Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 77-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Phan Văn Khải
Ngày ban hành: 29/11/1996 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 77-CP

Hà Nội, ngày 29 tháng 11 năm 1996

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 77-CP NGÀY 29 THÁNG 11 NĂM 1996 VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC QUẢN LÝ RỪNG, BẢO VỆ RỪNG VÀ QUẢN LÝ LÂM SẢN

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Luật bảo vệ và phát triển rừng ngày 12 tháng 8 năm 1991;
Căn cứ Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 6 tháng 7 năm 1995;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn,

NGHỊ ĐỊNH:

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1.- Phạm vi và đối tượng áp dụng:

Cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước có hành vi cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy định của Nhà nước về quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, chưa gây thiệt hại hoặc đã gây thiết hại đến rừng, đất rừng, lâm sản, môi trường rừng mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định này và các quy định khác của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính có liên quan.

Điều 2.- Lâm sản quy định tại Nghị định này gồm:

1. Gỗ rừng các loại gồm gỗ quý hiếm và gỗ thông thường theo quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và các sản phẩm chế biến từ gỗ.

2. Lâm sản khác gồm thực vật rừng (ngoài Khoản 1 Điều này), động vật rừng, loại quý hiếm và thông thường theo quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và sản phẩm chế biến từ các loại lâm sản đó.

Điều 3.- Nguyên tắc áp dụng mức xử phạt:

1. Trong trường hợp người vi phạm hành chính không có tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ thì mức phạt tiền là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định áp dụng đối với hành vi đó; nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức phạt tiền có thể giảm xuống thấp hơn nhưng không được thấp quá mức tối thiểu của khung tiền phạt quy định áp dụng đối với hành vi đó; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức phạt tiền có thể tăng cao hơn nhưng không được vượt qua mức tối đa của khung tiền phạt quy định áp dụng đối với hành vi đó.

2. Những trường hợp vi phạm quy định dưới đây thì không thuộc phạm vi xử phạt vi phạm hành chính mà chuyển sang truy cứu trách nhiệm hình sự:

a. Hành vi vi phạm mà mức độ gây thiệt hại vượt quá mức độ tối đa thuộc phạm vi xử phạt vi phạm hành chính đối với mỗi hành vi quy định tại các Điều từ Điều 4 đến Điều 14, Chương II của Nghị định này.

b. Khai thác, săn bắt, vận chuyển, mua, bán trái phép thực vật rừng, động vật rừng quý hiếm có giá trị đặc biệt về nhiều mặt theo quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Chương 2:

CÁC HÀNH VI VI PHẠM, HÌNH THỨC VÀ MỨC ĐỘ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH

Điều 4.- Phá rừng trái phép là hành vi phá rừng với bất kỳ mục đích gì mà không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép hoặc được phép nhưng làm không đúng quy định cho phép; bị xử phạt khi gây thiệt hại ở từng loại rừng với mức độ sau đây:

1. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 1.000.000 đồng:

a. Phá rừng sản xuất: đến 0,05 ha.

b. Phá rừng phòng hộ: đến 0,02 ha.

c. Phá rừng đặc dụng: đến 0,01 ha.

2. Phạt tiền từ trên 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng:

a. Phá rừng sản xuất: từ trên 0,05 ha đến 0,3.

b. Phá rừng phòng hộ: từ trên 0,02 ha đến 0,1 ha.

c. Phá rừng đặc dụng: Từ trên 0,01 ha đến 0,05 ha.

3. Phạt tiền từ trên 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng:

a. Phá rừng sản xuất: từ trên 0,3 ha đến 0,7 ha.

b. Phá rừng phòng hộ: từ trên 0,1 ha đến 0,3 ha.

c. Phá rừng đặc dụng: Từ trên 0,05 ha đến 0,2 ha.

4. Phạt tiền từ trên 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng:

a. Phá rừng sản xuất: từ trên 0,7 ha đến 1 ha.

b. Phá rừng phòng hộ: từ trên 0,3 ha đến 0,5 ha.

c. Phá rừng đặc dụng: Từ trên 0,2 ha đến 0,3 ha.

5. Người vi phạm quy định tại Điều này, ngoài việc bị phạt tiền, còn bị tịch thu lâm sản, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính (sau đây gọi là phương tiện vi phạm), buộc trồng lại rừng hoặc chịu chi phí trồng lại rừng.

Điều 5. Khai thác rừng trái phép là hành vi chặt cây rừng, lấy lâm sản không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép hoặc cho phép nhưng đã vi phạm các quy định về quản lý khai thác rừng, quản lý lâm sản; bị xử phạt khi có một trong các hành vi khai thác rừng trái phép với khối lượng hoặc giá trị lâm sản ở từng loại rừng sau đây:

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 20.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi mang công cụ phương tiện khai thác vào rừng mà không có giấy phép khai thác lâm sản của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoặc khai thác trái phép vào rừng sản xuất: gỗ thông thường đến 1m3; củi đến 2 st; lâm sản khác có giá trị đến 100.000 đồng (theo giá trị thị trường địa phương).

2. Phạt tiền trên 200.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái phép vào rừng sản xuất: gỗ thông thường từ trên 1m3 đến 2m3; củi từ trên 2 st đến 5 st; lâm sản khác có giá trị từ trên 100. 000 đến 400.000 đồng.

3. Phạt tiền từ trên 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng:

a. Gỗ tròn thông thường ở rừng sản xuất từ trên 2m3 đến 7m3; ở rừng phòng hộ đến 5m3; ở rừng đặc dụng đến 4m3.

b. Gỗ tròn quý hiếm: đến 1m3 (áp dụng chung cho cả 3 loại rừng).

c. Củi: từ trên 5st đến 20st.

d. Lâm sản khác: có giá trị từ trên 400.000 đến 2.000.000 đồng.

e. Người được phép khai thác rừng vi phạm quy định về bảo vệ rừng trong khai thác rừng (không phát luỗng dây leo, chặt cao gốc, không dọn vệ sinh rừng sau khai thác...) với diện tích đến 5 ha.

4. Phạt tiền từ trên 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng:

a. Gỗ tròn thông thường: ở rừng sản xuất từ trên 7m3 đến 15m3; ở rừng phòng hộ từ trên 5m3 đến 12m3; ở rừng đặc dụng từ trên 4m3 đến 10m3.

b. Gỗ tròn quý hiếm từ trên 1m3 đến 5m3.

c. Củi: từ trên 20st đến 70st.

d. Lâm sản khác: có giá trị từ trên 2.000.000 đến 8.000.000 đồng. e. Người được phép khai thác rừng vi phạm quy định về bảo vệ rừng trong khai thác rừng với diện tích từ trên 5 ha đến 15 ha.

5. Phạt tiền từ trên 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng:

a. Gỗ tròn thông thường ở rừng sản xuất từ trên 15m3 đến 25m3; ở rừng phòng hộ từ trên 12m3 đến 20m3; ở rừng đặc dụng từ trên 10m3 đến 15m3.

b. Gỗ tròn quý hiếm: từ trên 5m3 đến 10m3.

c. Củi: từ trên 70st đến 150st.

d. Lâm sản khác: có giá trị từ trên 8.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

e. Người được phép khai thác rừng vi phạm quy định về bảo vệ rừng trong khai thác rừng với diện tích từ trên 15 ha đến 40 ha.

6. Trường hợp khai thác trái phép vào rừng cây còn non không tính được khối lượng từng cây bằng m3 thì đo diện tịch bị chặt phá và chuyển sang xử lý theo hành vi "Phá rừng trái phép" quy định tại Điều 4 của Nghị định này; nếu là khai thác phân tán không tính được diện tích bị chặt phá, thì mới đo gộp số cây bị chặt phá tính bằng ster, quy ra m3 và tuỳ theo loại gỗ mà xử phạt như quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, Điều này.

7. Người vi phạm quy định tại Điều này, ngoài việc bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền, con bị tịch thu lâm sản, phương tiện vi phạm, tước quyền sử dụng giấy phép khai thác lâm sản.

