Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 41-L/CTN Loại văn bản: Pháp lệnh
Nơi ban hành: Uỷ ban Thường vụ Quốc hội Người ký: Lê Đức Anh
Ngày ban hành: 06/07/1995 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 41-L/CTN

Hà Nội, ngày 06 tháng 7 năm 1995

PHÁP LỆNH

XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH

Để đấu tranh phòng và chống vi phạm hành chính, giữ vững an ninh, trật tự, an toàn xã hội, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, nâng cao hiệu lực quản lý của Nhà nước;
Căn cứ vào Điều 91 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992;
Căn cứ vào Nghị quyết của Quốc hội khoá IX, kỳ họp thứ 6 về công tác xây dựng pháp luật năm 1995;
Pháp lệnh này quy định về xử lý vi phạm hành chính.

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Xử lý vi phạm hành chính

1- Xử lý vi phạm hành chính nói trong Pháp lệnh này bao gồm xử phát vi phạm hành chính và các biện pháp xử lý hành chính khác.

2- Xử phát vi phạm hành chính được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức có hành vi cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy tắc quản lý nhà nước mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính.

3- Các biện pháp xử lý hành chính khác được áp dụng đối với cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định tại các điều 21, 22, 23, 24 và 25 của Pháp lệnh này.

Điều 2. Thẩm quyền quy định hành vi vi phạm hành chính và chế độ áp dụng các biện pháp xử lý hành chính khác

Chính phủ quy định hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt đối với từng loại hành vi vi phạm hành chính trong từng lĩnh vực quản lý nhà nước, quy định chế độ giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào trường giáo dưỡng, dựa vào cơ sở giáo dục, dựa vào cơ sở chữa bệnh, quản chế hành chính.

Điều 3. Nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính

1. Việc xử lý vi phạm hành chính phải do người có thẩm quyền tiến hành theo đúng quy định của pháp luật.

2. Cá nhân, tổ chức chỉ bị xử phạt hành chính khi có hành vi vi phạm hành chính do pháp luật quy định.

Cá nhân chỉ bị áp dụng các biện pháp hành chính khác trong các trường hợp quy định tại các điều 21, 22, 23, 24 và 25 của Pháp lệnh này.

3. Mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện kịp thời và phải bị đình chỉ ngay. Việc xử lý phải được tiến hành nhanh chóng, công minh; mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng pháp luật.

4. Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần.

Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm.

Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt.

5. Việc xử lý vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, nhân thân và những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng để quyết định hình thức, biện pháp xử lý thích hợp.

6. Không xử lý vi phạm hành chính trong các trường hợp thuộc tình thế cấp thiết, phòng vệ chính đáng, sự kiện bất ngờ hoặc vi phạm hành chính trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.

Điều 4. Trách nhiệm đấu tranh, phòng, chống vi phạm hành chính

1. Cơ quan nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân (sau đây gọi chung là tổ chức) và mọi công dân phải nghiêm chỉnh tuân thủ những quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, các tổ chức có nhiệm vụ giáo dục các thành viên thuộc tổ chức mình về ý thức bảo vệ và tuân theo pháp luật, các quy tắc của cuộc sống xã hội, kịp thời có biện pháp loại trừ nguyên nhân, điều kiện gây ra vi phạm hành chính trong tổ chức mình.

2. Người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính phải nghiêm chỉnh tuân thủ các quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

Nghiêm cấm việc lạm dụng quyền hạn, sách nhiễu, dung túng, bao che, xử lý không nghiêm minh vi phạm hành chính.

3. Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc xử lý vi phạm hành chính.

4. Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận và mọi công dân có quyền giám sát việc thi hành pháp luật trong xử lý vi phạm hành chính, phát hiện và tố cáo mọi hành vi vi phạm hành chính và những hành vi vi phạm pháp luật của người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính.

Điều 5. Các đối tượng bị xử lý vi phạm hành chính

1. Các đối tượng bị xử lý vi phạm hành chính bao gồm:

a) Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ chịu trách nhiệm hành chính về vi phạm hành chính do cố ý; người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hành chính về mọi vi phạm hành chính do mình gây ra;

b) Quân nhân tại ngũ, quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện và những người thuộc lực lượng Công an nhân dân nếu thực hiện vi phạm hành chính thì bị xử lý như đối với các công dân khác; trong trường hợp cần áp dụng hình thức phạt tước quyền sử dụng một số giấy phép hoạt động vì mục đích an ninh, quốc phòng thì người xử phạt không trực tiếp xử lý mà đề nghị cơ quan, đơn vị Quân đội, Công an có thẩm quyền xử lý theo Điều lệnh kỷ luật;

c) Tổ chức phải chịu trách nhiệm về mọi vi phạm hành chính do mình gây ra;

d) Cá nhân, tổ chức nước ngoài vi phạm hành chính trong phạm vi lãnh thổ, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì bị xử phạt theo quy định của pháp luật Việt Nam về xử phạt vi phạm hành chính, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác.

2. Các biện pháp xử lý hành chính khác quy định tại các điều 21, 22, 23, 24 và 25 của Pháp lệnh này không áp dụng đối với người nước ngoài.

Điều 6. Xử lý người chưa thành niên vi phạm hành chính

1. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi vi phạm hành chính thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 50.000 đồng.

Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi vi phạm hành chính thì có thể bị áp dụng các hình thức xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 11 của Pháp lệnh này; khi phạt tiền đối với họ thì người có thẩm quyền áp dụng mức phạt thấp hơn so với mức phạt đối với người thành niên.

2. Người chưa thành niên vi phạm hành chính gây thiệt hại vật chất thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

3. Trong trường hợp người chưa thành niên không có tiền nộp phạt về bồi thường thiệt hại thì cha mẹ hoặc người giám hộ của người đó phải nộp phạt thay.

4. Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi có hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 22 của Pháp lệnh này, thì có thể bị đưa vào trường giáo dưỡng.

Chính phủ quy định chế độ giáo dưỡng thích hợp đối với các đối tượng từ đủ 12 tuổi đến dưới 15 tuổi và từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi.

Điều 7. Tình tiết giảm nhẹ

Những tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ:

1- Người vi phạm hành chính đã ngăn chặn, làm giảm bớt tác hại của vi phạm hoặc tự nguyện khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại;

2. Vi phạm trong tình trạng bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của người khác gây ra.

3. Người vi phạm là phụ nữ có thai; người già yếu; người có bệnh hoặc tàn tật làm hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;

4. Vi phạm do hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không tự mình gây ra hoàn ảnh đó;

5. Vi phạm do trình độ lạc hậu.

Điều 8. Tình tiết tăng nặng

Chỉ những tình tiết sau đây mới là tình tiết tăng nặng:

1. Vi phạm có tổ chức;

2. Vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm;

3. Xúi giục lôi kéo người chưa thành niên vi phạm, ép buộc người bị phụ thuộc vào mình về vật chất, tinh thần vi phạm;

4. Vi phạm trong tình trạng say do dùng rượu, bia hoặc các chất kích thích khác;

5. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vi phạm;

6. Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, hoàn cảnh thiên tai hoặc những khó khăn đặc biệt khác của xã hội để vi phạm;

7. Vi phạm trong thời gian đang chấp hành hình phạt của bản án hình sự hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính;

8. Sau khi vi phạm đã có hành vi trốn tránh, che giấu vi phạm hành chính.

Điều 9. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính

1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là một năm, kể từ ngày vi phạm hành chính được thực hiện; thời hạn trên được tính là hai năm đối với vi phạm hành chính trong các lĩnh vực tài chính, xây dựng, môi trường, nhà ở, đất đai, đê điều, xuất bản, xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, các hành vi buôn lậu, sản xuất, buôn bán hàng giả; nếu quá các thời hạn nói trên thì không xử phạt, những có thể bị áp dụng các biện pháp quy định tại các điểm a, b và d khoản 3 Điều 11 của Pháp lệnh này.

2. Đối với cá nhân bị khởi tố, truy tố hoặc có quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự mà có quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án, thì bị xử phạt hành chính nếu hành vi có dấu hiệu vi phạm hành chính; thời hiệu xử phát hành chính là ba tháng kể từ ngày có quyết định đình chỉ.

3. Trong thời hạn được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này nếu các nhân, tổ chức có vi phạm hành chính mới hoặc cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì không áp dụng thời hiệu nói tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

Điều 10. Thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính

1. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính, nếu quá một năm, kể từ ngày thi hành xong quyết định xử phạt hoặc từ ngày hết hiệu lực thi hành quyết định xử phạt mà không tái phạm, thì được coi như chưa bị xử phạt vi phạm hành chính.

2. Cá nhân bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính khác, nếu quá hai năm kể từ ngày thi hành xong quyết định xử lý, nếu có tiến bộ thực sự, được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú xác nhận, thì được coi như chưa bị áp dụng biện pháp đó.

Chương 2:

CÁC HÌNH THỨC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH

Điều 11. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính

1. Đối với mỗi vi phạm hành chính cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:

a) Cảnh cáo;

b) Phạt tiền.

2. Tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính còn bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

a) Tước quyền sử dụng giấy phép;

b) Tịch thi tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.

3. Ngoài các hình thức xử phạt quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc các biện pháp dưới đây:

a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra hoặc buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép;

b) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường sống, lây lan dịch bệnh do vi phạm hành chính gây ra;

c) Buộc bồi thường thiệt hại do vi phạm hành chính gây ra đến 1.000.000 đồng;

d) Buộc tiêu huỷ vật phẩm gây hại cho sức khoẻ con người, văn hoá phẩm độc hại.

4. Việc áp dụng hình thức xử phạt đối với từng vi phạm hành chính được quy định trong các văn bản pháp luật có quy định về xử phạt vi phạm hành chính.

Điều 12. Cảnh cáo

Cảnh cáo được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính nhỏ, lần đầu, có tình tiết giảm nhẹ, được quyết định bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác quy định trong các văn bản pháp luật có quy định về xử phạt vi phạm hành chính.

Điều 13. Phạt tiền

1. Phạt tiền từ 5.000 đồng đến 200.000 đồng đối với vi phạm hành chính nhỏ, chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn về tài sản.

2- Phạt tiền từ trên 200.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều này.

3- Phạt tiền từ trên 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính có nhiều tình tiết tăng nặng trong các lĩnh vực an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, kinh tế, tài chính, môi trường, nhà ở, đất đai, đê điều, xây dựng, văn hoá, thông tin, hàng hải, hàng không, nghiên cứu, thăm dò, khai thác dầu khí, tài nguyên thiên nhiên khác và những lĩnh vực khác do Chính phủ quy định.

Điều 14. Tước quyền sử dụng giấy phép.

Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc không thời hạn được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm nghiêm trọng quy tắc sử dụng giấy phép. Trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép, cá nhân, tổ chức không được tiến hành các hoạt động ghi trong giấy phép.

Thẩm quyền và thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép do Chính phủ quy định.

Điều 15. Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.

Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính là việc sung vào quỹ Nhà nước vật, tiền, hàng hoá, phương tiện có liên quan trực tiếp đến vi phạm hành chính.

Không tịch thu tang vật, tiền, phương tiện bị cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính chiếm đoạt, mà trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp.

Điều 16. Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra hoặc buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép.

Cá nhân, tổ chức phải khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính của mình gây ra hoặc phải tháo dỡ công trình xây dựng trái phép; nếu cá nhân, tổ chức vi phạm không tự nguyện thực hiện thì người có thẩm quyền xử phạt áp dụng các biện pháp cưỡng chễ thi hành. Mọi chi phí cho việc áp dụng các biện pháp cưỡng chễ do cá nhân, tổ chức vi phạm chịu.

Điều 17. Buộc bồi thường thiệt hại do vi phạm hành chính gây ra.

Việc bồi thường thiệt hại do vi phạm hành chính gây ra được tiến hành theo nguyên tắc thoả thuận giữa các bên.

Đối với những thiệt hại đến 1.000.000 đồng mà các bên không tự thoả thuận được thì người có thẩm quyền xử phạt quyết định mức bồi thường; những thiệt hại từ trên 1.000.000 đồng được giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự.

Điều 18. Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường sống, lây lan dịch bệnh do vi phạm hành chính gây ra.

Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính mà gây ô nhiễm môi trường sống, lây lan dịch bệnh, gây náo động làm mất sự yên tĩnh chung, thì phải đình chỉ ngay các hành vi vi phạm đó và phải thực hiện các biện pháp để khắc phục; nếu cá nhân, tổ chức vi phạm không tự nguyện thực hiện thì người có thẩm quyền xử phạt áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành. Mọi chi phí cho việc áp dụng các biện pháp cưỡng chễ do cá nhân, tổ chức vi phạm chịu.

Điều 19. Tiêu huỷ vật phẩm gây hại cho sức khoẻ con người, văn hoá phẩm độc hại.

Vật phẩm gây hại cho sức khoẻ con người, văn hoá phẩm độc hạu là tang vật vi phạm hành chính phải bị tiêu huỷ.

Chương 3:

CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀNH CHÍNH KHÁC

Điều 20. Các biện pháp xử lý hành chính khác

1- Các biện pháp xử lý hành chính khác bao gồm:

a) Giáo dục tại xã, phường, thị trấn;

b) Đưa vào trường giáo dưỡng;

c) Đưa vào cơ sở giáo dục;

d) Đưa vào cơ sở chữa bệnh;

đ) Quản chế hành chính.

2- Điều kiện áp dụng các biện pháp nói tại khoản 1 Điều này được quy định tại các điều 21, 22, 23, 24 và 25 của Pháp lệnh này.

Điều 21. Giáo dục tại xã, phường, thị trấn.

Người nhiều lần có hành vi vi phạm pháp luật nhưng chưa đến mức đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục; người nghiện ma tuý, người mại dâm nhưng chưa đến mức đưa vào cơ sở chữa bệnh thì áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn trong thời hạn từ ba tháng đến sáu tháng.

Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn có trách nhiệm tổ chức, phối hợp với các cơ quan, tổ chức xã hội tại cơ sở và gia đình quản lý, giáo dục các đối tượng này.

Điều 22. Đưa vào trường giáo dưỡng.

1- Người chưa thành niên có hành vi vi phạm pháp luật quy định tại khoản 2 Điều này, thì được đưa vào trường giáo dưỡng trong thời hạn từ sáu tháng đến hai năm để học văn hoá, giáo dục hướng nghiệp, học nghề, lao động, sinh hoạt dưới sự quản lý, giáo dục của trường.

2- Đối tượng đưa vào trường giáo dưỡng bao gồm:

a) Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có các dấu hiệu của một tội phạm nghiêm trọng quy định tại Bộ luật hình sự;

b) Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có các dấu hiệu của một tội phạm ít nghiêm trọng quy định tại Bộ luật dân sự, đã được chính quyền và nhân dân địa phương giáo dục nhiều lần mà vẫn không chịu sửa chữa;

c) Người từ đủ 12 tuổi đến 18 tuổi nhiều lần có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự, an toàn xã hội, đã được chính quyền và nhân dân địa phương giáo dục nhiều lần mà vẫn không chịu sửa chữa.

3- Bộ Nội vụ thống nhất quản lý các trường giáo dưỡng, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Uỷ ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam và các cơ quan, tổ chức hữu quan trong việc tổ chức quản lý các trường giáo dưỡng phù hợp cho lứa tuổi từ đủ 12 tuổi đến dưới 15 tuổi và từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi.

Điều 23. Đưa vào cơ sở giáo dục.

1- Người có hành vi vi phạm pháp luật xâm phạm tài sản của Nhà nước, tài sản của các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, tài sản của các tổ chức nước ngoài, tài sản, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân, của người nước ngoài và vi phạm trật tự, an toàn xã hội có tính chất thường xuyên nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, đã được chính quyền và nhân dân địa phương giáo dục nhiều lần mà vẫn không chịu sửa chữa, thì đưa vào cơ sở giáo dục để học tập, lao động trong thời hạn từ sáu tháng đến hai năm.

2- Không đưa vào cơ sở giáo dục người chưa đủ 18 tuổi, nữ trên 55 tuổi, nam trên 60 tuổi.

3- Bộ Nội vụ quản lý các cơ sở giáo dục, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trong việc tổ chức, quản lý các cơ sở giáo dục.

Điều 24. Đưa vào cơ sở chữa bệnh.

1- Người nghiện ma tuý, người mại dâm có tính chất thường xuyên, đã được chính quyền và nhân dân địa phương giáo dục nhiều lần mà vẫn không chịu sửa chữa, thì đưa vào cơ sở chữa bệnh để chữa bệnh, học tập và lao động trong thời hạn từ ba tháng đến một năm.

2- Không đưa vào cơ sở chữa bệnh người chưa đủ 18 tuổi, nữ trên 55 tuổi, nam trên 60 tuổi.

3- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý các cơ sở chữa bệnh, phối hợp với Bộ Y tế, Bộ Nội vụ trong việc tổ chức, quản lý, bảo vệ các cơ sở chữa bệnh.

