Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị định 134/2003/NĐ-CP hướng dẫn Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002

Số hiệu: 134/2003/NĐ-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Phan Văn Khải
Ngày ban hành: 14/11/2003 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 134/2003/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 14 tháng 11 năm 2003

 

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 134/2003/NĐ-CP NGÀY 14 THÁNG 11 NĂM 2003 QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA PHÁP LỆNH XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH NĂM 2002

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp,

NGHỊ ĐỊNH:

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 (sau đây gọi tắt là Pháp lệnh) về một số nguyên tắc chung, hình thức, thẩm quyền, thủ tục và việc áp dụng một số biện pháp ngăn chặn và bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính.

Điều 2. Thẩm quyền quy định hành vi vi phạm hành chính

Thẩm quyền quy định hành vi vi phạm hành chính tại Điều 2 của Pháp lệnh bao gồm thẩm quyền quy định hành vi vi phạm hành chính cụ thể, hình thức xử phạt chính, hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả áp dụng đối với từng hành vi vi phạm hành chính; quy định khung và mức tiền phạt trong trường hợp phạt tiền; quy định các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính.

Việc xác định khung và mức tiền phạt đối với hành vi vi phạm hành chính được căn cứ vào tính chất, mức độ của hành vi đó.

Điều 3. Một số nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính

Một số nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 3 của Pháp lệnh được quy định cụ thể như sau:

1. Cá nhân, tổ chức chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi vi phạm hành chính do pháp luật quy định:

Cá nhân, tổ chức chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi vi phạm hành chính được quy định cụ thể trong các văn bản luật của Quốc hội, pháp lệnh của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và nghị định của Chính phủ. Các văn bản do Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân ban hành để chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện xử lý vi phạm hành chính theo thẩm quyền không được quy định hành vi vi phạm hành chính và hình thức, mức xử phạt;

2. Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt hành chính một lần:

a) Một hành vi vi phạm đã được người có thẩm quyền xử phạt ra quyết định xử phạt hoặc đã lập biên bản để xử phạt thì không được lập biên bản, ra quyết định xử phạt lần thứ hai đối với chính hành vi đó nữa. Trong trường hợp hành vi vi phạm vẫn tiếp tục được thực hiện mặc dù đã bị người có thẩm quyền xử phạt ra lệnh đình chỉ thì bị áp dụng tình tiết tăng nặng quy định tại khoản 8 Điều 9 của Pháp lệnh;

b) Một hành vi vi phạm hành chính đã được người có thẩm quyền xử phạt ra quyết định xử phạt thì không đồng thời áp dụng biện pháp xử lý hành chính khác quy định tại Điều 22 của Pháp lệnh đối với hành vi đó;

c) Trong trường hợp hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm bị chuyển hồ sơ đề nghị truy cứu trách nhiệm hình sự mà trước đó đã có quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì người đã quyết định xử phạt phải huỷ bỏ quyết định xử phạt; nếu chưa ra quyết định xử phạt thì không xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi đó;

3. Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt về hành vi đó và người có thẩm quyền xử phạt căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, nhân thân người vi phạm, tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ mà ra quyết định xử phạt đối với từng người cùng thực hiện vi phạm hành chính;

4. Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm theo quy định tại khoản 2 Điều 56 của Pháp lệnh.

Điều 4. Những trường hợp không xử lý vi phạm hành chính

Những trường hợp không xử lý vi phạm hành chính theo khoản 6 Điều 3 của Pháp lệnh được quy định cụ thể như sau:

1. Tình thế cấp thiết là tình thế của người vì muốn tránh một nguy cơ đang thực tế đe dọa lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức, quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa;

2. Phòng vệ chính đáng là hành vi của một người vì bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác, mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên;

3. Người thực hiện hành vi do sự kiện bất ngờ, tức là trong trường hợp không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi đó;

4. Trường hợp người thực hiện vi phạm hành chính trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.

Điều 5. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hành chính của người chưa thành niên gây ra

Người chưa thành niên vi phạm hành chính mà gây thiệt hại thì trách nhiệm bồi thường được thực hiện theo quy định tại Điều 40 của Luật Hôn nhân và Gia đình và các khoản 2, 3 Điều 611 của Bộ luật Dân sự.

Điều 6. Tình tiết tăng nặng

Những tình tiết tăng nặng tại các khoản 1 và 2 Điều 9 của Pháp lệnh được quy định cụ thể như sau:

1. Vi phạm có tổ chức là trường hợp có hai người trở lên câu kết chặt chẽ với nhau, cố ý cùng thực hiện hành vi vi phạm hành chính;

2. Vi phạm nhiều lần trong cùng lĩnh vực là trường hợp thực hiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực mà trước đó đã vi phạm nhưng chưa bị xử phạt và chưa hết thời hiệu xử phạt;

3. Tái phạm trong cùng lĩnh vực là trường hợp đã bị xử phạt nhưng chưa hết thời hạn một năm kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hoặc kể từ ngày hết thời hiệu thi hành của quyết định xử phạt mà lại thực hiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực đã bị xử phạt;

"Lĩnh vực" quy định tại khoản này được hiểu là các lĩnh vực quản lý nhà nước được quy định tại từng nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính.

Điều 7. Thời hạn để được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính

Thời hạn để được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính theo khoản 1 Điều 11 của Pháp lệnh được quy định như sau:

Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính, nếu qua một năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt (tức là từ ngày thực hiện xong các nghĩa vụ, yêu cầu ghi trong quyết định xử phạt hoặc từ ngày quyết định xử phạt được cưỡng chế thi hành) hoặc kể từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt quy định tại Điều 69 của Pháp lệnh mà không thực hiện hành vi vi phạm trong cùng lĩnh vực trước đây đã bị xử phạt thì được coi như chưa bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi đó.

Điều 8. Thời hạn để được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính khác

Thời hạn để được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính khác theo khoản 2 Điều 11 của Pháp lệnh được quy định như sau:

Cá nhân đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục, đưa vào cơ sở chữa bệnh, quản chế hành chính, nếu qua hai năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử lý (tức là từ ngày hết hạn giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc hết hạn chấp hành tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh và quản chế hành chính) hoặc từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử lý quy định tại các Điều 73, 82, 91, 100 và Điều 108 của Pháp lệnh mà không thực hiện hành vi vi phạm thuộc đối tượng bị áp dụng một trong các biện pháp xử lý hành chính khác quy định tại khoản này thì được coi như chưa bị áp dụng biện pháp đó.

Điều 9. Cách tính thời hạn, thời hiệu trong xử lý vi phạm hành chính

1. Thời hạn, thời hiệu trong Pháp lệnh được quy định theo tháng hoặc theo năm thì khoảng thời gian đó được tính theo tháng, năm dương lịch, bao gồm cả ngày nghỉ theo quy định của Bộ luật Lao động.

2. Thời hạn trong Pháp lệnh được quy định theo ngày thì khoảng thời gian đó được tính theo ngày làm việc, không bao gồm ngày nghỉ theo quy định của Bộ luật Lao động.

Điều 10. Trách nhiệm của người có thẩm quyền trong việc xử lý vi phạm hành chính

1. Khi phát hiện vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính phải ra lệnh đình chỉ ngay hành vi vi phạm và ra quyết định xử phạt theo thẩm quyền; trong trường hợp vụ việc vi phạm không thuộc thẩm quyền hoặc vượt quá thẩm quyền, thì có trách nhiệm lập biên bản theo đúng mẫu quy định và chuyển kịp thời tới người có thẩm quyền xử phạt.

2. Người có thẩm quyền xử phạt hành chính lạm dụng chức vụ, quyền hạn, sách nhiễu, dung túng, bao che, không xử lý hoặc xử lý không nghiêm minh vi phạm hành chính; thiếu trách nhiệm để quá thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính; không tuân thủ nghiêm ngặt các quy định trong việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính; ra quyết định xử lý vi phạm hành chính trái pháp luật, có lỗi trong việc không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn quy định tại Điều 56 của Pháp lệnh, nếu chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.

Chương 2:

HÌNH THỨC, THẨM QUYỀN XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH

Điều 11. Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề

Việc tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo Điều 16 của Pháp lệnh được quy định như sau:

1. Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề là hình thức xử phạt bổ sung, được áp dụng kèm theo hình thức xử phạt chính trong trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm nghiêm trọng quy định sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề. Giấy phép, chứng chỉ hành nghề là các loại giấy tờ do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền cấp cho các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật để cho phép tổ chức, cá nhân đó kinh doanh, hoạt động, hành nghề trong một lĩnh vực nhất định hoặc sử dụng một loại công cụ, phương tiện nhất định. Giấy phép, chứng chỉ hành nghề quy định tại Điều này không bao gồm giấy đăng ký kinh doanh, các loại chứng chỉ gắn với nhân thân người được cấp không có mục đích cho phép hành nghề;

2. Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề được áp dụng có thời hạn hoặc không thời hạn và được quy định đối với hành vi vi phạm hành chính cụ thể, tuỳ thuộc vào tính chất, mức độ của hành vi vi phạm đó. Thời hạn bị tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề và các trường hợp cụ thể bị áp dụng tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề được quy định tại các nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong từng lĩnh vực quản lý nhà nước.

Điều 12. Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính

Việc tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính theo Điều 17 của Pháp lệnh được quy định như sau:

1. Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính là hình thức xử phạt bổ sung, được áp dụng kèm theo hình thức xử phạt chính. Thủ tục và các trường hợp cụ thể bị áp dụng tịch thu tang vật, phương tiện được quy định tại các nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong từng lĩnh vực quản lý nhà nước;

2. Không áp dụng hình thức xử phạt tịch thu tang vật phương tiện trong trường hợp tang vật, phương tiện bị tổ chức, cá nhân vi phạm chiếm đoạt, sử dụng trái phép mà phải trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý, người sử dụng hợp pháp. Trong trường hợp tang vật là văn hoá phẩm độc hại, hàng giả không có giá trị sử dụng, vật phẩm gây hại cho sức khoẻ con người, vật nuôi, cây trồng thì bị xử lý theo quy định tại khoản 2 Điều 61 của Pháp lệnh.

Điều 13. Xác định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính

Nguyên tắc xác định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo Điều 42 của Pháp lệnh được quy định cụ thể như sau:

1. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước ở địa phương;

2. Các chức danh có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của các cơ quan quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực có thẩm quyền xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính được quy định cụ thể tại các nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong từng lĩnh vực quản lý nhà nước;

3. Thẩm quyền xử phạt của các chức danh theo quy định của Pháp lệnh trong từng trường hợp cụ thể được xác định như sau:

a) Thẩm quyền phạt tiền được xác định căn cứ vào mức tối đa của khung tiền phạt quy định cho mỗi hành vi vi phạm hành chính;

b) Thẩm quyền áp dụng hình thức tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính được xác định căn cứ vào văn bản quy phạm pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong từng lĩnh vực quản lý nhà nước quy định cho chức danh có thẩm quyền tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với một hành vi vi phạm cụ thể. Trường hợp Pháp lệnh quy định thẩm quyền tịch thu theo trị giá của tang vật, phương tiện vi phạm thì phải căn cứ vào giá trị thực tế của tang vật, phương tiện vi phạm để xác định thẩm quyền;

c) Thẩm quyền áp dụng hình thức tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề được xác định căn cứ vào văn bản quy phạm pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong từng lĩnh vực quản lý nhà nước. Đối với hành vi vi phạm có quy định áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thì chức danh nào có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi đó cũng có quyền xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép hoặc chứng chỉ hành nghề đối với người vi phạm; trường hợp luật có quy định khác thì theo quy định của luật. Trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày quyết định xử phạt vi phạm hành chính, người đã ra quyết định xử phạt phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan cấp giấy phép, chứng chỉ hành nghề về việc đã áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề;

d) Thẩm quyền áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả được xác định căn cứ vào Pháp lệnh quy định chức danh đó có thẩm quyền áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả; đồng thời căn cứ vào hành vi vi phạm cụ thể có quy định việc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả được quy định trong các nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong từng lĩnh vực quản lý nhà nước;

đ) Trong trường hợp mức tiền phạt, trị giá tang vật phương tiện bị tịch thu hoặc một trong các hình thức xử phạt hoặc biện pháp khắc phục hậu quả không thuộc thẩm quyền hoặc vượt quá thẩm quyền thì người đang thụ lý vụ việc vi phạm phải kịp thời chuyển vụ việc vi phạm đó đến người có thẩm quyền xử phạt.

Điều 14. Uỷ quyền xử lý vi phạm hành chính

Việc ủy quyền xử lý vi phạm hành chính theo Điều 41 của Pháp lệnh được quy định như sau:

1. Việc ủy quyền xử lý vi phạm hành chính do các chức danh quy định tại Điều 41 của Pháp lệnh chỉ được thực hiện đối với cấp phó trực tiếp. Việc ủy quyền chỉ được thực hiện bằng văn bản và trong trường hợp cấp trưởng vắng mặt;

2. Cấp phó được cấp trưởng ủy quyền có quyền xử lý vi phạm hành chính theo thẩm quyền của cấp trưởng mà mình được uỷ quyền và phải chịu trách nhiệm về quyết định xử lý vi phạm hành chính do mình thực hiện. Người được uỷ quyền không được ủy quyền tiếp cho bất kỳ cá nhân nào khác.

Chương 3:

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN VÀ BẢO ĐẢM XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH

Điều 15. Khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính

Việc khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính theo Điều 49 của Pháp lệnh được quy định như sau:

1. Việc khám nơi cất giấu tang vật phương tiện vi phạm hành chính chỉ do những người có thẩm quyền tiến hành theo đúng quy định tại Điều 49 của Pháp lệnh;

2. Nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là địa điểm mà tại đó, người vi phạm cất giấu hiện vật, tiền, hàng hoá, phương tiện vi phạm hành chính. Nếu người vi phạm cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính trong người thì áp dụng biện pháp khám người theo quy định tại Điều 47 của Pháp lệnh;

3. Trong trường hợp nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là nơi ở thì người có thẩm quyền quy định tại Điều 45 của Pháp lệnh chỉ được tiến hành khám sau khi đã có sự đồng ý bằng văn bản của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện nơi có tang vật, phương tiện được cất giấu.

Nơi ở quy định tại Điều này là địa điểm dùng để cư trú thường xuyên cho cá nhân hoặc hộ gia đình có hộ khẩu thường trú hoặc đăng ký tạm trú; có đăng ký phương tiện, nếu phương tiện là nơi cư trú thường xuyên của cá nhân, hộ gia đình;

4. Mọi trường hợp khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện đều phải lập biên bản theo đúng mẫu quy định.

Điều 16. Thủ tục bảo lãnh hành chính

Thủ tục bảo lãnh hành chính theo Điều 50 của Pháp lệnh được quy định như sau:

1. Bảo lãnh hành chính do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện quyết định trong thời gian xem xét việc áp dụng một trong các biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh. Bảo lãnh hành chính được giao cho gia đình hoặc tổ chức xã hội nơi đối tượng cư trú thực hiện. Trong trường hợp người được bảo lãnh là người chưa thành niên thì bảo lãnh hành chính được giao cho cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó thực hiện;

2. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện ra quyết định về việc giao việc bảo lãnh hành chính cho gia đình, tổ chức xã hội nơi đối tượng cư trú; trong quyết định phải ghi rõ: ngày, tháng, năm quyết định; họ, tên, chức vụ của người quyết định; họ, tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của người được giao bảo lãnh hoặc tên, địa chỉ của tổ chức xã hội được giao bảo lãnh; họ, tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của người được bảo lãnh; lý do của việc giao bảo lãnh; thời hạn bảo lãnh; trách nhiệm của người được bảo lãnh, trách nhiệm của người hoặc tổ chức nhận bảo lãnh và trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi đối tượng cư trú; chữ ký của người quyết định giao bảo lãnh. Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày ra quyết định, quyết định giao bảo lãnh được gửi cho người hoặc tổ chức nhận bảo lãnh, người được bảo lãnh và Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người được bảo lãnh cư trú để tổ chức thực hiện;

3. Thời hạn bảo lãnh hành chính do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện quyết định, tối đa không quá 35 ngày đối với trường hợp người được bảo lãnh thuộc đối tượng đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở chữa bệnh và tối đa không quá 50 ngày đối với trường hợp người được bảo lãnh thuộc đối tượng đưa vào cơ sở giáo dục. Việc bảo lãnh hành chính chấm dứt khi hết thời hạn ghi trong quyết định giao bảo lãnh. Trong trường hợp chưa hết thời hạn bảo lãnh mà đã có quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính thì thời hạn bảo lãnh chấm dứt vào thời điểm đối tượng được đưa đi chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh.

