Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị định 18/2009/NĐ-CP xử lý vi phạm hành chính cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan

Số hiệu: 18/2009/NĐ-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành: 18/02/2009 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

Số: 18/2009/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 18 tháng 02 năm 2009

 

NGHỊ ĐỊNH

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU NGHỊ ĐỊNH SỐ 97/2007/NĐ-CP NGÀY 07 THÁNG 6 NĂM 2007 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH VIỆC XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ CƯỠNG CHẾ THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC HẢI QUAN

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Hải quan ngày 29 tháng 6 năm 2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hải quan ngày 14 tháng 6 năm 2005;

Căn cứ Luật Quản lý thuế ngày 29 tháng 11 năm 2006;

Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 4 năm 2008;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính,

NGHỊ ĐỊNH:

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 97/2007/NĐ-CP ngày 07 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ quy định việc xử lý vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan như sau:

1. Điều 6 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 6. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan

1. Đối với mỗi vi phạm hành chính, cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:

a) Cảnh cáo;

b) Phạt tiền.

Đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế thì mức phạt tiền là từ 1 đến 3 lần số thuế trốn, gian lận.

Đối với hành vi khai thiếu nghĩa vụ thuế hoặc khai tăng số thuế được miễn, giảm, được hoàn, không thu thì mức phạt tiền là 10% số tiền thuế khai thiếu hoặc số tiền thuế được miễn, giảm, được hoàn, không thu khai tăng so với quy định của pháp luật.

Đối với hành vi chậm nộp tiền thuế thì mức phạt tiền là 0,05% mỗi ngày tính trên số tiền thuế nộp chậm.

Đối với hành vi không thực hiện trích, chuyển toàn bộ hoặc một phần tương ứng số tiền phải nộp từ tài khoản của tổ chức, cá nhân bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về thuế vào ngân sách nhà nước trong trường hợp tài khoản tiền gửi của người nộp thuế có số dư thì bị phạt tiền tương ứng với số tiền không trích chuyển.

Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm hành chính khác về hải quan là 70.000.000 đồng và về thủ tục thuế là 100.000.000 đồng. Mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó. Trường hợp có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt được giảm xuống nhưng không thấp hơn mức tối thiểu của khung tiền phạt. Trường hợp có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể được tăng lên nhưng không vượt mức tối đa của khung tiền phạt.

2. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

a) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề;

b) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.

3. Ngoài các hình thức xử phạt được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:

a) Buộc tiêu hủy tang vật vi phạm là văn hóa phẩm độc hại, hàng hóa gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi và cây trồng;

b) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất hàng hóa, phương tiện vi phạm;

c) Buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái với quy định của pháp luật;

d) Các biện pháp khác theo quy định tại Nghị định này.

4. Đối với hành vi vi phạm không bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu hàng hóa, phương tiện vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả thì hàng hóa, phương tiện vi phạm hành chính có thể được thông quan theo quy định của pháp luật nếu đối tượng vi phạm đã nộp đủ tiền phạt theo quy định hoặc được tổ chức tín dụng, tổ chức khác được phép thực hiện một số hoạt động ngân hàng bảo lãnh đối với số tiền phải nộp để thực hiện quyết định xử phạt”.

2. Điều 7 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 7. Những trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính

1. Các trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 3 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính, quy định tại Điều 4 Nghị định số 128/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm vi phạm hành chính năm 2008.

2. Hàng hóa, phương tiện vận tải được đưa vào lãnh thổ Việt Nam do bị hỏa hoạn, thiên tai, địch họa, sự kiện bất ngờ, trong tình thế cấp thiết phải khai hải quan theo quy định của pháp luật; hàng hóa, phương tiện vận tải đó phải được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam sau khi các yếu tố nêu trên được khắc phục.

3. Nhầm lẫn trong quá trình nhập khẩu, gửi hàng hóa vào Việt Nam nhưng đã được người gửi hàng, người nhận hoặc người đại diện hợp pháp thông báo bằng văn bản với cơ quan hải quan, được Thủ trưởng cơ quan hải quan nơi tiếp nhận và xử lý hồ sơ chấp nhận trước thời điểm kiểm tra thực tế hàng hóa hoặc quyết định miễn kiểm tra thực tế hàng hóa. Quy định này không áp dụng đối với trường hợp hàng hóa nhập khẩu là ma túy, vũ khí, tài liệu phản động, hóa chất độc Bảng I được quy định trong Công ước cấm vũ khí hóa học.

4. Khai bổ sung hồ sơ hải quan các trường hợp sau:

a) Trước thời điểm cơ quan hải quan kiểm tra thực tế hàng hóa hoặc quyết định miễn kiểm tra thực tế hàng hóa, người khai hải quan phát hiện hồ sơ hải quan đã nộp có sai sót;

b) Người nộp thuế tự phát hiện những sai sót ảnh hưởng đến số thuế phải nộp trong thời hạn 60 (sáu mươi) ngày, kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan nhưng trước khi cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế. Trong trường hợp này, người nộp thuế vẫn bị xử phạt về hành vi chậm nộp thuế theo quy định tại Điều 15 Nghị định này.

5. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu mà làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số thuế được miễn, giảm, được hoàn, không thu nhưng số tiền thuế chênh lệch không quá 500.000 đồng đối với trường hợp vi phạm do cá nhân thực hiện hoặc 2.000.000 đồng đối với trường hợp vi phạm do tổ chức thực hiện.

6. Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa không đúng với khai hải quan về số lượng, trọng lượng quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 9 Nghị định này mà hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu không đúng với khai hải quan có trị giá không quá 10% trị giá hàng hóa thực xuất khẩu, thực nhập khẩu, nhưng tối đa không quá 10.000.000 đồng.

7. Khai đúng tên hàng hóa thực xuất khẩu, nhập khẩu nhưng khai sai mã số, thuế suất lần đầu.

8. Vi phạm quy định về khai hải quan đối với ngoại tệ, tiền Việt Nam bằng tiền mặt, vàng (dạng khối, thỏi, hạt, miếng) của người xuất cảnh, nhập cảnh bằng hộ chiếu, giấy thông hành mà tang vật vi phạm có trị giá dưới 10.000.000 đồng”.

3. Điều 8 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 8. Vi phạm quy định về thời hạn làm thủ tục hải quan, nộp hồ sơ thuế

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các vi phạm sau:

a) Khai và nộp hồ sơ hải quan không đúng thời hạn quy định, trừ vi phạm quy định tại điểm a, d, đ, e khoản 2; điểm a, b khoản 3; khoản 4 Điều này;

b) Không nộp đúng thời hạn chứng từ thuộc hồ sơ hải quan được chậm nộp theo quy định của pháp luật hải quan, trừ vi phạm quy định tại điểm c khoản 2 Điều này.

c) Khai bổ sung hồ sơ khai thuế quá 60 (sáu mươi) ngày, kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan nhưng trước khi cơ quan hải quan phát hiện việc khai thiếu nghĩa vụ thuế hoặc khai tăng số tiền thuế được miễn, giảm, được hoàn, không thu;

d) Khai điều chỉnh định mức tiêu hao nguyên liệu gia công hàng hóa để xuất khẩu, nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu không đúng thời hạn quy định.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các vi phạm sau:

a) Khai thuế quá thời hạn quy định khi thay đổi mục đích sử dụng hàng hóa đã được xác định không chịu thuế, miễn thuế, xét miễn thuế;

b) Không nộp hồ sơ để thanh khoản, quyết toán, xét hoàn thuế, không thu thuế đúng thời hạn quy định;

c) Không nộp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa được chậm nộp đúng thời hạn quy định;

d) Không làm thủ tục xử lý đúng thời hạn quy định đối với nguyên liệu, vật tư dư thừa; phế liệu, phế phẩm, máy móc, thiết bị thuê mượn thuộc hợp đồng gia công theo phương án đã đăng ký trong hồ sơ thanh khoản;

đ) Không tái xuất, tái nhập hàng hóa đúng thời hạn quy định hoặc thời gian đã đăng ký với cơ quan hải quan, trừ vi phạm quy định tại điểm a khoản 3 Điều này;

e) Không tái xuất, tái nhập phương tiện vận tải của cá nhân, tổ chức ở khu vực biên giới thường xuyên qua lại khu vực biên giới đúng thời hạn quy định;

g) Không chấp hành đúng chế độ báo cáo hàng hóa chịu sự giám sát, quản lý hải quan tại kho, cảng, khu phi thuế quan theo quy định của pháp luật;

h) Vi phạm quy định khác về thời hạn khai thuế theo quy định của pháp luật.

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các vi phạm sau đây:

a) Không tái xuất hàng hóa tạm nhập thuộc diện miễn thuế đúng thời hạn quy định;

b) Không tái xuất, tái nhập phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh đúng thời hạn quy định, trừ vi phạm tại điểm e khoản 2 Điều này;

c) Lưu giữ hàng hóa quá cảnh trên lãnh thổ Việt Nam quá thời hạn được phép.

4. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 Điều này mà phương tiện vi phạm là ô tô dưới 24 chỗ ngồi.

5. Ngoài việc phạt tiền, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau:

a) Buộc tái xuất hàng hóa đối với vi phạm quy định tại điểm đ khoản 2; điểm a khoản 3 Điều này, trừ trường hợp kê khai tiêu thụ và được phép tiêu thụ hàng hóa tại Việt Nam đối với trường hợp phải có sự cho phép thay đổi mục đích sử dụng của cơ quan có thẩm quyền;

b) Buộc tái xuất - phương tiện vận tải đối với vi phạm tại điểm e khoản 2, điểm b khoản 3, khoản 4 Điều này;

c) Buộc thực hiện việc quá cảnh hàng hóa đối với vi phạm quy định tại điểm c khoản 3 Điều này”.