Điều 25. Quản chế hành chính.

1. Người có hành vi vi phạm pháp luật quy định tại khoản 2 Điều này phải cư trú, làm ăn sinh sống ở một địa phương nhất định và chịu sự quản lý, giáo dục của Chính quyền, nhân dân địa phương trong thời hạn từ sáu tháng đến hai năm.

2. Đối tượng bị quản chế hành chính là người có hành vi vi phạm pháp luật phương hại đến lợi ích quốc gia những chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

3. Không áp dụng quản chế hành chính đối với người dưới 18 tuổi.

4. Bộ Nội vụ thống nhất chỉ đạo việc quản chế hành chính.

Chương 4:

THẨM QUYỀN XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH

Điều 26. Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn

Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 200.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 500.000 đồng;

d) Buộc bồi thường thiệt hại do vi phạm hành chính gây ra đến 500.000 đồng;

đ) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra;

e) Đình chỉ hoạt động gây ô nhiễm môi trường sống, lây lan dịch bệnh, gây náo động làm mất sự yên tĩnh chung;

g) Tiêu huỷ những vật phẩm độc hại gây ảnh hưởng cho sức khoẻ con người;

h) Quyết định việc giáo dục tại xã, phường, thị trấn.

Điều 27. Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính của Uỷ ban nhân dân huyện, quân, thị xã, thành phố thuộc tỉnh

Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện) có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;

c) Quyết định việc áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung, các biện pháp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 11 của Pháp lệnh này, trừ trường hợp tước quyền sử dụng giấy phép do cơ quan Nhà nước cấp trên cấp thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện ra quyết định đình chỉ hành vi vi phạm và đề nghị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thu hồi giấy phép.

Điều 28. Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng;

c) Quyết định đưa vào trường giáo dưỡng;

d) Quyết định đưa vào cơ sở giáo dục;

đ) Quyết định đưa vào cơ sở chữa bệnh;

e) Quyết định quản chế hành chính;

g) áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung, các biện pháp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 11 của Pháp lệnh này, trừ trường hợp tước quyền sử dụng giấy phép do cơ quan Nhà nước cấp trên cấp, thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định đình chỉ hành vi vi phạm và đề nghị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thu hồi giấy phép.

Điều 29. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan cảnh sát, cơ quan quản lý xuất cảnh, nhập cảnh, bộ đội biên phòng

1. Chiến sĩ cảnh sát nhân dân, bộ đội biên phòng đang thi hành công vụ có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 100.000 đồng.

2. Trạm trưởng, Đội trưởng của người có thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều này có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 200.000 đồng;

c) Buộc bồi thường thiệt hại do vi phạm hành chính gây ra đến 500.000 đồng.

3. Trưởng Công an phường được áp dụng các hình thức xử lý vi phạm hành chính quy định tại Điều 26 của Pháp lệnh này, trừ quyết định việc giáo dục tại xã, phường, thị trấn.

4. Trưởng Công an cấp huyện có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 2.000.000 đồng;

c) Tước quyền sử dụng các loại giấy phép thuộc thẩm quyền, tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp quy định tại khoản 3 Điều 11 của Pháp lệnh này.

5. Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông trật tư, Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy, Trưởng phòng Cảnh sát kinh tế, Trưởng phòng Cảnh sát hình sự, Trưởng phòng xuất cảnh, nhập cảnh, Thủ trưởng đơn vị Cảnh sát đặc nhiệm ở Trung ương, Thủ trưởng đơn vị Cảnh sát cơ động từ cấp đại đội trở lên hoạt động có tính chất độc lập, Chỉ huỷ trưởng Trạm Công an cửa khẩu, Chỉ huy trưởng Tiểu khu biên phòng, Chỉ huy trưởng Hải đoàn biên phòng, Trưởng đồn biên phòng có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 2.000.000 đồng;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép trong các lĩnh vực, phạm vi thuộc thẩm quyền, tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng do vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp quy định tại khoản 3 Điều 11 của Pháp lệnh này.

6. Giám đốc Công an cấp tỉnh có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 20.000.000 đồng;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép điều khiển, giấy phép lưu hành phương tiện giao thông; giấy phép quản lý vũ khí, chất nổ và các loại giấy phép khác do ngành Công an cấp, tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp quy định tại khoản 3 Điều 11 của Pháp lệnh này.

7. Cục trưởng Cục cảnh sát kinh tế, Cục trưởng Cục cảnh sát phòng cháy, chữa cháy, Cục trưởng Cục cảnh sát hình sự, Cục trưởng Cục quản lý xuất cảnh, nhập cảnh, Cục trưởng Cục cảnh sát giao thông trật, Cục trưởng Cục cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng cấp tỉnh trong phạm vi thẩm quyền có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 20.000.000 đồng;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép thuộc thẩm quyền; tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp quy định tại khoản 3 Điều 11 của Pháp lệnh này.

Điều 30. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan Hải quan

1. Thủ trưởng trực tiếp của nhân viên Hải quan có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 200.000 đồng.

2. Đội trưởng Đội kiểm soát hải quan cấp tỉnh, Trưởng hải quan cửa khẩu có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 2.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 20.000.000 đồng.

3. Giám đốc Hải quan cấp tỉnh có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 20.000.000 đồng;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép thuộc thẩm quyền, tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính và tiêu huỷ vật phẩm gây hại cho sức khoẻ con người, văn hoá phẩm độc hại.

Điều 31. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan kiểm lâm

1. Nhân viên kiểm lâm đang thi hành công vụ có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 100.000 đồng.

2. Trạm trưởng Trạm kiểm lâm, Đội trưởng Đội kiểm lâm lưu động có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 1.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 10.000.000 đồng.

3. Hạt trưởng Hạt kiểm lâm, Hạt trưởng Hạt kiểm soát lâm sản có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 2.000.000 đồng

c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 20.000.000 đồng.

4. Chi Cục trưởng Chi cục Kiểm lâm có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép thuộc thẩm quyền, tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.

5. Cục trưởng Cục kiểm lâm có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 20.000.000 đồng;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép thuộc thẩm quyền, tịch thu tang vật, phương tiên được sử dụng để vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp quy định tại các điểm a, b và c khoản 3 Điều 11 của Pháp lệnh này.

Điều 32. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan thuế

Trừ trường hợp Luật có quy định khác về mức phạt, những người sau đây có quyền xử phạt:

1. Nhân viên thuế vụ đang thi hành công vụ có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 100.000 đồng.

2. Trưởng Trạm thuế, Đội trưởng Đội thuế có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 200.000 đồng.

3. Chi Cục trưởng Chi cục thuế có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 2.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 10.000.000 đồng.

4. Cục trưởng Cục thuế có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 20.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.

Điều 33. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan quản lý thị trường

1. Kiểm soát viên thị trường đang thi hành công vụ có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 200.000 đồng.

2. Đội trưởng Đội quản lý thị trường có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 1.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 20.000.000 đồng và tiêu huỷ vật phẩm gây hại cho sức khoẻ con người, văn hoá phẩm độc hại.

3. Chi Cục trưởng Chi cục quản lý thị trường có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép thuộc thẩm quyền; Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính và tiêu huỷ vật phẩm gây hại cho sức khoẻ con người, văn hoa phẩm độc hại.

4. Cục trưởng Cục quản lý thị trường có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 20.000.000 đồng;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép thuộc thẩm quyền; tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính và tiêu huỷ vật phẩm gây hại cho sức khoẻ con người, văn hoá phẩm độc hại.

Điều 34. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan Thanh tra chuyên ngành

1. Thanh tra chuyên ngành đang thi hành công vụ có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 200.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 500.000 và áp dụng các biện pháp quy định tại các điểm a, b và d khoản 3 Điều 11 của Pháp lệnh này.

2. Chánh Thanh tra chuyên ngành, Thủ trưởng cơ quan thực hiện chức năng thanh tra Nhà nước chuyên ngành cấp Sở có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép thuộc thẩm quyền; áp dụng các biện pháp xử lý khác theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 11 của Pháp lệnh này.

3. Chánh Thanh tra chuyên ngành, Thủ trưởng cơ quan thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành cấp Bộ có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 20.000.000 đồng;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép thuộc thẩm quyền và áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung và các biện pháp khác quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 11 của Pháp lệnh này.

Điều 35. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Toà án nhân dân và Cơ quan thi hành án dân sự

1. Thẩm phán được phân công chủ toạ phiên toà có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 100.000 đồng.

2. Chấp hành viên thi hành án dân sự đang thi hành công vụ có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 100.000 đồng.

3. Đội trưởng Đội thi hành án dân sự, Trưởng phòng thi hành án dân sự, Trưởng phòng thi hành án Quân khu và cấp tương đương có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 500.000 đồng.

Điều 36. Uỷ quyền xử lý vi phạm hành chính

Trong trưởng hợp những người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính quy định tại các điều 26, 27 và 28, các khoản 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 29, khoản 2 và khoản 3 Điều 30, các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 31, các khoản 2, 3 và 4 Điều 32, các khoản 2, 3 và 4 Điều 33, khoản 2 và khoản 3 Điều 34 và khoản 3 Điều 35 của Pháp lệnh này vắng mặt hoặc được sự uỷ quyền của họ, thì cấp Phó của những người đó có thẩm quyền xử lý theo thẩm quyền của họ.

Điều 37. Nguyên tắc phân định thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính

1. Uỷ ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử lý các vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý Nhà nước ở địa phương.

2. Cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành có thẩm quyền xử lý các vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực ngành mình quản lý.

3. Trong trường hợp vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền xử lý của nhiều cơ quan thì việc xử lý do cơ quan quan thụ lý đầu tiên thực hiện.

Chương 5:

CÁC BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ BẢO ĐẢM VIỆC XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH

Điều 38. Các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính

Trong trường hợp cần ngăn chặng kịp thời vi phạm hành chính hoặc để bảo đảm việc xử lý, người có thẩm quyền có thể áp dụng các biện pháp sau đây theo thủ tục hành chính:

a) Tạm giữ người;

b) Tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm;

c) Khám người;

d) Khám phương tiện vận tải, đồ vật;

e) Khám nơi cất giấu tang vật, phương tiên vi phạm hành chính.

Khi áp dụng các biện pháp này, người có thẩm quyền phải tuân thủ nghiêm ngặt quy định tại các điều từ Điều 39 đến Điều 44 của Pháp lệnh này, nếu vi phạm thì bị xử lý theo quy định tại Điều 91 của Pháp lệnh này.

Điều 39. Tạm giữ người theo thủ tục hành chính

1. Việc tạm giữ người theo thủ tục hành chính chỉ được áp dụng trong trường hợp cần thu thập, xác minh những tình tiết quan trọng làm căn cứ để quyết định xử lý hành chính hoặc cần ngăn chặn, đình chỉ ngay những hành vi gây rối trật tự công cộng.

2. Thời hạn giữ người vi phạm hành chính không được quá 12 giờ, trong trường hợp cần thiết, thời hạn tạm giữ có thể kéo dài hơn nhưng không được quá 24 giờ, kể từ thời điểm giữ người vi phạm.

Đối với người vi phạm quy chế biên giới hoặc thực hiện vi phạm hành chính ở vùng rừng núi xa xôi, hẻo lánh, hải đảo, thì thời hạn tạm giữ có thể kéo dài hơn, nhưng không được quá 48 giờ.

3. Theo yêu cầu của người bị tạm giữ, người ra quyết định tạm giữ phải thông báo cho người thân trong gia đình, cơ quan nơi làm việc hoặc học tập của họ biết. Khi tạm giữ người chưa thành niên vi phạm hành chính trên 6 giờ thì nhất thiết phải thông báo cho cha mẹ hoặc người giám hộ của họ biết.

4. Mọi trường hợp tạm giữ người đều phải có quyết định bằng văn bản và phải giao cho người bị tạm giữ một bản.

5. Nghiêm cấm việc giữ người vi phạm hành chính trong các nhà tạm giữ, phòng tạm giam hình sự hoặc những nơi không có bảo đảm vệ sinh, an toàn cho người bị tạm giữ.

Điều 40. Thẩm quyền tạm giữ người theo thủ tục hành chính

Những người sau đây có quyền tạm giữ người theo thủ tục hành chính:

a) Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn; Trưởng Công an phường;

b) Trưởng Công an cấp huyện;

c) Trưởng phòng cảnh sát giao thông trật tự, Trưởng phòng cảnh sát hình sự, Trưởng phòng cảnh sát kinh tế, Trưởng phòng cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng quản lý xuất cảnh, nhập cảnh của Công an tỉnh;

d) Thủ trưởng đơn vị cảnh sát đặc nhiệm ở Trung ương, Thủ trưởng đơn vị cảnh sát cơ động từ cấp đại đội trở lên hoạt động có tính chất độc lập; Chỉ huy trưởng Trạm Công an cửa khẩu;

đ) hạt trưởng Hạt kiểm lâm;

e) Trưởng Hải quan cửa khẩu;

g) Đội trưởng Đội quản lý thị trường;

h) Chỉ huy trưởng Tiểu khu biên phòng, Chỉ huy trưởng Hải đoàn biên phòng, Trưởng Đồn biên phòng và Thủ trưởng Đơn vị bộ đội biên phòng đóng ở biên giới, hải đảo;

i) Người chỉ huy máy bay, tàu biển, khi máy bay, tàu biển đã rời khỏi sân bay, bến cảnh.

Trong trường hợp những người quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g, h Điều này vắng mặt hoặc không thể thực hiện được nhiệm vụ của mình thì cấp Phó của họ được quyền quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính.

Điều 41. Tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính

1. Việc tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính chỉ được áp dụng trong trường hợp cần ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hành chính hoặc để xác minh tình tiết làm căn cứ quyết định xử lý.

Những người được quy định tại Điều 40 của Pháp lệnh này có quyền quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

2. Trong trường hợp cần thiết, thủ trưởng trực tiếp của chiến sĩ cảnh sát nhân dân, bộ đội biên phòng, nhân viên kiểm lâm, hải quan, kiểm soát viên thị trường được quyền ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi ra quyết định, người ra quyết định phải báo cáo thủ trưởng của mình là một trong những người quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g và h Điều 40 của Pháp lệnh này và được sự đồng ý bằng văn bản của người đó.

3. Người ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có trách nhiệm bảo quản tang vật, phương tiện đó; nếu do lỗi của người này mà tang vật, phương tiện bị mất, bán, đánh tráo hoặc hư hỏng thì họ phải chịu trách nhiệm bồi thường.

Trong trường hợp tang vật, phương tiện vi phạm cần được niêm phong thì phải tiến hành ngay trước mặt người vi phạm hoặc đại diện gia đình, đại diện tổ chức, đại diện chính quyền và người chứng kiến.

4. Đối với tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng bạc, đá quý, kinh khí quý, các chất ma tuý và những vật thuộc chế độ quản lý đặc biệt khác, thì việc bảo quản được thực hiện theo quy định của pháp luật.

Đối với tang vật vi phạm hành chính là loại hàng hoá, vật phẩm dễ bị hư hỏng thì người ra quyết định tạm giữ phải xử lý theo quy định tại khoản 3 Điều 52 của Pháp lệnh này.

5. Trong thời gian không quá mười lăm ngày, kể từ ngày tạm giữ, người có thẩm ra quyết định tạm giữ phải xử lý ngay tang vật, phương tiện bị tạm giữ theo những biện pháp ghi trong quyết định xử lý hoặc trả lại cho cá nhân, tổ chức sử dụng nếu không áp dụng hình thức phạt tịch thu đối với tang vật, phương tiện bị tạm giữ. Trong trường hợp chỉ áp dụng hình thức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức vi phạm, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính có quyền tạm giữ giấy phép lưu hành phương tiện, giấy phép lái xe, giấy tờ cần thiết khác có liên quan hoặc tang vật, phương tiện vi phạm cho đến khi cá nhân, tổ chức đó thi hành xong quyết định.

6. Việc tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính phải có quyết định bằng văn bản và phải giao cho người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm một bản.

Điều 42. Khám người theo thủ tục hành chính

1. Việc khám người theo thủ tục hành chính chỉ được tiến hành khi có căn cứ để nhận định người đó cất giấu trong người đồ vật, tài liệu, phương tiện vi phạm hành chính.

2. Chỉ những người quy định tại Điều 40 của Pháp lệnh này mới được quyết định khám người theo thủ tục hành chính.

Cán bộ, chiến sĩ cảnh sát nhân dân, bộ đội biên phòng, nhân viên kiểm lâm, hải quan, kiểm soát viên thị trường đang thi hành công vụ được phép khám người theo thủ tục hành chính khi có căn cứ để cho rằng nếu không tiến hành khám ngay thì đồ vật, tài liệu, phương tiện vi phạm hành chính có thể bị tẩu tán, tiêu huỷ và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình và phải báo cáo ngay cho thủ trưởng đơn vị.

3. Trước khi tiến hành khám người, người khám phải thông báo quyết định cho người bị khám biết. Khi khám người, nam khám nam, nữ khám nữ và phải có người cùng giới chứng kiến.