Điều 17. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong thời gian bảo lãnh hành chính

1. Trong thời gian bảo lãnh hành chính, gia đình, tổ chức xã hội được giao bảo lãnh hành chính có trách nhiệm:

a) Giám sát, quản lý không để người được bảo lãnh tiếp tục vi phạm pháp luật;

b) Bảo đảm sự có mặt của người được bảo lãnh tại nơi cư trú khi có quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục, đưa vào cơ sở chữa bệnh;

c) Báo cáo kịp thời với Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người được giao bảo lãnh để Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã báo cáo với Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện trong trường hợp người được bảo lãnh bỏ trốn hoặc có các hành vi vi phạm pháp luật trong thời gian bảo lãnh.

2. Trong thời gian bảo lãnh hành chính, người được bảo lãnh hành chính có trách nhiệm:

a) Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về tạm trú, tạm vắng. Khi đi ra khỏi địa bàn xã, phường, thị trấn phải thông báo cho gia đình, tổ chức xã hội được giao bảo lãnh biết về địa chỉ nơi đến, thời gian tạm trú tại đó;

b) Có mặt kịp thời tại trụ sở Uỷ ban nhân dân cấp xã khi được Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã yêu cầu.

3. Trong thời gian bảo lãnh hành chính, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người được bảo lãnh hành chính cư trú có trách nhiệm:

a) Thông báo cho gia đình, tổ chức xã hội được giao bảo lãnh và người được bảo lãnh về quyền và nghĩa vụ của họ trong thời gian bảo lãnh;

b) Thực hiện các biện pháp hỗ trợ gia đình, tổ chức xã hội được giao bảo lãnh trong việc quản lý, giám sát người được bảo lãnh tại nơi cư trú;

c) Khi được thông báo về việc người được bảo lãnh bỏ trốn khỏi nơi cư trú hoặc có hành vi vi phạm pháp luật, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã phải báo cáo ngay cho Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện nơi đã ra quyết định bảo lãnh để có biện pháp xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật.

Chương 4:

THỦ TỤC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH

Điều 18. Đình chỉ hành vi vi phạm

Đình chỉ hành vi vi phạm theo Điều 53 của Pháp lệnh được quy định như sau:

Khi phát hiện vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định đình chỉ ngay hành vi vi phạm. Quyết định đình chỉ có thể là quyết định bằng văn bản hoặc quyết định thể hiện bằng lời nói, còi, tín hiệu hoặc các hình thức khác tuỳ từng trường hợp vi phạm cụ thể.

Điều 19. Thủ tục xử phạt đơn giản

Việc áp dụng thủ tục xử phạt đơn giản theo Điều 54 của Pháp lệnh được quy định như sau:

1. Xử phạt theo thủ tục đơn giản quy định tại Điều 54 của Pháp lệnh là trường hợp xử phạt, theo đó người có thẩm quyền xử phạt không lập biên bản mà ra quyết định xử phạt tại chỗ. Những trường hợp được tiến hành xử phạt theo thủ tục đơn giản bao gồm:

a) Hành vi vi phạm hành chính mà mức phạt quy định là cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 100.000 đồng;

b) Nhiều hành vi vi phạm hành chính do một người thực hiện mà hình thức và mức phạt quy định đối với mỗi hành vi này đều là phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 100.000 đồng;

2. Trong trường hợp xử phạt theo thủ tục đơn giản, người có thẩm quyền không lập biên bản mà quyết định xử phạt tại chỗ. Quyết định xử phạt phải thể hiện bằng văn bản theo mẫu quy định. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có thể nộp tiền phạt tại chỗ cho người có thẩm quyền xử phạt và được nhận biên lai thu tiền phạt do Bộ Tài chính phát hành. Trong trường hợp không nộp tiền phạt tại chỗ, cá nhân, tổ chức vi phạm nộp tiền phạt tại Kho bạc Nhà nước trong thời hạn được quy định tại khoản 1 Điều 58 của Pháp lệnh.

Điều 20. Lập biên bản vi phạm hành chính

Việc lập biên bản vi phạm hành chính theo khoản 1 Điều 55 của Pháp lệnh được quy định như sau:

1. Người có thẩm quyền đang thi hành công vụ có trách nhiệm lập biên bản theo đúng mẫu quy định đối với vi phạm hành chính mà mình phát hiện và chuyển kịp thời tới người có thẩm quyền xử phạt. Biên bản phải có đầy đủ chữ ký theo quy định tại khoản 3 Điều 55 của Pháp lệnh;

2. Trong trường hợp người lập biên bản không có thẩm quyền xử phạt thì thủ trưởng của người đó là người có thẩm quyền xử phạt cũng phải ký tên vào biên bản; trường hợp cần thiết thì tiến hành xác minh trước khi ký biên bản.

Điều 21. Thời hạn ra quyết định xử phạt

Thời hạn ra quyết định xử phạt theo Điều 56 của Pháp lệnh được quy định như sau:

1. Đối với vụ việc đơn giản, hành vi vi phạm rõ ràng, không cần xác minh thêm thì phải ra quyết định xử phạt trong thời hạn không quá 10 ngày, kể từ ngày lập biên bản về hành vi vi phạm hành chính. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải theo đúng mẫu quy định;

2. Đối với vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp như tang vật, phương tiện cần giám định, cần xác định rõ đối tượng vi phạm hành chính hoặc những tình tiết phức tạp khác thì thời hạn ra quyết định xử phạt là 30 ngày, kể từ ngày lập biên bản;

3. Trong trường hợp xét thấy cần có thêm thời gian để xác minh, thu thập chứng cứ thì chậm nhất là 10 ngày, trước khi hết thời hạn được quy định tại khoản 2 Điều này, người có thẩm quyền xử phạt phải báo cáo thủ trưởng trực tiếp của mình bằng văn bản để xin gia hạn; việc gia hạn phải bằng văn bản; thời gian gia hạn không quá 30 ngày;

4. Trừ quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất, người có thẩm quyền không được ra quyết định xử phạt trong các trường hợp sau đây:

a) Đã hết thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Đã hết thời hạn ra quyết định xử phạt quy định tại khoản 2 Điều này mà không xin gia hạn hoặc đã xin gia hạn nhưng không được cấp có thẩm quyền cho phép gia hạn;

c) Đã hết thời hạn được cấp có thẩm quyền gia hạn;

5. Trong trường hợp không ra quyết định xử phạt thì người có thẩm quyền vẫn có thể ra quyết định áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại khoản 3 Điều 12 của Pháp lệnh và tịch thu tang vật vi phạm hành chính thuộc loại cấm lưu hành, lưu thông.

Điều 22. Chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính

Việc chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo Điều 64 của Pháp lệnh được quy định như sau:

1. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt phải chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày được giao quyết định xử phạt, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Sau khi ra quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt phải giao quyết định cho người bị xử phạt hoặc thông báo cho họ đến nhận; thời điểm người bị xử phạt nhận được quyết định xử phạt được coi là thời điểm được giao quyết định quy định tại Điều 64 của Pháp lệnh;

2. Nếu cá nhân, tổ chức bị xử phạt không tự nguyện chấp hành trong thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này thì bị cưỡng chế thi hành;

3. Trường hợp đã qua một năm, mà người có thẩm quyền không thể giao quyết định xử phạt đến người bị xử phạt do người đó không đến nhận và không xác định được địa chỉ của họ hoặc lý do khách quan khác thì người đã ra quyết định xử phạt ra quyết định đình chỉ thi hành các hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả ghi trong quyết định đối với người đó, trừ hình thức tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; đối với tang vật, phương tiện vi phạm đang bị tạm giữ thì áp dụng theo quy định tại khoản 4 Điều 61 của Pháp lệnh; nếu cần áp dụng biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh hoặc tiêu huỷ vật phẩm gây hại cho sức khoẻ con người, vật nuôi, cây trồng, thì người có thẩm quyền phải tổ chức thực hiện các biện pháp này. Ngân sách nhà nước chi trả cho việc thực hiện các biện pháp này hoặc được trừ vào tiền bán tang vật, phương tiện bị tịch thu (nếu có).

Điều 23. Quyết định buộc khắc phục hậu quả trong trường hợp không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính

Quyết định buộc khắc phục hậu quả trong trường hợp không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:

1. Trong trường hợp quá thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được quy định tại Điều 10 của Pháp lệnh hoặc quá thời hạn ra quyết định xử phạt quy định tại Điều 21 của Nghị định này, người có thẩm quyền không được ra quyết định xử phạt, nhưng vẫn có thể quyết định áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả;

2. Quyết định buộc khắc phục hậu quả phải bằng văn bản theo đúng mẫu quy định. Trong quyết định phải ghi rõ: ngày, tháng, năm quyết định; họ, tên, chức vụ của người quyết định; họ, tên, địa chỉ, nghề nghiệp của người vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm; hành vi vi phạm hành chính; những tình tiết liên quan đến việc giải quyết vụ vi phạm; điều, khoản của văn bản pháp luật được áp dụng; lý do không áp dụng hình thức xử phạt; các biện pháp khắc phục hậu quả được áp dụng; thời hạn thi hành quyết định khắc phục hậu quả; chữ ký của người ra quyết định.

Điều 24. Xác định mức trung bình của khung tiền phạt

Việc xác định mức trung bình của khung tiền phạt theo khoản 2 Điều 57 của Pháp lênh được quy định như sau:

Khi phạt tiền, mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính không có tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó. Mức trung bình của khung tiền phạt được xác định bằng cách chia đôi tổng số của mức tối thiểu cộng với mức tối đa.

Điều 25. Nơi nộp tiền phạt

Nơi nộp tiền phạt theo Điều 58 của Pháp lệnh được quy định như sau:

1. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt phải nộp tiền phạt tại Kho bạc Nhà nước theo quy định tại Điều 57 của Pháp lệnh, trừ trường hợp đã nộp tiền phạt tại chỗ và những trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này;

2. Tại những vùng xa xôi, hẻo lánh, trên sông, trên biển, những vùng mà việc đi lại gặp khó khăn hoặc ngoài giờ hành chính thì cá nhân, tổ chức bị xử phạt có thể nộp tiền phạt cho người có thẩm quyền xử phạt.

"Vùng xa xôi, hẻo lánh" là những vùng thuộc miền núi, hải đảo và những nơi khác không có hoặc cách quá xa kho bạc nhà nước;

3. Bộ Tài chính quy định cụ thể việc thu và nộp tiền phạt trong những trường hợp được quy định tại khoản 2 Điều này.

Điều 26. Trả lại giấy tờ hoặc tang vật, phương tiện đã bị tạm giữ để bảo đảm thi hành quyết định phạt tiền trong trường hợp được hoãn chấp hành quyết định

Việc trả lại giấy tờ hoặc tang vật, phương tiện đã bị tạm giữ để bảo đảm thi hành quyết định phạt tiền trong trường hợp được hoãn chấp hành quyết định theo khoản 4 Điều 65 của Pháp lệnh được quy định như sau:

1. Trong trường hợp cá nhân được hoãn chấp hành quyết định phạt tiền theo quy định tại Điều 65 của Pháp lệnh thì người đó được nhận lại giấy phép lưu hành phương tiện, giấy phép lái xe, giấy tờ cần thiết khác có liên quan hoặc tang vật, phương tiện đã bị tạm giữ để bảo đảm thi hành quyết định phạt tiền theo quy định tại khoản 3 Điều 57 của Pháp lệnh;

2. Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm trả lại cho người được hoãn chấp hành quyết định phạt tiền các giấy tờ hoặc tang vật, phương tiện bị tạm giữ quy định tại khoản 1 Điều này khi quyết định hoãn chấp hành quyết định phạt tiền có hiệu lực thi hành.

Điều 27. Chuyển quyết định xử phạt vi phạm hành chính để thi hành

Việc chuyển quyết định xử phạt vi phạm hành chính để thi hành theo Điều 68 của Pháp lệnh được quy định như sau:

1. Trong trường hợp cá nhân, tổ chức thực hiện vi phạm hành chính ở đơn vị hành chính thuộc tỉnh này nhưng cư trú, đóng trụ sở ở tỉnh khác và không có điều kiện chấp hành quyết định xử phạt tại nơi bị xử phạt thì quyết định được chuyển đến cơ quan cùng cấp nơi cá nhân cư trú, tổ chức đóng trụ sở để tổ chức thi hành; nếu nơi cá nhân cư trú, tổ chức đóng trụ sở không có cơ quan cùng cấp thì quyết định xử phạt được chuyển đến Uỷ ban nhân dân cấp huyện để tổ chức thi hành;

2. Trong trường hợp vi phạm xảy ra ở địa bàn cấp huyện thuộc phạm vi một tỉnh ở miền núi, hải đảo hoặc những vùng xa xôi, hẻo lánh khác mà việc đi lại gặp khó khăn và cá nhân, tổ chức vi phạm không có điều kiện chấp hành quyết định xử phạt tại nơi bị xử phạt thì quyết định được chuyển đến cơ quan cùng cấp nơi cá nhân cư trú, tổ chức đóng trụ sở để tổ chức thi hành.

Điều 28. Việc đóng dấu quyết định xử phạt vi phạm hành chính

1. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính của người có thẩm quyền xử phạt được đóng dấu cơ quan của người có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi đó.

2. Đối với quyết định xử phạt của người có thẩm quyền xử phạt quy định tại Điều 41 của Pháp lệnh thì dấu được đóng lên 1/3 (một phần ba) chữ ký về phía bên trái chữ ký của người có thẩm quyền quyết định xử phạt.

3. Đối với quyết định xử phạt của những người có thẩm quyền xử phạt mà không có quyền đóng dấu trực tiếp thì quyết định xử phạt được đóng dấu cơ quan của người ra quyết định xử phạt vào góc trái tại phần trên cùng của quyết định, nơi ghi tên cơ quan xử phạt và số, ký hiệu của quyết định xử phạt.

Điều 29. Trả lại hồ sơ vụ vi phạm để xử phạt hành chính

Trả lại hồ sơ vụ vi phạm để xử phạt hành chính theo Điều 63 của Pháp lệnh được quy định như sau:

1. Trong trường hợp hồ sơ vụ vi phạm đã được chuyển cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền theo quy định tại khoản 1 Điều 62 của Pháp lệnh, nhưng xét thấy hành vi vi phạm không đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm mà có dấu hiệu vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng hình sự phải ra quyết định trả lại hồ sơ vụ vi phạm cho người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày ra quyết định phải gửi trả hồ sơ vụ vi phạm đó cùng với quyết định cho người có thẩm quyền xử phạt;

2. Người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt đối với vụ việc vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong thời hạn sau đây:

a) Nếu trước khi chuyển vụ việc vi phạm cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự mà người có thẩm quyền xử phạt đã xin gia hạn thời hạn xử phạt theo quy định tại khoản 3 Điều 21 của Nghị định này thì thời hạn ra quyết định xử phạt tối đa là 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định trả lại hồ sơ vụ vi phạm;

b) Nếu trước khi chuyển vụ việc vi phạm cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự mà người có thẩm quyền xử phạt chưa xin gia hạn thời hạn xử phạt theo quy định tại khoản 3 Điều 21 của Nghị định này, thì thời hạn ra quyết định xử phạt tối đa là 15 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định trả lại hồ sơ vụ việc vi phạm. Trong trường hợp xét thấy cần có thêm thời gian để xác minh, thu thập chứng cứ thì người đang thụ lý vụ việc vi phạm có thể xin gia hạn thời hạn ra quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 3 Điều 21 của Nghị định này.

