Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 16/TT-UB tiếp tục đẩy mạnh vận động quần chúng đấu tranh chống tàn dư văn hoá đồi trụy phản động

Số hiệu: 16/TT-UB Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh Người ký: Lê Đình Nhơn
Ngày ban hành: 29/05/1981 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------

Số: 16/TT-UB

TP. Hồ Chí Minh, ngày 29 tháng 5 năm 1981

 

THÔNG TƯ

VỀ VIỆC TIẾP TỤC ĐẨY MẠNH CUỘC VẬN ĐỘNG QUẦN CHÚNG ĐẤU TRANH CHỐNG TÀN DƯ VĂN HOÁ ĐỒI TRUỴ PHẢN ĐỘNG

Để tiếp tục thi hành nghiêm chỉnh và triệt để chủ trương chống tàn dư văn hoá đồi truỵ và phản động, Uỷ ban Nhân dân thành phố quyết định:

I. – BIỆN PHÁP ĐẤU TRANH VÀ XỬ LÝ:

1) Đối với các quán cà phê nhạc:

a) Tiếp tục kiểm tra hành chánh và đóng cửa các quán cà phê nhạc không lành mạnh. Đồng thời có biện pháp xử lý thích đáng, kể cả truy tố trước pháp luật.

b) Những quán hàng ăn, có kèm theo cà phê, lâu nay chuyên kinh doanh phục vụ nhân dân lao động, nhưng thời gian gần đây vì chạy theo lợi nhuận có kèm theo nhạc vàng, nhạc đồi truỵ để câu khách thì : giáo dục họ không được lưu hành các loại nhạc đã có lệnh cấm và cho phép họ tiếp tục kinh doanh phục vụ tốt hơn nữa theo nhu cầu của nhân dân lao động.

c) Uỷ ban Nhân dân các Quận, Huyện và các ngành chức năng như Thương nghiệp, Thuế vụ, Tài chánh cần cho kiểm tra lại giấy phép đăng ký kinh doanh của tất cả các quán cà phê, nếu thấy quán nào có biểu hiện không lành mạnh không trực tiếp phục vụ gì cho nhu cầu nhân dân lao động thì rút giấy phép, những quán nào không có giấy phép đăng ký kinh doanh thì ra lệnh đóng cửa và có các hình thức xử phạt thích đáng, nếu quán nào có tàng trữ các loại văn hoá phẩm cấm thì coi như phạm tội cần được xử lý thích đáng. Nếu có dính líu đến sự bao che ăn hối lộ hoặc có cổ phần chia lời của những cán bộ có chức quyền thì phải làm cho rõ để xử lý triệt để.

d) Đối với những quán của một số cán bộ về hưu mở, nếu có tàng trữ, lưu hành các loại văn hoá phẩm cấm thì cũng coi như những tiệm quán vi phạm khác. Tuy nhiên, khi xử lý có xem xét hoàn cảnh đời sống cụ thể để định mức xử lý thoả đáng. Nếu là đảng viên thì ngoài hình thức kỷ luật Nhà nước cần có hình thức xử lý kỷ luật trong Đảng.

2) Đối với các hiệu bán sách: Uỷ ban Nhân dân các Quận, Huyện cho kiểm tra hành chánh tất cả các hiệu sách nếu nơi nào có bán lẫn lộn giữa sách báo cách mạng với sách báo nhảm nhí, đồi truỵ phản động thì tịch thu toàn bộ sách báo, đình chỉ các hiệu đó, bắt giữ chủ hiệu và tuỳ theo mức độ vi phạm mà định các hình thức xử lý thích đáng, kể cả truy tố trước pháp luật.

- Cấm ngặt tất cả các hình thức bày bán sách báo cách mạng trên vỉa hè, lề đường. Uỷ ban Nhân dân các Quận, Huyện tổ chức lại các cửa hiệu, các quầy bán sách báo địa phương. Đại lý bán sách báo phải là những người tin vậy và đảm bảo do quận, huyện chọn. Sở Văn hoá và thông tin căn cứ vào quyết định cụ thể của Uỷ ban Nhân dân Quận, Huyện để cấp giấy phép đăng ký bán sách báo.

3) Đối với các nhà in và các phương tiện in ấn, sang băng nhạc, ghi âm, thu thanh, phóng thanh:

a) Đây là loại đặc doanh cần phải tổ chức cần phải tổ chức đăng ký và quản lý chặt chẽ. Uỷ ban Nhân dân thành phố giao trách nhiệm cho Uỷ ban Nhân dân các Quận, Huyện trực tiếp kiểm tra và quản lý về mặt hành chánh tất cả các nhà in, các phương tiện in ấn sang băng nhạc, các cơ sở sửa chữa, ghi âm, thu thanh, phóng thanh…hiện có trên địa bàn quận, huyện. Đối với những cơ sở, những con người vi phạm in ấn, lưu hành truyền bá, các ấn phẩm xấu, đồi truỵ phản động, thì Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân Quận, Huyện ra lệnh tạm thời đóng cửa, sau đó báo cáo lên Uỷ ban Nhân dân thành phố và ngành dọc để có biện pháp xử lý.

