ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC GIANG
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
939/QĐ-UBND
|
Bắc Giang, ngày 27 tháng 12 năm 2017
|
QUYẾT ĐỊNH
ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TỈNH BẮC
GIANG ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ
Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính
phủ; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của
Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày
07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Căn cứ Nghị quyết số 103/NQ-CP
ngày 06/10/2017 của Chính phủ ban hành Chương trình
hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 06/01/2017 của Bộ
chính trị khóa XII về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
Căn cứ Quyết định số 269/QĐ-TTg
ngày 02/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Điều
chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH của tỉnh Bắc Giang đến năm 2020, định
hướng đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số
91/2008/QĐ-BVHTTDL ngày 30/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Trung du miền núi
Bắc Bộ đến năm 2020;
Căn cứ Thông tư số
05/2013/TT-BKHĐT ngày 31/10/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn tổ chức lập,
thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh
tế - xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;
Căn cứ Nghị quyết số 40/NQ-HĐND,
ngày 08 tháng 12 năm 2017 của HĐND tỉnh về việc điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch
phát triển Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Giang đến năm 2020, tầm nhìn đến
năm 2030;
Xét đề nghị của Sở Văn hóa, Thể
thao và Du lịch tại Tờ trình số 56/TTr- SVHTTDL, ngày 13/11/2017; Sở Kế hoạch
và Đầu tư tại Báo cáo thẩm định số 566/BC-SKHĐT ngày 14/11/2017,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Điều chỉnh Quy hoạch phát triển Văn hóa, Thể
thao và Du lịch tỉnh Bắc Giang đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 với các nội
dung chủ yếu sau:
1. Mục tiêu phát triển
1.1. Mục tiêu tổng
quát
Phát triển văn hóa, gia đình đảm bảo
giữ gìn bản sắc của mảnh đất và con người Bắc Giang; bảo tồn và phát huy các di
sản văn hóa vật thể và phi vật thể, gắn với phát triển du lịch bền vững.
Phát triển hoạt động thể dục thể thao
ngày càng đa dạng, phong phú, bền vững, giữ gìn và phát huy các môn thể thao
truyền thống, từng bước phát triển các môn thể thao hiện đại.
Xây dựng Bắc Giang trở thành tỉnh có
thương hiệu du lịch; là điểm đến của du lịch văn hóa - tâm linh, sinh thái hấp
dẫn, có vị trí quan trọng trong khu vực Đông Bắc bộ, Trung du và Miền núi phía
Bắc. Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh.
1.2. Mục tiêu cụ thể
a. Lĩnh vực văn hóa
Đến năm 2020:
25-30% tổng số di tích xếp hạng được tu bổ, tôn tạo; phát
triển thư viện tỉnh thành thư viện điện tử, 35-40% số xã, phường, thị trấn có
phòng đọc, thư viện; 80% số xã, phường, thị trấn có Nhà văn hóa, Trung tâm văn
hóa thể thao; 95% số thôn, bản, tổ dân phố có Nhà văn hóa; 85% số hộ gia đình đạt
danh hiệu “Gia đình văn hóa”, 71% số thôn, bản, tổ dân phố đạt danh hiệu văn
hóa, 85% số cơ quan, đơn vị đạt chuẩn văn hóa; 60% số xã đạt chuẩn văn hóa nông
thôn mới, 80% số phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị; 100% số xã có Ban
công tác gia đình.
Đến năm 2025:
35-40% tổng số di tích xếp hạng được tu bổ, tôn tạo; xây dựng trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh; 90% các huyện có Trung tâm Văn hóa - Thể
thao đạt chuẩn; 100% số xã, phường, thị trấn có Nhà văn hóa, Trung tâm Văn hóa
- Thể thao; 100% số thôn, bản, tổ dân phố có Nhà văn hóa; 87% số hộ gia đình đạt
danh hiệu “Gia đình văn hóa”, 73% số thôn, bản, tổ dân phố đạt danh hiệu văn
hóa; 90% số cơ quan, đơn vị đạt chuẩn văn hóa; 100% số xã đạt chuẩn văn hóa
nông thôn mới, 100% số phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị.
Đến năm 2030: 60% tổng số di tích xếp
hạng được tu bổ, tôn tạo; 100% thư viện huyện có phần mềm
quản lý thư viện điện tử; 90% số hộ gia đình đạt danh hiệu “Gia đình văn hóa”;
75% số thôn, bản, tổ dân phố đạt danh hiệu văn hóa; 95% số cơ quan, đơn vị đạt
chuẩn văn hóa.
b. Lĩnh vực thể thao
Đến năm 2020:
34-35% dân số tập luyện thể dục thể thao thường xuyên; 20- 22% số hộ gia đình đạt
tiêu chuẩn gia đình thể thao, 100% cán bộ chiến sĩ lực lượng vũ trang tập luyện
thể dục thể thao thường xuyên; 100% các trường phổ thông thực hiện tốt chương
trình giáo dục thể chất, hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa; 62% trường THPT có nhà thi đấu đa năng; 15 môn thể thao thành tích
cao, trọng điểm của tỉnh được đầu tư, phát triển; 40-45
VĐV đạt cấp I, kiện tướng trở lên; Đại hội Thể dục thể thao toàn quốc giành
110-130 huy chương các loại, nằm trong 20 tỉnh đứng đầu
toàn quốc.
