UỶ
BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH LONG
----------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
994/QĐ-UBND
|
Vĩnh
Long, ngày 27 tháng 6 năm 2012
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH
KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
TỈNH VĨNH LONG ĐẾN NĂM 2020
CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH LONG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội
đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ
Quyết định số 195/QĐ-TTg , ngày 16/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê
duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Long đến năm
2020;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm
theo Quyết định này Kế hoạch triển khai thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Long đến năm
2020.
Điều
2. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, thủ trưởng các sở, ban ngành có liên
quan, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, chịu trách nhiệm thi
hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực kể
từ ngày ký./.
KẾ HOẠCH
TRIỂN
KHAI THỰC HIỆN QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH VĨNH LONG
ĐẾN NĂM 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 994/QĐ-UBND ngày 27/6/2012 của Chủ tịch
UBND tỉnh Vĩnh Long)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
Xác định các nội dung công việc cụ
thể để triển khai thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển
kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Long thời kỳ 2011 - 2020, tập trung xây dựng các quy
hoạch phát triển ngành, lĩnh vực làm cơ sở xây dựng kế hoạch triển khai thực
hiện quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hàng năm, các chương trình,
dự án đầu tư trong từng thời kỳ nhằm thực hiện các mục tiêu, định hướng, chương
trình dự án ưu tiên, giải pháp thực hiện quy hoạch từ nay đến năm 2020.
Phân công rõ trách nhiệm cụ thể
cho các sở, ngành, huyện, thành phố và các đơn vị liên quan trong việc tổ chức
thực hiện gắn với giám sát, kiểm tra nhằm tăng cường trách nhiệm các cấp, các
ngành và các địa phương.
Tập trung mọi nguồn lực để triển
khai thực hiện quy hoạch nhằm thực hiện đạt các mục tiêu kinh tế - xã hội, quốc
phòng - an ninh trong từng giai đoạn phát triển.
II. KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI:
1. Phổ biến, tuyên truyền nội
dung quy hoạch:
Tổ chức phổ biến sâu rộng nội dung
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Long thời kỳ 2011 -
2020 trong các cấp uỷ Đảng, các cấp chính quyền, đoàn thể cùng nhân dân và
doanh nghiệp để nắm vững chủ trương, phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế
- xã hội của tỉnh trong từng thời kỳ đến năm 2020, huy động mọi nguồn lực tập
trung hoàn thành các nhiệm vụ, chỉ tiêu của quy hoạch.
2.
Lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, quy hoạch các
sản phẩm chủ yếu, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội các huyện,
thành phố:
Trong 02 năm 2012 - 2013, các sở, ngành, huyện, thành phố tập trung xây dựng và trình
UBND tỉnh phê duyệt các quy hoạch phát triển, quy hoạch mạng lưới cơ sở vật
chất của các ngành và lĩnh vực, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội các huyện,
thành phố để tổ chức triển khai thực hiện.
Danh mục các quy hoạch chủ yếu cần
tập trung xây dựng và trình phê duyệt như sau:
2.1. Quy hoạch phát triển ngành,
lĩnh vực:
Các
sở, ngành tập trung rà soát các quy hoạch đã được phê duyệt không theo thời kỳ
quy hoạch (2011 - 2020), riêng các quy hoạch chưa hoặc đang triển khai lập cần
tập trung triển khai, hoàn thành và trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt trong
02 năm 2012 - 2013, trong đó tập trung hoàn thành sớm các loại quy hoạch sau:
- Lĩnh vực nông nghiệp, thuỷ lợi:
+ Quy hoạch xây dựng thuỷ lợi đến
2020.
+ Quy hoạch ứng dụng và phát triển
công nghệ thông tin ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn Vĩnh Long giai
đoạn 2011 - 2015 và định hướng đến 2020.
- Lĩnh vực tài nguyên, môi trường:
+ Điều tra, quy hoạch sử dụng nguồn tài nguyên
khoáng sản sét.
+ Quy hoạch sử dụng đất tỉnh Vĩnh Long đến năm
2015 định hướng đến năm 2020.
+ Điều tra, quy hoạch sử dụng tài nguyên nước
tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020.
- Lĩnh vực y tế; giáo dục; lao động, thương binh
và xã hội:
+ Quy hoạch phát triển sự nghiệp y tế đến năm
2020 và định hướng đến năm 2030.
+ Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực tỉnh Vĩnh
Long giai đoạn 2011 - 2020.