4. Điều 9 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 9. Vi phạm quy định về khai hải quan và khai thuế

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không khai hoặc khai sai so với thực tế về tên hàng, số lượng, trọng lượng, xuất xứ hàng hóa trong các trường hợp sau:

a) Hàng hóa từ nước ngoài vào cảng trung chuyển, khu phi thuế quan hoặc từ cảng trung chuyển, khu phi thuế quan ra nước ngoài hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa để gia công, sửa chữa, bảo hành, trừ vi phạm quy định tại điểm i khoản 1 Điều 14 Nghị định này;

b) Hàng hóa quá cảnh, chuyển khẩu;

c) Hàng viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không khai hoặc khai sai so với thực tế về tên hàng, chủng loại, số lượng, trọng lượng, chất lượng, trị giá hàng hóa trong các trường hợp sau:

a) Hàng hóa là nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị, linh kiện nhập khẩu thuộc diện miễn thuế;

b) Hàng hóa tạm nhập, tạm xuất thuộc diện miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi khai khống tên hàng, số lượng, trọng lượng, trị giá hàng hóa xuất khẩu, trừ hàng hóa xuất khẩu là sản phẩm gia công, sản phẩm sản xuất từ nguyên liệu nhập khẩu hoặc tạm xuất, tái xuất.

4. Xử phạt đối với hành vi không khai hoặc khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, được hoàn, không thu: ngoài việc phải nộp đủ số tiền thuế theo quy định, người nộp thuế còn bị phạt 10% số tiền thuế khai thiếu hoặc số tiền thuế được miễn, giảm, được hoàn, không thu khai tăng nếu có một trong các hành vi sau đây:

a) Lập và khai không đúng các nội dung trong hồ sơ quyết toán thuế, hồ sơ thanh khoản, hồ sơ miễn thuế, hồ sơ xét miễn, giảm thuế, hoàn thuế, không thu thuế;

b) Không khai hoặc khai sai về tên hàng, chủng loại, số lượng, trọng lượng, chất lượng, trị giá, mã số hàng hóa, thuế xuất, xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu mà cơ quan hải quan phát hiện trong quá trình thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu, trừ các hành vi quy định tại Điều 14 Nghị định này;

c) Vi phạm quy định tại điểm b khoản này mà bị phát hiện sau khi hàng hóa đã thông quan nhưng cá nhân, tổ chức vi phạm đã tự nguyện nộp đủ số tiền thuế phải nộp theo quy định trước thời điểm lập biên bản vi phạm.

5. Quy định tại Điều này không áp dụng đối với trường hợp vi phạm đã bị xử lý theo quy định tại Điều 16 Nghị định này.”

5. Điều 11 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 11. Vi phạm quy định về kiểm tra hải quan, thanh tra thuế

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi tự ý tẩy xóa, sửa chữa chứng từ thuộc hồ sơ hải quan đã được đăng ký mà không ảnh hưởng đến số tiền thuế phải nộp hoặc chính sách mặt hàng.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các vi phạm sau:

a) Không bố trí người, phương tiện phục vụ kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải khi cơ quan hải quan yêu cầu mà không có lý do xác đáng;

b) Vi phạm các quy định về lưu mẫu, lưu hồ sơ, chứng từ.

3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các vi phạm sau:

a) Không xuất trình hàng hóa còn đang lưu giữ là đối tượng kiểm tra sau thông quan yêu cầu của cơ quan hải quan;

b) Không cung cấp chứng từ, tài liệu, dữ liệu điện tử liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh khi cơ quan hải quan yêu cầu theo quy định của pháp luật;

c) Không chấp hành quyết định kiểm tra, thanh tra thuế của cơ quan hải quan;

4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các vi phạm sau đây:

a) Đánh tráo hàng hóa đã kiểm tra hải quan với hàng hóa chưa kiểm tra hải quan;

b) Giả mạo niêm phong hải quan, giấy tờ thuộc hồ sơ hải quan để xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa mà không phải là tội phạm.

5. Tịch thu tang vật vi phạm đối với vi phạm quy định tại điểm a khoản 4 Điều này.

Vi phạm quy định tại điểm b khoản 4 Điều này để trốn thuế, gian lận thuế thì bị xử phạt theo quy định tại Điều 14 Nghị định này. Trường hợp tang vật vi phạm thuộc diện cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu hoặc xuất khẩu, nhập khẩu có điều kiện theo quy định của pháp luật thì bị tịch thu sung công quỹ.”

6. Điều 12 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 12. Vi phạm quy định về giám sát hải quan

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Di chuyển phương tiện vận tải chở hàng hóa quá cảnh, chuyển cảng, chuyển khẩu, chuyển cửa khẩu không đúng tuyến đường, địa điểm, cửa khẩu, thời gian quy định hoặc đăng ký trong hồ sơ hải quan mà không có lý do xác đáng;

b) Tự ý phá niêm phong hải quan;

c) Tự ý thay đổi bao bì, nhãn hàng hóa đang chịu sự giám sát hải quan;

d) Không bảo quản nguyên trạng hàng hóa đang chịu sự giám sát hải quan hoặc hàng hóa được giao bảo quản theo quy định của pháp luật chờ hoàn thành việc thông quan.

2. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các vi phạm sau đây:

a) Tự ý tiêu thụ hàng hóa đang chịu sự giám sát hải quan;

b) Tự ý tiêu thụ phương tiện vận tải đăng ký lưu hành tại nước ngoài tạm nhập cảnh vào Việt Nam.

c) Tự ý tiêu thụ hàng hóa được giao bảo quản chờ hoàn thành việc thông quan theo quy định.

3. Ngoài việc phạt tiền, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính còn bị phạt bổ sung hoặc bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau:

a) Tịch thu tang vật vi phạm đối với vi phạm quy định tại điểm a, b khoản 2 Điều này; trường hợp tang vật vi phạm không còn thì buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật vi phạm;

b) Tịch thu tang vật vi phạm đối với vi phạm quy định tại điểm c khoản 2 Điều này nếu tang vật vi phạm là hàng hóa thuộc Danh mục cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu hoặc không đủ điều kiện để xuất khẩu, nhập khẩu; trường hợp tang vật vi phạm không còn thì buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật vi phạm;

c) Buộc thực hiện việc chuyển khẩu, quá cảnh hàng hóa, phương tiện vận tải đúng cửa khẩu, tuyến đường quy định đối với vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này”.

7. Điều 13 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 13. Vi phạm quy định về kiểm soát hải quan

1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các vi phạm sau:

a) Không chấp hành hiệu lệnh của công chức hải quan theo quy định khi di chuyển phương tiện vận tải trong địa bàn hoạt động hải quan;

b) Không thực hiện yêu cầu mở nơi cất giữ hàng hóa theo quy định để thực hiện quyết định khám hành chính.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các vi phạm sau:

a) Chứa chấp, mua bán, vận chuyển hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu không có chứng từ hợp lệ trong địa bàn hoạt động hải quan;

b) Vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới mà không phải là tội phạm.

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này mà tang vật vi phạm có trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

4. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các vi phạm sau:

a) Vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này mà tang vật vi phạm có trị giá từ 100.000.000 đồng trở lên mà không phải là tội phạm;

b) Bốc dỡ hàng hóa không đúng cảng đích ghi trong bản lược khai hàng hóa, vận tải đơn mà không có lý do xác đáng;

c) Tự ý xếp dỡ, chuyển tải, sang mạn, sang toa, cắt toa hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh trên phương tiện vận tải đang chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan;

d) Tẩu tán, tiêu hủy hoặc vứt bỏ hàng hóa để trốn tránh sự kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan.

5. Tịch thu tang vật vi phạm đối với các vi phạm quy định tại khoản 2, khoản 3; điểm a, điểm d khoản 4 Điều này.

Vi phạm quy định tại điểm d khoản 4 Điều này mà tang vật vi phạm không còn thì bị buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật vi phạm.”

8. Điều 14 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 14. Xử phạt đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế

1. Người nộp thuế có một trong các hành vi trốn thuế, gian lận thuế sau đây chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì ngoài việc phải nộp đủ số tiền thuế theo quy định còn bị phạt tiền 1 lần số thuế trốn, gian lận:

a) Sử dụng chứng từ, tài liệu không hợp pháp, không đúng với thực tế giao dịch để kê khai thuế; tự ý tẩy xóa, sửa chữa chứng từ dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, được hoàn, không thu;

b) Khai sai mã số hàng hóa, thuế suất đối với những mặt hàng đã được xác định mã số hàng hóa, thuế suất ở lần nhập khẩu trước dẫn đến xác định thiếu số tiền thuế phải nộp;

c) Vi phạm quy định tại điểm c khoản 4 Điều 9 Nghị định này mà không tự giác nộp đủ số tiền thuế theo quy định trước thời điểm lập biên bản vi phạm.

d) Vi phạm quy định về quản lý hàng hóa trong khu phi thuế quan;

đ) Làm thủ tục xuất khẩu nhưng không xuất khẩu sản phẩm gia công, sản phẩm sản xuất từ nguyên liệu nhập khẩu;

e) Khai nhiều hơn so với thực tế hàng hóa xuất khẩu về chủng loại, số lượng, trọng lượng, sản phẩm gia công, sản phẩm sản xuất từ nguyên liệu nhập khẩu có số thuế gian lận từ 50.000.000 đồng trở lên mà không phải là tội phạm;

g) Xuất khẩu sản phẩm gia công, sản phẩm sản xuất từ nguyên liệu nhập khẩu không phù hợp với nguyên liệu đã nhập khẩu; nhập khẩu sản phẩm gia công từ nước ngoài không phù hợp với nguyên liệu đã xuất khẩu;

h) Tự ý thay đổi mục đích sử dụng hàng hóa đã được xác định không chịu thuế, miễn thuế, xét miễn thuế mà không khai thuế;

i) Không khai hoặc khai sai hàng hóa nhập khẩu từ khu phi thuế quan vào nội địa.

k) Không ghi chép trong sổ sách kế toán các khoản thu, chi liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp;

l) Khai tăng so với định mức tiêu hao nguyên liệu gia công hàng hóa để xuất khẩu, nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu mà không khai bổ sung trước thời điểm cơ quan hải quan kiểm tra phát hiện.

m) Bán hàng miễn thuế không đúng đối tượng quy định;

n) Các hành vi cố ý không khai hoặc khai sai khác về tên hàng, chủng loại, số lượng, trọng lượng, chất lượng, trị giá, thuế suất, xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để trốn thuế.

2. Vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này mà tái phạm nhiều lần đối với cùng hành vi vi phạm nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì phạt tiền từ 2 đến 3 lần số thuế trốn, gian lận.

3. Quy định tại Điều này không áp dụng đối với trường hợp vi phạm đã bị xử lý theo quy định tại Điều 16 Nghị định này”.

9. Điều 15 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 15. Vi phạm quy định về nộp thuế

1. Người nộp thuế, người bảo lãnh nộp thuế có hành vi chậm nộp tiền thuế theo quy định pháp luật quản lý thuế thì ngoài việc phải nộp đủ tiền thuế theo quy định còn bị phạt 0,05% mỗi ngày, tính trên số tiền thuế chậm nộp.

2. Người nộp thuế do khai sai đã được hoàn thuế cao hơn quy định thì bị phạt 0,05% mỗi ngày, tính trên số thuế được hoàn cao hơn.

3. Số ngày chậm nộp tiền thuế được tính từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp thuế hoặc thời hạn gia hạn nộp thuế theo quy định đến ngày người nộp thuế đã tự giác nộp đủ số thuế phải nộp vào ngân sách nhà nước.”

10. Điều 16 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 16. Vi phạm các quy định chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh

1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa trái với quy định của pháp luật về:

a) Trao đổi hàng hóa của cư dân biên giới;

b) Nhập khẩu hàng viện trợ nhân đạo;

c) Xuất khẩu, nhập khẩu hàng quà biếu, tài sản di chuyển, hàng hóa của người xuất cảnh, nhập cảnh;

d) Vi phạm quy định tại điểm a, điểm b và điểm c khoản này thì ngoài việc phạt tiền còn bị tịch thu tang vật vi phạm; trường hợp tang vật vi phạm thuộc danh mục xuất khẩu, nhập khẩu có điều kiện hoặc phải có giấy phép thì bị buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam, đình chỉ xuất khẩu hoặc buộc tiêu hủy.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các vi phạm sau đây:

a) Quá cảnh, chuyển khẩu hàng hóa; xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải không đúng nội dung giấy phép của cơ quan có thẩm quyền;

b) Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa không đúng nội dung ghi trong giấy phép.

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các vi phạm sau đây:

a) Quá cảnh, chuyển khẩu hàng hóa; xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải thuộc diện phải có giấy phép mà không có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền;

b) Tạm nhập – tái xuất, tạm xuất – tái nhập hàng hóa thuộc diện phải có giấy phép mà không có giấy phép;

c) Xuất khẩu, nhập khẩu, đưa vào Việt Nam hàng hóa thuộc diện tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu.

4. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các vi phạm sau:

a) Xuất khẩu, nhập khẩu, đưa vào Việt Nam hàng hóa thuộc diện cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu;

b) Đưa hàng hóa giả mạo xuất xứ vào lãnh thổ Việt Nam;

c) Xuất khẩu hàng hóa giả mạo xuất xứ;

d) Nhập khẩu hàng hóa thuộc diện phải có giấy phép mà không xuất trình được giấy phép trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày, kể từ ngày hàng về đến cửa khẩu;

đ) Xuất khẩu hàng hóa không có giấy phép theo quy định;

e) Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa không đủ điều kiện, tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật;

g) Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa không có nhãn hàng hóa theo quy định pháp luật;

h) Tự ý thay đổi mục đích sử dụng hàng hóa là nguyên liệu, vật tư, linh kiện, máy móc, thiết bị để gia công; hàng hóa tạm nhập – tái xuất, tạm xuất – tái nhập thuộc diện xuất khẩu, cấm nhập khẩu hoặc xuất khẩu, nhập khẩu có điều kiện mà không được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

5. Nhập khẩu, đưa vào Việt Nam hàng hóa gây ô nhiễm môi trường, nguy hại cho sức khỏe con người, sinh vật, hệ sinh thái thì xử phạt theo quy định tại Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

6. Ngoài việc phạt tiền, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính còn bị phạt bổ sung hoặc bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau:

a) Tịch thu hàng hóa nếu vi phạm quy định tại điểm c khoản 3; điểm a, b, h khoản 4 Điều này; trừ trường hợp cơ quan quản lý chuyên ngành yêu cầu đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc tái xuất.

b) Tước quyền sử dụng giấy phép trong thời hạn từ 30 ngày đến 90 ngày đối với các trường hợp tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần một trong các vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;

b) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đình chỉ xuất khẩu đối với vi phạm quy định tại khoản 2; điểm a, b khoản 3; điểm c, d, đ, e, g khoản 4 Điều này. Trong thời hạn quy định tại Điều 35 Nghị định này, nếu cơ quan quản lý chuyên ngành cho phép nhập khẩu thì được phép nhập khẩu”.

11. Điều 17 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 17. Vi phạm quy định về quản lý kho ngoại quan, kho bảo thuế

1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các vi phạm sau:

a) Không thông báo cho cơ quan hải quan khi hợp đồng thuê kho đã hết hạn;

b) Không đưa hàng hóa ra khỏi kho ngoại quan khi hợp đồng thuê kho đã hết hạn.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các vi phạm sau:

a) Di chuyển hàng hóa từ kho ngoại quan này sang kho ngoại quan khác khi chưa được sự đồng ý của cơ quan hải quan;

b) Tự ý mở rộng, thu hẹp, di chuyển địa điểm kho ngoại quan;

c) Không mở sổ theo dõi việc xuất khẩu, nhập khẩu, xuất kho, nhập kho hàng hóa theo quy định của pháp luật.

3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các vi phạm sau đây:

a) Không khai hoặc khai sai so với thực tế về tên hàng, chủng loại, số lượng, trọng lượng hàng hóa từ nước ngoài đưa vào kho ngoại quan, kho bảo thuế; hàng hóa từ kho ngoại quan, kho bảo thuế đưa ra nước ngoài;

b) Không chấp hành đúng chế độ báo cáo hàng hóa chịu sự giám sát hải quan tại kho ngoại quan theo quy định pháp luật.

4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các vi phạm sau:

a) Đưa từ nước ngoài vào kho ngoại quan hàng hóa thuộc diện không được lưu giữ trong kho ngoại quan theo quy định của pháp luật;

b) Tiếp tục kinh doanh kho ngoại quan khi đã bị thu hồi Giấy phép thành lập kho ngoại quan;

c) Tẩy xóa, sửa chữa Giấy phép thành lập kho ngoại quan;

d) Tự ý tẩu tán hàng hóa lưu giữ trong kho ngoại quan, kho bảo thuế;

đ) Tiêu hủy hàng hóa lưu giữ trong kho ngoại quan, kho bảo thuế không đúng quy định pháp luật.

5. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt tiền, cá nhân, tổ chức vi phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung hoặc các biện pháp khắc phục hậu quả sau:

a) Tịch thu hàng hóa nếu vi phạm quy định tại các điểm d và đ khoản 4 Điều này. Trường hợp tang vật vi phạm không còn thì bị buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật vi phạm;

b) Buộc đưa hàng hóa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam trong vòng 30 (ba mươi) ngày, kể từ ngày được giao quyết định xử phạt hoặc buộc tiêu hủy hàng hóa vi phạm đối với vi phạm quy định tại điểm a khoản 3 trong trường hợp hàng hóa không thuộc hợp đồng thuê kho ngoại quan, điểm a, khoản 4 Điều này. Đối với hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hoặc tên gọi, xuất xứ Việt Nam thì buộc phải loại bỏ các dấu hiệu vi phạm trước khi đưa hàng hóa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam”.

12. Điều 18 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 18. Xúc phạm, đe dọa, cản trở công chức hải quan đang thi hành công vụ

1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi xúc phạm danh dự hoặc cản trở công chức hải quan đang thi hành công vụ.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi đe dọa hoặc dùng vũ lực chống lại công chức hải quan đang thi hành công vụ mà không phải là tội phạm.”

13. Điều 23 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 23. Thẩm quyền tạm giữ người theo thủ tục hành chính

1. Những người sau đây có quyền ra quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính:

Chi cục trưởng Hải quan, Đội trưởng Đội Kiểm soát thuộc Cục Hải quan; Đội trưởng Đội Kiểm soát chống buôn lậu và Hải đội trưởng Hải đội kiểm soát trên biển thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu Tổng cục Hải quan.

2. Những người quy định tại khoản 1 Điều này có thể ủy quyền cho cấp phó thực hiện thẩm quyền tạm giữ người theo thủ tục hành chính khi vắng mặt và được ủy quyền thực hiện các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính khác. Việc ủy quyền phải được thực hiện bằng văn bản. Cấp phó được ủy quyền phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình trước cấp trưởng và trước pháp luật.

