các quyết định quy định tại các điều 39, 40 và 41 của Pháp lệnh này, Toà án phải gửi ngay các quyết định đó cho Viện kiểm sát cùng cấp, các đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.

Chương 8:

PHIÊN TOÀ SƠ THẨM

Điều 43

1- Phiên toà sơ thẩm được tiến hành với sự có mặt của các đương sự hoặc người đại diện của đương sự. Phiên toà sơ thẩm vẫn có thể được tiến hành vắng mặt một bên đương sự khi họ có yêu cầu và được Toà án chấp nhận hoặc trong trường hợp người bị kiện đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt.

2- Đối với vụ án mà nội dung đã rõ ràng, có đủ chứng cứ được các bên thừa nhận và không có yêu cầu tham gia phiên toà, thì Toà án tiến hành phiên toà sơ thẩm không cần sự có mặt của người tham gia tố tụng.

3- Viện kiểm sát phải tham gia phiên toà sơ thẩm hoặc phải có ý kiến bằng văn bản trong trường hợp Viện kiểm sát khởi tố vụ án và trong trường hợp có đương sự là người chưa thành niên hoặc người có nhược điểm về thể chất, tâm thần hay đối với các vụ án về khiếu kiện quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính: giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục, đưa vào cơ sở chữa bệnh, quản chế hành chính. Đối với các vụ án khác, Viện kiểm sát có thể tham gia tố tụng từ bất cứ giai đoạn nào nếu thấy cần thiết.

Điều 44

1- Khi bắt đầu phiên toà sơ thẩm với sự có mặt của người tham gia tố tụng, Chủ toạ phiên toà đọc quyết định đưa vụ án ra xét xử, kiểm tra sự có mặt và căn cước của những người được triệu tập đến phiên toà, giải thích cho họ biết quyền, nghĩa vụ của họ tại phiên toà. Nếu người được triệu tập mà vắng mặt, thì Hội đồng xét xử quyết định hoãn hoặc tiếp tục phiên toà.

Chủ toạ phiên toà giới thiệu các thành viên Hội đồng xét xử, Kiểm sát viên, Thư ký phiên toà, người giám định, người phiên dịch, người làm chứng và giải thích cho những người tham gia tố tụng biết quyền yêu cầu thay đổi thành phần Hội đồng xét xử, Kiểm sát viên, Thư ký phiên toà, người giám định, người phiên dịch, nếu có ý kiến yêu cầu thay đổi, thì Hội đồng xét xử xem xét và quyết định.

Chủ toạ phiên toà giải thích cho người giám định, người phiên dịch về quyền, nghĩa vụ của họ. Những người này phải cam đoan làm tròn nghĩa vụ.

Chủ toạ phiên toà giải thích cho người làm chứng về quyền, nghĩa vụ của họ. Người làm chứng phải cam đoan khai đúng sự thật. Nếu người làm chứng có thể bị ảnh hưởng bởi lời khai của người khác, thì Chủ toạ phiên toà cho cách ly người làm chứng với người đó trước khi lấy lời khai của người làm chứng.

Chủ toạ phiên toà hỏi đương sự hoặc người đại diện của đương sự, Kiểm sát viên, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự về việc cung cấp thêm chứng cứ hoặc yêu cầu triệu tập thêm người làm chứng; nếu có người yêu cầu, thì Hội đồng xét xử xem xét và quyết định.

2- Đối với phiên toà sơ thẩm được tiến hành không cần sự có mặt của người tham gia tố tụng, thì sau khi nghe Chủ toạ phiên toà tóm tắt nội dung sự việc, Hội đồng xét xử xem xét các tài liệu có trong hồ sơ vụ án và sau khi nghe đại diện Viện kiểm sạt trình bày ý kiến hoặc sau khi công bố ý kiến bằng văn bản của Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ án (nếu có), Hội đồng xét xử thảo luận và nghị án.

Điều 45

Hội đồng xét xử hoãn phiên toà trong các trường hợp sau đây:

1- Vắng mặt Kiểm sát viên hoặc chưa có ý kiến bằng văn bản của Viện kiểm sát trong trường hợp Viện kiểm sát phải tham gia phiên toà hay phải có ý kiến bằng văn bản;

2- Người khởi kiện, bên bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập hoặc người đại diện của họ vắng mặt lần thứ nhất có lý do chính đáng đối với phiên toà sơ thẩm được tiến hành với sự có mặt của người tham gia tố tụng;

3- Thành viên của Hội đồng xét xử, Kiểm sát viên, Thư ký phiên toà, người giám định, người phiên dịch bị thay đổi mà không có người thay thế ngay.

Điều 46

1- Hội đồng xét xử xác định đầy đủ các tình tiết của vụ án bằng cách nghe ý kiến của người khởi kiện, bên bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan hoặc người đại diện của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định, đối chiếu các ý kiến này với tài liệu, chứng cứ đã thu thập được.

2- Khi xét hỏi, Hội đồng xét xử hỏi trước, sau đó đến Kiểm sát viên, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Những người tham gia tố tụng có quyền đề xuất với Hội đồng xét xử những vấn đề cần được hỏi thêm.

Điều 47

Sau khi Hội đồng xét xử kết thúc việc xét hỏi, các đương sự hoặc người đại diện của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, tham gia tranh luận; Kiểm sát viên tham gia phiên toà trình bày ý kiến về việc giải quyết vụ án.

Điều 48

Tại phiên toà, nếu có một trong các trường hợp quy định tại Điều 40 của Pháp lệnh này, thì Hội đồng xét xử ra quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án; nếu có một trong các trường hợp quy định tại Điều 41 của Pháp lệnh này, thì ra quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án.

Điều 49

1- Các quyết định của Hội đồng xét xử phải được các thành viên thảo luận và quyết định theo đa số. Khi nghị án phải lập biên bản ghi các ý kiến đã thảo luận và quyết định của Hội đồng xét xử.

2- Bản án phải có các nội dung chính sau đây:

a) Ngày, tháng, năm, địa điểm tiến hành phiên toà;

b) Họ, tên thành viên Hội đồng xét xử, Kiểm sát viên, Thư ký phiên toà;

c) Tên, địa chỉ của các đương sự, người đại diện của họ;

d) Yêu cầu của các đương sự;

đ) Những tình tiết đã được chứng minh, những chứng cứ, căn cứ pháp luật để giải quyết vụ án;

e) Các quyết định của Toà án;

g) án phí, người phải chịu án phí;

h) Quyền kháng cáo của đương sự.

3- Chủ toạ phiên toà công bố toàn văn bản án và giải thích cho đương sự biết quyền kháng cáo và nghĩa vụ chấp hành bản án.

Điều 50

1- Toà án ra các quyết định để giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình giải quyết vụ án hành chính.

2- Trước khi mở phiên toà, Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án có quyền ra các quyết định; tại phiên toà, việc ra các quyết định do Hội đồng xét xử thực hiện.

3- Nội dung quyết định bao gồm:

a) Toà án giải quyết vụ án;

b) Ngày, tháng, năm ra quyết định;

c) Tên, địa chỉ của các đương sự và những người tham gia tố tụng khác;

d) Yêu cầu của đương sự hoặc lý do ra quyết định;

đ) Căn cứ pháp luật để ra quyết định;

e) Các quyết định cụ thể;

g) Quyền kháng cáo của đương sự.

Điều 51

Toà án không được sửa chữa, bổ sung bản án, quyết định đã tuyên, trừ trường hợp có sai sót rõ ràng về số liệu tính toán hoặc về chính tả, nhưng phải thông báo ngay cho đương sự, Viện kiểm sát, cá nhân, tổ chức khác có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

Điều 52

1- Mọi diễn biến của phiên toà phải được phản ánh rõ trong biên bản phiên toà. Chủ toạ phiên toà kiểm tra biên bản phiên toà và cùng Thư ký phiên toà ký vào biên bản.

2- Trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày tuyên án, các đương sự, người đại diện hoặc người bảo vệ quyền và lợi ích pháp của đương sự, được xem biên bản phiên toà, có quyền yêu cầu sửa chữa, bổ sung biên bản. Chủ toạ phiên toà, Thư ký phiên toà và người có yêu cầu ký tên xác nhận những điều sửa chữa, bổ sung. Nếu yêu cầu sửa chữa, bổ sung biên bản phiên toà không được chấp nhận, thì người yêu cầu có quyền ghi ý kiến của mình bằng văn bản để đưa vào hồ sơ vụ án.