Điều 30. Chuyển hồ sơ đối tượng thuộc vụ án hình sự không bị khởi tố bị can để xử lý vi phạm hành chính

Việc chuyển hồ sơ của người thuộc vụ án hình sự không bị khởi tố bị can để xử lý vi phạm hành chính theo Điều 65 của Pháp lệnh được quy định như sau:

Trong trường hợp người có hành vi vi phạm thuộc vụ án hình sự đã bị khởi tố nhưng không bị khởi tố bị can mà hành vi vi phạm có dấu hiệu vi phạm hành chính, thì người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng hình sự đang thụ lý vụ án đó phải ra quyết định chuyển hồ sơ vụ vi phạm đến người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính. Hồ sơ vụ vi phạm bao gồm: bản sao biên bản về vụ vi phạm, quyết định đình chỉ điều tra đối với đối tượng, tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm (nếu có) và bản sao các tài liệu khác liên quan trực tiếp đến người vi phạm đó.

Điều 31. Xác định trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính

1. Sau khi tiến hành tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, nếu xét thấy cần áp dụng biện pháp tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm thì người đã ra quyết định tạm giữ phải mời đại diện cơ quan tài chính cùng cấp để xem xét, định giá tang vật phương tiện vi phạm. Trường hợp tang vật, phương tiện vi phạm hành chính thuộc loại khó định giá hoặc chưa có ý kiến thống nhất giữa người có thẩm quyền quyết định tịch thu và đại diện cơ quan tài chính thì người đã có thẩm quyền quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm phải lập hội đồng định giá tang vật, phương tiện vi phạm với sự tham gia của đại diện Trung tâm dịch vụ bán đấu giá cấp tỉnh và đại diện các cơ quan có liên quan để định giá.

Nếu trị giá tang vật, phương tiện vi phạm thuộc thẩm quyền tịch thu của người đã ra quyết định tạm giữ thì người đó quyết định tịch thu; trong trường hợp trị giá tang vật, phương tiện vi phạm vượt quá thẩm quyền tịch thu của người đã quyết định tạm giữ tang vật thì phải chuyển vụ việc vi phạm đến người có thẩm quyền.

Trị giá tang vật, phương tiện bị tịch thu được xác định theo quy định tại Điều này cũng là căn cứ để xem xét, quyết định việc chuyển giao tang vật, phương tiện vi phạm cho Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản cấp tỉnh hoặc giao cho cơ quan tài chính cấp huyện bán đấu giá theo quy định tại Điều 33 của Nghị định này.

2. Việc xác định giá trị tang vật, phương tiện vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này phải theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Điều 32. Xử lý tang vật, phương tiện tịch thu sung quĩ nhà nước do vi phạm hành chính

1. Trong thời hạn 5 ngày, kể từ ngày ra quyết định tịch thu sung quỹ nhà nước đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, cơ quan ra quyết định phải gửi quyết định tịch thu và thông báo đến cơ quan tài chính cùng cấp. Riêng đối với tang vật vi phạm hành chính là hàng hoá, vật phẩm dễ bị hư hỏng thì người có thẩm quyền tịch thu phải xử lý theo quy định tại khoản 3 Điều 61 của Pháp lệnh và theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

2. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày ra quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, cơ quan đã ra quyết định tịch thu chủ trì, phối hợp với cơ quan tài chính và các ngành liên quan tổ chức xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đó như sau:

a) Đối với tang vật là tiền Việt Nam, ngoại tệ, chứng chỉ có giá, vàng, bạc, đá quí, kim loại quí thì chuyển giao cho kho bạc nhà nước; những giấy tờ, tài liệu, chứng từ liên quan tới tài sản thì chuyển giao cho cơ quan tài chính cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

b) Đối với các tang vật, phương tiện khác như: vũ khí; công cụ hỗ trợ; vật có giá trị lịch sử, văn hoá; bảo vật quốc gia; cổ vật; hàng lâm sản quí hiếm và các tài sản khác thì chuyển giao cho cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành để quản lý, xử lý theo quy định của pháp luật;

c) Đối với các tang vật, phương tiện đã được cấp có thẩm quyền ra quyết định chuyển giao cho cơ quan nhà nước có chức năng quản lý, sử dụng thì cơ quan đã ra quyết định tịch thu chủ trì, phối hợp với cơ quan tài chính tổ chức chuyển giao cho cơ quan nhà nước có chức năng quản lý, sử dụng.

Việc bàn giao và tiếp nhận các tang vật, phương tiện theo quy định tại các điểm a, b và c khoản 2 Điều này phải được tiến hành theo quy định của pháp luật về bàn giao và tiếp nhận tài sản nhà nước;

d) Đối với các tang vật, phương tiện là hàng hoá, vật phẩm không được bán đấu giá thì xử lý theo đúng quy định về loại hàng hoá, vật phẩm đó;

e) Đối với các tang vật, phương tiện bị tịch thu, bán sung quỹ nhà nước, thì phải chuyển giao để bán đấu giá theo quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản.

Việc chuyển giao tang vật, phương tiện quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này phải được lập thành biên bản. Biên bản bàn giao tang vật, phương tiện phải ghi rõ: ngày, tháng, năm bàn giao; người bàn giao; người nhận; chữ ký của người giao, người nhận; số lượng, tình trạng (chất lượng) tang vật, phương tiện bị tịch thu; trách nhiệm bảo quản tang vật, phương tiện bị tịch thu.

Hồ sơ bàn giao tang vật, phương tiện vi phạm hành chính cho cơ quan tiếp nhận, xử lý tài sản và Trung tâm dịch vụ bán đấu giá cấp tỉnh gồm: quyết định tịch thu sung quỹ nhà nước; các giấy tờ, tài liệu liên quan đến quyền sở hữu, quyền sử dụng hợp pháp (nếu có) và các tài liệu khác có liên quan.

Điều 33. Chuyển giao tang vật, phương tiện vi phạm hành chính để bán đấu giá

Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu để sung công quỹ theo quy định tại khoản 1 Điều 61 của Pháp lệnh thì người đã ra quyết định tịch thu có trách nhiệm bảo quản tang vật, phương tiện đó. Căn cứ vào giá trị tang vật, phương tiện được xác định theo quy định tại Điều 31 của Nghị định này, trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày quyết định tịch thu, người đã quyết định tịch thu phải chuyển giao tang vật, phương tiện vi phạm hành chính cho cơ quan có trách nhiệm để bán đấu giá theo quy định sau đây:

1. Nếu tang vật, phương tiện của một vụ vi phạm có giá trị dưới 10.000.000 đồng thì người đã quyết định tịch thu phải giao cho cơ quan tài chính cấp huyện để tổ chức bán đấu giá;

2. Nếu tang vật, phương tiện của vụ việc vi phạm có giá trị từ 10.000.000 đồng trở lên thì người quyết định tịch thu phải giao cho Trung tâm dịch vụ bán đấu giá cấp tỉnh nơi có tang vật, phương tiện bị tịch thu để tổ chức bán đấu giá.

Việc định giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính để chuyển giao bán đấu giá phải phù hợp với giá thị trường có tang vật, phương tiện bị tịch thu, xử lý. Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn việc xác định giá khởi điểm để bán đấu giá các tang vật, phương tiện quy định tại khoản 1 và 2 Điều này;

3. Việc chuyển giao tang vật, phương tiện cho cơ quan có trách nhiệm bán đấu giá phải được lập thành biên bản. Trong biên bản phải ghi rõ: ngày, tháng, năm bàn giao; người bàn giao; người nhận; chữ ký của người giao, người nhận; số lượng, tình trạng tang vật, phương tiện bị tịch thu; trách nhiệm bảo quản tang vật, phương tiện bị tịch thu để bán đấu giá. Hồ sơ bàn giao tang vật, phương tiện vi phạm hành chính cho cơ quan có trách nhiệm bán đấu giá bao gồm: quyết định tịch thu tang vật, phương tiện; các giấy tờ, tài liệu có liên quan đến quyền sở hữu, quyền sử dụng hợp pháp (nếu có); văn bản định giá tang vật, phương tiện và biên bản bàn giao tang vật, phương tiện đó;

4. Trong trường hợp tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là hàng hoá cồng kềnh hoặc có số lượng lớn mà Trung tâm dịch vụ bán đấu giá cấp tỉnh hoặc cơ quan tài chính cấp huyện không có nơi cất giữ thì sau khi thực hiện xong thủ tục chuyển giao có thể ký hợp đồng bảo quản tài sản với nơi đang giữ tang vật, phương tiện đó. Chi phí cho việc thực hiện hợp đồng được thanh toán từ số tiền bán đấu giá tang vật, phương tiện thu được sau khi bán đấu giá theo quy định tại khoản 5 Điều này;

5. Khi tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu đã được chuyển giao cho cơ quan có trách nhiệm bán đấu giá thì thủ tục bán đấu giá tài sản đó được thực hiện theo quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản.

Điều 34. Quản lý số tiền thu được từ bán đấu giá tang vật, phương tiện tịch thu sung quỹ nhà nước do vi phạm hành chính

1. Số tiền thu được từ việc bán đấu giá tang vật, phương tiện tịch thu sung quỹ nhà nước phải được nộp vào tài khoản tạm giữ của cơ quan tài chính tại kho bạc nhà nước cùng cấp sau khi trừ các khoản chi phí cho vận chuyển, giao nhận, bảo quản và phí bán đấu giá theo quy định của pháp luật.

2. Cơ quan tài chính các cấp có trách nhiệm thanh toán các khoản chi phí hợp lý, hợp lệ liên quan đến công tác xác minh, điều tra, mua tin, bắt giữ, cung cấp tin phát hiện, xử lý vi phạm, xử lý tài sản (phân loại, định giá) và các chi phí khác có liên quan đến quản lý xử lý tài sản. Số tiền còn lại được nộp vào ngân sách Nhà nước theo quy định của pháp luật về phân cấp ngân sách Nhà nước hiện hành.

Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này.

Chương 5:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 35. Hiệu lực của Nghị định

Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Ra kèm theo Nghị định này Phụ lục 05 mẫu biên bản và 09 mẫu quyết định để sử dụng trong quá trình xử phạt vi phạm hành chính.

Điều 36. Tổ chức thi hành

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm tổ chức thi hành Nghị định này.

 

PHỤ LỤC DANH MỤC MỘT SỐ MẪU BIÊN BẢN VÀ QUYẾT ĐỊNH SỬ DỤNG TRONG XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
(Ban hành kèm theo Nghị định số 134/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ)

1. Mẫu biên bản số 01: Biên bản về vi phạm hành chính.

2. Mẫu biên bản số 01.B: Biên bản về vi phạm hành chính.

3. Mẫu biên bản số 02: Biên bản tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

4. Mẫu biên bản số 03: Biên bản khám người theo thủ tục hành chính.

5. Mẫu biên bản số 04: Biên bản khám phương tiện vận tải, đồ vật.

6. Mẫu biên bản số 05: Biên bản khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện.

7. Mẫu quyết định số 01: Quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính.

8. Mẫu quyết định số 02: Quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

9. Mẫu quyết định số 03: Quyết định khám người theo thủ tục hành chính.

10. Mẫu quyết định số 04: Quyết định khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện.

11. Mẫu quyết định số 05: Quyết định xử phạt cảnh cáo theo thủ tục đơn giản.

12. Mẫu quyết định số 06: Quyết định phạt tiền theo thủ tục đơn giản.

13. Mẫu quyết định số 07: Quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

14. Mẫu quyết định số 08: Quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt.

15. Mẫu quyết định số 09: Quyết định áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính trong trường hợp không áp dụng xử phạt hành chính.

 

MẪU BIÊN BẢN SỐ 01

Tên cơ quan chủ quản [1]

TÊN CƠ QUAN LẬP BIÊN BẢN

Số: /BB-VPHC

Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

A [2]........ ,ngày........tháng........ năm ........

biên bản vi phạm hành chính về... [3]

Hôm nay, hồi....... giờ....... ngày........ tháng........ năm........ tại................

Chúng tôi gồm [4]:

1.............................. Chức vụ: .............. ;

2. ............................ Chức vụ: .............. ;

........

Với sự chứng kiến của: [5]

1............... Nghề nghiệp/chức vụ ........;

Địa chỉ thường trú (tạm trú):. .......................;

Giấy chứng minh nhân dân số:....... Ngày cấp:........; Nơi cấp:..............;

2............... Nghề nghiệp/chức vụ:........ Địa chỉ thường trú:........ ;

Giấy chứng minh nhân dân số:....... Ngày cấp:.......; Nơi cấp:..............;

............................................................ ,

Tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính về [6] ........ đối với:

Ông (bà)/tổ chức [7]: ........Nghề nghiệp (lĩnh vực hoạt động): ..................;

Địa chỉ: .............;

Giấy chứng minh nhân dân số/Quyết định thành lập hoặc ĐKKD.......

Cấp ngày........ tại ........ ;

Đã có các hành vi vi phạm hành chính như sau [8]: ............. ;

Các hành vi trên đã vi phạm vào Điều........ khoản........ điểm........ của Nghị định số........ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực [9]........

Người bị thiệt hại/tổ chức bị thiệt hại [10]:

Họ tên:..................... ;

Địa chỉ: ................... ;

Giấy chứng minh nhân dân số/Quyết định thành lập hoặc ĐKKD........;

Cấp ngày........ tại .........

ý kiến trình bày của người vi phạm hành chính/đại diện tổ chức vi phạm hành chính:

ý kiến trình bày của người làm chứng:

ý kiến trình bày của người/đại diện tổ chức bị thiệt hại do vi phạm hành chính gây ra (nếu có):

Người có thẩm quyền xử phạt đã yêu cầu Ông (bà)/tổ chức đình chỉ ngay hành vi vi phạm.

Các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính được áp dụng gồm:

........

Chúng tôi tạm giữ những tang vật, phương tiện, vi phạm hành chính và giấy tờ sau để chuyển về:........ để cấp có thẩm quyền giải quyết.

STT

Tên tang vật, phương tiện, giấy tờ bị tạm giữ

Số lượng

Chủng loại, nhãn hiệu, xuất xứ, tình trạng [11]

Ghi chú [12]

 

 

 

 

 

Ngoài những tang vật, phương tiện, giấy tờ nêu trên, chúng tôi không tạm giữ thêm thứ gì khác.

Yêu cầu Ông (bà)/đại diện tổ chức vi phạm có mặt tại [13]........ lúc ........giờ........ngày ........tháng ........năm để giải quyết vụ vi phạm.

Biên bản được lập thành........ bản có nội dung và giá trị như nhau, và được giao cho người vi phạm/đại diện tổ chức vi phạm một bản và........ [14]

Sau khi đọc lại biên bản, những người có mặt đồng ý về nội dung biên bản, không có ý kiến gì khác và cùng ký vào biên bản hoặc có ý kiến khác như sau:

ý kiến bổ sung khác (nếu có)[15]:

Biên bản này này gồm........ trang, được những người có mặt cùng ký xác nhận vào từng trang.

Người vi phạm

(hoặc đại diện tổ chức vi phạm)

(Ký, ghi rõ họ tên)

Người bị thiệt hại

(hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại)

(Ký, ghi rõ họ tên)

 

Người chứng kiến

(Ký, ghi rõ họ tên)

Đại diện chính quyền (nếu có)

(Ký, ghi rõ họ tên)

Người lập biên bản

(Ký, ghi rõ họ tên)

Lý do người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm không ký biên bản [16]:

.............

Lý do người bị thiệt hại, đại diện tổ chức bị thiệt hại không ký biên bản [17]:

...............

Ghi chú:

1. Nếu biên bản do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp lập thì chỉ cần ghi Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ....... , huyện, thành phố thuộc tỉnh......, xã........ mà không cần ghi cơ quan chủ quản

2. Ghi địa danh hành chính cấp tỉnh;

3. Ghi lĩnh vực quản lý nhà nước;

4. Ghi rõ họ tên, chức vụ người lập biên bản.

5. Họ và tên người làm chứng. Nếu có đại diện chính quyền phải ghi rõ họ tên, chức vụ.

6. Ghi lĩnh vực quản lý nhà nước như chú thích số 3.

7. Nếu là tổ chức ghi họ tên, chức vụ người đại diện cho tổ chức vi phạm

8. Ghi cụ thể ngày, giờ, tháng, năm, địa điểm xảy ra vi phạm; mô tả hành vi vi phạm.

9. Ghi lĩnh vực quản lý nhà nước như chú thích số 3.

10. Nếu là tổ chức ghi họ tên, chức vụ người đại diện cho tổ chức bị thiệt hại.

11. Nếu là phương tiện thì ghi thêm số đăng ký, nếu là ngoại tệ thì ghi xe ri của từng tờ.

12. Ghi rõ tang vật, phương tiện có được niêm phong không, nếu có niêm phong thì trên niêm phong phải có chữ ký của người vi phạm (hoặc đại diện của tổ chức vi phạm), có sự chứng kiến của đại diện gia đình, đại diện tổ chức hay đại diện chính quyền không, nếu không có phải ghi rõ có sự chứng kiến của Ông (bà).....