Đến năm 2025:
37-38% dân số tập luyện thể dục thể thao thường xuyên; 24- 25% số hộ gia đình đạt
tiêu chuẩn gia đình thể thao; 85% trường THPT có nhà thi đấu đa năng; 20% các
trường THCS có nhà thi đấu đa năng; xây dựng khu liên hợp
thể thao của tỉnh, bao gồm sân vận động mới; 45-55 vận động
viên đạt cấp I, kiện tướng trở lên; Đại hội Thể dục thể thao toàn quốc giành
250-300 huy chương các loại, duy trì nằm trong 18 tỉnh đứng đầu toàn quốc.
Đến năm 2030: 40% dân số tập luyện thể dục thể thao thường xuyên, 35% số hộ đạt tiêu chuẩn gia
đình thể thao; 100% trường THPT có nhà thi đấu đa năng; 50% các trường THCS có
nhà thi đấu đa năng; 50-70 vận động viên đạt cấp I, kiện tướng trở lên; giành
450-500 huy chương các loại, duy trì nằm trong 15 tỉnh đúng đầu toàn quốc.
c. Lĩnh vực du lịch
Đến năm 2020: Đón trên 2,7 triệu lượt
khách (trong đo khách quốc tế trên 20.000 lượt); tổng thu từ khách du lịch đạt
khoảng 2.800 tỷ đồng; có 5.800 buồng lưu trú và tạo việc
làm cho khoảng 8.700 lao động.
Đến năm 2025: Đón trên 4,5 triệu lượt
khách (trong đó khách quốc tế trên 65.000 lượt); tổng thu từ khách du lịch đạt
khoảng 7.300 tỷ đồng; có 9.400 buồng lưu trú và tạo việc làm cho khoảng 14.100
lao động.
Đến năm 2030: Đón khoảng 7,3 triệu lượt
khách (trong đó khách quốc tế khoảng 240.000 lượt); tổng thu từ khách du lịch đạt
khoảng 18.500 tỷ đồng; có 16.200 buồng lưu trú và tạo việc
làm cho khoảng 24.300 lao động.
2. Phương hướng phát triển Văn
hóa, Thể thao và Du lịch đến năm 2020, tầm nhìn đến
năm 2030
2.1. Lĩnh vực văn hóa
Ưu tiên tu bổ,
tôn tạo các di tích đã xếp hạng bị xuống cấp, các di tích
có giá trị phát triển du lịch. Tập trung xây dựng hồ sơ đề
nghị nâng cấp di tích quốc gia đặc biệt (Di tích khảo cổ con đường Hoằng Dương
Phật pháp theo dấu chân Phật Hoàng Trần Nhân Tông, Khu di tích 6 điều Bác Hồ dạy
công an Nhân dân gắn với chùa Tứ Giáp).
Đa dạng các hoạt động nghệ thuật biểu
diễn phục vụ du lịch. Từng bước thực hiện cơ chế tự chủ một phần hoạt động đối
với Nhà hát chèo. Phát triển các trung tâm biểu diễn nghệ thuật tư nhân.
Giữ vững và tăng dần số buổi chiếu
phim, giảm dần hoạt động chiếu bóng lưu động miền núi. Từng bước thực hiện cơ
chế tự chủ hoạt động đối với hoạt động Điện ảnh, phát hành phim, chiếu bóng. Đẩy
mạnh công tác xã hội hóa, phát triển các rạp chiếu phim tư
nhân.
Tăng cường cơ sở vật chất, phát triển
các hoạt động dịch vụ thư viện, từng bước thực hiện cơ chế
tự chủ một phần đối với Thư viện tỉnh. Tập trung phát triển hệ thống thư viện
điện tử, thư viện tư nhân.
Tăng cường số lượng, chất lượng, hoạt
động trưng bày tại Bảo tàng tỉnh. Phát triển các hoạt động dịch vụ ngành Bảo
tàng nhằm từng bước thực hiện cơ chế tự chủ một phần kinh phí hoạt động. Hỗ trợ
thu hút đầu tư phát triển bảo tàng tư nhân.
Hoàn thiện hệ thống thiết chế văn hóa
các cấp, đầu tư trang thiết bị và nâng cao chất lượng hoạt động. Hoàn thành quy
hoạch đất các công trình văn hóa, thể thao cấp huyện, xã, phường, thị trấn; xây
mới và nâng cấp Trung tâm Văn hóa - Thể thao cấp xã, cấp thôn, đảm bảo 100% đạt
chuẩn.
Tập trung nguồn lực, tạo điều kiện đầu
tư tu bổ, tôn tạo các công trình văn hóa, tín ngưỡng trên địa bàn toàn tỉnh. Tiếp
tục thực hiện và nâng cao chất lượng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời
sống văn hóa”, phát triển các phong trào văn hóa, văn nghệ quần chúng qua các lễ hội dân gian, hội thi, hội diễn,
liên hoan văn nghệ...
Tập trung nâng cao chất lượng đào tạo
của trường Trung cấp Văn hóa, Thể thao và Du lịch, mở mới các lớp đào tạo nghề
phục vụ du lịch. Duy trì và nâng cao chất lượng hoạt động của ban công tác gia
đình, đặc biệt tại cấp xã, phát triển các Câu lạc bộ phòng, chống bạo lực gia
đình.