4. Mọi trường hợp khám người đều phải lập biên bản và phải giao cho người bị khám một bản.

Điều 43. Khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính

1. Việc khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính chỉ được tiến hành khi có căn cứ để nhận định rằng trong phương tiện vận tải, đồ vật đó vó cất giấu tang vật vi phạm hành chính.

2. Kiểm soát viên thị trường, cán bộ, chiến sĩ cảnh sát nhân dân, bộ đội biên phòng, nhân viên kiểm lâm, hải quan, thuế vụ, thanh tra viên đang thi hành công vụ có quyền khám phương tiện vận tải, đồ vật.

3. Khi tiến hành khám phương tiện vận tải, đồ vật phải có mặt chủ phương tiện vận tải, đồ vật hoặc người điều khiển phương tiện vận tải và một người chứng kiến; trong trường hợp chủ phương tiện, đồ vật hoặc người điều khiển phương tiện vắng mặt thì phải có hai người chứng kiến.

4. Mọi trường hợp khám phương tiện vận tải, đồ vật đều phải lập biên bản và giao cho chủ phương tiện vận tải, đồ vật hoặc người điều khiển phương tiện vận tải một bản.

Điều 44. Khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính

1. Khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính chỉ được tiến hành khi có căn cứ để nhận định rằng ở nơi đó có cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

2. Trưởng Công an cấp huyện có quyền ra lệnh khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; nếu nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là nhà ở thì lệnh đó phải được Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp phê chuẩn trước khi tiến hành.

Cục trưởng Cục cảnh sát kinh tế, Trưởng phòng Cảnh sát kinh tế, Trưởng phòng Cảnh sát hình sự cấp tỉnh, Trưởng Công an cấp huyện, Đội trưởng Đội quản lý thị trường có quyền ra lệnh khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính khi có căn cứ để cho rằng nếu không tiến hành khám ngay thì tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có thể bị tẩu tán, tiêu huỷ và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình; phải báo cáo bằng văn bản cho Việm kiểm sát nhân dân cùng cấp trong thời hạn 12 giờ, kể từ khi ra lệnh khám.

3. Khi khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính phải có mặt người chủ nơi bị khám hoặc người thành niên trong gia đình họ và có hai người chứng kiến.

4. Không được khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính vào ban đêm, trừ trường hợp khẩn cấp, nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản.

5. Mọi trường hợp khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đều phải lập biên bản và phải giao cho người chủ nơi bị khám một bản.

Chương 6:

THỦ TỤC XỬ PHẠT VI PHẠT HÀNH CHÍNH

Điều 45. Đình chỉ vi phạm hành chính

Khi phát hiện vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử lý phải ra lệnh đình chỉ ngay hành vi vi phạm hành chính.

Điều 46. Thủ tục đơn giản

Trong trường hợp xử lý vi phạm hành chính bằng hình thức phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 20.000 đồng thì người có thẩm quyền xử lý phải ra quyết định xử phạt tại chỗ.

Trong quyết định phạt tiền phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ người vi phạm, hành vi vi phạm và mức tiền phạt, nơi nộp phạt, họ tên, người ra quyết định. Quyết định này phải được giao cho cá nhân, tổ chức bị xử phạt và gửi cho cơ quan thu tiền phạt.

Điều 47. Lập biên bản về vi phạm hành chính

1. Khi phát hiện vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt phải kịp thời lập biên bản, trừ trường hợp xử lý theo thủ tục đơn giản.

2. Biên bản về vi phạm hành chính phải ghi rõ ngày, tháng, năm, địa điểm lập biên bản; họ, tên, chức vụ người lập biên bản; họ, tên, địa chỉ, nghề nghiệp người vi phạm hoặc tên, địa chỉ tổ chức vi phạm; ngày, tháng, năm, địa điểm xảy ra vi phạm; nội dung vi phạm; các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử phạt (nếu có); tình trạng tang vật, phương tiện bị tạm giữ (nếu có); lời khai của người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm; nếu có người làm chứng, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại thì phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ lời khai của họ.

3. Biên bản phải được lập thành ít nhất là hai bản; phải được người lập biên bản và người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm ký; nếu có người làm chứng, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức vi phạm, thì họ cũng phải ký vào biên bản; nếu người làm chứng, người bị thiệt hại từ chối ký thì phải ghi rõ lý do vào biên bản.

Trong trường hợp biên bản gồm nhiều tờ thì những người nói tại khoản 3 Điều này phải ký vào từng tờ.

4. Biên bản lập xong phải trao cho cá nhân, tổ chức vi phạm một bản; nếu người lập biên bản không có thẩm quyền xử phạt thì họ phải gửi biên bản đó đến người có thẩm quyền xử lý.

Điều 48. Quyết định xử phạt

1. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày lập biên bản về vi phạm hành chính, người có thẩm quyền phải ra quyết định xử phạt; nếu có nhiều tình tiết phức tạp, thời hạn trên có thể được kéo dài, nhưng không được quá 30 ngày.

Khi quyết định xử phạt một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính, thì người có thẩm quyền quyết định hình thức xử phạt đối với từng hành vi vi phạm; nếu các hình thức xử lý là phạt tiền thì phải được cộng lại thành mức phạt chung.

2. Quyết định xử phạt phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định; họ, tên, chức vụ người ra quyết định; họ, tên, địa chỉ, nghề nghiệp của người vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm; những tình tiết liên quan đến việc giải quyết vụ vi phạm; điều khoản, tên văn bản pháp luật được áp dụng, hình thức xử phạt hành chính; các hình thức xử phạt bổ sung, các biện pháp xử lý tang vật, phương tiện; biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có); thời hạn, nơi thi hành quyết định xử phạt và chữ ký của người ra quyết định xử phạt.

Trong quyết định xử phạt cũng phải ghi rõ, nếu cá nhân, tổ chức bị xử phạt không tự nguyện thi hành thì bị cưỡng chế thi hành; quyền khiếu nại, nơi và thời hạn khiếu nại.

3. Quyết định xử phạt có hiệu lực kể từ ngày ký, trừ trường hợp trong quyết định quy định ngày có hiệu lực khác.

4. Quyết định xử phạt phải gửi cho cá nhân, tổ chức xử phạt và cơ quan thu tiền phạt trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày ra quyết định xử phạt.

Điều 49. Thủ tục phạt tiền

1. Việc phạt tiền trên 20.000 đồng phải theo đúng quy định tại Điều 47 và Điều 48 của Pháp lệnh này.

2. Cá nhân, tổ chức bị phạt tiền, kể cả trường hợp bị phạt tiền theo thủ tục đơn giản, đều phải nộp tiền phạt tại nơi ghi trong quyết định xử phạt và được nhận biên lai thu tiền phạt.

3. Tiền phạt thu được phải nộp vào ngân sách Nhà nước qua tài khoản mở tại Kho bạc Nhà nước.

4. Quyết định phạt tiền từ 2.000.000 đồng trở lên phải được gửi cho Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp.

5. Nghiêm cấm việc thu tiền phạt tại chỗ.

6. Chính phủ quy định cách thức nộp phạt, chế độ quản lý biên lai thu tiền phạt và tiền nộp phạt.

Điều 50. Thủ tục tước quyền sử dụng giấy phép

1. Khi áp dụng hình thức tước quyền sử dụng giấy phép, người có thẩm quyền xử phạt phải ghi rõ trong quyết định xử phạt tên, loại, số giấy phép, thời hạn tước quyền sử dụng và thông báo ngay cho cơ quan đã cấp giấy phép đó biết.

2. Trong trường hợp tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn thì khi hết thời hạn ghi trong quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt phải trao lại giấy phép cho người, tổ chức sử dụng giấy phép đó.

3. Khi phát hiện giấy phép được cấp không đúng thẩm quyền hoặc giấy phép có nội dung trái pháp luật thì người có thẩm quyền xử phạt phải tiến hành thu hồi ngay, đồng thời thông báo cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền biết.

Điều 51. Thủ tục tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính

Khi áp dụng các hình thức tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt phải lập biên bản, ghi rõ tên, số lượng, chủng loại vật bị tịch thu, số đăng ký (nếu có), tình trạng, chất lượng của vật đó, chữ ký của người tiến hành tịch thu, người bị xử phạt hoặc đại diện tổ chức bị xử phạt và người làm chứng.

Trong trường hợp cần niêm phong tang vật, phương tiện vi phạm thì phải tiến hành ngay trước mặt người bị xử phạt, đại diện tổ chức bị xử phạt và người chứng kiến.

2. Quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị từ 5.000.000 đồng trở lên phải gửi ngay cho Viện kiểm soát nhân dân cùng cấp.

Điều 52. Xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính

1. Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu sung quỹ Nhà nước thì người ra quyết định tịch thu có trách nhiệm bảo quản tang vật, phương tiện và chuyển giao cho cơ quan tài chính cấp huyện trở lên. Cơ quan tài chính phải lập Hội đồng định giá và tổ chức bán đấu giá tang vật, phương tiện đó. Tiền thu được từ bán tang vật, phương tiện vi phạm phải nộp vào ngân sách Nhà nước qua tài khoản mở tại Kho bạc Nhà nước.

2. Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là văn hoá phẩm độc hại, hàng giả không có giá trị sử dụng, vật phẩm gây hại cho tính mạng, sức khoẻ con người và môi trường sống thì người ra quyết định xử phạt phải lập Hội đồng xử lý để tiêu huỷ. Tuỳ thuộc vào tính chất tang vật, phương tiện, thành phần Hội đồng xử lý phải gồm đại diện cơ quan Nhà nước của người đã ra quyết định xử phạt và đại diện các cơ quan hữu quan. Việc tiêu huỷ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính phải được lập biên bản có chữ ký của các thành viên Hội đồng xử lý.

3. Đối với tang vật vi phạm hành chính là hàng hoá, vật phẩm dễ bị hư hỏng thì người ra quyết định xử phạt phải tiến hành lập biên bản và tổ chức bán ngay. Tiền thu được phải nộp vào ngân sách Nhà nước qua tài khoản mở tại Kho bạc Nhà nước.

4. Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính trừ tang vật, phương tiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà không biết rõ của ai thì người có thẩm quyền xử phạt quyết định thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng và niêm yết công khai; trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày thông báo, niêm yết công khai, nếu không xác định được chủ sở hữu thì người có thẩm quyền xử phạt chuyển giao cho cơ quan tài chính từ cấp huyện trở lên xử lý theo quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều 53. Chuyển hồ sơ vi phạm hành chính để truy cứu trách nhiệm hình sự

Khi xét thấy hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm thì người có thẩm quyền phải chuyển ngay hồ sơ cho cơ quan xử lý hình sự có thẩm quyền giải quyết.

Nghiêm cấm việc giữ lại các vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để xử lý hành chính.

Điều 54. Thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính

1. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính phải thi hành quyết định xử phạt trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày được giao quyết định xử phạt, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

2. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính mà cố tình không chấp hành quyết định xử phạt thì bị cưỡng chế chấp hành.

3. Tổ chức bị xử phạt phải chấp hành quyết định xử phạt, đồng thời tiến hành xác định lỗi của người thuộc tổ chức của mình trực tiếp gây ra vi phạm hành chính trong khi thi hành công vụ được giao để truy cứu trách nhiệm kỷ luật và để bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

Điều 55. Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính

1. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính mà không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt thì bị cưỡng chế thi hành bằng các biện pháp sau đây:

a) Khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập, khấu trừ tiền từ tài khoản tại ngân hàng;

b) Kê biên phần tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt để bán đấu giá;

c) Áp dụng các biện pháp cưỡng chế khác để thi hành quyết định xử phạt.

2. Người có thẩm quyền xử phạt có quyền ra quyết định cưỡng chế và có nhiệm vụ tổ chức việc cưỡng chế.

3. Lực lượng cảnh sát nhân dân có trách nhiệm thi hành quyết định cưỡng chế của Uỷ ban nhân dân cùng cấp và phải phối hợp với các cơ quan Nhà nước khác tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế của các cơ quan đó khi được yêu cầu.

4. Cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế phải chịu mọi chi phí về việc tổ chức thực hiện các biện pháp cưỡng chế.

5. Thủ tục áp dụng các biện pháp cưỡng chế quy định tại khoản 1 Điều này và cưỡng chế thực hiện các hình thức xử phạt bổ sung, các biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm do Chính phủ quy định.

Điều 56. Thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính

Quyết định xử phạt vi phạm hành chính hết hiệu lực thi hành sau một năm, kể từ ngày ra quyết định; trong trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt cố tình trốn tránh, trì hoãn thì không áp dụng thời hiệu nói tại điều này.

Chương 7:

THỦ TỤC ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀNH CHÍNH KHÁC

Mục 1: THỦ TỤC GIÁO DỤC TẠI XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN

Điều 57. Quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn

1. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người được quy định tại Điều 21 của Pháp lệnh này.

2. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã tổ chức cuộc họp gồm Trưởng Công an cấp xã, đại diện Mặt trận Tổ quốc cùng cấp, các tổ chức xã hội ở cơ sở, gia đình của người được đề nghị giáo dục tại xã, phường, thị trấn để xem xét việc áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; tuỳ theo từng đối tượng mà Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã quyết định giao người được giáo dục tại xã, phường, thị trấn cho cơ quan, nhà trường, tổ chức xã hội ở cơ sở và gia đình quản lý, giáo dục.

3. Quyết định được gửi cho người được giáo dục tại xã, phường, thị trấn, gia đình người đó và nơi thi hành quyết định.

Điều 58. Nội dung quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn

Nội dung quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định; họ, tên, chức vụ người ra quyết định; họ, tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của người được giáo dục tại xã, phường, thị trấn; lý do, điều khoản văn bản pháp luật được áp dụng, thời hạn áp dụng, ngày thi hành quyết định, cơ quan, tổ chức, gia đình thi hành quyết định.

Điều 59. Thi hành quyết định

Người được giáo dục tại xã, phường, thị trấn, gia đình người đó, cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ giáo dục có trách nhiệm thi hành quyết định. Mỗi tháng một lần, cơ quan, tổ chức, gia đình được giao nhiệm vụ giáo dục có trách nhiệm báo cáo Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, nếu người được giáo dục đã có tiến bộ rõ rệt thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã quyết định thôi áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người đó.

Mục 2: THỦ TỤC ĐƯA VÀO TRƯỜNG GIÁO DƯỠNG

Điều 60. Thành lập hồ sơ đề nghị đưa vào trường giáo dưỡng

1. Đối với người chưa thành niêm vi phạm pháp luật cần đưa vào trường giáo dưỡng thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi người đó cư trú, lập hồ sơ gửi Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện.

Trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện thẩm tra, làm văn bản đề nghị đưa vào trường giáo dưỡng gửi Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.

Đối với người chưa thành niên không có nơi cư trú nhất định thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, nơi người đó có hành vi vi phạm pháp luật được quy định tại Điều 22 của Pháp lệnh này lập biên bản, báo cáo Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện.

Trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày nhận được biên bản, báo cáo, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện tập hợp, xem xét, lập hồ sơ đề nghị đưa vào trường giáo dưỡng gửi Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.

2. Hồ sơ gồm có bản tóm tắt lý lịch, tài liệu về các vi phạm pháp luật của người đó, các biện pháp giáo dục đã áp dụng, nhận xét của cơ quan công an, ý kiến của Đoàn thanh niên và Hội phụ nữ, Ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em ở cơ sở, của cha mẹ hoặc người giám hộ.

3. Cơ quan Công an có trách nhiệm giúp đỡ Uỷ ban nhân dân cùng cấp trong việc thu thập tài liệu và lập hồ sơ

Điều 61. Quyết định đưa vào trường giáo dưỡng

1. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc đưa vào trường giáo dưỡng trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Hội đồng tư vấn.

2. Hội đồng tư vấn do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thành lập gồm đại diện lãnh đạo cơ quan công an, cơ quan Tư pháp, Uỷ ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em cấp tỉnh, đại diện lãnh đạo cơ quan là thường trực Hội đồng tư vấn.

3. Trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ Hội đồng tư vấn họp để xét duyệt hồ sơ, làm văn bản trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc đưa vào trường giáo dưỡng.

Phiên họp của Hội đồng tư vấn có đại diện của Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp tham dự.

4. Quyết định đưa vào trường giáo dưỡng phải gửi cho người được đưa vào trường giáo dưỡng, cha mẹ hoặc người giám hộ của người đó, cơ quan Công an cấp tỉnh và cấp xã, nơi người đó cư trú.

Đối với người không có nơi cư trú nhất định, quyết định đưa vào trường giáo dưỡng phải gửi cho Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện, nơi lập hồ sơ.

Điều 62. Nội dung quyết định đưa vào trường giáo dưỡng

Quyết định đưa vào trường giáo dưỡng phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định; họ, tên, chức vụ của người ra quyết định; họ, tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của người được đưa vào trường giáo dưỡng; lý do; điều, khoản, tên văn bản pháp luật được áp dụng; thời hạn và nơi thi hành.