13. Ghi rõ địa chỉ trụ sở nơi cá nhân, tổ chức vi phạm phải có mặt.

14. Ghi cụ thể những người, tổ chức được giao biên bản.

15. Những người có ý kiến khác về nội dung biên bản phải tự ghi ý kiến của mình, lý do có ý kiến khác, ký và ghi rõ họ tên.

16, 17. Người lập biên bản phải ghi rõ lý do những người này từ chối không ký biên bản

MẪU BIÊN BẢN SỐ 01.B

Tên cơ quan chủ quản [18]

TÊN CƠ QUAN LẬP BIÊN BẢN

Số: /BB-VPHC

Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

A [19]........, ngày....... tháng........ năm........

biên bản vi phạm hành chính về............... [20]

Hôm nay, hồi......... giờ......... ngày........... tháng.......... năm........... tại...........;

Chúng tôi gồm [21]:

1. ............................ Chức vụ: ........... ;

2. ............................ Chức vụ: ........... ;

Với sự chứng kiến của [22]:

1...................... Nghề nghiệp: .....................;

Địa chỉ thường trú:......................................;

Giấy chứng minh nhân dân số:........... Ngày cấp: ...........; Nơi cấp:...........;

2....................... Nghề nghiệp: ...........;

Địa chỉ thường trú: ...........;

Giấy chứng minh nhân dân số:........... Ngày cấp: ...........; Nơi cấp: ........... ;

Tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính về [23] ........... đối với :

Ông (bà)/tổ chức [24]: ...........;

Nghề nghiệp (lĩnh vực hoạt động): ...........;

Địa chỉ: ...........;

Giấy chứng minh nhân dân số/Quyết định thành lập hoặc ĐKKD...........;

Cấp ngày ...........tại ...........;

Đã có các hành vi vi phạm hành chính như sau [25]: .................... ;

Các hành vi trên đã vi phạm vào Điều........... khoản........... điểm........... của Nghị định số........... quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực [26]........... .

Người bị thiệt hại/tổ chức bị thiệt hại [27]:

Họ tên: ...........;

Địa chỉ: ..........;

Giấy chứng minh nhân dân số:........... ;

Cấp ngày ........... tại ........... .

ý kiến trình bày của người vi phạm hành chính/đại diện tổ chức vi phạm hành chính: ý kiến trình bày của người làm chứng:

ý kiến trình bày của người/đại diện tổ chức bị thiệt hại do vi phạm hành chính gây ra (nếu có):

Người có thẩm quyền đã yêu cầu Ông (bà)/tổ chức đình chỉ ngay hành vi vi phạm.

Các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính được áp dụng gồm:

........... Chúng tôi tạm giữ những tang vật, phương tiện, vi phạm hành chính và giấy tờ sau để chuyển về:........... để cấp có thẩm quyền giải quyết.

STT

Tên tang vật, phương tiện, giấy tờ bị tạm giữ

Số lượng

Chủng loại, nhãn hiệu, xuất xứ, tình trạng [28]

Ghi chú [29]

 

 

 

 

 

Ngoài những tang vật, phương tiện, giấy tờ nêu trên, chúng tôi không tạm giữ thêm thứ gì khác.

Yêu cầu Ông (bà)/đại diện tổ chức vi phạm có mặt tại [30].... lúc.... giờ.... ngày..... tháng.... năm để giải quyết vụ vi phạm.

Biên bản được lập thành.... bản có nội dung và giá trị như nhau, và được giao cho người vi phạm/đại diện tổ chức vi phạm một bản, một bản gửi báo cáo người có thẩm quyền xử phạt và.... [31]

Sau khi đọc lại biên bản, những người có mặt đồng ý về nội dung biên bản, không có ý kiến gì khác và cùng ký vào biên bản hoặc có ý kiến khác như sau:

ý kiến bổ sung khác (nếu có) [32]:

Biên bản này gồm....... trang, được những người có mặt cùng ký xác nhận vào từng trang.

Người vi phạm

(hoặc đại diện tổ chức vi phạm)

(Ký, ghi rõ họ tên)

Người bị thiệt hại

(hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại)

(Ký, ghi rõ họ tên)

 

Người chứng kiến

(Ký, ghi rõ họ tên)

Đại diện chính quyền (nếu có)

(Ký, ghi rõ họ tên)

 

Người lập biên bản

(Ký, ghi rõ họ tên)

Người có thẩm quyền xử phạt

Vi phạm hành chính

(Ký, ghi rõ họ tên)

Lý do người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm không ký biên bản [33]:

....

Lý do người bị thiệt hại, đại diện tổ chức bị thiệt hại không ký biên bản [34]:

.....


Ghi chú:

18. Nếu biên bản do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp lập thì chỉ cần ghi Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ....... , huyện, thành phố thuộc tỉnh......, xã........ mà không cần ghi cơ quan chủ quản

19. Ghi địa danh hành chính cấp tỉnh;

20. Ghi lĩnh vực quản lý nhà nước;

21. Họ tên, chức vụ người lập biên bản.

22. Họ và tên người làm chứng. Nếu có đại diện chính quyền phải ghi rõ họ tên, chức vụ.

23. Ghi lĩnh vực quản lý nhà nước như chú thích số 3.

24. Nếu là tổ chức ghi họ tên, chức vụ người đại diện cho tổ chức vi phạm

25. Ghi cụ thể ngày, giờ, tháng, năm, địa điểm xảy ra vi phạm; mô tả hành vi vi phạm.

26. Ghi lĩnh vực quản lý nhà nước như chú thích số 3.

27. Nếu là tổ chức ghi họ tên, chức vụ người đại diện cho tổ chức bị thiệt hại.

28. Nếu là phương tiện thì ghi thêm số đăng ký

29. Ghi rõ tang vật, phương tiện có được niêm phong không, nếu có niêm phong thì trên niêm phong phải có chữ ký của người vi phạm (hoặc đại diện của tổ chức vi phạm), có sự chứng kiến của đại diện gia đình, đại diện tổ chức hay đại diện chính quyền không, nếu không có phải ghi rõ có sự chứng kiến của Ông (bà).....

30. Ghi rõ địa chỉ trụ sở nơi cá nhân, tổ chức vi phạm phải có mặt.

31. Ghi cụ thể những người, tổ chức được giao biên bản.

32. Những người có ý kiến khác về nội dung biên bản phải tự ghi ý kiến của mình, lý do có ý kiến khác, ký và ghi rõ họ tên.

33, 34. Người lập biên bản phải ghi rõ lý do những người này từ chối không ký biên bản.

MẪU BIÊN BẢN SỐ 02

Tên cơ quan chủ quản [35]

TÊN CƠ QUAN LẬP BIÊN BẢN

Số: /BB-TG-VPHC

Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

A [36]........, ngày....... tháng........ năm........

biên bản

tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính

Căn cứ Điều 45, Điều 46 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002;

Căn cứ Điều................ Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực [37]................;

Căn cứ Quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính số............ ngày................ tháng................ năm do [38] ................ chức vụ ................ ký;

Để có cơ sở xác minh thêm vụ việc vi phạm hành chính/hoặc ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hành chính,

Hôm nay, hồi............. giờ........... ngày......... tháng........... năm....... tại............,

Chúng tôi gồm [39]:

1. ................. Chức vụ: ................ ;

2. ................. Chức vụ: ................ ;

....................................................,

Người vi phạm hành chính là:

Ông (bà)/tổ chức [40]:................ ;

Nghề nghiệp (lĩnh vực hoạt động): ................ ;

Địa chỉ: ................ ;

Giấy chứng minh nhân dân số/Quyết định thành lập hoặc ĐKKD...;

Cấp ngày................tại .................;

Với sự chứng kiến của [41]:

1............... Nghề nghiệp:.....................;

Địa chỉ thường trú:............................;

Giấy chứng minh nhân dân số:..........; Ngày cấp: ................; Nơi cấp:...............;

2. ................ Nghề nghiệp:........;

Địa chỉ thường trú:....................;

Giấy chứng minh nhân dân số:................ Ngày cấp:........... Nơi cấp:................;

................................................. ,

Tiến hành lập biên bản tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, gồm:.......

STT

Tên tang vật, phương tiện bị tạm giữ

Số lượng

Chủng loại, nhãn hiệu, xuất xứ, tình trạng tang vật, phương tiện [42]

Ghi chú [43]

 

 

 

 

 

Ngoài những tang vật, phương tiện nêu trên, chúng tôi không tạm giữ thêm thứ gì khác.

ưBiên bản được lập thành hai bản có nội dung và giá trị như nhau. Một bản được giao cho cá nhân, đại diện tổ chức vi phạm.

Biên bản này gồm .......... trang, được cá nhân/đại diện tổ chức vi phạm, người làm chứng, người lập biên bản ký xác nhận vào từng trang.

Sau khi đọc lại biên bản, những người có mặt đồng ý về nội dung biên bản, không có ý kiến gì khác và cùng ký vào biên bản hoặc có ý kiến khác như sau:

ý kiến bổ sung khác (nếu có) [44]

Người ra quyết định tạm giữ

(Ký, ghi rõ họ tên)

Người vi phạm

(hoặc đại diện tổ chức vi phạm)

(Ký, ghi rõ họ tên)

Người lập biên bản

(Ký, ghi rõ họ tên)

 

Người chứng kiến

(Ký, ghi rõ họ tên)

Đại diện chính quyền

(Ký, ghi rõ họ tên)


Ghi chú:

35. Nếu người lập biên bản là Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn.... thì chỉ cần ghi Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn.......mà không cần ghi cơ quan chủ quản

36. Ghi địa danh hành chính cấp tỉnh;

37. Ghi cụ thể điều, khoản của Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước

38. Ghi rõ họ tên, chức vụ người ký quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính

39. Họ và tên, chức vụ người lập biên bản

40. Nếu là tổ chức ghi họ tên, chức vụ người đại diện cho tổ chức vi phạm

41. Họ và tên người làm chứng. Nếu có đại diện chính quyền phải ghi rõ họ tên, chức vụ

42. Nếu là phương tiện thì ghi thêm số đăng ký.

43. Ghi rõ tang vật, phương tiện có được niêm phong không, nếu có niêm phong thì trên niêm phong phải có chữ ký của người vi phạm (hoặc đại diện của tổ chức vi phạm), có sự chứng kiến của đại diện gia đình, đại diện tổ chức hay đại diện chính quyền không, nếu không có phải ghi rõ có sự chứng kiến của Ông (bà).....

44. Những người có ý kiến khác về nội dung biên bản phải tự ghi ý kiến của mình, lý do có ý kiến khác, ký và ghi rõ họ tên.

MẪU BIÊN BẢN SỐ 03

Tên cơ quan chủ quản [45]

TÊN CƠ QUAN LẬP BIÊN BẢN

Số: /BB-KN

Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

A [46]........, ngày....... tháng........ năm........

biên bản
khám người theo thủ tục hành chính

Căn cứ Điều 45, Điều 47 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002;

Căn cứ Điều......... Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực [47]......... ;

Căn cứ Quyết định khám người theo thủ tục hành chính số....... ngày....... tháng........ năm do [48]......... chức vụ......... ký hoặc căn cứ......... [49];

Hôm nay, hồi......... giờ......... ngày......... tháng......... năm......... tại .........,

Chúng tôi gồm [50]:

1. ......... Chức vụ: ................

2. ......... Chức vụ: ................ ,

Với sự chứng kiến của [51]:

1................ Nghề nghiệp:.................. ;

Địa chỉ thường trú:......... ;

Giấy chứng minh nhân dân số:... ; Ngày cấp: ......... ; nơi cấp: ......... ;

2.................. Nghề nghiệp: ..........

Địa chỉ thường trú:.........;

Giấy chứng minh nhân dân số:.........; Ngày cấp:.........; Nơi cấp: ......... ,

Tiến hành khám người và lập biên bản về việc khám người đối với

Ông (bà)................, Tuổi.................. ;

Nghề nghiệp: ............... ;

Địa chỉ: ..................;

Giấy chứng minh nhân dân số:.................. ;

Cấp ngày......... tại ........................... ;

Sau khi khám người, chúng tôi thu giữ được những đồ vật, tài liệu, phương tiện vi phạm hành chính như sau:

STT

Tên đồ vật, tài liệu, phương tiện

Số lượng

Chủng loại, nhãn hiệu, xuất xứ

Ghi chú

 

 

 

 

 

Việc khám kết thúc vào hồi......... ngày........ giờ......... tháng......... năm......... .

Biên bản được lập thành ba bản có nội dung và giá trị như nhau. Người bị khám được giao một bản. Ngoài ra, biên bản này được gửi cho......... [52] và một bản lưu hồ sơ.

Biên bản này gồm .......... trang, được người vi phạm, người làm chứng, người lập biên bản ký xác nhận vào từng trang.

Sau khi đọc lại biên bản, những người có mặt đồng ý về nội dung biên bản, không có ý kiến gì khác và cùng ký vào biên bản hoặc có ý kiến khác như sau:

ý kiến bổ sung khác (nếu có) [53]

Người bị khám

(Ký, ghi rõ họ tên)

Người khám

(Ký, ghi rõ họ tên)

 

Người chứng kiến

(Ký, ghi rõ họ tên)


Ghi chú:

45. Nếu người lập biên bản là Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn.... thì chỉ cần ghi Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn.......mà không cần ghi cơ quan chủ quản.

46. Ghi địa danh hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

47. Ghi cụ thể điều, khoản của Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước.

48. Ghi rõ họ tên, chức vụ người ký quyết định khám người theo thủ tục hành chính.

49. Nếu người quyết định khám không phải là người có thẩm quyền quy định tại Điều 45 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính, thì phải ghi rõ thêm căn cứ để cho rằng nếu không tiến hành khám ngay thì đồ vật, tài liệu, phương tiện vi phạm hành chính có thể bị tẩu tán, tiêu huỷ; Họ tên, chức vụ người quyết định việc khám người trong trường hợp này.

50. Họ và tên, chức vụ người lập biên bản.

51. Họ và tên người làm chứng.

52. Nếu người quyết định khám không phải là người có thẩm quyền quy định tại Điều 45 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính, thì phải ghi rõ thêm biên bản này được gửi để báo cáo cho Thủ trưởng.

53. Những người có ý kiến khác về nội dung biên bản phải tự ghi ý kiến của mình, lý do có ý kiến khác, ký và ghi rõ họ tên.

MẪU BIÊN BẢN SỐ 04

Tên cơ quan chủ quản [54]

TÊN CƠ QUAN LẬP BIÊN BẢN

Số: /BB-KPTVTĐV

Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

A [55]........, ngày....... tháng........ năm........

biên bản
khám phương tiện vận tải, đồ vật theo
thủ tục hành chính

Căn cứ Điều 45, Điều 48 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002;

ăn cứ Điều.... Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực [56]........;

Hôm nay, hồi........ giờ........ ngày........ tháng........ năm ........ tại........,

Chúng tôi gồm [57]:

1. ................. Chức vụ: ................ ;

2. ................. Chức vụ: ................ ;

............................................ ;

Với sự chứng kiến của [58]:

1.......................... Nghề nghiệp:........ ;

Địa chỉ thường trú:................ ;

Giấy chứng minh nhân dân số:......... ; Ngày cấp:............. ; Nơi cấp: ................ ;

2. ........................; Nghề nghiệp :........ ;

Địa chỉ thường trú:........

Giấy chứng minh nhân dân số:........ Ngày cấp: ........ Nơi cấp:........ ;

................................................ ,

Tiến hành khám phương tiện vận tải, đồ vật là: [59]

.............................................................................................................

Vì có căn cứ cho rằng trong phương tiện vận tải, đồ vật này có cất giấu tang vật vi phạm hành chính.

Chủ phương tiện vận tải, đồ vật (hoặc người điều khiển phương tiện vận tải) [60]:

1........................ Nghề nghiệp: ................;

Địa chỉ thường trú:................ ;

Giấy chứng minh nhân dân số: ........ ; Ngày cấp: ........; Nơi cấp:........ ;

2. ................ Nghề nghiệp:................ ;

Địa chỉ thường trú:........ ;

Giấy chứng minh nhân dân số: ........ ; Ngày cấp: ........ ; Nơi cấp: ........ ;

Phạm vi khám:........