2.2. Lĩnh vực thể dục, thể thao
Phát triển sâu rộng và bền vững thể dục
thể thao toàn dân, kết hợp chặt chẽ phát triển thể dục thể
thao trong thiết chế văn hóa thể thao, với xây dựng nông thôn mới; khuyến khích
khai thác, phát triển các môn thể thao dân tộc. Đối với trường học tập trung
nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động; xây dựng và triển khai đề án phát triển
bơi lội trong trường học, phòng chống tai nạn đuối nước.
Tập trung phát triển 15 môn thể thao
trọng điểm, gồm: Vật tự do - cổ điển; Cầu lông; Điền kinh; Đá cầu; Cờ vua; Cầu mây; Wushu; Quần vợt; Boxing; Vovinam; Judo; Bóng đá; Bóng chuyền; Bóng bàn; Thể dục dụng cụ; đưa tỉnh vào tốp 15
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương mạnh nhất toàn quốc về thể thao thành
tích cao.
Hoàn thiện hệ thống thiết chế thể
thao các cấp. Quy hoạch và từng bước triển khai xây dựng khu liên hợp thể thao Bắc Giang tại khu vực phía Nam thành phố Bắc Giang. Tiếp tục
đẩy nhanh tiến độ đầu tư Nhà thể thao Bắc Giang. Hoàn thành quy hoạch đất cho
thể thao cấp huyện, xã, thôn.
Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng
cán bộ, nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ, y học thể thao phục vụ tuyển
chọn, đào tạo vận động viên và tập luyện thể dục, thể thao; tăng cường hợp tác
khu vực, quốc tế về thể dục thể thao.
Đẩy mạnh công tác xã hội hóa thể dục,
thể thao, củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động các liên đoàn, hiệp hội thể
thao.
2.3. Lĩnh vực du lịch
- Phát triển thị trường khách du lịch
Khách nội địa: Ưu tiên thu hút khách
từ Hà Nội, khách nội tỉnh, các tỉnh lân cận, các tỉnh vùng
Đồng bằng sông Hồng, Duyên hải Đông Bắc
và các tỉnh Miền Trung.
Khách quốc tế: Ưu tiên thu hút thị
trường khách Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, thị trường Tây Âu, Bắc Mỹ
và các nước ASEAN.
- Phát triển sản phẩm du lịch
Ưu tiên phát triển các sản phẩm: “Du
lịch Tây Yên Tử - theo dấu chân Phật Hoàng Trần Nhân Tông”; du lịch đường sông,
kết nối với Bắc Ninh, Hải Dương. Du lịch cuối tuần với các khu nghỉ dưỡng sinh thái, làng sinh thái trên núi... Du lịch thể thao cao cấp
(golf, dù lượn, thể thao khám phá...).
Duy trì và mở rộng phát triển sản phẩm:
Du lịch văn hóa - tâm linh; du lịch lịch sử - văn hóa; du
lịch cộng đồng; du lịch sinh thái; du lịch thể thao mạo hiểm, vui chơi giải trí, lễ hội - sự kiện; du lịch hội nghị, hội thảo; du lịch làng
nghề...
- Tổ chức không gian phát triển du
lịch
Phát triển không gian du lịch Bắc
Giang với 5 khu vực chủ yếu:
(1) Không gian
du lịch Tây Yên Tử (huyện Sơn Động, Lục Nam - khu vực phía
Đông Nam tỉnh): Là không gian du lịch trọng điểm của tỉnh, trên cơ sở khai thác
thương hiệu Yên Tử đã có.
(2) Không gian du lịch gắn với Khởi
nghĩa Yên Thế (huyện Yên Thế, huyện Tân Yên - khu vực phía
Tây Bắc tỉnh): Khai thác giá trị lịch sử - văn hóa, truyền thông lịch sử; các
nét văn hóa, tín ngưỡng gắn cuộc Khởi nghĩa Yên Thế.
(3) Không gian dịch vụ du lịch, thể
thao, vui chơi giải trí (thành phố Bắc Giang, huyện Yên Dũng, Việt Yên -
khu vực trung tâm và phía Nam tỉnh): Là trung tâm du lịch của tỉnh,
hướng chính là phát triển dịch vụ, vui chơi giải trí, đầu mối đón khách du lịch
theo đường bộ, đường thủy và đường sắt.
(4) Không gian du lịch sinh thái nông
nghiệp (huyện Lục Ngạn, Lục Nam - khu vực phía Đông Bắc tỉnh): Không gian sinh
thái nông nghiệp gắn với các vườn cây ăn quả, trong đó lấy thương hiệu vải thiều Lục Ngạn làm điểm nhấn.
(5) Không gian văn hóa Quan họ (huyện
Việt Yên, Hiệp Hòa - khu vực Tây Nam tỉnh): Phát triển trọng
tâm 2 hướng chính là du lịch văn hóa gắn với bảo tồn dân ca Quan họ và du lịch
đường thủy theo sông Cầu.
Giai đoạn đến năm 2020, tập trung phát triển 3 không gian: Không gian du lịch Tây Yên Tử (huyện
Sơn Động, Lục Nam - khu vực phía Đông Nam tỉnh); Không gian du lịch gắn với Khởi
nghĩa Yên Thế (huyện Yên Thế, huyện Tân Yên - khu vực phía
Tây Bắc tỉnh); Không gian dịch vụ du lịch, thể thao, vui chơi giải trí (thành
phố Bắc Giang, huyện Yên Dũng, Việt Yên - khu vực trung
tâm và phía Nam tỉnh).