Điều 53

Ngay sau khi phiên toà kết thúc, các đương sự được Toà án cấp trích lục bản án hoặc quyết định về vụ án. Chậm nhất là bảy ngày, kể từ ngày ra bản án, quyết định, Toà án phải cấp cho đương sự bản sao bản án hoặc quyết định theo yêu cầu của họ, đồng thời gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp.

Điều 54

Người vi phạm trật tự phiên toà, tuỳ từng trường hợp, có thể bị Chủ toạ phiên toà cảnh cáo, phạt tiền, buộc rời khỏi phòng xử án hoặc bị bắt giữ.

Cảnh sát nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ phiên toà và thi hành lệnh của Chủ toạ phiên toà về việc buộc người vi phạm trật tự phiên toà rời khỏi phòng xử án hoặc bắt giữ người vi phạm.

Chương 9:

THỦ TỤC PHÚC THẨM

Điều 55

1- Đương sự hoặc người đại diện của đương sự có quyền kháng cáo, Viện kiểm sát cùng cấp hoặc trên một cấp có quyền kháng nghị bản án, quyết định tạm đình chỉ hoặc đình chỉ việc giải quyết vụ án của Toà án cấp sơ thẩm để yêu cầu Toà án trên một cấp xét xử phúc thẩm, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 41 của Pháp lệnh này.

2- Người kháng cáo phải làm đơn kháng cáo; Viện kiểm sát kháng nghị bằng văn bản. Trong đơn kháng cáo, bản kháng nghị phải nêu rõ:

a) Nội dung phần quyết định của bản án, quyết định của Toà án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị;

b) Lý do kháng cáo, kháng nghị;

c) Yêu cầu của người kháng cáo, kháng nghị.

Điều 56

1- Thời hạn kháng cáo là mười ngày, kể từ ngày Toà án tuyên án hoặc ra quyết định; nếu đương sự vắng mặt tại phiên toà, thì thời hạn này tính từ ngày bản sao bản án, quyết định được giao cho họ, thân nhân của họ hoặc được niêm yết tại trụ sở Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi họ cư trú hoặc nơi có trụ sở, nếu đương sự là pháp nhân.

2- Thời hạn kháng nghị của Viện kiểm sát cùng cấp là mười ngày, của Viện kiểm sát cấp trên là hai mươi ngày, kể từ ngày Toà án tuyên án hoặc ra quyết định. Nếu Kiểm sát viên không tham gia phiên toà, thì thời hạn kháng nghị được tính từ ngày Viện kiểm sát cùng cấp nhận được bản sao bản án, quyết định của Toà án.

3- Trong trường hợp do trở ngại khách quan, mà không thể kháng cáo, kháng nghị được trong thời hạn quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này, thì thời gian bị trở ngại khách quan không tính vào thời hạn kháng cáo, kháng nghị.

4- Kháng cáo, kháng nghị được gửi đến Toà án cấp sơ thẩm đã giải quyết vụ án. Trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày nhận được kháng cáo, kháng nghị hoặc kể từ ngày người kháng cáo xuất trình biên lai nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm, nếu người đó phải nộp khoản tiền đó, Toà án cấp sơ thẩm phải gửi kháng cáo, kháng nghị kèm theo toàn bộ hồ sơ vụ án cho Toà án phúc thẩm.

Điều 57

1- Khi gửi kháng cáo, kháng nghị kèm theo toàn bộ hồ sơ vụ án cho Toà án cấp phúc thẩm, Toà án cấp sơ thẩm phải thông báo việc kháng cáo cho Viện kiểm sát cùng cấp, đương sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến kháng cáo, Viện kiểm sát phải gửi bản sao bản kháng nghị cho đương sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến kháng nghị.

2- Đương sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến kháng cáo, kháng nghị phải gửi cho Toà án cấp phúc thẩm ý kiến của mình về kháng cáo, kháng nghị trong thời hạn bảy ngày, kể từ này nhận được thông báo.

Điều 58

1- Trước hoặc tại phiên toà phúc thẩm, người kháng cáo, Viện kiểm sát kháng nghị có quyền rút một phần hoặc toàn bộ nội dung kháng cáo, kháng nghị.

2- Toà án ra quyết định đình chỉ việc xét xử phúc thẩm vụ án trong trường hợp người kháng cáo rút toàn bộ kháng cáo, Viện kiểm sát rút toàn bộ kháng nghị.

Điều 59

1- Trước khi xét xử hoặc tại phiên toà phúc thẩm, người kháng cáo, Viện kiểm sát kháng nghị, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến kháng cáo, kháng nghị, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có quyền bổ sung chứng cứ mới.

2- Toà án cấp phúc thẩm tự mình hoặc theo yêu cầu của đương sự tiến hành hoặc uỷ thác cho Toà án khác tiến hành xác minh chứng cứ mới được bổ sung.

Điều 60

1- Toà án cấp phúc thẩm xem xét nội dung kháng cáo, kháng nghị và phần bản án, quyết định có liên quan đến nội dung kháng cáo, kháng nghị.

2- Trong thời hạn sáu mươi ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ do Toà án cấp sơ thẩm gửi đến, Toà án cấp phúc thẩm phải mở phiên toà phúc thẩm; trong trường hợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp, thì thời hạn đó không được quá chín mươi ngày.

Điều 61

Hội đồng xét xử phúc thẩm không phải mở phiên toà, không phải triệu tập các đương sự trong các trường hợp sau đây:

1- Xét kháng cáo, kháng nghị quá hạn;

2- Xét kháng cáo, kháng nghị về phần án phí;

3- Xét kháng cáo, kháng nghị những quyết định của Toà án cấp sơ thẩm.

Điều 62

Trước khi xét xử phúc thẩm, Toà án có quyền áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, tạm đình chỉ hoặc đình chỉ việc giải quyết vụ án theo các quy định của Pháp lệnh này.

Điều 63

1- Viện kiểm sát cùng cấp phải tham gia phiên toà phúc thẩm hoặc phải có ý kiến bằng văn bản đối với các vụ án quy định tại khoản 3 Điều 43 của Pháp lệnh này và trong trường hợp Viện kiểm sát kháng nghị; đối với các trường hợp khác, Viện kiểm sát tham gia phiên toà phúc thẩm khi thấy cần thiết. Nếu Viện kiểm sát tham gia phiên toà, thì Toà án chuyển hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát nghiên cứu trong thời hạn mười ngày.

2- Đương sự kháng cáo, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến kháng cáo, kháng nghị được triệu tập tham gia phiên toà.

3- Toà án chỉ triệu tập người giám định, người phiên dịch, người làm chứng khi có yêu cầu của đương sự và khi cần thiết cho việc giải quyết kháng cáo, kháng nghị.

4- Nếu Kiểm sát viên phải tham gia phiên toà hoặc có yêu cầu tham gia phiên toà mà vắng mặt hay chưa có ý kiến bằng văn bản của Viện kiểm sát, thì Hội đồng xét xử hoãn phiên toà. Nếu những người quy định tại các khoản 2 và 3 Điều này mà vắng mặt, thì Toà án vẫn có thể tiến hành xét xử.

5- Đối với các vụ án khi xét xử sơ thẩm không cần sự có mặt của người tham gia tố tụng hoặc không có yêu cầu tham gia phiên toà phúc thẩm thì Toà án tiến hành phiên toà phúc thẩm không cần sự có mặt của người tham gia tố tụng.

Điều 64

1- Phiên toà phúc thẩm được tiến hành theo các thủ tục như phiên toà sơ thẩm. Trước khi xem xét kháng cáo, kháng nghị, một thành viên Hội đồng xét xử trình bày nội dung vụ án, quyết định của bản án sơ thẩm và nội dung kháng cáo, kháng nghị.

