ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
109/KH-UBND
|
Thừa
Thiên Huế, ngày 15 tháng 5 năm 2017
|
KẾ HOẠCH
TỔNG KẾT THI HÀNH LUẬT XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA
THIÊN HUẾ
Thực hiện Quyết định số 582/QĐ-BTP
ngày 25/4/2017 của Bộ Tư pháp về ban hành Kế hoạch tổng kết thi hành Luật Xử lý
vi phạm hành chính (Luật XLVPHC), Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
Kế hoạch triển khai thực hiện tổng kết thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính
trên địa bàn tỉnh như sau:
1. MỤC ĐÍCH, YÊU
CẦU
1. Mục đích
a) Tổng kết, đánh giá khách quan,
toàn diện kết quả đạt được trong việc thực hiện Luật Xử lý vi phạm hành chính.
b) Đánh giá sự phù hợp của Luật Xử lý
vi phạm hành chính 2012 với Hiến pháp năm 2013, sự thống nhất, đồng bộ giữa Luật
Xử lý vi phạm hành chính với các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan; tác động
tích cực và những hạn chế của Luật Xử lý vi phạm hành chính đến hoạt động quản
lý hành chính, quyền con người, quyền công dân và sự phát triển kinh tế - xã hội.
c) Làm rõ những khó khăn, vướng mắc,
hạn chế, bất cập trong việc thực hiện Luật Xử lý vi phạm hành chính; tìm ra
nguyên nhân, đề xuất giải pháp để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, hạn chế, bất
cập; trên cơ sở đó, báo cáo cấp có thẩm quyền về những nội dung sửa đổi Luật Xử
lý vi phạm hành chính và những văn bản pháp luật có liên quan nhằm đáp ứng yêu
cầu thực tiễn, nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý nhà nước cũng như thực thi
pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
2. Yêu cầu
a) Việc tổng kết phải được thực hiện
nghiêm túc, khách quan và toàn diện trên phạm vi toàn tỉnh, đảm bảo đúng nội
dung, mục đích tiến độ đề ra.
b) Nội dung tổng kết phải bám sát các
quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính, kết quả đạt được và những yêu cầu đặt
ra trong việc triển khai thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính; phản ánh đúng
tình hình thực tế; phân tích, đánh giá kèm theo số liệu cụ thể.
c) Xác định rõ trách nhiệm của các cơ
quan, đơn vị, đảm bảo sự phối hợp của các cơ quan có liên quan trong việc thực
hiện các nội dung tổng kết, bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả.
II. NỘI DUNG
1. Phạm vi tổng kết
Tổng kết, đánh giá toàn bộ các quy định
của Luật Xử lý vi phạm hành chính và Nghị quyết số 24/2012/QH13 ngày 20 tháng 6
năm 2012 của Quốc hội về thi hành Luật XLVPHC trên phạm vi toàn tỉnh.
2. Nội dung tổng kết
Nội dung tổng kết thực hiện theo mẫu
Báo cáo tổng kết thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính ban hành kèm theo kế hoạch
này.
3. Hình thức tổng kết
a) Việc tổng kết thi hành Luật XLVPHC
trên địa bàn tỉnh được thực hiện theo hình thức tổng hợp, xây dựng Báo cáo tổng
kết
b) Báo cáo tổng kết
Các sở, ban, ngành cấp tỉnh; các cơ
quan được tổ chức theo ngành dọc đóng trên địa bàn tỉnh; Ủy ban nhân dân các
huyện, thị xã, thành phố Huế xây dựng Báo cáo tổng kết thi hành Luật Xử lý vi
phạm hành chính tại đơn vị, địa phương mình theo mẫu Báo cáo tổng kết thi hành
Luật Xử lý vi phạm hành chính và các biểu mẫu tổng hợp số liệu ban hanh kèm Kế
hoạch. Báo cáo bằng văn bản gửi về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Tư pháp) trước
ngày 05/6/2017 và qua địa chỉ thư điện tử:
[email protected].