Các khu, điểm du lịch trọng điểm ưu
tiên đầu tư: Tây Yên Tử, Đông Cao (huyện Sơn
Động); di tích khởi nghĩa Yên Thế (huyện Yên Thế); Suối Mỡ (huyện Lục Nam);
chùa Vĩnh Nghiêm, núi Nham Biền (huyện Yên Dũng); chùa Bổ Đà, làng cổ Thổ Hà (huyện
Việt Yên); Hồ Khuôn Thần (huyện Lục Ngạn); Khu lưu niệm 6 điều Bác Hồ dạy công
an nhân dân (huyện Tân Yên).
- Phát triển các tuyến du lịch
Tiếp tục khai thác các tuyến: Tuyến
du lịch liên tỉnh theo đường bộ kết nối Hà Nội, Quảng
Ninh, Hải Dương, Lạng Sơn, Thái Nguyên; tuyến du lịch nội tỉnh kết nối từ thành
phố Bắc Giang đi các huyện.
Mở rộng khai thác tuyến du lịch mới:
Tuyến du lịch chuyên đề (tâm linh, lịch sử, sinh thái, làng nghề); tuyến du lịch
đường thủy trên sông Thương, sông Cầu và sông Lục Nam.
- Phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật
phục vụ du lịch
Ưu tiên phát triển các khách sạn từ
3-5 sao tại thành phố Bắc Giang và huyện Việt Yên, Yên Dũng; khu nghỉ dưỡng
sinh thái tại Hồ Khuôn Thần, Khu du lịch Tây Yên Tử, rừng
nguyên sinh Khe Rỗ, nghỉ dưỡng ven sông Thương, Khu du lịch Xuân Lung - Thác
Ngà, núi Nham Biền...; nhà nghỉ cộng đồng homestay tại các bản du lịch cộng đồng.
Cơ sở vui chơi giải trí; Phát triển
sân golf; khu cắm trại, dã ngoại; vui chơi giải trí trên mặt nước; khu vui chơi
giải trí tập trung, về đêm tại thành phố Bắc Giang. Phát triển các trung tâm
thương mại, nhà hàng ăn uống, khu ẩm thực tại thành phố Bắc Giang, trung tâm
các huyện và các khu, điểm du lịch. Xây dựng nhà biểu diễn, không gian biểu diễn
nghệ thuật truyền thống tại các khu, điểm du lịch: Xương Giang, Tây Yên Tử, Suối Mỡ, làng cổ Thổ
Hà, Vĩnh Nghiêm, Bổ Đà... Phát triển các điểm dừng chân, trung tâm thông tin, hệ
thống thông tin, nhà văn hóa cộng đồng, cơ sở y tế, nhà vệ sinh công cộng...
- Phát triển hạ tầng
Trọng tâm phát triển hạ tầng giao
thông kết nối với các khu, điểm du lịch (đường tỉnh 289 -
đền Bắc Lệ, ĐT 289 - chùa Am Vãi...). Xây dựng mới đường
giao thông kết nối chùa Bổ Đà và xã Vân Hà sang thành phố
Bắc Ninh bằng cầu đường bộ qua sông cầu. Nâng cấp các tuyến
đường vào các khu, điểm du lịch: Hạ tầng Khu du lịch sinh thái Suối Mỡ; đường kết
nối từ chùa Bổ Đà - làng cổ Thổ Hà và giao thông trong
làng cổ Thổ Hà...
Nâng cấp và mở mới một số bến thuyền,
cảng: Bến cảng Á Lữ, Tân Tiến (thành phố Bắc Giang); chùa
Vĩnh Nghiêm (Yên Dũng); bến Thổ Hà, Đình Vân, Hạ Lát (Việt Yên).Tổ chức giao
thông công cộng: Mở mới tuyến xe buýt Thành phố Bắc Giang- Tây Yên Tử theo ĐT
293; các tuyến xe buýt từ trung tâm huyện đến các khu, điểm du lịch.
3. Danh
mục dự án ưu tiên (có phụ biểu kèm theo)
4. Giải
pháp thực hiện quy hoạch
4.1. Phát triển nguồn nhân lực
Xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng đội
ngũ cán bộ của ngành; Xây dựng, ban hành các cơ chế, chính sách ưu tiên đối với
đội ngũ cán bộ văn hóa, thể thao phụ trách hoạt động ở vùng núi, vùng sâu; đối với cán bộ thuộc nhóm ngành đặc thù. Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ
năng làm du lịch cho các chủ nhà hàng, khách sạn tại các khu, điểm du lịch, các
huyện, thành phố.
Thu hút lao động có chất lượng cao từ
các địa phương và khu vực khác. Liên kết với các doanh nghiệp, thường xuyên tổ
chức cho các học viên đi thực tập thực tế tại các khách sạn lớn trên địa bàn tỉnh.
4.2. Huy động nguồn lực, vốn đầu tư
Ưu tiên nguồn vốn ODA, vốn hỗ trợ có
mục tiêu, vốn trái phiếu Chính phủ và ngân sách tỉnh cho công tác tu bổ, tôn tạo di tích; bảo tồn di sản văn hóa; các công trình cơ sở hạ tầng
du lịch; xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất ngành văn hóa, thể
thao. Tăng cường thu hút, huy động nguồn vốn ngoài ngân sách cho
phát triển các Khu, điểm du lịch. Thực hiện xã hội hóa đầu tư, bảo tồn và phục
dựng các lễ hội, hoạt động văn hóa, các làng nghề phục vụ
phát triển du lịch.