Trong quyết định phải ghi rõ quyền khiếu nại của người được đưa vào trường, nơi và thời hạn khiếu nại.

Điều 63. Thi hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng

1. Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày ra quyết định, cơ quan Công an cấp tỉnh có trách nhiệm phối hợp với gia đình hoặc người giám hộ đưa người có quyết định vào trường giáo dưỡng.

2. Thời hạn thi hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng được tính từ ngày người được giáo dưỡng bắt đầu chấp hành tại trường giáo dưỡng.

Trong thời gian chấp hành quyết định, người được giáo dưỡng phải chịu sự quản lý của trường.

Điều 64. Hoãn hoặc miễn thi hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng.

1. Người được đưa vào trường giáo dưỡng được hoãn thi hành quyết định khi có một trong những lý do sau đây:

a) Đang ốm nặng có chứng nhận của bệnh viện từ cấp huyện trở lên;

b) Gia đình đang có khó khăn đặc biệt, có đơn đề nghị và được Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, nơi người đó cư trú xác nhận.

2. Khi điều kiện hoãn thi hành quyết định không còn thì quyết được tiếp tục thi hành; nếu trong thời gian được hoãn, người đó có tiến bộ rõ rệt trong việc chấp hành pháp luật hoặc lập công, thì có thể được miễn chấp hành quyết định.

3. Trong trường hợp nói tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi người đó cứ trú làm văn bản báo cáo Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện. Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện xem xét, đề nghị Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc hoãn hoặc miễn chấp hành.

Điều 65. Giảm thời hạn, tạm đình chỉ việc chấp hành biện pháp giáo dưỡng

1. Người được đưa vào trường giáo dưỡng đã chấp hành được một nửa thời hạn, nếu có tiến bộ rõ rệt hoặc lập công thì được xét giảm thời hạn chấp hành.

2. Trong trường hợp người đang chấp hành biện pháp giáo dưỡng bị ốm nặng hoặc mắc bệnh hiểm nghèo thì được tạm đình chỉ chấp hành quyết định để đưa đi bệnh viện hoặc đưa về gia đinh điều trị, chăm sóc.

3. Bộ trởng Bộ Nội vụ quyết định giảm thời hạn, tạm đình chỉ việc chấp hành tại trường giáo dưỡng trên cơ sở đề nghị của trường. Quyết định này được gửi cho Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi ra quyết định đưa vào trường giáo dưỡng.

Điều 66. Hết hạn chấp hành biện pháp giáo dưỡng

Khi hết hạn chấp hành biện pháp giáo dưỡng thì trường giáo dưỡng cấp giấy chứng nhận cho người đã chấp hành xong biện pháp đó, gửi bản sao giấy chứng nhận đến Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi đã ra quyết định, Uỷ ban nhân dân cấp huyện, nơi đề nghị và Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú, đồng thời thông báo cho gia đình.

Mục 3: THỦ TỤC ĐƯA VÀO CƠ SỞ GIÁO DỤC

Điều 67. Lập hồ sơ đề nghị đưa vào cơ sở giáo dục

1. Đối với người cần đưa vào cơ sở giáo dục thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi người đo cứ trú, xem xét, lập hồ sơ, gửi chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện.

Trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện thẩm tra, làm văn bản đề nghị đưa vào cơ sở giáo dục gửi Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.

Đối với người không có nơi cư trú nhất định thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi người đó có hành vi vi phạm pháp luật được quy định tại Điều 23 của Pháp lệnh này lập biên bản, báo cáo Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện xem xét, lập hồ sơ.

Trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày nhận được biên bản, báo cáo, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện tập hợp, xem xét để lập hồ sơ đề nghị đưa vào cơ sở giáo dục gửi Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.

2. Hồ sơ gồm có bản tóm tắt lý lịch, tài liệu về các vi phạm pháp luật của người đó, các biện pháp giáo dục đã áp dụng, nhận xét của cơ quan công an, ý kiến của tổ chức xã hội hữu quan ở cơ sở.

3. Cơ quan công an có trách nhiệm giúp Uỷ ban nhân dân cùng cấp trong việc thu thập tài liệu để lập hồ sơ.

Điều 68. Quyết định đưa vào cơ sở giáo dục

1 . Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc đưa vào cơ sở giáo dục trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Hội đồng tư vấn.

2. Hội đồng tư vấn do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thành lập gồm đại diện lãnh đạo cơ quan Công an, cơ quan Tư pháp, cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội, Uỷ ban Mặt trận Tổ Quốc tỉnh. Đại diện cơ quan Công an là thường trường Hội đồng tư vấn.

3. Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Hội đồng tư vấn họp để xét duyệt hồ sơ, làm văn bản trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.

Phiên họp Hội đồng tư vấn có đại diện Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp tham dự.

4. Quyết định đưa vào cơ sở giáo dục phải gửi cho người chấp hành quyết định đó, cơ quan Công an tỉnh, Uỷ ban nhân dân cấp huyện và Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi người đó cư trú.

Điều 69. Nội dung quyết định đưa vào cơ sở giáo dục

Quyết định đưa vào cơ sở giáo dục phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định; họ, tên, chức vụ người ra quyết đinh; họ, tên, ngày, tháng, năm sinh, nghề nghiệp, nơi cư trú của người được đưa vào cơ sở giáo dục, lý do, điều khoản, tên văn bản pháp luật được áp dụng; thời hạn và nơi thi hành.

Trong quyết định phải ghi rõ quyền khiếu nại của người được đưa vào cơ sở giáo dục, nơi và thời hạn khiếu nại.

Điều 70. Thi hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục

1. Trong thời hạn 5 ngày, kể từ ngày ra quyết định, cơ quan Công an cấp tỉnh tổ chức đưa người phải chấp hành quyết định vào cơ sở giáo dục.

2. Thời hạn chấp hành quyết định dưa vào cơ sở giáo dục được tính từ ngày người bị áp dụng biện pháp đó bắt đầu chấp hành tại cơ sở.

Trong thời gian chấp hành quyết định, người bị áp dụng biện pháp này phải chịu sự quản lý của cơ sở.

Điều 71. Hoãn hoặc miễn thi hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục.

1. Người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục có thể được hoãn thi hành quyết định khi có một trong các lý do sau đây:

a) Đang ốm nặng hoặc mắc bệnh hiểm nghèo có chứng nhận của bệnh viện từ cấp huyện trở lên;

b) Phụ nữ có thai có chứng nhận của bệnh viện từ cấp huyện trở lên hoặc phụ nữ đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi;

c) Gia đình đang gặp khó khăn đặc biệt, có đơn đề nghị và được Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận.

2. Khi điều kiện hoãn thi hành không còn thì quyết định được tiếp tục thi hành; nếu trong thời gian hoãn, người đó có những tiến bộ rõ rệt trong việc chấp hành pháp luật hoặc lập công, thì có thể được miễn chấp hành quyết định.

3. Trong các trường hợp nói tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi người đó cư trú làm văn bản báo cáo Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện. Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện xem xét, đề nghị Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc hoãn hoặc miễn chấp hành.

Điều 72. Giảm thời hạn, tạm đình chỉ việc chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục

1. Người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục đã chấp hành được một nửa thời hạn, nếu có tiến bộ rõ rệt hoặc lập công, thì được xét giảm thời hạn chấp hành.

2. Trong trường hợp người đang chấp hành biện pháp giáo dục bị ốm nặng hoặc mắc bệnh hiểm nghèo thì được tạm đình chỉ chấp hành quyết định để đưa đi bệnh viện hoặc đưa về gia đình điều trị, chăm sóc.

3. Bộ trưởng Bộ Nội vụ quyết định giảm thời hạn, tạm đình chỉ việc chấp hành cho người được đưa vào cơ sở giáo dục trên cơ sở đề nghị của Giám đốc cơ sở. Quyết định này được gửi cho Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, nơi đã ra quyết định đưa vào cơ sở giáo dục.

Điều 73. Hết hạn chấp hành đưa vào cơ sở giáo dục

Khi hết thời hạn chấp hành thì cơ sở giáo dục cấp giấy chứng nhận đã chấp hành xong cho người được đưa vào cơ sở và gửi bản sao giấy chứng nhận đến Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi đã ra quyết định. Uỷ ban nhân dân cấp huyện, nơi đề nghị và Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú, đồng thời thông báo cho gia đình.

Mục 4: THỦ TỤC ĐƯA VÀO CƠ SỞ CHỮA BỆNH

Điều 74. Lập hồ sơ đề nghị đưa vào cơ sở chữa bệnh

1. Đối với người được đưa vào cơ sở chữa bệnh thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xem xét, lập hồ sơ, gửi Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện.

Trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện thẩm tra, làm văn bản đề nghị đưa vào cơ sở chữa bệnh gửi Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.

Đối với người không có nơi cư trú nhất định thì Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó có hành vi vi phạm pháp luật được quy định tại Điều 24 của Pháp lệnh này lập biên bản, báo cáo Uỷ ban nhân dân cấp huyện.

Trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày nhận được biện bản, báo cáo, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện tập hợp, xem xét, lập hồ sơ đề nghị đưa vào cơ sở chữa bệnh gửi Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.

2. Hồ sơ gồm có bản tóm tắt lý lịch, bệnh án, tài liệu về các vi phạm pháp luật của người đó, về các biện pháp đã áp dụng, ý kiến của cơ quan y tế, nhận xét của cơ quan Công an, ý kiến của tổ chức xã hội hữu quan ở cơ sở.

3. Cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với cơ quan Công an, Y tế có trách nhiệm giúp Uỷ ban nhân dân cùng cấp trong việc thu thập tài liệu để lập hồ sơ.

Điều 75. Quyết định đưa vào cơ sở chữa bệnh

1. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc đưa vào cơ sở chữa bệnh trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Hội đồng tư vấn.

2. Hội đồng tư vấn do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thành lập gồm đại diện lãnh đạo cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội, cơ quan Công an, cơ quan Tư pháp, Hội liên hiệp Phụ nữ cấp tỉnh. Đại diện cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội là thường trực Hội đồng tư vấn.

3. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Hội đồng tư vấn họp để xét duyệt hồ sơ, làm văn bản trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.

Phiên họp của Hội đồng tư vấn của đại diện Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp tham dự.

4. Quyết định đưa vào cơ sở chữa bệnh phải gửi cho người phải chấp hành quyết định đó, cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội, cơ quan Công an cấp tỉnh, Uỷ ban nhân dân cấp huyện, Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú.

Điều 76. Nội dung quyết định đưa vào cơ sở chữa bệnh

Quyết định đưa vào cơ sở chữa bệnh phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định; họ, tên, chức vụ của người ra quyết định; họ, tên, ngày, tháng, năm sinh, nghề nghiệp, nơi cư trú của người được đưa vào cơ sở chữa bệnh, lý do, điều khoản, tên văn bản pháp luật được áp dụng; thời hạn và nơi thi hành.

Trong quyết định phải ghi rõ quyền khiếu nại của người được đưa vào cơ sở chữa bệnh; nơi và thời hạn khiếu nại.

Điều 77. Thi hành quyết định đưa vào cơ sở chữa bệnh

1. Trong thời hạn 5 ngày, kể từ ngày ra quyết định, cơ quan Công an cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức đưa người phải chấp hành quyết định vào cơ sở chữa bệnh.

Thời hạn thi hành quyết định đưa vào cơ sở chữa bệnh được tính từ ngày người bị áp dụng biện pháp đó bắt đầu chấp hành tại cơ sở.

Điều 78. Hết hạn chấp hành đưa vào cơ sở chữa bệnh

Khi hết thời hạn chấp hành thì Giám đốc cơ sở chữa bệnh cấp giấy chứng nhận đã chấp hành xong cho người được đưa vào cơ sở và gửi bản sao giấy chứng nhận đến Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi đã ra quyết định, Uỷ ban nhân dân cấp huyện, nơi đề nghị và Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi người đó cư trú, cơ quan Y tế, cơ quan Công an, nơi đã lập hồ sơ đồng thời thông báo cho gia đình biết.

Mục 5: THỦ TỤC ÁP DỤNG QUẢN CHẾ HÀNH CHÍNH

Điều 79. Lập hồ sơ đề nghị quản chế hành chính

1. Đối với người cần quản chế hành chính thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện, nơi người đó cư trú, lập hồ sơ gửi Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.

2. Hồ sơ gồm có bản tóm tắt lý lịch, tài liệu về các vi phạm pháp luật của đương sự, nhận xét của cơ quan Công an cấp huyện, ý kiến của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp và ý kiến của Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú.

3. Cơ quan Công an cấp huyện và Uỷ ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm giúp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện trong việc thu thấp tài liệu và lập hồ sơ.

Điều 80. Quyết định quản chế hành chính

1. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyệt định việc quản chế hành chính trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Hội đồng tư vấn.

2. Hội đồng tư vấn do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thành lập gồm đại diện lãnh đạo cơ quan Công an, cơ quan Tư pháp, Mặt trận Tổ quốc cấp tỉnh. Đại diện cơ quan Công an là thường trực Hội đồng tư vấn.

3. Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Hội đồng tư vấn họp để xét duyệt hồ sơ, làm văn bản trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.

Phiên họp của Hội đồng tư vấn có đại diện Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp tham dự.

4. Quyết định quản chế hành chính phải được gửi cho người bị quản chế, Uỷ ban nhân dân cấp huyện, cơ quan Công an cùng cấp nơi lập hồ sơ và Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú và nơi thi hành quyết định quản chế.

Điều 81. Nội dung quyết định quản chế hành chính

Quyết định quản chế hành chính phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định; họ, tên, chức vụ của người ra quyết định; họ, tên, ngày, tháng, năm sinh, nghề nghiệp, nơi cư trú của người bị quản chế hành chính; lý do, điều, khoản, tên văn bản pháp luật được áp dụng; thời hạn và nơi thi hành.

Trong quyết định phải ghi rõ quyền khiếu nại của người bị quản chế, nơi và thời hạn khiếu nại.

Điều 82. Thi hành quyết định quản chế hành chính

1. Thời hạn quản chế hành chính được tính từ ngày người bị quản chế chấp hành quyết định quản chế. Trong thời gian chấp hành quyết định, người bị quản chế phải chịu sự quản lý, giáo dục của chính quyền cấp xã và nhân dân địa phương nơi chấp hành quyết định quản chế hành chính.

2. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người bị quản chế chấp hành quyết định quản chế có trách nhiệm quản lý, giáo dục người bị quản chế; định kỳ ba tháng một lần báo cáo Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện để Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện, nơi đã lập hồ sơ báo cáo Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.

Điều 83. Giảm thời hạn quản chế hành chính

1. Người bị quản chế hành chính đã chấp hành được một nửa thời hạn quản chế, nếu có tiến bộ rõ rệt trong việc chấp hành pháp luật hoặc lập công thì có thể được xét giảm thời hạn quản chế.

2. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, nơi đã ra quyết định quản chế hành chính, xét giảm thời hạn quản chế cho người bị quản chế trên cơ sở đề nghị của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện nơi đã lập hồ sơ.

Điều 84. Hết hạn quản chế hành chính

Khi hết thời hạn quản chế hành chính, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi thi hành quyết định quản chế cấp giấy chứng nhận cho người đã chấp hành xong quyết định quản chế, đồng thời gửi bản sao giấy chứng nhận đó đến Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi đã ra quyết định và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện nơi đã lập hồ sơ.

Mục 6: KIỂM SÁT VIỆC TUÂN THEO PHÁP LUẬT TRONG VIỆC ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀNH CHÍNH KHÁC

Điều 85. Trách nhiệm của Viện kiểm sát nhân dân đối với việc áp dụng các biện pháp hành chính khác

1. Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong quá trình lập hồ sơ, ra quyết định và thi hành quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính khác.

2. Quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh, quản chế hành chính và các quyết định khác liên quan việc thi hành các biện pháp nói tại khoản này phải được gửi cho Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày ra quyết định.

Điều 86. Thẩm quyền kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân đối với việc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính khác

Khi phát hiện có vi phạm pháp luật trong việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính khác, Viện kiểm sát nhân dân kháng nghị với người đã ra quyết định hoặc với cơ quan thi hành quyết định đó. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được kháng nghị, người ra quyết định hoặc cơ quan thi hành quyết định đó phải có trách nhiệm xem xét và trả lời bằng văn bản cho Viện kiểm sát nhân dân.

Trong trường hợp Viện kiểm sát nhân dân không đồng ý với nội dung trả lời của người đã ra quyết định hoặc cơ quan thi hành biện pháp xử lý hành chính khác, thì báo cáo lên Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

Chương 8:

KHIẾU NẠI, TỐ CÁO

Điều 87. Khiếu nại áp dụng các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính

1. Cá nhân, tổ chức bị áp dụng các biện pháp quy định tại các điều từ Điều 39 đến Điều 44 của Pháp lệnh này hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền khiếu nại lên cấp trên trực tiếp của người đã ra quyết định áp dụng các biện pháp này.

