Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 8868/QĐ-UBND 2016 kế hoạch thực hiện chương trình An sinh xã hội Đà Nẵng 2020

Số hiệu: 8868/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thành phố Đà Nẵng Người ký: Huỳnh Đức Thơ
Ngày ban hành: 23/12/2016 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 8868/QĐ-UBND

Đà Nẵng, ngày 23 tháng 12 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH AN SINH XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ĐẾN NĂM 2020

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương số 77/2015/QH13 ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Quyết định số 2526-QĐ/TU ngày 30/11/2016 của Thành ủy Đà Nẵng ban hành Đề án thực hiện Chương trình “Thành phố 4 an” trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đến năm 2020;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch thực hiện Chương trình An sinh xã hội trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đến năm 2020.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thực hiện kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND thành phố, Giám đốc các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các quận, huyện và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan thuộc UBND thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Thường vụ TU, TT HĐND TP;
- CT, các PCT UBND TP;
- Ủy ban MTTQVN TP;
- Các sở, ban, ngành;
- Các tổ chức Hội, đoàn thể TP;
- UBND các quận, huyện;
- CVP, các PCVP UBND TP;
- Lưu: VT, SLĐTBXH.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Huỳnh Đức Thơ

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH AN SINH XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ĐẾN NĂM 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 8868/QĐ-UBND ngày 23/12/2016 của Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng)

Căn cứ Quyết định số 2526-QĐ/TU ngày 30/11/2016 của Thành ủy Đà Nẵng ban hành Đề án thực hiện chương trình “Thành phố 4 an” trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đến năm 2020, Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình An sinh xã hội, nội dung cụ thể như sau:

A. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU

1. MỤC ĐÍCH

Tạo sự thống nhất của các cấp, các ngành trong việc quán triệt và triển khai cụ thể hóa những nội dung của Đề án thực hiện chương trình “Thành phố 4 an” trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đến năm 2020 được ban hành tại Quyết định số 2526-QĐ/TU ngày 30/11/2016 của Thành ủy, nhằm nâng cao năng lực đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn thành phố.

2. YÊU CẦU

- Xác định rõ những nội dung, các Chương trình công tác trọng tâm để làm cơ sở tập trung chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ được đề ra trong Đề án thực hiện chương trình “Thành phố 4 an” trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đến năm 2020;

- Các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện nghiêm túc, chủ động trong việc tham mưu, đề xuất và chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện các nội dung theo Kế hoạch của UBND thành phố;

- Việc xây dựng Kế hoạch phải gắn với các giải pháp cụ thể, toàn diện, đảm bảo tính khả thi; phù hợp với điều kiện chung của thành phố, tạo sự phát triển đồng bộ và hài hòa để thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của thành phố.

B. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

I. LĨNH VỰC LAO ĐỘNG, NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI

1. Việc làm-dạy nghề

1.1 Việc làm

a) Mục tiêu

- Tỷ lệ tạo việc làm tăng thêm 27%; bình quân hàng năm 4 - 5%/năm;

- Giải quyết việc làm cho 160.000 - 165.000 lao động, bình quân mỗi năm 32.000 - 33.000 lao động;

- Phấn đấu đến năm 2020 hạ tỷ lệ thất nghiệp xuống dưới 3%.

b) Nhiệm vụ, giải pháp

- Đẩy mạnh phát triển kinh tế, tạo việc làm mới, xây dựng môi trường đầu tư thuận lợi và cơ chế chính sách hỗ trợ doanh nghiệp; chuyển dịch cơ cấu kinh tế “dịch vụ - công nghiệp, xây dựng - nông nghiệp” theo hướng hiện đại;

- Tiếp tục thực hiện tốt các chính sách, Đề án về giáo dục nghề nghiệp, chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp tiếp nhận lao động vào đào tạo nghề và giải quyết việc làm, tiếp tục đầu tư hỗ trợ và nhân rộng các mô hình dạy nghề gắn với giải quyết việc làm tại chỗ;

- Tổ chức thực hiện tốt Đề án Phát triển thông tin thị trường lao động thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2016-2020;

- Phát triển nguồn vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay giải quyết việc làm, giảm nghèo;

- Tăng cường hoạt động xuất khẩu lao động; mở rộng đối tượng và hỗ trợ cho vay vốn với lãi suất ưu đãi để tạo điều kiện cho người lao động đi lao động có thời hạn ở nước ngoài;

- Nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống dịch vụ việc làm, tiến tới tổ chức giao dịch định kỳ 1 phiên/1 tuần; mỗi năm 2 phiên giao dịch di động;

- Bồi dưỡng, nâng cao năng lực cán bộ tổ chức thực hiện.

1.2 Dạy nghề

a) Mục tiêu

- Tuyển sinh đào tạo nghề: 237.000 người; bình quân 46.000 - 48.000/năm; (trong đó: Trình độ cao đẳng nghề: 35.000, trung cấp nghề 10.000, sơ cấp nghề và dạy nghề thường xuyên 192.000);

- Dạy nghề cho lao động đặc thù (bao gồm các nhóm đối tượng: Hộ gia đình chính sách, hộ nghèo, cận nghèo, di dời giải tỏa, dân tộc thiểu số; bộ đội xuất ngũ, người khuyết tật, học sinh bỏ học, thiếu niên hư, người cai nghiện, lao động nông thôn, lao động nữ mất việc làm, lao động lâm ngư nghiệp): 5.000 người;

- Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề: 55%.

b) Nhiệm vụ, giải pháp

- Củng cố và phát triển mạng lưới dạy nghề theo định hướng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của thành phố; đến năm 2020 có 60 cơ sở dạy nghề: 7 trường cao đẳng, 4 trường trung cấp, 15 trung tâm và 34 cơ sở dạy nghề;

- Triển khai Quyết định số 11/2016/QĐ-UBND ban hành Quy định một số chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường, giám định tư pháp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng; ưu tiên cho những dự án đăng ký phục vụ cho mục tiêu dạy nghề cho những ngành trọng điểm của thành phố;

- Tiếp tục triển khai thực hiện các Đề án: Đề án Phát triển giáo viên dạy nghề, Đề án đào tạo lao động dịch vụ chất lượng cao và Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp;

- Củng cố và đầu tư Trường Cao đẳng nghề Đà Nẵng thành trường nghề chất lượng cao đến năm 2020;

- Thường xuyên thực hiện kiểm định cơ sở dạy nghề để nâng cao chất lượng đào tạo;

- Có chủ trương và chính sách khuyến khích các doanh nghiệp tham gia vào đào tạo nghề, liên kết đào tạo, đào tạo thực hành. Thí điểm đào tạo kép tại một số ngành nghề thuộc lĩnh vực du lịch giữa các doanh nghiệp dịch vụ du lịch và cơ sở dạy nghề;

- Các doanh nghiệp và các hiệp hội của doanh nghiệp cung cấp nhu cầu sử dụng lao động ngắn hạn (3-5 năm) để có cơ sở xây dựng kế hoạch đào tạo tuyển sinh phù hợp với nhu cầu của xã hội.

2. Lĩnh vực người có công

a) Mục tiêu

- Đến cuối năm 2017, 100% hộ người có công thoát nghèo; và có mức sống cao hơn mức sống trung bình dân cư nơi cư trú;

- Tiếp tục khảo sát để hỗ trợ sửa chữa, xây mới nhà ở theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ; đến cuối năm 2019 hoàn thành công tác sửa chữa nhà cho đối tượng người có công xuống cấp;

- Hoàn thành Đề án nâng cấp mộ, nghĩa trang liệt sĩ.

b) Nhiệm vụ, giải pháp

- Triển khai thực hiện việc giải quyết chính sách theo Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng và Pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” và các chính sách liên quan;

- Triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ hộ người có công thuộc diện hộ nghèo theo chuẩn mới của thành phố;

- Tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ cải thiện nhà ở; nâng cấp sửa chữa, xây mới toàn bộ nhà xuống cấp nặng cho gia đình chính sách;

- Duy trì và đẩy mạnh phong trào đền ơn đáp nghĩa; góp phần nâng cao đời sống của gia đình chính sách trên địa bàn;

- Triển khai Đề án kiên cố hóa mộ liệt sỹ, nâng cấp nghĩa trang liệt sĩ1.