Những tang vật vi phạm hành chính bị phát hiện gồm:

STT

Tên tang vật, phương tiện bị tạm giữ

Số lượng

Chủng loại, nhãn hiệu, xuất xứ, tình trạng

Ghi chú

 

 

 

 

 

Việc khám phương tiện vận tải (đồ vật) theo thủ tục hành chính kết thúc hồi........ giờ........ ngày........ tháng........ năm.........

Biên bản được lập thành hai bản có nội dung và giá trị như nhau, chủ phương tiện vận tải, đồ vật/người điều khiển phương tiện vận tải........ được giao một bản.

Biên bản này gồm........ trang, được người vi phạm, người làm chứng, người lập biên bản ký xác nhận vào từng trang.

Sau khi đọc lại biên bản, những người có mặt đồng ý về nội dung biên bản, không có ý kiến gì khác và cùng ký vào biên bản hoặc có ý kiến khác như sau:

ý kiến bổ sung khác (nếu có) [61]

Người quyết định khám

(Ký, ghi rõ họ tên)

Chủ phương tiện vận tải,

đồ vật hoặc người điều khiển Phương tiện

(Ký, ghi rõ họ tên)

Người tham gia khám

(Ký, ghi rõ họ tên)

 

Người chứng kiến

(Ký, ghi rõ họ tên)

Người chứng kiến

(Ký, ghi rõ họ tên)

 

Người lập biên bản

(Ký, ghi rõ họ tên)


Ghi chú:

54. Nếu người lập biên bản là Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn.... thì chỉ cần ghi Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn.......mà không cần ghi cơ quan chủ quản.

55. Ghi địa danh hành chính cấp tỉnh.

56. Ghi cụ thể điều, khoản của Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước.

57. Họ tên, chức vụ người lập biên bản

58. Họ và tên người làm chứng.

59. Ghi rõ loại phương tiện vận tải, đồ vật, số biển kiểm soát (đối với phương tiện)

60. Ghi rõ họ tên chủ phương tiện vận tải, đồ vật hoặc người điều khiển phương tiện vận tải

61. Những người có ý kiến khác về nội dung biên bản phải tự ghi ý kiến của mình, lý do có ý kiến khác, ký và ghi rõ họ tên.

MẪU BIÊN BẢN SỐ 05

Tên cơ quan chủ quản [62]

TÊN CƠ QUAN LẬP BIÊN BẢN

Số: /BB-KNCGTVPT

Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

A [63]........, ngày....... tháng........ năm........

biên bản khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện
vi phạm hành chính

Căn cứ Điều 45, Điều 49 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002;

Căn cứ Điều ............. Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực [64] ............. ;

Căn cứ Quyết định khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính số............. ngày............. tháng............. năm do [65] ............. chức vụ............. ký;

Hôm nay, hồi....... giờ.......... ngày.......... tháng............ năm............. tại............. ,

Chúng tôi gồm [66]:

1. .............................. Chức vụ: ............. ;

2. .............................. Chức vụ: ............. ;

Với sự chứng kiến của [67]:

1................................ Nghề nghiệp:............. ;

Địa chỉ thường trú:............. ;

Giấy chứng minh nhân dân số: ............. ; Ngày cấp: .............; Nơi cấp: ............. ;

2. .............................. Nghề nghiệp: .............;

Địa chỉ thường trú:.............;

Giấy chứng minh nhân dân số:...; Ngày cấp: .............; Nơi cấp:............. ,

.................................................

Tiến hành khám: [68].............

Là nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và lập biên bản về việc khám.

Người chủ nơi bị khám là: [69]

Ông (bà)/tổ chức [70]: ............. ;

Nghề nghiệp (lĩnh vực hoạt động): .............;

Địa chỉ: ............. ;

Giấy chứng minh nhân dân số/Quyết định thành lập hoặc ĐKKD... ;

Cấp ngày : ............. tại ..............

Sau khi khám chúng tôi thu giữ những tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, gồm:

STT

Tên tang vật, phương tiện bị tạm giữ

Số lượng

Chủng loại, nhãn hiệu, xuất xứ, tình trạng[71]

Ghi chú [72]

 

 

 

 

 

Ngoài những tang vật, phương tiện nêu trên, chúng tôi không tạm giữ thêm thứ gì khác.

Việc khám kết thúc vào hồi...... ngày...... giờ.......... tháng............. năm.............

Biên bản được lập thành hai bản có nội dung và giá trị như nhau, được giao cho chủ nơi bị khám một bản.

Biên bản này gồm ............. trang, được cá nhân/đại diện tổ chức vi phạm, người làm chứng, người lập biên bản ký xác nhận vào từng trang.

Sau khi đọc lại biên bản, những người có mặt đồng ý về nội dung biên bản, không có ý kiến gì khác và cùng ký vào biên bản hoặc có ý kiến khác như sau:

ý kiến bổ sung khác (nếu có) [73]

Chủ nơi bị khám hoặc người thành niên trong gia đình

(Ký, ghi rõ họ tên)

Người ra quyết định tạm giữ

(Ký, ghi rõ họ tên)

 

Người lập biên bản khám

(Ký, ghi rõ họ tên)

Người chứng kiến

Đại diện chính quyền

(Ký, ghi rõ họ tên)


Ghi chú:

62. Nếu người lập biên bản là Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn.... thì chỉ cần ghi Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn.......mà không cần ghi cơ quan chủ quản.

63. Ghi địa danh hành chính cấp tỉnh.

64. Ghi cụ thể điều, khoản của Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước.

65. Ghi rõ họ tên, chức vụ của người ký quyết định khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

66. Họ tên, chức vụ người lập biên bản

67. Họ và tên những người làm chứng. Nếu có đại diện chính quyền phải ghi rõ họ tên, chức vụ.

68. Ghi rõ địa chỉ nơi bị khám.

69. Nếu chủ nơi bị khám vắng mặt thì ghi rõ họ tên người thành niên trong gia đình.

70. Nếu nơi bị khám là của tổ chức, thì ghi họ tên, chức vụ người đại diện cho tổ chức.

71. Nếu có phương tiện phải ghi rõ biển kiểm soát.

72. Ghi rõ tang vật, phương tiện có được niêm phong không, nếu có niêm phong thì trên niêm phong phải có chữ ký của người vi phạm (hoặc đại diện của tổ chức vi phạm), có sự chứng kiến của đại diện gia đình, đại diện tổ chức hay đại diện chính quyền không, nếu không có phải ghi rõ có sự chứng kiến của Ông (bà).....

73. Những người có ý kiến khác về nội dung biên bản phải tự ghi ý kiến của mình, lý do có ý kiến khác, ký và ghi rõ họ tên.

MẪU QUYẾT ĐỊNH SỐ 01

Tên cơ quan chủ quản [74]

TÊN CƠ QUAN LẬP BIÊN BẢN

Số: /BB-KNCGTVPT

Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

A [75]........, ngày....... tháng........ năm........

quyết định

tạm giữ người theo thủ tục hành chính

Căn cứ Điều 44, Điều 45 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002;

Căn cứ Điều........... Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực [76]...................... ;

Xét cần phải áp dụng biện pháp tạm giữ người theo thủ tục hành chính để...... ;[77]

Tôi,........... [78]; Chức vụ:...................... ;

Đơn vị... ,

quyết định:

Tạm giữ Ông (bà)...................... Tuổi......................;

Nghề nghiệp: ...........;

Địa chỉ:.....................;

Giấy chứng minh nhân dân số:...........;

Cấp ngày........... tại........... ;

Lý do:

- Đã có hành vi vi phạm hành chính: [79]...........

quy định tại điểm........... khoản........... Điều........... của........... [80]

Thời hạn tạm giữ là: 12 giờ kể từ thời điểm bắt đầu giữ là hồi: .......... giờ........... ngày........... tháng ........... năm...........

Vì lý do [81]:...........nên thời hạn tạm giữ được kéo dài là........... giờ

Theo yêu cầu của Ông (bà) [82] ..........., việc tạm giữ được thông báo cho gia đình, tổ chức, nơi làm việc hoặc học tập là: [83]

Vì Ông (bà)........... là người chưa thành niên và tạm giữ vào ban đêm/thời hạn tạm giữ trên 6 giờ, việc tạm giữ được thông báo vào hồi....... giờ....... ngày........ tháng........... năm........ cho cha mẹ/người giám hộ là:........... Địa chỉ ...........

Quyết định này được giao cho:

1. Ông (bà):........... để chấp hành;

2............;

3.............

Quyết định này gồm........... trang, được đóng dấu giáp lai giữa các trang.

người ra quyết định

(Ký, ghi rõ họ tên)


Ghi chú:

74. Nếu Quyết định tạm giữ người của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn.... thì chỉ cần ghi Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn.......mà không cần ghi cơ quan chủ quản.

75. Ghi địa danh hành chính cấp tỉnh.

76. Ghi cụ thể điều, khoản của Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước.

77. Ghi rõ lý do tạm giữ người như: để ngăn chặn, đình chỉ ngay hành vi gây rối trật tự công cộng, gây thương tích cho người khác hoặc để thu thập, xác minh những tình tiết quan trọng làm căn cứ để Quyết định xử lý vi phạm hành chính.

78. Họ tên người ra Quyết định tạm giữ.

79. Nếu có nhiều hành vi thì ghi cụ thể từng hành vi vi phạm.

80. Ghi cụ thể từng điều, khoản, mức phạt của Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước.

81. Nếu thời hạn tạm giữ dài hơn 12 tiếng phải ghi rõ lý do việc kéo dài thời hạn tạm giữ.

82. Ghi rõ tên, địa chỉ người được thông báo.

83. Nếu Quyết định tạm giữ người của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn.... thì chỉ cần ghi Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn.......mà không cần ghi cơ quan chủ quản.

MẪU SỐ QUYẾT ĐỊNH SỐ 02

Tên cơ quan chủ quản [84]

TÊN CƠ QUAN LẬP BIÊN BẢN

Số: /QĐ-TGTVPT

Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

A [85]........, ngày....... tháng........ năm........

quyết định

tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính

Căn cứ Điều 45, Điều 46 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002;

Căn cứ Điều............. Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực [86].............;

Xét ............. [87] ;

Tôi,............. [88] ; Chức vụ:............. ;

Đơn vị............. ,

quyết định :

Tạm giữ : Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính của

Ông (bà)/tổ chức [89]: ....;

Nghề nghiệp (lĩnh vực hoạt động):............. ;

Địa chỉ: ............. ;

Giấy chứng minh nhân dân số/Quyết định thành lập hoặc ĐKKD............. ;

Cấp ngày............. tại ............. ;

Lý do:

- Đã có hành vi vi phạm hành chính: [90]...

Quy định tại điểm............. khoản............. Điều............. Nghị định số............. quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực [91]............. .

Việc tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính được lập biên bản (kèm theo Quyết định này).

Quyết định này được gửi cho:

1. Ông (bà)/tổ chức: ............. để chấp hành;

2.............. [92];

3.............. .

Quyết định này gồm............. trang, được đóng dấu giáp lai giữa các trang.

người ra quyết định

(Ký, ghi rõ họ tên)

ý kiến Thủ trưởng của người ra Quyết định tạm giữ [93]


Ghi chú:

84. Ghi địa danh hành chính cấp tỉnh.

3. Ghi cụ thể điều, khoản của Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước.

85. Ghi rõ lý do tạm tang vật, phương tiện vi phạm hành chính như để xác minh tình tiết làm căn cứ để quyết định xử lý vi phạm hành chính hoặc ngăn chặn ngay hành vi vi phạm. Nếu người tạm giữ không phải là người có thẩm quyền quy định tại Điều 45 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính thì phải ghi rõ thêm căn cứ để cho rằng nếu không tạm giữ ngay thì tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có thể bị tẩu tán, tiêu huỷ

86. Họ tên người ra Quyết định tạm giữ.

87. Nếu là tổ chức thì ghi họ tên, chức vụ người đại diện cho tổ chức vi phạm

88. Nếu có nhiều hành vi thì ghi cụ thể từng hành vi vi phạm.

89. Ghi cụ thể từng điều, khoản, mức phạt của Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước (theo chú thích số 3) mà cá nhân, tổ chức vi phạm

90. Trường hợp người quyết định tạm giữ không phải là người có thẩm quyền quy định tại Điều 45 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính thì Quyết định này phải được gửi để báo cáo cho Thủ trưởng của người ra Quyết định tạm giữ

91. Thủ trưởng của người ra Quyết định tạm giữ (người tạm giữ không có thẩm quyền theo quy định tại Điều 45 của Pháp lệnh) có ý kiến về việc tạm giữ, đồng ý hoặc không đồng ý.

92. Nếu Quyết định khám người của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn.... thì chỉ cần ghi Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn.......mà không cần ghi cơ quan chủ quản.

93. Ghi địa danh hành chính cấp tỉnh

MẪU QUYẾT ĐỊNH SỐ 03

Tên cơ quan chủ quản [94]

TÊN CƠ QUAN RA QUYẾT ĐỊNH

Số: /QĐ-TGTVPT

Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

A [95]........, ngày....... tháng........ năm........

quyết định

khám người theo thủ tục hành chính

Căn cứ Điều 45, Điều 47 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002;

Căn cứ Điều........... Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực [96] ........... ;

Xét ........... ;[97]

Tôi, ........... ;[98] Chức vụ:...........;

Đơn vị........... ,

quyết định :

Khám người Ông (bà)...........; Tuổi........... ;

Nghề nghiệp:........... ;

Địa chỉ: ...........;

Giấy chứng minh nhân dân số:.....;

Cấp ngày........... ; tại...........;

Quyết định khám người này đã được thông báo cho Ông (bà) [99]........... .

Việc khám người có người chứng kiến là Ông (bà) [100] ...........;

Nghề nghiệp: ........... ;

Địa chỉ: .................... ;

Giấy chứng minh nhân dân số:........... ;

Cấp ngày......; tại .....;

Việc khám người được lập biên bản (kèm theo Quyết định này).

Quyết định này được gửi cho:

1. Ông (bà) ...........để chấp hành;

2............;

3.............

Quyết định này gồm........... trang, được đóng dấu giáp lai giữa các trang.

người ra quyết định

(Ký, ghi rõ họ tên)


Ghi chú:

94. Ghi cụ thể điều, khoản của Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước.

95. Ghi rõ căn cứ khám người là Ông (bà) có cất giấu trong người đồ vật, tài liệu, phương tiện vi phạm hành chính.

96. Họ tên người ra Quyết định khám người.

97. Họ tên người bị khám.

98. Họ và tên người chứng kiến.

99. Nếu Quyết định khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn.... thì chỉ cần ghi Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn.......mà không cần ghi cơ quan chủ quản.

100. Ghi địa danh hành chính cấp tỉnh.

MẪU QUYẾT ĐỊNH SỐ 04

Tên cơ quan chủ quản [101]

TÊN CƠ QUAN RA QUYẾT ĐỊNH

Số: /QĐ-KNCGTV-PT

Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

A [102]........, ngày....... tháng........ năm........

quyết định

khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện
vi phạm hành chính

Căn cứ vào Điều 45, Điều 49 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002;

Căn cứ vào Điều.... Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực [103] ............;

Xét ..............[104];

Tôi, .............[105]; Chức vụ:................;

Đơn vị...............,

quyết định:

Khám: [106]

Chủ nơi bị khám là: Ông/bà)/ Đại diện tổ chức:[107]

Nghề nghiệp (Lĩnh vực hoạt động): ...................;

Địa chỉ: ........................;

Giấy chứng minh nhân dân số/Quyết định thành lập hoặc ĐKKD...

Cấp ngày......... tại ........................ Lý do: .......................... ;

(Việc khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính được lập biên bản (kèm theo Quyết định này).

