ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÀO CAI
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 76/KH-UBND
|
Lào Cai, ngày 28 tháng 2 năm 2020
|
KẾ HOẠCH
KIỂM TRA, XỬ LÝ XE Ô TÔ VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ TẢI TRỌNG, KÍCH THƯỚC THÀNH
THÙNG VÀ VI PHẠM TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG
Thực hiện Chỉ thị số 32/CT-TTg ngày
25/11/2016 của Thủ tướng Chính phủ; các Nghị định của Chính phủ; Thông tư của bộ,
ngành trung ương; Chỉ thị số 51-CT/TU ngày 12/5/2015 của Tỉnh
ủy Lào Cai về việc chấn chỉnh và xử lý triệt để tình trạng phương tiện vận tải đường bộ vi phạm chở hàng quá tải trọng; các văn bản chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh về
tăng cường công tác kiểm soát tải trọng; về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
giao thông, về quản lý tải trọng; về lưu hành xe quá tải trọng trên đường bộ và
Quyết định số 75/QĐ-UBND ngày 13/01/2020 của UBND tỉnh Lào
Cai về việc thành lập Tổ liên ngành
thực hiện việc kiểm tra, xử lý phương tiện chở quá tải trọng cho phép, tự ý
thay đổi kích thước thành thùng, phương tiện có kích thước thành thùng không
đúng quy định hiện hành vi phạm chở quá tải trọng cho phép, phương tiện không đủ
tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường vi phạm trật tự an toàn giao thông năm 2020, UBND tỉnh xây dựng kế hoạch triển
khai thực hiện như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Nhằm nâng cao nhận thức của toàn xã
hội, đặc biệt là các doanh nghiệp vận tải, người điều khiển ô tô, chủ hàng, các cơ sở sản xuất vật liệu, các ban quản lý dự án, các nhà thầu thi công, các nhà máy, chủ mỏ, chủ kho bãi có liên quan đến việc quản lý, sử dụng các loại
xe ô tô có kích thước thành thùng không đúng quy định hiện hành, phương tiện
không đảm bảo tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi
trường tham gia giao thông vận tải hàng hóa, chở quá tải trọng.
- Nâng cao trách nhiệm, nghĩa vụ, ý
thức tự giác chấp hành quy định pháp luật của chủ phương tiện,
người điều khiển ô tô về hoạt động vận tải hàng hóa bằng xe ô tô, đảm bảo trật tự an toàn vận tải hàng hóa.
- Triển khai thực
hiện nghiêm túc và có hiệu quả Chỉ thị số 32/CT-TTg ngày 25/11/2016 của Thủ tướng; các Nghị định của Chính phủ;
Thông tư của bộ, ngành Trung ương, các Chỉ thị, văn bản chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Lào Cai về tăng cường công
tác kiểm soát tải trọng, quy định về xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực giao thông, về quản lý tải trọng; về
lưu hành xe ô tô quá tải trọng trên đường bộ.
- Tăng cường công tác quản lý, kiểm soát tải trọng trong vận tải hàng hóa bằng
ô tô. Mở các đợt cao điểm đồng loạt kiểm tra, kiên quyết xử lý người điều khiển xe ô
tô chở quá trọng tải trọng thiết kế và chủ phương tiện tự
ý thay đổi kích thước thành, thùng xe ô tô, tự ý cải tạo thay đổi kết cấu, hình dáng, kích thước của xe trái quy
định, sử dụng xe ô tô có kích thước thành thùng không đúng quy định hiện hành chở quá tải. Phối hợp chặt chẽ giữa lực lượng
Cảnh sát giao thông, Thanh tra giao thông và các lực lượng khác có liên quan nhằm
ngăn chặn tình trạng chủ phương tiện tự ý thay đổi kích thước thành, thùng xe,
tự ý cải tạo thay đổi kết cấu, hình dạng, kích thước thành thùng của xe ô tô trái quy định, đưa xe ô
tô có kích thước thành thùng không đúng quy định tham gia giao thông chở quá tải
trọng cho phép.
- Phấn đấu giảm
tối thiểu tai nạn giao thông 5% cả 03 tiêu chí (số vụ, số người chết, số người
bị thương) so với cùng kỳ năm trước. Không để xảy ra ùn tắc giao thông và tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm
trọng.