2- Toà án cấp phúc thẩm có quyền:

a) Bác kháng cáo, kháng nghị và giữ nguyên các quyết định của bản án, quyết định sơ thẩm;

b) Sửa một phần hoặc toàn bộ phần quyết định của bản án, quyết định sơ thẩm;

c) Huỷ bản án, quyết định sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho Toà án cấp sơ thẩm xét xử lại trong trường hợp có vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng hoặc việc xác minh, thu thập chứng cứ không đầy đủ mà Toà án cấp phúc thẩm không thể bổ sung được;

d) Tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án khi có một trong các trường hợp quy định tại Điều 40 của Pháp lệnh này;

đ) Huỷ bản án, quyết định sơ thẩm và đình chỉ việc giải quyết vụ án khi có một trong các trường hợp quy định tại Điều 41 của Pháp lệnh này.

3- Bản án, quyết định sơ thẩm bị sửa đổi một phần hoặc toàn bộ khi:

a) Nội dung trái pháp luật, không phù hợp với hồ sơ vụ án;

b) Có chứng cứ mới cho thấy bản án, quyết định sơ thẩm trái pháp luật, không đúng với sự thật khách quan của vụ án.

Điều 65

1- Ngoài nội dung quy định tại các Điều 49 và 50 của Pháp lệnh này, trong bản án, quyết định phúc thẩm phải nêu rõ phần quyết định của bản án, quyết định bị kháng cáo hoặc kháng nghị, nội dung kháng cáo, kháng nghị và quyết định của Toà án cấp phúc thẩm.

2- Bản sao bản án, quyết định phúc thẩm phải được gửi cho đương sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến kháng cáo, kháng nghị trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày ra bản án, quyết định.

Điều 66

1- Khi phúc thẩm quyết định của Toà án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị, Toà án không phải mở phiên toà, không phải triệu tập các đương sự, trừ trường hợp cần nghe ý kiến của họ trước khi ra quyết định.

2- Toà án cấp phúc thẩm phải ra quyết định giải quyết việc kháng cáo, kháng nghị trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được kháng cáo, kháng nghị.

3- Khi xem xét quyết định của Toà án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị, Toà án cấp phúc thẩm có những quyền hạn quy định tại Điều 64 của Pháp lệnh này.

Chương 10:

THỦ TỤC GIÁM ĐỐC THẨM, TÁI THẨM

Điều 67

1- Bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm khi có một trong những căn cứ sau đây:

a) Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng;

b) Phần quyết định trong bản án, quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án;

c) Có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật.

2- Bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục tái thẩm khi có một trong những căn cứ sau đây:

a) Mới phát hiện được tình tiết quan trọng của vụ án mà đương sự đã không thể biết được khi giải quyết vụ án;

b) Đã xác định được lời khai của người làm chứng, kết luận của người giám định, lời dịch của người phiên dịch rõ ràng không đúng sự thật hoặc có giả mạo bằng chứng;

c) Thẩm phán, Hội thẩm, Kiểm sát viên, Thư ký Toà án cố tình làm sai lệch hồ sơ vụ án;

d) Bản án, quyết định của Toà án hoặc quyết định của của cơ quan nhà nước mà Toà án dựa vào đó để giải quyết vụ án đã bị huỷ bỏ.

Điều 68

1- Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc theo thủ tục tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án các cấp.

2- Phó chánh án Toà án nhân dân tối cao, Phó viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án nhân dân địa phương.

3- Chánh án Toà án cấp tỉnh, Viện trưởng Viện kiểm sát cấp tỉnh có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc theo thủ tục tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án cấp huyện.

Điều 69

1- Thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm là sáu tháng, theo thủ tục tái thẩm là một năm, kể từ ngày bản án, quyết định của Toà án có hiệu lực pháp luật.

2- Kháng nghị phải được gửi cho Toà án đã ra bản án, quyết định bị kháng nghị, Toà án sẽ xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm, đương sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến nội dung kháng nghị. Toà án phải gửi kháng nghị kèm theo hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát cùng cấp để nghiên cứu trong thời hạn mười lăm ngày.

3- Trong kháng nghị phải ghi rõ căn cứ kháng nghị. Trước khi mở phiên Toà hoặc tại phiên toà, người kháng nghị có quyền rút kháng nghị.

4- Người kháng nghị có quyền hoãn hoặc tạm đình chỉ việc thi hành bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị.

Điều 70

1- Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm chỉ có quyền xem xét phần nội dung của vụ án liên quan đến quyết định bị kháng nghị.

2- Uỷ ban Thẩm phán Toà án cấp tỉnh giám đốc thẩm, tái thẩm những vụ án mà bản án, quyết định đã có hiêu lực pháp luật của Toà án cấp huyện bị kháng nghị.

3- Toà Hành chính Toà án nhân dân tối cao giám đốc thẩm, tái thẩm những vụ án mà bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án cấp tỉnh bị kháng nghị.

4- Uỷ ban Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao giám đốc thẩm, tái thẩm những vụ án mà bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của các Toà phúc thẩm, Toà hành chính Toà án nhân dân tối cao bị kháng nghị.

5- Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao giám đốc thẩm, tái thẩm những vụ án mà quyết định của Uỷ ban Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao bị kháng nghị.

6- Trong thời hạn một tháng, kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án, Toà án phải mở phiên toà giám đốc, tái thẩm.

Điều 71

1- Phiên toà giám đốc thẩm, tái thẩm không phải triệu tập đương sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến kháng nghị, trừ trường hợp Toà án thấy cần phải nghe ý kiến của họ trước khi quyết định.

2- Tại phiên toà, một thành viên Hội đồng xét xử trình bày nội dung vụ án, nội dung kháng nghị. Trong trường hợp Toà án có triệu tập những người tham gia tố tụng, thì người được triệu tập trình bày ý kiến trước khi Kiểm sát viên trình bày ý kiến về việc giải quyết vụ án. Hội đồng xét xử thảo luận và ra quyết định.

Điều 72

Hội đồng xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm có quyền:

1- Bác kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật;

2- Sửa đổi một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị;

3- Huỷ bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật để xét xử sơ thẩm hoặc phúc thẩm lại;

4- Huỷ bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ việc giải quyết vụ án theo quy định tại Điều 41 của Pháp lệnh này.

Chương 11:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 73

Các quy định của Pháp lệnh này cũng được áp dụng đối với việc giải quyết vụ án hành chính, có đương sự là cá nhân, pháp nhân nước ngoài, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác.

Điều 74

1- Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về công tác thi hành án hành chính trong phạm vi cả nước.

2- Cá nhân, cơ quan nhà nước, tổ chức có nghĩa vụ chấp hành bản án, quyết định của Toà án phải nghiêm chỉnh chấp hành. Thủ trưởng cơ quan nhà nước cấp trên trực tiếp có trách nhiệm theo dõi, giám sát việc thi hành án hành chính; trong trường hợp cần thiết có quyền buộc phải chấp hành quyết định của Toà án về vụ án hành chính. Người nào thiếu trách nhiệm trong việc thi hành án hành chính hoặc cố tình không chấp hành bản án, quyết định của Toà án về vụ án hành chính, thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

3- Các quyết định về phần tài sản, quyền tài sản trong các bản án, quyết định của Toà án về vụ án hành chính được thi hành theo Pháp lệnh Thi hành án dân sự.

Điều 75

Pháp lệnh này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 1996.

Những quy định trước đây trái với Pháp lệnh này đều bãi bỏ.

Điều 76

Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong phạm vi chức năng của mình hướng dẫn thi hành Pháp lệnh này.

Hà Nội, ngày 21 tháng 5 năm 1996

Nông Đức Mạnh

(Đã ký)

THE STANDING COMMITTEE OF NATIONAL ASSEMBLY
--------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
---------

No. 49-L/CTN

Hanoi ,May 21, 1996

 

ORDINANCE

ON THE PROCEDURES FOR THE SETTLEMENT OF ADMINISTRATIVE CASES

To ensure the timely and lawful settlement of administrative cases in order to protect the legitimate rights and interests of individuals, State agencies and organizations, and contribute to raising the effectiveness of State management;
Pursuant to Article 91 of the 1992 Constitution of the Socialist Republic of Vietnam;
In furtherance of the Resolution of the 8th session of the IXth National Assembly on legislative work to the end of its tenure;
This Ordinance prescribes procedures for the settlement of administrative cases.

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.- Individuals, State agencies and organizations have, under law, the right to initiate administrative lawsuits to request the Court to protect their legitimate rights and interests.

