Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 31/2023/ND-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Trần Lưu Quang
Ngày ban hành: 09/06/2023 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

CHÍNH PHỦ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 31/2023/NĐ-CP

Hà Nội ngày 09 tháng 6 năm 2023

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ TRỒNG TRỌT

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 13 tháng 11 năm 2020;

Căn cứ Luật Trồng trọt ngày 19 tháng 11 năm 2018;

Căn cứ Luật Sở hữu trí tuệ ngày 29 tháng 11 năm 2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ ngày 19 tháng 6 năm 2009; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ ngày 16 tháng 6 năm 2022;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Chính phủ ban hành Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính về Trồng trọt.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Nghị định này quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập biên bản và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo từng chức danh đối với từng hành vi vi phạm hành chính về Trồng trọt.

2. Các hành vi vi phạm hành chính về Trồng trọt không quy định tại Nghị định này thì áp dụng theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước khác có liên quan để xử phạt.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Nghị định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài (sau đây gọi chung là tổ chức, cá nhân), hộ gia đình, hộ kinh doanh có hành vi vi phạm hành chính về Trồng trọt trên lãnh thổ Việt Nam; người có thẩm quyền lập biên bản và người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về Trồng trọt và các cá nhân, cơ quan, tổ chức khác có liên quan.

2. Tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính về Trồng trọt theo Nghị định này bao gồm:

a) Cơ quan nhà nước có hành vi vi phạm mà hành vi đó không thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao;

b) Tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp gồm: Doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh;

c) Tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của Luật Hợp tác xã gồm: Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;

d) Văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam; Văn phòng đại diện của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài tại Việt Nam;

đ) Tổ chức xã hội, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp;

e) Đơn vị sự nghiệp công lập và các tổ chức khác theo quy định của pháp luật.

3. Hộ gia đình, hộ kinh doanh vi phạm các quy định của Nghị định này bị xử phạt như đối với cá nhân vi phạm.

Điều 3. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính

Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về Trồng trọt là 01 năm. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm trong các trường hợp sau:

1. Vi phạm hành chính về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng.

2. Vi phạm hành chính về sản xuất, buôn bán, xuất khẩu, nhập khẩu giống cây trồng.

3. Vi phạm hành chính về sản xuất, buôn bán, xuất khẩu, nhập khẩu phân bón.

Điều 4. Hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả

1. Hình thức xử phạt chính:

a) Cảnh cáo;

b) Phạt tiền.

2. Các hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tước quyền sử dụng có thời hạn đối với Quyết định công nhận tổ chức khảo nghiệm giống cây trồng; Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng hoặc Quyết định công nhận giống cây trồng mới; Giấy chứng nhận tập huấn nghiệp vụ kiểm định ruộng giống; Giấy chứng nhận tập huấn nghiệp vụ lấy mẫu vật liệu nhân giống cây trồng; Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón; Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón; Giấy phép nhập khẩu phân bón; Quyết định công nhận tổ chức khảo nghiệm phân bón hoặc Quyết định công nhận tổ chức đủ điều kiện khảo nghiệm phân bón;

b) Đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

3. Các biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh;

b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính;

c) Buộc bổ sung mẫu lưu hoặc cung cấp mẫu lưu giống cây trồng đảm bảo chất lượng hoặc buộc lưu mẫu theo đúng quy định;

d) Buộc nộp lại Bằng bảo hộ giống cây trồng cho cơ quan, người có thẩm quyền đã cấp Bằng bảo hộ giống cây trồng đó;

đ) Buộc tiêu hủy hoặc buộc chuyển đổi mục đích sử dụng giống cây trồng đối với vi phạm về sản xuất, buôn bán, kiểm định giống cây trồng; buộc tiêu hủy hoặc buộc tái xuất giống cây trồng đối với vi phạm về nhập khẩu giống cây trồng;

e) Buộc phải lưu giữ hồ sơ khảo nghiệm giống cây trồng đúng quy định;

g) Buộc hủy bỏ kết quả khảo nghiệm; kết quả lấy mẫu vật liệu nhân giống cây trồng; kết quả kiểm định lô giống; kết quả phân tích, thử nghiệm chất lượng vật liệu nhân giống cây trồng;

h) Buộc xây dựng phương án sử dụng tầng đất mặt của đất được chuyển đổi từ đất chuyên trồng lúa nước khi xây dựng công trình;

i) Buộc thực hiện bóc riêng tầng đất mặt của đất được chuyển đổi từ đất chuyên trồng lúa nước theo phương án sử dụng tầng đất mặt khi xây dựng công trình;

k) Buộc thu hồi phân bón để thử nghiệm lại; sử dụng đúng mục đích nhập khẩu ghi trong Giấy phép nhập khẩu phân bón;

l) Buộc tiêu hủy đối với phân bón được sản xuất không đúng loại phân bón, dạng phân bón được ghi trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón; phân bón không có Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam hoặc phân bón có Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam hết hiệu lực hoặc khi đã bị hủy bỏ Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam;

m) Buộc tái xuất, tái chế hoặc tiêu hủy phân bón;

n) Buộc hủy bỏ kết quả khảo nghiệm phân bón; kết quả lấy mẫu phân bón; kết quả thử nghiệm chất lượng phân bón;

o) Buộc thu hồi và tiêu hủy các loại hồ sơ, tài liệu;

p) Buộc nộp lại quyết định, giấy chứng nhận, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung cho cơ quan, người có thẩm quyền đã cấp quyết định, giấy chứng nhận, giấy phép, chứng chỉ hành nghề đó.

Điều 5. Quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền

1. Mức phạt tiền tối đa cho một hành vi vi phạm hành chính về trồng trọt (trừ phân bón) đối với cá nhân là 50.000.000 đồng.

2. Mức phạt tiền tối đa cho một hành vi vi phạm hành chính về phân bón đối với cá nhân là 100.000.000 đồng.

3. Mức phạt tiền quy định tại chương II, chương III của Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức có cùng một hành vi vi phạm hành chính gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

4. Thẩm quyền phạt tiền của các chức danh quy định tại chương IV của Nghị định này là thẩm quyền phạt tiền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Thẩm quyền phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân.

Điều 6. Quy định về hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc, hành vi vi phạm hành chính đang được thực hiện

Hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc, hành vi vi phạm hành chính đang được thực hiện được xác định căn cứ quy định tại Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Điều 7. Xử phạt vi phạm hành chính đối với trường hợp vi phạm nhiều lần

1. Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính nhiều lần đối với hành vi vi phạm không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm hành chính và không áp dụng tình tiết tăng nặng do vi phạm nhiều lần khi ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

2. Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính nhiều lần đối với hành vi vi phạm tại điểm c, d khoản 3, điểm a khoản 4 Điều 21 của Nghị định này thì không xử phạt về từng hành vi vi phạm hành chính mà áp dụng tình tiết tăng nặng vi phạm nhiều lần khi ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

Chương II

HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH, HÌNH THỨC, MỨC XỬ PHẠT VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ VỀ TRỒNG TRỌT (TRỪ PHÂN BÓN)

Điều 8. Vi phạm quy định về khảo nghiệm giống cây trồng

1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không lưu giữ hồ sơ khảo nghiệm giống cây trồng đúng quy định.

2. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không duy trì đầy đủ điều kiện của tổ chức khảo nghiệm giống cây trồng như tại thời điểm được cơ quan có thẩm quyền cấp Quyết định công nhận tổ chức khảo nghiệm giống cây trồng;

b) Không thực hiện đúng tiêu chuẩn quốc gia về phương pháp khảo nghiệm đối với loài cây trồng khảo nghiệm;

c) Thực hiện dịch vụ khảo nghiệm giống cây trồng không đúng nội dung ghi trong Quyết định công nhận tổ chức khảo nghiệm giống cây trồng.

3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi cung cấp kết quả sai so với kết quả khảo nghiệm giống cây trồng.

4. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện khảo nghiệm giống cây trồng thuộc loài cây trồng chính nhưng chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp, cấp lại Quyết định công nhận tổ chức khảo nghiệm giống cây trồng hoặc đã bị hủy bỏ Quyết định công nhận tổ chức khảo nghiệm giống cây trồng.

5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với hành vi khảo nghiệm giống cây trồng biến đổi gen chưa được cấp giấy chứng nhận an toàn sinh học và giấy xác nhận thực vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi theo quy định của pháp luật về đa dạng sinh học.

6. Phạt tiền từ 35.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện khảo nghiệm giống cây trồng hoặc thực hiện khảo nghiệm không đúng quy định nhưng vẫn cấp kết quả khảo nghiệm.

7. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi tẩy xóa, sửa chữa tài liệu khảo nghiệm giống cây trồng;

8. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tước quyền sử dụng Quyết định công nhận tổ chức khảo nghiệm giống cây trồng từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 2 Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm;

b) Tước quyền sử dụng Quyết định công nhận tổ chức khảo nghiệm giống cây trồng từ 06 tháng đến 09 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 3 Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm;

c) Tước quyền sử dụng Quyết định công nhận tổ chức khảo nghiệm giống cây trồng từ 09 tháng đến 12 tháng đối với hành vi quy định tại các khoản 5, 6 và 7 Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.

9. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc phải lưu giữ hồ sơ khảo nghiệm giống cây trồng đúng quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Buộc hủy bỏ kết quả khảo nghiệm đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5 và 6 Điều này;

c) Buộc thu hồi và tiêu hủy các loại hồ sơ, tài liệu đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 7 Điều này.

Điều 9. Vi phạm quy định về lưu mẫu giống cây trồng

1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không nộp bổ sung mẫu lưu giống cây trồng khi tổ chức lưu mẫu yêu cầu trong trường hợp mẫu lưu giống cây trồng đã nộp không bảo đảm số lượng theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc không bảo đảm chất lượng theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng hạt giống.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không cung cấp mẫu lưu giống cây trồng khi cơ quan quản lý nhà nước thực hiện thanh tra, kiểm tra, giải quyết tranh chấp về giống cây trồng yêu cầu.

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi lưu mẫu lưu giống cây trồng không đúng quy định hoặc không đảm bảo tính đồng nhất giữa mẫu lưu với mẫu cung cấp cho cơ quan quản lý nhà nước hoặc tổ chức khảo nghiệm.

4. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi nộp giống đăng ký khảo nghiệm để công nhận lưu hành không đúng với mẫu lưu.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc nộp bổ sung mẫu lưu đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Buộc cung cấp mẫu lưu đối với hành vi quy định tại khoản 2 Điều này;

c) Buộc lưu mẫu theo đúng quy định đối với hành vi quy định tại khoản 3 Điều này;

d) Buộc hủy bỏ kết quả khảo nghiệm để công nhận lưu hành giống cây trồng đối với hành vi quy định tại khoản 4 Điều này.

Điều 10. Vi phạm quy định về sản xuất giống cây trồng

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất giống cây trồng không thuộc loài cây trồng chính nhằm mục đích buôn bán nhưng chưa tự công bố lưu hành hoặc chưa được cấp Quyết định công nhận lưu hành hoặc Quyết định công nhận giống cây trồng mới hoặc Quyết định công nhận đặc cách hoặc chưa được ủy quyền của tổ chức, cá nhân có giống cây trồng đã tự công bố lưu hành hoặc đã có Quyết định công nhận lưu hành hoặc Quyết định công nhận giống cây trồng mới.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Sản xuất giống cây trồng thuộc loài cây trồng chính nhằm mục đích buôn bán không đúng nội dung trong Quyết định công nhận lưu hành hoặc Quyết định công nhận giống cây trồng mới hoặc Quyết định công nhận lưu hành đặc cách giống cây trồng;

b) Sản xuất giống cây trồng khi chưa có hoặc chưa thuê địa điểm, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị theo tiêu chuẩn quốc gia về phương pháp sản xuất giống cây trồng hoặc tiêu chuẩn cơ sở trong trường hợp không có tiêu chuẩn quốc gia.

3. Phạt tiền đối với hành vi sản xuất giống cây ăn quả lâu năm, cây công nghiệp lâu năm bằng phương pháp vô tính không lấy vật liệu nhân giống của cây đầu dòng hoặc vườn cây đầu dòng đã được cấp Quyết định công nhận, cụ thể như sau:

a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất lô giống có số lượng dưới 500 cây giống;

b) Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất lô giống có số lượng từ 500 cây đến dưới 1.000 cây giống;

c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất lô giống có số lượng từ 1.000 cây đến dưới 2.000 cây giống;

d) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất lô giống có số lượng từ 2.000 cây đến dưới 3.000 cây giống;

đ) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất lô giống có số lượng từ 3.000 cây đến dưới 5.000 cây giống;

e) Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất lô giống có số lượng từ 5.000 cây giống trở lên.

4. Phạt tiền đối với hành vi sản xuất giống cây trồng thuộc loài cây trồng chính nhằm mục đích buôn bán nhưng chưa được cấp Quyết định công nhận lưu hành hoặc Quyết định công nhận giống cây trồng mới hoặc Quyết định công nhận lưu hành đặc cách hoặc chưa được ủy quyền của tổ chức, cá nhân có giống cây trồng đã được cấp Quyết định công nhận lưu hành hoặc Quyết định công nhận giống cây trồng mới, cụ thể như sau:

a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với lượng giống sản xuất có giá trị dưới 50.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp dưới 15.000.000 đồng;

b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với lượng giống sản xuất có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 75.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 15.000.000 đồng đến dưới 25.000.000 đồng;

c) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với lượng giống sản xuất có giá trị từ 75.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 25.000.000 đồng đến dưới 35.000.000 đồng;

d) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với lượng giống sản xuất có giá trị từ 100.000.000 đồng đến dưới 125.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 35.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;

đ) Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với lượng giống sản xuất có giá trị từ 125.000.000 đồng đến dưới 150.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 50.000.000 đồng đến dưới 65.000.000 đồng;

e) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với lượng giống sản xuất có giá trị từ 150.000.000 đồng đến dưới 175.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 65.000.000 đồng đến dưới 80.000.000 đồng;

g) Phạt tiền từ 35.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với lượng giống sản xuất có giá trị từ 175.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 80.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

h) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với lượng giống sản xuất có giá trị từ 200.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 100.000.000 đồng trở lên khi cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có một trong các quyết định không khởi tố vụ án hình sự, quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định đình chỉ điều tra, quyết định đình chỉ vụ án, quyết định đình chỉ vụ án đối với bị can, miễn trách nhiệm hình sự theo bản án.

5. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tước quyền sử dụng Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng hoặc Quyết định công nhận giống cây trồng mới từ 03 tháng đến 06 tháng đối với tổ chức, cá nhân có hành vi quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.

6. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc tiêu hủy giống cây trồng đối với hành vi quy định tại các khoản 3 và 4 Điều này;

b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại Điều này.

Điều 11. Vi phạm quy định về buôn bán giống cây trồng

1. Phạt tiền t ừ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi sau đây:

a) Buôn bán giống cây trồng không thuộc loài cây trồng chính mà không có thông tin tự công bố lưu hành giống cây trồng hợp lệ theo quy định của pháp luật về trồng trọt;

b) Buôn bán giống cây trồng nhưng không thông báo cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi buôn bán giống cây trồng những thông tin về địa chỉ giao dịch, tên tổ chức, cá nhân hoặc người đại diện hợp pháp, điện thoại liên hệ.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi buôn bán giống cây trồng (trừ giống cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm) không có hồ sơ bảo đảm truy xuất nguồn gốc lô giống cây trồng, hồ sơ chất lượng lô giống cây trồng theo quy định.

3. Phạt tiền đối với hành vi buôn bán giống cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm không có hồ sơ bảo đảm truy xuất nguồn gốc lô giống cây trồng, hồ sơ chất lượng lô giống cây trồng theo quy định, cụ thể như sau:

a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi buôn bán lô giống có số lượng dưới 100 cây giống;

b) Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi buôn bán lô giống có số lượng từ 100 cây đến dưới 200 cây giống;

c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi buôn bán lô giống có số lượng từ 200 cây đến dưới 500 cây giống;

d) Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi buôn bán lô giống có số lượng từ 500 cây giống trở lên.