- Các lực lượng thực thi công vụ thực
hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng lực lượng,
tạo mối quan hệ đồng thuận trong công tác phối hợp. Nghiêm cấm việc sách
nhiễu, gây phiền hà cho doanh nghiệp, chủ phương tiện và người điều khiển
phương tiện, đảm bảo không gây cản trở, ùn tắc giao thông.
II. ĐỊA ĐIỂM, ĐỊA
BÀN VÀ ĐỐI TƯỢNG KIỂM TRA
1. Địa điểm, tuyến, địa bàn tra kiểm
tra:
- Tại các Doanh nghiệp, đầu mối giao
thông, khu vực cửa khẩu, các kho hàng, bến bãi, các điểm khai
thác khoáng sản, vật liệu xây dựng, các đơn vị sử dụng phương tiện có tải trọng
lớn, kích thước, thể tích, thành thùng không đúng quy định chở quá tải trọng khi tham gia giao thông.
- Các tuyến giao thông trên phạm vi
toàn tỉnh, trong đó tập trung vào quốc lộ, đường tỉnh và hệ thống đường giao
thông nông thôn.
2. Đối tượng kiểm tra, xử lý vi phạm:
- Chủ doanh nghiệp, chủ phương tiện,
người điều khiển xe ô tô; các ban quản lý dự án, các nhà thầu thi công trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
- Các phương tiện đã tự ý thay đổi kích thước thành thùng xe, xe không đúng thiết kế của nhà sản xuất hoặc thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; Các phương
tiện có kích thước thành thùng không đúng quy định hiện hành tham gia giao
thông chở quá tải trọng cho phép.
- Các phương tiện vận chuyển hàng
siêu trường, siêu trọng, các phương tiện vi phạm quy định về chở hàng quá trọng
tải, không đảm bảo tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, xe mang biển số nước ngoài vi phạm trật tự
an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh.
- Các phương tiện vi phạm về trật tự
an toàn giao thông, phương tiện không bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật, phương tiện vi phạm vận tải khách, xe dù bến
cóc.
3. Thời
gian thực hiện: Từ ngày 01/3/2020.
III. NỘI DUNG, BIỆN
PHÁP THỰC HIỆN
1. Công tác tuyên
truyền
- Văn phòng Ban An toàn giao thông tỉnh
chủ trì, phối hợp với Sở Giao thông vận
tải - Xây dựng, Công an tỉnh, Đài
Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Báo Lào Cai, các cơ quan thông tin đại chúng, UBND các huyện, thành phố, các
xã, phường, thị trấn tăng cường công tác tuyên truyền sâu rộng đến các tầng
lớp nhân dân, nhất là đội ngũ lái xe,
các doanh nghiệp vận tải hiểu được tác hại của việc tự ý thay đổi kích thước
thành thùng, sử dụng phương tiện có kích thước thành thùng
không đúng quy định hiện hành để chở hàng quá trọng tải cho phép làm ảnh hưởng
đến kết cấu hạ tầng đường bộ, gây mất trật tự an toàn giao thông. Tuyên truyền các
quy định của Trung ương và UBND tỉnh Lào Cai về kiểm soát tải trọng xe ô tô, kiểm soát kích thước thành thùng hàng, kể cả phương tiện ô tô khách hoán cải tăng số giường nằm dẫn tới nguy cơ
gây mất trật tự an toàn giao thông và là nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông tăng cao.
- Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh,
Báo Lào Cai và các cơ quan thông tấn báo chí thường trú trên địa bàn tỉnh tăng
thời lượng và nâng cấp chất lượng chuyên mục An toàn toàn giao thông, phóng sự, tập trung tuyên truyền đậm nét về chuyên đề kiểm tra, xử lý phương tiện chở quá trọng
tải, tự ý thay đổi kích thước thành thùng, sử dụng phương
tiện có kích thước thành thùng không đúng quy định hiện
hành; Các phương tiện không đảm bảo tiêu chuẩn an toàn kỹ
thuật và bảo vệ môi trường vi phạm trật tự an toàn giao thông khi
tham gia giao thông.