Article 2.- Before filing a lawsuit, the individual, State agency and/or organization must send their complaints to the State agency or person that has made an administrative decision or taken an administrative action which, in the complainant’s view, contravenes the law; in case they disagree with the decision on the settlement of the complaints, they are entitled to petition the immediate higher level of the State agency that has issued the administrative decision or taken the administrative action, which, as prescribed by law, has the competence to settle the claims or they may initiate an administrative lawsuit at the competent Court.

Article 3.- The person who initiates the administrative lawsuit may at the same time demand a compensation for their losses; in this case, the provisions of the civil legislation and civil proceedings legislation shall also apply to settle the claim for compensation.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The person who initiates the lawsuit shall have the right to withdraw part or the whole content of the suit.

The sued party shall have the right to amend or annul the protested administrative decision.

Article 4.-

1. Administrative decisions defined in this Ordinance are the written decisions made by Ministries, ministerial-level agencies, agencies attached to the Government, the Office of the State President, the Office of the National Assembly, local State agencies, the People’s Courts and the People’s Procuracies at different levels, applicable to one or more specific persons regarding a concrete matter.

2. Administrative actions defined in this Ordinance are actions of fulfillment or non-fulfillment of public duties by State officials and employees.

3. Parties defined in this Ordinance are the suer, the defendant and the person(s) with related rights and obligations.

The suer may be individual(s), State agency(ies) or organization(s) that think their legitimate rights and interests are infringed upon by the administrative decision(s) or administrative action(s) of a State agency, the Head of that State agency, State official(s) or employee(s) which prompt them to initiate an administrative lawsuit at the competent Court.

The defendant may be the State agency(ies), Head of the State agency, State official(s) or employee(s) that has made the administrative decision(s) or taken the administrative action(s) which the suer thinks is contrary to law and infringe upon their legitimate rights and interests which prompt them to initiate the administrative lawsuit at the competent Court.

The person(s) with related rights and obligations may be individual(s), State agency(ies) or organization(s) that has(have) their rights and obligations involved in the settlement of the administrative lawsuit initiated by the suer against the defendant.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The defendant has the obligation to provide the Court with copies of the legal documents and regulations as well as other papers which have served as basis for making such administrative decision or taking such administrative action.

The person(s) with related rights and obligations shall have the right to participate in the proceedings either on the suers side or the defendant’s side or independently and be obliged to give evidences for the protection of his/her/their rights and interests.

If necessary, the Court may check or collect evidences or request the parties, the concerned individuals, State agencies or organizations to provide documents and evidences so as to ensure a correct settlement of the administrative lawsuit. The requested parties, individuals, State agencies or organizations shall have to provide fully and in time the requested documents and evidences to the Court. If they are unable to do so, they must reply in writing and clearly state the reasons.

Article 6.- The parties are equal in their rights and obligations in the process of the settlement of the administrative case.

The parties may authorize in writing their counsels or other persons to participate on their behalf in the proceedings. They may themselves or assign the counsels or other persons to protect their legitimate rights and interests.

Article 7.- The trial of administrative cases shall be conducted publicly, except where it is necessary to keep State secrets or secrets of the parties at their legitimate request.

For administrative cases with clear contents and adequate evidences acknowledged by parties whose participation at the court sessions is not required, the Court may conduct the trial without the presence of the parties and other persons involved in the proceedings.

The spoken and written language used in the settlement of administrative cases are Vietnamese. Participants in the proceedings may use the spoken and written language of their own nationalities.

Article 8.- If a judgement or ruling of the Court which has taken legal effect is found to be incorrect, the Prime Minister shall have the right to ask the President of the Supreme People’s Court and the Chairman of the Supreme People’s Procuracy to revise and settle the case within their competence and then report to the Prime Minister within 30 days.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The individual, State agency or organization subjected to the Court’s judgement or ruling on an administrative case must strictly execute it.

The State agency authorized to enforce the Court’s judgement or ruling on an administrative case must strictly perform the task and take responsibility before law for its performance.

Article 10.- The People’s Procuracy shall supervise the law observance in the course of settling the administrative case in accordance with the Law on Organization of the People’s Procuracy and this Ordinance.

Chapter II

THE COURT’S JURISDICTION

Article 11.- The Court has competence to try the following administrative cases:

1. Protests against decisions to impose fines against administrative violations or to apply measures for the compulsory dismantlement of the illegally-built dwelling houses, projects or firmly-structured objects;

2. Protests against the decisions to apply administrative measures in the form of re-education at communes, wards or townships, putting into re-education schools, educational establishments, medical establishments or administrative custody;

3. Protests against decisions on dismissal, except those concerning the People’s Army and decisions on dismissal in accordance with the provisions of the Labor Code;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



5. Protests against decisions on forcible requisition, forcible purchase and confiscation of assets.

6. Protests against decisions on tax collection and tax arrears collection;

7. Protests against the collection of charges and fees;

8. Protests against other kinds of administrative decisions and administrative actions as prescribed by law.

Article 12.-

1. The People’s Court of the district, provincial capital or city under the province (district People’s Court) shall handle according to the first-instance procedures the administrative protests against the administrative decisions made by State agencies of the district or lower level in the same territory, and the administrative decisions as well as administrative actions of officials and employees of those State agencies.

2. The People’s Court of the central province or city directly under the Central Government (provincial People’s Court) shall handle according to the first-instance procedures the administrative protests against:

a/ Administrative decisions made by Ministries, ministerial-level agencies, agencies attached to the Government, the Office of the State President, the Office of the National Assembly, the Supreme People’s Court, the Supreme People’s Procuracy, and administrative decisions and administrative actions of the Heads of those agencies, which are located in the territory where the suer resides, works or has its head office;

b/ Administrative decisions made by the provincial State agencies in the same territory and administrative decisions and administrative actions of officials and employees of those State agencies;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



In case of necessity, the provincial People’s Court may handle the administrative cases which come under the jurisdiction of the district People’s Court regarding the protests against an administrative decision of the district People’s Committee or the President of the district People’s Committee, which involves many people and is complicated or in which the judges of that district People’s Court must either refuse to conduct the legal proceedings or be replaced.

3. The Supreme People’s Court shall handle according to the first-instance and last-instance procedures the administrative cases which come under the jurisdiction of the provincial People’s Court regarding the protests against the administrative decisions made by the State agencies prescribed in Point a, Item 2 of this Article and administrative decisions and administrative actions of the Heads of those agencies, which involve many provinces and are complicated or in which it is difficult to determine which provincial Court shall have the competence to settle; protests against administrative decisions of the provincial People’s Committee or President of the provincial People’s Committee, which involve many people and are complicated or in which all the judges of that provincial Court must either refuse to conduct the legal proceedings or be replaced.

Article 13.- In case they disagree with the decision on the settlement of the petitions by the State agency or the person that has made the administrative decision or taken the administrative action, the concerned individuals, State agencies or organizations can either petition the immediate higher-level of the agency or person that has issued the administrative decision or taken the administrative action, or initiate an administrative lawsuit at the competent Court. If, a petition is sent simultaneously to the immediate higher-level agency and an administrative lawsuit is initiated, the competence shall be determined as follows:

a/ If only one individual simultaneously initiates an administrative lawsuit at a competent Court and petitions the immediate higher level of the State agency or person that has issued the administrative decision or taken the administrative action, the settlement of the lawsuit shall come under the jurisdiction of the Court. The agency which has registered the file shall have to forward it to the competent Court.

b/ If the suing party is composed of many persons, some of whom initiate the administrative lawsuit at the competent Court, while others petition the immediate higher level of the State agency or of the person that has issued the administrative decision or taken the administrative action, the settlement of the lawsuit shall come under the jurisdiction of that immediate higher-level agency. The Court, which has registered the file, shall have to forward it to the competent agency right after it discovered that the settlement of the lawsuit is beyond its jurisdiction.

2. The Court which has registered the administrative lawsuit shall have to forward the file to the competent Court right after it discovered that the settlement of the lawsuit is beyond its jurisdiction. Any dispute on the competence for the settlement of administrative cases between Courts shall be settled by the immediate higher-level Court.

Chapter III

PROCEEDING PANEL

Article 14.- The proceeding panel includes Judges, People’s Assessors, Prosecutors and Court Clerks.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. The first-instance Trial Panel is composed of one Judge and two Assessors.