2. Người có thẩm quyền nhận được khiếu nại phải xem xét, giải quyết và trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại phải trả lời bằng văn bản cho người khiếu nại.

Điều 88. Khiếu nại quyết định xử phạt vi phạm hành chính

1. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền khiếu nại với người đã ra quyết định xử phạt trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày nhận được quyết định.

Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại, người bị khiếu nại có trách nhiệm giải quyết và trả lời bằng văn bản cho người khiếu nại. Trong trường hợp không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại đó thì người khiếu nại có quyền khiếu nại lên cấp trên trực tiếp của người đã ra quyết định xử phạt trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại. Trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại, thủ trưởng cơ quan cấp trên trực tiếp của người đã ra quyết định xử phạt có trách nhiệm giải quyết và trả lời bằng văn bản cho người khiếu nại và quyết định giải quyết khiếu nại đó là quyết định cuối cùng.

Khiếu nại đối với quyết định giải quyết khiếu nại của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Cục trưởng, Chánh thanh tra chuyên ngành, Thủ trưởng cơ quan thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành cấp Bộ được gửi cho Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với ngành và lĩnh vực. Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm xem xét, kết luận và trả lời bằng văn bản cho người khiếu nại. Trong trường hợp kết luận đó khác với quyết định của người đã giải quyết khiếu nại, thì trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày nhận được văn bản kết luận, người đã ra quyết định giải quyết khiếu nại phải xem xét, thay đổi quyết định của mình theo kết luận của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ quản lý ngành, lĩnh vực. Quyết định này là quyết định cuối cùng. Trong trường hợp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh không đồng ý với kết luận của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh khiếu nại lên Tổng Thanh tra Nhà nước. Trong thời hạn bốn mươi lăm ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại, Tổng Thanh tra Nhà nước xem xét và ra quyết định về khiếu nại. Quyết định của Tổng Thanh tra Nhà nước là quyết định cuối cùng.

2. Việc khiếu nại quyết định xử phạt vi phạm hành chính không làm đình chỉ thi hành quyết định xử phạt trừ trường hợp buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép.

3. Người giải quyết khiếu nại có thể ra một trong các quyết định sau đây:

a) Giữ nguyên quyết định xử phạt;

b) Thay đổi hình thức, mức độ, biện pháp xử phạt;

c) Huỷ quyết định xử phạt.

4. Trong trường hợp người giải quyết khiếu nại ra quyết định thay đổi hình thức, mức độ, biện pháp xử phạt, huỷ quyết định xử phạt thì có thể quyết định việc bồi thường, bồi hoàn thiệt hại trực tiếp (nếu có) theo quy định của pháp luật.

Trong trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định về bồi thường, bồi hoàn, thì họ có thể yêu cầu Toà án giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự.

Điều 89. Khiếu nại quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính khác

1. Người được đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục, đưa vào cơ sở chữa bệnh, người bị quản chế hành chính, hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền khiếu nại với Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh đã ra quyết định trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày nhận được quyết định.

Trong trường hợp không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, người khiếu nại có quyền khiếu nại lên Bộ trưởng Bộ Nội vụ đối với quyết định dựa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục, quản chế hành chính hoặc khiếu nại lên Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đối với quyết định đưa vào cơ sở chữa bệnh. Trong thời hạn bốn mươi lăm ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại, Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và xã hội có trách nhiệm giải quyết khiếu nại và trả lời bằng văn bản cho người khiếu nại quyết định giải quyết khiếu nại của Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và xã hội là quyết định cuối cùng.

2. Việc khiếu nại quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh, quản chế hành chính không làm đình chỉ việc thi hành quyết định.

3. Người giải quyết khiếu nại có thể ra một trong các quyết định sau đây:

a) Giữ nguyên quyết định xử lý;

b) Thay đổi thời hạn áp dụng biện pháp hành chính;

c) Huỷ quyết định xử lý.

Điều 90. Giải quyết tố cáo

1. Tố cáo về hành vi trái pháp luật của người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính do cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền xem xét, giải quyết.

2. Khi nhận được tố cáo, người có thẩm quyền phải xem xét, giải quyết kịp thời và trả lời bằng văn bản trong thời hạn mười lăm ngày, nếu là trường hợp phức tạp thì trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được tố cáo.

Chương 9:

XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 91. Xử lý vi phạm đối với người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính

1. Người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính mà sách nhiễu, dung túng, bao che, không xử lý hoặc xử lý không kịp thời, không đúng mức, xử lý vượt quá thẩm quyền quy định thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật, hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại vật chất thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Điều 92. Xử lý vi phạm đối với người bị xử lý vi phạm hành chính

Người bị xử lý vi phạm hành chính nếu có hành vi chống người thi hành công vụ, trì hoãn, trốn tránh việc chấp hành hoặc có những hành vi vi phạm khác thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại vật chất thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Chương 10:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 93. Pháp lệnh này có hiệu lực kể từ ngày 1 tháng 8 năm 1995.

Điều 94. Pháp lệnh này thay thế Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính ngày 30 tháng 11 năm 1989.

Những quy định về xử lý vi phạm hành chính trước đây trái với Pháp lệnh này đều bị bãi bỏ, trong trường hợp luật có quy định khác thì áp dụng theo quy định của luật.

Điều 95. Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh này.

Hà Nội, ngày 6 tháng 7 năm 1995

Lê Đức Anh

(Đã ký)

THE STANDING COMMITTEE OF NATIONAL ASSEMBLY
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
---------

No: 41-L/CTN

Hanoi, July 06, 1995

 

ORDINANCE

ON THE HANDLING OF VIOLATIONS OF ADMINISTRATIVE REGULATIONS

In order to prevent and combat violations of administrative regulations, maintain well security and social order and safety, strengthen the socialist law enforcement and enhance the efficiency of State management;
Pursuant to Article 91 of the 1992 Constitution of the Socialist Republic of Vietnam;
Proceeding from the Resolution of the Sixth Session of the 9th National Assembly on legislative work of 1995;
This Ordinance provides for the handling of violations of administrative regulations,

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.- The handling of violations of administrative regulations

1. The handling of violations of administrative regulations covered by this Ordinance includes the sanctions against violations of administrative regulations and other administrative measures to that effect.

2. The sanction against a violation of administrative regulation shall apply to an individual or organization that has committed an act of intentional or unintentional violation of State management regulations, which is not so serious as to warrant an examination for penal liability and which is required by law to be sanctioned administratively.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 2.- The jurisdiction in determining acts of violation of administrative regulations and setting provisions for application of other administrative measures

The Government shall determine acts of violation of administrative regulations and set sanctions against each type in each field of State management; set regimes for educating the violator at his/her local commune or ward or township, or for sending him/her to an approved school or a reformatory institution or medical center, or for placing him/her under administrative probation.

Article 3.- The principles for handling violations of administrative regulations

1. The handling of violations of administrative regulations shall be conducted by the authorized person in strict compliance with the provisions of law.

2. An individual or organization shall be sanctioned administratively when he/she/it commits an act in violation of administrative regulations as stipulated by law.

An individual shall be given administrative sanction when he/she is found in violation of one of the cases stipulated in Articles 21, 22, 23, 24 and 25 of this Ordinance.

3. All acts of violation of administrative regulations must be discovered promptly and stopped immediately. The handling of the violation must be conducted promptly and fairly; all consequences of the act of violation of administrative regulations must be redressed in compliance with the provision of law.

4. One act of violation of administrative regulations shall be given only one sanction.

An individual who commits different acts of violation of administrative regulations shall be given different sanctions for each of the acts of violation.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



5. The handling of the act of violation of administrative regulations shall be based on the characteristics and seriousness of the violation, the personality of the offender, and the aggravating and extenuating details of the act to determine the appropriate form and measure of handling.

6. No administrative sanction shall be applied to acts of urgency, legitimate self-defense, surprise or those committed under the effect of insanity or other diseases which renders the offender unable to take consciousness of or to control his/her behavior.

Article 4.- The responsibility to prevent and combat acts of violation of administrative regulations

1. The State offices, the Vietnam Fatherland Front and its member organizations, the economic and social organizations and the units of the people's armed forces (hereafter referred to as organizations) and all citizens shall strictly obey the provisions of law on handling the acts of violation of administrative regulations; all organizations have the tasks to make their members aware of their responsibility to defend and observe the laws and regulations of social life and to take prompt measures to eliminate the causes and conditions for violations of administrative regulations within their own organizations.

2. Those who are authorized to handle acts of violation of administrative regulations must strictly observe the provisions of law on handling of violations of administrative regulations.

Strict prohibition is applied to acts of abuse of power, hassle, cover-up and unfair handling of violations of administrative regulations.

3. The People's Procuracy shall inspect the observance of law in the handling of violations of administrative regulations.

4. The People's Council, the Vietnam Fatherland Front and its member organizations and all citizens have the right to monitor the observance of law in the handling of violations of administrative regulations, to uncover and denounce all acts of violation of administrative regulations and all law-breaking acts committed by people who are authorized to handle acts of violation of administrative regulations.

Article 5.- Persons liable to sanctions for violations of administrative regulations

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a) A person who is from full 14 to under 16 years of age shall be administratively answerable only for his/her intentional acts of violation of administrative regulations; a person who is of full 16 years of age or older shall be administratively answerable for all his/her acts of violation of administrative regulations;

b) Active servicemen, reserve servicemen in training camps and people of the People's Public Security Force who commit acts of violation of administrative regulations shall be handled in the same manner as any ordinary citizen; in the event where such sanctions as the revocation of a number of operating permits are required by security or national defense concerns, the handler of the violation shall not do it directly, but shall request the authorized unit of the People's Army or Public Security to do it in acordance with its Disciplinary Code;

c) An organization shall be responsible for all acts of violation of administrative regulations committed by itself;

d) A foreign individual or organization that commits an act of violation of administrative regulations within the territory or exclusive economic zone or continental shelf of the Socialist Republic of Vietnam shall be sanctioned in accordance with the provisions of Vietnamese law on administrative sanctions, except otherwise provided for by international conventions that Vietnam has signed or acceded to.

2. The other measures of administrative sanctions stipulated in Articles 21, 22, 23, 24 and 25 of this Ordinance shall not apply to foreigners.

Article 6.- The handling of the underage offenders of administrative regulations

1. A person who is from full 14 to under 16 years of age and who commits an act of violation of administrative regulations shall be given a warning and a fine of up to 50,000 VND.

A person who is from full 16 to under 18 years of age and who commits an act of violation of administrative regulations may be given one of the administrative sanctions stipulated in Article 11 of this Ordinance; in giving him/her a fine, the authorized handler may apply a fine which is lower than the level provided for adults.

2. A person who is underage and whose violation of administrative regulation causes a material loss shall pay a compensation as provided for by law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. A person who is from full 12 to under 18 years old and who commits an act of violation as stipulated in Item 2, Article 22, of this Ordinance, may be sent to an approved school.

The Government shall set the appropriate reformatory regimes for persons aged from full 12 to under 15 and from full 15 to under 18.

Article 7.- The extenuating factors

The following are extenuating factors:

1. The offender of administrative regulations has acted to prevent or alleviate the damage of his/her act of violation, or has accepted to overcome the consequences and pay compensations for the losses;

2. The act of violation is committed in a state of nervous excitement caused by an unlawful act committed by another person;

3. The offender is a pregnant woman; an old and sick person; or a person who is too impaired by a disease or handicap to be fully conscious of, or to control, his/her behavior;

4. The act of violation is committed in a specially difficult circumstance which is not caused by the offender;

5. The violation is committed as a result of backwardness.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Only the following are considered aggravating factors:

1. The act of violation is an organized one;

2. The violation is a multiple or recidive one;

3. The offender entices underage persons into the violation, or forces persons who depend on him/her materially or spiritually to commit the violation;

4. The violation is committed in the state of drunkenness resulting from the consumption of alcohol or beer or other stimulants;

5. The violation is committed as a result of the offender's abuse of power;

6. The violation is committed as a result of the offender's taking advantage of war time conditions or a natural calamity, or other special social difficulties.

7. The violation is committed when the offender is serving a criminal sentence or an administrative sanction.

8. The violation is followed by an act of evasion of responsibility or cover-up.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. The time limit for an administrative sanction is one year from the date the violation is committed; this limit is two years for violations of administrative regulations in the fields of finance, construction, environment, housing, land, dike, publishing, export, import, migration and immigration, or for acts involving illicit trade or production, and trade of fake goods; no sanction shall be applied after the time limit is over; however, the offender is still liable to measures stipulated in Points (a), (b) and (d) of Item 3, Article 11, of this Ordinance.

2. An individual who has been prosecuted or put on trial or subjected to criminal examinations and whose case is suspended from further investigation or trial, may be subject to administrative sanction if his/her behavior contains signs of violation of administrative regulations; the effective time for this sanction is three months from the date of the decision to suspend the case.

3. Within the effective time provided for in Items 1 and 2 of this Article, if the individual or organization commits a new act of violation of administrative regulations or intentionally evades or hampers the imposition of the sanction, the effective time provided for in Items 1 and 2 of this Article shall not apply.

Article 10.- The time considered as unstained by any violation of administrative regulations

1. An individual or organization that has been sanctioned for violation of administrative regulations but that has, for more than a year from the end of the execution of the last sanction or the end of the effective time, not committed any other violation, shall be considered as having not been sanctioned administratively.

2. An individual who has been given other administrative measures and who has, for more than two years since the completion of the sanction, made real progress which is certified by the People's Committee at his/her resident commune or ward or township, shall be considered as having never been given such measures.

Chapter II

THE FORMS OF SANCTION AGAINST VIOLATION OF ADMINISTRATIVE REGULATIONS

Article 11.- The forms of sanction against violation of administrative regulations

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a)Warning;

b) Fine.

2. Depending on the characteristics and the extent of his/her/its violation, the individual or organization may be subjected to one or more complementary sanctions in the following forms:

a) Revocation of the right to use his/her/its permit;

b) Confiscation of materials and instruments which are used in the act of violation of administrative regulations.

3. Apart from the forms of sanction provided for in Items 1 and 2 of this Article, the offending individual or organization may be subjected to one or more of the following measures:

a) Forcible restoration of the original state which has been changed by the violation of administrative regulations or forcible dismantling of architectural projects which were built without authorization;

b) Forcible implementation of measures to redress the pollution of the living environment or the spread of diseases or epidemics caused by the violation of administrative regulations;

c) Forcible compensation of up to 1,000,000 VND for damages caused by the violation of administrative regulations;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. The application of sanctions for each violation of administrative regulations is specified in the legal documents on sanctions against administrative regulations.

Article 12.- Warning

Warning is applied to individuals and organizations that commit minor and first-time violations with extenuating factors. It is defined in specific documents or other forms provided for in legal documents concerning administrative sanctions.

Article 13.- Fine

1. A fine from 5,000 VND to 200,000 VND shall be applied to minor administrative violations which have caused no or minor property damages.

2. A fine from over 200,000 VND to 20,000,000 VND shall be applied to administrative violations which are not stipulated in Items 1 and 3 of this Article.

3. A fine from over 20,000,000 to 100,000,000 VND shall be applied to administrative violations which carry numerous aggravating factors concerning national security, social order and safety, economy, finance, environment, houses, land, dyke, construction, culture, information, maritime transport, aviation, research, prospecting and exploitation of oil, natural gas and other natural resources; and other fields stipulated by the Government.

Article 14.- Revocation of the right to use permits

The definite or indefinite revocation of the right to use permits shall be applied to individuals or organizations that have committed serious violations of principles on the use of permits. During the revocation of their rights to use permits, the individuals and organizations must not conduct any of the activities described in their permits.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 15.- Confiscation of materials and instruments used in the violation of administrative regulations

The confiscation of materials and instruments used in the violation of administrative regulations is the transfer to State property of the materials, money, commodity and instruments which are directly related to the acts of violation of administrative regulations.

The materials, money and instruments which are usurped by the offending individuals or organizations shall not be confiscated but returned to their owners or legal managers.

Article 16.- Forcible restoration of the original state which has been changed by the violations of administrative regulations or forcible dismantlement of unauthorized construction projects

The offending individuals and organizations must retore to the original state what has been changed by their acts of violation of administrative regulations, or must dismantle their unauthorized construction projects; if the offending individuals and organizations are not willing to undertake this obligation, the authorized personnel in administrative sanctions shall apply compulsory measures to force their compliance. All expenses for the application of compulsory measures shall be borne by the offending individuals and organizations.

Article 17.- Forcible compensation for damages caused by the violations of administrative regulations

The compensation for damages caused by the violations of administrative regulations is conducted on the basis of the agreement among the concerned parties.

As regards damages of up to 1,000,000 VND which cannot be settled among the concerned parties, the authorized personnel shall decide the levels of compensation; the damages of more than 1,000,000 VND shall be settled according to the civil proceedings procedure.