2. Công tác kiểm
tra, xử lý vi phạm
2.1. Tổ chức Tổ kiểm tra liên
ngành và trang thiết bị, kế hoạch công tác:
- Tổ kiểm tra liên ngành thực hiện
theo Quyết định số 75/QĐ-UBND ngày 13/01/2020
của UBND tỉnh Lào Cai.
- Trang bị: 01 cân tải trọng đã
cấp; 02 máy ảnh Cannon; trong khi chờ mua xe
ô tô chuyên dùng, sử dụng xe điều động nội bộ.
- Kế hoạch công
tác: Tổ kiểm tra liên ngành chủ động xây dựng kế hoạch chi tiết từng ngày trên
cơ sở kế hoạch chung của Ủy ban nhân dân và Ban An toàn giao thông tỉnh, Sở giao thông vận tải - Xây dựng,
Công an tỉnh. Kế hoạch chi tiết tổ liên ngành xây dựng báo cáo lãnh đạo Ban ATGT, tổ kiểm tra liên ngành căn cứ kế hoạch
triển khai thực hiện.
- Ngoài kế hoạch thường xuyên, Tổ kiểm
tra liên ngành còn chịu sự điều động trực tiếp của Lãnh đạo
Ủy ban nhân dân và Ban An toàn giao thông tỉnh thực hiện
các nhiệm vụ đột xuất để bảo đảm trật
tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh.
2.2. Trình tự kiểm tra, xử lý vi phạm
2.2.1. Kiểm tra, xử phạt đối với lái xe và chủ xe phương tiện, đơn vị xếp hàng hóa vi phạm về tải trọng
- Trường hợp phương tiện có dấu hiệu vi phạm tải trọng, tổ kiểm tra tiến hành dừng phương tiện kiểm tra. Nếu vi phạm Tổ kiểm tra lập biên bản vi phạm hành chính (đơn vị xếp hàng hóa, người điều khiển phương tiện và chủ phương tiện) theo quy định tại Nghị định
100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ quy định về
xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt (Nghị định 100/2019/NĐ-CP). Trường hợp phương tiện quá tải trọng và có thành thùng xe không đúng với quy định hiện hành thì tổ kiểm tra lập biên bản vi phạm hành
chính tạm giữ Tem kiểm định, Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo
vệ môi trường (tem, giấy kiểm định), chuyển hồ sơ cho người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt và áp dụng hình
thức phạt bổ sung: “yêu cầu chủ phương tiện tự
điều chỉnh thành thùng” quy định tại Thông tư 42/2014/TT-BGTVT
ngày 15/9/2014 của Bộ trưởng Bộ GTVT về thành thùng xe của xe ô tô tải tự đổ, xe ô tô tải tham gia giao thông đường bộ, (gọi tắt là
Thông tư 42/2014/TT-BTGVT)
chủ phương tiện đến các trung tâm đăng kiểm xe cơ giới
đăng kiểm lại sau khi tiến hành tháo dỡ.
Chủ xe phương tiện xuất trình Giấy kiểm định sau cải tạo và biên lai nộp tiền
phạt cho các lực lượng chức năng (phòng
CSGT CA tỉnh hoặc TTGT Sở GTVTXD) trả các loại giấy
tờ. Nếu vi phạm quy định về tải trọng
nhưng thành thùng đúng quy định hiện hành, tổ kiểm tra xử phạt lái xe, chủ phương tiện, đơn vị xếp dỡ hàng hóa về việc
vi phạm tải trọng.
- Trường hợp người điều khiển phương
tiện, chủ phương tiện, có dấu hiệu vi phạm nhưng không hợp
tác với tổ kiểm tra, tổ kiểm tra tạm giữ phương tiện, thuê cẩu kéo đưa phương tiện về vị trí trông giữ. Chỉ giải quyết, xử lý cho phương tiện tiếp tục lưu hành khi lái xe,
chủ phương tiện chấp hành phạt tiền và phạt bổ sung “tự tháo dỡ phần kích thước thành thùng hàng không đúng
quy định hiện hành” (nếu có) được Trung tâm đăng kiểm, đăng kiểm cấp giấy kiểm định sau cải tạo.