- Một số lĩnh vực khác:
+ Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động
tỉnh Vĩnh Long đến năm 2015 định hướng đến năm 2020.
+ Điều chỉnh quy hoạch bố trí dân cư giai đoạn
2011 - 2015 và định hướng đến năm 2020.
+ Quy hoạch cấp nước đô thị tỉnh Vĩnh Long.
+ Quy hoạch vật liệu xây dựng.
+ Quy hoạch vùng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm
2030.
+ Quy hoạch quản lý chất thải rắn đến năm 2020,
tầm nhìn đến năm 2030.
2.2. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã
hội các huyện, thành phố:
Hoàn thành và trình duyệt 02 dự án quy hoạch
tổng thể huyện, thành phố đến năm 2020, gồm có:
- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
thành phố Vĩnh Long đến năm 2020.
- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
huyện Mang Thít đến năm 2020.
3. Xây dựng kế hoạch 5 năm và kế hoạch
hàng năm:
Căn cứ mục tiêu, chỉ tiêu, định hướng và giải
pháp chủ yếu thực hiện quy hoạch được duyệt, UBND tỉnh xây dựng kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội 5 năm, kế hoạch hàng năm trình HĐND tỉnh thông qua và tổ
chức thực hiện. Trong đó, xác định rõ danh mục công trình trọng điểm, các dự án
cụ thể để bố trí vốn đầu tư cho phù hợp.
Căn cứ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5
năm của tỉnh, quy hoạch ngành lĩnh vực, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội
của các huyện, thành phố đã được phê duyệt, UBND các huyện, thành phố xây dựng
kế hoạch 5 năm và hàng năm để triển khai thực hiện.
4. Xây dựng các chương trình, dự án ưu tiên
đầu tư:
Căn cứ các chương trình, dự án ưu tiên đầu tư
giai đoạn 2011 – 2020 và khả năng huy động các nguồn lực của tỉnh, tiến hành
lựa chọn và triển khai các chương trình, dự án cho phù hợp với từng thời kỳ 5
năm và hàng năm, đảm bảo tính khả thi và phát huy hiệu quả đầu tư.
Rà soát danh mục công trình trọng điểm giai đoạn
2012 - 2015 đã ban hành để làm cơ sở để xây dựng danh mục công trình đầu tư
hàng năm, tập trung nguồn lực triển khai thực hiện.
Trên cơ sở danh mục chương trình, dự án được phê
duyệt kèm theo Quyết định 195/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ xác định danh mục
dự án ưu tiên kêu gọi đầu tư, công bố rộng rãi để huy động các nguồn vốn thực
hiện.
5. Triển khai các giải pháp chủ yếu thực hiện
quy hoạch:
- Xây dựng cơ chế chính sách và đào tạo nguồn
nhân lực; triển khai xây dựng các cơ chế chính sách huy động vốn đầu tư, khuyến
khích xã hội hoá đầu tư lĩnh vực giáo dục, đào tạo, y tế, văn hoá xã hội, dạy
nghề, các lĩnh vực dịch vụ đô thị, môi trường có khả năng thu hồi vốn để đẩy
mạnh xã hội hoá đầu tư; xây dựng và tổ chức thực hiện có hiệu quả quy hoạch
phát triển nguồn nhân lực của tỉnh đã được phê duyệt. Huy động các nguồn vốn
ngoài ngân sách trong và ngoài nước cho đầu tư phát triển các dự án kinh doanh.
- Triển khai các chương trình hợp tác quốc tế,
hợp tác giữa Vĩnh Long với các địa phương khác để cùng phát triển nhất là trên
lĩnh vực khoa học công nghệ.
- Nâng cao hiệu quả và hiệu lực quản lý nhà
nước, triển khai thực hiện cải cách hành chính có hiệu quả, nâng cao hiệu lực
của các cơ quan quản lý nhà nước và thực thi pháp luật trong chỉ đạo điều hành
theo chức năng nhiệm vụ được giao.
- Thực hiện tốt các kế hoạch thực hiện các
chương trình hành động của Tỉnh uỷ trong từng giai đoạn.