Article 18.- Forcible implementation of measures to overcome the pollution of the living environment and the spread of epidemics caused by the violations of administrative regulations

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 19.- Destruction of objects which are harmful to human health and depraved cultural products.

The objects which are harmful to human health and culturally depraved and which are evidences of violations of administrative regulations, must be destroyed.

Chapter III

OTHER MEASURES OF ADMINISTRATIVE SANCTIONS

Article 20.- The other measures of administrative sanctions

1. The other measures of administrative sanctions include:

a) Education at communes, wards and townships of residence;

b) Education at approved schools;

c) Education at reformatory institutions;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



e) Administrative probation.

2. The conditions for application of measures stipulated in Item 1 of this Article are specified in Articles 21, 22, 23, 24 and 25 of this Ordinance.

Article 21.- Education at communes, wards and townships of residence

A person who has repeatedly committed law-breaking acts but whose case is not so serious as to be sent to an approved school or a reformatory institution; or a drug addict or a prostitute whose case is not so serious as to be sent to a treatment center, shall be subject to education at the commune or ward or township of his/her residence for from three to six months.

The President of the People's Committee of the commune or ward or township is responsible for coordinating with local agencies and social organizations and his/her family to supervise and educate that person.

Article 22.- Education at approved school

1. An underage who has committed law-breaking acts as provided for in Item 2 of this Article shall be sent to an approved school for from six months to two years for general education, vocational education and vocational training, and to work and live under the supervision of the school.

2. The persons who are eligible for approved schools are:

a) Those who are between full 12 years and below 14 years of age and who have committed acts having the character of a serious crime provided for in the Penal Code;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c) Those who are between full 12 years and below 18 years of age, who have committed many acts of violation of administrative regulations against social order and safety and who have been time and again educated by the local authority and people without showing any repentance;

3. The Ministry of the Interior shall uniformly operate the approved schools and, in coordination with the Ministry of Education and Training, the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, the Committee for the Protection and Care of Children and other concerned agencies, to organize the operation of the approved schools in a way suitable for children aged from full 12 years to below 15 years and from full 15 years to below 18 years.

Article 23.- Education at reformatory institutions

1. Those persons who have committed acts of violation against the laws on properties of the State, economic or social organizations, foreign organizations, or property, health, honor or dignity of a Vietnamese citizen or a foreign national, who have also committed repeated violations of regulations on social order and safety which, however, are not so serious as to require examination for penal liability, and who have, for these offenses, been time and again reprimanded by local authorities and people without showing any repentance, shall be sent to reformatory institutions for education and munual labor for from six months to two years.

2. The sending of offenders to reformatory institutions shall not apply to those under 18 years old, and women above 55 years, of age and men above 60 years of age.

3. The Ministry of the Interior shall operate the reformatory institutions, and shall coordinate with the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs in organizing and operating these institutions.

Article 24.- Treatment at health institutions

1. Frequent drug abusers and prostitutes who have been reprimanded by local authorities and people without showing any repentance shall be sent to health institutions for treatment, education and manual labor for from three months to one year.

2. The sending of people to health institutions for treatment shall not apply to those under 18 years of age, and women above 55 years of age, and men above 60 years of age.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 25.- Administrative probation

1. The persons who have committed offenses stipulated in Item 2 of this Article shall be compelled to reside and work in a prescribed locality, and shall be subjected to the supervision and education by the local authorities and people for from six months to two years.

2. Liable to administrative probation are those persons who have committed law-breaking acts which are harmful to national interests but which are not so serious as to be examined for penal liability.

3. Administrative probation shall not apply to persons who are under 18 years of age.

4. The Ministry of the Interior shall provide uniform direction for administrative probation.

Chapter IV

COMPETENCE IN HANDLING VIOLATIONS OF ADMINISTRATIVE REGULATIONS

Article 26.- The competence of the People's Committee of commune, ward and township in handling violations of administrative regulations

The President of the People's Committee of commune or ward or township (hereafter referred to as commune level) has the authority to order:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b) Fines of up to 200,000 VND;

c) Confiscation of tools and instruments which are employed in the violation of administrative regulations and which are valued up to 500,000 VND;

d) Forcible compensation for damages which are caused by the violation of administrative regulations and which are valued up to 500,000 VND;

e) Forcible restoration to the original state what has been changed by the violation of administrative regulations.

f) Forcible suspension of activities which cause environmental pollution or spread of epidemics or public disorder;

g) Destruction of products which are harmful to human health;

h) Education at the local commune or ward or township.

Article 27.- Competence of the People's Committee of district, provincial town and provincial city in handling violations of administrative regulations

The President of the People's Committee of district or provincial town or provincial city (hereafter referred to as district level) has the authority to order:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b) Fines of up to 10,000,000 VND;

c) Application of additional sanctions and measures stipulated in Items 2 and 3, Article 11, of this Ordinance; in cases which prescribe a revocation of the right to use permits issued by a State agency of a higher level, the President of the district People's Committee shall take decision to stop the acts of violation and propose the authorized State agency to revoke the permits.

Article 28.- Competence of the People's Committee of province or city directly under the Central Government in handling violations of administrative regulations

The President of the People's Committee of province or city directly under the Central Government (hereafter referred to as provincial level) has the authority to order:

a) Warnings;

b) Fines of up to 100,000,000 VND;

c) Sending the offender to an approved school;

d) Sending the offender to a reformatory institution;

e) Sending the offender to a health institution;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



g) Application of additional sanctions and measures stipulated in Items 2 and 3, Article 11, of this Ordinance; in cases which prescribe a revocation of the right to use pemits issued by a State agency of a higher level, the President of the provincial People's Committee shall take decision to suspend the acts of violation and propose the authorized State agency to revoke the permits.

Article 29.- Competence of the police, immigration office and frontier guard in handling violations of administrative regulations

1. A soldier of the people's police and frontier guard who are on duty has the authority to order:

a) Warnings;

b) Fines of up to 100,000 VND;

2. The Chief of station or the Head of group of the authorized persons stipulated in Item 1 of this Article has the authority to order:

a) Warnings;

b) Fines of up to 200,000 VND;

c) Forcible compensation of up to 500,000 VND for damages which are caused by the violations of administrative regulations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. The Public Security Commander at district level has the authority to order:

a) Warnings;

b) Fines of up to 2,000,000 VND;

c) Revocation of the right to use permits within his/her supervision, confiscation of tools and instruments which are employed in the violation of administrative regulations and application of measures provided for in Item 3, Article 11, of this Ordinance;

5) The Heads of the Police Service for administrative management of social order, traffic, fire prevention and combat, economic security, criminal offenses, immigration; the Heads of the Special Police Teams at central level; the Heads of Unattached Mobile Police Teams at company level or higher; the Heads of Border Security Stations; the Commanders of Border Sub-Regional Stations; the Heads of Border Naval Teams; and the Heads of Border Guard Stations have the authority to order:

a) Warnings;

b) Fines of up to 2,000,000 VND;

c) Revocation of the right to use permits in the fields under their jurisdiction, confiscation of tools and instruments which are employed in the violation of administrative regulations, and application of measures stipulated in Item 3, Article 11, of this Ordinance.

6) The Director of the provincial Public Security Service has the authority to order:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b) Fines of up to 20,000,000 VND;

c) Revocation of the right to use permits to operate transport means and to operate weapons and explosives, and other permits issued by the Public Security Service, confiscation of tools and instruments which are employed in the violation of administrative regulations and application of measures stipulated in Item 3, Article 11, of this Ordinance.

7. The Directors of the Police Departments for Economic Security, Fire Prevention and Combat, Criminal Offenses, Immigration, Traffic Order, Administrative Management of Social Order; the Commanders of Frontier Guards at provincial level have, within their respective jurisdiction, the authority to order:

a) Warnings;

b) Fines of up to 20,000,000 VND;

c) Revocation of the right to use permits under their jurisdiction; confiscation of tools and instruments which are employed in the violations of administrative regulations and application of measures stipulated in Item 3, Article 11, of this Ordinance.

Article 30.- Competence of the Customs Office in handling administrative regulations

1. The direct Chief of Customs Officers has the authority to order:

a) Warnings;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. The direct Chief of a provincial-level Customs Inspection Team and the Chief of a Frontier Customs Station have the authority to order:

a) Warnings;

b) Fines of up to 2,000,000 VND

c) Confiscation of tools and instruments which are employed in the violation of administrative regulations and which are valued up to 20,000,000 VND.

3. The Director of a provincial-level Customs Service has the jurisdiction to order:

a) Warnings;

b) Fines of up to 20,000,000 VND;

c) Revocation of the right to use permits within his/her jurisdiction, confiscation of tools and instruments which are employed in the violation of administrative regulations and destruction of products which are harmful to human health or culturally depraved.

Article 31.- Competence of the Ranger Service in handling violations of administrative regulations

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a) Warnings;

b) Fines of up to 100,000 VND;

2. The Chief of a Ranger Station and the Chief of a Mobile Ranger Team have the authority to order:

a) Warnings;

b) Fines of up to 1,000,000 VND;

c) Confiscation of tools and instruments which are employed in the violation of administrative regulations and which are valued up to 10,000,000 VND.

3. The Chief of a Regional Ranger Station and the Chief of a Forest Product Inspection Team have the authority to order:

a) Warnings;

b) Fines of up to 2,000,000 VND;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. The Director of the provincial Ranger Service has the authority to order:

a) Warnings;

b) Fines of up to 5,000,000 VND;

c) Revocation of the right to use permits under his/her jurisdiction and confiscation of tools and instruments which are employed in the violation of administrative regulations.

5. The Director of the Ranger Department has the authority to order:

a) Warnings;

b) Fines of up to 20,000,000 VND;

c) Revocation of the right to use permits under his/her jurisdiction, confiscation of tools and instruments which are employed in the violation of administrative regulations and application of measures stipulated in Points (a), (b) and (c), Item 3, Article 11, of this Ordinance.

Article 32.- Competence of the Tax authority in handling violations of administrative regulations

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. The Tax Collector on duty has the right to order:

a) Warnings;

b) Fines of up to 100,000 VND;

2. The Chief of a Tax Station or Team has the right to order:

a) Warnings;

b) Fines of up to 200,000 VND;

3. The Director of a Regional Tax Station has the right to order:

a) Warnings;

b) Fines of up to 2,000,000 VND;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 4. The Director of the Tax Department has the right to order:

a) Warnings;

 b) Fines of up to 20,000,000 VND;

c) Confiscation of tools and instruments which are employed in the violation of administrative regulations.

Article 33.- Competence of the Market-Management Service in handling violations of administrative regulations

1. The Controller on duty has the right to order:

a) Warnings;

b) Fines of up to 200,000 VND;

2. The Chief of a Market-Management Team has the right to order:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b) Fines of up to 1,000,000 VND;

c) Confiscation of tools and instruments which are employed in the violation of administrative regulations and which are valued up to 20,000,000 VND, and destruction of products which are harmful to human health or culturally depraved.

3. The Chief of a Regional Market-Management Station has the right to order:

a) Warnings;

b) Fines of up to 10,000,000 VND;

c) Revocation of the right to use permits; confiscation of tools and instruments which are employed in the violation of administrative regulations and destruction of products which are harmful to human health or culturally depraved.

4. The Director of the Market-Management Department has the right to order:

a/ Warnings;

b/ Fines of up to 20,000,000 VND;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 34.- Competence of the Specialized Inspection body in handling violations of administrative regulations

1. The Specialized Inspector on duty has the right to order:

a) Warnings;

b) Fines of up to 200,000 VND;

c) Confiscation of tools and instruments which are employed in the violations of administrative regulations and which are valued up to 500,000 VND, and application of measures stipulated in Points (a), (b) and (d), Item 3, Article 11, of this Ordinance.

2. The Chief Specialized Inspector and the Head of an agency which performs the function of State specialized inspection at the provincial level have the right to order:

a) Warnings;

b) Fines of up to 10,000,000 VND;

c) Revocation of the right to use permits under their jurisdiction; application of other measures as stipulated in Items 2 and 3, Article 11, of this Ordinance.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a) Warnings;

b) Fines of up to 20,000,000 VND;

c) Revocation of the right to use permits under their jurisdiction; application of additional sanctions and other measures as stipulated in Items 2 and 3, Article 11, of this Ordinance.

Article 35.- Competence of the People's Court and Agency for Execution of Civil Verdicts in handling violations of administrative regulations

1. The Judge who chairs a trial has the right to order:

a) Warnings;

b) Fines of up to 100,000 VND.

2. The Enforcing Official of a Civil Verdict on duty has the right to order:

a) Warnings;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. The Chief of an Enforcing Team of a Civil Verdict, the Chief of a Bureau for Execution of Civil Verdicts, the Chief of a Bureau for Execution of Verdicts of Military Zone or equivalent levels, have the right to order:

a) Warnings;

b) Fines of up to 500,000 VND.

Article 36.- The mandating of competence in handling violations of administrative regulations

In the absence of, or with the mandate given by the authorized persons stipulated in Articles 26, 27 and 28, Items 3, 4, 5, 6 and 7 of Article 29, Items 2 and 3 of Article 30, Items 2, 3, 4 and 5 of Article 31, Items 2, 3 and 4 of Article 32, Items 2, 3 and 4 of Article 33, Items 2 and 3 of Article 34, and Item 3 of Article 35, of this Ordinance, his/her subordinate has the authority to handle the violations on the same level of his/her jurisdiction.

Article 37.- The principles for defining the competence in handling violations of administrative regulations

1. The People's Committees at all levels have the authority to handle violations of administrative regulations in the field of State management in their localities.

2. The specialized State-management body has the right to handle violations of administrative regulations in the field of its specialized branch.

3. In case the violation falls within the jurisdiction of different agencies, the handling shall be conducted by the agency that is the first to handle the case.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



MEASURES TO PREVENT VIOLATIONS OF ADMINISTRATIVE REGULATIONS AND ENSURE THEIR HANDLING

Article 38.- The measures to prevent violations of administrative measures and ensure their handling

When the need arises to prevent in a timely manner violations of administrative regulations, or to ensure the handling of the violations, the authorized person may apply the following measures in accordance with administrative procedure:

a) To make temporary detention of the offender;

b) To make temporary seizure of tools and instruments employed in the violation;

c) To warrant a body search;

d) To search transport means and belongings;

e) To search hiding places of tools and instruments employed in the violation.

In applying these measures, the authorized person must strictly comply with the provisions described in Articles from 39 to 44 of this Ordinance; all violations must be handled as presribed in Article 91 of this Ordinance.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. The temporary detention of offenders according to administrative procedure shall apply only to cases when it is necessary to gather and investigate into important details which will serve as ground for a decision on administrative sanction, or to prevent or immediately stop acts of disturbance of public disorder.

2. The temporary detention of offenders shall not exceed 12 hours; in case of necessity, it may be prolonged but shall not exceed 24 hours from the beginning of the detention.

For offenders who violate provisions on border security or who commit acts of violation of administrative regulations in remote mountainous or island areas, the temporary detention may be further prolonged but shall not exceed 48 hours.

3. At the request of the temporarily detained offenders, the authority who makes the warrant for temporary detention must notify their families and places of work or study. If the temporary detention is applied to a juvenile offender for over six hours, his/her parents or tutor must be notified of the detention.

4. In all cases of temporary detention of offenders, there must be a written warrant, a copy of which shall be handed to the detained offenders.

5. It is prohibited to put temporarily detained offenders of administrative regulations in detention rooms reserved for criminal offenders or at places which do not have the proper hygiene and safety conditions for the temporarily detained persons.

Article 40.- The competence for temporary detention of alleged offenders according to administrative procedure

The following authorities have the authority to order temporary detention of alleged offenders according to administrative procedure:

a) Presidents of the People's Committees of communes and townships; the Commanders of Public Security Stations at ward level;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c) Commanders of Divisions of Public Traffic Police, Criminal Police, Economic Police, Social Order Police and Immigration at provincial level.

d) Chiefs of Special Police at central level; Commanders of Mobile and Unattached Police Units of company level or higher; Chiefs of Frontier Police Stations;

e) Chiefs of Ranger Stations;

f) Chiefs of Frontier Customs Stations;

g) Chiefs of Market-Management Teams;

h) Commanders of Sub-Regional Frontier Stations or Naval Frontier Patrol Teams or Border Posts, and Chiefs of Frontier Army Units in border and island garrisons;

i) Captains of airplanes and sea-going ships after departure of these means from ports.

In case the personnel specified in Points (a), (b), (c), (d), (e), (f), (g) and (h) of this Article are absent or not capable of performing their duty, their deputies may issue the warrant to place the presumed offenders in temporary detention in compliance with the administrative procedure.

Article 41.- Temporary seizure of tools and instruments employed in violations of administrative regulations

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The personnel stipulated in Article 40 of this Ordinance have the right to order the temporary seizure of material evidences of the violation of administrative regulations.

2. In case of necessity, the immediate chief of the combatant of the unit of the People's Police, Frontier Army, Rangers, Customs and Market Management Inspection has the right to issue the warrant for temporary seizure of material evidences of the violation of administrative regulations and, within 24 hours from the issue of the warrant, he/she shall report the cases to his/her superior chief, who is one of the personnel stipulated in Points (a), (b), (c), (d), (e), (f), (g) and (h) of Article 40 of this Ordinance, to get his/her written approval.