4. Phạt tiền đối với hành vi buôn bán giống cây trồng hết hạn sử dụng, cụ thể như sau:

a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với lô giống cây trồng có giá trị dưới 5.000.000 đồng;

b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với lô giống cây trồng có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;

c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với lô giống cây trồng có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;

d) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với lô giống cây trồng có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;

đ) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với lô giống cây trồng có giá trị từ 30.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng;

e) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với lô giống cây trồng có giá trị từ 40.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;

g) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với lô giống cây trồng có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng;

h) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với lô giống cây trồng có giá trị từ 70.000.000 đồng trở lên.

5. Phạt tiền đối với hành vi buôn bán giống cây trồng thuộc loài cây trồng chính nhưng chưa được cấp Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng hoặc Quyết định công nhận giống cây trồng mới hoặc chưa có Quyết định công nhận lưu hành đặc cách giống cây trồng, cụ thể như sau:

a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với lượng giống buôn bán có giá trị dưới 50.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp dưới 15.000.000 đồng;

b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với lượng giống buôn bán có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 75.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 15.000.000 đồng đến dưới 25.000.000 đồng;

c) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với lượng giống buôn bán có giá trị từ 75.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 25.000.000 đồng đến dưới 35.000.000 đồng;

d) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với lượng giống buôn bán có giá trị từ 100.000.000 đồng đến dưới 125.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 35.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;

đ) Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với lượng giống buôn bán có giá trị từ 125.000.000 đồng đến dưới 150.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 50.000.000 đồng đến dưới 65.000.000 đồng;

e) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với lượng giống buôn bán có giá trị từ 150.000.000 đồng đến dưới 175.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 65.000.000 đồng đến dưới 80.000.000 đồng;

g) Phạt tiền từ 35.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với lượng giống buôn bán có giá trị từ 175.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 80.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

h) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với lượng giống buôn bán có giá trị từ 200.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 100.000.000 đồng trở lên khi cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có một trong các quyết định không khởi tố vụ án hình sự, quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định đình chỉ điều tra, quyết định đình chỉ vụ án, quyết định đình chỉ vụ án đối với bị can, miễn trách nhiệm hình sự theo bản án.

6. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tước quyền sử dụng Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng hoặc Quyết định công nhận giống cây trồng mới từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 2 và 3 Điều này trong trường hợp tổ chức, cá nhân được cấp Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng hoặc Quyết định công nhận giống cây trồng mới thực hiện việc buôn bán giống cây trồng thuộc loài cây trồng chính.

7. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc chuyển đổi mục đích sử dụng giống cây trồng đối với hành vi quy định tại khoản 4 Điều này; trường hợp giống cây trồng không thể chuyển đổi mục đích sử dụng thì buộc tiêu hủy;

b) Buộc tiêu hủy giống cây trồng đối với hành vi quy định tại khoản 5 Điều này;

c) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện các hành vi quy định tại Điều này.

Điều 12. Vi phạm quy định về kiểm định ruộng giống

1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi kiểm định ruộng giống không đúng phạm vi trong Giấy chứng nhận tập huấn nghiệp vụ kiểm định ruộng giống.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi kiểm định ruộng giống không theo tiêu chuẩn quốc gia về phương pháp kiểm định ruộng giống.

3. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện kiểm định ruộng giống nhưng chưa được cấp Giấy chứng nhận tập huấn nghiệp vụ kiểm định ruộng giống.

4. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất giống nhưng không thực hiện kiểm định ruộng giống theo quy định.

5. Hình thức xử phạt bổ sung

Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận tập huấn nghiệp vụ kiểm định ruộng giống có thời hạn từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 1 và 2 Điều này.

6. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc hủy bỏ kết quả kiểm định lô giống đối với hành vi quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này;

b) Buộc chuyển đổi mục đích sử dụng lô giống đối với hành vi quy định tại Điều này.

Điều 13. Vi phạm quy định về lấy mẫu vật liệu nhân giống

1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi lấy mẫu vật liệu nhân giống cây trồng không đúng phạm vi trong Giấy chứng nhận tập huấn nghiệp vụ lấy mẫu vật liệu nhân giống cây trồng.

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi lấy mẫu giống cây trồng không theo tiêu chuẩn quốc gia về phương pháp lấy mẫu giống cây trồng.

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện lấy mẫu vật liệu nhân giống cây trồng nhưng chưa được cấp Giấy chứng nhận tập huấn nghiệp vụ lấy mẫu vật liệu nhân giống cây trồng.

4. Hình thức xử phạt bổ sung

Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận tập huấn nghiệp vụ lấy mẫu vật liệu nhân giống cây trồng có thời hạn từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc hủy bỏ kết quả lấy mẫu vật liệu nhân giống cây trồng, kết quả phân tích, thử nghiệm chất lượng vật liệu nhân giống cây trồng đối với hành vi quy định tại Điều này.

Điều 14. Vi phạm quy định về xuất khẩu giống cây trồng

1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi xuất khẩu giống cây trồng và hạt lai của giống cây trồng chưa được cấp Quyết định công nhận lưu hành hoặc tự công bố lưu hành và không thuộc Danh mục nguồn gen giống cây trồng cấm xuất khẩu, để phục vụ nghiên cứu, khảo nghiệm, quảng cáo, triển lãm, trao đổi quốc tế không vì mục đích thương mại, không đúng với nội dung trong Giấy phép xuất khẩu giống cây trồng.

2. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi xuất khẩu giống cây trồng và hạt lai của giống cây trồng chưa được cấp Quyết định công nhận lưu hành hoặc tự công bố lưu hành và không thuộc Danh mục nguồn gen giống cây trồng cấm xuất khẩu để phục vụ nghiên cứu, khảo nghiệm, quảng cáo, triển lãm, trao đổi quốc tế không vì mục đích thương mại, mà không có Giấy phép xuất khẩu giống cây trồng.

3. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi xuất khẩu giống cây trồng thuộc Danh mục nguồn gen giống cây trồng cấm xuất khẩu;

4. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính quy định tại Điều này.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại Điều này.

Điều 15. Vi phạm quy định về nhập khẩu giống cây trồng

1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi nhập khẩu giống cây trồng chưa được cấp Quyết định công nhận lưu hành hoặc tự công bố lưu hành để phục vụ nghiên cứu, khảo nghiệm, quảng cáo, triển lãm, trao đổi quốc tế mà không báo cáo kết quả nhập khẩu và sử dụng giống về cơ quan có thẩm quyền theo quy định.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi nhập khẩu giống cây trồng chưa được cấp Quyết định công nhận lưu hành hoặc tự công bố lưu hành để phục vụ nghiên cứu, khảo nghiệm, quảng cáo, triển lãm, trao đổi quốc tế không đúng với nội dung trong Giấy phép nhập khẩu giống cây trồng.

3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi nhập khẩu giống cây trồng chưa được cấp Quyết định công nhận lưu hành hoặc tự công bố lưu hành để phục vụ nghiên cứu, khảo nghiệm, quảng cáo, triển lãm, trao đổi quốc tế mà không có Giấy phép nhập khẩu giống cây trồng.

4. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi nhập khẩu giống cây trồng gây hại đến sản xuất, sức khỏe con người và môi trường sinh thái.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc tái xuất giống cây trồng đối với hành vi quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này. Trường hợp không thể tái xuất thì buộc tiêu hủy;

b) Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh đối với hành vi quy định tại khoản 4 Điều này.

Điều 16. Vi phạm quy định về quản lý giấy phép, chứng chỉ hành nghề về giống cây trồng

1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề về giống cây trồng của tổ chức, cá nhân khác để hành nghề, bao gồm:

a) Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng hoặc Quyết định công nhận giống cây trồng mới;

b) Quyết định công nhận tổ chức khảo nghiệm giống cây trồng;

c) Quyết định công nhận cây đầu dòng, Quyết định công nhận vườn cây đầu dòng;

d) Giấy chứng nhận tập huấn nghiệp vụ kiểm định ruộng giống; Giấy chứng nhận tập huấn nghiệp vụ lấy mẫu vật liệu nhân giống cây trồng;

đ) Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng;

e) Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu giống cây trồng.

2. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi cố ý tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung một trong các giấy phép, chứng chỉ hành nghề về giống cây trồng quy định tại khoản 1 Điều này;

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Buộc nộp lại các loại quyết định, giấy chứng nhận, giấy phép, chứng chỉ hành nghề về giống cây trồng đối với hành vi quy định tại khoản 2 Điều này cho cơ quan, người có thẩm quyền đã cấp quyết định, giấy chứng nhận, giấy phép, chứng chỉ hành nghề đó.

Điều 17. Vi phạm quy định về quyền của chủ Bằng bảo hộ giống cây trồng

1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng giống cây trồng đã được chấp nhận đơn đăng ký bảo hộ nhằm mục đích thương mại mà không trả tiền đền bù theo quy định tại Điều 189 Luật Sở hữu trí tuệ.

2. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng quyền của chủ Bằng bảo hộ liên quan đến vật liệu nhân giống của giống cây trồng đã được bảo hộ mà không được sự đồng ý của chủ Bằng bảo hộ giống cây trồng để thực hiện một trong các mục đích sau:

a) Sản xuất hoặc nhân giống;

b) Chế biến nhằm mục đích nhân giống;

c) Chào hàng;

d) Bán hoặc thực hiện các hoạt động tiếp cận thị trường;

đ) Xuất khẩu;

e) Nhập khẩu;

g) Lưu giữ để thực hiện một trong các hành vi quy định tại điểm a, b, c, d, đ và e khoản này;

h) Thực hiện một trong các hành vi quy định tại điểm a, b, c, d, đ và e khoản này đối với giống cây trồng mà việc sản xuất đòi hỏi phải sử dụng lặp lại giống cây trồng đã được bảo hộ;

i) Thực hiện một trong các hành vi quy định tại điểm a, b, c, d, đ và e khoản này đối với giống cây trồng có nguồn gốc chủ yếu từ giống cây trồng được bảo hộ, trừ trường hợp giống cây trồng được bảo hộ có nguồn gốc chủ yếu từ một giống cây trồng đã được bảo hộ khác.

3. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng vật liệu thu hoạch thu được từ việc sử dụng bất hợp pháp vật liệu nhân giống của giống cây trồng được bảo hộ để thực hiện các hành vi quy định tại khoản 2 Điều này, trừ trường hợp chủ bằng bảo hộ đã có cơ hội hợp lý để thực hiện quyền của mình đối với vật liệu nhân giống nhưng không thực hiện.

4. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với việc sử dụng tên giống cây trồng trùng hoặc tương tự với tên giống cây trồng đã được bảo hộ cho giống cây trồng cùng loài hoặc loài liên quan gần gũi với giống cây trồng đã được bảo hộ.

5. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu tang vật vi phạm quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.

6. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại Điều này.

Điều 18. Vi phạm quy định về nghĩa vụ của chủ Bằng bảo hộ, tác giả giống cây trồng

1. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Chủ Bằng bảo hộ giống cây trồng không thực hiện việc chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng đã được bảo hộ theo quyết định bắt buộc chuyển giao của cơ quan có thẩm quyền;

b) Chủ Bằng bảo hộ giống cây trồng không trả thù lao cho tác giả giống cây trồng theo quy định;

c) Chủ Bằng bảo hộ không đáp ứng được điều kiện về tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định của giống cây trồng được bảo hộ như tại thời điểm cấp Bằng bảo hộ giống cây trồng mà vẫn khai thác, sử dụng vật liệu nhân giống;

d) Tác giả giống cây trồng không thực hiện đúng nghĩa vụ giúp chủ Bằng bảo hộ duy trì vật liệu nhân giống của giống cây trồng được bảo hộ.

2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng Bằng bảo hộ giống cây trồng đã hết hiệu lực, bị đình chỉ hoặc hủy bỏ hiệu lực để thực hiện quyền đối với giống cây trồng.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 1 và khoản 2 Điều này;

b) Buộc nộp lại Bằng bảo hộ giống cây trồng cho cơ quan, người có thẩm quyền đã cấp đối với hành vi quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.

Điều 19. Vi phạm về thu gom phụ phẩm cây trồng

Phạt cảnh cáo đối với vi phạm lần đầu và phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với trường hợp tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần đối với một trong các hành vi không thu gom phụ phẩm cây trồng; hoặc thu gom, vận chuyển phụ phẩm cây trồng ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất nông nghiệp, giao thông.

Điều 20. Vi phạm về bảo vệ và sử dụng tầng đất mặt của đất chuyên trồng lúa nước

1. Phạt tiền đối với hành vi xây dựng công trình trên đất được chuyển đổi từ đất chuyên trồng lúa nước có tác động đến tầng đất mặt, nhưng không có phương án sử dụng tầng đất mặt, cụ thể như sau:

a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với diện tích đất dưới 0,5 ha;

b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với diện tích đất từ 0,5 ha đến dưới 1,0 ha;

c) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với diện tích đất từ 1,0 ha đến dưới 3,0 ha;

d) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với diện tích đất từ 3,0 ha đến dưới 5,0 ha;

đ) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với diện tích đất từ 5,0 ha trở lên.

2. Phạt tiền đối với hành vi xây dựng công trình trên đất được chuyển đổi từ đất chuyên trồng lúa nước có tác động đến tầng đất mặt, nhưng không bóc riêng tầng đất mặt theo phương án sử dụng tầng đất mặt, cụ thể như sau:

a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với diện tích đất dưới 0,5 ha;

b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với diện tích đất từ 0,5 ha đến dưới 1,0 ha;

c) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với diện tích đất từ 1,0 ha đến dưới 3,0 ha;

d) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với diện tích đất từ 3,0 ha đến dưới 5,0 ha;

đ) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với diện tích đất từ 5,0 ha trở lên.

3. Hình thức xử phạt bổ sung

Đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại Điều này.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc xây dựng phương án sử dụng tầng đất mặt và thực hiện bóc riêng tầng đất mặt theo phương án sử dụng tầng đất mặt đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Buộc thực hiện bóc riêng tầng đất mặt theo phương án sử dụng tầng đất mặt đối với hành vi quy định tại khoản 2 Điều này.

Chương III

HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH, HÌNH THỨC, MỨC XỬ PHẠT VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ VỀ PHÂN BÓN

Điều 21. Vi phạm quy định về sản xuất phân bón

1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi không thực hiện báo cáo tình hình sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu phân bón định kỳ hàng năm.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không có khu vực chứa nguyên liệu và khu vực thành phẩm riêng biệt;

b) Không thực hiện báo cáo tình hình sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu phân bón định kỳ hàng năm trong 02 năm liên tiếp hoặc không thực hiện báo cáo đột xuất khi có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;

c) Không có phòng thử nghiệm được công nhận phù hợp với tiêu chuẩn ISO 17025 mà không có hợp đồng với tổ chức thử nghiệm được chỉ định theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa để đánh giá các chỉ tiêu chất lượng phân bón do mình sản xuất ra (trừ các cơ sở chỉ hoạt động đóng gói phân bón).

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Người trực tiếp điều hành sản xuất phân bón không có trình độ đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành về trồng trọt, bảo vệ thực vật, nông hóa thổ nhưỡng, khoa học đất, nông học, hóa học, sinh học;

b) Không thực hiện thu hồi hoặc không tuân thủ thời hạn thu hồi phân bón theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền;

c) Không lưu mẫu sản phẩm của từng lô phân bón xuất xưởng theo quy định về thời gian bảo quản mẫu lưu;

d) Không lưu hồ sơ kết quả thử nghiệm theo quy định về thời gian của từng lô phân bón sản xuất đã xuất xưởng.

4. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không thực hiện thử nghiệm đánh giá chất lượng của từng lô phân bón thành phẩm tại một trong các phòng thử nghiệm quy định tại khoản 3 Điều 12 Nghị định số 84/2019/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ quy định về quản lý phân bón hoặc phòng thử nghiệm được chỉ định trước khi đưa phân bón ra lưu thông trên thị trường;

b) Không có hệ thống quản lý chất lượng được công nhận phù hợp với ISO 9001 hoặc tương đương (trừ cơ sở mới thành lập chưa đủ 01 năm kể từ ngày thành lập).

5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng dây chuyền, máy móc thiết bị sản xuất phân bón không phù hợp với quy trình sản xuất từng loại phân bón, dạng phân bón theo đúng đăng ký cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

6. Phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định về Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón, cụ thể như sau:

a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung ghi trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón;

b) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không nộp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền;

c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất phân bón không đúng loại phân bón, dạng phân bón được ghi trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón;

d) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất phân bón không đúng địa điểm trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón;

đ) Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất phân bón khi không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón hoặc Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón đã hết hạn hoặc bị tước quyền sử dụng hoặc bị thu hồi.

7. Phạt tiền đối với hành vi sản xuất phân bón không có Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam (trừ trường hợp sản xuất phân bón để nghiên cứu, khảo nghiệm; phân bón sản xuất trong khuôn khổ dự án sản xuất thử nghiệm, chương trình hỗ trợ ứng dụng chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và công nghệ trong thời gian thực hiện dự án, chương trình) hoặc phân bón có Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam hết hiệu lực hoặc khi đã bị hủy bỏ Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam, cụ thể như sau:

a) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với trường hợp lô phân bón có giá trị dưới 50.000.000 đồng;

b) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với trường hợp lô phân bón có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng;

c) Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với trường hợp lô phân bón có giá trị từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

d) Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với trường hợp lô phân bón có giá trị từ 100.000.000 đồng đến dưới 150.000.000 đồng;

đ) Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 90.000.000 đồng đối với trường hợp lô phân bón có giá trị từ 150.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng.

8. Phạt tiền từ 90.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất phân bón không có Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam (trừ trường hợp sản xuất phân bón để nghiên cứu, khảo nghiệm; phân bón sản xuất trong khuôn khổ dự án sản xuất thử nghiệm, chương trình hỗ trợ ứng dụng chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và công nghệ trong thời gian thực hiện dự án, chương trình) hoặc phân bón có Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam hết hiệu lực hoặc khi đã bị hủy bỏ Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam có giá trị từ 200.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 100.000.000 đồng trở lên khi cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự có một trong các quyết định không khởi tố vụ án hình sự, quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định đình chỉ điều tra, quyết định đình chỉ vụ án, quyết định đình chỉ vụ án đối với bị can, miễn trách nhiệm hình sự theo bản án.

9. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi quy định tại điểm c, d khoản 3 và khoản 4 Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm;

b) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón từ 06 tháng đến 09 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 5 Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm;

c) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón từ 06 tháng đến 09 tháng đối với hành vi quy định tại điểm c, d khoản 6, điểm a, b, c khoản 7 Điều này;

d) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón từ 09 tháng đến 12 tháng đối với hành vi quy định tại điểm d, đ khoản 7 Điều này;

đ) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón từ 20 tháng đến 24 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 8 Điều này;

10. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc thu hồi phân bón để thử nghiệm lại đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 4 Điều này;

b) Buộc nộp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 6 Điều này cho cơ quan, người có thẩm quyền đã cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón;

c) Buộc tiêu hủy đối với phân bón do thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 6 Điều này;

d) Buộc tiêu hủy đối với phân bón không có Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam hoặc phân bón có Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam hết hiệu lực hoặc khi đã bị hủy bỏ Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam đối với hành vi quy định tại các khoản 7 và 8 Điều này;

đ) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại các khoản 7 và 8 Điều này.

Điều 22. Vi phạm quy định về buôn bán phân bón (trừ hoạt động nhập khẩu phân bón)

1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Buôn bán phân bón khi không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón;

b) Buôn bán phân bón trong thời gian bị tước quyền sử dụng hoặc bị thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón;

c) Không duy trì đầy đủ các điều kiện về buôn bán phân bón theo quy định tại khoản 2 Điều 42 Luật Trồng trọt năm 2018 trong quá trình hoạt động.

3. Phạt tiền đối với hành vi buôn bán phân bón không có Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam hoặc phân bón có Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam hết hiệu lực hoặc phân bón đã bị hủy bỏ Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam, cụ thể như sau:

a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với trường hợp lô phân bón có giá trị dưới 50.000.000 đồng;

b) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với trường hợp lô phân bón có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với trường hợp lô phân bón có giá trị từ 100.000.000 đồng đến dưới 150.000.000 đồng;

d) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với trường hợp lô phân bón có giá trị từ 150.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

đ) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi buôn bán phân bón không có Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam hoặc phân bón có Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam hết hiệu lực hoặc phân bón đã bị hủy bỏ Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam có giá trị từ 200.000.000 đồng trở lên khi cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự có một trong các quyết định không khởi tố vụ án hình sự, quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định đình chỉ điều tra, quyết định đình chỉ vụ án, quyết định đình chỉ vụ án đối với bị can, miễn trách nhiệm hình sự theo bản án.

4. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 3 Điều này;

b) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 3 Điều này;

c) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón từ 06 tháng đến 09 tháng đối với hành vi quy định tại điểm c khoản 3 Điều này;

d) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón từ 09 tháng đến 12 tháng đối với hành vi quy định tại điểm d khoản 3 Điều này;

đ) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón từ 12 tháng đến 15 tháng đối với hành vi quy định tại điểm đ khoản 3 Điều này.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc tiêu hủy đối với phân bón không có Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam hoặc phân bón có Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam hết hiệu lực hoặc phân bón đã bị hủy bỏ Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam đối với hành vi quy định tại khoản 3 Điều này;

b) Buộc nộp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này cho cơ quan, người có thẩm quyền đã cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón.

Điều 23. Vi phạm quy định về nhập khẩu phân bón

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi tẩy xóa, sửa chữa làm thay đổi nội dung trong Giấy phép nhập khẩu phân bón.

2. Phạt tiền đối với hành vi nhập khẩu phân bón không bảo đảm chất lượng, hết hạn sử dụng, chưa được công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam mà không có Giấy phép nhập khẩu phân bón hoặc không có Giấy phép nhập khẩu phân bón đối với trường hợp phân bón nhập khẩu quy định phải có giấy phép, cụ thể như sau:

a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.500.000 đồng đối với trường hợp lô phân bón có giá trị dưới 20.000.000 đồng;

b) Phạt tiền từ 2.500.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với trường hợp lô phân bón có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;

c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trường hợp lô phân bón có giá trị từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;

d) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với trường hợp lô phân bón có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

đ) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với trường hợp lô phân bón có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc tái xuất phân bón đối với hành vi quy định tại khoản 2 Điều này trong trường hợp nhập khẩu phân bón không bảo đảm chất lượng (trừ trường hợp phân bón chỉ có chỉ tiêu chất lượng không bảo đảm là pHH2O, độ ẩm, khối lượng riêng hoặc tỷ trọng) hoặc chưa được công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam mà không có Giấy phép nhập khẩu phân bón hoặc không có Giấy phép nhập khẩu phân bón đối với trường hợp phân bón nhập khẩu quy định phải có giấy phép. Trường hợp không thể tái xuất thì buộc tiêu hủy;

b) Buộc tái chế phân bón đối với hành vi quy định tại khoản 2 Điều này trong trường hợp nhập khẩu phân bón đã được công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam chỉ có chỉ tiêu chất lượng là pHH2O, độ ẩm, khối lượng riêng hoặc tỷ trọng không bảo đảm chất lượng. Trường hợp không thể tái chế thì áp dụng theo thứ tự ưu tiên sau đây: buộc tái xuất; buộc tiêu hủy;

c) Buộc tái xuất phân bón đối với hành vi quy định tại khoản 2 Điều này trong trường hợp nhập khẩu phân bón hết hạn sử dụng. Trường hợp không thể tái xuất thì buộc tiêu hủy;

d) Buộc nộp lại Giấy phép nhập khẩu phân bón đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này cho cơ quan, người có thẩm quyền đã cấp Giấy phép nhập khẩu phân bón.

Điều 24. Vi phạm quy định về sử dụng phân bón nhập khẩu không đúng mục đích ghi trong Giấy phép nhập khẩu phân bón

1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng phân bón nhập khẩu không đúng mục đích ghi trong Giấy phép nhập khẩu phân bón.

2. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tước quyền sử dụng Giấy phép nhập khẩu phân bón từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi quy định tại Điều này.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc thu hồi phân bón để sử dụng đúng mục đích nhập khẩu ghi trong Giấy phép nhập khẩu phân bón đối với hành vi quy định tại Điều này;

b) Buộc nộp lại số tiền bằng giá trị phân bón vi phạm trong trường hợp tang vật vi phạm đã tiêu thụ hoặc không thể thu hồi được đối với hành vi quy định tại Điều này.

Điều 25. Vi phạm quy định về lấy mẫu phân bón; thử nghiệm chất lượng phân bón

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định về lấy mẫu phân bón để đánh giá chứng nhận hợp quy hoặc phục vụ quản lý nhà nước sau đây:

a) Không có Giấy chứng nhận lấy mẫu phân bón hoặc Giấy chứng nhận tập huấn lấy mẫu phân bón hoặc Chứng chỉ đào tạo người lấy mẫu phân bón đã thực hiện việc lấy mẫu phân bón;

b) Không áp dụng phương pháp lấy mẫu theo Tiêu chuẩn quốc gia về lấy mẫu phân bón hoặc không áp dụng phương pháp lấy mẫu được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt đối với loại phân bón chưa có Tiêu chuẩn quốc gia về phương pháp lấy mẫu.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không công bố phương pháp lấy mẫu, phương pháp thử nghiệm mẫu theo quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn cơ sở đối với loại phân bón chưa có quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn quốc gia.

3. Phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định về thử nghiệm phân bón, cụ thể như sau:

a) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi thử nghiệm chất lượng phân bón phục vụ quản lý nhà nước sử dụng phép thử nằm ngoài phạm vi được chỉ định;

b) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi thử nghiệm chất lượng phân bón phục vụ quản lý nhà nước khi chưa được cơ quan có thẩm quyền chỉ định hoặc quyết định chỉ định đã hết hiệu lực.

4. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tước quyền sử dụng quyết định chỉ định từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 3 Điều này.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc hủy bỏ kết quả lấy mẫu phân bón, kết quả thử nghiệm chất lượng phân bón đối với hành vi quy định tại các khoản 1 và 3 Điều này.

Điều 26. Vi phạm quy định về khảo nghiệm phân bón

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không lưu giữ hồ sơ khảo nghiệm phân bón đúng quy định;

b) Không nộp báo cáo định kỳ hàng năm kết quả hoạt động của tổ chức khảo nghiệm phân bón hoặc báo cáo đột xuất theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

2. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không duy trì đầy đủ các điều kiện của tổ chức khảo nghiệm phân bón được công nhận trong quá trình hoạt động khảo nghiệm;

b) Không tuân thủ đúng quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy trình kỹ thuật và các yêu cầu khảo nghiệm theo quy định.

3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi cung cấp kết quả sai so với kết quả khảo nghiệm phân bón.

4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện khảo nghiệm phân bón hoặc thực hiện khảo nghiệm không đúng quy định nhưng vẫn cấp kết quả khảo nghiệm.

5. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi tẩy xóa, sửa chữa tài liệu khảo nghiệm phân bón.

6. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tước quyền sử dụng Quyết định công nhận tổ chức khảo nghiệm phân bón, Quyết định công nhận tổ chức đủ điều kiện khảo nghiệm từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 2 Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm;

b) Tước quyền sử dụng Quyết định công nhận tổ chức khảo nghiệm phân bón, Quyết định công nhận tổ chức đủ điều kiện khảo nghiệm từ 09 tháng đến 12 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 4 Điều này;

c) Tước quyền sử dụng Quyết định công nhận tổ chức khảo nghiệm phân bón, Quyết định công nhận tổ chức đủ điều kiện khảo nghiệm từ 12 tháng đến 18 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 5 Điều này.

7. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc hủy bỏ kết quả khảo nghiệm phân bón đối với hành vi quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này;

b) Buộc thu hồi và tiêu hủy các loại tài liệu đối với hành vi quy định tại khoản 5 Điều này.

Điều 27. Vi phạm quy định về sử dụng phân bón

1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi sử dụng phân bón không đúng với nội dung hướng dẫn sử dụng ghi trên nhãn phân bón.

2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng phân bón không có nguồn gốc xuất xứ.

Chương IV

THẨM QUYỀN XỬ PHẠT, PHÂN ĐỊNH THẨM QUYỀN XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH, LẬP BIÊN BẢN VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ VỀ TRỒNG TRỌT

Điều 28. Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính

1. Người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính về Trồng trọt gồm:

a) Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về Trồng trọt quy định tại các điều từ Điều 29 đến Điều 35 của Nghị định này;

b) Công chức, viên chức trong các cơ quan quy định tại Điều 29, Điều 30, Điều 32 và Điều 33 của Nghị định này được giao nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra phát hiện vi phạm hành chính về Trồng trọt;

c) Người thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân quy định tại Điều 31, Điều 34Điều 35 của Nghị định này được giao nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra phát hiện vi phạm hành chính về Trồng trọt.

2. Người có thẩm quyền lập biên bản quy định tại khoản 1 Điều này có trách nhiệm ra quyết định xử phạt theo thẩm quyền hoặc chuyển cấp có thẩm quyền quy định tại các điều từ Điều 29 đến Điều 35 của Nghị định này ra quyết định xử phạt.

Điều 29. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của thanh tra chuyên ngành

1. Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành về Trồng trọt đang thi hành công vụ có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 500.000 đồng đối với hành vi vi phạm về Trồng trọt;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 1.000.000 đồng.

2. Chánh thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật; Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành: Cục Trồng trọt, Cục Bảo vệ thực vật, Chi cục Bảo vệ thực vật, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm về Trồng trọt (trừ phân bón); phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm về phân bón;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm về Trồng trọt (trừ phân bón); 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm về phân bón;

đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm b, c, d, đ, e, g, h, i, k, l, m, n, o và p khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.

3. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chánh thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ra quyết định thanh tra và thành lập Đoàn thanh tra có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 35.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm về Trồng trọt (trừ phân bón); phạt tiền đến 70.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm về phân bón;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 70.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm về Trồng trọt (trừ phân bón); 140.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm về phân bón;

đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm b, c, d, đ, e, g, h, i, k, l, m, n, o và p khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.

4. Chánh thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục trưởng Cục Trồng trọt, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm về Trồng trọt (trừ phân bón); phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm về phân bón;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.

5. Thanh tra chuyên ngành đất đai, bao gồm Chánh Thanh tra Sở, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành đất đai do Giám đốc Sở, Chánh Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường ra quyết định thanh tra và thành lập Đoàn thanh tra; Trưởng đoàn thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường; Chánh Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường có quyền:

a) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi quy định tại Điều 20 của Nghị định này;

b) Đình chỉ hoạt động có thời hạn;

c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm h, i khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.

Điều 30. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm về Trồng trọt;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 10.000.000 đồng;

d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm đ khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm về Trồng trọt (trừ phân bón); phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm về phân bón;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm b, c, d, đ, e, g, h, i, k, l, n, o và p khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.

3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm về Trồng trọt (trừ phân bón); phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm về phân bón;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.

Điều 31. Thẩm quyền xử phạt của lực lượng Công an nhân dân

1. Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 500.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính về Trồng trọt.

2. Trưởng trạm, Đội trưởng của người được quy định tại khoản 1 Điều này có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 1.500.000 đồng đối với các hành vi vi phạm hành chính về Trồng trọt.

3. Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an, Trưởng trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 2.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính về Trồng trọt.

c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 5.000.000 đồng.

4. Trưởng Công an cấp huyện; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát giao thông; Trưởng phòng Công an cấp tỉnh gồm: Trưởng phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, Trưởng phòng An ninh kinh tế, Trưởng phòng cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm về Trồng trọt (trừ phân bón); phạt tiền đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm về phân bón;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm về Trồng trọt (trừ phân bón); 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm về phân bón;

đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm c, đ, e, g, h, i, k, l, n và p khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.

5. Giám đốc Công an cấp tỉnh có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm về Trồng trọt (trừ phân bón); phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm về phân bón;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm b, c, d, đ, e, g, h, i, k, l, n, o và p khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.

6. Cục trưởng Cục cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường; Cục trưởng Cục cảnh sát giao thông; Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu; Cục trưởng Cục An ninh kinh tế, Cục trưởng Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm về Trồng trọt (trừ phân bón); phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm về phân bón;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g, h, i, k, l, n, o và p khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.

Điều 32. Thẩm quyền xử phạt của Quản lý thị trường

1. Kiểm soát viên thị trường đang thi hành công vụ có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 500.000 đồng.

2. Đội trưởng Đội Quản lý thị trường có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm về Trồng trọt;

c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm b, đ, k, l và p khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.

3. Cục trưởng Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh và Cục trưởng Cục nghiệp vụ quản lý thị trường trực thuộc Tổng cục Quản lý thị trường có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm về Trồng trọt;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn;

d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, đ, k, l, m và p khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.

4. Tổng Cục trưởng Tổng Cục Quản lý thị trường có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm về Trồng trọt (trừ phân bón); phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với phân bón;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn;

d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, đ, k, l, m và p khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.

Điều 33. Thẩm quyền xử phạt của Hải quan

1. Công chức Hải quan đang thi hành công vụ có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 500.000 đồng.

2. Đội trưởng, Tổ trưởng thuộc Chi cục Hải quan; Tổ trưởng thuộc Đội Kiểm soát thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Đội trưởng thuộc Chi cục Kiểm tra sau thông quan có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm về Trồng trọt.

3. Chi cục trưởng Chi cục Hải quan; Chi cục trưởng Chi cục kiểm tra sau thông quan, Đội trưởng Đội kiểm soát thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Đội trưởng Đội Điều tra hình sự, Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu, Hải đội trưởng Hải đội kiểm soát trên biển và Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu hàng giả và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu; Chi cục trưởng Chi cục Kiểm tra sau thông quan thuộc Cục Kiểm tra sau thông quan có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm về Trồng trọt;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 50.000.000 đồng;

d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm b, đ, m và p khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.

4. Cục trưởng Cục điều tra chống buôn lậu, Cục trưởng Cục kiểm tra sau thông quan thuộc Tổng cục Hải quan, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm về Trồng trọt;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm b, đ, m và p khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.

5. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm về giống cây trồng; phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm về phân bón;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm b, đ, m và p khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.

Điều 34. Thẩm quyền xử phạt của Bộ đội Biên phòng

1. Chiến sĩ Bộ đội Biên phòng đang thi hành công vụ có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 500.000 đồng.

2. Trạm trưởng, Đội trưởng của người được quy định tại khoản 1 Điều này có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 2.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm về Trồng trọt.

3. Đồn trưởng Đồn biên phòng, Hải đội trưởng Hải đội biên phòng, Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy Biên phòng Cửa khẩu cảng có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm về Trồng trọt (trừ phân bón); phạt tiền đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm về phân bón;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 20.000.000 đồng;

d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm đ, l, m và p khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.

4. Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh; Hải đoàn trưởng Hải đoàn biên phòng, Cục trưởng Cục Phòng chống ma túy và tội phạm trực thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm về Trồng trọt (trừ phân bón); đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm về phân bón;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, đ, l, m và p khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.

Điều 35. Thẩm quyền xử phạt của Cảnh sát biển

1. Cảnh sát viên Cảnh sát biển đang thi hành công vụ có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 1.500.000 đồng đối với các hành vi vi phạm về Trồng trọt.

2. Tổ trưởng Tổ nghiệp vụ Cảnh sát biển có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm về Trồng trọt.

3. Đội trưởng Đội nghiệp vụ Cảnh sát biển, Trạm trưởng Trạm Cảnh sát biển có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm về Trồng trọt;

c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm đ khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.

4. Hải đội trưởng Hải đội Cảnh sát biển có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm về Trồng trọt (trừ phân bón); phạt tiền đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm về phân bón;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 20.000.000 đồng;

d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm đ, l, m và p khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.

5. Hải đoàn trưởng Hải đoàn Cảnh sát biển có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm về Trồng trọt (trừ phân bón); phạt tiền đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm về phân bón;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 30.000.000 đồng;

d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm đ, l, m và p khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.

6. Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển, Cục trưởng Cục Nghiệp vụ và Pháp luật thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm về Trồng trọt (trừ phân bón); phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm về phân bón;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm đ, l, m và p khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.

7. Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm về Trồng trọt (trừ phân bón); phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm về phân bón;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, đ, l. m và p khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.

Điều 36. Phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Thanh tra chuyên ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, Công an nhân dân, Quản lý thị trường, Hải quan, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển

1. Thanh tra chuyên ngành

a) Thanh tra chuyên ngành về Trồng trọt có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền, thuộc lĩnh vực và phạm vi quản lý của mình đối với các hành vi vi phạm hành chính về Trồng trọt quy định tại Chương IIChương III của Nghị định này;

b) Thanh tra chuyên ngành đất đai, bao gồm Chánh Thanh tra Sở, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành đất đai do Giám đốc Sở, Chánh Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường ra quyết định thanh tra và thành lập Đoàn thanh tra; Trưởng đoàn thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường; Chánh Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường có thẩm quyền xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 20 của Nghị định này.

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền, thuộc lĩnh vực và phạm vi quản lý của mình đối với các hành vi vi phạm hành chính về Trồng trọt quy định tại Chương IIChương III của Nghị định này.

3. Công an nhân dân có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền, thuộc lĩnh vực và phạm vi quản lý của mình đối với các hành vi vi phạm hành chính về Trồng trọt quy định tại Chương IIChương III của Nghị định này.

4. Quản lý thị trường có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền, thuộc lĩnh vực và phạm vi quản lý của mình đối với các hành vi vi phạm hành chính về Trồng trọt liên quan đến hoạt động sản xuất, buôn bán, nhập khẩu giống cây trồng, sản xuất, buôn bán, nhập khẩu phân bón quy định tại các Điều 10, Điều 11, Điều 15, Điều 21, Điều 22Điều 23 của Nghị định này.

5. Hải quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền, thuộc lĩnh vực và phạm vi quản lý của mình đối với các hành vi vi phạm hành chính về Trồng trọt liên quan đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu giống cây trồng, phân bón và sử dụng quyền của chủ Bằng bảo hộ liên quan đến vật liệu nhân giống của giống cây trồng đã được bảo hộ trong mục đích xuất khẩu, nhập khẩu quy định tại các Điều 14, Điều 15, điểm e khoản 1 Điều 16, điểm đ, e khoản 2 Điều 17Điều 23 của Nghị định này.

6. Bộ đội Biên phòng có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền, thuộc lĩnh vực và phạm vi quản lý của mình đối với các hành vi vi phạm hành chính về Trồng trọt được quy định tại các Điều 11, Điều 14, Điều 15, điểm e khoản 1 Điều 16, Điều 22Điều 23 của Nghị định.

7. Cảnh sát biển có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền, thuộc lĩnh vực và phạm vi quản lý của mình đối với các hành vi vi phạm hành chính về Trồng trọt xảy ra trên vùng biển, vùng đặc quyền kinh tế, vùng quyền chủ quyền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được quy định tại các Điều 11, Điều 14, Điều 15, Điều 22Điều 23 của Nghị định này.

Điều 37. Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề và đình chỉ hoạt động có thời hạn

1. Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ hoạt động được thực hiện theo quy định tại Chương IIChương III của Nghị định này.

2. Thời điểm bắt đầu tính thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề như sau:

a) Trường hợp tại thời điểm ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà người có thẩm quyền xử phạt đã tạm giữ giấy phép, chứng chỉ hành nghề của cá nhân, tổ chức vi phạm thì thời điểm bắt đầu tính thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề là thời điểm quyết định xử phạt vi phạm hành chính có hiệu lực thi hành;

b) Trường hợp tại thời điểm ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà người có thẩm quyền xử phạt chưa tạm giữ giấy phép, chứng chỉ hành nghề của cá nhân, tổ chức vi phạm thì người có thẩm quyền xử phạt vẫn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định, nội dung quyết định xử phạt phải ghi rõ thời điểm có hiệu lực thi hành của hình thức xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề (thời điểm bắt đầu tính thời hạn tước) là từ thời điểm mà người vi phạm xuất trình giấy phép, chứng chỉ hành nghề cho người có thẩm quyền xử phạt tạm giữ;

c) Khi tạm giữ giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tước quyền sử dụng theo quy định tại điểm b khoản này và khi trả giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tước quyền sử dụng theo quy định tại điểm a và điểm b khoản này, người có thẩm quyền xử phạt phải lập biên bản và lưu hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính theo quy định.

3. Trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép, đình chỉ hoạt động nếu cá nhân, tổ chức vẫn tiến hành hoạt động như có giấy phép thì bị xử phạt như hành vi không có giấy phép.

Điều 38. Thi hành các hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả

1. Việc thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính thực hiện theo quy định tại Mục 2 Chương III Phần thứ hai của Luật Xử lý vi phạm hành chính và Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.

2. Biên bản, tài liệu, văn bản hoặc giấy tờ liên quan khác ghi nhận việc thi hành các hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả phải có trong hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 57 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Chương V

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 39. Hiệu lực thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 28 tháng 7 năm 2023.

2. Nghị định này thay thế các quy định tại các văn bản sau đây:

a) Các nội dung quy định về phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, thời hiệu xử phạt, hành vi vi phạm, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả trong lĩnh vực giống cây trồng quy định từ Điều 1 đến Điều 18 Nghị định số 31/2016/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật;

b) Các nội dung quy định về thẩm quyền xử phạt, thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng tại các Điều 32, 39 và 40 của Nghị định số 31/2016/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật;

c) Nghị định số 55/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phân bón;

d) Các nội dung quy định về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng tại khoản 7 Điều 1 Nghị định số 04/2020/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 31/2016/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật; Nghị định số 90/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y.

Điều 40. Điều khoản chuyển tiếp

1. Đối với các hành vi vi phạm hành chính về Trồng trọt xảy ra trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành mà sau đó mới bị phát hiện hoặc đang xem xét, giải quyết thì áp dụng Nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính có hiệu lực tại thời điểm thực hiện hành vi vi phạm để xử lý. Trường hợp Nghị định này không quy định trách nhiệm pháp lý hoặc quy định trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn đối với hành vi đã xảy ra thì áp dụng các quy định của Nghị định này để xử lý.

2. Đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính đã được ban hành trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, mà tổ chức, cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính còn khiếu nại thì áp dụng quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính, Nghị định số 31/2016/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật; Nghị định số 55/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phân bón; Nghị định số 04/2020/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 31/2016/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật; Nghị định số 90/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y để xem xét, giải quyết.

Điều 41. Trách nhiệm thi hành

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm hướng dẫn và thi hành Nghị định này.


Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT,
các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, NN (2).

TM. CHÍNH PHỦ
KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG




Trần Lưu Quang

THE GOVERNMENT OF VIETNAM
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence – Freedom – Happiness
----------------

No. 31/2023/ND-CP

Hanoi, June 09, 2023

 

DECREE

ADMINISTRATIVE PENALTIES FOR VIOLATIONS AGAINST REGULATIONS ON CROP PRODUCTION

Pursuant to the Law on Government Organization dated June 19, 2015; the Law on amendments to some Articles of Law on Government Organization and Law on Local Government Organization dated November 22, 2019;

Pursuant to the Law on Handling Administrative Violations dated June 20, 2012; the Law on amendments to some Articles of Law on Handling Administrative Violations dated November 13, 2020;

Pursuant to the Law on Crop Production November 19, 2018;

Pursuant to the Law on Intellectual Property dated November 29, 2005; the Law on amendments to some Articles of Law on Intellectual Property dated June 19, 2009; the Law on amendments to some Articles of Law on Intellectual Property dated June 16, 2022;

Upon the request of the Minister of Agriculture and Rural Development;

The Government promulgates Decree on administrative penalties for violations against regulations on crop production.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope

1. This Decree provides for administrative violations, penalties, fines, remedial measures against each violation, authority to impose administrative penalties and fines imposed by authorized title holders, and authority to record administrative violations against regulations on crop production.

2. Other administrative violations against regulations on crop production which are not prescribed in this Decree shall be governed by other relevant Government's Decrees on penalties for administrative violations within the scope of state management.

Article 2. Regulated entities

1. This Decree applies to Vietnamese and foreign organizations and individuals (hereinafter referred to as “entities”), households and household businesses that commit administrative violations against regulations on crop production in territory of Vietnam; persons having authority to record administrative violations, persons having authority to impose administrative penalties and fines for violations against regulations on crop production and relevant entities and individuals.

2. Entities that incur penalties for administrative violations regulated by this Decree include:

a) Regulatory authorities committing violations which are not related to their assigned state management tasks;

b) Business entities established under the Law on Enterprises, including sole proprietorships, joint-stock companies, limited liability companies and partnerships;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



d) Representative offices and branches of foreign traders in Vietnam; representative offices of foreign trade promotion organizations in Vietnam;

dd) Social organizations, socio-political organizations, socio-political and professional organizations, and socio-professional organizations;

e) Public service providers and other organizations as prescribed by law.

3. Household or household businesses committing violations against regulations herein shall incur the same penalties as violating individuals."

Article 3. Prescriptive period

The prescriptive period for imposition of penalties for administrative violations against regulations on crop production shall be 01 year. The prescriptive period for imposition of penalties for the following administrative violations shall be 02 years:

1. Violations against regulations on protection of plant variety rights.

2. Violations against regulations on production, trade, export and import of plant varieties.

3. Violations against regulations on production, trade, export and import of fertilizers.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. Main penalties:

a) Warnings;

b) Fines.

2. Additional penalties:

a) Suspension of the decision on recognition of a plant variety testing organization; the decision on recognition of circulation of the plant variety or the decision on recognition of new plant varieties; the certificate of training in field inspection; the certificate of sampling of propagating materials; the certificate of conformance to fertilizer production regulations; the certificate of conformance to fertilizer trading regulations; the fertilizer import permit; the decision on recognition of fertilizer testing organizations or the decision on recognition of fertilizer testing eligibility;

b) Suspension of operation for 01 – 03 months;

c) Confiscation of exhibits and instrumentalities used for committing administrative violations;

3. Remedial measures:

a) Enforced implementation of measures for control of environmental pollution and prevention of the spread of epidemics;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) Enforced addition of stored samples or provision of stored samples that ensure the quality or storage of samples according to regulations;

d) Enforced return of the plant variety patent to the competent agency/person that has issued such patent;

dd) Enforced destruction or repurposing of plant varieties for violations against regulations on production, trade and audit of plant varieties; enforced destruction or re-export of plant varieties for violations against regulations on import of plant varieties;

e) Enforced storage of plant variety testing dossiers according to regulations;

g) Enforced cancellation of testing results; results of sampling of propagating materials; results of audit of plant variety batches; results of analysis and testing of the quality of propagating materials;

h) Enforced formulation of the plan for use of topsoil of the land shifted from the arable wet rice cultivation land when facilities are built;

i) Enforced extraction of topsoil of the land shifted from the arable wet rice cultivation land according to the topsoil use plan when facilities are built;

k) Enforced seizure of fertilizers for retesting; enforced use of fertilizers for intended purposes stated in the fertilizer import license;

l) Enforced destruction of produced fertilizers of which types are not specified in certificates of conformance to fertilizer production regulations; fertilizers without obtaining the decision on authorization of marketing of fertilizers in Vietnam or fertilizers with the Decision on authorization of marketing of fertilizers in Vietnam which has expired or revoked;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



n) Enforced cancellation of fertilizer testing results; fertilizer sampling results; and fertilizer quality testing results;

o) Enforced revocation and destruction of dossiers and documents;

p) Enforced return of decisions, certificates, licenses and practicing certificates whose information is erased or intentionally corrected to competent authorities or persons that have issued such decisions, certificates, licenses and practicing certificates.