Quyết định này được: ................................. ;

1. Giao cho: Ông/bà/đại diện tổ chức: ....…. để chấp hành;

2. Gửi ........[108];

3.....................;

Quyết định này gồm...... trang, được đóng dấu giáp lai giữa các trang.

người ra quyết định

(Ký, ghi rõ họ tên)

ý kiến đồng ý của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện trước khi tiến hành khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện là nơi ở:

(Ký, ghi rõ họ tên)


Ghi chú:

101. Ghi cụ thể điều, khoản của Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước.

102. Ghi rõ căn cứ  cho rằng nơi bị khám có cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

103. Họ tên người ra Quyết định khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

104. Ghi rõ địa điểm bị khám

105. Nếu không có người chủ nơi bị khám thì ghi rõ người thành niên trong gia đình họ là.................

106. Trường hợp người quyết định tạm giữ  tang vật, phương tiện vi phạm hành chính không phải là người có thẩm quyền quy định tại Điều 45 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính thì Quyết định này phải được gửi để báo cáo cho Thủ trưởng của người ra Quyết định tạm giữ

107. Nếu Quyết định xử phạt của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp thì chỉ cần ghi Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ......, huyện , thành phố thuộc tỉnh........., xã..........mà không cần ghi cơ quan chủ quản.

108. Ghi địa danh hành chính cấp tỉnh.

MẪU QUYẾT ĐỊNH SỐ 05

Tên cơ quan chủ quản [109]

TÊN CƠ QUAN RA QUYẾT ĐỊNH

Số: /QĐ-XPHC

Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

A [110]........, ngày....... tháng........ năm........

quyết định

xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức
phạt cảnh cáo về [111]

(Theo thủ tục đơn giản)

Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002;

Căn cứ Điều.......... Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực [112] .......... ;

Xét hành vi vi phạm hành chính do .......... thực hiện;

Tôi, .......... [113]; Chức vụ: .......... ;

Đơn vị.......... ,

quyết định:

Điều 1. Xử phạt cảnh cáo đối với:

Ông (bà)/tổ chức [114] : .......... ;

Nghề nghiệp (lĩnh vực hoạt động): .......... ;

Địa chỉ:.................... ;

Giấy chứng minh nhân dân số/Quyết định thành lập hoặc ĐKKD.......... ;

Cấp ngày .......... .......... tại .......... ;

Lý do:

- Đã có hành vi vi phạm hành chính: [115]..........

Quy định tại điểm.......... khoản.......... Điều.......... của Nghị định số.......... ngày......... tháng.......... năm quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực [116].......

Những tình tiết liên quan đến việc giải quyết vụ vi phạm:

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Quyết định này được gửi cho:

1. Ông (bà)/tổ chức [117] .......... để chấp hành;

2. .......... .

Quyết định này gồm .......... trang, được đóng dấu giáp lai giữa các trang.

người ra quyết định

(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)


Ghi chú:

109. Ghi lĩnh vực quản lý nhà nước.

110. Ghi cụ thể điều, khoản của Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước.

111. Họ tên người ra Quyết định xử phạt.

112. Nếu là tổ chức thì ghi họ tên, chức vụ người đại diện cho tổ chức vi phạm

113. Nếu có nhiều hành vi thì ghi cụ thể từng hành vi vi phạm

114. Ghi cụ thể từng điều, khoản, mức phạt của Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước (theo chú thích số 3) mà cá nhân, tổ chức vi phạm.

115. Nếu là tổ chức thì ghi họ tên, chức vụ người đại diện cho tổ chức vi phạm

116. Nếu Quyết định xử phạt của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp thì chỉ cần ghi Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ......, huyện , thành phố thuộc tỉnh........., xã..........mà không cần ghi cơ quan chủ quản.

117. Ghi địa danh hành chính cấp tỉnh.

MẪU QUYẾT ĐỊNH SỐ 06

Tên cơ quan chủ quản [118]

TÊN CƠ QUAN RA QUYẾT ĐỊNH

Số: /QĐ-XPHC

Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

A [119]........, ngày....... tháng........ năm........

quyết định

xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức phạt tiền

(Theo thủ tục đơn giản)

Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002;

Căn cứ Điều................. Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực [120] ................. ;

Xét hành vi vi phạm do [121]................. thực hiện;

Tôi, ................. [122]; Chức vụ:............;

Đơn vị............ ,

quyết định :

Điều 1. Xử phạt vi phạm hành chính theo thủ tục đơn giản đối với:

Ông (bà)/tổ chức [123] :................;

Nghề nghiệp (lĩnh vực hoạt động):........................;

Địa chỉ: ....................................;

Giấy chứng minh nhân dân số/Quyết định thành lập hoặc ĐKKD............;

Cấp ngày ............ tại ....................................;

Bằng hình thức phạt tiền với mức phạt là: ........................ đồng

(Ghi bằng chữ....................................).

Lý do:

- Đã có hành vi vi phạm hành chính: [124]............

Hành vi của Ông (bà)/tổ chức............ đã vi phạm quy định tại điểm ............ khoản............ Điều... của Nghị định số............ ngày ............ tháng ............ năm quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực [125]...........

Những tình tiết liên quan đến việc giải quyết vụ vi phạm:

Điều 2. Ông (bà)/tổ chức............ phải nghiêm chỉnh chấp hành Quyết định xử phạt trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày được giao Quyết định xử phạt là ngày ............ tháng ............ năm ............ trừ trường hợp ............ [126]. Quá thời hạn này, nếu Ông (bà)/tổ chức ............ cố tình không chấp hành Quyết định xử phạt thì bị cưỡng chế thi hành.

Số tiền phạt quy định tại Điều 1 phải nộp ngay cho người ra Quyết định xử phạt và được nhận biên lai thu tiền phạt hoặc tại điểm thu phạt số... của Kho bạc Nhà nước ............ [127] trong vòng mười ngày, kể từ ngày được giao Quyết định xử phạt

Ông (bà)/tổ chức........................ có quyền khiếu nại, khởi kiện đối với Quyết định xử phạt vi phạm hành chính này theo quy định của pháp luật.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Quyết định này được giao cho :

ư1. Ông (bà)/tổ chức: ........................để chấp hành;

2. Kho bạc ............ để thu tiền phạt;

3............. .

Quyết định này gồm ............ trang, được đóng dấu giáp lai giữa các trang.

người ra quyết định

(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

Ghi chú:

118. Ghi cụ thể điều, khoản của Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước.

119. Ghi họ tên người/ đại diện tổ chức vi phạm

120. Họ tên người ra Quyết định xử phạt.

121. Nếu là tổ chức thì ghi họ tên, chức vụ người đại diện cho tổ chức vi phạm

122. Nếu có nhiều hành vi thì ghi cụ thể từng hành vi vi phạm

123. Ghi cụ thể từng điều, khoản, mức phạt của Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước (theo chú thích số 3) mà cá nhân, tổ chức vi phạm.

124. Ghi rõ lý do

125. Ghi rõ tên, địa chỉ Kho bạc

126. Nếu Quyết định xử phạt của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp thì chỉ cần ghi Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ......, huyện , thành phố thuộc tỉnh........., xã..........mà không cần ghi cơ quan chủ quản.

127. Ghi địa danh hành chính cấp tỉnh.

MẪU QUYẾT ĐỊNH SỐ 07

Tên cơ quan chủ quản [128]

TÊN CƠ QUAN RA QUYẾT ĐỊNH

Số: /QĐ-XPHC

Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

A [129]........, ngày....... tháng........ năm........

quyết định

xử phạt vi phạm hành chính về [130]

Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002;

Căn cứ Điều........... Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực [131]........... ;

Căn cứ Biên bản vi phạm hành chính do [132] .......... lập hồi ...........giờ ........... ngày......... tháng....... năm..........tại.......... ;

Tôi, ...................... [133]; Chức vụ:......................;

Đơn vị...................... ,

quyết định:

Điều 1. Xử phạt vi phạm hành chính đối với:

Ông (bà)/tổ chức [134]:..........;

Nghề nghiệp (lĩnh vực hoạt động):...........;

Địa chỉ:......................;

Giấy chứng minh nhân dân số/Quyết định thành lập hoặc ĐKKD...........;

Cấp ngày ........... tại......................;

Với các hình thức sau:

1. Hình thức xử phạt chính:

Cảnh cáo/phạt tiền với mức phạt là:............ đồng. (Viết bằng chữ: .................).

2. Hình thức phạt bổ sung (nếu có):

1. Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề:........... .

2. Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính gồm:.......... .

3. Các biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có):

Lý do:

- Đã có hành vi vi phạm hành chính: [135]...........

Quy định tại điểm....... khoản........ Điều......... của Nghị định số........ ngày........ tháng........ năm........ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực [136]........

.................. .

Những tình tiết liên quan đến việc giải quyết vụ vi phạm: ......................

Điều 2. Ông (bà)/tổ chức...........phải nghiêm chỉnh chấp hành Quyết định xử phạt trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày được giao Quyết định xử phạt là ngày....... tháng......... năm......... trừ trường hợp được hoãn chấp hành hoặc........... [137].

Quá thời hạn này, nếu Ông (bà)/tổ chức......... cố tình không chấp hành Quyết định xử phạt thì bị cưỡng chế thi hành.

Số tiền phạt quy định tại Điều 1 phải nộp vào tài khoản số: ........... của Kho bạc Nhà nước........... [138] trong vòng mười ngày, kể từ ngày được giao Quyết định xử phạt.

Ông (bà)/tổ chức ........... có quyền khiếu nại, khởi kiện đối với Quyết định xử phạt vi phạm hành chính này theo quy định của pháp luật.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày...... tháng...... năm........[139].

Trong thời hạn ba ngày, Quyết định này được gửi cho:

1. Ông (bà)/tổ chức:...........để chấp hành;

2. Kho bạc........... để thu tiền phạt;

3....................... .

Quyết định này gồm........... trang, được đóng dấu giáp lai giữa các trang.

người ra quyết định

(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)


Ghi chú:

131. Họ tên, chức vụ người lập biên bản.

132. Họ tên người ra Quyết định xử phạt

133. Nếu là tổ chức thì ghi họ tên, chức vụ người đại diện cho tổ chức vi phạm

134. Nếu có nhiều hành vi thì ghi cụ thể từng hành vi vi phạm

135. Ghi cụ thể từng điều, khoản, mức phạt của Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước (theo chú thích số 3) mà cá nhân, tổ chức vi phạm.

136. Ghi rõ lý do

137. Ghi rõ tên, địa chỉ Kho bạc

138. Ngày ký Quyết định hoặc ngày do người có thẩm quyền xử phạt quyết định

139. Nếu Quyết định cưỡng chế của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp thì chỉ cần ghi Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ......, huyện , thành phố thuộc tỉnh........., xã..........mà không cần ghi cơ quan chủ quản.

140. Ghi địa danh hành chính cấp tỉnh.

MẪU QUYẾT ĐỊNH SỐ 08

Tên cơ quan chủ quản [140]

TÊN CƠ QUAN RA QUYẾT ĐỊNH

Số: /QĐ-CC

Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

A [141]........, ngày....... tháng........ năm........

quyết định

cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt
vi phạm hành chính về [142]

Căn cứ Điều 66 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002;

Để đảm bảo thi hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về........ số......... ngày........... tháng........... năm ........... của...........;

Tôi,.........................[143] ; Chức vụ: ........... ;

Đơn vị:....................... ,

quyết định:

Điều 1. áp dụng biện pháp cưỡng chế để thi hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số........... ngày........... tháng........... năm ........... của........... về...........

Đối với: ........... ;

Ông (bà)/tổ chức [144]: ........... ...........;

Nghề nghiệp (lĩnh vực hoạt động): ........... ........... ;

Địa chỉ:.................................;

Giấy chứng minh nhân dân số/Quyết định thành lập hoặc ĐKKD ...........;

Cấp ngày........... tại......................

* Biện pháp cưỡng chế:[145]

Điều 2. Ông (bà)/tổ chức:........... phải nghiêm chỉnh thực hiện Quyết định này và phải chịu mọi chi phí về việc tổ chức thực hiện các biện pháp cưỡng chế.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày...........

Quyết định có........... trang, được đóng dấu giáp lai giữa các trang.

Quyết định này được giao cho Ông (bà)/tổ chức........... để thực hiện.

Quyết định này được gửi cho:

1. ........... để ...........[146]

2. ........... để ...........[147]

người ra quyết định

(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)


Ghi chú:

141. Ghi lĩnh vực quản lý nhà nước

142. Ghi cụ thể điều, khoản của Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước (theo chú thích số 3).

143. Họ tên người ra Quyết định cưỡng chế

144. Nếu là tổ chức thì ghi họ tên, chức vụ người đại diện cho tổ chức vi phạm

145. Ghi cụ thể biện pháp cưỡng chế, số tiền cưỡng chế, hoặc các biện pháp khắc phục phải thực hiện

146. Nếu biện pháp cưỡng chế là khấu trừ lương hoặc một phần thu nhập, khấu trừ tiền từ tài khoản tại Ngân hàng thì Quyết định được gửi cho cơ quan, tổ chức nơi cá nhân làm việc hoặc ngân hàng để phối hợp thực hiện.

147. Nếu biện pháp cưỡng chế là kê biên tài sản hoặc các biện pháp cưỡng chế khác để thực hiện tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính, buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra hoặc buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép, buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh, buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam, buộc tái xuất hàng hoá, vật phẩm, phương tiện, buộc tiêu huỷ vật phẩm gây hại cho sức khoẻ con người, vật nuôi và cây trồng, văn hoá phẩm độc hại thì Quyết định được gửi cho Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi thực hiện việc cưỡng chế để phối hợp thực hiện.

MẪU QUYẾT ĐỊNH SỐ 09

Tên cơ quan chủ quản [148]

TÊN CƠ QUAN RA QUYẾT ĐỊNH

Số: /QĐ-KPHQ

Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

A [149]........, ngày....... tháng........ năm........

quyết định

áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm
hành chính gây ra trong trường hợp
không áp dụng xử phạt về [150]

Căn cứ Điều ............... [151] Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002;

Căn cứ Điều............... Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực [152] ............... ;

Vì............... [153] nên không áp dụng xử phạt vi phạm hành chính;

Để khắc phục triệt để hậu quả do vi phạm hành chính gây ra,

Tôi, ............... [154]; Chức vụ:............... ;

Đơn vị............... ,

quyết định:

Điều 1. áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính đối với Ông (bà)/tổ chức [155]: ............... ;

Nghề nghiệp (lĩnh vực hoạt động):............... ;

Địa chỉ: ............... ;

Giấy chứng minh nhân dân số/Quyết định thành lập hoặc ĐKKD...............;

Cấp ngày............... tại............... ;

Lý do:

- Đã có hành vi vi phạm hành chính: [156]...............

Quy định tại điểm............... khoản ............... Điều............... của............... [157].

Những tình tiết liên quan đến việc giải quyết vụ vi phạm: ............... .

Lý do không xử phạt vi phạm hành chính: ............... .

Hậu quả cần khắc phục là:

Biện pháp để khắc phục hậu quả là:

Điều 2. Ông (bà)/tổ chức............... phải nghiêm chỉnh chấp hành Quyết định này trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày được giao Quyết định là ngày............... tháng............... năm............... trừ trường hợp............... [158]. Quá thời hạn này, nếu Ông (bà)/tổ chức............... cố tình không chấp hành thì bị cưỡng chế thi hành.

Ông (bà)/tổ chức............... có quyền khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định này theo quy định của pháp luật.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày....... tháng....... năm....... [159].

Quyết định này gồm... trang, được đóng dấu giáp lai giữa các trang.

Trong thời hạn ba ngày, Quyết định này được gửi cho:

1. Ông (bà)/tổ chức:.…........ để chấp hành;

2. .…........;

3.....................

người ra quyết định

(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

Ghi chú:

148. Nếu Quyết định khắc phục hậu quả của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp thì chỉ cần ghi Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ......, huyện , thành phố thuộc tỉnh........., xã..........mà không cần ghi cơ quan chủ quản.