6. Tổ chức giám sát, kiểm tra việc thực hiện
đầu tư phát triển theo quy hoạch:
Tăng cường trách nhiệm của các cấp, các ngành
trong việc tổ chức triển khai thực hiện quy hoạch. Tổ chức đánh giá tình hình
thực hiện quy hoạch trong mỗi thời kỳ (năm 2015 và năm 2020) để tổng hợp đề
xuất bổ sung điều chỉnh mục tiêu cho phù hợp.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
Để triển khai thực hiện Quy hoạch tổng thể phát
triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Long thời kỳ 2011 - 2020 và tầm nhìn đến năm
2030, Uỷ ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các sở, ngành, huyện, thành phố như sau:
1. Sở Kế hoạch và Đầu tư:
- Phối hợp cùng Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh
tổ chức công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh tới các sở,
ngành, huyện, thành phố.
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, UBND
huyện, thành phố xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm, kế hoạch
hàng năm để cụ thể hoá mục tiêu của quy hoạch.
- Phối hợp với sở, ngành liên quan xây dựng các
cơ chế, chính sách huy động các nguồn lực. Tăng cường công tác xúc tiến đầu tư
để thực hiện quy hoạch.
- Tổ chức đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch
của từng thời kỳ và đề xuất điều chỉnh, bổ sung kịp thời cho phù hợp tình hình
thực tiễn của tỉnh.
- Rà soát các công trình trọng điểm để bổ sung,
điều chỉnh phù hợp với quy hoạch.
2. Sở Công thương:
- Rà soát, điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát
triển công nghiệp, quy hoạch phát triển thương mại của tỉnh.
- Tổ chức xây dựng chương trình, đề án, kế hoạch
phát triển lĩnh vực công nghiệp, thương mại, dịch vụ của tỉnh trong từng thời
kỳ.
- Xác định hướng phát triển đối với những ngành
công nghiệp mới, các sản phẩm chủ lực nhất là các ngành sử dụng công nghệ mới,
vừa bảo vệ môi trường vừa đảm bảo chất lượng, nâng cao năng lực cạnh tranh trên
thị trường trong nước và ngoài nước.
- Quy hoạch điện lực cấp tỉnh, cấp huyện.
3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
- Rà soát, xây dựng và trình phê duyệt quy hoạch
phát triển nông nghiệp, các quy hoạch thuỷ lợi, quy hoạch phát triển thuỷ sản.
- Tổ chức xây dựng các chương trình, đề án, kế
hoạch phát triển ngành, lập dự án đầu tư để cụ thể hoá các chương trình, đề án.
Tập trung vào các chương trình nông thôn mới, chương trình nước sạch và vệ sinh
môi trường nông thôn, các dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật phục vụ phát triển nông
nghiệp.
4. Sở Giao thông vận tải:
Xây dựng đề án, kế hoạch phát triển ngành, lập
dự án đầu tư để cụ thể hoá các chương trình, dự án đã được phê duyệt. Tập trung
nghiên cứu chương trình phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật giao thông.
5. Sở Xây dựng:
Xây dựng, trình duyệt các quy hoạch hạ tầng kỹ
thuật, tổ chức xây dựng đề án, kế hoạch phát triển ngành. Trong đó tập trung
vào xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng đô thị, nhà ở; phát triển hệ
thống cấp nước, thoát nước đô thị. Xây dựng hệ thống thu gom và xử lý rác thải,
nước thải.
6. Sở Tài nguyên và Môi trường:
- Xây dựng các quy hoạch thuộc ngành quản lý,
hoàn thành và trình duyệt quy hoạch sử dụng đất của tỉnh.
- Xây dựng kế hoạch quản lý và bảo vệ môi
trường. Kiểm soát, ngăn chặn mức độ gia tăng, phục hồi và nâng cao chất lượng
môi trường; xây dựng và triển khai chương trình ứng phó với biến đổi khí hậu.
7. Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch:
- Rà soát, xây dựng và trình phê duyệt quy hoạch
ngành, lĩnh vực văn hoá, thể thao, du lịch.
- Xây dựng kế hoạch phát triển ngành. Tập trung
vào các chương trình trọng điểm: Bảo tồn di sản văn hoá, xây dựng và phát triển
văn hoá, thể thao cơ sở; chương trình, kế hoạch phát triển lĩnh vực du lịch.
8. Sở Giáo dục và Đào tạo:
Xây dựng quy hoạch phát triển giáo dục, quy
hoạch mạng lưới các trường học. Xây dựng đề án, kế hoạch phát triển ngành, lập
các dự án đầu tư để thực hiện mục tiêu phát triển giáo dục và đào tạo trở thành
trung tâm đào tạo chất lượng cao đảm bảo cho quá trình phát triển lâu dài của
tỉnh.