Article 5. Fines and authority to impose fines

1. The maximum fine imposed upon an individual for commission of an administrative violation against any regulation on crop production (except for fertilizer) is VND 50.000.000.

2. The maximum fine imposed upon an individual for commission of an administrative violation against any regulation on fertilizer is VND 100.000.000.

3. The fines for administrative violations prescribed in Chapter II, Chapter III herein are imposed upon individuals. The fine incurred by an organization is twice as much as that incurred by an individual for commission of the same administrative violation.

4. The maximum fine imposed by one of the persons specified in Chapter IV of this Decree is imposed upon an administrative violation committed by an individual; the maximum fine such a person may impose upon an organization is twice as much as that imposed upon an individual.

Article 6. Determination of whether an administrative violation has been completed or is ongoing

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 7. Penalties for repetitive administrative violations

1. Entities committing repetitive administrative violations and not mentioned under Clause 2 of this Clause shall incur penalties for every administrative violation without taking into account aggravating circumstances caused by repetitive violations when decisions on imposition of penalties for administrative violations are issued;

2. Entities committing repetitive violations of violations under Points c and d Clause 3, Point a Clause 4 Article 21 hereof shall face aggravating circumstances for committing repetitive violations when decisions on imposition of penalties for administrative violations are issued instead of facing penalties for each administrative violation.

Chapter II

PENALTIES, FINES, REMEDIAL MEASURES, ADMINISTRATIVE VIOLATIONS AGAINST REGULATIONS ON CROP PRODUCTION (EXCEPT FOR FERTILIZERS)

Article 8. Violations against regulations on plant variety testing

1. A fine ranging from VND 3.000.000 to VND 5.000.000 shall be imposed for failing to store plant variety testing dossiers in accordance with regulations.

2. A fine ranging from VND 15.000.000 to VND 20.000.000 shall be imposed for one of the following violations:

a) Failing to maintain the satisfaction of requirements for carrying out the plant variety testing which is approved by a competent authority at the time when the decision on recognition of a plant variety testing organization is issued.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) Failing to conduct the plant variety testing according to the decision on recognition of a plant variety testing organization.

3. A fine ranging from VND 20.000.000 to VND 25.000.000 shall be imposed for providing incorrect results of plant variety testing.

4. A fine ranging from VND 25.000.000 to VND 30.000.000 shall be imposed for testing plant varieties that are main plant species in case where the decision on recognition of a plant variety testing organization has not been issued or re-issued by the competent authority or has been cancelled.

5. A fine ranging from VND 30.000.000 to VND 35.000.000 shall be imposed for testing genetically modified plant varieties without obtaining biosafety certificate and certificate of genetically modified plants eligible for use as food/animal feed according to regulations of the Law on Biodiversity.

6. A fine ranging from VND 35.000.000 to VND 40.000.000 shall be imposed for providing testing results even though there is none of plant variety tests or plant variety tests do not conform to applicable regulations.

7. A fine ranging from VND 40.000.000 to VND 50.000.000 shall be imposed for erasing or intentionally correcting plant variety testing documents;

8. Additional penalties:

a) The decision on recognition of a plant variety testing organization shall be suspended for a fixed period of 01 - 03 months if one of the violations prescribed in Clause 2 of this Article is repeated or re-committed.

b) The decision on recognition of a plant variety testing organization shall be suspended for a fixed period of 06 - 09 months if one of the violations prescribed in Clause 3 of this Article is repeated or re-committed.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



9. Remedial measures:

a) Enforced storage of plant variety testing dossiers according to regulations for violations specified in Clause 1 of this Article;

b) Enforced cancellation of testing results for violations specified in Clauses 2, 3, 4, 5 and 6 of this Article;

c) Enforced revocation and destruction of dossiers and documents for violations specified in Clause 7 of this Article.

Article 9. Violations against regulations on storage of plant variety samples

1. A fine ranging from VND 3.000.000 to VND 5.000.000 shall be imposed for failing to send additional stored samples as required by the sample storage facility in case such samples are unqualified as prescribed in National Technical Regulation on quality of seeds or such samples are inadequate as prescribed by the Ministry of Agriculture and Rural Development.

2. A fine ranging from VND 5.000.000 to VND 10.000.000 shall be imposed for failing to provide stored samples when the competent authority conducts inspection and handles disputes about plant varieties.

3. A fine ranging from VND 10.000.000 to VND 15.000.000 shall be imposed for failing to store plant variety samples in accordance with regulations or ensure uniformity between samples stored and samples provided to the competent authority or the testing organization.

4. A fine ranging from VND 15.000.000 to VND 20.000.000 shall be imposed for failing to send plan varieties registered for testing in order to recognize circulation that match stored samples.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Enforced provision of additional stored samples for violations specified in Clause 1 of this Article;

b) Enforced provision of stored samples for violations specified in Clause 2 of this Article;

c) Enforced storage of samples in accordance with regulations for violations specified in Clause 3 of this Article;

d) Enforced cancellation of testing results for recognition of circulation of plant varieties for violations specified in Clause 4 of this Article;

Article 10. Violations against regulations on production of plant varieties

1. A fine ranging from VND 5.000.000 to VND 10.000.000 shall be imposed for producing plant varieties that are not main plant species for purchase and sale without obtaining permission for self-declaration of circulation in Vietnam or without obtaining the decision on recognition of circulation, the decision on recognition of new plant varieties or the decision on recognition of privileged circulation of plant varieties; or without authorization by the entity that owns plant varieties with self-announcement of circulation or with the decision on recognition of circulation or the decision on recognition of new plant varieties.

2. A fine ranging from VND 10.000.000 to VND 15.000.000 shall be imposed for one of the following violations:

a) Failing to produce plant varieties that are main plant species for purchase and sale according to the decision on recognition of circulation, the decision on recognition of new plant varieties or the decision on recognition of privileged circulation of plant varieties;

b) Producing plant varieties without owning or hiring location, facilities and equipment conformable to national standards of methods for production of plant varieties or local standards in the absence of national standards.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) A fine ranging from VND 5.000.000 to VND 7.000.000 shall be imposed for producing a plant variety batch of less than 500 plant varieties;

b) A fine ranging from VND 7.000.000 to VND 10.000.000 shall be imposed for producing a plant variety batch of from 500 plant varieties to less than 1.000 plant varieties;

c) A fine ranging from VND 10.000.000 to VND 15.000.000 shall be imposed for producing a plant variety batch of from 1.000 plant varieties to less than 2.000 plant varieties;

d) A fine ranging from VND 15.000.000 to VND 20.000.000 shall be imposed for producing a plant variety batch of from 2.000 plant varieties to less than 3.000 plant varieties;

dd) A fine ranging from VND 20.000.000 to VND 25.000.000 shall be imposed for producing a plant variety batch of from 3.000 plant varieties to less than 5.000 plant varieties;

e) A fine ranging from VND 25.000.000 to VND 30.000.000 shall be imposed for producing a plant variety batch of over 5.000 plant varieties;

4. A fine shall be imposed for producing plant varieties that are main plant species for purchase and sale without obtaining the decision on recognition of circulation, the decision on recognition of new plant varieties or the decision on recognition of privileged circulation; or without authorization by the entity that owns plant varieties issued with the decision on recognition of circulation or the decision on recognition of new plant varieties. To be specific:

a) A fine ranging from VND 5.000.000 to VND 10.000.000 shall be imposed for a quantity of produced plant varieties worth less than VND 50.000.000 or in case the illegal profit obtained is less than VND 15.000.000;

b) A fine ranging from VND 10.000.000 to VND 15.000.000 shall be imposed for a quantity of produced plant varieties worth from VND 50.000.000 to less than VND 75.000.000 or in case the illegal profit obtained is from VND 15.000.000 to less than VND 25.000.000;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



d) A fine ranging from VND 20.000.000 to VND 25.000.000 shall be imposed for a quantity of produced plant varieties worth from VND 100.000.000 to less than VND 125.000.000 or in case the illegal profit obtained is from VND 35.000.000 to less than VND 50.000.000;

dd) A fine ranging from VND 25.000.000 to VND 30.000.000 shall be imposed for a quantity of produced plant varieties worth from VND 125.000.000 to less than VND 150.000.000 or in case the illegal profit obtained is from VND 50.000.000 to less than VND 65.000.000;

e) A fine ranging from VND 30.000.000 to VND 35.000.000 shall be imposed for a quantity of produced plant varieties worth from VND 150.000.000 to less than VND 175.000.000 or in case the illegal profit obtained is from VND 65.000.000 to less than VND 80.000.000;

g) A fine ranging from VND 35.000.000 to VND 40.000.000 shall be imposed for a quantity of produced plant varieties worth from VND 175.000.000 to less than VND 200.000.000 or in case the illegal profit obtained is from VND 80.000.000 to less than VND 100.000.000;

h) A fine ranging from VND 40.000.000 to VND 50.000.000 shall be imposed for a quantity of produced plant varieties worth over VND 200.000.000 or in case the illegal profit obtained is over VND 100.000.000 when there is a decision not to institute criminal proceedings, a decision on annulment of the decision on institution of criminal proceedings, a decision to terminate investigation, a decision to dismiss the lawsuit, or a decision to dismiss the lawsuit against the suspect or to grant exemption from criminal liability according to judgments issued by the presiding agency;

5. Additional penalty:

The decision on recognition of circulation of the plant variety or the decision on recognition of new plant varieties shall be suspended for a fixed period of 03 - 06 months if the entity commits the violation specified in Point a, Clause 2 of this Article.

6. Remedial measures:

a) Enforced destruction of plant varieties for violations specified in Clauses 3 and 4 of this Article;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 11. Violations against regulations on trade in plant varieties

1. A fine ranging from VND 3.000.000 to VND 5.000.000 shall be imposed for one of the following violations:

a) Selling and purchasing plant varieties that are not main plant species without obtaining permission for self-declaration of circulation of plant varieties according to regulations of the law on crop production;

b) Selling and purchasing plant varieties without notifying the Department of Agriculture and Rural Development of province where such plant varieties are purchased and sold of the transaction address, name of the entity or legal representative and contact phone number.

2. A fine ranging from VND 5.000.000 to VND 10.000.000 shall be imposed for purchasing and selling plant varieties (except for perennial fruit trees and industrial perennials) without having documents ensuring tracing of the origin of plant variety batches or documents on the quality of plant variety batches according to regulations.

3. A fine shall be imposed for purchasing and selling perennial fruit trees and industrial perennials without having documents ensuring tracing of the origin of plant variety batches or documents on the quality of plant variety batches according to regulations. To be specific:

a) A fine ranging from VND 3.000.000 to VND 4.000.000 shall be imposed for purchasing and selling a plant variety batch of less than 100 plant varieties;

b) A fine ranging from VND 4.000.000 to VND 5.000.000 shall be imposed for purchasing and selling a plant variety batch of from 100 plant varieties to less than 200 plant varieties;

c) A fine ranging from VND 5.000.000 to VND 7.000.000 shall be imposed for purchasing and selling a plant variety batch of from 200 plant varieties to less than 500 plant varieties;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



4. A fine shall be imposed for purchasing and selling plant varieties whose period of use expires. To be specific:

a) A fine ranging from VND 1.000.000 to VND 3.000.000 shall be imposed for a plant variety batch worth less than VND 5.000.000;

b) A fine ranging from VND 3.000.000 to VND 5.000.000 shall be imposed for a plant variety batch worth from VND 5.000.000 to less than VND 10.000.000;

c) A fine ranging from VND 5.000.000 to VND 10.000.000 shall be imposed for a plant variety batch worth from VND 10.000.000 to less than VND 20.000.000;

d) A fine ranging from VND 10.000.000 to VND 15.000.000 shall be imposed for a plant variety batch worth from VND 20.000.000 to less than VND 30.000.000;

dd) A fine ranging from VND 15.000.000 to VND 20.000.000 shall be imposed for a plant variety batch worth from VND 30.000.000 to less than VND 40.000.000;

e) A fine ranging from VND 20.000.000 to VND 30.000.000 shall be imposed for a plant variety batch worth from VND 40.000.000 to less than VND 50.000.000;

g) A fine ranging from VND 30.000.000 to VND 40.000.000 shall be imposed for a plant variety batch worth from VND 50.000.000 to less than VND 70.000.000;

h) A fine ranging from VND 40.000.000 to VND 50.000.000 shall be imposed for a plant variety batch worth over VND 70.000.000;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) A fine ranging from VND 5.000.000 to VND 10.000.000 shall be imposed for an amount of purchased/sold plant varieties worth less than VND 50.000.000 or in case the illegal profit obtained is less than VND 15.000.000;

b) A fine ranging from VND 10.000.000 to VND 15.000.000 shall be imposed for an amount of purchased/sold plant varieties worth from VND 50.000.000 to less than VND 75.000.000 or in case the illegal profit obtained is from VND 15.000.000 to less than VND 25.000.000;

c) A fine ranging from VND 15.000.000 to VND 20.000.000 shall be imposed for an amount of purchased/sold plant varieties worth from VND 75.000.000 to less than VND 100.000.000 or in case the illegal profit obtained is from VND 25.000.000 to less than VND 35.000.000;

d) A fine ranging from VND 20.000.000 to VND 25.000.000 shall be imposed for an amount of purchased/sold plant varieties worth from VND 100.000.000 to less than VND 125.000.000 or in case the illegal profit obtained is from VND 35.000.000 to less than VND 50.000.000;

dd) A fine ranging from VND 25.000.000 to VND 30.000.000 shall be imposed for an amount of purchased/sold plant varieties worth from VND 125.000.000 to less than VND 150.000.000 or in case the illegal profit obtained is from VND 50.000.000 to less than VND 65.000.000;

e) A fine ranging from VND 30.000.000 to VND 35.000.000 shall be imposed for an amount of purchased/sold plant varieties worth from VND 150.000.000 to less than VND 175.000.000 or in case the illegal profit obtained is from VND 65.000.000 to less than VND 80.000.000;

g) A fine ranging from VND 35.000.000 to VND 40.000.000 shall be imposed for an amount of purchased/sold plant varieties worth from VND 175.000.000 to less than VND 200.000.000 or in case the illegal profit obtained is from VND 80.000.000 to less than 100.000.000;

h) A fine ranging from VND 40.000.000 to VND 50.000.000 shall be imposed for an amount of purchased/sold plant varieties worth over VND 200.000.000 or in case the illegal profit obtained is over VND 100.000.000 when there is a decision not to institute criminal proceedings, a decision on annulment of the decision on institution of criminal proceedings, a decision to terminate investigation, a decision to dismiss the lawsuit, or a decision to dismiss the lawsuit against the suspect or to grant exemption from criminal liability according to judgments issued by the presiding agency;

6. Additional penalty:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



7. Remedial measures:

a) Enforced repurposing of plant varieties for any violation specified in Clause 4 of this Article; enforce destruction of plant varieties that are not eligible for repurposing.

b) Enforced destruction of plant varieties for any violation specified in Clause 5 of this Article;

c) Enforced return of illegal profits obtained from violations specified in this Article.