3. The authority who issues the warrant for temporary seizure of material evidences of the violation of administrative regulations is responsible for their keep; if they are lost, sold away, exchanged or damaged due to the fault of this authority, he/she is responsible for their compensation.

In case the material evidences of the violation of administrative regulations must be sealed, the sealing shall be done in the presence of the presumed offender or the representatives of his/her family, his/her organization, the administration and the witnesses.

4. With regard to Vietnamese currency, foreign exchange, gold, silver, the precious metals, gemstones, drugs and other materials which are to be stored according to special procedures, the storage shall be done in accordance with the provisions of law.

For material evidences of the violation of administrative regulations which are non-durable commodities or products, the authority who warrants their seizure must handle them in accordance with the provision of Item 3, Article 52, of this Ordinance.

5. Within not more than 15 days from the date of the temporary seizure, the authority who warrants the seizure must proceed with the handling of them in accordance with the measures prescribed in the concerned decision, or return them to the concerned individuals and organizations if no confiscation is applied to the temporarily seized material evidences. In case only a fine shall be applied to the offending individual or organization, the fining authority has the right to temporarily seize the vehicle permit, driving license, other travel document or the tools or instruments employed in the violation until the individual or organization has carried out the fining decision.

6. The temporary seizure of material evidences of the violation of administrative regulation must be made with a written decision, a copy of which shall be handed to the offender or a representative of the offending organization.

Article 42.- Body search according to administrative procedure

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Only those persons specified in Article 40 of this Ordinance shall have the authority to warrant a body search according to administrative procedure.

Commissioned and non-commissioned officers of the People's Public Security, Frontier Guard Corps, employees of the Ranger Corps, Customs Office and Market Inspection <%-2>Teams who are on duty, are authorized to conduct body searches according to administrative procedure when they have ground to believe that if the search is not conducted on the spot, the objects, documents or instruments employed in the violation of administrative regulations may be disposed of, or destroyed. They shall be responsible before law for their decision, and shall report immediately to the chief of their unit.

3. Before conducting a body search, the searcher shall notify the subject of his/her decision. The searcher and the searched must be of the same sex, and the search shall be done in the presence of a witness of the same sex.

4. All body searches shall be recorded in written minutes, a copy of which shall be handed to the searched.

Article 43.- Search of transport means and properties according to administrative procedure

1. The search of transport means and properties according to administrative procedure may be conducted only when there is evidence to determine that there are hidden in them objects, documents or instruments employed in the violation of administrative regulations.

2. Market Inspectors, commissioned and non-commissioned officers of the People's Public Security, Frontier Guard Corps, employees of the Ranger Corps, Customs Office, Tax Office and Inspectors who are on duty are authorized to conduct searches of the subject transport means and properties.

3. The search of transport means and properties must be done in the presence of the owner or operator and a witness; in the event of an absence of the owner or operator, two witnesses must be present.

4. All searches of transport means and properties shall be recorded in written minutes, a copy of which shall be handed to the owner or operator.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. A search of the place for material evidences of the violation of administrative regulations may be conducted only when there is ground to determine that certain material evidences of the violation are being hidden in that place.

2. The Chief of a district-level Public Security Office has the right to warrant a search of a place for material evidences of the violation of administrative regulations; if the suspected place is a dwelling house, the warrant must be approved by the Head of the People's Procuracy of the same level before it may be carried out.

The Director of the Department of Economic Police, the Heads of the provincial-level Bureaus of Economic Police and Criminal Police, the Chief of a district-level Public Security Office and the Chief of a Market-Management Team have the right to warrant a search of a place for material evidences of the violation of administrative regulations when he/she has ground to believe if such a search is not conducted immediately, the material evidences may be disposed of, or destroyed, and shall be responsible before law for his/her decision; at the same time, he/she has to report the decision in writing to the office of the People's Procuracy of the same level within 12 hours from the time of the warrant.

3. The search of a place for hidden material evidences of the violation must be conducted in the presence of the owner or members of his/her family, and in the presence of two witnesses.

4. No search of a place for hidden material evidences shall be conducted at night, except for cases of emergency and for which the reasons must be described clearly in the minute.

5. All searches of places for hidden material evidences shall be recorded in minutes, a copy of which shall be handed to the owner.

Chapter VI

PROCEDURE FOR ADMINISTRATIVE SANCTIONS

Article 45.- Stoppage of the act of violation of administrative regulations

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 46.- The simplified procedure

In the event a violation of administrative regulations is given a sanction from warning to a fine of up to 20,000 VND, the authorized person who handles it must make the decision on the spot.

The decision on the fine must clearly indicate the full name and address of the offender and the fine, the place to pay the fine, and the full name of the authorized person. Copies of this decision shall be handed to the fined individual or organization and sent to the fine-collection authority.

Article 47.- Making records of the violations of administrative regulations

1. Upon discovering a violation of administrative regulations, the authorized person shall make a prompt record of it, except for cases where simplified procedure is applied.

2. The record of the violation of administrative regulations must clearly indicate its place and date of making; the full name and position of the person who makes it; the full name, address and occupation of the offending individual or organization; the place and date of the violation; the act of violation; the measures to prevent it and enforce the sanction (if any); the state of the temporarily seized material evidences (if any); the testimonies of the offenders or representatives of the offending organization; if there are witnesses, victims or representatives of the victimized organization, the record must clearly indicate their full names, addresses and testimonies.

3. The record must be made into at least two copies; signed by the record maker and the offender or representatives of the offending organization; if there are witnesses, victims or representatives of the offending organization, they are required to sign the record as well; if witnesses and victims refuse to sign the record, the reasons for their refusal must be clearly indicated in the record.

In the event the record contains more than one sheet, the specified persons in Item 3 of this Article shall sign on every sheet.

4. A copy of the completed record shall be handed to the offending individual or organization; if the record maker is not authorized to mete out a sanction, he/she shall send it to the person of authority.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Within fifteen days from the date of the record on a violation of administrative regulations, the authorized person has to decide on sanctions against it; if the violation involves different complicated details, this period may be prolonged but may not exceed thirty days.

In sanctioning a person who has committed a violation of administrative regulations on different counts, the authority has to decide sanction for each and every of them; if the sanction is a fine, it shall be the sum total of the fine on each of the counts.

2. The sanction decision must clearly indicate its place and date of making; the full name and position of the decision maker; the full name and addresses of the offending individual or organization; the details related to the handling of the violation; the name of the articles of legal documents which are invoked for the sanction, the sanctioning measure; the additional sanctions, the measures to handle material evidences; the measures to overcome consequences (if any); the place and time for the sanction to be carried out, and the signature of the sanctioning authority.

The sanction decision must also indicate clearly that if the sanctioned individual or organization shall not willingly implement the sanction, it shall be forced on them; and the place and time where complaints can be lodged.

3. The sanction decision shall take effect from the date of its signing, unless otherwise provided for in the decision.

4. The sanction decision shall be sent to the offending individual or organization and the fine-collection authority within a period of three days from the date of the decision.

Article 49.- Fine procedure

1. Any fine which goes over 20,000 VND must be handled in strict accordance with the provision of Articles 47 and 48 of this Ordinance.

2. The fined individuals and organizations, including those fined on simplified procedure, shall pay their fine at places indicated in the sanction decision and, in doing so, they shall be given receipts for it.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. A copy of the sanction decision with fines of up to 2,000,000 VND and more must be sent to the People's Procuracy of the same level.

5. No on-the-spot collection of fine is allowed.

6. The Government shall provide details of the fine-paying procedure and the handling of the receipts and collected fines.

Article 50.- Procedure for revoking the right to use permits

1. In administering sanction in the form of revoking the right to use a permit, the administering authority shall indicate clearly in the sanction decision the name, category and serial number of the revoked permit, the effective time of the revocation and shall immediately notify the issuing office of the permit of its revocation.

2. In the event the revocation is definite, when it expires as indicated in the sanction decision, the revoking authority shall return the permit to the individual or organization that is permitted to use it.

3. When a permit is found to have been issued improperly or containing unlawful content, the sanctioning authority shall immediately seize it and at the same time notify the seizure to the proper State authority.

Article 51.- Procedure for confiscation of material evidences involved in violation of administrative regulations

1. In administering sanctions in the form of confiscation of material evidences involved in a violation of administrative regulations, the administering authority shall make a minute which indicates clearly the names, volumes and categories of the confiscated materials, their serial numbers (if any), their state of quality, the signatures of those who carry out the confiscation, the subjects of the sanction or representatives of the sanctioned organization and the witnesses.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. The decision to confiscate the material evidences involved in the violation of administrative regulations, which are valued at 5,000,000 VND and more, shall be sent immediately to the People's Procuracy of the same level.

Article 52.- The handling of material evidences involved in violation of administrative regulations

1. For material evidences which are involved in violation of administrative regulations and which are to be confiscated for State Treasury, the handling authority is responsible for keeping and transferring them to the Financial Service of district or higher level. The Financial Service shall set up a Council to evaluate the confiscated materials and put them on auction. The proceedings from the auction shall be remitted to the State budget through its account at the State Treasury.

2. For material evidences which are depraved cultural products, or fake goods with no use value, or products harmful to human health and life and the environment, the handling authority shall call a Council to carry out their destruction. Depending on the nature of the material evidences, this Council shall be composed of representatives of the State office of the handling authority and other concerned authorities. The destruction of the material evidences involved in violation of administrative regulations must be recorded in minutes which shall bear the signatures of the members of the handling Council.

3. For material evidences which are commodities and products which are easily perishable, the handling authority shall make a minute of them and put them immediately on sale. The proceeds from this sale shall be remitted to the State budget through its account at the State Treasury.

4. For material evidences involved in violation of administrative regulations, with the exception of those stipulated in Items 2 and 3 or this Article, which are not clear to whom they belong, the handling authority shall make notice about them on mass media and in public postings; after a period of thirty days from the notification and public posting, if it is still impossible to identify their owner, the handling authority shall transfer them to the Financial Service of district or higher level to be handled according to the provision of Item 1 of this Article.

Article 53.- Transferring a dossier on violation of administrative regulations to examination for penal liability

When it appears that an act of violation of administrative regulations contains signs of a criminality, the handling authority shall immediately transfer the case and its dossier to the penal authority for continued handling.

Absolute prohibition applies to all acts of keeping cases with signs of criminal action for administrative sanction.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Individuals and organizations that are sanctioned administratively shall execute the sanctions within five days from the date the sanction decisions are delivered to them, except for cases otherwise provided by law.

2. Individuals and organizations that are sanctioned administratively and that intentionally refuse to execute the sanction decisions shall be forced to do so.

3. The sanctioned organizations shall execute the sanction decisions and, at the same time, seek to define the faults directly committed by their members while they are on their assigned duties so as to determine their responsibility and force them to compensate in accordance with the provisions of law.

Article 55.- Enforcement of the decisions to sanction violations of administrative regulations

1. Individuals and organizations that commit acts of violation of administrative regulations and that are not willing to carry out the sanction decisions handed to them shall be compelled to execute them by one of the following measures:

a) To deduct part of their salaries or income, or their bank accounts;

b) To confiscate their properties which have a total value equal to the amount spelled by the sanction and put them on auction;

c) To apply other measures to enforce the sanction decision.

2. The handling authority has the right to decide on enforcement measures and shall organize their execution.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. The individuals and organizations that are subject to enforcement shall bear all the expenses incurred by the execution of enforcement measures.

5. The procedures for application of enforcement measures specified in Item 1 of this Article and of the additional sanctions and other damage control measures shall be provided for by the Government.

Article 56.- Effective time for execution of sanction on violation of administrative regulations

The decision to sanction violations of administrative regulations shall expire in one year from the date of issue; the effective time specified in this Article shall not apply to cases in which the sanctioned individual or organization intentionally tries to evade and delay its execution.

Chapter VII

PROCEDURES FOR APPLICATION OF OTHER ADMINISTRATIVE MEASURES

ITEM 1. PROCEDURE FOR EDUCATION AT COMMUNE, WARD OR TOWNSHIP

Article 57.- The decision on education at commune, ward or township

1. The President of the communal People's Committee may decide on the application of education measure at the commune, ward or township to people specified in Article 21 of this Ordinance.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. Copies of the decision shall be sent to the person to be educated at commune, ward or township, his/her family and the implementing agency or organization.

Article 58.- Content of the decision on education at commune, ward or township

The decision on education at commune, ward or township shall clearly indicate the date of issue; the full name and position of the issuing official; the full name, date of birth and place of residence of the person to be educated at commune, ward or township; the reasons of the decision and the legal provisions that are invoked for it; the date for the application and its effective time; and the agencies, organizations and family to execute the decision.

Article 59.- Execution of decision

The person who is subjected to education at commune, ward or township, his/her family, and the agencies and organizations assigned with the task of conducting the education are responsible for the execution of the decision. Once a month, the assigned agencies, organizations and the family are due to report the progress to the President of the communal People's Committee. If the subject person has made remarkable progress, the President of the communal People's Committee shall decide to cease the education measure.

ITEM 2. PROCEDURE FOR ENROLLING IN APPROVED SCHOOL

Article 60.- Filing of dossier to enroll subject person in approved school

1. If a juvenile delinquent needs to be enrolled in an approved school, the President of the People's Committee of the commune of residence of that person shall file a dossier, and submit it to the President of the district People's Committee.

Within a period of seven days from the reception of the dossier, the President of the district People's Committee shall have to complete the investigation, and file a request to the President of the provincial People's Committee to enroll the subject person in approved school.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Within a period of 10 days from the reception of the record and report, the President of the district People's Committee shall have to complete the gathering, consideration and filing of a request to the President of the provincial People's Committee to enroll the subject person in approved school.

2. The dossier comprises a brief personal history, documents related to the act of violation against law, a list of re-education measures already applied, remarks by the Public Security Service, comments by the Youth Union and Women's Union organizations and the local branch of the Committee for Protection and Care of Children, and comments of the parents or the tutor.

3. The Public Security Service has the responsibility to assist the People's Committee of the same level in the gathering and filing documents for the dossier.

Article 61.- Decision to enroll in approved school

1. The President of the provincial People's Committee shall decide on the enrollment of a person in approved school within ten days from the reception of the proposal of the Consulting Council.

2. The Consulting Council to be set up by the President of the provincial People's Committee shall comprise representatives of the leaderships of the Public Security Service, the Justice Service and the provincial Committee for Protection and Care of Children. The representative of the leadership of the Public Security Service is the standing member of the Consulting Council.

3. Within a period of 20 days from the reception of the dossier, the Consulting Council shall meet to review the dossiers and file a report to the President of the provincial People's Committee to decide on the enrollment of the subject persons in approved school.

The meeting of the Consultant Council shall be attended by a representative of the People's Procuracy of the same level.

4. The decision to enroll a person in approved school shall be sent to that person, his/her parents or tutor, the Public Security service of the province and commune of his/her residence.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 62.- Content of the decision to enroll a person in approved school

The decision to enroll a person in approved school must clearly indicate the date of issue; the full name and position of the issuing authority; the full name, date of birth, place of residence of the subject person; the reasons; the legal provisions that are invoked; and the effective time and place of execution of the decision.

The decision must also indicate clearly the right to complaint of the person to be enrolled in approved school, and the place and time to lodge a complaint.

Article 63.- Execution of the decision to enroll a person in approved school

1. Within five days from the date of issue of the decision, the provincial Public Security service shall have to coordinate with the family or tutor to bring the subject person to the approved school.

2. The time of execution of the decision is counted from the date the subject person starts implementing the decision at the approved school.

During the period of execution of the decision, the subject person shall be subjected to the control of the school.

Article 64.- Postponement or exemption of execution of the decision to enroll in approved school

1. The person who has been placed in an approved school shall be given postponement or exemption of execution of the decision in one of the following circumstances:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b) His/her family is running into special difficulties and he/she has put forth a proposal to the effect which is endorsed by the President of the People's Committee of the commune where he/she resides.

2. When the conditions for the postponement or exemption of execution of the decision no longer exist, the execution shall resume; if during the postponement or exemption, the subject person shows good conduct in the observance of law or makes a meritorious deed, he/she may be exempted from resuming the execution of the decision.

3. In the cases specified in Items 1 and 2 of this Article, the President of the People's Committee of the commune where he/she resides shall file a report to the President of the district People's Committee. Within five days from the reception of the report, the President of the district People's Committee shall have to complete the consideration and propose to the President of the provincial People's Committee to decide on postponing or exempting the execution of the decision.

Article 65.- Reduction of the term or temporary suspension of the execution

1. The person who has been in the approved school for half of the time of his/her term and who has made clear progress or recorded a meritorious deed, is eligible for consideration to reduce the term.

2. In the event the subject person falls critically ill or suffers from acute ailment while staying at approved school, he/she may be temporarily suspended from the execution of the decision to be hospitalized, or returned to his/her family for treatment.