Việc tổng hợp, đánh giá các nội dung
Báo cáo tổng kết và số liệu phục vụ tổng kết thi hành Luật XLVPHC tính từ ngày
02/7/2012 ( đối với Nghị quyết số 24/2012/QH13) và ngày 01/7/2013 (đối với các
quy định của Luật XLVPHC) đến hết ngày 31/3/2017 (thời điểm lấy số liệu báo cáo
06 tháng về xử lý vi phạm hành chính năm 2017).
4. Kinh phí thực hiện
Kinh phí thực hiện tổng kết thi hành
Luật XLVPHC được trích từ nguồn ngân sách Nhà nước cấp cho việc thực hiện nhiệm
vụ về xử lý vi phạm hành chính năm 2017 của đơn vị, địa phương.
III. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1. Sở Tư pháp có trách nhiệm giúp Ủy
ban nhân dân tỉnh theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn việc triển khai thực hiện các nội
dung Kế hoạch này. Tổng hợp, xây dựng Báo cáo tổng kết thi hành Luật XLVPHC
trên phạm vi toàn tỉnh, trình Ủy ban nhân dân tỉnh trước ngày 30/6/2017
để báo cáo Bộ Tư pháp.
2. Các sở, ban, ngành cấp tỉnh; các
cơ quan được tổ chức theo ngành dọc đóng trên địa bàn tỉnh; Ủy ban nhân dân các
huyện, thị xã, thành phố Huế nghiêm túc triển khai thực hiện Kế hoạch này; thực
hiện việc Báo cáo tổng kết thi hành Luật XLVPHC đảm bảo nội dung, chất lượng; số
liệu đầy đủ, chính xác và gửi báo cáo đúng thời gian quy định.
Trong quá trình triển khai thực hiện,
nếu có khó khăn, vướng mắc, kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh để xem xét,
giải quyết./.
Nơi nhận:
- Bộ Tư pháp;
- TTTU, TTHĐND tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Các Sở, ban, ngành cấp tỉnh;
- Cục Thi hành án dân sự tỉnh;
- Báo TT. Huế; Đài PT-TH tỉnh;
- Cổng TTĐT tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã và TP. Huế;
- Lưu: VT, TP.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Dung
|
(Mẫu Báo cáo tổng kết thi hành Luật XLVPHC)
Cơ
quan xây dựng báo cáo
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
....../......
|
Hà
Nội, ngày tháng
năm 2017
|
BÁO
CÁO
Tổng
kết thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính
Phần
thứ nhất
TÌNH
HÌNH, KẾT QUẢ TRIỂN KHAI THI HÀNH LUẬT XLVPHC
A. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
I. Thực hiện quản lý công tác thi
hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính
1. Công
tác xây dựng, hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính:
- Nêu rõ tên, hình thức văn bản quy
phạm pháp luật đã trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm
quyền nhằm triển khai thực hiện Luật XLVPHC và các văn bản quy định chi tiết
thi hành (Dự kiến văn bản trong quá trình thực thi pháp luật về xử lý vi phạm
hành chính cần đề xuất ban hành hành mới).
- Việc xây dựng, trình phê duyệt và
triển khai các Chương trình, Kế hoạch, Đề án triển khai thi hành Luật XLVPHC.
- Đánh giá khái quát kết quả, hiệu quả
và tác động của những văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết Luật XLVPHC
đã ban hành.
2. Công
tác phổ biến pháp luật về XLVPHC:
- Số lượng hội nghị và các hình thức phổ biến, tuyên truyền đã được áp dụng, triển khai; số
lượng người được phổ biến, tuyên truyền.
- Đánh giá tính kịp thời, đầy đủ của
hoạt động phổ biến, tuyên truyền đến các tổ chức, cá nhân.
3. Công
tác hướng dẫn, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước và nghiệp vụ xử
lý vi phạm hành chính:
- Số lượng các lớp tập huấn, bồi dưỡng
nghiệp vụ đã tổ chức.
- Số lượng công chức làm công tác xử
lý vi phạm hành chính tham gia tập huấn.
- Đánh giá tính kịp thời, đầy đủ, phù
hợp và hiệu quả của công tác tập huấn, bồi dưỡng.
4. Công
tác kiểm tra, phối hợp thanh tra việc thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành
chính tại các Bộ, ngành, địa phương:
- Nêu rõ đã tiến hành bao nhiêu cuộc
kiểm tra, kiểm tra liên ngành, phối hợp thanh tra.