2. The first- and last-instance Trial Panel of the Administrative Court of the Supreme People’s Court is composed of three Judges and two Assessors.

3. The appeal Trial Panel is composed of three Judges.

4. The supervisory trial and re-trial Panel of the Administrative Court of the Supreme People’s Court is composed of three Judges.

5. The Committee of Judges and the Council of Judges of the Supreme People’s Court and the Committee of Judges of the provincial People’s Court, when conducting the supervisory trial or re-trial, must have at least 2/3 (two thirds) of its members participating in the proceedings.

6.- The Trial Panel stipulated in Items 1, 2, 3 and 4 of this Article shall make decisions by majority vote. The decisions of the Committee of Judges and the Council of Judges of the Supreme People’s Court and of the Committee of Judges of the provincial People’s Court must receive more than half of the votes of its members.

Article 16.-

1. The Judge and the Assessor shall have to either refuse to conduct the proceedings or be replaced, if:

a/ He/she is concurrently one of the parties, the party’s representative or the protector of the party’s rights and interests, the party’s relative, or a witness;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c/ He/she has already taken part in the trial of the same case as the Judge or Assessor, except for members of the Committee of Judges and the Council of Judges of the Supreme People’s Court and members of the Committee of Judges of the provincial Court, who are entitled to participate in more than one trials of the same case according to the supervisory trial and re-trial procedures.

d/ He/she has already participated in the proceedings of the same lawsuit as the Prosecutor or the Court Clerk, the expert witness or the interpreter.

e/ The Judge and the Assessor of the same Trial Panel are relatives.

f/ He/she has relative(s) having participated in the proceedings of the same lawsuit at another level;

g/ There are grounds to believe that they may be not impartial in the trial;

2. The Prosecutor, the Court Clerk shall have to refuse to participate in the proceedings or be replaced, if:

a/ He/she has participated in the proceedings of the same lawsuit at another level.

b/ There are grounds as stipulated in Points a, e, g, Item 1 of this Article.

Article 17.-

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. At the court session, the replacement of the Judge, the Assessor or the Court Clerk shall be decided by the Trial Panel after hearing opinions of the person to be replaced.

If at the court session there is a request for the replacement of the Prosecutor which is deemed legitimate by the Trial Panel, the Trial Panel shall make a decision to delay the court session.

Within 3 days from the date the court session is postponed, the Chief Judge of the Peoples Court, the Head of the People’s Procuracy shall have to appoint another Prosecutor as replacement.

Article 18.- In the process of settling an administrative case, the People’s Procuracy may take part in the proceedings at any stage it deems necessary.

With regard to administrative decisions or administrative actions related to the legitimate rights and obligations of the minors, the physically or mentally handicapped, if nobody initiates the lawsuit, the Procuracy shall have the right to institute the administrative lawsuit and have the responsibility to provide evidences.

Chapter IV

PARTICIPANTS IN THE PROCEEDINGS

Article 19.-

1. Participants in the administrative proceedings include the parties, their mandated representatives, the protectors of the parties legitimate rights and interests, the witness, the expert witness and the interpreter.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. If the party is a legal person, it shall exercise its proceeding rights and obligations through a representative by law or by mandate.

Article 20.-

1. The suer shall have the right to withdraw part or the whole of the petition. The defendant shall have the right to amend or annul the protested administrative decision or remedy the sued administrative action, reject the demand of the suer or make suggestions concerning the latter’s protests. The person(s) with related rights and obligations may have their separate protests or take part in the proceedings on the side of one of the parties.

2. The parties shall have the rights:

a/ To present documents and evidences; to read, copy and check documents and evidences provided by the other party;

b/ To request the Court to take temporarily urgent measures;

c/ To attend the court session;

d/ To request the replacement of the Judge, the Assessor, the Prosecutor, the Court Clerk, the expert witness or the interpreter, if there are grounds prescribed in Articles 16 and 27 of this Ordinance;

e/ To reach mutual agreement on the settlement of the administrative case if such an agreement is not contrary to law;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



g/ To protest against the Court’s judgement or ruling;

h/ To request the competent person to protest against the Court’s judgement or ruling according to supervisory trial or re-trial procedures.

3. The parties have the obligations:

a/ To provide fully and in time the relevant documents and evidences at the Court’s request;

b/ To appear at the summons of the Court;

c/ To strictly observe the rules of the court session.

Article 21.-

1. A party of full 18 years of age or over shall have the right to exercise his/her rights and perform his/her obligations in the administrative proceedings on his/her own.

2. A party that is a minor, a physically or mentally handicapped person shall exercise his/her proceeding rights and perform his/her obligation through a representative.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. The party may mandate anyone as his/her representative to participate in the proceedings, except for the following people, who are not allowed to take part in the proceedings as the mandated representative of the party:

a/ People who do not bear Vietnamese citizenship, do not reside in Vietnam, except otherwise prescribed by law for cases involving a party with foreign citizenship, party without any citizenship or party that is a Vietnamese residing abroad;

b/ People who are under full 18 years of age;

c/ People affected by mental diseases;

d/ People having been criminally prosecuted or sentenced, but not yet been written off their sentences;

e/ Officers of the Court or the Procuracy;

f/ Expert witness, the interpreter or the witness;

g/ Relatives of the Judge, the Assessor, the Court Clerk or the Prosecutor who are participating in the settlement of the case.

2. The mandatory shall only exercise the proceeding rights and perform the obligations of the party within the scope of the mandate.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 23.-

1. The parties may themselves or ask the counsels or other persons to protect their legitimate rights and interests.

2. One person may protect the legitimate rights and interests for many parties in the same case, provided that such rights and interests are not contradictory.

3. The protector of the partys legitimate rights and interests shall have the right:

a/ To participate in the proceedings from the time the lawsuit is instituted;

b/ To request the replacement of the Judge, the Assessor, the Prosecutor, the Court Clerk, the expert witness or the interpreter, as provided for in Articles 16 and 27 of this Ordinance;

c/ To provide documents, evidences; to make proposals, read the file, copy necessary details from the file and attend the court session.

4. The protector of the partys legitimate rights and interests shall have to use his/her proceeding rights as prescribed by law to help bring to light the truth of the case.

Article 24.-

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. The witness shall have to appear at the summons of the Court or the Procuracy; to honestly declare what he/she knows and take responsibility for his/her statement.

3. The person who requests the Court to summon the witness shall have to pay in advance the expenses therefor. The suit loser shall have to bear the expenses for the witness if the witnessing is useful for the settlement of the case. In case the witnessing is of no use for the settlement of the case, the person who has requested the summons of the witness shall have to bear all these expenses.

Article 25.-

1. In case of necessity, the Court and/or the Procuracy may themselves or at the request of the parties call for expertise. The expert witness must appear at the summons of the Court and/or the Procuracy.

2. The expert witness shall have the right to study all documents of the case related to the subjects of the expertise.

The expert witness shall have to objectively and honestly expertise the subjects requested therefor.

3. The person who requests the expertise or the Court and/or the Procuracy which themselves call for expertise shall have to pay the expenses therefor in advance. Such expenses shall have to be borne by the suit loser, if the expertise is useful for the settlement of the case. In case the expertise is useless for the settlement of the case, the person who has requested the expertise or the Court and/or the Procuracy which themselves have called for the expertise shall have to bear the expertise cost.

Article 26.-

1. In case the participant(s) in the proceedings cannot use Vietnamese, the Court shall have to appoint an interpreter.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. The suit loser shall have to bear all expenses on the interpretation.

Article 27.- The expert witness and the interpreter shall have to either refuse to participate in the proceedings or be replaced if there are grounds stipulated at Points a, e and g, Item 1, Article 16 of this Ordinance. The replacement of the expert witness or the interpreter prior to a court session is decided by the Chief Judge of the Court; and at a court session by the Trial Panel after hearing opinions of the person to be replaced.

Article 28.-

1. If the party is an individual who has died but his/her rights and obligations are inherited, the heir shall be entitled to participate in the proceedings.

2. If the party is a legal person which is merged, split or dissolved, the individual or legal person that inherits such partys rights and obligations shall exercise the proceeding rights and perform the obligations thereof.

3. The inheritance of the proceeding rights and obligations may be recognized by the Court at any time in the process of settling the administrative case.