3. Chương trình giảm nghèo

a) Mục tiêu

- Tập trung huy động các nguồn lực xã hội hỗ trợ, tạo điều kiện cho người nghèo, hộ nghèo, hộ cận nghèo tiếp cận với các dịch vụ xã hội cơ bản;

- Phấn đấu đến cuối năm 2019 toàn thành phố có 1.960 hộ nghèo có hoàn cảnh đặc biệt thoát nghèo và đến cuối năm 2020 hoàn thành các mục tiêu của Đề án giảm nghèo đã đề ra.

b) Nhiệm vụ, giải pháp

- Xây dựng kế hoạch giảm nghèo hằng năm và phối hợp thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đề ra;

- Đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm;

- Thực hiện đồng bộ chính sách trợ giúp xã hội đối với hộ nghèo, hộ nghèo có hoàn cảnh đặc biệt, cải thiện nhà ở, vốn vay ưu đãi, hỗ trợ chăm sóc sức khỏe, mua và cấp thẻ bảo hiểm y tế, miễn giảm học phí, cải thiện điều kiện sinh hoạt; sửa đổi, bổ sung các chính sách đặc thù phù hợp tình hình thực tế;

- Tăng cường hỗ trợ phương tiện sản xuất nhằm khuyến khích hộ nghèo tự phát triển sản xuất tạo việc làm tăng thu nhập; phát triển nhân rộng các mô hình; đẩy mạnh các hoạt động tư vấn, hỗ trợ để người nghèo tham gia đi xuất khẩu lao động tạo thu nhập;

- Tập trung huy động các nguồn lực để hỗ trợ hộ nghèo và hộ nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn vươn lên thoát nghèo;

- Tăng cường kiểm tra, giám sát, đánh giá rút kinh nghiệm, khen thưởng thành tích trong việc thực hiện chương trình giảm nghèo.

4. Lĩnh vực bảo trợ xã hội

a) Mục tiêu

- Đảm bảo 100% người cao tuổi, người khuyết tật, trẻ em không có nguồn nuôi dưỡng được hưởng chính sách trợ cấp xã hội tại cộng đồng; 100% người già cô đơn không nơi nương tựa; trẻ em mồ côi, bị bỏ rơi; người khuyết tật nặng không người chăm sóc được nuôi dưỡng tại các trung tâm bảo trợ xã hội;

- Tổ chức thực hiện tốt các chính sách, pháp luật có liên quan về trợ giúp xã hội.

b) Nhiệm vụ, giải pháp

- Triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch trợ giúp người khuyết tật, người cao tuổi, Kế hoạch xử lý người lang thang xin ăn,...

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thực hiện chính sách bảo trợ xã hội;

- Rà soát giải quyết kịp thời đầy đủ chế độ, chính sách bảo trợ xã hội đã ban hành; nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung mở rộng nhóm đối tượng, nâng mức trợ cấp xã hội phù hợp tình hình thực tế;

- Điều tra khảo sát nhu cầu của các đối tượng xã hội, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu;

- Chuyển dần từ trợ cấp xã hội cho đối tượng bảo trợ xã hội sang hỗ trợ hộ gia đình chăm sóc thay thế. Mở rộng mô hình gia đình, cá nhân nhận nuôi và chăm sóc đối tượng bảo trợ xã hội;

- Phát triển đa dạng các hình thức từ thiện, nhân đạo, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận để chăm sóc đối tượng sống dựa vào cộng đồng;

- Củng cố và phát triển mạng lưới các cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội; xây dựng các mô hình nhận chăm sóc thay thế;

- Thống kê, phân loại, đào tạo bồi dưỡng nâng cao đội ngũ cán bộ, viên chức, nhân viên và cộng tác viên công tác xã hội;

- Đầu tư mở rộng nâng cấp Trung tâm Bảo trợ xã hội và Trung tâm Điều dưỡng người tâm thần;

- Vận động kêu gọi nguồn lực các tổ chức, cá nhân đầu tư vào các chương trình, dự án trợ giúp cho đối tượng yếu thế trong xã hội.

5. Chương trình bảo vệ chăm sóc trẻ em

a) Mục tiêu

- Bảo đảm cho mọi trẻ em, nhất là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt tiếp cận với các dịch vụ xã hội cơ bản về y tế, giáo dục, điều kiện sống, trợ giúp xã hội;

- Giảm tỷ lệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt xuống dưới 1% so với tổng số trẻ em; phấn đấu 100% trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được chăm sóc, trợ giúp bằng nhiều hình thức; đảm bảo 100% trẻ em dưới 06 tuổi được cấp thẻ BHYT; duy trì 100% xã, phường đạt tiêu chuẩn xã, phường phù hợp với trẻ em;

- Hằng năm, giảm 15% số trẻ em bị tai nạn, thương tích và giảm 10% số trẻ em bị tử vong do tai nạn, thương tích, đặc biệt do đuối nước, tai nạn giao thông.

b) Nhiệm vụ, giải pháp

- Trẻ em được phát hiện có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt được quản lý và có các biện pháp can thiệp, trợ giúp kịp thời để giảm thiểu, loại bỏ nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt;

- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật, nâng cao kiến thức, kỹ năng cho phụ huynh và trẻ em trong công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em như: kỹ năng phòng ngừa tai nạn thương tích, kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục, kỹ năng sống; tuyên truyền xây dựng Ngôi nhà an toàn, cộng đồng an toàn, trường học an toàn, xã, phường phù hợp với trẻ em...;

- Thực hiện đầy đủ và kịp thời các chính sách đối với trẻ em, nhất là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt;

- Xây dựng và triển khai thực hiện các mô hình bảo vệ chăm sóc trẻ em phù hợp với tình hình địa phương, phù hợp với các nhóm đối tượng;

- Xây dựng và phát triển hệ thống bảo vệ, chăm sóc trẻ em;

- Huy động nguồn lực để thực hiện các kế hoạch, chương trình;

- Tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em, chính sách đối với trẻ em và việc thực hiện quyền trẻ em; xây dựng và vận hành hệ thống cơ sở dữ liệu quản lý trẻ em bằng phần mềm và sổ theo dõi trẻ em trong hộ gia đình.

6. Cơ quan thực hiện

a) Cơ quan chủ trì: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;

b) Cơ quan phối hợp: Các cơ quan, đơn vị liên quan và các địa phương, Doanh nghiệp...

II. CHƯƠNG TRÌNH AN SINH XÃ HỘI CỦA CÁC LĨNH VỰC KHÁC CÓ LIÊN QUAN

1. Lĩnh vực Bảo hiểm xã hội

a) Mục tiêu

- Đảm bảo thực hiện tốt công tác quản lý, chi trả các chế độ Bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) đúng, đủ, kịp thời, chính xác, an toàn, tiện lợi;

- Đạt 100% người dân tham gia BHYT, 65% lực lượng lao động tham gia BHXH, 50% lực lượng lao động tham gia BHTN.

b) Nhiệm vụ, giải pháp

- Xây dựng và triển khai thực hiện chiến lược phát triển BHXH thành phố đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Đề án phát triển nhân lực và quy hoạch cơ sở vật chất của hệ thống BHXH thành phố đến năm 2020;

- Thường xuyên tổ chức đánh giá định kỳ tình hình thực hiện Luật BHXH và Luật BHYT; xây dựng chính sách khuyến khích và hỗ trợ nông dân, ngư dân, người lao động khu vực phi chính thức tham gia BHXH tự nguyện; khuyến khích và hỗ trợ người dân có thu nhập dưới mức trung bình tham gia BHYT;

- Tăng cường và bằng nhiều hình thức nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền pháp luật về BHXH, BHYT và BHTN;

- Thường xuyên tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về BHXH, BHYT và BHTN;

- Thực hiện tốt công tác cải cách hành chính, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tham gia và thụ hưởng BHXH, BHYT và BHTN theo định hướng của “thành phố điện tử”, “công dân điện tử”.

c) Cơ quan chủ trì: BHXH thành phố;

d) Cơ quan phối hợp: Các cơ quan, tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp và các địa phương.

2. Lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo

a) Mục tiêu

- Duy trì thực hiện tốt mục tiêu “Không có học sinh bỏ học”; Chỉ thị 24-CT/TU ngày 10/8/2009 của Ban Thường vụ Thành ủy;

- Hoàn thành đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học thực hiện dạy học 02 buổi/ngày cho 100% học sinh tiểu học); đạt ít nhất 50% trường đạt chuẩn quốc gia); 100% trường trung học có phòng học bộ môn đạt chuẩn;

- Nâng cao chất lượng phổ cập trung học cơ sở (THCS), đặc biệt là đối với con em hộ nghèo, dân tộc thiểu số và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. Đạt 99,9% trẻ em đi học đúng độ tuổi ở bậc tiểu học, 99,5% ở bậc trung học cơ sở; 99,5% người trong độ tuổi từ 15 trở lên biết chữ;

- Đạt 100% học sinh tốt nghiệp tiểu học biết bơi;

- 100% học sinh phổ thông được tham gia đánh giá chuẩn năng lực ngôn ngữ đầu ra theo quy định; phấn đấu trình độ ngoại ngữ tiếng Anh đạt 70% học sinh tốt nghiệp tiểu học đạt trình độ A1, 70% học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở đạt trình độ A2, 50% học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông đạt trình độ B1;

- Tỷ lệ lao động qua đào tạo 70%.

b) Nhiệm vụ, giải pháp

- Mở rộng và tăng cường các chính sách chế độ hỗ trợ, nhất là đối với thanh niên, thiếu niên thuộc hộ nghèo, người dân tộc thiểu số bảo đảm phổ cập giáo dục bền vững;

- Tăng số lượng học sinh trong các trường dân tộc nội trú, mở rộng mô hình trường bán trú; xây dựng và củng cố nhà trẻ trong khu công nghiệp và vùng nông thôn;

- Đẩy mạnh xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục; mở rộng hệ thống giáo dục mầm non trên cơ sở đa dạng hóa các loại hình trường lớp, ưu tiên cho các vùng nông thôn, miền núi; huy động mọi nguồn lực để xây dựng trường, lớp mầm non kiên cố và đạt chuẩn quốc gia);

- Tăng cường cơ sở vật chất - kỹ thuật, xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia các cấp học, đặc biệt là trường trung học phổ thông; nâng cao chất lượng và chuẩn hóa đội ngũ giáo viên;

- Xây dựng lộ trình cho học sinh sau khi tốt nghiệp THCS, cụ thể: Giảm dần tỷ lệ vào học trường trung học phổ thông, tăng dần tỷ lệ vào học các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; đẩy mạnh công tác tuyên truyền giúp phụ huynh, học sinh nhận thức đúng về ý nghĩa của việc phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp THCS đi học nghề;

- Khai thác có hiệu quả và tối đa công suất các hồ bơi đã được đầu tư; tăng cường liên kết đầu tư hồ bơi với các tổ chức cá nhân có nhu cầu; tổ chức tốt công tác dạy bơi trong dịp hè;

- Tiếp tục bồi dưỡng, chuẩn hóa đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu triển khai chương trình ngoại ngữ 10 năm đối với giáo dục phổ thông. Tổ chức đánh giá năng lực đầu ra Bậc 2 đối với học sinh lớp 9 và Bậc 3 đối với học sinh lớp 12 tham gia chương trình mới để thúc đẩy đổi mới kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học theo định hướng phát triển kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Anh của học sinh;

- Xây dựng Ngân hàng đề thi giai đoạn 2; triển khai khung kiến trúc ứng dụng Công nghệ thông tin ngành giáo dục và đào tạo giai đoạn 2016-2020.

- Triển khai công tác khảo thí theo hướng đánh giá năng lực người học, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong khảo thí, đảm bảo công bằng, khách quan, minh bạch, đánh giá đúng năng lực thực chất của học sinh trong các hoạt động kiểm tra, tuyển sinh, xét tốt nghiệp.

c) Cơ quan chủ trì: Sở Giáo dục và Đào tạo;

d) Cơ quan phối hợp: Các cơ quan, đơn vị liên quan và các địa phương.

3. Lĩnh vực Xây dựng

a) Mục tiêu

- Tiếp tục triển khai thực hiện Chương trình “Có nhà ở”; cơ bản giải quyết nhà ở chung cư cho các hộ chính sách, các đối tượng hưởng lương từ ngân sách nhà nước, người nghèo, người có thu nhập thấp không có đất làm nhà ở. Đảm bảo 40% sinh viên, học sinh các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề có nhu cầu ở ký túc xá; 20% công nhân lao động tại các khu công nghiệp thành phố có nhu cầu về chỗ ở; 40% cán bộ, công chức, viên chức; 80% các đối tượng chính sách và 40% hộ dân cư có nhu cầu về chỗ ở có chỗ ở;

- 100% các công trình xây dựng mới được thiết kế, xây dựng đảm bảo cho tiếp cận người khuyết tật;

- Hoàn thiện quy hoạch khu dân cư, khu vui chơi giải trí trên địa bàn thành phố; thực hiện tốt Đề án “Phân bổ dân cư”;

- 100% Nghĩa trang có quy hoạch và quản lý theo quy hoạch; không còn mồ mả xen lẫn khu dân cư ở đô thị;

- Đảm bảo 100% dân cư thành thị sử dụng nước sạch.

b) Nhiệm vụ, giải pháp

- Xây dựng kế hoạch đầu tư phát triển nhà ở chung cư; khuyến khích nhân dân tự đầu tư xây dựng nhà ở kiên cố, ổn định cuộc sống tại các khu vực tái định cư;

- Xây dựng Đề án phát triển Quỹ nhà ở tập thể để cho thuê;

- Đẩy mạnh công tác xã hội hóa phát triển nhà ở: Khuyến khích các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập, các doanh nghiệp tự xây dựng ký túc xá cho học sinh, sinh viên, nhà ở cho công nhân;

- Huy động các nguồn lực tài chính trong và ngoài nước để phát triển nhà ở; xây dựng và thực hiện các chính sách hỗ trợ các đối tượng chính sách xã hội, cán bộ công chức viên chức nhà nước, người thu nhập thấp có nhu cầu về nhà ở chung cư tiếp cận để thuê và mua nhà chung cư;

- Quản lý, phân bổ dân cư khu vực nội thành phù hợp với từng thời kỳ; mở rộng phát triển các khu đô thị, các khu dân cư ở ngoại thành nhằm giảm sức ép về dân cư, nhà ở trong khu vực nội thành;

- Xây dựng các công trình và phương án phòng mặn cho hệ thống cấp nước thành phố đảm bảo cấp đủ nước sạch cho người dân dùng nước sinh hoạt gia tăng.

c) Cơ quan chủ trì: Sở Xây dựng;

d) Cơ quan phối hợp: Sở LĐTB&XH, các cơ quan, đơn vị liên quan và các địa phương.

4. Lĩnh vực Y tế

4.1. Về công tác y tế dự phòng

a) Mục tiêu

- Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng, thể trạng thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi xuống còn 13,4%; giảm tỷ lệ tử vong bà mẹ xuống dưới 14%; giảm tỷ suất tử vong trẻ em dưới 5 tuổi xuống dưới 5%.

- 100% nhân viên dự phòng được đào tạo, đào tạo lại về chuyên môn nghiệp vụ đảm bảo thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ y tế dự phòng.

b) Nhiệm vụ, giải pháp

- Chủ động phòng chống dịch, không để các bệnh dịch mới phát sinh; thanh toán và loại trừ một số dịch, bệnh nguy hiểm lưu hành tại địa phương;

- Nâng cao năng lực hệ thống y tế dự phòng từ tuyến thành phố đến cơ sở; hiện đại hóa hệ thống quản lý số liệu để có thông tin kịp thời xử lý các vụ dịch;

- Xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác y tế dự phòng có chất lượng; có kế hoạch đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ trẻ có năng lực và thu hút các chuyên gia có nghiệp vụ chuyên môn giỏi;

- Tăng cường các hoạt động truyền thông, giáo dục sức khỏe cộng đồng; triển khai thường xuyên công tác vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh;

- Thực hiện tốt các chương trình mục tiêu quốc gia, các dự án về y tế.

4.2. Về công tác khám chữa bệnh

a) Mục tiêu

- Tăng số giường bệnh trên địa bàn thành phố lên hơn 8.920 giường; đạt chỉ số 20 bác sĩ và 73,72 giường/10.000 dân; trong đó giường bệnh do thành phố quản lý 62 giường/10.000 dân. Tăng bệnh viện hạng I lên 5 bệnh viện, các bệnh viện chuyên khoa và bệnh viện tuyến quận, huyện là bệnh viện hạng II;

- Mở rộng đối tượng tham gia Bảo hiểm y tế, thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân theo lộ trình và đến năm 2020 đạt 100%.

b) Nhiệm vụ, giải pháp:

- Phát triển y tế chuyên sâu ứng dụng kỹ thuật cao; tập trung các nguồn lực để nâng cấp cơ sở hạ tầng, thiết bị cho các bệnh viện chính;

- Phát triển rộng rãi các dịch vụ y tế; nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh; áp dụng các kỹ thuật cao về y tế trong công tác chẩn đoán và điều trị; kết hợp đông y và tây y trong chẩn đoán và điều trị;

- Nâng cao tính công bằng trong việc tiếp cận và sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, đặc biệt là dịch vụ khám chữa bệnh cho người nghèo;

- Huy động và lồng ghép các nguồn lực thực hiện BHYT theo lộ trình; đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động cán bộ và nhân dân nâng cao nhận thức trách nhiệm và quyền lợi trong thực hiện chính sách BHYT;

- Đẩy mạnh xã hội hóa y tế; đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân; có chính sách khuyến khích, hỗ trợ tạo điều kiện phát triển cơ sở y tế ngoài công lập;

- Tăng cường công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực y tế.