4.3. Xây dựng cơ chế, chính
sách thu hút đầu tư
Thực hiện đổi mới cơ chế chính sách,
cải cách hành chính, tạo môi trường thuận lợi cho lĩnh vực văn hóa, thể thao
phát triển. Xây dựng chính sách mời các nhà nghiên cứu lịch sử, văn hóa về địa
phương nghiên cứu, xây dựng ý tưởng phát huy giá trị văn hóa, di tích... Xây dựng
hồ sơ nghiên cứu để nâng tầm các di tích, bảo vật quốc gia.
Hoàn thiện cơ chế chính sách hỗ trợ
phát triển sự nghiệp văn hóa, thể thao ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Xây dựng chính sách cụ thể để thu
hút nhà đầu tư trong phát triển các khu, điểm du lịch. Hỗ trợ cho các tổ chức,
cá nhân, hộ gia đình đầu tư xây dựng cơ sở homestay đạt chuẩn; dành nguồn ngân
sách thực hiện các dự án bảo tồn văn hóa, bản sắc địa
phương.
4.4. Hợp tác, liên kết trong nước và quốc tế
Tăng cường hợp tác với các quốc gia trong khu vực, các tỉnh, thành trong cả nước, các trường
đại học, các cục, vụ, viện, các đơn vị, cá nhân trong việc tổ chức, biểu diễn
văn hóa nghệ thuật; tuyển chọn và đào tạo vận động viên.
Liên kết với các hãng lữ hành trên
các lĩnh vực: Xúc tiến, quảng bá, xây dựng sản phẩm du lịch, đào tạo nguồn nhân
lực... Khuyến khích sự tham gia của các ngành khác nhau như nông nghiệp, thương
mại về: vốn đầu tư, công tác thị trường, công nghệ, cung cấp lương thực, thực
phẩm, phát triển các sản phẩm lưu niệm...
Liên kết giữa
ngành du lịch và khoa học - công nghệ trong hợp tác, đầu tư, chuyển giao công
nghệ và ứng dụng khoa học kỹ thuật trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch;
quảng bá, tuyên tuyền...
4.5. Tuyên truyền, quảng bá cho
phát triển Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Tổ chức các cuộc thi chọn biểu tượng (logo) và khẩu hiệu (slogan) cho du lịch Bắc Giang.
Tăng cường nguồn kinh phí cho công tác xúc tiến, quảng bá du lịch. Xây dựng các ấn phẩm chuyên nghiệp, bằng nhiều thứ tiếng, ấn phẩm chuyên
đề riêng (du lịch văn hóa - tâm linh, lịch sử - văn hóa, sinh thái...) để quảng
bá du lịch. Đăng cai tổ chức một số sự kiện văn hóa, thể thao, du lịch tầm cỡ
quốc gia để quảng bá hình ảnh của tỉnh.
Đa dạng hóa xúc tiến quảng bá qua các
trang mạng xã hội như: facebook fanpage, tài khoản twitter, instagram...; các
diễn đàn đánh giá du lịch (Trip Advisor, Booking.com), tiếp thị trực tuyến...
5. Tổ chức thực hiện
Các cấp, các ngành phổ biến, vận động
nhân dân, doanh nghiệp tham gia thực hiện quy hoạch.
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Tổ
chức công bố, công khai, tuyên truyền quy hoạch, đặc biệt
là các mục tiêu ưu tiên, khuyến khích phát triển. Xây dựng
các chương trình hành động, kế hoạch phát triển hàng năm. Phát triển và thực hiện
các chương trình hành động mục tiêu. Thực hiện công tác giám sát, báo cáo hàng
năm đối với việc thực hiện quy hoạch. Phối hợp, hướng dẫn UBND các thành phố,
huyện trong quá trình thực hiện Quy hoạch.
Các Sở, ban, ngành liên quan: Phối hợp
với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong phạm vi chức năng nhiệm vụ nhằm triển
khai hiệu quả quy hoạch.
UBND các huyện, thành phố: Chủ trì và
quản lý, khai thác các tuyến điểm du lịch trên địa bàn phù hợp với quy hoạch.
Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành trong công tác thu hồi đất, bồi
thường, hỗ trợ tái định cư, tạo việc làm cho người bị thu hồi đất trong vùng thực
hiện dự án theo Quy hoạch.
Xây dựng hệ thống theo dõi, đánh giá
và tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và quản lý thực hiện quy hoạch.
Điều 2.
Điều chỉnh Quy hoạch phát triển Văn hóa, Thể
thao và Du lịch tỉnh Bắc Giang đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 là cơ sở cho
việc quản lý, triển khai các dự án đầu tư phát triển Văn hóa, Thể thao và Du lịch
trên địa bàn tỉnh.
Điều 3.
Quyết định số 11/QĐ-UBND, ngày 30 tháng 01
năm 2010 của UBND tỉnh Bắc Giang hết hiệu lực khi ban hành Quyết định này.
Điều 4.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ
ngày ký.
Điều 5. Giám đốc các sở, Thủ trưởng các cơ quan thuộc
UBND tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; các cơ quan, đơn vị và các tổ chức,
cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- -Như Điều 5;
- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
- TT Tỉnh ủy; TT HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy;
- Ban Văn hóa - xã hội, HĐND tỉnh;
- Lưu: VT, KGVX.