Chapter V

COURT FEE

Article 29.-

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. The person who protests against the Courts judgement according to the appellate procedures shall have to deposit the court fee therefor, except for cases exempted from such deposit.

3. The parties shall have to pay the court fee, depending on the extent of their legal offenses in the legal relationship handled by the Court except for case of court fee exemption.

4. The Government shall coordinate with the Supreme Peoples Court to determine the court fee.

Chapter VI

INITIATION AND REGISTRATION OF LAWSUITS

Article 30.-

1. The suer shall have to send a petition to the Court competent to settle the administrative lawsuit within 30 days from the date when he/she receives a written reply from the person or the State agency that has made the administrative decision or taken the administrative action regarding the settlement of the complaint.

2. In case of a failure to initiate the lawsuit within the time limit prescribed in Item 1 of this Article due to objective obstacles the duration of the objective difficulties shall not be included in the statute of limitations for the lawsuit initiation.

3. The petition must include the following main contents:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ The name of the Court requested to settle the administrative case.

c/ The names and addresses of the suer and the defendant;

d/ The contents of the administrative decision or the brief description of the administrative action;

e/ The contents of the written reply of the person or the State agency on the settlement of the protests against the administrative decision or administrative action which is considered unlawful by the suer.

f/ The suers pledge of not petitioning to the immediate higher level of the State agency or the person that has made the administrative decision or taken the administrative action.

g/ The claims requested to be settled by the Court.

4. The petition must be signed by the suer or his/her representative. It must be attached with documents evidencing his/her claims.

Article 31.- The Court shall return the petition in the following cases:

1. The suer is not eligible to file a lawsuit.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. There is not yet a reply on the settlement of the complaints from the person or the State agency that has made the administrative decision or taken the administrative action;

4. There have been a decision on the settlement of the complaints in accordance with the prescriptions of law;

5. The case has been settled by the Courts judgement or ruling that has taken legal effect;

6. The initiated lawsuit is beyond the Courts jurisdiction.

Article 32.-

1. If the Court deems that the administrative case comes under its jurisdiction, it shall notify the suer thereof so that the latter can deposit the court fee. Within 7 days from the date when the petition is sent, the suer must deposit the court fee, except for cases exempted from such deposit.

2. The Court shall register the lawsuit on the date when the suer produces the receipt of the court fee deposit. Where the suer is exempt from court fee deposit, the Court shall register the lawsuit on the date when the petition is received.

Article 33.-

1. After the Court registers the case, the party may request in writing the Court to take temporarily urgent measures to protect his/her interests or to ensure the execution of the Courts judgement; the party shall take responsibility before law for his/her request and shall have to compensate if he/she is at fault in causing damage.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The temporarily urgent measures may be taken at any stage of the process of settling the case.

3. Any request for the application of the temporarily urgent measures must be considered by the Court within 3 days from the date it receives the request; if there are enough legal grounds and it deems necessary to accept the request, the Court shall immediately make a decision on the application of the temporarily urgent measures.

4. The validity duration of the decision on the application of the temporarily urgent measures must be stated clearly therein but must not exceed the time limit for the settlement of the case as prescribed by law.

Article 34.- The temporarily urgent measures include:

1. Temporarily suspending the implementation of the protested administrative decision.

2. Forbidding or forcing the parties, other organizations or individuals to take certain actions if they are deemed necessary for the settlement of the administrative case or for assuring the enforcement of the judgement.

Article 35.-

1. The temporarily urgent measures may be changed or canceled.

2. The change or cancellation of the temporarily urgent measures prior to a court session shall be decided by the Judge who is assigned to settle the case, and at a court session shall be decided by the Trial Panel.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. The decision on the application of the temporarily urgent measures shall be enforced immediately despite any complaint or protest.

2. The parties shall have the right to complain, and the Procuracy shall have the right to protest to the Chief Judge of the Court handling the administrative case against the decision on the application of the temporarily urgent measures.

Within 3 days from the date of the receipt of the complaint or protest, the Chief Judge of the Court handling the case shall have to consider and reply.

Chapter VII

TRIAL PREPARATION

Article 37.-

1. Within 7 days from the date of the registration of the case, the Court must notify the defendant and the person(s) with related rights and obligations of the contents of the petition.

Within 15 days from the date of the receipt of the notice, the defendant and the person with related rights and obligations must send to the Court their written opinions on the petition as well as other documents related to the settlement of the case; upon the expiry of this time limit, if the Court has not received the written opinions, it shall continue settling the case in accordance with the common procedures.

2. Within 60 days from the date of the registration of the lawsuit, the Judge assigned to be the Chairman of the court session shall have to make one of the following decisions:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ To temporarily suspend the settlement of the case;

c/ To suspend the settlement of the case;

With regard to complicated cases, the above-said time limit shall not exceed 90 days.

3.- Within 20 days from the date the decision to open the case for trial is made, the Court shall have to open a court session; in case of plausible reason(s), this time limit shall not exceed 30 days.

4. Right after the decision on the trial of the case is made, the Court must send the file of the case to the Procuracy of the same level for consideration within 15 days if the Procuracy shall participate in the first-instance court session.

Article 38.-

1. During the trial preparation period, if it deems necessary, the Court may itself or mandate another Court to conduct the examination and collection of evidences to clarify the details of the case. The mandated Court shall have to immediately perform the mandate and inform the mandating Court of the results.

2. The examination and collection of evidences include:

a/ Requesting the parties to provide or add evidences or to report on the necessary matters;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c/ Requesting the witness to report on necessary matters;

d/ Conducting the on-spot examination;

e/ Calling for expertise and taking some other necessary measures.

Article 39.- A decision to open the case for trial must include the following contents:

1. The date and the place for the opening of the court session.

2. Whether the trial shall be conducted publicly or behind closed door, with or without the presence of the parties and other participants in the proceedings;

3. The names of the parties and of other participants in the proceedings;

4. The contents of the lawsuit;

5. The full names of the Judge(s), the Assessor(s), the Court Clerk; the full name of the Prosecutor(s) if the Procuracy participates in the court session.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. The Court shall decide to temporarily suspend the settlement of the case in the following circumstances:

a/ The party is an individual who has died or a legal person which was already dissolved but there is not yet any individual or legal person to inherit its proceeding rights and obligations;

b/ Upon the expiry of the time limit for the trial preparation, one of the parties cannot appear for a plausible reason(s), except for cases where the trial may be conducted in the absence of the parties;

c/ It is necessary to wait for the results of the settlement of a relevant criminal, civil, economic, labor or administrative case.

2. The Court shall continue settling the case if the reason for the temporary suspension no longer exits.

3. The decision on the temporary suspension of the settlement of the case may be complained or protested against.

Article 41.-

1. The Court shall decide to suspend the settlement of the lawsuit in the following cases:

a/ The party is an individual who has died and his/her rights and obligations are not inherited; or a legal person which was dissolved without any individual or legal person to inherit its rights and obligations;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c/ The suer has been lawfully summoned for the second time but still does not appear without any plausible reason;

d/ The time limit for initiating the lawsuit has expired before the date of its registration by the Court;

e/ The case has been settled by a judgement or ruling issued by the Court or the other competent agency which has taken legal effect;

f/ The case is beyond the Courts jurisdiction.

2. The decision on the suspension of the settlement of the case may be complained or protested against, except for cases stipulated in Point b, Item 1 of this Article.

Article 42.- When there is a decision stipulated in Articles 39, 40 and 41 of this Ordinance, the Court shall have to immediately send it to the Procuracy of the same level, the parties and the protector(s) of the parties legitimate rights and interests.

Chapter VIII

FIRST-INSTANCE COURT SESSION

Article 43.-

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. For a complicated case with obvious contents and adequate evidences acknowledged by the parties whose participation in the court session is not required, the Court shall open the first-instance session without the presence of the proceeding participants.

3. The Procuracy shall have to take part in the first-instance court session or give its written opinions in cases where it initiates the lawsuit and where one of the parties is a minor, a physically or mentally handicapped person or where the protests are against the application of such administrative measures as: re-education at the commune, ward or township, putting into a re-education school, educational establishment, medical establishment or under administrative custody. For other cases, the Procuracy may take part in the proceedings at any stage if it deems necessary.