4.3. Về mạng lưới y tế xã, phường

a) Mục tiêu

- Củng cố, duy trì và nâng cao chất lượng 100% trạm y tế xã, phường đạt chuẩn tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn 2011-2020 (theo QĐ số 3447/QĐ-BYT ngày 22/9/2011);

- Hoàn thiện hệ thống báo cáo, giám sát dịch tễ học, hiện đại hóa quản lý số liệu để có thông tin kịp thời cho việc xử lý các vụ dịch.

b) Nhiệm vụ, giải pháp

- Củng cố Ban chỉ đạo chăm sóc sức khỏe nhân dân ở địa phương; nâng cấp cơ sở hạ tầng, trang thiết bị cải tạo toàn bộ các trạm y tế và bổ sung nguồn nhân lực cho các trạm y tế;

- Thực hiện tốt Quyết định số 1816/QĐ-BYT ngày 26/5/2008 về việc phê duyệt Đề án cử cán bộ chuyên môn luân phiên từ bệnh viện tuyến trên về hỗ trợ các bệnh viện tuyến dưới nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh;

- Đào tạo, bồi dưỡng và có chính sách thu hút nguồn nhân lực y tế cấp xã, phường; bổ sung đội ngũ nhân viên y tế thôn, khối phố để thực hiện tốt công tác tuyên truyền và tư vấn về sức khỏe cộng đồng.

4.4. Cơ quan thực hiện

a) Cơ quan chủ trì: Sở Y tế;

b) Cơ quan phối hợp: BHXH, các cơ quan, đơn vị liên quan và các địa phương.

5. Lĩnh vực Môi trường

a) Mục tiêu

- 100% nước thải công nghiệp và sinh hoạt được xử lý; 70% chất thải rắn được tái chế; 25% lượng nước được tái sử dụng; 100% chất thải y tế được xử lý theo quy định;

-100% các cơ sở, hộ gia đình sản xuất kinh doanh các ngành nghề có phát sinh chất thải có hồ sơ môi trường;

-100% thôn ở Hòa Vang thực hiện tốt mô hình “thôn không rác”.

b) Nhiệm vụ, giải pháp

- Tổ chức tập huấn và ký cam kết thực hiện bảo vệ môi trường cho 100% cơ sở, hộ gia đình sản xuất kinh doanh các ngành nghề có phát sinh chất thải;

- Thực hiện có hiệu quả phong trào “Ngày chủ nhật Xanh - Sạch - Đẹp”;

- Đường làng, ngõ xóm cảnh quan xanh - sạch - đẹp, không có các hoạt động làm suy giảm môi trường;

- Thực hiện thí điểm 02 mô hình phân loại rác thải tại nguồn và tái sử dụng rác thải hữu cơ làm phân compost trên địa bàn huyện Hòa Vang;

- Vận động nhân dân huyện Hòa Vang cải tạo vườn tạp, xây dựng lại tường rào cổng ngõ khang trang;

- Di dời toàn bộ mộ ở các nghĩa địa tự phát không nằm trong quy hoạch đến các nghĩa trang có quy hoạch; không còn trường hợp chôn cất mới mồ mả xen lẫn khu dân cư;

- Trang bị đầy đủ các thùng rác và xe vận chuyển thu gom rác thải;

- Hỗ trợ 100% hộ dân có công trình vệ sinh đạt chuẩn quy định.

c) Cơ quan chủ trì: Sở Tài nguyên và Môi trường;

d) Cơ quan phối hợp: UBND các quận, huyện và các đơn vị liên quan.

6. Lĩnh vực Nông nghiệp và phát triển nông thôn

a) Mục tiêu

- Hoàn thành và từng bước nâng cao chất lượng các tiêu chí xây dựng nông thôn mới (nhất là tiêu chí về hình thức tổ chức sản xuất, đời sống vật chất, thu nhập, giảm nghèo bền vững, môi trường...);

- 100% dân cư nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, trong đó 95% sử dụng nước sinh hoạt đạt tiêu chuẩn quốc gia;

- Nâng cao năng lực khai thác hải sản xa bờ.

b) Nhiệm vụ, giải pháp

- Thường xuyên đánh giá định kỳ hằng năm các tiêu chí xây dựng nông thôn mới để xây dựng kế hoạch nâng cao chất lượng;

- Xúc tiến triển khai mô hình khu nông nghiệp công nghệ cao tại huyện Hòa Vang, xây dựng làng nghề nước mắm Nam Ô tại quận Liên Chiểu;

- Tiếp tục thực hiện Chương tình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, ưu tiên cho đồng bào dân tộc thiểu số, người dân miền núi, vùng ngập lụt; mở rộng mạng lưới cấp nước, lắp đặt miễn phí đồng hồ cho khách hàng;

- Tăng cường kiểm tra, giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm trên các mặt hàng thủy sản nông lâm;

- Tăng cường hỗ trợ ngư dân đóng tàu công suất lớn; thực hiện có hiệu quả Chương trình quốc gia vươn khơi bám biển và nâng cấp mở rộng cảng cá Thọ Quang tại quận Sơn Trà.

c) Cơ quan chủ trì: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

d) Cơ quan phối hợp: Các cơ quan, tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp và các địa phương.

7. Lĩnh vực Văn hóa - Thể thao

a) Mục tiêu

- Đến năm 2020, hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở được phát triển đồng bộ, từng bước thu hẹp khoảng cách về hưởng thụ văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí của nhân dân ở từng khu vực trên địa bàn thành phố, cụ thể:

+ Trung tâm Văn hóa thành phố được đầu tư và hoàn thiện theo tiêu chuẩn của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

+ 100% các Trung tâm Văn hóa - Thể thao quận, huyện được đầu tư và hoàn thiện, đạt tiêu chuẩn của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

+ 80% phường, xã có thiết chế Trung tâm Văn hóa - Thể thao, 20% các phường còn lại có Nhà văn hóa; trong đó, được đầu tư trang thiết bị và dành tối thiểu 30% thời gian sử dụng trong năm để tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí cho trẻ em;

+ 100% Nhà văn hóa - Khu thể thao thôn được nâng cấp, hoàn thiện theo tiêu chuẩn của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

- Đảm bảo mỗi người dân có 0,8 bản sách (kể cả bản điện tử) trong thư viện công cộng, 50% dân số toàn thành phố sử dụng các dịch vụ của thư viện công cộng. 100% phường, xã có phòng đọc sách;

- 28% số hộ gia đình, 35% tổng số dân tham gia tập luyện thể dục thể thao thường xuyên; phổ cập bơi trong lứa tuổi thiếu niên - nhi đồng trên toàn địa bàn thành phố.

b) Nhiệm vụ, giải pháp

- Nâng cao chất lượng hoạt động của các đội tuyên truyền văn hóa và văn nghệ quần chúng; nâng cao hiệu quả hoạt động của các thiết chế văn hóa, tạo ra nhiều sân chơi đa dạng, phong phú, sôi động;

- Vận động thu hút nguồn kinh phí đầu tư từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để xây dựng cơ sở thiết chế văn hóa ở xã phường. Tạo cơ chế chính sách thuận lợi nhằm kêu gọi đầu tư xã hội hóa để xây dựng, hoạt động và khai thác có hiệu quả các thiết chế văn hóa - thể thao cơ sở;

- Tăng cường đầu tư cho Thư viện Khoa học tổng hợp để phát triển thư viện điện tử. Huy động, khuyến khích các nguồn lực trong nước và nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực phát triển thư viện ở cơ sở. Khuyến khích các tổ chức xã hội, cá nhân... đầu tư xây dựng thư viện tư nhân, thư viện gia đình, tộc họ có phục vụ cộng đồng. Phát triển rộng rãi các tủ sách, phòng đọc sách ở thôn, làng, khu phố phục vụ cộng đồng dân cư. Xây dựng các tủ sách, phòng đọc sách phục vụ công nhân các khu công nghiệp, cụm kinh tế theo hình thức xã hội hóa có sự hỗ trợ luân chuyển sách báo của hệ thống thư viện công cộng;

- Đẩy mạnh phong trào thể thao quần chúng rộng khắp nhằm phát triển thể chất, tăng tuổi thọ và lành mạnh lối sống của người dân, qua đó vận động mọi tầng lớp nhân dân tích cực tham gia tập luyện thể dục thể thao. Đẩy mạnh việc khuyến khích các hình thức tự tập luyện các môn thể thao hằng ngày theo sở thích cá nhân tại gia đình, tổ dân phố, thôn, các CLB thể thao.

c) Cơ quan chủ trì: Sở Văn hóa và Thể thao;

d) Cơ quan phối hợp: Các cơ quan, đơn vị liên quan và UBND các quận, huyện.