Bản điện tử:
- VP UBND tỉnh: LĐVP, TXCT, TH.
|
TM. UBND TỈNH
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Ánh Dương
|
DANH MỤC
DỰ
ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN
(Ban hành theo Quyết định số 939 /QĐ-UBND
ngày 27/12/2017 của UBND tỉnh)
I DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ LĨNH VỰC
VĂN HÓA
TT
|
Nội dung
|
Nguồn
vốn
|
I
|
Giai đoạn 2017 - 2020
|
|
1
|
Xây mới 25 nhà văn hóa đa năng, Trung tâm VHTT cấp xã
|
Vốn xây dựng nông thôn mới
|
2
|
Cải tạo, nâng
cấp 25 nhà văn hóa đa năng, Trung tâm VHTT cấp xã
|
Vốn xây dựng nông thôn mới
|
3
|
Xây mới 100 nhà văn hóa thôn/tổ dân
phố
|
Vốn xây dựng nông thôn mới, xã hội hóa
|
4
|
Cải tạo, nâng cấp 250 nhà văn hóa
thôn/tổ dân phố
|
Vốn xã hội hóa
|
5
|
Xây mới 1 nhà văn hóa công nhân khu
công nghiệp
|
Ngân sách
|
6
|
Kêu gọi đầu tư
Bảo tàng tư nhân (1 bảo tàng)
|
Vốn xã hội hóa
|
7
|
Kêu gọi đầu tư Trung tâm biểu diễn
nghệ thuật tư nhân (7 trung tâm)
|
8
|
Kêu gọi đầu tư Rạp chiếu phim tư
nhân (1 rạp)
|
9
|
Kêu gọi đầu tư Thư viện tư nhân (2
thư viện)
|
II
|
Giai đoạn 2021-2030
|
|
1
|
Xây mới Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh
tỉnh
|
Ngân sách
|
2
|
Xây mới Trung tâm Văn hóa triển
lãm, nhà hát, khu hội chợ
|
Ngân sách
|
3
|
Xây mới 7 Trung tâm Văn hóa - Thể
thao cấp huyện (Việt Yên, Lạng Giang, Lục Ngạn, Yên Thế, Hiệp Hòa, Yên
Dũng và TP Bắc Giang)
|
Ngân sách
|
4
|
Xây mới 3 thư viện huyện
|
Ngân sách
|
5
|
Xây mới 42-47 trung tâm văn hóa xã
|
Vốn xây dựng nông thôn mới
|
6
|
Cải tạo, nâng cấp 580 nhà văn hóa
thôn
|
Vốn xây dựng nông thôn mới
|
7
|
Xây mới 2 nhà văn hóa công nhân khu
công nghiệp
|
Ngân sách, xã hội hóa
|
8
|
Kêu gọi đầu tư Bảo tàng tư nhân (2
bảo tàng)
|
Vốn xã hội hóa
|
9
|
Kêu gọi đầu tư Trung tâm biểu diễn
nghệ thuật tư nhân (2 trung tâm)
|
10
|
Kêu gọi đầu tư Rạp chiếu phim tư nhân (3 rạp)
|
11
|
Kêu gọi đầu tư thư viện tư nhân (3
thư viện)
|
II. DỰ ÁN ƯU TIÊN
ĐẦU TƯ LĨNH VỰC THỂ THAO
TT
|
Nội dung
|
Nguồn
vốn
|
I
|
Giai đoạn 2017-2020
|
|
1
|
Xây dựng hạ tầng kỹ thuật nhà thi đấu
thể thao Bắc Giang
|
Ngân sách tỉnh
|
2
|
Nhà thi đấu thể thao tỉnh Bắc Giang
|
Ngân sách tỉnh
|
II
|
Giai đoạn 2021-2030
|
|
1
|
Khu liên hợp thể thao tỉnh (bao
gồm sân vận động mới)
|
Ngân sách tỉnh
|
III. DỰ ÁN ƯU TIÊN
ĐẦU TƯ LĨNH VỰC DU LỊCH
1. Dự án đầu tư từ nguồn ngân sách
TT
|
Nội dung
|
Nguồn vốn
|
I
|
Giai đoạn 2017-2020
|
|
1
|
Dự án đầu tư hạ tầng du lịch
|
|
|
Các dự án đầu tư theo Kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020
|
1.1
|
Hạ tầng Khu du lịch sinh thái Suối
Mỡ, huyện Lục Nam
|
Ngân sách
trung ương
|
1.2
|
Đường và hạ tầng vào khu Thiền viện
Trúc lâm Phượng Hoàng và chùa Kem, huyện Yên Dũng
|
Ngân sách trung
ương
|
1.3
|
Bảo tồn, tôn tạo, tu bổ và phát huy
giá trị di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Những điểm khởi nghĩa Yên Thế (huyện
Yên Thế, Tân Yên, Việt Yên, Yên Dũng)
|
Ngân sách trung ương, ngân sách tỉnh
|
1.4
|
Đường kết nối
từ vành đai 4 vào chùa Bổ Đà, huyện
Việt Yên
|
Vốn trái phiếu chính phủ
|
1.5
|
Cải tạo đường từ chùa Bổ Đà - làng
cổ Thổ Hà và đường giao thông trong làng Thổ Hà, huyện