Article 44.-

1. When opening the first-instance court session with the presence of the proceeding participants, the Chairman of the court session shall read out the decision to open the case for trial, check the presence and identity cards of the persons summoned to the Court and explain to them their rights and obligations at the court session. In case the summoned person is absent, the Trial Panel shall decide to postpone or continue the hearing.

The Chairman of the court session shall introduce members of the Trial Panel, the Prosecutor, the Court Clerk, the expert witness, the interpreter and the witness and explain to the proceeding participants their rights to request the replacement of members of the Trial Panel, the Prosecutor, the Court Clerk, the expert witness or the interpreter; if a request is made, the Trial Panel shall consider and decide.

The Chairman of the court session shall explain to the expert witness and the interpreter their rights and obligations. The latter shall have to pledge to fulfill their duties.

The Chairman of the court session shall explain to the witnesses their rights and obligations. The witnesses shall have to give the pledge or make truthful declaration. Where the witnesses may be affected by other persons declarations, the Chairman of the court session shall separate the witnesses from those persons before hearing the declarations of the witnesses.

The Chairman of the court session shall ask the parties or their representatives, the Prosecutor, the protector(s) of the parties legitimate rights and interests whether they want to provide more evidences or to request the summons of other witnesses; if a request is made, the Trial Panel shall consider and decide.

2. With regard to the first-instance court session which does not require the presence of the proceeding participants, after hearing a summary of the case presented by the Chairman of the court session, the Trial Panel shall consider the documents in the case dossier and, after hearing the opinions or reading out the written opinions of the Procuracy on the settlement of the case (if any), the Trial Panel shall discuss and decide the judgement.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. The Prosecutor is absent or the Procuracy has not given its written opinions, and it is required that the Procuracy must participate in the court session or give its written opinions.

2. The suer, the defendant and the person(s) with related rights and obligations have their respective requests or their representatives are absent for the first time for plausible reasons, and it is a first-instance court session to be conducted with the presence of the proceeding participants.

3. The members of the Trial Panel, the Prosecutor, the Court Clerk, the expert witness or the interpreter is to be replaced but there is yet no substitute.

Article 46.-

1. The Trial Panel shall examine all details of the case by hearing the opinions of the suer, the defendant, the person(s) with related rights and obligations or of the parties representatives, the protector(s) of the parties legitimate rights and interests, the witness and the expert witness; and then compare these opinions with the collected documents and evidences.

2. The questioning shall be made by the Trial Panel first, then by the Prosecutor and the protector(s) of the parties legitimate rights and interests. The participants in the proceedings shall have the right to propose to the Trial Panel the matters that need further questioning.

Article 47.- When the Trial Panel has finished the questioning, the parties, the protector(s) of the parties legitimate rights and interests shall take part in the debate; the Prosecutor participating in the court session shall present his/her opinions on the settlement of the case.

Article 48.- At the court session, if there is any circumstance defined in Article 40 of this Ordinance, the Trial Panel shall make a decision to temporarily suspend the settlement of the case; and if there is any circumstance defined in Article 41 of this Ordinance, it shall make a decision to suspend the settlement of the case.

Article 49.-

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. The judgement must include the following main contents:

a/ The date and the place of the court session;

b/ The full names of the members of the Trial Panel, the Prosecutor and the Court Clerk;

c/ The names and addresses of the parties or their representatives;

d/ The parties claims;

e/ The details already proved, the evidences and legal bases for the settlement of the lawsuit;

f/ The Courts decisions;

g/ The court fee and its payer;

h/ The parties right to protest against the Courts judgement.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 50.-

1. The Court shall make decisions to settle issues arising in the process of settling the administrative case.

2. Before opening the court session, the Judge(s) assigned to take charge of the case shall have the right to make decisions; at the court session, the decisions shall be made by the Trial Panel.

3. The decision(s) shall include the following:

a/ The name of the Court settling the case;

b/ The date of the decision;

c/ The names and addresses of the parties and other participants in the proceedings;

d/ The parties protests or the reasons for making such decision(s);

e/ The legal bases for making the decision;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



g/ The parties right to protest against the Courts judgement.

Article 51.- The Court is not allowed to amend or supplement the already announced judgement or ruling, except for cases of obvious mistakes on data or spellings, but must inform the parties, the Procuracy, the individual(s) or organization(s) with related rights and obligations thereof.

Article 52.-

1. All developments at the court session must be recorded in the minutes of the court session. The Chairman of the court session shall check the minutes then together with the Clerk of the court session sign the minutes.

2. Within 3 days from the date of announcing the judgement, the parties, the parties representatives or the protector(s) of the parties legitimate rights and interests shall be entitled to read the minutes of the court session and request amendment or supplement thereto. The Chairman, the Clerk of the court session and the requester shall sign for the certification of the amendments or supplements. If the request for the amendment or supplement to the minutes of the court session is not accepted, the requester shall have the right to record his/her opinions in writing to be included in the file of the case.

Article 53.- Right after the court session ends, the parties shall be provided by the Court with excerpts of the judgement or ruling. Within 7 days from the date of the announcement of the judgement or ruling, the Court must supply copies of the judgement or ruling to the parties at their request and to the Procuracy of the same level.

Article 54.- Person who violates the order of the court session, shall, depending on each case, be subject either to a warning by the Chairman of the court session or to a fine or be forced to leave the court room or arrested.

The Peoples Police has the task of protecting the court session and execute the Chairmans order to force the violator of the court order to leave the court room or to arrest him/her.

Chapter IX

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 55.-

1. The parties or their representatives have the right to complain against and the Procuracy at the same level or higher level has the right to protest against the judgement, the decision on the temporary suspension or suspension of the settlement of the case, issued by the first-instance Court so as to request the immediate higher-level Court to conduct the appellate trial, except for cases stipulated in Item 2, Article 41 of this Ordinance.

2. The complainant must make a written complaint; the Procuracy must make a protest in writing. In the complaint or protest, the following must be stated clearly:

a/ The contents of the complained or protested part of the judgement or ruling of the first-instance Court;

b/ The reasons for the complaint or protest;

c/ The claim of the complainant or protester.

Article 56.-

1. The time limit for submitting a complaint is 10 days from the date the judgement is announced or the decision is made by the Court; if the party is absent from the court session, this time limit shall be calculated from the date the copy of the judgement or ruling is sent to them, or their relatives or is posted at the office of the Peoples Committee of the commune, ward or township where he/she resides or where the partys head office is located, if it is a legal person.

2. The time limit is 10 days for a protest by the Procuracy of the same level and 20 days for a protest by a Procuracy of the higher level from the date the Court declares the judgement or makes the decision. If the Prosecutor does not participate in the court session, the time limit for the protest shall be calculated from the date the Procuracy of the same level receives the copy of the Court’s judgement or ruling.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. The complaint or protest shall be sent to the first-instance Court which has handled the case. Within 7 days from the date of the receipt of the complaint or the protest or from the date the complainant produces the receipt of his/her deposit of the appellate trial fee, if he/she must pay it, the first-instance Court must send the complaint or protest together with the file of the case to the Appellate Court.

Article 57.-

1. When sending the complaint or protest together with the entire file of the case to the Appellate Court, the first-instance Court must inform the Procuracy of the same level, the parties and the person(s) with related rights and obligations of such complaint. The Procuracy shall have to send the copy of the protest to the parties and the person(s) with his/her rights and obligations related to the protest.

2. The parties and the person(s) with rights and obligations related to the complaint or protest must send to the Appellate Court their opinions thereon within 7 days from the date of the receipt of the notice.

Article 58.-

1. Prior to or at the appellate court session, the complainant or the protesting Procuracy shall have the right to withdraw partly or wholly the contents of the complaint or protest.

2. The Court shall make a decision on the suspension of the appeal trial of the case if the complainant withdraws the entire complaint or the Procuracy withdraws the entire protest.

Article 59.-

1. Prior to or at the appellate court session, the complainant or the protesting Procuracy, the person(s) with his/her rights and obligations related to the complaint or protest, the protector(s) of the parties legitimate rights and obligations shall have the right to add new evidences.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 60.-

1. The Appellate Court shall consider the contents of the complaint or protest and the complained or protested parts of the judgement or ruling.

2. Within 60 days from the date of the receipt of the full file from the first-instance Court, the Appellate Court shall have to open an appellate court session; if the case involves many complicated details, such time limit shall not exceed 90 days.