Điều 6.- Phát đốt rừng trái phép để làm nương rẫy là hành vi phát đốt rừng để làm nương rãi ra ngoài vùng quy định; bị xử phạt khi gây thiệt hại ở từng loại rừng với mức độ sau đây:

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 20.000 đồng đến 200.000 đồng:

a. Phát đốt rừng sản xuất: đến 0,2 ha.

b. Phát đốt rừng phòng hộ: đến 0,1 ha.

c. Phát đốt rừng đặc dụng: đến 0,05 ha.

2. Phạt tiền từ trên 200.000 đồng đến 1.000.000 đồng:

a. Phát đốt rừng sản xuất: từ trên 0,2 ha đến 0,5 ha.

b. Phát đốt rừng phòng hộ: từ trên 0,1 đến 0,3 ha.

c. Phát đốt rừng đặc dụng: từ trên 0,05 đến 1 ha.

3. Phạt tiền từ trên 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng:

a. Phát đốt rừng sản xuất: từ trên 0,5 ha đến 1 ha.

b. Phát đốt rừng phòng hộ: từ trên 0,3 đến 0,5 ha.

c. Phát đốt rừng đặc dụng: từ trên 0,1 đến 0,3 ha.

4. Người vi phạm quy định tại Điều này, ngoài việc bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền, còn bị tịch thu lâm sản, phương tiện vi phạm, buộc trồng lại rừng hoặc chịu chi phí trồng lại rừng.

Điều 7. Vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy rừng là hành vi vi phạm những quy định về phòng cháy, chữa cháy rừng hoặc gây cháy rừng; bị xử phạt khi có một trong các hành vi vi phạm sau đây:

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 20.000 đồng đến 200.000 đồng:

a. Đốt lửa trong rừng đã có quy định cấm.

b. Mang chất nổ, chất dễ cháy vào rừng đã có quy định cấm.

c. Ném, xả tàn lửa vào rừng đã có quy định cấm.

2. Phạt tiền từ trên 200.000 đồng đến 1.000.000 đồng khi chủ rừng không chấp hành đầy đủ các biện pháp phòng cháy, chữa cháy theo quy định của pháp luật.

3. Phạt tiền từ trên 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng khi gây cháy rừng:

a. Rừng sản xuất: đến 0,3 ha.

b. Rừng phòng hộ: đến 0,1 ha.

c. Rừng đặc dụng: đến 0,05 ha.

4. Phạt tiền từ trên 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng khi gây cháy rừng:

a. Rừng sản xuất: từ 0,3 ha đến 1 ha.

b. Rừng phòng hộ: từ 0,1 ha đến 0,5 ha.

c. Rừng đặc dụng: từ 0,5 ha đến 0,2 ha.

5. Phạt tiền từ trên 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng khi gây cháy rừng:

a. Rừng sản xuất: từ trên 1 ha đến 2 ha.

b. Rừng phòng hộ: từ trên 0,5 ha đến 1 ha.

c. Rừng đặc dụng: từ trên 0,2 ha đến 0,5 ha.

6. Người vi phạm quy định tại Điều này, ngoài việc bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền, còn bị buộc trồng lại rừng hoặc chịu chi phí trồng lại rừng.

Điều 8.- Vi phạm quy định về phòng, trừ sâu bệnh hại rừng là hành vi của chủ rừng không chấp hành đầy đủ các biện pháp về phòng, trừ để dịch sâu bệnh gây thiệt hại đến rừng; bị xử phạt khi để rừng bị thiệt hại với mức độ sau đây:

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 20.000 đồng đến 200.000 đồng khi để rừng bị thiệt hại đến 1 ha.

2. Phạt tiền từ trên 200.000 đồng đến 1.000.000 đồng khi để rừng bị thiệt hại từ trên 1 ha đến 5 ha.

3. Phạt tiền từ trên 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng khi để rừng bị thiệt hại từ trên 5 ha đến 10 ha.

4. Phạt tiền từ trên 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng khi để rừng bị thiệt hại từ trên 10 ha đến 20 ha.

5. Người vi phạm quy định tại Điều này, ngoài việc bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền còn bị buộc khắc phục hậu quả do sâu bệnh gây ra.

Điều 9.- Chăn thả trái phép gia súc vào rừng là hành vi chăn thả gia súc vào khu rừng non mới trồng, mới dặm cây non, rừng khoanh nuôi, rừng đặc dụng đã có quy định cấm chăn thả gia súc, gây thiệt hại đến rừng; bị xử phạt khi để gia súc phá hại vào các loại rừng với mức độ sau đây:

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 20.000 đồng đến 200.000 đồng.

a. Rừng sản xuất: đến 0,3 ha.

b. Rừng phòng hộ: đến 0,2 ha.

c. Rừng đặc dụng: đến 1 ha.

2. Phạt tiền từ trên 200.000 đồng đến 1.000.000 đồng:

a. Rừng sản xuất: từ trên 0,3 ha đến 1 ha.

b. Rừng phòng hộ: từ trên 0.2 ha đến 0,5 ha.

c. Rừng đặc dụng: từ trên 0,1 ha đến đến 0,3 ha.

3. Phạt tiền từ trên 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng:

a. Rừng sản xuất: từ trên 1 ha đến 2 ha.

b. Rừng phòng hộ: từ trên 0.5 ha đến 1 ha.

c. Rừng đặc dụng: từ trên 0,3 ha đến đến 0,5 ha.

4. Người vi phạm quy định tại Điều này, ngoài việc bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền, còn bị buộc trồng lại rừng hoặc chịu chi phí trồng lại rừng.

Điều 10.- Săn bắt trái phép động vật rừng là hành vi săn bắt động vật rừng, không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép hoặc được phép nhưng đã vi phạm các quy định về quản lý động vật rừng (loài cấm, khu vực cấm, mùa cấm, phương pháp và phương tiện cấm sử dụng, sai chủng loại hoặc vượt quá số lượng cho phép); bị xử phạt khi có một trong các hành vi vi phạm sau đây:

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 500.000 đồng:

a. Săn bắt động vật rừng không có giấy phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

b. Sử dụng phương pháp, phương tiện săn bắt cấm sử dụng.

2. Phạt tiền từ trên 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng:

a. Săn bắt động vật rừng vi phạm vào khu vực cấm săn bắt.

b. Săn bắt động vật rừng vi phạm vào mùa cấm săn bắt.

3. Phạt tiền từ trên 2.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng:

a. Săn bắt động vật rừng quý hiếm trái quy định của pháp luật mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

b. Hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2 Điều này và săn bắt động vật rừng thông thường với số lượng lớn mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

4. Người vi phạm quy định tại Điều này, ngoài việc bị phạt cảnh cáo hoặc bị phạt tiền còn bị tịch thu động vật rừng đã săn bắt trái phép, phương tiện vi phạm, tước quyền sử dụng giấy phép săn bắt động vật rừng.

Điều 11.- Gây thiệt hại đất rừng là hành vi vi phạm quy định về bảo vệ đất rừng như đào bới, nổ mìn, làm mất lớp màu mỡ của đất rừng; đào đắp ngăn nguồn sinh thuỷ, tháo nước, xả chất độc hại vào rừng; bị xử phạt khi gây thiệt hai đến các loại đất rừng với mức độ sau đây:

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 20.000 đồng đến 200.000 đồng khi phát hiện hành vi vi phạm nhưng chưa gây thiệt hại đến đất rừng.

2. Phạt tiền từ trên 200.000 đồng đến 1.000.000 đồng:

a. Đất rừng sản xuất: đến 0,2 ha.

b. Đất rừng phòng hộ: đến 0,1 ha.

c. Đất rừng đặc dụng: đến 0,05 ha.

3. Phạt tiền từ trên 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng:

a. Đất rừng sản xuất: từ trên 0,2 ha đến 1 ha.

b. Đất rừng phòng hộ: từ trên 0.1 ha đến 0,6 ha.

c. Đất rừng đặc dụng: từ trên 0,05 ha đến đến 0,3 ha.

4. Phạt tiền từ trên 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng:

a. Đất rừng sản xuất: từ trên 1 ha đến 2 ha.

b. Đất rừng phòng hộ: từ trên 0.6 ha đến 1,2 ha.

c. Đất rừng đặc dụng: từ trên 0,3 ha đến đến 0,7 ha.