- Số liệu về hồ sơ xử lý vi phạm hành
chính phát hiện có sai phạm và các sai phạm phổ biến.
- Số liệu về các trường hợp người có
thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính thực hiện hành vi vi phạm tại Điều 12 Luật
XLVPHC và các hành vi vi phạm điển hình.
5. Công
tác giải quyết khiếu nại, tố cáo về xử lý vi phạm: Nêu rõ có bao nhiêu hồ sơ
XLVPHC bị khiếu nại, tố cáo và kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo, đặc biệt
là việc giải quyết bồi thường cho cá nhân, tổ chức bị xử phạt khi quyết định vi
phạm hành chính có sai phạm.
6. Công
tác kiện toàn tổ chức bộ máy, biên chế thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về
công tác xử lý vi phạm hành chính:
- Việc bố trí đơn vị, bộ phận thực hiện
quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
- Số lượng công chức (chuyên trách hoặc
kiêm nhiệm).
- Đánh giá về tính phù hợp của tổ chức
bộ máy, biên chế thực hiện quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm
hành chính.
II. Tình hình xử phạt vi phạm hành
chính
1. Tình
hình xử phạt vi phạm hành chính:
- Số vụ việc vi phạm bị phát hiện, số
vụ vi phạm đã bị xử phạt qua các năm: Đưa ra đánh giá, nhận xét về số liệu, so
sánh số liệu giữa các năm và chỉ ra những nguyên nhân của những tồn tại cần khắc
phục.
- Kết quả thi hành quyết định xử phạt
vi phạm hành chính qua các năm: Số quyết định xử phạt vi phạm hành chính đã được
ban hành; số quyết định đã thi hành, chưa thi hành xong, nguyên nhân của tình
trạng này; số quyết định bị cưỡng chế thi hành, nguyên nhân của tình trạng này,
số tiền phạt thu được; số tiền thu được từ bán, thanh lý tang vật, phương tiện
bị tịch thu; số quyết định bị khiếu nại, khởi kiện. Từ đó, đưa ra đánh giá, nhận
xét về số liệu giữa các năm và chỉ ra những nguyên nhân của những tồn tại cần
khắc phục.
2. Nhận
xét, đánh giá về tình hình xử phạt vi phạm hành chính:
- Nhận xét, đánh giá chung, khái quát
tình hình vi phạm hành chính trên tất cả các lĩnh vực quản lý nhà nước theo
ngành, lĩnh vực/địa bàn quản lý.
- Các lĩnh vực xảy ra nhiều hành vi
vi phạm hành chính.
- Các hành vi vi phạm phổ biến.
- Nguyên nhân chính của tình hình vi
phạm hành chính.
3. Nhận
xét, đánh giá việc thực hiện các quy định của Luật XLVPHC về hình thức xử phạt,
thẩm quyền, thủ tục xử phạt và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả, cụ thể
như sau:
- Về mức phạt tiền tối đa trong
các lĩnh vực: Đánh giá sự phù hợp của mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực
với tình hình thực tiễn đời sống kinh tế - xã hội hiện nay (mức phạt tiền trong
lĩnh vực nào cần tăng lên, lĩnh vực nào cần giảm xuống).
- Việc áp dụng các hình thức xử phạt:
+ Nêu rõ những hình thức xử phạt nào
thường xuyên được áp dụng, hình thức nào ít được áp dụng; hiệu quả áp dụng của
từng hình thức xử phạt; có cần thiết phải bổ sung hình thức xử phạt nào để đáp ứng
yêu cầu thực tiễn không?
+ Đánh giá về thủ tục xử phạt vi phạm
hành chính: Đã đầy đủ, cụ thể, bảo đảm tính công khai, minh bạch, nhanh gọn, hiệu
quả chưa; cần thiết phải đơn giản hóa thủ tục hay bổ sung thủ tục mới nào
không...?
- Việc áp dụng các biện pháp khắc
phục hậu quả:
+ Nêu rõ những biện pháp khắc phục hậu
quả nào thường xuyên được áp dụng, biện pháp nào ít được áp dụng; hiệu quả áp dụng
của từng biện pháp?