3. Việc tạm giữ người phải tuân thủ đúng nguyên tắc, thủ tục, trình tự quy định tại Điều 44 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Quy chế tạm giữ người theo thủ tục hành chính ban hành kèm theo Nghị định số 162/2004/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2004 của Chính phủ”.

14. Điều 24 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 24. Tạm giữ tài liệu, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính

1. Việc tạm giữ tài liệu, tang vật, phương tiện liên quan đến hành vi vi phạm được áp dụng trong trường hợp cần ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hoặc để xác minh tình tiết làm căn cứ quyết định xử lý.

Những người quy định tại khoản 1 Điều 23 Nghị định này có quyền quyết định tạm giữ tài liệu, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

Khi phát hiện có dấu hiệu trốn thuế, gian lận thuế thì Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan thuộc Tổng cục Hải quan, Cục trưởng Cục Hải quan, Chi cục trưởng Hải quan, Trưởng đoàn thanh tra thuế có thẩm quyền quyết định tạm giữ tài liệu, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

2. Trong trường hợp cần thiết công chức hải quan đang thi hành nhiệm vụ được quyền ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi ra quyết định, người ra quyết định phải báo cáo thủ trưởng trực tiếp của mình được quy định tại khoản 1 Điều này và phải được sự đồng ý bằng văn bản của người đó; trong trường hợp không được sự đồng ý của họ thì người đã ra quyết định tạm giữ phải hủy ngay quyết định tạm giữ và trả lại vật, tiền, hàng hóa, phương tiện đã bị tạm giữ.

3. Việc tạm giữ tang vật vi phạm hành chính trong trường hợp vừa có hàng hóa là tang vật vi phạm, vừa có hàng hóa không phải là tang vật vi phạm:

a) Trong một lô hàng có hàng hóa là tang vật vi phạm và hàng hóa không phải là tang vật vi phạm thì chỉ được tạm giữ hàng hóa là tang vật vi phạm. Trường hợp chưa xác định được có vi phạm xảy ra hay không thì chỉ lấy mẫu hàng hóa để làm cơ sở xác định;

b) Đối với tang vật là ngoại tệ, tiền Việt Nam bằng tiền mặt của người xuất cảnh, nhập cảnh bằng hộ chiếu, giấy thông hành thì chỉ tạm giữ số ngoại tệ, tiền Việt Nam bằng tiền mặt vượt quá số ngoại tệ, tiền Việt Nam không phải khai hải quan theo quy định của pháp luật.

4. Việc quản lý tài liệu, tang vật, phương tiện bị tạm giữ thực hiện theo quy định của pháp luật.

5. Tang vật là tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng bạc, đá quý, kim khí quý, các chất ma túy và những vật thuộc diện quản lý đặc biệt phải được bảo quản theo quy định của pháp luật.

6. Đối với tang vật vi phạm hành chính là loại hàng hóa dễ bị hư hỏng thì người ra quyết định tạm giữ phải lập biên bản riêng và tổ chức bán ngay. Tiền thu được phải gửi vào tài khoản tạm giữ mở tại Kho bạc Nhà nước. Nếu sau đó theo quyết định của người có thẩm quyền, tang vật bị tịch thu thì tiền thu được phải nộp vào ngân sách nhà nước; trường hợp tang vật không bị tịch thu thì tiền thu được phải trả cho chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp.

7. Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày tạm giữ, người có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ và xử phạt phải xử lý tài liệu, tang vật, phương tiện bị tạm giữ theo những biện pháp trong quyết định xử phạt. Nếu không áp dụng hình thức phạt tịch thu thì trả lại tài liệu, tang vật hoặc tiền thu được do bán hàng hóa cho chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp.

Thời hạn tạm giữ tài liệu tang vật, phương tiện vi phạm có thể được kéo dài nhưng không quá 60 (sáu mươi) ngày đối với các trường hợp vi phạm có nhiều tình tiết phức tạp cần xác minh hoặc liên quan đến nhiều cá nhân, tổ chức ở trong nước và nước ngoài.

8. Việc tạm giữ tài liệu, tang vật, phương tiện vi phạm phải có quyết định bằng văn bản kèm theo biên bản tạm giữ và phải giao cho tổ chức, cá nhân có tài liệu, tang vật, phương tiện bị tạm giữ một bản”.

15. Điều 27 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 27. Khám nơi cất giấu tài liệu, tang vật, phương tiện liên quan đến hành vi vi phạm

1. Khám nơi cất giấu tài liệu, tang vật, phương tiện vi phạm chỉ được tiến hành khi có căn cứ cho rằng ở nơi đó có cất giấu tài liệu, tang vật, phương tiện liên quan đến hành vi vi phạm.

2. Người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 23 Nghị định này có quyền quyết định việc khám nơi cất giấu tài liệu, tang vật, phương tiện liên quan đến hành vi vi phạm.

Khi phát hiện có dấu hiệu trốn thuế, gian lận thuế thì Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông qua thuộc Tổng cục Hải quan, Cục trưởng Cục Hải quan, Chi cục trưởng Hải quan có thẩm quyền quyết định khám nơi cất giấu tài liệu, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

Trong trường hợp nơi cất giấu tài liệu, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là nơi ở thì quyết định khám phải được sự đồng ý bằng văn bản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trước khi tiến hành khám.

3. Khi khám nơi cất giấu tài liệu, tang vật, phương tiện vi phạm phải có mặt người chủ nơi bị khám hoặc người thành viên trong gia đình họ và người chứng kiến. Trong trường hợp người chủ nơi bị khám, người thành niên trong gia đình họ vắng mặt mà việc khám không thể trì hoãn thì phải có đại diện của chính quyền xã và hai người chứng kiến.

4. Không được khám nơi cất giấu tài liệu, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính vào ban đêm, ngày lễ, ngày Tết, khi người chủ nơi khám có việc hiếu, việc hỷ, trừ trường hợp khẩn cấp, phạm pháp quả tang hoặc việc khám đang được thực hiện mà chưa kết thúc nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản.

5. Mọi trường hợp khám nơi cất giấu tài liệu, tang vật, phương tiện liên quan đến hành vi vi phạm đều phải có quyết định bằng văn bản và phải lập biên bản. Quyết định và biên bản khám nơi cất giấu tài liệu, tang vật, phương tiện phải được giao cho người chủ nơi bị khám một bản.”

16. Điều 28 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 28. Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực Hải quan

1. Nhân viên Hải quan đang thi hành công vụ có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 200.000 đồng.

2. Đội trưởng Đội nghiệp vụ thuộc Chi cục Hải quan, Đội trưởng Đội nghiệp vụ thuộc Chi cục Kiểm tra sau thông quan có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng.

3. Chi cục trưởng Hải quan (bao gồm Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm tra sau thông quan); Đội trưởng Đội kiểm soát thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Cục Hải quan); Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu và Hải đội trưởng Hải đội kiểm soát trên biển thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu Tổng cục Hải quan có quyền:

a) Phạt cảnh cáo

b) Phạt tiền đến 20.000.000 đồng, trừ trường hợp xử phạt theo quy định tại khoản 4 Điều 9 Điều 14, Điều 15 và điểm a khoản 1 Điều 19 Nghị định này.

c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.

4. Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu, Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan thuộc Tổng cục Hải quan, Cục trưởng Cục Hải quan có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền tối đa đến 70.000.000 đồng đối với lĩnh vực hải quan, 100.000.000 đồng đối với lĩnh vực thuế, trừ trường hợp xử phạt theo quy định tại khoản 4 Điều 9; Điều 14, Điều 15 và điểm a khoản 1 Điều 19 Nghị định này.

c) Tước quyền sử dụng giấy phép thuộc thẩm quyền;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;

đ) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất tang vật, phương tiện vi phạm;

e) Buộc tiêu hủy tang vật vi phạm là văn hóa phẩm độc hại, hàng hóa thuộc diện gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng;

g) Buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái phép.

h) Các biện pháp khác theo quy định tại Nghị định này.

5. Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển có quyền xử phạt theo quy định tại Điều 32 và 33 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm hành chính về hải quan được quy định tại Điều 13 Nghị định này.

6. Chi cục trưởng Hải quan, Cục trưởng Cục Hải quan, Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu và Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan xử phạt đối với các hành vi vi phạm pháp luật về thuế theo quy định tại khoản 4 Điều 9; Điều 14, Điều 15 và điểm a khoản 1 Điều 19 Nghị định này.”

17. Bổ sung Điều 28a sau Điều 28 như sau:

“Điều 28a. Ủy quyền xử lý vi phạm hành chính

1. Người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính quy định tại khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 28 Nghị định này có thể ủy quyền cho cấp phó thực hiện thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính. Việc ủy quyền xử lý vi phạm hành chính phải được thực hiện bằng văn bản và phải xác định rõ phạm vi nội dung, thời hạn ủy quyền.

Trường hợp quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính thì việc ủy quyền chỉ được thực hiện khi cấp trưởng vắng mặt.

2. Cấp phó được ủy quyền xử lý vi phạm hành chính phải chịu trách nhiệm về quyết định xử lý vi phạm hành chính của mình trước cấp trưởng và trước pháp luật. Người được ủy quyền không được ủy quyền tiếp cho bất kỳ cá nhân nào khác”.

18. Điều 29 được sửa đổi như sau:

“Điều 29. Phân định thẩm quyền xử phạt

1. Thẩm quyền xử phạt của những người được quy định Điều 28 Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính. Trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt được xác định căn cứ vào mức tối đa của khung tiền phạt quy định đối với từng hành vi vi phạm. Quy định này không áp dụng đối với các trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 28 Nghị định này.