Việt Yên
|
Ngân sách huyện
|
2
|
Dự án phát triển du lịch cộng đồng
|
|
2.1
|
Hỗ trợ phát triển bản du lịch cộng
đồng Bản Mậu, bản Đồng Cao, huyện Sơn Động
|
Vốn sự nghiệp ngân sách tỉnh, ngân
sách huyện
|
2.2
|
Hỗ trợ phát triển bản du lịch cộng đồng Bản Ven, bản
Xoan, Thượng Đồng, huyện Yên Thế
|
Vốn sự nghiệp ngân sách tỉnh, ngân
sách huyện
|
2.3
|
Hỗ trợ phát triển bản du lịch cộng
đồng làng cổ Thổ Hà, huyện Việt Yên
|
Vốn sự nghiệp ngân sách tỉnh, ngân
sách huyện
|
2.4
|
Hỗ trợ phát triển bản du lịch cộng
đồng thôn Cấm Vải, Khuôn Thần, huyện
Lục Ngạn
|
Vốn sự nghiệp ngân sách tỉnh, ngân
sách huyện
|
2.5
|
Hỗ trợ phát triển bản du lịch cộng
đồng Bản Khe Nghè, huyện Lục Nam
|
Vốn sự nghiệp ngân sách tỉnh, ngân
sách huyện
|
3
|
Đề án nghiên cứu, phát triển thị
trường khách du lịch
|
Vốn sự nghiệp ngân sách tỉnh
|
4
|
Đào tạo phát triển nguồn nhân lực
|
Vốn sự nghiệp ngân sách tỉnh
|
5
|
Đề án, chương trình xúc tiến, quảng
bá du lịch
|
Vốn sự nghiệp ngân sách tỉnh
|
6
|
Đề án bảo tồn văn hóa, tài nguyên, môi trường du lịch
|
Vốn sự nghiệp ngân sách tỉnh
|
II
|
Giai đoạn 2021-2030
|
|
1
|
Dự án đầu tư hạ tầng du lịch
|
|
1.1
|
Nâng cấp, mở rộng đường kết nối Khu
du lịch Xuân Lung - Thác Ngà, huyện Yên Thế (từ UBND xã Xuân Lương vào
Thác Ngà)
|
Ngân sách tỉnh, ngân sách huyện
|
1.2
|
Cải tạo, nâng cấp đường kết nối từ
ĐT 289 vào chùa Am Vãi, huyện Lục Ngạn
|
Ngân sách
trung ương, ngân sách tỉnh, huyện
|
1.3
|
Cải tạo đường giao thông vào hồ Khuôn Thần, huyện Lục Ngạn (từ ĐT289 - hồ Khuôn Thần)
|
Ngân sách tỉnh,
ngân sách huyện
|
1.4
|
Làm mới đường vào Đền thờ Tiến sĩ
Thân Nhân Trung, huyện Việt Yên (từ đường gom Quốc lộ 1A vào đền)
|
Ngân sách tỉnh, ngân sách huyện
|
1.5
|
Cải tạo, nâng cấp đường vào Khu du
lịch tâm linh sinh thái Núi Dành, huyện Tân Yên (từ Quốc lộ 17 vào khu du lịch)
|
Ngân sách trung ương, ngân sách tỉnh
|
1.6
|
Cải tạo, nâng cấp đường vào Đồi văn
nghệ kháng chiến gắn với khu lưu niệm nhà văn Nguyên Hồng,
huyện Tân Yên
|
Ngân sách tỉnh, ngân sách huyện
|
1.7
|
Cải tạo, nâng cấp đường kết nối núi
Đồn Mỏ Thổ, huyện Việt Yên (từ đường Quốc lộ 17)
|
Ngân sách tỉnh, ngân sách huyện
|
1.8
|
Nâng cấp, cải tạo đường từ cây Dã
Hương đến các di tích trong cụm di tích xã Tiên Lục, huyện
Lạng Giang
|
Ngân sách tỉnh,
ngân sách huyện
|
1.9
|
Cải tạo, nâng cấp đường kết nối
Thác Ba Tia, huyện Sơn Động (Đoạn từ đường vào mỏ than Đồng Rì đến suối; từ suối lên Thác Bà Tia)
|
Ngân sách tỉnh, ngân sách huyện
|
1.10
|
Cải tạo, nâng cấp đường vào Suối nước
Vàng, huyện Lục Nam
|
Ngân sách tỉnh, ngân sách huyện
|
2
|
Dự án phát triển du lịch cộng đồng
|
|
2,1
|
Hỗ trợ phát triển bàn du lịch cộng
đồng Bản Đá Húc, huyện Lục Nam
|
Vốn sự nghiệp ngân sách tỉnh, ngân
sách huyện
|
2.2
|
Hỗ trợ phát triển bản du lịch cộng
đồng làng Nguyệt Đức, huyện Việt Yên
|
Vốn sự nghiệp ngân sách tỉnh, ngân
sách huyện
|
3
|
Dự án phát triển du lịch làng
nghề
|
Vốn sự nghiệp ngân sách tỉnh, ngân sách huyện
|
2. Dự án đầu tư đầu tư theo hình
thức PPP
TT
|
Nội
dung
|
I
|
Giai đoạn 2017-2020
|
1
|
Dự án cầu -Vân Hà và đường giao
thông kết nối từ Bổ Đà sang thành phố Bắc Ninh (huyện