4. Người vi phạm quy định tại Điều này, ngoài việc bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền còn bị buộc khắc phục hậu quả đã gây ra.

Điều 12. Vận chuyển, mua, bán trái phép lâm sản là hành vi vận chuyển, mua, bán lâm sản không có nguồn gốc khai thác, mua, bán hợp pháp hoặc loại lâm sản không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép sử dụng; bị phạt khi có hành vi vi phạm với khối lượng hoặc giá trị lâm sản sau đây:

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 20.000 đồng đến 200.000 đồng:

a. Gỗ thông thường đến 1m3 quy tròn;

b. Củi: đến 2st.

c. Lâm sản khác: có giá trị đến 100.000 đồng (theo giá trị thị trường địa phương).

2. Phạt tiền từ trên 200.000 đồng đến 1.000.000 đồng:

a. Gỗ thông thường: từ trên 1m3 đến 3m3 quy tròn;

b. Gỗ quý hiếm: đến 0,5 m3 quy tròn

c. Củi: từ trên 2st đến 6st.

d. Lâm sản khác: có giá trị từ trên 100.000 đồng đến 500.000 đồng.

3. Phạt tiền từ trên 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng:

a. Gỗ thông thường: từ trên 3m3 đến 10m3 quy tròn;

b. Gỗ quý hiếm: từ trên 0,5 m3 đến 3 m3 quy tròn

c. Củi: từ trên 6st đến 25st.

d. Lâm sản khác: có giá trị từ trên 500.000 đồng đến 2.500.000 đồng.

4. Phạt tiền từ trên 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng:

a. Gỗ thông thường từ trên 10m3 đến 25m3 quy tròn;

b. Gỗ quý hiếm: từ trên 3m3 đến 10m3 quy tròn

c. Củi: từ trên 25st đến 80st.

d. Lâm sản khác: có giá trị từ trên 2.500.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

5. Phạt tiền từ trên 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng:

a. Gỗ thông thường: từ trên 25m3 đến 40m3 quy tròn;

b. Gỗ quý hiếm: từ trên 10m3 đến 15m3 quy tròn

c. Củi: từ trên 80st đến 200st.

d. Lâm sản khác: có giá trị từ trên 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.

6. Phạt tiền từ trên 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng:

a. Gỗ thông thường: từ trên 40m3 đến 70m3 quy tròn;

b. Gỗ quý hiếm: từ trên 15m3 đến 25m3 quy tròn

c. Lâm sản khác: có giá trị từ trên 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

7. Người vi phạm quy định tại Điều này, ngoài việc bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền, còn bị tịch thu lâm sản, phương tiện vi phạm, tước quyền sử dụng giấy phép vận chuyển lâm sản.

8. Trường hợp người vận chuyển lâm sản vi phạm thủ tục giấy tờ vận chuyển lâm sản theo quy định của pháp luật nhưng lâm sản có nguồn gốc khai thác, mua, bán hợp pháp thì bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

Điều 13.- Vi phạm quy định quản lý Nhà nước về chế biến gỗ và lâm sản:

1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động chế biến gỗ và lâm sản không có giấy phép chế biến gỗ và lâm sản của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp.

2. Trường hợp kiểm tra gỗ và lâm sản đưa vào chế biến không có nguồn gốc khai thác, mua, bán hợp pháp thì xử lý theo Điều 12 của Nghị định này.

3. Người vi phạm quy định tại Điều này, ngoài việc bị phạt tiền, còn bị đình chỉ hoạt động, tịch thu lâm sản, phương tiện vi phạm.

Điều 14.- Vi phạm thủ tục trình kiểm lâm sản là hành vi vi phạm thủ tục trình kiểm lâm sản khi vận chuyển qua các Hạt, Trạm phúc kiểm lâm sản hoặc không trình kiểm khi nhập, xuất lâm sản trong hoạt động chế biến gỗ và lâm sản; bị xử phạt khi có một trong các hành vi vi phạm sau đây:

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi vận chuyển lâm sản không trình kiểm lâm sản tại địa điểm quy định.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm thủ tục trình kiểm khi nhập, xuất lâm sản.

3. Trường hợp kiểm tra gỗ và lâm sản không có nguồn gốc khai thác, mua, bán hợp pháp thì xử lý theo Điều 22 của Nghị định này.

Chương 3:

THẨM QUYỀN VÀ THỦ TỤC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC QUẢN LÝ RỪNG, BẢO VỆ RỪNG VÀ QUẢN LÝ LÂM SẢN

MỤC 1: THẨM QUYỀN XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH

Điều 15.- Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của nhân viên và Thủ trưởng cơ quan Kiểm lâm các cấp:

1. Nhân viên Kiểm lâm đang thi hành công vụ có quyền phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 100.000 đồng; tạm giữ lâm sản trái phép, phương tiện vi phạm, để báo cáo lên thủ trưởng trực tiếp xử lý.

2. Trạm trưởng trạm kiểm lâm, Đội trưởng Đội kiểm lâm cơ động có quyền phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 1.000.000 đồng; tịch thu lâm sản trái phép quy định trong khung xử phạt thuộc thẩm quyền, tịch thu phương tiện vi phạm có giá trị đến 10.000.000 đồng. Trường hợp buộc người vi phạm trồng lại rừng hoặc chịu chi phí trồng lại rừng thì phải báo cáo lên thủ trưởng cấp trên trực tiếp xử lý.

3. Hạt trưởng Hạt kiểm lâm, Hạt trưởng Hạt phúc kiểm lâm sản có quyền phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 2.000.000 đồng; đề nghị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thu hồi giấy phép; tịch thu lâm sản trái phép quy định trong khung xử phạt thuộc thẩm quyền, tịch thu phương tiện vi phạm có giá trị đến 20.000.000 đồng; buộc người vi phạm trồng lại rừng hoặc chịu chi phí trồng lại rừng.

4. Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm có quyền phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 5.000.000 đồng; tước quyền sử dụng giấy phép thuộc thẩm quyền, nếu vượt thẩm quyền thì đề nghị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thu hồi giấy phép; tịch thu lâm sản trái phép quy định trong khung xử phạt thuộc thẩm quyền, tịch thu phương tiện vi phạm; buộc người vi phạm trồng lại rừng hoặc chịu chi phí trồng lại rừng.

5. Cục trưởng Cục Kiểm lâm có quyền phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 20.000.000 đồng; tước quyền sử dụng giấy phép thuộc thẩm quyền, nếu vượt thẩm quyền thì đề nghị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thu hồi giấy phép; tịch thu lâm sản trái phép quy định trong khung xử phạt thuộc thẩm quyền, tịch thu phương tiện vi phạm; buộc người vi phạm trồng lại rừng hoặc chịu chi phí trồng lại rừng.

Điều 16.- Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp:

1. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là xã) có quyền phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 200.000 đồng; tạm giữ lâm sản trái phép để báo cáo cơ quan Kiểm lâm địa phương xử lý, tịch thu phương tiện vi phạm có giá trị đến 500.000 đồng, buộc bồi thường do vi phạm hành chính gây ra đến 500.000đ.

2. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là huyện) có quyền phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 10.000.000 đồng; tước quyền sử dụng giấy phép thuộc thẩm quyền, nếu vượt thẩm quyền thì đề nghị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thu hồi giấy phép; tịch thu lâm sản trái phép quy định trong khung xử phạt thuộc thẩm quyền, tịch thu phương tiện vi phạm; buộc người vi phạm trồng lại rừng hoặc chịu chi phí trồng lại rừng.

3. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là tỉnh) có quyền phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 100.000.000 đồng; tước quyền sử dụng giấy phép thuộc thẩm quyền, nếu vượt thẩm quyền thì đề nghị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thu hồi giấy phép; tịch thu lâm sản trái phép, phương tiện vi phạm; buộc người vi phạm trồng lại rừng hoặc chịu chi phí trồng lại rừng.

4. Cơ quan Kiểm lâm các cấp ở địa phương có trách nhiệm giúp Uỷ ban nhân dân cùng cấp trong việc xem xét, quyết định xử phạt vi phạm hành chính và tổ chức thực hiện quyết định xử phạt đó.