3. The Minister of the Interior shall decide on the reduction of term or the temporary suspension of the execution of the sanction decision at approved school on the basis of the proposal by the school. This decision shall be sent to the People's Committee of the province where the sanction decision is made.

Article 66.- Expiration of the execution of reformatory measures

When the execution of reformatory measures expires, the approved school shall issue to the subject person a certificate to the effect that he/she has completed the implementation of the reformatory measure, and send a copy of this certificate to the People's Committee of the province where the sanction decision is made, the People's Committee of the district where the sanction decision is proposed, the People's Committee of the commune where he/she resides, and also a notice to his/her family.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 67.- Filing a proposal for sending a person to re-education institution

1. For a person who needs to be sent to a re-education institution, the President of the People's Committee of the commune where that person resides shall consider and file a dossier to the President of the district People's Committee.

Within seven days from the reception of the dossier, the President of the district People's Committee shall have to complete investigation and propose in writing the admission of the subject person into re-education institution to the President of the provincial People's Committee.

For a person who has no permanent residence, the President of the People's Committee of the commune where the subject person who has committed acts of violation against law as described in Article 23 of this Ordinance shall file a minute and report to the President of the district People's Committee for consideration and filing a dossier.

Within ten days from the reception of the minute and report, the President of the district People's Committee shall gather, consider, file and send a dossier along with a proposal to send the subject person to re-education institution to the President of the provincial People's Committee.

2. The dossier shall comprise a brief personal history of the subject person, documents on his/her law-breaking acts, the re-education measures already applied and comments by the Public Security Service and the concerned local social organizations.

3. The Public Security Service is responsible for assisting the People's Committee of the same level in gathering information and data for the dossier.

Article 68.- Decision on admission into a re-education institution

1. The President of the provincial People's Committee shall decide on the sending of the subject person to a re-education institution within ten days from the reception of the proposal by the Consulting Council.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. Within thirty days from the reception of the dossier, the Consulting Council shall meet to review the dossiers and file a proposal to the President of the provincial People's Committee for decision.

The meeting of the Consulting Council shall be attended by a representative of the People's Procuracy of the same level.

4. The decision to send a person to a re-education institution shall be sent to that person, the provincial Public Security Service, the district People's Committee and the People's Committee of the commune where he/she resides.

Article 69.- Content of the decision to send a person to a re-education institution

The decision to send a person to a re-education institution shall clearly indicate the date of issue; the full name and position of the issuing authority; the full name, date of birth, occupation and residence of the subject person; the reasons; the legal provisions and documents that are invoked; and the time and place for the execution.

The decision shall clearly indicate the right to complaint of the subject person, and the place and time for lodging his/her complaints.

Article 70.- Execution of the decision to send a person to re-education institution

1. Within five days from the date of issue of the decision, the provincial Public Security Service shall organize the introduction of the subject person to the re-education institution.

2. The effective time for the execution of the decision to send a person to a re-education institution is counted from the date that person starts executing it at the institution.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 71.- Postponement or exemption of the execution of the decision to send a person to a re-education institution

1. The person subject to the administrative sanction measure of placement at a re-education institution may be allowed to postpone the execution of the measure in one of the following circumstances:

a) He/she is critically ill, as certified by a hospital of district or higher level;

b) She is pregnant, as certified by a hospital of district or higher level; or is a nursing mother with a child of less than 12 months of age;

c) His/her family is running into special difficulties and he/she has made a proposal to this effect which has been endorsed by the People's Committee of the commune where he/she resides.

2. When the conditions for the postponement no longer exist, the execution of the sanction decision shall resume; if during the postponement, the subject person has shown clear progress in the observance of law or recorded a good feast, he/she may be exempted from continuing the execution of the sanction decision.

3. In the cases stipulated in Items 1 and 2 of this Article, the President of the People's Committee of the commune where the subject person resides shall file a report to the President of the district People's Committee. Within five days from the reception of the report, the President of the district People's Committee shall consider and propose the President of the provincial People's Committee to postpone or exempt the execution of the sanction decision.

Article 72.- Reduction of term and suspension of the execution of the sanction measure of placement in re-education institution

1. The subject person at a re-education institution who has gone through a half <%-2>of the time of his/her term and who has made clear progress or recorded a meritorious deed may be considered for a reduction of the term.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. The Minister of the Interior shall decide on the reduction of the term or the temporary suspension of the execution of the sanction decision on the basis of the proposal of the Director of the institution. This decision shall be sent to the President of the People's Committee of the province where the sanction decision is made.

Article 73.- Expiration of the execution of the placement at a re-education institution

When the term for a person to stay at a re-education institution has expired, the institution shall issue him/her a certificate to the effect that the person has completed the execution of the sanction, and send copies of this certificate to the People's Committee of the province where the sanction decision is made, the People's Committee of the district where the sanction decision is proposed and the People's Committee of the commune where he/she resides, and a notice to his/her family.

ITEM 4. PROCEDURE FOR ADMISSION INTO MEDICAL CENTER

Article 74.- Filing of dossier for a person to be taken into a medical center

1. For a person to be taken into a medical center, the President of the People's Committee of the commune where that person resides shall consider and file a dossier to be sent to the President of the district People's Committee.

Within seven days from the reception of the dossier, the President of the dist<%-2>rict People's Committee shall have to complete the investigation and file a proposal to send the subject person to a medical center for submission to the President of the provincial People's Committee.

For a person who has no permanent residence, the People's Committee of the commune where that person commits acts of violation against law, as stipulated in Article 24 of this Ordinance, shall file a minute and report to the district People's Committee.

Within ten days from the reception of the minute and report, the President of the district People's Committee shall review, consider and file a dossier to propose that the subject person be taken into a medical center for submission to the President of the provincial People's Committee.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. The Labor, War Invalids and Social Affairs Service is, together with the Public Security and Health Services, responsible for assisting the People's Committee of the same level in gathering documents to file the dossier.

Article 75.- Decision to take a person into medical center

1. The President of the provincial People's Committee decides the sending of a person to a medical center within ten days from the reception of the written proposal by the Consulting Council.

2. The Consulting Council to be set up by the President of the provincial People's Committee shall comprise representatives of the leaderships of the Labor, War Invalids and Social Affairs Service, the Public Security Service, the Justice Service and the Provincial Committee of the Vietnam Women's Union. The representative of the Labor, War Invalids and Social Affairs Service is the standing member of the Consulting Council.

3. Within thirty days from the reception of the dossier, the Consulting Council shall meet to review and file a proposal to submit to the President of the provincial People's Committee for decision.

The meeting of the Consulting Council shall be attended by a representative of the People's Procuracy of the same level.

4. The decision to take a person into a medical center shall be sent to that person, the provincial Labor, War Invalids and Social Affairs Service and Public Security Service, the district People's Committee and the People's Committee of the commune where that person resides.

Article 76.- Content of the decision to take a person into a medical center

The decision to take a person into a medical center shall clearly indicate the date of issues; the full name and position of the issuing authority; the full name, date of birth, occupation and residence of the person to be taken into medical center; the reasons; the legal provisions and documents that are invoked; and the time and place for the execution.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 77.- Execution of the decision to take a person into a medical center

1. Within five days from the issue of the decision, the provincial Public Security Service is responsible for organizing the taking of the subject person into the medical center.

2. The term for execution of the decision to take a person into a medical center is counted from the day that person starts executing the decision at the medical center.

During the execution of the decision, the subject person shall be subject to the control of the center.

Article 78.- Expiration of the execution of the decision to take a person into a medical center

When the term of the execution of the decision expires, the Director of the center shall issue the subject person a certificate to the effect that he/she has completed the execution of the decision and send copies of the certificate to the People's Committee of the province where the decision is made, the People's Committee of the district where the decision is proposed, the People's Committee of the commune where the subject person resides, the Health Service and the Public Security Service where dossiers of the subject person are kept, and a notice to his/her family.

ITEM 5. PROCEDURE OF ADMINISTRATIVE PROBATION

Article 79.- Filing a proposal for administrative probation

1. For a person who needs to be put on administrative probation, the President of the People's Committee of the district where that person resides shall file a dossier to submit to the President of the provincial People's Committee for decision.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. The district Public Security Service and the communal People's Committee are responsible for assisting the President of the district People's Committee in gathering information and data and filing the dossier.

Article 80.- Decision on administrative probation

1. The President of the provincial People's Committee shall decide on the imposition of administrative probation on the subject person within ten days from the reception of the proposal by the Consulting Council.

2. The Consulting Council to be set up by the President of the provincial People's Committee shall comprise representatives of the leaderships of the Public Security Service, the Justice Service and the Povincial Committee of the Vietnam Fatherland Front. The representative of the Public Security Service is the standing member of the Consulting Council.

3. Within thirty days from the reception of the dossier, the Consulting Council shall meet to review the dossiers and file a proposal to the President of the provincial People's Committee for decision.

The meeting of the Consulting Council shall be attended by a representative of the People's Procuracy of the same level.

4. The decision to impose administrative probation on a person shall be sent to that person, the district People's Committee and the Public Security Service of the same level, the People's Committee of the commune where he/she resides and the place where the probation is to be carried out.

Article 81.- Content of the decision to put a person on administrative probation

The decision to impose administrative probation on a person shall clearly indicate the date of issue; the full name and position of the issuing authority; the full name, date of birth, occupation and residence of the subject person; the reasons; the legal provisions and documents that are invoked; and the time and place for the execution.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 82.- Execution of the decision to place a person on administrative probation

1. The effective time for the execution of the administrative probation is counted from the date that person starts executing it. During the execution of the decision, the subject person shall be subject to the control and education by the communal authorities and people in the locality where he/she executes the decision on administrative probation.

2. The President of the People's Committee of the commune where the subject person executes the decision on administrative probation is responsible for controlling and educating the subject person; every three months, he/she shall report to the President of the district People's Committee where the dossier is filed so that the latter may report to the President of the provincial People's Committee.

Article 83.- Reduction of term for administrative probation

1. The subject person who has served half of his/her term on administrative probation and who has made clear progress in law observance or recorded a meritorious deed may be considered for a reduction of the term.

2. The President of the provincial People's Committee where the decision on administrative probation is made is authorized to reduce the term for administrative probation on the subject person on the basis of the proposal of the President of the district People's Committee where the dossier is filed.

Article 84.- Expiration of the administrative probation

When the term for administrative probation has expired, the President of the People's Committee of the commune where the probation is executed shall issue the subject person a certificate to the effect that he/she has completed the administrative probation, and send copies of this certificate to the People's Committee of the province where the sanction decision is made, the People's Committee of the district where the dossier is filed.

ITEM 6. CONTROLLING LAW OBSERVANCE IN THE APPLICATION OF OTHER ADMINISTRATIVE MEASURES

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. The People's Procuracy shall supervise the observance of law in the process of filing dossiers, making and executing decisions on application of other administrative measures.

2. The decisions to place a person in approved school, re-education institution, medical center, or on administrative probation, and the other decisions concerning the implementation of measures described in this Item must be sent to the People's Procuracy of the same level within three days from the date of issue of the decision.

Article 86.- The right to protest of the People's Procuracy over the application of other administrative measures

When signs of violations against law are detected in the application of other administrative measures, the People's Procuracy shall lodge its protest against the authority that issues the decision, or the organization that executes it. Within fifteen days from the reception of the protest, the issuing authority or executing organization shall have to complete the review and reply in writing to the People's Procuracy.

In the event the People's Procuracy does not agree with the content of the written reply on the application of other administrative measures from the issuing authority or executing organization, it shall report the case to the Chief of the Supreme People's Procuracy.

Chapter VIII

COMPLAINTS AND DENUNCIATIONS

Article 87.- Complaints on the application of preventive measures against violations of administrative regulations, and the ensuring of the handling of violations of administrative regulations

1. The individuals and organizations that are subject to measures stipulated in Articles from 39 to 44 of this Ordinance or their legitimate representatives have the right to lodge complaints to the authority immediately above the authority that issues the decision to apply these measures.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 88.- Complaints on the decisions on administrative sanction

1. The individuals and organizations that are sanctioned administratively or their legitimate representatives have the right to complain to the sanctioning authority within ten days from the reception of the decision.

Within fifteen days from the reception of the complaint, the complained is responsible to handle and respond in writing to the complainant. In the event the complainant does not agree with the settlement of his/her complaint, he/she has the right to lodge his/her complaint to the authority immediately above the sanctioning authority within three days from the reception of the settlement decision. Within twenty days from the reception of the complaint, the authority immediately above the sanctioning authority is responsible to settle and reply in writing to the complainant, and this settlement decision is final.

The complaint against complaint-settling decisions by the Presidents of the provincial People's Committees, ministerial Department Directors, Specialized Inspectors and Heads of ministerial inspection bodies shall be channeled to Ministers, Heads of agencies at ministerial level or Heads of agencies attached to the Government which perform State management function over branches and fields of operation. Within thirty days from the reception of the complaint, the Ministers, the Heads of the agencies at ministerial level or the Heads of the agencies attached to the Government shall have to complete the review, make the conclusion and reply in writing to the complainant. In the event this conclusion differs from the earlier-decided settlement of the complaint, within seven days from the reception of the conclusion, the authority that issues the earlier settlement decision shall have to complete the reconsideration and change the decision according to the conclusion of the Minister, or the Head of the agency at ministerial level, or the Head of the agency attached to the Government in charge of the branch or field of operation. This new decision is final. In the event the President of the provincial People's Committee does not agree with the conclusion of the Minister, or the Head of the agency at ministerial level, or the Head of the agency attached to the Government, he/she may lodge a complaint to the General State Inspector. Within forty-five days from the reception of the complaint, the General State Inspector shall have considered and taken decision on the complaint. The decision of the General State Inspector is final.

2. The complaint against a decision on administrative sanction shall not suspend its execution except when it orders the dismantlement of an allegedly unauthorized construction project.

3. The settler of the complaint may issue one of the following decisions:

a) To retain the sanction decision;

b) To change the form, level and measure of the sanction;

c) To rescind the sanction decision.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



In the event the complainant does not agree with the decision on compensation or indemnification, he/she may request the Court to proceed with the case according to the procedure of civil proceedings.

Article 89.- Complaints against the decision to apply other administrative measures

1. The person who is sent to an approved school, a re-education institution or a medical center, or put on administrative probation, or his/her legitimate representative, has the right to lodge his/her complaint within ten days from the reception of the decision to the President of the provincial People's Committee who has issued it.

In the event the complainant does not agree with the settlement of his/her complaint by the President of the provincial People's Committee, he/she may lodge a complaint to the Minister of the Interior against the decision which sent him/her to the approved school or the re-education institution, or which imposed administrative probation on him/her; or to the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs on the decision which sent him/her to the medical center. Within forty-five days from the reception of the complaint, the Minister of the Interior or the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs is responsible for settling the complaint and replying in writing to the complainant. The complaint-settlement decision of the Minister of the Interior, or of the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs, is final.

2. The complaint against the decision to send a person to approved school, re-education institution, medical center or to place him/her on administrative probation, shall not suspend the execution of the decision.

3. The complaint-settling authority may issue one of the following decisions:

a) To retain the sanction decision;

b) To change the term for application of administrative measures;

c) To rescind the sanction decision.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. The denunciation against an unlawful behavior of an authority in handling violations of administrative regulations shall be considered and settled directly by his/her immediate superior.

2. Upon receiving the denunciation, the authorized person shall consider and handle it promptly and issued a written response on it within fifteen days, or thirty days for complicated cases, from the reception of the denunciation.

Chapter IX

HANDLING OF VIOLATIONS

Article 91.- Handling of violations committed by authorities in the handling of violations of administrative regulations

The authority in the handling of violations of administrative regulations who abuses power to tolerate or cover up, not to handle violations promptly and properly, or to act beyond his/her vested power, shall, depending on the nature and extent of the violation, be disciplined or examined for penal liability; if the violation incurs material losses, compensation shall have to be made in accordance with the provision of law .

Article 92.- The handling of violations committed by offenders of administrative regulations

If the subject person of administrative sanction commits acts against officials on duty, or intentionally delays or evades its execution, or commits other acts of violation, he/she shall, depending on the nature and extent of his/her violations, be either sanctioned administratively, or examined for penal liability; if the violation incurs a material loss, the loss must be compensated in accordance with the provisions of law.

Chapter X

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 93.- This Ordinance takes effect from the 1st of August 1995.

Article 94.- This Ordinance replaces the Ordinance on Sanction of Violations of Administrative Regulations on the 30th of November 1989.

The earlier regulations on the handling of violations of administrative regulations which are contrary to this Ordinance are now annulled; in the event the cases are otherwise provided for by law, the ruling of law shall prevail.

Article 95.- The Government shall stipulate details for the implementation of this Ordinance.

 

 

ON BEHALF OF THE STANDING COMMITTEE OF THE NATIONAL ASSEMBLY,
CHAIRMAN




NONG DUC MANH

 

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Ordinance No. 41-L/CTN of July 06, 1995, on the handling of violations of administrative regulations

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.767

DMCA.com Protection Status
IP: 3.16.137.229
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!