Việt Yên)
|
II
|
Giai đoạn 2021-2030
|
1
|
Giao thông kết nối ĐT289 (hồ
Khuôn Thần, huyện Lục Ngạn) - đền Bắc Lệ, tỉnh Lạng Sơn
|
3. Danh mục dự án mời gọi đầu tư
TT
|
Tên dự án đầu tư
|
I
|
Các dự án đầu tư khu, điểm du lịch
|
|
Giai đoạn 2017-2020
|
1
|
Đầu tư phục dựng các di tích theo
con đường Hoằng dương Phật pháp của Phật Hoàng Trần Nhân Tông: Hòn Tháp, chùa
Yên Ngựa, chùa Bình Long, chùa Hồ Bấc (huyện Lục Nam)
|
2
|
Khu du lịch Suối Mỡ, huyện Lục Nam
|
3
|
Khu du lịch Hồ Suối Nứa, huyện Lục Nam
|
4
|
Khu đền Thần Nông, huyện Lục Nam
|
|
Khu du lịch núi Nham Biền, huyện
Yên Dũng
|
5
|
- Chùa khu vực
đỉnh núi Non Vua (gần giếng Thần Minh);
|
- Khu nghỉ dưỡng sinh thái;
|
- Làng sinh thái trên nói
|
6
|
Khu du lịch Đồng
Cao, huyện Sơn Động
|
7
|
Khu du lịch Xuân Lung - Thác Ngà,
huyện Yên Thế
|
8
|
Khu du lịch hồ Khuôn Thần, huyện Lục
Ngạn
|
9
|
Khu du lịch chùa Am Vãi, huyện Lục
Ngạn
|
10
|
Khu du lịch sinh thái Núi Dành, huyện
Tân Yên
|
11
|
Khu du lịch nghỉ dưỡng ven sông
Thương, thành phố Bắc Giang
|
12
|
Dự án đầu tư làng cổ Thổ Hà, huyện
Việt Yên
|
|
- Khu bảo tồn, biểu diễn quan họ phục
vụ du khách
|
- Làng nổi
trên sông Cầu
|
- Chợ truyền thống theo hướng cổ
truyền (bày bán sản phẩm lưu niệm, làng
nghề...)
|
13
|
Sân golf Trung Sơn, huyện Việt Yên
|
14
|
Khu du lịch cây Dã Hương nghìn năm
tuổi gắn với cụm di tích xã Tiên Lục,
huyện Lạng Giang
|
15
|
Điểm du lịch chùa Tứ Giáp, huyện
Tân Yên
|
16
|
Sân golf huyện Lục Nam
|
|
Giai đoạn 2021-2030
|
17
|
Sân golf huyện Lạng Giang
|
18
|
Điểm du lịch Thác Ba Tia, huyện Sơn
Động
|
19
|
Điểm du lịch suối Nước Vàng, huyện
Lục Nam
|
20
|
Điểm du lịch Mai Sưu, huyện Lục Nam
|
21
|
Điểm du lịch sinh thái Thác Rêu (Vực
Rêu), huyện Lục Nam
|
22
|
Khu du lịch Đập Đá Ong, huyện Tân
Yên
|
23
|
Khu du lịch Núi Đót, huyện Tân Yên
|
24
|
Điểm du lịch Đồi văn nghệ kháng chiến gắn với khu lưu niệm nhà
văn Nguyên Hồng, huyện Tân Yên
|
25
|
Khu du lịch núi Đồn Mỏ Thổ, huyện
Việt Yên
|
26
|
Điểm du lịch
sinh thái Quảng Phúc, thành phố Bắc Giang
|
27
|
Điểm du lịch sinh thái hồ Cầu Rễ, huyện Yên Thế
|
28
|
Điểm du lịch hồ Hố Cao, huyện Lạng
Giang
|
II
|
Các dự án đầu tư hạ tầng
|
1
|
Đầu tư cảng du lịch Á Lữ, cảng Tân Tiến,
thành phố Bắc Giang
|
2
|
Đầu tư nâng cấp bến cảng Thổ Hà, cảng
Đình Vân, cảng Hạ Lát, huyện Việt Yên
|
3
|
Đầu tư cảng Cẩm
Lý, Lục Nam, huyện Lục Nam
|
III
|
Các dự án đầu tư cơ sở vật chất
phục vụ du lịch
|
1
|
Công viên giải trí thành phố Bắc
Giang (ven sông Thương)
|
2
|
Các khu vui chơi giải trí trên địa
bàn các huyện
|
3
|
Các trung tâm thương mại, thành phố
Bắc Giang
|
4
|
Trung tâm hội nghị, tổ chức sự kiện,
thành phố Bắc Giang
|
5
|
Các khách sạn từ 3-5 sao tại TP Bắc Giang
|
6
|
Các khách sạn tại các huyện
|
7
|
Các trạm dừng nghỉ trên tuyến đường
tỉnh 293 (huyện Yên Dũng, Lục Nam, Sơn Động), Quốc lộ 279 (huyện Sơn Động), tuyến du lịch TP Bắc
Giang - Yên Thế (huyện Yên Thế), thành phố Bắc Giang - Lục Ngạn (huyện
Lục Ngạn)
|
8
|
Đầu tư các tuyến xe buýt từ TP Bắc Giang - ĐT 293 - Khu du lịch tâm linh - sinh
thái Tây Yên Tử và các tuyến từ trung tâm các huyện đến các khu, điểm du lịch
|