Điều 17. Uỷ quyền xử phạt vi phạm hành chính:

Trong trường hợp người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại các Khoản 2, 3, 4, 5 Điều 15 và các khoản 1, 2, 3 Điều 16 của Nghị định này uỷ quyền cho cấp phó thì người được uỷ quyền thực hiện theo thẩm quyền của cấp trưởng.

Điều 18.- Các cơ quan chức năng như Cảnh sát nhân dân, Hải Quan, Thuế, Quản lý thị trường, Thanh tra chuyên ngành có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với cơ quan Kiểm lâm trong việc kiểm tra, thanh tra, ngăn chặn các vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản; khi phát hiện hành vi vi phạm thì lập biên bản, chuyển giao hồ sơ, tang vật cho cơ quan Kiểm lâm xử lý theo quy định của pháp luật.

Điều 19.- Giải quyết những trường hợp vượt thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính:

Trong trường hợp vụ vi phạm vượt khung xử phạt thuộc thẩm quyền xử phạt của cấp mình, thì lập hồ sơ và chuyển ngay lên cấp có thẩm quyền để xử lý; riêng về lâm sản trái phép, phương tiện vi phạm đang tạm giữ không phải chuyển đi mà vẫn để lại nơi tạm giữ, chờ quyết định xử phạt của cơ quan có thẩm quyền. Sau khi có quyết định xử phạt, cơ quan kiểm lâm có trách nhiệm thực hiện theo quyết định xử phạt đó. Nghiêm cấm mọi việc xử phạt không đúng thẩm quyền.

MỤC 2: THỦ TỤC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH

Điều 20.- Đình chỉ hành vi vi phạm hành chính:

Khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại các điều từ Điều 4 đến Điều 14 của Nghị định này hoặc những hoạt động của cá nhân, tổ chức tuy chưa phải là hành vi vi phạm nhưng có nguy cơ gây cháy rừng, tàn phá rừng, đất rừng, gây ô nhiễm môi trường rừng thì người có thẩm quyền xử phạt ra lệnh đình chỉ ngay; đối với nhân viên Kiểm lâm thì sau khi ra lệnh đình chỉ phải báo cáo ngay lên cấp trên trực tiếp.

Điều 21.- Lập biên bản vi phạm hành chính:

Người có thẩm quyền xử phạt khi phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật về quản lý rừng, bảo vệ rừng, quản lý lâm sản phải kịp thời lập biên bản vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 37 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính, trừ trường hợp xử phạt theo thủ tục đơn giản quy định tại Điều 46 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.

Sau khi lập biên bản vi phạm ban đầu, nếu chưa đủ chứng cứ, người có thẩm quyền xử phạt phải tiến hành ngay việc điều tra, xác minh và lập biên bản xác minh.

Điều 22. Áp dụng các biện pháp ngăn chặn:

Trong trường hợp cần ngăn chặn kịp thời hành vi vi phạm hành chính hoặc để bảo đảm cho việc xử lý vi phạm có hiệu quả, cơ quan Kiểm lâm được áp dụng một số biện pháp ngăn chặn sau đây:

1. Tạm giữ người, khám người theo thủ tục hành chính, thực hiện theo quy định tại Điều 39, Điều 40, Điều 42 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.

2. Tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm theo thủ tục hành chính, thực hiện theo quy định tại Điều 41 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.

3. Khi có căn cứ để nhận định rằng trong phương tiện vận tải, đồ vật có cất giấu lâm sản trái phép theo quy định tại Điều 43 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính, nhân viên Kiểm lâm được giao nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát lâm sản được sử dụng cờ hiệu, biển báo hiệu, còi hiệu, đèn báo hiệu để yêu cầu người điều khiển các phương tiện vận tải trên đường bộ, đường thuỷ dừng lại để kiểm soát lâm sản.

4. Nhân viên Kiểm lâm đang thi hành công vụ, khi phát hiện quả tang vi phạm pháp luật về quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản, được kiểm tra hiện trường rừng, hiện trường nơi để lâm sản trái phép theo quy định của pháp luật.

Trong trường hợp cần khám xét nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản, phải theo đúng quy định tại Điều 44 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.

Điều 23.- Quyết định xử phạt:

Người có thẩm quyền xử phạt, sau khi xác định hành vi, mức độ vi phạm phải căn cứ vào các yếu tố quy định tại Khoản 5 Điều 3 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính và các Khoản 1, 2 Điều 3 của Nghị định này để xem xét, quyết định hình thức và mức độ xử phạt thích hợp.

Việc quyết định xử phạt áp dụng các thủ tục theo quy định tại Điều 48 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.

Điều 24.- Thu, nộp tiền phạt:

Cá nhân, tổ chức bị phạt tiền phải nộp tiền phạt tại nơi ghi trong quyết định xử phạt và được nhận biên lai thu tiền phạt. Tiền phạt thu được phải nộp vào ngân sách Nhà nước qua tài khoản mở tại Kho bạc Nhà nước.

Quyết định phạt tiền từ 2.000.000 đồng trở lên phải được gửi cho Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp.

Điều 25. Tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính:

Nguyên tắc xử lý tịch thu lâm sản trái phép, phương tiện vi phạm như sau:

1. Tịch thu lâm sản không có nguồn gốc khai thác, mua, bàn hợp pháp, đặc biệt là lâm sản quý, hiếm và loại lâm sản không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép sử dụng.

2. Tịch thu các phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính. Riêng đối với các phương tiện vận tải được sử dụng để vận chuyển trái phép lâm sản (kể cả phương tiện thuộc sở hữu Nhà nước không bị cá nhân, tổ chức chiếm đoạt) thì chỉ tịch thu trong những trường hợp hành vi vi phạm có tình tiết tăng nặng.

3. Đối với tang vật vi phạm hành chính là hàng hoá, vật phẩm dễ bị hư hỏng thì người ra quyết định xử phạt phải tiến hành lập biên bản và tổ chức bán ngay. Tiền thu được phải nộp vào ngân sách Nhà nước qua tài khoản mở tại Kho bạc Nhà nước.

4. Chủ rừng khi phát hiện, bắt quả tang cá nhân, tổ chức vi phạm gây thiệt hai đến rừng trong lâm phận của mình quản lý thì lập biên bản, tạm giữ lâm sản, phương tiện vi phạm và chuyển hồ sơ cho cơ quan Kiểm lâm sở tại để xử lý. Cơ quan Kiểm lâm sau khi ra quyết định xử phạt người vi phạm thì trả lại lâm sản tịch thu được cho chủ rừng, chủ rừng phải chịu các khoản chi phí thực tế trong việc xử lý của cơ quan Kiểm lâm.

Trường hợp chủ rừng không phát hiện được người vi phạm, thì sau khi quyết định xử phạt người vi phạm, cơ quan Kiểm lâm không phải trả lại lâm sản tịch thu được cho chủ rừng mà bán và nộp vào ngân sách theo quy định hiện hành. Riêng đối với lâm sản của rừng trồng do cá nhân, tổ chức tự bỏ vốn ra gây trồng thì cơ quan Kiểm lâm trả lại lâm sản tịch thu được cho chủ rừng, nhưng chủ rừng phải chịu các khoản chi phí thực tế trong việc xử lý của cơ quan Kiểm lâm.

Điều 26.- Việc thi hành quyết định xử phạt, cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt, thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng theo quy định tại các Điều 54, 55, 56 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.

Điều 27.- Xử lý tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính:

Đối với lâm sản trái phép, phương tiện vi phạm bị tịch thu, cơ quan Kiểm lâm có trách nhiệm bảo quản, không để mất mát, hư hỏng. Sau thời gian 10 ngày kể từ ngày người vi phạm nhận quyết định mà không có khiếu nại, thì cơ quan Kiểm lâm phối hợp với cơ quan tài chính địa phương xử lý như sau:

1. Đối với gỗ và lâm sản quý hiếm, cơ quan tài chính lập hội đồng định giá và tổ chức bán đấu giá cho các đối tượng được phép sử dụng theo quy định hiện hành.