Riêng về in ấn, Uỷ ban Nhân dân các Quận, Huyện có trách nhiệm tổ chức đăng ký quản lý tất cả các cơ sở in ấn của tập thể và của tư nhân trên địa bàn quận, huyện, kể các phương tiện in ấn ronéo , photocopie. Những cơ sở tập thể hoặc tư nhân nào đảm bảo việc thi hành đúng các thể lệ quy định mới được quận, huyện cấp giấy phép hành nghề. Cấm ngặt và tịch thu tất cả các phương tiện in ấn của tập thể và của tư nhân nào không có giấy phép hành nghề.

b) Đối với các nhà in đã có hành vi vi phạm như in lậu, in sách báo nhảm nhí thì tuỳ theo mức độ mà có thái độ xử lý thích đáng, kể cả truy tố trước pháp luật.

c) Vì in ấn là loại đặc doanh nên Sở Công an thành phố phải có kế hoạch và bố trí lực lượng, tổ chức chuyên sâu để phối hợp với các ngành chức năng giúp cho uỷ ban quận, huyện thực hiện tốt việc đăng ký quản lý nói trên.

4) Đối với các xe chạy quảng cáo trong thành phố:

a) Chỉ cho phép các xe chạy quảng cáo về hoạt động văn hoá, văn nghệ cách mạng, lành mạnh về hoạt động sản xuất kinh doanh và sản phẩm của các cơ sở của Nhà nước và tập thể đã được phép quảng cáo.

b) Tất cả các cơ sở sản xuất kinh daonh, dù là của Nhà nước, tập thể hoặc tư nhân, nếu không được phép quảng cáo đều không được cho xe chạy quảng cáo. Điều quy định này có hiệu lực 10 ngày sau khi Thông tư này được công bố trên báo đài.

5) Tăng cường, kiểm soát, kiểm duyệt và quản lý các loại văn hoá phẩm xuất nhập qua các cửa khẩu cảng Sài gòn và sân bay Tân Sơn Nhất:

- Đối với các loại tài liệu sách báo, phim ảnh, băng nhạc, nhạc phẩm xuất nhập qua các cửa khẩu cảng, sân bay, của Việt kiều về nước, khách du lịch, các phái đoàn lâm thời đến thành phố, qua bưu điện, quà biếu, kể cá các cơ sở xuất nhập cảng của Ngoại thương v.v…cần phải được tổ chức kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ.

- Uỷ ban Nhân dân thành phố giao trách nhiệm cho 3 ngành chức năng là Sở Văn hoá và thông tin , Phân cục hải quan, Sở Công an có sự phối hợp của các ngành Ngoại vụ, Hàng không dân dụng, sân bay Tân Sơn Nhất tổ chức kiểm soát và áp dụng các biện pháp xử lý đối với những người vi phạm. Uỷ ban Nhân dân thành phố sẽ ban hành quy chế về việc kiểm soát, kiểm duyệt nói trên bao gồm quy định các loại văn hoá phẩm được phép hoặc cấm xuất nhập, tổ chức kiểm soát, xử lý văn hoá phẩm, con người vi phạm và quyền hạn của mỗi ngành chức năng có liên quan.

6) Đối với việc nghe đài địch (đài BBC, VOA, Bắc Kinh)

- Cấm loan truyền các tin tức của các đài phát thanh của địch. Các cấp, các ngành, các đoàn thể cần giải thích sâu rộng cho tầng lớp quần chúng hiểu rõ. Thông qua phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc, vận động các tổ dân phố và mỗi gia đình đề ra quy ước để tự giác và đôn đốc kiểm soát nhau, thi hành gắn với cuộc vận động xây dựng gia đình văn hoá mới, con người mới xã hội chủ nghĩa. Những người cố tình nghe và loan truyền tin tức các đài phát thanh địch sẽ bị xử lý nghiêm khắc.