- Trường hợp người
điều khiển phương tiện vi phạm không xuất trình Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường thì tổ
liên ngành tra cứu kiểm định tại địa chỉ: www.vr.org.vn/ptpublicveb/login.aspx; tên đăng nhập: batgtlaocai; mật khẩu 123456@.
- Tổ kiểm tra tổng hợp danh sách
phương tiện vi phạm, doanh nghiệp vi phạm, gửi cho các Ban quản lý dự án (Sở
Giao thông vận tải - Xây dựng; Ban quản lý dự án ODA; Sở Nông nghiệp và PTNT;
các huyện, thị xã, thành phố) để Ban quản lý dự án xử
lý nhà thầu thi công, yêu cầu nhà thầu thi công không sử dụng phương tiện của Doanh nghiệp vận tải có phương tiện chở quá tải, có kích thước thành thùng không đúng quy
định hiện hành tham gia lưu hành vận chuyển hàng hóa...,
không ký hợp đồng vận chuyển tiếp đối với chủ phương tiện đã vi phạm.
2.2.2. Đối với Ban quản lý dự án
- Xử lý vi phạm đối với Ban quản lý dự
án và các nhà thầu thi công các dự án để xảy ra tình trạng
phương tiện chở quá tải phương tiện có kích thước thành thùng không đúng quy định
hiện hành vận chuyển vật liệu cho dự án.
- Yêu cầu Chủ đầu tư, Nhà đầu tư có
hình thức xử lý hành chính nghiêm khắc đối với Ban quản lý dự án và các nhà thầu
thi công, đồng thời không giao quản lý dự án tiếp theo cho các Ban quản lý dự
án để xảy ra vi phạm về tải trọng. Xem xét trách nhiệm của
Ban quản lý dự án và nhà thầu thi công.
2.3. Nhiệm vụ của Tổ kiểm tra liên
ngành
2.3.1. Nhiệm vụ chung
- Thanh tra giao thông hoặc Cảnh sát
giao thông lập biên bản vi phạm hành chính, áp dụng biện pháp ngăn chặn, khắc
phục hậu quả, tạm giữ phương tiện vi phạm và ra quyết định
xử phạt vi phạm hành chính đồng thời áp dụng các hình thức
phạt bổ sung (nếu có) theo quy định của pháp luật.
- Trường hợp vi
phạm hành chính thuộc thẩm quyền xử lý của Thanh tra giao
thông thì Thanh tra giao thông lập biên bản và xử lý; nếu vi phạm đó thuộc thẩm quyền xử lý của Cảnh sát giao thông thì Cảnh sát giao thông lập biên bản và xử lý.
- Trường hợp vi phạm hành chính vượt
quá thẩm quyền của tổ kiểm tra liên ngành thì làm thủ tục chuyển về Phòng cảnh
sát giao thông Công an tỉnh (Thẩm quyền Cảnh sát giao thông), Thanh tra giao thông thuộc Sở Giao
thông vận tải - Xây dựng (thẩm quyền của Thanh tra giao thông) để xử lý theo quy định.
- Trường hợp vi phạm hành chính thuộc
thẩm quyền xử phạt vi phạm của nhiều cơ quan thì Chủ tịch Ủy nhân dân tỉnh ra
quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định.
- Các thành viên của tổ kiểm tra liên
ngành có thể sử dụng thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ như thiết
bị ghi hình, ghi âm được trang bị để chụp ảnh, ghi âm các
hành vi vi phạm của người điều khiển phương tiện, chủ phương tiện... làm căn cứ
để xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.
2.3.1. Nhiệm vụ cụ thể
- Tổ trưởng
là Thanh tra giao thông Sở Giao thông vận tải - Xây
dựng: Tổ trưởng có trách nhiệm Quản lý và điều hành hoạt động chung của tổ kiểm tra
liên ngành, đôn đốc kiểm tra các thành viên thực hiện nhiệm vụ
phân công; Tổ chức triển khai và thực hiện kế hoạch đảm bảo đúng thời gian, tiến
độ đề ra.
