VĂN
PHÒNG CHÍNH PHỦ
----------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
60/TB-VPCP
|
Hà
Nội, ngày 31 tháng 3
năm 2016
|
THÔNG BÁO
KẾT
LUẬN CỦA PHÓ THỦ TƯỚNG NGUYỄN XUÂN PHÚC TẠI HỘI NGHỊ TỔNG KẾT CÔNG TÁC DÂN TỘC,
CHÍNH SÁCH DÂN TỘC NHIỆM KỲ 2011-2015 VÀ TRIỂN KHAI NHIỆM VỤ NĂM 2016
Ngày 27 tháng 02 năm 2016. Phó Thủ tướng
Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác dân tộc, chính
sách dân tộc nhiệm kỳ 2011-2015 và triển khai nhiệm vụ năm 2016. Cùng dự có Bộ
trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Giàng Seo Phử, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn Cao Đức Phát, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh
Lào Cai Nguyễn Văn Vịnh và đại diện lãnh đạo các Bộ, cơ quan: Kế hoạch và Đầu
tư, Tài chính, Lao động -Thương binh và Xã hội, Tư pháp,
Giáo dục và Đào tạo, Y tế, Thông tin và Truyền thông, Quốc phòng, Công an, Hội
đồng Dân tộc của Quốc hội, Văn phòng
Chính phủ, các Ban chỉ đạo: Tây Bắc, Tây Nam Bộ, Ngân hàng Chính sách xã hội,
Đài truyền hình Việt Nam; lãnh đạo Ủy ban nhân dân các tỉnh vùng đồng bào dân tộc
thiểu số và miền núi.
Sau khi nghe đại diện lãnh đạo Ủy ban
Dân tộc báo cáo tổng kết công tác dân tộc và báo cáo tổng kết chính sách dân tộc
nhiệm kỳ 2011-2015, ý kiến phát biểu của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn Cao Đức Phát và ý kiến của lãnh đạo các Bộ, ngành, địa phương, Phó Thủ
tướng Nguyễn Xuân Phúc kết luận như sau:
I. ĐÁNH GIÁ CHUNG
Thay mặt Chính phủ, Phó Thủ tướng nhiệt
liệt chúc mừng và biểu dương những nỗ lực và thành tựu đạt được của hệ thống cơ
quan làm công tác dân tộc và đồng bào các dân tộc thiểu số trong 5 năm qua; cơ
bản đồng ý với báo cáo tổng kết công tác dân tộc và báo cáo tổng kết chính sách
dân tộc nhiệm kỳ 2011-2015 do Ủy ban Dân tộc chủ trì, phối
hợp với các Bộ, ngành, địa phương xây dựng.
Công tác dân tộc, chính sách dân tộc
là lĩnh vực quan trọng; hệ thống cơ quan làm công tác dân tộc từ Trung ương tới
cơ sở đóng góp ngày càng to lớn vào việc thực hiện thắng lợi đường lối, chủ
trương của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước, vào thành tựu chung của đất
nước.
1. Một số kết quả cụ
thể về công tác dân tộc:
a) Thể chế pháp luật, cơ chế chính
sách về công tác dân tộc ngày càng đầy đủ, đồng bộ và hoàn thiện; bảo đảm điều
kiện tiên quyết cho phát triển toàn diện các mặt kinh tế-xã hội, bảo đảm an
ninh, quốc phòng vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
b) Nguồn lực để triển khai thực hiện
chính sách dân tộc được tăng cường và đa dạng hóa (nguồn ngân sách nhà nước,
nguồn lực cộng đồng, nguồn lực quốc tế), thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước
và tình cảm, trách nhiệm của xã hội đối với đồng bào. Các
nguồn lực được phân bổ, sử dụng ngày càng công khai, minh bạch và hiệu quả; cơ
chế phân cấp phù hợp hơn; có sự lồng ghép các chính sách và nguồn vốn, phát huy
được sự sáng tạo của địa phương; hình thức hỗ trợ phù hợp
hơn, chuyển dần từ cho không sang cho
vay, tạo động lực cho đồng bào chủ động vươn lên thoát
nghèo bền vững.
c) Công tác chỉ đạo, điều hành triển
khai các chính sách dân tộc có trọng tâm, trọng điểm và có sự phối hợp tốt hơn
giữa các cơ quan (Trung ương -địa phương, Ủy ban Dân tộc
và các Bộ, ngành).
d) Nhờ làm tốt công tác dân tộc, triển
khai thực hiện có kết quả chính sách dân tộc, kinh tế-xã hội vùng dân tộc và miền
núi được phát triển và có những thay đổi rõ rệt; nhất là về cơ sở hạ tầng (98%
số xã có đường ô tô; trên 90% số xã có điện, gần 70% số hộ được sử dụng điện; gần
100% số xã có trường lớp học kiên cố, trạm y tế, nhà văn hóa); tỷ lệ hộ nghèo của
các xã thôn bản đặc biệt khó khăn giảm trung bình 3,5%/năm; đời sống vật chất tinh thần của đồng bào ngày càng được
cải thiện.
Những thành tựu đó khẳng định sự đúng
đắn của chủ trương, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước; chất lượng hoạt động
ngày càng tốt hơn của hệ thống các cơ quan làm công tác
dân tộc; tâm huyết, quyết tâm và kinh nghiệm của đội ngũ cán bộ làm công tác
dân tộc.