2. Đối với gỗ, lâm sản quý hiếm kém phẩm chất từ 50% trở lên; sản phẩm chế biến từ gỗ có số lượng ít, phân tán và gỗ thông thường thì bán cho các đối tượng được phép sử dụng theo giá do Uỷ ban nhân dân tỉnh quy định.

3. Đối với lâm sản khác (không thuộc khoản 1, Khoản 2 Điều này), bán theo giá thị trường địa phương.

4. Đối với động vật rừng còn sống, tổ chức thả vào rừng hoặc bán cho cá nhân, tổ chức được phép kinh doanh, gây nuôi phát triển, nghiên cứu khoa học, phục vụ nhu cầu văn hoá theo giá thị trường địa phương.

5. Đối với các phương tiện tịch thu thì tổ chức bán đấu giá theo quy định hiện hành.

6. Tiền thu được từ bán lâm sản trái phép, phương tiện vi phạm quy định tại Điều 25, Điều 27 và tiền phạt quy định tại Điều 24 của Nghị định này thì nộp vào Kho bạc Nhà nước. Cơ quan tài chính có trách nhiệm xét duyệt và chi trả để thanh toán các chi phí thực tế như: chi phí xăng dầu, bốc xếp, vận chuyển, bảo quản tang vật, phương tiện bị tịch thu, giám định, xác minh, xử lý, chi trả cho người có công phát hiện, tố cáo theo quy định của pháp luật hiện hành.

Chương 4:

XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 28.- Xử lý vi phạm đối với người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và người bị xử phạt vi phạm hành chính:

Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính mà sách nhiễu, dung túng, bao che, không xử phạt kịp thời, không đúng mức, xử phạt vượt quá thẩm quyền, chiếm đoạt, sử dụng trái phép tiền bạc, tang vật, phương tiện vi phạm, làm cản trở sản xuất, lưu thông hàng hoá lâm sản thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại vật chất thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Người bị xử phạt vi phạm hành chính nếu có hành vi chống đối người thi hành công vụ, trì hoãn, đánh tháo tang vật, phương tiện vi phạm, trốn tránh việc chấp hành hoặc có những hành vi vi phạm khác thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi pham, ngoài việc phải chấp hành quyết định xử phạt đã có hiệu lực, còn bị người có thẩm quyền xử phạt quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5 Điều 15 và các khoản 1, 2, 3 Điều 16 của Nghị định này phạt tiền từ 200.000 đồng đến 5.000.000 đồng hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại vật chất thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Điều 29.- Xét giải quyết khiếu nại, tố cáo:

Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, áp dụng theo quy định tại các điều từ Điều 87 đến Điều 90 Chương VIII của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính và Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính ngày 21 tháng 5 năm 1996.

1. Riêng về việc khiếu nại quyết định xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 88 Chương VIII của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính, trong trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của người đã ra quyết định xử phạt thì người khiếu nại có quyền khiếu nại lên cấp trên trực tiếp của người đã ra quyết định xử phạt, cụ thể như sau:

a. Nhân viên Kiểm lâm, Trạm trưởng Trạm Kiểm lâm xử phạt thì khiếu nại lên Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm.

b. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã xử phạt thì khiếu nại lên Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện.

c. Hạt trưởng Hạt kiểm lâm, Hạt trưởng Hạt phúc kiểm lâm sản, Đội trưởng Đội kiểm lâm cơ động xử phạt thì khiếu nại lên Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm.

d. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm xử phạt thì khiếu nại lên Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh.

e. Cục trưởng Cục Kiểm lâm, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh xử phạt thì khiếu nại lên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn.

2. Mọi cá nhân, tổ chức có quyền tố cáo với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về những hành vi vi phạm pháp luật của người vi phạm và người có thẩm quyền.

Chương 5:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 30.- Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Nghị định này thay thế Nghị định số 14/CP ngày 5 tháng 12 năm 1992 của Chính phủ ban hành kèm theo Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng.

Điều 31. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn có trách nhiệm hướng dẫn, tổ chức thi hành Nghị định này, xây dựng và ban hành hệ thống mẫu biểu để bảo đảm thực hiện các thủ tục pháp lý về xử phạt hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản quy định tại Nghị định này.

Điều 32. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

Phan Văn Khải

(Đã ký)

THE GOVERNMENT

-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
-------

No. 77-CP

Hanoi , Novermber 29, 1996

DECREE

ON SANCTIONS AGAINST ADMINISTRATIVE VIOLATIONS IN THE FIELD OF FOREST MANAGEMENT AND PROTECTION AND FOREST PRODUCT MANAGEMENT

THE GOVERNMENT

Pursuant to the Law on Organization of the Government of September 30, 1992;
Pursuant to the Law on Forest Protection and Development of August 12, 1991;
Pursuant to the Ordinance on the Handling of Administrative Violations of July 6, 1995;
At the proposal of the Minister of Agriculture and Rural Development,

DECREES:

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.- Scope and objects of regulation:

Vietnamese and foreign organizations and individuals that intentionally or unintentionally violate the State regulations on forest management and protection and forest product management on the territory of the Socialist Republic of Vietnam, whether having caused no damage or having caused damage to forests, forest land, forest products and forest environment but not seriously enough to be examined for penal liability, shall be administratively sanctioned under this Decree and other relevant regulations of the Government on sanctions against administrative violations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Forest timber of various kinds including specious and rare timber and common timber as specified by the competent State agency, and wooden items.

2. Other forest products including forest trees (not included in Clause 1 of this Article), forest animals, either specious and rare or common species, as specified by the competent State agency and products processed therefrom.

Article 3.- Principles for determining the sanction levels:

1. If the administrative violation does not involve aggravating factors and/or extenuating factors, the level of fine shall be equal to the average level in the fine bracket set for such violations; if there are extenuating factors, the level of fine may be reduced but not lower than the minimum level in the fine bracket set for such violations; if there are aggravating factors, the level of fine may be increased but not higher than the maximum level in the fine bracket set for such violations.

2. The following violations shall not be administratively sanctioned but examined for penal liability:

a/ Violations that cause damage exceeding the maximum level of damage caused by violations liable to administrative sanctions, as defined in Articles 4 to 14, Chapter II of this Decree.

b/ Acts of illegal exploitation, hunting, transportation, purchase and sale of precious and rare forest trees and/or animals having special value in many aspects as specified by the competent State agency.

Chapter II

ACTS OF VIOLATION, FORMS AND LEVELS OF ADMINISTRATIVE SANCTIONS

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. A fine of 200,000 to 1,000,000 VND for an act of destruction of:

a/ Production forest: up to 0.05 ha.

b/ Protection forest: up to 0.02 ha.

c/ Special-purpose forest: up to 0.01 ha.

2. A fine of more than 1,000,000 to 5,000,000 VND for an act of destruction of:

a/ Production forest: above 0.05 to 0.3 ha.

b/ Protection forest: above 0.02 to 0.1 ha.

c/ Special-purpose forest: above 0.01 to 0.05 ha.

3. A fine of more than 5,000,000 to 20,000,000 VND for an act of destruction of:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ Protection forest: above 0.1 to 0.3 ha.

c/ Special-purpose forest: above 0.05 to 0.2 ha.

4. A fine of more than 20,000,000 to 50,000,000 VND for an act of destruction of:

a/ Production forest: above 0.7 to 1 ha.

b/ Protection forest: above 0.3 to 0.5 ha.

c/ Special-purpose forest: above 0.2 to 0.3 ha.

5. In addition to fine, confiscation of forest products, means used in the administrative violations (hereafter referred to as means of violation), the violator shall be forced to restore the forest or to pay the cost of the reforestation as defined in this Article.

Article 5.- Illegal exploitation of forest is an act of felling forest trees, exploiting forest products without permission of the competent State agency or with permission but violating the regulations on the management of forest exploitation and the management of forest products; the person who commits an act of illegal exploitation of forests shall, depending on the quantity or value of the illegally exploited forest products and each type of forest, be sanctioned as follows:

1. A warning or a fine of 20,000 to 200,000 VND for an act of carrying exploitation tools and instruments into forests without a forest product exploiting permit of the competent State agency or an act of illegal exploitation of production forests: up to 1 cubic meter of common timber; 2st of firewood; other forest products valued up to 100,000 VND (at local market prices).