2. Trường hợp xử phạt một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm thì thẩm quyền xử phạt được xác định theo nguyên tắc sau đây: nếu mức xử phạt, hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả được quy định đối với từng hành vi thuộc thẩm quyền của người xử phạt thì thẩm quyền xử phạt vẫn thuộc người đó. Nếu mức xử phạt, hình thức xử phạt bổ sung hoặc biện pháp khắc phục hậu quả quy định đối với một trong các hành vi đó vượt thẩm quyền của người xử phạt thì người đó phải chuyển toàn bộ hồ sơ vụ vi phạm đến người có thẩm quyền xử phạt.

3. Mọi hành vi vi phạm pháp luật về hải quan xảy ra trên đất liền, vùng lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thuộc địa bàn quản lý của Hải quan nơi nào thì Hải quan ở nơi đó có trách nhiệm xử phạt theo thẩm quyền quy định tại Nghị định này; trường hợp do Cục Điều tra chống buôn lậu, Cục Kiểm tra sau thông quan phát hiện thì thực hiện việc xử phạt theo thẩm quyền.

4. Ở những địa điểm dọc biên giới quốc gia, nơi chưa có tổ chức hải quan thì Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển đóng tại địa bàn đó có quyền xử phạt theo quy định tại Điều 32 và Điều 33 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan quy định tại Điều 13 Nghị định này.”

19. Điều 32 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 32. Lập biên bản vi phạm hành chính

Đối với vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan không thuộc trường hợp quy định tại Điều 31 Nghị định này, người có thẩm quyền đang thi hành công vụ phải kịp thời lập biên bản theo quy định. Trong trường hợp vi phạm hành chính không thuộc thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản thì biên bản đó phải được chuyển ngay đến người có thẩm quyền xử phạt để tiến hành xử phạt.

Hình thức, nội dung, trình tự lập biên bản thực hiện theo quy định tại Điều 55 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.”

20. Bổ sung Điều 36a sau Điều 36 như sau:

“Điều 36a. Định giá hàng hóa, tang vật vi phạm để xác định mức phạt tiền và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính

1. Đối với các vi phạm hành chính Nghị định này quy định mức phạt tiền theo giá trị hàng hóa vi phạm hoặc quy định hình thức xử phạt tịch thu hàng hóa, tang vật vi phạm hành chính thì phải tiến hành định giá làm căn cứ cho việc xác định mức phạt tiền và thẩm quyền xử phạt đối với vi phạm hành chính.

Người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính quy định tại Điều 28 Nghị định này có trách nhiệm định giá hàng hóa, tang vật vi phạm và phải chịu trách nhiệm về việc định giá hàng hóa, tang vật vi phạm hành chính.

2. Tùy theo loại hàng hóa, tang vật cụ thể, việc xác định giá dựa trên một trong các căn cứ sau đây:

a) Giá niêm yết hoặc giá ghi trên hợp đồng hoặc hóa đơn mua bán hàng hóa hoặc tờ khai hàng hóa nhập khẩu (đã có thuế);

b) Giá thị trường tại thời điểm nơi phát hiện vi phạm hành chính;

c) Giá thành của hàng hóa nếu chưa xuất bán;

d) Giá trị thực tế còn lại của tang vật;

đ) Đối với tang vật là hàng giả thì giá của tang vật đó là giá thị trường của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng, kỹ thuật, công dụng tại thời điểm phát sinh vi phạm hành chính.

3. Trường hợp áp dụng các căn cứ quy định tại khoản 2 Điều này không phù hợp hoặc hàng hóa, tang vật khó xác định giá trị thì cơ quan, người có thẩm quyền xử phạt thành lập Hội đồng định giá. Thành phần, nguyên tắc làm việc của Hội đồng định giá hàng hóa, tang vật vi phạm hành chính thực hiện theo quy định của pháp luật.

Nếu giá trị tang vật vi phạm thuộc thẩm quyền tịch thu của người đã ra quyết định tạm giữ thì người đó quyết định tịch thu; trong trường hợp trị giá tang vật vi phạm vượt quá thẩm quyền tịch thu của người đã ra quyết định tạm giữ tang vật thì phải chuyển vụ việc đến người có thẩm quyền.

4. Căn cứ định giá và các tài liệu liên quan đến việc định giá hàng hóa, tang vật vi phạm hành chính phải thể hiện trong hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính.”

Điều 2.

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 5 năm 2009.

2. Hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 Điều 1 Nghị định này xảy ra trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, nhưng tại thời điểm xử phạt Nghị định này đã có hiệu lực thì xử phạt theo quy định của Nghị định này nếu Nghị định này không quy định trách nhiệm pháp lý hoặc quy định trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn.

3. Bộ Tài chính hướng dẫn, tổ chức thi hành Nghị định này.

4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

 

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách Xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, KTTH (5b).

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

 

 

 

THE GOVERNMENT
-------

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence– Freedom – Happiness
---------------

No.: 18/2009/ND-CP

Ha Noi, February 18, 2009

 

DECREE

AMENDING AND SUPPLEMENTING A NUMBER OF DECREE No. 97/2007/ND-CP DATED JUNE 07, 2007 OF THE GOVERNMENT REGULATING THE HANDLING OF ADMINISTRATIVE VIOLATIONS AND ENFORCEMENT OF ADMINISTRATIVE DECISIONS IN THE AREA OF CUSTOMS

THE GOVERNMENT

Pursuant to Government Organization December 25, 2001;

Pursuant to Customs Law of June 29, 2001 and Law amending and supplementing some articles of Customs Law of June 14, 2005;

Pursuant to the Law on Tax Administration of November 29, 2006;

Pursuant to the Ordinance on Handling of Administrative Violations of July 2, 2002 and the Ordinance amending and supplementing some articles of the Ordinance on Handling of Administrative Violations of April 2, 2008;

Considering the proposal of Minister of Finance;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 1. To amend and supplement some articles of Decree No. 97/2007/ND-CP of June 7, 2007 of the Government stipulating the handling of administrative violations and enforcement of administrative decisions in the area of customs as follows:

1. Article 6 is amended and supplemented as follows:

 “Article 6. Forms of sanctioning administrative violations in the area of customs

1. For each administrative violation individuals, organizations committing shall be subject to one of the following forms of sanction:

a) Caution;

b) Fine;

For tax evasion, tax fraud, the fine level is from 1 to 3 times of the amount of tax evasion or fraud.

For acts of declaration of lower tax obligations or declaration of higher tax exemption or reduction, or refunding, no collection, the fine level is 10% of the amount of lower tax declared or the amount of tax exempted, reduced, refunded and not collected but declared by increase compared with the regulation of law.

For acts of late tax payment, the fine level shall be 0.05% per day calculated on taxes paid late.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The maximum fine level for violations of the customs administrative violations is 70,000,000 dong and the tax procedure is 100,000,000 dong. The specific fine level for an act of violation is the average level of the fine bracket prescribed for such acts. Where there are extenuating circumstances, the fine level is reduced but not less than the minimum level of the fine bracket. Where there are aggravating circumstances, the fine level may be increased but must not exceed the maximum level of the fine bracket.

2. Depending on the nature and seriousness of violations, individuals and organizations committing administrative violations may also be subject to one or the additional sanctions following:

a) Depriving the license use right and practice certificate;

b) Confiscating exhibits and means used for administrative violation.

3. In addition to the forms of sanction specified in Clauses 1 and 2 of this Article, individuals and organizations committing administrative violations may also be subject to one or other remedial measures as follow:

a) Coercively destroying exhibits which are harmful cultural products, goods harmful to human health, livestock and crops;

b) Coercively bringing out of the territory of Vietnam or re-exporting goods and means of violation;

c) Coercively returning the amount equal to the value of the exhibits and means of violation has been consumed, dispersed or destroyed contrary to the provisions of law;

d) Other measures as prescribed in this Decree.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Article 7 is amended and supplemented as follows:

“Article 7. Absence of sanction of administrative violation

1. The cases prescribed in Clause 6, Article 3 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations, Article 4 of Decree No. 128/2008/ND-CP of December 16, 2008 of the Government detailing the implementation of some articles of the Ordinance on Handling of Administrative Violations Ordinance 2002 and the Ordinance amending and supplementing some articles of the Ordinance on Handling of Administrative Violations 2008.

2. Goods vehicles are brought into the territory of Vietnam due to fire, natural disasters, enemy-inflicted destruction and unexpected events and in urgent situation to perform the customs declaration in accordance with the law, those goods and means of transport must be taken out of the territory of Vietnam after the factors mentioned above are remedied.

3. Making mistake in the process of import and sending of goods to Vietnam but the shipper, recipient or legal representative sends written notice to the customs agencies, the heads of customs offices which receive and handle the dossier accepts before the actual inspection of goods or decisions on the exemption from actual inspection of goods. This provision shall not apply to cases where imported goods are narcotics, weapons and reactionary documents, toxic chemicals specified in Table I of the Chemical Weapons Convention.

4. Additional declaration of customs dossiers in the following cases:

a) Before the time the customs agencies perform the actual inspection of goods or the decide on the exemption of actual goods inspection, the customs declarants detect their customs dossiers submitted with errors;

b) Taxpayers detecting these errors that affect the amount of tax payable within 60 (sixty) days from the date of registration of customs declaration but before the customs agencies perform the tax checking and inspection at the office of the taxpayer. In this case, the taxpayers are still sanctioned for acts of delayed tax payment as prescribed in Article 15 of this Decree.