149. Ghi địa danh hành chính cấp tỉnh.

150. Ghi lĩnh vực quản lý nhà nước

151. Nếu Quyết định khắc phục hậu quả trong trường hợp hết thời hiệu thì căn cứ vào Điều 10, nếu trong trường hợp hết thời hạn ra Quyết định xử phạt thì ghi căn cứ vào Điều 56 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

152. Ghi cụ thể điều, khoản của Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước (theo chú thích số 3).

153. Ghi rõ lý do không xử phạt.

154. Họ tên người ra Quyết định xử phạt.

155. Nếu là tổ chức thì ghi họ tên, chức vụ người đại diện cho tổ chức vi phạm.

156. Nếu có nhiều hành vi thì ghi cụ thể từng hành vi vi phạm

157. Ghi cụ thể từng điều, khoản, mức phạt của Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước (theo chú thích số 3) mà cá nhân, tổ chức vi phạm

158. Ghi rõ lý do.

159. Ngày ký Quyết định hoặc ngày do người có thẩm quyền quyết định.

 

THE GOVERNMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No. 134/2003/ND-CP

Hanoi, November 14, 2003

 

DECREE

DETAILING THE IMPLEMENTATION OF A NUMBER OF ARTICLES OF THE 2002 ORDINANCE ON HANDLING OF ADMINISTRATIVE VIOLATIONS

THE GOVERNMENT

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the July 2, 2002 Ordinance on Handling of Administrative Violations;
At the proposal of the Minister of Justice,

DECREES:

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.- Regulation scope

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 2.- Competence to define acts of administrative violation

The competence to define acts of administrative violation in Article 2 of the Ordinance shall cover the competence to define specific acts of administrative violation, principal sanctioning forms, additional sanctioning forms, remedial measures applicable to each act of administrative violation; to prescribe the fine bracket and levels in case of fining; to prescribe preventive measures to ensure the handling of administrative violations.

The determination of bracket and levels of fine on administrative violation acts shall be based on the nature and seriousness of such acts.

Article 3.- Some principles for handling of administrative violations

Some principles for handling of administrative violations in Clauses 2, 3 and 4, Article 3 of the Ordinance are specified as follows:

1. Individuals and organizations shall be sanctioned for administrative violations only when they commit administrative violation acts prescribed by law:

Individuals and organizations shall be sanctioned for administrative violations only when they commit administrative violation acts specified in laws of the National Assembly, ordinances of the National Assembly Standing Committee and decrees of the Government. The documents issued by the Prime Minister, ministers, heads of ministerial-level agencies, Peoples Councils or Peoples Committees to direct, guide and organize the implementation of handling of administrative violations according to competence must not prescribe administrative violation acts and sanctioning forms as well as levels;

2. An administrative violation act shall be sanctioned only once:

a) For a violation act which the person with sanctioning competence has already issued a decision to sanction or made a written record for sanctioning thereof, the second record or the second decision to sanction it must not be made. In cases where the violation act keeps being committed even though the person with sanctioning competence has ordered the cessation thereof, the aggravating circumstances prescribed in Clause 8 of Article 9 of the Ordinance shall apply;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) In cases where violation acts show signs of criminal offense and the dossiers proposing the penal liability examination have been transferred, for which the decisions on sanctioning of administrative violations were previously issued, the persons who have issued such sanctioning decisions must abrogate the sanctioning decisions; if the sanctioning decisions have not yet been issued, such acts shall not be administratively sanctioned;

3. If many persons commit one administrative violation act, each of the violators shall be sanctioned for such act and the person with sanctioning competence shall base himself/herself on the nature and seriousness of the violation, the personal identification of the violators, the aggravating circumstances, the extenuating circumstances to issue sanctioning decisions against each of the violators;

4. A person who commits many administrative violation acts shall be sanctioned for every violation act as provided for in Clause 2, Article 56 of the Ordinance.

Article 4.- Cases of not handling administrative violations

Cases of not handling administrative violations under Clause 6, Article 3 of the Ordinance are specified as follows:

1. Emergency circumstances are circumstances of persons who, as wishing to avoid a danger which actually threatens the interests of the State, agencies, organizations, legitimate rights and interests of their own of or other persons, have no other alternatives than causing a damage smaller than the damage which needs to be precluded;

2. Legitimate self-defense means acts of a person who, because of protecting the interests of the State, agencies and/or organizations, protecting the legitimate rights and interests of their own or of other persons, resist in a necessary manner the persons who are committing acts of infringing upon the above-said interests;

3. Persons who commit acts due to unexpected incidents, namely in cases where they cannot foresee or are not compelled to foresee the consequences of such acts;

4. Persons commit administrative violations while suffering mental diseases or other ailments, which deprive them of the capability to be aware of, or the capability to control, their acts.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

For minors who commit administrative violations which cause damage, the liability to pay compensations shall comply with the provisions in Article 40 of the Marriage and Family Law and Clauses 2 and 3, Article 611 of the Civil Code.

Article 6.- Aggravating circumstances

The aggravating circumstances in Clauses 1 and 2, Article 9 of the Ordinance are specified as follows:

1. Committing violations in an organized manner means the cases where two or more persons collude with each other and intentionally commit acts of administrative violations;

2. Committing violations many times in the same domains means the cases where administrative violations are committed in the domains where violations were previously committed, but not yet sanctioned while the statute of limitations for sanction has not yet expired;

3. Recidivism in the same domains means the cases where sanctions have been imposed but the time limit of one year as from the date of completely serving the sanctioning decisions or the date of expiry of the statute of limitations for execution of the sanctioning decisions has not yet expired, administrative violations are again committed in the domains where sanctions were imposed;

The domains prescribed in this Clause are understood as the State management domains defined in each decree of the Government on sanctioning administrative violations.

Article 7.- The time limit for being considered not yet sanctioned for administrative violations

The time limit for being considered not yet sanctioned for administrative violations according to Clause 1, Article 11 of the Ordinance is prescribed as follows:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 8.- The time limit for being considered not yet subject to the application of other administrative handling measures

The time limit for being considered not yet subject to the application of other administrative handling measures is specified as follows:

Individuals to whom the measures of education at communes, wards, townships, being sent to reformatories, education camps or medical establishments, administrative probation have been applied, and who, if past two years as from the date of completely serving the sanctioning decisions (namely the date of expiry of the time limit for education at communes, wards, townships or expiry of the time limit for serving the decisions at reformatories, education camps, medical establishments and administrative probation) or from the date of expiry of the statute of limitations for execution of the handling decisions prescribed in Articles 73, 82, 91, 100 and 108 of the Ordinance, do not commit violation acts subject to the application of one of other administrative handling measures prescribed in this Clause, shall be considered not yet subject to the application of such measures.

Article 9.- Ways of calculating time limits, statute of limitations in handling administrative violations

1. If the time limits and statute of limitations in the Ordinance are prescribed in months or years, such duration shall be calculated in calendar months or years, including holidays defined by the Labor Code.

2. If the time limits in the Ordinance are prescribed in days, such duration shall be calculated in working days, excluding holidays defined by the Labor Code.

Article 10.- Responsibilities of competent persons in the handling of administrative violations

1. Upon the detection of administrative violations, the persons competent to sanction administrative violations must order the immediate cessation of the violation acts and issue sanctioning decisions according to their competence; in cases where the violations do not fall under or fall beyond their jurisdiction, they shall have to make records thereon strictly according to a set form and transfer them in time to persons with sanctioning competence.

2. If the persons competent to sanction administrative violations abuse their positions and powers, harass for bribes, tolerate, cover up, fail to handle or improperly handle administrative violations; fail to strictly abide by the regulations in the applications of preventive measures to assure the handling of administrative violations; unlawfully issue decisions to sanction administrative violations; are at fault in not issuing decisions to sanction administrative violations within the time limits prescribed in Article 56 of the Ordinance, but not to the extent of being examined for penal liability, shall be disciplined according to law provisions on officials and public employees.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

FORMS OF, AND COMPETENCE FOR, SANCTIONING ADMINISTRATIVE VIOLATIONS

Article 11.- Deprivation of the right to use licenses, professional practice certificates

The deprivation of the right to use licenses, professional practice certificates as provided for in Article 16 of the Ordinance is stipulated as follows:

1. Deprivation of the right to use licenses, professional practice certificates is an additional sanctioning form and applied together with principal sanctioning forms in cases where individuals or organizations seriously violate the regulations on the use of licenses, professional practice certificates. Licenses and professional practice certificates are papers granted by competent State bodies or persons to organizations or individuals under the provisions of law to permit such organizations or individuals to do business, operate or practice their professions in certain domains or to use certain instruments, means. The licenses and certificates of professional practice prescribed in this Article do not cover business registration papers, certificates associated to the personal identity of grantees not for the purpose of permitting the professional practice;

2. Deprivation of the right to use licenses, professional practice certificates shall be applied definitely or indefinitely to specific violation acts, depending on the nature and seriousness of such violation acts. The duration of depriving of the right to use licenses, professional practice certificates and specific cases of deprivation of the right to use licenses, professional practice certificates are prescribed in the Governments decrees on sanctioning administrative violations in each domain of State management.

Article 12.- Confiscation of material evidences, means used to commit administrative violations

The confiscation of material evidences, means used in the commission of administrative violations under Article 17 of the Ordinance is stipulated as follows:

1. The confiscation of material evidences, means used for commission of administrative violations is an additional sanctioning form and applied together with principal sanctioning forms. The procedures for, and specific cases of, application of the confiscation of material evidences, means are prescribed in the Governments decrees on sanctioning administrative violations in each domain of State management;

2. The sanctioning form of confiscation of material evidences, means shall not apply in cases where the materials and/or means have been illegally appropriated and used, and must be returned to their lawful owners, managers or users. In cases where material evidences are harmful cultural products, fake goods of no use value and/or articles causing harms to human health, domestic animals or crops, they shall be handled according to the regulations in Clause 2, Article 61 of the Ordinance.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The principles for determining the competence to sanction administrative violations under Article 42 of the Ordinance are specified as follows:

 1. The presidents of the Peoples Committees at all levels are competent to sanction acts of administrative violation in the State management domains in their respective localities;

2. Title holders with competence to sanction administrative violations of State management bodies according to branches, domains are competent to sanction administrative violation acts specified in the Governments decrees on sanctioning administrative violations in each domain of State management;

3. The sanctioning competence of title holders under the provisions of the Ordinance in each specific case is determined as follows:

a) The competence to impose fines is determined on the basis of the maximum level of the fine bracket prescribed for each administrative violation act;

b) The competence to apply form of confiscation of material evidences, means used for commission of administrative violations is determined on the basis of legal documents on sanctioning administrative violations in each domain of State management, prescribed for title holders competent to confiscate material evidences, means of administrative violations for a specific violation act. In cases where the Ordinance prescribes the confiscating competence according to value of material evidences, violating means, such competence must be determined on basis of the practical value of the material evidence or violating means;

c) The competence to apply the form of depriving the right to use licenses, professional practice certificates is determined on the basis of the legal documents on sanctioning administrative violations in each domain of State management. For violation acts subject to the sanctioning form of depriving the right to use licenses, professional practice certificates as provided for, the persons competent to administratively sanction such acts shall be also competent to sanction the violators by depriving them of the right to use licenses, professional practice certificates; where it is otherwise provided for by law, the provisions of law shall apply. Within three days after the date of issuing the sanctioning decisions, the persons who have issued the sanctioning decisions must notify in writing the agencies which have granted licenses, professional practice certificates of the application of the sanctioning form of depriving of the right to use licenses, certificates of professional practices;

d) The competence to apply remedial measures is determined on the basis of the Ordinance prescribing persons competent to apply remedial measures; and at the same time on specific violation acts which, according to regulations, are subject to the application of remedial measures prescribed in the Governments decrees on sanctioning administrative violations in each domain of State management;

dd) In cases where the fine levels, the value of confiscated material evidences or means or one of the sanctioning forms or remedial measures do not fall or fall beyond the jurisdiction of the persons who are processing the violation cases, they shall have to promptly transfer such violation cases to persons with sanctioning competence.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The authorization to handle administrative violations under Article 41 of the Ordinance is prescribed as follows.

1. The authorization of persons defined in Article 41 of the Ordinance to handle administrative violations shall only be made for the immediate deputies. The authorization shall only be made in writing and in cases where the heads are absent.

2. The deputies authorized by their heads are entitled to sanction administrative violations according to their heads competence authorized to them and must bear responsibility for their own decisions on handling of administrative violations. The authorized persons must not further authorize any other persons.

Chapter III

A NUMBER OF MEASURES TO PREVENT ADMINISTRATIVE VIOLATIONS AND ENSURE THE HANDLING THEREOF

Article 15.- Search of places where material evidences and/or means of administrative violations are concealed

The search of places where material evidences and/or means of administrative violations are concealed under Article 49 of the Ordinance is prescribed as follows:

1. The search of places where material evidences and/or means of administrative violations are concealed shall be carried out only by competent persons in strict accordance with the provisions in Article 49 of the Ordinance;

2. Places where material evidences and/or means of administrative violations are hidden are places where the violators conceal articles, money, commodities, means of administrative violations. If violators conceal material evidences and/or means of administrative violations in their bodies, the measures of body search shall apply under the provisions in Article 47 of the Ordinance.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The residential places prescribed in this Article are places used for regular residence of individuals or households with permanent residence books or temporary residence registration; with means registration if the means are places of regular residences of individuals or households;

4. All cases of searching places of concealing material evidences and/or means must be recorded in writing strictly according to a set form.

Article 16.- Procedures for administrative bail

The procedures for administrative bail under Article 50 of the Ordinance is prescribed as follows:

1. The administrative bail shall be decided by district-level Peoples Committee presidents during the time of considering the application of one of the measures of sending into reformatories, education camps or medical establishments. The administrative bail shall be assigned to families or social organizations in localities where the subjects reside for implementation. In cases where the bailed persons are juveniles, the administrative bail shall be given to their fathers, mothers or guardians for implementation;

2. The district-level Peoples Committee presidents shall issue decisions on assignment of administrative bail to families or social organizations in localities where the subjects reside; the decisions must clearly state: dates of issuance of decisions; full names and positions of decision issuers; full names, birth dates and residence places of the persons assigned to bail or the names and addresses of the social organizations assigned to bail; reasons for bail assignment; the bail duration; responsibilities of the bailees, responsibilities of the bailers or bailing organizations and responsibility of the commune-level Peoples Committees of places of residence of the subjects; signature of the persons who decide on bail assignment. Within 5 days after the issuance of the decisions, the bail assigning decisions shall be sent to persons or organizations undertaking to bail, the bailees and the commune-level Peoples Committees of the localities where the bailees reside for implementation organization.

3. The administrative bail time limits shall be decided by the district-level Peoples Committee presidents, but must not exceed 35 days for cases the bailees are subjects to be sent into reformatories or medical establishments, or 50 days for cases the bailees are subjects to be sent to education camps. The administrative bail shall terminate upon the expiry of the time limits inscribed in the bail assignment decisions. In cases where the bail duration has not yet expired but the decisions on application of administrative handling measures are issued, the bail duration shall end at the time the subjects are sent to serve the administrative handling measures at reformatories or sent to education camps or medical establishments.

Article 17.- Responsibilities of organizations and individuals during the administrative bail

1. During the administrative bail, the families and social organizations assigned the administrative bail shall have the responsibilities:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) To ensure the bailees presence at their residence places when there are decisions to send them to reformatories, education camps or medical establishments;

c) To promptly report to the presidents of the commune-level Peoples Committees of the localities where the bail assignees reside so that the commune-level Peoples Committee presidents report to the district-level Peoples Committee presidents on the escape or commission of law-breaking acts of bailees during the bailing duration.

2. During the administrative bail, the bailees shall have the responsibilities:

a) To strictly abide by the law provisions on temporary residence, temporary absence. When leaving communes, wards or townships, to notify the families or social organizations assigned with bail of the destination and the duration of temporary residence therein;

b) To be promptly present at the offices of the commune-level Peoples Committees when so requested by the presidents thereof.

3. During the administrative bail, the presidents of the commune-level Peoples Committees of the localities where the bailees reside shall have the responsibilities:

a) To notify the families or social organizations assigned to bail and the bailees of their respective rights and obligations in the bail duration;

b) To apply measures to support families or social organizations assigned to bail for managing and supervising the bailees at their places of residence;

c) When notified of the bailees escape from their residence places or acts of law violations, the commune-level Peoples Committee presidents must immediately report such to the district-level Peoples Committee presidents who have issued decisions on bail for timely handling measures according to law provisions.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

PROCEDURES FOR SANCTIONING ADMINISTRATIVE VIOLATIONS

Article 18.- Stopping of violation acts

Stopping violation acts under Article 53 of the Ordinance is prescribed as follows:

Upon detection of administrative violations, the persons with sanctioning competence must issue decisions to immediately stop the violation acts. The stoppage decisions can be written decisions or decisions expressed orally, by whistle, signals or other forms, depending on each specific violation case.