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. A fine of more than 1,000,000 to 5,000,000 VND for an act of illegal exploitation of:

a/ From more than 2 to 7 cubic meters of common log timber in production forests; up to 5 cubic meters in protection forests and up to 4 cubic meters in special-purpose forests.

b/ Precious and rare log timber: up to 1 cubic meter (for all the three types of forest).

c/ Firewood: from more than 5 to 20 st.

d/ Other forest products: valued from more than 400,000 to 2,000,000 VND.

e/ Persons who are permitted to exploit forests but who violate the regulations on forest protection in forest exploitation (clearing creepers, cutting trees at prescribed height, clearing forest land after exploitation...) within an area of up to 5 ha.

4. A fine of more than 5,000,000 to 20,000,000 VND for an act of exploitation of:

a/ Common timber: from more than 7 to 15 cubic meters in production forests; above 5 to 12 cubic meters in protection forests; from more than 4 to 10 cubic meters in special-purpose forests.

b/ Precious and rare timber: from more than 1 to 5 cubic meters.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



d/ Other forest products: valued from more than 2,000,000 to 8,000,000 VND.

e/ Persons who are permitted to exploit forests but who violate the regulations on forest protection in forest exploitation within an area of above 5 to 15 ha.

5. A fine of more than 20,000,000 to 50,000,000 VND for an act of exploitation of:

a/ Common log timber: from more than 15 to 25 cubic meters in production forests; from more than 12 to 20 cubic meters in protection forests; from more than 10 to 15 cubic meters in special-purpose forests.

b/ Precious and rare log timber: from more than 5 to 10 cubic meters.

c/ Firewood: from more than 70 to 150 st.

d/ Other forest products: valued from more than 8,000,000 to 20,000,000 VND.

e/ Persons who are permitted to exploit forests but who violate the regulations on forest protection in forest exploitation within an area of above 15 to 40 ha.

6. In cases of illegal exploitation in newly grown forest where each felled tree cannot be measured in cubic meter, the destroyed forest area shall be measured and such act shall be considered an act of "illegal deforestation" as provided for in Article 4 of this Decree; in case of scattered exploitation where the destroyed forest area cannot be calculated, the total number of felled trees shall be measured in steres or the equivalent of cubic meters, and depending on the type of illegally exploited timber, the violation shall be handled as stipulated in Clauses 1, 2, 3, 4 and 5 of this Article.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 6.- Illegally burning forest for swiddening is an act of slashing and burning forests for swiddening beyond the prescribed area; the person who commits such acts shall, depending on the extent of damage and type of forests, be sanctioned as follows:

1. A warning or a fine of 20,000 to 200,000 VND for an act of slashing and burning:

a/ Production forest: up to 0.2 ha.

b/ Protection forest: up to 0.1 ha.

c/ Special-purpose forest: up to 0.05 ha.

2. A fine of more than 200,000 to 1,000,000 VND for an act of slashing and burning:

a/ Production forest: from above 0.2 to 0.5 ha.

b/ Protection forest: from above 0.1 to 0.3 ha.

c/ Special-purpose forest: from above 0.05 to 0.1 ha.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ Production forest: from above 0.5 to 1 ha.

b/ Protection forest: from above 0.3 to 0.5 ha.

c/ Special-purpose forest: from more than 0.1 to 0.3 ha.

4. In addition to a warning or fine, the violator shall have his/her forest products and violation means confiscated, and be forced to restore the forest or to pay the cost of reforestation as prescribed in this Article.

Article 7.- Violations of the regulations of prevention and fight against forest fires are acts of violating the regulations on prevention and fight against forest fires or causing forest fires; the persons who commit such acts shall be sanctioned as follows:

1. A warning or a fine of 20,000 to 200,000 VND for an act of:

a/ Making a fire in the forest where fire is prohibited.

b/ Carrying explosives and inflammable materials into the forest where such materials are prohibited.

c/ Throwing or bunging embers into the forests where such things are prohibited.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. A fine of more than 1,000,000 to 5,000,000 VND for an act of provoking a forest fire in:

a/ Production forest: up to 0.3 ha.

b/ Protection forest: up to 0.1 ha.

c/ Special-purpose forest: up to 0.05 ha.

4. A fine of more than 5,000,000 to 20,000,000 VND for an act of provoking forest fire in:

a/ Production forest: above 0.3 to 1 ha.

b/ Protection forest: above 0.1 to 0.5 ha.

c/ Special-purpose forest: above 0.05 to 0.2 ha.

5. A fine of more than 20,000,000 VND to 50,000,000 VND for an act of provoking a forest fire in:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ Protection forest: above 0.5 to 1 ha.

c/ Special-purpose forest: above 0.2 to 0.5 ha.

6. In addition to warning or fine, the violator shall be obliged to restore the forest or to pay the cost of the reforestation as prescribed in this Article.

Article 8.- Violations of the regulations on prevention and fight against harmful insects and diseases in forests are the forest owners failure to take adequate measures to prevent and fight harmful insects and diseases, thus causing damage to the forests; the person who commits such acts shall, depending on the extent of his/her violations, be sanctioned as follows:

1. A warning or a fine of 20,000 to 200,000 VND for the damage caused to a forest area of up to 1 ha as a result of such negligence.

2. A fine of more than 200,000 to 1,000,000 VND for the damage to a forest area of from more than 1 to 5 ha as a result of such negligence.

3. A fine of more than 1,000,000 to 5,000,000 VND for the damage to a forest area of more than 5 to 10 ha as a result of such negligence.

4. A fine of more than 5,000,000 to 10,000,000 VND for the damage to a forest area of more than 10 to 20 ha as a result of such negligence.

5. In addition to warning or fine, the violator stipulated in this Article shall be forced to take measures to overcome the consequences caused by harmful insects and diseases.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. A warning or a fine of 20,000 to 200,000 VND for an act of grazing cattle in :

a/ Production forest: up to 0.3 ha.

b/ Protection forest: up to 0.2 ha.

c/ Special-purpose forest: up to 0.1 ha.

2. A fine of more than 200,000 to 1,000,000 VND for an act of grazing cattle in:

a/ Production forest: from above 0.3 ha to 1 ha.

b/ Protection forest: from above 0.2 to 0.5 ha.

c/ Special-purpose forest: from above 0.1 to 0.3 ha.

3. A fine of more than 1,000,000 to 2,000,000 VND for an act of grazing cattle in:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ Protection forest: from more than 0.5 to 1 ha.

c/ Special-purpose: from more than 0.3 to 0.5 ha.

4. In addition to warning or fine, the violator stipulated in this Article shall be forced to restore the forest or pay the cost of reforestation.

Article 10.- Illegal hunting of forest animals is an act of hunting forest animals without permission of the competent State agency or with permission but violating the regulations on management of forest animals (species, areas and seasons, methods and instruments banned from hunting); a person who commits such acts shall be sanctioned as follows:

1. A warning or a fine of 50,000 to 5,000,000 VND for an act of:

a/ Hunting forest animals without permits of the competent State agency.

b/ Using banned hunting methods and means.

2. A fine of more than 500,000 to 2,000,000 VND for an act of:

a/ Hunting forest animals in no-hunting area.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. A fine of more than 2,000,000 to 10,000,000 VND for an act of:

a/ Hunting precious and rare forest animals in contravention of law but not seriously enough to be examined for penal liability.

b/ Violations provided for in Clauses 1 and 2 of this Article and acts of hunting common forest animals in large numbers but not seriously enough to be examined for penal liability.

4. In addition to warning or fine, the violator shall have his/her illegally hunted animals and violation means confiscated and be forfeited of the right to use permits for hunting forest animals as prescribed in this Article.

Article 11.- Causing damage to forest land is an act of violating the regulations on the protection of forest land such as excavating, explosive-mining or defertilizing the forest land; building structures that obstruct water for living, discharging waste water and toxic matters into forest land; the person who commits such acts shall, depending on the damage caused and each type of forest land, be sanctioned as follows:

1. A warning or a fine of 20,000 to 200,000 VND for violations which have been detected but have not caused any damage to the forest land.