Article 12. Violations against regulations on evaluation of plant variety cultivation fields

1. A fine ranging from VND 3.000.000 to VND 5.000.000 shall be imposed for failing to evaluate plant variety cultivation fields according to the certificate of training in evaluation of plant variety cultivation fields.

2. A fine ranging from VND 5.000.000 to VND 7.000.000 shall be imposed for failing to evaluate plant variety cultivation fields according to national standards on methods for evaluation of plant variety cultivation fields.

3. A fine ranging from VND 7.000.000 to VND 10.000.000 shall be imposed for evaluating plant variety cultivation fields without obtaining the certificate of training in evaluation of plant variety cultivation fields.

4. A fine ranging from VND 15.000.000 to VND 20.000.000 shall be imposed for producing plant varieties without evaluating plant variety cultivation fields according to regulations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



The certificate of training in evaluation of plant variety cultivation fields shall be suspended for a fixed period of 06 - 12 months for commission of one of the violations prescribed in Clauses 1 and 2 of this Article.

6. Remedial measures:

a) Enforced cancellation of results of testing plant varieties for violations specified in Clauses 1, 2 and 3 of this Article;

b) Enforced repurposing of plant variety batches for violations specified in this Article.

Article 13. Violations against regulations on sampling of propagating materials

1. A fine ranging from VND 2.000.000 to VND 3.000.000 shall be imposed for failing to take samples of propagating materials according to the certificate of training in sampling of propagating materials.

2. A fine ranging from VND 3.000.000 to VND 5.000.000 shall be imposed for failing to take samples of propagating materials according to national standards on methods for sampling of propagating materials.

3. A fine ranging from VND 5.000.000 to VND 7.000.000 shall be imposed for taking samples of propagating materials without obtaining the certificate of training in sampling of propagating materials.

4. Additional penalty:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



5. Remedial measure:

Enforced cancellation of results of sampling of propagating materials and results of analysis and testing of the quality of propagating materials for violations specified in this Article.

Article 14. Violations against regulations on export of plant varieties

1. A fine ranging from VND 10.000.000 to VND 15.000.000 shall be imposed for exporting plant varieties and their hybrid seeds without obtaining the decision on recognition of circulation, permission for self-declaration of circulation, and appearing in the Nomenclature of genetic resources of plant varieties prohibited from export for research, testing, advertising, exhibition and non-commercial international exchange purposes in contravention of the plant variety export license.

2. A fine ranging from VND 15.000.000 to VND 20.000.000 shall be imposed for exporting, without obtaining the plant variety export license, plant varieties and their hybrid seeds without obtaining the decision on recognition of circulation, permission for self-declaration of circulation, and appearing in the Nomenclature of genetic resources of plant varieties prohibited from export for research, testing, advertising, exhibition and non-commercial international exchange purposes.

3. A fine ranging from VND 40.000.000 to VND 50.000.000 shall be imposed for exporting plant varieties that are included in the Nomenclature of genetic resources of plant varieties prohibited from export.

4. Additional penalty:

Exhibits and instrumentalities used for committing administrative violations specified in this Article shall be confiscated;

5. Remedial measure:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 15. Violations against regulations on import of plant varieties

1. A fine ranging from VND 3.000.000 to VND 5.000.000 shall be imposed for importing, without reporting results of import and use of plant varieties to the competent authority according to regulations, plant varieties without obtaining the decision on recognition of circulation, permission for self-declaration of circulation for research, testing, advertising, exhibition and non-commercial international exchange purposes.

2. A fine ranging from VND 10.000.000 to VND 15.000.000 shall be imposed for failing to import plant varieties without obtaining the decision on recognition of circulation, permission for self-declaration of circulation for research, testing, advertising, exhibition and non-commercial international exchange purposes according to the plant variety export license.

3. A fine ranging from VND 15.000.000 to VND 20.000.000 shall be imposed for importing, without the plant variety export license, plant varieties without obtaining the decision on recognition of circulation, permission for self-declaration of circulation for research, testing, advertising, exhibition and non-commercial international exchange purposes.

4. A fine ranging from VND 40.000.000 to VND 50.000.000 shall be imposed for importing plant varieties that are harmful to production, human health and ecological environment.

5. Remedial measure:

a) Enforced re-export of plant varieties for violations specified in Clauses 2, 3 and 4 of this Article; Enforced destruction of plant varieties in case where such plant varieties cannot be re-exported;

b) Enforced implementation of measures for control of environmental pollution and prevention of the spread of epidemics for violations specified in Clause 4 of this Article;

Article 16. Violations against regulations on management of licenses and practicing certificates of plant varieties

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Decision on recognition of circulation of the plant variety or a decision on recognition of new plant varieties;

b) Decision on recognition of a plant variety testing organization;

c) Decision on recognition of the first-generation plant or a decision on recognition of the first-generation plant garden;

d) Certificate of training in field inspection; a certificate of sampling of propagating materials;

dd) Practicing certificate for representative service of rights to plant varieties;

e) License to export and import plant varieties.

2. A fine ranging from VND 15.000.000 to VND 20.000.000 shall be imposed for erasing or intentionally correcting contents of one of licenses or practicing certificates of plant varieties specified in Clause 1 of this Article;

3. Remedial measures:

a) Enforced return of illegal profits obtained from violations specified in Clause 1 of this Article.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 17. Violations against regulations on rights of plant variety patent holders

1. A fine ranging from VND 20.000.000 to VND 30.000.000 shall be imposed for using a plant variety, of which the application for a patent has been accepted, for commercial purposes without payment of compensates as regulated in Article 189 of the Law on Intellectual Property.

2. A fine ranging from VND 40.000.000 to VND 50.000.000 shall be imposed for using rights of a plant variety patent holder on propagating materials of a registered plant variety without consent of such patent holder for any of the following purposes:

a) Production or propagation;

b) Treatment for propagation purpose;

c) Offering;

d) Sale or performance of activities for access to the market;

dd) Export;

e) Import;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



h) Performance of any of the acts in Points a, b, c, d, dd and e of this Clause with regard to plant varieties of which the production must use the registered varieties;

i) Performance of any of the acts specified in Points a, b, c, d, dd and e of this Clause with regard to plant varieties originated from registered plant varieties, except for the cases where a registered plant variety is originated from another.

3. A fine ranging from VND 40.000.000 to VND 50.000.000 shall be imposed for using any harvested material obtained from the illegal use of propagating materials of the registered plant variety to perform the acts specified in Clause 2 of this Article, except for the case where the plant variety patent holder has had the reasonable opportunity to exercise his or her right to propagation materials without exercising the right.

4. A fine ranging from VND 40.000.000 to VND 50.000.000 shall be imposed for using a variety denomination which is the same or similar with the denomination of a registered variety of the same, or a closely related, species.

5. Additional penalty:

Exhibits and instrumentalities used for committing administrative violations specified in Clauses 1, 2 and 3 of this Article shall be confiscated;

6. Remedial measure:

Enforced return of illegal profits obtained from violations specified in this Article.

Article 18. Violations against regulations on obligations of plant variety patent holders and plant breeders

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Plant variety patent holders fail to transfer the rights to use registered varieties upon decisions on compulsory transfer granted by competent agencies.

b) Plant variety patent holders fail to pay remuneration to plant breeders as regulated;

c) Plant variety patent holders fail to meet requirements for distinctness, uniformity and stability of registered plant varieties as at the time when plant variety patents are granted but still exploit and use propagating materials;

d) Plant breeders fail to assist plant variety patent holders in maintaining propagating materials of registered plant varieties;

2. A fine ranging from VND 20.000.000 to VND 30.000.000 shall be imposed for using plant variety patents, whose validity is expired, suspended or annulled, to exercise rights to plant varieties.

3. Remedial measures:

a) Enforced return of illegal profits obtained from violations specified in Point c Clause 1 and Clause 2 of this Article;

b) Enforced return of plant variety patents to competent authorities or persons that have issued such patents for violations specified in point c Clause 1 of this Article.

Article 19. Violations against regulations on collection of plant by-products

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 20. Violations against regulations on protection and use of topsoil of arable land for wet rice cultivation

1. A fine shall be imposed for constructing works on land repurposed from arable wet rice cultivation land that affects the topsoil without a topsoil use plan. To be specific:

a) A fine ranging from VND 5.000.000 to VND 10.000.000 shall be imposed for a land area of below 0,5 ha;

b) A fine ranging from VND 10.000.000 to VND 20.000.000 shall be imposed for a land area from 0,5 ha to below 1,0 ha;

c) A fine ranging from VND 20.000.000 to VND 30.000.000 shall be imposed for a land area from 1,0 ha to below 3,0 ha;

d) A fine ranging from VND 30.000.000 to VND 40.000.000 shall be imposed for a land area from 3,0 ha to below 5,0 ha;

dd) A fine ranging from VND 40.000.000 to VND 50.000.000 shall be imposed for a land area of equal to and more than 5,0 ha;

2. A fine shall be imposed for constructing works on land repurposed from arable wet rice cultivation land that affects the topsoil without extraction of the topsoil according to the topsoil use plan. To be specific:

a) A fine ranging from VND 5.000.000 to VND 10.000.000 shall be imposed for a land area of below 0.5 ha;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) A fine ranging from VND 20.000.000 to VND 30.000.000 shall be imposed for a land area from 1,0 ha to below 3,0 ha;

d) A fine ranging from VND 30.000.000 to VND 40.000.000 shall be imposed for a land area from 3,0 ha to below 5,0 ha;

dd) A fine ranging from VND 40.000.000 to VND 50.000.000 shall be imposed for a land area of equal to and more than 5,0 ha;

3. Additional penalty:

Operation shall be suspended for 01 – 03 months for violations specified in this Article;

4. Remedial measures:

a) Enforced formulation of the topsoil use plan and extraction of the topsoil according to this plan for violations specified in Clause 1 of this Article;

b) Enforced extraction of the topsoil according to the topsoil use plan for violations specified in Clause 2 of this Article;

Chapter III

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 21. Violations against regulations on production of fertilizers

1. A warning shall be issued for failing to make annual reports on production, export and import of fertilizers.

2. A fine ranging from VND 5.000.000 to VND 10.000.000 shall be imposed for one of the following violations:

a) Falling to set up spacious areas intended for separate storage of raw materials and finished products;

b) Failing to make annual reports on production, export and import of fertilizers for 2 consecutive years or failing to make adhoc reports at the request of competent state management agencies.

c) Failing to have laboratories conforming to ISO 17025 standards or enter into contracts with other designated testing organizations according to regulations of laws on product and goods quality to assess quality indicators of their fertilizers (except for establishments for the sole purpose of fertilizer packaging).

3. A fine ranging from VND 10.000.000 to VND 15.000.000 shall be imposed for one of the following violations:

a) Persons directly managing manufacturing of fertilizers fail to hold university or higher degrees in one of the following specialties, including crop farming, plant protection, agro-chemistry, pedology, agronomy, chemistry and biology.

b) Failing to seize or failing to meet the deadline for seizure of fertilizers stipulated in competent authority’s decisions.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



d) Failing to keep a record of test results under regulations on record-keeping duration of specific fertilizer batches;

4. A fine ranging from VND 15.000.000 to VND 20.000.000 shall be imposed for one of the following violations:

a) Failing to carry out testing and assessment of quality of each batch of finished fertilizers in one of the laboratories specified in Clause 3 Article 12 of Government’s Decree No. 84/2019/ND-CP dated November 14, 2019 on management of fertilizers or a designated laboratory before selling them on the market;

b) Failing to establish the quality management system compliant with ISO 9001 or equivalent (except for establishments that have been established for fewer than 01 year).

5. A fine ranging from VND 20.000.000 to VND 25.000.000 shall be imposed for using fertilizer manufacturing lines and machinery, which do not comply with the process of production of each type of fertilizers specified in the application for the certificate of eligibility for fertilizer production sent to relevant competent authorities.

6. A fine shall be imposed for any violation against regulations on certificate of eligibility for fertilizer production. To be specific:

a) A fine ranging from VND 10.000.000 to VND 15.000.000 shall be imposed for erasing or intentionally correcting contents of the certificate of eligibility for fertilizer production;

b) A fine ranging from VND 20.000.000 to VND 30.000.000 shall be imposed for failing to re-submit the certificate of eligibility for fertilizer production according to the decision of the competent authority;

c) A fine ranging from VND 30.000.000 to VND 40.000.000 shall be imposed for producing fertilizers of which types are not specified in the certificate of eligibility for fertilizer production;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



dd) A fine ranging from VND 60.000.000 to VND 70.000.000 shall be imposed for producing fertilizers without obtaining the certificate of eligibility for fertilizer production; or in case where the certificate of eligibility for fertilizer production has expired, suspended or withdrawn;

7. A fine shall be imposed for producing fertilizers without obtaining the decision on authorization of marketing of fertilizers in Vietnam (except for production of fertilizers for research and testing; production of fertilizers in pilot manufacturing projects or programs for assistance in transfer of engineering and technological advances which are implemented within the project or program execution duration), or with the decision on authorization of marketing of fertilizers in Vietnam that has expired or revoked.

a) A fine ranging from VND 40.000.000 to VND 50.000.000 shall be imposed for a fertilizer batch worth less than VND 50.000.000;

b) A fine ranging from VND 40.000.000 to VND 50.000.000 shall be imposed for a fertilizer batch worth from VND 50.000.000 to less than VND 70.000.000;

c) A fine ranging from VND 60.000.000 to VND 70.000.000 shall be imposed for a fertilizer batch worth from VND 70.000.000 to less than VND 100.000.000;

d) A fine ranging from VND 70.000.000 to VND 80.000.000 shall be imposed for a fertilizer batch worth from VND 100.000.000 to less than VND 150.000.000;

dd) A fine ranging from VND 80.000.000 to VND 90.000.000 shall be imposed for a fertilizer batch worth from VND 150.000.000 to less than VND 200.000.000;

8. A fine ranging from VND 90.000.000 to VND 100.000.000 shall be imposed for producing fertilizers without obtaining the decision on authorization of marketing of fertilizers in Vietnam (except for production of fertilizers for research and testing; production of fertilizers in pilot manufacturing projects or programs for assistance in transfer of engineering and technological advances which are implemented within the project or program execution duration); or producing fertilizers with the decision on authorization of marketing of fertilizers in Vietnam that has expired or revoked which are worth VND 200.000.000 and above or to earn illegal gains which are worth from VND 100.000.000 and above when there is a decision not to institute criminal proceedings, a decision on annulment of the decision on institution of criminal proceedings, a decision to terminate investigation, a decision to dismiss the lawsuit, or a decision to dismiss the lawsuit against the suspect or to grant exemption from criminal liability according to judgments issued by the presiding agency.

9. Additional penalties:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) The certificate of eligibility for fertilizer production shall be suspended for a fixed period of 06 - 09 months if one of the violations prescribed in Clause 5 of this Article is repeated or re-committed;

c) The certificate of eligibility for fertilizer production shall be suspended for a fixed period of 06 - 09 months if one of the violations prescribed in Points c and d Clause 6 and Points a, b and c Clause 7 of this Article is committed;

d) The certificate of eligibility for fertilizer production shall be suspended for a fixed period of 09 - 12 months if one of the violations prescribed in Points d and dd Clause 7 of this Article is committed;

dd) The certificate of eligibility for fertilizer production shall be suspended for a fixed period of 20 - 24 months if one of the violations prescribed in Clause 8 of this Article is committed;

10. Remedial measures:

a) Enforced seizure of fertilizer for re-testing for violations specified in Point a, Clause 4 of this Article;

b) Enforced return of the certificate of eligibility for fertilizer production for violations specified in Point a, Clause 6 of this Article to the competent authority or person that has issued such certificate.

c) Enforced destruction of fertilizers for violations specified in Point c Clause 6 of this Article;

d) Enforced destruction of fertilizers without obtaining the decision on authorization of marketing of fertilizers in Vietnam or fertilizers with the decision on authorization of marketing of fertilizers in Vietnam which has expired or revoked for violations specified in Clauses 7 and 8 of this Article;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 22. Violations against regulations on trade in fertilizers (except for import of fertilizers)

1. A fine ranging from VND 3.000.000 to VND 5.000.000 shall be imposed for erasing or intentionally correcting contents of the certificate of eligibility for fertilizer trade;

2. A fine ranging from VND 10.000.000 to VND 15.000.000 shall be imposed for one of the following violations:

a) Trading fertilizers without obtaining the certificate of eligibility for fertilizer trade;

b) Trading fertilizers even when the certificate of eligibility for fertilizer trade has suspended or withdrawn;

c) Failing to maintain the satisfaction of requirements for trade in fertilizers according to regulations in Clause 2 Article 42 of the 2018 Law on Crop Production throughout the process of operation.