+ Về thẩm quyền áp dụng các biện pháp
khắc phục hậu quả: Việc quy định thẩm quyền áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả
đối với mỗi chức danh có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính có phù hợp thực
tiễn công tác đấu tranh phòng, chống vi phạm hành chính không?
+ Đánh giá về thủ tục áp dụng các biện
pháp khắc phục hậu quả: Đã đầy đủ, cụ thể chưa?
- Về thẩm quyền xử phạt vi phạm
hành chính
+ Thống kê số lượng người có thẩm quyền
xử phạt vi phạm hành chính đối với mỗi chức danh có thẩm quyền xử phạt (VD:
trên địa bàn tỉnh A, đối với chức danh Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường
có bao nhiêu người có thẩm quyền xử phạt? Từ đó tổng hợp chung số liệu của lực
lượng Quản lý thị trường). Đồng thời, liệt kê, báo cáo rõ các chức danh này hiện
có thẩm quyền xử phạt trong các ngành, lĩnh vực nào? (Ví dụ: Trưởng phòng cảnh
sát điều tra về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, Cục trưởng Cục cảnh sát điều
tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ có thẩm quyền xử phạt trong
các lĩnh vực cụ thể nào?)
+ Việc quy định thẩm quyền xử phạt vi
phạm hành chính và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đối với mỗi chức danh có
thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính có phù hợp thực tiễn công tác đấu tranh
phòng, chống vi phạm hành chính không?
+ Có cần thiết phải bổ sung chức danh
nào khác có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính không?
+ Quy định về giao quyền xử phạt vi
phạm hành chính có phù hợp thực tiễn không?
4. Nhận
xét, đánh giá việc thực hiện các quy định của Luật XLVPHC về thi hành quyết định
xử phạt và cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt, cụ thể như sau:
- Đánh giá về thủ tục thi hành quyết
định xử phạt và cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt: Đã đầy đủ, cụ thể, bảo đảm
tính công khai, minh bạch, nhanh gọn, hiệu quả chưa; cần thiết phải đơn giản
hóa thủ tục hay bổ sung thủ tục mới nào không...?
- Việc thực hiện quy định về công bố
công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng về việc xử phạt vi phạm hành
chính: Đánh giá hiệu quả thực hiện; cần thiết phải bổ sung các trường hợp cần
công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng về việc xử phạt vi
phạm hành chính không...?
III. Tình hình áp dụng các biện
pháp xử lý hành chính
1. Kết quả
- Tổng số đối tượng bị lập hồ sơ đề
nghị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính qua các năm: Đưa ra đánh giá, nhận
xét về số liệu, so sánh và phân tích số liệu giữa các năm.
- Tổng số đối tượng bị áp dụng các biện
pháp xử lý hành chính: Đưa ra đánh giá, nhận xét về số liệu, so sánh và phân tích
số liệu giữa các năm.
- Tình hình thi hành các quyết định
áp dụng các biện pháp xử lý hành chính: Đưa ra đánh giá, nhận xét về số liệu,
so sánh và phân tích số liệu giữa các năm
2. Nhận
xét, đánh giá việc thực hiện các quy định của Luật XLVPHC về áp dụng các biện
pháp xử lý hành chính, cụ thể như sau:
- Biện pháp xử lý hành chính nào được
áp dụng phổ biến nhất, biện pháp nào ít được áp dụng; hiệu quả áp dụng của từng
biện pháp?
- Căn cứ, đối tượng, thời hiệu áp dụng
đối với từng biện pháp đã bảo đảm sự phù hợp thực tiễn chưa?
- Thủ tục áp dụng đối với từng biện
pháp đã đầy đủ, cụ thể, bảo đảm tính công khai, minh bạch, nhanh gọn, hiệu quả
chưa; cần thiết phải đơn giản hóa thủ tục hay bổ sung thủ tục mới nào không...?
IV. Tình hình áp dụng các biện
pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính
Nhận xét, đánh giá việc thực hiện các
quy định của Luật XLVPHC về áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi
phạm hành chính, cụ thể như sau:
- Nêu rõ những biện pháp ngăn chặn và
bảo đảm xử lý vi phạm hành chính nào thường xuyên được áp dụng, biện pháp nào
ít được áp dụng; hiệu quả áp dụng của từng biện pháp; có cần thiết phải bổ sung
biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính nào để đáp ứng yêu cầu
thực tiễn không.