5. Organizations and individuals that violate the tax law for the export and import and cause a decrease of the tax amount payable or increase of the amount of tax exemption or reduction, refunding and no collection but the tax difference amounts shall not exceed 500,000 dong for the violations made ​​by individuals or 2,000,000 dong for violations made ​​by the organization.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

7. Right declaration of the name of goods actually exported and imported, but false declaration of codes and first tax rates.

8. Violation of regulations on customs declaration for foreign currency, Vietnam dong in cash, gold (blocks, ingots, granules or pieces) of people upon exit and entry with passports, laissez-passer and the exhibits valued under VND 10,000,000. "

3. Article 8 is amended adn supplemented as follows:

“ Article 8. Violating the regulations on the time limits for customs procedure and tax dossier submission

1. A caution or fine of between VND 200,000 and 1,000,000 for one of act of violation as follows:

a) Making declaration and submitting customs dossier at variance with the prescribed time limit, except for violation prescribed at Points a, d, dd, e, clause 2; Point a, b, clause 3, clause 4 of this Article;

b) Failing to submit on schedule the documents in the customs dossier in accordance with the customs law, except for violations prescribed at Point c, Clause 2 of this Article.

c) Additional declaration in tax declaration dossiers made exceeding 60 (sixty) days from the date of registration of customs declaration but before the customs agencies discover the lacking declaration of tax obligations or increasing declaration of the amount of tax exempted, reduced, refunded and not collected;

d) Adjusting declaration of norms of raw materials consumption of goods processing for export, raw materials imported for manufacturing exported goods at variance with the prescribed time limit.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Making tax declaration exceeding the prescribed time limit upon change of the intended use of goods determined as not subject to tax, tax exemption, tax exemption consideration;

b) Failing to submit dossier for liquidity, settlement, tax refunding consideration and no collection of tax within the prescribed time limit.

c) Failing to submit Certificate of origin of goods within the prescribed time limit

d) Failing to make procedures to handle within the prescribed time limit the redundant materials and supplies; waste materials, waste products, machinery and rented and borrowed equipment in the contracts under the plan registered in the liquidity dossier;

dd) Failing to re-export and re-import goods within the prescribed time limit or the time registered with the customs agencies, except for violations prescribed at Point a, Clause 3 of this Article;

e) Failing to re-export and re-import means of transportation of individuals and organizations in the border area regularly crossing the border areas within the prescribed time limit;

g) Failing to observe the reporting regime of goods under the supervision and management of customs in warehouses, ports, non-tax rate area in accordance with law;

h) Committing other regulations on the time limit of tax declaration in accordance with law;

3. A fine of between VND 5,000,000 and 10,000,000 for one of the following violations:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Failing to re-export and re-import means of transportation within the prescribed time limit upon exit and entry, except for violations prescribed at Point e, clause 2 of this Article.

c) Storage of goods in transit in the territory of Vietnam exceeding the permitted time limit.

4. A fine of between VND 15,000,000 and 40,000,000 for violations prescribed at Point b, clause 3 of this Article of the means of violation that are under 24 seat cars;

5. In addition to fines, individuals and organizations committing administrative violations are also applied the following remedial measures:

a) Coercively re-exporting goods for violations prescribed at Point e, Clause 2 and Point a, Clause 3 of this Article, except for the case of consumption declaration and permitted for goods consumption in Vietnam for the case with the permission for change of the intended use of the competent authorities;

b) Coercively re-exporting means of transportation for violations prescribed at Point e, clause 2, Point b, clause 3, clause 4 of this Article;

c) Coercively executing the transit of goods for violations prescribed at Point c, Clause 3 of this Article."

4. Article 9 is amended and supplemented as follows:

“ Article 9. Violations of regulations on customs declaration and tax declaration

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Goods from foreign countries entering transit port, non-tax rate zone or from transit port and non-tax rate zone to foreign countries or from non-tax rate zone into inland for processing, repairment, warranty, except for violations at Point i, Clause 1, Article 14 of this Decree;

b) Goods in transit and border-gate transfer;

c) Humanitarian aid and grant aid that have been approved by competent authorities.

2. A fine of between VND 1,000,000 to 5,000,000 for act of failing to declare or falsely declare compared to the actuality about the name, quantity, weight, quality, value of goods in the following cases:

a) Goods are raw materials, supplies, machinery, equipment and components imported subject to tax exemption;

b) Goods temporarily imported for temporary exported subject to exemption from import and export tax.

3. A fine of between VND 5,000,000 and 20,000,000 for acts of fraudulently declaring the name, quantity, weight and value of exports, except for the exports that are processed products, products made from raw materials imported or temporarily exported and re-exported.

4. Sanctioning the act of failing to declare or falsely declare leading to the reduce of payable tax amounts or increase of the amount of tax exempted, reduced, refunded and not collected: in addition to paying the full tax amounts as prescribed, the taxpayer are also fined by 10% of the declared lower taxes or the increase of tax exempted, reduced, refunded and not collected if there is a collection of the following acts:

a) Making and falsely declaring the contents of the tax settlement dossier liquidity dossier, tax exemption dossier, tax exemption and reduction consideration dossier, tax refunding and non-collection of tax dossier;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) Violation as prescribed at Point b of this clause are discovered after Customs Clearance of goods, but the violating individuals and organizations have voluntarily paid fully the tax amount to be paid as prescribed before the time of making violation record.

5. Provisions in this Article do not apply to the case of violation that has been handled as prescribed in the Article 16 of this Decree.”

5. Article 11 is amended and supplemented as follows:

 “ Article 11. Violation fo regulations on customs inspection and tax inspection

1. A caution or fine of between VND 200,000 and 1,000,000 VND for act of erasure, correction of documents of the customs dossiers that have been registered without affecting the amount of taxes to be paid or the goods item policy.

2. A fine of between VND 1,000,000 and 3,000,000 VND for one of the following acts:

a) Failing to arrange people and facilities for actual inspection of goods, means of transportation upon the request of the customs agencies without justifiable reasons;

b) Violations of regulations on keeping of forms, dossiers and documents

3. A fine of between VND 3,000,000 and 10,000,000 VND for one of the following acts:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Failing to provide documents, materials, electronic data related to exports and imports, means of transportation on exit or entry upon the requirement of the customs agencies as prescribed by law;

c) Failing to comply with the decision on tax checking and inspection of the customs agencies;

4. A fine of between VND 10,000,000 and 30,000,000 VND for one of the following acts:

a) Fraudulently substituting goods inspected by customs with the goods not having been inspected by customs;

b) Forging customs seals, papers in customs dossiers for export and import of goods without being the crimes.

5. Confiscating the exhibits for violations prescribed at point a, clause 4 of this Article.

Violations specified in Clause 4 of this Article for tax evasion, tax fraud shall be sanctioned according to Article 14 of this Decree. Where the exhibits which are banned from export and import or export and import with conditions prescribed by law shall be places in public fund."

6. Article 12 is amended and supplemented as follows:

 “ Article 12. Violation of regulation on customs supervision

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Moving the vehicles carrying the goods in transit, port transfer, border-gate transfer along wrong routes, location, border gate, specified time or making registration in customs dossier without plausible reasons;

b) Intentionally destroying customs seals

c) Intentionally changing the packaging and labels of goods which are under customs supervision;

d) Failing to preserve the status quo of goods under customs supervision or goods assigned for preservation pending completion of Customs Clearance in accordance with the law.

2. A fine of between VND 15,000,000 and 30,000,000 for one of the following acts of violation:

a) Intentionally consuming goods which are under customs supervision;

b) Intentionally consuming means of transportation registering circulation in foreign country temporarily imported into Vietnam

c) Intentionally consuming goods assigned for preservation pending completion of Customs Clearance as prescribed;

3. In addition to fines, individuals and organizations committing administrative violations may be also imposed additional penalties or be subject to the remedial measures as follows:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Confiscating exhibits for violations prescribed at Point c, Clause 2 of this Article if the exhibits being the goods in the list of goods banned from export or import not eligible for export and import; in case the exhibits no longer exist, an amount of money equal to the value of exhibits must be paid;

c) Coercively performing the border-gate transfer, goods transit, means of transportation at specified boder gate and route for violation prescribed at Point a, Clause 1 of this Article”.

7. Article 13 is amended and supplemented as follows:

 “Article 13. Violation of regulation on customs control

1. A fine of between VND 500,000 and 1,000,000 for one of the follwing violations::

a) Failing to obey the orders of customs officers as prescribed upon moving means of transportation in the area of customs operation;

b) Failing to carry out the requirement to open storage of goods as prescribed to perform the administrative examination.

2. A fine of between VND 1,000,000 and 5,000,000 for one of the follwing violations::

a) Storing, trading and transporting the exported and imported goods without valid documents in the customs area of operation;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. A fine of between VND 5,000,000 and 15,000,000 for violations prescribed in Clause 2 of this Article but the exhibit valued at between VND 50,000,000 and under VND 100,000,000;

4. A fine of between VND 15,000,000 and 30,000,000 for one of the follwing violations:

a) Violating provisions in clause 2 of this Article and the exhibits valued at VND 100,000,000 or more without being the crimes;

b) Loading and unloading cargo at the wrong port of destination specified in the cargo manifests, bills of lading without justifiable reasons;

c) Intentional loading, unloading, transhipment, wagon transfer of goods exported, imported and in transit on the means of transportation under the customs inspection and supervision;

d) Dispersing, destroying or disposing of goods to evade the customs inspection, supervision and control.

5. Confiscating the exhibits for violations prescribed in Clause 2, Clause 3 and Point a, Point d, Clause 4 of this Article.