3. A fine shall be imposed for trading fertilizers without obtaining the decision on authorization of marketing of fertilizers in Vietnam or fertilizers with the decision on authorization of marketing of fertilizers in Vietnam which has expired or revoked. To be specific:

a) A fine ranging from VND 10.000.000 to VND 20.000.000 shall be imposed for a fertilizer batch worth less than VND 50.000.000;

b) A fine ranging from VND 20.000.000 to VND 30.000.000 shall be imposed for a fertilizer batch worth from VND 50.000.000 to less than VND 100.000.000;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



d) A fine ranging from VND 40.000.000 to VND 50.000.000 shall be imposed for a fertilizer batch worth from VND 150.000.000 to less than VND 200.000.000;

dd) A fine ranging from VND 50.000.000 to VND 60.000.000 shall be imposed for trading fertilizers without obtaining the decision on authorization of marketing of fertilizers in Vietnam; or trading fertilizers with the decision on authorization of marketing of fertilizers in Vietnam that has expired or revoked which are worth VND 200.000.000 and above when there is a decision not to institute criminal proceedings, a decision on annulment of the decision on institution of criminal proceedings, a decision to terminate investigation, a decision to dismiss the lawsuit, or a decision to dismiss the lawsuit against the suspect or to grant exemption from criminal liability according to judgments issued by the presiding agency.

4. Additional penalties:

a) The certificate of eligibility for fertilizer trade shall be suspended for a fixed period of 01 - 03 months if the violation prescribed in Point a Clause 3 of this Article is committed;

b) The certificate of eligibility for fertilizer trade shall be suspended for a fixed period of 03 - 06 months if the violation prescribed in Point b Clause 3 of this Article is committed;

c) The certificate of eligibility for fertilizer trade shall be suspended for a fixed period of 06 - 09 months if the violation prescribed in Point c Clause 3 of this Article is committed;

d) The certificate of eligibility for fertilizer trade shall be suspended for a fixed period of 09 - 12 months if the violation prescribed in Point d Clause 3 of this Article is committed;

d) The certificate of eligibility for fertilizer trade shall be suspended for a fixed period of 12 - 15 months if the violation prescribed in Point dd Clause 3 of this Article is committed;

5. Remedial measures:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Enforced return of the certificate of eligibility for fertilizer trade for violations specified in Clause 1 of this Article to the competent authority or person that has issued such certificate.

Article 23. Violations against regulations on import of fertilizers

1. A fine ranging from VND 5.000.000 to VND 10.000.000 shall be imposed for erasing or intentionally correcting contents of the fertilizer import license;

2. A fine shall be imposed for importing fertilizers that do not meet quality standards, expired fertilizers, fertilizers that have not been recognized for circulation in Vietnam without obtaining the fertilizer import license or fertilizers without obtaining the fertilizer import license with respect to those of which import requires the import license. To be specific:

a) A fine ranging from VND 1.000.000 to VND 2.500.000 shall be imposed for a fertilizer batch worth less than VND 20.000.000;

b) A fine ranging from VND 2.500.000 to VND 5.000.000 shall be imposed for a fertilizer batch worth from VND 20.000.000 to less than VND 30.000.000;

c) A fine ranging from VND 5.000.000 to VND 10.000.000 shall be imposed for a fertilizer batch worth from VND 30.000.000 to less than VND 50.000.000;

d) A fine ranging from VND 10.000.000 to VND 15.000.000 shall be imposed for a fertilizer batch worth from VND 50.000.000 to less than VND 100.000.000;

dd) A fine ranging from VND 15.000.000 to VND 25.000.000 shall be imposed for a fertilizer batch worth VND 100.000.000 and above;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Enforced re-export of fertilizers for any violation specified in Clause 2 of this Article in case of import of fertilizers that do not meet quality standards (except for fertilizers that do not meet standards of pHH2O, humidity and density) or fertilizers that have not been recognized for circulation in Vietnam without obtaining the fertilizer import license or fertilizers without obtaining the fertilizer import license with respect to those of which import requires the import license. Enforced destruction of fertilizers in case such fertilizers cannot be re-exported;

b) Enforced recycling of fertilizers for any violation specified in Clause 2 of this Article in case of import of fertilizers that have been recognized for circulation in Vietnam but fail to meet standards of pHH2O, humidity and density). Enforced re-export or destruction of fertilizers in case such fertilizers cannot be recycled;

c) Enforced re-export of fertilizers for violations specified in Clause 2 of this Article in case of import of expired fertilizers; Enforced destruction of fertilizers in case such fertilizers cannot be re-exported;

d) Enforced return of the fertilizer import license for violations specified in Clause 1 of this Article to the competent authority or person that has issued such license.

Article 24. Violations against regulations on use of imported fertilizers for purposes other than those specified in the fertilizer import license

1. A fine ranging from VND 10.000.000 to VND 20.000.000 shall be imposed for using imported fertilizers for purposes other than those specified in the fertilizer import license.

2. Additional penalty:

The fertilizer import license shall be suspended for a fixed period of 06 - 12 months if one of the violations prescribed in this Article is committed;

3. Remedial measures:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Enforced repayment of monetary amounts equivalent to the value of fertilizers in case where exhibits and instrumentalities have already been used or cannot be seized for violations prescribed in this Article.

Article 25. Violations against regulations on fertilizer sampling; testing of quality of fertilizers

1. A fine ranging from VND 5.000.000 to VND 10.000.000 shall be imposed for one of the following violations against regulations on fertilizer sampling for assessment and certification of conformity or for state management:

a) Collecting fertilizer samples without obtaining the certificate of fertilizer sampling, the certificate of training in fertilizer sampling or the certificate of training as a fertilizer sampling technician;

b) Failing to apply the sampling method in conformity with national standards for fertilizer sampling, or apply the sampling method approved by the competent authority with respect to fertilizers for which the national fertilizer sampling standard is not available.

2. A fine ranging from VND 10.000.000 to VND 15.000.000 shall be imposed for failing to declare the sampling method and testing method in conformity with the technical regulations, national standards or fundamental standards for fertilizers for which the technical regulations and national standards are not available.

3. A fine shall be imposed for any violation against regulations on fertilizer testing. To be specific:

a) A fine ranging from VND 30.000.000 to VND 40.000.000 shall be imposed for testing the quality of fertilizers intended for state management in which the used test falls outside of the stipulated scope;

b) A fine ranging from VND 40.000.000 to VND 50.000.000 shall be imposed for testing the quality of fertilizers intended for state management without obtaining recognition from the competent authority or in case where the recognition decision has expired.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



The recognition decision shall be suspended for a fixed period of 06 - 12 months if the violation prescribed in Point a Clause 3 of this Article is committed;

5. Remedial measure:

Enforced cancellation of results of fertilizer sampling and fertilizer quality testing for violations specified in Clauses 1 and 3 of this Article.

Article 26. Violations against regulations on fertilizer testing

1. A fine ranging from VND 5.000.000 to VND 10.000.000 shall be imposed for one of the following violations:

a) Failing to keep fertilizer testing dossiers as legally prescribed;

b) Failing to submit annual review reports on performance of fertilizer testing organizations or ad-hoc reports requested by relevant competent authorities.

2. A fine ranging from VND 15.000.000 to VND 20.000.000 shall be imposed for one of the following violations:

a) Failing to maintain fulfillment of eligibility conditions of fertilizer testing organizations during the testing process;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. A fine ranging from VND 20.000.000 to VND 30.000.000 shall be imposed for providing incorrect results of fertilizer testing.

4. A fine ranging from VND 30.000.000 to VND 40.000.000 shall be imposed for providing testing results even though there is none of fertilizer tests or fertilizer tests do not conform to applicable regulations.

5. A fine ranging from VND 40.000.000 to VND 50.000.000 shall be imposed for erasing or intentionally correcting fertilizer testing documents;

6. Additional penalties:

a) The decision on recognition of fertilizer testing organizations or the decision on recognition of fertilizer testing eligibility shall be suspended for a fixed period of 06 - 12 months if one of the violations prescribed in Clause 2 of this Article is repeated or re-committed.

b) The decision on recognition of fertilizer testing organizations or the decision on recognition of fertilizer testing eligibility shall be suspended for a fixed period of 09 - 12 months if the violation prescribed in Clause 4 of this Article is committed.

c) The decision on recognition of fertilizer testing organizations or the decision on recognition of fertilizer testing eligibility shall be suspended for a fixed period of 12 - 18 months if the violation prescribed in Clause 5 of this Article is committed.

7. Remedial measures:

a) Enforced cancellation of fertilizer testing results for violations specified in Clauses 2, 3, 4 and 5 of this Article;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 27. Violations against regulations on use of fertilizers

1. A warning shall be issued for using fertilizers without observing instructions for use printed on fertilizer product labels.

2. A fine ranging from VND 500.000 to VND 1.000.000 shall be imposed for fertilizes of unknown origin.

Chapter IV

REMEDIAL MEASURES, AUTHORITY TO IMPOSE ADMINISTRATIVE PENALTIES AND FINES, DELEGATION OF AUTHORITY TO IMPOSE ADMINISTRATIVE PENALTIES AND FINES AND RECORD ADMINISTRATIVE VIOLATIONS AGAINST REGULATIONS ON CROP PRODUCTION.

Article 28. Authority to record administrative violations

1. Persons having authority to record administrative violations against regulations on crop production include:

a) Persons having authority to impose administrative penalties for violations against regulations on crop production specified in Article 29 through Article 35 of this Decree;

b) Public employees who work in agencies specified in Articles 29, 30, 32 and 33 of this Decree and are assigned to conduct inspection for detection of administrative violations against regulations of crop production;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. The persons having authority to record administrative violations specified in Clause 1 of this Article shall be responsible for issuing penalty imposition decisions or requesting the competent authorities in Article 29 through Article 35 hereof to issue penalty imposition decisions.

Article 29. Authority to impose administrative penalties of specialized inspectorate

1. The inspector and the person assigned to conduct specialized inspection of the crop production sector shall have the authority to:

a) Issue warning;

b) Impose a fine of up to VND 500.000 for any violation against regulations on crop production;

c) Confiscate any exhibit and instrumentality used for committing administrative violations which is worth up to VND 1.000.000;

2. The chief inspector of the Department of Agriculture and Rural Development, the Director of Plant Protection Subdepartment, the Director of the Crop Production and Plant Protection Subdepartment, the Leader of the inspectorate in the Department of Agriculture and Rural Development, the Leader of the inspectorate in Crop Production Department, the Leader of the inspectorate in Plant Protection Department, the Leader of the inspectorate in Crop Production and Plant Protection Subdepartment, shall have authority to:

a) Issue warning;

b) Impose a fine of up to VND 25.000.000 for any violation against regulations on crop production (except for fertilizers); impose a fine of up to VND 50.000.000 for any violation against regulations on fertilizers;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



d) Confiscate any exhibit and instrumentality used for committing administrative violations against regulations on crop production (except for fertilizers) which is worth up to VND 50.000.000; any exhibit and instrumentality used for committing administrative violations against regulations on fertilizers which is worth up to VND 100.000.000;

dd) Adopt remedial measures specified in Points b, c, d, dd, e, g, h, i, k, l, m, n, o and p Clause 3 Article 4 of this Decree.

3. The Leader of the inspectorate who is issued with the decision on inspection and inspectorate establishment by the Minister of Agriculture and Rural Development, the chief inspector of the Ministry of Agriculture and Rural Development shall have authority to:

a) Issue warning;

b) Impose a fine of up to VND 35.000.000 for any violation against regulations on crop production (except for fertilizers); impose a fine of up to VND 70.000.000 for any violation against regulations on fertilizers;

c) Suspend the license or practicing certificate or suspend the operation;

d) Confiscate any exhibit and instrumentality used for committing administrative violations against regulations on crop production (except for fertilizers) which is worth up to VND 70.000.000; any exhibit and instrumentality used for committing administrative violations against regulations on fertilizers which is worth up to VND 140.000.000;

dd) Adopt remedial measures specified in Points b, c, d, dd, e, g, h, i, k, l, m, n, o and p Clause 3 Article 4 of this Decree.

4. The chief inspector of the Ministry of Agriculture and Rural Development, the Director of Plant Protection Department, the Director of the Crop Production shall have authority to:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Impose a fine of up to VND 50.000.000 for any violation against regulations on crop production (except for fertilizers); impose a fine of up to VND 100.000.000 for any violation against regulations on fertilizers;

c) Suspend the license or practicing certificate or suspend the operation;

d) Confiscate exhibits and instrumentalities used for committing administrative violations;

dd) Adopt remedial measures specified in Clause 3 Article 4 of this Decree.

5. The Chief inspector of Department, the Leader of the land inspectorate who is issued with the decision on inspection and inspectorate establishment by the Director of Department, the Chief inspector of Department of Natural Resources and Environment; the Leader of the inspectorate in the Ministry of Natural Resources and Environment; the Chief inspector of the Ministry of Natural Resources and Environment shall have authority to:

a) Impose a fine of up to VND 50.000.000 for any violation specified in Article 20 of this Decree;

b) Suspend operation;

c) Adopt remedial measures specified in points h and i Clause 3 Article 4 of this Decree.

Article 30. Authority to impose administrative penalties of Presidents of all-level People’s Committees

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Issue warning;

b) Impose a fine of up to VND 5.000.000 for any violation against regulations on crop production;

c) Confiscate any exhibit and instrumentality used for committing administrative violations which is worth up to VND 10.000.000;

d) Adopt remedial measures specified in point dd Clause 3 Article 4 of this Decree.

2. The President of the district-level People’s Committee shall have authority to:

a) Issue warning;

b) Impose a fine of up to VND 25.000.000 for any violation against regulations on crop production (except for fertilizers); impose a fine of up to VND 50.000.000 for any violation against regulations on fertilizers;

c) Suspend the license or practicing certificate or suspend the operation;

d) Confiscate exhibits and instrumentalities used for committing administrative violations;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. The President of the provincial-level People’s Committee shall have authority to:

a) Issue warning;

b) Impose a fine of up to VND 50.000.000 for any violation against regulations on crop production (except for fertilizers); impose a fine of up to VND 100.000.000 for any violation against regulations on fertilizers;

c) Suspend the license or practicing certificate or suspend the operation;

d) Confiscate exhibits and instrumentalities used for committing administrative violations;

dd) Adopt remedial measures specified in Clause 3 Article 4 of this Decree.

Article 31. Authority to impose administrative penalties of the People’s Public Security force

1. The on-duty officer of the People’s Public Security force shall have authority to:

a) Issue warning;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. The head who supervises the persons specified in Clause 1 of this Article shall have authority to:

a) Issue warning;

b) Impose a fine of up to VND 1.500.000 for any violation against regulations on crop production;

3. The head of commune-level police department, the Commander of the police station and the Head of the police station at border checkpoint or export processing zone shall have authority to:

a) Issue warning;

b) Impose a fine of up to VND 2.500.000 for any violation against regulations on crop production.

c) Confiscate any exhibit and instrumentality used for committing administrative violations which is worth up to VND 5.000.000;

4. The head of district-level police department; the head of the specialized unit of the Traffic Police Department; heads of units of the province-level police department, including the head of environmental crime prevention and control police unit, the head of the investigation police division for corruption, economic and smuggling crimes, the head of the economic security unit, the head of the social order administrative management unit shall have authority to:

a) Issue warning;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) Suspend the license or practicing certificate or suspend the operation;

d) Confiscate any exhibit and instrumentality used for committing administrative violations against regulations on crop production (except for fertilizers) which is worth up to VND 20.000.000; any exhibit and instrumentality used for committing administrative violations against regulations on fertilizers which is worth up to VND 40.000.000;

dd) Adopt remedial measures specified in points c, dd, e, g, h, i, k, l, n and p Clause 3 Article 4 of this Decree.