Article 19.- Simple sanctioning procedures

The application of simple sanctioning procedures under Article 54 of the Ordinance is prescribed as follows:

1. Sanctioning according to simple procedures prescribed in Article 54 of the Ordinance means cases of sanction thereby the persons with sanctioning competence do not make records thereon but issue decisions to sanction on spot. Cases where the simple sanctioning procedures shall apply cover:

a) Administrative violation acts subject to the prescribed sanctioning level of caution or fines of up to VND 100,000;

b) Many administrative violation acts are committed by one person and the sanctioning form and level prescribed for each of these acts is caution or fine of up to VND 100,000;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 20.- Making records on administrative violations

The making of records on administrative violations under Clause 1, Article 55 of the Ordinance is prescribed as follows:

1. The competent persons on duty shall have to make records according to set forms on the administrative violations they have detected, and transfer them to competent persons for sanctioning. The records must contain all signatures prescribed in Clause 3, Article 55 of the Ordinance;

2. In cases where the record makers are not competent to sanction, their bosses who have the sanctioning competence must also sign the records; in case of necessity, verification shall be made before signing the records.

Article 21.- Time limits for issuance of sanctioning decisions

The time limits for issuance of sanctioning decisions under Article 56 of the Ordinance are prescribed as follows:

1. For simple cases, obvious violation acts, which need not be further verified, the sanctioning decisions must be issued within 10 days as from the date the records on the administrative violation acts are made. The decisions on sanctioning of administrative violations must comply with the set form;

2. For cases involving many complicated circumstances such as material evidences, means which need to be expertized, the subjects committing administrative violations or other complicated circumstances need to be clearly identified, the time limit for issuance of sanctioning decisions shall be 30 days as from the date of making the records;

3. Where deeming it necessary to have more time for verification, gathering of evidences, within 10 days before the expiry of the time limit prescribed in Clause 2 of this Article, the persons with sanctioning competence must report to their immediate bosses thereon in writing in order to apply for extension; the extension must be made in writing; the extension duration shall not exceed 30 days;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) The time limit prescribed in Clause 1 of this Article has expired;

b) The time limit for issuance of sanctioning decisions prescribed in Clause 2 of this Article has expired but the extension thereof has not been applied for, or has already been applied for but rejected by competent authorities;

c) The duration extended by competent authority has expired;

5. In case of not issuing sanctioning decisions, the competent persons still can issue decisions to apply remedial measures prescribed in Clause 3, Article 12 of the Ordinance and confiscate material evidences of the administrative violations, which are banned from circulation.

Article 22.- Abiding by decisions on sanctioning of administrative violations 

The observance of decisions on sanctioning of administrative violation under Article 64 of the Ordinance is stipulated as follows:

1. The sanctioned individuals and organizations must abide by the decisions on sanctioning of administrative violations within 10 days as from the date they are handed the sanctioning decisions, except otherwise provided for by law. After issuing the sanctioning decisions, the persons with sanctioning competence must hand the decisions to the sanctioned persons or notify them to come and get them; the time the sanctioned persons receive the sanctioning decisions shall be considered the time of handing the decisions as provided for in Article 64 of the Ordinance.

2. If sanctioned individuals or organizations refuse to voluntarily abide by the decisions within the time limit prescribed in Clause 1 of this Article, they shall be forced to abide by them;

3. In cases where past one year the competent persons cannot hand the sanctioning decisions to sanctioned persons as the latter have not come to receive them and their addressed cannot be identified or for other objective reasons, the persons who have issued the sanctioning decisions shall issue decisions to stop the application of sanctioning forms and remedial measures inscribed in the decisions against such persons, except for the form of confiscation of material evidences and/or means of administrative violations; for material evidences and/or means of violation, which are being temporarily seized, the regulations in Clause 4, Article 61 of the Ordinance shall apply; if it is necessary to apply measures to redress the environmental pollution, stop epidemic spread or to destroy articles causing harms to human health, domestic animals and/or crops, the competent persons shall have to organize the application of these measures. The expenses for the application of these measures shall be covered by the State budget or subtracted from the proceeds from the sale of confiscated material evidences and/or means (if any).

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Deciding to coerce the overcoming of consequences in case of non-issuance of decisions to sanction administrative violations is stipulated as follows:

1. In cases where the statute of limitations for sanctioning of administrative violations as provided for in Article 10 of the Ordinance or the time limit for issuing sanctioning decisions as provided for in Article 21 of this Decree has expired, the competent persons must not issue sanctioning decisions but still can decide to apply remedial measures;

2. Decisions to coerce the overcoming of consequences must be made in writing strictly according to a set form. The decisions must clearly state: the dates of issuance of the decisions; the full names and positions of the decision makers; the full names, addresses and occupations of the violators or the names and addresses of the violating organizations; acts of administrative violation; circumstances involved in the settlement of violation cases; articles, clauses of the applicable legal documents; the reasons for non-application of sanctioning forms; the applicable remedial measures; time limits for execution of decisions on remedial measures; the signatures of the decision issuers.

Article 24.- Determining the average level of the fine bracket

The determination of the average level of the fine bracket under Clause 2, Article 57 of the Ordinance is stipulated as follows:

When imposing fines, the specific fine level for an act of administrative violation involving aggravating or extenuating circumstances shall be the average level of the fine bracket prescribed for such act. The average level of the fine bracket is determined by halving the total of the minimum level and the maximum level.

Article 25.- Fine payment venues

The fine payment venues prescribed in Article 58 of the Ordinance are prescribed as follows:

1. The sanctioned individuals and organizations must pay fines at State treasuries as provided for in Article 57 of the Ordinance, except for cases of on-spot payment of fines and cases prescribed in Clause 2 of this Article;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The remote, far-flung areas mean mountainous areas, islands or other places where the State treasuries are not available or far away;

3. The Finance Ministry shall specify the fine collection and payment for cases prescribed in Clause 2 of this Article.

Article 26.- Return of papers or material evidences, means temporarily seized to ensure the execution of fining decisions in cases of postponing the execution of such decisions

The return of papers or material evidences, means temporarily seized to ensure the execution of fining decisions in cases of postponing the execution of such decisions as provided for in Clause 4, Article 65 of the Ordinance is stipulated as follows:

1. In cases where individuals are entitled to postpone the execution of fining decisions as under the provisions in Article 65 of the Ordinance, they can receive back papers for circulation of means, driving licenses, other relevant necessary papers or material evidences, means, which have been temporarily seized to ensure the execution of the fining decisions as provided for in Clause 3, Article 57 of the Ordinance;

2. The persons with sanctioning competence shall have to return to the persons entitled to postpone the execution of fining decisions the temporarily- seized papers or material evidences/means prescribed in Clause 1 of this Article when the decisions to postpone the execution of fining decisions take effect.

Article 27.- Transferring administratively sanctioning decisions for execution

The transfer of administratively sanctioning decisions for execution under Article 68 of the Ordinance is prescribed as follows:

1. In cases where individuals or organizations that have commit administrative violations in administrative units of one province but reside or headquarter in another province and have no conditions to abide by the sanctioning decisions at places where they are sanctioned, the sanctioning decisions shall be transferred to the agencies of the same level in the localities where such individuals reside or such organizations are headquartered for the organization of execution thereof; if in localities where such individuals reside or such organizations are headquartered, the agencies of the same level are not available, the sanctioning decisions shall be transferred to the district-level Peoples Committees for the organization of execution thereof;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 28.- The stamping of administratively sanctioning decisions

1. The administratively sanctioning decisions of persons with sanctioning competence shall be affixed with the stamps of the agencies of the persons competent to sanction such acts.

2. The sanctioning decisions of the persons with sanctioning competence, defined in Article 41 of the Ordinance shall be affixed with stamps on 1/3 (one third) of the signature to the left of the signatures of the persons with the sanctioning competence.

3. For sanctioning decisions of the persons having the sanctioning competence but not the right to directly stamp the decisions, the sanctioning decisions shall be affixed with the stamps of the agencies of the persons who have issued the sanctioning decisions at the left top corner of the decisions, where the sanctioning agencies and the serial numbers and codes of the sanctioning decisions are inscribed.

Article 29.- Return of dossiers on violation cases for administrative sanction

The return of dossiers on violation cases for administrative sanction under Article 63 of the Ordinance is stipulated as follows:

1. In cases where the dossiers on violation cases have already been transferred to competent criminal procedure agencies under the provisions in Clause 1, Article 62 of the Ordinance, but the violation acts are deemed as having no adequate signs of criminal offense but signs of administrative violations, the competent persons of the criminal procedure agencies shall have to issue decisions to return the dossiers on the violation cases to the persons competent to sanction administrative violations and within three days as from the date of issuance of such decisions have to return the dossiers on such violation cases together with the decisions to the persons with sanctioning competence;

2. The persons with sanctioning competence shall have to issue decisions to sanction the violation cases prescribed in Clause 1 of this Article within the following time limits:

a) If before transferring the violation cases to the criminal procedure agencies the persons with sanctioning competence has already applied for extension of the sanctioning time limits as provided for in Clause 3, Article 21 of this Decree, the time limit for issuing the sanctioning decisions shall be no more than 10 days as from the date of receiving the decisions on return of dossiers on the violation cases;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 30.- Transfer of dossiers on subjects in criminal cases, who are not prosecuted as defendants, for administrative handling

The transfer of dossiers on persons in criminal cases, who are not prosecuted as defendants, for administrative handling under Article 65 of the Ordinance is stipulated as follows:

In cases where persons committed violation acts in the already constituted criminal cases, who are not prosecuted as defendants but their violation acts show signs of administrative violation, the competent persons of the criminal procedure agencies processing such cases must issue decisions to transfer the violation cases to persons having competence to sanction administrative violations. The dossiers on the violation cases shall include the copies of the records on the violation cases, the decisions to stop the investigation against the subjects, material evidences, means used for commission of the violations (if any) and the copies of other documents directly related to such violators.

Article 31.- Valuation of material evidences, means of administrative violations

1. After temporarily seizing the material evidences, means of administrative violations, if deeming it necessary to apply the measure of confiscating the material evidences, means of violation, the persons who have issued the temporary seizure decisions must invite representatives of the finance agencies of the same level for examination and valuation of material evidences and/or means of violation. In cases where the material evidences and/or means are of the types whose values are difficult to be determined or where agreement has not yet been reached between the persons competent to decide on the confiscation and the representatives of the finance agencies, the persons having the competence to decide on the confiscation of material evidences, means of violation shall have to set up councils for valuation of material evidences and/or means of violations, with the participation of representatives of the provincial-level auction centers and representatives of the concerned agencies for valuation.

If the value of material evidences and/or means falls within the confiscating competence of the persons who have issued the temporary seizure decisions, such persons shall decide on the confiscation; in cases where the value of material evidences and/or means of violation goes beyond the confiscating competence of the persons who have issued the temporary seizure decisions, the violation cases must be transferred to competent persons.

The value of confiscated material evidences and/or means shall be determined in accordance with the provisions of this Article, which shall also serve as basis for considering and deciding on the transfer of material evidences, means of violation to the provincial-level auction centers or the district-level finance agencies for auction according to regulations in Article 33 of this Decree.

2. The valuation of material evidences, means of violations, provided for in Clause 1 of this Article, must comply with the guidance of the Finance Minister.

Article 32.- Handling of material evidences, means, which are confiscated for administrative violation into the State fund

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Within 10 days after the issuance of decisions on confiscation of material evidences and/or means of administrative violations, the agencies which have issued the confiscating decisions shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the finance agencies and the concerned agencies in, handling of such material evidences and/or means of administrative violations as follows:

a) Material evidences being Vietnamese currency, foreign currencies, valuable certificates, gold, silver, gemstones, precious metals shall be transferred to State treasuries; papers, documents and vouchers related to assets shall be transferred to the provincial/municipal finance agencies;

b) For other material evidences and means such as weapons, support instruments, objects of historic and/or cultural value, national treasures, antiques, rare and precious forest products and other assets, they shall be transferred to specialized State management agencies for management and handling according to law provisions;

c) For material evidences and/or means to be transferred to functional State agencies for management and use under decisions already issued by competent authorities, the agencies which have issued the confiscating decisions shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the finance agencies in, organizing the transfer thereof.

The hand-over and reception of material evidences and/or means as prescribed at Points a, b and c, Clause 2 of this Article must be carried out in accordance with law provisions on hand-over and reception of State properties;

d) Material evidences and/or means being commodities and/or articles, which must not be auctioned, shall he handled strictly according to the regulations on such kinds of commodities and/or articles;

dd) Material evidences and/or means confiscated and auctioned for State fund shall be transferred for auction under the provisions of law on property auction.

The transfer of material evidences and/or means as provided for in Clauses 1 and 2 of this Article must be recorded in writing. The records on hand-over of material evidences and/or means must be clearly inscribed with the day, month and year of transfer; the transferors, the transferees; the signatures of the transferors and the transferees; the volumes and conditions (quality) of the confiscated material evidences, means; responsibility to preserve the confiscated material evidences, means.

The dossiers on hand-over of material evidences, means of administrative violations to agencies which receive and handle properties and provincial-level auction service centers shall include: the decisions on confiscation for State fund; papers and documents related to ownership, lawful use right (if any) and other relevant materials.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

For material evidences and means of violations confiscated for public fund as provided for in Clause 1, Article 61 of the Ordinance, the persons who have issued the confiscating decisions shall have to preserve such material evidences and means. Basing themselves on the value of material evidences and/or means, determined under the provisions in Article 31 of this Decree, within 10 days as from the date of issuance of confiscating decisions, the persons who have decided on the confiscation must transfer the material evidences and/or means of administrative violations to the responsible agencies for auction according to the following regulations:

1. If the material evidences and/or means of a violation case are valued at below VND 10,000,000, the person who has decided on the confiscation thereof must hand them over to the district-level finance agency for auction;

2. If the material evidences and/or means of a violation case are valued at VND 10,000,000 or higher, the person who has decided on the confiscation thereof must hand them over to the provincial-level auction service center in the localities where the material evidences and/or means are confiscated for auction.

The valuation of material evidences and/or means of administrative violations before they are transferred for auction must be based on the market prices of the confiscated and handled material evidences and/or means. The Finance Minister shall guide the determination of the reserve prices for auction of material evidences and/or means prescribed in Clauses 1 and 2 of this Article;

3. The transfer of material evidences and means to responsible agencies for auction must be recorded in writing. The records must be clearly inscribed with: the dates of transfer; the transferors; the transferees; the signatures of the transferors and the transferees; the quantity and conditions of the confiscated material evidences and/or means; responsibility to preserve the material evidences and/or means confiscated for auction. The dossiers on hand-over of material evidences and/or means of administrative violations to responsible agencies for auction shall include: the decisions on confiscation of material evidences and/or means; papers, documents related to the ownership, lawful use right (if any); written valuation of material evidences and/or means and the records on hand-over of such material evidences and/or means;

4. In cases where material evidences, means of administrative violations are cumbersome commodities or in great quantity while the provincial-level finance auction service centers or the district-level finance agencies have no place to store them, after the transfer procedures are completed, contracts can be signed with the establishments which are keeping such material evidences and/or means for the preservation thereof. The expenses for the performance of such contracts shall be covered by the proceeds from the auction of material evidences and/or means after the auction is conducted according to the provisions in Clause 5 of this Article;

5. When the confiscated material evidences and/or means of administrative violations are transferred to responsible agencies for auction, the procedures for the auction of such properties shall comply with the law provisions on property auction.

Article 34.- Management of proceeds from auction of confiscated material evidences and/or means of administrative violations for remittance into the State fund

1. The proceeds from the auction of material evidences and/or means confiscated for State fund must be remitted into the custody accounts of the finance agencies at the State treasuries of the same level after subtracting the expenses for transportation, transfer, preservation and auction according to law provisions.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The Finance Minister shall guide the implementation of the provisions of Clauses 1 and 2 of this Article.

Chapter V

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 35.- Effect of the Decree

This Decree takes implementation effect 15 days after its publication in the Official Gazette. Promulgated together with this Decree is the Appendix on 5 forms of record and 9 forms of decision for use in the course of sanctioning administrative violations (not printed herein).

Article 36.- Organization of implementation

The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the Government-attached agencies, the chairmen of the Peoples Councils and the presidents of the Peoples Committees of the provinces and centrally-run cities shall have to organize the implementation of this Decree.

 

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị định 134/2003/NĐ-CP ngày 14/11/2003 Hướng dẫn Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


25.888

DMCA.com Protection Status
IP: 18.191.46.36
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!