Violations prescribed at Point d, Clause 4 of this Article but the exhibits no longer exist, an amount equal to the value of the exhibits must be paid. "

8. Article 14 is amended and supplemented as follows:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Taxpayers having one of the following acts of tax evasion and tax fraud not serious enough for criminal prosecution in addition to fully paying the tax as prescribed, they are also fined one time of the amount of tax evasion and tax fraud:

a) Using illegal documents and materials not true to the actual transaction for tax declaration, intentionally erasing and correcting documents leading to the decrease of tax amount payable or increase of of tax amount exempted, reduced, refunded and not collected;

b) Making false declarations of commodity codes and tax rates for those items identified the commodity codes and tax rates in previous importations leading to the lower determination of tax amount payable;

c) Violations of the provisions prescribed at Point c, Clause 4, Article 9 of this Decree without voluntarily paying the full tax amount as prescribed before the time of making record of violation.

d) Violations of provisions on goods management in the non-tariff zone;

dd) Making procedures for export but not exporting the processed products, products manufactured from imported raw materials;

e) Declaring more than actual exports in variety, quantity, weight, processed products, products manufactured from imported raw materials with the evaded tax amount of VND 50,000,000 or more without being the crimes;

g) Exporting the processed products, products manufactured from imported raw materials inappropriate with the imported raw materials; importing processed products from abroad inappropriate with the exported raw materials

h) Intentionally changing the intended use of the goods determined not subject to tax, tax exemption, tax exemption consideration without tax declaration;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

k) Failing to record in the accouting books of the revenues and expenditures related to the determination of the tax amount payable;

l) Declaring the increase compared with the consumption norms of goods processing raw materials for export, the imported raw materials for production of exported goods without additional declarations before the time of the customs agencies’discovery.

m) Tax-exemption sales made to improper subjects as prescribed;

n) The acts or failing to declare or falsely declare about names, types, quantity, weight, quality, value, tax rate, the origin of goods exported or imported for tax evasion.

2. Violation of the provisions in clause 1 of this Article with repeated violations for the same act of violation but not serious enough for criminal prosecution, a fine shall be imposed from 2 to 3 times of the amount of tax evasion or tax fraud.

3. The provisions in this Article do not apply to the cases of violation that have been handled as prescribed in Article 16 of this Decree.”

9. Article 15 is amended and supplemented as follows:

“Article 15. Violation of regulations on tax payment

1. Taxpayers and tax guarantors have acts of delayed tax payment in accordance with the law of tax administration in addition to fully pay taxes as prescribed, they are also fined by 0.05% per day, calculated on the amount of tax of late payment.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. The number of days of delayed tax payment is calculated from the date following the last date of the tax payment time limit or extended time limit as prescribed to the date the taxpayers voluntarily pay the full tax amount payable into the state budget. "

10. Article 16 is amended and supplemented as follows:

 “Article 16. Violation of regulation on policy of management of goods exported and imported, in transit; means of transportation on exit, entry and transit

1. A fine of VND 500,000 and 1,000,000 for acts of exporting or importing goods contrary to the provisions of law:

a) Exchanging goods of boder residents;

b) Importing humanitarian aid;

c) Exporting and importing gift goods, and movable property and goods of people on exit and entry;

d) Violation of the provisions at Point a, b ​​and c of this clause, in addition to fines, the exhibits shall be confiscated. In case the exhibits are in the list of conditioned export and import or permit, they shall be coercively taken out of the territory of Vietnam, stopped the export or coercively destroyed.

2. A fine of between VND 5,000,000 and 10,000,000 for one of the following violations:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Import and export of goods are at variance with the content of permit

3. A fine of between VND 10,000,000 and 15,000,000 for one of the following violations:

a) Transit, border-gate transfer, exit, entry or transit of means of transportation subject to a license without permit of the competent authorities;

b) Temporary import - re-export, temporary export - re-import of goods subject to a license without a permit;

c) Export and import of goods into Vietnam under the suspension of export and import.

4. A fine of between VND 15,000,000 and 20,000,000 for one of the following violations:

a) Exporting and importing into Vietnam goods subject to ban from export and import.;

b) Introducing goods of fake origin in the territory of Vietnam

c) Export of goods of fake origin

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

dd) Export of goods without permit as prescribed;

e) Export and import of unqualified goods with insufficient conditions and technical standards as prescribed by law;

g) Export and import of goods without labels as prescribed by law;

h) Intentionally changing the intended use of goods as raw materials, supplies, components, machinery and equipment for processing; goods of temporary import - re-export, temporary export - re-imported subject to the export and ban from import or export, import with conditions without the permission of competent state agencies.

5. Importing and introducing goods into Vietnam causing environmental pollution and harm to human health, creatures and ecosystems shall be sanctioned under the provisions of the Decree on sanctioning of administrative violations in the field of protection environment.

6. In addition to fines, individuals and organizations committing administrative violations may also be sanctioned additional penalties or be subject to the remedial measures as follows:

a) Confiscating goods if the violations specified at Point c, Clause 3 and Point a, b, h, Clause 4 of this Article, except for the case the specialized management agency require to take the goods out of Vietnam or re-export them.

b) Depriving the use of permit within 30 days to 90 days for the case of repeated violations or violation committed many time as specified at Point b, clause 2 of this Article;

b) Coercively bringing out of the territory of Vietnam or suspending export for violations specified in clause 2, point a, b, Clause 3 and Point c, d, e, f, g, Clause 4 of this Article. Within the time limit specified in Article 35 of this Decree, export shall be carried out if permitted by the specialized management agency ".

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 “ Article 17. Violation of regulation on customs warehouse and bonded warehouse

1. A fine of between VND 500,000 and 1,000,000 for one of the following violations:

a) Failing to notify the customs agencies upon the expiration of warehouse leasing contract;

b) Failing to take goods out of the customs warehouse upon the expiration of warehouse leasing contract;

2. A fine of between VND 1,000,000 and 3,000,000 for one of the following violations:

a) Moving goods from this customs warehouse to another customs warehouse without permission of the customs agencies;

b) Intentionally expanding, narrowing and relocating customs warehouse;

c) Failing to open books to monitor the export and import, warehouse input and output

in accordance with the law.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Failing to declare or falsely declare compared to actuality the names, types, quantity, weight of goods from foreign countries into the customs warehouse and bonded warehouse; goods from customs warehouse and bonded warehouse sent abroad;

b) Failing to observe the reporting regime under the supervision of goods at customs warehouse as prescribed law.

4. A fine of between VND 5,000,000 and 10,000,000 for one of the following violations:

a) Introducing goods from foreign countries into customs warehouse subject to not being stored in customs warehouses under the provisions of law;

b) Keeping on business of customs warehouse when the permit of customs warehouse establishment has been revoked.

c) Erasing and correcting the permit of customs warehouse establishment;

d) Intentionally dispersing goods stored in customs warehouse and bonded warehouses;

dd) Destroying goods stored in customs warehouse and bonded warehouses not in accordance with regulations of law.

5. Apart from being subject to the form of fine, individuals and organizations are also subject to violations of the sanctions or additional remedial measures as follows:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Coercively taking the goods out of territory of Vietnam within 30 (thirty) days from the date of receipt of sanctioning decision or coercively destroying the infringing goods for violations prescribed at Point a, Clause 3 in case goods are not under the leasin constract of customs warehouse, point a, Clause 4 of this Article. For goods with counterfeit trademarks or name, origin of Vietnam shall have to be removed the infringing signs prior to being taken out of the territory of Vietnam. "

12. Article 18 is amended and supplemented as follows:

 “ Article 18. Insulting, threatening, obstructing customs officers on duty

1. A fine of between VND 2,000,000 and 5,000,000 for acts of violation of insulting honor, or obstructing customs officers on duty.

2.A fine of between VND 5,000,000 and 10,000,000 for acts of threatening or using force against customs officers on duty without being the crimes. "

13. Article 23 is amended and supplemented as follows:

"Article 23. Competence of temporary custody of people according to administrative procedures

1. The following persons have the right to decide the temporary custody of people according to administrative procedures:

The Director of Customs branch; Leader of control team under the Customs Department; Leader of anti-smuggling control team and Leader of marine control teams under the Anti-Smuggling Investigation Department of General Department of Customs.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. The custody of people must comply with the principles, procedures and order prescribed in Article 44 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations and Regulation on custody of people according to administrative procedures promulgated together with Decree No. 162 / 2004/ND-CP of September 7, 2004 by the Government. "

14. Article 24 is amended and supplemented as follows:

“ Article 24. Temporary seizure of documents, exhibits and means of administrative violations

1. The temporary seizure of documents, exhibits means related to the acts of violation shall apply in case the violations should be stopped or in order to verify the facts as a basis for handling decisions.

The persons specified in Clause 1 of Article 23 of this Decree have the right to decide the temporary seizure of documents, exhibits and means of administrative violations.

Upon detecting signs of tax evasion and tax fraud, the General Director of Customs, Director of Customs Clearance Department under the General Department of Customs, Director of Customs Department, Director of Custom branch, Head of tax inspection team have the right to make a decision on temporary seizure of documents, exhibits and means of administrative violations.

2. In case of necessity, customs officers on duty shall have the right to make a decision on temporary seizure of documents, exhibits and means of administrative violations. Within 24 hours after the decision, the decision makers must make report directly to their heads specified in clause 1 of this Article and must have consent in writing by such person; in case without the consent of such persons, the decision-makers making custody decision must immediately cancel the custody decision and return things, money, goods and means in custody.

3. The temporary custody of exhibits of administrative violations in the case there are goods as exhibits and goods not as exhibits.

a) In a batch with goods goods as exhibits and goods not as infringing exhibits, only infringing exhibits shall be temporarily seized. Where the occurrence of violation has not been identified, just take samples as a basis for identification;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. The management of documents, exhibits, facilities in temporary custody shall comply with the law.