5. The Director of province-level police department shall have authority to:

a) Issue warning;

b) Impose a fine of up to VND 25.000.000 for any violation against regulations on crop production (except for fertilizers); impose a fine of up to VND 50.000.000 for any violation against regulations on fertilizers;

c) Suspend the license or practicing certificate or suspend the operation;

d) Confiscate exhibits and instrumentalities used for committing administrative violations;

dd) Adopt remedial measures specified in points b, c, d, dd, e, g, h, i, k, l, n, o and p Clause 3 Article 4 of this Decree.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Issue warning;

b) Impose a fine of up to VND 50.000.000 for any violation against regulations on crop production (except for fertilizers); impose a fine of up to VND 100.000.000 for any violation against regulations on fertilizers;

c) Suspend the license or practicing certificate or suspend the operation;

d) Confiscate exhibits and instrumentalities used for committing administrative violations;

dd) Adopt remedial measures specified in points a, b, c, d, dd, e, g, h, i, k, l, n, o and p Clause 3 Article 4 of this Decree.

Article 32. Authority to impose administrative penalties of Market Surveillance Authority

1. The on-duty market control officer shall have authority to:

a) Issue warning;

b) Impose a fine of up to VND 500.000.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Issue warning;

b) Impose a fine of up to VND 25.000.000 for any violation against regulations on crop production;

c) Adopt remedial measures specified in Points b, dd, k, l and p Clause 3 Article 4 of this Decree.

3. The Director of provincial-level Market Surveillance Department and Director of Market Surveillance Operations Department affiliated to the Vietnam Directorate of Market Surveillance shall have authority to:

a) Issue warning;

b) Impose a fine of up to VND 50.000.000 for any violation against regulations on crop production;

c) Suspend the license or practicing certificate or suspend the operation;

d) Adopt remedial measures specified in Points a, b, dd, k, l, m and p Clause 3 Article 4 of this Decree.

4. General Director of Vietnam Directorate of Market Surveillance shall have authority to:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Impose a fine of up to VND 50.000.000 for any violation against regulations on crop production (except for fertilizers); impose a fine of up to VND 100.000.000 for any violation against regulations on fertilizers;

c) Suspend the license or practicing certificate or suspend the operation;

d) Adopt remedial measures specified in Points a, b, dd, k, l, m and p Clause 3 Article 4 of this Decree.

Article 33. Authority to impose administrative penalties of Customs Authority

1. The customs officer on duty shall have authority to:

a) Issue warning;

b) Impose a fine of up to VND 500.000.

2. The team leader and the group leader of Customs Subdepartment; the team leader of the control team affiliated to provincial, inter-provincial or central-affiliated city Customs Department; the team leader of Subdepartment of Post-Clearance Inspection shall have authority to:

a) Issue warning;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. The Director of Customs Subdepartment; the Director of Subdepartment of Post-Clearance Inspection, the leader of control team affiliated to provincial, inter-provincial or central-affiliated city Customs Department; the leader of criminal investigation team, the leader of smuggling prevention team, the captain of maritime control flotilla; the leader of anti-smuggling, counterfeit product control and intellectual property team affiliated to the Smuggling Investigation and Prevention Department; the Director of Post-Clearance Inspection Sub-department as an affiliate of the Post-clearance Inspection Department shall have authority to:

a) Issue warning;

b) Impose a fine of up to VND 25.000.000 for any violation against regulations on crop production;

c) Confiscate any exhibit and instrumentality used for committing administrative violations which is worth up to VND 50.000.000;

d) Adopt remedial measures specified in Points b, dd, m and p Clause 3 Article 4 of this Decree.

4. The Director of the Smuggling Investigation and Prevention Department, the Director of the Post-clearance Inspection Department affiliated to the General Department of Vietnam Customs, and the Director of the provincial, inter-provincial or central-affiliated city Customs Department shall have authority to:

a) Issue warning;

b) Impose a fine of up to VND 50.000.000 for any violation against regulations on crop production;

c) Suspend the license or practicing certificate or suspend the operation;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



dd) Adopt remedial measures specified in Points b, dd, m and p Clause 3 Article 4 of this Decree.

5. The Director of the General Department of Vietnam Customs shall have authority to:

a) Issue warning;

b) Impose a fine of up to VND 50.000.000 for any violation against regulations on plant varieties; impose a fine of up to VND 100.000.000 for any violation against regulations on fertilizers;

c) Confiscate exhibits and instrumentalities used for committing administrative violations;

d) Adopt remedial measures specified in Points b, dd, m and p Clause 3 Article 4 of this Decree.

Article 34. Authority to impose administrative penalties of the Border Guard force

1. The on-duty officer of the Border Guard force shall have authority to:

a) Issue warning;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. The head who supervises the persons specified in Clause 1 of this Article shall have authority to: 

a) Issue warning;

b) Impose a fine of up to VND 2.500.000 for any violation against regulations on crop production;

3. The head of the border guard station, the Captain of Naval Border Guard Flotilla, and the Commander of the Border Guard Command at the port border gate shall have authority to:

a) Issue warning;

b) Impose a fine of up to VND 10.000.000 for any violation against regulations on crop production (except for fertilizers); impose a fine of up to VND 20.000.000 for any violation against regulations on fertilizers;

c) Confiscate any exhibit and instrumentality used for committing administrative violations which is worth up to VND 20.000.000;

d) Adopt remedial measures specified in Points dd, l, m and p Clause 3 Article 4 of this Decree.

4. The Chief Commander of the provincial-level Border Guard; the Captain of Naval Border Guard Squadron, and the Director of the Department of Drug and Crime Prevention and Control affiliated to the Command of Border Guard shall have authority to:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Impose a fine of up to VND 50.000.000 for any violation against regulations on crop production (except for fertilizers); impose a fine of up to VND 100.000.000 for any violation against regulations on fertilizers;

c) Suspend the license or practicing certificate or suspend the operation;

d) Confiscate exhibits and instrumentalities used for committing administrative violations;

dd) Adopt remedial measures specified in Points a, b, dd, l, m and p Clause 3 Article 4 of this Decree.

Article 35. Authority to impose administrative penalties of Coast Guard Police

1. The on-duty coastguard policemen shall have authority to:

a) Issue warning;

b) Impose a fine of up to VND 1.500.000 for any violation against regulations on crop production;

2. The Head of specialized unit of the Coast Guard Police shall have authority to:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Impose a fine of up to VND 5.000.000 for any violation against regulations on crop production;

3. The head of specialized unit of the Coast Guard Police and the head of the station of the Coast Guard Police shall have authority to:

a) Issue warning;

b) Impose a fine of up to VND 10.000.000 for any violation against regulations on crop production;

c) Adopt remedial measures specified in point dd Clause 3 Article 4 of this Decree.

4. The head of the marine group of the Coast Guard Police shall have authority to:

a) Issue warning;

b) Impose a fine of up to VND 10.000.000 for any violation against regulations on crop production (except for fertilizers); impose a fine of up to VND 20.000.000 for any violation against regulations on fertilizers;

c) Confiscate any exhibit and instrumentality used for committing administrative violations which is worth up to VND 20.000.000;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



5. The head of the naval squadron of the Coast Guard Police shall have authority to:

a) Issue warning;

b) Impose a fine of up to VND 15.000.000 for any violation against regulations on crop production (except for fertilizers); impose a fine of up to VND 30.000.000 for any violation against regulations on fertilizers;

c) Confiscate any exhibit and instrumentality used for committing administrative violations which is worth up to VND 30.000.000;

d) Adopt remedial measures specified in Points dd, l, m and p Clause 3 Article 4 of this Decree.

6. The regional commander of the Coast Guard Police, the Director of the Department of Operations and Legislation under the control by the Command of Coast Guard of Vietnam shall have authority to:

a) Issue warning;

b) Impose a fine of up to VND 25.000.000 for any violation against regulations on crop production (except for fertilizers); impose a fine of up to VND 50.000.000 for any violation against regulations on fertilizers;

c) Suspend the license or practicing certificate or suspend the operation;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



dd) Adopt remedial measures specified in Points dd, l, m and p Clause 3 Article 4 of this Decree.

7. The Commander of the Coast Guard Police shall have authority to:

a) Issue warning;

b) Impose a fine of up to VND 50.000.000 for any violation against regulations on crop production (except for fertilizers); impose a fine of up to VND 100.000.000 for any violation against regulations on fertilizers;

c) Suspend the license or practicing certificate or suspend the operation;

d) Confiscate exhibits and instrumentalities used for committing administrative violations;

dd) Adopt remedial measures specified in Points a, dd, l, m and p Clause 3 Article 4 of this Decree.

Article 36. Delegation of authority to impose penalties for administrative violations of specialized inspectorate, Presidents of all-level People’s Committees, the People’s Public Security force, Market Surveillance Authority, Customs Authority, the Border Guard force and Coast Guard Police

1. Specialized inspectorate

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) The Chief inspector of Department, the Leader of the land inspectorate who is issued with the decision on inspection and inspectorate establishment by the Director of Department, the Chief inspector of Department of Natural Resources and Environment; the Leader of the inspectorate in the Ministry of Natural Resources and Environment; the Chief inspector of the Ministry of Natural Resources and Environment shall have authority to impose penalties for administrative violations specified in Article 20 of this Decree.

2. The Presidents of all-level People’s Committees, under their authority, and within the sectors under their management and scope of duties, shall have authority to impose penalties for administrative violations against regulations on crop production specified in Chapter II and Chapter III of this Decree;

3. The People’s Public Security force, under its authority, and within the sectors under its management and scope of duties, shall have authority to impose penalties for administrative violations against regulations on crop production specified in Chapter II and Chapter III of this Decree;

4. The Market Surveillance Authority, under its authority, and within the sectors under its management and scope of duties, shall have authority to impose penalties for administrative violations against regulations on crop production related to production, trade and import of plant varieties, production, trade and import of fertilizers specified in Articles 10, 11, 15, 21, 22 and 23 of this Decree;

5. The Customs Authority, under its authority, and within the sectors under its management and scope of duties, shall have authority to impose penalties for administrative violations against regulations on crop production related to export, import, plant variety import and export licenses, fertilizer import and export licenses and use of rights of a plant variety patent holder on propagating materials of a registered plant variety for import and export specified in Articles 14 and 15, point e Clause 1 of Article 16, Point dd and e Clause 2 Article 17 and Article 23 of this Decree;

6. The Border Guard force, under its authority, and within the sectors under its management and scope of duties, shall have authority to impose penalties for administrative violations against regulations on crop production specified in Articles 11, 14, 15, point e Clause 1 Article 16, Articles 22 and 23 of this Decree.

7. The Coast Guard Police, under its authority, and within the sectors under its management and scope of duties, shall have authority to impose penalties for administrative violations against regulations on crop production that occur in the water, the exclusive economic zone or zone under the sovereignty of the Socialist Republic of Vietnam specified in Articles 11, 14, 15, 22 and 23 of this Decree.

Article 37. Suspension of licenses or practicing certificates or operation;

1. Suspension of the license or practicing certificate or operation shall comply with regulations in Chapter II and Chapter III of this Decree.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) The suspension period shall begin on the effective date of the decision on penalty imposition if the person imposing the penalty is able to confiscate the violator’s license or practicing certificate on such day;

b) If the person imposing the penalty is not able to confiscate the violator’s license or practicing certificate when the decision on penalty imposition is issued, the decision must specify that the beginning date of the suspension period is the date on which the violator submits the license or practicing certificate to the person imposing the penalty;

c) When confiscating and returning the license or practicing certificate as prescribed in Point b of this Clause, the person imposing the penalty shall make records and retain documents about the penalty.

3. During the suspension period, if the violator still keeps doing the activities in the license or practicing certificate, such violator shall incur a penalty for operating without a license or practicing certificate.

Article 38. Execution of penalties and remedial measures

1. Execution of decisions on imposition of penalties for administrative violations shall comply with regulations in Section 2 of Chapter III of the Second Part of the Law on Handling Administrative Violations and Decree No. 118/2021/ND-CP dated December 23, 2021 of the Government on elaboration of the Law on Handling Administrative Violations.

2. Other notices, documents, records, or instruments recording execution of penalties and/or remedial measures shall be included in the dossiers on imposing penalties for administrative violations in accordance with Article 57 of the Law on Handling Administrative Violations.

Chapter V

IMPLEMENTATION PROVISIONS

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. This Decree comes into force from July 28, 2023.

2. Regulations in this Decree replace regulations in the following documents:

a) Regulations on scope, regulated entities, prescriptive period, violations, penalties, fines, and remedial measures in the field of plant varieties specified in Articles 1 through Article 18 of Decree No. 31/2016/ND-CP dated May 06, 2016 of the Government on imposition of penalties for administrative violations against regulations on plant varieties, plant protection and quarantine;

b) Regulations on authority to impose penalties and record administrative violations against regulations on plant varieties specified in Articles 32, 39 and 40 of the Decree No. 31/2016/ND-CP dated May 06, 2016 of the Government on imposition of penalties for administrative violations against regulations on plant varieties, plant protection and quarantine;

c) Decree No. 55/2018/ND-CP dated April 16, 2018 of the Government on imposition of penalties for administrative violations against regulations on fertilizers;

d) Regulations on authority to impose administrative penalties for violations against regulations on plant varieties specified in Clause 7 Article 1 the Government’s Decree No. 04/2020/ND-CP dated January 03, 2020 on amendments to some Articles of Decree No. 31/2016/ND-CP dated May 06, 2016 of the Government on imposition of penalties for administrative violations against regulations on plant varieties, plant protection and quarantine; Government’s Decree No. 90/2017/ND-CP dated July 31, 2017 on imposition of penalties for administrative violations against regulations on veterinary medicine.

Article 40. Transition clauses

1. In case of violations against regulations on crop production occurring before the effective date of this Decree but then detected or being considered and settled, the Government's Decree on penalties for administrative violations that takes effect at the time of committing violations shall be applied. In case, this Decree does not provide for legal liability or impose less serious legal liability for violations that have occurred, the regulations of this Decree shall be applied.

2. If entities or persons subject to administrative penalties continue to appeal against decisions on imposition of penalties for administrative violations already issued before the effective date of this Decree, regulations of the Law on Handling Administrative Violations, Decree No. 31/2016/ND-CP dated May 06, 2016 of the Government on penalties for administrative violations against regulations on plant varieties, plant protection and quarantine; Decree No. 55/2018/ND-CP dated April 16, 2018 of the Government on penalties for administrative violations against regulations on fertilizers; Decree No. 04/2020/ND-CP dated January 03, 2020 of the Government on amendments to some Articles of the Government's Decree No. 31/2016/ND-CP dated May 06, 2016 on penalties for administrative violations against regulations on plant varieties, plant protection and quarantine; Decree No. 90/2017/ND-CP dated July 31, 2017 of the Government on penalties for administrative violations against regulations on veterinary medicine shall be applied.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Ministers, Heads of ministerial agencies, Heads of Governmental agencies, Presidents of People’s Committees of central-affiliated cities and provinces shall be responsible for implementation of this Decree.

 

 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PP. PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER




Tran Luu Quang

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Decree No. 31/2023/ND-CP dated June 09, 2023 on administrative penalties for violations against regulations on crop production

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


899

DMCA.com Protection Status
IP: 44.222.134.250
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!