- Tổ phó là Cảnh sát giao thông
Công an tỉnh:
+ Thực hiện hiệu lệnh dừng xe để kiểm
soát theo quy định và phối hợp với thành viên đoàn kiểm tra là cán bộ Phòng quản
lý Vận tải & Phương tiện, Người lái Sở Giao thông vận
tải - Xây dựng kiểm tra tình trạng an
toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện.
+ Quản lý và điều hành hoạt động
chung của tổ kiểm tra liên ngành khi tổ trưởng phân công.
- Thành viên là cán bộ Phòng quản
lý Vận tải - Phương tiện - Người lái Sở Giao thông vận tải - Xây dựng: Chủ trì phối hợp với các thành viên trong tổ kiểm
tra, xác định các vi phạm về kỹ thuật phương tiện, tình trạng kích thước thành thùng, cung cấp cho người
có thẩm quyền lập biên bản vi phạm
hành chính đồng thời thông báo cho người có thẩm quyền (Chánh thanh tra, Trưởng phòng Cảnh sát
giao thông) ngoài việc ra quyết định xử phạt hành vi vi phạm còn áp dụng các
hình phạt bổ sung về tháo dỡ thành
thùng không đúng quy định hiện hành (nếu có). Hướng dẫn chủ phương tiện
hoàn thành các thủ tục, tổ chức tháo dỡ phần thành thùng không đúng quy định hiện hành; Thực hiện các nhiệm vụ
khác do Tổ trưởng phân công.
- Thành viên là Cảnh sát cơ động
Công an tỉnh:
+ Phối hợp với cảnh
sát giao thông thực hiện việc dừng xe để kiểm tra theo quy định và bảo đảm trật
tự an ninh cho tổ kiểm tra.
+ Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổ
trưởng phân công.
- Thành viên là chuyên viên Văn Phòng
Ban an toàn giao thông tỉnh:
+ Phối hợp với các thành viên tổ kiểm
tra thực việc tuần tra kiểm soát xử lý vi phạm về tải trọng, kích thước thành
thùng, vi phạm về trật tự an toàn giao thông và kiêm nhiệm vụ lái xe.
+ Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổ
trưởng phân công.
3. Chế độ báo
cáo, hội họp
- Tổ kiểm tra có trách nhiệm thực hiện việc thống kê, báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ vào ngày 15 và
ngày 30 hàng tháng, sơ kết, đánh giá vào ngày 25 của tháng cuối quý và tổng kết, đánh giá cuối năm 2020.
- Tham gia các cuộc họp đột xuất và định
kỳ của Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban An toàn giao thông tỉnh, Sở Giao thông vận tải - Xây dựng, Công an tỉnh về công tác bảo đảm trật tự
an toàn giao thông.
- Báo cáo gửi về Ủy ban nhân dân tỉnh,
Ban An toàn giao thông tỉnh để tổng hợp, theo dõi.
4. Công tác phối
hợp
- Phối hợp chặt
chẽ giữa các lực lượng tham gia, tạo mối đoàn kết, thống nhất cao trong thực thi công vụ.
- Phạm vi giải quyết phải đúng thẩm
quyền và trách nhiệm được phân công, đúng trình tự, thủ tục theo quy định của
pháp luật.
- Đối với các trường hợp vi phạm
không chấp hành xử lý tại địa bàn huyện, thị xã, thành phố. Tổ kiểm tra bàn
giao lại cho Thường trực Ban An toàn giao thông (Công an) huyện, thị xã, thành phố xử lý. Ban An toàn giao thông huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm huy động lực lượng thực hiện và báo cáo kết quả về
Ban An toàn giao thông tỉnh.
5. Cơ chế, chế độ
và kinh phí hoạt động:
- Ban An toàn giao thông tỉnh quản
lý, điều hành tổ kiểm tra liên ngành; Văn phòng Ban An toàn
giao thông tỉnh trực tiếp đôn đốc, quản lý hoạt động của tổ
kiểm tra. Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh, Thanh tra Giao thông chịu
trách nhiệm về quản lý chuyên môn nghiệp vụ của của tổ kiểm tra.
- Chế độ của các thành viên: Lương, thưởng,
làm thêm giờ...các chế độ khác theo quy định đã được cấp
chi thường xuyên do Thanh tra giao thông, Cảnh sát giao thông chi trả.