2. A fine of more than 200,000 to 1,000,000 VND for acts of causing damage to:

a/ Production forest land: up to 0.2 ha.

b/ Protection forest land: up to 0.1 ha.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. A fine of more than 1,000,000 to 5,000,000 VND for acts of causing damage to:

a/ Production forest land: above 0.2 to 1 ha.

b/ Protection forest land: above 0.1 to 0.6 ha.

c/ Special-purpose forest land: above 0.05 to 0.3 ha.

4. A fine of more than 5,000,000 to 10,000,000 VND for acts of causing damage to:

a/ Production forest land: above 1 to 2 ha.

b/ Protection forest land: above 0.6 to 1.2 ha.

c/ Special-purpose forest land: above 0.3 to 0.7 ha.

5. Besides the warning or fine, the violator defined in this Article shall be forced to take measures to overcome consequences of his/her act.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. A warning or a fine of 20,000 to 200,000 VND in the following cases:

a/ Common timber: up to 1 cubic meter of log timber.

b/ Firewood: up to 2 st.

c/ Other forest products: valued up to 100,000 VND (at local market price).

2 A fine of more than 200,000 to 1,000,000 VND for:

a/ Common timber: from more than 1 to 3 cubic meters of log timber.

b/ Precious and rare wood: up to 0.5 cubic meter of log timber.

c/ Firewood: from more than 2 to 6 st.

d/ Other forest products: valued from more than 100,000 to 500,000 VND.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ Common timber: from more than 3 to 10 cubic meters of log timber.

b/ Precious and rare timber: from more than 0.5 meter to 3 cubic meters of log timber.

c/ Firewood: from more than 6 to 25 st.

d/ Other forest products: valued from more than 500,000 to 2,500,000 VND.

4. A fine of more than 5,000,000 to 20,000,000 VND for:

a/ Common timber: from more than 10 to 25 cubic meters of log timber.

b/ Precious and rare timber: from more than 3 to 10 cubic meters of log timber.

c/ Firewood: from more than 25 to 80 st.

d/ Other forest products: valued from more than 2,500,000 to 10,000,000 VND.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ Common timber: from more than 25 to 40 cubic meters of log timber.

b/ Precious and rare timber: from more than 10 to 15 cubic meters of log timber.

c/ Firewood: from more than 80 to 200 st.

d/ Other forest products: valued from more than 10,000,000 to 30,000,000 VND.

6. A fine of from more than 50,000,000 to 100,000,000 VND for:

a/ Common timber: from more than 40 to 70 cubic meters of log timber.

b/ Precious and rare timber: from more than 15 to 25 cubic meters of log timber.

c/ Other forest products: valued from more than 30,000,000 to 50,000,000 VND.

7. In addition to warning or fine, the violator shall have his/her forest products and violation means confiscated and be forfeited of the right to use the permit for transporting forest products as prescribed in this Article.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 13.- Violations of the regulations on wood and forest product processing:

1. A fine of 2,000,000 to 10,000,000 VND for an act of processing wood and forest products without permit for wood and forest product processing issued by the competent State agency.

2. The wood and forest products which are processed without lawful sources of exploitation, purchase and sale shall be handled in accordance with Article 12 of this Decree.

3. In addition to fine, the violator shall be suspended from operation, and have his/her forest products and violation means confiscated as prescribed in this Article.

Article 14.- Violations of the regulations on procedures for forest product declaration and check are acts of violating the procedures for declaring and submitting to forest product check while transporting them through Regional Forest Product Re-checking Stations or failing to make a declaration when importing and/or exporting forest products for wood and forest product processing; the following sanctions shall be imposed on persons who commit one of the following violations:

1. A warning or a fine of 50,000 to 500,000 VND for an act of transporting forest products without making a declaration and submitting to forest product check at the prescribed place.

2. A fine of 1,000,000 to 5,000,000 VND for an act of failing to observe the procedures for declaration and check when importing and/or exporting forest products.

3. Wood and forest products which have no lawful sources of exploitation, purchase and sale shall be handled in accordance with Article 12 of this Decree.

Chapter III

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Section I. COMPETENCE TO SANCTION ADMINISTRATIVE VIOLATIONS

Article 15.- Competence of the members and head of the Ranger Service at all levels to sanction administrative violations:

1. Rangers on duty can serve a warning or a fine of up to 100,000 VND; temporarily seize the illegal forest products, violation means and report to their immediate superiors for settlement.

2. The Head of Ranger Station or of Mobile Ranger Team can serve a warning or a fine of up to 1,000,000 VND; confiscate the illegal forest products specified in the sanctioning bracket within their competence, confiscate the violation means valued up to 10,000,000 VND. In cases where the violator is forced to replant the forest or pay the expenses for reforestation, he shall report to his immediate superior for settlement.

3. The Head of a Regional Ranger Station, the Head of a Regional Forest Product Re-checking Station can serve a warning or a fine of up to 2,000,000 VND; propose to the competent State agency to withdraw the permit; confiscate the illegal forest products specified in the sanctioning brackets within their competence, confiscate the violation means valued up to 20,000,000 VND; force the violator to replant the forest or pay the expenses for reforestation.

4. The Director of the provincial Ranger Service can serve a warning or fine of up to 5,000,000 VND; forfeit the right to use the permit within his competence, or request the competent State agency to withdraw the permit if this is beyond his competence; confiscate the illegal forest products specified in the sanctioning bracket within his/her competence, confiscate the violation means; force the violator to replant the forest or pay the expenses for reforestation.

5. The Director of the Ranger Department can serve a warning or a fine of up to 20,000,000 VND; forfeit the right to use the permit within his/her competence, or request the competent State agency to withdraw permit if this is beyond his/her competence; confiscate the illegal forest products specified in the sanctioning brackets within his/her competence, confiscate the violation means; force the violator to replant the forest or pay the expenses for reforestation.

Article 16.- Competence of the President of the People’s Committee of all levels to impose sanctions against administrative violations:

1. The President of the People’s Committee of commune, ward or township (hereafter referred to as commune) can serve a warning or a fine of up to 200,000 VND; temporarily seize the illegal forest products and report to the local ranger service for settlement, confiscate the violation means valued up to 500,000 VND, order compensations for damage valued up to 500,000 VND caused by the administrative violation.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. The President of the People’s Committee of a province and city directly under the Central Government (hereafter referred to as province) can serve a warning or fine of up to 100,000,000 VND; forfeit the right to use the permit within their competence, or request the competent State agency to withdraw the permit if this is beyond their competence; confiscate the illegal forest products and violation means; force the violator to restore the forest or bear the cost of reforestation.

4. The local ranger service of various levels has the responsibility to assist the Peoples Committee of the same level in considering and deciding sanctions against administrative violations and organizing the execution of such decisions.

Article 17.- Delegation of authority to impose sanctions against administrative violations:

Where a person with competence to impose sanctions against administrative violations defined in Clauses 2, 3, 4 and 5 of Article 15 and Clauses 1, 2 and 3 of Article 16 of this Decree delegates the authority to his/her deputies, the authorized persons shall handle the affair according to the competence of their principal.

Article 18.- The specialized agencies such as the Peoples Security Force, the Customs Service, the Taxation Agency, the Market Management Agency and the Specialized Inspectorate shall have to closely coordinate with the Ranger Service in supervising, inspecting and preventing administrative violations in the field of forest management and protection and forest product management; upon detecting violations they shall make records thereof and hand the dossiers and material evidences to the Ranger Service for handling in accordance with provisions of law.

Article 19.- Handling cases which are beyond the competence to impose sanctions against administrative violations:

If the violation is beyond the sanction brackets under its sanctioning competence, an agency must compile dossier and immediately submit it to the competent level for handling; in particular, the temporarily seized illegal forest products and violation means shall not have to be transferred to another place pending the sanctioning decision of the competent agency. After receiving the sanctioning decision, the Ranger Office shall have to execute it. Imposing sanctions ultra vires is strictly forbidden.