Article 61.- The appeal Trial Panel shall not have to open a court session or summon the parties in the following cases:

1. Considering an overdue complaint or protest;

2. Considering a complaint or protest against the court fee;

3. Considering a complaint or protest against the decisions of the first-instance trial Court.

Article 62.- Prior to the appeal trial, the Court has the right to take the temporarily urgent measures, temporarily suspend or suspend the settlement of the case in accordance with the provisions of this Ordinance.

Article 63.-

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. The complainant, the person(s) with his/her rights and obligations related to the complaint or protest shall be summoned to the court session.

3. The Court shall summon the expert witness, the interpreter or the witness only when it is requested by the parties or it is necessary for the settlement of the complaint or protest.

4. In cases where the Prosecutor who is obliged to take part in the court session or is so requested is absent or where the Procuracy has not given its written opinions yet, the Trial Panel shall postpone the court session. If the persons stipulated in Items 2 and 3 of this Article are absent, the Court may still proceed with the trial.

5. With regard to cases which do not require the presence of the proceeding participants in the first-instance court session or at the appellate court session, the Appellate Court may proceed with the appeal trial without their presence.

Article 64.-

1. The appellate court session shall be conducted in accordance with the procedures applicable to the first-instance court session. Before considering the complaint or protest, a member of the Trial Panel shall have to present the contents of the case, the judgement or ruling of the first-instance trial and of the complaint or protest.

2. The Appellate Court has the competence:

a/ To reject the complaint or protest and retain the judgement or ruling of the first-instance trial;

b/ To amend part or the whole of the contents of the judgement or ruling of the first-instance trial;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



d/ To temporarily suspend the settlement of the case when there is a circumstance stipulated in Article 40 of this Ordinance;

e/ To cancel the first-instance judgement or ruling and suspend the settlement of the case if there is a circumstance stipulated in Article 41 of this Ordinance.

3. The judgement or ruling of the first-instance trial shall be amended partly or wholly if:

a/ Its contents contravene the law and do not conform with the dossier of the case.

b/ There are new evidences that the first-instance judgement or ruling is contrary to law and to the objective truth of the case.

Article 65.-

1. In addition to the contents prescribed in Articles 49 and 50 of this Ordinance, the appellate judgement or ruling must clearly state the complained or protested parts of the judgement or ruling of the first-instance trial, the contents of the complaint or protest and the final decision of the Appellate Court.

2. Copies of the appellate judgement or ruling must be sent to the parties and the person(s) with his/her rights and obligations related to the complaint or protest within 15 days from the date of the announcement of such judgement or ruling.

Article 66.-

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. The Appellate Court shall have to issue a decision on the settlement of the complaint or protest within 15 days from the date of the receipt of such complaint or protest.

3. When considering the complained or protested decisions of the first-instance Court, the Appellate Court shall be entitled to the powers stipulated in Article 64 of this Ordinance.

Chapter X

SUPERVISORY TRIAL AND RE-TRIAL PROCEDURES

Article 67.-

1. The Courts judgement or ruling which has taken legal effect shall be protested against according to the supervisory trial procedures when there is one of the following grounds:

a/ There is a serious violation of the proceeding procedures;

b/ The conclusion of the judgement or ruling does not conform to the objective facts of the case;

c/ There is a serious violation in the application of law;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ A new important detail of the case is detected, which the parties could not know when the case is settled.

b/ It is confirmed that the declaration of the witness, the conclusion of the expert witness or the interpretation of the interpreter is obviously untruthful or contains false evidences;

c/ The Judge, the Assessor, the Prosecutor or the Court Clerk has deliberately falsified the dossier of the case;

d/ The judgement or ruling of the Court or the decision of the State agency on which the Court has based itself to settle the case has been annulled.

Article 68.-

1. The President of the Supreme Peoples Court, the Chairman of the Supreme Peoples Procuracy shall have the right to protest against the judgement or ruling of Courts of different levels which has taken legal effect according to the supervisory trial or re-trial procedures.

2. The Vice-President of the Supreme Peoples Court and the Vice-Chairman of the Supreme Peoples Procuracy shall have the right to protest against the judgement or ruling of the local Courts which has taken legal effect according to the supervisory trial or re-trial procedures.

3. The Chief Judge of the provincial Court, the Head of the provincial Peoples Procuracy shall have the right to protest against the judgement or ruling of the district Courts which has taken legal effect in accordance with the supervisory trial or re-trial procedures.

Article 69.-

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. The protest must be sent to the Court which has issued the protested judgement or ruling, the Court which shall conduct the supervisory trial or re-trial, the parties and the person(s) with his/her rights and obligations related to the protests contents. The Court shall also have to send the protest together with the dossier of the case to the Procuracy of the same level for consideration within 15 days.

3. The grounds for the protest must be clearly stated. Before opening the court session or at the court session, the protester shall have the right to withdraw the protest.

4. The protester shall have the right to postpone or temporarily suspend the execution of the judgement or ruling which has taken legal effect but which is protested against.

Article 70.-

1. The supervisory trial and re-trial Panel shall only have the right to review the parts of the case related to the protested ruling.

2. The Committee of Judges of the provincial Court shall conduct the supervisory trial or re-trial of the cases in which the judgements or rulings of the district Court which have taken legal effect are protested against.

3. The Administrative Court of the Supreme Peoples Court shall conduct the supervisory trial or re-trial of the cases in which the judgements or rulings of the provincial Court which have taken legal effect are protested against.

4. The Committee of Judges of the Supreme Peoples Court shall conduct the supervisory trial or re-trial of the cases in which the judgements or rulings of the Appellate Court or the Administrative Court of the Supreme Peoples Court which have taken legal effect are protested against.

5. The Council of Judges of the Supreme Peoples Court shall conduct the supervisory trial and re-trial of the cases in which the decisions of the Committee of Judges of the Supreme Peoples Court are protested against.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 71.-

1. The parties and the person(s) with his/her rights and obligations related to the protest shall not be summoned to the supervisory trial or re-trial court session, except in cases where the Court needs to hear their opinions before making decision.

2. At the court session, a member of the Trial Panel shall present the contents of the lawsuit and the protest. In cases where the proceeding participants are summoned to the Court, they shall have the right to express their opinions before the Prosecutor gives his/her opinions on the settlement of the case. The Trial Panel shall discuss and make decision.

Article 72.- The supervisory trial and re-trial Panel shall have the right:

1. To reject the protest and retain the judgement or ruling which has taken legal effect;

2. To partly or wholly amend the judgement or ruling which has taken legal effect but is protested against;

3. To cancel the judgement or ruling which has taken legal effect and conduct a new first-instance trial or appeal trial;

4. To cancel the judgement or ruling which has taken legal effect and suspend the settlement of the case in accordance with provisions in Article 41 of this Ordinance.

Chapter XI

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 73.- The provisions of this Ordinance shall also apply to the settlement of the administrative cases involving parties that are foreign individuals or legal persons, except otherwise prescribed by the international treaties which the Socialist Republic of Vietnam has signed or acceded to.

Article 74.-

1. The Government shall exercise unified State management over the enforcement of administrative judgements throughout the country.

2. Individuals, State agencies and organizations obliged to execute the Courts judgements or rulings shall have to strictly execute them. The Head of the immediate higher-level State agency has the responsibility to monitor and supervise the execution of administrative judgements; in case of necessity, he/she shall have the right to force the execution of the Courts judgements or rulings on administrative lawsuits. Anyone who is irresponsible and/or deliberately delays the execution of Courts judgements or rulings on administrative lawsuits shall, depending on the nature and the extent of his/her violation, be subject to discipline or examined for penal liability.

3. Decisions on property and property rights in the Courts judgements or rulings in administrative cases shall be executed in accordance with the Ordinance on the Enforcement of Civil Judgements.

Article 75.- This Ordinance takes effect from July 1st, 1996.

The earlier stipulations which are contrary to this Ordinance are now annulled.

Article 76.- The Government, the Supreme Peoples Court, the Supreme Peoples Procuracy shall, within the scope of their functions have to implement this Ordinance.

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



THE CHAIRMAN OF THE NATIONAL ASSEMBLY




Nong Duc Manh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính năm 1996

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


21.553

DMCA.com Protection Status
IP: 18.97.14.83
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!