- Chi phí phát sinh chưa được cấp
theo quy định (Xăng xe, phòng nghỉ, lưu trú, chi đặc thù...). Ban An toàn giao
thông tỉnh lập dự toán trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
- Khen thưởng, kỷ luật: Cán bộ tổ kiểm
tra có thành tích xuất sắc hoặc vi phạm quy định, Ban An toàn giao thông đề xuất Trưởng Ban khen thưởng
hay kỷ luật, giao Văn phòng Ban An toàn giao thông tỉnh tổng hợp trình Hội đồng khen thưởng của Ban An toàn giao thông tỉnh xem
xét quyết định.
IV. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1. Sở Giao
thông Vận tải - Xây dựng:
Chỉ đạo Thanh tra giao thông phối hợp với Cảnh sát giao thông Công an tỉnh, UBND các
huyện, thị xã thành phố, các ngành chức
năng, Văn phòng Ban An toàn giao thông tổ chức, kiểm tra, đôn đốc tổ kiểm tra liên ngành triển khai thực hiện kế hoạch này.
2. Công an tỉnh:
Chỉ đạo các lực lượng phối hợp với
các cơ quan chức năng triển khai thực hiện các nhiệm vụ đã
phân công trong Kế hoạch này.
3. UBND các huyện, thành phố:
- Chỉ đạo các phòng, ban, UBND các
phường, xã, tổ dân phố tổ chức tuyên truyền cho người điều
khiển phương tiện và chủ phương tiện, chủ doanh nghiệp, các ban quản lý dự án,
các nhà thầu thi công công trình trên địa bàn quản lý thực
hiện nghiêm việc xếp dỡ hàng hóa, chở hàng đúng trọng tải
cho phép, không tự ý thay đổi kích
thước thành thùng hoặc không được đưa các phương tiện có
thành thùng không đúng quy định hiện
hành chở quá tải trọng cho phép, phương tiện không đảm bảo tiêu chuẩn an toàn kỹ
thuật và bảo vệ môi trường tham gia lưu hành vận tải hàng hóa, chấp hành nghiêm
pháp luật về trật tự an toàn giao thông.
- Chỉ đạo các lực lượng chức năng của
huyện, thị xã, thành phố (Cảnh sát
giao thông, trật tự, công an xã phường, quản lý đô thị...) phối hợp với tổ kiểm tra triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ trên địa bàn, đồng thời phối hợp xử
lý nghiêm các hành vi vi phạm về tải trọng, kích thước thành thùng tại địa
phương, tổng hợp báo cáo kết quả
về Ban An toàn giao thông tỉnh, Ủy Ban nhân dân tỉnh.
4. Văn phòng Ban An toàn giao
thông tỉnh:
- Xây dựng Kế hoạch,
kiểm tra, đôn đốc hoạt động tổ kiểm tra liên ngành và tổng hợp kết quả báo cáo UBND tỉnh, Ban An toàn giao
thông tỉnh.
- Lập dự toán và thanh quyết toán
kinh phí bổ sung cho hoạt động của tổ kiểm tra liên ngành.
- Phối hợp tổ chức tuyên truyền về kế
hoạch xử lý vi phạm tải trọng, kích thước thành thùng hàng các phương tiện.
- Thiết lập đường dây nóng cấp tỉnh,
cấp huyện để tiếp nhận thông tin về công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông
để có biện pháp xử lý.
Căn cứ nội dung kế hoạch, yêu cầu các
sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan trên địa bàn tỉnh tổ chức
thực hiện. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, kịp thời gửi về Ban An
toàn giao thông tỉnh để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, chỉ đạo./.
Nơi nhận:
- Ủy ban ATGT Quốc gia
(b/c);
- TT. TU, UBND tỉnh;
- Công an tỉnh;
- Các sở: GTVT-XD, TT&TT;
- Đài PT-TH tỉnh;
- Báo Lào Cai;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Các Ban QLDA ĐTXD chuyên ngành tỉnh;
- Công ty CP Đăng kiểm cơ giới Lào Cai;
- Lãnh đạo Văn phòng;
- Văn phòng Ban ATGT tỉnh;
- Lưu: VT, TH1, BBT, QLĐT3.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Trịnh Xuân Trường
|