- Đánh giá về căn cứ, thẩm quyền, thủ
tục áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính:
+ Căn cứ áp dụng từng biện pháp ngăn
chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính đã bảo đảm sự phù hợp thực tiễn chưa?
+ Cần thiết phải bổ sung thẩm quyền
cho các chức danh nào trong việc áp dụng từng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử
lý vi phạm hành chính không?
+ Thủ tục áp dụng đối với từng biện
pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính đã đầy đủ, cụ thể, bảo đảm
tính công khai, minh bạch, nhanh gọn, hiệu quả chưa; cần thiết phải đơn giản
hóa thủ tục hay bổ sung thủ tục mới nào không...?
V. Tình hình áp dụng biện pháp
thay thế XLVPHC đối với người chưa thành niên
- Tình hình áp dụng biện pháp thay thế
xử lý vi phạm hành chính nhắc nhở đối với người chưa thành niên: Đưa ra đánh
giá, nhận xét về số liệu, so sánh và phân tích số liệu giữa các năm.
- Tình hình áp dụng biện pháp thay thế
xử lý vi phạm hành chính quản lý tại gia đình đối với người chưa thành niên:
Đưa ra đánh giá, nhận xét về số liệu, so sánh và phân tích số liệu giữa các
năm.
VI. Thống kê số liệu, thời điểm chốt
số liệu
1. Số liệu
được lấy từ ngày từ ngày 02/07/2012 (thời điểm công bố luật theo Nghị
quyết số 24/2012/QH13) và 01/7/2013 (đối với với các quy định của
Luật XLVPHC) đến hết ngày 31/3/2017.
2. Việc
thống kê số liệu được thực hiện theo các phụ lục kèm theo mẫu Báo cáo này.
B. NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA LUẬT XLVPHC
ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC VÀ SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
Thông qua việc thực hiện tổng hợp số
liệu, đánh giá số liệu tại nội dung Phần A, đề nghị đánh giá những chính sách
pháp lý trong Luật XLVPHC được áp dụng như thế nào (trước khi Luật XLVPHC được
ban hành so với sau khi Luật XLVPHC được ban hành) và tác động của những chính
sách này đến công tác quản lý hành chính nhà nước và đời sống kinh tế - xã hội:
Ví dụ: Đánh giá chính sách bảo đảm
quy trình chặt chẽ, minh bạch, công khai trong xử phạt vi phạm hành chính (Luật
XLVPHC quy định thêm: Giải trình, miễn, giảm XPVPHC,...); chính sách về xử lý
vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên vi phạm hành chính; chính sách
bảo đảm quyền tự do của công dân trong xử lý vi phạm hành chính (biện pháp xử
lý hành chính liên quan đến quyền con người phải tuân theo trình tự thủ tục chặt
chẽ và tuân theo phán quyết của tòa án);...
1. Tác động
của Luật XLVPHC đến sự phát triển kinh tế - xã hội, quản lý hành chính, an
ninh, trật tự an toàn xã hội của đất nước nói chung và của Bộ, ngành, địa
phương nói riêng; đặc biệt, cần nêu rõ vai trò, tác dụng của Luật XLVPHC đối với
hoạt động của các doanh nghiệp và tổ chức kinh tế khác tại Việt Nam; sự quan
tâm, đầu tư phát triển kinh tế - xã hội của các tổ chức kinh tế trong và ngoài
nước.
2. Tác động
của Luật XLVPHC đối với công tác xử lý vi phạm hành chính nói chung (những chuyển
biến trong thực hiện quản lý nhà nước về công tác xử lý hành chính; công tác kiện
toàn tổ chức bộ máy và biên chế để bảo đảm thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước
về thi hành xử lý vi phạm hành chính; tình hình xử phạt vi phạm hành chính;
tình hình áp dụng biện pháp xử lý hành chính...).
3. Tác động
của Luật XLVPHC trong việc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tổ chức
và công dân; đấu tranh phòng, chống có hiệu quả đối với vi phạm hành chính.