2. Một số tồn tại, hạn
chế:
a) Một số chính sách dân tộc còn chồng
chéo hoặc chưa phù hợp với đặc thù từng
vùng và thiếu đồng bộ; nguyên nhân có cả ở khâu đề xuất, xây dựng chính sách, bố
trí nguồn lực và triển khai thực hiện.
b) Tổ chức triển khai thực hiện chính
sách còn bất cập: trong một số trường hợp trách nhiệm chưa
rõ ràng, phối hợp chưa chặt chẽ, kịp thời.
c) Một số địa phương chưa quan tâm
đúng mức việc chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc thực hiện và kiện toàn bộ máy, cán bộ
làm công tác dân tộc; còn 09 địa phương chưa ban hành kế hoạch triển khai thực
hiện Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020.
3. Một số thách thức,
khó khăn cần tiếp tục tháo gỡ:
a) Vùng dân tộc và miền núi là địa
bàn khó khăn nhất cả nước: cơ sở hạ tầng yếu kém; đời sống đồng bào khó khăn,
giảm nghèo thiếu bền vững; chênh lệch giàu nghèo còn lớn; trong khi nguồn lực đầu
tư còn hạn hẹp.
b) Vẫn còn một số
phong tục, tập quán lạc hậu; chất lượng nguồn nhân lực và
năng lực cán bộ cơ sở chưa đáp ứng được yêu cầu; khả năng tiếp cận thông tin hạn
chế.
c) Các thế lực thù địch lợi dụng vấn
đề dân tộc, tôn giáo, dân chủ, nhân quyền và những khó khăn ở vùng dân tộc và
miền núi để gây mâu thuẫn, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc.
d) Chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi
khí hậu, thiên tai xảy ra thường xuyên (hạn hán ở Nam Trung Bộ và Tây Nguyên,
xâm nhập mặn ở đồng bằng Sông Cửu Long, lũ quét, lũ ống, rét đậm, rét hại ở miền
núi phía Bắc...).
II. NHIỆM VỤ TRONG
THỜI GIAN TỚI
Ủy ban Dân tộc và các Bộ, ngành địa
phương cần quán triệt sâu sắc tầm quan trọng của công tác dân tộc và chính sách
dân tộc; nhận rõ trách nhiệm và đề cao quyết tâm thực hiện
thắng lợi các nhiệm vụ năm 2016 và giai đoạn 2016-2020, trong đó tập trung:
1. Nâng cao nhận thức và trách nhiệm
của các Bộ, ngành Trung ương, địa phương đối với công tác dân tộc. Triển khai
công tác dân tộc một cách chủ động, sáng tạo, thiết thực và hiệu quả.
2. Tham mưu, đề xuất tổng kết thực hiện
Nghị quyết số 24-NQ/TƯ ngày 12 tháng 3 năm 2003 của Ban Chấp
hành Trung ương, các Chỉ thị của Ban Bí thư về công tác dân tộc.
3. Tiếp tục rà soát chính sách, kiến
nghị sửa đổi, bổ sung, xây dựng các chính sách mới, bảo đảm khả thi, phù hợp với
nguồn lực và đặc thù vùng dân tộc và miền núi.
4. Tăng cường nguồn lực, bố trí tập
trung, không dàn trải, lồng ghép hiệu quả trong thực hiện; công khai minh bạch;
khuyến khích sự tham gia, giám sát của cộng đồng.
5. Quy định cụ thể trách nhiệm, nhất
là người đứng đầu cơ quan đơn vị; tăng cường đào tạo bồi dưỡng, cập nhật kiến
thức và kỹ năng cho cán bộ làm công tác dân tộc.
6. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận
động trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số về đường lối, chủ trương của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước với nội dung và hình thức phù hợp.
7. Cán bộ làm công tác dân tộc cần
bám sát cơ sở, nắm rõ tâm tư, nguyện vọng của đồng bào; chủ động cùng đồng bào
giải quyết những vấn đề cấp bách của địa phương, cơ sở, của
mỗi gia đình; giúp đồng bào phát huy ý chí vươn lên thoát nghèo.
8. Trong thời đại khoa học công nghệ
phát triển mạnh, tình hình biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp và hội nhập quốc tế sâu rộng, cần đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào vùng dân tộc miền núi để
thay đổi tập quán sản xuất, kinh doanh của đồng bào, đổi mới giống
cây trồng, vật nuôi phù hợp điều kiện thực tế mỗi địa
phương nhằm tăng năng suất và giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm.
9. Công tác dân tộc cần kết hợp chặt chẽ với công tác quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc chủ quyền
quốc gia, tăng cường tình hữu nghị với các địa phương nước bạn; bảo đảm an
ninh, trật tự, an toàn xã hội, phòng chống tội phạm, nhất là tội phạm buôn người
qua biên giới.
III. VỀ MỘT SỐ KIẾN
NGHỊ CỦA ỦY BAN DÂN TỘC
Giao Ủy ban Dân tộc làm việc với các
Bộ, ngành liên quan xử lý; trường hợp vượt thẩm quyền, báo cáo Thủ tướng Chính
phủ theo quy định.
Văn phòng Chính
phủ thông báo để Ủy ban Dân tộc và các Bộ, cơ quan liên quan biết, thực hiện./.
Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng
Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ;
- Hội đồng Dân tộc, Ủy ban Kinh tế, Ủy ban Tài chính- ngân sách của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Trung ương Đảng;
- Các Ban: Kinh tế Trung ương, Dân vận Trung ương;
- Các Ban Chỉ đạo: Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ;
- Tỉnh ủy, HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, Trợ lý PTTg Nguyễn
Xuân Phúc, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ: TH, KTTH, TKBT, KTN, KGVX;
- Lưu: VT, V.III (3b).
|
KT.
BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM
PHÓ CHỦ NHIỆM
Nguyễn Văn Tùng
|