8. Lĩnh vực Thông tin và Truyền thông

a) Mục tiêu

- Phát triển nguồn nhân lực cơ sở bảo đảm 100% cán bộ thuộc đối tượng chương trình được đào tạo bồi dưỡng kỹ năng thông tin và truyền thông;

- 100% xã có đài truyền thanh cơ sở; tăng cường cơ sở vật chất, kỹ thuật cho đài truyền thanh cơ sở và đài phát lại tại các xã thuộc huyện miền núi Hòa Vang;

- Bảo đảm tất cả mọi nơi trên địa bàn thành phố có thể thu tín hiệu phát thanh và truyền hình; 100% các thôn khu vực miền núi có Internet;

- Tăng cường nội dung thông tin và truyền thông về cơ sở miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới: ít nhất 06 chương trình truyền hình/năm với thời lượng trung bình 20 phút/chương trình.

b) Nhiệm vụ, giải pháp

- Tiếp tục duy trì và phát huy hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia đưa thông tin về cơ sở miền núi, hải đảo;

- Xây dựng và triển khai thực hiện Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ thông tin và truyền thông; tập huấn quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí cho cán bộ cấp quận, huyện, xã, phường;

- Tăng cường cơ sở vật chất cho hệ thống thông tin và truyền thông cơ sở: Đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất trang thiết bị các xã miền núi; tiếp tục hỗ trợ thiết bị nghe nhìn cho hộ gia đình nghèo theo chuẩn thành phố, đồng bào dân tộc, miền núi và các điểm sinh hoạt dân cư cộng đồng.

c) Cơ quan chủ trì: Sở Truyền thông và Thông tin;

d) Cơ quan phối hợp: Đài Phát thanh - Truyền hình Đà Nẵng, các cơ quan, đơn vị liên quan và các địa phương.

C. NGUỒN KINH PHÍ THỰC HIỆN

- Nguồn ngân sách Trung ương

- Nguồn ngân sách thành phố, quận, huyện

- Nguồn vận động, doanh nghiệp và các đơn vị

Khái toán và phân kỳ theo thời gian của nguồn ngân sách thành phố theo phụ lục 1 và 2 đính kèm;

Hằng năm, căn cứ nguồn ngân sách Trung ương hỗ trợ và khả năng huy động và đầu tư của doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân; các sở ngành chủ trì các lĩnh vực xây dựng dự toán chi tiết báo cáo UBND thành phố cân đối bố trí để thực hiện các nội dung trong Kế hoạch này.

D. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Căn cứ những nhiệm vụ chủ yếu trong Kế hoạch và chức năng, nhiệm vụ được phân công, các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, cơ quan trực thuộc UBND thành phố và các cơ quan liên quan triển khai kế hoạch chi tiết, bảo đảm thực hiện kịp thời và có hiệu quả những nội dung của Kế hoạch.

2. Thủ trưởng các sở, ban, ngành trực thuộc UBND thành phố, Chủ tịch UBND các quận, huyện và lãnh đạo các cơ quan, đơn vị có liên quan xây dựng kế hoạch cụ thể hằng năm; tập trung chỉ đạo, tăng cường kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện Kế hoạch; định kỳ hằng năm (ngày 15/11 hàng năm) báo cáo kết quả thực hiện về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp báo cáo Chủ tịch UBND thành phố.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư và Sở Tài chính căn cứ Kế hoạch này và kế hoạch cụ thể hàng năm của các sở, ngành, địa phương lồng ghép các chương trình, bố trí kinh phí đảm bảo thực hiện Kế hoạch.

4. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tham mưu UBND thành phố tổ chức sơ kết vào năm thứ 2 hoặc thứ 3 và tổng kết cuối kỳ (2020).

5. Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu cần sửa đổi, bổ sung những nội dung, nhiệm vụ cụ thể của Kế hoạch; các sở, ban, ngành chủ động báo cáo Chủ tịch UBND thành phố xem xét, quyết định./.

 


Nơi nhận:
- Thường trực Thành ủy, HĐND TP (b/c);
- VP UBND TP;
- Các Sở, ban, ngành, và đoàn thể;
- UBND các quận huyện;
- Lưu: VT, SLĐTBXH.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Huỳnh Đức Thơ

 

PHỤ LỤC SỐ 1

NHIỆM VỤ VÀ KINH PHÍ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH AN SINH XÃ HỘI ĐẾN NĂM 2020
Kèm theo Quyết định số: 8868/QĐ-UBND ngày 23 tháng 12 năm 2016 ban hành Kế hoạch thực hiện chương trình ASXH trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đến năm 2020

Đơn vị tính: Triệu đồng

TT

NỘI DUNG

Giai đoạn 2016 - 2020 (5 năm)

GHI CHÚ

Tổng số

Chi theo nguồn

NSTP BQ 1 năm

TW

NSTP

Khác - NSQ,H

I

LĨNH VỰC LAO ĐỘNG, NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI

6,467,237

2,804,708

2,361,082

1,301,447

472,216

 

1

Lĩnh vực việc làm

614,785

735

10,200

603,850

2,040

 

1.1

Cho vay vốn giải quyết việc làm 30 - 35.000 LĐ

600,000

 

 

600,000

0

Vốn vay thông qua NHCSXH

1.2

Thực hiện Đề án Thông tin thị trường LĐ theo Quyết định số 1039/QĐ-UBND ngày 26/2/2016

7,835

735

5,000

2,100

1,000

 

1.3

Thực hiện Đề án Chợ việc làm định kỳ theo QĐ số 33/2006/QĐ-UBND ngày 11/4/2006

1,950

 

1,250

700

250

 

1.4

Hỗ trợ Doanh nghiệp tiếp nhận lao động đào tạo nghề giải quyết VL (Theo QĐ 23/QĐ-UBND, 22/8/2011)

3,500

 

3,500

 

700

 

1.5

Nâng cao năng lực tổ chức thực hiện quản lý LĐ

1,500

 

450

1,050

90

 

2

Lĩnh vực dạy nghề

89,500

0

32,500

54,000

6,500

 

2.1

Thực hiện QĐ số 11/2016/QĐ-UBND về khuyến khích xã hội hóa dạy nghề.

50,000

 

 

50,000

0

vốn vay từ Quỹ đầu tư phát triển

2.2

Chính sách khuyến khích doanh nghiệp tham gia đào tạo kép, thực hành dạy nghề

6,000

 

2,000

4,000

400

 

2.3

Dạy nghề cho lao động đặc thù

25,000

 

25,000

 

5,000

Theo chính sách của TP

2.4

Đầu tư cho Trường Cao đẳng nghề ĐN (Giai đoạn 2016 - 2020),

 

 

 

 

 

Đề án Trường chất lượng cao chưa được phê duyệt (sẽ bổ sung sau)

2.5

Đầu tư CSVC, trang thiết bị cho các trung tâm dạy nghề

5,000

 

2,000

 

400

 

2.6

Triển khai thực hiện các Đề án:

3,500

0

3,500

0

700

 

-

Phát triển giáo viên dạy nghề

2,500

 

2,500

 

500

Các Đề án đã được phê duyệt, đang triển khai

-

Đào tạo lao động dịch vụ chất lượng cao

1,000

 

1,000

 

200

3

Lĩnh vực người có công

2,497,125

2,275,625

146,500

75,000

29,300

 

3.1

Triển khai thực hiện tốt các chế độ chính sách cho người có công với CM

2,351,500

2,250,000

86,500

15,000

17,300

Theo Các chính sách của NN và bổ sung của TP

3.2

Hỗ trợ nhà ở cho người có công với CM

90,000

 

45,000

45,000

9,000

 

3.3

Công tác mộ, NTLS

55,625

25,625

15,000

15,000

3,000

Đề án đã được phê duyệt

4

Lĩnh vực Bảo trợ xã hội

1,200,000

0

931,000

269,000

186,200

 

4.1

Chi trả chính sách BTXH thường xuyên theo QĐ 25

750,000

 

750,000

 

150,000

 

4.2

Chi trả chính sách đặc thù thường xuyên của thành phố

70,000

 

70,000

 

14,000

 

4.3

Chi trả trợ cấp đột xuất

101,000

0

81,000

20,000

16,200

 

 

Hỗ trợ tết nguyên đán (tiền, lương thực)

100,000

 

80,000

20,000

16,000

 

 

Hỗ trợ khó khăn đột xuất

1,000

 

1,000

 

200

 

4.4

Thực hiện kế hoạch trợ giúp NKT

1,000

 

1,000

 

200

KP ngoài ngân sách ở mục 4.7

4.5

Thực hiện kế hoạch người cao tuổi (Chúc thọ, mừng thọ, hội nghị, tuyên truyền...)