7) Một số vấn đề cụ thể về biện pháp xử lý đối tượng và những văn hoá phẩm bị tịch thu :

a) Các ngành Công an, Viện Kiểm sát, toà an Nhân dân nghiên cứu đưa một số vụ tội phạm nghiêm trọng ra xét xử trước Toà án Nhân dân cấp thành và quận, huyện; trên cơ sở đó phát động phong trào quần chúng lên án mạnh mẽ bọn buôn bán văn hoá văn nghệ bất hợp pháp. Ngoài ra, cần áp dụng biện pháp xử lý hành chính, kinh tế và nội bộ đối với những tội phạm và vi phạm còn lại.

b) Những tang tài vật đã tịch thu, tạm giữ, thu hồi truy quét vừa qua và sắp tới cần tổ chức quản lý xử lý như sau:

- Tất cả văn hoá phẩm là tang vật cần xử lý gắn liền với xử lý con người phạm pháp đã sáng tác, in ấn, tích tàng trữ, lưu hành trái phép những văn hoá phẩm đã bị cấm. Do đó lực lượng Công an có trách nhiệm cùng với chính quyền cơ sở và ngành Văn hoá thông tin phải lập biên bản, kiểm kê niêm phong hoặc tịch thu những văn hoá phẩm và phương tiện có liên quan theo từng vụ để chờ xử lý. Sau khi kiểm kê, niêm phong hoặc tịch thu, Sở Công an có trách nhiệm quản lý kèm theo với hồ sơ vụ án.

Đối với những văn hoá phẩm đồi truỵ và phản động, cần đề phòng những phần tử tiêu cực trong nội bộ làm thất thoát những thứ đó ra ngoài tiếp tục gây độc hại cho xã hội. Do đó, sau khi đã lập biên bản kiểm kê, Sở Công an , Sở Văn hoá và thông tin và Viện Kiểm sát cần phân loại và xác định những thứ nào cần để lại phục vụ yêu cầu xét xử, nghiên cứu, triễn lãm tuyên truyền vạch âm mưu địch, số lượng mỗi thứ cần để lại. Số còn lại không cần thiết hoặc dư thừa thì lập biên bản xoá bỏ hoặc thiêu huỷ có sự chứng kiến của cán bộ có thẩm quyền của 3 ngành nói trên và báo cáo về Uỷ ban Nhân dân thành phố. Những loại văn hoá phẩm là tang vật cần thiết cho xử lý đối tượng do Công an quản lý. Những loại cần cho nghiên cứu và triễn lãm vạch âm mưu địch thì do Sở Văn hoá và thông tin quản lý, có biên bản bàn giao và đóng dấu kiểm soát trên từng đơn vị văn hoá phẩm dược bàn giao.

c) Sở Văn hoá và thông tin có trách nhiệm phối với các ngành chức năng tổ chức nơi trừng bày những di sản văn hoá văn nghệ đồi truỵ phản động đã thu hồi và có kế hoạch tổ chức giới thiệu cho những đối tượng cần thiết nhằm nâng cao ý thức bảo vệ văn hoá dân tộc chống văn hoá đồi truỵ và phản động của địch.

II. – VỀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

Những quy định trên đây tập trung truy quét và xử lý các hoạt động văn hoá văn nghệ đồi truỵ phản động, các quán cà phê nhạc không lành mạnh trogn một thời gian ngắn từ nay đến 30/5/1981. Sau 30/5/1981, về cơ bản trên toàn thành phố không được còn những hoạt động vi phạm những điều được quy định trong Thông tư này.

Từ nay đến 30/5/1981, Uỷ ban Nhân dân các Quận, Huyện cần giao ban hàng ngày, đánh giá kết quả thực hiện và báo cáo cho Thường vụ Thành uỷ và Thường trực Uỷ ban Nhân dân thành phố

Uỷ ban Nhân dân thành phố nhắc các cấp, các ngành, đoàn thể:

- Cuộc đấu tranh chống văn hoá đồi truỵ, phản động thực chất là một cuộc đấu tranh giai cấp quyết liệt trên mặt trận cách mạng văn hoá và tư tưởng – Nhất thiết phải nâng cao ý thức cách mạng triệt để, không khoan nhượng, đồng thời phải hết sức bền bỉ, kiên trì, hết sức coi trọng trong công tác động viên giáo dục quần chúng, tranh thủ sự hưởng ứng tích cực và rộng rãi của các tầng lớp nhân dân, tạo thành phong trào quần chúng, tránh tình trạng phong trào đưa lên bề nổi lên một lúc rồi xuống.

- Đi đôi với truy quét, chống văn hoá đồi truỵ, phản động, cần hết sức quan tâm xây dựng và đẩy mạnh các hoạt động văn hoá – văn nghệ lành mạnh, thể dục thể thao nhằm đáp ứng nhu cầu tinh thần và văn hoá của nhân dân.

 

 

T/M UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
K/T CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH/THƯỜNG TRỰC




Lê Đình Nhơn

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 16/TT-UB-1981 về việc tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động quần chúng đấu tranh chống tàn dư văn hoá đồi truỵ phản động do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


2.228

DMCA.com Protection Status
IP: 3.138.134.77
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!