Section II. PROCEDURES FOR IMPOSING SANCTIONS AGAINST ADMINISTRATIVE VIOLATIONS

Article 20.- Stoppage of administrative violations:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 21.- Making records on administrative violations:

The persons with competence to impose sanctions shall, upon detecting violations of the regulations on forest management and protection and forest product management, make a written record on the administrative violation as prescribed in Article 37 of the Ordinance on the Handling of Administrative Violations, except in cases where sanctions are made through simple procedures stipulated in Article 46 of the Ordinance on the Handling of Administrative Violations.

After making an initial report on the administrative violations, if there are not enough evidences, the person with competence to impose sanctions shall have to promptly conduct the investigation, verification and make a report on verification.

Article 22.- Application of preventive measures:

Where it is necessary to prevent in time an administrative violation or to ensure effectiveness of the handling of the violation, the Ranger Service is entitled to apply the following preventive measures:

1. Temporary detention and the body search of the suspected violator according to administrative procedures, pursuant to provisions of Articles 39, 40 and 42 of the Ordinance on the Handling of Administrative Violations.

2. Temporary seizure of material evidences and violation means according to administrative procedures, pursuant to Article 41 of the Ordinance on the Handling of Administrative Violations.

3. When there are grounds to determine that there are in transport means or other objects hidden illegal forest products as defined in Article 43 of the Ordinance on the Handling of Administrative Violations, the rangers who are in charge of checking and investigating forest products can use signal flags, sign boards, whistle or signal lights to order the drivers of land or water transport means to stop for a check of forest products.

4. The rangers on duty, upon detecting a blatant violation of legislation on forest management and protection and forest product management, can search the forest site and place where illegal forest products are hidden, as prescribed by law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 23.- Sanctioning decisions:

The person having competence to impose sanctions, after determining the acts and extent of violations, must base themselves on the factors defined in Clause 5, Article 3 of the Ordinance on the Handling of Administrative Violations and Clauses 1, 2 and 3 of this Decree to consider and decide the proper form and level of sanction.

The sanction shall be decided in accordance with procedures prescribed in Article 48 of the Ordinance on the Handling of Administrative Violations.

Article 24.- Collection and payment of fines:

An individual and/or an organization subject to fine shall have to pay the fine at the place indicated in the sanctioning decision and shall be given receipt of fine collection. The fine thus collected must be remitted to the State budget via the account at the State Treasury.

A decision to impose fine of 2,000,000 VND or more must be submitted to the Peoples Procuracy of the same level.

Article 25.- Confiscation of material evidences and means used for administrative violations:

The principles for confiscating illegal forest products and violation means are as follows:

1. To confiscate forest products having no lawful sources of exploitation, purchase or sale, especially specious and rare forest products and products not permitted for use by the competent State agency.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. For material evidences in the administrative violations, which are perishable commodities and articles, the person issuing the sanctioning decision shall have to make a record and immediately organize the sales. The proceeds therefrom must be remitted to the State budget via the account at the State Treasury.

4. When detecting and catching an individual or organization in the act of committing violations causing damage to forests in areas under their management, the forest owners shall make a written report, temporarily seize the forest products and violation means and submit the dossier to the local ranger service for handling. The local ranger service, after issuing the decision on sanction against the violator, shall return the seized forest products to the forest owner, who has to bear all the actual cost incurred by the ranger office in handling the violation.

In case the forest owner cannot detect the violator, after issuing the decision to impose sanction against the violator, the ranger office shall not have to return the seized forest products to the forest owner but shall put them on sale and remit the proceeds to the State budget in accordance with current regulations. With regard to the forest products from planted forests invested by individuals or organizations, the ranger service shall return the seized forest products to the forest owner, who, however, shall have to bear the actual cost incurred by the ranger office in handling the violation.

Article 26.- The execution of the sanctioning decision, the forcible execution of the sanctioning decision, the statute of limitation for the execution of the sanctioning decision against an administrative violation shall be carried out in accordance with provisions of Articles 54, 55 and 56 of the Ordinance on the Handling of Administrative Violations.

Article 27.- The handling of material evidences and means used for administrative violations:

With regard to the illegal forest products and violation means which have been confiscated, the ranger service shall have to keep and preserve them against loss or degeneration. After 10 days from the date the violator receives the sanctioning decision and makes no complaint, the ranger service shall coordinate with the local financial agency in handling the violation as follows:

1. For precious and rare timber and forest products, the financial agency shall set up an evaluation council and organize the auction to those who are entitled to use them in accordance with current regulations.

2. Precious and rare timber and forest products which are 50 % or more under standard; items processed from wood in small quantities and scattered manner; and common wood shall be sold to those who are entitled to use them at prices set by the provincial Peoples Committee.

3. Other forest products (not specified for in Clauses 1 and 2 of this Article) shall be sold at local market prices.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



5. The confiscated means shall be put on auction in accordance with current regulations.

6. Proceeds from the sale of illegal forest products and/or violation means defined in Articles 25 and 27 and fines specified in Article 24 of this Decree shall be remitted to the State Treasury. The financial agency shall have to ratify the payment of actual expenses such as those for fuel, gasoline, loading and unloading, transport, maintenance of the confiscated material evidences and means, evaluation, verification and handling thereof, bonuses for those who discover and denounce, as prescribed by current provisions of law.

Chapter IV

HANDLING OF VIOLATIONS

Article 28.- Handling of violations committed by persons with competence to impose sanctions against administrative violations and persons who are sanctioned for their administrative violations:

A person with competence to impose sanctions against administrative violations extorts, tolerates or covers up, does not handle violations promptly and properly, or sanctions ultra vires, expropriates and/or illegally uses money, material evidences, violation means, and/or obstructs production and circulation of forest products, he/she shall, depending on the nature and extent of his/her violation, be disciplined or examined for penal liability; if material losses are caused, compensations must be made in accordance with the provisions of law.

If the person who is sanctioned for an administrative violation commits an offense against the person(s) on duty, or delays (in submitting) or rescues material evidences, violation means, evades the execution of sanctions, or commits other offenses, he/she shall, depending on the nature and extent of their violations, be forced to comply with effective sanctioning decisions and additionally fined 200,000 to 5,000,000 VND by the persons with competence to impose sanctions, defined in Clauses 2, 3, 4 and 5 Article 15 and Clauses 1, 2 and 3 Article 16 of this Decree or examined for penal liability; if material losses are caused, compensations must be made in accordance with the provisions of law.

Article 29.- Settlement of complaints and denunciations:

The settlement of complaints and denunciations shall be conducted in accordance with the provisions of Articles 87 to 90, Chapter VIII of the Ordinance on the Handling of Administrative Violations and the Ordinance on the Procedures for Settling Administrative Cases of May 21, 1996.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ If a ranger or the Head of a Ranger Station issues the sanctioning decision, complaints shall be lodged to the Head of the Regional Ranger Office.

b/ If the President of the People’s Committee of a commune issues the sanctioning decision, complaints shall be lodged to the President of the Peoples Committee of the district.

c/ If the Head of the Regional Ranger Office, the Head of the Regional Forest Product Re-checking Office, the Head of a Mobile Ranger Team issues the sanctioning decision, the complaint shall be lodged to the Director of the Provincial Ranger Service.

d/ If the President of the district People’s Committee or the Director of the Provincial Ranger Service issues the sanctioning decision, the complaint shall be lodged to the President of the provincial People’s Committee.

e/ If the Director of the Ranger Department, the President of the provincial People’s Committee issues the sanctioning decision, the complaint shall be lodged to the Minister of Agriculture and Rural Development.

2. All individuals and organizations have the right to complain to the competent State agency about law-breaking acts of violators including the competent persons.

Chapter V

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 30.- This Decree takes effect from the date of its signing.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 31.- The Minister of Agriculture and Rural Development shall have to guide and organize the implementation of this Decree, elaborate and issue the system of model forms to ensure the implementation of legal procedures for imposing sanctions against administrative violations in the field of forest management and protection and forest product management provided for in this Decree.

Article 32.- The Ministers, the Heads of the ministerial-level agencies, the Heads of the agencies attached to the Government, the Presidents of the People’s Committees of the provinces and cities directly under the Central Government shall have to implement this Decree.

]

 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
FOR THE PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER




Phan Van Khai

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị định 77-CP ngày 29/11/1996 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


17.042

DMCA.com Protection Status
IP: 18.118.0.93
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!