25,000

 

25,000

 

5,000

Theo quy định của NN

4.6

Thực hiện kế hoạch xử lý người lang thang xin ăn

4,000

 

4,000

 

800

 

4.7

Các chương trình, dự án

249,000

 

 

249,000

0

Các dự án trợ giúp xã hội của các tổ chức phi chính phủ

5

Lĩnh vực giảm nghèo

1,464,827

528,348

849,382

87,097

169,876

Theo Đề án đã được duyệt

5.1

Xây nhà đại đoàn kết

50,883

0

15,078

35,805

3,016

5.2

Sửa chữa nhà

0

 

 

 

0

5.2

Cho vay vốn (Ngân sách ủy thác qua NHCS cho vay)

892,906

519,630

373,276

 

74,655

5.4

Đào tạo nghề, giải quyết việc làm

4,500

3,000

1,500

 

300

5.5

Hỗ trợ phương tiện, sinh kế, nhân rộng mô hình

0

 

 

 

0

5.6

Hỗ trợ y tế

265,102

 

262,602

2,500

52,520

5.7

Miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí, dụng cụ học tập

22,731

 

22,731

 

4,546

5.8

Hỗ trợ tiền điện

42,735

5,718

37,017

 

7,403

5.9

Trợ cấp BTXH thường xuyên

131,061

 

131,061

 

26,212

5.10

Hỗ trợ khác

54,909

 

6,117

48,792

1,223

6

Lĩnh vực bảo vệ, chăm sóc trẻ em

604,000

0

391,500

212,500

78,300

 

6.1

Triển khai thực hiện các chế độ, chính sách đối với trẻ em

458,700

 

370,700

88,000

74,140

Theo quy định của NN

6.2

Triển khai thực hiện các kế hoạch, chương trình BVCSTE và huy động nguồn lực nhằm trợ giúp cho trẻ em, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt,..., cụ thể như sau:

145,300

 

20,800

124,500

4,160

Theo các kế hoạch, chương trình và định mức chi của NN

 

+ Thực hiện QĐ 3137/QĐ-UBND ngày 19/5/2016 về Chương trình Bảo vệ trẻ em giai đoạn 2016-2020

13,750

 

13,750

 

2,750

 

+ Thực hiện Quyết định 647/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 về Đề án Chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt giai đoạn 2013-2020

2,200

 

2,200

 

440

 

+ Thực hiện Quyết định 234/QĐ-TTg ngày 05/02/2016 về Chương trình phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em giai đoạn 2016-2020

500

 

500

 

100

 

+ Thực hiện Quyết định số 570/QĐ-TTg ngày 22/4/2014 về kế hoạch hành động quốc gia vì trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS giai đoạn 2014-2020

100

 

100

 

20

 

+ Thực hiện Quyết định số 1023/QĐ-TTg ngày 07/6/2016 về phê duyệt Chương trình phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em giai đoạn 2016-2020

4,000

 

4,000

 

800

 

+ Huy động nguồn lực quỹ Bảo trợ trẻ em các cấp và nguồn lực khác để thực hiện các chương trình, kế hoạch

124,750

 

250

124,500

50

II

LĨNH VỰC BẢO HIỂM XÃ HỘI

169,242

 

169,242

0

33,848

 

1

Hỗ trợ BHYT đối tượng Hộ gia đình có mức sống trung bình

2,477

 

2,477

 

495

Không tính trùng các đối tượng XH khác

2

Hỗ trợ BHYT học sinh sinh viên

166,765

 

166,765

 

33,353

 

III

LĨNH VỰC GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

2,339,000

0

1,839,000

500,000

367,800

 

1

Đầu tư cơ sở vật chất trường học (Mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên

750,000

 

750,000

 

150,000

Ngân sách thành phố

2

Triển khai quy hoạch mạng lưới trường học giai đoạn 2016-2020, tầm nhìn đến 2030

1,589,000

 

1,089,000

500,000

217,800

Ngân sách và xã hội hóa

IV

LĨNH VỰC XÂY DỰNG

1,723,549

0

781,549

942,000

156,310

 

1

Về nhà ở

1,533,718

0

591,718

942,000

118,344

 

1.1

Xây dựng nhà ở chung cư:

1,533,000

 

591,000

942,000

118,200

Nguồn vốn NS: khi hoàn thành sẽ do Công ty Quản lý nhà chung cư quản lý bố trí

1.2

Quy hoạch và từng bước xây dựng mạng lưới nhà sinh hoạt cộng đồng tại các khu dân cư (theo Quyết định số 599/QĐ-UBND ngày 29/01/2016)

718

 

718

 

144

 

2

Về nước sạch

189,831

0

189,831

0

37,966

 

2.1

Dự án phòng mặn cho hệ thống Cấp nước

39,171

 

39,171

 

7,834

 

2.2

Vấn đề lắp đặt đồng hồ miễn phí cho dân

88,880

 

88,880

 

17,776

 

2.3

Mở rộng mạng lưới cấp nước: khu vực trung tâm và vùng ven đô. Dự án cấp nước giai đoạn 2

61,780

 

61,780

 

12,356

 

V

LĨNH VỰC Y TẾ

7,587,533

0

7,587,533

 

1,517,507

 

1

Chi khám chữa bệnh

1,413,320

 

1,413,320

 

282,664

 

2

Chi phòng bệnh

440,315

 

440,315

 

88,063

 

3

Chi chương trình mục tiêu

36,589

 

36,589

 

7,318

 

4

Chi mua sắm trang thiết bị

180,000

 

180,000

 

36,000

 

5

Chi bảo dưỡng, thiết bị

160,000

 

160,000

 

32,000

 

6

Kinh phí sự nghiệp dân số

4,740

 

4,740

 

948

 

7

Kinh phí sửa chữa cơ sở vật chất

55,043

 

55,043

 

11,009

 

8

Kinh phí xây dựng xây bản

5,279,614

 

5,279,614

 

1,055,923

 

9

Kinh phí đào tạo ngành

6,000

 

6,000

 

1,200

 

10

Kinh phí sự nghiệp đào tạo

11,912

 

11,912

 

2,382

 

VI

LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

4,316,026

3,247,474

1,068,552

 

213,710

 

1

Chương trình nước sạch nông thôn

26,744

26,744

 

 

 

 

2

Thủy lợi

2,782,727

2,782,727

 

 

 

 

3

Hỗ trợ phát triển thủy sản

1,041,902

 

1,041,902.03

 

208,380

 

4

Vệ sinh an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản

26,650

 

26,650

 

5,330

 

5

Nâng cao các tiêu chí Nông thôn mới giai đoạn 2016- 2020

438,003

438,003

 

 

 

 

VII

LĨNH VỰC VĂN HÓA THỂ THAO

475,000

100,000

275,000

100,000

55,000

 

 

Hoàn thiện hệ thống thiết chế văn hóa - thể thao cơ sở

475,000

100,000

275,000

100,000

55,000

 

2

Thể dục thể thao

 

 

 

 

 

Kinh phí sự nghiệp hàng năm

VIII

LĨNH VỰC THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

22,129

0

22,129

 

4,426

 

1

Phát hành ấn phẩm truyền thông hằng năm

250

 

250

 

50

cung cấp các điểm BĐ VH

2

Xây dựng các chương trình truyền hình, phát thanh dành cho đồng bào dân tộc, miền núi

450

 

450

 

90

 

3

Tổ chức các chuyên trang trên báo in dành riêng cho đồng bào dân tộc, miền núi

450

 

450

 

90

 

4

Hỗ trợ mua trang sắm thiết bị cho 04 Đài truyền thanh thuộc xã miền núi của huyện Hòa Vang:

388

 

388

 

78

Hòa Bắc, Hòa Phú, Hòa Liên, Hòa Ninh

Theo báo giá thực tế

4.1

Máy phát sóng FM công suất 30W (Stereo) - tần số thấp (80 triệu đồng/cái)

320

 

320

 

 

4.2

Cụm thu FM 50 W tần số thấp (10 triệu đồng/cụm)

40

 

40

 

 

4.3

Radio casette (2 triệu đồng/cái)

8

 

8

 

 

4.4

Chấn tử phát sóng tần số thấp (10 triệu đồng/cái)