5. The exhibits, including Vietnam currency, gold, silver, precious stones, precious metals, narcotics and other objects subject to special management must be preserved in accordance with the law.

6. For exhibits of administrative violations as perishable goods, then the decision-maker of the temporary custody must make separate record and organize the immediate sale. The proceeds shall be deposited into temporary custody account opened at the State Treasury. If later by decisions of competent persons over the confiscated exhibits, the proceeds must be remitted to the state budget; where the exhibits are not confiscated, the proceeds must be returned to their owners, the managers or legitimate users.

7. Within 10 (ten) working days from the date of temporary custody, the competent persons making decision on the temporary custody and sanction must handle the documents, exhibits and means in temporary custody by the measures in the sanctioning decision. If the form of confiscating sanction is not applied, the documents, exhibits or the proceeds from the sale of goods to their owners, the managers or legitimate users.

The temporary custody of documents and exhibits and means of violation can be extended but not exceed 60 (sixty) days for the violations involving many complicated details that need verifying or relating to the many individuals organizations in the country and abroad.

8. The temporary custody of documents and exhibits and means of violation must be decided in writing attached to the record of temporary custody and one copy of it shall be handed over the organizations and individuals having documents and exhibits and means in custody.

15. Article 27 is amended and supplemented as follows:

“Article 27. Searching the hiding place of documents and exhibits and means related to act of violation

1. Searching the hiding place of documents and exhibits and means of violations shall be conducted only when there is evidence that there is a hiding place of documents and exhibits and means related to act of violation.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Upon detecting signs of tax evasion and tax fraud, the General Director of Customs, Director of Customs ClearanceDepartment under the General Department of Customs, Director of Customs Department, Director of Custom branch shall have the right to make a decision on searching the hiding place of documents and exhibits and means of administrative violation.

In case the hiding place of documents and exhibits and means of administrative violation is a residing place, the searching decision must be consented in writing of the Chairman of district-level People’s Committee prior to the search.

3. When searching the hiding place of documents, exhibits and means of violation, there must be the owner of the hiding place or members in their family and witnesses. Where the owners of such places, the members in their families are absent but the search can not be delayed, there must be representatives of the communal authorities and two witnesses.

4. No search of hiding places of documents and exhibits and means of administrative violation done in the night, on holidays and Tet holidays when the owners organize death anniversary and wedding except for emergencies, flagrant crime or when the search is being executed but not finished, the reasons must be specified in the record.

5. All cases of searching the hiding places of documents and exhibits and means related to the violations must be decided in writing and made a record. One copy of the decision and record of the search of the hiding places of documents, exhibits and means must be handed over to the owners of the searched places"

16. Article 28 is amended and supplementated as follows:

“ Article 28. Competence to sanction administrative violation in the area of Customs

1. Customs officers on duty have the right:

a) To impose a caution;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Leader of professional team under the Customs branch and the Leader of professional team under the Customs Clearance Inspection branch have the right:

a) To impose a caution;

b) To impose a fine of up to VND 5,000,000.

3. The Director of Customs branch (including the Director of border-gate Customs branch, Director of outside-border-gate Customs branch, Director of Customs Clearance Customs branch); Leader of control team under the Customs Department of provinces, inter-provinces and central-run cities (hereafter referred to as Customs Department); Leader of anti-smuggling control team and Leader of marine control teams under the Anti-Smuggling Investigation Department under the General Department of Customs have the right:

a) To impose a caution;

b) To impose a fine of up to VND 5,000,000, except for the case of sanction prescribed in clause 4, Article 9, Article 14 and Article 15 and Point a, Clause 1, Article 19 of thid Decree.

c) To confiscate the exhibits and means used for administrative violations.

4. Director of anti-smuggling investigation Department, Director of Customs Clearance inspection Department under the General Department of Customs and Director of Customs Department have the right:

a) To impose a caution;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) To deprive the use right of permit under the competence;

d) To confiscate the exhibits and means used for administrative violations.

dd) Coercively taking out of Vietnam’s territory or coercively re-exporting the exhibits and means of violation;

e) Coercively destroying exhibits which are harmful cultural products and goods harmful to human health, animals and plants;

g) Coercively paying the amount equal to the value of exhibits and means of violation that have been consumed, dispersed or destroyed illegally.

h) Other measures as prescribed in this Decree.

5. Border Guard and the Coast Guard have the right to impose fines as prescribed in Article 32 and 33 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations for administrative violation of customs specified in Article 13 of this Decree.

6. Director of Customs branch, Director of Customs Department, Director of Anti-Smuggling Investigation Department and Director of Customs Clearance Inspection Department shall make sanction for acts of violations of tax laws as prescribed in Clause 4, Article 9 and Article 14, Article 15 and Point a, Clause 1, Article 19 of this Decree. "

17. Supplementing Article 28a after Article 28 as follows:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. The competent persons to handle administrative violations prescribed in Clause 2, Clause 3 and Clause 4, Article 28 of this Decree may authorize their deputies to exercise the competence to handle administrative violations. The authorization for handling of administrative violations must be made in writing and must be clearly identified the scope and content, and duration of authorization.

Where the decision on temporary custody of people according to administrative procedures, the authorization shall only be conducted in the absence of the superiors.

2. The deputies authorized to handle administrative violations must be responsible for decisions on handling administrative violations before their heads and law. The authorized persons are not permitted for further authorization of any other person. "

18. Article 29 is amended as follows:

“Article 29. Determination of sanctioning competence.

1. The sanctioning competence of those prescribed in Article 28 of this Decree is the competence applicable to administrative violations. In the case of fines, the sanctioning competence shall be determined based on the maximum level of the fine bracket prescribed for each act of violation. This provision shall not apply to the cases specified in paragraph 6 of Article 28 of this Decree.

2. In case of sanctioning a person who commits many acts of violation, the sanctioning competence shall be determined according to the following principle: if the evel of sanction, form of additional sanction, remedial measures are prescribed for each act of violation under the competence of sanctioning person , the sanctioning competence still belongs to that person. if the level of sanction, form of additional sanction, remedial measures are prescribed for each act of violation beyond the competence of the sanctioning person, that person must transfer the dossier of violation case to the person with sanctioning competence

3. Any act of violation of customs laws occurring on land, contiguous to territorial waters, continental shelf and exclusive economic zone of the Socialism Republic of Vietnam under the management area of Customs, the Customs at that place are responsible for sanction under the competence prescribed in this Decree; in cases discovered by the Anti-Smuggling Investigation Department, Customs Clearance Inspection Department, the sanction shall be executed under the competence.

4. In places along the national borders, where there is no customs organizations, the Border Guard and Coast Guard station in those areas have the right to impose fines as prescribed in Article 32 and Article 33 of the Ordinance on Handling of administrative violations for administrative violations in the customs area specified in Article 13 of this Decree. "

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

“Article 32. Making record of administrative violation

For administrative violations in the customs area other than the cases provided for in Article 31 of this Decree, the competent persons who are on duty must promptly make records as prescribed. In cases of administrative violations not under the sanctioning competence of the person making record, that record must be transferred immediately to the person with sanctioning competence to conduct sanction.

The form, content and process of making records comply with Article 55 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations. "

20. Supplementing Article 36a after Article 36b as follows:

“Article 36a. Price assessment of goods and exhibits to determine the fine level and sanctioning competence of administrative violations

1. For administrative violations of this Decree stipulating the fine level under the value of infringing goods or regulations on the form of confiscating goods and exhibits of administrative violations, the price assessment must be conducted as a basis for determination of the fine level and sanctioning competence for administrative violations.

The persons with competence to handle administrative violations specified in Article 28 of this Decree shall be responsible for price assessment of goods and exhibits and take responsibility for price assessment of goods and exhibits;

2. Depending on the particular type of goods and exhibits, the price assessment shall be based on one of the following grounds:

a) Listed price or the contract price or invoice of sale and purchase of goods or imported goods declaration (with tax included);

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) Cost of goods if not having been taken out for sales ;

d) Remaining actual price of the exhibits;

dd) For the exhibits being fake goods, the price of those exhibits is the market price of genuine goods or goods of the same features, technology and utilities at the time of discovery of administrative violations.

3. Where the application of the grounds specified in clause 2 of this Article is inappropriate or the goods and exhibits are difficult to determine their value, the persons with sanctioning competence shall establish a price assessment Council. The composition and working principle of the price assessment Council of goods and exhibits of administrative violations shall comply with regulations of law.

If the value of exhibits under the seizure competence of the person who has made custody decision, that person shall make decision on confiscation; in case the value of the infringing exhibits is beyond the seizure competence of the person who has made custody decision of the exhibits, the case must be transferred to the competent persons.

4. Based on the price assessment and documents related to the price assessment, exhibits of administrative violation must be reflected in records of sanctions of administrative violation. "

Article 2.

1.This Decree takes effect as from May 1, 2009.

2. Acts of administrative violation specified in Clause 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, Article 1 of this Decree occur before this Decree takes effect, but at time of santion, this Decree has become effective, the sanction shall comply with the provisions of this Decree if this Decree does not attribute legal responsibility or does attribute lighter legal responsibility.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. The Ministries, ministerial-level agencies, heads of governmental-affiliated agencies, Chairmans of Peoples’ Committee of central-run cities and provinces are liable to execute this Decree.

 

 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER




Nguyen Tan Dung

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị định 18/2009/NĐ-CP ngày 18/02/2009 sửa đổi Nghị định 97/2007/NĐ-CP quy định việc xử lý vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


22.205

DMCA.com Protection Status
IP: 3.145.79.214
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!