9. Sở Y tế:
Hoàn thành và trình duyệt quy hoạch mạng lưới y
tế của tỉnh. Xây dựng đề án, kế hoạch phát triển ngành. Lập dự án đầu tư để cụ
thể hoá các chương trình, dự án đã được phê duyệt. Tập trung vào các chương
trình quốc gia về y tế, dân số và kế hoạch hoá gia đình, vệ sinh an toàn thực
phẩm, các dự án đầu tư xây dựng các bệnh viện khu vực. Hình thành hệ thống chăm
sóc sức khoẻ đồng bộ từ tỉnh đến cơ sở, nâng cao sức khoẻ và chất lượng cuộc
sống cho nhân dân.
10. Sở Tài chính:
Tham mưu cho UBND tỉnh bố trí kinh phí để các
sở, ngành, huyện, thành phố xây dựng các quy hoạch, dự án.
Chủ trì phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư xây
dựng các cơ chế chính sách huy động các nguồn lực tài chính để thực hiện quy
hoạch.
11. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:
Tập trung xây dựng đề án, kế hoạch phát triển
ngành, thuộc các lĩnh vực phát triển nhân lực chất lượng cao, lao động, việc
làm, đào tạo nghề, giảm nghèo.
12. Sở Nội vụ:
Tập trung xây dựng đề án, kế hoạch tiếp tục đẩy
mạnh cải cách hành chính, xây dựng nền hành chính điện tử.
Tổ chức đào tạo, tuyển dụng, tạo nguồn cán bộ
đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ mới.
13. Sở Khoa học và Công nghệ:
Xây dựng chương trình, kế hoạch trong lĩnh vực
phát triển nhân lực về khoa học và công nghệ, chương trình hội nhập quốc tế của
tỉnh về khoa học và công nghệ.
14. Bộ Chỉ huy Quân sự, Công an tỉnh:
Tập trung xây dựng chương trình, đề án, kế hoạch
bảo đảm mục tiêu giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm quốc phòng, an ninh và
trật tự xã hội, xây dựng nền quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân
dân. Điều chỉnh thế trận quốc phòng phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã
hội. Hoàn thiện cơ sở vật chất đảm bảo công tác giáo dục quốc phòng an ninh cho
các đối tượng. Xây dựng lực lượng và đảm bảo trang bị cơ sở vật chất cho nhiệm
vụ sẵn sàng chiến đấu, công tác phòng cháy chữa cháy, phòng chống bão lụt, tìm
kiếm cứu nạn.
15. Các sở, ban, ngành khác của tỉnh:
Hoàn thành và trình duyệt quy hoạch đã được giao
tổ chức lập, trình UBND tỉnh phê duyệt trong năm 2012 và năm 2013.
Theo chức năng, nhiệm vụ được giao, phối hợp với
Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Xây dựng tổ chức rà soát, bổ sung, xây dựng kế hoạch
lập các quy hoạch chuyên ngành, quy hoạch sản phẩm chủ yếu phù hợp với Quy
hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh đến năm 2020.
Tập trung xây dựng chương trình, đề án, kế hoạch
phát triển ngành, lĩnh vực.
16. Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố:
- Hoàn thành và trình thẩm định, phê duyệt Quy
hoạch phát triển kinh tế - xã hội huyện Mang Thít, thành phố Vĩnh Long trong
năm 2012 đảm bảo phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã
hội của tỉnh; các địa phương đã được phê duyệt quy hoạch, cần đối chiếu với quy
hoạch mới của Chính phủ để điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp và tổ chức triển
khai thực hiện.
- Tổ chức xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế -
xã hội của các huyện, thành phố phù hợp với mục tiêu, định hướng của quy hoạch
đã được duyệt.
- Phối hợp với các sở, ngành trong việc xây dựng
kế hoạch và lập quy hoạch xây dựng, các quy hoạch phân khu, thiết kế đô thị,
quy hoạch nông thôn mới, xây dựng dự án đầu tư trên địa bàn huyện, thành phố.
Việc triển khai thực hiện Quy hoạch tổng thể
phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Long thời kỳ 2011 - 2020 là nhiệm vụ
trọng tâm, quan trọng, vừa cấp bách, vừa mang tính lâu dài, đòi hỏi sự tập trung
chỉ đạo và tham gia tích cực của các ngành, các cấp và các tầng lớp nhân dân
trong tỉnh. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh yêu cầu các sở, ngành, huyện, thành
phố, các cơ quan, đơn vị nghiêm túc triển khai thực hiện các nhiệm vụ đã được
giao./.