20

 

20

 

 

5

Hỗ trợ thiết bị nghe nhìn

20,591

 

20,591

 

4,118

 

5.1

Lắp đặt 02 trạm phát lại sóng truyền hình số mặt đất tại thôn Tà Lang, Giàn Bí

6,000

 

6,000

 

 

 

5.2

Hỗ trợ thiết bị nghe nhìn cho đồng bào dân tộc miền núi, các điểm sinh hoạt dân cư cộng đồng (Hỗ trợ cho 29.182 hộ, đơn giá 500.000đ/đầu thu)

14,591

 

14,591

 

 

(bao gồm: 19.942 hộ nghèo, 8.940 hộ cận nghèo, 300 hộ đồng bào dân tộc)

 

TỔNG CỘNG

23,099,716

6,152,182

14,104,087

2,843,447

2,820,817

 

(*) Chưa trừ Lĩnh vực BHXH tính trùng với lĩnh vực Lao động, người có công và Xã hội

 

PHỤ LỤC SỐ 2

KINH PHÍ THỰC HIỆN CÔNG TÁC AN SINH XÃ HỘI NGUỒN NGÂN SÁCH THÀNH PHỐ ĐẾN NĂM 2020
Kèm theo Quyết định số: 8868/QĐ-UBND ngày 23 tháng 12 năm 2016 ban hành Kế hoạch thực hiện chương trình ASXH trên địa bàn thành phố Đà Nng đến năm 2020

Đơn vị tính: Triệu đồng

TT

NỘI DUNG

Giai đoạn 2016 - 2020 (5 năm)

GHI CHÚ

Tổng số

Chi theo năm

2016

2017

2018

2019

2020

I

LĨNH VỰC LAO ĐỘNG, NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI

2,361,082

479,769

486,325

475,731

463,817

455,440

 

1

Lĩnh vực việc làm

10,200

1,540

2,740

1,940

1,940

2,040

 

1.1

Cho vay vốn giải quyết việc làm 30 - 35.000 LĐ

 

 

 

 

 

 

 

1.2

Thực hiện Đề án Thông tin thị trường LĐ theo Quyết định số 1039/QĐ-UBND ngày 26/2/2016

5,000

900

1,600

800

800

900

Năm 2017 Điều tra tổng thể, các năm khác bổ sung

1.3

Thực hiện Đề án Chợ việc làm định kỳ theo QĐ số 33/2006/QĐ-UBND ngày 11/4/2006

1,250

250

250

250

250

250

 

1.4

Hỗ trợ Doanh nghiệp tiếp nhận lao động đào tạo nghề giải quyết VL (Theo QĐ 23/QĐ-UBND, 22/8/2011)

3,500

300

800

800

800

800

Năm 2017 thực hiện điều chỉnh QĐ 23

1.5

Nâng cao năng lực tổ chức thực hiện quản lý LĐ

450

90

90

90

90

90

 

2

Lĩnh vực dạy nghề

32,500

5,000

8,000

7,500

6,500

5,500

 

2.1

Thực hiện QĐ số 11/2016/QĐ-UBND về khuyến khích xã hội hóa dạy nghề

 

 

 

 

 

 

vốn vay từ Quỹ đầu tư phát triển

2.2

Chính sách khuyến khích doanh nghiệp tham gia đào tạo kép, thực hành dạy nghề

2,000

 

500

500

500

500

Chính sách đột phá mới, nâng cao hiệu quả DN và GQVL

2.3

Dạy nghề cho lao động đặc thù

25,000

5,000

5,000

5,000

5,000

5,000

Theo chính sách của TP

2.4

Đầu tư cho Trường Cao đẳng nghề ĐN

 

 

 

 

 

 

Bổ sung sau

2.5

Đầu tư CSVC, trang thiết bị cho các trung tâm dạy nghề

2,000

 

1,500

500

 

 

Nâng cấp TT dạy nghề Hòa Vang và bổ sung TB

2.6

Triển khai thực hiện các Đề án:

3,500

0

1,000

1,500

1,000

0

 

-

Phát triển giáo viên dạy nghề

2,500

 

700

1,000

800

 

Các Đề án đã được phê duyệt, đang triển khai

-

Đào tạo lao động dịch vụ chất lượng cao

1,000

 

300

500

200

 

3

Lĩnh vực người có công

146,500

35,600

38,100

31,000

24,000

17,800

 

3.1

Triển khai thực hiện tốt các chế độ chính sách cho người có công với CM

86,500

14,600

18,100

18,000

18,000

17,800

Theo Các chính sách của NN và bổ sung của TP

3.2

Hỗ trợ nhà ở cho người có công với CM

45,000

16,000

15,000

8,000

6,000

 

 

3.3

Công tác mộ, NTLS

15,000

5,000

5,000

5,000

 

 

Đề án đã được phê duyệt

4

Lĩnh vực Bảo trợ xã hội

931,000

178,200

182,300

184,200

190,200

196,100

 

4.1

Chi trả chính sách BTXH thường xuyên theo QĐ 25

750,000

140,000

145,000

148,000

155,000

162,000

 

4.2

Chi trả chính sách đặc thù thường xuyên của thành phố

70,000

14,000

14,000

14,000

14,000

14,000

 

4.3

Chi trả trợ cấp đột xuất

81,000

18,200

17,200

16,200

15,200

14,200

 

 

Hỗ trợ tết nguyên đán (tiền, lương thực)

80,000

18,000

17,000

16,000

15,000

14,000

 

 

Hỗ trợ khó khăn đột xuất

1,000

200

200

200

200

200

 

4.4

Thực hiện kế hoạch trợ giúp NKT

1,000

200

200

200

200

200

KP ngoài ngân sách ở mục 4.7

4.5

Thực hiện kế hoạch người cao tuổi (Chúc thọ, mừng thọ, hội nghị, tuyên truyền...)

25,000

5,000

5,000

5,000

5,000

5,000

Theo quy định của NN

4.6

Thực hiện kế hoạch xử lý người lang thang xin ăn

4,000

800

900

800

800

700

 

5

Lĩnh vực giảm nghèo

849,382

181,129

176,885

172,791

162,877

155,700

Theo Đề án đã được duyệt

5.1

Xây nhà đại đoàn kết

15,078

3,200

3,200

3,160

3,120

2,398

5.2

Sửa chữa nhà

 

 

 

 

 

 

5.2

Cho vay vốn (Ngân sách ủy thác qua NHCS cho vay)

373,276

76,101

76,101

76,101

72,487

72,487

5.4

Đào tạo nghề, giải quyết việc làm

1,500

300

300

300

300

300

5.5

Hỗ trợ phương tiện, sinh kế, nhân rộng mô hình

 

 

 

 

 

 

5.6

Hỗ trợ y tế

262,602

56,792

54,513

52,363

50,363

48,570

5.7

Miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí, dụng cụ học tập

22,731

5,256

5,256

5,256

4,056

2,907

5.8

Hỗ trợ tiền điện

37,017

10,955

9,191

7,486

5,839

3,546

5.9

Trợ cấp BTXH thường xuyên

131,061

26,892

26,892

26,892

25,680

24,660

5.10

Hỗ trợ khác

6,117

1,633

1,432

1,233

1,033

833

6

Lĩnh vực bảo vệ, chăm sóc trẻ em

391,500

78,300

78,300

78,300

78,300

78,300

 

6.1

Triển khai thực hiện các chế độ, chính sách đối với trẻ em

370,700

74,140

74,140

74,140

74,140

74,140

Theo quy định của NN

6.2

Triển khai thực hiện các kế hoạch, chương trình BVCSTE như sau:

20,800

4,160

4,160

4,160

4,160

4,160

Theo các kế hoạch, chương trình và định mức chi của NN

 

+ Thực hiện QĐ 3137/QĐ-UBND ngày 19/5/2016 về Chương trình Bảo vệ trẻ em giai đoạn 2016 - 2020

13,750

2,750

2,750

2,750

2,750

2,750

 

+ Thực hiện Quyết định 647/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 về Đề án Chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt giai đoạn 2013-2020

2,200

440

440

440

440

440

 

+ Thực hiện Quyết định 234/QĐ-TTg ngày 05/02/2016 về Chương trình phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em giai đoạn 2016-2020

500

100

100

100

100

100

 

+ Thực hiện Quyết định số 570/QĐ-TTg ngày 22/4/2014 về KH hành động QGVTE bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS giai đoạn 2014-2020

100

20

20

20

20

20

 

+ Thực hiện Quyết định số 1023/QĐ-TTg ngày 07/6/2016 về phê duyệt Chương trình phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em giai đoạn 2016-2020