4. Đánh
giá những vấn đề mới phát sinh trong thực tiễn mà Luật XLVPHC chưa điều chỉnh
là cơ sở cho đề xuất, kiến nghị bổ sung các vấn đề, chính sách mới trong Luật.
Phần
thứ hai
KHÓ
KHĂN, VƯỚNG MẮC, HẠN CHẾ, BẤT CẬP TRONG THI HÀNH LUẬT XLVPHC VÀ NGUYÊN NHÂN
I. Khó khăn, vướng mắc, hạn chế, bất cập trong công tác triển khai thi hành Luật XLVPHC
Các Bộ, ngành, địa phương theo chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn pháp luật quy định, đề nghị nêu rõ và đánh giá những
khó khăn, vướng mắc, hạn chế, bất cập, nguyên nhân của những hạn chế, bất cập đối
với các nội dung:
1. Công
tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Luật XLVHCP.
2. Thực
hiện quản lý nhà nước về công tác xử lý vi phạm hành chính, cụ thể như sau:
- Về các điều kiện đảm bảo thi hành
Luật: Kinh phí, cơ sở vật chất, kỹ thuật; tổ chức bộ máy, nhân sự.
- Công tác tuyên truyền, phổ biến,
giáo dục pháp luật, bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ.
- Công tác hướng dẫn áp dụng pháp luật
xử lý vi phạm hành chính, giải đáp vướng mắc pháp luật.
- Công tác kiểm tra, thanh tra.
- Việc phối hợp giữa các ngành, cơ quan
chức năng trong xử lý vi phạm hành chính.
- Công tác báo cáo, thống kê.
3. Nguyên nhân (nguyên nhân chủ quan, nguyên nhân khách quan)
II. Hạn chế, bất cập trong quy định
của Luật XLVPHC
1. Về sự
phù hợp của Luật XLVPHC năm 2012 với quy định của Hiến pháp năm 2013 và sự thống
nhất, đồng bộ các đạo luật có liên quan.
2. Về các
quy định cụ thể của Luật XLVPHC.
3. Nguyên
nhân (nguyên nhân chủ quan, nguyên nhân khách quan)
Phần
thứ ba
ĐỀ
XUẤT, KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THI HÀNH LUẬT XLVPHC
Trên cơ sở đánh giá những ưu điểm, nhất
là những hạn chế, vướng mắc, bất cập và đánh giá tác động của Luật XLVPHC theo
thẩm quyền, trách nhiệm được giao, các Bộ, ngành, địa phương đề xuất các nội
dung sau:
1. Các giải
pháp hoàn thiện pháp luật về XLVPHC
- Hoàn thiện Luật XLVPHC và các văn bản
hướng dẫn thi hành (trọng tâm là những nội dung cần thiết phải được sửa đổi, bổ
sung của Luật XLVPHC và đồng thời đề xuất ban hành văn bản, quy định mới để đáp
ứng yêu cầu quản lý nhà nước và phù hợp với tình hình thực tế).
- Các văn bản pháp luật có liên quan.
2. Đề xuất
chính sách pháp lý mới
Từ đánh giá tác động của Luật XLVPHC
đến nền hành chính và đời sống kinh tế - xã hội tại Phần B, đề xuất hoàn thiện
các chính sách của Luật XLVPHC; đề xuất các chính sách mới phát sinh sau khi
triển khai thi hành Luật XLVPHC trong thời gian vừa qua và trong bối cảnh hiện
nay.
3. Các giải
pháp về tổ chức thi hành Luật
Căn cứ vào thẩm quyền, trách nhiệm được
giao, các Bộ, ngành, địa phương đề xuất với Quốc hội, Chính phủ, các Bộ, ngành
liên quan trong việc bảo đảm các điều kiện về tổ chức, biên chế, các nguồn lực
để nâng cao chất lượng chỉ đạo và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được giao.
(Lưu ý: Trên cơ sở bảng tổng hợp số
liệu Mẫu số 01, 02 kèm theo mẫu báo cáo, các đơn vị có thể xây dựng các Bảng tổng
hợp số liệu kèm theo Báo cáo ngoài nội dung tại mẫu số 01 và mẫu số 02)