4,000

800

800

800

800

800

 

+ Huy động nguồn lực quỹ BTTE các cấp và nguồn lực khác để thực hiện các CT, kế hoạch

250

50

50

50

50

50

II

LĨNH VỰC BẢO HIỂM XÃ HỘI

169,242

29,108

30,930

33,350

36,126

39,728

 

1

Hỗ trợ BHYT đối tượng Hộ gia đình có mức sống trung bình

2,477

220

229

500

648

880

Không tính trùng các đối tượng XH khác

2

Hỗ trợ BHYT học sinh sinh viên

166,765

28,888

30,701

32,850

35,478

38,848

 

III

LĨNH VỰC GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

1,839,000

350,000

360,000

370,000

380,000

379,000

 

1

Đầu tư cơ sở vật chất trường học (Mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên

750,000

150,000

150,000

150,000

150,000

150,000

 

2

Triển khai quy hoạch mạng lưới trường học giai đoạn 2016-2020, tầm nhìn đến 2030

1,089,000

200,000

210,000

220,000

230,000

229,000

 

IV

LĨNH VỰC XÂY DỰNG

781,549

13,949

123,500

294,100

245,000

105,000

 

1

Về nhà ở

591,718

5,118

50,500

220,100

216,000

100,000

 

1.1

Xây dựng nhà ở chung cư:

- Nguồn vốn ngân sách: đang xây dựng 10 khối nhà với 1.134 căn (Chung cư 11 tầng Phong Bắc, chung cư Phước Lý và chung cư 201 Đống Đa)

591,000

5,000

50,000

220,000

216,000

100,000

 

1.2

Quy hoạch và từng bước xây dựng mạng lưới nhà sinh hoạt cộng đồng tại các khu dân cư

718

118

500

100

 

 

 

2

Về nước sạch

189,831

8,831

73,000

74,000

29,000

5,000

 

2.1

Dự án phòng mặn cho hệ thống Cấp nước

39,171

171

12,000

18,000

9,000

 

 

2.2

Vấn đề lắp đặt đồng hồ miễn phí cho dân

88,880

7,880

40,000

30,000

10,000

1,000

 

2.3

Mở rộng mạng lưới cấp nước: khu vực trung tâm và vùng ven đô. Dự án cấp nước giai đoạn 2

61,780

780

21,000

26,000

10,000

4,000

 

V

LĨNH VỰC Y TẾ

7,587,533

733,726

1,649,601

1,714,721

1,734,407

1,755,078

 

1

Chi khám chữa bệnh

1,413,320

313,072

230,033

276,040

289,842

304,334

 

2

Chi phòng bệnh

440,315

62,869

78,914

94,697

99,432

104,403

 

3

Chi chương trình mục tiêu

36,589

6,327

6,327

7,592

7,972

8,371

 

4

Chi mua sắm trang thiết bị

180,000

20,000

40,000

40,000

40,000

40,000

 

5

Chi bảo dưỡng, thiết bị

160,000

 

40,000

40,000

40,000

40,000

 

6

Kinh phí sự nghiệp dân số

4,740

909

801

961

1,009

1,060

 

7

Kinh phí sửa chữa cơ sở vật chất

55,043

7,213

10,000

12,000

12,600

13,230

 

8

Kinh phí xây dựng xây bản

5,279,614

319,614

1,240,000

1,240,000

1,240,000

1,240,000

 

9

Kinh phí đào tạo ngành

6,000

1,500

1,500

1,000

1,000

1,000

 

10

Kinh phí sự nghiệp đào tạo

11,912

2,222

2,026

2,431

2,553

2,680

 

VI

LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

1,058,552.03

143,832

216,305.93

270,521.7

228,975.7

198,916.7

 

1

Hỗ trợ phát triển thủy sản

1,031,902.03

140,670

210,388.93

264,614.7

223,018.7

193,209.7

1.1

Đăng ký đóng tàu mới

51,200

15,200

12,000

8,000

8,000

8000

Theo QĐ 47

1.2

Đóng mới và vận hành tàu cá Đào Ngọc Minh Tâm

21,445.5

9,807.5

11,638

 

 

 

Theo NĐ 67

1.3

Giảm tàu < 20

23,773.10

5,170.5

5,175.5

4,450.7

4,450.7

4,525.7

 

1.4

Hỗ trợ tàu cá

709,380

110,492

115,472

142,164

160,568

180,684

Theo QĐ 48

1.5

HTKT làng nghề nước mắm Nam Ô

20,000

 

10,000

10,000

 

 

 

1.6

Nâng cấp mở rộng cảng cá Thọ Quang

206,103.43

 

56,103.43

100,000

50,000

 

 

2

Vệ sinh an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản

26,650

3,162

5,917

5,907

5,957

5,707

 

2.1

Tuyên truyền, phổ biến pháp luật

1,100

200

250

250

200

200

 

2.2

Giám sát mẫu vật tư nông nghiệp

500

100

100

100

100

100

 

2.3

Kiểm soát ATTP đối với sản phẩm rau củ quả

8,255

1,345

1,935

1,725

1,725

1,525

 

2.4

Kiểm soát ATTP đối với sản phẩm thực phẩm có nguồn gốc động vật

3,205

517

672

672

672

672

 

2.5

Kiểm tra, giám sát tại cơ sở chế biến thực phẩm nông lâm thủy sản

3,600

400

800

800

800

800

 

2.6

Tăng cường năng lực quản lý, kiểm soát ATTP

5,890

200

1,360

1,460

1,460

1,410

 

2.7

Thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm

4,100

400

800

900

1,000

1,000

 

VII

LĨNH VỰC VĂN HÓA THỂ THAO

275,000

65,000

75,000

80,000

55,000

0

 

1

Hoàn thiện hệ thống thiết chế văn hóa - thể thao cơ sở

275,000

65,000

75,000

80,000

55,000

 

 

VIII

LĨNH VỰC THÔNG TIN VÀ TT

22,129

150

15,035

4,444

2,250

250

 

1

Phát hành ấn phẩm truyền thông hằng năm cung cấp cho các điểm BĐ VH và tủ sách PL của xã.

250

50

50

50

50

50

 

2

Xây dựng các chương trình truyền hình, phát thanh dành cho đồng bào dân tộc, miền núi

450

50

100

100

100

100

 

3

Tổ chức các chuyên trang trên báo in dành riêng cho đồng bào dân tộc, miền núi

450

50

100

100

100

100

 

4

Hỗ trợ mua sắm trang thiết bị cho 04 Đài TT thuộc xã miền núi của huyện Hòa Vang:

388

0

194

194

0

0

Hòa Bắc, Hòa Phú, Hòa Liên, Hòa Ninh

4.1

Máy phát sóng FM công suất 30W (Stereo) - tần số thấp (80 triệu đồng/cái)

320

0

160

160

0

0

Theo báo giá thực tế

4.2

Cụm thu FM 50 W tần số thấp (10 triệu đồng/cụm)

40

0

20

20

0

0

4.3

Radio casette (2 triệu đồng/cái)

8

0

4

4

0

0

4.4

Chấn tử phát sóng tần số thấp (10 triệu đồng/cái)

20

0

10

10

0

0

5

Hỗ trợ thiết bị nghe nhìn

20,591

0

14,591

4,000

2,000

0

 

5.1

Lắp đặt 02 trạm phát lại sóng truyền hình số mặt đất tại thôn Tà Lang, Giàn Bí

6,000

 

6,000

 

 

 

 

5.2

Hỗ trợ thiết bị nghe nhìn cho đồng bào dân tộc miền núi, các điểm sinh hoạt dân cư cộng đồng (Hỗ trợ cho 29.182 hộ, đơn giá 500.000đ/đầu thu)

14,591

 

8,591

4,000

2,000

 

(bao gồm: 19.942 hộ nghèo, 8.940 hộ cận nghèo, 300 hộ đồng bào dân tộc)

 

TỔNG CỘNG

14,094,087

1,815,534

2,956,697

3,242,868

3,145,576

2,933,413

(*)

(*) Chưa trừ Lĩnh vực BHXH tính trùng với lĩnh vực Lao động, người có công và Xã hội (đối tượng XH)

 



1 Theo Quyết định số 8118/QĐ-UBND ngày 30/10/2015 của UBND thành phố Đà Nẵng: Quyết định phê duyệt đề án nâng cấp mộ, nghĩa trang liệt sĩ trên địa bàn TP Đà Nẵng giai đoạn 2016-2018.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 8868/QĐ-UBND ngày 23/12/2016 về Kế hoạch thực hiện chương trình An sinh xã hội trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đến năm 2020

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.022

DMCA.com Protection Status
IP: 3.143.244.83
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!